Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Một thoáng mây bay 4

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3
Tác giảThông điệp
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Một thoáng mây bay 4 - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 4   Một thoáng mây bay 4 - Page 3 I_icon13Thu 07 Jul 2022, 08:14

Vũ và Tôi

Hoàng Minh Phụng - Exryu Canada

Mùa xuân 75, tình hình đất nước trở nên sôi động.  Ngày nào, giờ nào, mở TV ra cũng có đài chiếu cảnh hàng ngàn, hàng vạn người bồng bế nhau di tản từ cao nguyên xuống đồng bằng.  Những lúc ấy, Vũ hay ra phòng ăn, mở TV xem tin tức, mặt lộ vẻ lo âu.  Mà không lo sao được khi cuộc chiến mùa Xuân 75 khởi đầu từ Ban Mê Thuột, quê hương của Vũ.  Thấy Vũ lo, tôi lại gần hỏi nửa đùa nửa thật “Xem TV nãy giờ ông có thấy đứa em nào trong đoàn người di tản đó không?”  Vũ ngước lên, cười gượng gạo “Giờ phút này mà ông vẫn còn đùa được.”  Lần đầu tiên tôi thấy Vũ lo và buồn.

Sau 75, liên lạc với gia đình ở VN bị gián đoạn làm sinh viên VN trong cư xá gần gũi nhau hơn vì cùng một tâm trạng giống nhau.  Hầu như mỗi sáng chủ nhật đều có anh Trần Thiên Dũng và chị Tuyết dẫn cháu Lili vô Komaba chơi.  Mỗi lần có gia đình anh Dũng vô chơi là không khí vui hẳn lên.  Cả bọn rủ nhau ra hồ bơi Olympic Pool ở Yoyogi tắm, sau đó anh Dũng dẫn vô thăm nơi anh đang làm việc là đài truyền hình NHK ngay gần đó để cùng ăn sáng, hoặc vô studio xem các ca sĩ tập dợt để tối đó thâu trực tiếp trên TV.

Một trong những kỷ niệm đáng nhớ là những ngày tới thăm gia đình chị Phương.  Tôi quen chị Phương nhờ tình cờ gặp mẹ chị và người em là chị Thu, nhân dịp tôi dẫn chị Loan của tôi lại sở di trú xin gia hạn visa.  Đầu năm 1975, hai mẹ con qua Nhật thăm chị Phương rồi bị kẹt, không về VN được.  Bà cụ và chị Thu không biết tiếng Nhật, than buồn, lại thấy chị Loan cùng hoàn cảnh nên rủ hai chị em tôi về nhà chơi.  Tưởng chị Phương ở apa-to hoặc nhà như người Nhật, ai ngờ chị Phương vì chồng là lính Mỹ nên ở trong căn cứ quân sự Mỹ ở Tachikawa, từ cư xá Komaba đi xe điện khoảng 1 tiếng.  Những khi vô cổng bị kiểm soát rất kỹ như ở phi trường vậy, và phải có người quen ra đón mới được cho vào.  Vô trong căn cứ rồi là y như lọt vào nước Mỹ, chỉ toàn da trắng và da đen chứ không mấy khi thấy da vàng, và tiếng Nhật hoàn toàn không dùng tới.  Thỉnh thoảng thấy mấy ông quân cảnh lái xe jeep, đầu đội nón sắt có chữ “MP” làm nhớ lại VN mấy năm về trước.  Nhà chị Phương cũng khá rộng vì xây theo tiêu chuẩn cho Mỹ ở.  Gia đình chị Phương rất hiếu khách, kể cả ông chồng Mỹ, mặc dầu ông không biết tiếng Việt hoặc Nhật.  Chị Phương có hai con trai rất dễ thương, đứa lớn khoảng 4 tuổi, đứa nhỏ chỉ mới bập bẹ nhưng tiếng Anh có vẻ lưu loát hơn tôi nhiều.  Bà cụ nấu đồ ăn VN rất ngon, nhớ nhất là món bánh cuốn chan nước mắm do tự tay bà cụ và chị Thu ngâm gạo, xay lấy rồi đổ bằng nồi lớn bọc vải trên mặt.  Buổi tối chị thân tình mời chị em tôi ngủ lại.  Hôm sau trước khi về, gia chủ mời trở lại thường xuyên và còn dặn nhớ dẫn thêm bạn bè theo cho vui.  Nghe vậy, người đầu tiên tôi nghĩ đến là Vũ và nhóm Komaba.  Vậy là liên tiếp những weekend sau đó, hầu như tuần nào cả nhóm cũng kéo tới nhà chị Phương chơi, được chồng chị Phương chở đi xem movie, mua đồ PX miễn thuế, ...  Tối thì trải chiếu nằm như cá hộp, tuy chật nhưng thật là vui.  Con gà turkey nướng nhà chị ăn tiệc bữa trước còn dư được chị nấu lại, gia vị thành nồi phở gà tây thiệt ngon đãi bọn tôi.  Xa VN bao năm, chỉ những ngày ở nhà chị Phương mới tìm lại được chút hương vị ấm cúng gia đình dù hương vị ấy nửa Mỹ nửa Việt.  Sau nầy cả nhà chị Phương đi Mỹ và không gặp lại, không biết giờ này bà cụ, gia đình chị Phương và chị Thu ra sao.

Vui nhất có thể nói là cuộc đi chơi mấy ngày ở bãi biển Oiso, Kanagawa Ken. Nơi đó tôi bị Vũ, vì nghe lời xúi của các anh chị sempai, chơi một vố thật đau.  Số là anh Dũng có một người bạn Nhật rất thân, làm giáo sư đại học, nhà ở cạnh bãi biển Oiso.  Oiso ở phía nam Tokyo, đi xe điện khoảng một tiếng.  Hè đó, bạn anh Dũng đi vắng, giao chìa khóa nhà lại cho anh Dũng trong trường hợp gia đình anh Dũng muốn xuống đó nghỉ mát.  Nhân dịp đó, anh Dũng kêu cả nhóm ở Komaba xuống Oiso chơi 3 ngày.  Mọi người hẹn gặp nhau ở Komaba chiều đó để cùng nhau đi chung và sẽ tới Oiso khoảng 5PM.  Phần tôi vì kẹt một buổi họp quan trọng trong phòng lab nên phải đi sau một mình và sẽ tới Oiso khoảng 8PM.  Tới nơi, thấy trong nhà chỉ có một mình chị Tuyết và Vũ.  Vũ nói Vũ cũng vừa mới tới.  Vừa nói tới đó thì thấy mọi người mở cửa hàng rào sau vườn bước vào, dẫn đầu là anh Dũng, anh Phúc rồi tới chị Loan, anh Hưng, chị Thụy, cô Xuân,  ...  và vài người nữa không nhớ tên.  Anh Dũng than “Phụng, Vũ tới hồi nào mà tụi này không thấy làm đứng chờ ngoài ga cả tiếng!”.  Anh Phúc tiếp lời “Thôi Phụng, Vũ mỗi đứa phải hít đất 5 cái chuộc lại cái tội bắt mọi người chờ ngoài ga”.  Tôi thấy kỳ kỳ sao đấy, tự hỏi đông người chờ ngoài ga thế nầy sao mình không thấy; hơn nữa mình đã nói sẽ tới khoảng 8PM thì việc gì mà mấy anh chị ra ga sớm để chờ.  Vũ thì cười cười có vẻ hối hận “Thôi mình hít đất đi Phụng để chuộc lại lỗi đã bắt mấy anh chị chờ”.  Nói xong Vũ nằm xuống hít đất 5 cái.  Anh Phúc hối “Vũ đã chuộc lỗi rồi, giờ đến phiên Phụng”.  Thấy mọi người thúc quá, nhất là Vũ đã nhận lỗi và hít đất tạ tội rồi, nên tôi cũng đành phải miễn cưỡng nằm xuống hít đất cho xong.  Vừa xong 5 cái hít đất là mọi người cười ầm lên và tôi biết mình đã bị lừa.  Mọi người chỉ núp sau nhà để làm ra vẻ như ở ngoài ga mới về.  Vũ cũng tới sớm như mọi người nhưng lại nói là tới trễ và làm bộ hít đất để câu mồi.  Màn khổ nhục kế của Vũ đã đưa tôi vào tròng.

Vài tháng sau tới sinh nhật tôi.  Lúc đó tôi đã dọn ra ngoài. Tôi phone vô cư xá, nói Vũ đại diện mời cả nhóm ra apa-to tôi ăn sinh nhật.  Tôi còn dặn kỹ là đừng ăn tối, hãy để bụng đói ra ăn tiệc mới ngon và tới trễ trễ một chút, khoảng 9 giờ, vì phải chờ tôi nấu ăn xong đã.  Vũ than chờ tới 9 giờ thì đói quá.  Tôi năn nỉ “Thông cảm chút đi mà Bu-san, vì tui nấu ăn không giỏi mà lại phải nấu cho nhiều người”.  Thực ra tôi có biết nấu ăn gì đâu, ngoài món mì gói instant ramen.  Vũ nói “Thôi được.  À mà quên, otanjoobi omedetoo, Phụng-san.”  Vũ đâu biết ở đầu dây bên này tôi đang cười tủm tỉm.  9 giờ tối mọi người kéo đến, có Hưng-san, Vũ, Thái và Nhựt Tồ (chỗ nào có ăn uống free là có Nhựt Tồ).  Tôi hơi thất vọng khi thấy Vũ không mời được nhiều người như tôi muốn.  Không bắt được nhiều cá, nhưng mà thôi, chỉ cần được một con cá “mập” là đủ rồi.  Vô phòng, thấy bếp lạnh ngắt, phòng cũng lạnh lại không có mùi thơm của đồ ăn, Vũ nghi ngờ “Sao bếp núc lạnh ngắt thế nầy, tui thấy nghi quá”.  Còn Nhựt thì ỏm tỏi cả lên: “Đồ ăn đâu Phụng-san?  Tui đói quá! Mới ở trường về, đang tính vô shokudo ăn thì Bu-san kêu ra đây ăn sinh nhật ông nên chưa kịp ăn gì cả.”  Đến đây, tôi mới chậm rãi đọc một bài thơ của Nguyễn Khuyến tặng mọi người:

         Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
         Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa.
         Ao sâu, sóng cả, khôn chài cá,
         Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
         Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
         Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
         Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
         Bác đến chơi đây, ta với ....


Đọc chưa hết bài là mọi người biết ngay đã bị mắc mưu.  “Ông chơi đẹp quá, Phụng-san!” Vũ cười cười.  Vũ vậy đó, lúc nào cũng cười cười vui vẻ, không thấy nổi giận bao giờ.  Còn sempai Hưng thì nhìn Vũ lắc đầu ngao ngán “Ông có một dokyusei hết chỗ nói!”  Cũng may Thái tình nguyện dẫn mọi người về apa-to của Thái gần đó để Thái nấu cho bữa ăn tối vì Thái nấu ăn giỏi.  Tôi cũng được mời mặc dầu đang còn no vì đã ráng ăn cho đầy bụng trước khi mọi người tới. Vậy là một đều, Vũ nhé!

Vũ rất nhạy cảm về chuyện khôi hài.  Thấy những gì ngộ nghĩnh hoặc nghe những chuyện tiếu lâm hay hay là cười rộ lên rất dòn như đang bị ai ... thọt lét.  Có đang buồn bực đến mấy mà nghe giọng cười dòn của Vũ là cũng muốn cười theo.  Có lần cư xá tổ chức một buổi đi chơi mấy ngày ở Nagano.  Người Nhật có một thói quen là sau khi tới lữ quán sau một cuộc hành trình xa, việc làm đầu tiên là tắm ofuro cho người ngợm sạch sẽ mát mẻ, sau đó mặc yukata ra phòng ăn tối chung.  Ofuro của Nhật, như mọi người biết, không như ở VN, không có một chút privacy gì cả.  Vô đó rồi thì giàu nghèo ai cũng như nhau.  Thành ra mặc dầu đã tắm ofuro mấy lần, tụi này vẫn còn ngượng nghịu, nhất là khi có những thằng bạn quen tắm chung.  Có lẽ đó cũng là tâm trạng của Thái.  Vừa bước vào phòng tắm, thấy Thái trên người không có gì chỉ ngoài một cái thau nhựa nho nhỏ úp lên như thể cái lá nho của ông Adam (gomen nhen Thái-san!), Vũ cười rộ lên, cười ngất ngư, cười ngặt nghẽo y như kỳ đi "shopping" lần đầu tiên ở Shinjuku.  “Mày làm cái gì kỳ cục vậy Thái?  Chẳng thà để tự nhiên như tụi Nhật, không ai để ý.  Mày càng che đậy người ta càng chú ý thêm.”  Vũ vừa nói vừa sặc sụa, nghe được tiếng còn tiếng mất.  Nghe Vũ nói tôi cũng phì cười làm cái thau nhựa trên người xém tuột xuống đất.  Từ đó và mãi đến mấy năm về sau, mỗi lần thấy một cái thau nhựa hoặc một cái hộp gì giống thau nhựa là Vũ lại cười ngất lên “Phụng-san, thấy cái thau nầy, ông biết tui đang nghĩ gì không?” Khỏi cần nói thêm tôi cũng biết Vũ muốn nhắc đến chuyện gì.

Vũ có vẻ thích hát tuy không nghệ sĩ như dokyusei Thu hoặc vài sempai khác.  Những lúc tiệc tùng xong là guitar thường được lôi ra.  Vũ hay xung phong hát bài “Diễm Xưa”, “Biển Nhớ” hoặc “Cát Bụi Tình Xa" của Trịnh Công Sơn.  Giọng Vũ cũng mùi, tuy không bằng các thành viên rất nghệ sĩ trong nhóm, nhưng ít ra mỗi lần Vũ hát xong là được mọi người vỗ tay, lại còn yêu cầu “Bis! Bis!”  Không như tôi, mới cất tiếng được vài câu là thiên hạ đã ôm bụng cười lăn chiêng.  Có lần chưa cất tiếng hát anh Dũng đã dặn “Phụng nhớ hát chứ đừng đọc.”  Vậy là mọi người cười ngả nghiêng ngã ngửa, trong đó giọng Vũ to nhất.

Vũ rất thích tham gia sinh hoạt nhóm.  Những năm cuối ở Komaba, sinh viên trong cư xá tổ chức sinh nhật tập thể, hai tháng một lần, cũng là cớ để họp mặt chung vui với nhau.  Cuối năm thì tổ chức tiệc tất niên rất linh đình.  Các bạn hữu thân với nhóm Komaba đều được mời như anh Luận, anh Phương, anh Thịnh-chị Thành, anh Vượng, anh V. Thành, anh Dũng-chị Tuyết, anh Thọ-chị Minh, anh chị Vọng, anh Hảo, anh Khuôn, anh Đức, anh HT Dân, Khương, Vân, cô Phương, cô Trinh, Mỹ Nga ...  Dĩ nhiên không thể thiếu Lan vì Vũ là người trong ban tổ chức mà!  Có một kỳ tất niên nào đó, để làm một cái gì đặc biệt, mà chắc đúng hơn là để lấy le với một vị khách quý, Vũ bàn với tôi là mình nên đặt mua một con heo, nhờ tiệm cạo lông, móc ruột, rửa sạch sẽ rồi tự mình quay ngay tại cư xá.  Ở VN, tôi đã từng thấy có người nướng heo quay ở ngoài sân gần nhà, tốn cũng khoảng nửa ngày như là nấu một nồi bánh chưng, bánh tét vậy.  Trong khi đó Tokyo đang là mùa đông, ngoài trời tuyết đang lất phất như bông gòn trong gió, quay nguyên một con heo ngoài sân thì biết bao giờ mới chín.  Hơn nữa trong cư xá chưa ai có kinh nghiệm quay heo bao giờ, chỉ bị chọc là Trư Bát Giái thì có, nên tôi nói Vũ không được đâu, risky quá, lỡ tới giờ tiệc rồi mà thịt heo chưa chín thì hỏng cả bữa tiệc, ăn cá sống thì được chứ có ai ăn sashimi thịt heo bao giờ.  May phước Vũ nghe theo.

Tháng hai 1979, chị Mai và anh Khuôn mời một số người trong nhóm Komaba và thân hữu lại nhà anh chị chơi.  Anh chị lúc đó đã lấy nhau được tám tháng và đã dọn ra apar-to. Nhóm Komaba khi đó cũng giảm đi khá nhiều vì một số đã di cư qua các nước khác như anh Minh, anh Hùng, chị Thủy Đỗ và Thu đã đi Mỹ, anh Nhàn, chị Diệu, anh Vĩnh, chị Hà, anh Hưng và chị Thụy đã đi Canada.  Bù lại thì có một số anh chị em ở ngoài hay vô cư xá chơi thường xuyên như anh Dũng-chị Tuyết, anh Đức, anh HT Dân, cô Phương, Vân ... nên mọi người trở nên thân thiết như thành viên của nhóm vậy.  Những người tới nhà anh Khuôn và chị Mai lúc đó có chị Loan, anh Dũng, chị Tuyết, cháu Lili, anh Dân, Vũ, Lan, Nhựt, cô Xuân và tôi.  Sau bữa cơm tối, mọi người lấy bài ra chơi game “nói dối” (“uso”), rồi đi ngủ.  Nam nằm phòng ngoài, nữ ngủ phòng trong.  Dĩ nhiên mọi người đều ngủ giường Nhật, tức là nằm trên chiếu tatami, tay chân phải duỗi thẳng vi nếu co đầu gối lại là thúc vô mông người nằm bên cạnh.  Đang thiu thiu sắp sửa ngủ thi bỗng đèn bếp bật sáng với tiếng hát khe khẽ của cô Xuân và tiếng mở cửa tủ lạnh như đang tìm nước uống.  Tức thì trong phòng tụi nầy trong đêm tối om có tiếng thì thầm “Nè! Nằm yên! Cô Xuân đang mộng du đó, coi chừng ...”.  Vậy là cả đám cưới khúc khích trong khi trong bếp cô Xuân lớn tiếng “Tui nghe hết rồi đó nhen mấy anh!”  Tức thì tiếng khúc khích trở thành những tiếng cười rộ, và cũng như mọi khi khủng khiếp nhất là giọng của Vũ làm tôi muốn điếc con ráy vì lúc đó tai tôi chỉ cách miệng Vũ nhiều lắm là một gang tay.

Vài tháng sau tôi rời Nhật qua Vancouver, Canada, còn Vũ ở lại Nhật nên bẳng một thời gian hai đứa không gặp nhau và cũng ít thư từ qua lại vì ai nấy đều bận.  Vả lại lúc đó email chưa có nên liên lạc không được dễ như bây giờ.  Năm 1982 Vũ và Lan trên đường di cư qua Ottawa có ghé lại Vancouver vài ngày, ở nhà anh Vĩnh chị Hà.  Lúc đó tôi chưa khá giả vì đang còn đi học, chưa có xe hơi và cũng chưa có bằng lái, nên dẫn Vũ Lan đi chơi mấy ngày mà toàn đi bằng xe bus và đi bộ.  Khổ nhất là lần đi thăm Butchart Gardens gần Victoria, BC.  Tôi đâu ngờ từ trạm xe bus vào vườn hoa phải đi bộ cũng khoảng 30 phút.  Dĩ nhiên Lan cũng không biết trước nên mang giày cao gót.  Đi được nửa chừng, Lan than đau chân quá, Vũ khuyên cởi giày ra đi chân.  Vậy là Lan phải đi chân đất suốt quãng đường còn lại và còn phải làm thêm một chuyến trở ra nữa.

Sau đó tôi có gặp lại Vũ vài lần, một lần năm 1986 ở Toronto nhân dịp đám cưới của kohai Minh, một lần cũng năm 1986 khi tôi và chị Loan lên Ottawa thăm Hòa, lần nữa cuối năm 1987 Vũ và Lan dự đám cưới của tôi ở Toronto, và năm 1989 ở Toronto trong dịp đám cưới kohai Xuân.  Lần cuối cùng gặp lại Vũ là tháng sáu 2012, sau khi Vũ, Lan và cháu Jennifer dự lễ tốt nghiệp Y khoa của cháu Quốc Long ở Edmonton xong, có ghé xuống Calgary vài ngày thăm gia đình tôi.  Những ngày đó thiệt là vui.  Tôi lấy vài ngày nghỉ chở Vũ, Lan và cháu đi Banff, Lake Louise, Lake Morraine (hình của lake này được in sau lưng tờ giấy bạc $20 của Canada), xem phong cảnh núi non hùng vĩ của Rocky Mountain.  Vũ, Lan và cháu thích lắm, Vũ lôi máy ra chụp lia lịa, thỉnh thoảng còn biểu tôi “Ông chạy chậm lại chút xíu cho tui chụp hình. Ô là là! Đẹp quá! Úi dà! Đẹp quá! Chậm lại chút xíu nữa, Phụng-san”.  Chắc vì Ottawa là vùng đồng bằng nên Vũ ít có dịp thấy phong cảnh núi non hùng vĩ.  Thấy bạn vui, tôi cũng vui lây.  Cũng may kỳ này tôi có xe hơi nên Lan không phải xách giày đi chân đất nữa.  Trong lúc đi chơi, biết Vũ thích nghe chuyện khôi hài, có lần đang lái xe trên xa lộ dọc đường đến Banff, tôi kể Vũ nghe chuyện “Đi Xem Bói”.  Nghe xong, Vũ cười ngặt nghẽo khiến Lan đang ngồi ở băng sau phải chồm tới “Mấy anh kể chuyện gì vui vậy cho Lan nghe với.”  Kể cho Lan nghe sao được vì đây là chuyện cười chỉ dành riêng cho quý ông nên Vũ không trả lời mà cứ cười nắc nẻ, lại còn hăm tôi ”Tui mà kể chuyện này lại cho cô Thúy nghe là hai bắp vế ông sẽ tím như những đồi hoa sim”.  Đó là lần cuối cùng tôi gặp Vũ.

Ôi, những lúc gặp Vũ thiệt là vui, lúc nào cũng vang tiếng cười, nếu không khúc khích thì cũng ngả nghiêng ngã ngửa, cho dù là ở Nhật hay Canada, cho dù là lúc còn trẻ hay đã đứng tuổi.

Tháng 6, 2013, tôi về thăm đại gia đình tôi ở Vancouver. Dịp đó có gặp anh Nhàn, chị Diệu, anh Vĩnh và chị Hà. Mọi người rủ nhau đi ăn tối, có thêm chị Loan nữa, tạm gọi là một buổi mini Exryu Hội Ngộ. Bữa đi ăn đó lại trúng ngày sinh nhật thứ 60 của Vũ. Lúc đó Vũ đang ở Ottawa. Dịp may hiếm có, 60 năm mới có một lần, máu chọc Vũ lại nổi lên, nín không được, tôi bèn chụp hình mọi người trong bữa tiệc, có kèm theo tấm bảng “HAPPY 60th BIRTHDAY to VŨ SAN from all of us, June 21th 2013”, rồi gởi Vũ, phóng đại lên là các anh chị và tôi bên này đi ăn mừng sinh nhật của Vũ. Đã thế chưa đủ, tôi còn quái ác gởi email lên các diễn đàn Exryu-ww và jpmclub chúc mừng sinh nhật 60th của Vũ cho mọi người cùng biết để phá Vũ chơi. Vũ hồi âm bằng email, có vẻ cảm động vì thấy tôi vẫn còn nhớ tới ngày sinh nhật của mình. Sau đó có lần nói chuyện trên điện thoại, nhắc lại chuyện này, Vũ nói tôi lộn ngày rồi vì ngày sinh nhật của Vũ là June 22nd. Tôi hơi bất ngờ nhưng cũng lanh trí, vội bào chữa "Tại tui tính theo giờ Canada mà!". Bên kia đầu dây Vũ cười "Ông sao mà miệng lưỡi quá!" Vì tôi hay về Vancouver vào tháng sáu, biết sẽ còn nhiều dịp gặp lại các anh chị bên ấy vào ngày sinh nhật của Vũ, nên đang còn suy tính không biết kỳ tới sẽ chọc Vũ như thế nào cho Vũ thiệt ngạc nhiên. Nào ngờ kỳ sinh nhật 2013 đó là sinh nhật cuối cùng của Vũ.

Ngày đầu năm 2014, tôi có điện thoại chúc mừng năm mới với gia đình Vũ. Những năm sau này, mỗi lần Tết tây hoặc Tết ta, hai đứa hay điện thoại chúc Tết nhau.  Bữa đó, chỉ có Lan nhận phone. Sau khi nói chuyện với Lan một hồi, tôi xin được nói chuyện với Vũ thì Lan nói Vũ vắng nhà.  Lúc đó ở Otawa cũng đã 9 giờ tối.  Một cảm giác là lạ chạy dọc theo xương sống của tôi, vì giờ đó ngày đầu năm, gia đình thường quây quần với nhau, đâu mấy ai vắng nhà, nhưng tôi hoàn toàn không hề nghĩ tới một áng mây đen đang từ từ phủ xuống gia đình Vũ.

Hơn một tháng sau, ngày 10-2-2014, tôi đang chuẩn bị đi ngủ thì được điện thoại của con tôi từ Edmonton gọi xuống.  Tưởng con điện thoại thăm hỏi như thường lệ, tôi bình thản nhấc phone để rồi rụng rời tay chân khi nghe con đột ngột báo tin “Ba! ... Ba của Jennifer mất rồi,  ...”.  Tôi lặng người sững sờ, không tin những gì mình đã nghe và cũng không còn nhớ rõ phản ứng lúc đó thế nào, chỉ biết Thúy đang đứng gần đó hốt hoảng, tưởng tôi đang bị heart attack hoặc tai biến mạch máu não nên hỏi dồn “Anh! Anh làm sao vậy? Có sao không?”  Tôi chỉ thốt vỏn vẹn được ba chữ “Vũ mất rồi!” rồi nghẹn lời.  Trước đó tôi có phong thanh nghe tin Vũ bệnh, nhưng không hề và cũng không dám nghĩ rằng Vũ đang vướng phải một căn bệnh có thể cướp đi mạng sống nhanh như vậy.  Bởi vậy tin Vũ mất quả thật là quá đột ngột.  Một lát sau, biết con còn đang ở đầu dây bên kia, tôi hỏi thêm, cố bám víu lấy chút hy vọng cuối cùng là con tôi lộn với người nào khác. “Jennifer nào? Sao con biết?”, tôi hỏi dồn dập.  Sau khi nghe lời giải thích rành mạch của con và nghe con đọc từng chữ lời báo tin bằng tiếng Anh của cháu Jennifer đăng trên Facebook, tôi không còn nghi ngờ gì nữa.  Hình ảnh Vũ và những kỷ niệm với Vũ từ hồi mới quen biết cho tới ngày chia tay lần cuối ở Calgary dần dần hiện ra trong trí.  Lặng người một lúc lâu, tôi thững thờ bước lại bàn máy, gõ vài chữ báo tin cho bạn bè, rồi lên giường trằn trọc đến sáng.

Vũ ơi,  

Ngồi viết những kỷ niệm của chúng mình nhưng lòng thì cứ se thắt và người thì vẫn chưa hết nỗi bàng hoàng.  Không bao giờ tui nghĩ có ngày phải viết những dòng này cho Vũ, và lại càng không ngờ được ngày ấy lại là hôm nay.

Vậy là Vũ đã đi thật rồi!  Lần chót gặp Vũ, Lan và cháu Jennifer ở Calgary năm 2012, tui thấy Vũ chỉ hơi yếu chứ không có vẻ bất thường gì khác.  Lúc đó, cháu Quốc Long mới tốt nghiệp bác sĩ, lại thấy cháu Jennifer rất ngoan, vui vẻ, hoạt bát, thông minh, lanh lợi, tui và Thúy vô tư quá, chỉ thấy gia đình Vũ rất hạnh phúc và thật lý tưởng, chứ đâu ngờ Vũ, Lan và hai cháu lúc đó đang mang một nỗi đau khổ âm thầm trong lòng vì Vũ đang mắc phải một căn bệnh nan y.    

Vũ có nhớ lần gặp đó, tui đề nghị với Vũ Lan là tụi mình sẽ làm một cái gì đó để nhóm tụi mình có ngày gặp lại và Vũ Lan tán thành nhiệt liệt.  Tiếc thay ngày họp mặt với sự hiện diện của Vũ sẽ không bao giờ xảy ra được nữa.

Vũ có nhớ ngày này, 42 năm trước, tụi mình đang làm gì không?  Trong căn phòng bếp nhỏ ở tầng 3 của cư xá Fuchu, tui đang sung sướng mở quà như một đứa trẻ.  Sempai Hưng-san tặng tui một búp-bê Nhật mặc kimono bằng đất sét trắng rất dễ thương, còn Vũ, Thái và Thu tặng tui một cuốn sổ tem làm tui rất cảm động; cảm động không phải vì trị giá của món quà mà vì thấy Vũ, Thái và Thu đã để ý biết đến sở thích của tui để tặng một món quà mà tui rất thích.

Biết Vũ thích nghe chuyện tiếu lâm, mỗi lần đọc được một chuyện cười hay hay là tui liền để dành để gởi cho Vũ.  Chuyện cười tui sưu tập cũng đã khá nhiều, đang gởi từ từ cho Vũ nhưng mới được vài chuyện thì Vũ đã ra đi.  Ôi,

       Chuyện vui mà thiếu bạn lành,
       Vui bao nhiêu nữa cũng thành mất vui.
 

Thỉnh thoảng thấy Vũ gởi email lên Exryu-ww và jpmclub vài Youtube clip bài hát Nhật rất nổi tiếng thời tụi mình còn du học như “Kanda Gawa” hoặc “Anata”, tui biết là Vũ cũng cùng sở thích với tui, thích những bài nhạc Nhật hay của thập niên 70.  Ngẫu nhiên thay tui cũng đang sưu tập những video clip của các bài hát Nhật này để thâu vô DVD đặng lâu lâu xem lại để hồi tưởng lại thời mình còn ở Nhật.  Lần nói chuyện cuối cùng với Vũ trên điện thoại, tui có hỏi Vũ có bản nào thích thì cho tui biết và tui sẽ dồn vô một DVD rồi gởi cho Vũ.  Vũ nói Vũ thích những bài hát của nam ca sĩ Itsuki Hiroshi, người có cặp mắt hí với giọng hát trầm truyền cảm, và sẽ cho tui biết tên bài hát sau.  Nhưng chờ hoài không thấy Vũ trả lời.  Chắc là sau khi biết mình mắc phải căn bệnh hiểm nghèo, Vũ đâu còn thiết tha và tâm trí để thưởng thức nhạc nữa!

Nhân đây, tui xin gửi Vũ bài hồi ký này, ghi lại những kỷ niệm buồn vui của hai đứa mình.  Vũ hãy đọc, đọc đi để cười thiệt dòn và hồn nhiên như thuở nào.  

Xin thắp một nén hương cầu nguyện cho hương linh Vũ sớm được siêu thoát.  Vũ hãy ra đi bình yên.  Hy vọng ở bên kia, Vũ sẽ không cô đơn vì được gặp lại những anh chị và bạn bè exryu đã đi trước Vũ.  Và mong rằng những ước vọng của Vũ về một quê hương Việt Nam có công bằng, dân chủ, tự do thật sự để dân Việt mình sống yên vui, hạnh phúc sẽ sớm thành sự thật để Vũ được ngậm cười nơi thế giới bên kia.

Vĩnh biệt Bu-san.  Rest in Peace my dear friend and brother.


Hoàng Minh Phụng

Tháng hai, 2014, Calgary



_________________________
Một thoáng mây bay 4 - Page 3 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Một thoáng mây bay 4 - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 4   Một thoáng mây bay 4 - Page 3 I_icon13Thu 07 Jul 2022, 09:20

Ai Hoa đã viết:
...

Hè ấy, anh Hoàng Trọng Lân hàng xóm, học hơn tôi 2 lớp tất tả từ trường chạy về, khoe đậu Tú tài đôi. Nhưng anh khoe về mình thì ít, mà cứ tấm tắc khoe có người bạn đậu Ưu hạng, người bạn này năm ngoái đậu Ưu mà còn được Hội đồng Giám khảo từ Saigon gởi thư ban khen, sau khi phải đem bài ra chấm lại, vì anh ta được trên 18 phẩy, trên điểm số 20.

Đó là anh Hồ Quốc Vũ.

Kể chuyện lại cho hai bạn Nguyễn Quang và Nguyễn Hồng Long, ba đứa cùng ngoéo tay, hẹn noi gương anh Vũ. Trường ta nhiều thày cô giỏi, sản sinh được thủ khoa Hồ Quốc Vũ tối ưu danh dự, sao mình không làm được ???

Như anh Hồ Quốc Vũ.

...

Nguyễn Quang Phú (NK 66-73)

Có lẽ người viết nhầm lẫn, hoặc nghe kể chuyện ba chớp ba nhoáng "câu nọ xọ câu kia"! Những thí sinh Tú Tài (I hoặc II) đậu hạng Tối Ưu, tức điểm trung bình tổng cộng các môn thi đã nhân hệ số bằng hoặc hơn 18 phẩy/20, sẽ nhận văn bằng đề thứ hạng là: "Ưu với lời ban khen của Hội Đồng Giám Khảo". Bài thi của các thí sinh này được mang ra Hội đồng Giám Khảo chấm tập thể kiểm tra lại để bảo đảm không có sai sót gian lận trước khi công bố kết quả. Không hề có việc Hội Đồng Giám Khảo gởi thư ban khen, nhất là thí sinh Hội Đồng thi ở Tỉnh mà lại nhận thư từ Hội Đồng Giám Khảo ở Sài Gòn!

_________________________
Một thoáng mây bay 4 - Page 3 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4905
Registration date : 23/03/2013

Một thoáng mây bay 4 - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 4   Một thoáng mây bay 4 - Page 3 I_icon13Thu 07 Jul 2022, 14:55

Ai Hoa đã viết:

Hôm qua vô tình nhớ lại bạn xưa, search Google ra mấy bài viết trong website của exryu (cựu du học sinh tại Nhật), mới biết Hồ Quốc Vũ đã ra đi vĩnh viễn hơn 8 năm rồi. Xin thắp nén hương lòng tưởng niệm bạn!

TƯỞNG NIỆM HỒ QUỐC VŨ

Tình cờ hai đứa tự hai nơi
Gặp gỡ quen nhau cũng lạ đời
Đầu khoá xưng danh lòng mến mộ
Chung trường kể chuyện tiếng cười chơi
Người đi vùng vẫy xa ngàn dặm
Kẻ ở lao đao khốn một thời
Những ước còn mong ngày tái ngộ
Nào ngờ tin đọc, lệ dòng rơi

Ái Hoa

Cho em gửi một nén với ạ! Tiếc một người tài.
Một thoáng mây bay 4 - Page 3 26742310
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Một thoáng mây bay 4 - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 4   Một thoáng mây bay 4 - Page 3 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Một thoáng mây bay 4
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Một thoáng mây bay 2
» Một thoáng mây bay 13
» TiCa - Góc Đời_Thơ
» Một thoáng mây bay 3
» Một thoáng mây bay 14
Trang 3 trong tổng số 3 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: Ái Hoa-