Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 4 Tue 26 Apr 2022, 08:21 | |
| Một thoáng mây bay 4
Sau khi đậu Tú Tài II, tôi nộp đơn xin đi du học ngoại quốc. Thời đó có ba cách để đi du học, một là xin học bổng nước ngoài, hai là xin học bổng quốc gia, ba là du học tự túc. Muốn xin học bổng thì điều kiện là đậu Tú Tài II hạng Bình trở lên, còn du học tự túc thì phải đậu hạng Bình Thứ. Học bổng ngoại quốc do chính phủ nước bạn tài trợ, lo hết từ đầu tới cuối, từ thủ tục visa, di chuyển, chỗ ăn ở, tiền sinh hoạt đến việc ghi danh nhập học ở các trường đại học. Đối với học bổng quốc gia, du học sinh chỉ được tiền chính phủ Việt Nam trợ cấp 200 USD một tháng, còn tất cả mọi thủ tục visa và ghi danh nhập học phải tự lo lấy như là du học sinh tự túc. Tuy nhiên các du học sinh có thể đổi tiền với hối suất đặc biệt là 113 đồng Việt Nam mỗi USD đối với 200 USD đầu tiên, 275 đồng Việt Nam mỗi USD cho 200 USD kế tiếp và hơn 400 đồng VN mỗi USD theo giá thị trường cho phần còn lại. Ngoài ra du học sinh tự túc còn có thể đi làm thêm bên ngoài hoặc xin học bổng của một số hội đoàn hay trường đại học để có tiền trang trải phí tổn. Do yêu cầu khắt khe của chính phủ Việt Nam học sinh học bổng quốc gia thường chọn học tại Mỹ, còn học sinh du học tự túc có thể chọn Mỹ hoặc các nước Âu châu (ngoại trừ Pháp). Ngoài đa số chọn Mỹ, một số khác chọn Bỉ và Ý vì không bắt buộc phải thi sinh ngữ. Họ sẽ được dành một năm học sinh ngữ trước khi nhập học chính thức.
Có một số quốc gia cho học bổng, đáng kể nhất là học bổng Colombo của Úc và Tân Tây Lan. Chính phủ Pháp cũng cho nhiều học bổng, tuy nhiên vì Pháp có khuynh hướng thiên tả nên chính phủ Việt Nam Cộng Hoà không mặn mà mấy và học sinh xin du học tại Pháp rất khó khăn. Điều này cũng do tiền sử là nhiều du học sinh miền Nam sang Pháp bị tuyên truyền chính trị, lây nhiễm đầu óc xã hội. Đã từng có du học sinh miền Nam khi tốt nghiệp đã chọn về Hà Nội thay vì Sài Gòn. Có lần Pháp cho Việt Nam 200 học bổng học đại học, phân đều một nửa cho miền Nam và nửa kia cho miền Bắc, nhưng chính phủ miền Nam từ chối nên rốt cuộc 200 học bổng đều giao cho miền Bắc cả. Từ đó miền Nam không nhận học bổng đại học của chính phủ Pháp nữa, ngoại trừ một số người được đi du học lấy bằng Tiến sĩ với học bổng của các trường đại học Pháp. Những người này phải có toàn bộ gia đình còn ở Việt Nam và lý lịch trong sạch về chính trị.
Tháng 8, Bộ giáo dục thông báo tuyển du học sinh học bổng Colombo tại Tân Tây Lan nên tôi nộp đơn ứng tuyển. Thường Tân Tây Lan chỉ cấp khoảng 10 học bổng nên sự cạnh tranh tất nhiên vô cùng khốc liệt. Úc cho nhiều hơn, từ 50 tới 60 học bổng, nhưng vấn đề là học bổng Tân Tây Lan đi sớm hơn, vào đầu tháng 11 để học sinh sau khi học Anh Văn ba tháng có thể vào nhập học đầu năm đúng thời hạn. Còn học bổng Úc phải chờ tới khoảng tháng 4, tháng 5 sang năm. Nếu muốn chờ, học sinh nam cũng phải ghi danh học một trường đại học để xin hoãn dịch. Vả lại đang hồi chiến tranh nhiều bất trắc ai cũng muốn phần chắc về mình.
Vì Tân Tây Lan nói tiếng Anh nên tôi ghi danh học một lớp luyện thi Anh văn dành cho du học sinh.
Lần đầu tiên vào lớp Anh văn, hình ảnh một cô gái đập ngay vào mắt tôi. Nàng có một gương mặt cực kỳ xinh đẹp, có thể nói là tôi chưa từng gặp người nào đẹp đến như vậy. Mặt không hề trang điểm, đôi mắt to, da trắng hồng, tóc dài buông xoã ngang lưng. Vóc dáng cũng rất xinh xắn với chiếc áo sơ mi trắng và váy đầm trắng hoặc màu, khi hồng, khi xanh khiến tôi càng nhìn càng ngơ ngẩn. Tuy nhiên tôi không có dịp nói chuyện nhiều với nàng vì bên cạnh nàng lúc nào cũng có một anh chàng đeo dính. Hai người cùng học chung ở Đại học Khoa học và họ thường nói chuyện với nhau về những môn học tại trường, về những môn thực tập đầy hứng thú. Đối với tôi có lẽ nàng chỉ coi là hạng đàn em nào có thèm để mắt tới. Thời đó sinh viên đại học trông rất oai phong và được giới học sinh vô cùng ngưỡng mộ. Mà tôi, một học sinh mới vừa tốt nghiệp Trung học, bản tính đã nhút nhát, trong bụng lại mang mặc cảm kém thua nên càng tỏ ra rụt rè khó bắt chuyện với nàng.
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 4 Thu 28 Apr 2022, 06:34 | |
| Một thoáng mây bay 4
Trong lớp Anh văn tôi quen được hai người bạn mới. Người thứ nhất là Hồ Quốc Vũ, gốc ở Ban Mê Thuộc, vào Sài gòn để nộp đơn xin đi du học. Người kia là bạn của Vũ, khá gầy ốm, là học sinh ở Sài Gòn như tôi. Đối với giới học sinh chúng tôi câu chuyện trao đổi thường chỉ xoay quanh chuyện học hành. Do đó, qua trò chuyện, tôi biết cả hai cùng đậu Tối Ưu kỳ Tú Tài I và Ưu kỳ Tú Tài II. Vũ mang kính cận gọng đen, đẹp trai, ăn nói điềm đạm, hay cười. Vũ nói rằng khi đậu Tú Tài I hạng Tối Ưu, chính Tỉnh Trưởng Ban Mê Thuộc đã trao tặng giải thưởng 5000 đồng cho nó. Ở tỉnh mà đậu Tú Tài hạng cao là điều hiếm có nên rất được mọi người vị nể. Sau này khi học đại học một người bạn gốc Bà Rịa nói với tôi rằng hồi đó nó đậu Tú Tài hạng Bình Thứ mà gần như khắp làng khắp quận ai cũng biết tiếng. Vào thời điểm đó, 5000 đồng là một món tiền lớn, lương tháng của một công chức nhỏ khoảng hơn mười ngàn, học bổng cho giáo sinh sư phạm cũng chỉ hai, ba ngàn một tháng. Tôi xuýt xoa than sao ở Sài Gòn không ai thưởng cho tôi vậy. Số học sinh đậu Tối Ưu Tú Tài I năm đó đâu nhiều nhõi gì, chỉ có hai mống. Tú Tài II chỉ có mình tôi. Thế là người bạn của Vũ nói: _ Tôi nghĩ là nhiều hơn đó, không phải chỉ có 2 người đâu!
Tôi đáp: _ Tôi không biết sao ông cũng hạng Tối Ưu, chớ người quen tôi làm việc tại Nha Khảo Thí cho biết là năm ngoái ở Sài Gòn trong tất cả các Hội Đồng thi chỉ có hai người đậu hạng này là tôi và Vương Đình Điềm ở trường Chu Văn An mà thôi.
Vũ cười phá lên, chỉ tay vào bạn: _ Nó là Vương Đình Điềm ở trường Chu Văn An đó!
Tôi giật mình, té ra là Vương Đình Điềm, mình cũng sơ ý không hỏi tên nó từ trước. Tôi gật đầu: _ Vậy thì đúng rồi! Sài Gòn chỉ có hai thôi.
Yên lặng một lúc, Điềm lại bảo: _ Không phải chỉ có hai đâu, tôi nghe nói còn một thằng nữa học trường PSN kia cũng đậu hạng Tối Ưu!
Tôi bật cười lớn: _ Thằng ở PSN là tôi đây!
Té ra Điềm cũng đã từng biết đến danh tôi. Cũng phải, “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, chính tôi cũng đã chẳng muốn tìm hiểu về cái tên Vương Đình Điềm ở trường Chu Văn An kia là gì, tôi còn biết nó đạt 273 điểm ở kỳ thi nữa cơ.
Tôi bèn nói tiếp: _ Hồi có kết quả Tú Tài I tôi cũng ngưỡng mộ ông lắm!
Điềm và Vũ cùng cười: _ Nhưng bây giờ tụi tôi đều thua ông ở kỳ Tú Tài II này!
Cả ba phá lên cười vui vẻ.
Điềm xin học bổng quốc gia du học tại Mỹ, còn Vũ xin học bổng Nhật Bản. Cả hai đều trúng tuyển. Nhật Bản cho ba học bổng mà Vũ đạt điểm cao nhất. Các ứng viên phải dự kỳ thi Toán làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, Vũ nói nó thường giải Toán trong sách viết bằng tiếng Pháp khi học thi Tú Tài nên nó vượt qua kỳ thi không mấy khó khăn, còn phần lớn các học sinh kia không làm bài được. Tôi không còn được tin tức của Điềm sau khi nó đi Mỹ, còn Vũ với tôi vẫn thư từ trong một thời gian. Sau đó vì thời cuộc và có lẽ do Vũ đã đổi địa chỉ nên chúng tôi đứt liên lạc. Nghe nói sau khi lấy bằng Tiến sĩ Vũ di chuyển sang Canada, nhiều năm sau đã trở thành một khoa học gia nổi tiếng, được liệt tên trong danh sách những người Việt thành công nhất tại nước ngoài.
Một bữa, người đẹp của tôi, à không, người đẹp mà tôi mê say, thình lình vào lớp từ giã tôi và mọi người. Nàng đã nhận được quyết định từ phía Toà đại sứ chấp thuận cho du học tự túc tại Nhật Bản và chuẩn bị rời Việt Nam. Từ nay tôi sẽ không bao giờ được nhìn ngắm hình bóng yêu kiều của nàng. Trái tim tôi lại thêm một lần tan vỡ.
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4905 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 4 Sun 01 May 2022, 17:19 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Một thoáng mây bay 4
Trong lớp Anh văn tôi quen được hai người bạn mới. Người thứ nhất là Hồ Quốc Vũ, gốc ở Ban Mê Thuộc, vào Sài gòn để nộp đơn xin đi du học. Người kia là bạn của Vũ, khá gầy ốm, là học sinh ở Sài Gòn như tôi. Đối với giới học sinh chúng tôi câu chuyện trao đổi thường chỉ xoay quanh chuyện học hành. Do đó, qua trò chuyện, tôi biết cả hai cùng đậu Tối Ưu kỳ Tú Tài I và Ưu kỳ Tú Tài II. Vũ mang kính cận gọng đen, đẹp trai, ăn nói điềm đạm, hay cười. Vũ nói rằng khi đậu Tú Tài I hạng Tối Ưu, chính Tỉnh Trưởng Ban Mê Thuộc đã trao tặng giải thưởng 5000 đồng cho nó. Ở tỉnh mà đậu Tú Tài hạng cao là điều hiếm có nên rất được mọi người vị nể. Sau này khi học đại học một người bạn gốc Bà Rịa nói với tôi rằng hồi đó nó đậu Tú Tài hạng Bình Thứ mà gần như khắp làng khắp quận ai cũng biết tiếng. Vào thời điểm đó, 5000 đồng là một món tiền lớn, lương tháng của một công chức nhỏ khoảng hơn mười ngàn, học bổng cho giáo sinh sư phạm cũng chỉ hai, ba ngàn một tháng. Tôi xuýt xoa than sao ở Sài Gòn không ai thưởng cho tôi vậy. Số học sinh đậu Tối Ưu Tú Tài I năm đó đâu nhiều nhõi gì, chỉ có hai mống. Tú Tài II chỉ có mình tôi. Thế là người bạn của Vũ nói: _ Tôi nghĩ là nhiều hơn đó, không phải chỉ có 2 người đâu!
Tôi đáp: _ Tôi không biết sao ông cũng hạng Tối Ưu, chớ người quen tôi làm việc tại Nha Khảo Thí cho biết là năm ngoái ở Sài Gòn trong tất cả các Hội Đồng thi chỉ có hai người đậu hạng này là tôi và Vương Đình Điềm ở trường Chu Văn An mà thôi.
Vũ cười phá lên, chỉ tay vào bạn: _ Nó là Vương Đình Điềm ở trường Chu Văn An đó!
Tôi giật mình, té ra là Vương Đình Điềm, mình cũng sơ ý không hỏi tên nó từ trước. Tôi gật đầu: _ Vậy thì đúng rồi! Sài Gòn chỉ có hai thôi.
Yên lặng một lúc, Điềm lại bảo: _ Không phải chỉ có hai đâu, tôi nghe nói còn một thằng nữa học trường PSN kia cũng đậu hạng Tối Ưu!
Tôi bật cười lớn: _ Thằng ở PSN là tôi đây!
Té ra Điềm cũng đã từng biết đến danh tôi. Cũng phải, “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, chính tôi cũng đã chẳng muốn tìm hiểu về cái tên Vương Đình Điềm ở trường Chu Văn An kia là gì, tôi còn biết nó đạt 273 điểm ở kỳ thi nữa cơ.
Tôi bèn nói tiếp: _ Hồi có kết quả Tú Tài I tôi cũng ngưỡng mộ ông lắm!
Điềm và Vũ cùng cười: _ Nhưng bây giờ tụi tôi đều thua ông ở kỳ Tú Tài II này!
Cả ba phá lên cười vui vẻ.
Điềm xin học bổng quốc gia du học tại Mỹ, còn Vũ xin học bổng Nhật Bản. Cả hai đều trúng tuyển. Nhật Bản cho ba học bổng mà Vũ đạt điểm cao nhất. Các ứng viên phải dự kỳ thi Toán làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, Vũ nói nó thường giải Toán trong sách viết bằng tiếng Pháp khi học thi Tú Tài nên nó vượt qua kỳ thi không mấy khó khăn, còn phần lớn các học sinh kia không làm bài được. Tôi không còn được tin tức của Điềm sau khi nó đi Mỹ, còn Vũ với tôi vẫn thư từ trong một thời gian. Sau đó vì thời cuộc và có lẽ do Vũ đã đổi địa chỉ nên chúng tôi đứt liên lạc. Nghe nói sau khi lấy bằng Tiến sĩ Vũ di chuyển sang Canada, nhiều năm sau đã trở thành một khoa học gia nổi tiếng, được liệt tên trong danh sách những người Việt thành công nhất tại nước ngoài.
Một bữa, người đẹp của tôi, à không, người đẹp mà tôi mê say, thình lình vào lớp từ giã tôi và mọi người. Nàng đã nhận được quyết định từ phía Toà đại sứ chấp thuận cho du học tự túc tại Nhật Bản và chuẩn bị rời Việt Nam. Từ nay tôi sẽ không bao giờ được nhìn ngắm hình bóng yêu kiều của nàng. Trái tim tôi lại thêm một lần tan vỡ.
Thương ghê huhu |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 4 Thu 05 May 2022, 11:46 | |
| Một thoáng mây bay 4
Bộ giáo dục tuyển chọn 47 ứng viên đưa qua Toà Đại Sứ Tân Tây Lan, trong danh sách có tên tôi. Tất cả đều dựa trên thành tích học tập xuất sắc và ưu tiên cho gia đình quân nhân công chức. Sau đó chúng tôi tham dự kỳ thi khảo sát Anh Văn và đi khám sức khoẻ tại Bệnh viện Cơ Đốc. Trong thời gian này tôi đổ dồn mọi sức lực cho kỳ thi Anh Văn nên kết quả đạt điểm cao nhất về thi viết và hạng 4 về thi vấn đáp, tổng hợp lại được xếp thứ 2.
Vài tuần sau danh sách tuyển chọn cấp học bổng bởi chính phủ Tân Tây Lan được niêm yết ở Nha Du Học, tôi trúng tuyển cùng với 10 ứng viên khác. Tôi không hiểu tại sao danh sách chỉ có 11 người, trong khi hồi ra thông cáo tuyển du học sinh có ghi rõ là chính phủ Tân Tây Lan cấp 14 học bổng Đại học cho Việt Nam! Các học sinh không có tên tất nhiên vô cùng thất vọng. Một đứa nói với tôi: _ Nếu tuyển thêm một người nữa chắc chắn tôi sẽ được.
Tôi ngạc nhiên nhìn nó, không hiểu tại sao nó biết như vậy, trong khi danh sách không hề ghi tên những người dự khuyết, và cũng chẳng có chứng cớ gì tiết lộ nó là người được xếp thứ 12!
Thấy ánh mắt nghi ngờ của tôi, nó vội lấp liếm: _ Tại vì điểm Anh văn của tôi rất cao.
Tôi nghĩ thầm điểm Anh văn cao thì có liên quan gì tới việc xếp hạng chớ? Việc khảo sát sinh ngữ nhằm mục đích bảo đảm du học sinh đủ trình độ giao tiếp và học tập tại Tân Tây Lan, chỉ cần đạt điểm tiêu chuẩn hay không thôi, còn việc tuyển chọn có lẽ dựa vào trình độ học vấn và lý do khác mới phải.
Không ngờ chỉ ba ngày sau, tới Nha Du Học nhìn lại bảng niêm yết tôi chợt tá hoả khi thấy tên tôi bị gạch bỏ với lời ghi chú: bị loại vì lý do sức khoẻ. Tôi tức tốc chạy tới Bệnh viện Cơ Đốc hỏi về tình trạng sức khoẻ của tôi. Bác sĩ bệnh viện xem xét kỹ hồ sơ sức khoẻ của tôi rồi bảo tôi rằng họ không thấy tôi có bệnh gì cả. Họ cấp cho tôi một giấy chứng nhận hoàn toàn đầy đủ sức khoẻ để đi du học. Tôi làm đơn khiếu nại kèm với giấy chứng nhận sức khoẻ rồi đến Toà Đại sứ Tân Tây Lan. Cô thư ký người Việt ra tiếp tôi, nhận đơn và nói sẽ chuyển cho tham vụ sứ quán phụ trách du học. Tôi rất lo lắng vì ngày dự định xuất cảnh đã gần kề, không biết họ có giải quyết hay không.
Mấy ngày sau trở lại Nha Du học tôi gặp lại đứa mà hôm trước tuyên bố nó sẽ chắc chắn được chọn nếu bên Tân Tây Lan lấy thêm một người. Nó bảo tôi rằng khi tôi bị loại, nó được tuyển thay vào. Tôi lờ mờ biết rằng đã có một sự tráo đổi ám muội trong đường dây thủ tục, không biết từ khâu nào, trong sứ quán. Tôi không biết cô thư ký người Việt có chuyển đơn khiếu nại của tôi cho Tham vụ sứ quán hay không mà tôi không nhận được hồi đáp. Tôi nghĩ người ngoại quốc, nhất là cơ quan ngoại giao, không thể nào bất lịch sự đến mức không trả lời thơ của người khác. Có lẽ sự mờ ám bắt nguồn ở đây. Về sau này tôi hỏi thăm mới biết toàn bộ những du học sinh Tân Tây Lan đợt này, mặc dù học giỏi thật, nhưng ngoại trừ tôi ra, gia cảnh họ toàn thuộc loại con ông cháu cha cả.
Tôi vô cùng rầu rĩ, nhưng ba tôi bảo rằng thôi kệ đi, đợi sang năm có học bổng Úc Đại Lợi sẽ xin lại. Học ở Úc sướng hơn vì nước Úc lớn hơn và giàu hơn Tân Tây Lan nhiều. Trong thời gian chờ đợi, tôi ghi danh vào học trường Đại Học Khoa Học Sài Gòn để lấy giấy hoãn dịch.
Ngày này qua ngày khác, tôi mòn mỏi trông chờ vẫn không thấy thông cáo tuyển du học sinh Úc Đại Lợi ở đâu. Đến gần hè tôi đã hoàn toàn tuyệt vọng thì lúc đó mới được biết năm nay Úc dời thời gian cho học bổng sang niên khoá sau. Lý do là nhiều phụ huynh Việt Nam phàn nàn Úc cho học bổng trễ quá làm du học sinh lỡ mất nửa năm học. Vì vậy bắt đầu từ năm đó Úc sẽ cho học bổng cùng lúc với Tân Tây Lan, và số học bổng của năm chuyển tiếp bị dời sang năm tới. Như vậy ngay đúng năm của tôi, số học bổng Colombo tổng cộng chỉ còn 11 cái. Thật là xui tận mạng! Nếu tôi sinh sớm một năm, hoặc sinh muộn một năm thì có lẽ cuộc đời tôi đã thay đổi hoàn toàn.
Đáng lẽ như mọi năm trước nếu không xin được học bổng trong năm vừa đậu Tú Tài II, học sinh vẫn có thể xin học bổng lại vào năm sau. Dự định rằng với hơn chục học bổng Tân Tây Lan và từ năm tới sáu chục học bổng Úc Đại Lợi, xác suất bị con ông cháu cha đá ra là không đáng kể. Điều này được chứng thực với nhiều bạn bè của tôi được lãnh học bổng Úc du học năm đó. Điều rủi ro cho tôi là ngay lúc tình hình chiến sự biến động khiến Nha Động Viên rút tuổi hoãn dịch xuống một năm nên tôi không còn đủ điều kiện tuổi tác để xin đi du học. Tôi chỉ còn nước học theo Gia Cát Lượng ngửa cổ than rằng: “Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên”, trời không cho thì loay hoay chạy đường nào cũng tắc.
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4905 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 4 Fri 06 May 2022, 08:19 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Một thoáng mây bay 4
Bộ giáo dục tuyển chọn 47 ứng viên đưa qua Toà Đại Sứ Tân Tây Lan, trong danh sách có tên tôi. Tất cả đều dựa trên thành tích học tập xuất sắc và ưu tiên cho gia đình quân nhân công chức. Sau đó chúng tôi tham dự kỳ thi khảo sát Anh Văn và đi khám sức khoẻ tại Bệnh viện Cơ Đốc. Trong thời gian này tôi đổ dồn mọi sức lực cho kỳ thi Anh Văn nên kết quả đạt điểm cao nhất về thi viết và hạng 4 về thi vấn đáp, tổng hợp lại được xếp thứ 2.
Vài tuần sau danh sách tuyển chọn cấp học bổng bởi chính phủ Tân Tây Lan được niêm yết ở Nha Du Học, tôi trúng tuyển cùng với 10 ứng viên khác. Tôi không hiểu tại sao danh sách chỉ có 11 người, trong khi hồi ra thông cáo tuyển du học sinh có ghi rõ là chính phủ Tân Tây Lan cấp 14 học bổng Đại học cho Việt Nam! Các học sinh không có tên tất nhiên vô cùng thất vọng. Một đứa nói với tôi: _ Nếu tuyển thêm một người nữa chắc chắn tôi sẽ được.
Tôi ngạc nhiên nhìn nó, không hiểu tại sao nó biết như vậy, trong khi danh sách không hề ghi tên những người dự khuyết, và cũng chẳng có chứng cớ gì tiết lộ nó là người được xếp thứ 12!
Thấy ánh mắt nghi ngờ của tôi, nó vội lấp liếm: _ Tại vì điểm Anh văn của tôi rất cao.
Tôi nghĩ thầm điểm Anh văn cao thì có liên quan gì tới việc xếp hạng chớ? Việc khảo sát sinh ngữ nhằm mục đích bảo đảm du học sinh đủ trình độ giao tiếp và học tập tại Tân Tây Lan, chỉ cần đạt điểm tiêu chuẩn hay không thôi, còn việc tuyển chọn có lẽ dựa vào trình độ học vấn và lý do khác mới phải.
Không ngờ chỉ ba ngày sau, tới Nha Du Học nhìn lại bảng niêm yết tôi chợt tá hoả khi thấy tên tôi bị gạch bỏ với lời ghi chú: bị loại vì lý do sức khoẻ. Tôi tức tốc chạy tới Bệnh viện Cơ Đốc hỏi về tình trạng sức khoẻ của tôi. Bác sĩ bệnh viện xem xét kỹ hồ sơ sức khoẻ của tôi rồi bảo tôi rằng họ không thấy tôi có bệnh gì cả. Họ cấp cho tôi một giấy chứng nhận hoàn toàn đầy đủ sức khoẻ để đi du học. Tôi làm đơn khiếu nại kèm với giấy chứng nhận sức khoẻ rồi đến Toà Đại sứ Tân Tây Lan. Cô thư ký người Việt ra tiếp tôi, nhận đơn và nói sẽ chuyển cho tham vụ sứ quán phụ trách du học. Tôi rất lo lắng vì ngày dự định xuất cảnh đã gần kề, không biết họ có giải quyết hay không.
Mấy ngày sau trở lại Nha Du học tôi gặp lại đứa mà hôm trước tuyên bố nó sẽ chắc chắn được chọn nếu bên Tân Tây Lan lấy thêm một người. Nó bảo tôi rằng khi tôi bị loại, nó được tuyển thay vào. Tôi lờ mờ biết rằng đã có một sự tráo đổi ám muội trong đường dây thủ tục, không biết từ khâu nào, trong sứ quán. Tôi không biết cô thư ký người Việt có chuyển đơn khiếu nại của tôi cho Tham vụ sứ quán hay không mà tôi không nhận được hồi đáp. Tôi nghĩ người ngoại quốc, nhất là cơ quan ngoại giao, không thể nào bất lịch sự đến mức không trả lời thơ của người khác. Có lẽ sự mờ ám bắt nguồn ở đây. Về sau này tôi hỏi thăm mới biết toàn bộ những du học sinh Tân Tây Lan đợt này, mặc dù học giỏi thật, nhưng ngoại trừ tôi ra, gia cảnh họ toàn thuộc loại con ông cháu cha cả.
Tôi vô cùng rầu rĩ, nhưng ba tôi bảo rằng thôi kệ đi, không thèm du học Tân Tây Lan nữa (sour grape!), đợi sang năm có học bổng Úc Đại Lợi sẽ xin lại. Học ở Úc sướng hơn vì nước Úc lớn hơn và giàu hơn Tân Tây Lan nhiều. Trong thời gian chờ đợi, tôi ghi danh vào học trường Đại Học Khoa Học Sài Gòn để lấy giấy hoãn dịch.
Ngày này qua ngày khác, tôi mòn mỏi trông chờ vẫn không thấy thông cáo tuyển du học sinh Úc Đại Lợi ở đâu. Đến gần hè tôi hoàn toàn tuyệt vọng thì lúc đó mới được biết năm nay Úc đã dời thời gian cho học bổng. Lý do là nhiều phụ huynh Việt Nam phàn nàn Úc cho học bổng trễ quá làm du học sinh lỡ mất năm học, thường bắt đầu vào cuối tháng hai. Vì vậy kể từ năm đó Úc sẽ cho học bổng cùng lúc với Tân Tây Lan, và số học bổng của năm chuyển tiếp bị dời qua năm tới. Như vậy ngay đúng năm của tôi, số học bổng Colombo tổng cộng chỉ có 11 cái. Thật là xui tận mạng! Nếu tôi sinh sớm một năm, hoặc sinh muộn một năm thì có lẽ cuộc đời tôi đã thay đổi hoàn toàn.
Đáng lẽ như mọi năm trước nếu không xin được học bổng trong năm vừa đậu Tú Tài II, học sinh vẫn có thể xin học bổng lại vào năm sau. Dự định rằng với hơn chục học bổng Tân Tây Lan và từ năm tới sáu chục học bổng Úc Đại Lợi, xác suất bị con ông cháu cha đá ra là không đáng kể. Điều này được chứng thực với nhiều bạn bè của tôi được lãnh học bổng Úc du học năm đó. Điều rủi ro cho tôi là ngay lúc tình hình chiến sự biến động khiến Nha Động Viên rút tuổi hoãn dịch xuống một năm nên tôi không còn đủ điều kiện tuổi tác để xin đi du học. Tôi chỉ còn nước học theo Gia Cát Lượng ngửa cổ than rằng: “Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên”, trời không cho thì loay hoay chạy đường nào cũng tắc.
Có lẽ sau vụ này “tôi” hoá thành “Tửng” đi bộ đội |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 4 Fri 06 May 2022, 09:14 | |
| - Phương Nguyên đã viết:
- Ai Hoa đã viết:
- Một thoáng mây bay 4
Bộ giáo dục tuyển chọn 47 ứng viên đưa qua Toà Đại Sứ Tân Tây Lan, trong danh sách có tên tôi. Tất cả đều dựa trên thành tích học tập xuất sắc và ưu tiên cho gia đình quân nhân công chức. Sau đó chúng tôi tham dự kỳ thi khảo sát Anh Văn và đi khám sức khoẻ tại Bệnh viện Cơ Đốc. Trong thời gian này tôi đổ dồn mọi sức lực cho kỳ thi Anh Văn nên kết quả đạt điểm cao nhất về thi viết và hạng 4 về thi vấn đáp, tổng hợp lại được xếp thứ 2.
Vài tuần sau danh sách tuyển chọn cấp học bổng bởi chính phủ Tân Tây Lan được niêm yết ở Nha Du Học, tôi trúng tuyển cùng với 10 ứng viên khác. Tôi không hiểu tại sao danh sách chỉ có 11 người, trong khi hồi ra thông cáo tuyển du học sinh có ghi rõ là chính phủ Tân Tây Lan cấp 14 học bổng Đại học cho Việt Nam! Các học sinh không có tên tất nhiên vô cùng thất vọng. Một đứa nói với tôi: _ Nếu tuyển thêm một người nữa chắc chắn tôi sẽ được.
Tôi ngạc nhiên nhìn nó, không hiểu tại sao nó biết như vậy, trong khi danh sách không hề ghi tên những người dự khuyết, và cũng chẳng có chứng cớ gì tiết lộ nó là người được xếp thứ 12!
Thấy ánh mắt nghi ngờ của tôi, nó vội lấp liếm: _ Tại vì điểm Anh văn của tôi rất cao.
Tôi nghĩ thầm điểm Anh văn cao thì có liên quan gì tới việc xếp hạng chớ? Việc khảo sát sinh ngữ nhằm mục đích bảo đảm du học sinh đủ trình độ giao tiếp và học tập tại Tân Tây Lan, chỉ cần đạt điểm tiêu chuẩn hay không thôi, còn việc tuyển chọn có lẽ dựa vào trình độ học vấn và lý do khác mới phải.
Không ngờ chỉ ba ngày sau, tới Nha Du Học nhìn lại bảng niêm yết tôi chợt tá hoả khi thấy tên tôi bị gạch bỏ với lời ghi chú: bị loại vì lý do sức khoẻ. Tôi tức tốc chạy tới Bệnh viện Cơ Đốc hỏi về tình trạng sức khoẻ của tôi. Bác sĩ bệnh viện xem xét kỹ hồ sơ sức khoẻ của tôi rồi bảo tôi rằng họ không thấy tôi có bệnh gì cả. Họ cấp cho tôi một giấy chứng nhận hoàn toàn đầy đủ sức khoẻ để đi du học. Tôi làm đơn khiếu nại kèm với giấy chứng nhận sức khoẻ rồi đến Toà Đại sứ Tân Tây Lan. Cô thư ký người Việt ra tiếp tôi, nhận đơn và nói sẽ chuyển cho tham vụ sứ quán phụ trách du học. Tôi rất lo lắng vì ngày dự định xuất cảnh đã gần kề, không biết họ có giải quyết hay không.
Mấy ngày sau trở lại Nha Du học tôi gặp lại đứa mà hôm trước tuyên bố nó sẽ chắc chắn được chọn nếu bên Tân Tây Lan lấy thêm một người. Nó bảo tôi rằng khi tôi bị loại, nó được tuyển thay vào. Tôi lờ mờ biết rằng đã có một sự tráo đổi ám muội trong đường dây thủ tục, không biết từ khâu nào, trong sứ quán. Tôi không biết cô thư ký người Việt có chuyển đơn khiếu nại của tôi cho Tham vụ sứ quán hay không mà tôi không nhận được hồi đáp. Tôi nghĩ người ngoại quốc, nhất là cơ quan ngoại giao, không thể nào bất lịch sự đến mức không trả lời thơ của người khác. Có lẽ sự mờ ám bắt nguồn ở đây. Về sau này tôi hỏi thăm mới biết toàn bộ những du học sinh Tân Tây Lan đợt này, mặc dù học giỏi thật, nhưng ngoại trừ tôi ra, gia cảnh họ toàn thuộc loại con ông cháu cha cả.
Tôi vô cùng rầu rĩ, nhưng ba tôi bảo rằng thôi kệ đi, không thèm du học Tân Tây Lan nữa (sour grape!), đợi sang năm có học bổng Úc Đại Lợi sẽ xin lại. Học ở Úc sướng hơn vì nước Úc lớn hơn và giàu hơn Tân Tây Lan nhiều. Trong thời gian chờ đợi, tôi ghi danh vào học trường Đại Học Khoa Học Sài Gòn để lấy giấy hoãn dịch.
Ngày này qua ngày khác, tôi mòn mỏi trông chờ vẫn không thấy thông cáo tuyển du học sinh Úc Đại Lợi ở đâu. Đến gần hè tôi hoàn toàn tuyệt vọng thì lúc đó mới được biết năm nay Úc đã dời thời gian cho học bổng. Lý do là nhiều phụ huynh Việt Nam phàn nàn Úc cho học bổng trễ quá làm du học sinh lỡ mất năm học, thường bắt đầu vào cuối tháng hai. Vì vậy kể từ năm đó Úc sẽ cho học bổng cùng lúc với Tân Tây Lan, và số học bổng của năm chuyển tiếp bị dời qua năm tới. Như vậy ngay đúng năm của tôi, số học bổng Colombo tổng cộng chỉ có 11 cái. Thật là xui tận mạng! Nếu tôi sinh sớm một năm, hoặc sinh muộn một năm thì có lẽ cuộc đời tôi đã thay đổi hoàn toàn.
Đáng lẽ như mọi năm trước nếu không xin được học bổng trong năm vừa đậu Tú Tài II, học sinh vẫn có thể xin học bổng lại vào năm sau. Dự định rằng với hơn chục học bổng Tân Tây Lan và từ năm tới sáu chục học bổng Úc Đại Lợi, xác suất bị con ông cháu cha đá ra là không đáng kể. Điều này được chứng thực với nhiều bạn bè của tôi được lãnh học bổng Úc du học năm đó. Điều rủi ro cho tôi là ngay lúc tình hình chiến sự biến động khiến Nha Động Viên rút tuổi hoãn dịch xuống một năm nên tôi không còn đủ điều kiện tuổi tác để xin đi du học. Tôi chỉ còn nước học theo Gia Cát Lượng ngửa cổ than rằng: “Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên”, trời không cho thì loay hoay chạy đường nào cũng tắc.
Có lẽ sau vụ này “tôi” hoá thành “Tửng” đi bộ đội còn tỉnh lắm, chưa "tửng" đâu!_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 4 Thu 07 Jul 2022, 07:03 | |
| Hôm qua vô tình nhớ lại bạn xưa, search Google ra mấy bài viết trong website của exryu (cựu du học sinh tại Nhật), mới biết Hồ Quốc Vũ đã ra đi vĩnh viễn hơn 8 năm rồi. Xin thắp nén hương lòng tưởng niệm bạn!
TƯỞNG NIỆM HỒ QUỐC VŨ
Tình cờ hai đứa tự hai nơi Gặp gỡ quen nhau cũng lạ đời Đầu khoá xưng danh lòng mến mộ Chung trường kể chuyện tiếng cười chơi Người đi vùng vẫy xa ngàn dặm Kẻ ở lao đao khốn một thời Những ước còn mong ngày tái ngộ Nào ngờ tin đọc, lệ dòng rơi
Ái Hoa
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 4 Thu 07 Jul 2022, 07:10 | |
| Vĩnh biệt anh Hồ Quốc Vũ
Nguyễn Quang Phú
Tôi biết anh Hồ Quốc Vũ qua những quyển sách Toán.
Hè năm 1971, sau một năm lè phè của lớp 10 không có thi cử, tôi bắt đầu vùi đầu vào sách vở.
Mỗi ngày hè, thay vì hát bài "Kỳ nghỉ hè, ta về quê, nhà ta ở, mé bờ đê, ở nhà có, mẹ cha ta, cô và bà, quý ta quá, mẹ đi chợ, cha ra ga, bà ở nhà, để giữ bé, khi thư thả, ta ra đê, đi thả bê, nghĩ mà thú", thì tôi ôm sách toán lớp 11 tới nhà bạn Nguyễn Quang (tay giỏi toán số dách), để bắt đầu cùng tự học chương trình năm tới.
Hè ấy, anh Hoàng Trọng Lân hàng xóm, học hơn tôi 2 lớp tất tả từ trường chạy về, khoe đậu Tú tài đôi. Nhưng anh khoe về mình thì ít, mà cứ tấm tắc khoe có người bạn đậu Ưu hạng, người bạn này năm ngoái đậu Ưu mà còn được Hội đồng Giám khảo từ Saigon gởi thư ban khen, sau khi phải đem bài ra chấm lại, vì anh ta được trên 18 phẩy, trên điểm số 20.
Đó là anh Hồ Quốc Vũ.
Kể chuyện lại cho hai bạn Nguyễn Quang và Nguyễn Hồng Long, ba đứa cùng ngoéo tay, hẹn noi gương anh Vũ. Trường ta nhiều thày cô giỏi, sản sinh được thủ khoa Hồ Quốc Vũ tối ưu danh dự, sao mình không làm được ???
Như anh Hồ Quốc Vũ.
Tháng 9 khai trường, lớp 11B2 năm nay không còn nhiều bạn gái, số lớn các cô đã chuyển qua ban A, để khỏi nhức đầu với môn Toán hệ số 3. Chỉ còn 8 cô nữ sinh "xâm mình" trụ lại, chia ra hai bàn đầu. Từ cửa lớp vào, bên phải là Châu Tuyết Phương, Tạ Thị Kim Lan, Hồ Thị Như Mai, Phạm Anh ngồi đầu bàn. Phía bên kia là Ngô Thị Hiền, Đỗ Cẩm Nhung, Lê Thị Thảo và Nguyễn Thị Xuân Sương bên cửa sổ.
Tôi tình cờ ngồi sau lưng Hồ Thị Như Mai. Để ý thấy sách Toán của Như Mai rất lạ, các công thức toán, các câu định nghĩa, những chỗ quan trọng đều được gạch dưới bằng màu đỏ, xanh hay lá cây. Những "gạch dưới" này giúp ta ôn bài rất nhanh, và biết chỗ nào cần học thuộc.
Tôi hỏi Như Mai, cô nói sách này do anh tôi để lại, ảnh đánh dấu hết những điểm quan trọng, ảnh mới nhận thư ban khen của Hội đồng Giám khảo.
Đó là anh Hồ Quốc Vũ.
Cuối năm 1971, anh Hồ Quốc Vũ được du học Nhật Bản với học bổng toàn phần. Sau nhiều thủ tục, đầu năm 1972, anh lên đường đến xứ mặt trời mọc. Năm đầu tiên, anh Vũ lo tập trung học tiếng Nhật, thứ ngôn ngữ nổi tiếng khó. Vậy mà chỉ 1 năm sau, anh đã vinh dự được nhận vào Đại học Todai, Tokyo. Nên biết Todai là trường đại học nổi tiếng số một của đất nước Phù tang, Harvard của Mỹ còn có địch thủ là Yale, là Princeton, là MIT, trong khi Đại học Todai đối với nước Nhật Bản là "vô địch thiên hạ". Năm ấy, trong số 400 đơn xin học của người nước ngoài (Nhật), chỉ có 2 sinh viên được nhận, và Todai lúc ấy - và cả về sau này - chỉ có một sinh viên người Việt Nam
Đó là anh Hồ Quốc Vũ.
Ba năm sau, đang dở dang chương trình Cử nhân, thì... đứt phim. Học bổng bị cắt, thư từ không có, anh Vũ vừa đi làm, vừa đi học toàn phần, và anh đã tốt nghiệp kỹ sư đúng thời hạn, với danh hiệu thủ khoa Đại học Todai.
Một vinh dự duy nhất của người Việt tại Todai, Nhật Bản.
Anh viết thư về thăm gia đình, kèm theo bản photocopy tấm Bằng cử nhân, như một lời xin lỗi, vì ngày ấy, không thể về vinh quy bái tổ thăm đất nước Việt Nam. Hai bên còn cách nhau bức màn sắt.
Bây giờ đến lượt trường Đại học Nhật cho anh học bổng toàn phần, từ lúc ấy, không còn lo lắng tiền nhà, tiền ăn nữa, anh chú tâm vào việc học, và anh đã lấy bằng Tiến sĩ Ngành điện (Doctor of Philosophy in Electrical Engineering).
Đó là anh Hồ Quốc Vũ.
Anh ra đi; để lại cho đời 8 bằng phát minh.
So với cả nước Việt Nam hiện nay không có bằng phát minh nào.
Bạn Phạm Quang Hưng tìm thấy tổng cộng 8 bằng phát minh về capacitors, conductors và semiconductors, đứng tên anh Hồ Quốc Vũ hoặc cùng đứng tên với đồng nghiệp, được cấp từ Văn phòng cấp bằng phát minh của USA (United States Patent & Trademark Office). Trong đó có 1 bằng được cấp khi còn ở trường Đại học Todai, Tokyo. Bảy bằng còn lại được cấp khi làm việc tại Canada, trong đó có 2 bằng riêng mình anh đứng tên.
Dưới tên anh Hồ Quốc Vũ.
Cảm ơn anh. Một tấm gương hiếu học của Tổng Hợp Ban Mê Thuột.
Anh đi xa phía trước, nên không biết đấy thôi, có nhiều đàn em dõi theo bước anh mà cố học, mà ham học. Nhờ anh mà tôi biết cách học toán.
Vĩnh biệt anh Hồ Quốc Vũ.
Niềm vinh dự của Trung học Tổng hợp Banmethuot.
Nguyễn Quang Phú (NK 66-73) _________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 4 Thu 07 Jul 2022, 07:13 | |
| Hoài niệm về VŨ
Mỹ Nga - Exryu USA
Cảm giác hụt hẫng đến khó tả vẫn thường chiếm ngự trong tôi mỗi khi nghe tin xấu về những người mà tôi từng yêu mến. Dù thời gian có trôi đi nhưng nỗi buồn mỗi khi nghĩ về họ vẫn bao vây tôi, nó còn kéo dài tưởng chừng như không vượt qua được. Nhưng cuộc sống vốn là vậy, ai rồi cũng có những ngày phải lìa xa những người thân yêu. Cũng chính vì hiểu được quy luật của tạo hóa nên cuối cùng cũng phải chấp nhận, dù cho trong lòng cứ mãi vấn vương.
Thật khó để có thể diễn tả được cảm giác mất mát này, sự nghẹn ngào khi đột ngột biết anh Hồ Quốc Vũ đã ra đi. Trong ánh sáng nhạt nhòa của buổi chiều tắt nắng đó tôi thấy như đôi mắt anh đang nhìn mọi người mỉm cười. Cuộc đời của anh Vũ đã có nhiều chuyến đi, từ quê hương nhỏ bé đến những miền đất, những xứ sở khác nhau trên trái đất này. Trong đám bạn bè cũ hoặc người quen, chỉ còn gặp nhau qua những lời thăm hỏi, cố nén nỗi xót xa. Vì cuộc sống mưu sinh, vì số phận cuốn đi, xa nhau rồi lại xa nhau mãi.
Ngày tháng cứ mịt mùng cho đến hôm nay, sự xót xa càng tăng gấp bội. Vẫn chưa hết nỗi bàng hoàng, tôi không muốn tin vào điều đang xảy ra.
Anh Vũ, bây giờ anh đã đến một nơi thật bình yên. Nhưng làm sao có thể vui khi mất đi một người mà ta từng có rất nhiều kỷ niệm của tuổi thơ. Từ đây sẽ không còn được nghe anh cười nói hồn nhiên trong điện thoại mỗi lúc nhắc lại thuở thiếu thời, sẽ không được nghe lời chúc nồng ấm ấy giữa sáng đầu xuân như năm nào, sẽ không còn ai để gọi là Vũ nữa, Vũ ơi! Chỉ biết cầu mong cho Vũ giữ mãi nụ cười vương vấn như nắng mai, chỉ biết mong Vũ thật an lành trong giấc ngủ ngàn thu đó.
Nhìn lại bức ảnh cách đây hai năm Vũ đã gởi cho tôi, nhìn Vũ và Lan cùng 2 con bên nhau, một gái và một trai, bốn người trong một gia đình thật viên mãn. Vũ từng tâm sự: “Với Vũ, hạnh phúc là được bên nhau, được chia sẻ cùng nhau nỗi niềm hay toàn tâm toàn ý là đủ toại nguyện rồi." Nụ cười của anh, đôi mắt của anh đã chứng minh cho một hạnh phúc hiện hữu. Hẳn Vũ và người thân của anh đã không ngờ và bạn bè cũng không ai có thể ngờ anh bạc mệnh như thế. Người ta hay nói về thuyết tài mệnh tương đố, về số phận, giờ thì tôi cũng tin vào điều đó vì Vũ vốn là người tài hoa. Số phận không giữ anh lâu trên cõi đời này, không cho anh được nhiều thời gian hơn nữa. Mà thời gian thì có ai sờ được hay nhìn thấy, chỉ có thể cảm nhận bằng tình thương thực sự. Anh nói xem, thời gian có phải quá lạ lùng không anh?
Trong ảo ảnh của hoàng hôn, của đêm đen và trong tiếng kinh cầu, tôi mơ hồ như anh đang bay trên đôi cánh để đến với bầu trời. Lúc này mọi người chỉ có thể gọi anh trong hoài niệm.
Ngày ấy chúng tôi cùng trong một nhóm du ca. Những du học sinh Việt Nam xa quê kết tình thân hữu và trải nỗi nhớ nhà nhớ quê qua tiếng đàn tiếng hát. Chúng tôi đi nhiều nơi để hát cho bạn bè người Việt Nam. Rồi lúc ngồi nghỉ ngơi trên sân cỏ của trường đại học nào đó, nói chuyện với nhau chúng tôi mới biết rằng Vũ và tôi đều cùng sống ở Di Linh vào thời tiểu học.
Trên mảnh đất cao nguyên thượng nguồn của sông Đồng Nai đầy sương và cũng đầy nắng ấm, với hoa cà phê màu trắng xóa như mây chiều và dã quỳ vàng rực như ánh mặt trời, Vũ và tôi đã từng học chung ngôi trường có tên là Tiểu Học Kinh Di Linh.
Vũ học trên tôi 2 lớp và là một học sinh ưu tú. Vũ học giỏi nên trong cái làng nhỏ bé này ai cũng đều biết. Cùng với tuổi thơ tươi đẹp mà trời đã ban cho, Vũ cũng không tránh được những sự nghịch ngợm rắn mắc như những đứa trẻ khác. Vũ thường hay giật rổ hoa mà tôi đã mất công hái cả buổi để sửa soạn rắc cho đẹp đường đi giống như hình ảnh trong những phim Ấn Độ chiếu trong chiếc hộp nhỏ trên chiếc xe đạp của ông hát bóng dạo mà tôi rất thích coi. Rồi Vũ cười khanh khách và nói: “ Con bé lai Nhật, con bé lai Phát Xít kia ơi, sao không lo học mà ham chơi vậy?” Lúc đó tôi thật là ghét Vũ.
Dù thế, chúng tôi cũng vẫn mỗi ngày đi học trên cùng một con đường, cùng đứng chào cờ mỗi buổi sáng, cùng tinh nghịch sau giờ học. Những đứa trẻ ham chơi này không chịu về thẳng nhà mà lại chui vào vườn người ta hái những trái cà phê chín đỏ bỏ vào miệng nhai, hút hết chất ngọt rồi phun hạt ra đầy đường, hoặc đi bẻ những quả bơ ăn ngon lành. Có khi còn ném đá cho những trái ca cao rụng xuống để cạp lấy cạp để vì bụng đói. Chúng tôi mỗi ngày đều diễn đi diễn lại những trò nghịch ngợm phá phách, cùng cất tiếng cười vui như bắp rang nổ, cùng la hò vang tận trời xanh, sau đó khi mọi thứ bị đổ xuống là chúng tôi cùng ùa nhau chạy.
Nhớ những lúc kéo lại nhà một cặp vợ chồng lớn tuổi ở hàng xóm xem họ rang cà phê, mục đích chính là để thở hít lấy mùi thơm ngất ngây của cà phê rang có pha bơ. Dù ưa nghịch đùa nhưng Vũ vẫn rất chăm học, cuối năm đều được lãnh thưởng trong khi tôi chỉ đứng nhìn...
Nhưng cũng nhờ Vũ chê tôi ham chơi và viết chữ xấu mà tôi trở nên chăm chỉ hơn. Câu chuyện bắt đầu từ lần tôi bị gai cào trầy xước bàn tay, máu rướm ra làm tôi hoảng sợ. Với đầu óc non nớt, lúc ấy tôi chỉ nghĩ đến chuyện trốn vào chỗ khuất rồi khóc vì không dám đến lớp, khiến cô giáo và ba mẹ tôi nháo nhào đi tìm. Hôm đó cả trường đều biết chuyện. Khi nhìn cặp mắt sưng của tôi lúc đó, Vũ đã dỗ dành và khuyên tôi đừng mải mê hái hoa bắt bướm nữa. Lời khuyên đó khiến tôi ngoan hơn, từ một con bé suốt ngày chỉ hứng thú với những trò chơi vô bổ, tôi đã biết lo và chăm học hơn xưa. Mẹ tôi còn nhờ thầy Viễn về kèm học thêm vừa dạy tôi viết chữ cho đỡ cua bò. Từ ngày ấy, tôi đã xem Vũ như người anh ruột thịt của mình. Để rồi lên lớp nhì lớp nhứt tôi cũng được lãnh những phần thưởng to tướng đầy sách vở và tự điển chứ không còn đứng ngơ ngáo nhìn Vũ và người khác lãnh thưởng nữa như lúc học lớp ba nữa. Con đường học tập cứ năm tháng dần trôi như tuổi hồn nhiên gắn liền với bảng đen phấn trắng. Rồi cũng không biết tự bao giờ, chúng tôi từ giã tuổi thơ của những trang sách, tập vở, xa những bông hoa cà phê đẹp như sương phủ trắng xóa đường làng. Vũ rồi đến phiên tôi lần lượt rời xa vùng Di Linh để ra thành phố lớn học, tất cả đám trẻ thời ấy đều tâm niệm sẽ cố gắng học hành để sau này như những cánh chim thiên di rời tổ ấm tung cánh vào đời.
Cũng không ngờ quả đất tuy lớn mà nhỏ, chúng tôi lại gặp nhau nơi xứ người sau một thời gian khá dài. Chúng tôi cùng cất tiếng ca, lúc trầm lúc bỗng, lúc như tiếng thì thầm của gió. Cũng có những lời hát gợi buồn: “ Thà như giọt mưa rớt trên tượng đá, rơi trên tượng đá, vỡ trên tượng đá ”.
Giọt mưa ngày ấy giờ đã tan cùng những hạt mưa khác để chảy thành sông suối hay hòa cùng biển lớn hoặc đã hòa cùng mây gió. Vũ đã đi thật xa. Không hiểu ở nơi xa ấy Vũ có còn cất giọng ca trầm ấm như xưa? Chỉ biết rằng kiếp này chúng tôi không còn gặp anh nữa, chúng tôi khóc tiễn một người đã yên giấc ngàn thu. Tôi nhớ về anh với những kỷ niệm trong sáng đã đi qua một thời thơ ấu. Nếu ai cũng biết được sẽ có ngày xa nhau vĩnh viễn như vầy, những lúc còn bên nhau, là bạn bè, là anh em, sao không thể hết lòng với nhau hơn nữa. Tuổi trẻ của Vũ đầy những lý tưởng cho quê hương. Có thể anh đã thực hiện hoài bão của mình, có thể ước mơ còn dang dở đâu đó nhưng tôi tin rằng anh đã sống có ích, đã làm con người đúng nghĩa. Và hơn hết anh đã là niềm tin cho mọi người. Vũ ơi! Cuộc sống tha hương chưa hết những chông gai, anh lại là người ra đi quá sớm. Trong không gian này tôi lại nghe tiếng hát của anh năm xưa rồi tôi lại muốn khóc. Anh để lại cho gia đình, quê hương và bạn bè nhiều tiếc nuối. Nhưng dù ở đâu, dù ở chân trời nào, hãy tin rằng mọi người luôn yêu thương và kính trọng anh.
Vũ ơi, bao giờ chúng tôi mới có thể quên được anh?
Mỹnga.
Texas 13/2/2014
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 4 Thu 07 Jul 2022, 08:10 | |
| Vũ và Tôi
Hoàng Minh Phụng - Exryu Canada
Nghe tựa đề có vẻ hơi giống tiểu thuyết "Thằng Vũ" của Duyên Anh, nhưng đây không phải là một tiểu thuyết mà là một hồi ký viết về những kỷ niệm của tôi với Hồ Quốc Vũ, một người bạn vừa mới vĩnh viễn từ giã chúng ta ngày 10-2-2014 vừa qua.
Vũ và tôi là hai người bạn cùng khóa, cùng qua Nhật trên một chuyến máy bay. Hai đứa đã có một thời sống chung ở cư xá Fuchu trong thời gian học Nhật ngữ và sau đó là cư xá Komaba. Bởi thế giữa tôi và Vũ có rất nhiều kỷ niệm. Có thể nói bây giờ nhìn lại, hầu hết những kỷ niệm vui buồn đáng nhớ nhất của thời du học của tôi đều có Vũ trong đó. Ngoài ra, giữa tôi và Vũ còn có những cơ duyên kỳ ngộ đặc biệt mà không phải bạn bè dokyusei nào cũng có.
Mùa thu 1971, sau khi thi đậu tú tài II, tôi trở lại Saigon, nơi chôn nhau cắt rốn, sau 14 năm xa cách, để chuẩn bị thi vào đại học. Cũng như một số học sinh khác, những lúc rảnh rỗi tôi thường lê la đến nha du học ở đường Hồng Thập Tự để xem có học bổng du học nào không. Mỗi năm, Úc và Mỹ hay cho học bổng nhưng năm đó, không hiểu sao học bổng du học rất hiếm. Nhưng dù cho có học bổng đi Úc hoặc Mỹ chăng nữa, tôi vẫn không dám nộp đơn vì ở trung học tôi chọn Pháp văn là sinh ngữ chính nên rất biết rõ khả năng tiếng Anh của mình, có nộp cũng chỉ tốn công và chuốc lấy ê chề mà thôi. Trong lúc giấc mơ du học sắp tàn thì may sao học bổng du học Nhật được niêm yết, và còn mừng hơn khi họ đòi hỏi chỉ phải biết một trong hai sinh ngữ Anh hoặc Pháp để thi. Thế rồi ngày thi viết tới. Tôi may mắn qua được vòng này. Kế đó là thi vấn đáp ở toà đại sứ Nhật tọa lạc ở đường Nguyễn Huệ, gần bến Bạch Đằng, do đích thân ông tùy viên văn hoá Nhật chất vấn. Trong lúc ngồi chờ đến phiên mình, tôi đảo mắt quanh phòng quan sát những thí sinh khác. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng mà! Tôi thấy ngay một thí sinh mặt mày khôi ngô sáng sủa, đeo kiếng đen gọng lớn, có vẻ rất học thức và thông minh. “Địch thủ đáng sợ của mình đây!”, tôi tự nhủ. Quả nhiên, tên địch thủ đáng sợ ấy cuối cùng đậu hạng nhất và cũng vì hắn mà tôi xém trượt vỏ chuối vì tôi hạng chót. Tên địch thủ ấy không ai khác hơn là Vũ.
Những tưởng đó là lần đầu tiên tôi gặp Vũ, nhưng sau này qua Nhật rồi, trong lúc tâm sự, hai đứa mới biết trước đó hai đứa đã từng hai lần ở chung dưới một mái nhà, cùng chung một bức vách mà không biết. Vũ quê vùng cao nguyên đất đỏ, còn tôi dân miền thùy dương cát trắng. Có lẽ Ban Mê Thuột học sinh không nhiều nên chính phủ không tổ chức thi Tú Tài I & II. Vì vậy, mỗi lần thi Tú Tài, Vũ phải khăn gói, lều chõng xuống Nha Trang. Nghe tới đây, tôi thấy câu chuyện bắt đầu ly kỳ và cảm thấy thật tội nghiệp cho Vũ. Tôi hỏi “Vậy chớ trong lúc ở Nha Trang, ông ở đâu?” Vũ nói ở tạm nhà một ông thương gia quen với ba Vũ vì ông này hay lên Ban Mê Thuột làm ăn. Nghe đến đây tôi giật nẩy người lên. Ba tôi có mua được một miếng đất khá lớn nhưng rất rẻ vì miếng đó nằm ở một vùng hoang vắng lại không xa nghĩa địa là bao, nhưng vì làm ở ty Điền Địa nên ông biết trước vùng này sẽ phát triển trù phú. Bởi vậy khu này về sau được gọi là khu Xóm Mới và nhà tôi là một trong những gia đình tiên phong đến vùng này (y như là đến vùng kinh tế mới vậy). Nghe đâu trước đó dân nghèo trong thành phố thường ra đây lén lút mai táng người thân trên miếng đất này và những miếng lân cận vì không có tiền mua đất trong nghĩa địa. Thảo nào khi xây nhà, làm giếng, mỗi lần đào đất lên là thấy xương cốt tùm lum làm má tôi rên và ... run quá trời. Lúc đó tôi còn nhỏ ham vui, nào biết gì, lại rất nghịch ngợm, mỗi lần thợ đào được một khúc xương thì thích lắm, liền xin để dùng làm thế khúc gỗ chơi đánh căng với mấy đứa trẻ hàng xóm, còn sọ người thì dùng để ... đá banh nên bị khẻ tay khẻ chân hoài. Ba tôi xây một căn nhà lớn để gia đình ở, vài năm sau thêm một phòng giáp vách và sau đó thêm vài căn nhỏ nữa cho mướn kiếm thêm lợi tức vì với đồng lương công chức hạng quèn nuôi một vợ sáu con cũng hơi vất vả. Người mướn căn phòng sát vách nhà tôi là ông Th., một thầu khoán và cũng là thương gia thành đạt nhờ hay lên Ban Mê Thuột mua gỗ về bán. Ông Th. có nhà cửa đồ sộ ở Saigon, nhưng mướn một phòng của nhà tôi ở Nha Trang để … xây tổ ấm mới. Bởi vậy khi nghe Vũ nói đến người quen của ba Vũ là tôi đã bán tín bán nghi.
“Có phải Vũ ở nhà ông Th. không?”, tôi hỏi.
Lần này, đến phiên Vũ giật mình: “Ủa, sao ông biết?”
“Vậy là Vũ ở nhà tui rồi Vũ ơi!”, tôi cười lớn.
Vũ cười theo: “Hèn chi trong lúc ở trọ nhà ông Th., mỗi lần qua lại ngang cửa sổ của chủ nhà, tui thấy có một chàng khoảng tuổi tui cắm đầu cắm cổ gạo dữ lắm, có phải là ông không?”.
Biết Vũ thêm mắm thêm muối để chọc mình, tôi trả đũa: “Ừa, chàng “gạo” ấy là tui đó. Cũng vì ông mà báo hại tui vì thấy tự nhiên có người lạ cứ hay nhìn nhìn vào cửa sổ nhà mình nên dù đang rất bận chuẩn bị cho ngày hôm sau đi thi, tui phải vừa học vừa để ý ... canh chừng đồ.”
Thế là hai đứa cười xòa.
Vài tuần trước khi rời VN, bốn đứa được tuyển chọn là Vũ, Thái, Thu và tôi trở nên quen biết và thân với nhau nhiều hơn nhờ bác Lợi, ba chị Thụy, và bác Kim, ba chị Thủy Đỗ, đã tổ chức những buổi họp mặt ở nhà hai bác để hai bác dặn dò và truyền lại kinh nghiệm của các con của hai bác là những người đi trước. Cảm động nhất là hai bác đã nhắn nhủ qua Nhật phải ráng học hành cho giỏi, giữ truyền thống của các anh chị đi trước không để thua những sinh viên nước khác hầu làm rạng rỡ Việt Nam, và nhất là ráng hấp thụ những tinh hoa của xứ người để sau này về góp phần xây dựng quê hương. Ôi! Cách yêu nước của hai bác thật là đặc biệt, biết mình tuổi già sức yếu, không làm gì nhiều được cho quê hương nên chỉ còn một cách là nhắn nhủ thế hệ sau, gởi trao trách nhiệm cho đàn con cháu. Tiện đây, xin hai bác cho con gởi một lời cám ơn chân thành; lời khuyên của hai bác, dù đã hơn 40 năm.
Ở cư xá của trường Nhật ngữ Fuchu được một ngày thì hôm sau, một sempai “khả kính” đến dẫn bốn đứa đi Shinjuku, nói là để shopping. Cả bọn thích lắm, đi shopping mà có sempai đi theo làm thông dịch thì còn gì sướng bằng. Nhớ lại mới hồi sáng, bốn đứa đi chợ chung với nhau, vô một tiệm thịt, nhìn hoài mà không biết miếng nào là thịt heo, cục nào là thịt bò. Hỏi một hồi mỏi cả 40 ngón tay mà mấy ông hàng thịt vẫn chẳng hiểu gì cả. Sau cùng, một trong bốn đứa lanh trí, lôi giấy ra, vẽ một đầu bò và một đầu heo. Tuy vẽ không đẹp nhưng nhờ đầu bò có sừng nên ông bán thịt hiểu ngay. Phải chi trong khóa tụi này có một cô thì đã đâu đến nỗi này !.
Xuống ga Shinjuku, sempai dẫn đi quanh co một hồi rồi chui vào một tiệm stripping show. Tôi đang chưng hửng thì sempai hối “Vô lẹ đi kẻo trễ giờ. Cứ vô đây ngồi cho đỡ mỏi chân theo lời yêu cầu của một dokyusei của ông đã, rồi sẽ đi mua sắm sau.” Lệnh sempai đâu dám cãi! Dưới ánh đèn lờ mờ, trong lúc trên bục một cô Nhật đang từ từ cởi bỏ dần những miếng vải không cần thiết trên người, tôi và Vũ chỉ biết liếc nhìn nhau cười khúc khích. Đến khi nàng tiến đến gần chỗ tụi nầy ngồi, một dokyusei bèn trổ hết vốn liếng Nhật Ngữ của mình ra bi bô chỉ trỏ “Kore wa nan desu ka? Sore wa nan desu ka? Are wa ...”. Chàng chưa hết câu thì đã được nàng khẽ tặng cái G-string vô má. Tới đây, Vũ và tôi như tức nước vỡ bờ, ôm bụng cười ngặt nghẽo, thiếu điều muốn ngã lăn chiêng ra đất. Khổ nhất là tuy quá tức cười, nhưng phải bụm miệng không dám cười ra tiếng vì phòng đã nhỏ lại chật ních. Liếc nhìn hàng ghế trước, dưới ánh đèn mờ ảo, thấy hai vai sempai cũng run lên bần bật. Chắc sempai cũng đang cười vỡ bụng. Trên đường trở về cư xá và suốt cả mấy ngày sau, Vũ cứ tấm tắc “Phục thằng Th. thiệt!”, trong khi vị sempai thì cho một lời khuyên rất hay “Mấy ông muốn giỏi tiếng Nhật thì phải bắt chước như Th., biết được chữ gì cứ đem ra mà thực tập, như vậy mới mau giỏi. Hì, hì...” Chí lý, chí lý, “practice makes perfect” mà!
Hầu như những tuần kế tiếp, weekend nào cũng được sempai dẫn đi đây đó, khi thì ra ngân hàng mở trương mục, lúc thì đi mua sắm, đi chơi để có hình chụp gởi về VN, khi thì đi xem Hoàng Cung, khi thì đi Akihabara mua đồ. Tới đây tụi này thấy ngợp với những đồ electronic trưng bày san sát từ tiệm này qua tiệm kia, từ từng basement cho tới tuốt từng chót. Nơi đây Vũ mua một camera, còn tôi một máy thâu băng (cassette tape recorder). Lần kế, sempai dẫn đi chơi ở một công viên giải trí (amusement park) tên là Korakuen. Thấy roller coaster mà sempai gọi là xe lửa tử thần có vẻ hay hay nên đi thử cho biết để rồi tởn tới già, xém chút xíu nữa là …ướt cả quần. Từ đó về sau không bao giờ dám đụng tới trò chơi này nữa.
Sau khi mua sắm và làm những chuyện cần thiết xong, tụi này được các anh chị sempai ở Komaba làm tiệc đón mừng để biết mặt nhau. Cư xá Komaba lúc đó có anh Vĩnh (trưởng nhóm), anh Nhàn, anh Thinh, anh Thức, anh Phúc, anh Hạnh, anh Minh, anh Nam, anh Hùng, anh Quốc, Hưng-san, chị Diệu, chị Hồng Loan, chị Thụy, chị Mai và chị Thủy Đỗ. Mấy anh chị rất thân mật, vui vẻ, tử tế, nhất là mấy chị đã bỏ ra rất nhiều công sức làm một bữa tiệc rất thịnh soạn để thiết đãi bốn chàng “cô hai”.
Một trong những kỷ niệm đáng nhớ trong thời gian tụi này ở cư xá Fuchu là mỗi lần đến sinh nhật đứa nào trong bọn là đứa đó nấu ăn đãi tiệc trong khi ba đứa kia tặng quà. Trước khi mua quà ba đứa hay bàn tính với nhau để khỏi tặng trùng, hoặc là hùn lại tặng chung một món, và đồng thời phải để ý xem sở thích của “đương sự” là gì để mua đồ cho thích hợp. Kỳ sinh nhật tôi, vì biết tôi thích sưu tầm tem nên tôi được tặng một album tem thật đẹp mà tôi còn giữ mãi đến bây giờ. Có những sinh nhật tụi này cũng mời vị sempai "khả kính" xuống dự để trả công đã dẫn đi Shinjuku shopping hôm mới qua Nhật và cũng để ... được thêm quà. Thành ra ngày sinh nhật của Vũ, Thái và Thu tôi vẫn còn nhớ mãi. Ngày sinh nhật của Vũ dễ nhớ nhất vì đó là ngày hạ chí (summer equinox), tụi này thường chọc, gọi là ngày “chí rụng”.
Sống chung với nhau vài tháng ở Fuchu, tôi khám phá ra là Vũ học rất giỏi. Hồi còn ở VN, tôi biết kết quả Tú Tài chỉ có 4 hạng: Ưu, Bình, Bình Thứ và Thứ. Đậu hạng Bình đã được xem là giỏi, hạng Ưu thì khỏi nói. Đến khi quen Vũ, tôi mới biết còn một hạng nữa, đó là hạng Tối Ưu và Vũ là người duy nhất trong số những người tôi quen biết đã đậu hạng đó. Ngoài ra còn hai điều làm tôi rất phục Vũ. Ở Nhật, vô đại học rất khó, nhất là những đại học nổi tiếng. Mỗi trường đại học chỉ dành ra vài chỗ cho học sinh ngoại quốc, vừa tư phí vừa học bổng Mombusho, thành ra trường Nhật ngữ phải dựa vào thành tích cuối năm của học sinh để chỉ định ai đi thi vô trường nào. Có điều những học sinh đến từ Singapore, Hong Kong hoặc Mã Lai gốc Tàu có ưu thế hơn học sinh đến từ những nước khác vì họ đã biết sẵn Kanji. Những học sinh đến từ Phi, Singapore, Thái, Mã Lai, ... thì có ưu thế về tiếng Anh. Việt Nam ta may mắn là tiếng Hán Việt bắt nguồn từ Kanji nên cũng đỡ được phần nào, tuy vậy so với học sinh các nước khác vẫn còn thất thế, có chăng là hơn được Lào với Cao Miên. Bởi vậy năm Nhật ngữ học rất vất vả vì đứa nào cũng muốn được vô trường danh tiếng, nhất là muốn ở lại Tokyo để năm sau được vô Komaba ở với các sempai của mình cho vui. Trong lúc tôi học phờ người thì thấy Vũ vẫn cứ ung dung, không bao giờ lộ vẻ lo lắng về học hành cả. Sắp thi hay không, Vũ vẫn đi ngủ sớm, vẫn ăn uống thong thả, cứ như là đang qua Nhật du lịch vậy.
Một điều làm tôi phục Vũ nữa là khả năng tiếng Anh của Vũ. Vũ và tôi ở trung học đều chọn Pháp văn làm sinh ngữ chính. Bởi vậy, vốn liếng tiếng Anh của tôi có thể nói gần như là zero. Những tuần đầu ở Nhật, những buổi orientation của nhà trường, hoặc của hội YWCA dặn dò về việc mấy bà mẹ Nhật này nọ, vì học sinh chưa nói được tiếng Nhật nên họ chỉ dùng tiếng Anh làm tôi rất khổ sở vì chẳng hiểu gì cả. Đó là chưa kể những học sinh nước khác giao thiệp với nhau hoạt bát bằng tiếng Anh rất thân mật trong khi tôi phải dùng sign language tự chế. Nhưng Vũ thì khác. Buổi họp nào, Vũ cũng hiểu, thỉnh thoảng còn giơ tay hỏi bằng tiếng Anh làm tôi phục sát đất. Phải chi thời trung học, Vũ chọn Anh văn làm sinh ngữ chính thì không có gì lạ. Kể từ đó, Vũ trở thành thông dịch viên bất đắc dĩ của tôi cho tới khi tiếng Nhật của chúng tôi đủ khá ra để nhà trường không dùng tiếng Anh nữa.
Thời trung học đệ nhất cấp, tôi rất khá môn toán. Tới giờ toán chạy, cô giáo vừa ra đề xong là tôi đã vội đưa tay lên xin giải làm cả lớp đăm đăm nhìn tôi với ánh mắt nghi ngờ, nghĩ rằng tôi đã may mắn trúng tủ bài đó. Vậy mà lên đệ Tam, tôi lại chọn ban A vì gia đình muốn tôi sau này thành bác sĩ, hay ít ra cũng là dược sĩ như hai bà chị. Kể từ đó, khả năng toán của tôi lụn bại dần vì tối ngày chỉ biết nhồi sọ với tên của các tế bào. Lúc nộp đơn xin học bổng du học Nhật, tôi tá hỏa vì chính phủ không cho học bổng du học ngành nha, y, dược, vì những ngành này trong nước đã có nên dành ưu tiên cho những ngành cần thiết hơn cho công cuộc kiến thiết quốc gia. Cực chẳng đã, tôi phải xin học ngành kỹ sư hóa học. Vì vậy, năm Nhật ngữ và năm đầu ở đại học, mỗi lần đến giờ toán là tôi ... chới với, cứ trách mình sao hồi đó ẩu và liều quá, học ban A mà lại chọn ngành kỹ sư, nhưng đã lỡ phóng lao thì phải theo lao, biết làm sao bây giờ. Chợt một sáng kiến lóe lên trong đầu. Vậy là mỗi lần toán có gì không hiểu hoặc có bài làm khó là tôi ôm bài vở tới … gõ cửa phòng Vũ. Vũ rất giỏi Toán nên thấy có người hỏi là y như được gãi trúng chỗ ngứa, thích thú giảng cho tôi nghe rất rành mạch làm tôi cảm kích lắm nên bù lại, mỗi lần như vậy là Vũ được yên thân mấy ngày, ... không bị chọc.
Một liên hệ đặc biệt khác giữa tôi và Vũ là hai đứa có cùng chung một bà má Nhật, vợ ông Endo Shusaku, một trong những nhà văn nổi tiếng nhất ở Nhật thời bấy giờ; truyện ông viết đã được dịch ra trên 10 thứ tiếng và ông đã từng được giải thưởng văn hóa của Nhật Hoàng và giải thưởng của nhiều quốc gia khác. Lần đầu tiên đến nhà bà má Nhật, hai đứa phải dựa theo lời chỉ dẫn mà lần mò từ ga đến nhà. Trời thì tối, lạnh, lại lên dốc, mà kiếm nhà người Nhật không phải dễ vì ở Nhật không dùng tên đường. Để tạo không khí vui vẻ hầu làm quên nỗi mệt, tôi nói “Vũ nè, hai đứa mình tuy khác cha nhưng cùng mẹ, vậy mình là anh em với nhau rồi đó. Cũng may Vũ-san sinh sau tui vài tháng, bằng không sau nầy tui phải bắt các con tui gọi Vũ-san bằng bác, bác ... Hồ.” Vũ vừa hổn hển vừa phì cười “Cái ông này, đang leo dốc mệt muốn đứt hơi mà còn chọc cười nữa.”
Thấm thoát một năm trôi qua, năm Nhật ngữ chấm dứt. Vũ vô đại học Tokyo (Todai) - đại học lớn và nổi tiếng nhất Nhật Bản, Thu vào Hitotsubashi, còn Thái và tôi Tokodai. Vậy là bốn đứa vẫn còn duyên nợ với nhau nên cùng dọn vô Komaba ở với các anh chị sempai.
Hè 1973 là mùa hè đầu tiên sau Hiệp Định Paris, tình hình VN có vẽ lắng dịu so với mùa hè của những năm trước nên các sinh viên VN về thăm nhà rất đông. Trong cư xá Komaba chỉ còn lại vài sinh viên VN, trong đó có Vũ và tôi. Buồn và cô đơn quá, không biết làm gì, hai đứa rủ nhau xuống Kobe thăm Tho-san. Sempai Tho rất vui tính, bình dân, trong thời gian tụi này ở trọ, chỉ toàn mặc quần xà lỏn áo thun, một phần cũng vì mùa hè ở Kansai nóng quá mà cửa sổ phòng không đủ lớn để gió lùa vào. Sempai còn nói, không biết đùa hay thật, là nhiều đêm nóng quá mà phòng tắm công cộng ofuro đã đóng cửa, đành phải ra sau nhà múc nước dội tắm y như ở VN. Sempai còn hỏi hai đứa nếu muốn, sempai sẽ dẫn ra sau nhà tắm. Vũ vội xua tay “Thôi, thôi, Tho-san cho Vũ xin miễn.” Những ngày sau, sempai dẫn đi Kyoto, Nara, Osaka, thăm những ngôi đền, chùa và những di tích nổi tiếng. Sau cùng ba người vô cư xá du học sinh ở Osaka. Nơi đây, hai đứa được sempai Tho giới thiệu với anh Hảo và Thông - em chị Thanh Hà đang ở cư xá Komaba. Tối đó, Vũ ngủ phòng anh Hảo, còn tôi ngủ phòng Thông. Nếu tôi nhớ không lầm thì năm đó Thông đang học ở đại học Kumamoto, Kyushu, và hè đó lên Osaka chơi. Thông được một phòng trong cư xá ngủ tạm vì chủ nhân là một người bạn thân đang về VN thăm nhà. Thông qua Nhật trước tôi và học trên tôi một lớp. Thông cũng là dân Nha Trang, lại học cùng trường trung học, nhà hai đứa cùng ở khu Xóm Mới, nên hai đứa nói chuyện suốt đêm, nhắc lại trường Võ Tánh, bãi biển, chợ Xóm Mới ..., quên cả ngủ. Ôi vật đổi sao dời sao mà lẹ thế, năm người mới hôm đó mà giờ đây bốn người đã vĩnh viễn ra đi!
Thời gian ở Komaba rất vui vì có nhiều sinh viên VN nên có nhiều sinh hoạt chung. Nào là bóng chuyền, bóng bàn, tennis, cờ tướng, tiệc sinh nhật, tiệc cưới, tiệc tất niên ... Đó là chưa kể hè nào cư xá cũng tổ chức đi chơi ở Nagano, mùa đông thì đi trượt tuyết. Vui nhất có lẽ là Open House đầu tháng 11 mỗi năm. Đây là dịp để sinh viên các nước hãnh diện phô trương văn hóa nước mình. Sinh hoạt gồm có buổi sáng bán đồ ăn, cả ngày triển lãm và kết thúc bằng màn văn nghệ buổi tối.
Open House 1973 là ngày văn hóa đầu tiên sau khi chúng tôi dọn lên Komaba. Đây là năm lực lượng sinh viên VN ở Komaba hùng hậu nên làm rất linh đình. Buổi sáng bán phở rất đắt khách, có người xơi tới 2 tô, chưa hết giờ mà nồi đã cạn, trong khi dự tính là nếu còn dư thì để ăn mừng sau. Cũng tại mấy chị nấu ngon quá, ráng chịu! Phòng triển lãm của VN bên thư viện cũng rất ăn khách. Chữ “VIETNAM” được cắt từ tấm foam trắng dán nơi cửa rất đẹp. Ngoài ra anh Quốc còn có sáng kiến lấy giấy kiếng màu cắt hình em bé thổi sáo trên lưng trâu dán nơi cửa sổ trông y như stained glass của các cửa sổ nhà thờ, ai thấy cũng trầm trồ. Tem và đồ tiểu công nghệ VN cũng được quan khách ưa chuộng nên bán rất chạy. Ấn tượng đậm đà nhất là màn văn nghệ buổi tối, khi sinh viên VN góp phần với vũ khúc "Tình Tự Tin". Bốn chàng, áo dài khăn đóng, tay phe phẩy quạt xếp ra dáng rất thư sinh nho nhã, cặp tay bốn cô thiếu nữ thôn quê, khăn mỏ quạ, áo tứ thân, e thẹn sau nón lá, nhịp nhàng theo tiếng nhạc của bài Tình Tự Tin, trông rất lãng mạn, tình tứ. Khán giả Nhật cũng như sinh viên ngoại quốc vỗ tay khen quá cỡ. Bốn chàng thư sinh đó là anh Phúc, anh Vĩnh, Hưng-san và tôi. Còn mấy nàng thiếu nữ thôn quê duyên dáng là chị Hà, chị Thụy, chị Mai và chị Thủy Đỗ. Để có được một màn vũ tuyệt đẹp như vậy, cả bọn phải tập dượt cả mấy tháng, kể cả tập hát cho đều để thâu vô băng cassette làm nhạc nền. Tội nghiệp nhất là mấy chị, vừa tập múa, vừa may y phục cho màn vũ lại vừa phải lo nồi phở. Buổi Open House đó Vũ tham gia rất tích cực, từ đóng góp ý kiến, planning, trang trí đến thay phiên tiếp đón quan khách, dọn dẹp.
Open House năm đó rất thành công, nhưng sẽ hoàn hảo hơn nếu có màn trình diễn của ca sĩ Thanh Lan theo như dự tính. Số là trước đó vài ngày, Thanh Lan, có nhạc sĩ Phạm Duy và Ngọc Chánh tháp tùng, đến Tokyo tham dự cuộc dự thi International Folk Song Festival tổ chức ở Budokan. Hai đêm đầu là sơ tuyển, đêm thứ ba chung kết. Komaba có được vài vé mời đi xem thi sơ tuyển. Thanh Lan sẽ hát bài “Tuổi Biết Buồn” do hai nhạc sĩ nầy sáng tác. Vì không có tờ chương trình, không biết Thanh Lan sẽ hát đêm nào, nên chúng tôi chọn vé đi xem đêm thứ nhì vì bữa đó là thứ Bảy tiện hơn. Rủi thay đó không phải là đêm Thanh Lan trình diễn, nhưng bù lại, được nghe cô Kosaka Akiko hát bài “Anata” tự mình sáng tác. Bài này đoạt giải nhất kỳ đó và sau này được dịch ra tiếng Việt, hình như bởi Phạm Duy, với tên “Căn Nhà Nhỏ”. Vì sẵn dịp Thanh Lan đang có mặt ở Tokyo nên mấy anh chị đề nghị mời Thanh Lan đến hát giúp vui buổi Open House. Nghe nói Thanh Lan vui vẻ nhận lời mặc dầu là hát miễn phí, có lẽ một phần Thanh Lan đã có thời là sinh viên nên vẫn còn thích sinh hoạt với sinh viên chăng? Nhưng đêm đó, anh Phúc và anh Vĩnh thay phiên nhau đứng chờ trước cửa cư xá, chờ hoài, chờ mãi mà không thấy Thanh Lan tới. Sau này nghe nói Thanh Lan muốn tới nhưng Phạm Duy không cho vì không có thù lao, trong khi đó sinh viên Phi Luật Tân mời được ca sĩ của họ tới hát. Nghĩ lại thấy cũng buồn nhưng không thể trách Thanh Lan được.
Hè năm 1974, mấy anh chị ngoài cư xá táo bạo quyết định làm một buổi văn nghệ - do anh Vũ Đăng Khuê làm bầu "sô" - ở Kita Kumin Kaikan, bán vé lấy tiền để gởi về giúp cô nhi ở VN. Nguyễn Thái Trung Sơn, một kohai của tôi ở Tokodai, đã thảo họa vé vào cửa với hình khuôn mặt hai em bé cô nhi VN rất dễ thương, nét phác thật đẹp như tay vẽ chuyên nghiệp (thành ra bây giờ nghe tin Sơn là họa sĩ, tôi không lấy làm ngạc nhiên). MC điều khiển chương trình buổi văn nghệ là anh Nguyễn Anh Đào, người mà trước đó đã thắng giải thưởng một triệu yen trên một chương trình game show dành riêng cho du học sinh trên TV Nhật (Một sinh viên thắng giải khác là anh Trần Thiên Dũng, được thưởng 400,000 yen). Thấy màn vũ Tình Tự Tin của đêm Open House phô diễn được âm điệu và màu sắc dân tộc, ban tổ chức yêu cầu Komaba đóng góp bài nầy bên cạnh màn độc tấu đàn tranh của chị Thụy. Và ban Du Ca khởi nguồn từ Komaba còn đóng góp thêm bài hát “Cho Đồng Bào Tôi”. Lúc này Khương và các cô Trinh, Lan và Mỹ Nga đã gia nhập nhóm Du ca. Về phần màn vũ, vì các sempai lớn không ưng múa trên sân khấu nên nhờ Vũ, Nhựt và hai cô Trinh, Lan thay thế. Không hiểu duyên số đưa đẩy thế nào mà kỳ đó Lan múa cặp với Vũ, và trong kỳ múa dịp Open House thì chị Hà lại múa cặp với anh Vĩnh. Hai cặp tình nhân giả vờ trên sân khấu đó bây giờ ngoài đời nên duyên vợ chồng với nhau. Không ngờ màn vũ đó có thể tiên đoán được chuyện sẽ xảy ra, không khác nào chuyện con bạch tuột có thể tiên đoán được kết quả của World Cup Soccer cách nay không xa.
Vài tháng sau, nhìn TV chiếu cảnh dân chúng ùn ùn di tản từ cao nguyên xuống đồng bằng trông rất tội nghiệp, sinh viên VN ở Komaba cũng như ngoài cư xá bèn tổ chức lạc quyên góp tiền và đồ gởi về VN. Phần Komaba thì chia phiên nhau đến mấy nhà quanh cư xá xin quần áo cũ. Một bức thư bằng tiếng Nhật được Vũ thảo ra đem phát từng nhà để gia chủ biết mà chuẩn bị quần áo trước khi tụi này đến gõ cửa. Người Nhật rất cảm động về nghĩa cử nầy nên cho quần áo rất nhiều. Mặc dầu mình chỉ xin quần áo cũ, nhưng lúc soạn đồ thấy có nhiều quần áo mới tinh rất đẹp. Chị Mai nói đùa với chị Thụy “Vậy là đủ xài cả đời, mình khỏi tốn công đi shopping.” Nghe vậy, tôi chêm vào “Nhưng tội cho Vũ vì không có bộ nào đủ bự cho Vũ mặc.” Vậy là mọi người lại cười vang quên mệt nhọc.
Mấy anh chị khác thì tổ chức lạc quyên. Mỗi ngày đi học về, tụi này cùng với các anh chị ngoài cư xá thay phiên nhau “ôm thùng” đứng ở những ga lớn đông người qua lại như Shinjuku hay Shibuya. Cuối ngày, mọi người đem thùng vô Komaba đếm tiền và rất vui khi thấy quyên được khá nhiều tiền. Kỳ đó, Vũ và anh Hảo được chọn làm thủ quỹ.
Nhờ anh Hảo mà các sinh viên VN trong và ngoài Komaba đã hợp tác chặc chẽ để đem lại thành công cho buổi văn nghệ và lạc quyên gây quỹ cứu trợ. Sau hai việc làm từ thiện đó, anh Hảo trở nên thân với đám kohai trẻ chúng tôi, và vô Komaba thường xuyên hơn. Một tối mùa hè 1974, anh Hảo đi xồng xộc vô phòng ăn shokudo của cư xá, khoe mới được ông thầy cho chiếc xe hơi và hối ăn lẹ lên để chở đi chơi. Ở Nhật đi xe điện thì như cơm bữa, chứ hiếm dịp được đi xe hơi. Cả bọn nhao nhao lên đòi anh Hảo chở xuống cư xá Fuchu liền để thăm các kohai Mỹ, Hào và Hòa lúc đó mới qua Nhật được vài tháng. Xe chỉ có 5 chỗ ngồi mà đi tới 8 mạng – anh Hảo (tài xế), anh T.Q. Minh, chị Hà, chị Mai, chị Thụy, Vũ, Nhựt và tôi. Mỗi lần xe tới chỗ nào đèn sáng, sợ cảnh sát thấy nên Vũ, Nhựt và tôi là ba người kohai nhỏ nhất trên xe phải cúi rạp người xuống tới khi nào ngang chỗ thiếu ánh đèn đường mới dám ngóc đầu lên. Cứ cúi xuống ngóc lên như thế không biết bao nhiêu lần, muốn ẹo cả lưng nhưng vẫn thấy vui. Khi xe ngang qua Chofu, Vũ chọc chị Thụy “Anh Hảo dừng lại cho chị Thụy ghé vô apa-to của Hưng-san.” Trên xe có tiếng cười hí hí.
Tới Fuchu, xe bắt đầu chạy cà giựt cà giựt rồi cuối cùng dừng lại, mà oái ăm thay lại đúng ngay cạnh bảng “Chyusha kinshi”, cấm đậu xe. Anh Hảo tìm đâu trong xe được một miếng giẻ rách, bèn phủ lên tấm bảng cấm đậu xe, hy vọng nếu cảnh sát có tới hỏi thì nói vì tấm bảng bị che nên không thấy (!). Vừa lúc đó có hai ông cảnh sát đi xe đạp lù lù tới, có lẽ do những nhà chung quanh điện thoại báo tin. Trong lúc cảnh sát đang bận hỏi giấy tờ anh Hảo thì anh Minh hối ai không có mang theo thẻ ngoại kiều “gaikokujin toryoku sho” thì hãy lánh đi. Luật ở Nhật bắt buộc người ngoại quốc ra đường phải mang thẻ này để chứng tỏ mình đang ở Nhật hợp pháp, ai quên mang sẽ bị nhiều phiền phức với cảnh sát. Vậy là chị Mai và chị Thụy len lẻn trốn ra ga Fuchu gần đó hầu mong đáp được xe điện về Komaba. Rủi thay, cảnh sát thấy tự nhiên có vẻ thiếu vài người, hỏi tụi này thì ai cũng ú ớ ra vẻ không biết tiếng Nhật nên hai ông bực lắm, bảo nhau sao đám sinh viên này ở Nhật đã mấy năm rồi mà tiếng Nhật dốt thế làm tụi này cười thầm và nói nhỏ với nhau bằng tiếng Việt "Mấy ổng dốt chứ ai dốt, đang bị lừa mà không biết!". Sau cùng không còn cách gì khác, cảnh sát đành phải đạp xe thiệt lẹ đuổi theo hai chị trong khi tụi này hồi hộp đứng chờ. Buổi tối vắng xe nên chị Mai, chị Thụy dù đã lên được platform rồi mà trời xui đất khiến chờ hoài xe vẫn chưa tới nên không thoát được. Vài phút sau, thấy chị Mai, chị Thụy bị cảnh sát dẫn độ trở lại, tụi này cười hí hí. Tối đó cả nhóm đều được tha, cả chị Mai chị Thụy nữa, nhưng cảnh sát buộc hai chị hôm sau phải đem thẻ ngoại kiều lại cho họ xem. Vừa được tha là cả nhóm phải ba chân bốn cẳng chạy thiệt lẹ ra ga kẻo lỡ chuyến xe điện chót về Komaba, làm rầm rầm cả lối xóm khiến hàng xóm dọc hai bên đường mở cửa sổ ra dòm không biết chuyện gì đã xảy ra; còn ba kohai ở Fuchu thì thức chờ sempai tới quá nửa đêm. Ngày hôm sau đi học về, thấy Komaba có vé mời đi xem buổi trực tiếp thâu hình ca nhạc của một đài TV Nhật, hai chị ham vui, vô tình hay cố ý quên cả lời hứa với cảnh sát, theo nhóm đi xem show làm cảnh sát phải mất công lặn lội tới cư xá tìm và để lại giấy cảnh cáo. Hai chị trông vẻ liễu yếu đào tơ vậy mà gan quá, dám giỡn mặt cảnh sát Nhật tới những hai lần, không hổ danh là con cháu bà Trưng bà Triệu.
Phần Vũ, dù tham gia bao nhiêu nhóm, Vũ vẫn học rất giỏi. Vũ còn có tài hùng biện trong mọi lãnh vực, từ kỹ thuật, khoa học đến chính trị, thời sự. Chỉ xem những bài viết lý luận sắc sảo của Vũ trên diễn đàn exryu cũng đủ hiểu. Ở Tokyo, mấy anh chị đại sempai có lập ra nhóm Học Thuật, vài tháng họp một lần ở cư xá Komaba. Trong những buổi họp đó, Vũ tranh cãi rất hào hứng với diễn giả là những anh chị sempai hơn Vũ cả mấy năm, trong khi tôi thì cứ lim dim, đôi khi đầu gục lên gục xuống vì không hứng thú, chỉ mong buổi họp kết thúc càng sớm càng tốt.
Tuy hoạt bát và có tài hùng biện, nhưng Vũ có cái lạ là mỗi lần bị bạn bè trêu chọc thì không bao giờ trả đũa lại mà chỉ cười hề hề chịu trận. Chính vì vậy mà trong nhóm, Vũ là người bị trêu chọc nhiều nhất và cũng vì vậy mà Vũ với tôi rất tâm đầu ý hợp vì đứa thích chọc, đứa hay cười.
Ngay cả họ tên của Vũ, đẹp đẽ và hay ho biết bao, vẫn không thoát khỏi sự chọc ghẹo của bạn bè. Có lần, mọi người đang quây quần ở phòng ăn shokudo thì Vũ từ xa đi tới. Vậy là có tiếng thì thầm “Kìa, kìa, Hồ Nước Mưa tới!” làm cả nhóm cười ầm lên.
Ngoài cái tên “Hồ Nước Mưa” ngộ nghĩnh nhưng xác nghĩa, Vũ còn có một nick name rất phổ thông. Tên của Vũ, người Nhật đọc là “Bu” thành ra bạn bè trong nhóm hay gọi là “Bu-san”. Rất hiếm khi thấy bạn bè từ năm chị Thụy trở xuống gọi Vũ là Vũ, nhất là kohai Minh, mỗi lần gọi “Bu-san, Bu-san” xong là chím môi cười tủm tỉm. Vì âm “bu” trong tiếng Việt gần với bụ bẫm, mà “buta” trong tiếng Nhật lại nghĩa là con heo. Quả thật trong nhóm, Vũ là người tương đối có da có thịt nhất nên dễ là đối tượng bị chọc ghẹo. Thật ra, ở xứ Bắc Mỹ nầy vóc dáng như Vũ là bình thường, chẳng qua chỉ vì sinh viên VN trong cư xá Kobama và ngay cả những anh chị ở ngoài thỉnh thoảng vô chơi, phần lớn ai cũng ròm, thành ra Vũ, by default, trở thành đồ sộ và là một đề tài để chúng tôi trêu chọc. Cũng bởi tôi với Vũ, một thằng thì ròm còn một thằng là thùng phuy, nên có lần tôi nói với Vũ “Bu-san, hai đứa mình hợp lại làm một cặp Phi Thoàn-Khả Năng chắc được.” Vũ cười “Sao ông có những ý kiến thiệt ngộ nghĩnh.”
Ở Komaba, Vũ ở phòng 121, tầng một, cạnh phòng Thái, có cửa sổ dưới lùm cây nhìn ra sân tennis. Một đêm thanh vắng, không hiểu có chuyện gì mà Vũ bổng la hét dữ dội, ngay cả tôi ở tầng 3 cũng phải thức giấc. May nhờ có Thái và các sinh viên phòng bên cạnh kêu ambulance tới kịp chở vô bệnh viện. Vài ngày sau Vũ về, được tôi vồn vã hỏi thăm cho ra vẻ bạn bè cũng biết lo lắng cho nhau: “Hôm trước ông làm gì mà nửa đêm la hét quá trời làm tui tưởng ở tầng một có ai đang làm tiết canh heo.” Vũ cười hề hề, có lẽ đã quá quen thuộc với những lời thăm hỏi như vậy của thằng bạn dokyusei nầy. Lần đó Vũ bị sạn thận.
Vũ rất đông anh em. Nghe đâu anh em Vũ cũng khoảng 10 người. Nếu tôi nhớ không lầm là sau khi qua Nhật rồi, Vũ còn được gia đình ở VN gởi thư sang báo tin là Vũ mới được ba má tặng thêm một đứa em nữa. Vậy là thêm một đề tài để bị trêu chọc: “Tui thấy mấy anh em ông hợp lại cũng lập được 2 đội bóng chuyền hoặc tối thiểu cũng được một đội đá banh và trọng tài”. Như mọi khi, Vũ chỉ cười.
Khổ nhất cho Vũ là năm 1978 đi trượt tuyết bị té, một chân bị băng bột cả mấy tháng. Khổ không chỉ vì đi đứng khó khăn, mà còn vì bị trêu chọc không ngớt. Mỗi lần thấy Vũ khập khểnh trên đôi nạng từ xa đến là thế nào cũng có tiếng hát khe khẽ:
Em hỏi anh, em hỏi anh, bao giờ trở lại Xin trả lời, xin trả lời, mai mốt anh về
....... Anh trở về trên đôi nạng gỗ Anh trở về bị bó một chân…
Hoặc:
Lên non tìm động hoa vàng, Vàng đâu chẳng thấy, thấy chàng bó chân
Hoặc ác ôn hơn là bài “Nỗi buồn hoa ..... Lan”:
Mỗi khi thấy chàng ... lòng man mác buồn Nhớ chuyện ngày qua chứa chan tình thương Giờ đây hai đứa tới sáu cái chân Tha hồ mà nấu bún bò ...
Ngoài ra Vũ còn bị các kohai chọc là “Bu-san bị “to be loved” vì lúc đó Vũ đang được lọt vào mắt xanh của Lan, mà “to be loved” dịch ra tiếng Việt là …“bị thương”.
Trong thời gian Vũ đang bị băng chân thì Hưng-san và chị Thụy làm đám cưới tại cư xá Komaba. Bạn bè xúm lại mỗi người phụ một tay, nào là trang trí, sắp xếp bàn ghế, dọn dẹp ... Vũ vì chân đang còn băng bột nên được giao cho một công việc rất thích hợp: ngồi một chỗ nơi bàn tiếp tân để tiếp khách và nhận quà, đôi nạng gỗ gác cạnh bàn.
Đọc những email gởi phân ưu Vũ, thấy một anh chị đã viết là Vũ rất lo cho gia đình và các em. Đúng, Vũ rất có trách nhiệm với người khác, nhất là đàn em. Một tối thứ Bảy đầu tháng Tư 1973, anh Thọ và chị Tuyết Minh làm đám cưới ở Komaba, tụi này có hân hạnh được mời dự. Đám cưới rất vui và thân mật vì toàn là bạn bè quen biết với nhau chứ không có họ nhà trai, khách nhà gái. Một màn giúp vui rất đặc biệt cho tiệc cưới là một sinh viên người Phi trong cư xá, cũng là bạn thân của anh Thọ, được mời lên hát bài “Diễm Xưa” bằng tiếng Việt. Một người ngoại quốc hát nhạc Việt bằng tiếng Việt, thời đó tôi chưa thấy bao giờ nên rất lấy làm thích thú, muốn nán ở lại xem. Nhưng ngặt một điều là chỉ còn khoảng một tiếng nữa là hai đứa kohai Minh, Nhựt sẽ từ VN đến phi trường Haneda. “Năm ngoái khi tụi mình đến Nhật các sempai đã chờ sẵn ở phi trường, thành ra đêm nay mình không thể để kohai chờ mình được”, Vũ nói. Vậy là đành phải ngậm ngùi rời bữa tiệc, ba chân bốn cẳng chạy ra ga Komaba Todai Mae đón xe điện lên phi trường cho kịp. Tiện đây, thay mặt Vũ, tụi em xin lỗi anh Thọ chị Minh nhen.
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 4 | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 2 trong tổng số 3 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |