Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Fri 08 May 2015, 13:20 | |
| Tam Tạng Pháp Số (trang 49) NHỊ CHỦNG QUẢNG LỢI 二種廣利 ( Hoa Nghiêm kinh sớ). Một, Lợi kim. Phật ở đời đúng vào căn cơ của chúng sanh, nghe Phật nói Pháp ngộ đạo, được lợi ích lớn. Đó gọi là lợi kim. Hai, Lợi hậu. Sau khi Phật nhập diệt, tất cả chúng sanh cũng được nghe kinh thọ pháp, tu hành ngộ đạo, được lợi ích lớn. Đó gọi là lợi hậu. NHỊ CHỦNG THUYẾT PHÁP 二種說法 (Bảo tánh luận) Một, Tế. Phật vì các vị Bồ tát diễn nói pháp sâu xa mầu nhiệm, nương theo đệ nhất nghĩa đế mà nói. Nên gọi là tế. (đệ nhất nghĩa đế là lý vi diệu xuất thế gian mà Phật chứng được). Hai, Thô. Phật, có lúc vì các chúng sanh diễn nói các pháp vô vàn sai biệt bằng danh tự, chương cú, nương theo thế đế mà nói. Nên gọi là thô. (thế đế: tất cả các pháp của thế gian). NHỊ CHỦNG THÔNG TƯỚNG 二種通相 (Lăng già kinh). Một, Tông thông tướng. Tông là tâm. Tông cũng có nghĩa là trọng yếu. Thông là vô ngại. Tướng là tướng siêu việt mà tâm có được. Nghĩa là nương nơi giáo, tư, tu hiểu ý quên lời, vào thẳng mảnh đất tự giác. Giác trí tròn đầy, dung thông không trở ngại. Vì thế gọi là tông thông tướng.
Hai, Thuyết thông tướng. Thuyết tức thuyết pháp. Thông là biện thuyết vô ngại. Tướng là mở đầu dụng tướng giáo hoá chúng sanh. Nghĩa là dùng phương tiện, tuỳ thuận căn cơ sâu cạn của chúng sanh, vì chúng mà nói pháp, không có chướng ngại. Vì thế gọi là thuyết thông tướng. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Fri 08 May 2015, 13:24 | |
| Tam Tạng Pháp Số (trang 50) LUẬN HỮU NHỊ CHỦNG 論有二種 (A tỳ đạt ma đại tỳ bà sa luận) Luận là nói rõ ràng. Người tạo luận hoặc là phát minh áo nghĩa trong các kinh đại, Tiểu thừa do Phật nói, hoặc phát minh đường lối của Phật giáo để chứng tỏ chủ nghĩa khác sai. Vì vậy gọi là luận. Một, Lập tự tông. Lập riêng tông phái của mình. Ví như người thuyết pháp giỏi thì lập thiện thuyết pháp tông; người đối đáp lý luận giỏi thì lập ứng lý luận tông. Hai, Giả tha tông. Ngăn chặn các người khác lập tông bằng cách ngược lại với mình NHỊ CHỦNG NGỮ 二種語 (Niết bàn kinh) Một, Thế gian ngữ. Phật vì các bậc Thinh văn và Duyên giác, nói các pháp hữu vi ở thế gian, nên gọi là thế gian ngữ. Hai, Xuất thế gian ngữ. Phật vì các bậc Bồ tát nói các pháp vô vi xuất thế gian, nên gọi là xuất thế gian ngữ. NHỊ CHỦNG ÁI NGỮ 二種愛語 (Đại trí độ luận) Một, Tuỳ ý ái ngữ. Bồ tát vì thương xót chúng sanh, nên tuỳ thuận theo ý của chúng sanh mà nói pháp. Đó gọi là tuỳ ý ái ngữ. Hai, Tuỳ sở ái pháp vị thuyết. Bồ tát tuỳ thuận theo sự (ưa thích của chúng sanh) nếu pháp nào mà chúng sanh thích thì tuyên thuyết pháp ấy. Luận nói Bồ tát, nếu đã chứng đạo, tuỳ nơi đáng độ thì thuyết pháp để độ. Như người giàu có thì khen ngợi bố thí, người ấy sẽ được danh tiếng phước đức, tâm được hoan hỷ. Đó gọi là tuỳ sở ái pháp vị thuyết. NHỊ CÚ 二句(Phiên dịch danh nghĩa). Cú là ngắt câu. Hoặc nói nhiều lời hợp thành câu. Kinh đức Phật nói, phải nhờ văn chuyên chở ý nghĩa, do nghĩa mới thành văn. Văn và nghĩa hợp thành thì gọi là câu. Một, Văn cú. Văn là chữ. Nương hình tượng tạo thành chữ. Hình và thanh thích hợp gọi là văn. Tất cả kinh Phật đều nhờ văn mà hình thành. Văn tạo thành lời gọi là câu. Diễn đạt ý nghĩa phải nhờ đến văn. Đó gọi là văn cú. Hai, Nghĩa cú. Nghĩa là nghĩa lý. Tất cả khế kinh đều đề cập đến nghĩa lý. Nhưng nghĩa nhờ văn mà được rõ ràng ra. Văn nhờ nghĩa mới thành được. Quyết đoán văn phải từ nghĩa hàm chứa. Đó là nghĩa cú. NHỊ NGHĨA 二義 (Viên giác kinh lược sớ) Một, Liễu nghĩa. Kinh Đại thừa đều nói thắng nghĩa, như phiền não tức Bồ đề; sanh tử tức Niết bàn đều hiển thị rốt ráo, nên gọi là liễu nghĩa. Hai, Bất liễu nghĩa. Trong các kinh đề cập đến các việc thế tục như chán sanh tử, vui cầu Niết bàn v.v… văn chương không giống nhau, không vì hiển bày nghĩa rốt ráo, nên gọi là bất liễu nghĩa. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Fri 08 May 2015, 20:42 | |
| Tam Tạng pháp Số (trang 51) NHỊ QUYẾT ĐỊNH NGHĨA 二决定義 (Lăng nghiêm kinh) Quyết định là kiên quyết, không thay đổi. Phật bảo Ngài A nan phân biệt chân, vọng. Hãy thẩm xét khác, giống giữa nhân tâm và quả giác và thẩm xét sự sanh khởi của căn bản phiền não, nên có hai thứ quyết định nghĩa. Một, Thẩm nhân tâm quả giác. Phật bảo Ngài A Nan, nếu muốn bỏ hẳn Tiểu thừa vào tri kiến Phật phải thẩm xét nhân địa phát tâm cùng với quả địa giác ngộ là giống hay khác. Vì A nan không nhận tâm của chúng sanh vốn đầy đủ quả giác ngộ của Phật đã chứng được. Quả giác ngộ này tức là nhận tâm vốn đầy đủ của chúng sanh. Vì vậy bảo ông phải thẩm xét kỹ lưỡng, để nhận biết chắc chắn nhân tâm, quả giác, từ xưa đến nay, vốn không khác. Nên việc này với tâm không khác, ấy là cái gốc để lập hạnh tiến tu, thì sẽ được vô thượng Bồ đề chắc chắn. Hai, Thẩm phiền não căn bản. Phật bảo A nan thẩm định căn bản phiền não, nghiệp phát sinh và tăng trưởng dần, ai làm ai chịu. Vì Ngài A nan không biết căn bản phiền não tuỳ theo nghiệp đã làm mà lầm chịu sống chết, không có thời kỳ giải thoát. Đó là lý do Ngài thẩm xét kỹ lưỡng, để biết chắc chắn thể tánh của phiền não và nghiệp đã làm, quả báo phải chịu xưa nay hư dối không thật. Nếu cứu xét đến cùng nguồn gốc điên đảo này, thì chánh hạnh thành lập và vô thượng Niết bàn có thể chứng được. NHỊ THỈNH 二請 (Hoa nghiêm kinh sớ). Một, Ngôn thỉnh. Dùng lời nói để mời, hỏi tức là hội thứ nhất Hoa nghiêm ở phẩm Tam muội, Bồ tát Phổ hiền dùng lời trân trọng thỉnh ba phẩm sau (phẩm Thế giới thành tựu, phẩm Hoa nghiêm thế giới, phẩm Tỳ lô giá na). Hai, Niệm thỉnh. Thỉnh không dùng lời nói, chỉ dùng nhớ tưởng mà xin, hỏi, tức là hội thứ hai, ở trong phẩm Như lai sanh định hiệu. Phật biết niệm tưởng trong tâm của các vị Bồ tát mà hiện thần thông v.v… Đó gọi là niệm thỉnh. NHỊ ĐÁP 二答 (Hoa nghiêm kinh sớ) Một, Ngôn đáp. Trong kinh Hoa nghiêm từ hội thứ nhất đến hội thứ tám, đều có xin hỏi và đều dùng lời nói đáp lại. Đó là ngôn đáp. Hai, Thị tướng đáp. Hội thứ chín kinh Hoa nghiêm, phẩm nhập pháp giới, bắt đầu 60 câu, hỏi Phật tự nhập Tam muội sư tử phấn tấn. Hiện tướng mà trả lời. Bởi vì tâm Phật tự tại, không chờ đến lời nói, Phật lực thù thắng (Siêu việt) hiện tướng có thể trả lời được. Đó gọi là thị tướng bằng cách dùng diện mạo tỏ bày. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Fri 08 May 2015, 20:44 | |
| = Tam Tạng pháp Số (trang 52) NHỊ THỰC 二食 (Pháp hoa văn cú) Một, Pháp hỷ thực. Nghe pháp vui mừng là căn lành được tăng trưởng, giúp ích huệ mạng, giống như người thế gian ăn thực phẩm, có thể nuôi dưỡng các căn, giữ gìn mạng sống. Đó gọi là hỷ thực. Hai, Thiền duyệt thực. Dùng thiền pháp để nuôi tâm thần và vui khi được thiền định, là thiện căn được tăng trưởng, ích lợi huệ mạng giống như thức ăn của người đời, có thể nuôi dưỡng các căn và duy trì mạng sống. Đó gọi là thiền duyệt thực. NHỊ CHỦNG QUÁN 二種觀 (Thiền yếu ha dục kinh). Quán là dòng tư tưởng của tâm đứng yên. Người tu hành, chưa được chánh định. Đối với pháp bất tịnh, còn sanh nhiễm tâm. Vì vậy phải thực tập hai phép quán này, để trừ bỏ tâm chấp trước. Một, Tử thi xú lạng bất tịnh quán. Người tu hành, ở nơi yên tĩnh nên vận dụng tâm quán tưởng tướng thây chết hôi thúi dơ dáy, tâm sanh chán ghét thân ta dơ dáy cũng như thế. Sao lại đam mê sắc dục, tham lam tìm kiếm không chán tướng thây chết hôi thúi dơ dáy, tâm sanh chán ghét thân ta dơ dáy cũng như thế. Sao lại đam mê sắc dục, tham lam tìm kiếm không chán. Huống hồ mạng sống ngắn ngủi như điện chớp, trong giây lát cũng khó bảo toàn. một hơi thở ra không hít lại được, so với thây chết kia có khác gì. Do quán sát hôi thúi dơ dáy mà tâm tham trước sắc dục tự ngưng. Đó là tử thi xú lạng bất tịnh quán. Hai, Văn pháp ức tướng phân biệt quán. Người ta tu hành, tuy được nghe chánh pháp mà chưa được trí huệ. Do tham ái bùng cháy không dứt. Vì thế phải nhớ rằng thân ta xương là cây, thịt là bùn. Do lông lá, móng răng, da gân, máu mủ tụ lại mà thành.
Đói, lạnh thất thường, một trăm đốt xương nhức mỏi, không một nơi nào trong thân là vững chãi. Do đây mà nhớ nghĩ đến phân biệt quán, thì tâm tham trước tự dứt sạch. Đó là văn pháp ức tưởng phân biệt quán. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Fri 08 May 2015, 21:40 | |
| Tam Tạng Pháp Số (trang 53) NHỊ CHỦNG QUÁN PHÁP 二種觀法 (Chiêm sát kinh) Một, Duy thức quán. Ở mọi lúc, mọi nơi làm bao nhiêu nghiệp từ thân, khẩu, ý. Biết rằng đó là tự tâm mình gây ra. Trong từng niệm, phải dùng tâm quán sát những gì do tâm khởi lên. Đó là duy thức quán. Hai, Thật tướng quán. Thật tướng là lý. Nghĩa là suy nghĩ về tâm tánh, không sanh, không diệt, không kẹt vào thấy, nghe, hay biết, trong từng niệm một, dùng tam quán quán sát bổn tâm đầy đủ lý thật tướng. Đó gọi là thật tướng quán. NHỊ KIẾN 二見 (Niết bàn kinh) Một, Trụ địa phần kiến. Bồ tát Thập trụ v.v… phá trừ một phần hoặc vô minh, hiển lộ một phần trong ba đức, từ cạn đến sâu. Nên gọi là trụ địa phần kiến (Tam đức: pháp thân, Bát nhã, giải thoát) Hai, Cứu cánh vô kiến. Bồ tát đẳng giác dứt trừ phẩm cuối cùng phiền não vô minh vi tế, hết sạch không còn, liền lên quả vị Diệu giác. Tánh đức vốn có đã hiển lộ hoàn toàn, hoàn toàn hết phân biệt. Vì vậy gọi là cứu cánh vô kiến. NHỊ KIẾN 二見 (Niết bàn kinh)
Một, Tướng mạo kiến. Do có hình trạng tướng mạo mà thấy. Như người thấy khói bốc lên, liền nói là thấy lửa. Tuy không thấy lửa, cũng không sai. Đó là tướng mạo kiến. Hai, liễu liễu kiến. Mắt người sáng suốt (không bệnh) nhìn quả A ma lặc trong lòng bàn tay thấy rất rõ ràng. Bồ tát thấy quả Bồ đề Niết bàn cũng như thế. Đó là liễu liễu kiến VÔ MINH NHỊ KIẾN 無明二見(Khởi tín luận sớ) Một, Vô thể tức không nghĩa. Phiền não vô minh đều do nơi vọng tâm của chúng sanh trái ngược với chân như khởi lên. Cảnh vọng vốn không, thể vốn không có. Vì vậy gọi là vô thể tức không nghĩa . Hai, Hữu dụng thành sự nghĩa. Vô minh tuy tự thể vốn không, nhưng hay làm thành tất cả sự nghiệp ở thế gian và xuất thế gian. Vì vậy gọi là hữu dụng thành sự nghĩa. NHỊ CHỦNG HUÂN 二種熏 (Phiên dịch danh nghĩa). Huân là huân tập (tẩm ướp), có nghĩa làm cho phấn chấn lên (hăng lên). Bởi vì thức thứ tám, tuy chứa đựng tất cả chủng tử thiện, ác, nếu không nhờ vào duyên nhiễm, tịnh huân tập và phát khởi, thì không thể thành các việc xấu hay tốt được. Giống như các loại ngũ cốc, tuy có mầm sanh sản, nếu không có đất nước trợ lực, giúp sức, thì mầm non cũng không thể sanh ra được. Nên gọi là huân tập nhiễm, tịnh nhiều lần vào tâm thể mới hình thành được bao nhiêu việc nhiễm, tịnh. Vì vậy gọi là huân tập. Một, Huân tập. Huân tức hun đúc và nẩy nở. Tập là tập luyện nhiều lần. Nương vào huân tập nhiễm, tịnh nhiều lần vào tâm thể mà mới hình thành được bao nhiêu việc nhiễm tịnh. Vì vậy gọi là huân tập. Hai, Tư huân. Tư là giúp đỡ. Tâm đối trước trần cảnh và các tướng phiền não huân tập, phát khởi mà thành ra các việc nhiễm, tịnh vì vậy gọi là tư huân. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Fri 08 May 2015, 21:44 | |
| Tam Tạng Pháp Số (trang 54) NHỊ CHỦNG SANH TỬ 二種生死 (Duy thức luận) Một, Phần đoạn sanh tử. Phần là giới hạn. Đoạn là một đoạn, một bộ phận. Chúng sanh trong lục đạo cảm thọ quả báo tuỳ theo nghiệp lực, nên thân có đẹp, có xấu; mạng có thọ có yểu, nhưng tất cả đều trôi nổi trong vòng sanh tử. Vì vậy gọi là phần đoạn sanh tử. Hai, Biến dịch sanh tử. Nhân đổi, quả khác, nên gọi là biến dịch. Các vị Thinh văn, Duyên giác, Bồ tát, tuy đã xa lìa phần đoạn sanh tử trong ba cõi; nhưng vẫn còn ở cõi phương tiện hữu dư ( hay cõi phương tiện hoá thân) của biến dịch sanh tử. Như vị đầu là nhân, vị sau là quả; lại nữa vị sau là nhân, vị sau nữa là quả. Đó là nhân đổi quả thay. Vì vậy gọi là biến dịch sanh tử. (Phương tiện độ là tu giới, định, huệ được sanh vào cõi ấy). NHỊ NỮ 二女 (Niết bàn kinh). Phật vì chúng sanh, chỉ biết tham sống sợ chết, mà không biết phương cách xuất ly, nên lấy tính cách hai cô gái để làm ví dụ. Hai cô gái này hành vi cử chỉ giống nhau, không thể xa rời nhau. Cũng giống như sống ắt có chết và ngược lại; chưa từng xa nhau giây lát vậy. Một, Công đức thiên. Kinh nói như có người nữ vào nhà người ta. Chủ nhà hỏi rằng, người tên gì ? Đáp: tôi tên là Công đức đại thiên. Lại hỏi: ngươi làm được gì? Đáp: Ta đến đây mang theo vàng, bạc châu báu. Chủ nhà nghe vậy liền tỏ ra vui vẻ kính mến, cung kính lễ bái. Ví dụ này ám chỉ kẻ phàm phu tham sống, giống như người chủ nhà tham lam của cải quí báu mà yêu thương cô gái kia. Hai, Hắc ám nữ. Kinh nói: Chủ nhà lại gặp một cô gái dung mạo xấu xa, quê mùa, dốt nát, dơ dáy. Chủ nhà hỏi rằng: tên ngươi là gì? Đáp: ta đến đây để khiến cho tất cả của báu của ông suy sụp mất mát. Nghe xong, chủ nhà cầm dao nói rằng: nếu ngươi không đi, ta chặt đứt thân mạng ngươi, cô gái đáp: Ông quá ngu si, không có trí huệ. Người mà ông đang cúng dường trong nhà, chính là chị của tôi. Tôi và chị tôi hành xử giống nhau. Nếu ông đuổi tôi thì đương nhiên cũng đuổi luôn cả chị tôi. Ông chủ trở vào nhà, hỏi: Công đức thiên: Có đúng như vậy không? Thiên đáp: đúng, đó là em tôi, đi đứng cùng nhau, chưa từng xa cách. Tôi thường làm cho có ích lợi, còn cô ấy đem đến sự tổn thất, mất mát. Nếu đã yêu mến tôi, thì cũng phải yêu mến cô ấy. Nếu chán ghét cô ấy, thì cũng phải chán ghét luôn tôi.
Ví dụ này cho kẻ phàm phu: Chỉ biết chán ghét cái chết, mà không biết rằng sự sống cũng phải chán ghét. Nếu chán ghét chết thì cũng phải chán ghét sống. Cả sống và chết đều cùng chán ghét, mới là người có trí. Để được gọi là người có trí tuệ, thì chủ nhân không nhận cả hai cô gái ấy. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Fri 08 May 2015, 21:47 | |
| Tam Tạng Pháp Số (trang 55) NHỊ CHỦNG PHÁ TRƯỚC 二種破著 (Đại trí độ luận) Một, phá dục trước. Con người háo sắc, tham dục nổi lên nhiều. Nếu quán sắc là vô thường, bất tịnh, thì tâm tham đắm không còn nữa, và được niềm vui giải thoát. Đó gọi là phá dục trước. Hai, phá kiến trước. Con người tuy thấy sắc vô thường, bất tịnh, nhưng còn chấp chặt pháp làm nảy sanh cái thấy. Nếu biết rõ sắc tướng vốn không, thì không nổi lên cái thấy phân biệt. Đó là phá kiến trước. NHỊ GIẢI THOÁT 二解脫 (Bảo tánh luận). Chúng sanh thường bị trói buộc bởi dây nghiệp lực, không thể thoát ly. Nếu mở được sự trói buộc ấy thì liền được tự tại, nên gọi là giải thoát. Một, Tánh tịnh giải thoát. Tánh của chúng sanh vốn thanh tịnh, không có tướng nhiễm ô trói buộc. Đó gọi là tánh tịnh giải thoát. Hai, Chướng tận giải thoát. Chúng sanh do phiền não, ngăn che thánh đạo, không thể ra khỏi. Nếu xa lìa chướng ngại này, thì được tự tại. Đó là chướng tận giải thoát. NHỊ GIẢI THOÁT 二解脫 (Hoa nghiêm kinh sớ) Một, Hữu vi giải thoát. Giới luật đã được Phật chế ra, nương theo thầy đúng pháp mà thọ trì, thì có thể ngừa sai, ngăn ác, xa lìa sự trói buộc của nghiệp lực. Vì vậy gọi là hữu vi giải thoát. Hai, Vô vi giải thoát. Không chế giới luật, tánh vốn thanh tịnh, thể vốn vô vi, tuy giữ giới pháp, tướng phạm giới không giữ. Tâm thể rỗng rang, tánh tội cũng không còn. Vì vậy gọi là vô vi giải thoát. NHỊ GIẢI THOÁT 二解脫 (Thành thật luận)
Một, Huệ giải thoát. Dùng trí huệ dứt trừ ràng buộc hoặc nghiệp, vô minh, thì được giải thoát. Vì vậy gọi là huệ giải thoát. Hai, Tâm giải thoát. Từ tâm này mà xa lìa sự trói buộc của tham ái, thì được giải thoát. Vì vậy gọi là tâm giải thoát. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Fri 08 May 2015, 21:54 | |
| Tam Tạng Pháp Số (56) NHỊ ĐOẠN 二断 (Trì địa kinh) Một, Duyên phược đoạn. Chỉ dứt trừ cái sai lầm trong tâm, thì trần cảnh bên ngoài không thể nổi lên tham, sân. Đối cảnh tuỳ duyên mà không sanh nhiễm trước. Vì vậy gọi là duyên phược đoạn. Hai, Bất sanh đoạn. Khi đã hiểu rõ pháp không, thì quả khổ trong tam đồ ác đạo, vĩnh viễn không sanh ra nữa. Vì vậy gọi là bất sanh đoạn.(Tam đồ: đao, huyết, hoả đồ). NHỊ CHỦNG HỘ TRÌ SỰ 二種護持事 (Địa tạng thập luân kinh) Một, Hộ trì Phật chủng. Phật chủng là chủng tánh Phật. Phật và Bồ tát dùng tâm đại bi phát triển và kế thừa giống Phật, khiến cho chúng sanh bỏ đời phàm tục, xuất gia, cạo tóc, mặc áo nâu sòng, tu hành thánh đạo, khiến cho Phật chủng còn mãi. Hai, Hộ trì chánh pháp. Chánh pháp là Tứ đế. Phật và Bồ tát dùng tâm đại bi, hộ trì chánh pháp của Phật, khiến cho ngoại đạo tà ma không thể quấy phá, và chúng sanh tâm chánh tín, ưa nghe chánh pháp, truyền bá rộng khắp, đem đến lợi ích vô cùng. NHỊ GIÁO 二教 (Hoa nghiêm khổng mục) Một, Hoá giáo thông nội ngoại chúng. Một đời đức Phật bố thí giáo pháp, dạy dỗ chúng sanh, gồm cả xuất gia và tại gia. Cả hai đều nương tựa giáo pháp này mà tu hành, xa lìa khổ sanh tử. Vì vậy gọi là hoá giáo thông nội ngoại chúng. Hai, Chế giáo duy nội chúng. Phật nói các luật nghi, riêng ngăn cấm chúng xuất gia, như pháp đã thọ lãnh, đưa đến thành tựu quả Thánh. Vì vậy gọi là chế giáo duy nội chúng. HOA NGHIÊM VI CHƯ GIÁO BỔN HỮU NHỊ 華嚴爲諸教本有二 (Hoa nghiêm kinh sớ) Hoa nghiêm tức là Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh. Phật ra đời, ban đầu nói kinh này, sau đó mới nói các pháp tiệm, đốn. Bởi vì các giáo lý Đại thừa, Tiểu thừa đều từ tánh hải của kinh Hoa nghiêm này lưu xuất, nên kinh này bao quát tất cả các kinh. Đó là gốc của các giáo lý Phật đã nói. Một, Khai tiệm chi bổn. Khai là mở bày. Tiệm là lần lượt; tức là giáo lý của ba thừa. Ban đầu, Phật nói Hoa nghiêm là giáo lý căn bản Nhất thừa viên đốn. Các đại Bồ tát đã tìm hiểu, chứng được trí huệ Phật. Căn cứ phương tiện, thấp kém của Tam thừa khó dự pháp hội giống như người đui hoặc điếc, không tin, không hiểu, không theo, không vào. Vì thế đức Phật Lô xá na cởi bỏ y phục trân quý, mặc áo quần dơ dáy, bèn mở ba thừa tuần tự để giáo hoá cho thích hợp, khiến cho Thinh văn, Duyên giác và Bồ tát quyền giáo, hiểu biết đến chín chắn. Vì vậy Hoa nghiêm là gốc của khai, tiệm vậy. (Tiếng Phạn là lô xá na, tiếng Hoa là Tịnh mãn, tức là Báo thân Phật). Hai, Nhiếp mạt chi bổn. Nhiếp là thu nhiếp. Mạt là cành nhánh. Tức là giáo lý có trước ba thừa. Phật vì căn cơ của Tiểu thừa, mà nói pháp Tam thừa. Sau khi đã thành thục rồi, cuối cùng khiến họ vào được trí huệ Phật. Vì thế nói các kinh Đại thừa nên mới có pháp Thinh văn, Bích chi Phật, Bồ tát và chư Phật; tất cả đều chảy vào bể lớn trí tạng của Tỳ lô giá na. Cho nên Hoa nghiêm là gốc thu tóm tất cả.
(Tỳ lô giá na là tiếng Phạn, tiếng Hoa là Quang minh biến chiếu hay Biến nhất thiết xứ). |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Fri 08 May 2015, 21:59 | |
| Tam Tạng Pháp Số (trang 57) ẤN SƯ NHỊ GIÁO 印師二教 (Hoa nghiêm kinh sớ). Đời sơ Đường có pháp sư Ấn lập ra hai giáo này. Một, Khuất khúc giáo. Các kinh Phật Thích ca nói theo căn tánh của chúng sanh, tìm cách phá chấp, phương tiện tuỳ nghi, khiến cho chúng sanh đều hiểu rõ. Như kinh Niết bàn, tuy nói lý viên thông rốt ráo, hoặc nương Quyền (phương tiện) trình bày Thật tánh, hoặc từ giáo pháp khác nhau đưa về đồng nhất. Vì vậy gọi là Khuất khúc giáo. (đối Quyền hiển Thật là đối ba giáo tạng, thông, biệt là phương tiện để hiển bày thực tánh Viên giáo Nhất thừa. Hội dị quy đồng là hợp ba giáo khác nhau trở về cùng Viên giáo) Hai, Bình đạo giáo. Các kinh do đức Lô giá na nói đều tuỳ theo pháp tánh bình đẳng mà nói. khi nói về đốn giáo như kinh Hoa nghiêm, tuy là tuỳ theo sự khác nhau của chúng sanh mà điều phục; nhưng đều là phương tiện quyền xảo thích hợp với tánh giác. Đó gọi là bình đạo giáo. (Tiếng Phạn là Tỳ lô giá na, tiếng Hoa là Tịnh mãn, tức là Báo thân Phật). ĐÀM SẤM NHỊ GIÁO 曇讖二教 (Hoa nghiêm kinh sớ). Đời Tây tần có pháp sư tam tạng Đàm mâu sấm lập ra hai giáo này. Một, Bán tự giáo. Tạng Thinh văn nói về lý tánh chưa bao trùm, giống như nữa chữ mà thôi. Hai, Mãn tự giáo. Tạng Bồ tát nói về lý tánh mới đầy đủ, giống chữ viết đầy đủ vậy. VIỄN SƯ NHỊ GIÁO 遠師二教 (Hoa nghiêm kinh sớ). Đời Tuỳ, pháp sư Viễn lập hai giáo này. Một, Tiệm giáo. Theo căn cơ liễu ngộ từ từ, Đại thừa từ Tiểu thừa khởi phát, là cơ sở thành lập Tam thừa giáo. Hai, Đốn giáo. Theo căn cơ vượt trội vào thẳng Đại thừa, không qua Tiểu thừa, liễu ngộ mau chóng. Một, Tiệm giáo. Theo căn cơ liễu ngộ từ từ, Đại thừa từ Tiểu thừa khởi phát, là cơ sở thành lập Tam thừa giáo.
Hai, Đốn giáo. Theo căn cơ vượt trội vào thẳng Đại thừa, không qua Tiểu thừa, liễu ngộ mau chóng. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Fri 08 May 2015, 22:01 | |
| Tam Tạng Pháp Số (trang 58) LƯU ĐẨU NHỊ GIÁO 劉蚪二教 (Hoa nghiêm kinh sớ). Đời Tề, ẩn sĩ Lưu đẩu thấu suốt kinh Phật, cũng lập hai giáo. Một, Tiệm giáo. Bắt đầu từ Lộc uyển, kết thúc ở Long thọ, các kinh được Phật nói ra, từ tiểu đến Đại thừa; vì vậy gọi là tiệm giáo. Hai, Đốn giáo. Đầu tiên Phật nói kinh Hoa nghiêm, như mặt trời mới mọc, ánh sáng chiếu trên đỉnh núi cao. Vì vậy gọi là đốn giáo. NHỊ CHỦNG VÔ TÂM ƯỚC GIÁO 二種無心約教 (Tông cảnh lục) Ước là tóm tắt, dựa vào nghĩa tóm tắt. Giáo lý của Phật vốn đề cập đến việc rời bỏ cái tướng do tâm duyên mà có. Chúng sanh nương vào đó mà tu, xa lìa tâm chấp trước sai lầm, an trụ vào lý chơn như, thì thánh đạo chắc chắn thành tựu. Cho nên nói: Thiên kinh vạn luận cũng chỉ nói đến thân tâm, phá trừ chấp trước. Một, Trừng trạm linh vô. Chúng sanh nếu nhiếp được vọng niệm, an trụ nơi thiền định, gạn sạch suy tư, khiến cho thể của định yên lặng, không bị vọng trần quấy động vì vậy gọi trừng trạm linh vô. Hai, Thể thị vô. Chúng sanh nhận ra ngay nguồn tâm vắng lặng, pháp cũng không sanh. Vì một niệm khởi lên, trọn không thể được. Đó là đương thể thị vô. NHỊ TÔNG THÍCH ĐỀ 二宗释題 (Thiên thai tứ giáo nghĩa tập chú và Hoa nghiêm kinh sớ). Ngài Hiền thủ của tông Thiên thai giải thích đề mục các kinh thì có chung, riêng, năng, sở không giống nhau. Một, Thiên thai thông biệt thích đề. Khoảng đời Trần và Tuỳ có đại sư Thiên thai hiệu Trí giả, khi giải thích tựa đề kinh Phật đều dùng hai nghĩa chung và riêng để phân tích và giải thích. Ví dụ như kinh Diệu pháp liên hoa, trong bốn chữ đầu tên riêng chỉ cho kinh này; một chữ kinh thì chung cho tất cả các kinh. Đó là Thiên thai thông biệt thích đề. Hai, Hiền thủ năng sở thích đề. Đời Đường quốc sư Hiền thủ, khi giải tựa đề một quyển kinh, dùng kinh văn nói ra và nghĩa được chuyển tải để phân tích và giải thích. Ví dụ như sáu chữ Đại phương quảng Phật Hoa nghiêm Kinh, thì sáu chữ đầu là ý nghĩa được chuyển tải; một chữ kinh là kinh văn chuyển tải. Các kinh khác cũng vậy. Đó là Hiền thủ năng sở thích đề. |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số | |
| |
| | | |
Trang 6 trong tổng số 40 trang | Chuyển đến trang : 1 ... 5, 6, 7 ... 23 ... 40 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |