Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Tự Lực văn đoàn – Văn học và cách mạng | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Tự Lực văn đoàn – Văn học và cách mạng Tue 05 Oct 2021, 08:44 | |
| TỰ LỰC VĂN ĐOÀN - VĂN HỌC VÀ CÁCH MẠNG
Thuỵ Khuê
Con đường Phong Hóa
Khi Nhất Linh thay đổi tờ Phong Hóa (từ số 14, 22-9-32), ông muốn làm một tờ báo khôi hài, châm biếm, văn chương. Chủ trương này hiện rõ ngay trong thời kỳ đầu, khi Phong Hóa khai sinh ra hai nhân vật Lý Toét-Xã Xệ và tổ chức những cuộc thi vẽ tranh hài hước, được độc giả hưởng ứng. Sang năm 1935, phần khôi hài, châm biếm giảm đi, có lẽ vì Nguyễn Gia Trí bận học, ít tham gia. Đến năm 1936 khi Nguyễn Gia Trí trở lại, phần biếm họa lại khởi sắc và chuyển sang hướng tranh đấu: Tranh Nguyễn Gia Trí phụ họa với luận thuyết Hoàng Đạo trên Phong Hóa và nhất là Ngày Nay, chĩa vào các vấn đề lớn, như trả lời Toàn quyền Brévié, đòi tự do báo chí và cải tổ đời sống bùn lầy nước đọng của dân quê, trình bày lai lịch chế độ thực dân, tố cáo sự bóc lột cần lao… đó là chuyện về sau.
Tự Lực Văn Đoàn đã cộng tác chặt chẽ với các họa sĩ và kiến trúc sư xuất thân từ trường Mỹ thuật Đông dương, thực hiện hành trình đưa nghệ thuật vào đời sống, đưa kiến trúc vào việc xây nhà Ánh sáng cho dân nghèo. Trường Mỹ thuật Đông dương đã đóng vai trò không nhỏ trong công cuộc cải thiện và mỹ thuật hóa đời sống con người ở Việt Nam.
Tự Lực Văn Đoàn cũng là nhóm người đầu tiên nhiệt thành giới thiệu Thơ mới và nâng đỡ những người làm Thơ mới một cách mạnh bạo và toàn diện.
Phong Hóa cũng là nơi Khái Hưng tiên phong phát triển nghệ thuật truyện ngắn và hình thành hệ thống tiểu thuyết hiện đại, cùng với Nhất Linh, sau này sẽ được gọi là tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn.
Con đường Phong Hóa là con đường khai phóng nghệ thuật và tư tưởng. Tự Lực Văn Đoàn đi từ khởi điểm những ngày chúng ta chưa thoát khỏi ảnh hưởng nho giáo, còn chuộng văn chương biền ngẫu, để tiến sang thời kỳ hiện đại, không chỉ về văn chương nghệ thuật, mà còn cả về cải tạo xã hội và tranh đấu chính trị nữa.
Sự khảo sát Phong Hóa của chúng tôi bao gồm những chủ đề sau đây:
1- Tìm hiểu đề cương tranh đấu của Phong Hóa Ngày Nay qua những bài xã luận.
1- Vai trò của hội họa trào phúng qua hai nhân vật Lý Toét và Xã Xệ.
2- Đưa mỹ thuật vào đời sống: Trường Mỹ thuật Đông dương.
3- Giới thiệu và cổ động thơ mới.
4- Khai phá truyện ngắn.
5- Hình thành nền tiểu thuyết quốc ngữ hiện đại ở miền Bắc.
6- Trào phúng như một vũ khí tấn công những quan lớn bồi Tây.
Nếu trong hai năm 1933-1934, Tự Lực Văn Đoàn đã xây dựng được nền tảng vững vàng cho tiểu thuyết, thì con đường tranh đấu chính trị chỉ mới sơ khai với tranh Nguyễn Gia Trí và bài viết của Hoàng Đạo. Những bức biếm họa trong thời kỳ đầu rất phong phú, nhưng chỉ có tính cách thăm dò, hài hước nhẹ nhàng, chưa chạm đến những chủ đề gay go như đòi hỏi tự do dân chủ và đả kích chính quyền thực dân, như ở giai đoạn sau trên Ngày Nay. Bởi vì lúc này thực dân vừa dẹp tan cuộc cách mạng Việt Nam Quốc Dân Đảng và phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh; Đông Dương ở dưới sự thống trị tàn ác của Toàn quyền Pasquier, Bắc kỳ chịu sự khống chế của Thống sứ Robin.
Tứ Ly (Hoàng Đạo) làm việc ở toà án, phụ trách ba mục Từ nhỏ tới nhớn, Bàn ngang, và Từ cao xuống thấp, bàn phiếm về những chuyện cá nhân, thời thế hàng tuần và thỉnh thoảng viết bài xã luận. Việt Sinh (Thạch Lam) ngoài phóng sự Hà Nội về đêm viết chung với Tràng Khanh, phụ trách những mục thường thức, như một cây bút trẻ đang học nghề. Thế Lữ, tuy gửi văn thơ đăng trên Phong Hóa từ số 27 (23-12-32), nhưng mãi đến số 91 (30-3-34), mới được nhận vào làm việc toàn thời tại toà báo.
Thế Lữ nổi tiếng ngay với hai tác phẩm Mấy vần thơ và Vàng và máu và ông trở thành nhà thơ mới nổi bật nhất lúc bấy giờ. Sau đó, ngôi sao Thế Lữ bớt sáng đi, vì tiểu thuyết trinh thám không đem lại gì thêm cho sự nghiệp văn học của ông. Thế Lữ lại không thích chính trị, nên đứng ngoài vòng đấu tranh cách mạng của Tự Lực Văn Đoàn. Năm 1938, khi Nhất Linh thành lập đảng Hưng Việt, Thế Lữ cũng lập ban kịch Thế Lữ. Từ đó sự cộng tác của Thế Lữ với báo Ngày Nay giảm dần. Còn Tú Mỡ, hàng ngày vẫn đi làm ở sở Phi Năng (Service des Finances – Sở Tài Chính), mỗi tuần chỉ góp một vài bài thơ trào phúng và ông cũng không muốn nhúng vào chính trị. Vì vậy, Thế Lữ và Tú Mỡ, dù có chân trong Tự Lực Văn Đoàn, nhưng không cùng chí hướng với Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo và Nguyễn Gia Trí.
Đề cương tranh đấu của Tự Lực Văn Đoàn qua những bài xã luận
Tự Lực Văn Đoàn có bản tuyên ngôn chính thức in trên Phong Hóa số 87 (2-3-34), nội dung nói lên sự cộng tác trong tình đồng chí để theo đuổi một tôn chỉ. Tôn chỉ của Tự Lực Văn Đoàn gồm 9 điểm, có thể tóm tắt như sau:
1- Tự sức mình làm ra những sách có giá trị về văn chương chứ không phiên dịch sách nước ngoài. 2- Soạn hay dịch những cuốn sách có tư tưởng xã hội. 3- Theo chủ nghiã bình dân. 4- Dùng lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ nho. 5- Mới, trẻ, yêu đời, có trí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ. 6- Ca tụng những nét hay vẻ đẹp của nước có tính cách bình dân, không trưởng giả, quý phái. 7- Trọng tự do cá nhân. 8- Làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa. 9- Đem phương pháp khoa học thái tây ứng dụng vào văn chương Annam.[1]
Bản tuyên ngôn này có giá trị thực tiễn, ứng dụng vào phương pháp làm việc, không nói đến những gì ẩn trong chủ đích tư tưởng (cũng không thể nói được) và chính cái chủ đích tư tưởng này tôi xin gọi là đề cương tranh đấu, ẩn sau chữ nghiã. Để cương này chỉ có thể khám phá bằng cách đọc kỹ những bài xã luận in trên Phong Hóa.
Vậy, trong thời kỳ 1933-1934, tranh hài hước chỉ có tính cách giải trí, chủ trương chính trị và xã hội của tờ báo nằm trong các bài xã luận.
Thực ra, Phong Hóa không có mục nào đặt tên là xã luận. Tên Xã luận mà chúng tôi gọi ở đây để chỉ bài viết ngắn, gọn, nhưng quan trọng, in trên trang đầu, dưới tên tờ báo, diễn tả lập trường và vạch đường lối.
Mục Xã luận chỉ có bốn thành viên chính của Tự Lực Văn Đoàn phụ trách là Nhất Linh, Nhị Linh (Khái Hưng), Tứ Ly (Hoàng Đạo) và Việt Sinh (Thạch Lam). Thế Lữ và Tú Mỡ không viết xã luận.
Tuy xã luận do bốn người viết nhưng không phân phối đều:
Việt Sinh (Thạch Lam) chỉ viết có mấy bài đầu, như: Sầu thảm nhiều rồi; Lạc quan; Một cái lầm to; Thiếu niên buồn; Vấn đề dân sinh-Các kỹ nghệ nhỏ…[2], chưa có bài nào quan trọng, dường như Thạch Lam chỉ được các anh giao cho việc này khi họ bận.
Xã Luận của Tứ Ly
Từ Phong Hóa số 16 (6-10-32), đến số 96 (4-5-34), Tứ Ly, ngoài mấy mục thường thức: Từ nhỏ đến lớn, Từ cao đến thấp, Đàn ngang, còn viết khoảng 19 bài xã luận, ký những tên: Tùng Lương, Tứ Linh và Tứ Ly, với những đầu đề: Tinh thần khủng hoảng; Phải theo mới; Giạy đời; Các ông nghị; Sợ mới; Sống chết; Ta đi đâu? Việc học ngày nay; Mặt thực; Phong hóa có suy đồi hay không? Yêu đời; Báo giới với xã hội Việt Nam (4 bài); Đi tìm hạnh phúc; Dân quê và luật; Trí thức và dân quê; Hai ngày của một cử tri.[3]
Xã luận của Tứ Ly trong thời kỳ này là những chủ đề rời rạc, viết tùy hứng, chưa quan trọng.
Bài xã luận đầu tiên in trên Phong Hóa số 16 (6-10-32), ký tên Tòng Lương (Tường Long nói lái), nói lên sự khủng hoảng tinh thần của giới trẻ:
Nho học đã tàn, nhưng “các cụ Nho xưa, cứ theo lối cũ mà đi, thánh hiền giậy thế nào thì cứ tiếp theo như thế, không bao giờ băn khoăn, bứt rứt.” Đến bây giờ, nước ta tự theo Âu học, lấy khoa học, luận lý thay vào lời giậy bảo của thánh hiền, thiếu niên ai cũng như trải qua một thời kỳ tinh thần khủng hoảng.
Thanh niên bị khủng hoảng tinh thần vì có sự xung đột giữa cái mới và cái cũ làm cho bao nhiêu gia đình tan nát:
Họ là một bọn lạc loài phơ phất, không biết lấy gì làm căn cứ, như chiếc lá nương theo chiều gió mà bay. Họ đương tìm một lý tưởng mạnh mẽ để làm phương trâm cho sự hành động, cái lý tưởng ấy, chưa mấy ai thấy.
Những lời ngắn gọn trong bài xã luận đầu tiên này, dường như Hoàng Đạo viết cho chính mình, người thanh niên 25 tuổi, mới bước vào đời làm báo, còn hoang mang trước những con đường trước mặt, chưa biết chọn hướng nào.
Sau đó đến bài Phải theo mới, PH số 20 (4-11-32), Tứ Linh đã chọn xong: phải theo mới, không chút do dự. Người Tầu và người Nhật đã sớm hiểu như thế. Còn chúng ta? “Riêng ta, chỉ riêng ta, trong cuộc tiến hóa đã rung động cả Á Châu, ta vẫn nghiễm nhiên rung đùi, ngồi ôm những cái mộng xưa, đối với sự thay đổi ở nước ngoài, ta không biết đến mà cũng không cần biết”.
Cứ thấy một đôi guốc mới, một cái mũ lệch là người ta nhao nhao lên phản đối. Người ta hô hào: phải bảo tồn quốc hồn quốc túy, người ta kết án cái văn minh mới đã làm đảo lộn luân thường đạo lý, phong hóa suy đồi. Vì ta vẫn chưa hiểu phương Tây là gì trong khi hàng năm, trăm nghìn học sinh Nhật Bản và Trung Hoa du học để đem về nước nhà những cái “mới.
Tứ Linh kết luận bài viết bằng khẩu hiệu:
Phải theo mới! Nhưng trước hết, ta cần phải suy xét ngẫm nghĩ để hiểu hết cái văn minh mới.
Những lời tha thiết này, mở đầu cho 10 điều tâm niệm, Hoàng Đạo sẽ viết trên Ngày Nay thành cẩm nang kêu gọi thanh niên.
Trong bài Sống chết trên PH số 24 (2-12-32), Hoàng Đạo viết khá mạnh, tấn công vào thành trì cổ hủ: sự sùng bái cõi âm, bằng những tư tưởng rất mới: Người Âu yêu sự sống, bao nhiêu nghị lực họ dồn vào cuộc sống, tìm cách làm tăng chất lượng cuộc sống, còn chúng ta dù “sống đầy khổ sở, ăn cơm hẩm, vận áo rách cũng cam lòng, miễn sao có tiền mua lấy cái quan tài sơn son thiếp vàng để đến lúc nhắm mắt, có gỗ đẹp, có sơn tốt giữ bền được nắm xương khô.
Mấy gian nhà thờ phải lộng lẫy uy nghi, đến ngày giỗ phải cỗ bàn linh đình để cho làng mạc đến ăn, bốn lạy đổi lấy bữa cỗ kể cũng không đắt: phải mua vàng hương áo mũ đem đốt cho người chết hưởng lấy đống gio tàn.
Phũ phàng mà quá đúng: cũng vì phải giữ mồ cha, mộ tổ, mà nhiều người không dám ra khỏi lũy tre làng, thì làm sao có thể cạnh tranh sinh tồn để tiến lên được?
Thiếu niên phải tìm đường mà tiến … Ta nghĩ đến người chết, nhưng trước hết ta nên nghĩ đến người sống!
Một lập luận mạnh mẽ, gây sốc, nhưng cần phải có sự mạnh mẽ Hoàng Đạo, mới có thể thúc đẩy được thanh niên lên đường.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Tự Lực văn đoàn – Văn học và cách mạng Thu 07 Oct 2021, 12:22 | |
| TỰ LỰC VĂN ĐOÀN - VĂN HỌC VÀ CÁCH MẠNG
Thuỵ Khuê
Xã luận của Nhất Linh
Nhất Linh là giám đốc Phong Hóa, nên ông mở đầu mục xã luận của tờ báo từ số 14 và ký nhiều tên: Nguyễn Đông Sơn, Tam Linh, Nhất Linh, Tân Việt. Ông viết không nhiều, những bài xã luận của ông chia làm hai mạch chính: tranh đấu để phát triển đời sống dân quê, và kêu gọi thanh niên đứng lên hành động để thực hiện lẽ sống của đời mình.
Từ Phong Hóa số 14 (22-9-32), đến số 97 (11-5-34) Nhất Linh có khoảng 17 bài: Biết dân quê…, Tài cán và việc làm; Buổi đời mới; Vấn đề phụ nữ; Dân quê (thơ); Vô nhân đạo vô nghiã lý; Một vấn đề di dân; Một vấn đề dân sinh; Tinh thần và hình thức; Vấn đề dân sinh-Đường xá; Dân quê muốn gì? (2 bài); Vấn đề dân sinh: Những cái nhà vàng; Một buổi chiều; Con thuyền ngược nước; Ngược lên chiều gió; Nhà cửa… thôn quê[4].
Bài đầu tiên, Biết dân quê… trên Phong Hóa số 14 (22-9-32), Nguyễn Đông Sơn đặt vấn đề: Bọn học thức sống xa cách dân quê quá, nhiều người có học, không kiếm được việc phải về làng, nhưng cũng không sống với dân, không tham dự việc làng, không bàn bạc… nói chung là nếu muốn, họ có thể áp dụng việc học của mình, để làm những việc hữu ích cho dân quê, giúp họ có một cuộc sống tiến bộ hơn, nhưng họ không làm.
Trong bài Dân quê muốn gì? trên Phong Hóa số 48 (26-5-33) và số 49 (2-6-33), Nhất Linh trở lại vấn đề này, ông viết mạnh hơn:
Bọn học thức ngày nay cách biệt với dân quê nhiều lắm. Một bên cố mau bước tiến, không đoái hoài ai, một bên đứng yên như cũ, hai bên phải xa nhau, không hiểu nhau, hững hờ với nhau. Thật là một cái nguy cho bọn học thức, không có nơi đông mà dựa, nguy cho bọn dân quê không có nơi sáng mà theo. Nay ta cứ hỏi bất cứ một người học thức nào về những điều dân muốn, muốn một cách thiết tha và thiết thực thì họ không trả lời được, hay trả lời một cách lờ mờ, vì họ không thể biết rõ được.
Bởi vì, hiểu dân quê thì chỉ có bọn kỳ hào trong làng, vì họ xuất thân từ đây, nhưng bọn này hiểu dân để mà lợi dụng, ăn trên ngồi trốc. Bọn thứ nhì là những nghị viên dân biểu “thay mặt dân“, hạng này có thể chia ba: làm nghị viên vì thích được gọi là quan nghị, thứ đến hạng chỉ biết bênh vực quyền lợi cho mình và hạng dân biểu đích thực, bênh vực quyền lợi dân thì ít lắm. Nói tóm lại, nếu bọn học thức muốn cải thiện đời sống của dân quê thì phải gần gụi dân, và dạy cho họ cái quan niệm sống tân tiến của mình, rồi mới bắt đầu cải cách. Nghiã là giảng giải cho họ phải bỏ cái đời sống mê muội huyền bí của họ đi, lấy cái đời hợp lý, thay vào.
Vẫn biết cơm no áo ấm là cần, nhưng đối với họ là cái cần phụ; cái bổn phận mà họ cho là to tát là đối với thần thánh, đối với làng mạc, đối với họ hàng mà dân chúng Âu Mỹ không có. Đáng lẽ có tiền để sửa sang nhà cửa cho sáng sủa sạch sẽ, cho con học nghề để nuôi sống gia đình, thì lại đem tiền đi mua chức nhiêu chức xã (chuộng hư danh), làm cỗ bàn để đăng cai (vì ông Thần làng); làm cỗ giỗ, cỗ đám ma (vì lệ làng). Làm xong mấy thứ đó thì sạt nghiệp. (Truyện Con trâu của Trần Tiên nhắm vào những khía cạnh này của đời sống dân quê: thay vì có tiền mua con trâu để làm ruộng, lại mua nhiêu để “mở mày mở mặt với họ hàng làng nước” rồi cả đời khốn khổ, không ngóc đầu lên được).
Bài Vô nhân đạo vô nghĩa lý in trên Phong Hóa số 41 (7-4-33), Nhất Linh đánh vào hủ tục: cấm cưới khi nhà có tang (đại tang: ba năm). Một người con gái 25 tuổi, sắp lấy chồng, đùng cái, bà ngoại chết, tiếp đến ông ngoại, rồi ông nội, bà nội, tới cha, mẹ… thì chỉ có ở giá suốt đời. Một tục lệ vô nhân đạo. Rồi lại có tục cưới chạy tang: người chết còn nằm sờ sờ ra đó, mà nhà lo… cưới chạy tang, thật vô nghĩa lý.
Còn lại là ba bài rất hay: Con thuyền ngược nước, đậm tính văn chương, in trên Phong Hóa số 78 (22-12-33), Nhất Linh kể lại quang cảnh một gia đình chiến đấu với sóng nước trong cơn dông bão: người đàn ông đứng trên bờ, lấy hết sức bình sinh kéo dây, đưa thuyền vào bến trong khi “trên thuyền một người đàn bà và một đứa con gái nằm rạp xuống uốn mình chống cong con sào (…) Rồi trong khoang, một bà cụ bò ra rất nhanh lại đằng cuối thuyền cầm lấy tay lái (…) Chiếc thuyền con bị hai sức ngược nhau, sức nước và sức người, chồm lên như cố vượt chỗ nước xoáy. Giáng gò gẫm của mấy người đàn bà mảnh giẻ uốn cong lưng nằm rạp xuống mui, tiếng gió vù vù và tiếng vạt áo gió thổi lạch bạch, tiếng nước réo, tiếng người hô nhau diễn ra cái cảnh tượng hoạt động của một cuộc chiến đấu ráo riết, gay go. (…) Cuộc vật lộn ấy nhắc lại cho chúng tôi một lần nữa rằng: phải mạnh mẽ mà sống, sống để hành động. Cài đời của tôi, của bạn tôi, của hết thẩy các bạn thanh niên trí thức phải là cái đời linh hoạt”. Bài xã luận này cho thấy phong cách Nhất Linh: một nhà văn làm cách mạng.
Bài Ngược lên chiều gió, Phong Hóa số 92 (6-4-34), cũng trong đường hướng ấy, Nhất Linh kêu gọi thanh niên bỏ tư tưởng chán đời, yếm thế. Phải vùng dậy hành động:
Hai người đi ngược lên chiều gió thổi, dằn từng bước, cúi đầu ngẫm nghĩ. Dưới sông, nước nguồn chảy mạnh; cuồn cuộn vào bờ, bọt nổi trắng xoá như biểu hiệu cho ngọn sóng tư tưởng rào rạt trong lòng. Bạn tôi vừa ngỏ cho tôi hay những sự bối rối trong tâm hồn, những sự đau đớn về tinh thần. Lòng nghi hoặc về về nghĩa lý đời người (…) – Anh không nên băn khoăn tìm về nghĩa lý của đời anh, anh không nên tự hỏi: ta sống đây có nghĩa lý gì không? Vì không bao giờ anh tìm thấy, anh không trả lời được, mà không ai trả lời được câu hỏi ấy. Anh chỉ biết có một việc: là đã sinh ra ở đời thì phải sống, dẫu có nghĩa hay không có nghĩa gì. Mục đích của đời người ấy chính là đời người, theo như Goethe (…) – Sống để mà hành động. Cái đời của anh với tôi phải là cái đời linh hoạt.
Nhà văn Nhất Linh đã khơi cho thanh niên con đường sống, sống có ý nghĩa, có mục đích.
Mạnh mẽ nhất là bài xã luận thơ, tựa đề: Dân quê in trên Phong Hóa số 39 (24-3-33) ký Tân Việt, làm theo lối thơ mới:
Cảnh thì cảnh bùn lầy và nước đọng. Dân thì nghèo vất vả làm quanh năm Hết nắng thiêu lại gió rét căm căm. Vẫn nhem nhuốc vẫn thân trần như rộng Ngày ngày trên ruộng chân tay lấm Đêm đêm về gian nhà tối tăm; Giường nan bẩn thỉu chiếu hôi hăm. Bố cu, mẹ đĩ rúc vào nằm. Đứa trẻ trần truồng lăn ra đất. Đứa thì gầy còm, đứa bệnh tật. Cố sống cầm hơi chờ khi nhớn. Làm thân trâu cho trọn đời khốn nạn Bọn đàn anh thời chúi đầu cắm cổ. Tranh nhau thủ lợn với phao câu Theo lễ nghi quèn, nghĩ những truyện đâu đâu Riêng mình thú, không biết rằng dân khổ.
Tân Việt
Bài thơ này trỏ thẳng vào cảnh bùn lầy nước đọng, vào đời sống tối tăm của dân quê, sẽ được Hoàng Đạo mở rộng trên Ngày Nay trở thành loạt bài Bùn lầy nước đọng, làm chế độ thực dân giật mình, và khi sách in ra, bị tịch thu ngay.
Dân quê cũng đã khiến Nhất Linh đã bị đe dọa, sau này ông kể lại:
Bài thơ cuối cùng của tôi trong đời làm báo là bài Dân quê. Bài ấy đã làm cho tờ Phong Hóa (đăng bài thơ ấy) suýt bị đóng cửa, tôi bị mời ra ty kiểm duyệt và báo bán tăng thêm được hai nghìn số. Từ đấy tôi không làm thơ nữa.[5]
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Tự Lực văn đoàn – Văn học và cách mạng Fri 08 Oct 2021, 10:36 | |
| TỰ LỰC VĂN ĐOÀN - VĂN HỌC VÀ CÁCH MẠNG
Thuỵ Khuê
Xã luận của Khái Hưng
Khái Hưng có bút hiệu thứ nhì, rất hay dùng là Nhị Linh, ký dưới những văn bản mà Khái Hưng xem là nhẹ, như tự truyện Mực tầu giấy bản, hoặc các truyện ngắn, kịch ngắn, truyện vui và xã luận. Nhiều người không biết, tưởng Nhị Linh là Nhất Linh, như Phạm Thế Ngũ. Vì thế, một phần tác phẩm của Khái Hưng được kê vào “sổ” Nhất Linh. Xã luận là một trường hợp.
Đọc xã luận, mới thấy Khái Hưng là người vạch ra một đường lối đấu tranh có hệ thống.
Từ Phong Hóa số 51 (16-6-33) đến số 120 (19-10-34), ông viết khoảng 41 bài xã luận có tính cách đại luận, một kỷ lục, vì Hoàng Đạo chỉ viết 19 bài và Nhất Linh 17 bài, bởi vì Khái Hưng còn viết nhiều thể loại trên các địa hạt khác nữa. Chúng tôi tạm thống kê sau đây:
Tinh thần và vật chất; Vần đề dân sinh: Man trá và hà lạm; Sự sống của dân quê (5 bài); Các trình độ học thức; Quay về vườn ruộng; Một bản chương trình dự định; Lễ đối với người chết; Hư danh; Tự trọng; Ngó qua chủ nghiã đại gia đình; Một tấm gương đời; Yêu đời; Tập tục; Một bản chương trình (7 bài); Quyền công dân; Thư gửi các ông nghị; Các ông nghị nhà quê; Khổng Giáo; Viết sách xuất bản sách; Trẻ già; Âu hóa dân quê – Quan niệm mới (2 bài); Tủ sách gia đình (2 bài); Các ông nhà giầu; Đốt mã là sự giả dối; Trai gái bằng quyền; Văn bác học và văn bình dân; Sách khảo cứu, tủ sách gia đình; Thuyết trung dung của ông Nguyễn Công Tiễu[6].
Bài Tinh thần và vật chất trên Phong Hóa số 51 (16-6-33), là bài khai bút, Khái Hưng kể lại câu chuyện từ đầu:
Nhất Linh và tôi đến chơi một người bạn ở một làng giáp Hà Nội. Tới chỗ giẽ vào làng, chúng tôi xuống xe, đi bộ theo một con đường nhỏ hẹp, gồ ghề quanh co, lầy lội. Hai bên bờ thì cỏ mọc lẫn với những cây cúc dại hoa trắng um tùm rậm rạp. Thỉnh thoảng chúng tôi lại phải nhảy qua một cái rãnh xẻ, hoặc một đống ô uế lù lù ngay giữa đường. Đi bên những xóm dân cư đông đúc, chúng tôi nhìn qua kẽ lũy tre già: san sát nhà tranh ẩm thấp, bẩn thỉu. Nào người, nào gà, nào lợn, lúc nhúc trong một khu chật hẹp. Tới đình làng, chúng tôi dừng chân ngồi nghỉ mát ở dưới bóng rợp của mấy cây muỗm cỗi. Bên phải chúng tôi là chùa làng, bên trái chúng tôi là văn chỉ [nền tế Thánh]. Ba lớp nhà gạch tráng lệ nguy nga dựng trên một khu đất khoáng diễn, cao ráo. Nào cửa tam quan, nào đường lát gạch, nào tường hoa, nào nhà nghỉ mát. Đẹp lắm! Sạch sẽ lắm! Nhất Linh mỉm cười bảo tôi: – Ước gì người làng này, hay nói rộng ra người nước ta họ biết tự trọng thân họ như họ trọng việc thờ phụng! Bao giờ cho những con đường lầy bùn bẩn thỉu trong làng được họ chăm chút tới như họ chăm chút quét dọn cái sân đình kia. Tôi trả lời bạn: – Bao giờ à? Có lẽ còn lâu lắm. Khi nào họ không ngộ nhận hai chữ tinh thần và vật chất, mà cái đó thì rất khó, tuy ta tưởng là rất dễ, thì họa may sự mong mỏi của anh mới có thể có kết quả.
Vì “ngộ nhận hai chữ tinh thần và vật chất”, cho nên dân ta mới sống cuộc đời “đảo ngược” như thế, mặc dù đã có câu tục ngữ “có thực mới vực được đạo” nhưng lại không dùng mà coi như lời bỡn cợt ở cửa miệng đàn bà! Nếu dân làng thiên về vật chất một chút, thì họ sẽ dùng số tiền bỏ ra làm đình, làm chùa, làm cỗ bàn, để xây giếng nước, dựng trường học, sửa đường xá mà đi.
Làng này có tiếng là một làng văn vật, mấy mươi đời tôn trọng Khổng Giáo, và đã đào tạo nên những danh nhân, thượng tướng, đi nữa, một người ngoại quốc mới thoạt đến đặt gót trên con đường bùn bẩn, ngắm cách sinh hoạt cẩu thả khốn nạn của bọn dân đinh, họ cũng đem lòng khinh bỉ và cho dân tộc này là một dân tộc mọi rợ. Thì sao bọn đàn anh, bọn học thức trong làng, không đem cái tài tôn trọng lễ nghi, đem cái khỏe bảo tồn đạo đức ra mà hãy dạy dân biết ít nhiều điều cần thiết về sự sống đã!
Khái Hưng không chỉ nói đến bọn Tây học vô tình, mà còn chỉ trích cả những “danh nhân, thượng tướng” nữa, họ dã làm gì để nâng cao đời sống người dân?
Bài này đi đôi với bài Dân quê muốn gì? của Nhất Linh, tỏ sự nhất trí của hai nhà văn về vấn đề cải thiện đời sống dân nghèo, tạo ra một câu hỏi lớn về việc phải thay đổi đời sống dân quê, từ cỗi rễ tư tưởng đến sự thực hành.
Khái Hưng đã trả lời: phải thay đổi như thế nào trong những bài xã luận kế tiếp.
Riêng về vấn đề cuộc sống dân quê, từ PH số 52(23-6-33) đến số 57 (28-7-33) ông viết tất cả 7 bài, nêu lên những bất cập trong guồng máy cai trị dân quê và đề nghị cải tổ.
Rồi trong loạt bài Một bản chương trình, từ PH số 80 (5-1-1934) đến số 87 (2-3-34), ông viết thêm 7 bài nữa, đề nghị chương trình kiến tạo nông thôn:
– Ao chuôm trong làng phải sửa thành một hệ thống ao hồ vệ sinh, có thể nuôi tôm, cá.
– Thiết lập một thứ tiểu kỹ nghệ, để dân có việc làm, ngoài vụ gặt, bớt rong chơi cờ bạc.
– Phá luỹ tre xanh để dân làng tiếp xúc với bên ngoài, đi xa, học cái mới.
– Trâu bò không được giữ ở nhà, bẩn thỉu mất vệ sinh, mỗi làng cần có một trại nuôi trâu bò chung.
– Dân quê nên ăn mặc giống người thành thị cho gọn ghẽ, đàn ông áo dài trắng, đàn bà mặc như các cô gái Lim, rất duyên dáng mà cũng không tốn kém hơn.
– Không đi đất, trông bệ rạc, trời rét cóng chân, nên tập đi dép, guốc, sạch sẽ hơn, đầu đội nón.
– Không dùng nước ao tù làm đủ mọi việc: ăn, uống, tắm, giặt, giết súc vật, cầu tiêu, như vậy “mọi rợ” lắm…
– Phải đào giếng khơi để lấy nước ăn, uống.
– Mỗi làng phải có nhà giết trâu giết bò, phải có nơi riêng để rác…
– Bỏ lối làm nhà đình, nhà vỏ riêm (diêm) hay bánh khảo, Phong Hóa sẽ vẽ nhà kiểu mẫu. Đắp đường xá. Dường như ông đã làm thử chương trình này ở làng ông (xem truyện Những ngày vui). Đề nghị này sẽ được thể hiện trong chương trình làm nhà Ánh sáng cho dân quê.
Việc Khái Hưng đề nghị phá lũy tre xanh từ năm 1933, cực kỳ tân tiến, và đến bây giờ, hơn 80 năm sau, mới thực hiện được.
Khái Hưng có thuật biến bút, viết lối nào cũng được, ví dụ trong cùng một số báo (số 80), ông vừa trầm mình trong không khí tĩnh lặng thơ mộng, đầy âm thanh và cảm xúc của truyện ngắn Tiếng dương cầm, lại vừa xông xáo trong trận bài xã hội, với Một bản chương trình, tấn công bọn nghị viên trí thức khinh bỉ dân quê. Khái Hưng cũng không quên “mặt trận” văn hóa giáo dục và luôn luôn giữ thế trung dung khi phân tích, phê bình.
Lối viết xã luận của Khái Hưng, khó ai bì kịp bởi sự uyên bác và cách thay đổi đề tài: Qua những bài xã luận, ông bàn về rất nhiều vấn đề khác nhau: Không những ông chỉ ra những tệ nạn và bất cập trong đời sống dân quê, mà còn đề nghị sự cải tổ trực tiếp bằng cách viết thư cho các ông nghị, đòi hỏi phải dạy cho học sinh lớp sơ đẳng biết quyền công dân. Tố cáo việc nhà xuất bản ép nhà văn nghèo phải bán đứt bản quyền với giá rẻ. Tố cáo tệ nạn đốt vàng mã. Vạch ra sự cần thiết phải lập một tủ sách gia đình, v.v…
Để đả kích việc đốt vàng mã, ông viết bài Đốt mã là một sự giả dối trên PH số 114 (7-9-34), trở lại nguồn gốc của thói tục này, ông giải thích tại sao dân ta đốt vàng mã: là để thay thế một tập tục dã man học của Tầu: bắt người sống (cung tần, mỹ nữ, vợ…) chết theo chủ. Rồi ông mới trở về với thời nay, cảnh cáo những kẻ “tân tiến”, “có học”:
Họ lừa dối người chết để ăn mày sự âm phù không đâu. Họ lừa dối người sống để khoe khoang tấm lòng hiếu nghiã không có. Họ lừa dối họ, vì họ không tin mà vẫn vờ là có tin. Họ lừa dối và làm hại xã hội, vì đồng tiền bỏ ra mua mã có thể dùng đế cứu giúp được biết bao kẻ đói khó[7].
Những lời cảnh cáo của Khái Hưng, 86 năm qua, vẫn còn cần thiết với ngày nay! Bởi tục đốt vàng mã vẫn còn nguyên, tại thế.
Trong bài xã luận Quyền công dân, Khái Hưng khuyên một ông nghị tân tiến:
Dạy con em biết ít điều cần thiết về quyền công dân. Mục ấy (droits civiques) ở các lớp sơ đẳng các trường bên Âu Mỹ không đâu họ quên lãng (…) Ở các trường sơ đẳng ở nước ta, tuy cũng có dạy con em những bổn phận đối với vua, với quan đấy, song mục quyền công dân vẫn thấy lẫn với mục luân lý. Không, thưa ông, không thể lẫn lộn như thế được (…) Ta phải dạy cho con em hiểu rằng ta đã là một người công dân trong một nước thì ta phải có đủ quyền tự do của một người dân, quý hồ ta không phạm tới tự do của người khác là được rồi. (…) Tự do ấy, là tự do đi thênh thang trên con đường cái mà ta đã đóng thuế để đắp nên, là tự do uống nước giếng khơi mát mẻ mà ta đã đóng thuế để khơi ra, là tự do bỏ phiếu bầu người ta muốn bầu, không ai dùng oai quyền mà cấm đoán nổi… Tự do ấy, là tự do nói và viết những điều ta nghĩ, quý hồ những điều ấy không phạm tới pháp luật.[8]
Giảng cho người dân vừa qua thời phong kiến, hiểu thế nào là tự do, bằng một bài xã luận ngắn gọn, dễ hiểu, chính xác như thế, Khái Hưng, trong những ngày đầu của cuộc cách mạng xã hội, đã viết những điều khai tâm cho người dân bị trị về dân chủ.
Trong loạt bài xã luận này, Khái Hưng là người lãnh đạo đã viết rõ đề cương tranh đấu, đặt ra rất nhiều chủ đề, mỗi chủ đề được đào sâu bằng một số bài viết.
Sự cải tiến đời sống dân nghèo sẽ được cổ động trực tiếp qua những bài báo, hoặc nói thẳng với nghị viên (đại biểu của dân), hoặc do chính Tự Lực Văn Đoàn thực hiện trong chương trình nhà Ánh sáng.
Những cải cách xã hội sẽ được khai triển trong tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn: như chế độ đại gia đình, chế độ đa thê, sự tham nhũng và đồi trụy trong quan trường, những tập tục cổ hủ, vấn đề thừa tự, vấn đề nam nữ bình quyền, sự lỗi thời của Khổng giáo…
Những chủ đề chính trị sẽ được Hoàng Đạo, lý thuyết gia của Tự Lực Văn Đoàn phát triển qua ngả nghị luận.
Tất cả tạo thành một làn sóng cách mạng văn chương và xã hội có tầm vóc chưa từng thấy.
(Còn nữa)
Thụy Khuê
[1] Xem toàn bản Tuyên ngôn và Tôn chỉ, in trong chương 2: Sự thành lập Tự Lực Văn Đoàn.
[2] Sầu thảm nhiều rồi (PH số 15, 29-9-32), Lạc quan (số 32, 3-2-33), Một cái lầm to (số 34, 17-2-33), Thiếu niên buồn (số 36, 1-3-33), Vấn đề dân sinh – Các kỹ nghệ nhỏ (số 47, 19-5-33)…
[3] Tinh thần khủng hoảng, PH số 16 (6-10-32), ký tên Tùng Lương; Sau đó ký Từ Linh: Phải theo mới, số 20 (4-11-32); Giạy đời, số 21 (11-11-32); Các ông nghị, số 22 (18-11-32); Sợ mới, số 23 (25-11-32); Sống chết, số 24 (2-12-32); Ta đi đâu? số 26, 16-12-32); Việc học ngày nay, số 27 (23-12-32); Mặt thực, số 28 (30-12-32); Phong Hóa có suy đồi hay không, số 30 (13-1- 33); Yêu đời, số 35 (24-2-33); 4 bài Báo giới với xã hội An Nam từ số 37 (10-3-33) đến số 40 (31-3-33). Những bài ký tên Tứ Ly: Đi tìm hạnh phúc, số 79 (29-12-33), Dân quê và luật, số 91 (30-3-33); Trí thức và dân quê, số 93 (13-4-34) và Hai ngày của một cử tri, số 96 (4-5-34).
[4] Biết dân quê… của Nguyễn Đông Sơn (số 14, 22-9-32), Tài cán và việc làm của Tam Linh (số 17, 13-10-32); Buổi đời mới của Nhất Linh (số 18, 20-10-32): Vấn đề phụ nữ của Tân Việt (số 29, 6-1-33). Dân quê (thơ, số 39, 24-3-33) ký Tân Việt. Sau đó ông ký Nhất Linh: Vô nhân đạo vô nghiã lý (số 41, 7-4-33); 2 bài Một vấn đề di dân, số 43 (21-4-33) và số 44 (28-4-33); Tinh thần và hình thức (số 45, 55-5-33); Vấn để dân sinh-Đường xá (số 46, 12-5-33), 2 bài Dân quê muốn gì?, số 48, 26-5-33) và số 49, 2-6-33), Vấn đề dân sinh: Những cái nhà vàng (số 50, 9-6-33); Một buổi chiều (số 70, 27-10-33); Con thuyền ngược nước (số 78, 22-12-33); Ngược lên chiều gió (số 92, 6-4-34); Nhà cửa…thôn quê (số 97, 11-5-34).
[5] Đời thi sĩ, vài trang Hồi ký của Nhất Linh, in trong Văn học nghệ thuật, tháng 7-1985, Hoa Kỳ, trang 311.
[6] Tinh thần và vật chất, số 51 (16-6-33); Vần đề dân sinh: Man trá và hà lạm, số 52 (23-6-33), 5 bài Sự sống của dân quê: số 53 (30-6-33), số 54 (7-7-33), số 55 (14-7-33) số 56 (21-7-1933) và 57 (28-7-33); Các trình độ học thức, số 58 (4-8-33) Quay về vườn ruộng, số 59 (11-8-33); Một bản chương trình [giáo dục] dự định, số 60 (18-8-33); Lễ đối với người chết, số 61(25-8-33), Hư danh, số 62 (1-9-33), Tự trọng, số 68, 13-10-33; Ngó qua chủ nghiã đại gia đình, số 69 (20-10-33), Một tấm gương đời, số 72 (10-11-33), Yêu đời, số 73 (17-11-33). Tập tục, số 74 (24-11-33); Một bản chương trình, 7 bài, số 80 (5-1-34), số 81 (12-1-34), số 82, 83, 84, 86 và 87; Quyền công dân, số 90 (23-3-34); Thư gửi các ông nghị, số 94 (20-4-34); Các ông nghị nhà quê, số 95 (27-4-34); Khổng Giáo, số 100 (1-6-34); Viết sách xuất bản sách, số 101 (8-6-34); Trẻ già, số 106 (13-7-34); Âu hóa dân quê-Quan niệm mới, số 107 (20-7-34); Quan niệm mới, số 108 (26-7-34); Tủ sách gia đình, số 110 (10-8-34) và số 111 (17-8-34); Các ông nhà giầu, số 112 (24-8-34); Đốt mã là sự giả dối, số 114 (7-9-34); Trai gái bằng quyền, số 116 (21-9-34) ; Văn bác học và văn bình dân, số 118 (5-10-34); Sách khảo cứu, tủ sách gia đình, số 119 (12-10-34); Thuyết “Trung Dung” của ông nghị Nguyễn Công Tiễu, số 120 (19-10-34).
[7] Nhị Linh, Đốt mã là một sự giả dối, PH số 114, 7-9-1934.
[8] Nhị Linh, Quyền công dân, PH số 90, 23-3-1934.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Tự Lực văn đoàn – Văn học và cách mạng Tue 19 Oct 2021, 11:35 | |
| TỰ LỰC VĂN ĐOÀN - VĂN HỌC VÀ CÁCH MẠNG
Lý Toét, Xã Xệ
Kể từ cặp Tú Bà, Sở Khanh chưa có nhân vật nào nổi tiếng và đi sâu vào lòng người bằng Lý Toét, Xã Xệ.
Nhất Linh sáng tác ra Lý Toét. Bút Sơn sáng tạo Xã Xệ.
Hoàng Tích Chu đặt tên cho Lý Toét.
Nguyễn Gia Trí đem lại cho Lý Toét Xã Xệ chiều kích văn hóa, lịch sử.
Nhất Linh, Giám đốc Phong Hóa, muốn phát triển khía cạnh trào phúng, hầu như chưa có mặt trên báo chí Việt Nam lúc bấy giờ, nên ban đầu, ông vẽ nhiều hơn viết; chủ trương này rõ nhất trong những năm 1932-1934.
Nhưng nếu tranh trào phúng hoàn toàn thích hợp với công chúng bình dân, thì lại bị những người được gọi là trí thức chê bai, khinh bỉ. Không kể trường hợp giáo sư Thanh Lãng mà chúng tôi đã đề cập đến trong chương Sự tiếp nhận Tự Lực Văn Đoàn; nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ tóm tắt những ý kiến khác, có lẽ cũng tâm đồng với ông, như sau:
Ra khỏi năm 1940, trở về với những bận tâm học thuật dân tộc và chính trị quốc gia, dư luận cũng đổi hướng, tỏ ra khắt khe với họ[Tự Lực Văn Đoàn]. Nhóm Tri Tân phục hưng chủ nghĩa ôn cổ, cũng như nhiều người Hàn Thuyên chủ trương chiến đấu tích cực, đã lên án họ nặng nề. Hoa Bằng cho rằng sau những năm khủng bố 1930-1931, toàn trong nước vừa trải qua một cơn hồi hộp hoang mang, ai nấy chỉ muốn tìm những phút vui cười cho khuây khỏa, nhóm Phong Hóa đã đầu theo tâm lý dễ dãi ấy để bầy ra một cái cười cho quên lấp, một cái cười phá hoại tất cả nền nếp truyền thống, một cái cười nhiều khi rất vô ý thức nữa, như hành động lố bịch hóa hạng người nhà quê Lý Toét, Xã Xệ của họ thật là tàn ác, bất công, không kể còn gây ra sự chia rẽ giữa hai dân tỉnh và dân quê.
Trương Tửu cho rằng họ đã vô tình hay hữu ý mắc mưu thực dân, hưởng ứng phong trào vui vẻ trẻ trung 1932, đề cao tình cảm lãng mạn và nghệ thuật thuần tuý, làm cho thanh niên quên con đường tranh đấu gian nan, ngả theo khuynh hướng hưởng lạc, đi đến ăn chơi đồi trụy [1].
Không hiểu những bận tâm học thuật dân tộc và chính trị quốc gia, của các trí thức mà Phạm Thế Ngũ nói đến ở đây là gì, mà khiến cho những vị này trong nhóm Tri Tân và Hàn Thuyên đã lên án họ nặng nề như thế.
Xem như vậy, Tự Lực Văn Đoàn không những bị vùi dập vì lý do chính trị đối lập với đảng cộng sản, mà cả đến những người quốc gia hay đệ tứ, có học, những người làm văn học hay dạy học, cũng không hiểu ý nghiã cuộc tranh đấu cách mạng của họ, nên hầu hết đều coi biểu tượng Lý Toét, Xã Xệ là sự chế giễu khinh bỉ dân quê, và coi sự hài hước nói chung trên Phong Hóa Ngày Nay là phá hoại, để quay mũi dùi ngược lại, kết án Tự Lực Văn Đoàn. Đó là phần thưởng dành cho những người đi trước thời đại.
Trào phúng – vai trò của các họa sĩ
Chủ trương tờ báo trào phúng, cho nên Nhất Linh hết sức quan tâm đến biếm họa, chính ông bắt tay vào vẽ ngay từ Phong Hóa số 14 (22-9-32). Và cũng chính ông đã tập trung được một nhóm họa sĩ trẻ tài hoa, phần lớn xuất thân từ trường Mỹ thuật Đông dương, là bạn ông. Tôi còn nhớ khi họa sĩ Lê Phổ còn sống, ông luôn luôn nhắc đến Nguyễn Tường Tam với giọng thân yêu quý mến lạ lùng, theo ông “Tam viết văn và vẽ đẹp lắm.”
Ngoài Nhất Linh và Nguyễn Gia Trí, kể từ PH số 16 (6-10-32), thêm sự góp mặt của các họa sĩ: Trần Bình Lộc, Trần Quang Trân, Le Mur Nguyễn Cát Tường… chưa kể Hoàng Đạo và Khái Hưng đều biết vẽ. Phong Hóa còn tổ chức thi biếm họa, vẽ Lý Toét, cho nên những họa sĩ bên ngoài cũng góp tranh.
Trần Bình Lộc (1914-1941), vẽ trên Phong Hóa từ số 16 (6-10-32) ký LỘG, ở tuổi 18 với bức tranh Những chỗ ngồi trên xe điện. Kể từ PH số 33 (10-2-33), ông ký những tên Bloc, Bloch, Block… Trần Bình Lộc là một trong những họa sĩ quen thân và vẽ nhiều cho Phong Hóa ngay từ đầu, thỉnh thoảng ông còn viết truyện ngắn. Trần Bình Lộc mất năm 1941, vì một tai nạn, tại Lào, ở tuổi 27.
Nhất Sách cũng vẽ khá nhiều tranh trên Phong Hóa, nhưng chúng tôi chưa biết là ai.
Trần Quang Trân học trường Mỹ Thuật khóa III cùng với Lê Thị Lựu, ra trường năm 1932, xuất hiện trên PH từ số 18 (20-10-32), ký Mạc, Ngym, Ngạc Mai… Ông vẽ hý họa và đôi khi minh họa truyện của Khái Hưng.
Nguyễn Cát Tường ban đầu ký tên A.S. Lemur, (Le mur tiếng Pháp là tường) có tranh hài hước trên Phong Hóa từ số 13 (8-9-32). Đến số 27 (23-12-32) ông xuất hiện lại với hai bức hý họa Xem voi ở sở bách thú Hà Nội và Ba năm ở xứ Bắc.
Kể từ PH số 85 (11-2-34) (báo Xuân năm thứ hai), Nhất Linh mở thêm mục: Vẻ đẹp của các bà các cô và giao cho họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường phụ trách. Đây là mục thời trang đầu tiên trên báo chí miền Bắc, và có lẽ trên cả đất nước Việt Nam. Về y phục phụ nữ, Lê Phổ đi trước, rồi tới Nguyễn Cát Tường, là những nhà kiểu mẫu tiên phong trong việc đổi mới áo dài, họ vẽ nhiều kiểu áo tân kỳ cho đàn bà mặc trong những sinh hoạt khác nhau, tạo sự thanh lịch cho phụ nữ Hà thành. Nhưng Lê Phổ làm phụ tá cho thầy Tardieu, đi ngoại quốc luôn, nên Cát Tường trở thành số một. Có thể nói Cát Tường là “Coco Chanel” của Việt Nam, thủa ban đầu vậy.
Tô Ngọc Vân, cộng tác với Phong Hóa từ số 129 (21-12-34), thay Nguyễn Gia Trí khi ông Trí vắng mặt. Tô Ngọc Vân, thường ký tên Tô Tử, là họa sĩ chính thứ hai sau Nguyễn Gia Trí, không những vẽ tranh hài hước mà còn vẽ những bức phụ bản tuyệt đẹp cho báo xuân, viết phê bình hội họa và minh họa cho tiểu thuyết, truyện ngắn dưới tên Ái Mỹ. Tô Ngọc Vân chỉ ngừng trong thời gian đi Cao Mên dạy học và khi trở về, ông lại cộng tác liên tục với Ngày Nay từ số 139 (3-12-38) đến khi tờ báo đóng cửa, số 224 (7-9-40).
Nguyễn Gia Trí, vẽ từ PH số 1 (16-6-32) với bức tranh Hai đám rước sư tử, không ký tên; nhờ những điều Khái Hưng viết trong tiểu thuyết Những ngày vui, ta có thể đoán đó là tranh Nguyễn Gia Trí. Tóm lại, những bức tranh in trên Phong Hóa từ số 1 đến số 13 (8-9-32) chỉ có thể đoán là của Nguyễn Gia Trí, chưa thể xác định[2].
Ngoài bức tranh ký tên Đông Sơn (chữ quốc ngữ) chắc là của Nhất Linh, in trên PH số 3 (30-6-32) và một bức ký AS Lemur trên số PH 13 (8-9-32), phần lớn những tranh còn lại đều ký Hbat, tạm đoán là Nguyễn Gia Trí.
Kể từ Phong Hóa số 14 (22-9-32) Nguyễn Gia Trí ký thêm nhiều tên khác, như: Tô, Cô Tô, Nul, Daladin, Nal, Hoth, TAG, Tú Sơn, Tú Nuy, NGT, ZTTG, Rigt… Những biệt hiệu này phản ánh tính hài hước của Nguyễn Gia Trí: Tô (tên chó Tây), Cô Tô (cô chó Tây), Nul (số không), Nal (biến thể của Nul), Daladin (chắc từ chữ d’Aladin, nghiã là của Aladin), Hbat, Hoth, TAG (ba chữ cái trong GIA TRI), Tú Sơn (Tout seul, một mình), Tú Nuy (Tout nu, trần truồng), NGT (Nguyễn Gia Trí viết tắt); ZTTG, tên ký để tỏ sự phẫn nộ cực điểm.
Rigt hay RIGT, là bút hiệu dùng nhiều nhất trên Ngày Nay, có nghiã là: RI GT tức gt ri hay gia trí cười mà cũng còn nghiã là Lẽ phải.
Trong giai đoạn đầu của Phong Hóa, có thể vì Gia Trí chưa học xong, nên không được phép vẽ và ký tên như một họa sĩ thực thụ; nên ông thường không ký tên hoặc ký ẩn danh, nhưng trên PH số 66 (29-9-33) lần đầu tiên ông ký NGT.
Còn bút hiệu Rigt hay RITG và các biến thể của chữ này, xuất hiện trong giai đoạn sau, thường dùng để ký dưới những biếm họa tranh đấu trên báo Ngày Nay.
Tựu trung, Nguyễn Gia Trí vẽ nhiều nhất, (trừ khi có việc phải vắng mặt), từ Phong Hóa số 1, tháng 6 năm 1932, đến Ngày Nay kỷ nguyên mới, tháng 5-6 năm 1945.
Tranh Nguyễn Gia Trí, trong giai đoạn tranh đấu quyết liệt, thường đi đôi với bài viết của Hoàng Đạo, tạo một phong cách phê bình xã hội độc đáo, có sức công phá quan trường cao độ, chống Pháp thâm thúy, mãnh liệt, khiến nhiều lần Phong Hóa và Ngày Nay bị đe dọa đóng cửa.
Nhất Linh vẽ nhiều hơn viết, trong hai năm đầu. Dù chỉ học trường Mỹ thuật Đông dương có một năm, nhưng tác phẩm chứng tỏ ông là một họa sĩ tài ba, được nhà trường trân trọng, ông có tên trong danh sách hội đồng chấm thi cho cuộc triển lãm 1935 (PH số 137, 22-2-35).
Ông vẽ cho Phong Hóa từ số nào? Nếu dựa vào tranh bìa, ký Đông Sơn bằng chữ nho, thì Nhất Linh đã “vào” PH từ số 2 (28-6-32). Và trên PH số 3 (30-6-32) ông đã có một hý họa nhỏ, ký tên Đông Sơn bằng chữ quốc ngữ.
Đến PH số 14 (22-9-32) xuất hiện bức tranh hoành tráng Người Annam mình kinh doanh, ký tên Đông Sơn, vẽ cảnh người Việt chen chúc trên một chiếc xe hàng, tác phẩm hiện thực châm biếm có tính cách toàn diện, xác định con đường tranh đấu bằng biếm họa của Phong Hóa. Trong chương Sự thành lập Tự Lực Văn Đoàn, chúng tôi đã đưa ra giả thuyết: có thể Đông Sơn lúc đầu là tên chung của Nguyễn Gia Trí và Nhất Linh.
Nhất Linh thường ký tên Đông Sơn, thỉnh thoảng DS hay TAM. Ngoài những bức biếm họa, ông còn minh họa các truyện dài Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Gánh hàng hoa, Đời mưa gió, Đoạn tuyệt, Tiêu sơn tráng sĩ. Về biếm họa, nét vẽ của Đông Sơn tròn trĩnh, hiền lành hơn những nét nhọn, lõm, khiêu khích của Nguyễn Gia Trí, vì vậy có thể bức Người Annam mình kinh doanh là sản phẩm chung của hai người.
Hoàng Đạo tuy không học vẽ nhưng xuất hiện ngay từ số 14 (22-9-32) với hai bức biếm họa Nhà giáo quen tay và Nguyễn Khắc Hiếu với việc đời, ký tên Tứ Ly. Ông minh họa truyện ngắn của Khái Hưng: Đi Nam Kỳ và Cái thù ba mươi năm trên PH số 15 (29-9-32); Cái thống đời Tống trên PH số 17 (13-10-32); Tình tuyệt vọng trên PH số 18 (20-10-32), tác phẩm này làm say mê tuổi trẻ lúc bấy giờ nhờ bài thơ Tình tuyệt vọng Khái Hưng dịch thơ Arvers.
Đến PH số 19 (27-10-32), lần đầu tiên Tứ Ly xuất hiện như họa sĩ đích thực trên trang nhất Phong Hóa với bức hý họa rất “nhà nghề” Ấy họ đá… nhau! chế giễu cảnh bóng đá… đá nhau và trên PH số 21 (11-11-32) có tranh “Ông Nguyễn Khắc Hiếu dậy Văn chương” của Tứ Ly… là hai bức hý họa lớn của Hoàng Đạo.
Ấy họ đá… nhau! của Tứ Ly, bìa Phong Hóa #19
Khái Hưng cũng vẽ, ký tên Bán Than và Nhị Lang. Trên số PH số 23 (25-11-32), có bức hý họa đầu tiên tựa đề Phát minh, ký Bán Than. Trên PH số 26 (16-12-32) ông vẽ thêm ba bức tranh hài hài hước, ký Bán Than. Đến PH số 66 (29-9-33) ông vẽ hai tranh tựa đề Tùy danh chọn nghề, đều ký Nhị Lang. Ông tiếp tục ký Nhị Lang trên các tranh: Lý luận Phan Khôi trên PH số 70 (27-10-33); rồi hai tranh trên PH số 73 (17-11-33), một trên PH số 74 (24-11-33). Và trên PH số 85 (11-2-34) có tranh Nhị Lang bán tranh Tết. Ông còn minh họa cho truyện vừa Số đào hoa của ông. Và trên PH số 115 (14-9-34) có tranh Lý Toét của Nhị Lang…
Nhưng Khái Hưng vẽ không hay bằng Hoàng Đạo.
Nam Bắc không hiểu nhau của Bán Than, Phong Hóa #26 |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Tự Lực văn đoàn – Văn học và cách mạng Thu 28 Oct 2021, 12:04 | |
| TỰ LỰC VĂN ĐOÀN - VĂN HỌC VÀ CÁCH MẠNG
Sự ra đời của Lý Toét
Lý Toét do Nhất Linh sáng tạo ngay từ tháng 6 năm 1931, khi chưa có Phong Hóa. Nhất Linh chính thức đưa Lý Toét lên Phong Hóa từ số 15 (29-9-32), và sẽ được các họa sĩ chấm phá thêm, trở thành một trong những nhân vật sáng chói của Tự Lực Văn Đoàn, biểu hiệu tất cả phong cách hài hước và bi đát trong hý họa của Phong Hóa Ngày Nay.
Lý Toét trở thành một sáng tác tập thể, một thứ lương tâm thời đại, một sự tự trào, cười dân mình mà cũng là cười chính mình: một lũ nhà quê ra tỉnh, lóe mắt trước đời mới tối tân, hoa lệ người Âu đem lại, bị bánh xe thực dân và cuộc sống tân thời đè bẹp, nhưng vẫn cố gắng ngoi lên, chống lại bằng sự ngây ngô, gàn dở, mà không thua.
Lý Toét trở thành một nhân vật “có thật”, một con người bằng xương bằng thịt, thậm chí, trên Phong Hóa, có khung quảng cáo của Thanh Hà Dược Phòng với tít Lý Toét mắc lậu kể chuyện Lý Toét và Ba Ếch đi chơi ngõ Sầm Công “để thưởng thức phong lưu Hà Thành. Sau trận mây mưa một ít lâu, cả hai đều mắc phải bệnh kín” may nhờ uống thuốc của Hà Thành Dược Phòng 55 Route de Huế, một tuần lễ là khỏi!
Sự ra đời của Lý Toét mãi sau này mới được Nhất Linh kể lại trên báo Xuân Ngày Nay 1940, số 198 (3-2-40) trong bài viết tựa đề Lịch sử Lý Toét, Ba Ếch và Xã Xệ.
Nhất Linh sáng tác ra Lý Toét như thế nào? Ông kể lại như sau:
Đông Sơn một hôm ngồi xem báo Phụ Nữ, nghịch vẽ một người nhà quê và thấy mặt người ấy hay hay liền xé chỗ vẽ cất đi, chưa biết dùng làm gì. Các bạn thấy trong hình đầu tiên ấy Lý Toét trẻ hơn bây giờ nhiều, mà ngay lúc đó, Lý Toét đã có đủ cả ô, cả giầy, cả râu ria, búi tóc.
Không có tờ báo Phụ Nữ Thời Đàm thì không có Lý Toét. Vậy theo đúng lịch sử ta có thể quả quyết rằng:
Đông Sơn và Phụ Nữ đã đẻ ra Lý Toét, đẻ vào tháng 6 năm 1931.
Được ít lâu Phong Hóa đổi tòa soạn. Lý Toét ra mắt độc giả ngay từ số 14 trong mục Vui Cười nhưng vẫn bơ vơ ngơ ngác vì chưa có tên. Đầu tiên là Tứ Ly đem Lý Toét vào Phong Hóa (số 35 ngày 24-2-33) trong bài cuộc chợ phiên của Phong Hóa tổ chức, có bức vẽ Lý Toét đi với Ba Ếch vào xem phụ nữ kén chồng.
Bức tranh khôi hài đầu tiên có vẽ Lý Toét và có chua tên cẩn thận là bức tranh vẽ Lý Toét ra tỉnh đứng trước cái máy nước ngẫm nghĩ: Quái! Bia ai mà lạ vậy!” (Phong Hóa số 48 ngày 26-5-33). Nét vẽ Lý Toét đầu tiên của Nhất Linh trên báo Phụ Nữ Thời Đàm, in lại trên Ngày Nay #198 Trong bài viết này, Nhất Linh nhớ gần đúng, chỉ sai hai chỗ:
– Lý Toét có mặt trên mục Vui cười, từ Phong Hóa số 15 (không phải số 14).
– Nhất Linh không nhớ bài viết đầu tiên, đặt tên cho Lý Toét trên Phong Hóa, là bài Cụ Lý Toét đi xem hội chợ (Cát-Tót, Juillet) của HTC [Hoàng Tích Chu] in trên PH số 25 (9-12-32). Còn bài Cuộc chợ phiên của Phong Hóa tổ chức của Tứ Ly, là bài thứ hai, in sau ba tháng, trên PH số 35 (24-2-33). Hoàng Tích Chu mới là người đầu tiên đặt tên cho Lý Toét.
Nhất Linh lại viết:
Tên Lý Toét thấy xuất hiện năm 1930 trong báo Tứ Dân mà người đẻ ra tên Lý Toét lại là Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu.” Đấy là Nhất Linh nghĩ thế. Nhưng khách quan mà xét, thì tên Lý Toét trên báo Phong Hóa là do Hoàng Tích Chu đưa ra trong bài Cụ Lý Toét đi xem hội chợ (Cát- Tót, Juillet). Hoàng Tích Chu có cóp của Tú Mỡ hay không, ta không thể biết được. Nhưng ta cũng nên đặt câu hỏi: nếu tên này Tú Mỡ đã đặt ra từ năm 1930, thì tại sao Nhất Linh lại không dùng ngay từ đầu? Vậy nếu Tú Mỡ có nghĩ ra hai chữ Lý Toét, từ năm 1930, thì tôi cho rằng đó chỉ là điều trùng hợp.
Sự hiển nhiên là Lý Toét của Nhất Linh mấy tháng đầu chưa có tên, chỉ từ khi HTC đặt tên cho nhân vật này là Lý Toét, thì lúc ấy mọi người mới gọi là Lý Toét. Cho nên tôi nghĩ rằng “công” đặt tên cho Lý Toét phải là của Hoàng Tích Chu.
Bản chất Lý Toét
Trong thời kỳ đầu, biếm họa trên Phong Hóa còn hiền lành, cốt chỉ mua vui.
Nhưng dần dần Lý Toét sẽ chỉ đạo tư tưởng những biếm họa trên Phong Hóa Ngày Nay. Khởi đầu bằng khuôn mặt hiền lành do Đông Sơn tạo ra trên Phong Hóa, 1932 và kết thúc bằng nhưng nét phẫn nộ, gào thét của Nguyễn Gia Trí trên Ngày Nay kỷ nguyên mới, 1945.
Lý Toét là nhân vật chính và nổi tiếng nhất của Tự Lực Văn Đoàn, ra đời trước cả cô Mai (Nửa chừng xuân), cô Tuyết (Đời mưa gió), cô Loan (Đoạn tuyệt)… Lý Toét ở với Tự Lực Văn Đoàn lâu nhất, có mặt từ Phong Hóa số 15 và chỉ ra đi khi Ngày Nay kỷ nguyên mới đình bản.
Lý Toét “chính thức” có mặt trên Phong Hóa từ số 15, nhưng đã có mặt trong “vô thức” từ Phong Hóa số 14 (22-9-32), trong bức tranh lớn Người Annam mình kinh doanh của Đông Sơn, với hình một người nét mặt giống Lý Toét, ngồi trên mui xe hàng.Người Annam mình kinh doanh, trên trang nhất báo Phong Hóa #14, với Lý Toét ngồi trên mui xe Lý Toét ngồi trên mui xe Và vẫn trong số 14 này, trang 3, còn có hai tranh: Mồm mép hàng giầy, ký Tô, vẽ người bán giầy có khuôn mặt và bộ dạng giống như Lý Toét. Bên cạnh là bức tranh Giậy khôn ký Nul, vẽ cảnh một thằng nhỏ bị xe cán đứt đôi, một ông nhà quê cầm dù giống Lý Toét đi qua, cúi xuống dặn: lần sau có đi nên cẩn thận!Mồm mép hàng giày của Tô, Phong Hóa #14 Giậy khôn của Nal, Phong Hóa #14 Hai bức tranh này ký Tô và Nul (Nguyễn Gia Trí) nêu ra hai khía cạnh đối lập của Lý Toét: vừa khôn ngoan lại vừa ngây ngô, thật thà. Hai đặc tính này sẽ được đào sâu trong bài viết của Hoàng Tích Chu: Cụ Lý Toét đi xem hội chợ (Cát- Tót, Juillet) đã nói đến ở trên và cũng sẽ được Nguyễn Gia Trí sử dụng triệt để khi ông vẽ Lý Toét sau này, trong những bức biếm họa chống tàn tích của xã hội cũ và chống thực dân.
Trên Phong Hóa số 15 (29-9-32), mục Vui cười, lần đầu tiên có hình Lý Toét, ký DS (Đông Sơn) nhưng chưa đề tên Lý Toét.Lý Toét hiền lành trong mục Vui Cười, ký DS (Đông Sơn), Phong Hóa #15 Phong Hóa số 16 (6-10-32), trang 4, có tranh vẽ ông lý (chưa có tên Toét) đi qua hiệu giải khát, được cô hàng mời: “Mời ông vào sơi nước chanh nước đá”. Ông lý hiểu lầm là cô hàng mời uống không tốn tiền, nên lễ phép từ chối: Tôi không dám mời cô sơi. Tác giả (không ký tên) đã chỉ ra sự “nhà quê” của ông lý.Tranh vẽ ông lý (chưa có tên Toét) trên Phong Hóa #16 Trên Phong Hóa số 21 (11-11-32) có bức tranh Tưởng tượng… và sự thực… của Đông Sơn: bên trái, nhân vật giống Lý Toét, tưởng tượng mình đứng bên cầu phong cảnh đầy thơ mộng… bên cạnh là… cảnh thực.Tưởng tượng, của Đông Sơn, vẽ Lý Toét… nhà thơ, Phong Hóa #21 PH 25 (9-12-32), số đặc biệt về Hội Chợ, lần đầu tiên xuất hiện tên Lý Toét được xuất hiện trên tựa bài viết: Cụ Lý Toét đi xem hội chợ (Cát- Tót, Juillet), Hoàng Tích Chu[3] mô tả Lý Toét như sau:
Lúc vào cửa, cụ Lý Toét bị chen, trên đầu thì xổ cả khăn, tung cả búi tóc, dưới chân thì họ séo tụt cả giầy, khốn đốn mới qua được cái cửa quay. (…) Bới lại cái “búi chấy”, quấn lại cái khăn lượt mầu nước dưa cho chỉnh, cụ lý đi nghênh ngáo mọi nơi. Mỗi hàng một vẻ, lộng lẫy, rực rỡ như động tiên, cụ chẳng biết nên xem đâu trước, đâu sau, ngơ ngẩn cả người như mán về đồng bằng vậy. (…) Đi qua dan hàng máy hát, réo rắt dọng hát chèo, sen tiếng nhị, tiếng trống, tiếng mõ, tiếng thanh la, nghe rõ mồm một. Cụ ngây cả người không biết tiếng hát ở đâu mà ra.
Bài viết của Hoàng Tích Chu, không những lần đầu tiên đặt tên cho Lý Toét, mà còn mô tả dáng điệu và tâm lý Lý Toét, dùng lập luận nhà quê của Lý Toét để phê bình cái văn minh mẫu quốc đem lại. Đây là bài viết đầy đủ và có ý nghiã nhất về Lý Toét, cũng là văn bản sau cùng của Hoàng Tích Chu trên Phong Hóa, bởi vì ông mất ngày 25-1-1933. Sau này, các họa sĩ đều dựa vào “tinh thần” bài của HTC để vẽ chân dung Lý Toét.
Trên Phong Hóa số 35 (24-2-33), có bài Cuộc chợ phiên của Phong Hóa tổ chức của Tứ Ly, kể chuyện Lý Toét và Ba Ếch đi chợ phiên gặp đủ các vị chức sắc trong làng (cổ) văn: Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Khắc Hiếu, Nguyễn Công Tiễu, Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Văn Tố… kèm theo tranh Phụ nữ kén chồng, vẽ Lý Toét và Ba Ếch đứng xem các bà, các cô dự cuộc thi kén chồng. Đây là lần đầu Lý Toét xuất hiện với tên trong bài viết và với hình minh họa.Phụ nữ kén chồng của Tứ Ly, Phong Hóa #35: Lý Toét đứng cạnh Ba Ếch (tr. 8) Phong Hóa số 48 (26-5-33) có bức tranh đề tít: Lý Toét ra tỉnh, vẽ Lý Toét ô cặp nách, cúi nhìn cái vòi nước công cộng, tưởng là bia mộ, miệng lẩm bẩm: quái bia gì mà lạ vậy? Tranh không ký tên, nhưng lột đúng “tinh thần” Lý Toét của Hoàng Tích Chu.
Đây là lần đầu tiên tranh Lý Toét có tên.Lý Toét ra tỉnh, Phong Hóa #48 Quá trình thành lập nhân vật Lý Toét như thế là xong. Kéo dài trong 8 tháng, từ PH số 15 (29-9- 32) đến PH số 48 (26-5-33).
Từ đó các họa sĩ thi nhau vẽ Lý Toét, nhất là từ khi trên Phong Hóa có cuộc thi Lý Toét, bất cứ ai cũng có thể gửi tranh, gửi bài đến tòa báo.
Cùng với tranh là loạt bài cổ động, bắt đầu trên PH số 51 (16-6-33) với vở kịch Nửa cái thỏ bò [thủ bò, đầu bò] của Khái Hưng vai chính là Lý Toét. PH số 52 (23-6-33), trang nhất có tranh Lý Toét tức cảnh của Nhất Sách, vẽ Lý Toét ra Hà Nội bị hành hung… Nhiều tranh hài hước có hình Lý Toét, nhưng không đề tít và không ký tên người vẽ. PH số 60 (18-8-33), có tranh Lý Toét của Đông Sơn. PH số 78 (22-12-33) có nhiều tranh và bài về Lý Toét. PH số 79 (29-12-33), có tranh Lý Toét của Ngạc Mai (Trần Quang Trân) và trên mục Vui cười, hình Lý Toét có thay đổi, có cá tính hơn, chắc Nguyễn Gia Trí sửa.
Lý Toét ngự trị một mình trên Phong Hóa, cho đến khi Xã Xệ ra đời.
Ba Ếch
Nhất Linh không chỉ tạo Lý Toét, ông còn tạo cả Ba Ếch, nhân vật thứ hai này, theo ông, là một người có thật, tên là Ech, sống ở Hà Nội. Nhưng Nhất Linh không vẽ hình Ba Ếch, vì ông muốn Ba Ếch có “thiên hình vạn trạng”[4]. Tuy được cổ động trên Phong Hóa rất kỹ, cả Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, đều viết truyện vui, kịch, truyện ngắn đề cao Ba Ếch, nhưng không thành công.
Mặc dù gần “bằng tuổi” Lý Toét, Ba Ếch ra đời từ PH số 19 (27-10-32), xuất hiện lần đầu trong mục Vui cười, với mẩu truyện Ba Ếch đi xe hỏa, không ký tên, chắc của Nhất Linh. Tiếp đó, có bài Ba Ếch đi xem hội chợ của Nhất Linh, trên PH số 25 (9-12-32), cũng không gây được tác dụng mong muốn. Rồi Ba Ếch ăn Tết của Tứ Ly trên PH số 31 (24-1-33) cũng vậy.
PH số 35 (24-2-33), có bài Cuộc chợ phiên của Phong Hóa tổ chức của Tứ Ly, kể chuyện Lý Toét và Ba Ếch đi chợ phiên (đã nói ở trên). Bài này cũng không làm cho Ba Ếch nổi tiếng, chỉ lộ tính cách hài hước của Tứ Ly.
PH số 39 (24-3-33), Khái Hưng đem cả tên mình vào đóng cùng với Ba Ếch trong vở kịch vui tự trào Tôi là Khái Hưng, cũng chẳng ăn thua gì. PH số 41 (7-4-33) Khái Hưng lại viết thêm truyện vui: Ba Ếch Vô Huế. PH số 73 (17-11-33), Tứ Ly viết bài: Vợ chồng Ba Ếch đi ăn tạp-pí lù… Tóm lại những cố gắng triệt để “lăng- xê” Ba Ếch đều vô hiệu. Bởi vì Ba Ếch không tạo được cảm hứng cho họa sĩ vẽ tranh, nên không để lại dấu vết gì trong lòng người đọc.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Tự Lực văn đoàn – Văn học và cách mạng Fri 29 Oct 2021, 12:22 | |
| TỰ LỰC VĂN ĐOÀN - VĂN HỌC VÀ CÁCH MẠNG
Xã Xệ và Lý Toét
Nhân vật nổi tiếng thứ nhì sau Lý Toét là Xã Xệ, do Bút Sơn sáng tạo.
Lần đầu tiên là trên Phong Hóa số 57 (28-7-33), có bức tranh gửi dự thi vẽ một người trọc đầu chỉ có một sợi tóc quăn trên đỉnh, đi hớt tóc, và người thợ cạo hỏi:
Bẩm ngài, ngài rẽ bên hay rẽ giữa ạ?
Nhân vật (là Xã Xệ) trên bức tranh này mới chỉ có độc một sợi tóc xoăn mà thôi, chưa có tên, mà hình dạng tầm thường, chưa có cá tính.
Tranh dự thi số 73 của Bút Sơn, trên Phong Hóa #57 (28-7- 33)
Chín tháng sau, Bút Sơn sáng tạo lại hoàn toàn Xã Xệ (và Lý Toét), trên hai bức tranh vẽ Lý Toét và Xã Xệ. Lần này ông đặt tên Xã Xệ đàng hoàng. Tác phẩm in trên trang nhất PH số 89 (16-3-34), đập vào mắt người xem. Cặp Lý Toét-Xã Xệ của Bút Sơn được chấp nhận ngay, từ đó, trở thành cặp bài trùng như Laurel-Hardy Việt Nam vậy.
Tranh Bút Sơn, PH số 89 (16-3-34), hai tranh Lý Toét- Xã Xệ
Không ai biết rõ Bút Sơn tên thật là gì. Nhất Linh, trong bài Mấy lời nói đầu[5] viết về Bút Sơn với lời nhắn như sau: “Bút Sơn ở Sài Gòn (người đã đẻ ra Xã Xệ) (tên thật chưa biết). Xin ông Bút Sơn (nếu ông còn sống) hoặc các bạn ông cho biết tên thật.”
Khi Lý Toét-Xã Xệ của Bút Sơn được in trên Phong Hóa số 89 (16-3-34), thì bốn tuần sau, có tranh Xã Xệ của Tú Nuy (Nguyễn Gia Trí), phụ họa trên PH số 93 (13-4-34). Bức tranh đầu tiên, xác định chân dung Xã Xệ dưới cái nhìn của Nguyễn Gia Trí.
Tranh Xã Xệ của Tú Nuy (Gia Trí), Phong Hóa #93
Nguyễn Gia Trí đã sửa lại Xã Xệ của Bút Sơn cho đẹp hơn, dễ yêu hơn, bớt mập phì, profil rõ ràng, giống con chim non, nhất là sợi tóc xoăn đặc biệt, tuyệt vời.
Khuôn mặt nghiêng của Xã Xệ với sợi tóc xoăn, do Nguyễn Gia Trí tái tạo, gây dấu ấn mạnh trong trí nhớ tuổi thơ của Trần Khánh Triệu. Hơn sáu mươi năm sau ông ghi lại trong bài Papa tòa báo câu này: “hình Xã Xệ [chú Trí] chỉ đưa vài nét là xong, bao giờ cái tóc xoắn như lò xo của ông Xã cũng được vẽ sau chót”[6]. Chính cái tóc xoắn này phân biệt Xã Xệ của Nguyễn Gia Trí với Xã Xệ người khác vẽ.
Kể từ PH số 94 (20-4-34) trở đi có nhiều tranh Lý Toét-Xã Xệ. PH số 100 (1-6-34) có tranh Lý Toét – Xã Xệ, do BeKy vẽ, khá đẹp.
Trên PH số 102 (15-6-34), mục Vui cười thêm hình Xã Xệ, logo mới mang dấu ấn Nguyễn Gia Trí.
Mục Vui cười có hình Lý Toét và Xã Xệ, Phong Hóa #102
PH số 105 (6-7-34) có tranh Lý Toét Tập Kiều:
Đội trời đạp đất ở đời, Nguyễn Văn Lý Toét vốn người Việt Nam,
của ZTTG (Gia Trí).
Tranh Tập kiều, của ZTTG (Nguyễn Gia Trí) Phong Hóa #105
Bức Tập Kiều là bức tranh đầu tiên sáng tạo cho Lý Toét một ý nghiã chính trị. Tác phẩm gây ấn tượng mạnh nhờ hai câu thơ Nguyễn Du: Nguyễn Gia Trí đã tạo cho Lý Toét một cá tính sắc sảo qua nét mặt kiêu hãnh và cương quyết và cho người Việt Nam một sự tự hào thầm kín: Lý Toét vươn lên thành Từ Hải.
Đến tác phẩm Lý Toét ký tên ZTTG dưới đây là bức tranh dữ dội nhất trong sưu tập Lý Toét của Tự Lực Văn Đoàn: Nguyễn Gia Trí đem tất cả sự phẫn nộ của mình hòa trong tác phẩm. Lý Toét ở đây, biểu hiệu sự quật khởi, bất phục tòng của người dân mất nước. Chưa bao giờ một bức tranh hài hước có thể đi xa đến thế.
Tranh Lý Toét của ZTTG, in trong bài Lịch sử Lý Toét, Ba Ếch và Xã Xệ của Nhất Linh, Ngày Nay #198
Tóm lại, Lý Toét ban đầu chỉ là một ông lý nhà quê ra tỉnh, nét mặt ngây ngô hiền hậu, người vẽ cho Lý Toét biến chuyển theo cách vẽ và cá tính của mình, nhưng phải công nhận rằng các họa sĩ chuyên nghiệp như Ngạc Mai (Trần Quang Trân), Nhất Sách, Trần Bình Lộc, Cát Tường… đều vẽ Lý Toét-Xã Xệ không hay mấy, nhiều khi không bằng các họa sĩ nghiệp dư gửi tranh dự thi. Cả Tô Ngọc Vân cũng vậy.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Tự Lực văn đoàn – Văn học và cách mạng Tue 16 Nov 2021, 08:39 | |
| TỰ LỰC VĂN ĐOÀN - VĂN HỌC VÀ CÁCH MẠNG
Nguyễn Gia Trí và Lý Toét-Xã Xệ
Nguyễn Gia Trí tạo ra một Lý Toét muôn mặt, cho Lý Toét một cá tính mạnh mẽ, với bức Tập Kiều, xác định ADN của Lý Toét qua lời Nguyễn Du:
Đội trời đạp đất ở đời. Nguyễn Văn Lý Toét vốn người Việt Nam.
Nhưng Nguyễn Gia Trí không dừng lại ở đây mà còn vẽ cả bề trái của nhân vật Lý Toét và xã hội Việt Nam nữa, nhất là khi ông họp cặp bài trùng Lý Toét Xã Xệ trong cùng một bức tranh. Lý Toét Xã Xệ, dưới ngọn bút Nguyễn Gia Trí, không chỉ là nạn nhân mà họ -cũng như tất cả người Việt Nam khác- còn là thủ phạm sự suy đồi trong đời sống dân tộc.
Lý Toét gầy yếu như cây liễu nhưng khi cần thì vững như cây tùng. Xã Xệ mập ú, đầy thịt nhưng mềm như cây sậy. Cặp Lý Toét Xã Xệ luôn luôn phức tạp, không chỉ để cười mà cũng không chỉ để khóc, giống như Charlot của Charlie Chaplin, làm ta vừa khóc, vừa cười.
Trong bức tranh Cải Cách (NN số 55, trang 231) phụ bản bài Phá đình của Hoàng Đạo, Nguyễn Gia Trí vẽ bữa cỗ ở đình làng, mọi người đang chè chén, tất cả đều có khuôn mặt điển hình Lý Toét Xã Xệ. Búc tranh biểu dương chính chúng ta đang ngụp lặn trong làng xã xôi thịt, cực kỳ tha hóa, và đó là xã hội Việt Nam do ta tạo dựng!
Đầu óc bảo thủ và xôi thịt của Lý Toét Xã Xệ -tức là đầu óc của dân làng- đã thủ tiêu bao nhiêu tiến bộ, đã dẫm nát bao nhiêu mầm non, đã đưa dân tộc trở lại những thế kỷ trước, chỉ vì có óc thủ cựu, bám chặt lấy cái búi tó trên đầu. Mà đây không phải là chuyện búi tó, nữa, nó đã mở rộng ra đến chuyện tứ đức tam tòng, đến chuyện tiết hạnh khả phong dã man tàn ác, mà Nhất Linh tố cáo, nhưng đã bị chống lại một cách triệt để. Sự chống không phải chỉ có trong đầu óc các cụ cổ đâu, mà cả trong đầu các nhà tư tưởng tân kỳ như Trương Tửu mới lạ kỳ, họ cũng miệt thị cô Nhung trong Lạnh lùng và gián tiếp coi Tự Lực Văn Đoàn đã tàn phá cái hay của xã hội xưa! Bức tranh dưới đây của Gia Trí, gửi tới những luồng tư tưởng cổ điển ấy.
Lý Toét Xã Xệ của Nguyễn Gia Trí, Ngày Nay #54
Bức tranh dưới đây, minh họa cho bài Nỗi lo sợ hàng năm của Hoàng Đạo, in trên Ngày Nay số 58) Lý Toét biểu hiệu cho bọn kỳ hào ở thôn quê, thâu thuế của dân bỏ túi, tiêu pha, rượu chè, tự nhiên như “lợi tức” của mình vậy:
Lý Toét Xã Xệ, Ngày Nay #58
Khi sự ngây ngô đi đôi với mê tín dị đoan kèm óc tưởng tượng phong phú, sẽ cho tuyệt tác dưới đây:
Lý Toét đứng trước đội binh vàng mã sắp đốt, nói với Xã Xệ:
– Bác Xã ạ, ở âm phủ thì nước ta mạnh nhất, không nước nào bằng.
Mà đúng như vậy, cho nên tục đốt vàng mã, dù được Tự Lực Văn Đoàn chiến đấu bằng đủ mọi cách mà nó vẫn còn sống đến bây giờ. Đã gần một thề kỷ qua!
Như thế, không phải Nguyễn Gia Trí bôi nhọ dân tộc, như nhiều người kết án, mà ông chỉ ra cái “ngu muội” của dân tộc để tự sửa, mà thôi! Chỉ những nghệ sĩ lớn mới có đủ can đảm để để viết và vẽ về cái xấu của dân tộc mình. Còn việc ca tụng con rồng cháu tiên thì ai làm cũng được.
Lý Toét Xã Xệ, tranh bìa của Ritg, Ngày Nay #107
Kinh hãi hơn nữa là thế hệ Lý Toét Xã Xệ, bố, lại sinh ra thế hệ Lý Toét Xã Xệ, con. Và nếu ta không chịu thay đổi thì đời đời, thanh niên Việt (lúc bấy giờ, và cả ngày nay nữa, dưới một hình thức khác) sẽ không thể nào thoát ra được cảnh ham chè chén, xôi thịt, bạc tiền.
Số đặc biệt Thanh niên, Ngày Nay #115
Nhưng Lý Toét Xã Xệ, không phải lúc nào cũng có bộ mặt tiêu cực, trong bức tranh dưới đây, họ đã “nắm vững” tình hình, không còn “ngu” nữa, đứng trước màn hài kịch “dân biểu”, Lý Toét bảo Xã Xệ:
– Vẫn trò mọi năm? Nhạt lắm rồi!
Dân đã hiểu, không còn ngu muội nữa, cái trò nghị gật chỉ biết Uẩy Uẩy theo lời chính phủ thực dân, đã bị lộ tẩy:
Trò chính phủ biểu, Ngày Nay #127
Dưới đây là bức tranh hài hước thâm thúy sâu xa: Ngày Tết, Lý Toét đem quà đến biếu quan Tây, và nói:
– Nghe nói biểu hiệu của mẫu quốc là con gà sống, nên chúng tôi đem đến tết cụ lớn con gà mái cho có đôi.
Ở đây Nguyễn Gia Trí chơi chữ…Tây:
Le coq gaulois (Con gà sống ở xứ Gaule) là một trong những biểu hiệu thiêng liêng của dân tộc Pháp.
Lý Toét bèn đem tết quan lớn Tây con gà mái cho có đôi.
Hiềm vì, gà mái (poule), đối với người Pháp ngụ ý xấu: đàn bà điếm, đàn ông nhát như cáy (poule mouillée).
Lý Toét ngụ ý: Mẫu quốc chỉ là con gà Tây, gà tồ, xứng với trai hèn, gái điếm
Tranh Tết Tây của Ritg, Ngày Nay #144
Vẽ xong bức tranh ấy, in trên bìa báo số 144 rồi. Tuần sau, Lý Toét, Xã Xệ, hơi lo. Trời xanh ảm đạm. Đứng nói chuyện với nhau bên cạnh tờ báo, Xã Xệ tập Kiều:
Rằng hay thì thực là hay Nhưng rồi ngậm đắng nuốt cay không chừng!
Tranh Rõ khéo lo xa, Ngày Nay #145
Nhưng bức tranh cực kỳ cay đắng là bức dưới đây, in trên bìa Ngày Nay số 150 (25-2-39). Nhân dịp chính phủ Đông Dương bỏ ra 2 triệu bạc và phái ông De Beaumont đem tiền đi dự đấu xảo San Francisco. Lý Toét lấy ô kéo chân ông Tây lại, Xã Xệ đứng sau kéo áo Lý Toét:
-Thôi! Ông đẹp giai và sang trọng thế, thì ông đi đấu xảo một mình cũng đủ chán rồi. Còn túi tiền ông để lại cho chúng tôi ăn gạo, chúng tôi đói lắm!
Bố cục và nét vẽ Lý Toét Xã Xệ, trong bức tranh này thật tuyệt hảo, diễn tả toàn bộ cuộc tranh đấu bất bình đẳng giữa hai đối tượng: một bên là bọn cướp nước, giầu mạnh, có khí giới tối tân tầu bay tầu bò. Một bên là người dân nhược tiểu, yếu nghèo, bị cướp nước mà không có khí giới để chống cự, để bảo vệ, đề giành lại lãnh thổ. Bằng cái ô, Lý Toét đã can trường, xông xáo, Xã Xệ, theo sau, bám vào Lý Toét như con sò, con ốc, thân hình co lại trong một vòng tròn tuyệt vọng.
Lịch sử Lý Toét, Ba Ếch và Xã Xệ là bài viết cuối cùng của Nhất Linh, in trên Ngày Nay, sau đó ông chỉ vẽ thêm vài tranh trào phúng, rồi đến Ngày Nay số 204 (23-3-40) ông ngừng hẳn.
Mùa thu năm 1940 Nhất Linh trốn sang Tầu. Trong thời gian này Nguyễn Gia Trí cũng đã đi trốn, Tô Ngọc Vân sẽ vẽ thay Gia Trí với biệt hiệu Ái Mỹ.
Hoàng Đạo, Nguyễn Gia Trí và Khái Hưng, dù đã sống lẩn tránh, vẫn lần lượt bị bắt trong tháng 9-1941. Chỉ còn lại một mình Thạch Lam.
Lúc ấy, Thạch Lam, đã nhuốm lao, ông mất ngày 28-6-1942, ở tuổi 32, trong lúc Khái Hưng, Hoàng Đạo, Nguyễn Gia Trí, đang bị tù ở Vụ Bản và Nhất Linh lưu lạc bên Tầu.
Trong tất cả những bất hạnh này, Lý Toét đều dính líu xa gần.
Suốt thời gian vẽ hý họa tranh đấu, từ 1936 trở đi, Nguyễn Gia Trí đã dùng Lý Toét như một phương tiện lợi hại chống Pháp. Cho nên có thể nói: Lý Toét đã góp phần vào việc Phong Hóa bị mất giấy phép, Nguyễn Gia Trí và Hoàng Đạo bị tra tấn khi bị bắt.
Lý Toét cũng là bài viết cuối cùng của Hoàng Tích Chu trên Phong Hóa và của Nhất Linh trên Ngày Nay.
Lịch sử Lý Toét gắn liền với cuộc cách mạng chữ, cách mạng tranh, và cách mạng súng, của Nhất Linh, Khái Hưng, Nguyễn Gia Trí, Hoàng Đạo, và cái chết quá sớm của Thạch Lam.
(Còn tiếp)
Thụy Khuê ___________________________________
[1] Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, quyển 3, Đại Nam chụp in lại tại Hoa Kỳ, trang 446.
[2] Xem chương 5: Sự thành lập Tự Lực Văn Đoàn.
[3] Xem chương 6- Đổi mới ngôn ngữ và tư tưởng.
[4] Nhất Linh trong bài Lịch sử Lý Toét, Ba Ếch và Xã Xệ, Ngày Nay số 198 (3-2-40).
[5] Xem chương: Tự Lực Văn Đoàn có những ai?
[6] Papa tòa báo của Trần Khánh Triệu, in trong Nhất Linh, người nghệ sĩ, người chiến sĩ, trang 162-163.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Tự Lực văn đoàn – Văn học và cách mạng Thu 18 Nov 2021, 09:27 | |
| TỰ LỰC VĂN ĐOÀN - VĂN HỌC VÀ CÁCH MẠNG
Giới thiệu và cổ động Thơ mới
Phong Hóa nghĩ ra nhiều thứ lần đầu tiên áp dụng trên báo như các mục Dòng nước ngược, Những hạt đậu dọn, Bàn ngang, Tin văn vắn… sau này được người ta bắt chước, tạo những mục tương tự. Ngày Nay lần đầu tiên in bản nhạc, giới thiệu các nhạc phẩm tiên phong và đăng những bài biên khảo về âm nhạc của Nguyễn Xuân Khoát.
Nhưng Tự Lực Văn Đoàn, trong tờ báo xuân đầu tiên, Phong Hóa làm thêm một việc tiên phong nữa là giới thiệu Thơ mới.
Phan Khôi
Như chúng ta đã biết, người sáng tạo ra thơ mới là Phan Khôi, tác giả bài Tình già, và ông còn viết bài tiểu luận “Một lối thơ mới trình chính trong làng thơ” giải thích tại sao cần phải có “thơ mới”, bởi vì “thơ cũ” bị gò bó trong niêm luật, không thể diễn tả đầy đủ ý tưởng mà nhà thơ mong muốn; vì thế phải phá cái niêm luật tù túng đó đi.
Bài tiểu luận này và bài thơ Tình già được công bố lần đầu trên Tập Văn Mùa Xuân, báo Đông Tây, cuối tháng 1-1932, rồi trên Phụ Nữ Tân Văn số 122 (10-3-32) nhưng không có tiếng vang đáp lại.
Phan Khôi chán nản, muốn bỏ cuộc.
Khi Phong Hóa số 14 (22-9-32) ra đời, trong mục Văn Học, do Khái Hưng phụ trách với bút hiệu Văn Lực, ông viết bài tiểu luận tựa đề Thơ, nội dung đồng ý với Phan Khôi, chỉ ra những gò bó niêm luật, câu chữ đối xứng, hình ảnh sáo mòn trong thơ cổ điển và hô hào phải bỏ hết:
Tả mùa thu thì bất cứ mùa thu ở Chapa hay ở Hà Tiên tất phải dùng những ý: lá vàng, gió vàng, nhạn kêu sương, lá ngô đồng rụng. Kỳ thực về mùa thu ở nước ta chỉ thấy chẩy mồ hôi tay và ánh sáng mặt trời trong vắt, song những ý ấy mới, không có ở cổ thi, dùng sao được!
Một lần hai cụ Cử ngồi bình thơ cho nhau nghe, một cụ tả mùa thu có tuyết, cụ kia vội kêu:
– Mùa thu làm gì có tuyết!
– Sao lại không có? Trong bài tả mùa thu của Lý Bạch chả có tuyết là gì?
… À phải, tôi nhớ, phải… mùa thu có tuyết.
Vì theo cổ nhân quá, nên các thi sĩ ta phần nhiều thường mắc cái bệnh dùng rất nhiều sáo ngữ.
Tả người Mỹ-nữ thì bao giờ cũng phải: nghiêng nước nghiêng thành, nhạn sa cá nhảy, xanh như liễu, gầy như mai, làn thu thủy, nét xuân sơn.
Tả thời gian mau chóng thì tất phải: vùn vụt như tên bay, bóng ngựa qua cửa sổ.
Tả đời người ngắn ngủi thì khó lòng bỏ qua được những chữ: giấc mộng kê vàng, đời người như gang tay.
Sự giản tiện nhất cho ta là phê một chữ “bỏ”. Bỏ luật, niêm, đối, bỏ điển tích, sáo ngữ. Nghiã là tóm tắt: Đừng bắt chước cổ nhân. Thơ ta phải mới: mới văn thể, mới ý tưởng” (PH số 14).
Sự đồng tình của Khái Hưng với Phan Khôi đã rõ ràng.
Bốn tháng sau, trên Phong Hóa Xuân, số 31 (24-1-33) vẫn trong mục Văn học, xuất hiện bài Lối thơ mới, ký tên Phong Hóa, không những giới thiệu Thơ mới mà còn hết lòng thuyết phục Phan Khôi đừng nản chí, phải tiếp tục con đường.
Lối thơ mới trên Phong Hóa số 31
Bài Lối thơ mới mở đầu bằng lời giới thiệu đại ý: Chúng tôi vừa nhận được một bức thư của cô Liên Hương gửi cho ông Phan Khôi, đính kèm bài thơ [“Tình già”] của Phan Khôi và mấy bài thơ của Lưu Trọng Lư. Chúng tôi quyết định đăng bởi vì cô Liên Hương “ý tưởng có nhiều chỗ giống ý tưởng bản báo” đã nêu trong bài viết trên PH số 14. “Bản báo” sẽ tiếp tục đăng trên mục Văn Học này những bài thơ mới của các bạn thi sĩ khác gửi đến.
Đọc “lá thư ngỏ” này của cô Liên Hương, chả cần nghĩ lung, ta cũng đoán được cô Liên Hương chính là Khái Hưng.
Không tiện ủng hộ bạn một cách trực tiếp, nhất là hai người lại đồng ý với nhau về việc cải tổ thơ, nên Khái Hưng mượn tên Liên Hương để viết thư ngỏ cho Phan Khôi như sau:
Bức thư ngỏ cùng Phan Khôi Tiên sinh, sau khi đọc bài “Một lối thơ mới trình-chính trong làng thơ”
Phan Tiên sinh,
Cách đây đã lâu, Tiên sinh có đưa trình chính giữa làng thơ một lối thơ mới. Tôi đọc bài ấy rồi tôi cứ đợi mãi, đợi mãi mà sau Tiên sinh không thấy có ai nối gót theo, mà chính Tiên sinh cũng không buồn giở dói việc ấy nữa. Thế là thôi. Cái “của mới” ấy có lẽ chưa thích hợp với đời này. Mấy muôn độc giả đã yên trí như vậy, mà hẳn Tiên sinh cũng đã từng chau mặt giậm chân mà nói rằng: “Thôi, không ai ưa thì ta xếp nó lại đã, đợi khi khác ta lại mang ra”. Thưa Tiên sinh, đợi khi khác, khi nào nữa? Thi ca ta ngày nay đương lúc ngấp ngoải, không còn có lấy một chút sinh khí. Nếu không soay phương cứu chữa gấp, thì ôi thôi, còn chi là tính mạng của thi ca? Đừng có nói láy lắt như vậy, Tiên sinh ạ! Nếu Tiên sinh cứ giữ mãi thái độ tiêu cực ấy, thì bọn thi nhân “rỗng tuếch” kia còn cứ ca đi hát lại những câu sáo hủ nghìn xưa mà không thấy nở ra được những bậc thi nhân chân chính (…)
Dám khuyên tiên sinh nên mạnh dạn một lần nữa mà tiến lên đường.
Cái lối thơ mới của chúng ta là đương ở vào cái thời kỳ phôi thai, thời kỳ tập luyện, nghiên cứu. Không biết rồi đây nó có đi được đến chỗ thành công, hay là nửa đường mà bị đánh đổ! Đó là sự bí mật của lịch sử văn hoá mai sau! Dầu thế nào đi nữa nó cũng có cái giá trị là giúp cho sự tự do phát triển của thi ca, đưa thi ca đến một chỗ cao xa rộng lớn, nó như thúc giục, như khiêu khích, như kêu gọi nhà thi nhân ra làm một cuộc cách tân, dầu có thất bại, thất bại vì lòng mong ước quá cao, thì nó cũng đã hiến cho ta một cái công lớn: nó chính là một tiếng chuông cảnh tỉnh làng thơ giữa lúc đương triền miên trong cõi “chết” (PH số 31).
Lời thư bộc lộ tâm trạng của Phan Khôi. Làm gì có cô Liên Hương nào biết rõ thế? Lại gói ghém cả tình hình thi ca lúc bấy giờ: Sự tê liệt của “thơ cũ”. Thơ mới còn trong thời kỳ phôi thai, tập luyện, chưa biết ra sao, có sống được hay không? Tác giả không những đi guốc vào bụng Phan Khôi mà còn có cái nhìn bao quát về tình trạng thi ca Việt Nam thập niên 30 như thế, thì chỉ có Khái Hưng, người đã cải tạo văn xuôi với Hồn bướm mơ tiên, và bằng những lời tâm huyết này, vừa kích động Phan Khôi, vừa cổ võ cho sự xây dựng một nền thơ mới, trên đống tro tàn của thơ cũ.
Bài thơ Tình già của Phan Khôi, in trên Phong Hóa, xuống dòng đúng chỗ, hay hơn những bản khác in theo lối văn xuôi:
Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa, Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ. Hai mái đầu xanh, kề nhau than thở: – Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng, Mà lấy nhau hẳn là không đặng. Để đến nỗi tình trước phụ sau Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau. – Hay! mới bạc làm sao chớ? Buông nhau làm sao cho nỡ, Thương được chừng nào, hay chừng nấy. Chẳng qua ông trời bắt đôi ta phải vậy. Ta là nhân ngãi đâu phải vợ chồng Mà tính việc thủy chung?
Hai mươi bốn năm sau. Tình cờ đất khách gặp nhau, Đôi cái đầu đều bạc. Nếu chẳng quen lung, đố nhìn ra được. Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi Con mắt còn có đuôi. (PH số 31, 24-1-33)
Tình già được công nhận là bài thơ mới đầu tiên của thi ca Việt Nam. Ngày nay đọc lại, ta có thể xem là một bài thơ tự do, bởi vì Phan Khôi đã bỏ âm điệu do niêm luật, để tạo ra âm điệu của riêng mình. Về mặt tư tưởng, đây là lời tâm sự của hai kẻ sống chung, mà không cưới hỏi, thời đó là mới lắm.
Lưu Trọng Lư
Phạm Duy và Lưu Trọng Lư
Vẫn trên Phong Hóa Xuân, số 31, cùng với thơ Phan Khôi còn có ba bài thơ của Lưu Trọng Lư, bài đầu tám câu, chưa có tên:
Đủng đỉnh một con thuyền, Trăng lên đầu ngọn núi. Đối cảnh với người yêu, Cầm tay tôi gạn hỏi: “Mộng Vân ơi! vũ trụ ngó bao la, Nên cười hay nên tủi? Lặng lặng tự Hằng Nga, Vân nhìn tôi mà chẳng nói. (PH số 31)
Ta thấy ngay Lưu Trọng Lư mới là nhà thơ chính hiệu, Phan Khôi chỉ là nhà thơ nghiệp dư. Từ những câu thơ còn bỡ ngỡ trên đây, mấy năm sau, Lưu Trọng Lư sửa lại và làm thêm, thành bài thơ dài Một mùa đông, với những câu mở đầu:
Đôi mắt em lặng buồn Nhìn thôi mà chẳng nói Tình đôi ta vời vợi Có nói cũng không cùng Có nói cũng không cùng…
Với bài này, thơ mới đã chuyển từ sự mô tả hời hợt những tình cảnh thơ mộng ban đầu, sang lối truyền cảm sâu lắng trong mỗi chữ: thơ Lưu Trọng Lư đã vượt thơ Thế Lữ.
Bài Một mùa đông là tuyệt tác, thơ, của Lưu Trọng Lư, sau này, Phạm Đình Chương phổ nhạc đổi thành Mắt buồn, và qua giọng hát Thái Thanh, trở thành tuyệt tác thi nhạc.
Cũng trên PH số 31, còn có 3 bài thơ nữa của Lưu Trọng Lư: Trên bãi biển, Giấc mộng tình, Lại nhớ Vân, Vì sương thu đổ, cả ba đều có những ý, những chữ, chứa đựng thế giới hình ảnh và không gian thơ Lưu Trọng Lư sau này: người em ngồi bên của sổ, lặng nhìn nhau, và sự phù du của cuộc tình, cuộc đời:
Trên cái vô tình vạch chữ Vân Ta vừa vạch xong, sóng xoá dần (Giấc mộng tình, PH số 31)
Những câu như thế đã xác định căn cước thơ Lư Trọng Lư ngay từ những bài đầu và Khái Hưng đã nhìn thấy, đã lựa ra và đăng trên Phong Hoá cùng với thơ Phan Khôi. Một lựa chọn sành điệu.
Sau này, Lưu Trọng Lư làm một bài thơ đề “tặng em Triệu” trong tập Tiếng thu, đó là bài Chị em, có những câu:
Em bước vào đây, Gió hôm nay lạnh, Chị đốt than lên, Để em ngồi cạnh.
Nay chị lấy chồng Ở mãi Giang Đông. Dưới làn mây trắng Cách mấy con sông.
Lưu Trọng Lư tặng em Triệu những lời thơ như thế, hẳn không phải vô tình.
Và Huy Cận cũng có bài Tựu trường trong tập Lửa thiêng đề tặng em Triệu.
Vậy hai “em Triệu” này chắc là một, là cậu bé Trần Khánh Triệu, con nuôi Khái Hưng, con ruột Nhất Linh. “Em Triệu” được các thi sĩ tặng thơ phải chăng vì họ cảm kích tấm lòng của “papa Khái Hưng” đối với họ và thơ mới?
Thơ Lưu Trọng Lư nhẹ nhàng, trong sáng, không cầu kỳ, không dụng chữ, chỉ là những tiếng nói thông thường, do ảnh hưởng lối văn Hồn bướm mơ tiên chăng? Thực vậy, chỉ cần một câu hỏi: Em không nghe mùa thu? nhưng khi cất lên là đã thấy đớn đau, luyến tiếc, ngậm ngùi.
Sau này Nguyễn Đình Thi có những bài thơ hay, cũng đi theo con đường ấy.
Đó là câu chuyện về “nguồn gốc thơ mới”.
Cũng trên PH số 31 (24-1-33), ngoài bài Tình già của Phan Khôi, và thơ của Lư Trọng Lư, còn có thêm 2 bài Gượng vui và Cái vui ở đời của Tân Việt (Nhất Linh) và bài Ngày xuân vắng khách thơ của Thanh Tâm. Thơ Tân Việt và Thanh Tâm không có gì đặc sắc.
Sau số xuân 31, Phong Hóa vẫn kiên trì giới thiệu thơ mới, nhưng Lưu Trọng Lư có diễn đàn riêng, nên không đăng thơ trên Phong Hóa.
Trên Phong Hóa số 32 (3-2-33), Tứ Ly làm bài thơ mới Trên sông Đáy, khá hay, lấy ý từ Tỳ bà hành, tiếc rằng sau đó Tứ Ly không làm thơ nữa.
Tiếp tục cổ động cho Thơ mới, PH số 36 (3-3-33) đăng bài thơ Im lặng của Tân Việt và bài tiểu luận Thế nào là thơ mới của Nhất Linh, cả hai đều không có gì đặc biệt vì Nhất Linh không chuyên về lý thuyết thơ. Đến Phong Hóa số 38 (17-3-33), Nhất Linh làm thêm bài thơ Hai thế giới, cảm hứng từ truyện Mực tầu giấy bản của Nhị Linh (Khái Hưng), và PH số 39 (24-3-33) Nhất Linh làm bài thơ chính trị Dân quê, ký tên Tân Việt, đó là bài thơ cuối cùng. Những bài thơ này của Nhất Linh sau sẽ được ông đăng lại trên Văn Hóa Ngày Nay.
(Còn tiếp)
Thụy Khuê
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Tự Lực văn đoàn – Văn học và cách mạng Wed 15 Dec 2021, 08:57 | |
| TỰ LỰC VĂN ĐOÀN - VĂN HỌC VÀ CÁCH MẠNG
Thế Lữ
Thế Lữ, thơ, có mặt từ Phong Hóa số 31 (24-1-33) với bài Con người vơ vẩn, được Tự Lực Văn Đoàn tích cực hỗ trợ, trên Phong Hóa số 54 (7-7-33) Nhất Linh viết bài Nguyễn Thế Lữ, Một nhân vật mới trong làng thơ mới, giới thiệu nồng nhiệt. Thế Lữ nổi tiếng ngay.
Thơ ông, gồm khoảng 21 bài được đăng trên Phong Hóa từ số 31 (24-1-33) đến số 103 (22-6-34): Con người vơ vẩn, Lựa tiếng đàn, Người phóng đãng, Tiếng chuông chùa, Trước cảnh cao rộng, Hồ xuân và thiếu nữ, Hoài Xuân, Miả mai, Tiếng trúc tuyệt vời, Mộng ảnh, Tình bâng khuâng, Nhan sắc, Tiếng gọi bên sông, Bông hoa rừng, Mấy vần thơ ngây, Hổ nhớ rừng, Bóng mây buồn I, II, III, Một giấc mơ dữ dội, Bên sông đưa khách[1].
Bài thơ đầu tiên, Con người vơ vẩn tặng Trần Bình Lộc, đã có bốn câu thật hay:
Cơn gió thổi… lá bàng rơi lác đác, Rơi theo loạt nước đọng trên cành. Những cây khô đã chết cả mầu xanh, Trong cái phút lạnh lùng tê tái ấy.”[2]
Thơ Thế Lữ có cốt lõi lãng mạn: con người nhìn cảnh vật, đắm mình trong cảnh vật, tả lại cái cảnh vật đã được nhuộm bằng tình cảm của riêng mình: nghiã là thi sĩ buồn, thì cảnh cũng buồn theo; thi sĩ mơ màng thì tiếng trúc cũng dặt dìu theo tâm hồn thi sĩ; đó chính là cái lãng mạn thời Lamartine. Ngay ở trong những câu thơ đầu tiên này, ta đã thấy sự khác biệt sâu xa giữa Thế Lữ và Lưu Trọng Lư: Thơ Lưu Trọng Lư nói lên tâm sự của mình, nội tâm của mình. Chỉ mấy câu đơn sơ tặng em Triệu:
Em bước vào đây, Gió hôm nay lạnh, Chị đốt than lên, Để em ngồi cạnh.
là đã thấy tha thiết tình yêu hai chị em, mối tình không nói mà vẫn toả ra, sưởi ấm hồn em và hồn ta, người đọc. Trong khi thơ Thế Lữ, lời đẹp, chải chuốt, cảnh lạ, âm điệu tuyệt vời, nhưng lại thấy rõ: một bên là cảnh vật, một bên là con người, không thông thương, dù tác giả đã đưa ra câu Trong cái phút lạnh lùng tê tái ấy. Nhưng cái phút lạnh lùng tê tái ấy là của tác giả làm văn chương viết ra, với ý phô trương, còn câu: Chị đốt than lên, để em ngồi cạnh, là tự đáy lòng người chị, đốt than trong yên lặng, là tình yêu không nói, và cũng là thực chất thơ Lưu Trong Lư.
Một trong những tuyệt tác của Thế Lữ là bài Tiếng trúc tuyệt vời (PH số 69, 20-10-33):
Tiếng địch thổi đâu đây, Bởi vì đâu déo dắt? Lơ lửng cao đưa tận lưng trời xanh ngắt. Mây bay… gió quyến mây bay… Tiếng vi vút như khuyên van như dìu dặt, Như hắt hiu cùng hơi gió heo may.
Ánh chiều thu Lướt mặt hồ thu Sương hồng lam nhẹ lan trên sóng biếc Rặng lau già sao sác tiếng reo khô Như khua động nỗi nhớ nhung thương tiếc Trong lòng người đứng bên hồ… (PH số 69)
Bài thơ này tiêu biểu cho lối tạo âm và tạo hình trong thơ Thế Lữ: lấy mỹ thuật làm nền.
Ở đây âm thanh và hội họa gắn bó mật thiết với nhau: Tiếng địch không chỉ là tiếng địch suông, mà nó còn bay lên trời, quyến vào gió, vào mây, nên ta không chỉ nghe thấy mà còn nhìn thấy nó đang bay lên, tiếng nó vi vút, như khuyên van, hiu hắt như gió heo may đang thổi. Tất cả trạng huống này nẩy sinh từ tâm hồn người đứng bên hồ, được thi sĩ phóng lên không trung.
Thơ Thế Lữ thời đó, hết sức mới lạ so với Giọt lệ thu của Tương Phố. Lời thơ trau chuốt, âm thanh mê đắm, mầu sắc tung bay, nhiều người bắt chước nhưng không làm được: Thế Lữ là chủ soái.
Nhưng Thế Lữ không thoát ra khỏi lối thơ của mình, ông bị giam trong thế giới lãng mạn Lamartine thế kỷ XIX, với những lời đẹp đẽ du dương. Nhưng lời đẹp sẽ phôi pha nếu không có trái tim, nên chỉ vài năm sau, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Hồ Dzếnh đều vượt ông vì ngôn ngữ của họ giản dị hơn, thành thật hơn, và Nguyễn Bính, riêng một cõi, tạo ra thi pháp đau thương độc đáo mà tôi gọi là cấu trúc thi thoại, hay thơ nói, rồi Bích Khê, một trường thơ siêu thực huyền bí âm giai và nhất là Hàn Mặc Tử phi trường phái, trở thành ngôi sao bắc đẩu trên nền trời thi ca nước Việt.
Vũ Đình Liên
Trong thời gian này, ngoài Thế Lữ, Phong Hóa còn giới thiệu hai nhà thơ khác là Vũ Đình Liên và Phạm Huy Thông.
Từ số 50 (9-6-33) Phong Hóa giới thiệu thơ Vũ Đình Liên, với những bài: Đứa trẻ ăn mày, Cô hàng bán lá xim, Chiêu Quân, Lòng thương, Thân tàn ma dại, Ngày khai trường, Tiếng hát ru[3].
Vũ Đình Liên làm thơ theo hướng tả thực, bài Đứa trẻ ăn mày, dưới tên tác giả ghi hai chữ: Trường luật, chứng tỏ ông là sinh viên, đã viết:
Trong phố vắng lang thang một đứa trẻ Mồ côi chừng lên chín lên mười. Mình trơ xương mặc áo rách tả tơi Quần lá tọa [4] buông ống cao ống thấp (PH số 50)
Vũ Đình Liên là nhà thơ xã hội đầu tiên, bài Đứa trẻ ăn mày, xác định lối thơ hiện thực nhìn xuống những thân phận nghèo nàn, khốn khổ, khác hẳn lăng kính lãng mạn của những người cùng thời. Vũ Đình Liên nói với người yêu:
Vì tôi muốn Tuyết Lan bớt một phần ân ái Dành cho những kẻ khốn cùng khổ ải” (Lòng thương, PH số 108)
Thơ Vũ Đình Liên bình dị và bình dân, với nhiều đề tài khác nhau, chú ý đến những cảnh đời xưa nay không được thi nhân lưu ý, như cô gái thượng du (Cô hàng bán lá sim), người dân nghèo (Thân tàn ma dại), học sinh (Ngày khai trường)… Riêng bài Chiêu Quân mang âm hưởng cổ kim khác lạ, ít thấy ở buổi đầu của thơ mới:
Gió lặng, mây im, nước lững lờ Trôi về Hàn quốc, góc trời xa Hai con chim nhạn bay giao cánh Dậm thẳng xe tung cát bụi mờ (PH số 104)
Bài Ngày khai trường [5] rất nổi tiếng, lời thơ đơn mạc, được đưa vào chương trình giáo khoa cùng với bài Ông đồ:
Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua
…
mà hầu hết chúng ta ai cũng thuộc. Ông đồ là một tuyệt tác, lời thơ nhẹ nhàng như lời nói nhưng âm thầm sâu sắc: tất cả những đau thương lập đi lập lại như những điệp khúc của một cuộc đời, ẩn dưới sự phôi pha của ngày tháng, sự quên lãng của con người…
Phạm Huy Thông
Cùng thời với Vũ Đình Liên, Phong Hóa khuyến khích và đăng thơ Phạm Huy Thông. Từ số 62 (1-9-33) đã có bài thơ Sống của Phạm Huy Thông, tiếp đó là những bài: Vọng hương ca, Cùng mặt trời, Nguyễn Du, Rạng đông rồi, Ngày Xuân, Tiếng rừng, Tiếng hát buổi chiều, Tiếng họa mi ca, Chiều hôm qua, Nhớ không…[6] Thơ Phạm Huy Thông được đăng tất cả khoảng 11 bài, trên Phong Hóa trong hai năm 1933-1934. Và theo lời nhà thơ, ông đã được Nhất Linh nhiệt thành giới thiệu. Tuy nhiên, không hiểu sao Phạm Huy Thông lại được hưởng “ân huệ” ấy, bởi vì trong giai đoạn này, thơ Phạm Huy Thông, âm điệu trục trặc, lời lẽ vụng về, trừ bài Tiếng họa mi ca có những câu khá hơn cả:
Tưởng thời khắc thôi không chảy nữa. Chống khủy tay vào cửa sổ tròn Ta buồn lặng để tâm hồn Phiêu phiêu bến mộng chập chờn cung trăng
Bỗng tự đâu ta không biết hẳn Khoảng đêm trường yên vắng như tờ Họa mi vui cất tiếng ca Khi khoan, khi nhặt, khi xa, khi gần
Khi gần sát bên tai the thé Như luôn luôn lụa xé rất mau Khi xa, xa tít mây cao Tưởng lời thổn thúc chùm sao mơ hồ. (PH số 120)
Lời thơ báo hiệu con đường hùng ca của tác giả Tiếng địch sông Ô: Không gian mở rộng lên trời, một không gian vô tận, để người anh hùng vùng vẫy. Nhưng sự cao cường, ngạo nghễ, hùng tráng của Phạm Huy Thông, luôn luôn có gì gượng ép, hơi gồng, kiểu anh hùng rơm, không được tự nhiên, chân thật và cao đạo như thơ Vũ Hoàng Chương sau này.
(Còn tiếp)
Thụy Khuê
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Tự Lực văn đoàn – Văn học và cách mạng Wed 15 Dec 2021, 09:16 | |
| TỰ LỰC VĂN ĐOÀN - VĂN HỌC VÀ CÁCH MẠNG
Từ trái qua phải: Vũ Đình Liên, Nguyễn Bính, Xuân Diệu, và Huy Cận Nguyễn Bính
Nguyễn Bính được đăng thơ lần đầu trên PH số 116 (21-9-34) với bài Cô hái mơ, năm ông 15 tuổi. Bài thơ có bốn câu cuối như sau:
Cô hái mơ ơi! Không trả lời nhau lấy một lời, Cứ lặng rồi đi rồi khuất bóng Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi!
Những câu thơ già dặn của một cậu bé 15 tuổi. Không thể tưởng tượng trong tâm hồn người thiếu niên đã có những oán trách của một kẻ lữ hành trong tang thương dày kinh nghiệm:
Không trả lời nhau lấy một lời, cứ lặng rồi đi rồi khuất bóng…
Cứ lặng rồi đi rồi… hai chữ rồi kế tiếp, gây tác động tan nát như thế, chỉ có… Nguyễn Du, mà lại ở một cậu bé 15 tuổi.
Phạm Duy phổ nhạc bài thơ này, trở thành bản nhạc đầu tiên của Phạm Duy.
Năm 18 tuổi, Nguyễn Bính nhận giải (khuyến khích) thơ Tự Lực Văn Đoàn 1937, với tập Tâm hồn tôi. Trong Tâm hồn tôi đã có những câu thơ già như thế kỷ:
Sư già quét lá sau chùa Để thiêu xác lá trước giờ lên chuông
Hoặc những câu tha thiết hơn vạn đời tình:
Hồn anh như hoa cỏ may Một chiều gió cả bám đầy áo em
Sau này, Lê Đạt chịu ảnh hưởng Nguyễn Bính, làm những câu thơ tình đẫm máu tâm hồn. Sự khám phá Nguyễn Bính của Tự Lực Văn Đoàn là một công trạng.
Nguyễn Bính là một rừng thơ, tất cả những nhà thơ bẩm sinh đều như vậy, nhưng chỉ Nguyễn Bính, cậu trai 18 tuổi, với một chiếc lá, có khả năng làm dao động não trạng của cảm giác, chạm đến huyệt lạnh của cô đơn:
Thu đi trên những cành bàng Chỉ còn hai chiếc lá vàng mà thôi Hôm qua đã rụng một rồi Lá theo gió cuốn ra ngoài sơn thôn Hôm nay lá thấy tôi buồn Lià cành theo gió lá luồn qua song Hai tay ôm lá vào lòng Than ôi! Chiếc lá cuối cùng là đây Quạnh hiu như tấm thân này Lại âm thầm sống những ngày gió mưa.
(Cây bàng cuối thu, trong Tâm hồn tôi)
Bài thơ định mệnh, sẽ bám theo Nguyễn Bính suốt đời.
Xuân Diệu
Trong giai đoạn cuối năm 1935, đầu 1936, Phong Hóa khám phá ra Xuân Diệu, một tài năng mới, với ba bài thơ: Với bàn tay ấy…, Nụ cười xuân và Vì sao[7] cả ba bài đều hay, bài đầu in cách bài sau 6 tháng.
Với bàn tay ấy… in trên PH số 158 (18-10-35), lúc này Xuân Diệu đang học lớp Tú tài I ở trường Bưởi, có lẽ là bài thơ đầu tiên gửi đăng báo, diễn tả tình yêu đồng tính (về sau đề tặng Huy Cận) rất tế nhị và kín đáo, đã cho thấy phong cách thơ của ông: ảnh hưởng sâu đậm lối giao cảm (correspondance) với thiên nhiên của Baudelaire. Một cảnh đêm, nhưng nếu nhà thơ nhìn, nghe, thấu, lọt, trong thiên nhiên với nhãn quan và thính giác mẫn cảm, sẽ thấy một quang cảnh hoàn toàn mới lạ:
Một tối vòm trời chẳng bợn mây Cây tìm nghiêng xuống nhánh hoa gầy Hoa nghiêng xuống cỏ, trong khi cỏ Nghiêng xuống làn rêu, một tối đây.
Đó là bốn câu thơ tình vào loại hay nhất của Xuân Diệu, cũng là những dòng thơ đầu tiên phản ảnh mối tình vụng trộm tha thiết của Xuân Diệu với Huy Cận. Hình ảnh ái ân cực kỳ tế nhị, ẩn trong thân xác cỏ cây:
Cây tìm nghiêng xuống nhánh hoa gầy Hoa nghiêng xuống cỏ, trong khi cỏ Nghiêng xuống làn rêu, một tối đây.
Về cách xếp đặt, Xuân Diệu đã làm theo lối các cụ gọi liên cú, tiếng Pháp là enjambement, tức là câu trên liền nghiã với câu dưới, sau này sẽ được phái Tân hình thức lấy lại, gọi là thơ vắt dòng, và đề cao như một lý thuyết mới.
Câu: Một tối vòm trời chẳng bợn mây, sau sẽ sửa thành: Một tối bầu trời đắm sắc mây, hay hơn. Người ta bảo nhờ Thế Lữ sửa chẳng bợn mây thành đắm sắc mây, khi đăng báo. Nhưng bản này tôi chép trên báo Phong Hóa, thấy chưa sửa.
Câu: Nghiêng xuống làn rêu, một tối đây, sau sửa thành: Nghiêng xuống làn rêu, một tối đầy, cũng hay hơn. Người ta lại bảo nhờ Thế Lữ sửa đây thành đầy. Tôi vẫn chép bản in trên báo Phong Hóa, vẫn chưa thấy sửa. Người ta ở đây là Hoàng Trung Thông[8]. Vậy Thế Lữ có sửa thơ Xuân Diệu thật không? Hay lại là một huyền thoại Hoàng Trung Thông thêm vào để xưng tụng Thế Lữ, lúc đó đang là quan to trong văn nghệ?
Sáu tháng sau, Phong Hóa in bài thơ thứ nhì của Xuân Diệu: Nụ cười xuân (PH 182, 10-4-36), lúc này Xuân Diệu đã về Huế học lớp tú tài II ở trường Khải Định với Huy Cận, bài này đi sâu hơn vào tình yêu nhục thể và xác định một lần nữa giác quan tân kỳ mở vào thiên nhiên của Xuân Diệu:
Ánh sáng ôm trùm những ngọn cao, Cây vàng rung nắng, lá xôn xao; Gió thơm phơ phất bay vô ý Đem đụng cành mai với nhánh đào (PH số182, 10-4-36)
Câu: Đem đụng cành mai với nhánh đào rất táo bạo, sau được/bị sửa thành: Đem đụng cành mai sát nhánh đào. Chữ sát đã vô hiệu hoá hai chữ đem đụng và làm mất ý nghiã xác thịt. Chữ sát đã ám sát câu thơ; không thấy người ta nói Thế Lữ sửa.
Phong Hóa 185 (1-5-36) đăng bài thơ thứ ba của Xuân Diệu, bài Vì sao (sau đề tặng Đoàn Phú Tứ) nói lên những thắc mắc sâu xa của người thanh niên trước tình yêu, Xuân Diệu đi xa hơn nữa vào sự tây hoá, có những câu nổi tiếng:
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu! Có nghiã gì đâu một buổi chiều Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt, Bằng mây nhẹ nhẹ, gió hiu hiu…
Bốn câu thơ này rất nổi tiếng, nhưng nhiều người có thể làm được, chẳng cần đến sự tinh tế và nhạy cảm của Xuân Diệu.
Tóm lại, chỉ với ba bài thơ, Xuân Diệu đã xác định chỗ đứng của mình trên thi đàn: hoàn toàn mới lạ về tư tưởng, về chữ, về cách làm mới ngôn từ và tiếp cận thiên nhiên. Nhưng thơ tình của Xuân Diệu hay bị nhạt, vì ông không dám động đến những ý nghĩ không thể nói ra được, những cảm xúc chân thực của một người đồng tính, mà phải diễn tả tâm hồn dị tính của mọi người, nên trở thành giả tạo, đôi khi ông viết những câu vô duyên như:
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu
hay:
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi
Huy Cận
Ngày Nay Xuân 1938, số 96, (30- 1-38), đăng bài Cảm xúc của Xuân Diệu, đã rất nổi tiếng với những câu: “Là thi sĩ nghiã là run vói gió, Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây….” Và bài Chiều xưa của Huy Cận, đó là bài thơ đầu tiên, người ta chưa biết Huy Cận là ai.
Tiếp theo là hai bài: Chiều xuân và Họa điệu, cũng chưa có gì đặc biệt, phải đến bài thứ tư: Đẹp xưa trên Ngày Nay số 120 (24-7-38), nếu kết hợp với bài đầu tiên Chiều xưa, ta thấy Huy Cận đã tìm ra con đường nghệ thuật của mình[9]:
Chiều xưa:
Buồn gieo theo gió veo hồ, Đèo cao, quán chật, bến đò lau thưa Đồn xa quằn quại bóng cờ Phất phơ buồn tự thời xưa thổi về Ngàn năm sực tỉnh, lê thê Trên thành son nhạt. – Chiều tê cúi đầu… Bờ tre rung động trống chầu Tưởng chừng còn vọng trên lầu ải quan Đêm mơ lay ánh trăng tàn Hồn xưa gửi tiếng thời gian, trống dồn. (Ngày Nay số 96)
Đẹp xưa:
Ngập ngừng mép núi quanh co, Lưng đèo quán dựng, mưa lò mái ngang…
Vi vu gió hút nẻo vàng Một trời thu rộng mấy hàng mây nao…
Dừng cương, nghỉ ngựa non cao Dặm xa lữ thứ kẻ nào héo hon…
Đi rồi khuất ngựạ sau non Nhỏ thưa tràng đạc[10], tiếng còn tịch liêu Trơ vơ buồn lọt quán chiều Mái nghiêng nghiêng gửi buồn theo hút người. (Ngày Nay số 120)
Trong Chiều xưa và Đẹp xưa, đã có đầy đủ hai yếu tố chính trong thơ Huy Cận: ông chọn không gian thơ Đường, thời xưa, ghép với nỗi buồn, hiện đại, lúc đó gọi spleen, theo lối Edgar Poe, Baudelaire, làm phông và nền cho thơ.
Cùng trong hoàn cảnh yêu người đồng tính như Xuân Diệu, nhưng Huy Cận thoát ra bằng thơ không gian, vũ trụ, và đã tạo được nỗi buồn của con người cô đơn, không thể giao tiếp niềm riêng của mình, cũng không thể chia sẻ, với ai, trong cõi trần.
Như thế Huy Cận đã tạo được nỗi sầu mới, sầu không gian, với lời thơ bay bổng, cao vời:
Sầu thu lên vút song song, Với cây hiu quạnh, với lòng quạnh hiu Non xanh ngây cả buổi chiều Nhân gian e cũng tiêu điều dưới kia. (Thu rừng)
(Còn tiếp)
Thụy Khuê
|
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Tự Lực văn đoàn – Văn học và cách mạng | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 6 trong tổng số 8 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |