Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Fri 08 May 2015, 22:06 | |
| Tam Tạng Pháp Số (trang 59) NHỊ CHỦNG LẬP ĐỀ 二種立題 (Pháp hoa văn cú). Tất cả tựa đề các kinh do Phật lập ra, do được các nhà kết tập lập ra. Một, Phật tự lập. Tựa đề của các kinh đều do Phật đặt ra. Như kinh Kim cang nói. Kinh này có tên là Kim cang Bát nhã ba la mật, dựa vào tên kinh này các ông hãy phụng trì. Hai, Kinh gia lập. Sau khi Phật vào Niết bàn, đề tựa các kinh được Ngài A nan và nhiều vị nữa kết lập đặt ra, như kinh Diệu pháp liên Hoa. NHỊ NHIẾP 二攝 (Tịnh danh kinh sớ) Một, Chiết phục nhiếp. Chiết là bẻ gãy. Phục là khuất phục. Chúng sanh trong sáu đường trong tam giới, tham đắm ngũ dục, trôi trong sanh tử, thật khó vượt qua được. Vì vậy Phật nói các quả báo về thiện, ác và bao nhiêu lời thiết tha về cái khổ ghê gớm trong các địa ngục, để uốn nắn tâm tánh và thu nhận chúng theo chánh đạo. Đó là chiết phục nhiếp. Hai, Điều phục nhiếp. Điều là điều trị (chữa bệnh). Điều trị, kiến, tư và căn bản vô minh hoặc đều theo chánh lý. Tâm tánh vắng lặng, không để cho nổi lên những phiền não ấy trở lại. Đó gọi là điều phục nhiếp. NHỊ CHỦNG NHẬP 二種入 (Kim cang Tam muội kinh). Một, Lý nhập. Chúng sanh tin sâu chơn tánh vốn có, không một không khác, không có không không, không ta không người, phàm, thánh không hai, yên lặng vô vi, không có phân chia. Nhờ tin sâu điều này, có thể vào được lý tánh. Đó là lý nhập. Hai, Hạnh nhập. Hạnh là dựa lý phát tâm tu hành. Tu theo hạnh này, tâm không nghiêng đổ, không mong không cầu, an trụ bất động, giống như đại địa. Nhờ tu hành vào được lý tánh. Đó là hành nhập. NHỊ THUYÊN 二詮 (Tông cảnh lục)
Một, Già thuyên. Già là chận đứng việc sai trái. Thuyên là giảng giải văn tự. Như các kinh đã nói về chơn như diệu tánh. Mỗi kinh đều nói bất sanh bất diệt, vô nhân vô quả, vô tướng vô vi, phi phàm phi thánh, phi tánh phi tướng v.v… Tất cả đều nhằm dẹp tan sai trái và vết tích, dứt tướng bỏ tình. Đó gọi là già thuyên. Hai, Biểu thuyên. Trình bày những điều đúng đắn, như nội dung các kinh đã nói, biết thấy rõ ràng, sáng suốt chiếu soi, yên tĩnh vắng lặng rộng khắp. Đó gọi là biểu tuyên.
Được sửa bởi mytutru ngày Tue 08 Sep 2015, 16:52; sửa lần 1. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Fri 08 May 2015, 22:14 | |
| Tam Tạng Pháp Số (trang 60) NHỊ YẾT MA 二羯磨 (Tứ phần luật). Tiếng Phạn là Yết ma, tiếng Hoa là Tác pháp. Nghĩa là khi Tỳ kheo phạm tội, tập trung đối diện với vị nắm giới pháp, tự mình khai ra tội đã phạm. Một, Tự tội yết ma. Tỳ kheo phạm giới thì đại chúng theo qui định mà trị tội ấy. Đó gọi là tự tội yết ma. Hai, Thành thiện yết ma. Có Tỳ kheo phạm giới, được phép phát lồ sám hối trước chúng, tội ấy tiêu diệt, thiện căn được thành tựu. Đó là thành thiện yết ma. NHỊ YẾT MA 二羯磨 (Tỳ ni mẫu sự) Một, Vĩnh tẫn yết ma. Khi Phật còn tại thế, nếu có Tỳ kheo phạm tội, không tự thấy lỗi, tánh còn ương ngạnh, không chịu hối hận sữa lỗi, thì phải tác pháp trình bày với đại chúng, tuỳ theo mức độ đuổi ra khỏi tăng đoàn, hết một đời này, không phục hồi tăng sự nữa. Đó là vĩnh tẫn yết ma. Hai, Điều phục yết ma. Tỳ kheo phạm giới chưa sám hối, thì tất cả việc trong tăng đoàn ăn, uống, ngồi thiền, nói năng, không được cùng chung với tăng chúng, phải để cho tâm vị ấy biết ăn năn, hối cải và xin được sám hối trước tăng đoàn. Đó là điều phục yết ma. NHỊ CHỦNG KHƯỚC MA PHÁP 二種却魔法 (tu tập chỉ quán toạ thiền pháp yết). Người tọa thiền chánh định chưa phát, có nhiều chướng ngại do ác ma làm ra, tâm sanh sợ sệt, phá hoại căn lành. Nếu có thể đoan tâm chánh niệm, thì tà ma không xen vào được mà nó tự tiêu diệt có hai loại khước ma.
Một, Tu chỉ kiếp ma. Người tọa thiền, lúc tu định, hoặc thấy cha, mẹ, anh, em, hình tướng chư Phật, tất cả cảnh đáng yêu, khiến cho người tu mừng vui chấp lấy, hoặc thấy sư tử, cọp, beo, la sát, tất cả những hình ảnh đáng sợ, khiến cho người tu sợ hãi, thì phải biết đó là tướng mê loạn của ma, đều là hư dối, không vui không sợ; giữ tâm yên lặng, thì các ma sự tự nhiên tiêu diệt. Đó là tu chỉ khước ma (tiếng phạn là La sát ; tiếng Hoa là Tốc tật quỷ.)
Hai, Tu quán khước ma. Người tọa thiền khi tu định. Đối các cảnh ma, mà thời gian tu chỉ chưa trừ khử được, thì nên nhận quán cái tâm năng quán, không có ở đâu, thì lấy gì mà có phiền não mừng, lo. Chỉ quán như thế, từ từ ma sự tiêu diệt dần. Đó là tu quán khước ma. NHỊ ĐẲNG 二等 (Tông cảnh lục) Một, Đoạn đẳng. Khi mới bắt đầu thì đạo Phật là đạo giải thoát rốt ráo. Tất cả vô minh của chúng sanh, một khi đã hoàn toàn dứt hết. Đây là điều mong đợi của chư Phật đối với chúng sanh, không có một pháp nào mà không thanh tịnh. Vì vậy gọi là đoạn đẳng (dứt hết) Hai, Đắc đẳng. Đức Phật khi mới thành đạo, là lúc, sự giác ngộ vừa có đầy đủ. Tất cả trí huệ thỉ giác của chúng sanh đều có đầy đủ. Đây là điều mong đợi của chúng sanh đối với chư Phật. Vô minh, phiền não tạo ra, tất cả đều thanh tịnh, không có gì làm trở ngại. Vì vậy gọi là đắc đẳng (bằng với chư Phật). |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sat 09 May 2015, 20:59 | |
| Tam Tạng Pháp Số (Trang 61) NHỊ THÙ THẮNG 二殊勝 (Lăng nghiêm kinh). Đây là lời Bồ tát Quán Âm chứng được viên thông rốt ráo. Tất cả mười phương, trên đồng chư Phật, dưới hợp với chúng sanh, diệu dụng siêu việt, nên gọi là thù thắng. Một, Thượng hợp chư Phật bổn giác diệu tâm. Bổn giác diệu tâm là diệu minh chân tâm vốn sáng suốt của Phật. Bồ tát chứng được rốt ráo vắng lặng, mười phương viên minh, thể đồng chư Phật. Vì vậy có thể phát khởi đồng thể đại từ, ban cho chúng sanh sự an vui, hiển hiện mười phương, hiện thân nói pháp thánh, phàm đều được độ, có nguyện cầu thì ắt thành tựu. Đó là thù thắng.
Hai, Hạ hợp chúng sanh đồng nhất bi ngưỡng. Lý viên minh chư Bồ tát chứng được, so với tâm vốn có của chúng sanh, mê, ngộ tuy khác, thể vốn không hai; cho nên có thể phát khởi đồng thể đại bi, trừ sạch khổ đau cho chúng sanh, ứng khắp mười phương, bố thí bình đẳng sự không sợ hãi, những điều cầu nguyện đều được viên mãn. Đó là thù thắng. NHỊ CHỦNG THANH TỊNH 二種清凈 (Hoa nghiêm kinh Tuỳ sớ diễn nghĩa sao). Một, Tự tánh thanh tịnh. Tâm thể chơn như của chúng sanh, tánh vốn thanh tịnh, không trở ngại, ô nhiễm. Vì vậy gọi là tự tánh thanh tịnh. Hai, Ly cấu thanh tịnh. Tâm thể tự tánh thanh tịnh của chúng sanh, xa lìa tất cả phiền não, dơ dáy. Vì vậy gọi là ly cấu thanh tịnh. NHỊ CHỦNG TỰ TẠI 二種自在 (Hoa nghiêm kinh sớ). Một, Quán cảnh tự tại. Bồ tát dùng trí huệ chơn chánh soi sáng cảnh chơn như và hiểu rõ tất cả pháp, tự tại vô ngại. Đó là quán cảnh tự tại.
Hai, Tác dụng tự tại. Bồ tát đã dùng chánh trí chiếu soi cảnh chơn như thì có thể từ thể khởi lên tác dụng, hiện thân thuyết pháp, dạy dỗ chúng sanh được tự tại. Đó là tác dụng tự tại. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sat 09 May 2015, 21:05 | |
| Tam Tạng Pháp Số (Trang 62) NHỊ CHỦNG TẤT CẢNH 二種畢境 (Đại Niết bàn kinh ) Một, Trang nghiêm tất cảnh. Tất cảnh có nghĩa giống như quyết định, cứu cánh, cuối cùng. Tất cả chúng sanh đều có chơn tánh nhứt thừa, phải tu lục độ để trang nghiêm (chơn tánh). Nếu không tu lục độ thì không chứng được chơn tánh, vì vậy lục độ, chắc chắn là dụng cụ trang nghiêm chơn tánh. Cho nên sớ nói: Dùng lục độ để trang nghiêm chơn tánh. Hai, Cứu cánh tất cảnh. Cứu cánh có nghĩa rốt ráo. Tất cả chúng sanh có sẵn tánh Nhất thừa. Nếu được tánh Nhất thừa này, thì chắc chắn đến được địa vị rốt ráo. Nên sớ nói: Nhất thừa rốt ráo. NHỊ CHỦNG TẾ 二種際 (Hoa nghiêm kinh sớ và Diễn nghĩa sao). Tế là giới hạn. Sanh tử, Niết bàn thể tánh là một, vốn không có giới hạn, không khác mà khác, cho nên mới chia sanh tử, Niết bàn hai bên. Một, Niết bàn tế. Nếu dựa vào lý do nhiễm ô của sanh tử mà nói thì Niết bàn là lý chân thật. Sanh tử là Niết bàn, phải hiểu rằng phân biệt ấy chỉ là giả dối. Ngăn cách mà không ngăn cách. Đó là Niết bàn tế. Trung luận nói: Ranh giới giữa Niết bàn và sanh tử không hề có mảy may cách biệt. Hai, Sanh tử tế. Nếu dựa vào lý chân thật của Niết bàn mà nói sanh tử là nguyên do ô nhiễm. Niết bàn tức là sanh tử. Chẳng phải chân tịch tịnh thì không thể chứng ngộ được. Giới hạn không giới hạn. Đó là sanh tử tế. Vì vậy kinh Hoa nghiêm đời Tần nói rằng: sanh tử chẳng phải là tạp loạn, Niết bàn chẳng phải là tịch tịnh. NHỊ CHUYỂN Y 二轉依 (Lăng nghiêm kinh nghĩa hải) Một, Chuyển phiền não y Bồ đề. Phiền não là tối tăm và buồn rầu. Não là tâm thần rối loạn. Tức là tất cả chúng sanh tối tăm, sai trái, lầm lạc. Tiếng Phạn là Bồ đề, tiếng Hoa là Đạo. Ấy là con đường chư Phật đã chứng ngộ được. Nhưng Bồ đề, phiền não, tánh của chúng sanh là một, chỉ vì mê, ngộ khác nhau không phân chia mà thành phân chia. Vì chúng sanh mê nên đổi Bồ đề thành phiền não,vì chư Phật ngộ nên chuyển phiền não thành Bồ đề, từng niệm tu tập. Đó gọi là chuyển phiền não y Bồ đề.
Hai, Chuyển sanh tử y Niết bàn. Sanh tử là tất cả chúng sanh giả dối sanh diệt. Tiếng Phạn là Niết bàn, tiếng Hoa là Diệt độ, tức là cái quả chư Phật đã ngộ, đã chứng. Nhưng sanh tử, Niết bàn tánh vốn là một, chỉ vì mê, ngộ khác nhau, không phân chia mà thành phân chia. Chúng sanh mê nên chuyển Niết bàn thành sanh tử. Chư Phật ngộ nên chuyển sanh tử thành Niết bàn. Nếu hiểu thấu sanh tử tức Niết bàn, từng niệm chứng đắc. Đó là chuyển sanh tử y Niết bàn. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sat 09 May 2015, 21:11 | |
| Tam Tạng Pháp Số (Trang 63) NHỊ CHỦNG VÔ LƯỢNG 二種無量 (Đại trí độ luận). Một, Thật vô lượng. Lý Niết bàn, Phật tánh, tựa như hư không, không có hạn lượng. Tất cả Bồ tát không thể đo lường được. Vì vậy gọi là thật vô lượng. Hai, Bất tri vi vô lượng. Như núi Tu di, như nước trong bể lớn, chỉ có Phật và Bồ tát …mới biết số lượng nhiều, ít, các vị trời và người trí lực kém cỏi, không thể biết. Vì vậy gọi là bất tri vi vô lượng (tiếng Phạn là Tu di, tiếng Hoa là Diệu cao) NHỊ CHỦNG VÔ NGẠI 二種無礙 (Hoa nghiêm kinh sớ) Một, Trí huệ ư cảnh vô ngại. Cảnh tức là lý pháp giới. Bồ tát dùng trí bình đẳng để chứng được lý pháp giới. Lý, sự dung thông không hề chướng ngại. Vì vậy gọi là Trí huệ ư cảnh vô ngại. Hai, thần thông tác dụng vô ngại. Bồ tát, trong tâm, đã chứng được lý pháp giới, nên có thể dùng các loại thần thông, hiện trong vô số thập phương thế giới, hoá độ chúng sanh, đều không chướng ngại. Vì vậy gọi là thần thông tác dụng vô ngại. NHỊ HOA 二花 (Hoa nghiêm kinh sớ) Một, Thảo mộc hoa. Tất cả hoa của cây cỏ đều trải qua quá trình nở hoa, kết trái. Lấy điều này làm ví dụ cho nhân của vạn hạnh, thì có khả năng thành tựu Phật quả. Vì vậy gọi là thảo mộc hoa. Hai, Nghiêm thân hoa. Thế gian có vàng, ngọc châu báu tựa như hoa, đều có thể dùng trang sức cho thân thể. Lấy ví dụ này để chỉ thần thông tướng đẹp, có thể trang nghiêm pháp thân. Vì vậy gọi là nghiêm thân hoa. NHỊ CHỦNG BỒ ĐỀ 二種菩提 (Đại trí độ luận). Luận nói Bồ tát thường thích trung đạo, lìa bỏ hai bên, nên không sanh nơi biên giới, lại sanh nơi đô hội mà không tà kiến. Lại hỏi rằng: là Bồ tát phước đức và sức trí huệ lớn nên sanh vào nhà ở biên địa và có tà kiến để giáo hoá họ. Tại sao sợ sệt mà không sanh? Đáp rằng: Bồ tát có hai thứ. Một, Thành tựu đại lực Bồ tát. Luận nói: các Bồ tát này vì chúng sanh, không xa lánh nhà ở biên địa và tà kiến mà đáp ứng và hiện thân cứu độ. Đó gọi là thành tựu đại lực Bồ tát. Hai, Tân phát ý Bồ tát. Luận nói: các Bồ tát này, khi mới phát tâm, nếu sanh vào nhà ở biên địa, tà kiến, đã không thể độ người, lại tự làm hỏng mất căn lành; giống như vàng thật ở trong bùn, cuối cùng không thay đổi.
Nếu là đồng, sắt ở trong bùn thì sẽ hư hỏng. Đó là lý do, Bồ tát mới phát tâm không sanh vào nhà ở biên địa và tà kiến, (Chơn kim dụ cho đại lực Bồ tát; đồng sắt dụ cho Bồ tát mới phát tâm). |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sat 09 May 2015, 21:15 | |
| Tam Tạng Pháp Số (Trang 64) BỒ ĐỀ NHỊ TÂM 菩提二心 (Đại trí độ luận) Một, Đại từ tâm. Từ là lòng thương yêu, tức là tâm đem đến cho niềm vui. Bồ tát yêu mến tất cả chúng sanh, thường mong muốn điều an vui, tuỳ chúng sanh mong cầu điều gì thì đem đến lợi ích cho họ. Đó gọi là đại từ tâm. Hai, Đại bi tâm. Bi là cảm thương, tức là tâm muốn dứt bỏ khổ sở cho chúng sanh, chịu nhiều đau khổ, luôn nuôi lòng thương xót, cứu vớt tế độ, khiến cho họ được giải thoát. Đó là đại bi tâm. NHỊ CHỦNG THẮNG 二種勝(Từ địa kinh) Một, Nhân thắng. Bồ tát tin pháp lành xuất thế, đều dùng Bồ đề làm nhân, hơn cả Thinh văn, Duyên giác. Đó là nhân thắng. Hai, Quả thắng. Bồ tát tu hành đã lấy Bồ đề làm nhân, cuối cùng chứng được quả Bồ đề, vượt hơn cả Nhị thừa. Đó gọi là quả thắng. NHỊ MỘC 二木 (Pháp hoa kinh văn cú) Một, Đại thọ. Đại thọ ví dụ cho giáo lý dành riêng Bồ tát. Giáo lý riêng cho Bồ tát này, ở hội Pháp hoa, được nghe đó là pháp Nhất thừa. Được thọ ký làm Phật, độ hết thảy chúng sanh, như cây đại thọ kia mong một trận mưa thấm nhuần để được tăng trưởng, cành lá sum suê tươi tốt, thì có thể che trùm tất cả. Đó gọi là đại thọ. Hai, Tiểu thọ. Tiểu thọ ví dụ cho Bồ tát thông giáo. Giáo lý Bồ tát này, cũng có hội Pháp hoa, nghe nói pháp Nhất thừa, thọ ký làm Phật, nhưng không đề cập đến căn tánh to lớn của biệt giáo Bồ tát, giáo hóa và công dụng rộng lớn. Đó là tiểu thọ. NHỊ CHỦNG ĐỘC GIÁC 二種獨覺 (Tích huyền ký) Đại luận nói: Độc giác sanh ra đời không gặp Phật xuất thế, quán sát nhân duyên bên ngoài, không thấy mà tự mình liễu ngộ. Vì vậy gọi là Độc giác (quán sát nhân duyên bên ngoài là quan sát sự điêu tàn của ngoại vật mà biết được sự sanh diệt trong tâm). Một, Bộ hành. Bộ là bộ loại. Các vị Độc giác này, có chút ít tâm vì người khác như con nai chạy rồi mà còn ngoáy đầu lại nhìn bầy ở sau. Vì vậy gọi là bộ hành.
Hai, Lân dụ. Bậc Độc giác này chỉ muốn tự độ, dường như không có tâm vì người khác, như con kỳ lân chỉ có một sừng. Vì vậy gọi là lân dụ. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sat 09 May 2015, 21:24 | |
| Tam Tạng Pháp Số (Trang 65) NHỊ TẠNG 二藏 (Trang nghiêm kinh luận) Tạng có nghĩa là chứa đựng. Các kinh đại Tiểu thừa của Phật giáo, các kinh đều chứa đựng văn lý đầy đủ, nên gọi là tàng. Một, Thinh văn tạng. Nghe giáo lý của Phật, nên gọi là Thinh văn. Phật nói kinh A hàm chứa đựng giáo pháp Tiểu thừa Thinh văn tu nhân và chứng quả. Đó gọi là Thinh văn tạng (Tiếng Phạn là A hàm, tiếng Hoa là vô tỉ pháp). Hai, Bồ tát tạng. Tiếng Phạn là Bồ tát, nói đủ là Bồ đề tát đoả; tiếng Hoa là Giác hữu tình. Phật nói kinh Hoa nghiêm, Pháp hoa bao hàm pháp Đại thừa Bồ tát tu nhơn chứng quả. Đó là Bồ tát tạng. NHỊ THỪA 二乘 (Hoa nghiêm kinh sớ) Một, Lâm môn tam xa. Dụ cho quyền giáo Tiểu thừa, ở phẩm thí dụ trong kinh Pháp hoa. Người của bậc Tam thừa ở ngoài cửa nhà cháy, mong mỏi ba xe dê, nai, trâu ra khỏi nhà lửa, dùng để ví dụ bậc Tam thừa nương Tứ đế, mười hai nhân duyên, sáu độ v.v… mà tu hành, được ra khỏi sanh tử. Đó gọi là lâm môn tam xa. Hai, Lộ địa ngưu xa. Dụ cho thật giáo Đại thừa. Kinh Pháp hoa, phẩm Thí dụ. Các con đã ra khỏi nhà lửa, đến ngã tư đường ngồi đó, cho cùng một loại xe lớn trâu trắng kéo, cùng về bí mật lý tạng. Đó gọi là lộ địa ngưu xa. NHỊ THỨA 二乘 (Thiên thai tứ giáo nghi tập chú). Thừa có nghĩa là chuyên chở. Các bậc Nhị thừa, nương theo các pháp Tứ đế, mười hai nhân duyên mà ra khỏi ba cõi sanh tử, đến thẳng Niết bàn, nên gọi là thừa. Một, Thinh văn thừa Nghe Phật thuyết giáo, nên gọi là Thinh văn, những người này dùng pháp Tứ đế làm phương tiện vận chuyển. Biết khổ, dứt tập, muốn diệt và tu đạo. Nhờ quán Tứ đế ra khỏi sanh tử, đến thẳng Niết bàn. Vì vậy gọi là Thinh văn thừa.
Hai, Duyên giác thừa. Những người này dùng mười hai nhân duyên làm phương tiện chuyên chở; nhờ quán nhân duyên sanh diệt, liền ngộ được chẳng sanh chẳng diệt, ra khỏi sanh tử, đến thẳng Niết bàn. Vì vậy gọi là Duyên giác thừa. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sat 09 May 2015, 21:29 | |
| Tam Tạng Pháp Số (Trang 66) NHỊ QUẢ NHỊ NGHĨA 二果二義 (Tích huyền ký). Nhị quả tức là Tư đà hàm, tiếng Hoa là nhất vãng lai, nên có hai nghĩa. Một, Nhất vãng thiên thượng. Người chứng quả thứ hai vẫn còn ba phẩm hoặc nghiệp ở dưới cõi dục, nên trở lại làm người một lần. Nếu ở nhân tu chứng được quả thứ hai, thì một lần lên trời, một lần xuống làm người, thì chứng được quả thứ ba. Đó gọi là một lần lên cõi trời. Hai, Nhất vãng nhân gian. Người chứng quả thứ nhất, nếu ở trong cõi trời, chứng quả thứ hai, thì một lần xuống nhân gian, một lần lên cõi trời, thì chứng được quả thứ ba. Đó gọi là nhị vãng nhân gian. SƠ QUẢ NHỊ NGHĨA 初果二義 (Tích huyền ký). Sơ quả tức tu đà hoàn, tiếng Hoa là dự lưu, còn gọi là nghịch lưu, nên có hai nghĩa. Một, Dự lưu. Dự là vào, lưu là dòng. Bậc thánh nhân này chứng được sơ quả, thì vị này đã vào dòng thánh. Vì vậy gọi là Dự lưu. Hai, Nghịch lưu. Thánh nhân chứng sơ quả, đã ngược dòng sanh tử. Vì vậy gọi là Nghịch lưu. LỢI ĐỘN NHỊ CĂN 利鈍二根 (Tích huyền ký). Tích huyền nói rằng thấy người hành đạo, căn tánh có hai loại. Người chứng sơ quả Tu đà hoàn, phá mê mờ thấy lý tánh gọi là kiến đạo. (Tiếng Phạn là Tu đà hoàn, Tiếng Hoa là Nhập lưu, nghĩa là người đã vào dòng thánh)
Một, Độn căn (còn gọi là tuỳ tín hành). Bà sa luận nói: Do người ấy nương vào niềm tin, từ niềm tin khởi tâm tu hành, nên gọi là người thực hành, từ xưa đến giờ tánh nhiều chậm lụt, tự mình không hiểu được giáo lý, chỉ tin người khác nói mà ngộ được đạo. Vì vậy gọi là tuỳ tín hành.
Hai, Lợi căn (còn gọi là tuỳ pháp hành). Luận Bà sa nói: Do người ấy nương theo pháp, từ pháp khởi tâm tu hành, nên gọi là người thực hành. Từ xưa tâm tánh lanh lợi, không tin lời người khác, tự mình tìm từ giáo điển mà ngộ được đạo, vì vậy gọi là tuỳ pháp hành. NHỊ CHỦNG Y 二種醫 (Đại trí độ luận) Một, Tiểu y. Chỉ biết bệnh, biết nguyên nhân gây ra bệnh, biết thuốc trị hết bệnh, mà không biết tất cả bệnh, không biết nguyên nhân gây ra tất cả bệnh, không biết thuốc trị hết tất cả bệnh. Đó là ví dụ Thinh văn không thể biết tất cả thuốc chửa bệnh. Đó gọi là tiểu y. Hai, Đại y. Tất cả bệnh, tất cả nguyên nhân gây ra bệnh, tất cả thuốc trị hết bệnh, đều có thể biết hết, còn có thể biết nguyên nhân gây bệnh cho chúng sanh và cả thuốc trị bệnh. Đó là ví dụ cho Bồ tát không bệnh nào là không biết, không thuốc gì là không biết. Đó gọi là đại y. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sat 09 May 2015, 21:35 | |
| Tam Tạng Pháp Số (Trang 67) NHỊ TÔNG 二宗 ( Phiên dịch danh nghĩa). Một, Long thọ, Đề bà tông. Tức là tên của đại đức tỳ kheo ở nước Nam Thiên trúc làm ra đại trang nghiêm, đại trí độ luận v.v… gọi là pháp tánh tông, làm rõ trí của tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đến xiển đề cũng đều thành Phật. Tiếng Phạn là Đề bà, tiếng Hoa là đại, tức là đệ tử của Ngài Long thọ, tiếp nối đạo này, truyền bá ở đời. Đó là tông Long thọ, Đề bà. (Tiếng Phạn là Xiển đề; tiếng Hoa là tin không đầy đủ). Hai, Vô trước, Thiên thân tông. Phiên dịch danh nghĩa dẫn Tam tạng truyện rằng: ban đêm Ngài Vô trước lên cung trời Đâu suất, nơi Bồ tát Từ thị ở, học Du già sư địa luận v.v… chuyên hoằng dương pháp tướng, gọi là pháp tướng tông. Thiên thân là em của Ngài Vô Trước, kế thừa đạo lý của anh mình, truyền bá ở đời. Đó là Vô trước, Thiên thân tông. ( Tiếng Phạn là Đô sứ, còn gọi là Đâu suất; tiếng Hoa là Tri túc- tiếng Phạn là Du già, tiếng Hoa là Tương ưng). NHỊ CHỦNG TỲ KHEO 二種比丘(Xuất diệu kinh). Ngày xưa có hai vị Tỳ kheo tu học ở trong núi. một thì học giỏi, một thì yếu kém. Vì yếu kém thì trì giới tụng kinh. Chỉ tụng một câu, ngày nào cũng tụng không nghỉ, hoàn toàn không học gì nữa. Thiên thần khen giỏi, xin được muốn nghe. Vị Tỳ kheo học giỏi thấy thần ứng hiện, đem hết sở học của mình đọc tụng thật to, muốn được khen hay, nhưng thiên thần làm thinh. Ông nổi nóng và nói với thần rằng: Tại sao đối xử tốt với vị kia mà xấu với tôi? Thiên thần nói: Ông không tự trách mà còn trách tôi. Vị Tỳ kheo kia, tuy ít học, nhưng lời nói và việc làm phù hợp với nhau. Ông tuy tụng kinh tam tạng mà thực hành và kinh trái nhau, nên không đáng được khen ( tiếng Phạn là Tỳ kheo, tiếng Hoa là khất sĩ). Một, Đa văn Tỳ kheo. Ưa tụng kinh điển, sưu tầm rộng rãi, gọi là Tỳ kheo học rộng. Học rộng vốn là đáng quý. Nhưng học tuy có nhiều, mà tâm của mình không thực hành và thực hành chểnh mảng, cũng không được khen ngợi. Hai, Quả thiển Tỳ kheo.
Tỳ kheo này học đạo càng ngày càng kém, kinh điển ít tụng, nên gọi là Tỳ kheo ít học. Học đạo cạn cợt, dĩ nhiên, chưa đủ để ca ngợi. Nhưng học tuy chưa đạt được mà tâm của ông lại giản đơn nên tu hành chuyên nhất, thì cũng đáng quý. Đó là lý do thiên thần khen ngợi và ủng hộ vị Tỳ kheo này. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sat 09 May 2015, 21:40 | |
| Tam Tạng Pháp Số (Trang 68) TĂNG GIÀ LÝ SỰ NHỊ HOÀ 僧伽理事二和 (Phiên dịch danh nghĩa). Tiếng Phạn là Tăng già, tiếng Hoa là hoà hợp chúng, nghĩa là lý và sự đều hoà hợp. Một, Lý hoà. Bậc Nhị thừa đều dứt hết kiến, tư hoặc, đều chứng lý vô vi. Đó là lý hoà. Hai, Sự hoà. Sự hoà có sáu nghĩa, nghĩa là tăng nội phàm và ngoại phàm đều sống theo sáu pháp lục hoà. 1) Cùng tu một giới luật do Phật chế. 2) Cùng có sự hiểu biết về giáo pháp giống nhau 3) Cùng ở một nơi 4) Lợi ích chia đều nhau 5) Hoà thuận không tranh cãi. 6) Ý tưởng cùng vui vẻ với nhau. Đó là sự hoà. (Nội phàm là bốn thiện căn vị: noãn, đỉnh, nhẫn, thế đệ nhất. Vị này gần quả Tu đà hoàn; nên gọi là nội phàm. Ngoại phàm là ngũ đình tâm quán; tham nhiều tu bất tịnh quán; sân nhiều tu từ bi quán; tán loạn nhiều tu sổ tức quán; ngu si tu nhân duyên quán; nhiều chướng ngại tu niệm Phật quán. Vị này tinh tấn tu từ đầu, xa dần thánh vị đến Phật vị, nên gọi là ngoại phàm). NHỊ THIÊN TÙY NHÂN 二天隨人 (Hoa nghiêm kinh). Khi con người sanh ra rồi thì có hai ông trời theo bên mình. Một là đồng sanh, Hai là đồng danh. Một, Đồng sanh thiên. Ông trời này cùng với người cùng sanh một lượt. Hai, Đồng danh thiên. Ông trời này và người cùng một tên. NHỊ NAN HOÁ 二難化( Đại trí độ luận) Bồ tát, vì giáo hoá chúng sanh, làm chuyển luân thánh vương ở cõi thế gian, phần nhiều sanh ở cõi Dục, vì các vị trời sướng, khó dạy dỗ. Một, Dục thiên nan hóa. Các trời ở cõi Dục, ham mê ngũ dục tuyệt diệu, khó dạy dỗ. Đó là dục thiên nan hoá, ( ngũ dục: Sắc, thinh, hương,vị, xúc). Hai, Sắc thiên nan hoá. Các trời ở cõi Sắc, đắm nhiễm mùi vị, vui sướng thiền định thế gian, không có tâm nhàm chán cái ác mà mong xa lìa, nên khó dạy dỗ. Đó là sắc thiên nan hoá. NHỊ CHỦNG CHÚNG SANH 二種衆生 (Đại trí độ luận) Một, Tập ái chúng sanh. Tập là luyện tập nhiều lần. Ái là tham ái, cũng gọi là mê say khoái lạc. Chúng sanh ở thế gian, đối với ngũ dục sắc, thanh, hương…hầu hết sanh lòng tham đắm, không thể xa lìa. Đó là tập ái chúng sanh.
Hai, Tập kiến chúng sanh. Kiến là phân biệt có, không v.v… chúng sanh, đối với tất cả pháp, suy lường có, không, suy lường đoạn, thường. Đó là tập kiến chúng sanh. (Đoạn kiến là chấp các pháp ở thế gian đều phải mất hẳnThường kiến là chấp thân này chết rồi sanh lại, tương tục không dứt).
Được sửa bởi mytutru ngày Tue 08 Sep 2015, 16:54; sửa lần 1. |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số | |
| |
| | | |
Trang 7 trong tổng số 40 trang | Chuyển đến trang : 1 ... 6, 7, 8 ... 23 ... 40 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |