Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?        Empty
Bài gửiTiêu đề: An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?    An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?        I_icon13Wed 06 Nov 2019, 08:01

An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?

Vũ Bình Lục

Chúng ta thường nói: Nước ta có lịch sử lâu dài, hơn bốn ngàn năm. Nói thế là đúng, nếu như cộng các đời vua Hùng hơn 2000 năm với các triều đại tiếp theo đến ngày nay, hơn 2000 năm nữa, mặc dù dân tộc ta đã trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc, nghĩa là phụ thuộc người phương Bắc, bị Bắc triều đô hộ. Phần đông dân ta chỉ là nghe nói thế thôi, nên nhiều người còn nửa tin nửa ngờ, đơn giản vì lịch sử nước ta hồi ấy có thấy chính sử ghi chép kỹ càng gì lắm đâu?

Khoảng hơn hai ngàn năm qua các đời vua Hùng, nếu “chia chác” chi ly ra thì phải là nhiều hơn 18 đời như ngày nay ta vẫn nói thế. Gạt bỏ những lớp vỏ huyền tích xa xưa, nếu tính từ vua Hùng thứ nhất là con trai của Lạc Long Quân và bà Âu Cơ, cháu nội Kinh Dương Vương, thì các đời vua Hùng quả thật có hơn hai ngàn năm lịch sử. Đọc bài Đại Việt thông giám tổng luận của quan Thiếu bảo Lễ bộ thượng thư Đông các đại học sĩ kiêm Quốc tử giám tế tửu tri Kinh diên sự là Đôn thư bá Lê Tung (Tên thật là Dương Bang Bản, quê Hà Nam) viết, thì các đời vua Hùng được ghi như sau:

“Hùng Vương nối nghiệp của Lạc Long, chăm ban đức huệ, để vỗ yên dân, chuyên nghề làm ruộng, chăn tằm, chẳng có can qua chinh chiến, con cháu nối dòng đều gọi là Hùng Vương, phúc gồm 18 đời, năm trải hơn 2000 năm; buộc nút dây mà làm chính trị, dân không thói gian dối, có thể thấy được phong tục thuần hậu quê mùa vậy. Đến vua sau (tức vua cuối cùng) đức kém, lười chính sự, bỏ việc vũ bị không sửa, ham mê tửu sắc làm vui, binh nước Thục vừa đến thì quốc thống mất”.

Thế là Thục Phán, hậu duệ của nước Thục (ở khoảng Tứ Xuyên Trung Quốc bây giờ) đã đem quân xâm chiếm nước Văn Lang của Hùng Vương, rồi hợp nhất bộ tộc Tây Âu của ông ta với tộc Lạc Việt của Hùng Vương, thành bộ tộc Âu Lạc, rồi lên làm vua, xưng là An Dương Vương, chuyển đô từ Bạch Hạc xuống Phong Khê, xây thành ốc Cổ Loa, nay thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Cũng cần nói thêm rằng: Tổ tiên của Thục Phán, tức nước Thục, đã bị nhà Tần diệt từ năm 360 TCN. Con cháu nhà Thục sống sót chạy xuống phương Nam, nương náu ở vùng núi Cao Bằng, một phần xuống đến tỉnh Yên Bái của nước ta bây giờ. Thục Phán là người nước Thục, chiếm nước của vua Hùng, làm vua được 50 năm, sau bị Triệu Đà diệt. Về nhân vật Thục Phán (An Dương Vương), bài Tổng luận của sử thần Lê Tung (Dương Bang Bản) viết:

“An Dương Vương, phía Tây thì dời sang Ba Thục, phía Nam thì diệt vua Hùng Vương, đóng đô ở Loa Thành, giữ nước Âu Lạc, nhờ được nỏ móng rùa, đánh lui quân nhà Tần, quen mui đánh được, yên vui sinh kiêu, quân Triệu (Đà) đến đánh mà cõi bờ không thể giữ”
.

Tóm tắt thế thôi, chứ sự thực ra thì An Dương Vương Thục Phán cuối đời bê tha hưởng lạc, lại thêm kiêu căng hồ đồ. Ông ấy đã nghe lời dèm pha của bọn gian thần, giết các Lạc Hầu Lạc Tướng trung thành như Nồi Hầu, Đinh Toán… Ngay cả bậc lão trượng, đệ nhất công thần giúp An Dương Vương xây dựng thành Cổ Loa, chế Nỏ Thần là Tướng quân Cao Lỗ (quê xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh bây giờ) cũng bị nghi oan mà chết, đời sau tôn làm Cao Lỗ Vương. An Dương Vương mới chính là kẻ làm mất nước vậy! Sử nước ta không có lời nào khen ngợi ông vua người nước Thục này.

Về nhà Triệu, cũng bài Đại Việt thông giám tổng luận của Lê Tung nói trên ghi:

“Triệu Vũ Đế nhân loạn nhà Tần, chiếm lấy đất Lĩnh Biểu, đóng đô ở Phiên Ngung (thuộc tỉnh Quảng Đông bây giờ-VBL), cùng với Hán Cao Tổ (Lưu Bang-VBL) đều làm đế một phương, có lòng nhân thương dân, có mưu trí giữ nước, vũ công khiến Tàm Tùng (Tên vua nước Thục ngày xưa, sau xưng là Thục Vương, dạy dân trồng dâu nuôi tằm) phải kinh sợ, văn giáo khiến Tượng Quận được chấn hưng; lấy thi thư mà biến đổi tục nước, lấy nhân nghĩa mà cố kết lòng người; dạy dân cày trồng, nước giàu binh mạnh. Đến như các việc sai sứ (sang nhà Hán) thì lời rất khiêm tốn, Nam Bắc giao hoan, thiên hạ vô sự, hưởng nước hơn trăm năm, đáng là bậc vua anh hùng tài lược. Văn Vương (con Trọng Thuỷ-VBL) là đích tôn của Vũ Đế nối giữ nghiệp cũ, phàm các chế độ điển chương, hết thảy đều tuân theo phép cũ của vua trước, lấy nghĩa mà cảm nước láng giềng, đánh lui quân địch, giữ yên biên cương, cũng là bậc vua nối nghiệp giữ nền vậy!”…

Triệu Đà, tức Triệu Vũ Đế, tổ tiên là người Chân Định, Trung Quốc. Ông ấy nhân loạn nhà Tần mà chiếm lấy đất Lĩnh Biểu, tức bao gồm phần đất đai của người Bách Việt (hàng trăm tộc Việt), thuộc phía nam núi Ngũ Lĩnh, xưa gọi là đất Lĩnh Ngoại (ngoài Ngũ Lĩnh), tức các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, đến bán đảo Hải Nam của Trung Quốc bây giờ. Hàng trăm tộc Việt (Bách Việt), mà Triệu Vũ Đế cai quản, trong đó có người Việt của nước ta bây giờ, gọi chung là nước Nam Việt. Triệu Đà lãnh đạo dân Bách Việt, chống nhau với nhà Hán, các cụ ta xưa tôn vinh Triệu Vũ Đế là người dựng nước độc lập đầu tiên là có lý do lịch sử của nó.

Triệu Đà tuy gốc ở Chân Định, nhưng cả đời ông ấy sống với người Việt, lấy vợ Việt, con cháu nối tiếp nhau là sự hoà hợp của hai dòng máu. Làm Hoàng đế một phương, chắc Triệu Vũ Đế không chỉ có một bà vợ. Nhưng Triệu Đà có một bà vợ họ Trình, quê huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình bây giờ. Đền thờ Triệu Vũ Đế ở Kiến Xương vẫn còn đó. Hằng năm, vào ngày 1.4, dân địa phương vẫn tổ chức lễ hội để tuởng nhớ công lao của Triệu Vũ Đế. Nước Đại Việt ta sau này, hồi ấy chỉ là một quận (Giao Chỉ) của nước Nam Việt mà thôi. Triệu Vũ Đế làm vua 71 năm, thọ 121 tuổi.

Nhà Triệu bị nhà Hán thôn tính, nước Nam Việt trở thành đất đai của nhà Hán. Năm 40 sau công nguyên, hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị khỏi nghĩa giành độc lập. Về sự kiện này, bài Tổng luận của Lê Tung chép:

“Kịp đến Trưng Vương là dòng dõi Hùng Vương, chị em đều có tiếng dũng lược, căm giận về chính lệnh hà ngược của Tô Định (Thái thú quận Giao Chỉ-VBL), hăng hái đem người các bộ, nổi quân hùng mạnh, lừng lẫy uy danh, quận huyện hưởng ứng, cho nên lấy được 65 thành ở Lĩnh Ngoại (tức đất đai Nam Việt cũ thời nhà Triệu-VBL), thu lại hết đất cũ Nam Việt, cũng là bậc hào kiệt trong nữ lưu. Song vì trời không giúp họ Lạc, nên quân nhà Hán sang lấn, nếu bấy giờ có vua anh hùng tài lược, thì nhà Hán đâu dám nhòm ngó đến đèo Mai Lĩnh”.


Bàn về sự thất bại của Hai Bà Trưng, các sử gia ngày trước bình luận ở hai điểm chủ yếu. Thứ nhất là đèo Mai Lĩnh trước đó đã bị nhà Hán chiếm mất. Đây chính là con đèo rất hiểm trở, có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng, là cửa ngõ mà nhà Hán có thể nhòm ngó xuống nước Nam Việt của ta. Mất đèo Mai Lĩnh thì Hai Bà Trưng khó có thể giữ được thành quả chiến đấu của mình. Thứ hai là vua đàn bà, không thực sự có tài thao lược lớn, nên mới mau chóng bị thua. Nguyễn Trãi có hơn ba năm phiêu dạt bên Tàu, chưa rõ vì lý do gì, nhưng ông cũng đã từng qua con đèo Mai Lĩnh, còn có tên khác là đèo Đại Dũ này. Ông viết: “Đi hết Mai quan mà không thấy cây mai nào cả”… Đèo này, Tể tướng nhà Đường là Trương Cửu Linh, đồng thời là một nhà thơ lớn, cho mở mang rộng rãi, rồi trồng rất nhiều cây mai, nên mới có tên là đèo Mai Lĩnh, cũng là biên giới giữa nhà Hán và Nam Việt của ta trước đó. Trong 65 thành mà hai Bà Trưng chiếm lại, chủ yếu nằm trên đất Lưỡng Quảng của Trung Quốc ngày nay. Hiện đền thờ Hai Bà Trưng rải rác khắp mọi nơi bên đất Lưỡng Quảng, biểu thị niềm tôn kính của nhân dân Bách Việt đối với sự nghiệp vĩ đại của Hai Bà Trưng. Ngay như ở thời Quang Trung Hoàng đế nước Đại Việt thế kỷ 18, cũng đã có chủ trương đòi lại Lưỡng Quảng bằng ngoại giao và thậm chí, bằng cả võ lực nếu cần thiết, bởi đất ấy là đất đai của người Nam Việt xưa kia. Chỉ tiếc rằng Nguyễn Huệ chẳng may mất sớm, sự nghiệp còn dở dang.

Vậy, xem xét công nghiệp của hai ông Thục Phán An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, ai hơn? Chẳng cần phải bàn luận chi nhiều, cũng đã thấy rõ. Chúng tôi nêu thêm một số căn cứ để minh họa thêm về sự nghiệp dựng nước của Triệu Vũ Đế để bạn đọc cùng tham khảo.

1.Về sự thật được ghi trong chính sử nước ta

– Thục An Dương Vương thuộc dòng dõi nước Thục bên Tàu. Ông ta cũng là một tay dũng lược, làm thủ lĩnh bộ tộc Tây Âu, nhiều năm đánh nhau với vua Hùng. Con rể vua Hùng là Nguyễn Tuấn (tức Tản Viên) đánh nhau với Thục Phán nhiều trận. Vua Hùng suy yếu rồi mất nước. Thục Phán cai trị nước Văn Lang 50 năm. Sử ta không thấy câu nào khen ngợi công nghiệp của An Dương Vương cả.

– Triệu Vũ Đế, tổ tiên cũng là người Hán, nhưng ông ấy đã sống với người Việt, đã thành người Việt (Việt hoá), lấy vợ Việt, thụ hưởng văn hoá thuần phác của các tộc Việt ở phương Nam, lập ra nước Nam Việt, lãnh đạo người Bách Việt chống nhau với nhà Hán, khôn khéo lấy sách lược “Nội cương ngoại nhu”, bảo vệ được đất nước, tồn tại mạnh mẽ tới hơn trăm năm. Đến đời chắt của Triệu Đà (Ai Vương) thì suy yếu, lại thêm Hoàng hậu họ Cù là người Hán mưu toan dâng nước Nam Việt cho nhà Hán, nên Tể tướng Lữ Gia dù cố gắng mấy cũng không bảo toàn được Nam Việt. Công lao dựng nước của Triệu Vũ Đế được chính sử nước ta hết lời ca ngợi, xem ông là vị vua dựng nước đầu tiên.

2. Nước Nam Việt trong văn chương


Chỉ nêu vài ví dụ: Diễn ca của các cụ ta xưa về cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng có câu: “Đô thành đóng cõi Mê Linh / Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta”… Ghi việc Hai Bà Trưng đã giải phóng toàn bộ đất đai của người Bách Việt, gồm Quảng Đông, Quảng Tây đến bán đảo Hải Nam của Trung Quốc ngày nay, chứ không phải chỉ có đất đai của nước Đại Việt sau này (Đời Hậu Lý – 1009-1226- mới có quốc hiệu Đại Việt). Phần lớn đền thờ Hai Bà Trưng là ở Lưỡng Quảng của Trung Quốc bây giờ.

Đời Trần (1226-1400), Trương Thiếu Bảo (Trương Hán Siêu) có bài “Bạch Đằng giang phú” nổi tiếng, đoạn mở đầu, Trương Hán Siêu viết rằng ông đã học theo Tử Trường (Tư Mã Thiên) cái thú thích tiêu dao, rằng ông cũng đã từng đi chơi khắp đó đây, “Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt / Nơi có người đi đâu mà chẳng biết”, rồi ông lại “Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều / Đến sông Bạch Đằng thuyền bơi một chèo / Bát ngát sóng kình muôn dặm / Thướt tha đuôi trĩ một màu Nước trời một sắc / Phong cảnh ba thu”… Đó không chỉ là một cuộc du chơi trong văn chương có tính ước lệ, mà còn dựa trên những cơ sở hiện thực lịch sử, rằng đó là vùng đất, là quê hương muôn đời của người Bách Việt. Khi Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ốm nặng, vua Trần Anh Tông (Con rể) đến thăm và hỏi rằng nếu chẳng may ngài mất đi, giặc phương Bắc lại sang lấn cướp thì kế sách giữ nước như thế nào. Hưng Đạo Vương nói rằng: “Ngày xưa, Triệu Vũ Đế dựng nước, vua Hán cho quân đánh thì nhân dân làm kế thanh dã (Kế “vườn không nhà trống”) rồi đem đại quân từ Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường sa, dùng đoản binh úp đằng sau, đó là một thời”!…

Thế kỷ 15, Nguyễn Trãi viết trong “Bình Ngô đại cáo” như thế này: “Như nước đại Việt ta từ trước / Vốn xưng nền văn hiến đã lâu / Núi sông bờ cỡi đã chia / Phong tục Bắc Nam cũng khác (Bắc: chỉ Trung Quốc; Nam, chỉ phương Nam, tức Nam Việt xưa). Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập / Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương / Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau / Song hào kiệt đời nào cũng có!” (Duy ngã Đại Việt chi quốc / Thực vi văn hiến chi bang / Sơn xuyên chi phong vực ký thù / Nam Bắc chi phong tục diệc dị / Tự Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc / Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương / Tuy cường nhược thời hữu bất đồng / Nhi hào kiệt thế vị thường phạp). Thế nghĩa là Nguyễn Trãi vẫn tôn trọng lịch sử, nói đúng sự thật lịch sử. Sách giáo khoa của ta khoảng vài chục năm trước vẫn in đầy đủ bản Đại cáo bình Ngô có chữ Triệu, đối với chữ Hán ở câu sau, nhưng Giáo sư Bùi Văn Nguyên lại chú thích: “Có lẽ Nguyễn Trãi nhầm”. Thật là lửng lơ quá. Nguyễn Trãi quyết không nhầm. Chỉ có con cháu đời sau là nhầm lẫn mà thôi! Sách giáo khoa Trung học phổ thông khoảng mấy năm trước, vẫn in đầy đủ theo nguyên tác, nghĩa là có chữ “Triệu”, nhưng lờ đi không chú thích gì nữa. Chúng tôi hiểu sự bế tắc này có căn nguyên ở đâu, nên phần nào thông cảm với với các nhà làm sách giáo khoa. Tuy nhiên, lịch sử thì không thể có sự “thông cảm” được.

3. Trong đời sống tâm linh của nhân dân ta

– Theo các nhà nghiên cứu lịch sử thì hầu hết các bi ký, ngọc phả, thần phả ở các đền miếu hai bên bờ sông Đà, đều thờ các vị tướng của vua Hùng chống giặc Thục (Phán).

– Tài liệu khảo sát mới công bố gần đây của tác giả Phạm Quý Mùi trên tạp chí Xưa & Nay, số 426, tháng 4-2014 cho hay: Trong tổng số 15 ngôi đình đền được khảo sát ở tỉnh Hải Dương, cụ thể như sau: Có 1 đền thờ vua Hùng Duệ Vương ở Cẩm giàng. 1 đền thờ ở Cẩm Giàng thờ tướng giúp vua Hùng đánh Triệu Đà (Tôi nghĩ là tướng của Thục An Dương Vương thì đúng hơn. Làm gì còn tướng của vua Hùng khi Thục Phán đã diệt vua Hùng từ mấy chục năm trước?). 2 ngôi đền ở huyện Chí Linh thờ Cao Lỗ Vương, người chỉ đạo xây Loa Thành và chế máy bắn tên hàng loạt, mỗi lần bắn ra diệt hàng trăm địch, truyền thuyết cho đó là Nỏ Thần). Riêng bia đình thôn Lễ Quán (Nay thuộc thành phố Hải Dương) thì thờ An Dương Vương, vì đây là địa phương mà An Dương Vương khi bị Triệu Đà truy đuổi chạy qua đây, có để lại 200 lạng bạc và dặn dân làm đền thờ sau khi ông ta bỏ nước chạy ra biển tự tử. Số còn lại gồm 10 ngồi đình đền ở các huyện Gia Lộc, Chí Linh, Cẩn Giàng, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Ninh Giang… đều thờ các tướng của vua Hùng đánh nhau với giặc Thục (Thục Phán). Chỉ cần nhìn vào con số thống kê trên đây ở tỉnh Hải Dương thôi, chúng ta đã thấy rõ lòng dân đối với An Dương Vương như thế nào. Trong đời sống tâm linh, An Dương Vương đối với nhân dân nước ta chưa có gì đáng kể, lý do là vì ông ta cướp nước Văn Lang của vua Hùng. Năm mươi năm cai trị của An Dương, chưa nói lên được điều gì lớn đối với dân ta, ngoài công lao chế tác vũ khí và xây thành ốc của tướng quân Cao Lỗ, còn lại, chỉ là những kỷ niệm đau buồn. Trên khắp nước Đại Việt ta, theo chỗ chúng tôi được biết, không ở đâu có lễ hội tưởng nhớ An Dương Vương cả.

Nhưng đến khi Triệu Vũ Đế thôn tính được An Dương Vương, thì dân ta lại hưởng thái bình thịnh trị hàng trăm năm, đặc biệt là không bị Hán hoá, không bị Trung Quốc đồng hoá, cho dù ta chỉ là một phần của cộng đồng các dân tộc Bách Việt ở phía Nam Ngũ Lĩnh, tức nước Nam Việt. Ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, hàng năm vẫn có lễ hội tưởng nhớ công lao của Triệu Vũ Đế.

Sử ta từ khi được chép vào sách vở, đều xem Triệu Vũ Đế là vị vua dựng nước đầu tiên. Các đời vua Hùng Vương lập nước, tồn tại khoảng hơn 2000 năm, sau bị Thục Phán đánh bại, chính sử không thấy chép kỹ càng, Đại Việt sử ký toàn thư chép ở phần ngoại kỷ, tức là theo truyền thuyết mà chép đại khái thế thôi. Trong khi đó, nhà Triệu được chép trang trọng vào phần “bản kỷ”, được thừa nhận là triều đại dựng nước đầu tiên. Thời các vua Hùng Vương, nước ta có chữ viết hay chưa? Có thể tin là đã có chữ viết, ví như “hoả tự” (chữ hình ngọn lửa) ngày nay đang được nghiên cứu. cho rằng đó là chữ viết của người Việt cổ. Sau hàng ngàn năm Bắc thuộc, chữ viết của người Việt cổ dần bị Bắc triều tiêu huỷ, đến nỗi mất cả tăm tích, thay thế bằng chữ Hán từ thời Sĩ Nhiếp (Sĩ Vương) đô hộ. Tuy nhiên, những chứng tích vật thể còn tồn tại đến bây giờ, ví như trống đồng Đông Sơn chẳng hạn, đã cho thấy trình độ văn minh của người Việt đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ như thế nào. Một dân tộc đã làm ra trống đồng tinh vi như thế, lại hàm ẩn trong các họa tiết hoa văn chạm khắc đến mức tuyệt vời bề sâu văn hoá và tâm hồn của một dân tộc, không thể nói là không có hoặc chưa có chữ viết! Chữ Hán được sử dụng làm văn tự chính thống ở nước ta, đến khi có chữ Quốc ngữ ra đời… Nhà Minh đánh bại nhà Hồ (1407), Minh Thành Tổ ra lệnh cho các tướng nhà Minh phải triệt để tiêu hủy nền văn hóa của nước ta. Sau đó, hắn còn chỉ thị tiếp tục tiêu hủy đến cùng văn hóa nước ta, từ sách vở đến bia ký. Tội ác của chúng trời không dung đất không tha, quỷ thần đều căm giận.

4. Vậy sai lầm bắt đầu từ đâu?

Đây là lời của quan Tham tụng Lại bộ thượng thư kiêm Đông các đại học sĩ thiếu bảo, Yên quận công Phạm Công Trứ viết trong bài (tựa) cuốn “Đại Việt sử ký tục biên”, năm Ất Tỵ 1665: “…Hãy thử xét xem. Ngày xưa Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử viện giám tu là Lê Văn Hưu vâng mệnh Trần Thái Tông chép bộ “Đại Việt sử ký” bắt đầu từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng và sử quan Phan Phu Tiên vâng mệnh Nhân Tông của bản triều (tức triều Hậu Lê) chép nối bộ “Đại Việt sử ký” từ Trần Thái Tông đến khi người Minh trở về nước, nghĩa lớn khen chê đã rành rành ở lời công luận của bút chép sử …Vào khoảng năm Hồng Đức thứ 10 (1479) sai Lễ bộ tả thị lang kiêm Quốc tử giám tư nghiệp Ngô Sĩ Liên biên soạn bộ “Đại Việt sử ký toàn thư”. Tiếp đến Tương Dực Đế năm Hồng Thuận thứ 3 (1511) sai Binh bộ thượng thư kiêm Quốc tử giám tư nghiệp kiêm sử quan đô tổng tài là Vũ Quỳnh biên soạn bộ “Đại Việt sử thông giám”, chép từ Hồng Bàng Thị đến 12 sứ quân, tách làm “ngoại kỷ”, từ Đinh Tiên Hoàng đến năm đầu Thái Tổ cao hoàng đế bản triều mới lại định thiên hạ làm “bản kỷ”… Đến năm Hồng Thuận thứ 6 (1514) lại sai Thiếu bảo Lễ bộ thượng thư Đông các đại học sĩ kiêm Quốc tử giám Tế tửu tri Kinh diên sự là Đôn thư bá Lê Tung soạn bài “Đại Việt sử thông giám tổng luận”. Trong bài “Phàm lệ về việc biên soạn sách Đại Việt sử ký toàn thư”, tác giả viết : “Sách này làm ra, gốc ở hai bộ ‘Đại Việt sử ký’ của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên, tham khảo với Bắc sử, dã sử, các bản truyện chí và những việc nghe thấy truyền lại, rồi khảo đính biên chép mà thành. Chép bắt đầu từ Ngô Vương, vì Vương là người nước Việt đương lúc Nam Bắc phân tranh đã dẹp loạn dựng nước để nối đại thống với Hùng Vương và Triệu Vũ Đế. (Nay theo “Bản kỷ toàn thư” của Vũ Quỳnh, bắt đầu từ Đinh Tiên Hoàng, là để nêu rõ mối đại thống nhất)”.

Xem thế đủ biết các cụ ta xưa không hề sai lầm. Các cụ vẫn xem Triệu Vũ Đế (Triệu Đà) là sự tiếp nối của vua Hùng, chứ không hề nói đến ngài Thục Phán An Dương Vương! Việc chia ra từng phân khúc, khi xếp vào “ngoại kỷ” hoặc “bản kỷ”, chỉ là để “nêu rõ mối đại thống nhất”, theo thiên kiến của tác giả các bộ sách sử mà thôi. Tuyệt nhiên không có việc phủ định quá khứ oai hùng của Triệu Vũ Đế, như một niềm tự hào vốn đã có từ bao đời, trong lịch sử, trong văn chương, trong đời sống tâm linh của người Bách Việt, kế đó là của người Đại Việt ta!

Chúng ta đã có một thời giáo dục sai lịch sử, khi cho rằng Triệu Đà (Triệu Vũ Đế) là giặc, lại còn xem An Dương vương là vua của nước ta, đúc tượng đồng thờ ông ấy ở Cổ Loa, đặt tên đường ở khắp nơi, trong Nam ngoài Bắc. Con cháu đời sau cứ thế mà nối tiếp cái sự nhầm lẫn đến tệ hại này. Rồi không biết sẽ còn sai lầm đến đâu nữa. Tôi cho rằng đã đến lúc thẳng thắn nhìn lại lịch sử, viết cho đúng lịch sử, đừng nên làm nó méo mó đi, bởi như thế là bất nhẫn với tiền nhân, có tội với tiền nhân và con cháu chúng ta. Rất mong được các nhà làm sử, dạy sử quan tâm chỉnh sửa sai lầm rất đáng tiếc này.

Vũ Bình Lục

Đăng lại từ trang Văn Hiến Việt Nam

(nguồn: trithucvn)

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?        Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?    An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?        I_icon13Thu 07 Nov 2019, 08:32

Những nỗi oan của một vị vua Việt mang tên Triệu Đà

Bách Việt trùng cửu

Trong sử Việt có lẽ không có vị đế vương nào lại phải chịu tiếng oan ức như Triệu Vũ Đế. Oan không phải vì những gì Triệu Vũ Đế đã làm, mà vì các sử gia Việt mắt mờ, bị sử Tàu đánh tráo khái niệm, đánh tráo thời gian, biến một vị đế vương oai hùng đầu tiên của nước Nam người Việt thành một người Tàu xâm lược, thâm độc…


An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?        Trieud10

(Ảnh minh họa: Trí Thức VN)


Nỗi oan thứ nhất: Triệu Đà là người phương Bắc


Sử ký Tư Mã Thiên chép: Vua Nam Việt họ Triệu tên là Đà người huyện Chân Định, trước làm quan úy. Thông tin thư tịch chỉ có vậy, thế mà không biết căn cứ vào đâu sách vở lại chú thích huyện Chân Định đời Tần “nay là” huyện Chính Định, Hà Bắc, Trung Quốc (?). Triệu Đà bị biến thành người nước Triệu thời Chiến Quốc, quê gốc Hà Bắc.

Tần Thủy Hoàng bản kỷ chép: Năm thứ 33 Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải, cho những người bị đày đến đấy canh giữ. Ở phía Tây Bắc đánh đuổi Hung Nô từ Du Trung dọc theo sông Hoàng Hà đi về đông đến Âm Sơn tất cả 34 huyện, xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giã xây đình và thành lũy ở đấy để đuổi người Nhung và đưa người bị đày đến đấy để ở và lần đầu những nơi này trở thành huyện.

Cùng năm Tần đánh Việt thì Mông Điềm mới vượt sông Hoàng Hà đánh Hung Nô và người Nhung, lập các huyện mới. Vậy đất Hà Bắc, tức là Bắc sông Hoàng Hà, tới lúc này mới lọt vào tay Tần, lấy đâu ra ông Triệu Đà người Hà Bắc lại cùng năm đó làm tướng Tần đánh Việt được?

Nam Việt Úy Đà liệt truyện chép: Bấy giờ nhà Tần đã chiếm cả thiên hạ, cướp lấy đất Dương Việt, đặt ra các quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận. Như vậy thời kỳ này đất Giao Chỉ đã nằm trong đất nhà Tần. Huyện Chân Định hoàn toàn có thể nằm ở chính Giao Chỉ chứ không đâu xa. Sự thật thì huyện Chân Định thời Tần là ở đất Thái Bình ngày nay. Chân Định là tên cũ của huyện Kiến Xương, mãi tới thời Thành Thái (1889) mới đổi là huyện Trực Định phủ Kiến Xương tỉnh Thái Bình.


An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?        Trieud11

Đền thờ Triệu Vũ Đế ở Đồng Xâm, Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình.
(Ảnh qua asakicorp.com)


Huyện Kiến Xương nay còn di tích là đền Đồng Xâm tại xã Hồng Thái thờ Triệu Vũ Đế, là bằng chứng rõ ràng rằng Chân Định của Triệu Đà là ở đất Thái Bình chứ không hề ở Hà Bắc, Trung Quốc. Tại Đồng Xâm Triệu Vũ Đế lấy vợ là Hoàng hậu Trình Thị. Như vậy Triệu Đà là người Việt chính gốc, chứ chẳng phải Tần hay Triệu nào ở tận Bắc Hoàng Hà.

Nỗi oan thứ hai: Triệu Đà dẫn quân Tần xâm lược Việt


Nỗi oan giời thấu thứ hai là Triệu Đà bị coi là kẻ xâm lược, đã cầm đầu quân Tần đánh Việt. Gọi là oan vì lần tìm hết các thư tịch cũ đều không hề có sách nào cho biết Triệu Đà đã cầm đầu quân Tần. Chỉ có trong Hoài Nam Tử có đoạn: [Nhà Tần] sai Úy Đà Đồ Thư đem lâu thuyền xuống Nam đánh Bách Việt. Cụm từ “Úy Đà” ở đây bị hiểu thành Triệu Đà. Hóa thành Triệu Đà cùng Đồ Thư đã dẫn quân xuống phương Nam.

Úy Đà là chức vụ của tướng Đồ Thư, với nghĩa như Đô Úy, tức là tướng thống lĩnh quân đội. Úy Đà biến thành tên riêng Triệu Đà dẫn đến nỗi oan chữ nghĩa khó giải của Triệu Vũ Đế.

Nam Việt Úy Đà liệt truyện chỉ chép: Thời Tần, Đà được làm lệnh ở huyện Long Xuyên, thuộc quận Nam Hải. Nếu Triệu Đà là tướng cùng Đồ Thư dẫn mấy chục vạn quân đánh Việt thì sao lại chỉ được làm một huyện lệnh nhỏ nhoi ở Nam Hải?

Huyện Long Xuyên nay là Long Biên, nơi còn đình đền thờ Triệu Vũ Đế tại xã Xuân Quan (Văn Giang, Hưng Yên). Theo sự tích ở đình Xuân Quan thì Triệu Vũ Đế khi đi qua bến sông này đã thấy rồng bay lên nên sau nhân đó đặt tên là… Thăng Long. Đình Xuân Quan được xây trên hành cung cũ của Triệu Vũ Đế, có tên là điện Long Hưng.

Thiên Nam ngữ lục thì chép về Triệu Đà:

Hiệu xưng là Triệu Vũ Hoàng,
Chín lần xem trị bốn phương đẹp lòng.
Long Biên thành hiệu Thăng Long,
Vì xưa rồng dậy dưới sông Nhị Hà.


Triệu Vũ Đế lấy vợ ở đất Chân Định (Kiến Xương – Thái Bình), khởi nghĩa kháng Tần từ đất Long Biên (Thăng Long), hoàn toàn không phải kẻ xâm lược, dẫn quân Tần đánh Việt.

Nỗi oan thứ ba: Triệu Đà lừa lấy lẫy nỏ thần và diệt An Dương Vương


Triệu Đà bị coi là kẻ thâm độc, xâm lược nước ta vì truyền thuyết Việt kể Triệu Đà sau khi đánh An Dương Vương không được, phải giả vờ xin hòa, cho con là Trọng Thủy xin cưới công chúa Mỵ Châu của An Dương Vương và xin ở rể. Trọng Thủy nhân cơ hội đánh tráo lẫy nỏ thần của nước Âu Lạc, rồi tìm cách về nước, dẫn quân sang, đuổi An Dương Vương cùng đường mà phải chém Mỵ Châu và đi vào biển…

Một lần nữa các sử gia Việt đã lấy truyền thuyết ghép nối vào lịch sử, nhưng ghép theo kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia. Thư tịch Trung Hoa không hề có chỗ nào ghi Triệu Đà đánh An Dương Vương cả. Nam Việt Úy Đà liệt truyện chỉ ghi: Cao Hậu mất,… Đà nhân đó dùng uy lực uy hiếp nơi biên giới, đem đồ đạc của cải đút lót các nước Mân Việt, Tây Âu Lạc để bắt họ lệ thuộc mình.

Nếu Triệu Đà là người cầm quân Tần đánh Việt từ năm Tần Thủy Hoàng thứ 33 (214 TCN), lập ra quận huyện đầy đủ rồi, thì làm gì còn An Dương Vương và nước Âu Lạc nào sau đó nữa để mà Triệu Đà phải dụng tâm, khổ kể như vậy?

Các sử gia cho rằng Triệu Đà đã dùng phương sách “Hòa tập Bách Việt”, lấy vợ Việt, cho con trai mình lấy con gái vua Việt để dễ bề cai trị người Việt. Nhưng tất cả chỉ là chuyện kể trong truyền thuyết mà không có sử liệu nào cho biết rằng Triệu Đà đã đánh diệt An Dương Vương. Thậm chí truyền thuyết của người Choang ở Quảng Tây lại kể Trọng Thủy là hoàng tử của nước Tây Âu, cầm gươm “Hòa tập Bách Việt” sang nước Lạc Việt… Trọng Thủy ở đây không phải con của Triệu Đà.

Chuyện Trọng Thủy của nước Tây Âu đánh Lạc Việt đúng ra là chuyện Tần đánh Việt năm 257 TCN. Tây Âu ở đây là Tần. Trọng Thủy là con vua Tần. Nhà Tần còn mang họ Triệu như Tần Thủy Hoàng có tên Triệu Chính, lấy theo họ mẹ là Triệu Cơ. Sự trùng hợp này đã dẫn đến sự hiểu nhầm oan ức rằng Triệu Đà đã phái con sang do thám nước Việt và diệt An Dương Vương.

Bài thơ Khối tình con của Tản Đà nói đến chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy:

Một đôi kẻ Việt người Tần
Nửa phần ân ái nửa phần oán thương.


Mỵ Châu là Việt thì Trọng Thủy là Tần, chứ không phải Triệu. Không phải Triệu Đà đã đánh An Dương Vương, mà là Tần Triệu đã thực hiện chính sách “hòa tập Bách Việt”, lập quận huyện ở trên đất Việt, di dời hàng vạn hộ dân xuống nơi đây.

Nỗi oan thứ tư: Triệu Đà trị vì 70 năm, thọ 121 tuổi


Chính vì “Hội nhà sử” ngày nay quá tin vào những chú dẫn “đểu” của sử Tàu mà không suy xét nên Triệu Đà mới thọ đến 121 tuổi, làm vua 70 năm (từ năm 207 TCN đến năm 137 TCN). Chỉ với tuổi thọ này cũng đủ thấy “nỗi oan” của Triệu Đà to như cái đình mà vẫn được các “học giả” tin sái cổ.

Khi đọc kỹ Sử ký Tư Mã Thiên sẽ thấy có 2 lần Triệu Đà xưng vương. Lần thứ nhất là vào năm Tần Nhị Thế thứ hai (207 TCN) Triệu Đà chiếm lại 3 quận mà Tần lập ra trên đất Việt trước đó (Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải) và tự lập làm Nam Việt Vũ Vương. Lần thứ hai là sau khi Cao Hậu (Lữ Hậu) mất năm 180 TCN Đà uy hiếp Mân Việt và Tây Âu, tự tôn là Nam Việt Vũ Đế.

Theo vậy hóa ra Tây Âu Lạc thì không nằm trong 3 quận mà Tần đã chiếm (Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải)? Điều này vô lý vì sách Hoài Nam tử cho biết: Trong 3 năm, [quân Tần] không cởi giáp dãn nỏ. Giám Lộc không có đường chở lương, lại lấy binh sĩ đào cừ cho thông đường lương để đánh nhau với người Việt. Giết được quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống. Quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống đã bị Giám Lộc, Đồ Thư giết thì sao mãi tới thời Tây Hán vẫn còn Tây Âu?

Tuổi thọ “xưa nay”… không có của Triệu Đà cùng với 2 lần xưng vương và sự vô lý về vị trí nước Tây Âu cho thấy, từ năm 207 TCN đến 137 TCN ít nhất phải có 2 nhân vật, cùng được gọi là Triệu Đà. Triệu Đà thứ nhất là người đã lãnh đạo nhân dân Việt kháng Tần, giành lại đất đai của người Việt mà Tần lập quận huyện trước đó vào năm Tần Nhị Thế thứ ba (207 TCN). Còn Triệu Đà thứ hai nổi lên sau sự kiện Lữ Hậu mất (180 TCN), “mua chuộc” Mân Việt và Tây Âu theo mình. Nói cách khác một Triệu Đà chống Tần, còn một Triệu Đà chống Hán.


An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?        Trieud12

Cột nghi môn điện Long Hưng ở Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên. (Ảnh qua asakicorp.com)


Câu đối ở điện Long Hưng, Xuân Quan nơi thờ Triệu Vũ Đế:

一指已無秦萬里開先閩貉絶
两立何難漢億年倡始帝王基

Hán Việt:

Nhất chỉ dĩ vô Tần, vạn lý khai tiên Mân Lạc tuyệt
Lưỡng lập hà nan Hán, ức niên xương thủy đế vương cơ.


Dịch:

Một vùng vắng bóng Tần, vạn dặm mở ra vời xa Mân Lạc
Hai ngôi sánh cùng Hán, ngàn năm gây nền vững vàng đế vương.


Triệu Đà thứ hai là cháu Triệu Đà thứ nhất và có “mồ mả cha mẹ” ở phương Bắc đúng như Sử ký đã chép. Triệu Đà thứ hai có tên… Triệu Hồ, bởi vì Triệu Hồ không phải Triệu Văn Đế như sử vẫn chép. Chứng cứ rõ ràng là ngôi mộ vua Triệu mới phát hiện ở Quảng Đông vào những năm 1980. Trong mộ có ghi tên Triệu Mạt (hay Muội) và ấn vàng Văn đế hành tỉ (文帝行璽 ), nhưng lại còn có ấn vàng Thái tử (泰子). Như vậy người được chôn ở trong mộ là Văn Đế nước Nam Việt nhưng không phải Triệu Hồ vì Triệu Hồ là hàng cháu của Triệu Đà, không thể có chức Thái tử.


An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?        Trieud13

Ấn “Thái tử”, Ấn “Văn đế hành tỷ” ở mộ Triệu Muội tại Quảng Châu (Ảnh theo Nguyễn Lương).


Với bằng chứng khảo cổ và minh văn phát hiện trong mộ Triệu Văn Đế ở Quảng Đông thế thứ nhà Triệu Nam Việt trở nên rành mạch:

   207 TCN đến 180 TCN: Vũ Vương Triệu Đà
   180 TCN đến 137 TCN: Vũ Đế Triệu Hồ
   137 TCN đến 124 TCN: Văn Đế Triệu Muội
   124 TCN đến 113 TCN: Minh Vương Triệu Anh Tề
   113 TCN đến 112 TCN: Ai Vương Triệu Hưng
   112 TCN đến 111 TCN: Vệ Dương Vương Triệu Kiến Đức.

“Nỗi oan” 121 tuổi, 70 năm trị vì của Triệu Đà nay coi như được giải với 2 đời vua Triệu Vũ Hoàng kế tiếp nhau. Nhưng còn những nỗi oan vì sự vô lý của các sử gia đối với sử Việt thì chắc phải chờ thời gian soi xét…

(Trithucvn)
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?        Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?    An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?        I_icon13Fri 08 Nov 2019, 13:39

Trà Mi đã viết:
An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?

Vũ Bình Lục

Chúng ta thường nói: Nước ta có lịch sử lâu dài, hơn bốn ngàn năm. Nói thế là đúng, nếu như cộng các đời vua Hùng hơn 2000 năm với các triều đại tiếp theo đến ngày nay, hơn 2000 năm nữa, mặc dù dân tộc ta đã trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc, nghĩa là phụ thuộc người phương Bắc, bị Bắc triều đô hộ. Phần đông dân ta chỉ là nghe nói thế thôi, nên nhiều người còn nửa tin nửa ngờ, đơn giản vì lịch sử nước ta hồi ấy có thấy chính sử ghi chép kỹ càng gì lắm đâu?

Khoảng hơn hai ngàn năm qua các đời vua Hùng, nếu “chia chác” chi ly ra thì phải là nhiều hơn 18 đời như ngày nay ta vẫn nói thế. Gạt bỏ những lớp vỏ huyền tích xa xưa, nếu tính từ vua Hùng thứ nhất là con trai của Lạc Long Quân và bà Âu Cơ, cháu nội Kinh Dương Vương, thì các đời vua Hùng quả thật có hơn hai ngàn năm lịch sử. Đọc bài Đại Việt thông giám tổng luận của quan Thiếu bảo Lễ bộ thượng thư Đông các đại học sĩ kiêm Quốc tử giám tế tửu tri Kinh diên sự là Đôn thư bá Lê Tung (Tên thật là Dương Bang Bản, quê Hà Nam) viết, thì các đời vua Hùng được ghi như sau:

“Hùng Vương nối nghiệp của Lạc Long, chăm ban đức huệ, để vỗ yên dân, chuyên nghề làm ruộng, chăn tằm, chẳng có can qua chinh chiến, con cháu nối dòng đều gọi là Hùng Vương, phúc gồm 18 đời, năm trải hơn 2000 năm; buộc nút dây mà làm chính trị, dân không thói gian dối, có thể thấy được phong tục thuần hậu quê mùa vậy. Đến vua sau (tức vua cuối cùng) đức kém, lười chính sự, bỏ việc vũ bị không sửa, ham mê tửu sắc làm vui, binh nước Thục vừa đến thì quốc thống mất”.

Thế là Thục Phán, hậu duệ của nước Thục (ở khoảng Tứ Xuyên Trung Quốc bây giờ) đã đem quân xâm chiếm nước Văn Lang của Hùng Vương, rồi hợp nhất bộ tộc Tây Âu của ông ta với tộc Lạc Việt của Hùng Vương, thành bộ tộc Âu Lạc, rồi lên làm vua, xưng là An Dương Vương, chuyển đô từ Bạch Hạc xuống Phong Khê, xây thành ốc Cổ Loa, nay thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Cũng cần nói thêm rằng: Tổ tiên của Thục Phán, tức nước Thục, đã bị nhà Tần diệt từ năm 360 TCN. Con cháu nhà Thục sống sót chạy xuống phương Nam, nương náu ở vùng núi Cao Bằng, một phần xuống đến tỉnh Yên Bái của nước ta bây giờ. Thục Phán là người nước Thục, chiếm nước của vua Hùng, làm vua được 50 năm, sau bị Triệu Đà diệt. Về nhân vật Thục Phán (An Dương Vương), bài Tổng luận của sử thần Lê Tung (Dương Bang Bản) viết:

“An Dương Vương, phía Tây thì dời sang Ba Thục, phía Nam thì diệt vua Hùng Vương, đóng đô ở Loa Thành, giữ nước Âu Lạc, nhờ được nỏ móng rùa, đánh lui quân nhà Tần, quen mui đánh được, yên vui sinh kiêu, quân Triệu (Đà) đến đánh mà cõi bờ không thể giữ”
.

Tóm tắt thế thôi, chứ sự thực ra thì An Dương Vương Thục Phán cuối đời bê tha hưởng lạc, lại thêm kiêu căng hồ đồ. Ông ấy đã nghe lời dèm pha của bọn gian thần, giết các Lạc Hầu Lạc Tướng trung thành như Nồi Hầu, Đinh Toán… Ngay cả bậc lão trượng, đệ nhất công thần giúp An Dương Vương xây dựng thành Cổ Loa, chế Nỏ Thần là Tướng quân Cao Lỗ (quê xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh bây giờ) cũng bị nghi oan mà chết, đời sau tôn làm Cao Lỗ Vương. An Dương Vương mới chính là kẻ làm mất nước vậy! Sử nước ta không có lời nào khen ngợi ông vua người nước Thục này.

Về nhà Triệu, cũng bài Đại Việt thông giám tổng luận của Lê Tung nói trên ghi:

“Triệu Vũ Đế nhân loạn nhà Tần, chiếm lấy đất Lĩnh Biểu, đóng đô ở Phiên Ngung (thuộc tỉnh Quảng Đông bây giờ-VBL), cùng với Hán Cao Tổ (Lưu Bang-VBL) đều làm đế một phương, có lòng nhân thương dân, có mưu trí giữ nước, vũ công khiến Tàm Tùng (Tên vua nước Thục ngày xưa, sau xưng là Thục Vương, dạy dân trồng dâu nuôi tằm) phải kinh sợ, văn giáo khiến Tượng Quận được chấn hưng; lấy thi thư mà biến đổi tục nước, lấy nhân nghĩa mà cố kết lòng người; dạy dân cày trồng, nước giàu binh mạnh. Đến như các việc sai sứ (sang nhà Hán) thì lời rất khiêm tốn, Nam Bắc giao hoan, thiên hạ vô sự, hưởng nước hơn trăm năm, đáng là bậc vua anh hùng tài lược. Văn Vương (con Trọng Thuỷ-VBL) là đích tôn của Vũ Đế nối giữ nghiệp cũ, phàm các chế độ điển chương, hết thảy đều tuân theo phép cũ của vua trước, lấy nghĩa mà cảm nước láng giềng, đánh lui quân địch, giữ yên biên cương, cũng là bậc vua nối nghiệp giữ nền vậy!”…

Triệu Đà, tức Triệu Vũ Đế, tổ tiên là người Chân Định, Trung Quốc. Ông ấy nhân loạn nhà Tần mà chiếm lấy đất Lĩnh Biểu, tức bao gồm phần đất đai của người Bách Việt (hàng trăm tộc Việt), thuộc phía nam núi Ngũ Lĩnh, xưa gọi là đất Lĩnh Ngoại (ngoài Ngũ Lĩnh), tức các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, đến bán đảo Hải Nam của Trung Quốc bây giờ. Hàng trăm tộc Việt (Bách Việt), mà Triệu Vũ Đế cai quản, trong đó có người Việt của nước ta bây giờ, gọi chung là nước Nam Việt. Triệu Đà lãnh đạo dân Bách Việt, chống nhau với nhà Hán, các cụ ta xưa tôn vinh Triệu Vũ Đế là người dựng nước độc lập đầu tiên là có lý do lịch sử của nó.

Triệu Đà tuy gốc ở Chân Định, nhưng cả đời ông ấy sống với người Việt, lấy vợ Việt, con cháu nối tiếp nhau là sự hoà hợp của hai dòng máu. Làm Hoàng đế một phương, chắc Triệu Vũ Đế không chỉ có một bà vợ. Nhưng Triệu Đà có một bà vợ họ Trình, quê huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình bây giờ. Đền thờ Triệu Vũ Đế ở Kiến Xương vẫn còn đó. Hằng năm, vào ngày 1.4, dân địa phương vẫn tổ chức lễ hội để tuởng nhớ công lao của Triệu Vũ Đế. Nước Đại Việt ta sau này, hồi ấy chỉ là một quận (Giao Chỉ) của nước Nam Việt mà thôi. Triệu Vũ Đế làm vua 71 năm, thọ 121 tuổi.

Nhà Triệu bị nhà Hán thôn tính, nước Nam Việt trở thành đất đai của nhà Hán. Năm 40 sau công nguyên, hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị khỏi nghĩa giành độc lập. Về sự kiện này, bài Tổng luận của Lê Tung chép:

“Kịp đến Trưng Vương là dòng dõi Hùng Vương, chị em đều có tiếng dũng lược, căm giận về chính lệnh hà ngược của Tô Định (Thái thú quận Giao Chỉ-VBL), hăng hái đem người các bộ, nổi quân hùng mạnh, lừng lẫy uy danh, quận huyện hưởng ứng, cho nên lấy được 65 thành ở Lĩnh Ngoại (tức đất đai Nam Việt cũ thời nhà Triệu-VBL), thu lại hết đất cũ Nam Việt, cũng là bậc hào kiệt trong nữ lưu. Song vì trời không giúp họ Lạc, nên quân nhà Hán sang lấn, nếu bấy giờ có vua anh hùng tài lược, thì nhà Hán đâu dám nhòm ngó đến đèo Mai Lĩnh”.


Bàn về sự thất bại của Hai Bà Trưng, các sử gia ngày trước bình luận ở hai điểm chủ yếu. Thứ nhất là đèo Mai Lĩnh trước đó đã bị nhà Hán chiếm mất. Đây chính là con đèo rất hiểm trở, có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng, là cửa ngõ mà nhà Hán có thể nhòm ngó xuống nước Nam Việt của ta. Mất đèo Mai Lĩnh thì Hai Bà Trưng khó có thể giữ được thành quả chiến đấu của mình. Thứ hai là vua đàn bà, không thực sự có tài thao lược lớn, nên mới mau chóng bị thua. Nguyễn Trãi có hơn ba năm phiêu dạt bên Tàu, chưa rõ vì lý do gì, nhưng ông cũng đã từng qua con đèo Mai Lĩnh, còn có tên khác là đèo Đại Dũ này. Ông viết: “Đi hết Mai quan mà không thấy cây mai nào cả”… Đèo này, Tể tướng nhà Đường là Trương Cửu Linh, đồng thời là một nhà thơ lớn, cho mở mang rộng rãi, rồi trồng rất nhiều cây mai, nên mới có tên là đèo Mai Lĩnh, cũng là biên giới giữa nhà Hán và Nam Việt của ta trước đó. Trong 65 thành mà hai Bà Trưng chiếm lại, chủ yếu nằm trên đất Lưỡng Quảng của Trung Quốc ngày nay. Hiện đền thờ Hai Bà Trưng rải rác khắp mọi nơi bên đất Lưỡng Quảng, biểu thị niềm tôn kính của nhân dân Bách Việt đối với sự nghiệp vĩ đại của Hai Bà Trưng. Ngay như ở thời Quang Trung Hoàng đế nước Đại Việt thế kỷ 18, cũng đã có chủ trương đòi lại Lưỡng Quảng bằng ngoại giao và thậm chí, bằng cả võ lực nếu cần thiết, bởi đất ấy là đất đai của người Nam Việt xưa kia. Chỉ tiếc rằng Nguyễn Huệ chẳng may mất sớm, sự nghiệp còn dở dang.

Vậy, xem xét công nghiệp của hai ông Thục Phán An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, ai hơn? Chẳng cần phải bàn luận chi nhiều, cũng đã thấy rõ. Chúng tôi nêu thêm một số căn cứ để minh họa thêm về sự nghiệp dựng nước của Triệu Vũ Đế để bạn đọc cùng tham khảo.

1.Về sự thật được ghi trong chính sử nước ta

– Thục An Dương Vương thuộc dòng dõi nước Thục bên Tàu. Ông ta cũng là một tay dũng lược, làm thủ lĩnh bộ tộc Tây Âu, nhiều năm đánh nhau với vua Hùng. Con rể vua Hùng là Nguyễn Tuấn (tức Tản Viên) đánh nhau với Thục Phán nhiều trận. Vua Hùng suy yếu rồi mất nước. Thục Phán cai trị nước Văn Lang 50 năm. Sử ta không thấy câu nào khen ngợi công nghiệp của An Dương Vương cả.

– Triệu Vũ Đế, tổ tiên cũng là người Hán, nhưng ông ấy đã sống với người Việt, đã thành người Việt (Việt hoá), lấy vợ Việt, thụ hưởng văn hoá thuần phác của các tộc Việt ở phương Nam, lập ra nước Nam Việt, lãnh đạo người Bách Việt chống nhau với nhà Hán, khôn khéo lấy sách lược “Nội cương ngoại nhu”, bảo vệ được đất nước, tồn tại mạnh mẽ tới hơn trăm năm. Đến đời chắt của Triệu Đà (Ai Vương) thì suy yếu, lại thêm Hoàng hậu họ Cù là người Hán mưu toan dâng nước Nam Việt cho nhà Hán, nên Tể tướng Lữ Gia dù cố gắng mấy cũng không bảo toàn được Nam Việt. Công lao dựng nước của Triệu Vũ Đế được chính sử nước ta hết lời ca ngợi, xem ông là vị vua dựng nước đầu tiên.

2. Nước Nam Việt trong văn chương


Chỉ nêu vài ví dụ: Diễn ca của các cụ ta xưa về cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng có câu: “Đô thành đóng cõi Mê Linh / Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta”… Ghi việc Hai Bà Trưng đã giải phóng toàn bộ đất đai của người Bách Việt, gồm Quảng Đông, Quảng Tây đến bán đảo Hải Nam của Trung Quốc ngày nay, chứ không phải chỉ có đất đai của nước Đại Việt sau này (Đời Hậu Lý – 1009-1226- mới có quốc hiệu Đại Việt). Phần lớn đền thờ Hai Bà Trưng là ở Lưỡng Quảng của Trung Quốc bây giờ.

Đời Trần (1226-1400), Trương Thiếu Bảo (Trương Hán Siêu) có bài “Bạch Đằng giang phú” nổi tiếng, đoạn mở đầu, Trương Hán Siêu viết rằng ông đã học theo Tử Trường (Tư Mã Thiên) cái thú thích tiêu dao, rằng ông cũng đã từng đi chơi khắp đó đây, “Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt / Nơi có người đi đâu mà chẳng biết”, rồi ông lại “Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều / Đến sông Bạch Đằng thuyền bơi một chèo / Bát ngát sóng kình muôn dặm / Thướt tha đuôi trĩ một màu Nước trời một sắc / Phong cảnh ba thu”… Đó không chỉ là một cuộc du chơi trong văn chương có tính ước lệ, mà còn dựa trên những cơ sở hiện thực lịch sử, rằng đó là vùng đất, là quê hương muôn đời của người Bách Việt. Khi Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ốm nặng, vua Trần Anh Tông (Con rể) đến thăm và hỏi rằng nếu chẳng may ngài mất đi, giặc phương Bắc lại sang lấn cướp thì kế sách giữ nước như thế nào. Hưng Đạo Vương nói rằng: “Ngày xưa, Triệu Vũ Đế dựng nước, vua Hán cho quân đánh thì nhân dân làm kế thanh dã (Kế “vườn không nhà trống”) rồi đem đại quân từ Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường sa, dùng đoản binh úp đằng sau, đó là một thời”!…

Thế kỷ 15, Nguyễn Trãi viết trong “Bình Ngô đại cáo” như thế này: “Như nước đại Việt ta từ trước / Vốn xưng nền văn hiến đã lâu / Núi sông bờ cỡi đã chia / Phong tục Bắc Nam cũng khác (Bắc: chỉ Trung Quốc; Nam, chỉ phương Nam, tức Nam Việt xưa). Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập / Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương / Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau / Song hào kiệt đời nào cũng có!” (Duy ngã Đại Việt chi quốc / Thực vi văn hiến chi bang / Sơn xuyên chi phong vực ký thù / Nam Bắc chi phong tục diệc dị / Tự Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc / Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương / Tuy cường nhược thời hữu bất đồng / Nhi hào kiệt thế vị thường phạp). Thế nghĩa là Nguyễn Trãi vẫn tôn trọng lịch sử, nói đúng sự thật lịch sử. Sách giáo khoa của ta khoảng vài chục năm trước vẫn in đầy đủ bản Đại cáo bình Ngô có chữ Triệu, đối với chữ Hán ở câu sau, nhưng Giáo sư Bùi Văn Nguyên lại chú thích: “Có lẽ Nguyễn Trãi nhầm”. Thật là lửng lơ quá. Nguyễn Trãi quyết không nhầm. Chỉ có con cháu đời sau là nhầm lẫn mà thôi! Sách giáo khoa Trung học phổ thông khoảng mấy năm trước, vẫn in đầy đủ theo nguyên tác, nghĩa là có chữ “Triệu”, nhưng lờ đi không chú thích gì nữa. Chúng tôi hiểu sự bế tắc này có căn nguyên ở đâu, nên phần nào thông cảm với với các nhà làm sách giáo khoa. Tuy nhiên, lịch sử thì không thể có sự “thông cảm” được.

3. Trong đời sống tâm linh của nhân dân ta

– Theo các nhà nghiên cứu lịch sử thì hầu hết các bi ký, ngọc phả, thần phả ở các đền miếu hai bên bờ sông Đà, đều thờ các vị tướng của vua Hùng chống giặc Thục (Phán).

– Tài liệu khảo sát mới công bố gần đây của tác giả Phạm Quý Mùi trên tạp chí Xưa & Nay, số 426, tháng 4-2014 cho hay: Trong tổng số 15 ngôi đình đền được khảo sát ở tỉnh Hải Dương, cụ thể như sau: Có 1 đền thờ vua Hùng Duệ Vương ở Cẩm giàng. 1 đền thờ ở Cẩm Giàng thờ tướng giúp vua Hùng đánh Triệu Đà (Tôi nghĩ là tướng của Thục An Dương Vương thì đúng hơn. Làm gì còn tướng của vua Hùng khi Thục Phán đã diệt vua Hùng từ mấy chục năm trước?). 2 ngôi đền ở huyện Chí Linh thờ Cao Lỗ Vương, người chỉ đạo xây Loa Thành và chế máy bắn tên hàng loạt, mỗi lần bắn ra diệt hàng trăm địch, truyền thuyết cho đó là Nỏ Thần). Riêng bia đình thôn Lễ Quán (Nay thuộc thành phố Hải Dương) thì thờ An Dương Vương, vì đây là địa phương mà An Dương Vương khi bị Triệu Đà truy đuổi chạy qua đây, có để lại 200 lạng bạc và dặn dân làm đền thờ sau khi ông ta bỏ nước chạy ra biển tự tử. Số còn lại gồm 10 ngồi đình đền ở các huyện Gia Lộc, Chí Linh, Cẩn Giàng, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Ninh Giang… đều thờ các tướng của vua Hùng đánh nhau với giặc Thục (Thục Phán). Chỉ cần nhìn vào con số thống kê trên đây ở tỉnh Hải Dương thôi, chúng ta đã thấy rõ lòng dân đối với An Dương Vương như thế nào. Trong đời sống tâm linh, An Dương Vương đối với nhân dân nước ta chưa có gì đáng kể, lý do là vì ông ta cướp nước Văn Lang của vua Hùng. Năm mươi năm cai trị của An Dương, chưa nói lên được điều gì lớn đối với dân ta, ngoài công lao chế tác vũ khí và xây thành ốc của tướng quân Cao Lỗ, còn lại, chỉ là những kỷ niệm đau buồn. Trên khắp nước Đại Việt ta, theo chỗ chúng tôi được biết, không ở đâu có lễ hội tưởng nhớ An Dương Vương cả.

Nhưng đến khi Triệu Vũ Đế thôn tính được An Dương Vương, thì dân ta lại hưởng thái bình thịnh trị hàng trăm năm, đặc biệt là không bị Hán hoá, không bị Trung Quốc đồng hoá, cho dù ta chỉ là một phần của cộng đồng các dân tộc Bách Việt ở phía Nam Ngũ Lĩnh, tức nước Nam Việt. Ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, hàng năm vẫn có lễ hội tưởng nhớ công lao của Triệu Vũ Đế.

Sử ta từ khi được chép vào sách vở, đều xem Triệu Vũ Đế là vị vua dựng nước đầu tiên. Các đời vua Hùng Vương lập nước, tồn tại khoảng hơn 2000 năm, sau bị Thục Phán đánh bại, chính sử không thấy chép kỹ càng, Đại Việt sử ký toàn thư chép ở phần ngoại kỷ, tức là theo truyền thuyết mà chép đại khái thế thôi. Trong khi đó, nhà Triệu được chép trang trọng vào phần “bản kỷ”, được thừa nhận là triều đại dựng nước đầu tiên. Thời các vua Hùng Vương, nước ta có chữ viết hay chưa? Có thể tin là đã có chữ viết, ví như “hoả tự” (chữ hình ngọn lửa) ngày nay đang được nghiên cứu. cho rằng đó là chữ viết của người Việt cổ. Sau hàng ngàn năm Bắc thuộc, chữ viết của người Việt cổ dần bị Bắc triều tiêu huỷ, đến nỗi mất cả tăm tích, thay thế bằng chữ Hán từ thời Sĩ Nhiếp (Sĩ Vương) đô hộ. Tuy nhiên, những chứng tích vật thể còn tồn tại đến bây giờ, ví như trống đồng Đông Sơn chẳng hạn, đã cho thấy trình độ văn minh của người Việt đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ như thế nào. Một dân tộc đã làm ra trống đồng tinh vi như thế, lại hàm ẩn trong các họa tiết hoa văn chạm khắc đến mức tuyệt vời bề sâu văn hoá và tâm hồn của một dân tộc, không thể nói là không có hoặc chưa có chữ viết! Chữ Hán được sử dụng làm văn tự chính thống ở nước ta, đến khi có chữ Quốc ngữ ra đời… Nhà Minh đánh bại nhà Hồ (1407), Minh Thành Tổ ra lệnh cho các tướng nhà Minh phải triệt để tiêu hủy nền văn hóa của nước ta. Sau đó, hắn còn chỉ thị tiếp tục tiêu hủy đến cùng văn hóa nước ta, từ sách vở đến bia ký. Tội ác của chúng trời không dung đất không tha, quỷ thần đều căm giận.

4. Vậy sai lầm bắt đầu từ đâu?

Đây là lời của quan Tham tụng Lại bộ thượng thư kiêm Đông các đại học sĩ thiếu bảo, Yên quận công Phạm Công Trứ viết trong bài (tựa) cuốn “Đại Việt sử ký tục biên”, năm Ất Tỵ 1665: “…Hãy thử xét xem. Ngày xưa Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử viện giám tu là Lê Văn Hưu vâng mệnh Trần Thái Tông chép bộ “Đại Việt sử ký” bắt đầu từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng và sử quan Phan Phu Tiên vâng mệnh Nhân Tông của bản triều (tức triều Hậu Lê) chép nối bộ “Đại Việt sử ký” từ Trần Thái Tông đến khi người Minh trở về nước, nghĩa lớn khen chê đã rành rành ở lời công luận của bút chép sử …Vào khoảng năm Hồng Đức thứ 10 (1479) sai Lễ bộ tả thị lang kiêm Quốc tử giám tư nghiệp Ngô Sĩ Liên biên soạn bộ “Đại Việt sử ký toàn thư”. Tiếp đến Tương Dực Đế năm Hồng Thuận thứ 3 (1511) sai Binh bộ thượng thư kiêm Quốc tử giám tư nghiệp kiêm sử quan đô tổng tài là Vũ Quỳnh biên soạn bộ “Đại Việt sử thông giám”, chép từ Hồng Bàng Thị đến 12 sứ quân, tách làm “ngoại kỷ”, từ Đinh Tiên Hoàng đến năm đầu Thái Tổ cao hoàng đế bản triều mới lại định thiên hạ làm “bản kỷ”… Đến năm Hồng Thuận thứ 6 (1514) lại sai Thiếu bảo Lễ bộ thượng thư Đông các đại học sĩ kiêm Quốc tử giám Tế tửu tri Kinh diên sự là Đôn thư bá Lê Tung soạn bài “Đại Việt sử thông giám tổng luận”. Trong bài “Phàm lệ về việc biên soạn sách Đại Việt sử ký toàn thư”, tác giả viết : “Sách này làm ra, gốc ở hai bộ ‘Đại Việt sử ký’ của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên, tham khảo với Bắc sử, dã sử, các bản truyện chí và những việc nghe thấy truyền lại, rồi khảo đính biên chép mà thành. Chép bắt đầu từ Ngô Vương, vì Vương là người nước Việt đương lúc Nam Bắc phân tranh đã dẹp loạn dựng nước để nối đại thống với Hùng Vương và Triệu Vũ Đế. (Nay theo “Bản kỷ toàn thư” của Vũ Quỳnh, bắt đầu từ Đinh Tiên Hoàng, là để nêu rõ mối đại thống nhất)”.

Xem thế đủ biết các cụ ta xưa không hề sai lầm. Các cụ vẫn xem Triệu Vũ Đế (Triệu Đà) là sự tiếp nối của vua Hùng, chứ không hề nói đến ngài Thục Phán An Dương Vương! Việc chia ra từng phân khúc, khi xếp vào “ngoại kỷ” hoặc “bản kỷ”, chỉ là để “nêu rõ mối đại thống nhất”, theo thiên kiến của tác giả các bộ sách sử mà thôi. Tuyệt nhiên không có việc phủ định quá khứ oai hùng của Triệu Vũ Đế, như một niềm tự hào vốn đã có từ bao đời, trong lịch sử, trong văn chương, trong đời sống tâm linh của người Bách Việt, kế đó là của người Đại Việt ta!

Chúng ta đã có một thời giáo dục sai lịch sử, khi cho rằng Triệu Đà (Triệu Vũ Đế) là giặc, lại còn xem An Dương vương là vua của nước ta, đúc tượng đồng thờ ông ấy ở Cổ Loa, đặt tên đường ở khắp nơi, trong Nam ngoài Bắc. Con cháu đời sau cứ thế mà nối tiếp cái sự nhầm lẫn đến tệ hại này. Rồi không biết sẽ còn sai lầm đến đâu nữa. Tôi cho rằng đã đến lúc thẳng thắn nhìn lại lịch sử, viết cho đúng lịch sử, đừng nên làm nó méo mó đi, bởi như thế là bất nhẫn với tiền nhân, có tội với tiền nhân và con cháu chúng ta. Rất mong được các nhà làm sử, dạy sử quan tâm chỉnh sửa sai lầm rất đáng tiếc này.

Vũ Bình Lục

Đăng lại từ trang Văn Hiến Việt Nam

(nguồn: trithucvn)


Lý do sử miền Bắc hong công nhận triểu đại Triệu Đà cũng giống như lý do nhà Thanh hong chịu công nhận quốc hiệu "Nam Việt" của Gia Long vậy! Tức là sợ phải giành lại đất Lưỡng Quảng! :potay:

_________________________
An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?        Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?        Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?    An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?        I_icon13Fri 08 Nov 2019, 13:58

Trà Mi đã viết:
Những nỗi oan của một vị vua Việt mang tên Triệu Đà

Bách Việt trùng cửu

Trong sử Việt có lẽ không có vị đế vương nào lại phải chịu tiếng oan ức như Triệu Vũ Đế. Oan không phải vì những gì Triệu Vũ Đế đã làm, mà vì các sử gia Việt mắt mờ, bị sử Tàu đánh tráo khái niệm, đánh tráo thời gian, biến một vị đế vương oai hùng đầu tiên của nước Nam người Việt thành một người Tàu xâm lược, thâm độc…


An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?        Trieud10

(Ảnh minh họa: Trí Thức VN)


Nỗi oan thứ nhất: Triệu Đà là người phương Bắc


Sử ký Tư Mã Thiên chép: Vua Nam Việt họ Triệu tên là Đà người huyện Chân Định, trước làm quan úy. Thông tin thư tịch chỉ có vậy, thế mà không biết căn cứ vào đâu sách vở lại chú thích huyện Chân Định đời Tần “nay là” huyện Chính Định, Hà Bắc, Trung Quốc (?). Triệu Đà bị biến thành người nước Triệu thời Chiến Quốc, quê gốc Hà Bắc.

Tần Thủy Hoàng bản kỷ chép: Năm thứ 33 Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải, cho những người bị đày đến đấy canh giữ. Ở phía Tây Bắc đánh đuổi Hung Nô từ Du Trung dọc theo sông Hoàng Hà đi về đông đến Âm Sơn tất cả 34 huyện, xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giã xây đình và thành lũy ở đấy để đuổi người Nhung và đưa người bị đày đến đấy để ở và lần đầu những nơi này trở thành huyện.

Cùng năm Tần đánh Việt thì Mông Điềm mới vượt sông Hoàng Hà đánh Hung Nô và người Nhung, lập các huyện mới. Vậy đất Hà Bắc, tức là Bắc sông Hoàng Hà, tới lúc này mới lọt vào tay Tần, lấy đâu ra ông Triệu Đà người Hà Bắc lại cùng năm đó làm tướng Tần đánh Việt được?

Nam Việt Úy Đà liệt truyện chép: Bấy giờ nhà Tần đã chiếm cả thiên hạ, cướp lấy đất Dương Việt, đặt ra các quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận. Như vậy thời kỳ này đất Giao Chỉ đã nằm trong đất nhà Tần. Huyện Chân Định hoàn toàn có thể nằm ở chính Giao Chỉ chứ không đâu xa. Sự thật thì huyện Chân Định thời Tần là ở đất Thái Bình ngày nay. Chân Định là tên cũ của huyện Kiến Xương, mãi tới thời Thành Thái (1889) mới đổi là huyện Trực Định phủ Kiến Xương tỉnh Thái Bình.


An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?        Trieud11

Đền thờ Triệu Vũ Đế ở Đồng Xâm, Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình.
(Ảnh qua asakicorp.com)


Huyện Kiến Xương nay còn di tích là đền Đồng Xâm tại xã Hồng Thái thờ Triệu Vũ Đế, là bằng chứng rõ ràng rằng Chân Định của Triệu Đà là ở đất Thái Bình chứ không hề ở Hà Bắc, Trung Quốc. Tại Đồng Xâm Triệu Vũ Đế lấy vợ là Hoàng hậu Trình Thị. Như vậy Triệu Đà là người Việt chính gốc, chứ chẳng phải Tần hay Triệu nào ở tận Bắc Hoàng Hà.

Nỗi oan thứ hai: Triệu Đà dẫn quân Tần xâm lược Việt


Nỗi oan giời thấu thứ hai là Triệu Đà bị coi là kẻ xâm lược, đã cầm đầu quân Tần đánh Việt. Gọi là oan vì lần tìm hết các thư tịch cũ đều không hề có sách nào cho biết Triệu Đà đã cầm đầu quân Tần. Chỉ có trong Hoài Nam Tử có đoạn: [Nhà Tần] sai Úy Đà Đồ Thư đem lâu thuyền xuống Nam đánh Bách Việt. Cụm từ “Úy Đà” ở đây bị hiểu thành Triệu Đà. Hóa thành Triệu Đà cùng Đồ Thư đã dẫn quân xuống phương Nam.

Úy Đà là chức vụ của tướng Đồ Thư, với nghĩa như Đô Úy, tức là tướng thống lĩnh quân đội. Úy Đà biến thành tên riêng Triệu Đà dẫn đến nỗi oan chữ nghĩa khó giải của Triệu Vũ Đế.

Nam Việt Úy Đà liệt truyện chỉ chép: Thời Tần, Đà được làm lệnh ở huyện Long Xuyên, thuộc quận Nam Hải. Nếu Triệu Đà là tướng cùng Đồ Thư dẫn mấy chục vạn quân đánh Việt thì sao lại chỉ được làm một huyện lệnh nhỏ nhoi ở Nam Hải?

Huyện Long Xuyên nay là Long Biên, nơi còn đình đền thờ Triệu Vũ Đế tại xã Xuân Quan (Văn Giang, Hưng Yên). Theo sự tích ở đình Xuân Quan thì Triệu Vũ Đế khi đi qua bến sông này đã thấy rồng bay lên nên sau nhân đó đặt tên là… Thăng Long. Đình Xuân Quan được xây trên hành cung cũ của Triệu Vũ Đế, có tên là điện Long Hưng.

Thiên Nam ngữ lục thì chép về Triệu Đà:

Hiệu xưng là Triệu Vũ Hoàng,
Chín lần xem trị bốn phương đẹp lòng.
Long Biên thành hiệu Thăng Long,
Vì xưa rồng dậy dưới sông Nhị Hà.


Triệu Vũ Đế lấy vợ ở đất Chân Định (Kiến Xương – Thái Bình), khởi nghĩa kháng Tần từ đất Long Biên (Thăng Long), hoàn toàn không phải kẻ xâm lược, dẫn quân Tần đánh Việt.

Nỗi oan thứ ba: Triệu Đà lừa lấy lẫy nỏ thần và diệt An Dương Vương


Triệu Đà bị coi là kẻ thâm độc, xâm lược nước ta vì truyền thuyết Việt kể Triệu Đà sau khi đánh An Dương Vương không được, phải giả vờ xin hòa, cho con là Trọng Thủy xin cưới công chúa Mỵ Châu của An Dương Vương và xin ở rể. Trọng Thủy nhân cơ hội đánh tráo lẫy nỏ thần của nước Âu Lạc, rồi tìm cách về nước, dẫn quân sang, đuổi An Dương Vương cùng đường mà phải chém Mỵ Châu và đi vào biển…

Một lần nữa các sử gia Việt đã lấy truyền thuyết ghép nối vào lịch sử, nhưng ghép theo kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia. Thư tịch Trung Hoa không hề có chỗ nào ghi Triệu Đà đánh An Dương Vương cả. Nam Việt Úy Đà liệt truyện chỉ ghi: Cao Hậu mất,… Đà nhân đó dùng uy lực uy hiếp nơi biên giới, đem đồ đạc của cải đút lót các nước Mân Việt, Tây Âu Lạc để bắt họ lệ thuộc mình.

Nếu Triệu Đà là người cầm quân Tần đánh Việt từ năm Tần Thủy Hoàng thứ 33 (214 TCN), lập ra quận huyện đầy đủ rồi, thì làm gì còn An Dương Vương và nước Âu Lạc nào sau đó nữa để mà Triệu Đà phải dụng tâm, khổ kể như vậy?

Các sử gia cho rằng Triệu Đà đã dùng phương sách “Hòa tập Bách Việt”, lấy vợ Việt, cho con trai mình lấy con gái vua Việt để dễ bề cai trị người Việt. Nhưng tất cả chỉ là chuyện kể trong truyền thuyết mà không có sử liệu nào cho biết rằng Triệu Đà đã đánh diệt An Dương Vương. Thậm chí truyền thuyết của người Choang ở Quảng Tây lại kể Trọng Thủy là hoàng tử của nước Tây Âu, cầm gươm “Hòa tập Bách Việt” sang nước Lạc Việt… Trọng Thủy ở đây không phải con của Triệu Đà.

Chuyện Trọng Thủy của nước Tây Âu đánh Lạc Việt đúng ra là chuyện Tần đánh Việt năm 257 TCN. Tây Âu ở đây là Tần. Trọng Thủy là con vua Tần. Nhà Tần còn mang họ Triệu như Tần Thủy Hoàng có tên Triệu Chính, lấy theo họ mẹ là Triệu Cơ. Sự trùng hợp này đã dẫn đến sự hiểu nhầm oan ức rằng Triệu Đà đã phái con sang do thám nước Việt và diệt An Dương Vương.

Bài thơ Khối tình con của Tản Đà nói đến chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy:

Một đôi kẻ Việt người Tần
Nửa phần ân ái nửa phần oán thương.


Mỵ Châu là Việt thì Trọng Thủy là Tần, chứ không phải Triệu. Không phải Triệu Đà đã đánh An Dương Vương, mà là Tần Triệu đã thực hiện chính sách “hòa tập Bách Việt”, lập quận huyện ở trên đất Việt, di dời hàng vạn hộ dân xuống nơi đây.

Nỗi oan thứ tư: Triệu Đà trị vì 70 năm, thọ 121 tuổi


Chính vì “Hội nhà sử” ngày nay quá tin vào những chú dẫn “đểu” của sử Tàu mà không suy xét nên Triệu Đà mới thọ đến 121 tuổi, làm vua 70 năm (từ năm 207 TCN đến năm 137 TCN). Chỉ với tuổi thọ này cũng đủ thấy “nỗi oan” của Triệu Đà to như cái đình mà vẫn được các “học giả” tin sái cổ.

Khi đọc kỹ Sử ký Tư Mã Thiên sẽ thấy có 2 lần Triệu Đà xưng vương. Lần thứ nhất là vào năm Tần Nhị Thế thứ hai (207 TCN) Triệu Đà chiếm lại 3 quận mà Tần lập ra trên đất Việt trước đó (Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải) và tự lập làm Nam Việt Vũ Vương. Lần thứ hai là sau khi Cao Hậu (Lữ Hậu) mất năm 180 TCN Đà uy hiếp Mân Việt và Tây Âu, tự tôn là Nam Việt Vũ Đế.

Theo vậy hóa ra Tây Âu Lạc thì không nằm trong 3 quận mà Tần đã chiếm (Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải)? Điều này vô lý vì sách Hoài Nam tử cho biết: Trong 3 năm, [quân Tần] không cởi giáp dãn nỏ. Giám Lộc không có đường chở lương, lại lấy binh sĩ đào cừ cho thông đường lương để đánh nhau với người Việt. Giết được quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống. Quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống đã bị Giám Lộc, Đồ Thư giết thì sao mãi tới thời Tây Hán vẫn còn Tây Âu?

Tuổi thọ “xưa nay”… không có của Triệu Đà cùng với 2 lần xưng vương và sự vô lý về vị trí nước Tây Âu cho thấy, từ năm 207 TCN đến 137 TCN ít nhất phải có 2 nhân vật, cùng được gọi là Triệu Đà. Triệu Đà thứ nhất là người đã lãnh đạo nhân dân Việt kháng Tần, giành lại đất đai của người Việt mà Tần lập quận huyện trước đó vào năm Tần Nhị Thế thứ ba (207 TCN). Còn Triệu Đà thứ hai nổi lên sau sự kiện Lữ Hậu mất (180 TCN), “mua chuộc” Mân Việt và Tây Âu theo mình. Nói cách khác một Triệu Đà chống Tần, còn một Triệu Đà chống Hán.


An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?        Trieud12

Cột nghi môn điện Long Hưng ở Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên. (Ảnh qua asakicorp.com)


Câu đối ở điện Long Hưng, Xuân Quan nơi thờ Triệu Vũ Đế:

一指已無秦萬里開先閩貉絶
两立何難漢億年倡始帝王基

Hán Việt:

Nhất chỉ dĩ vô Tần, vạn lý khai tiên Mân Lạc tuyệt
Lưỡng lập hà nan Hán, ức niên xương thủy đế vương cơ.


Dịch:

Một vùng vắng bóng Tần, vạn dặm mở ra vời xa Mân Lạc
Hai ngôi sánh cùng Hán, ngàn năm gây nền vững vàng đế vương.


Triệu Đà thứ hai là cháu Triệu Đà thứ nhất và có “mồ mả cha mẹ” ở phương Bắc đúng như Sử ký đã chép. Triệu Đà thứ hai có tên… Triệu Hồ, bởi vì Triệu Hồ không phải Triệu Văn Đế như sử vẫn chép. Chứng cứ rõ ràng là ngôi mộ vua Triệu mới phát hiện ở Quảng Đông vào những năm 1980. Trong mộ có ghi tên Triệu Mạt (hay Muội) và ấn vàng Văn đế hành tỉ (文帝行璽 ), nhưng lại còn có ấn vàng Thái tử (泰子). Như vậy người được chôn ở trong mộ là Văn Đế nước Nam Việt nhưng không phải Triệu Hồ vì Triệu Hồ là hàng cháu của Triệu Đà, không thể có chức Thái tử.


An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?        Trieud13

Ấn “Thái tử”, Ấn “Văn đế hành tỷ” ở mộ Triệu Muội tại Quảng Châu (Ảnh theo Nguyễn Lương).


Với bằng chứng khảo cổ và minh văn phát hiện trong mộ Triệu Văn Đế ở Quảng Đông thế thứ nhà Triệu Nam Việt trở nên rành mạch:

   207 TCN đến 180 TCN: Vũ Vương Triệu Đà
   180 TCN đến 137 TCN: Vũ Đế Triệu Hồ
   137 TCN đến 124 TCN: Văn Đế Triệu Muội
   124 TCN đến 113 TCN: Minh Vương Triệu Anh Tề
   113 TCN đến 112 TCN: Ai Vương Triệu Hưng
   112 TCN đến 111 TCN: Vệ Dương Vương Triệu Kiến Đức.

“Nỗi oan” 121 tuổi, 70 năm trị vì của Triệu Đà nay coi như được giải với 2 đời vua Triệu Vũ Hoàng kế tiếp nhau. Nhưng còn những nỗi oan vì sự vô lý của các sử gia đối với sử Việt thì chắc phải chờ thời gian soi xét…

(Trithucvn)

Dựa vào cái tên huyện ở Thái Bình và đền thờ Triệu Vũ Đế mà phán quê ở đó thì quả hơi bạo phổi! :thua: Chính Lục Giả đã viện cớ mồ mả tổ tiên Triệu Đà ở xứ Bắc để thuyết phục ông bỏ đế hiệu xưng thần với nhà Hán. Tuy nhiên vấn đề tổ tiên không quan trọng bởi vì nhà Trần, nhà Hồ, nhà Tây Sơn đều có tổ tiên là người Tàu. Ngay cả theo truyền thuyết con rồng cháu tiên thì vua Tàu là Đế Nghi và vua Việt là Kinh Dương Vương cũng là anh em cùng nguồn gốc!   :read:

_________________________
An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?        Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?        Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?    An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?        I_icon13Mon 11 Nov 2019, 08:33

Ai Hoa đã viết:
Trà Mi đã viết:
An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?

Vũ Bình Lục

Chúng ta thường nói: Nước ta có lịch sử lâu dài, hơn bốn ngàn năm. Nói thế là đúng, nếu như cộng các đời vua Hùng hơn 2000 năm với các triều đại tiếp theo đến ngày nay, hơn 2000 năm nữa, mặc dù dân tộc ta đã trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc, nghĩa là phụ thuộc người phương Bắc, bị Bắc triều đô hộ. Phần đông dân ta chỉ là nghe nói thế thôi, nên nhiều người còn nửa tin nửa ngờ, đơn giản vì lịch sử nước ta hồi ấy có thấy chính sử ghi chép kỹ càng gì lắm đâu?

Khoảng hơn hai ngàn năm qua các đời vua Hùng, nếu “chia chác” chi ly ra thì phải là nhiều hơn 18 đời như ngày nay ta vẫn nói thế. Gạt bỏ những lớp vỏ huyền tích xa xưa, nếu tính từ vua Hùng thứ nhất là con trai của Lạc Long Quân và bà Âu Cơ, cháu nội Kinh Dương Vương, thì các đời vua Hùng quả thật có hơn hai ngàn năm lịch sử. Đọc bài Đại Việt thông giám tổng luận của quan Thiếu bảo Lễ bộ thượng thư Đông các đại học sĩ kiêm Quốc tử giám tế tửu tri Kinh diên sự là Đôn thư bá Lê Tung (Tên thật là Dương Bang Bản, quê Hà Nam) viết, thì các đời vua Hùng được ghi như sau:

“Hùng Vương nối nghiệp của Lạc Long, chăm ban đức huệ, để vỗ yên dân, chuyên nghề làm ruộng, chăn tằm, chẳng có can qua chinh chiến, con cháu nối dòng đều gọi là Hùng Vương, phúc gồm 18 đời, năm trải hơn 2000 năm; buộc nút dây mà làm chính trị, dân không thói gian dối, có thể thấy được phong tục thuần hậu quê mùa vậy. Đến vua sau (tức vua cuối cùng) đức kém, lười chính sự, bỏ việc vũ bị không sửa, ham mê tửu sắc làm vui, binh nước Thục vừa đến thì quốc thống mất”.

Thế là Thục Phán, hậu duệ của nước Thục (ở khoảng Tứ Xuyên Trung Quốc bây giờ) đã đem quân xâm chiếm nước Văn Lang của Hùng Vương, rồi hợp nhất bộ tộc Tây Âu của ông ta với tộc Lạc Việt của Hùng Vương, thành bộ tộc Âu Lạc, rồi lên làm vua, xưng là An Dương Vương, chuyển đô từ Bạch Hạc xuống Phong Khê, xây thành ốc Cổ Loa, nay thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Cũng cần nói thêm rằng: Tổ tiên của Thục Phán, tức nước Thục, đã bị nhà Tần diệt từ năm 360 TCN. Con cháu nhà Thục sống sót chạy xuống phương Nam, nương náu ở vùng núi Cao Bằng, một phần xuống đến tỉnh Yên Bái của nước ta bây giờ. Thục Phán là người nước Thục, chiếm nước của vua Hùng, làm vua được 50 năm, sau bị Triệu Đà diệt. Về nhân vật Thục Phán (An Dương Vương), bài Tổng luận của sử thần Lê Tung (Dương Bang Bản) viết:

“An Dương Vương, phía Tây thì dời sang Ba Thục, phía Nam thì diệt vua Hùng Vương, đóng đô ở Loa Thành, giữ nước Âu Lạc, nhờ được nỏ móng rùa, đánh lui quân nhà Tần, quen mui đánh được, yên vui sinh kiêu, quân Triệu (Đà) đến đánh mà cõi bờ không thể giữ”
.

Tóm tắt thế thôi, chứ sự thực ra thì An Dương Vương Thục Phán cuối đời bê tha hưởng lạc, lại thêm kiêu căng hồ đồ. Ông ấy đã nghe lời dèm pha của bọn gian thần, giết các Lạc Hầu Lạc Tướng trung thành như Nồi Hầu, Đinh Toán… Ngay cả bậc lão trượng, đệ nhất công thần giúp An Dương Vương xây dựng thành Cổ Loa, chế Nỏ Thần là Tướng quân Cao Lỗ (quê xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh bây giờ) cũng bị nghi oan mà chết, đời sau tôn làm Cao Lỗ Vương. An Dương Vương mới chính là kẻ làm mất nước vậy! Sử nước ta không có lời nào khen ngợi ông vua người nước Thục này.

Về nhà Triệu, cũng bài Đại Việt thông giám tổng luận của Lê Tung nói trên ghi:

“Triệu Vũ Đế nhân loạn nhà Tần, chiếm lấy đất Lĩnh Biểu, đóng đô ở Phiên Ngung (thuộc tỉnh Quảng Đông bây giờ-VBL), cùng với Hán Cao Tổ (Lưu Bang-VBL) đều làm đế một phương, có lòng nhân thương dân, có mưu trí giữ nước, vũ công khiến Tàm Tùng (Tên vua nước Thục ngày xưa, sau xưng là Thục Vương, dạy dân trồng dâu nuôi tằm) phải kinh sợ, văn giáo khiến Tượng Quận được chấn hưng; lấy thi thư mà biến đổi tục nước, lấy nhân nghĩa mà cố kết lòng người; dạy dân cày trồng, nước giàu binh mạnh. Đến như các việc sai sứ (sang nhà Hán) thì lời rất khiêm tốn, Nam Bắc giao hoan, thiên hạ vô sự, hưởng nước hơn trăm năm, đáng là bậc vua anh hùng tài lược. Văn Vương (con Trọng Thuỷ-VBL) là đích tôn của Vũ Đế nối giữ nghiệp cũ, phàm các chế độ điển chương, hết thảy đều tuân theo phép cũ của vua trước, lấy nghĩa mà cảm nước láng giềng, đánh lui quân địch, giữ yên biên cương, cũng là bậc vua nối nghiệp giữ nền vậy!”…

Triệu Đà, tức Triệu Vũ Đế, tổ tiên là người Chân Định, Trung Quốc. Ông ấy nhân loạn nhà Tần mà chiếm lấy đất Lĩnh Biểu, tức bao gồm phần đất đai của người Bách Việt (hàng trăm tộc Việt), thuộc phía nam núi Ngũ Lĩnh, xưa gọi là đất Lĩnh Ngoại (ngoài Ngũ Lĩnh), tức các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, đến bán đảo Hải Nam của Trung Quốc bây giờ. Hàng trăm tộc Việt (Bách Việt), mà Triệu Vũ Đế cai quản, trong đó có người Việt của nước ta bây giờ, gọi chung là nước Nam Việt. Triệu Đà lãnh đạo dân Bách Việt, chống nhau với nhà Hán, các cụ ta xưa tôn vinh Triệu Vũ Đế là người dựng nước độc lập đầu tiên là có lý do lịch sử của nó.

Triệu Đà tuy gốc ở Chân Định, nhưng cả đời ông ấy sống với người Việt, lấy vợ Việt, con cháu nối tiếp nhau là sự hoà hợp của hai dòng máu. Làm Hoàng đế một phương, chắc Triệu Vũ Đế không chỉ có một bà vợ. Nhưng Triệu Đà có một bà vợ họ Trình, quê huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình bây giờ. Đền thờ Triệu Vũ Đế ở Kiến Xương vẫn còn đó. Hằng năm, vào ngày 1.4, dân địa phương vẫn tổ chức lễ hội để tuởng nhớ công lao của Triệu Vũ Đế. Nước Đại Việt ta sau này, hồi ấy chỉ là một quận (Giao Chỉ) của nước Nam Việt mà thôi. Triệu Vũ Đế làm vua 71 năm, thọ 121 tuổi.

Nhà Triệu bị nhà Hán thôn tính, nước Nam Việt trở thành đất đai của nhà Hán. Năm 40 sau công nguyên, hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị khỏi nghĩa giành độc lập. Về sự kiện này, bài Tổng luận của Lê Tung chép:

“Kịp đến Trưng Vương là dòng dõi Hùng Vương, chị em đều có tiếng dũng lược, căm giận về chính lệnh hà ngược của Tô Định (Thái thú quận Giao Chỉ-VBL), hăng hái đem người các bộ, nổi quân hùng mạnh, lừng lẫy uy danh, quận huyện hưởng ứng, cho nên lấy được 65 thành ở Lĩnh Ngoại (tức đất đai Nam Việt cũ thời nhà Triệu-VBL), thu lại hết đất cũ Nam Việt, cũng là bậc hào kiệt trong nữ lưu. Song vì trời không giúp họ Lạc, nên quân nhà Hán sang lấn, nếu bấy giờ có vua anh hùng tài lược, thì nhà Hán đâu dám nhòm ngó đến đèo Mai Lĩnh”.


Bàn về sự thất bại của Hai Bà Trưng, các sử gia ngày trước bình luận ở hai điểm chủ yếu. Thứ nhất là đèo Mai Lĩnh trước đó đã bị nhà Hán chiếm mất. Đây chính là con đèo rất hiểm trở, có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng, là cửa ngõ mà nhà Hán có thể nhòm ngó xuống nước Nam Việt của ta. Mất đèo Mai Lĩnh thì Hai Bà Trưng khó có thể giữ được thành quả chiến đấu của mình. Thứ hai là vua đàn bà, không thực sự có tài thao lược lớn, nên mới mau chóng bị thua. Nguyễn Trãi có hơn ba năm phiêu dạt bên Tàu, chưa rõ vì lý do gì, nhưng ông cũng đã từng qua con đèo Mai Lĩnh, còn có tên khác là đèo Đại Dũ này. Ông viết: “Đi hết Mai quan mà không thấy cây mai nào cả”… Đèo này, Tể tướng nhà Đường là Trương Cửu Linh, đồng thời là một nhà thơ lớn, cho mở mang rộng rãi, rồi trồng rất nhiều cây mai, nên mới có tên là đèo Mai Lĩnh, cũng là biên giới giữa nhà Hán và Nam Việt của ta trước đó. Trong 65 thành mà hai Bà Trưng chiếm lại, chủ yếu nằm trên đất Lưỡng Quảng của Trung Quốc ngày nay. Hiện đền thờ Hai Bà Trưng rải rác khắp mọi nơi bên đất Lưỡng Quảng, biểu thị niềm tôn kính của nhân dân Bách Việt đối với sự nghiệp vĩ đại của Hai Bà Trưng. Ngay như ở thời Quang Trung Hoàng đế nước Đại Việt thế kỷ 18, cũng đã có chủ trương đòi lại Lưỡng Quảng bằng ngoại giao và thậm chí, bằng cả võ lực nếu cần thiết, bởi đất ấy là đất đai của người Nam Việt xưa kia. Chỉ tiếc rằng Nguyễn Huệ chẳng may mất sớm, sự nghiệp còn dở dang.

Vậy, xem xét công nghiệp của hai ông Thục Phán An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, ai hơn? Chẳng cần phải bàn luận chi nhiều, cũng đã thấy rõ. Chúng tôi nêu thêm một số căn cứ để minh họa thêm về sự nghiệp dựng nước của Triệu Vũ Đế để bạn đọc cùng tham khảo.

1.Về sự thật được ghi trong chính sử nước ta

– Thục An Dương Vương thuộc dòng dõi nước Thục bên Tàu. Ông ta cũng là một tay dũng lược, làm thủ lĩnh bộ tộc Tây Âu, nhiều năm đánh nhau với vua Hùng. Con rể vua Hùng là Nguyễn Tuấn (tức Tản Viên) đánh nhau với Thục Phán nhiều trận. Vua Hùng suy yếu rồi mất nước. Thục Phán cai trị nước Văn Lang 50 năm. Sử ta không thấy câu nào khen ngợi công nghiệp của An Dương Vương cả.

– Triệu Vũ Đế, tổ tiên cũng là người Hán, nhưng ông ấy đã sống với người Việt, đã thành người Việt (Việt hoá), lấy vợ Việt, thụ hưởng văn hoá thuần phác của các tộc Việt ở phương Nam, lập ra nước Nam Việt, lãnh đạo người Bách Việt chống nhau với nhà Hán, khôn khéo lấy sách lược “Nội cương ngoại nhu”, bảo vệ được đất nước, tồn tại mạnh mẽ tới hơn trăm năm. Đến đời chắt của Triệu Đà (Ai Vương) thì suy yếu, lại thêm Hoàng hậu họ Cù là người Hán mưu toan dâng nước Nam Việt cho nhà Hán, nên Tể tướng Lữ Gia dù cố gắng mấy cũng không bảo toàn được Nam Việt. Công lao dựng nước của Triệu Vũ Đế được chính sử nước ta hết lời ca ngợi, xem ông là vị vua dựng nước đầu tiên.

2. Nước Nam Việt trong văn chương


Chỉ nêu vài ví dụ: Diễn ca của các cụ ta xưa về cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng có câu: “Đô thành đóng cõi Mê Linh / Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta”… Ghi việc Hai Bà Trưng đã giải phóng toàn bộ đất đai của người Bách Việt, gồm Quảng Đông, Quảng Tây đến bán đảo Hải Nam của Trung Quốc ngày nay, chứ không phải chỉ có đất đai của nước Đại Việt sau này (Đời Hậu Lý – 1009-1226- mới có quốc hiệu Đại Việt). Phần lớn đền thờ Hai Bà Trưng là ở Lưỡng Quảng của Trung Quốc bây giờ.

Đời Trần (1226-1400), Trương Thiếu Bảo (Trương Hán Siêu) có bài “Bạch Đằng giang phú” nổi tiếng, đoạn mở đầu, Trương Hán Siêu viết rằng ông đã học theo Tử Trường (Tư Mã Thiên) cái thú thích tiêu dao, rằng ông cũng đã từng đi chơi khắp đó đây, “Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt / Nơi có người đi đâu mà chẳng biết”, rồi ông lại “Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều / Đến sông Bạch Đằng thuyền bơi một chèo / Bát ngát sóng kình muôn dặm / Thướt tha đuôi trĩ một màu Nước trời một sắc / Phong cảnh ba thu”… Đó không chỉ là một cuộc du chơi trong văn chương có tính ước lệ, mà còn dựa trên những cơ sở hiện thực lịch sử, rằng đó là vùng đất, là quê hương muôn đời của người Bách Việt. Khi Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ốm nặng, vua Trần Anh Tông (Con rể) đến thăm và hỏi rằng nếu chẳng may ngài mất đi, giặc phương Bắc lại sang lấn cướp thì kế sách giữ nước như thế nào. Hưng Đạo Vương nói rằng: “Ngày xưa, Triệu Vũ Đế dựng nước, vua Hán cho quân đánh thì nhân dân làm kế thanh dã (Kế “vườn không nhà trống”) rồi đem đại quân từ Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường sa, dùng đoản binh úp đằng sau, đó là một thời”!…

Thế kỷ 15, Nguyễn Trãi viết trong “Bình Ngô đại cáo” như thế này: “Như nước đại Việt ta từ trước / Vốn xưng nền văn hiến đã lâu / Núi sông bờ cỡi đã chia / Phong tục Bắc Nam cũng khác (Bắc: chỉ Trung Quốc; Nam, chỉ phương Nam, tức Nam Việt xưa). Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập / Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương / Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau / Song hào kiệt đời nào cũng có!” (Duy ngã Đại Việt chi quốc / Thực vi văn hiến chi bang / Sơn xuyên chi phong vực ký thù / Nam Bắc chi phong tục diệc dị / Tự Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc / Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương / Tuy cường nhược thời hữu bất đồng / Nhi hào kiệt thế vị thường phạp). Thế nghĩa là Nguyễn Trãi vẫn tôn trọng lịch sử, nói đúng sự thật lịch sử. Sách giáo khoa của ta khoảng vài chục năm trước vẫn in đầy đủ bản Đại cáo bình Ngô có chữ Triệu, đối với chữ Hán ở câu sau, nhưng Giáo sư Bùi Văn Nguyên lại chú thích: “Có lẽ Nguyễn Trãi nhầm”. Thật là lửng lơ quá. Nguyễn Trãi quyết không nhầm. Chỉ có con cháu đời sau là nhầm lẫn mà thôi! Sách giáo khoa Trung học phổ thông khoảng mấy năm trước, vẫn in đầy đủ theo nguyên tác, nghĩa là có chữ “Triệu”, nhưng lờ đi không chú thích gì nữa. Chúng tôi hiểu sự bế tắc này có căn nguyên ở đâu, nên phần nào thông cảm với với các nhà làm sách giáo khoa. Tuy nhiên, lịch sử thì không thể có sự “thông cảm” được.

3. Trong đời sống tâm linh của nhân dân ta

– Theo các nhà nghiên cứu lịch sử thì hầu hết các bi ký, ngọc phả, thần phả ở các đền miếu hai bên bờ sông Đà, đều thờ các vị tướng của vua Hùng chống giặc Thục (Phán).

– Tài liệu khảo sát mới công bố gần đây của tác giả Phạm Quý Mùi trên tạp chí Xưa & Nay, số 426, tháng 4-2014 cho hay: Trong tổng số 15 ngôi đình đền được khảo sát ở tỉnh Hải Dương, cụ thể như sau: Có 1 đền thờ vua Hùng Duệ Vương ở Cẩm giàng. 1 đền thờ ở Cẩm Giàng thờ tướng giúp vua Hùng đánh Triệu Đà (Tôi nghĩ là tướng của Thục An Dương Vương thì đúng hơn. Làm gì còn tướng của vua Hùng khi Thục Phán đã diệt vua Hùng từ mấy chục năm trước?). 2 ngôi đền ở huyện Chí Linh thờ Cao Lỗ Vương, người chỉ đạo xây Loa Thành và chế máy bắn tên hàng loạt, mỗi lần bắn ra diệt hàng trăm địch, truyền thuyết cho đó là Nỏ Thần). Riêng bia đình thôn Lễ Quán (Nay thuộc thành phố Hải Dương) thì thờ An Dương Vương, vì đây là địa phương mà An Dương Vương khi bị Triệu Đà truy đuổi chạy qua đây, có để lại 200 lạng bạc và dặn dân làm đền thờ sau khi ông ta bỏ nước chạy ra biển tự tử. Số còn lại gồm 10 ngồi đình đền ở các huyện Gia Lộc, Chí Linh, Cẩn Giàng, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Ninh Giang… đều thờ các tướng của vua Hùng đánh nhau với giặc Thục (Thục Phán). Chỉ cần nhìn vào con số thống kê trên đây ở tỉnh Hải Dương thôi, chúng ta đã thấy rõ lòng dân đối với An Dương Vương như thế nào. Trong đời sống tâm linh, An Dương Vương đối với nhân dân nước ta chưa có gì đáng kể, lý do là vì ông ta cướp nước Văn Lang của vua Hùng. Năm mươi năm cai trị của An Dương, chưa nói lên được điều gì lớn đối với dân ta, ngoài công lao chế tác vũ khí và xây thành ốc của tướng quân Cao Lỗ, còn lại, chỉ là những kỷ niệm đau buồn. Trên khắp nước Đại Việt ta, theo chỗ chúng tôi được biết, không ở đâu có lễ hội tưởng nhớ An Dương Vương cả.

Nhưng đến khi Triệu Vũ Đế thôn tính được An Dương Vương, thì dân ta lại hưởng thái bình thịnh trị hàng trăm năm, đặc biệt là không bị Hán hoá, không bị Trung Quốc đồng hoá, cho dù ta chỉ là một phần của cộng đồng các dân tộc Bách Việt ở phía Nam Ngũ Lĩnh, tức nước Nam Việt. Ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, hàng năm vẫn có lễ hội tưởng nhớ công lao của Triệu Vũ Đế.

Sử ta từ khi được chép vào sách vở, đều xem Triệu Vũ Đế là vị vua dựng nước đầu tiên. Các đời vua Hùng Vương lập nước, tồn tại khoảng hơn 2000 năm, sau bị Thục Phán đánh bại, chính sử không thấy chép kỹ càng, Đại Việt sử ký toàn thư chép ở phần ngoại kỷ, tức là theo truyền thuyết mà chép đại khái thế thôi. Trong khi đó, nhà Triệu được chép trang trọng vào phần “bản kỷ”, được thừa nhận là triều đại dựng nước đầu tiên. Thời các vua Hùng Vương, nước ta có chữ viết hay chưa? Có thể tin là đã có chữ viết, ví như “hoả tự” (chữ hình ngọn lửa) ngày nay đang được nghiên cứu. cho rằng đó là chữ viết của người Việt cổ. Sau hàng ngàn năm Bắc thuộc, chữ viết của người Việt cổ dần bị Bắc triều tiêu huỷ, đến nỗi mất cả tăm tích, thay thế bằng chữ Hán từ thời Sĩ Nhiếp (Sĩ Vương) đô hộ. Tuy nhiên, những chứng tích vật thể còn tồn tại đến bây giờ, ví như trống đồng Đông Sơn chẳng hạn, đã cho thấy trình độ văn minh của người Việt đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ như thế nào. Một dân tộc đã làm ra trống đồng tinh vi như thế, lại hàm ẩn trong các họa tiết hoa văn chạm khắc đến mức tuyệt vời bề sâu văn hoá và tâm hồn của một dân tộc, không thể nói là không có hoặc chưa có chữ viết! Chữ Hán được sử dụng làm văn tự chính thống ở nước ta, đến khi có chữ Quốc ngữ ra đời… Nhà Minh đánh bại nhà Hồ (1407), Minh Thành Tổ ra lệnh cho các tướng nhà Minh phải triệt để tiêu hủy nền văn hóa của nước ta. Sau đó, hắn còn chỉ thị tiếp tục tiêu hủy đến cùng văn hóa nước ta, từ sách vở đến bia ký. Tội ác của chúng trời không dung đất không tha, quỷ thần đều căm giận.

4. Vậy sai lầm bắt đầu từ đâu?

Đây là lời của quan Tham tụng Lại bộ thượng thư kiêm Đông các đại học sĩ thiếu bảo, Yên quận công Phạm Công Trứ viết trong bài (tựa) cuốn “Đại Việt sử ký tục biên”, năm Ất Tỵ 1665: “…Hãy thử xét xem. Ngày xưa Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử viện giám tu là Lê Văn Hưu vâng mệnh Trần Thái Tông chép bộ “Đại Việt sử ký” bắt đầu từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng và sử quan Phan Phu Tiên vâng mệnh Nhân Tông của bản triều (tức triều Hậu Lê) chép nối bộ “Đại Việt sử ký” từ Trần Thái Tông đến khi người Minh trở về nước, nghĩa lớn khen chê đã rành rành ở lời công luận của bút chép sử …Vào khoảng năm Hồng Đức thứ 10 (1479) sai Lễ bộ tả thị lang kiêm Quốc tử giám tư nghiệp Ngô Sĩ Liên biên soạn bộ “Đại Việt sử ký toàn thư”. Tiếp đến Tương Dực Đế năm Hồng Thuận thứ 3 (1511) sai Binh bộ thượng thư kiêm Quốc tử giám tư nghiệp kiêm sử quan đô tổng tài là Vũ Quỳnh biên soạn bộ “Đại Việt sử thông giám”, chép từ Hồng Bàng Thị đến 12 sứ quân, tách làm “ngoại kỷ”, từ Đinh Tiên Hoàng đến năm đầu Thái Tổ cao hoàng đế bản triều mới lại định thiên hạ làm “bản kỷ”… Đến năm Hồng Thuận thứ 6 (1514) lại sai Thiếu bảo Lễ bộ thượng thư Đông các đại học sĩ kiêm Quốc tử giám Tế tửu tri Kinh diên sự là Đôn thư bá Lê Tung soạn bài “Đại Việt sử thông giám tổng luận”. Trong bài “Phàm lệ về việc biên soạn sách Đại Việt sử ký toàn thư”, tác giả viết : “Sách này làm ra, gốc ở hai bộ ‘Đại Việt sử ký’ của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên, tham khảo với Bắc sử, dã sử, các bản truyện chí và những việc nghe thấy truyền lại, rồi khảo đính biên chép mà thành. Chép bắt đầu từ Ngô Vương, vì Vương là người nước Việt đương lúc Nam Bắc phân tranh đã dẹp loạn dựng nước để nối đại thống với Hùng Vương và Triệu Vũ Đế. (Nay theo “Bản kỷ toàn thư” của Vũ Quỳnh, bắt đầu từ Đinh Tiên Hoàng, là để nêu rõ mối đại thống nhất)”.

Xem thế đủ biết các cụ ta xưa không hề sai lầm. Các cụ vẫn xem Triệu Vũ Đế (Triệu Đà) là sự tiếp nối của vua Hùng, chứ không hề nói đến ngài Thục Phán An Dương Vương! Việc chia ra từng phân khúc, khi xếp vào “ngoại kỷ” hoặc “bản kỷ”, chỉ là để “nêu rõ mối đại thống nhất”, theo thiên kiến của tác giả các bộ sách sử mà thôi. Tuyệt nhiên không có việc phủ định quá khứ oai hùng của Triệu Vũ Đế, như một niềm tự hào vốn đã có từ bao đời, trong lịch sử, trong văn chương, trong đời sống tâm linh của người Bách Việt, kế đó là của người Đại Việt ta!

Chúng ta đã có một thời giáo dục sai lịch sử, khi cho rằng Triệu Đà (Triệu Vũ Đế) là giặc, lại còn xem An Dương vương là vua của nước ta, đúc tượng đồng thờ ông ấy ở Cổ Loa, đặt tên đường ở khắp nơi, trong Nam ngoài Bắc. Con cháu đời sau cứ thế mà nối tiếp cái sự nhầm lẫn đến tệ hại này. Rồi không biết sẽ còn sai lầm đến đâu nữa. Tôi cho rằng đã đến lúc thẳng thắn nhìn lại lịch sử, viết cho đúng lịch sử, đừng nên làm nó méo mó đi, bởi như thế là bất nhẫn với tiền nhân, có tội với tiền nhân và con cháu chúng ta. Rất mong được các nhà làm sử, dạy sử quan tâm chỉnh sửa sai lầm rất đáng tiếc này.

Vũ Bình Lục

Đăng lại từ trang Văn Hiến Việt Nam

(nguồn: trithucvn)


Lý do sử miền Bắc hong công nhận triểu đại Triệu Đà cũng giống như lý do nhà Thanh hong chịu công nhận quốc hiệu "Nam Việt" của Gia Long vậy! Tức là sợ phải giành lại đất Lưỡng Quảng!  :potay:

dzị họ phải bỏ luôn triều đại Hai Bà Trưng mới đúng thầy ha, vì lãnh thổ của hai Bà giành lại độc lập gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây. :laughing15:
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?        Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?    An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?        I_icon13Tue 12 Nov 2019, 08:26

Triệu Đà trong mắt các vị anh hùng dân tộc

Một điều dễ nhận thấy, vua chúa phong kiến nước ta thời xưa cũng đề cao tính chính thống của nhà Triệu cũng như công lao của Triệu Đà. Về sau nhà Trần còn truy phong Triệu Đà là Khai Thiên Thể Đạo Thánh Vũ Thần Triết Hoàng Đế và sử không hề chép chuyện An Dương vương được truy phong.

Có lẽ vì nhà Trần đánh giá An Dương vương không có công lao gì trong việc giữ gìn bờ cõi mà lại để mất ngôi, trong khi Triệu Đà có công giữ nước và là người đầu tiên xưng đế trên đất Việt nên mới phong danh hiệu rất trọng vọng như vậy. Khai Thiên Thể Đạo có thể hiểu là Mở trời, hành đạo. Còn Thánh vũ, Thần triết thì thì quá rõ rồi.

Cũng có một động cơ khác để giải thích việc nhà Trần tôn vinh nhà Triệu một cách chính danh đầy long trọng như vậy. Triệu Đà, người Chân Định là vua Nam Việt trước khi thâu tóm chính quyền An Dương vương, còn Tổ tiên nhà Trần vốn làm nghề chài lưới, có gốc là người Mân Việt ở tỉnh Phúc Kiến di cư đến đất Đại Việt (Đại Viêt sử ký toàn thư phần Thái Tông Hoàng đế có chép: Trước kia, tổ tiên vua là người đất Mân, có người nói là người Quế Lâm).

Nhà Triệu bị mang tiếng cho Trọng Thủy cài vào triều đình của An Dương vương trong vai trò con rể rồi sau đó lật ngôi Thục Phán. Nhà Trần cũng bị cái tiếng không hay khi đưa Trần Cảnh vào làm rể nhà Lý rồi cuối cùng thì nhà Lý sụp đổ, nhà Trần nối ngôi. Do vậy, nhà Trần tôn vinh Triệu Đà một cách đầy chính danh cũng là cách để khẳng định sự chính danh của nhà Trần.

Ngay cả Trần Hưng Đạo - anh hùng dân tộc 3 lần đánh bại quân Nguyên Mông cũng đề cao vai trò dựng nước và giữ nước của Triệu Đà. Sử chép: Hưng Đạo Vương ốm. Vua ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: "Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào". Vương trả lời: "Ngày xưa Triệu Vũ dựng nước, vua Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế "thanh dã", đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời Đinh, Lê dùng người tài giỏi, đất phương Nam mới mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế".

Triệu Vũ mà Hưng Đạo vương nói ở đây chính là Triệu Đà. Không những thế, Hưng Đạo vương cũng khẳng định vai trò của Triệu Đà là người dựng nước chứ không hề nhắc một từ nào đến An Dương vương, người mà được một số sách sử chép rằng đã dựng nước Âu Lạc - chống lại quân Tần.

Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi thời Lê cũng có viết rõ: "Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập / Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi nơi xưng đế một phương". Nhà Triệu mà Nguyễn Trãi đề cập cũng chính là triều đại của Triệu Đà. Riêng vấn đề Triệu Đà trong Bình ngô đại cáo thì chúng tôi đã viết trong 2 kỳ trước nên không bàn lại ở đây.

Chúng tôi chỉ nói ở khía cạnh tại sao Nguyễn Trãi không chọn An Dương vương mà chọn Triệu Đà. Những triều đại mà Nguyễn Trãi chọn đều xưng đế ở phương Nam và được lịch sử ghi chép rõ ràng. Trong khi đó, An dương vương thì xuất thân mơ hồ, sử liệu mờ mịt và cũng chưa từng xưng đế. Để làm nổi bật về quá trình dựng nước một cách chính danh và sòng phẳng từ ngàn năm với phương Bắc thì Nguyễn Trãi chọn nhà Triệu chứ không chọn nhà Thục.

Triều đại nào bắt đầu coi nhà Triệu là ngoại bang? Bắt đầu là triều Tây Sơn dưới triều Cảnh Thịnh và sự kiện này được đánh dấu thông qua việc Đại Việt sử ký tiền biên được công nhận là chính sử phản ánh cái nhìn của triều đại đó. Đại Việt sử ký tiền biên được khắc in liền trong 3 năm và hoàn thành vào năm Canh Thân, 1800 tức năm Cảnh Thịnh thứ 8.

Bộ sử 17 tập này được sử quán triều Tây Sơn cho khắc in trên công trình biên soạn của sử gia Ngô Thì Sỹ, được con ông là Ngô Thì Nhậm tu đính. Trong bài đề từ có chép: “Mùa xuân năm Mậu Ngọ (1798), vua ta lên ngôi ban chiếu cho qua xứ Bắc thành san khắc ngũ kinh, tứ thư và các sử để ban hành trong thiên hạ. Trong đó, bản in kinh truyện cũ qua thu thập điểm lại còn được sáu phân mười. Trong đó có bản in mục nát mọt ăn phải gia công bổ khuyết. Duy có nguyên bản Đại Việt sử ký đều đã thất lạc. Nhân các sách còn lại của các quan viết sử đời trước chia lại biên tập từ họ Hồng Bàng đến Ngô sứ quân là Ngoại kỷ, từ Đinh Tiên Hoàng đến thời thuộc Minh là bản kỷ. Tất cả gồm 17 quyển. Mùa thu năm Canh Thân (1800) san định xong sắp xếp cẩn thận thành từng tập kính dâng vua xem. Vâng mệnh cho phép lưu giữ tại Bắc Thành học đường rồi in ra lưu để tiện cho người học”.

Triệu Đà không được nhắc trong đây, nhưng riêng câu từ “họ Hồng Bàng đến Ngô sứ quân là Ngoại kỷ” đã đưa nhà Triệu không còn được ngang hàng với Đinh, Lý, Trần nữa... Nhà Triệu được chép trong quyển 2/17 và được gọi là kỷ Ngoại thuộc Triệu bắt đầu từ năm Giáp Tý kết thúc năm Canh Ngọ gồm 97 năm.

Thêm một tài liệu chứng tỏ nhà Tây Sơn gạt nhà Triệu ra khỏi danh sách triều đại chính thống là chiếu lên ngôi của Nguyễn Huệ. Chiếu viết:

Nước Việt ta từ đời Đinh, Lê, Lý, Trần gây dựng ra nước cho đến ngày nay, thánh minh dấy lên không phải là một họ, nhưng thịnh suy, dài ngắn, vận mệnh do trời, không phải sức người tạo ra được. Trước đây Nhà Lê mất chính quyền, họ Trịnh và cựu Nguyễn chia bờ cõi. Hơn hai trăm năm nay, kỷ cương rối loạn, vua Lê chỉ là hư vị, cường thần tự ý vun trồng, giềng mối của trời đất một phen rơi xuống không nâng lên được, chưa có lúc nào hư hỏng quá như lúc này vậy. Vả lại mấy năm gần dây, nam bắc gây việc binh đao, nhân dân rơi vào chốn bùn than.

Trẫm hai lần gây dựng họ Lê, thế mà tự quân họ Lê không biết giữ xã tắc, bỏ nước đi bôn vong, sĩ dân Bắc Hà không hướng về họ Lê, chỉ trông mong vào trẫm, về phần đại huynh (Nguyễn Nhạc) có ý mỏi mệt, tình nguyện giữ một phủ Quy Nhơn, tự nhún xưng là Tây Vương, mấy nghìn dặm đất về phương nam thuộc hết về trẫm. Trẫm tự nghĩ tài đức không bằng người xưa, mà đất đai thì rộng, nhân dân thì nhiều, ngẫm nghĩ cách thống trị, lo ngay ngáy như dây cương mục chỉ huy sáu ngựa.

Nay xem khí thần rất hệ trọng, ngôi trời thật khó khăn, trẫm chỉ lo không kham nổi, nhưng ức triệu người trong bốn bể đều xúm quanh cả vào thân trẫm, đó là ý trời đã định, không phải do người làm ra. Trẫm nay ứng mệnh trời, thuận lòng người không thể khăng khăng cố giữ sự khiêm nhường. Trẫm chọn ngày 22 tháng 11 năm nay lên ngôi thiên tử, đặt niên hiệu là Quang Trung năm đầu, truyền bảo cho trăm họ muôn dân phải tuân theo giáo lệnh của nhà vua. Nhân nghĩa, trung chính là đạo lớn của người, trẫm nay cùng dân đổi mới, vâng theo mưu mô sáng suốt của vua thánh đời trước, lấy giáo hóa trị thiên hạ.


Chiếu này do Ngô Thì Nhậm, mưu sĩ Bắc Hà bậc nhất của Nguyễn Huệ soạn. Tất nhiên, con trai của Ngô Thì Sỹ phải theo cái chí của cha nên khi cần chấp bút thì ông thẳng tay gạt nhà Triệu mà chỉ giữ Đinh Lê Lý Trần.

Vua Quang Trung có suy nghĩ như vậy không thì không ai rõ, nhưng có một điều mà vị vua dựng triều Tây Sơn muốn sau khi lên ngôi là thu hồi Lưỡng Quảng, vùng đất cũ của nhà Triệu mà nhà Đinh, Lý, Trần hay Lê sau này không hề quản lý.

Đầu năm 1792, vua Quang Trung lại sai sứ bộ sang Bắc Kinh, cầu hôn với công chúa Thanh. Có thuyết dựa trên gia phả nhà họ Vũ nói vua Quang Trung đã hạ sắc chỉ cho Vũ Văn Dũng tranh thủ chuyện cầu hôn thì hỏi luôn chuyện đất đai ở Lưỡng Quảng. Chính sử chỉ chép việc Quang Trung đi cầu hôn chứ không chép chuyện đòi đất vì có lẽ chuyện đòi đất hay thăm dò nhà Thanh đều là cơ mật chăng? Phải tới năm Bính Ngọ, niên hiệu Tự Đức thứ 22 (1870), bản sắc mệnh của Quang Trung mới được Vũ Vĩnh Thứ (cháu ba đời của Vũ Văn Dũng) 'bạch hóa' và sau này được nhà nghiên cứu Lê Văn Hòe xác tín trong bài “Phải chăng vua Càn Long nhà Thanh đã bằng lòng trả vua Quang Trung tỉnh Quảng Tây làm nơi đóng đô và gả Công chúa?” đăng ở trong “Trung Bắc chủ nhật” số tết Quý Mùi (1943) trang 20, 21, 28. Theo đó, nguyên từ ngày rằm tháng tư năm Quang Trung thứ 4 (1791) nhà vua có phái trung sứ đi từ Phượng Hoàng Trung Đô (Nghệ An) đem sắc mệnh này cho Vũ Văn Dũng đang nghỉ ở Hải Dương.

"Sắc Hải dương Chiêu viễn Đại đô đốc Đại tướng quân dực vận công thần Vũ Quốc công tiến gia lĩnh Bắc sứ chính sư kiêm toàn ứng tấu thỉnh Đông Tây Lưỡng Quảng dĩ khuy kỳ tâm, Công chúa nhất vị dĩ kích kỳ nộ. Thận chi! Thận chi! Kỳ dụng binh hình thế tận tại thử hành Tha nhật tiên phong: Khanh kỳ nhân dã Khâm tai! Sắc mệnh!"

tạm dịch:

"Sắc truyền cho Hải Dương Chiêu viễn đô đốc tướng quân dực vận công thần Vũ quốc công được gia phong chức chánh sứ đi sứ nước Thanh, được toàn quyền trong việc đối đáp tâu xin hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây để dò ý và cầu hôn một vị công chúa để chọc tức. Phải thận trọng đấy! Hình thế trong chuyến dụng binh đều ở chuyến đi này. Ngày khác làm tiên phong chính là khanh đấy. Kính thay sắc này!"

Không ai biết vua Quang Trung có ý đồ gì trong vụ cầu thân lấy đất này, nhưng trong tâm Quang Trung thì ắt hẳn đã có Lưỡng Quảng, đất cũ của nhà Triệu.

Trong cuộc đời mình, Nguyễn Du có 2 lần đóng vai trò nhà ngoại giao cấp quốc gia. Một lần vào năm 1803, tiếp sứ thần Trung Quốc sang phong sắc vua cho Gia Long; một lần vào năm 1813, trong vai trò chánh sứ. Trong lần đi sứ này, Nguyễn Du có một tập thơ ghi chép là Bắc hành tạp lục. Trong tập thơ đó có bài Triệu Vũ Đế cố cảnh được Nguyễn Du làm khi qua Phiên Ngung - kinh đô cũ của Nam Việt với nội dung ca ngợi Triệu Đà.

Triệu Vũ Đế cố cảnh

Bạo Sở cường Tần tương kế tru,
Ung dung ấp tốn bá nam tu.
Tự ngu tẫn khả xưng hoàng đế,
Lạc thiện hoàn năng khuất thụ nhu.
Bách xích cao đài khuynh Lĩnh Biểu,
Thiên niên cổ mộ một Phiên Ngu.
Khả liên thế đại tương canh diệt,
Bất cập man di nhất lão phu.


Dịch nghĩa

Sở, Tần hai nước cường bạo theo nhau diệt vong
Ông cứ ung dung nhũn nhặn làm bá chủ phương nam
Tùy thích có thể xưng hoàng đế
Vui điều thiện chịu khuất với chú nhà nho hèn mọn
Đài cao trăm thước ở Lĩnh Biểu đã nghiêng đổ
Ngôi mộ cổ nghìn năm ở Phiên Ngung đã mất
Thương cho đời này theo đời kia thay đổi nhau
Nhưng không bằng ông lão Man Di


Bản dịch của Bùi Hạnh Cẩn

Bạo Sở cuồng Tần diệt tiếp nhau
Ung dung chào vái chủ nam khu
Tự vui mình cũng xưng hoàng đế
Giữ thiện còn thêm phục gã nho
Trăm thước đài cao nghiêng Lĩnh Biểu
Ngàn năm mộ cũ lấp Phiên Ngu
Đáng thương triều đại thay nhau đổ
Chẳng sánh man di một lão phu


Anh Tú
(Báo Mới)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?        Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?    An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?        I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn
» Những Đoá Từ Tâm
» Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần
» Hương Sắc Cuộc Đời
» Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Lịch Sử-