Bài viết mới | Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:17
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Cẩn Vũ
Tổng số bài gửi : 1806 Registration date : 03/09/2012
| Tiêu đề: Re: Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân Thu 21 Apr 2022, 08:41 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân.
Người dịch: Nguyễn Đức Vân, Nguyễn Khắc Hanh
QUYỂN III
__________________________________
HỒI THỨ MƯỜI BA__________________________________ BIỆT LY ĐAU KHỔ, SAO NỠ CHIA PHÔI GHEN TUÔNG SÂU CAY, KHÔNG HỀ NÓI HỘ
Vợ chồng ân ái, bỗng chốc chia phôi, cố nhiên khó bề chia dứt. Song cứ một mực khóc lóc thảm thương thì cũng không phải là điềm tốt.
Thúc sinh chia tay với Thúy Kiều, chẳng qua tạm biệt để về thăm quê, ít là sáu tháng, nhiều chỉ một năm, hà tất phải lệ nhoà máu chảy, đòi đoạn can trường, chừng như vĩnh quyết, thảo nào chuyến đi này thành ra sinh ly tử biệt.
Hoạn tiểu thư ghen tuông sâu độc, song sở dĩ không nói ra ngay cũng chỉ là cứ lẳng lặng thử coi Thúc sinh thú thật hay không thú thât, che giấu hay không che giấu đó thôi. Nếu thú thật nói ngay, thì tuy lấy vợ lẽ, chia sẻ yêu thương, mà cái tình vợ chồng vẫn còn. Đằng này Thúc sinh lại giấu biệt không nói, thành ra chỉ biết yêu vợ lẽ mà không biết yêu vợ cả. Yêu và thương đều mất cả, thế thì ai mà không giận? Đã giận rồi thì không thẳng tay làm khổ sao được? Làm khổ Thúy Kiều tức là làm khổ Thúc sinh này.
Nếu Thúc sinh nghe lời Thúy Kiều, về đến nhà liền thú thật và xin lỗi thì Hoạn tiểu thư dù có ghen tuông đến đâu cũng quyết không nỡ quá khắc nghiệt đến như vậy. Thế mà anh chàng lại không nghe lời khuyên bảo của Thúy Kiều, giấu đầu hở đuôi, để gây tai vạ cho Thúy Kiều đến như thế. Vả chăng, Thúc sinh và Hoạn tiểu thư kết duyên với nhau đã lâu mà lại không biết vợ là người thế nào, thật cũng tầm thường lắm thay!...
Lại nói, Thúc Chính thấy tri phủ phán truyền cho Thúc sinh và Mã Kiều được nên duyên vợ chồng lâu dài, đã đến bước này chẳng biết làm sao, dành phải nghe lời dặn của tri phủ, che dấu kín đáo không để cho người nhà biết chuyện.
Hôm sau, Thúc sinhcùng Thúy Kiểu tới lạy tạ ơn cha. Thúc Chính nói:
- Con ạ! Không phải cha không thể dung được con đâu! Chỉ sợ con dâu lớn ở nhà không dung được con thôi!
Thúy Kiều nói:
- Thưa cha! Con sẽ hết sức làm tròn bổn phận của kẻ lẽ mọn. Mặc dù chị con có làm điểu gì ngang trái, con cũng xin hết sức cam chịu.
Thúc Chính nói:
- Ừ! Con nói cũng phải, nhưng con không về Vô Tích thì nó cũng không làm gì được con.
Thúy Kiều lạy tạ lui ra. Thúc Chính dặn Thúc sinh xếp một căn nhà mới cho Thúy Kiều ở riêng, kẻo người bên nhà đến trông thấy sinh chuyện thêm phiền.
Trên dưới cứ một mực bưng bít như vậy. Chẳng ngờ có người biết, đem chuyện ấy chuyển đến tai Hoạn tiểu thư. Hoạn tiểu thư cười nói:
- Ta chỉ muốn chàng cứ giấu ta. Nếu chàng nói rõ cho ta biết lấy vợ lẽ thì một là ta phải chiều chồng, hai là phải giữ thể diện của mình nữa. Nay chàng đã giấu ta thì ta phải nhân đó tính kế làm cho chúng câm miệng không thể nói gì được nữa, thử xem chúng có cách nào thoát được tay ta hay không?
Bỗng có một tên người ở muốn lấy lòng chủ, ton hót:
- Bẩm bà! Ông con ra ngoài, nghe nói mới cưới một cô vợ lẽ tài sắc hơn người.
Hoạn tiểu thư nghe, không đợi người kia nói hết, liến quát mắng om sòm:
- Tên này muốn chết! Ông lấy vợ lẽ, có khi nào lại không nói với ta? Chắc là ông đánh mày, bây giờ mày đến trước mặt ta, đặt điều gây vạ, để ly gián vợ chồng ta chứ gì? Thật là đáng giận!
Liền phạt người ấy phải tự vả vào mồm ba chục cái, đoạn còn hầm hè nói:
- Tên này láo thật! Gây vạ cho người khác đã đành, sao lại dám gây vạ cho cả ông chủ nữa? Từ nay về sau, đứa nào còn tầm bậy tầm bạ nữa thì bà sẽ bẻ bốn cái răng cửa.
Bọn người ở thấy vậy không ai còn dám hé môi nữa.
Bỗng một hôm, có người vú em, gọi là mụ Lý, nói với Hoạn tiểu thư:
- Dễ chừng việc cậu lấy vợ lẽ là có thật, mợ ạ!
Hoạn tiểu thư nói:
-Tôi vẫn tin nhà tôi lắm. Nếu nhà tôi lấy vợ lẽ, tất không giấu tôi đâu! Vú vừa nói câu chuyện ấy là nghe ở miệng ai nói ra?
Mụ Lý nói:
- Đó là nghe anh Thúc Sô từ Lâm Tri về nói đấy.
Tiểu thư nói:
- Đặt điều gây sự, té ra là thằng này. Hồi trước nó đánh vỡ chiếc chén ngọc là vật ưa thích của nhà tôi, nên nhà tôi đã đánh nó một trận đòn. Nó vẫn để bụng, nay mới thêu dệt ra câu chuyện, cốt gây tức để làm tôi mang tiếng là người vợ bất hiền và làm nhà tôi mang tiếng là người chồng bạc hạnh, thật là đáng giận!
Liền bảo Thúc Năng ra gọi Thúc Sô vào. Giây lát Thúc Sô đến. Hoạn tiểu thư quát bảo cả bốn gia đinh:
- Thằng Thúc Sô này hỗn xược, dám phỉ báng chủ nhà, vậy bay nhổ hộ tao bốn cái răng cửa của nó.
Bọn gia đinh nghe xong liền trói Thúc Sô lại, rồi kẻ kìm người búa nhất tề ra tay.Thúc Sô kêu thét lên một tiếng, nằm chết ngất dưới đất, hồi lâu mới tỉnh, thì đã bị nhổ mất bốn chiếc răng cửa rồi. Từ đó vê sau, không còn một ai dám nói đến việc chủ nhà lấy vợ lẽ nữa. Qua hơn một năm, im lìm như không ai nghe biết có chuyện gì cả.
Trong thời gian ấy, Thúc sinh đã từng sai một gia dinh thân tín về nhà dò xét chuyện này nhưng cũng tuyệt không hề nghe ngóng thấy gì cả bèn trở về báo lại. Thúc sinh mừng lắm nói với Thúy Kiều:
- Tôi cưới nàng đã hơn một năm và sai người về nhà nghe ngóng thì chị cả không hề hay biết gì. Nàng tính giấu giếm như thế có khéo hay không?
Thúy Kiều nói:
- Người đi động cỏ, chim bay rụng lông. Ở Lâm Tri này kinh động đến quan nha như thế, chẳng lẽ bên nhà lại không chút tăm hơi gì cả. Có lẽ là có mưu gian gì đây?
Thúc sinh nói:
- Nàng đoán cũng phải! Song những thư từ qua lại, không có một chút gì tỏ ra là biết có việc này. Không lẽ lại không đáng tin sao?
Thúy Kiều nói:
- Việc tuy thế song thiếp vẫn ngờ. Chàng ở Lâm Tri lâu, nhân lúc chị chưa biết gì, tưởng nên trở về nhà thăm một chuyến dò xem. Nếu có chuyện gì cũng tiện việc điều đình, bằng không có gì nữa cũng để cho chị an tâm. Chàng thường nói chị ấy là người ít nói ít cười, mừng nhiều giận lắm cũng không lộ ra sắc mặt. Hạng người ấy cơ trí sâu xa, thiếp rất sợ. Còn thật thà trung hậu như chàng, e không phải là địch thủ của Trí đa tinh [23] đâu?
Thúc sinh nói:
- Thật thế! Chị ấy với tôi, đôi bên ân ái rất là ý hiệp tâm đầu. Từ khi lấy nhau đến nay chưa có điểu gì ngang trái. Nhưng quả thật tôi sợ chị ấy như cọp, vì chị ấy cử chỉ trang nghiêm, làm việc không cẩu thả. Gần chị ấy như gần thần linh, không hề dám phóng túng. Đã lâu rồi cùng muốn về để xem chị ấy có biết hay không, chỉ vì mới cưới nàng nên không nỡ vội xa cách đấy thôi!
Thúy Kiều nói:
- Chị ấy có yên thì ta mới được yên. Làm cho chị yên, tức là để ta yên. Không nhân lúc chuyện này chưa vỡ lở mà tự điều chỉnh đi, một mai việc lộ, biết làm thế nào? Thiếp đã lấy chàng, là người của chàng, chỉ mong một nhà hoà thuận, trên dưới yên vui, còn từ đây về sau, ngày xuân còn dài, lo gì?
Thúc sinh nói:
- Nếu thế thì tôi cũng yên lòng về thăm nhà vậy!
Bỗng có người đưa tin cha gọi, Thúc sinh liền theo sang cửa hiệu hầu cha. Thúc Chính thấy con đến, liền bảo:
- Vương thị đã là vợ lẽ con rồi, cố nhiên là ở lâu dài cùng trời đất. Nhưng con ở ngoài đã lâu cũng nên về nhà cho ổn định lòng vợ cả. Chớ để người ngoài chê là đắm đuối bên này, phụ tình bên kia làm cho ông bà bên ấy tức giận thì cha lại thêm mang luỵ vào thân.
Thúc sinh nói:
- Vợ lẽ con cũng đã khuyên con về thăm nhà một chuyến, nay cha lại nói như thế thì để bữa mai, còn sẽ về Nam.
Thúc Chính mừng lắm, liền thu xếp tiền bạc để đưa Thúc sinh lên đường. Thúc sinh về, nói lại ý cha cho Thúy Kiểu nghe. Đêm hôm ấy Thúy Kiều sửa soạn tiệc rượu để tiễn đưa Thúc sinh và nói:
- Chàng đi chuyến này cần phải khéo an ủi. Ngày này sang năm, thiếp chờ mong chàng trở lại!
Thúc sinh nói:
-Tôi đi nhiều là nửa năm, ít chỉ ba tháng, thế nào cũng xong. Không để nàng phải nhọc lòng mong đợi lâu!
Thúy Kiều nói:
- Chàng ở đây đã hơn một năm mới tính việc trở về. Nếu ba tháng nửa năm lại muốn đi ngay, há chẳng làm cho chị cả sinh lòng ngờ vực? Đã ngờ vực thì tất sinh chuyện. Nên chi, dù chàng có nhớ thiếp đến mấy đi nữa, không được một năm là nhất quyết không nên quay lại đây.
Thúc sinh nghẹn ngào nói:
- Phong ba vô hạn, vừa mới được yên. Nhân duyên hữu hạn, lại vội xa cách, thì dù sắt đá cũng tan tác lòng!
Thúy Kiều gạt nước mắt, nói:
- Thiếp há không muốn cùng chàng đoàn tụ luôn luôn hay sao? Chỉ vì thời cùng thế bách, không thể hoãn được, nên mới phải đang tâm giục chàng lên đường, chớ thật lòng thiếp cũng tơi bời đau đớn lắm!
Kế đó, hai người trông nhau mà khóc. Thúc sinh nói:
- Nàng vốn thạo thơ từ, bữa nay biệt nhau, sao mỗi người không làm một thiên để ghi lại cuộc ly biệt này!
Thúy Kiều nói:
- Xin chàng ngâm trước!
Thúc sinh đặt chén, rồi làm một bài thơ rằng:
- Dùng dằng đau ly biệt, Rượu tiễn lệ chan hoà. Làng cũ nay trở lại, Quê người ngày dần xa. * Thuyền trôi buồm mở rộng, Vó ngựa mù bến sông. Hai miến xa vạn dặm, Sầu đau mắt ngóng trông.
Thúy Kiều xem rồi nói:
-Tình buồn ý xa, không kém gì bài phú ly biệt của Giang Yêm. Vậy thiếp xin hoạ lại bằng mười bài “Đêm nay đêm gì?” để rộng thêm ý:
1. Đêm nay đêm gì? Chàng làm bài thơ đi xa, Thiếp ở thâm khuê lòng ghi nhớ, Hỏi chàng bao giờ trở lại nhà?
2. Đêm nay đêm gì? Thương tình cảnh biệt ly, Một khúc ly ca hai ngấn lệ, Dương quan, mai sớm tiễn chàng đi.
3. Đêm nay đêm gì? Ly biệt đau lòng thay, Canh thâu trằn trọc không an giấc, Bỗng đâu vó ngựa ruổi đường mây.
4. Đêm nay đêm gì? Mai sớm mỗi người đi một nơi, Mong ngóng đường về khắp phương trời Yêu mà chẳng thấy lệ đầy vơi!
5. Đêm nay đêm gỉ? Trăng tròn người chia ly, Muôn dặm non sông, đường cách trở, Ngày về chẳng biết đến bao giờ?
6. Đêm nay đêm gì? Giáp mặt lòng nghẹn ngào, Chợt nghe tiếng nhạn khóc trên trời, Như oán tình ly chửa hết lời.
7. Đêm nay đêm gì? Rượu say lòng héo sầu, Nghe nói giải buồn thường mượn rượu, Mà sao càng rượu lại càng sầu?
8. Đêm nay đêm gì? Trông trăng mà ngại ngùng, Trăng tròn trăng khuyết một tuần trăng, Chàng đi chàng về không biết chừng.
9. Đêm nay đêm gì? Gượng vui tiễn người đi, Sợ chàng ủ rủ thêm sầu bi, An ủi cho chàng buổi biệt ly.
10. Đêm nay đêm gì? Sinh ly tử biệt ngậm ngùi than, Sinh ly, đành khổ chia hai ngả, Tử biệt, cùng nhau gặp suối vàng.
Thúc sinh xem thấy lời thơ bi thương, bất giác chảy nước mắt, cơ hồ muốn khóc rống lên. Thúy Kiều cũng nghẹn ngào hồi lâu mới nói nên lời:
- Chàng đừng có làm như thái độ nữ nhi. Người ngoài trông vào sẽ cho chàng là không có chí khí trượng phu. Người đời nói: “Đi xa phải kiêng kỵ sự đau thương”. Thiếp xin chàng hãy nguôi đau thương, há không nghe câu "Trượng phu tuy có lệ - Không gạt lúc chia ly” hay sao?
Thúc sinh nói:
-Tôi không phải là không biết, song tình thương đến thế thì tự khắc tình nhi nữ phải dài mà khí anh hùng phải giảm! Huống đôi ta là hàng giai nhân tài tử, sự chung tình thường ở bọn ta dù đến bậc cha mẹ và mọi người trong nước chê trách thì cũng có can chi?
Thúy Kiều nói:
-Chàng dạy thế tức là yêu thiếp quá lắm rồi. Há phải đâu thiếp lại muốn chia cắt ái ân, nhưng ngày mai chàng đi xa, đường trường sương gió, mà đem cái thân thể quá đau đớn xông phi vào đó, thì không phải là tự biết quý sức khoẻ của mình!
Liền rót chén rượu đầy đưa mời Thúc sinh và nói:
- Mời chàng cạn chén này. Thiếp xin ngâm một bài thơ để tăng thêm hăng hái cho chàng lúc lên đường!
Thúc sinh đỡ lấy chén rượu và nói:
- Lúc này trong cổ nghẹn ngào, thật không sao uống trôi được nữa!
Thúy Kiều nói:
- Rượu biệt ly cần phải cố nuốt để giải lòng phiền!
Bèn đọc mấy vần thơ cổ rằng:
- Ngàn dặm có bao xa? Mười năm về muộn gì! Cùng trong trời đất cả, Hà tất giận chia ly?
Thúy Kiều ngâm xong, Thúc sinh nói:
-Bài thơ ấy giải sao được mối sầu cho tôi, chỉ làm tăng thêm nỗi u uất của tôi mà thôi! Lúc này tôi buồn ngủ lắm rồi.
Thúy Kiều nói:
- Nhưng chỉ sợ xuân sắc trêu người, ngủ chẳng được mà thôi.
Thúc sinh nói:
- Đây chính là lúc đêm xuân một khắc đáng ngàn vàng, không nên hờ hững bỏ trôi qua!
Thúy Kiều nói:
- Đã vậy, xin để thiếp sửa soạn lại chăn gối, mời chàng đi nằm.
Thúc sinh ngâm:
- Màn phù dung đêm nay cùng ngủ, Mai lên đường lạnh lẽo tính sao?
Kiều vội đáp luôn:
- Nước chảy chưa khô người vẫn trẻ Năm sau ta lại bắc Ngân hà.
Rồi đó hai người lên giường, chính là lúc đào thơm mận chín, ái ân mặn nồng không dứt. Mây mưa lai láng, tình cảm tràn trề mãi tới canh năm mới tàn cuộc. Trời sáng rõ, Thúc sinh dậy chải đầu rửa mặt xong thì ngựa xe đã giục giã lên đường.
Lúc này Thúc sinh không thể lưu luyến được nữa, đành chỉ nói hai chữ: “Giữ mình”, rồi rưng rưng nước mắt mà đi. Thúy Kiều muốn tiễn ra ngoài cửa, chợt thấy Thúc Chính và các bạn ờ cửa hiệu cùng kéo nhau đến tiễn hành. Vì thế Thúy Kiều không theo tiễn được xa, chỉ đứng sau bình phong gạt lệ mà thôi. Thúc sinh đưa hành lý ra, xong lại quay vào nói với Thúy Kiều:
- Tôi đi đây! Nàng cố nén buồn phiền nhé!
Vừa nói, vừa vái dài một cái, nước mắt chảy ròng ròng khắp mặt. Thúy Kiểu không thể đáp lại được một lời nào, cũng chỉ châu lệ chứa chan đầy mặt và gật đầu mà thôi.
Thúc sinh ra bái từ cha và chào các bạn rồi lên ngựa đi về phía nam, đến doanh Vương gia, qua Hoàng Hà, giong thuyền đi Vô Tích, chừng sáu bảy ngày nữa thì cập bến về đến nhà. Thúc sinh sợ Hoạn tiểu thư đã nghe phong phanh được ít nhiều nên trong lòng có phần thấp thỏm. Song đã đến nơi, đành cứ phải bước vào. Thị nữ thoáng thấy vội báo tin cho chủ biết. Tiểu thư lật đật chạy ra chào:
- Ô kìa, cậu đã về!
Thúc sinh nói:
- Chà! Xa nhau lâu quá! Lâu quá!
Tiểu thư hỏi:
- Cửa hiệu vẫn khá chứ? Cha có mạnh khoẻ không?
Thúc sinh nói:
- Tinh thân cha hồi này khá hơn trước. Việc buôn bán trong cửa hiệu vẫn được phát đạt. Còn bên này, ông bà nhạc vẫn được khỏe mạnh như thường chứ?
Tiều thư nói:
- Cha mẹ thiếp đều được như thường. Mới đây, mẹ thiếp có hứa sẽ tìm một thị nữ kháu khỉnh cho sang hầu thiếp, song không biết bao giờ mới chọn được người vừa ý....
Nói xong, liền hối nhà bếp sửa soạn tiệc rượu tẩy trần để nghênh đón ông chủ. Kế đó, hết thảy gia đinh và phụ nữ trong nhà đều ra lạy chào.
Đêm ấy, vợ chồng cùng nhau ăn uống vui vẻ hết mức cho đến tận lúc tan tiệc. Đúng như lời thường nói: “Mới cưới không bằng xa về”, việc ái ân như thế nào không cần phải nói nữa.
Ban đầu Thúc sinh còn e là vợ đã biết chuyện nên vẫn nhẩm sẵn nhiều câu để hòng đối đáp. Nào ngờ Hoạn tiểu thư không hề đả động gì đến chuyện ấy cả. Do đó Thúc sinh cũng không dám thổ lộ, chỉ bụng bảo dạ: “Nàng đã không biết thì cứ giấu thẳng cho rồi”. Nhưng lại nghĩ: “Thúy Kiều dặn ta khi về đến nhà thì thú thật ngay, lời ấy cũng phải. Nếu để chậm một ngày thì không tiện nói nữa”. Chợt lại nghĩ: “Bữa nay ta mới về, vợ chồng đương mừng rỡ hoan hỉ, nếu ta đem ngay chuyện này ra nói, vạn nhất nó trở mặt làm om sòm lên thì còn thể diện nào nữa? Chi bằng hãy cứ yên ngủ, ngày mai dò la trong bọn gia đinh, nếu trong đó đã biết chút tăm hơi thì ta sẽ nói rõ cũng chưa muộn gì". Thúc sinh suy tính đắn đo hồi lâu, rồi cố lờ đi, không nói gì cả.
Độc giả hãy nghĩ xem, thế là nhiều việc xảy ra sau này, chỉ vì thiếu mấy lời thú thật mà ra. Cho nên việc đời đến lúc cần thì phải nói ngay, nếu để lỡ dịp không nói, ấy là bỏ qua mất rồi, sau này dù muốn nói nữa không thể được.
Hôm sau, Thúc sinh lưu ý dò la hết thẩy mọi ngưòi trong nhà, nhưng không thấy một ai biết chút tăm hơi gì cả. Sau cùng có một lão bộc nói:
- Nửa năm trước đây cũng có tin đồn về việc này, nhưng bà không tin. Sau đó anh Thúc Sô từ Lâm Tri về, nói hết sự thật. Bà nghe nói nổi giận, mắng anh ta là hạng tôi tớ đặt chuyện để ly gián vợ chồng nhà chủ, tình lý đều không thể dung tha, bèn sai bẻ lấy bốn cái răng cửa của anh ta. Từ đó không còn một ai dám nhắc đến chuyện ấy nữa. Còn bà thì vẫn cười nói như thường, giống như là không biết gì cả. Ông thường ngày vẫn qua lại thư từ với bà, sao không nói gì đến chuyện ấy. Bây giờ đây, việc chứa chất đã lâu rồi, nếu ông nói ra e chỉ mua lấy những chuyện tức giận mà thôi!
Thúc sinh nói:
- Nếu thật bà không biết thì ta cứ giấu quách hẳn cho rồi!
Lão bộc nói:
- Hiện nay những chuyện nói ra nói vào không có nữa, không anh nào còn dám hé răng và đôi nơi cách nhau hàng nghìn dặm, muốn giấu thì cũng dễ dàng thôi!
Thúc sinh nghe lời lão bộc bèn quyết ý không nhắc đến việc ấy nữa. Cách mấy ngày sau, Thúc sinh sang thăm bố mẹ vợ. Ông nhạc đã đi vào Kinh, chỉ còn bà nhạc ở nhà. Thấy con rể đến, bà rất vui mừng, bầy tiệc khoản đãi, nói một ít chuyện phiếm, không hề có nửa lời đả động đến việc con rể lấy vợ lẽ.
Thúc sinh bái từ trở về, trong bụng mừng thầm: “Việc làm ấy kể ra cũng kín đáo thật. Cả hai nhà đều không ai hay biết gì hết”.
Một buổi chiều, Hoạn tiểu thư nói với Thúc sinh:
- Nếu thiếp không phải là người hiểu biết, thì suýt nữa đã bị những kẻ không tốt làm ly gián đôi ta! Hồi trước Thúc Sô từ Lâm Tri về, có lẽ thấy cậu đón kỹ nữ hầu rượu, về đây có đồn đại cưới vợ lẽ. Thiếp nói: “Lấy vợ lẽ cũng là việc hay, chớ không phải là việc phạm pháp. Nếu quả thế, tất ông đã nói cho ta biết rồi. Tình vợ chồng bấy nay chúng ta vẫn tin nhau, chớ có đâu lại làm cái viêc giấu đầu hở đuôi ấy”. Thế rồi, thiếp sai nhổ luôn bốn cái răng của nó, từ đó câu chuyện mới im. Rồi sau thiếp hỏi lại nó kỹ lưỡng, thì nó thưa rằng quả thật nó thấy cậu đặt tiệc đãi khách, gọi kỹ nữ về hầu rượu chơi. Đó cậu xem, tên khốn ấy có đáng giận không?
Thúc sinh bất giác sắc mặt đỏ bừng, lúng túng không yên, bèn gắng gượng nói:
- Nhân đặt tiệc đãi khách ở xa tới, gọi kỹ nữ hầu rượu thì có, chớ nếu lấy vợ lẽ sao không bàn trước với nàng?
Hoạn tiểu thư nói:
- Thiếp cũng tin là như thế. Cậu hà tất phải lúng túng không yên!
Thúc sinh bị vợ đánh cho một đòn chặn họng, từ đó không còn có lối để tự thú nữa. Rồi sau đó vợ chồng ân ái rất là nồng đượm. Duy Thúc sinh không thể nào quên được Thúy Kiều.
Thời giờ thấm thoắt, ngày tháng thoi đưa, Thúc sinh về thăm nhà xem chừng gần đầy năm. Một hôm thong thả nói với vợ:
- Tôi xa cha đã một năm, muốn đi viếng thăm, sau đó trở về làm lễ đại tường cho mẹ rồi còn đi thi!
Hoạn tiểu thư nói:
- Cậu chẳng nói thì thiếp cũng đương tính giục cậu lên đường.Vì cha đã nhiều tuổi, lại một mình trú ngụ ở ngoài. Câu đang trong thời kỳ cư tang, cũng nên gánh đỡ khó nhọc cho cha mà chăm sóc đến công việc trong cửa hiệu mới phải. Vậy cậu định bữa nào khởi hành?
Thúc sinh nói:
- Hôm sau là ngày tốt, tôi định khởi hành!
Hoạn tiểu thư liền hối gia đinh đi thuê thuyền nói là hôm sau ông định đi lên miền bắc.
Hôm sau, Thúc sinh từ biệt vợ trở về, tiểu thư bày rượu tiễn hành. Vợ chồng ăn uống, trò chuyện rất vui vẻ.
Qua ngày thứ ba, Thúc sinh từ biệt vợ, rồi thầy trò xuống thuyền nhổ neo khởi hành.
Hoạn tiểu thư tiễn chồng đi khỏi, liền đáp kiệu sang thẳng nhà mẹ, nói với phu nhân:
- Lúc chồng con chưa đi, con đã toan sai bắt con khốn ấy về cho nó một mẻ hả giận, song con lại sợ mang tiếng ác là ghen tuồng và làm thương tổn đến hoà khí vợ chồng, vì thế con cứ làm lơ như không hề nghe biết. Nay chồng con đi rồi, con muốn tính một mẹo, bắt nó về dùng làm thị nữ, cứ nói là thị nữ do cha con mua cho. Khi nào chồng con về đây ở trong một nhà, khiến cho hai người muốn nhận không nhận được nhau, mà nói ra thì cũng không được. Thế là phần con thì nhổ được cái đinh trong mắt mà không mang tiếng ác ghen tuông. Về phần nó thì chịu tiếng ngu và phải cam chịu lòng tủi nhục. Như vậy thì con mới thoả lòng.
Phu nhân nói:
- Chồng con chưa đi thì có thể dùng mưu kế. Nay nó đi rồi thì con làm sao được?
Hoạn tiểu thư cười nói:
- Con tính đã kỹ lắm. Lâm Tri là đất miền biển, nếu men đường biển mà đi thì chỉ không đầy mười ngày có thể đi về được một chuyến. Chồng con chưa đi đến nửa đường thì công việc của con đã được xong xuôi. Nhà ta có hai anh Hoạn Ưng và Hoạn Khuyển vốn là dân miền biển, thông thạo đường đi lối lại, con sẽ bầy mưu kế cho họ làm thì thế nào cũng bắt được con ấy.
Chưa biết Hoạn tiểu thư thi hành mưu kế như thế nào, xin xem hồi sau phân giải.
Thể loại thơ này là thề loại gì vậy Thầy? Lạ quá Thầy ui! |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân Thu 21 Apr 2022, 10:00 | |
| - Cẩn Vũ đã viết:
- Ai Hoa đã viết:
- Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân.
Người dịch: Nguyễn Đức Vân, Nguyễn Khắc Hanh
QUYỂN III
__________________________________
HỒI THỨ MƯỜI BA__________________________________ BIỆT LY ĐAU KHỔ, SAO NỠ CHIA PHÔI GHEN TUÔNG SÂU CAY, KHÔNG HỀ NÓI HỘ
Vợ chồng ân ái, bỗng chốc chia phôi, cố nhiên khó bề chia dứt. Song cứ một mực khóc lóc thảm thương thì cũng không phải là điềm tốt.
Thúc sinh chia tay với Thúy Kiều, chẳng qua tạm biệt để về thăm quê, ít là sáu tháng, nhiều chỉ một năm, hà tất phải lệ nhoà máu chảy, đòi đoạn can trường, chừng như vĩnh quyết, thảo nào chuyến đi này thành ra sinh ly tử biệt.
Hoạn tiểu thư ghen tuông sâu độc, song sở dĩ không nói ra ngay cũng chỉ là cứ lẳng lặng thử coi Thúc sinh thú thật hay không thú thât, che giấu hay không che giấu đó thôi. Nếu thú thật nói ngay, thì tuy lấy vợ lẽ, chia sẻ yêu thương, mà cái tình vợ chồng vẫn còn. Đằng này Thúc sinh lại giấu biệt không nói, thành ra chỉ biết yêu vợ lẽ mà không biết yêu vợ cả. Yêu và thương đều mất cả, thế thì ai mà không giận? Đã giận rồi thì không thẳng tay làm khổ sao được? Làm khổ Thúy Kiều tức là làm khổ Thúc sinh này.
Nếu Thúc sinh nghe lời Thúy Kiều, về đến nhà liền thú thật và xin lỗi thì Hoạn tiểu thư dù có ghen tuông đến đâu cũng quyết không nỡ quá khắc nghiệt đến như vậy. Thế mà anh chàng lại không nghe lời khuyên bảo của Thúy Kiều, giấu đầu hở đuôi, để gây tai vạ cho Thúy Kiều đến như thế. Vả chăng, Thúc sinh và Hoạn tiểu thư kết duyên với nhau đã lâu mà lại không biết vợ là người thế nào, thật cũng tầm thường lắm thay!...
Lại nói, Thúc Chính thấy tri phủ phán truyền cho Thúc sinh và Mã Kiều được nên duyên vợ chồng lâu dài, đã đến bước này chẳng biết làm sao, dành phải nghe lời dặn của tri phủ, che dấu kín đáo không để cho người nhà biết chuyện.
Hôm sau, Thúc sinhcùng Thúy Kiểu tới lạy tạ ơn cha. Thúc Chính nói:
- Con ạ! Không phải cha không thể dung được con đâu! Chỉ sợ con dâu lớn ở nhà không dung được con thôi!
Thúy Kiều nói:
- Thưa cha! Con sẽ hết sức làm tròn bổn phận của kẻ lẽ mọn. Mặc dù chị con có làm điểu gì ngang trái, con cũng xin hết sức cam chịu.
Thúc Chính nói:
- Ừ! Con nói cũng phải, nhưng con không về Vô Tích thì nó cũng không làm gì được con.
Thúy Kiều lạy tạ lui ra. Thúc Chính dặn Thúc sinh xếp một căn nhà mới cho Thúy Kiều ở riêng, kẻo người bên nhà đến trông thấy sinh chuyện thêm phiền.
Trên dưới cứ một mực bưng bít như vậy. Chẳng ngờ có người biết, đem chuyện ấy chuyển đến tai Hoạn tiểu thư. Hoạn tiểu thư cười nói:
- Ta chỉ muốn chàng cứ giấu ta. Nếu chàng nói rõ cho ta biết lấy vợ lẽ thì một là ta phải chiều chồng, hai là phải giữ thể diện của mình nữa. Nay chàng đã giấu ta thì ta phải nhân đó tính kế làm cho chúng câm miệng không thể nói gì được nữa, thử xem chúng có cách nào thoát được tay ta hay không?
Bỗng có một tên người ở muốn lấy lòng chủ, ton hót:
- Bẩm bà! Ông con ra ngoài, nghe nói mới cưới một cô vợ lẽ tài sắc hơn người.
Hoạn tiểu thư nghe, không đợi người kia nói hết, liến quát mắng om sòm:
- Tên này muốn chết! Ông lấy vợ lẽ, có khi nào lại không nói với ta? Chắc là ông đánh mày, bây giờ mày đến trước mặt ta, đặt điều gây vạ, để ly gián vợ chồng ta chứ gì? Thật là đáng giận!
Liền phạt người ấy phải tự vả vào mồm ba chục cái, đoạn còn hầm hè nói:
- Tên này láo thật! Gây vạ cho người khác đã đành, sao lại dám gây vạ cho cả ông chủ nữa? Từ nay về sau, đứa nào còn tầm bậy tầm bạ nữa thì bà sẽ bẻ bốn cái răng cửa.
Bọn người ở thấy vậy không ai còn dám hé môi nữa.
Bỗng một hôm, có người vú em, gọi là mụ Lý, nói với Hoạn tiểu thư:
- Dễ chừng việc cậu lấy vợ lẽ là có thật, mợ ạ!
Hoạn tiểu thư nói:
-Tôi vẫn tin nhà tôi lắm. Nếu nhà tôi lấy vợ lẽ, tất không giấu tôi đâu! Vú vừa nói câu chuyện ấy là nghe ở miệng ai nói ra?
Mụ Lý nói:
- Đó là nghe anh Thúc Sô từ Lâm Tri về nói đấy.
Tiểu thư nói:
- Đặt điều gây sự, té ra là thằng này. Hồi trước nó đánh vỡ chiếc chén ngọc là vật ưa thích của nhà tôi, nên nhà tôi đã đánh nó một trận đòn. Nó vẫn để bụng, nay mới thêu dệt ra câu chuyện, cốt gây tức để làm tôi mang tiếng là người vợ bất hiền và làm nhà tôi mang tiếng là người chồng bạc hạnh, thật là đáng giận!
Liền bảo Thúc Năng ra gọi Thúc Sô vào. Giây lát Thúc Sô đến. Hoạn tiểu thư quát bảo cả bốn gia đinh:
- Thằng Thúc Sô này hỗn xược, dám phỉ báng chủ nhà, vậy bay nhổ hộ tao bốn cái răng cửa của nó.
Bọn gia đinh nghe xong liền trói Thúc Sô lại, rồi kẻ kìm người búa nhất tề ra tay.Thúc Sô kêu thét lên một tiếng, nằm chết ngất dưới đất, hồi lâu mới tỉnh, thì đã bị nhổ mất bốn chiếc răng cửa rồi. Từ đó vê sau, không còn một ai dám nói đến việc chủ nhà lấy vợ lẽ nữa. Qua hơn một năm, im lìm như không ai nghe biết có chuyện gì cả.
Trong thời gian ấy, Thúc sinh đã từng sai một gia dinh thân tín về nhà dò xét chuyện này nhưng cũng tuyệt không hề nghe ngóng thấy gì cả bèn trở về báo lại. Thúc sinh mừng lắm nói với Thúy Kiều:
- Tôi cưới nàng đã hơn một năm và sai người về nhà nghe ngóng thì chị cả không hề hay biết gì. Nàng tính giấu giếm như thế có khéo hay không?
Thúy Kiều nói:
- Người đi động cỏ, chim bay rụng lông. Ở Lâm Tri này kinh động đến quan nha như thế, chẳng lẽ bên nhà lại không chút tăm hơi gì cả. Có lẽ là có mưu gian gì đây?
Thúc sinh nói:
- Nàng đoán cũng phải! Song những thư từ qua lại, không có một chút gì tỏ ra là biết có việc này. Không lẽ lại không đáng tin sao?
Thúy Kiều nói:
- Việc tuy thế song thiếp vẫn ngờ. Chàng ở Lâm Tri lâu, nhân lúc chị chưa biết gì, tưởng nên trở về nhà thăm một chuyến dò xem. Nếu có chuyện gì cũng tiện việc điều đình, bằng không có gì nữa cũng để cho chị an tâm. Chàng thường nói chị ấy là người ít nói ít cười, mừng nhiều giận lắm cũng không lộ ra sắc mặt. Hạng người ấy cơ trí sâu xa, thiếp rất sợ. Còn thật thà trung hậu như chàng, e không phải là địch thủ của Trí đa tinh [23] đâu?
Thúc sinh nói:
- Thật thế! Chị ấy với tôi, đôi bên ân ái rất là ý hiệp tâm đầu. Từ khi lấy nhau đến nay chưa có điểu gì ngang trái. Nhưng quả thật tôi sợ chị ấy như cọp, vì chị ấy cử chỉ trang nghiêm, làm việc không cẩu thả. Gần chị ấy như gần thần linh, không hề dám phóng túng. Đã lâu rồi cùng muốn về để xem chị ấy có biết hay không, chỉ vì mới cưới nàng nên không nỡ vội xa cách đấy thôi!
Thúy Kiều nói:
- Chị ấy có yên thì ta mới được yên. Làm cho chị yên, tức là để ta yên. Không nhân lúc chuyện này chưa vỡ lở mà tự điều chỉnh đi, một mai việc lộ, biết làm thế nào? Thiếp đã lấy chàng, là người của chàng, chỉ mong một nhà hoà thuận, trên dưới yên vui, còn từ đây về sau, ngày xuân còn dài, lo gì?
Thúc sinh nói:
- Nếu thế thì tôi cũng yên lòng về thăm nhà vậy!
Bỗng có người đưa tin cha gọi, Thúc sinh liền theo sang cửa hiệu hầu cha. Thúc Chính thấy con đến, liền bảo:
- Vương thị đã là vợ lẽ con rồi, cố nhiên là ở lâu dài cùng trời đất. Nhưng con ở ngoài đã lâu cũng nên về nhà cho ổn định lòng vợ cả. Chớ để người ngoài chê là đắm đuối bên này, phụ tình bên kia làm cho ông bà bên ấy tức giận thì cha lại thêm mang luỵ vào thân.
Thúc sinh nói:
- Vợ lẽ con cũng đã khuyên con về thăm nhà một chuyến, nay cha lại nói như thế thì để bữa mai, còn sẽ về Nam.
Thúc Chính mừng lắm, liền thu xếp tiền bạc để đưa Thúc sinh lên đường. Thúc sinh về, nói lại ý cha cho Thúy Kiểu nghe. Đêm hôm ấy Thúy Kiều sửa soạn tiệc rượu để tiễn đưa Thúc sinh và nói:
- Chàng đi chuyến này cần phải khéo an ủi. Ngày này sang năm, thiếp chờ mong chàng trở lại!
Thúc sinh nói:
-Tôi đi nhiều là nửa năm, ít chỉ ba tháng, thế nào cũng xong. Không để nàng phải nhọc lòng mong đợi lâu!
Thúy Kiều nói:
- Chàng ở đây đã hơn một năm mới tính việc trở về. Nếu ba tháng nửa năm lại muốn đi ngay, há chẳng làm cho chị cả sinh lòng ngờ vực? Đã ngờ vực thì tất sinh chuyện. Nên chi, dù chàng có nhớ thiếp đến mấy đi nữa, không được một năm là nhất quyết không nên quay lại đây.
Thúc sinh nghẹn ngào nói:
- Phong ba vô hạn, vừa mới được yên. Nhân duyên hữu hạn, lại vội xa cách, thì dù sắt đá cũng tan tác lòng!
Thúy Kiều gạt nước mắt, nói:
- Thiếp há không muốn cùng chàng đoàn tụ luôn luôn hay sao? Chỉ vì thời cùng thế bách, không thể hoãn được, nên mới phải đang tâm giục chàng lên đường, chớ thật lòng thiếp cũng tơi bời đau đớn lắm!
Kế đó, hai người trông nhau mà khóc. Thúc sinh nói:
- Nàng vốn thạo thơ từ, bữa nay biệt nhau, sao mỗi người không làm một thiên để ghi lại cuộc ly biệt này!
Thúy Kiều nói:
- Xin chàng ngâm trước!
Thúc sinh đặt chén, rồi làm một bài thơ rằng:
- Dùng dằng đau ly biệt, Rượu tiễn lệ chan hoà. Làng cũ nay trở lại, Quê người ngày dần xa. * Thuyền trôi buồm mở rộng, Vó ngựa mù bến sông. Hai miến xa vạn dặm, Sầu đau mắt ngóng trông.
Thúy Kiều xem rồi nói:
-Tình buồn ý xa, không kém gì bài phú ly biệt của Giang Yêm. Vậy thiếp xin hoạ lại bằng mười bài “Đêm nay đêm gì?” để rộng thêm ý:
1. Đêm nay đêm gì? Chàng làm bài thơ đi xa, Thiếp ở thâm khuê lòng ghi nhớ, Hỏi chàng bao giờ trở lại nhà?
2. Đêm nay đêm gì? Thương tình cảnh biệt ly, Một khúc ly ca hai ngấn lệ, Dương quan, mai sớm tiễn chàng đi.
3. Đêm nay đêm gì? Ly biệt đau lòng thay, Canh thâu trằn trọc không an giấc, Bỗng đâu vó ngựa ruổi đường mây.
4. Đêm nay đêm gì? Mai sớm mỗi người đi một nơi, Mong ngóng đường về khắp phương trời Yêu mà chẳng thấy lệ đầy vơi!
5. Đêm nay đêm gỉ? Trăng tròn người chia ly, Muôn dặm non sông, đường cách trở, Ngày về chẳng biết đến bao giờ?
6. Đêm nay đêm gì? Giáp mặt lòng nghẹn ngào, Chợt nghe tiếng nhạn khóc trên trời, Như oán tình ly chửa hết lời.
7. Đêm nay đêm gì? Rượu say lòng héo sầu, Nghe nói giải buồn thường mượn rượu, Mà sao càng rượu lại càng sầu?
8. Đêm nay đêm gì? Trông trăng mà ngại ngùng, Trăng tròn trăng khuyết một tuần trăng, Chàng đi chàng về không biết chừng.
9. Đêm nay đêm gì? Gượng vui tiễn người đi, Sợ chàng ủ rủ thêm sầu bi, An ủi cho chàng buổi biệt ly.
10. Đêm nay đêm gì? Sinh ly tử biệt ngậm ngùi than, Sinh ly, đành khổ chia hai ngả, Tử biệt, cùng nhau gặp suối vàng.
Thúc sinh xem thấy lời thơ bi thương, bất giác chảy nước mắt, cơ hồ muốn khóc rống lên. Thúy Kiều cũng nghẹn ngào hồi lâu mới nói nên lời:
- Chàng đừng có làm như thái độ nữ nhi. Người ngoài trông vào sẽ cho chàng là không có chí khí trượng phu. Người đời nói: “Đi xa phải kiêng kỵ sự đau thương”. Thiếp xin chàng hãy nguôi đau thương, há không nghe câu "Trượng phu tuy có lệ - Không gạt lúc chia ly” hay sao?
Thúc sinh nói:
-Tôi không phải là không biết, song tình thương đến thế thì tự khắc tình nhi nữ phải dài mà khí anh hùng phải giảm! Huống đôi ta là hàng giai nhân tài tử, sự chung tình thường ở bọn ta dù đến bậc cha mẹ và mọi người trong nước chê trách thì cũng có can chi?
Thúy Kiều nói:
-Chàng dạy thế tức là yêu thiếp quá lắm rồi. Há phải đâu thiếp lại muốn chia cắt ái ân, nhưng ngày mai chàng đi xa, đường trường sương gió, mà đem cái thân thể quá đau đớn xông phi vào đó, thì không phải là tự biết quý sức khoẻ của mình!
Liền rót chén rượu đầy đưa mời Thúc sinh và nói:
- Mời chàng cạn chén này. Thiếp xin ngâm một bài thơ để tăng thêm hăng hái cho chàng lúc lên đường!
Thúc sinh đỡ lấy chén rượu và nói:
- Lúc này trong cổ nghẹn ngào, thật không sao uống trôi được nữa!
Thúy Kiều nói:
- Rượu biệt ly cần phải cố nuốt để giải lòng phiền!
Bèn đọc mấy vần thơ cổ rằng:
- Ngàn dặm có bao xa? Mười năm về muộn gì! Cùng trong trời đất cả, Hà tất giận chia ly?
Thúy Kiều ngâm xong, Thúc sinh nói:
-Bài thơ ấy giải sao được mối sầu cho tôi, chỉ làm tăng thêm nỗi u uất của tôi mà thôi! Lúc này tôi buồn ngủ lắm rồi.
Thúy Kiều nói:
- Nhưng chỉ sợ xuân sắc trêu người, ngủ chẳng được mà thôi.
Thúc sinh nói:
- Đây chính là lúc đêm xuân một khắc đáng ngàn vàng, không nên hờ hững bỏ trôi qua!
Thúy Kiều nói:
- Đã vậy, xin để thiếp sửa soạn lại chăn gối, mời chàng đi nằm.
Thúc sinh ngâm:
- Màn phù dung đêm nay cùng ngủ, Mai lên đường lạnh lẽo tính sao?
Kiều vội đáp luôn:
- Nước chảy chưa khô người vẫn trẻ Năm sau ta lại bắc Ngân hà.
Rồi đó hai người lên giường, chính là lúc đào thơm mận chín, ái ân mặn nồng không dứt. Mây mưa lai láng, tình cảm tràn trề mãi tới canh năm mới tàn cuộc. Trời sáng rõ, Thúc sinh dậy chải đầu rửa mặt xong thì ngựa xe đã giục giã lên đường.
Lúc này Thúc sinh không thể lưu luyến được nữa, đành chỉ nói hai chữ: “Giữ mình”, rồi rưng rưng nước mắt mà đi. Thúy Kiều muốn tiễn ra ngoài cửa, chợt thấy Thúc Chính và các bạn ờ cửa hiệu cùng kéo nhau đến tiễn hành. Vì thế Thúy Kiều không theo tiễn được xa, chỉ đứng sau bình phong gạt lệ mà thôi. Thúc sinh đưa hành lý ra, xong lại quay vào nói với Thúy Kiều:
- Tôi đi đây! Nàng cố nén buồn phiền nhé!
Vừa nói, vừa vái dài một cái, nước mắt chảy ròng ròng khắp mặt. Thúy Kiểu không thể đáp lại được một lời nào, cũng chỉ châu lệ chứa chan đầy mặt và gật đầu mà thôi.
Thúc sinh ra bái từ cha và chào các bạn rồi lên ngựa đi về phía nam, đến doanh Vương gia, qua Hoàng Hà, giong thuyền đi Vô Tích, chừng sáu bảy ngày nữa thì cập bến về đến nhà. Thúc sinh sợ Hoạn tiểu thư đã nghe phong phanh được ít nhiều nên trong lòng có phần thấp thỏm. Song đã đến nơi, đành cứ phải bước vào. Thị nữ thoáng thấy vội báo tin cho chủ biết. Tiểu thư lật đật chạy ra chào:
- Ô kìa, cậu đã về!
Thúc sinh nói:
- Chà! Xa nhau lâu quá! Lâu quá!
Tiểu thư hỏi:
- Cửa hiệu vẫn khá chứ? Cha có mạnh khoẻ không?
Thúc sinh nói:
- Tinh thân cha hồi này khá hơn trước. Việc buôn bán trong cửa hiệu vẫn được phát đạt. Còn bên này, ông bà nhạc vẫn được khỏe mạnh như thường chứ?
Tiều thư nói:
- Cha mẹ thiếp đều được như thường. Mới đây, mẹ thiếp có hứa sẽ tìm một thị nữ kháu khỉnh cho sang hầu thiếp, song không biết bao giờ mới chọn được người vừa ý....
Nói xong, liền hối nhà bếp sửa soạn tiệc rượu tẩy trần để nghênh đón ông chủ. Kế đó, hết thảy gia đinh và phụ nữ trong nhà đều ra lạy chào.
Đêm ấy, vợ chồng cùng nhau ăn uống vui vẻ hết mức cho đến tận lúc tan tiệc. Đúng như lời thường nói: “Mới cưới không bằng xa về”, việc ái ân như thế nào không cần phải nói nữa.
Ban đầu Thúc sinh còn e là vợ đã biết chuyện nên vẫn nhẩm sẵn nhiều câu để hòng đối đáp. Nào ngờ Hoạn tiểu thư không hề đả động gì đến chuyện ấy cả. Do đó Thúc sinh cũng không dám thổ lộ, chỉ bụng bảo dạ: “Nàng đã không biết thì cứ giấu thẳng cho rồi”. Nhưng lại nghĩ: “Thúy Kiều dặn ta khi về đến nhà thì thú thật ngay, lời ấy cũng phải. Nếu để chậm một ngày thì không tiện nói nữa”. Chợt lại nghĩ: “Bữa nay ta mới về, vợ chồng đương mừng rỡ hoan hỉ, nếu ta đem ngay chuyện này ra nói, vạn nhất nó trở mặt làm om sòm lên thì còn thể diện nào nữa? Chi bằng hãy cứ yên ngủ, ngày mai dò la trong bọn gia đinh, nếu trong đó đã biết chút tăm hơi thì ta sẽ nói rõ cũng chưa muộn gì". Thúc sinh suy tính đắn đo hồi lâu, rồi cố lờ đi, không nói gì cả.
Độc giả hãy nghĩ xem, thế là nhiều việc xảy ra sau này, chỉ vì thiếu mấy lời thú thật mà ra. Cho nên việc đời đến lúc cần thì phải nói ngay, nếu để lỡ dịp không nói, ấy là bỏ qua mất rồi, sau này dù muốn nói nữa không thể được.
Hôm sau, Thúc sinh lưu ý dò la hết thẩy mọi ngưòi trong nhà, nhưng không thấy một ai biết chút tăm hơi gì cả. Sau cùng có một lão bộc nói:
- Nửa năm trước đây cũng có tin đồn về việc này, nhưng bà không tin. Sau đó anh Thúc Sô từ Lâm Tri về, nói hết sự thật. Bà nghe nói nổi giận, mắng anh ta là hạng tôi tớ đặt chuyện để ly gián vợ chồng nhà chủ, tình lý đều không thể dung tha, bèn sai bẻ lấy bốn cái răng cửa của anh ta. Từ đó không còn một ai dám nhắc đến chuyện ấy nữa. Còn bà thì vẫn cười nói như thường, giống như là không biết gì cả. Ông thường ngày vẫn qua lại thư từ với bà, sao không nói gì đến chuyện ấy. Bây giờ đây, việc chứa chất đã lâu rồi, nếu ông nói ra e chỉ mua lấy những chuyện tức giận mà thôi!
Thúc sinh nói:
- Nếu thật bà không biết thì ta cứ giấu quách hẳn cho rồi!
Lão bộc nói:
- Hiện nay những chuyện nói ra nói vào không có nữa, không anh nào còn dám hé răng và đôi nơi cách nhau hàng nghìn dặm, muốn giấu thì cũng dễ dàng thôi!
Thúc sinh nghe lời lão bộc bèn quyết ý không nhắc đến việc ấy nữa. Cách mấy ngày sau, Thúc sinh sang thăm bố mẹ vợ. Ông nhạc đã đi vào Kinh, chỉ còn bà nhạc ở nhà. Thấy con rể đến, bà rất vui mừng, bầy tiệc khoản đãi, nói một ít chuyện phiếm, không hề có nửa lời đả động đến việc con rể lấy vợ lẽ.
Thúc sinh bái từ trở về, trong bụng mừng thầm: “Việc làm ấy kể ra cũng kín đáo thật. Cả hai nhà đều không ai hay biết gì hết”.
Một buổi chiều, Hoạn tiểu thư nói với Thúc sinh:
- Nếu thiếp không phải là người hiểu biết, thì suýt nữa đã bị những kẻ không tốt làm ly gián đôi ta! Hồi trước Thúc Sô từ Lâm Tri về, có lẽ thấy cậu đón kỹ nữ hầu rượu, về đây có đồn đại cưới vợ lẽ. Thiếp nói: “Lấy vợ lẽ cũng là việc hay, chớ không phải là việc phạm pháp. Nếu quả thế, tất ông đã nói cho ta biết rồi. Tình vợ chồng bấy nay chúng ta vẫn tin nhau, chớ có đâu lại làm cái viêc giấu đầu hở đuôi ấy”. Thế rồi, thiếp sai nhổ luôn bốn cái răng của nó, từ đó câu chuyện mới im. Rồi sau thiếp hỏi lại nó kỹ lưỡng, thì nó thưa rằng quả thật nó thấy cậu đặt tiệc đãi khách, gọi kỹ nữ về hầu rượu chơi. Đó cậu xem, tên khốn ấy có đáng giận không?
Thúc sinh bất giác sắc mặt đỏ bừng, lúng túng không yên, bèn gắng gượng nói:
- Nhân đặt tiệc đãi khách ở xa tới, gọi kỹ nữ hầu rượu thì có, chớ nếu lấy vợ lẽ sao không bàn trước với nàng?
Hoạn tiểu thư nói:
- Thiếp cũng tin là như thế. Cậu hà tất phải lúng túng không yên!
Thúc sinh bị vợ đánh cho một đòn chặn họng, từ đó không còn có lối để tự thú nữa. Rồi sau đó vợ chồng ân ái rất là nồng đượm. Duy Thúc sinh không thể nào quên được Thúy Kiều.
Thời giờ thấm thoắt, ngày tháng thoi đưa, Thúc sinh về thăm nhà xem chừng gần đầy năm. Một hôm thong thả nói với vợ:
- Tôi xa cha đã một năm, muốn đi viếng thăm, sau đó trở về làm lễ đại tường cho mẹ rồi còn đi thi!
Hoạn tiểu thư nói:
- Cậu chẳng nói thì thiếp cũng đương tính giục cậu lên đường.Vì cha đã nhiều tuổi, lại một mình trú ngụ ở ngoài. Câu đang trong thời kỳ cư tang, cũng nên gánh đỡ khó nhọc cho cha mà chăm sóc đến công việc trong cửa hiệu mới phải. Vậy cậu định bữa nào khởi hành?
Thúc sinh nói:
- Hôm sau là ngày tốt, tôi định khởi hành!
Hoạn tiểu thư liền hối gia đinh đi thuê thuyền nói là hôm sau ông định đi lên miền bắc.
Hôm sau, Thúc sinh từ biệt vợ trở về, tiểu thư bày rượu tiễn hành. Vợ chồng ăn uống, trò chuyện rất vui vẻ.
Qua ngày thứ ba, Thúc sinh từ biệt vợ, rồi thầy trò xuống thuyền nhổ neo khởi hành.
Hoạn tiểu thư tiễn chồng đi khỏi, liền đáp kiệu sang thẳng nhà mẹ, nói với phu nhân:
- Lúc chồng con chưa đi, con đã toan sai bắt con khốn ấy về cho nó một mẻ hả giận, song con lại sợ mang tiếng ác là ghen tuồng và làm thương tổn đến hoà khí vợ chồng, vì thế con cứ làm lơ như không hề nghe biết. Nay chồng con đi rồi, con muốn tính một mẹo, bắt nó về dùng làm thị nữ, cứ nói là thị nữ do cha con mua cho. Khi nào chồng con về đây ở trong một nhà, khiến cho hai người muốn nhận không nhận được nhau, mà nói ra thì cũng không được. Thế là phần con thì nhổ được cái đinh trong mắt mà không mang tiếng ác ghen tuông. Về phần nó thì chịu tiếng ngu và phải cam chịu lòng tủi nhục. Như vậy thì con mới thoả lòng.
Phu nhân nói:
- Chồng con chưa đi thì có thể dùng mưu kế. Nay nó đi rồi thì con làm sao được?
Hoạn tiểu thư cười nói:
- Con tính đã kỹ lắm. Lâm Tri là đất miền biển, nếu men đường biển mà đi thì chỉ không đầy mười ngày có thể đi về được một chuyến. Chồng con chưa đi đến nửa đường thì công việc của con đã được xong xuôi. Nhà ta có hai anh Hoạn Ưng và Hoạn Khuyển vốn là dân miền biển, thông thạo đường đi lối lại, con sẽ bầy mưu kế cho họ làm thì thế nào cũng bắt được con ấy.
Chưa biết Hoạn tiểu thư thi hành mưu kế như thế nào, xin xem hồi sau phân giải.
Thể loại thơ này là thề loại gì vậy Thầy? Lạ quá Thầy ui! có lẽ là điệu ca từ trong cổ thi đó CV ui!
CV xem thêm ở đây nè:
https://www.daovien.net/t3988-topic
|
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân Wed 27 Apr 2022, 09:52 | |
| Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân. Người dịch: Nguyễn Đức Vân, Nguyễn Khắc Hanh QUYỂN III
__________________________________
HỒI THỨ MƯỜI BỐN__________________________________ LŨ ƯNG KHUYỂN THAY HOA CHẮP CÁNH GÁI HỒNG NHAN TRĂM TỦI NGÀN SẦU
Anh hùng gặp nạn mất mạng là thường, huống chi Thúy Kiều là thân gái bị bọn hào nô bắt cóc đem về mà chịu tai ương thì có lấy gì làm lạ.
Duy có điều, đường đường một vị đại thần vì nước vì dân, nếu có một vật chưa được yên nơi đúng cho thì còn lo lắng, huống lại còn dung túng vợ con ở nhà chỉ huy bọn gia nô làm việc bất công phi pháp đến như thế, hỏi rằng tâm địa ấy ra sao?
Không biết mà làm thì không thể tể gia được. Và cũng không thể trị quốc được. Biết mà cố ý dung túng thì lại càng không nên! Than ôi! Đại để đều vì quyền thế địa vị gây nên mà không biết, không xét đấy thôi. Do đó xem ra thì trong thiên hạ những kẻ oan khuất không nơi bầy tỏ và những kẻ đau khổ không biết kêu đâu chẳng phải riêng chỉ một mình Thúy Kiều. Đọc qua đoạn này, ai mà chẳng bùi ngùi than thở đây? Thật không chỉ than thở cho Thúy Kiều, mà là than thở cho thế đạo nhân tâm...
Lại nói Hoạn ưng, Hoạn Khuyển vốn là dân miền biển, thường cướp bóc ở ngoài khơi, sau vào Kinh tìm việc làm ăn, nghe biết uy thế của nhà họ Hoạn, bèn đến xin làm gia nô. Hoạn Lại bộ thấy hai người làm việc giỏi giang, sức mạnh hơn người bèn ghép cho mỗi người một chị vợ. Hai người cảm ơn chủ hậu đãi nên hết lòng báo đáp, bất kì việc gì cũng hăng hái hết sức.
Hôm ấy, Hoạn tiểu thư sai gọi Ưng, Khuyển đến để bàn về việc đi bắt Thúy Kiều. Hai người cùng nói:
-Cảm ơn tiểu thư giao phó việc nhỏ bé ấy, làm có khó gì.Chúng con sẽ từ Thái Thương ra biển, không đầy năm ngày thì đến Lâm Tri. Chỉ cần dò la đích xác chị ta ở đâu, chúng con sẽ bắt xuống thuyền rồi theo biển mà về, không quá nửa tháng sẽ có thể đưa nộp cho tiểu thư.
Hoạn tiểu thư cả mừng, đưa một trăm lạng bạc trao cho hai người để chi dùng. Hai người vâng lệnh đi liền.
Nhắc lại Thúy Kiểu sau khi Thúc sinh đi khỏi, trong lòng rất là lo lắng chỉ e nhà chồng xảy ra việc xô xát. Kịp khi được thư báo tin ở nhà không ai hay biết gì cả, thì lại rất lấy làm ngờ, bụng nghĩ: “Việc này xảy ra như thế mà sao không một tin đồn tới nơi, tất nhiên trong đó có duyên cớ gì?”. Nhưng tiếp luôn mấy phong thư nữa, thấy đều báo tin như trước, chừng ấy mới được yên tâm. Song nhớ tình Thúc sinh, trằn trọc không thể nào nguôi, bèn làm thành sáu bài thơ, nhan đề là “Từ chàng ra đi." Thơ rằng:
1.Từ chàng ra đi Ngày ngày trông chim xanh. Chim xanh nào có thấy, Chỉ thấy mây trắng tinh.
2.Từ chàng ra đi, Thiếp không dám lên lầu. Ngoài lầu có hàng liễu, Tha thướt gợi thêm sầu.
3.Từ chàng ra đi, Không nói cũng không khóc. Nói, nào sai tri âm? Khóc,sợ chàng trằn trọc.
4.Từ chàng ra đi, Dưới đài riêng ngắm sóng. Ngắm sóng lòng bâng khuâng. Võ vàng vì trông ngóng.
5.Từ chàng ra đi, Trăng soi chếch đầu giường. Chăn đơn khôn nhắm mắt Gối chiếc lạnh hơi sương.
6.Từ chàng ra đi, Hàng ngày nhớ phương nam. Nhớ chàng, chàng chẳng thấy, Quần thoa lệ chứa chan.
Đề xong thơ, Thúy Kiều lại nghĩ ngợi mãi việc Thúc sinh chưa về. Đêm ấy, Thúy Kiều ra khu vườn phía sau nhà đốt hương khấn khứa, miệng đọc mấy câu chú cầu trời:
Tương tư muốn gạt lại càng sầu Suốt ngày lòng âu sầu Xa nhau mấy tháng đau thương Biết đến bao giờ mới gặp nhau Lầm rầm khấn vái thiên đình Xin run rủi cho chàng mau chóng hồi trình Nối lời nguyện ước ba sinh.
Thúy Kiều khấn xong, vừa toan quay về, bỗng có một vài người lực lưỡng từ bụi cây xông ra, bộ dạng rất hung ác, áp đến bắt trói nàng rồi đẩy đi. Thúy Kiều ngỡ là bọn cướp, liền nói:
-Có vật gì đây. xin các ông cứ lấy, còn xin tha chết cho tôi!
Bọn vũ dũng kia chẳng nói gì cả, một tên đưa ngay dúm thuốc mê nhét vào miệng Thúy Kiều, làm cho nàng mê man không thể nói năng gì được nữa. Rồi bọn chúng kéo ùa vào trong nhà, nhặt nhạnh ít tiền bạc, đội lên đầu cho Thúy Kiều một chiếc mũ, khoác cho một chiếc áo vải xanh và đỡ lên ngựa, đoạn mở cửa giữa đi ra. Liền đó chúng lại phóng lửa đốt nhà, lửa cháy sáng rực một góc trời. Gia đình họ Thúc và những người hàng xóm thấy cháy, vội vàng chạy đến dập cứu. Nhân lúc hỗn loạn ấy, bọn kia liền kéo nhau chuồn thẳng. Bấy giờ có hai ả thị nữ chạy ra hốt hoảng nói:
-Cô chúng tôi ra vưòn đốt hương, chúng tôi ở trong nhà pha trà, chợt thấy một bọn như hung thần ác quỷ, lôi cô vào nhà, lục soát khắp phòng, kế thấy lửa cháy. Bọn chúng kéo nhau ra, mà không thấy cô đâu, chỉ thấy một người mặc áo xanh cưỡi ngựa đi với chúng. Vậy không biết cô nấp ở đâu?
Moi người thoạt nghe, cả kinh nói:
- Vậy thì có lẽ bị lửa thiêu rồi!
Thúc Chính khóc, nói:
-Thế thì con dâu tôi chết cháy mất rồi!
Liền thúc giục bọn hầu trai sục tìm trong đám khói lửa, quả thấy một xác người cháy chưa nát hết. Thúc Chính thoạt thấy, yên chí là Thúy Kiều đã bị chết cháy liền khóc:
-Thảm thương thay! Thảm thương thay! Không ngờ con dâu tôi lại đến nông nỗi này. Thôi thì thiêu quách cho xong đi, để dang dở như thế, trông càng thêm thương.
Bèn nói người chất thêm củi vào, thiêu cho cháy hoàn loàn. Qua ngày hôm sau, mới mua một chiếc áo quan, nhặt nhạnh lấy di hài đem đi mai táng và đặt bàn thờ tại một gian phòng bên cạnh, đề bài vị “Thần vị con dâu thứ quá cố họ Vương".
Chừng hơn mười ngày sau, Thúc sinh mới tới. Thoạt nghe tin dữ, vội vàng chạy đến trước bàn thờ, khóc ầm lên và nói:
-Nàng Kiều ơi! Nàng đi đâu rồi? Lúc tôi cùng nàng chia tay li biệt, có hẹn ngày về. Nay tôi về đây, sao chẳng thấy nàng, khiến tôi can trường đòi đoạn, gan ruột tan tành. Ôi! Chỉ tại tôi về muộn, nếu sớm hơn mười ngày hẳn đôi ta đã được gặp nhau. Và như thế thì ngày nay dù nàng có chết đi, lòng tôi cũng còn đỡ héo hon được đôi phần. Nàng trước đây chỉ ngại về nỗi chị cả ghen tuông không chứa nổi nàng thường lấy làm lo. Biết đâu là chị cả không hề nói năng gì, mà ai biết thần lửa lại ghen ghét cùng nàng! Nàng ơi, nàng chết khổ sở như vậy, làm tôi đau đớn chết đi được!
Thúc sinh nói đến đó bất giác ngất xỉu, ngã lăn ra.
Thúc Chính lật đật chạy tới ôm chầm lấy con và nói:
-Con ơi! Nào con có phụ gì vợ con đâu, chẳng qua chỉ là cái số vợ con không được hưởng thụ lộc trời đó thôi! Con cần phải giữ gìn thân thể mới được chớ!
Rồi ông ta gọi to mấy tiếng, Thúc sinh mới dần dần tỉnh lại. Mọi người xúm vào, hết sức khuyên giải, chừng ấy Thúc sinh mới chịu ăn uống ít nhiều.
Cách mấy ngày sau, Thúc sinh nghĩ tới, lại càng xót xa thảm thiết.
Nghe đồn gần vùng có một đạo sĩ tên là Động Huyền có phép phi phù triệu tướng, thăm hỏi vong hồn, bèn sửa soạn lễ vật sai người đi mời đạo sĩ về để nhờ thăm hỏi. Rồi đó lập tràng để cầu hồn. Đạo sĩ phù phép hồi lâu, đoạn nói với Thúc sinh:
-Người đàn bà này ma chướng thâm trọng, chưa thể chết được. Hiện đương mắc vào cái nạn bột tinh, chừng một năm sau, vợ chồng lại được gặp mặt. Song về đường nhân duyên thì không thể tiếp tục được nữa đâu!
Thúc sinh nói:
-Người đã chết rồi, há còn ngày sống lại được ư?
Đạo sĩ nói:
-Ngài bất tất nghi, chừng một năm sau sẽ lại gặp mặt, song không hề trò chuyện với nhau được một lời nào. Lúc ấy ông sẽ biết lời tôi không lầm!
Thúc sinh nửa tin nửa ngờ, đưa lễ tạ rồi tiễn đạo sĩ ra về. Từ đó cứ âm thầm thương nhớ.
Lại nói bọn người bắt Thúy Kiều chính là bọn Hoạn Ưng, Hoạn Khuyển. Xác chết kia là thây vô chủ trên bờ biển, chúng đem buộc sẵn trên lưng ngựa đưa đến, đợi khi cửa mở thì ném vào trong nhà. Lại lột quần áo người chết, mặc vào cho Thúy Kiều làm con trai để ngưòi ta khỏi nghi ngờ. Mấy tên nhẩy trước nấp vào sau vườn rồi thực hiện kế hoạch trong ứng ngoài hợp,lại đem dầu thông tưới khắp xác chết, nên chạm lửa liền bùng ngay, mà đã cháy thì không thể cứu được nữa. Còn việc đem xác người chết đổi lấy người sống là để cho chức sự địa phương và họ nhà Thúc không truy cứu, lùng tìm gì nữa.
Bọn chúng bắt được Thúy Kiều rồi, suốt đêm đi chừng một trăm năm mươi dặm, sáng ra đến bến, đưa vào trong thuyền, Thúy Kiều trúng độc, mắt tuy mở mà không thể nói năng mà trí cũng mơ hồ mê sảng. Bọn chúng biết Thúy Kiều tính khí cương liệt nên không cho thuốc giải độc, cứ để cho nàng mê man như vậy. Thuyền bể đi luôn mấy ngày, đến bến Thái Dương đổi thuyền thẳng về Vô Tích, rồi vực đưa đến phủ họ Hoạn. Hoan phu nhân sai người đi đón con gái về, rồi hỏi:
-Nay đã bắt được con ấy về đây thì con định xử trí thế nào?
Hoạn tiểu thư nói:
-Việc này nhờ ở uy phúc của mẹ. Bây giờ thì xin mẹ cứu cho có tỉnh lại bảo cho nó biết rằng nó đã bị bán vào phủ làm thị nữ, thử xem nó có nói gì. Chừng ấy xin mẹ hãy đánh ngay cho nó một trận phủ đầu, khiến nó phải chịu phục, rồi sẽ chuyển sang cho hầu hạ con. Bấy giờ con sẽ có cách xử trí!
Phu nhân nói:
-Được rồi!
Tiểu thư nói xong kiếu từ ra về. Phu nhân liến sai người dùng thuốc giải độc cho Thúy Kiều. Hồi lâu, trong lòng Thúy Kiều bỗng tình táo, như ngủ mê thức giấc, nghĩ thầm: “Sao ta lại ở dây?... Đây là đâu nhỉ?...” Một mụ già ngồi cạnh thấy Thúy Kiểu tỉnh lại, liền bảo:
-Chị đã được bán vào phủ này làm con hầu đấy!
Thúy Kiều ngậm miệng chẳng nói sao, nhìn kỹ thì thấy nhà cao cửa rộng, đường đưòng bề thế, không phải là nhà tầm thường, nghĩ thầm: “Dễ thường là ta chiêm bao chăng? Rõ ràng là ta đang đốt hương trong vườn, bỗng thấy bọn cướp xông vào bắt trói ta... Không biết thế nào, ta lại hôn mê đi. Bây giờ tỉnh giấc thì nhà cửa người vật đều biến đổi hết, thế thì là mộng hay bằng tỉnh đây?”. Nghĩ ngợi vẩn vơ, còn đương hồ nghi thắc mắc, bỗng thấy một thị nữ đến gọi bảo rằng:
- Chị mới đến kia! Cụ lớn ngồi nhà trong cần hỏi chị đấy! Chị mau vào bái kiến cụ lớn đi!
Lúc này Thúy Kiều chẳng biết nói sao, đành phải theo thị nữ đi đến một nơi sảnh đường lớn, trên treo tấm biển đề bốn chữ “ Thiên quan chủng tể”, giữa nhà có một phu nhân ngồi, trạc chừng năm mươi tuổi, hai bên có độ ba bốn mươi thị nữ đứng hầu.
Thúy Kiều thấy vậy, không biết hay dở thế nào, dành phải bước tới gặp mặt. Phu nhân thây Thúy Kiều phong lưu chỉnh tề, bụng nghĩ thầm: “Hạng người đẹp thế này, thảo nào con rể yêu nó. Bữa nay nếu ta không ra oai thì uốn nắn sao được tính cách nó!".
Bọn thị nữ đứng hai bên đều hô lớn:
-Con hầu mới đến kia! Sao không lạy chào cụ lớn đi? Muốn đánh đòn đó à?
Thúy Kiều giật mình, vội khấu đầu. Hoạn phu nhân hỏi:
-Mày là người ở đâu? Họ tên gì? Vì sao chồng mày lại bán mày đến đây?
Thúy Kiều thoạt nghe không hiểu đầu đuôi câu chuyện thế nào, chỉ rơm rớm nước mắt nói:
- Bẩm cụ lớn! Con họ Vương, nhà ở Lâm tri, là vợ người lương thiện. Ngẫu nhiên đốt hương lễ bái trong vườn, bị cướp vào bắt đi, đem đến chốn này.
Phu nhân hỏi:
-Mày bị bắt đi từ bao giờ?
Thúy Kiều nói:
-Bẩm! Đêm ấy con đốt hương là mùng năm tháng ba.
Phu nhân làm bộ cả giận nói:
-Con này nói láo. Lâm Tri cách đây hơn hai nghìn dặm, phải đi hàng tháng mới tới. Bữa nay mới là ngày hai mươi, sao mới nửa tháng đã đến được đây? Tao xét ra con này nói năng luẩn quẩn, cử chỉ lố lăng, không phải là quân trốn chúa lộn chồng, bị người lừa gạt đem bán tới đây, thì cũng đã làm việc chi bậy bạ, nên chồng mới phải đem bán đi phương khác. Vậy nói thật đi, đừng để phải đòn!
Thúy Kiều khóc nói:
- Bẩm cụ lớn! Con thật là vợ người lương thiện ở Lâm Trí, bị kẻ cướp bắt đến đây. Ban đầu con vẫn tỉnh táo, chẳng biết chúng nhét vật gì vào miệng con, làm con mê man li bì, mãi đến lúc này con mới thấy tỉnh táo như cũ.
Phu nhân nói:
-À! Con ở này đáng ghét thật! Sao không thú thật mà lại nói câu chuyện ỡm ờ ma quỷ như vậy? Nếu không đánh mày thì mày có chịu nói thật đâu!
Rồi mụ ta bảo bọn con hầu kéo Thúy Kiều xuống đánh đòn. Thị nữ hai bên dạ ran, tức thời vật Thúy Kiểu xuống đất. Rồi người giữ tay, người giữ chân, kẻ đè đầu, một người quát đánh, một người quỳ xuống ghi số. Một gậy vụt xuống Thúy Kiều kêu lên một tiếng, mông đít như lửa đốt, hồn xiêu phách tán. Cái gậy tre vô tình kia cứ dồn vào một chỗ, chỉ dăm ba gậy thì Thúy Kiểu đã nứt da bật máu. Đáng thương cho một áng giai nhân như hoa như ngọc, chịu sao nổi sự chà đạp, huỷ hoại như vậy!
Thúy Kiều trước còn kêu rầm trời, sau bị đánh đến chừng hai mươi roi thì đau chết ngất đi. Một thị nữ nói:
-Bẩm! Chị hầu mới chết ngất rồi!
Phu nhân nói:
-Bay dựng nó lên, phun nước vào mặt cho nó tỉnh lại.
Bọn thị nữ cùng dạ ran. Đoạn túm lấy tóc Thúy Kiều, đứng về phía mé lưng lôi dậy và một người khác thì lấy nước phun vào mặt Thúy Kiều. Giây lát, Thúy Kiều dần dần tỉnh lại rên rỉ kêu:
-Đau chết mất thôi!
Lại hồi lâu nữa mới tỉnh hẳn, vừa khóc vừa nói:
-Xin cụ lớn tha cho!
Phu nhân nói:
-Mày muốn ta tha thì từ rày phải bỏ hết cái lối hợm hĩnh, tao sẽ đãi bằng cách khác. Bằng còn cứ làm bộ kiểu cách thì ta sẽ đánh cho kỳ chết.
Liền gọi một mụ già ra bảo:
-Ta giao con này cho mụ trông nom và dạy cho nó thêu thùa. Mụ hãy dẫn nó đi.
Mụ già bước tới nói với Thúy Kiều:
-Chị lạy cụ lớn đi, rồi qua bên buồng tôi mà nghỉ!
Thúy Kiều nghe xong, nghĩ thầm: “Chết ở đáy, thật không đúng giá trị gì hết. Thì cứ đi theo mụ già xem sao. Sống không thể báo được oán cừu, thì chết cũng sẽ làm quỷ dữ để báo oán". Nghĩ rồi, liến sụp xuống khấu đầu lạy tạ. Phu nhân dặn:
-Từ rày mày phải giữ gìn khuôn phép, chỉ cần hơi phạm tội cùng sẽ phải phạt nặng rồi đấy!
Phu nhân nói xong, đứng dậy lui vào phía trong. Bọn thị nữ cũng giải tán. Mụ già liên dìu Thúy Kiều về buồng mình, hối nhà bếp hâm một chén rượu pha đường và bảo Thúy Kiều uống. Thúy Kiều nói:
- Trong bụng tôi đương nôn nao không thể uống được!
Mụ già nói:
- Đó là huyết công tâm đấy. Nếu chị không uống chén rượu cho tản huyết thì chị chết mất! Chị mà chết ở trong phủ này thì khác gì con sâu con kiến. Tôi coi tướng mạo chị khác thường, tất có ngày mở mày mở mặt. Chẳng biết kiếp trước chị có oan nghiệt gì mà kiếp này đến đây để chịu giày vò khổ sở thế này. Chị cứ yên tâm điều dưỡng cho thân thể khỏe mạnh, còn duyên do cái chuyện này sẽ có lúc thấy được minh bạch!
Thúy Kiều nghe mụ dặn bảo cũng có lẽ phải, bèn gắng gượng uống hết chén rượu, rồi ngủ thiếp đi. An dưỡng tới hai tháng, những vết thương bị đòn mới thật khỏi hẳn. Từ đó đổi mặc áo xanh, ghép vào hàng thị nữ thêu thùa may vá. Cứ gặp ngày mùng năm mùng mười, phu nhân lại đến tra xét một lần, thấy Thúy Kiểu thêu rất khéo, nên cũng không hành hạ bắt bẻ gì được.
Một hôm, Hoạn tiểu thư về thăm mẹ. Phu nhân liền gọi Hoa nô ra lạy chào. Tiểu thư hỏi:
-Con này đến đây từ bao giờ!
Phu nhân nói:
- Nó đến đây đã năm tháng nay, cha con kén nó để cho về hầu hạ con đó. Mẹ sợ không dùng được, nên hãy giữ nó ở trong phủ, dạy cho nó một thời gian rồi mới cho sang hầu hạ con.Bây giời thì nó đã khá,có thể dùng được rồi.
Tiểu thư nói:
-Xin đa tạ mẹ!
-Hoa nô! Cho mày sang hầu hạ tiểu thư, mày phải ngoan ngoãn như ở với tao bên này. Đối với nương tử nhất thiết không được làm viêc gì vô liêm sỉ. Nếu có chút tiếng tăm gì không tốt tao sẽ bắt về, đánh chết.
Hôm sau Hoạn tiểu thư ra về. Thúy Kiều bái từ phu nhân rồi lại vào từ biệt mụ già. Mụ già chảy nưóc mắt, không nỡ rời Thúy Kiều và dặn dò khe khẽ:
- Giữ gìn tính mạng là cần đấy. Chị phải ghi nhớ là hễ gặp người quen thuộc chớ có nhận mà khốn... Phải nhớ kỹ đấy nhé!
Thúy Kiều không hiểu ra sao cả, chỉ đáp rằng:
- Được bà dạy bảo, lúc nào tôi cũng không quên.
Rồi gạt nưóc mắt chia tay nhau.
Thúy Kiều theo Hoạn tiểu thư về nhà, cố nhiên phải theo bọn thị nữ sớm hôm hầu hạ. Tiểu thư hỏi:
-Hoa nô, có biết tài nghệ gì không?
Thúy Kiều trong khi sầu oán, đương muốn mượn tiếng đàn để ghi mối giận hờn, liền đáp:
-Thưa bà! con biết gảy hồ cầm!
Tiểu thư liến bảo người lấy hồ cầm ra, đưa cho Thúy Kiểu dạo thử. Thúy Kiều đương khi thương mình phận bạc nên âm điệu gảy lại càng buồn thảm. Tiểu thư nghe xong, cả mừng nói:
- Ngươi thạo nghề này thì từ rầy chỉ việc theo luôn gần ta, để giúp vui cho ta khi buồn và khi uống rượu. Bất tất phải vào hàng ngũ của bọn con hầu kia. Thúy Kiểu nói:
-Xin đa tạ tiểu thư cất nhắc cho con!
Từ đó, Thúy Kiểu được suốt ngày hầu gần Hoạn tiểu thư, lúc đàn, lúc ca, được phát tiết đôi chút những nỗi bất bình của mình.
Chừng quá nửa năm, chợt có tin báo ông đã về. Hoạn tiểu thư vội ra đón tiếp. Vợ chồng chào hỏi nhau xong liền bảo con hầu đứa ở đều ra chào lạy. Lúc đó Thúy Kiều đương ở trong phòng bận thu xếp đồ trang sức của tiểu thư, chợt nghe tiếng tiểu thư gọi:
- Hoa nô ra đây.
Thúy Kiều nghe gọi, dạ một tiếng, vội bỏ hộp trang sức xuống, rồi chạy ra sảnh đường. Liếc mắt nhìn trộm một cái, bụng bảo dạ. “Chao ôi! Sao chàng Thúc sinh lại đến đây?”. Bỗng nghe tiểu thư gọi:
-Hoa nô đâu! Ra đây lạy chào ông nhà đi!
Thúy Kiều lúc ấy đã ở dưới mái nhà thấp của người ta, sao dám không cúi đầu?
Chưa biết cảnh tình Thúy Kiều khi đó như thế nào? Xin xem hồi sau phân giải.
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân Thu 12 May 2022, 08:46 | |
| Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân. Người dịch: Nguyễn Đức Vân, Nguyễn Khắc Hanh QUYỂN III
__________________________________
HỒI THỨ MƯỜI LĂM__________________________________ ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN, NHỊN HƠI NUỐT TIẾNG TỪ BI GIẢ BỘ, VIẾT KINH TẠ THÂN
Trước kia Thúc sinh sở dĩ giấu không nói là khờ khạo, mong rằng vợ không hề biết. Đến bây giờ thì người cùng tang chứng biện ra rành rành như vậy, phỏng người ta có thể biết được hay là không biết được? Thế mà còn giả vờ như đui, không chịu thú nhận mình là kẻ vụng trộm, lại giả bộ thật thà mong người ta tin mình không phải là kẻ vụng trộm, sao mà ngu đến thế nhỉ?
Vợ chồng hai lòng như một, trao gửi cho nhau. Việc đã rõ ràng, anh biết, tôi biết, nó biết mà vẫn không nhận cứ như người qua đường một mực dối trá, vậy đáng giận chăng, hay không đáng giận chăng?
May mà Hoạn tiểu thư nghĩ đến thể diện vợ chồng, không mười phần làm dữ, chỉ bắt Thúy Kiều quỳ lạy, chỉ bắt Thúy Kiều đàn ca, để xem cách cư xử của Thúc sinh mà thôi. Giả sử Hoạn tiểu thư dằn lòng không nổi, nhất thời dụng tâm như La Sát [24], thì Thúy Kiều chẳng đã bị lăng nhục đến chết hay sao? Thúy Kiều bị lăng nhục đến chết mà Thúc sinh vẫn còn ngồi nhìn hòng cố giữ trọn sự dối trá và lại cho rằng không phương giải cứu nên không cứu nữa. Sao lại nhẫn tâm đến như vậy?
Thúc sinh còn nhớ lúc lấy Thúy Kiều đã từng lấy cái chết để thề: “Sau này nếu tôi thay lòng đổi dạ thì trời diệt đất tru...” Nếu quả là giống tình, thì khi thấy Thúy Kiều chịu nhục, tất phải nhớ lại lời thề trước kia mà ôm nhau khóc lớn, liều chết cùng nhau mới phải, chớ sao lại chỉ dấm dấm dúi dúi, than vụng thầm mà thôi vậy?
Hạng người như thế, chẳng qua chỉ là có mấy đồng tiền chuộc thân cho Thúy Kiêu mà thôi, há phải đâu là tay hào kiệt dám nói và dám làm. Thúy Kiều đã biết trước là không thề có được kết quả vuông tròn. Tuy nhiên, Thúy Kiều vẫn cầu mong trong sự không may là nhờ ở bộ tịch sợ hãi, khoanh tay bó cẳng của Thúc sinh, khiến Hoạn tiểu thư thấy rõ ràng rằng quyền vợ vẫn còn mà anh chàng thì cũng không dám đả động đến chuyện yêu vợ lẽ nên mới mượn cớ viết kinh để nhẹ nhàng phát lạc. Lại nới tay thả lỏng, mặc cho trốn đi, cốt nhổ được cái đinh trong mắt để khôi phục toàn vẹn tình nghĩa vợ chồng. Lúc đáng giữ thì giữ, khi đáng buông thì buông, ngọn bút tả cách hành động của Hoạn tiểu thư thật là ngọn bút thần kỳ.
Còn như anh chàng Thúc sinh, hễ vợ cho khóc thì khóc, cho mừng thì mừng, cho thương thì thương, hoàn toàn không biết khóc cười, mừng, thương ấy từ đâu mà đến, lại từ đâ mà đi. Vì thế mà Thúc sinh thật là đúng một nho sinh vậy. Chẳng những chàng không đáng lấy Thúy Kiều làm vợ lẽ mà cũng không đáng lấy Hoạn tiểu thư làm vợ chính. Ngọn bút cùn mà tả được đoạn văn hay. Khéo lắm, khéo lắm!...
Lại nói. Thúy Kiều khi trông thây Thúc sinh vừa toan bước lên nhận nhau, chợt nghe mấy tiếng tiểu thư xưng hô như thế, lại nhớ đến lời dặn của mụ già khi lâm biệt thì vội ngậm miệng, nghĩ thầm: ‘Ta nghĩ mãi không biết tại sao lại rơi vào chốn này. Té ra là mưu kế của con đố phụ. Bèn rưng rưng nước mắt bước lại gần, hướng về Thúc sinh mà nói:
-Xin chào công tử!
Thúc sinh hỏi Hoạn tiểu thư:
-Người con gái này ở đâu đến thế?
Tiểu thư nói:
-Cha mua nó ở Bắc Kinh cho về hầu hạ thiếp đấy. Ả này cũng khá, hiểu âm luật, lại thạo hồ cầm!
Thúc sinh thoạt nghe hai câu ấy như khơi lại trong ý nghĩ cái chết thảm thương của Thúy Kiều, bất giác trong lòng chua xót, cố giữ nước mắt, hỏi:
-Tên cô là gì?
Tiểu thư nói:
-Gọi là Hoa nô!
Thúc sinh nói:
-Hoa nô, chị đứng dậy đi thôi!
Thúy Kiều dạ, đứng dậy, rồi lại đứng bên tiểu thư. Thúc sinh liếc mắt nhìn, bất giác thất kinh, hồn bay phách tán, bụng ngẩn, mắt đờ, bụng bảo dạ: “Hoa nô này chẳng phải là Thúy Kiều ư? Thôi chết rồi! Mắc mưu con đố phụ này rồi! Thảo nào hồi trước về, mụ cứ lơ đi làm như không hề biết ta lấy vợ lẽ, chính là dụng ý thế này đây! Bây giờ bảo ta chống đỡ làm sao, giải cứu thế nào? Thật là khổ cho nàng Kiều, ta làm hại nàng rồi!”. Nghĩ đến đó, Thúc sinh không nhịn được nữa, nước mắt rơi xuống giòng giòng.
Tiểu thư hỏi:
-Có việc gì mà cậu chảy nước mắt?
Thúc sinh nói:
-Ngày trừ phục sắp đến, nghĩ đến mẹ xưa, bất giác chảy nước mắt...
Tiểu thư nói:
-Cậu nhớ mẹ mà khóc, thật là người con có hiếu.
Thúy Kiều thấy Thúc sinh giăng mắc vì tình như vậy cũng không sao cầm được nước mắt. Vì sợ tiểu thư trông thấy chuyện, liền tìm cớ lảng đi nơi khác. Tiểu thư biết rõ tình cảnh hai người đang ở vào cái thế không thể chịu nổi thì vui và nghĩ thầm: “Lần này mình “hành” cho chúng thật thú, chẳng khác nào cầm dao mà giết con dâm phụ ấy. Để ta còn tiếp tục xử trí bọn chúng”.Bèn hối gia đinh mau mau sửa soạn tiệc rượu tẩy trần cho ông chủ.
Thúc sinh nói:
-Đi xa mệt nhọc không thể uống rượu được đâu, nên miễn đi thôi.
Tiểu thư nói: - Thiếp xin cậu hãy gượng xơi lấy một chén, để thoả lòng cách biệt đã lâu, cậu đừng ngăn trở lòng kính trọng của thiếp.
Thúc sinh không biêt nói lại làm sao, đành ưng thuận.
Giây lát tiệc rượu được bày xong, vợ chồng cùng ngồi. Tiểu thư gọi Hoa nô ra rót rượu.
Thúy Kiều ra. Tiểu thư dặn:
- Bữa nay, ông chủ mới về, ta muốn người cố mời cho ông uống lấy mấy chén rượu!
Thúy Kiều vâng lời, cầm hồ rót rượu. Lúc này Thúc sinh như ngồi trên bàn chông, mấy lần những toan đạp nhào bàn tiệc, tóm lấy Thúy Kiều để khóc lớn, gào to cho hả. Trong khi ấy tiểu thư cố thản nhiên cười nói ngọt ngào, rót luôn mời mãi. Thúc sinh nhất định chối từ không uống. Tiểu thư nói với Thúy Kiều:
-Mi mà không mời được ông uống cạn cốc rượu đầy này thì ta sẽ thi hành quân lệnh. Mau nâng cốc quì mời ông đi!
Thúy Kiều không dám trái ý, phải cúi xuống trước mặt Thúc sinh. Thúc sinh rời rã tay chân, gắng gượng uống hết cốc rượu.Tiểu thư lại nói:
-Hoa nô! Ngươi thạo hồ cầm, hãy dạo một khúc rồi sau sẽ lại khuyên ông uống.
Thúy Kiều không dám trái ý, liền lấy cây hồ cẩm ra, đoạn rót hai cốc rượu đặt lên trước mặt Thúc sinh và tiểu thư, nói:
-Mời ông bà xơi rượu! Hoa nô xin dạo khúc đàn giúp vui!
Tiểu thư nói:
- Được rồi! Phải chọn bài nào thật hay mà dạo cho vui. Nếu đàn dạo không hay thì ta đánh đòn đấy.
Thúc sinh nghe xong, ruột như dao cắt, cố nuốt nưóc mắt vào trong lòng.
Thúy Kiều cầm đàn, sửa phím lựa dây, gióng đầu âm vận, nghĩ thầm: “Chàng Thúc trước kia là bạn cùng giường, nay ngồi làm khách trên tiệc, trông thấy nhau mà không dám nhận nhau”, bất giác cảm khái sự hưng suy, đau đớn nỗi sau trước, bèn dạo lên một khúc. Lời rằng:
Thiếp mệnh bạc, vướng vòng ca xướng, Gặp lương nhân thật đấng hào hoa, Rộn ràng trong áng sênh ca, Đường tơ tiếng sáo, lân là dập dìu.
Cuộc thay đổi, phiêu lưu gió bụi, Chôn cửa hầu, lại gửi tấm thân. Khóc cười đâu dám lần khân, Giận mừng nhờ lượng khoan nhân dám nài.
Tin ông chủ, cõi ngoài trở lại, Gặp nhau cùng tình ngãi đôi ta. Bên thì khách quý tiệc hoa, Bên thì tôi tớ phận ta sá gì!
Bốn mắt liếc còn chi sinh khí, Hai lòng soi, càng nghĩ càng ghê. Tiếng đàn đau đớn tỉ tê, Buồn này mới thật làm mê mẩn tình.
Thay thứ bậc nghĩ mình thêm tủi, Nhớ việc xưa, than thở đầy vơi. Đau lòng gặp mặt, nín lời, Ngày nào chắp cánh ngang trời cùng bay?
Khúc đàn chưa dạo xong mà hình như gió thoảng mưa sầu,nỉ non thổn thức ở trước bàn tiệc, làm cho Hoạn tiểu thư tiu nghỉu không vui, Thúc sinh nước mắt dầm dề mà Thúy Kiều khóc lóc đứt ruột. Thúc sinh sợ lộ chân tướng liền tựa ghế ngủ. Tiểu thư gắt:
-Hoa nô! Ta bảo ngươi khuyên mời ông rượu, sao lại gảy khúc đàn như thế, làm cho ông ngủ mất. Nếu không làm cho ông tỉnh lại thì ta tất phải đánh đòn đó!
Thúc sinh vội vã cất đầu dậy, nói:
- Tôi có ngủ đâu? Nghe tiếng đàn, tựa ghế ngẫm nghĩ sự lý đấy thôi.
Tiểu thư nói:
- Khúc này buồn quá, không phải là món “đưa cay”. Ngươi phải gảy một khúc hay hơn, ta mới tha tội cho.
Thúy Kiều rưng rưng nước mắt, đưa nghiêng ngón tay búp măng nắn nót, lại gẩy một khúc đàn nữa. Lời rằng:
Vượt qua cõi mung lung chừ, đến Doành Châu, Muốn Liệt tử chừ, cùng sánh đôi. Ăn rau cỏ chừ, đội ráng sớm, Bay bổng phiêu diêu chừ, sát chân trời. Muôn loài như nhau chừ, tự đắc ngoài cõi đời, Phó mặc số mệnh chừ, nhắm mắt đưa chân.
Khúc đàn dạo xong, người nghe tâm hồn thanh sảng. Thúc sinh nói:
-Vời vợi như non cao, mênh mông nhường nước chảy, tiếng đàn hay quá! Ngón hồ cầm thạo đến thế kia à?
Tiểu thư nói:
-Ngón tay thon nắn nót đường tơ, tiếng đàn nghe du dương uyển chuyển, quả là nghề tuyệt diệu! Xin mời cậu uống chén rượu này để thưởng thức.
Thúc sinh chẳng biết làm sao, lại phải gắng uống một chén, mắt nhìn Thúy Kiều bị giày vò như thế, cứu đã không cứu được, nói cũng không biết nói ra sao, chỉ âm ỉ đau ngầm, còn lòng nào thiết đến uống rượu, song sợ sẽ làm khổ lây đến Thúy Kiều, nên phải cố gượng gạo uống cạn chén rượu.
Về phần Hoạn tiểu thư đã làm cho hai người giáp mặt mà không thể nhận nhau, một là ông chủ ngồi trên, một là con hầu dưới tiệc, liếc nhìn thấy hai người hết sức bối rối, mặt mày hồi hộp, một lời không dám hở, nửa tiếng chẳng dám ho he, thì lấy làm vui lòng thoả chí, ngẫm nghĩ cười thầm: “Tiệc rượu bữa nay đủ làm cho ta hả hết nỗi lòng bấy lâu căm giận”.
Còn về phần Thúy Kiều thì ở vào cái thế tiến lùi đều khó, nên hậm hực oán thầm. “Hoạn tiểu thư! Sao nỡ diễu cợt đôi ta đến thế này. Thật là nhẫn tâm! Thật là tàn ác! Cái ghen của người khác chẳng qua là đánh mắng, cãi cọ mà danh phận vẫn là vợ kế. Kẻ làm vợ lẽ còn có thể được phân giải đôi lời, người chồng còn có thể bênh vực được mấy tiếng. Đằng ngươi ngươi dùng kế độc này, mượn cớ bên ngoài bỗng không bắt điệu ta về, đẩy vào hàng thị nữ, khiến cho vợ chồng gặp nhau, rõ ràng giáp mặt mà không dám nhìn nhận. Rõ ràng có tình mà không có được cùng nhau, không biết đôi ta tình nồng như lửa mà đem con mắt lạnh lùng đối đãi, cứ một mực giễu cợt giận mắng, không hể đả động chuyện gì khác, làm uất chết người ta đi được! Ta sống không báo được cái thù thâm độc này, thì chết cũng làm con quỷ dữ để thu hồn ngươi”. Mãi đến lúc canh khuya, người vắng, Hoạn tiểu thư coi chừng hai người sống dở, chết dở, nghi thầm: “Như thế cùng đủ cho đôi này nếm phần cay đắng rồi đây”. Bèn nói:
-Coi bộ cậu mệt nhọc thẫn thờ, chắc là đường xa vất vả, dễ thường muốn nghỉ rồi chăng?
Thúc sinh nghe nói, tưởng như tội nhân được lệnh thiên tử ân xá, vội vàng đáp:
-Chính thế! Luôn mấy ngày vất vả, mệt nhọc lắm, nên không thể thoả mãn cái nhã ý của hiền thê được. Bây giờ biết tính sao đây?
Tiểu thư cười:
-Vợ chồng với nhau, sao cậu lại nói thế? Hoa nô mau xách đèn đưa chúng ta về phòng!
Thúy Kiều liền xách đèn đi trước soi đường cho Thúc sinh và tiểu thư vào tới trong phòng. Thúc sinh nói với vợ:
-Thôi, cho Hoa nô đi nghỉ chớ!
Tiểu thư nói:
-Ấy hãy để nó hầu hạ cho hai ta ngủ đã, rồi nó hãy đi ngủ cũng chưa muộn mà! Hoa nô, mau tháo giầy tất cho ông nào!
Thúy Kiều không dám trái lời. Còn Thúc sinh chỉ muốn cho chóng xong việc để Thúy Kiều được đi ngủ, nên vội vã tự cởi quần áo, lên giường nằm trước. Thúy Kiêu lại hầu hạ tiểu thư xong xuôi mọi việc, chừng ấy tiểu thư mới nói:
- Ngươi đi ngủ đi thôi!
Thúy Kiều về đến phòng mình thì đã vào khoảng canh tư, nghĩ thầm: “Cái địa ngục trần gian này, biết đến bao giờ cho thoát. Chẳng thà chết quách cho rồi". Lại nghĩ: “Chết được ích gì ?Ta còn bao nỗi thương tâm không được cùng chàng than thở.Chết ở đây không bằng loài gà, loài chó, chẳng thà hãy cố nín chịu ít ngày, thế nào chàng cũng tìm cách cứu giúp ta. Nhưng dù sao thì cái chuyện nối lại duyên xưa cũng không còn trông mong gì được nữa rồi". Càng nghĩ nước mắt càng chảy ròng ròng, thâu đêm không sao nhắm mắt được.
Lại nói, Thúc sinh lên giường, mình tuy nằm cạnh Hoạn thư nhưng trong lòng thì lo lắng cho Thúy Kiều, âm thầm tức giận, nghĩ: ”Con mụ khiêu khích này sao nỡ dùng đến cái kế thâm độc như vậy. Hiện đã mắc vào trong vòng của nó thì cái chuyện tình duyên cũng chẳng còn hòng gì được”. Nhưng cần làm cách nào để giải cứu Thúy Kiều thì không biết, trằn trọc mãi không sao ngủ được.
Sáng sớm hôm sau, Thúc sinh dậy liền sửa soạn lễ vât đi chào thăm mẹ vợ. Hoạn phu nhân vui vẻ tiếp đãi con rể và hỏi:
- Cậu mới về bao giờ thế?
Thúc sinh nói:
-Con mới về hôm qua.
Phu nhân nói:
-Ông nhà tôi thương con gái, nhà nhiều công việc vất vả nên kén một thị nữ ở Kinh đưa về hầu hạ nó. Cậu xem có dùng được không?
Thúc sinh nói:
-Tốt lắm ạ.
Phu nhân nói:
-Con ấy đã ở bên này rồi, tôi đã sai bảo hàng nửa năm, hơi biết khuôn phép. Cậu cần phải giữ vẻ tôn nghiêm, đừng để cho hạng ấy nó nhờn.
Thúc sinh không biết đáp lại làm sao, chỉ vâng vâng dạ dạ, rồi cáo từ trở về.
Thúc sinh trở về thấy Hoạn tiểu thư đương ngồi giữa nhà mà Hoa nô thì quỳ ở dưới đất, bất giác hoảng vía kinh hồn. Muốn cứu mà không biết làm sao, đành phải làm bộ tươi cười, bước vào hỏi:
-Hiền thê có việc gì mà nổi giận thế?
Tiểu thư cười đon đả, nói:
-Thiếp đương đợi cậu về để tra hỏi con khốn này. Bữa nay không hiểu sao nó đứng hầu thiếp trang điểm, mắt đỏ ngầu thưa gửi lỗ mỗ. Thiếp hỏi nó tại sao mà thế thì nó đáp vì nhớ chuyện xưa, ngẫu nhiên như vậy. Thiếp nghĩ nhà ta là hạng nhà thế nào, dung sao được những quân khốn nạn sinh yêu tác quái này!... Muốn sống muốn tốt, có chuyện gì phải nói cho thật, nếu có lý, ta sẽ lượng tình mà khoan dung cho. Nếu còn loanh quanh giấu giếm nữa, ta sẽ cho ngay một trận đòn ở đây đã, rồi tống cổ trả về bên cụ lớn đánh cho kỳ chết.. Đây, xin nhờ tay cậu hãy tra vấn giúp thiếp trước đã.
Thúc sinh, Thúy Kiều nghe xong, bốn mắt trông nhau, không còn hồn vía. Thúc sinh nghĩ thầm: “Nếu minh không nhận việc tra vấn, nàng tất sai người khác đánh đòn, Thúy Kiều nhất định phải chịu khổ. Còn như mình tra vấn, thì ra tay sao đang…”. Toan tính đắn đo, chợt nghĩ ra nói:
- Tôi vừa về, để tôi hỏi đã, rồi hãy đánh cũng chưa muộn.
Rồi quay sang hỏi Thúy Kiều:
- Hoa nô, có tâm sự gì, cứ nói thật ra để tiểu thư khỏi nổi giận.
Thúy Kiều nước mắt dàn dụa, nói:
-Xin phép cho Hoa nô tự cung ạ!
Tiểu thư liền hối thị nữ đưa giấy bút cho Thúy Kiều. Thúy Kiều nước mắt như mưa, đoán chừng Thúc sinh rất không dám cứu, liền cầm bút viết tờ cung rằng:
"Người làm tờ cung là Hoa nô, cung vì nỗi đoạn trường như sau: Tỳ thiếp sinh ra ở Bắc Kinh, vì cha bị vu oan mới lạc bước vào đường ca xướng. Sau tòng lương lấy chồng ở Lâm Tri, không may trong lúc vắng chồng bị bắt cóc, hãm mình vào nơi quyền quý. Cho nên nỗi mặt dày mày dạn, tấm thân đày đoạ mấy xuân thu. Tóc rối đầu bù, hộp gương dãi dầu bao tuế nguyệt. Mình buồn bạc mệnh, muốn đưa kéo sắt cắt tơ xanh; lệ rửa hồng nhan, mong dứt thoa vàng tàu đuốc bạc. Đất cũ đường xa, điểm điểm canh canh sầu chất chứa. Trông chồng chẳng thấy, ngày ngày tháng tháng lệ tuôn rơi. Những mong ngoài phép thi ân, cho tôi được quy pháp, quy kinh và quy Phật. Đầy lòng đội đức, chúc bà hưởng nhiều phúc, nhiều thọ và nhiều con trai. Giải tỏ can trường, lời cung là thật.“
Thúy Kiều viết xong tờ cung, đưa trình Hoạn thư. Tiểu thư xem xong, nói:
- Té ra chị đã có chồng, nhưng thế sự không cùng mà tình cảnh cũng mỗi nơi một khác. Đã ở đây thì phải theo công việc lề lối ở đây, chớ cứ cảu nhảu càu nhàu, còn ra thói phép gì nữa. Nay chị muốn xuất gia, ta sẽ mở lượng từ bi cho chị. Xem qua tờ cung, ta còn thấy thương, huống nữa là bậc tài tử!
Vừa nói, vừa trao tờ cung cho Thúc sinh xem và nói:
- Người con gái này, tình thâm, chí khổ, ý buồn, thương tài tao nhã và sâu sắc. Giá có số mệnh như A Kiều thì chứa ở nhà vàng cũng là xứng đáng! Tiếc rằng có tài mà không có mệnh mới đến nỗi luân lạc tới đây!
Thúc sinh nói:
- Đúng như lời bình phẩm của hiền thê. Xưa thường có câu: “Hồng nhan bạc mệnh, ngàn thuở giống nhau”, thật là đúng lắm! Hiền thê cũng nên nghĩ lại mà mở lượng từ bi cho cô ta!
Hoạn thư nói:
- Đã vậy, ngay bữa nay thiếp xin mở ra một con đường sống cho cô ấy.
Liền quay ra nói với Thúy Kiều:
- Ta bấy nay đã phát nguyện sẽ chính tay chép bộ kinh Hoa Nghiêm. Bây giờ chị đã muốn quy y cửa Phật thì ta miễn cho ở đây. Vậy chị nên mau mau tắm gội, thay đổi quần áo, vào gác Quan Âm, thay ta viết kinh. Ta sẽ cử người đến phục dịch cho chị sai bảo!
Thúy Kiều khấu đầu lạy tạ. Tiểu thư vội gạt đi:
- Chị nay coi giữ kinh điển, trở thành người tu hành, bất tất phải làm lễ ấy nữa!
Liền gọi hai thị nữ là Xuân Hoa và Thu Nguyệt ra dặn:
- Hai con theo chị Hoa nô vào gác Quan Âm phục dịch cho chị viết kinh. Phải cung cấp cho chị mọi vật,ăn mặc cho được sạch sẽ. Sáng mai, vợ chồng ta sẽ thân đưa chị sang bên lầu.
Thúy Kiểu lui ra tắm gội, nghĩ thầm: “Nhờ có tờ cung, được nó mở ra cho một lối thoát. Tuy không thể vợ chồng đoàn tụ, song cũng tránh được cái trò dơ dáng dạng hình. Vả chăng, lòng đầy oán hận, không chốn kêu ca, ta cũng đang cần kêu van sự đau khổ với đức Quan Âm. Giả sử xuất gia hẳn ngay từ ngày nọ thì cũng tránh khỏi bao nhiêu là điều xấu hổ".
Rốt cuộc, Thúy Kiều chép kinh như thế nào, xin xem hồi sau phân giải.
_____________
Chú thích:
[24] La Sát là một nhân vật hoang đường, vợ Ngưu ma vương. Ở đây ý nói hung ác như quỷ.
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân Wed 25 May 2022, 09:57 | |
| Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân. Người dịch: Nguyễn Đức Vân, Nguyễn Khắc Hanh QUYỂN III
__________________________________
HỒI THỨ MƯỜI SÁU__________________________________ GÁC QUAN ÂM, MẠO HIỂM GẶP NHAU AM VĂN THÙ, HỨNG TÌNH ĐỀ VỊNH
Quá lắm thôi, Thúc sinh thật không đáng làm chồng! Hãm Thúy Kiều vào nỗi chín phần chết một phần sống mà không chút mưu kế gì để cứu, đã không phải là bậc tu mi, lại còn nói không dám nhận là vì không biết làm thế nào. Nay may mắn người yêu đã được vào gác viết kinh, trong lòng đã nghĩ được cái mưu “chạy trốn", tưởng nên tìm nơi khác, xây dựng nhà vàng và tính kế sai Côn Lôn Nô lập cách đưa trộm Hồng Tiêu[25] đi mới phải. Nhưng sao Thúc sinh được dịp gặp lại chỉ một mực khóc lóc, nào kể khổ, nào than sầu, đến khi nói hết, đến chỗ không thể nói nữa, mới nói ra con đường chạy trốn. Lại mặc cho người yêu môt thân mạo hiểm, tự đóng vai Hồng Phất nữ[26] há rằng cái giống đa tình lại nỡ làm như thế?
Quá lắm thôi! Thúc sinh thật không đáng làm chồng! May mà Hoạn Thư đã có sẵn ý bí mật mở lồng, nếu thật muốn trừ đến tận gốc thì hàng nghìn dặm Lâm Tri xa cách còn bắt được đem về huống hồ am mây gần gang tấc, lại có thê tung cánh bay được hay sao? Chỉ có Thúc sinh ngu mới không biết rằng, cái mánh khoé trẻ con ấy, Hoạn tiểu thư đã ngầm cười đến vỡ bụng.
Quá lắm thôi! Thúc sinh thật không đáng làm chồng! Am Chiêu Ẩn đề thơ, chẳng qua là tạo vật thu xếp xui nên để Thúy Kiều được dịp nghỉ ngơi, thở phào đôi chút đó mà thói, không thể nói tới sức người hay mưu khôn. Ngọn bút tài tính thật đã tả đúng cái tình trạng khiếp sợ của anh chàng…
Lại nói, Hoạn tiểu thư nhân xem tờ cung của Thúy Kiều liền hứa cho chị ta vào gác Quan Âm để viết kinh. Thúc sinh nghe nói, mừng thầm: "Thôi,để nàng sang gác Quan Âm viết kinh, bất quá thì phải hiu quạnh, còn hơn ở đây chịu sự lăng nhục như thế, mà ta cũng được yên thân”.
Hôm sau, vợ chồng Thúc sinh trai giới, tắm gội thay áo rồi đưa Thúy Kiểu sang gác Quan Âm. Thúy Kiều đổi hết áo vải, ăn bận mũ vàng áo lông, yết kiến tiểu thư. Vừa toan thi lễ thì tiểu thư vội vàng gạt đi, nói:
- Chị nay là người tu hành, giúp ta viết kinh hoàn nguyện, tức là đệ tử nhà Phật rồi, bất tất phải thi lễ như thế nữa!
Liền hối thị nữ sắp đủ hương hoa, đèn nến đưa sang gác Quan Âm, rồi mở cửa vườn ra. Thúy Kiều trông ngắm bốn bề, thấy đây là một khu vườn đẹp, có hoa bốn mùa, cảnh vật như xuân, kế theo bên trên lầu thấy thờ một pho tượng Quan Âm đại sĩ. Thúc sinh và Hoạn thư cùng làm lễ Phật xong, Thúy Kiều cũng vào lễ bốn lễ. Hoạn thư khấn:
- Đệ tử Hoạn thư nhà họ Thúc, trước đây có nguyện xin chép đủ bộ kinh Hoa Nghiêm, ngày nay...
Bỗng dừng lại nói với Thúc sinh:
-Trước đức Bồ tát nói là nhờ Hoa nô viết thay, thì sao cho tiện, há chẳng khinh mạn đối với kinh quyển lắm ư?
Thúc sinh nói:
- Kể vể danh phận thì quả là không nên, mà kể về việc viết kinh, chỉ nên nói là cúng dàng!
Hoạn thư nói:
- Chính phải thế! Nhưng còn hai chữ Hoa nô, không tiện nói ra trước Phật, vậy cậu đặt giúp cho chị ấy một đạo hiệu!
Thúc sinh nhân thấy trên biển có đề hai chữ "Trạc Tuyền” thì liền chỉ lên biển và nói:
- Thôi, đặt luôn cho người ta đạo hiệu là Trạc Tuyền cũng được.
Hoạn thư lại tiếp tục khấn:
- Đệ tử phát nguyện chép kinh Hoa Nghiêm, nay xin cúng dàng đạo cô Trạc Tuyền thay viết kinh quyển. Tới ngày công việc trọn vẹn, xin làm lễ tạ công đức.
Khấn xong, quay ra dặn hai thị nữ Xuân Hoa và Thu Nguyệt:
- Viết kinh không phải là việc tầm thưòng, các con phải ân cần phục dịch. Nếu có chút gì không chu đáo, ta hỏi được, nhất đinh sẽ phạt nặng.
Xuân Hoa, Thu Nguyệt thẩy đều vâng vâng dạ dạ xin tuân theo. Thúc sinh và Hoạn thư xuống lầu, Thúy Kiều toan theo tiễn. Hoạn thư ngăn lại nói:
- Thôi, cứ việc chép kinh. Còn như lễ ứng thù qua lại, bất tất câu nệ làm gì.
Nói xong rồi cùng Thúc sinh xuống lầu trở về. Thúy Kiều thở dài nói một mình: “Từ nay thế là bị giam lỏng rồi đây. Ngưòi xưa lấy chỗ nhà giam làm nơi ở tốt, biết đâu trong bể ghen tuông lại không mở được một cửa Phật rộng lớn? Hay là kiếp trước tội nghiệp sâu nặng nên nhiều tầng oan trái cứ theo mãi không thôi? Giờ đây chính là lúc ta phải một dạ kiên thành, chép kinh lễ Phật để làm tiêu tan nợ cũ”.
Từ đó Thúy Kiều an tâm sao chép kinh quyển ở trên lẩu. Chuyện ấy không nói đến nữa.
Lại nói, Thúc sinh thây Thúy Kiều bị giam lỏng ở đó chép kinh, bề ngoài gọi là cúng dàng, nhưng kỳ thực là thi hành mưu kế lao lung, suy đi tính lại, muốn giải cứu mà không nghĩ được cách nào. Hàng tháng, cứ đến ngày rằm và mồng một, Thúc sinh và Hoạn thư cùng lên lầu lễ Phật, gặp mặt người yêu, không thể trò chuyện với nhau được nửa lời, càng thêm rầu rĩ, ở nhà cũng đứng ngồi không yên, bèn thu thập sách vở từ biệt Hoạn thư sang Huệ Sơn ôn tập kinh sử. Hoạn thư vì có Thúc sinh ở nhà, chỉ sợ hai người lại vụng trộm trò chuyện với nhau, nên vẫn phải lưu ý để phòng. Nay thấy chồng muốn qua Huệ Sơn đọc sách bèn thuận nước đẩy thuyền, bảo anh ta đi mau.
Thúc sinh đi rồi, chừng hơn nửa thảng, một hôm Hoạn tiểu thư chợt nhớ đến mẹ, liền đáp kiệu trở về Hoạn phủ hầu thăm. Vừa khéo cũng ngày ấy, Thúc sinh trở về thành dự cuộc hội văn nhân tiện tạt qua nhà, không thấy vợ, liền hỏi thị nữ:
- Bà đi đâu?
Thị nữ nói:
- Bà con qua bên phủ thăm cụ lớn ạ!
Thúc sinh thoạt nghe, tưởng như nắng hạn lâu ngày gặp trận mưa rào, cũng không kịp hỏi xem vợ đi lúc nào và bao giờ về, xăm xăm bước ngay vào vườn hoa, lên gác Quan Àm gặp mặt Thúy Kiều. Thúy Kiều sợ có tiểu thư đến cùng, nên vẫn không dám đón chào.
Thúc sinh sấn đến ôm chầm lấy Thúy Kiều, khóc lớn:
- Tôi hại nàng rồi, thật là tôi hại nàng rồi! Tôi cứ tưởng nàng đã bị chết nạn ở Lâm Tri, có ngờ đâu nàng sống để chịu tội ở đây. Mụ ta bức bách nàng đến nỗi lên trời không lối, xuống đất hết đường... Gặp mặt nhau mà không thể nói với nhau nửa lời... Nàng bị giam đây, biết ngày nào là ngày tan trò kết cục. Đau đớn cho tôi, tan nát cả ruột gan, khô cạn hết nước mắt, nhận không tiện nhận, nói không tiện nói. Mắt trơ trơ nhìn nàng chịu tội sống này, đã có lúc tôi toan liều chết cùng nàng để cho xong cái nợ kiếp này. Nhưng vì tôi chưa có con nối dõi, nội giòng họ Thúc chỉ trông cậy vào một mình tôi, cho nên muốn chết mà không thể chết. Nhẫn tâm nhìn nàng chịu nhục trước mặt, chỉ giận rằng không thể chịu khổ thay được cho nàng!...Nàng ơi! Sao không đáp lại tôi lấy một lời? Nàng giận tôi chăng? Nàng oán tôi chăng? Tôi đã làm lỡ xuân xanh của nàng biết mấy? Nàng giận tôi, tôi cũng không oán. Nàng oán tôi, tôi cũng không kêu... Nàng ơi! Sao nàng không nói lấy một đôi lời, để an ủi lòng tôi?
Thúy Kiều thấy Thúc sinh rất đỗi thảm thương, khóc sướt mướt như mưa như gió, đành rưng rưng nước mắt nói:
- Thì chàng bảo thiếp còn nói gì nữa. Ôi, đầu đã rơi xuống đất, sắt đã bỏ vào lò, ván đã đóng thuyền và cơm đã chín rồi, sống chết cũng đành thôi.
Thúc sinh nói:
- Viết kinh chỉ là tiếng gọi khác của sự giam lỏng, viết xong kinh, tất lại có việc sai khiến khắt khe hơn. Hắn biết đôi ta tình nồng như lửa, thế mà lại nhìn bằng con mắt lạnh lùng. Trước kia không chịu nhận việc lấy vợ lẽ thì nay tôi khó nhận nàng làm vợ. Hắn là người mưu sâu, kế hiểm, bụng dạ độc ác, đôi ta đã rơi vào vòng của hắn, khổ thế này thì chịu sao nổi. Tôi có một mẹo vẫn muốn nói nhỏ cùng nàng nhưng vì nhiều người lắm mắt, hắn đề phòng nghiêm ngặt, nên chưa dám hé răng. Mụ đố phụ này dám nói dám làm, hắn đã bầy ra cái tuyệt trận này, thì nhất định là muốn cho nàng phải chết. Nếu nàng chết ở đây, tôi lại không dám nhận thì có khác gì loài lợn, loài chó? Từ khu vườn này đi về phía tây có khá nhiều am viện, trụ trì đều là ni cô. Vậy nàng nên thu thập lấy chút tiền lưng, hãy tạm trốn đi nơi khác, nương náu ít lâu, đợi khi công việc tạm yên sẽ lánh hẳn đi nơi xa là xong. Ân ái của chồng nàng đến đây là hết.
Thúy Kiều nghe nói chỉ gật dầu mà thôi, bỗng giật mình hỏi:
-Tiểu thư đâu?
Thúc sinh nói:
-Hắn về bên ngoại rồi! Tôi ở Huệ Sơn đọc sách tạt về, thấy hắn đi vắng, mới vội lén về đây gặp nàng một chút.
Thuý Kiều nghe nói tiểu thư vắng nhà, mới dám phóng tâm nói:
-Chàng ơi! Chàng có biết vợ chàng đã khổ sở biết chừng nào? Từ khi bị bắt về với Hoạn phủ, thoạt tiên bị ngay trận đòn phủ đầu, cứ tưởng hồng nhan bạc mệnh, bị bọn côn đổ cướp bắt đem bán vào cửa nhà quỵền quý, ngờ đâu lại chính là kế độc của vợ chàng bày ra. Thiếp chết có khó gì, chỉ đáng tiếc nhân phẩm như thiếp mà phải chết dấm chết dúi trong đám tôi đòi thì lòng thật không cam, cho nên mới cố gắng sống cho qua ngày đoạn tháng đó thôi! Chàng nên nghĩ chút tình xưa nghĩa cũ,mở cho thiếp con đường sống, kiếp này chưa thể báo đáp, kiếp sau xin sẽ đền bồi.
Nói xong khóc ngất trong lòng Thúc sinh. Thúc sinh ôm lấy Thuý Kiều và nói:
- Thật là vì tôi không nghe lời nàng, để mắc mưu đố phụ, để cho nàng vướng phải lao lung, tôi muốn cứu mà không có cách gì, nghĩ ngợi mãi chỉ có chước trốn chạy là có thể bảo toàn được tính mệnh mà thôi. Nàng đừng để nhỡ nhàng đến bước đường sau này.
Thúc sinh nói đến chỗ thương tâm quá, bất giác gục đầu xuống lạy. Thúy Kiều cũng lạy. Bỗng Xuân Hoa lên lầu, nói:
- Tiểu thư đã về.
Tức thời, hai người vội vã lảng xa nhau và lau ráo nước mắt. Thúc sinh toan xuống lầu thì thấy Hoạn thư đã lên tới nơi, nét mặt hớn hở tươi cười, hỏi:
- Kìa, cậu về bao giờ?
Thúc sinh nói:
- Tôi vừa mới về, vì mai là kỳ hội văn.
Hoạn thư hỏi:
- Cậu xem viết kinh thế nào?
Thúc sinh nói:
- Tôi đang xem đây. Quả là viết rất tốt.
Hoạn thư rửa tay và lễ Phật xong, Thúy Kiều bước tới cúi đẩu làm lễ.
Hoạn thư với Thúc sinh thi lễ xong giở những tờ kinh viết ra xem, rồi cười và nói:
- Quả nhiên là viết tốt thật! Rõ ràng là Liễu cốt Nhan cân [27] Chẳng rõ viết bao lâu nữa thì xong?
Thúy Kiều nói:
- Thưa! Phải viết chừng hai tháng nữa mới xong!
Hoạn thư nói:
- Được! Chị phải dụng tâm viết, đừng để sai sót chữ, hoặc sai lầm chương chỉ, ấy là tội lỗi của chúng ta!
Thúy Kiều nói:
- Xin vâng lời.
Hoạn thư uống xong mấy chén trà, không một lời đả động đến việc gì khác, vui vẻ tươi cười cùng Thúc sinh xuống lầu trở về. Thúy Kiều hỏi Xuân Hoa:
- Bà đến từ bao giờ?
Xuân Hoa nói:
- Lúc chị kể khổ ở trên thì bà đã đến dưới lầu rồi. Bà không cho em lên báo, nên em không dám báo đó thôi!
Thúy Kiều thoạt nghe, nghĩ thầm: “Người đàn bà này ghê gớm thật! Quả là có thủ đoạn, dù việc đến bất ngờ cũng không kinh giận, trong lòng chứa đầy ghen tức mà ngoài mặt vẫn thản nhiên vui vẻ tươi cười. Như sự tình hôm nay, ở người khác ai mà không nổi giận, thế mà hắn trái lại cười nói như không. Giận là thường tình, cười mới thật là bụng dạ khó lường. Ta còn ở đây, tất khó bề bảo toàn tính mệnh. Vậy ta phải cố chép xong kinh quyển, trốn đi phương khác rồi sau sẽ liệu”.
Từ đó Thúy Kiêu ngày đêm không nghỉ tay, trong vòng một tháng đã chép xong bộ kinh.
Một hôm, đêm đến, đợi cho Xuân Hoa và Thu Nguyệt ngủ rồi. Thuý Kiều mới thu nhặt ít đồ thờ bằng vàng bạc, gói lại một bọc, đoạn ra mé cạnh tường phía tây vườn, buộc một chiếc thừng lên cành cây, tự mình ăn bận quần áo đạo cô rồi viết mấy câu kệ lên cửa lầu như sau:
Không thèm sống gửi! Đi, đi thôi! Đạp tung lọ dấm, dứt đôi dây oán. Phật Như Lai tám vạn bốn ngàn, Sư tử rống ba mươi sáu chốn. Nếu chẳng mau chân tìm lối sống, Lại bị gô cổ vào địa ngục muôn đời. Đi, đi cho thú! Chao ôi! Một bầu một bát lang thang góc biển chân trời, Không câu thúc tuỳ theo mây gió dạt trôi.
Thúy Kiều đề xong, trở ra leo lên cây, rồi nắm thừng tụt xuống ngoài vườn.
Lúc này, bóng trăng lờ mờ, Thúy Kiều mang chiếc bọc cứ thẳng hướng tây đi miết. Dọc đường thấy bốn bể hiu quạnh, lặng ngắt vắng tanh, đi đến lúc trời hửng sáng, trong lòng so sợ bời bời. Ngước đầu lên, bỗng thấy cái cửa nhà chùa trên đế ba chữ: “Chiêu Ẩn am”, Thúy Kiều cả mừng, nghĩ bụng: “Chỗ này là nơi tạm yên thân đây”. Liền gõ cửa am.
Giây lát, một sư già ra mở cửa, thấy Thúy Kiều mặc đạo phục, liền hỏi:
-Nữ Bồ tát từ đâu đến, sao đi sớm thế này?
Thúy Kiều nói:
- Bạch sư bà! Tiểu đạo vân du đến đây, thấy chùa ta là nơi thanh tịnh muốn xin vào tuỳ hỷ, nên chăng?
Sư già nói:
- Tôi không thể quyết, xin sư cô hỏi vị trụ trì!
Thúy Kiều hỏi:
- Vị trụ trì hiệu đạo là chi?
Sư già nói:
- Đạo hiệu người là Giác Duyên!
Thúy Kiều liền theo sư già vào giữa nhà, thấy một ni cô chừng trên dưới sáu mươi tuổi, tự dung phong nhã, không giống người thường, liền chắp tay xá:
- A di đà phật!
Ni cô đó đáp lễ, hỏi:
- A di đà phật! Tiên cô từ đâu tới?
Thúy Kiều nói:
- Bạch sư cụ! Tiểu đạo theo thầy vân du tối đây, định tới am Chiêu An thăm đạo hữu hiệu là Giác Duyên. Không biết thế nào, thầy tôi lac đường ở đâu, nhất thời tìm chưa thấy. Chợt thấy chùa đây để ba chữ “Chiêu Ẩn am”, biết là đúng rồi, chẳng rõ sư phụ tôi đã đến đây chưa?
Ni cô nghĩ ngợi giây lát, rồi nói:
- Bần đạo chính là Giác Duyên, còn lệnh sư phải chăng là sư huynh Hằng Thuỷ ở Trấn Giang?
Thúy Kiều đỡ lời ngay:
- Chính phải đó ạ!
Giác Duyên nói:
- Đã mấy năm nay không gặp, chẳng rõ sư huynh ở đâu?
Thúy Kiều nói: - Có một vị phu nhân mời tới Kinh mấy năm, tiểu đạo cũng được thu lưu từ Bắc Kinh. Nay nhân sửa soạn được mấy món lễ vật cúng dàng, định đưa hầu sư thúc. Nhưng chẳng biết sư phụ thì làm thế nào?
Giác Duyên nghe nói có lễ vật cúng dàng, bèn nói:
- Lệnh sư đã định qua thăm bần đạo, tất nhiên rồi sẽ tìm đến. Đạo hữu cứ ở lại am này đợi người cũng dược!
Thuý Kiều ngỏ lời cảm tạ, đoạn lấy ra hai chiếc chuông vàng khánh bạc dâng lên. Giác Duyên mừng lắm liền hỏi đạo hiệu Thúy Kiều.
Thúy Kiều nói:
- Tiểu đạo hiệu là Trạc Tuyền!
Từ đó ở lại trong am. Ít lâu sau, không thấy thầy đến,Thúy Kiều bèn cố ý nói với Giác Duyên:
- Không biết sư phụ ở đâu, làm sao đến nay mà vẫn chưa thấy tới?
Giác Duyên nói:
- Ngưòi tu hành, được chốn yên thân,tức là nhà đấy. Lệnh sư không đến thì đạo hữu cứ ở lại đây, không cần phải nghĩ ngợi gì khác. Nếu quả lệnh sư không đến thì xin cùng đạo hữu kết làm chị em tu hành cũng được chớ sao.
Thúy Kiều nghe nói liền tương kế tựu kế, bái nhận ngay Giác Duyên làm đạo huynh. Hai người rất là ý hợp tâm đầu.
Một hôm, hai người lên gác Ngọc Hoàng, Thúy Kiều ngắm trông phong cảnh, cao hứng vịnh một bài thơ:
Tiên khuyết cao vòi vọi, Trèo lên hứng thú ngay! Quanh co sông uốn khúc Chót vót núi chờm mây. Ngâm nga chuông Phật lắng, Rạng rở mây lành bay. Ngước nhìn trong chốc lát, Tấc dạ mẩn mê say.
Giác Duyên vui vẻ nói:
-Bây lâu chưa biết sư muội thạo thơ, rồi đây thế nào cũng xin vịnh cho nghe nữa.
Thúy Kiểu lại lấy đầu đề “Chiêu Ẩn am” vịnh tiếp một bài:
Sương khói bao la mờ.... Rừng cây cảnh xác xơ. Trời biếc chim bay mỏi, Nước xanh dệt thành thơ.
Lòng tựa vừng trăng sáng, Giường sát đám mây chiều. Nhà đâu xin chớ hỏi, Sen trắng lặng nhìn theo.
Lại một đêm, Giác Duyên cùng Thúy Kiều, Triệu Không và Bất Hà, bốn người ngồi trên cầu Thăng Tiên cùng nhau uống rượu, Giác Duyên nói:
- Đêm lành cảnh đẹp, không thể không vịnh thơ. Xin Trạc Tuyền đạo huynh ngâm to cho một bài.
Thúy Kiều mỉm cười, liền ngâm một bài. Thơ rằng:
Cầu Tiên, đêm dài họp chuyện, Lửng lơ trăng sáng rừng bên. Cò ngủ bên cồn cát ấm, Ao sâu, con cá nhào lên. Cơn gió thoảng, bừng mắt tuệ, Nước im lặng, vững lòng thiền. Trăm mối từ nay yên tĩnh, Câu kinh Phạn, tiếng ếch xen.
Mọi người đồng thanh nói:
- Trạc Tuyền đạo huynh thật là tài giỏi. Chỉ tiếc rằng chúng tôi thô tục không thể theo hoạ. Chúng tôi xin rót cốc rượu này để tạ lòng đạo hữu.
Rồi đó, mọi người trò chuyện, chén tạc chén thù mãi đến trống năm canh mới tan cuộc.
Thật là:
Nửa chiếc giường thiền tiêu ngày trắng, Một điệu thơ hay qua đêm thanh.
Xin xem hồi sau phân giải.
_____________
Chú thích:
[25] Hồng Tiêu là một nàng hầu của viên quan nhất phẩm đời nhà Nguyên, bị Côn Lôn Nô là một hiệp khách bất trộm đưa cho một người thanh niên.
[26] Hồng Phất nữ là nàng hầu của Dương Tổ đời Đường bỏ trốn theo Lý Tịnh.
[27] Liễu Công Quyền và Nhân Châu Khanh là hai người chữ tốt nhất ở Trung Quốc. Liễu tốt ở xương, Nhan tốt ở gân, nên gọi là “ Liễu cốt Nhân cân”.
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân Wed 25 May 2022, 10:17 | |
| - Ai Hoa đã viết:
Giác Duyên nghe nói có lễ vật cúng dàng, bèn nói:
- Lệnh sư đã định qua thăm bần đạo, tất nhiên rồi sẽ tìm đến. Đạo hữu cứ ở lại am này đợi người cũng dược!
Thuý Kiều ngỏ lời cảm tạ, đoạn lấy ra hai chiếc chuông vàng khánh bạc dâng lên. Giác Duyên mừng lắm liền hỏi đạo hiệu Thúy Kiều.
trụ trì cũng còn tham nhỉ? trước kia TM đọc truyện Kiều cứ trách sao Kiều ăn cắp chuông vàng khánh bạc làm gì, hoá ra mình ngây thơ thiệt! |
| | | Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4905 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: Re: Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân Wed 25 May 2022, 13:12 | |
| - Trà Mi đã viết:
- Ai Hoa đã viết:
Giác Duyên nghe nói có lễ vật cúng dàng, bèn nói:
- Lệnh sư đã định qua thăm bần đạo, tất nhiên rồi sẽ tìm đến. Đạo hữu cứ ở lại am này đợi người cũng dược!
Thuý Kiều ngỏ lời cảm tạ, đoạn lấy ra hai chiếc chuông vàng khánh bạc dâng lên. Giác Duyên mừng lắm liền hỏi đạo hiệu Thúy Kiều.
trụ trì cũng còn tham nhỉ? trước kia TM đọc truyện Kiều cứ trách sao Kiều ăn cắp chuông vàng khánh bạc làm gì, hoá ra mình ngây thơ thiệt! Đức Phật tổ Như Lai còn cổ suý cho việc nhận hối lộ cơ mà. Xem phim Tây du ký, thầy trò Đường Tăng lúc đầu chỉ được nhận kinh trắng không có chữ. Sau quay lại đưa bát bằng vàng ra hối lộ mới được nhận kinh xịn đấy thôi |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| | | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân Thu 13 Jul 2023, 11:00 | |
| Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân. Người dịch: Nguyễn Đức Vân, Nguyễn Khắc Hanh QUYỂN III
__________________________________
HỒI THỨ MƯỜI BẢY__________________________________ VÒNG MA CHƯỚNG, ỠM Ờ TRÊU MÁ PHẤN CHỐN YÊN HOA, MAY MẮN GẶP ANH HÙNG
Ngũ Tử Tư là tay anh hùng, thế mà đến bước đường cùng còn phải thổi sáo kiếm ăn, huống chi Thúy Kiều là thân gái mềm yếu. Sợ vạ đi trốn mà trốn đến lúc tiến không thể được, lùi cũng không xong, lại đông có tròng, tây có bẫy, dù “ chắp cánh cũng không thể bay thoát, như én lạc đàn, như vượn mất tổ, phải thui thủi ngậm đắng nuốt cay, chịu ép dưới tay người.
Tình cảnh ấy thật đáng thương đáng xót, dù gan sắt đà, đọc đến đoạn này cũng không thể không thương không khóc. May nhờ đọc đến đoạn sau, thấy nàng bỗng gặp người kì dị đất Thái Nguyên, khiến nàng được hả giận, chừng ấy mới phá buồn làm vui mà cười rằng: “Dù việc ấy là hành vi trái ngược, nhưng cũng chỉ đủ làm nổi bật sự đắc ý của người anh hùng bị khốn khổ vậy”...
Đây hãy tạm gác chuyện Thúy Kiều trốn ở am Chiêu Ẩn. Nhắc lại sáng hôm ấy, hai thị nữ Xuân Hoa và Thu Nguyệt ngủ dậy, thấy cửa lầu mở rộng, lại có để mấy hàng chữ, chạy vào trong phòng tìm Thúy Kiểu thì không thấy người, chỉ có chiếc giường không mà thôi, vội vàng ra báo cho Hoạn thư biết.Hoạn thư nói:
-Con a đầu này mau chân thật, để nó trốn mất rồi! Vậy chúng mày thử xem mất những vật gì!
Hai thị nữ báo rằng không thấy chuông vàng, khánh bạc, đèn châu và đỉnh báu, đáng giá chừng hơn hai trăm lạng. Hoạn thư nghe vậy liền sai người đi lùng tìm, một mặt sai người đi dán chiêu đề tìm bắt.
Hồi này Thúc sinh đương ở Huệ Sơn đọc sách, chợt được tin báo, trong bụng đã rõ, song chưa biết Thúy Kiều có chạy được thoát không, nên trong lòng áy náy không yên, liền trở về nhà. Dọc đường thấy giấy chiêu đề đã nhan nhản dán khắp mọi nơi liền sai mấy gia đinh tâm phúc đi bóc hết những giấy chiêu đề ấy đi, rồi về nhà nói với Hoạn thư:
- Trạc Tuyền không biết trốn đi đâu nhỉ?
Hoạn thư nói:
- Thiếp đã sai người đi theo dõi lùng bắt!
Thúc sinh nói:
- Nó là người bên nhà nhạc phụ, nếu nhà họ Thúc ta đứng tên đi bắt, người ngoài biết nó là hạng thị nữ thì còn ra gì nữa. Phương chi, đàn bà con gái đã bỏ nhà đi, khó bề giữ được thanh sạch. Nay bắt về, để thì coi không nhã, mà giết đi thì thêm tội. Cứ ý tôi thì mặc cho nó đi đâu thì đi, ta đừng hỏi đến nữa là xong.
Hoạn thư nghe nói, biết việc Thúy Kiều trốn đi là do mưu kế của chồng. Nay nếu truy cứu ráo riết, e phương hại đến tình nghĩa vợ chồng. Huống chi kẻ tình địch đã đi rồi, lòng cũng đã hả, liền tiếp lời nói:
- Cậu bàn phải lắm! Thôi! Bảo người đi nhặt hết giấy chiêu đề về, bất tất đi lùng tìm làm gì nữa!
Vì thế mà Thúy Kiều ở am Chiêu Ẩn quá nửa năm được yên ổn vô sự.
Một hôm trong am mở đại hội Vu Lan, thiện nam tín nữ đến khá đông, trong đó có nhiều vị phu nhân và tiểu thư vợ con nhà sĩ hoạn. Thúy Kiều giả cách ốm không xuống lầu.
Một vị phu nhân họ Thường vào phòng Giác Duyên, thấy chuông vàng khánh bạc, thì ngạc nhiên hỏi:
- Vật này từ đâu đến đây? Chỉ trong gác Quan Âm nhà họ Thúc mới có vật trân bảo này. Nghe nói vật quý này do nước ngoài gửi tặng quan Lại bộ họ Hoạn, rồi Hoạn tiểu thư đem về nhà chồng cúng dàng thờ Phật, cả vùng ai cũng cho là vật báu chẳng ngờ chùa ta cũng có. Nếu thế thì vật báu nhà họ Thúc cũng chưa đủ gọi là của lạ.
Giác Duyên thoạt nghe kinh hãi, hàm hồ trả lời cho qua.
Khi hội hè đã xong, Giác Duyên mới đem câu chuyện ấy nói lại cho Thúy Kiều nghe. Thúy Kiều thất kinh nói:
-Thôi! Việc hỏng rồi, biết làm sao đây!
Giác Duyên vội hỏi là duyên cớ gì, Thúy Kiều nói:
- Những vật này thật là của họ nhà Thúc, bây giờ em không thể còn giấu diếm sư huynh...
Bèn đem đầu đuôi câu chuyện mình trước đây thuật kỹ môt lượt cho Giác Duyên nghe. Giác Duyên nghe nói sợ hãi rụng rời. Thúy Kiều nói:
-Sư huynh chớ lo, em có kế này khả dĩ che được mắt họ, nhưng em không thể yên thân ở đây được nữa rồi. Trước hết hãy xin sư huynh tìm giúp cho em một chỗ yên thân đi đã, sau rồi sư huynh tìm hiệu thợ đồng thuê đúc theo kiểu chuông và khánh này, rồi đem mạ vàng và bạc để thờ trong phòng. Nếu họ nghe phong phanh có đến tra xét, thì thấy kiểu chuông khánh của quý phủ đẹp, đã theo kiểu đúc theo, chớ không phải là của thật, tự khắc họ phải chịu thôi.
Giác Duyên nói:
- Mưu hay lắm! Còn em thì chỗ nhà bà mẹ nuôi của chị là họ Bạc có thể ở được. Vậy em đổi thay quần áo để rồi sang bên ấy!
Thúy Kiều nói:
-Em không có quần áo thường tục thì làm thế nào?
Giác Duyên nói:
-Để chị đi sắm cho.
Giác Duyên liền đến cửa hàng quần áo, mua mấy bộ đem về. Thúy Kiều thay mặc nữ trang, còn quần áo nhà chùa thì để lại cho Giác Duyên cả. Nhân khi đêm tối, Giác Duyên liền đưa Thuý Kiều đến nhà họ Bạc.
Nguyên mụ Bạc này là một tay côn đồ trong hạng đàn bà, thấy nhan sắc Thúy Kiều, lại nghe nói là lánh nạn đến thì trong lòng nẩy ra ý bất lương, thường thường bịa chuyện để doạ nạt. Thúy Kiểu khiếp sợ đã sẵn, không khỏi đâm ra hoảng hốt, nên thổ lộ hết để cùng mụ bàn tính. Mụ Bạc nói:
- Tôi tưởng chốn này quyết không thể ở lâu, chỉ có một cách đi lấy chồng xa thì mới yên thân được. Song, người ở xa, biết họ là hạng thế nào, lấy họ liệu có tin cậy được hay không? Chi bằng tiện đây, tôi có người cháu tên là Bạc Hạnh, đã hai tám tuổi, bộ dạng coi cũng thanh nhã, còn chưa lấy vợ, lâu nay buôn bán ở Châu Thai bên tỉnh Chiết Giang hiện nay về đây mua hàng. Tính kế bây giờ, thì chi bằng cô lấy quách hắn cho rồi, rồi về ở Chiết Giang mới là cái kế yên thân toàn vẹn được! Chẳng hay ý cô ra sao?
Thúy Kiều nghĩ thầm: “Nếu không đi thì ở đây không phải là nơi kết cục, nếu đi thì không biết bụng dạ người ấy ra sao?”. Bỗng thấy một ngưòi đàn ông vào, nói là mời thím ra nói chuyện. Bạc bà ra đón hắn chuyện trò. Thúy Kiều đưa mẳt nhìn trộm một cái, thấy anh chàng ăn mặc kiểu Tô Châu, bộ dạng cũng coi được. Duy mặt mũi có vẻ gian trá, chưa chắc đã không phải là hạng người hiểm độc vô tình.
Người ấy đi rồi, mụ Bạc trở vào nói:
- Cô Vương đã nhìn rõ hắn chưa? Chính là cháu tôi đấy! Cô mà ưng ý, tôi sẽ mời sư phụ Giác Duyên đến bàn tính. Nếu không ưng thì tuỳ ý cô!
Thúy Kiều cúi đầu, không nói sao cả. Mụ Bạc đoán chừng Thúy Kiều bằng lòng, liền đi tìm Giác Duyên kể lại việc trước. Giác Duyên theo mụ Bạc về gặp Thúy Kiều, Thúy Kiều thi lễ xong, Giác Duyên hỏi:
- Câu chuyện bà Bạc nói đó, ý em nghĩ thế nào?
Thúy Kiều rưng rưng nước mắt nói:
- Việc ấy thì em cũng không biết nghĩ ra thế nào? Nếu em không đi thì chỗ này cũng không thể ở lâu được, mà đi xa thì khốn nỗi đàn bà con gái, hành động lại bị người ta kiềm chế. Cái việc bà Bạc bàn kể ra thật đáng thẹn, khó bề ưng thuận, mà vì lẽ bất đắc dĩ lại không tiện chối thẳng đi. Không biết chị dạy em nên như thế nào?
Giác Duyên nói:
-Chị cũng không nỡ xa em, nhưng em ở đây vẫn coi là một việc tạm bợ... Âu là theo cháu bà Bạc đi hẳn nơi xa đi, cho thoát khỏi cái đất nguy hiểm này. Có điều hắn mà sánh với em thì cố nhiên là không được bằng em.
Thúy Kiều nói:
- Cái đó thì cũng đành thôi! Có điều, em coi anh ta bộ dạng có vẻ giảo quyệt, tựa hồ không phải hạng người trung hậu. Chỉ sợ lại coi em như món hàng lạ, thế là em lại rơi vào tay con quỳ Dạ Xoa rồi vậy.
Mụ Bạc đỡ lời, nói:
- Cháu tôi là người trung hậu. Cô có ngại thì bảo hắn viết một tờ giấy cam đoan cho cô là được.
Thúy Kiều nói:
-Cái đó cũng không cần! Miễn là anh ta đối trời phát thệ suốt đời không phụ nhau, thì tôi sẽ theo anh ta đi.
Mụ Bạc nói:
- Cái đó tôi nói một lời là được. Nhưng còn lễ vật thì cô muốn độ bao nhiêu?
Thúy Kiều nói:
- Thân tôi đã thuộc về anh ấy, dù có lấy tiền thì rồi cũng trở vế nhà anh ây. Có điều, tôi không có của hồi môn, chỉ cần anh ấy đưa cho hai mươi lạng bạc, để tạ bà năm lạng và năm lạng gửi về bên am làm tiền dầu đèn cúng Phật, còn mười lạng thi sắm giúp tôi bộ chăn màn là đủ.
Mụ Bạc liền đi tìm Bạc Hạnh nói cho biết việc ấy. Bạc Hạnh mừng lắm, liền đi mua ngay giấy tiền, hương, nến đem đến. Rồi đặt bàn đốt nến thắp hương, làm lễ trời đất, thề rằng: “Nếu Bạc Hạnh này phụ tình Vương Thúy Kiều, không cùng nàng sum họp đến già thì cam chịu chết đâm chết chém". Thề xong, Bạc Hạnh đi ra thu xếp hai mươi lạng bạc, bốn bộ quần áo và một đôi thoa xuyến, sai tiểu đồng đưa đến. Mụ Bạc tiếp nhận trao lại cho Thúy Kiểu. Thúy Kiểu nghĩ việc khẩn cấp đành phải chịu thu nhận, đưa năm lạng bạc tạ ơn mụ Bạc, gửi Giác Duyên năm lạng để làm tiền dầu đèn và đưa mười lạng nhờ Giác Duyên đi sắm giúp bộ chăn màn.
Sau đó Thúy Kiều tắm gội, trang sức xong một chốc thì kiệu hoa nhà họ Bạc đến đón. Thúy Kiều từ giã mụ Bạc và Giác Duyên, rồi lên kiệu về nhà Bạc Hạnh. Hai người làm lễ trời đất xong, cùng nhau vào trong phòng. Bạc Hạnh nói:
-Đội ơn nàng không chê, chịu lấy kẻ hèn này, xin cùng nàng trọn đời đoàn tụ!
Thúy Kiều khóc nói:
-Việc hôm nay thật là bất đắc dĩ, xin chàng giữ trọn thuỷ chung, chớ bỏ thiếp, ấy là thiếp được nhờ lắm rồi!
Bạc Hạnh nói:
-Lời thề luôn vẳng bên tai, tôi đâu dám phụ lòng!
Bèn cầm khăn lau ráo nước mắt cho Thúy Kiều, rồi dắt nhau vào giường, thành đôi chồng vợ.
Hôm sau, Bạc Hạnh thuê thuyền cùng Thúy Kiều khởi hành, qua Chiết Giang, rồi thẳng vê Châu Thai. Khi thuyền cập bến. Bạc Hạnh đưa Thúy Kiều vào nghỉ ở quán trọ và dặn rằng:
-Nương tử hãy tạm ở quán trọ, tôi về trước thu xếp nhà cửa, rồi sẽ đến đón!
Bạc Hạnh đi ra, chừng nửa ngày mới đưa một người cùng về, nói với Thúy Kiều:
- Người đến với tôi đây là bạn buôn cùng mở cửa hiệu, vậy nàng nên ra chào khách đi!
Thúy Kiều từ trong phòng bước ra, thấy người ấy mày rậm mắt to, trạng mạo coi như là kẻ cướp, bèn vái chào, rồi quay ngay trở vào, hỏi Bạc Hạnh:
- Nhà cửa ra thế nào rồi?
Bạc Hạnh nói:
- Đã lâu tôi không đến, có người láng giềng sang ở nhờ. Họ hẹn đêm nay thu xếp dọn đi để ngày mai cho ta trở về!
Người bạn giục nhà quán sửa soạn tiệc rượu chào mừng Bạc Hạnh, mời cả chủ quán dự tiệc vui. Ba người ăn uống mãi tới canh hai mới giải tán.
Bạc Hạnh về phòng, Thúy Kiều nói:
- Anh bạn ây, coi tướng như kẻ cướp.
Bạc Hạnh nói:
- Anh ta sinh trưỏng ở vùng bể, mới ra hình dạng thế thôi. Nàng đừng sợ, rồi đây về cửa hàng, trông qua mấy lần rồi cũng sẽ quen mắt thôi. Bây giờ ta với nàng đi ngủ thôi.
Thì ra Bạc Hạnh vốn là tay chỉ chuyên buôn người, đóng bộ khách hàng đi mua con gái, hoặc con hầu vợ lẽ người ta, giả danh làm vợ, rồi đưa về bến, để ở tạm quán trọ, tự khắc có người bán giúp. Người mặt đen râu xồm kia là một tay trong phường bán thịt buôn người, nhận lời với mụ khách đến xem mặt hàng, rồi bàn nhau bàn định số tiền mua là hai trăm bốn mươi lạng bạc. Số này về Bạc Hạnh hai trăm, còn về chủ quán và trung gian bốn mươi lạng.
Hôm sau ngủ dậy, ăn cơm sáng xong, Bạc Hạnh nói với Thúy Kiều:
- Tôi về hiệu trước, cho kiệu đến đón nàng. Còn hành lý, tôi sẽ sai người đến lấy. Nàng cứ ngồi kiệu về hiệu là được.
Nói xong ra đi.
Thúy Kiều bụng bảo dạ: “Anh chàng này mới kỳ quái làm sao! Bộ dang vội vàng, chắc là lập mưu lừa mình. Xem bộ dạng hình như định tống mình đi đâu đấy. Mình phải thu xếp y phục hành lý vào một rương, đem luôn trong kiệu, dù có xảy việc gì không may cũng tiện bề phòng thân”.
Nghĩ rồi liền thu nhặt những y phục và các vật dụng của mình chứa vào một rương, còn chăn màn thì bọc làm một bó. Thu xếp vừa xong thì phu kiệu đã đến.Thúy Kiều bảo phu kiệu đặt cái rương và bó chăn màn vào trong kiệu.
Phu kiệu nói:
- Ông Bạc dặn rằng những chăn màn và đồ hành lý không cần đem theo chút nào.
Chủ quán cũng nói:
-Ồng Bạc dặn hãy để những đồ vật ấy ở quán tôi đây, lần khác sẽ đến lấy về!
Thúy Kiều càng ngờ, bèn nói:
- Đây là những vật tuỳ thân của tôi, tự nhiên phải tuỳ ý tôi, không ai ngăn trở được hết!
Bèn giục phu kiệu cứ đặt hành lý vào kiệu, rồi từ biệt chủ quán lên đường. Đi hàng nửa ngày mới đến trước một ngôi nhà và dừng lại ở đó.
Thúy Kiều để ý không trông thấy Bạc Hạnh ra đón, chỉ thấy một mụ chừng ngoài ba mươi tuổi chạy đến bên kiệu, nói:
- Cô Vương! Mời cô vào trong này ngồi.
Thúy Kiểu nhìn mụ, thây bộ dạng quả là một mụ đầu lầu xanh, tự biết nghiệp chướng chưa dứt, khó bề trốn thoát, nên đáp lại ngay.
- Xin mẹ đưa giúp hành lý vào nhà cho con!
Người đàn bà đó bèn đem đồ đạc, gọi Thúy Kiều theo. Thúy Kiều xuống kiệu, theo mụ vào nhà, thấy bên trong có mấy cô gái đứng đó thì lòng càng phát nghi. Vào tới nhà trong, liền nói:
-Xin mời mẹ ngồi lên cho con bái kiến!
Mụ kia vui mừng nói:
- Con ơi không cần lạy.
Thúy Kiều sụp mình lạy bốn lạy.
Thì ra mụ này chính là mụ khách, mụ ta liền hỏi:
-Tại sao con biết là người ta bán con?
Thúy Kiều nói:
-Con thấy hành động của hắn rất là khác thường cho nên đã biết. Chẳng biết mẹ đã mua con hết bao nhiêu lạng bạc?
Mụ khách nói:
-Hai trăm bốn mươi lạng!
Thúy Kiều thở dài nói:
-Lời gấp mười rồi đấy!
Mụ khách gạn hỏi đầu đuôi. Thúy Kiều kể lại một lượt. Mụ khách nói:
-Hắn dụng tâm đến như thế, may mà con có kiến thức mang được hành lý theo về. Nay mẹ cũng không làm khó dễ gì cho con vậy con phải cố gắng giúp mẹ làm ăn.
Thúy Kiều nói:
- Như thế đủ thấy nghiệp chướng của con chưa hết nên lại vào đây. Thôi con cũng không mơ tưởng hão huyền nữa.
Mụ khách nghe thấy Thúy Kiều nói vậy, lấy làm vừa ý bằng lòng lắm.
Còn Bạc Hạnh nắm được số tiền tránh đi nơi khác. Đợi cho Thúy Kiều đi khỏi mới trở về quán trọ, thấy những đồ dạc hành lý của Thúy Kiều đã đem đi rồi thì dẫm chân nói:
-Thật là lợi mụ khách, bốn mươi lạng bạc đồ quần áo trang sức!
Ý muốn đến nhà mụ khách đòi, lại sợ gặp Thúy Kiều sẽ xảy ra việc lôi thôi nên đành chịu, bèn thu xếp hành lý trở về Vô Tích.
Lại nói, Thúy Kiều lại rơi vào chốn lầu xanh, tự than mệnh bạc. Hồi trước đã được tòng lương, chịu bao nỗi lầm than khổ ải, nay lại rơi vào chốn cũ lầu xanh, há chẳng là số mệnh hay sao? Số mệnh đã nhất định phải như thế nên cũng không mơ tường hão huyền gì nữa. Từ buổi bắt đầu tiếp khách, chẳng qua là mấy người cầu vui ở mình thì mình cũng mượn người khiển hứng, lời ca suốt sáng, trận cười thâu đêm, tiếng tăm lừng lẫy một vùng.
Hồi ấy có một tay hảo hán họ Từ, tên Hải, hiệu Minh Sơn,vốn người đất Việt, tâm tính khoáng đạt,độ lượng lớn lao, coi phú quý như lông hồng, nhìn người đời tựa cỏ rác, và lại anh hùng rất mực tinh thông lược thao. Lúc thiếu thời cũng có học tập khoa cử, vì không đỗ đạt mới bỏ đi làm nghề buôn, của cải dư dật, lại thích kết giao bè bạn. Nghe nói Thúy Kiều là trang tài sắc, lại có tính tình hào hiệp khảng khái, Từ Hải bèn đến thăm chơi. Mụ khách biết Từ Minh Sơn là tay hảo hán, nay bỗng thấy chiếu cố đến nhà mình, vội gọi Thúy Kiểu ra tiếp.
Bốn mắt nhìn nhau đều có phần trìu mến. Minh Sơn nói:
- Nghe đồn khanh ở đây đã một năm rồi mà chưa một lần ai được lọt vào mắt, có phải thế không?
Thúy Kiều nói:
-Người ta đồn vậy là quá đáng. Thiếp tìm người gửi của, trông mặt đặt tên, cho nên không khinh suất mà uỷ thác can trường cho phường tục tử thì có đấy. Còn như trong con mắt mà không kể gì kẻ ngu người hiền thì tha thứ làm sao được?
Minh Sơn nói:
-Nếu như thế thì khanh cũng như câu thơ cũ đã nói: "Can trường nào biết ai cùng gửi - khiến người lại nhớ Bình Nguyên Quân". Phỏng như bỉ nhân đây, muôn phần liệu có được một giống như Bình Nguyên Quân không?
- Anh hùng đại độ, chàng đáng là bậc dị nhân ở đất Thái Nguyên, chớ Bình Nguyên Quân cũng không khoáng đạt đến như thế!
Minh Sơn cười, nói:
- Khanh xem xét anh hùng trong chốn trần ai, chớ có nhận lầm nhé!
Thúy Kiều nói:
- Đôi mắt biết anh hùng này của thiếp há không nhận đúng được.
Minh Sơn nói:
-Hay lắm! Từ Hải này hôm nay gặp được người tri kỉ rồi đây!
Liền bảo chủ nhà đặt tiệc rượu cùng Thúy Kiều ăn uống chuyện trò, rồi lưu lại nghỉ đêm. Thúy Kiều bèn đem việc chung thân của mình ra phó thác cho Từ. Từ cũng khảng khái coi đó là trách nhiệm của mình.
Hôm sau, Từ đưa ra hai trăm lạng vàng làm tiền chuộc mình cho Thúy Kiều và tìm thuê một nơi cho Thúy Kiều ở, lại mượn một thị nữ để hầu hạ. Thúy Kiều nói:
- Sao chàng không đưa thiếp về quê nhà mà còn gây thêm bếp núc ở đây?
Từ Minh Sơn nói:
- Khanh nói như thế, có thể nói là không bằng nàng Chuyển Ngọc rồi. Chuyển Ngọc đòi mười vị triều quan làm mối mới chịu lấy Hách sinh, thì ta đây há lại không thể đem mười vạn binh đến đón nàng à? Bây giờ hãy ở tạm đây, chỉ trong vài ba năm ta sẽ đón nàng vu quy với những đao to, búa lớn, gươm tuốt, cung giương, hậu ủng, tiền hô, muôn quân ngàn ngựa, tức là cái lúc Từ Hải này đắc chí đó. Lúc ấy nàng sẽ rót rượu ở vùng Đông Nam để mừng cho ta. Chứ như nay, ta chỉ trơ trọi một mình, thì đưa nàng nào biết về đâu?
Thúy Kiều nghe nói mới vỡ lẽ. Từ Hài bèn dựng một toà nhà để cùng ăn ở với Thúy Kiều. Vợ chồng đoàn tụ chừng nửa năm, Từ Hải liền từ biệt Thúy Kiều ra đi.
Không biết sau khi đi thế nào, xin xem hồi sau phân giải.
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4905 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: Re: Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân Fri 14 Jul 2023, 18:53 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân.
Người dịch: Nguyễn Đức Vân, Nguyễn Khắc Hanh
QUYỂN III
__________________________________
HỒI THỨ MƯỜI BẢY__________________________________ VÒNG MA CHƯỚNG, ỠM Ờ TRÊU MÁ PHẤN CHỐN YÊN HOA, MAY MẮN GẶP ANH HÙNG
Ngũ Tử Tư là tay anh hùng, thế mà đến bước đường cùng còn phải thổi sáo kiếm ăn, huống chi Thúy Kiều là thân gái mềm yếu. Sợ vạ đi trốn mà trốn đến lúc tiến không thể được, lùi cũng không xong, lại đông có tròng, tây có bẫy, dù “ chắp cánh cũng không thể bay thoát, như én lạc đàn, như vượn mất tổ, phải thui thủi ngậm đắng nuốt cay, chịu ép dưới tay người.
Tình cảnh ấy thật đáng thương đáng xót, dù gan sắt đà, đọc đến đoạn này cũng không thể không thương không khóc. May nhờ đọc đến đoạn sau, thấy nàng bỗng gặp người kì dị đất Thái Nguyên, khiến nàng được hả giận, chừng ấy mới phá buồn làm vui mà cười rằng: “Dù việc ấy là hành vi trái ngược, nhưng cũng chỉ đủ làm nổi bật sự đắc ý của người anh hùng bị khốn khổ vậy”...
Đây hãy tạm gác chuyện Thúy Kiều trốn ở am Chiêu Ẩn. Nhắc lại sáng hôm ấy, hai thị nữ Xuân Hoa và Thu Nguyệt ngủ dậy, thấy cửa lầu mở rộng, lại có để mấy hàng chữ, chạy vào trong phòng tìm Thúy Kiểu thì không thấy người, chỉ có chiếc giường không mà thôi, vội vàng ra báo cho Hoạn thư biết.Hoạn thư nói:
-Con a đầu này mau chân thật, để nó trốn mất rồi! Vậy chúng mày thử xem mất những vật gì!
Hai thị nữ báo rằng không thấy chuông vàng, khánh bạc, đèn châu và đỉnh báu, đáng giá chừng hơn hai trăm lạng. Hoạn thư nghe vậy liền sai người đi lùng tìm, một mặt sai người đi dán chiêu đề tìm bắt.
Hồi này Thúc sinh đương ở Huệ Sơn đọc sách, chợt được tin báo, trong bụng đã rõ, song chưa biết Thúy Kiều có chạy được thoát không, nên trong lòng áy náy không yên, liền trở về nhà. Dọc đường thấy giấy chiêu đề đã nhan nhản dán khắp mọi nơi liền sai mấy gia đinh tâm phúc đi bóc hết những giấy chiêu đề ấy đi, rồi về nhà nói với Hoạn thư:
- Trạc Tuyền không biết trốn đi đâu nhỉ?
Hoạn thư nói:
- Thiếp đã sai người đi theo dõi lùng bắt!
Thúc sinh nói:
- Nó là người bên nhà nhạc phụ, nếu nhà họ Thúc ta đứng tên đi bắt, người ngoài biết nó là hạng thị nữ thì còn ra gì nữa. Phương chi, đàn bà con gái đã bỏ nhà đi, khó bề giữ được thanh sạch. Nay bắt về, để thì coi không nhã, mà giết đi thì thêm tội. Cứ ý tôi thì mặc cho nó đi đâu thì đi, ta đừng hỏi đến nữa là xong.
Hoạn thư nghe nói, biết việc Thúy Kiều trốn đi là do mưu kế của chồng. Nay nếu truy cứu ráo riết, e phương hại đến tình nghĩa vợ chồng. Huống chi kẻ tình địch đã đi rồi, lòng cũng đã hả, liền tiếp lời nói:
- Cậu bàn phải lắm! Thôi! Bảo người đi nhặt hết giấy chiêu đề về, bất tất đi lùng tìm làm gì nữa!
Vì thế mà Thúy Kiều ở am Chiêu Ẩn quá nửa năm được yên ổn vô sự.
Một hôm trong am mở đại hội Vu Lan, thiện nam tín nữ đến khá đông, trong đó có nhiều vị phu nhân và tiểu thư vợ con nhà sĩ hoạn. Thúy Kiều giả cách ốm không xuống lầu.
Một vị phu nhân họ Thường vào phòng Giác Duyên, thấy chuông vàng khánh bạc, thì ngạc nhiên hỏi:
- Vật này từ đâu đến đây? Chỉ trong gác Quan Âm nhà họ Thúc mới có vật trân bảo này. Nghe nói vật quý này do nước ngoài gửi tặng quan Lại bộ họ Hoạn, rồi Hoạn tiểu thư đem về nhà chồng cúng dàng thờ Phật, cả vùng ai cũng cho là vật báu chẳng ngờ chùa ta cũng có. Nếu thế thì vật báu nhà họ Thúc cũng chưa đủ gọi là của lạ.
Giác Duyên thoạt nghe kinh hãi, hàm hồ trả lời cho qua.
Khi hội hè đã xong, Giác Duyên mới đem câu chuyện ấy nói lại cho Thúy Kiều nghe. Thúy Kiều thất kinh nói:
-Thôi! Việc hỏng rồi, biết làm sao đây!
Giác Duyên vội hỏi là duyên cớ gì, Thúy Kiều nói:
- Những vật này thật là của họ nhà Thúc, bây giờ em không thể còn giấu diếm sư huynh...
Bèn đem đầu đuôi câu chuyện mình trước đây thuật kỹ môt lượt cho Giác Duyên nghe. Giác Duyên nghe nói sợ hãi rụng rời. Thúy Kiều nói:
-Sư huynh chớ lo, em có kế này khả dĩ che được mắt họ, nhưng em không thể yên thân ở đây được nữa rồi. Trước hết hãy xin sư huynh tìm giúp cho em một chỗ yên thân đi đã, sau rồi sư huynh tìm hiệu thợ đồng thuê đúc theo kiểu chuông và khánh này, rồi đem mạ vàng và bạc để thờ trong phòng. Nếu họ nghe phong phanh có đến tra xét, thì thấy kiểu chuông khánh của quý phủ đẹp, đã theo kiểu đúc theo, chớ không phải là của thật, tự khắc họ phải chịu thôi.
Giác Duyên nói:
- Mưu hay lắm! Còn em thì chỗ nhà bà mẹ nuôi của chị là họ Bạc có thể ở được. Vậy em đổi thay quần áo để rồi sang bên ấy!
Thúy Kiều nói:
-Em không có quần áo thường tục thì làm thế nào?
Giác Duyên nói:
-Để chị đi sắm cho.
Giác Duyên liền đến cửa hàng quần áo, mua mấy bộ đem về. Thúy Kiều thay mặc nữ trang, còn quần áo nhà chùa thì để lại cho Giác Duyên cả. Nhân khi đêm tối, Giác Duyên liền đưa Thuý Kiều đến nhà họ Bạc.
Nguyên mụ Bạc này là một tay côn đồ trong hạng đàn bà, thấy nhan sắc Thúy Kiều, lại nghe nói là lánh nạn đến thì trong lòng nẩy ra ý bất lương, thường thường bịa chuyện để doạ nạt. Thúy Kiểu khiếp sợ đã sẵn, không khỏi đâm ra hoảng hốt, nên thổ lộ hết để cùng mụ bàn tính. Mụ Bạc nói:
- Tôi tưởng chốn này quyết không thể ở lâu, chỉ có một cách đi lấy chồng xa thì mới yên thân được. Song, người ở xa, biết họ là hạng thế nào, lấy họ liệu có tin cậy được hay không? Chi bằng tiện đây, tôi có người cháu tên là Bạc Hạnh, đã hai tám tuổi, bộ dạng coi cũng thanh nhã, còn chưa lấy vợ, lâu nay buôn bán ở Châu Thai bên tỉnh Chiết Giang hiện nay về đây mua hàng. Tính kế bây giờ, thì chi bằng cô lấy quách hắn cho rồi, rồi về ở Chiết Giang mới là cái kế yên thân toàn vẹn được! Chẳng hay ý cô ra sao?
Thúy Kiều nghĩ thầm: “Nếu không đi thì ở đây không phải là nơi kết cục, nếu đi thì không biết bụng dạ người ấy ra sao?”. Bỗng thấy một ngưòi đàn ông vào, nói là mời thím ra nói chuyện. Bạc bà ra đón hắn chuyện trò. Thúy Kiều đưa mẳt nhìn trộm một cái, thấy anh chàng ăn mặc kiểu Tô Châu, bộ dạng cũng coi được. Duy mặt mũi có vẻ gian trá, chưa chắc đã không phải là hạng người hiểm độc vô tình.
Người ấy đi rồi, mụ Bạc trở vào nói:
- Cô Vương đã nhìn rõ hắn chưa? Chính là cháu tôi đấy! Cô mà ưng ý, tôi sẽ mời sư phụ Giác Duyên đến bàn tính. Nếu không ưng thì tuỳ ý cô!
Thúy Kiều cúi đầu, không nói sao cả. Mụ Bạc đoán chừng Thúy Kiều bằng lòng, liền đi tìm Giác Duyên kể lại việc trước. Giác Duyên theo mụ Bạc về gặp Thúy Kiều, Thúy Kiều thi lễ xong, Giác Duyên hỏi:
- Câu chuyện bà Bạc nói đó, ý em nghĩ thế nào?
Thúy Kiều rưng rưng nước mắt nói:
- Việc ấy thì em cũng không biết nghĩ ra thế nào? Nếu em không đi thì chỗ này cũng không thể ở lâu được, mà đi xa thì khốn nỗi đàn bà con gái, hành động lại bị người ta kiềm chế. Cái việc bà Bạc bàn kể ra thật đáng thẹn, khó bề ưng thuận, mà vì lẽ bất đắc dĩ lại không tiện chối thẳng đi. Không biết chị dạy em nên như thế nào?
Giác Duyên nói:
-Chị cũng không nỡ xa em, nhưng em ở đây vẫn coi là một việc tạm bợ... Âu là theo cháu bà Bạc đi hẳn nơi xa đi, cho thoát khỏi cái đất nguy hiểm này. Có điều hắn mà sánh với em thì cố nhiên là không được bằng em.
Thúy Kiều nói:
- Cái đó thì cũng đành thôi! Có điều, em coi anh ta bộ dạng có vẻ giảo quyệt, tựa hồ không phải hạng người trung hậu. Chỉ sợ lại coi em như món hàng lạ, thế là em lại rơi vào tay con quỳ Dạ Xoa rồi vậy.
Mụ Bạc đỡ lời, nói:
- Cháu tôi là người trung hậu. Cô có ngại thì bảo hắn viết một tờ giấy cam đoan cho cô là được.
Thúy Kiều nói:
-Cái đó cũng không cần! Miễn là anh ta đối trời phát thệ suốt đời không phụ nhau, thì tôi sẽ theo anh ta đi.
Mụ Bạc nói:
- Cái đó tôi nói một lời là được. Nhưng còn lễ vật thì cô muốn độ bao nhiêu?
Thúy Kiều nói:
- Thân tôi đã thuộc về anh ấy, dù có lấy tiền thì rồi cũng trở vế nhà anh ây. Có điều, tôi không có của hồi môn, chỉ cần anh ấy đưa cho hai mươi lạng bạc, để tạ bà năm lạng và năm lạng gửi về bên am làm tiền dầu đèn cúng Phật, còn mười lạng thi sắm giúp tôi bộ chăn màn là đủ.
Mụ Bạc liền đi tìm Bạc Hạnh nói cho biết việc ấy. Bạc Hạnh mừng lắm, liền đi mua ngay giấy tiền, hương, nến đem đến. Rồi đặt bàn đốt nến thắp hương, làm lễ trời đất, thề rằng: “Nếu Bạc Hạnh này phụ tình Vương Thúy Kiều, không cùng nàng sum họp đến già thì cam chịu chết đâm chết chém". Thề xong, Bạc Hạnh đi ra thu xếp hai mươi lạng bạc, bốn bộ quần áo và một đôi thoa xuyến, sai tiểu đồng đưa đến. Mụ Bạc tiếp nhận trao lại cho Thúy Kiểu. Thúy Kiểu nghĩ việc khẩn cấp đành phải chịu thu nhận, đưa năm lạng bạc tạ ơn mụ Bạc, gửi Giác Duyên năm lạng để làm tiền dầu đèn và đưa mười lạng nhờ Giác Duyên đi sắm giúp bộ chăn màn.
Sau đó Thúy Kiều tắm gội, trang sức xong một chốc thì kiệu hoa nhà họ Bạc đến đón. Thúy Kiều từ giã mụ Bạc và Giác Duyên, rồi lên kiệu về nhà Bạc Hạnh. Hai người làm lễ trời đất xong, cùng nhau vào trong phòng. Bạc Hạnh nói:
-Đội ơn nàng không chê, chịu lấy kẻ hèn này, xin cùng nàng trọn đời đoàn tụ!
Thúy Kiều khóc nói:
-Việc hôm nay thật là bất đắc dĩ, xin chàng giữ trọn thuỷ chung, chớ bỏ thiếp, ấy là thiếp được nhờ lắm rồi!
Bạc Hạnh nói:
-Lời thề luôn vẳng bên tai, tôi đâu dám phụ lòng!
Bèn cầm khăn lau ráo nước mắt cho Thúy Kiều, rồi dắt nhau vào giường, thành đôi chồng vợ.
Hôm sau, Bạc Hạnh thuê thuyền cùng Thúy Kiều khởi hành, qua Chiết Giang, rồi thẳng vê Châu Thai. Khi thuyền cập bến. Bạc Hạnh đưa Thúy Kiều vào nghỉ ở quán trọ và dặn rằng:
-Nương tử hãy tạm ở quán trọ, tôi về trước thu xếp nhà cửa, rồi sẽ đến đón!
Bạc Hạnh đi ra, chừng nửa ngày mới đưa một người cùng về, nói với Thúy Kiều:
- Người đến với tôi đây là bạn buôn cùng mở cửa hiệu, vậy nàng nên ra chào khách đi!
Thúy Kiều từ trong phòng bước ra, thấy người ấy mày rậm mắt to, trạng mạo coi như là kẻ cướp, bèn vái chào, rồi quay ngay trở vào, hỏi Bạc Hạnh:
- Nhà cửa ra thế nào rồi?
Bạc Hạnh nói:
- Đã lâu tôi không đến, có người láng giềng sang ở nhờ. Họ hẹn đêm nay thu xếp dọn đi để ngày mai cho ta trở về!
Người bạn giục nhà quán sửa soạn tiệc rượu chào mừng Bạc Hạnh, mời cả chủ quán dự tiệc vui. Ba người ăn uống mãi tới canh hai mới giải tán.
Bạc Hạnh về phòng, Thúy Kiều nói:
- Anh bạn ây, coi tướng như kẻ cướp.
Bạc Hạnh nói:
- Anh ta sinh trưỏng ở vùng bể, mới ra hình dạng thế thôi. Nàng đừng sợ, rồi đây về cửa hàng, trông qua mấy lần rồi cũng sẽ quen mắt thôi. Bây giờ ta với nàng đi ngủ thôi.
Thì ra Bạc Hạnh vốn là tay chỉ chuyên buôn người, đóng bộ khách hàng đi mua con gái, hoặc con hầu vợ lẽ người ta, giả danh làm vợ, rồi đưa về bến, để ở tạm quán trọ, tự khắc có người bán giúp. Người mặt đen râu xồm kia là một tay trong phường bán thịt buôn người, nhận lời với mụ khách đến xem mặt hàng, rồi bàn nhau bàn định số tiền mua là hai trăm bốn mươi lạng bạc. Số này về Bạc Hạnh hai trăm, còn về chủ quán và trung gian bốn mươi lạng.
Hôm sau ngủ dậy, ăn cơm sáng xong, Bạc Hạnh nói với Thúy Kiều:
- Tôi về hiệu trước, cho kiệu đến đón nàng. Còn hành lý, tôi sẽ sai người đến lấy. Nàng cứ ngồi kiệu về hiệu là được.
Nói xong ra đi.
Thúy Kiều bụng bảo dạ: “Anh chàng này mới kỳ quái làm sao! Bộ dang vội vàng, chắc là lập mưu lừa mình. Xem bộ dạng hình như định tống mình đi đâu đấy. Mình phải thu xếp y phục hành lý vào một rương, đem luôn trong kiệu, dù có xảy việc gì không may cũng tiện bề phòng thân”.
Nghĩ rồi liền thu nhặt những y phục và các vật dụng của mình chứa vào một rương, còn chăn màn thì bọc làm một bó. Thu xếp vừa xong thì phu kiệu đã đến.Thúy Kiều bảo phu kiệu đặt cái rương và bó chăn màn vào trong kiệu.
Phu kiệu nói:
- Ông Bạc dặn rằng những chăn màn và đồ hành lý không cần đem theo chút nào.
Chủ quán cũng nói:
-Ồng Bạc dặn hãy để những đồ vật ấy ở quán tôi đây, lần khác sẽ đến lấy về!
Thúy Kiều càng ngờ, bèn nói:
- Đây là những vật tuỳ thân của tôi, tự nhiên phải tuỳ ý tôi, không ai ngăn trở được hết!
Bèn giục phu kiệu cứ đặt hành lý vào kiệu, rồi từ biệt chủ quán lên đường. Đi hàng nửa ngày mới đến trước một ngôi nhà và dừng lại ở đó.
Thúy Kiều để ý không trông thấy Bạc Hạnh ra đón, chỉ thấy một mụ chừng ngoài ba mươi tuổi chạy đến bên kiệu, nói:
- Cô Vương! Mời cô vào trong này ngồi.
Thúy Kiểu nhìn mụ, thây bộ dạng quả là một mụ đầu lầu xanh, tự biết nghiệp chướng chưa dứt, khó bề trốn thoát, nên đáp lại ngay.
- Xin mẹ đưa giúp hành lý vào nhà cho con!
Người đàn bà đó bèn đem đồ đạc, gọi Thúy Kiều theo. Thúy Kiều xuống kiệu, theo mụ vào nhà, thấy bên trong có mấy cô gái đứng đó thì lòng càng phát nghi. Vào tới nhà trong, liền nói:
-Xin mời mẹ ngồi lên cho con bái kiến!
Mụ kia vui mừng nói:
- Con ơi không cần lạy.
Thúy Kiều sụp mình lạy bốn lạy.
Thì ra mụ này chính là mụ khách, mụ ta liền hỏi:
-Tại sao con biết là người ta bán con?
Thúy Kiều nói:
-Con thấy hành động của hắn rất là khác thường cho nên đã biết. Chẳng biết mẹ đã mua con hết bao nhiêu lạng bạc?
Mụ khách nói:
-Hai trăm bốn mươi lạng!
Thúy Kiều thở dài nói:
-Lời gấp mười rồi đấy!
Mụ khách gạn hỏi đầu đuôi. Thúy Kiều kể lại một lượt. Mụ khách nói:
-Hắn dụng tâm đến như thế, may mà con có kiến thức mang được hành lý theo về. Nay mẹ cũng không làm khó dễ gì cho con vậy con phải cố gắng giúp mẹ làm ăn.
Thúy Kiều nói:
- Như thế đủ thấy nghiệp chướng của con chưa hết nên lại vào đây. Thôi con cũng không mơ tưởng hão huyền nữa.
Mụ khách nghe thấy Thúy Kiều nói vậy, lấy làm vừa ý bằng lòng lắm.
Còn Bạc Hạnh nắm được số tiền tránh đi nơi khác. Đợi cho Thúy Kiều đi khỏi mới trở về quán trọ, thấy những đồ dạc hành lý của Thúy Kiều đã đem đi rồi thì dẫm chân nói:
-Thật là lợi mụ khách, bốn mươi lạng bạc đồ quần áo trang sức!
Ý muốn đến nhà mụ khách đòi, lại sợ gặp Thúy Kiều sẽ xảy ra việc lôi thôi nên đành chịu, bèn thu xếp hành lý trở về Vô Tích.
Lại nói, Thúy Kiều lại rơi vào chốn lầu xanh, tự than mệnh bạc. Hồi trước đã được tòng lương, chịu bao nỗi lầm than khổ ải, nay lại rơi vào chốn cũ lầu xanh, há chẳng là số mệnh hay sao? Số mệnh đã nhất định phải như thế nên cũng không mơ tường hão huyền gì nữa. Từ buổi bắt đầu tiếp khách, chẳng qua là mấy người cầu vui ở mình thì mình cũng mượn người khiển hứng, lời ca suốt sáng, trận cười thâu đêm, tiếng tăm lừng lẫy một vùng.
Hồi ấy có một tay hảo hán họ Từ, tên Hải, hiệu Minh Sơn,vốn người đất Việt, tâm tính khoáng đạt,độ lượng lớn lao, coi phú quý như lông hồng, nhìn người đời tựa cỏ rác, và lại anh hùng rất mực tinh thông lược thao. Lúc thiếu thời cũng có học tập khoa cử, vì không đỗ đạt mới bỏ đi làm nghề buôn, của cải dư dật, lại thích kết giao bè bạn. Nghe nói Thúy Kiều là trang tài sắc, lại có tính tình hào hiệp khảng khái, Từ Hải bèn đến thăm chơi. Mụ khách biết Từ Minh Sơn là tay hảo hán, nay bỗng thấy chiếu cố đến nhà mình, vội gọi Thúy Kiểu ra tiếp.
Bốn mắt nhìn nhau đều có phần trìu mến. Minh Sơn nói:
- Nghe đồn khanh ở đây đã một năm rồi mà chưa một lần ai được lọt vào mắt, có phải thế không?
Thúy Kiều nói:
-Người ta đồn vậy là quá đáng. Thiếp tìm người gửi của, trông mặt đặt tên, cho nên không khinh suất mà uỷ thác can trường cho phường tục tử thì có đấy. Còn như trong con mắt mà không kể gì kẻ ngu người hiền thì tha thứ làm sao được?
Minh Sơn nói:
-Nếu như thế thì khanh cũng như câu thơ cũ đã nói: "Can trường nào biết ai cùng gửi - khiến người lại nhớ Bình Nguyên Quân". Phỏng như bỉ nhân đây, muôn phần liệu có được một giống như Bình Nguyên Quân không?
- Anh hùng đại độ, chàng đáng là bậc dị nhân ở đất Thái Nguyên, chớ Bình Nguyên Quân cũng không khoáng đạt đến như thế!
Minh Sơn cười, nói:
- Khanh xem xét anh hùng trong chốn trần ai, chớ có nhận lầm nhé!
Thúy Kiều nói:
- Đôi mắt biết anh hùng này của thiếp há không nhận đúng được.
Minh Sơn nói:
-Hay lắm! Từ Hải này hôm nay gặp được người tri kỉ rồi đây!
Liền bảo chủ nhà đặt tiệc rượu cùng Thúy Kiều ăn uống chuyện trò, rồi lưu lại nghỉ đêm. Thúy Kiều bèn đem việc chung thân của mình ra phó thác cho Từ. Từ cũng khảng khái coi đó là trách nhiệm của mình.
Hôm sau, Từ đưa ra hai trăm lạng vàng làm tiền chuộc mình cho Thúy Kiều và tìm thuê một nơi cho Thúy Kiều ở, lại mượn một thị nữ để hầu hạ. Thúy Kiều nói:
- Sao chàng không đưa thiếp về quê nhà mà còn gây thêm bếp núc ở đây?
Từ Minh Sơn nói:
- Khanh nói như thế, có thể nói là không bằng nàng Chuyển Ngọc rồi. Chuyển Ngọc đòi mười vị triều quan làm mối mới chịu lấy Hách sinh, thì ta đây há lại không thể đem mười vạn binh đến đón nàng à? Bây giờ hãy ở tạm đây, chỉ trong vài ba năm ta sẽ đón nàng vu quy với những đao to, búa lớn, gươm tuốt, cung giương, hậu ủng, tiền hô, muôn quân ngàn ngựa, tức là cái lúc Từ Hải này đắc chí đó. Lúc ấy nàng sẽ rót rượu ở vùng Đông Nam để mừng cho ta. Chứ như nay, ta chỉ trơ trọi một mình, thì đưa nàng nào biết về đâu?
Thúy Kiều nghe nói mới vỡ lẽ. Từ Hài bèn dựng một toà nhà để cùng ăn ở với Thúy Kiều. Vợ chồng đoàn tụ chừng nửa năm, Từ Hải liền từ biệt Thúy Kiều ra đi.
Không biết sau khi đi thế nào, xin xem hồi sau phân giải.
Đúng là hồng nhan đa truân |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 4 trong tổng số 5 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |