Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Trăng
Tổng số bài gửi : 1844 Registration date : 23/04/2014
| Tiêu đề: ÔN LẠI SỬ NHÀ Mon 29 Jul 2019, 19:00 | |
| 1/ PHAN THANH GIẢN VÀ VĂN THÁNH MIẾU Phan Thanh Giản (1796 – 1867) là một công thần nhà Nguyễn, làm quan trải 3 triều Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức từ 1826 – 1867, ông đã lần lượt kinh qua ít nhất 58 chức vụ lớn nhỏ. Thuở hàn vi, mới 7 tuổi ông Phan Thanh Giản phải chịu cảnh mồ côi mẹ, rồi cha lại bị tù (oan), cảnh nhà vô cùng nghèo khổ, cơ cực, Ông xin được thay cha vào tù. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo, viên quan đã cho ông ở gần nơi cha bị giam cầm, để vừa trau dồi kinh sử, vừa có cơ hội thăm cha mỗi ngày. Ông sống nhờ vào tình thương của bà dì ghẻ và những người hàng xóm tốt bụng. Sau đó ông thi đỗ đệ tam giáp tiến sĩ xuất thân khoa năm Bính Tuất, 1826 – vị tiến sĩ đầu tiên của đất Nam Kỳ – được triều đình bổ dụng làm quan. Hoạn lộ của ông Phan Thanh Giản vô cùng lận đận!, ông đã 7 lần làm cho vua giận tức, Với tính cương trực và ý thức trách nhiệm trước nước, trước dân, PTG đã dám can ngăn vua dù bị mang hoạ vào thân. Năm 1836, ông đã can ngăn vua Minh Mạng đi tuần du Quảng Nam vì năm đó mất mùa lại đang lúc cày cấy, "hãy xin tạm đình cho dân được chuyên việc đồng ruộng" . Năm 1840, Vương Hữu Quang có tội, đình thần dựa theo ý vua, có người xin xử tội chém, có người xin xử tội lưu, ông dám xin nhà vua chỉ xử giáng 2 cấp lưu Những năm 1843, 1849, 1852, 1853, 1859, PTG dâng sớ lên vua, nói lên thực trạng của đất nước về kinh tế, xã hội và đề xuất những chính sách nhằm "dựa vào pháp luật mà cai trị", "quan tốt mà dân yên", "chỉnh đốn thói quen của sĩ phu", ""chữa hồi bệnh đau khổ của nhân dân", "nuôi dân chăm cày cấy", "nuôi quân trù phương lược", "binh giỏi lương đủ như nguồn nước chảy mãi không hết"... Đình thần và nhà vua không ai không biết rõ bản chất con người và tính nết của ông (Phan Thanh Giản) từng được vua ban tặng tấm kim khánh với 4 chữ vàng Liêm, Bình, Cần, Cán; và do “liêm trực cẩn thận”, sau vua lại ban thêm cho tấm bi lương ngọc để tỏ lòng tin yêu, sủng ái). Năm năm cuối đời (1862 - 1867) là giai đoạn gian truân, đầy uẩn khúc của PTG . Khi nhà vua cử ông làm Chánh sứ sang thương thuyết với hoàng đế nước Pháp và Y Pha Nho xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, trước khi đi, vua Tự Đức ướm hỏi: “Trước kia ngươi bỏ 3 tỉnh Nam Kỳ chắc là đã có cân nhắc, vậy ngươi còn có ý gì nữa chăng?”. Phan Thanh Giản tâu: “Tôi xét kỹ thời thế, không bỏ không được, nay tôi vâng mệnh đi sứ, việc thành hay không đều tùy nước Tây, tôi chỉ biết hết lòng hết sức mà thôi”. Vua chảy nước mắt! “Chảy nước mắt” lúc ấy, chứng tỏ nhà vua đã mặc nhận “việc thành hay không là do nước Tây”. Vậy mà sau đó khi biết rõ người Pháp tiếp tục đẩy mạnh cuộc xâm lược để bức chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, nhà vua liền khai phục và thăng bổ Phan Thanh Giản làm Hiệp biện Đại học sĩ Hộ bộ Thượng thư sung Kinh lược sứ 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên (1865) để sai phái ông vào Nam đương đầu trước làn tên mũi đạn. Hơn ai hết, ông Phan Thanh Giản biết rất rõ rằng mình chỉ là “con bài hy sinh” không hơn không kém, bèn xin khước từ vua không chấp thuận. Sau đó lại xin hưu trí với lý do “vì tuổi già sức yếu không kham được việc lớn” , vua cũng không cho. Thế là phải vâng mệnh! Tại thời điểm quân Pháp xua binh hùng tướng mạnh đến áp bức Vĩnh Long, trước tình thế nguy ngập ấy xét thấy không còn con đường nào khác là phải cứu dân, bởi việc phòng bị của triều đình từ muôn đời nay vẫn là chiến thuật, chiến lược và chiến cụ thời trung cổ, thực lực yếu xìu như cọng bún thiu, trong khi phía địch, chúng bất thần ập đến với cả ngàn quân hung hãn, đều súng to, tàu lớn, trong tư thế sẵn sàng nhả đạn bình địa tức khắc nếu có hành vi kháng cự lại. Vì vậy ông đành phải ra lịnh giao thành để, ít ra trước mắt cũng bảo toàn được xương máu nhân dân. Và cuối cùng, để tỏ rõ lòng thành và tiết tháo, vào lúc nửa đêm ngày chủ nhật 4-8-1867 (nhằm ngày mồng 5 tháng 7 năm Đinh Mão) trước sự chứng kiến của gia đình, trong căn nhà cỏ của mình ở quê nhà Vĩnh Long (nay là xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre), ông đã hướng về phương Bắc lạy (vua) 5 lạy rồi bình tĩnh mượn chén thuốc độc tự kết liễu đời mình (giấm chua pha với thuốc phiện) sau khi đã nhịn ăn 15 ngày mà không chết. Một thời chính sử miệt thị cụ Phan, ghép vào thành phần phản trắc. “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”. Đến nay những cuộc tranh luận học thuật sôi nổi đã phần nào gỡ mối oan trăm năm, người xưa cũng nhẹ lòng. Bên ngoài không gian khoa học, thấy mọi chuyện như đơn giản hơn nhiề u VĂN THÁNH MIẾULục tỉnh xưa có ba văn miếu, một ở Gia Định, một ở Trấn Biên (Đồng Nai), cái còn lại ở Vĩnh Long. Văn Miếu Gia Định nay đã không còn, chỉ để lại trơ trọi địa danh Văn Thánh ở quận Bình Thạnh. Văn Miếu Trấn Biên thì còn đó mà xây lại mới tinh, không mang chút kỷ niệm nào, lại phối thờ vô duyên vài nhân vật chính trị hiện đại không liên quan, thành ra mất bề cổ kính. Chỉ có Văn Thánh Miếu Vĩnh Long còn đó đúng bài bản, trầm mặc, đơn giản mà trang nghiêm. Sau cổng tam quan, ấn tượng nhất trong cảnh quan Văn Thánh Miếu là hai hàng cây dầu thẳng tắp, vươn cao uy nghi. Dưới hàng cây đặt nhiều văn bia qua nhiều thời đại, trong đó có tấm bia cụ Phan tỏ lòng khi khởi sự xây cất công trình. Dưới bóng hàng cây này, nhiều thế hệ văn sĩ vào ra mà lòng nặng sự nước. Không chỉ làm nơi thờ cúng, Văn Thánh Miếu còn là nơi bàn trọng sự của trí thức địa phương. Công trình trung tâm là Điện Đại Thành thờ đức Vạn Thế Sư Biểu* Khổng Tử (*bậc thầy muôn đời), kèm theo Tứ phối, Thập triết. Bậc thầy đáng kính của nền học nước nhà - cụ Chu Văn An được thờ trang trọng trên nghi giữa. Hai bên có hai nhà Tả vu, hữu vu thờ thổ thần, tiền hiền hậu hiền địa phương. Nằm bên trái Điện Đại Thành về phía tam môn có Tụy Văn Lâu 萃文樓 (căn lầu nơi văn sĩ tụ hợp), sau đổi thành Văn Xương Các 文昌閣 (gác văn chương tốt đẹp). Đây là một công trình duyên dáng mà nhỏ gọn. Sinh thời, cụ Phan có ý xây lầu văn cho giới học các nơi tụ hội sáng tác. Sau vì ly tán, cụ mất, con cái vào bưng biền kháng Pháp, bá hộ Nọn gom góp xây cất công trình, xưa là nơi bàn bạc, nay thờ cụ Phan, cụ Võ Trường Toản và đốc học Nguyễn Thông. Trải qua bao nhiêu thăng trầm ly tán, công trình vẫn nguyên vẹn, trở thành nguồn cội cho những kẻ học đất Vĩnh hướng về. Lịch sử đã qua chương và giờ đây, người ta có thể đánh giá khách quan hơn về những người khởi sự xây Văn Thánh Miếu, khởi sự cho sự học quê nhà, đóng góp vào thời cuộc, dẫu thành công dẫu thất bại, dâu bể quá nhiều, nhưng lòng trinh trung đã không còn có thể nghi ngờ. Nguồn bentre.gov , FB tàn man kiến trúc và bài viết của gs Phan Huy Lê |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: ÔN LẠI SỬ NHÀ Tue 30 Jul 2019, 13:27 | |
| Nói PTG bán nước tất nhiên là không đúng, bởi vì khi mua bán người bán phải nhận được tiền từ người mua, đằng này PTG giao thành cho Pháp ... trắng tay! Nói PTG có công tránh cho dân chúng khỏi bị chiến tranh thì cũng trật lất, vì như thế nếu nước nhà bị giặc xâm lăng vua quan cứ việc đầu hàng quách cho xong!
Sự thể xảy ra là tại PTG bất tài mà được giao nhiệm vụ quá sức của ông, thế nên đáng trách triều đình Nguyễn sử dụng người không thích hợp, giữa lúc dầu sôi lửa bỏng giặc hùng hổ lăm le cướp đất mà lại giao cho một văn quan nhu nhược thiếu dũng khí ra đối đầu. Giả như giao việc thủ thành cho mấy ông Trương Công Định, Võ Duy Dương hoặc Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực, thì lịch sử VN đã đổi khác rồi!
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Trăng
Tổng số bài gửi : 1844 Registration date : 23/04/2014
| Tiêu đề: Re: ÔN LẠI SỬ NHÀ Tue 30 Jul 2019, 13:49 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Nói PTG bán nước tất nhiên là không đúng, bởi vì khi mua bán người bán phải nhận được tiền từ người mua, đằng này PTG giao thành cho Pháp ... trắng tay! Nói PTG có công tránh cho dân chúng khỏi bị chiến tranh thì cũng trật lất, vì như thế nếu nước nhà bị giặc xâm lăng vua quan cứ việc đầu hàng quách cho xong!
Sự thể xảy ra là tại PTG bất tài mà được giao nhiệm vụ quá sức của ông, thế nên đáng trách triều đình Nguyễn sử dụng người không thích hợp, giữa lúc dầu sôi lửa bỏng giặc hùng hổ lăm le cướp đất mà lại giao cho một văn quan nhu nhược thiếu dũng khí ra đối đầu. Giả như giao việc thủ thành cho mấy ông Trương Công Định, Võ Duy Dương hoặc Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực, thì lịch sử VN đã đổi khác rồi!
Dạ Thầy, T cũng nghĩ giống Thầy, kiểu như bà ngoại nói " Đã sai mà còn lẻo lự " Cụ Phan chủ hòa , Thầy hở |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: ÔN LẠI SỬ NHÀ Tue 30 Jul 2019, 15:54 | |
| - Trăng đã viết:
- Ai Hoa đã viết:
- Nói PTG bán nước tất nhiên là không đúng, bởi vì khi mua bán người bán phải nhận được tiền từ người mua, đằng này PTG giao thành cho Pháp ... trắng tay! Nói PTG có công tránh cho dân chúng khỏi bị chiến tranh thì cũng trật lất, vì như thế nếu nước nhà bị giặc xâm lăng vua quan cứ việc đầu hàng quách cho xong!
Sự thể xảy ra là tại PTG bất tài mà được giao nhiệm vụ quá sức của ông, thế nên đáng trách triều đình Nguyễn sử dụng người không thích hợp, giữa lúc dầu sôi lửa bỏng giặc hùng hổ lăm le cướp đất mà lại giao cho một văn quan nhu nhược thiếu dũng khí ra đối đầu. Giả như giao việc thủ thành cho mấy ông Trương Công Định, Võ Duy Dương hoặc Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực, thì lịch sử VN đã đổi khác rồi!
Dạ Thầy, T cũng nghĩ giống Thầy, kiểu như bà ngoại nói " Đã sai mà còn lẻo lự " Cụ Phan chủ hòa , Thầy hở Huynh nghe nói các nhà sử học ngày nay đang minh oan cho PTG nhưng huynh không đọc được. Muội hiểu nhiều, tóm tắt cho huynh mấy dòng ... |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: ÔN LẠI SỬ NHÀ Wed 31 Jul 2019, 08:37 | |
| Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha đổ bộ và tấn công tại cửa biển Đà Nẵng rồi lần lượt đánh chiếm các tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Ông Phan Thanh Giản với vai trò là Chánh sứ và Lâm Duy Hiệp là Phó sứ được cử đi điều đình với Pháp, sau đó đại diện cho triều đình Tự Đức ký kết hiệp ước hòa bình và hữu nghị Hòa ước Nhâm Tuất ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn.
Hiệp ước gồm 12 khoản, theo đó, ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn (Côn Đảo) phải nhượng cho Pháp (Khoản 3 Hiệp ước); triều đình phải trả cho Pháp và Tây Ban Nha một khoản bồi thường chiến phí là 4 triệu piastre trong 10 năm, mỗi năm 400.000 đồng (quy ra bạc là 288 nghìn lạng-Khoản 8 hiệp ước); đổi lại, người Pháp sẽ trả lại tỉnh Vĩnh Long cho triều đình Huế, nhưng kèm theo điều kiện là triều đình phải có biện pháp chấm dứt các cuộc khởi nghĩa chống lại người Pháp ở các tỉnh (Khoản 11 hiệp ước). Do hành động này mà dân gian có câu truyền "Phan Lâm mãi quốc, triều đình thí dân" (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bán nước; triều đình bỏ dân chúng). Theo nhà sử học Phan Huy Lê, nguồn gốc và xuất xứ của câu này chưa được làm rõ, theo ông câu này không thấy ghi chép lại trong những tác phẩm viết về Trương Định của những tác giả đương thời, như Nguyễn Thông.
Tuy việc thương nghị với phía Pháp, vua Tự Đức có cho ông tùy nghi tình thế mà định đoạt nhưng về việc cắt đất, nhà vua có căn dặn Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp ráng sức chuộc lại ba tỉnh với giá 1.300 vạn lạng, còn nếu phía Pháp đòi cắt đất luôn thì kiên quyết không nghe, nhưng Phan Thanh Giản đã phải cắt đất lại còn bồi thường chiến phí. Do đó mà hai ông khi trở về đã bị quở trách nặng nề.
Việc chuộc ba tỉnh không thành, Phan Thanh Giản bị cách lưu làm Tổng đốc Vĩnh Long, nhưng rồi lại được cử làm Chánh sứ (Phó sứ là Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản) sang nước Pháp để điều đình một lần nữa về việc chuộc lại ba tỉnh miền Đông (1863), nhưng cũng không đạt được kết quả. Năm 1865, ông được phục chức Hiệp biện đại học sĩ, Hộ bộ thượng thư, sung Kinh lược sứ ba tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) và được tha tội cách lưu.
Ngày 20 tháng 6 năm 1867, Pháp đánh chiếm Vĩnh Long (vốn đã được trao trả triều đình Huế ngày 25 tháng 5 năm 1863), yêu cầu ông gửi mật thư cho thủ thành An Giang và Hà Tiên buông súng đầu hàng. Trước sức mạnh áp đảo của Pháp về mặt quân sự, biết thế không thể giữ nổi, nên để tránh đổ máu vô ích, Phan Thanh Giản đã quyết định trao thành, không kháng cự, với yêu cầu người Pháp phải bảo đảm an toàn cho dân chúng. Thế là chỉ trong 5 ngày (20-24 tháng 6 năm 1867), Pháp chiếm gọn ba tỉnh miền Tây không tốn một viên đạn.
Sau khi thành mất, Phan Thanh Giản gói mũ áo, phẩm hàm, kèm theo sớ tạ tội và gửi về triều. Song chờ nửa tháng vẫn không thấy triều đình hồi âm. Lo lắng rồi thất vọng, Phan Thanh Giản uống thuốc độc tự sát vào nửa đêm ngày 5/7 năm Đinh Mão, tức 4/8/1867, hưởng thọ 72 tuổi.
(Theo Wikipedia) |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: ÔN LẠI SỬ NHÀ Wed 31 Jul 2019, 10:20 | |
| Cảm ơn Trà Mi những sưu tầm. Khi mắt tôi còn tốt tôi đã đọc kĩ ở Wikipedia. Bài của Nguyễn Văn Thịnh quá dài, chữ nhỏ tôi không thể đọc. Không biết Trà Mi nghĩ thế nào, riêng tôi rất yêu mến cụ Phan. Theo chỗ tôi biết, thời đương triều cụ Phan bị tội, nhưng ở các triều sau đã được giải oan. Trước năm 1975, chính quyền VNCH đã vinh danh cụ, nhiều đường phố, trường học mang tên cụ; sau 75 cụ bị xoá tên đường và trường học. Tôi truy cập mạng chỉ đọc được các tít lớn thôi, cụ đã được giải oan sau 150 năm, đền thờ cụ đã được cựu thủ tướng VVK hiến một tượng đồng đen, chính quyền tỉnh và nhiều đoàn thể đã đến dâng hương, một số trường đã mang tên cụ ... Điều này tôi phải nhờ thầy xác định rõ cho. |
| | | Trăng
Tổng số bài gửi : 1844 Registration date : 23/04/2014
| Tiêu đề: Re: ÔN LẠI SỬ NHÀ Wed 31 Jul 2019, 14:20 | |
| - buixuanphuong09 đã viết:
- Cảm ơn Trà Mi những sưu tầm. Khi mắt tôi còn tốt tôi đã đọc kĩ ở Wikipedia. Bài của Nguyễn Văn Thịnh quá dài, chữ nhỏ tôi không thể đọc. Không biết Trà Mi nghĩ thế nào, riêng tôi rất yêu mến cụ Phan. Theo chỗ tôi biết, thời đương triều cụ Phan bị tội, nhưng ở các triều sau đã được giải oan. Trước năm 1975, chính quyền VNCH đã vinh danh cụ, nhiều đường phố, trường học mang tên cụ; sau 75 cụ bị xoá tên đường và trường học. Tôi truy cập mạng chỉ đọc được các tít lớn thôi, cụ đã được giải oan sau 150 năm, đền thờ cụ đã được cựu thủ tướng VVK hiến một tượng đồng đen, chính quyền tỉnh và nhiều đoàn thể đã đến dâng hương, một số trường đã mang tên cụ ... Điều này tôi phải nhờ thầy xác định rõ cho.
Bùi huynh kính, T cũng ko hiểu nhiều đâu ạ, qua phần viết của huynh thì cũng biết là huynh cũng nắm được 1 số thông tin rồi , T cũng nghe truyền thông nói nhiều về các cuộc hội thảo bàn luận công tội của cụ Phan, giải oan cho cụ, nội dung cũng nằm trong phần viết của Thầy và tỷ TM, T xin bổ sung và cố tóm gọn 1/ Có 1 nhân vật tên là Lê Duy Phụng (tên thật là Tạ Văn Phụng) cùng với lá cờ “phản Nguyễn phục Lê” , kêu gọi người chống nhà Nguyễn Với sự ủng hộ của người Pháp, Lê Duy Phụng có lực lượng giáo dân ủng hộ. Nhờ đó, một cuộc khởi nghĩa lớn đã diễn ra ở khu vực Bắc Hà. Các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Sơn Tây, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Thanh Hoá, Nghệ An và hải tặc ngoài biển đều đi theo nhân vật này2/ Triều đình đứng giữa hai gòng kìm, Nam Kỳ với Pháp và Bắc Kỳ với Lê Duy Phụng. Tự Đức chọn Lê Duy Phụng mới là cái cần đánh và hải quân Pháp – Tây Ban Nha cần phải hòa. Cho nên Nguyễn Tri Phương đã phải điều ra phía Bắc, và Phan Thanh Giản lại được điều vào trong Nam để ký hòa ước Nhâm Tuất3/Ngày 21/6/1863, một năm sau hòa ước Nhâm Tuất, ba sứ thần cùng đoàn tùy tùng nhà Nguyễn có 66 người xuất phát đi đến Paris. Họ cùng nhau bàn luận với đế chế Pháp về hiệp ước 1862, và vui mừng được biết đế chế Pháp sẽ giảm nhẹ tính khắc nghiệt của hiệp ước ấy.4/Ngày 15/7/1864, nỗ lực cuối cùng của Phan Thanh Giản đòi lại 3 tỉnh Nam Kỳ đã thành công khi ông và trưởng lãnh sự Pháp Aubaret tại Băng Cốc ký hiệp ước mới chấp thuận trả 3 tỉnh Nam Kỳ. Nhưng, tại quốc hội Pháp lúc này, những người ủng hộ chính sách bành trướng ở hải ngoại đã thắng thế. Bộ trưởng hải quân gửi sắc lệnh cho Aubaret ngưng cuộc thương thuyết[size=24]5/ Những việc diễn ra kế tiếp có trong phần sưu tầm của tỷ TM
[/size] Có người bảo cụ bắt tay với Pháp. Nếu mà bắt tay, thì cớ gì ông phải “tuyệt thực” mà chết? Nếu mà bắt tay, cớ gì ông trăn trối lại cho các con mình hãy chống Pháp, để con trai thứ hai là Phan Liêm, sau khi cha mất đã trở thành lãnh tụ kháng Pháp, và sát cánh bên cạnh tướng Nguyễn Tri Phương trấn giữ Hà Nội? Tóm lại, theo T, cụ Phan ko có lỗi, có chăng là quan niệm trung quân , ko dám cãi vua , cái sai chính nằm ở vua Tự Đức , muốn giữ vững ngai vàng ,giữ chế độ thống trị nên đã chủ hòa với Pháp , lịch sử VN và thế giới cũng có nhiều trường hợp như vậy, chủ hòa hay mượn tay ngoại bang để giải quyết thù trong , ko ngờ mất trắnghttps://vi.wikipedia.org/wiki/Cu%E1%BB%99c_n%E1%BB%95i_d%E1%BA%ADy_T%E1%BA%A1_V%C4%83n_Ph%E1%BB%A5ng
|
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: ÔN LẠI SỬ NHÀ Wed 31 Jul 2019, 20:00 | |
| Huynh không thể đọc được nhiều, chờ ý kiến thầy thôi. Không hiểu sao huynh không muốn đọc bài của NVT, không muốn nghe những lời bôi bác cụ. Huynh có cảm tình với cụ ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, dưới thời Pháp, đọc câu "Phan, Lâm mãi quốc ..." nó không vào. Nay đã có trí tuệ để suy ngẫm huynh càng thấy yêu cụ hơn. Tình cảm cá nhân nó thế, chả biết đúng hay sai. Đành chờ nghe lời thầy thôi. |
| | | Trăng
Tổng số bài gửi : 1844 Registration date : 23/04/2014
| Tiêu đề: Re: ÔN LẠI SỬ NHÀ Wed 31 Jul 2019, 22:31 | |
| - buixuanphuong09 đã viết:
- Huynh không thể đọc được nhiều, chờ ý kiến thầy thôi. Không hiểu sao huynh không muốn đọc bài của NVT, không muốn nghe những lời bôi bác cụ. Huynh có cảm tình với cụ ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, dưới thời Pháp, đọc câu "Phan, Lâm mãi quốc ..." nó không vào. Nay đã có trí tuệ để suy ngẫm huynh càng thấy yêu cụ hơn. Tình cảm cá nhân nó thế, chả biết đúng hay sai.
Đành chờ nghe lời thầy thôi. Dạ huynh . |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| | | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: ÔN LẠI SỬ NHÀ | |
| |
| | | |
Trang 1 trong tổng số 3 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |