Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Thu 07 May 2015, 12:11 | |
| Tam Tạng Pháp Số (Trang 39) NHỊ MÔN 二門 (Đại trí độ luận) Một, Phước đức môn. Tức là bố thí, trì giới, … là làm phước đức môn. Đi vào phước đức môn thì tất cả tội nghiệp đều tiêu trừ, những điều mong muốn đều đạt được. Hai, Trí huệ môn. Hiểu rõ tất cả pháp tức là thật tướng là làm trí huệ môn. Vào được trí huệ môn thì không chán sanh tử, không ưa Niết bàn. KHỞI TÍN NHỊ MÔN 起信二門 (Khởi tín luận) Luận nói: Nương vào nhất tâm thì pháp có hai loại môn, cả hai đều gồm thâu tất cả pháp, vì chơn như môn thì tướng nhiễm tịnh đều thông suốt, ngoài sự thông suốt ra thì không phân biệt nhiễm tịnh, cho nên được thâu gồm tất cả pháp. Sanh diệt môn thì tướng nhiễm tịnh có phân biệt. Trong tướng phân biệt, không có gì là không bao quát, nên cũng gồm thâu tất cả pháp. Đó là lý do chia ra hai môn. Một, Nhất tâm chơn như môn. Nghĩa là tâm tánh không sanh không diệt, chẳng nhiễm chẳng tịnh, cứu cánh bình đẳng, không có thay đổi, đó là nhất tâm. Vì vậy gọi là tâm chơn như môn. Hai, Tâm sanh diệt môn. Nghĩa là tánh bất sanh bất diệt của chơn như, vì vô minh chất chứa khởi động, nên có tâm sanh diệt. Do đây mà giác thành bất giác. Giác và bất giác lại hổ tương huân tập, vì bất giác huân tập bổn giác, nên sanh các pháp tạp nhiễm, trôi lăn trong sanh tử. Vì bổn giác huân tập bất giác, nên sanh ra các pháp thanh tịnh, ngược dòng sanh tử, ra khỏi phiền não, trở về bổn giác. Vì vậy gọi là tâm sanh diệt môn. NHỊ CHỦNG THẦN LỰC 二種神力 (Lăng già kinh) Kinh Lăng già nói: Phật dùng hai thứ thần lực để gia bị cho Bồ tát nghe và lãnh thọ nghĩa lý giáo pháp khi hỏi Phật. Một, Hiện thân diệu ngôn thuyết thần lực. Kinh nói: Bồ tát ở bậc sơ địa, ở trong thần lực của Phật, vào Đại thừa Tam muội chiếu minh. Khi đã vào Tam muội rồi thì mười phương thế giới, tất cả chư Phật dùng sức thần thông hiện ra thuyết pháp (Sơ Bồ tát địa là địa thứ nhất trong mười địa- ở trong thần lực của Phật… là nhờ thần lực của Phật gia bị, nên có thể vào trong Đại thừa chiếu minh Tam muội, tức là định quang minh, từ định này mà thấy được mười phương chư Phật hiện thân thuyết pháp). Hai, Dĩ thủ quán đảnh thần lực. Kinh nói: Bồ tát sơ địa được thần lực Tam muội, tích tập căn lành trong 100, 1000 kiếp mới thành tựu được, thứ tự vào các địa, cho đến địa pháp vân thứ mười, ở trong cung điện vi diệu như hoa sen lớn, ngồi trên sư tử tòa hình hoa sen lớn. Trang nghiêm thân bằng các thứ anh lạc như những đóa hoa vàng, mặt trời mặt trăng sáng rỡ. Các con tài giỏi từ mười phương đến, tập trung trên bảo tòa ở trong cung điện và được rưới nước lên đầu
Được sửa bởi mytutru ngày Thu 07 May 2015, 12:22; sửa lần 2. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Thu 07 May 2015, 12:18 | |
| Tam Tạng Pháp Số (Trang 40) NHỊ LỰC 二力 (Hoa nghiêm kinh sớ) Một, Tư trạch lực. Tư: suy nghĩ; trạch: chọn lựa. Nghĩa là suy nghĩ chọn lựa tất cả hạnh chánh đáng, đối trị các chướng ngại, khiến không nỗi lên trở lại. Vì vậy gọi là tư trạch lực. Hai, Tu tập lực. Nhờ sức tu tập, khiến cho các hạnh lành vững chãi, chắc chắn thành tựu. Vì vậy gọi là tu tập lực. NHỊ CHỦNG SƯ TỬ PHẤN TẤN TAM MUỘI 二種師子奮迅三昧 (Pháp giới thứ đệ) Sư tử phấn tấn là mượn ví dụ để làm rõ giáo pháp. Con sư tử có hai việc hơn mọi thú khác. Một mạnh mẽ trừ sạch bụi đất, hai chạy nhanh hơn mọi thú khác. Chánh định này cũng vậy. Một mau chóng trừ sạch phiền não, chướng ngại, hai có thể ra vào thiền định rất nhanh chóng, khác hơn những Tam muội còn lại. Vào, ra thiền định đầy đủ có hai nghĩa: Một, Nhập thiền phấn tấn. Nghĩa là xa lìa pháp bất thiện ở dục giới, có giác, có quán vào sơ thiền, lần lược như thế vào nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, không xứ, thức xứ, vô sở hữu xứ, phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, diệt thọ tưởng xứ. Đó là nhanh chóng nhập thiền định vậy. (Sơ tâm ở thiền định gọi là giác, tế lâm phân biệt thiền vị gọi là quán- sơ, nhị tam, tứ thiền đều ở cõi trời sắc giới; không xứ, thức xứ, vô sở hữu xứ, phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ là cõi trời vô sắc; diệt thọ tưởng định là diệt trừ tâm thọ tưởng mà được định).
Hai, Xuất thiền phấn tấn. Khởi lên từ định diệt thọ tưởng lại vào định phi hữu tưởng phi vô tưởng. Khởi lên định phi hữu tưởng phi vô tưởng lại vào định vô sở hữu xứ, như thế đến thức xứ, không xứ, tứ thiền, tam thiền, nhị thiền, sơ thiền, cho đến ra khỏi tâm tán loạn. Đó là phấn tấn xuất. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Fri 08 May 2015, 11:54 | |
| Tam Tạng Pháp Số (trang 41) NHỊ CHỦNG SIÊU VIỆT TAM MUỘI 二種超越三昧 (Pháp giới thứ đệ) Siêu việt là vượt qua các địa, tự tại vào ra thiền định. Có hai nghĩa. Một, Siêu nhập Tam muội. Xa lìa pháp bất thiện ở dục giới, có giác có quán, vào sơ thiền ở sắc giới. Từ sơ thiền nhập thẳng vào phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ ở sắc giới. Từ phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ và diệt thọ tưởng định. Từ diệt thọ tưởng định trở lại vào sơ thiền, nhị thiền. Từ nhị thiền vào diệt thọ tưởng định. Từ diệt thọ tưởng định vào tam thiền. Từ tam thiền vào diệt thọ tưởng định. Từ diệt thọ tưởng định vào tứ thiền. Từ tứ thiền vào diệt thọ tưởng định. Từ diệt thọ tưởng định vào không xứ. Từ không xứ vào diệt thọ tưởng định. Từ diệt thọ tưởng định vào thức xứ. Từ thức xứ vào diệt thọ tưởng định. Từ diệt thọ tưởng định vào bất dụng xứ. Từ bất dụng xứ vào diệt thọ tưởng định. Từ diệt thọ tưởng định vào phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ. Từ phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ vào diệt thọ tưởng định. Đó là tướng chư Phật, Bồ tát vào Tam muội. Nếu là Thinh văn, chỉ có thể vào thẳng một định, không thể vào thẳng hai định. (bất dụng xứ là vô sở hữu xứ) Hai, Siêu xuất Tam muội. Từ diệt thọ tưởng định vào trong loạn tâm. Từ loạn tâm vào diệt thọ tưởng định. Từ diệt thọ tưởng định lại vào loạn tâm. Từ loạn tâm vào phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ. Từ phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ trụ trong loạn tâm. Từ loạn tâm vào không xứ. Từ không xứ trụ trong loạn tâm. Từ trong loạn tâm vào thức xứ. Từ thức xứ khởi lên trụ trong loạn tâm. Từ loạn tâm vào không xứ. Từ không xứ trụ trong loạn tâm. Từ trong loạn tâm vào trong tứ thiền. Từ tứ thiền trụ trong loạn tâm. Từ loạn tâm vào tam thiền. Từ tam thiền trụ trong loạn tâm. Từ trong loạn tâm vào trú trong nhị thiền. Từ trong loạn tâm vào sơ thiền. Từ sơ thiền trú trong loạn tâm. Đó là tướng chư Phật, Bồ tát vượt ra ngoài Tam muội. Nếu là Thinh văn chỉ có thể vượt ra một định, không thể vượt ra hai định. TINH TẤN NHỊ CHỦNG TƯỚNG 精進二種相 (Địa tạng thập luận kinh) Một, Thế gian tinh tấn. Các vị Bồ tát tinh tấn dũng mãnh, siêng tu bố thí, trì giới… các việc phước. Tinh tấn như thế, nhờ vào các quả báo, nhờ vào các việc lành mà có được, có mất. Vì vậy gọi là thế gian tinh tấn. Hai, Xuất thế gian tinh tấn. Các vị Bồ tát tinh tấn dũng mãnh, đối với chúng sanh bằng tâm bình đẳng, trừ hết phiền não, nghiệp khổ. Tinh tấn như thế, không được không mất, không chỗ nương tựa. Vì vậy gọi là xuất thế gian tinh tấn. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Fri 08 May 2015, 11:57 | |
| Tam Tạng Pháp Số (trang 42) NHỊ NHẪN 二忍 (Đại trí độ luận) Một, Chúng sanh nhẫn. Nhẫn là chịu đựng, cũng gọi là bằng lòng chịu đựng. Nghĩa là Bồ tát đối với chúng sanh không giận không buồn như mẹ hiền thương con. Nếu có chúng sanh dùng vô vàn ác độc mà hại ta, tâm cũng không giận dữ, hoặc có chúng sanh bằng vô vàn sự kính trọng, cúng dường ta, tâm cũng không vui mừng. Vì vậy gọi là chúng sanh nhẫn. Hai, Vô sanh pháp nhẫn. Đứng về lý vốn không sanh, không diệt, nên gọi là không sanh. Bồ tát đối với các pháp vô sanh, có thể an vui nhẫn nại, không động tâm, không thối chuyển. Vì vậy gọi là vô sanh pháp nhẫn. NHỊ NHẪN 二忍 (Địa trì kinh) Một, An thọ khổ nhẫn. Bị các khổ đau ốm, nước, lửa, roi gậy bức bách mà có thể an lòng chịu đựng, điềm nhiên bất động. Vì vậy gọi là an thọ khổ nhẫn. Hai, Quan sát pháp nhẫn. Quan sát các pháp, thể tánh giả dối, vốn không sanh không diệt, hiểu biết chân chánh, tâm không vọng động, an nhiên nhẫn nhịn. Vì vậy gọi là quán sát pháp nhẫn. NHẪN HỮU NHỊ CHỦNG TƯỚNG 忍有二種相 (Địa tạng thập luân kinh) Bồ tát có thể an nhiên chịu đựng bao nhiêu việc khổ não của loài vô tình và hữu tình ở thế gian, nhưng tâm có rộng, hẹp, căn tánh có hơn, kém, hạnh có cạn, sâu, vì vậy mà phân chia thế gian và xuất thế gian có hai loại khác nhau. (bực bội về loài hữu tình có: muỗi, rệp, rận, nhặng (ruồi)… (bực bội về loài vô tình: gió, lạnh, mưa, ướt…). Một, Thế gian nhẫn. Các vị Bồ tát dùng tâm vô lậu, nương vào các nghiệp lành, an nhiên chịu đựng các việc phiền phức ở thế gian. Đó là thế gian nhẫn. Hai, Xuất thế gian nhẫn. Các vị Bồ tát chỉ vì lợi ích của tất cả hữu tình, khởi tâm bình đẳng, đại bi, an nhiên nhận chịu mọi cảnh thuận nghịch, khổ vui, mà không thấy tướng sinh diệt của các pháp. Đó là xuất thế gian nhẫn. NHỊ PHƯƠNG TIỆN 二方便 (Vô trước luận) Một, Tế tác phương tiện. Phương tiện giống như thiện xảo (khéo léo). Muốn phá bỏ cái chấp trước về cái tướng của sắc thân của chúng sanh, nên Phật mới dùng ví dụ mà nói và phân tích một cách khéo léo để thấy thân này không thật. Như Kim cang nói: Vi trần trong tam thiên đại thiên thế giới, thật là nhiều không kể xiết. Ý nói do vi trần mà thành thế giới, xưa nay không thật, do tứ đại mà thành sắc thân, xưa nay là giả. Vì vậy gọi là tế tác phương tiện. (3000 đại thiên thế giới là: một thế giới có núi Tu di, một mặt trời, một mặt trăng, một tứ thiên hạ, một Đế thích. Tiểu thiên thế giới là 1000 thế giới. Trung thiên thế giới là 1000 tiểu thiên thế giới. Đại thiên thế giới là 1000 trung thiên thế giới. 3000 đại thiên thế giới là cõi đức Thích ca giáo hóa) Hai, Bất niệm phương tiện. Muốn phá chấp trước của chúng sanh về cái tướng của sắc thân, đã dùng ví dụ phân tích tế vi mà nói, lại khiến cho chúng sanh, đối với vi trần, không nhớ tưởng đến. Cho nên kinh nói: Đó là những vi trần, Phật nói không phải vi trần. Vì vậy gọi là bất niệm phương tiện. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Fri 08 May 2015, 12:01 | |
| Tam Tạng Pháp Số (trang 43) PHƯƠNG TIỆN NHỊ CHỦNG TƯỚNG 方便二種相 (Địa tạng thập luận kinh) Một, Thế gian phương tiện. Các vị Bồ tát hoặc tư lợi, hoặc lợi tha, hiện ra vô số phương tiện khéo léo. Những phương tiện này, có trường hợp có được sở đắc, có trường hợp chấp trước. Vì vậy gọi là thế gian phương tiện. Hai, Xuất thế gian phương tiện. Các vị Bồ tát chỉ vì lợi tha, không vì tự lợi, hiện ra vô số phương tiện khéo léo. Những phương tiện này, không có sở đắc, không có chấp trước. Vì vậy gọi là xuất thế gian phương tiện. NHỊ VÔ NGÃ 二無我 (Lăng già kinh). Nhân, pháp vốn không có ngã, vì phàm phu không hiểu, ở trong vô ngã, nghĩ ra rất nhiều thứ ngã, như thân ta, tên tuổi ta, vật dụng của ta, ruộng nhà của ta, ta đi, ta đứng, nằm, ngồi, nói năng, không lìa khỏi ta. Cho đến bố thí, trì giới vv… cũng đều thấy có ta. Vì vậy mà điên đảo nỗi lên bao nhiêu nghiệp sanh tử, phiền não. Hàng Thinh văn tu Tứ đế, hiểu rõ nhân, pháp vốn không, ngã cũng không có, nên gọi là nhị vô ngã. Một, Nhân vô ngã. Do chấp chặt lấy ngũ uẩn cho là thật mà thành con người giả danh. Phàm phu không hiểu, ở trong giả danh lầm chấp lấy làm ngã (ta). Nếu hiểu rõ ngũ uẩn vốn không thì con người giả danh há có thật sao? Giả danh đã không thật có thì việc chấp ngã cũng không thể được. Kinh Kim quang minh nói: lấy gì để có con người và chúng sanh. Đó gọi là nhân vô ngã.
Hai, Pháp vô ngã. Do chấp chặt lấy máu huyết của cha mẹ, bốn đại giả hợp mà thành thân ngũ ấm. Nếu đem phân tích từng thứ một tìm kiếm thì chắc chắn không có gì. Phàm phu không hiểu, lầm chấp thân này là ngã, ngoài thân không phải là ngã. Nếu hiểu rõ bốn đại vốn không, năm ấm không thật có, thì chấp ngã cũng không thể có được. Nên kinh Kim quang minh nói: Nhà ngũ ấm, quán sát kỹ thì trống không. Đó là pháp vô ngã. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Fri 08 May 2015, 12:03 | |
| Tam Tạng Pháp Số (trang 44) NHỊ CHỦNG NGÃ KIẾN 二種我見 (Khởi tín luận) Một, Nhân ngã kiến. Người phàm phu đối với thân ngũ ấm, cưỡng cho đó là chủ tể, suy tính rằng ngã là ta, gây nên thấy biết sai lầm. Vì vậy gọi là nhân ngã kiến. Hai, Pháp ngã kiến. Bậc Nhị thừa, cho rằng tất cả pháp có thật tính riêng biệt, tuy được trí nhận vô ngã, nhưng còn sợ hải sanh tử, lầm cho Niết bàn là một pháp, từ đó mà khởi sanh pháp chấp. Vì vậy gọi là pháp ngã kiến. NHỊ KHÔNG 二空 (Pháp tàng Bát nhã tâm kinh lược sớ) Một, Nhân không. Tức là ngã không, cũng gọi là sanh không. Phàm phu lầm cho rằng ngũ uẩn là ngã, cưỡng cho là chủ tể, dẫn đến sanh các phiền não và tạo ra vô vàn nghiệp. Phật vì muốn phá bỏ sự suy nghĩ lầm lạc này, nên nói năm uẩn vô ngã. Bậc Nhị thừa giác ngộ điều ấy vào được lý vô ngã. Đó gọi là nhân không. Hai, Pháp không. Bậc Nhị thừa chưa rõ được lý pháp không, giống như cho rằng ngũ uẩn là pháp thật có. Vì vậy mà pháp chấp này, nên trí huệ Bát nhã thâm sâu , thấy rõ được tự tánh ngũ uẩn là không. Bồ tát giác ngộ được điều này vào được lý pháp không. Đó gọi là pháp không. NHỊ KHÔNG 二空 (Chỉ quán) Một, Đản không. Hàng Nhị thừa quán tất cả pháp đều hư ảo, chỉ thấy có không mà thôi, mà không thấy bất không. Vì vậy gọi là đản không. Hai, Bất đản không. Bồ tát chẳng những thấy không mà còn thấy bất không. Bất không tức là trung đạo. Vì vậy gọi là bất đản không. KHÔNG HỮU CÁC CỤ NHỊ NGHĨA 空有各具二義 (Hoa nghiêm kinh sớ) Một, Chơn không nhị nghĩa. a) Chơn không có thể diệt trừ cái giả có, nếu cái giả có không diệt được thì chẳng phải là chơn không. b) Chơn không có thể làm thành cái giả có, cái giả hữu nếu có trở ngại thì cũng chẳng phải chơn không. Đó gọi là chơn không nhị nghĩa
Hai, Ảo hữu nhị nghĩa. a) Cái giả có ắt che đậy chơn không. Cái giả có hiện ra thì chơn không ẩn mất. b) Cái giả có không trở ngại chơn không. Nếu chơn không biểu hiện thì cái giả có tự tiêu diệt. Đó gọi là ảo hữu nhị nghĩa. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Fri 08 May 2015, 12:15 | |
| Tam Tạng Pháp Số (trang 45) NHỊ CHẤP 二執 (Kim quang minh kinh văn cú ký) Một, Nhân chấp. Chúng sanh đối với các pháp ngũ uẩn, cưỡng cho mình là chủ tể, nghĩ rằng ta là chủ nhân ông, rồi sanh ra chấp trước sai lầm. Đó gọi là nhân chấp. Hai, Pháp chấp. Chúng sanh không biết các pháp ngũ ấm từ nhân duyên sanh, như ảo như hoá, rồi nghĩ rằng thân này là của ta, sanh ra các chấp trước sai lầm. Đó gọi là pháp chấp. NHỊ PHÁP CHẤP 二法執 (Tông cảnh lục) Một, Câu sanh pháp chấp. Từ trong ngũ ấm cưỡng dựng lên một chủ tể, lầm chấp là ngã cùng với thân mạng sanh ra. Đó gọi là câu sanh ngũ chấp. Hai, Phân biệt ngã chấp. Ở trong ngã rồi suy lường, phân biệt rằng ta có thể làm việc lành việc dữ, khởi lên chấp trước. Đó gọi là phân biệt ngã chấp KHÔNG HỮU NHỊ CHẤP 空有二執 (Tông cảnh lục)
Một, Tình hữu lý vô. Tức là không quán, nghĩa là xem xét biến kế sở chấp, đối tình thì có, đối với lý thì không, chỉ do hư vọng khởi lên, đều không có thể và dụng, thật nên trừ bỏ đi vậy. Hai, Lý hữu tình vô. Biểu hiện thì có mà tình thì không. Tức là hữu quán. Nghĩa là xem xét dựa vào viên thành (tánh), đối với lý là có, đối với tình thì không. Lý vốn là thật có thể có dụng đáng được giữ lại. NHỊ CHỦNG Nhị Chủng THƯỜNG 二種常 (Đại trí độ luận) Một, Bách tuế chí kiếp diệt danh vô thường. Các vị Bồ tát, nếu ở đời 100 năm, ngàn vạn ức năm; một kiếp đến tám vạn kiếp, mới vào Niết bàn. Đó gọi là thường: Cho dù các Ngài trụ thế lâu xa hơn nữa, cũng không hề thay đổi. Hai, Thường trụ bất hoại danh thường. Phiền não, hoặc nghiệp của các vị Bồ tát đã diệt hết; lý chơn thường hiển bày. Lý chơn thường không sanh không diệt, không thay đổi, hư hoại. Đó gọi là thường. NHỊ VÔ THƯỜNG 二無常 (Đại Trí Độ Luận) Một, Niệm niệm vô thường. Tất cả pháp hữu vi niệm niệm sanh diệt, không đứng yên. Vì vậy gọi là Niệm niệm vô thường. Hai, Tương tục vô thường. Các pháp liên tục hư hoại, gọi là vô thường; như người sắp chết từ từ sự sống chấm dứt; như lửa thiêu đốt cỏ cây từ từ cháy hết. Vì vậy gọi là Tương tục vô thường.
Được sửa bởi mytutru ngày Sun 10 May 2015, 17:41; sửa lần 1. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Fri 08 May 2015, 12:19 | |
| Tam Tạng Pháp Số (trang 46) NHỊ VÔ THƯỜNG 二無常 (Tích huyền ký) Một, Sát na vô thường. Tiếng Phạn là Sát na, tiếng Hoa là Một niệm. Nói vô thường là vì trong một niệm của tâm có đủ bốn tướng sanh, trụ, dị, diệt chuyển động không ngừng. Đó là Sát na vô thường. Hai, Nhất kỳ vô thường. Thọ mạng của chúng sanh tuy dài ngắn không bằng nhau, nhưng đều có kỳ hạn. Nói nhất kỳ là vì thân thọ báo của chúng sanh cũng có đủ bốn tướng sanh, trụ, dị, diệt lưu chuyển, cuối cùng đều hết hẳn. Đó là nhất kỳ vô thường. NHỊ GIẢ 二假 (Tông cảnh lục) Những người học duy thức, ở trong thánh giáo, không hiểu rõ, lầm chấp ngã, pháp. Lại còn nói có ngã, pháp là thế nào? Đáp rằng: Đối theo từng căn cơ mà tạm đặt ra, không giống như cố tình chấp, giả sử có hai loại. Một, Vô thể tuỳ tình giả. Chấp ngã, pháp, tự nó không có thật thể, chỉ tuỳ thuận theo căn cơ mà thôi, bày đặt ra tạm bợ cũng gọi là ngã, pháp. Vì vậy gọi là Vô thể tuỳ tình giả. Hai, Hữu thể thi thiết giả. Kinh Phật nói: Tuy có pháp thể mà chẳng phải có ngã, pháp. Thể vốn không tên, tuỳ duyên dựng lên, giả gọi là ngã, pháp. Vì vậy gọi là Hữu thể thi thiết giả. NHỊ NHÂN 二因 (Niết bàn kinh) Một, Sanh nhân. Sanh là phát sanh. Vốn đầy đủ lý của pháp tánh, thì có thể phát sanh ra tất cả pháp lành, như các hạt ngũ cốc đều có thể nẩy mầm. Đó gọi là sanh nhân. Hai, Liễu nhân. Liễu là chiếu rọi. Dùng trí huệ chiếu sáng lý của pháp tánh. Như đèn chiếu sáng vật thấy được rõ ràng. Đó gọi là liễu nhân.
NHỊ NHÂN 二因 (Tông cảnh lục).
Một, Năng nhân. Thức thứ tám có thể sanh ra bảy thức còn lại: còn là nguyên nhân của các chủng tử thiện, ác. Hai, Phương tiện nhân. Bảy thức còn lại làm phương tiện dẫn nhập các chủng tử thiện, ác cho thức thứ tám. Giống như nước, đất là phương tiện cho ngũ cốc nẩy mầm. Vì vậy gọi là phương tiện nhân. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Fri 08 May 2015, 12:23 | |
| Tam Tạng Pháp Số 47
NHỊ NHÂN 二因 (Thiên thai tứ giáo nghi tập chú) Một, Tập nhân. Tập nghĩa là lập đi lập lại nhiều lần. Như tập tham dục thì tham dục lớn mạnh lên. Đó gọi là tập nhân. Hai, Báo nhân. Báo là quả báo. Làm nhân lành, dữ thì có cái quả báo lành, dữ. Đó gọi là báo nhân. NHỊ NHÂN 二因 (Đại trí độ luận). Luận hỏi rằng. Các phiền não là pháp ác, sao nói là có thể sanh các nghiệp lành. Đáp rằng: có hai loại nhân. Một, Cận nhân. Người nào mong cầu đời sau giàu có, an vui, cho nên tu bố thí… các việc lành. Đó là cận nhân. Hai, Viễn nhân. Người nào muốn lánh xa cõi dục giới và thân bất tịnh này, nên hay tu thiền định. Đó là viễn nhân. NHỊ NHÂN 二因 (Đại Niết bàn kinh) Một, Chánh nhân. Chánh là trung chánh. Trung tức là song chiếu. Ba đế đầy đủ, nên gọi là chánh nhân. (Trung chánh là xa lìa hai bên: thường, đoạn-song chiếu là chiếu không, chiếu giả- không nghĩa là tuy biết các tướng, tức là chơn đế- giả là tạo nên tất cả pháp, tức là tục đế- chẳng không chẳng giả tức là trung đế. Nên gọi là Ba đế đầy đủ). Hai, Duyên nhân. Duyên tức là trợ duyên. Tất cả công đức căn lành đều nhờ liễu nhân mới mở rộng ra tánh của chánh nhân. Vì vậy gọi là duyên nhân. (Liễu nhân: Liễu tức soi sáng, nghĩa là dùng trí huệ soi sáng chánh nhân). NHỊ NHÂN 二因 (Du già sư địa luận) Một, Khiên dẫn nhân. Do hoặc nghiệp vô minh ở đời trước, tạo ra các nghiệp lành, dữ. Từ những nghiệp này làm nhân, thì có khả năng chiêu cảm quả báo đời này, cứ như thế vòng vo không dứt. Vì vậy gọi là khiên dẫn nhân. Hai, Sanh khởi nhân. Do vô minh, ở đời hiện tại, tạo ra các nghiệp lành, dữ. Do các nghiệp này làm nhân, thì khả năng có quả báo đời sau. Như thế xoay vòng không dứt. Vì vậy gọi là sanh khởi nhân. NHỊ QUẢ 二果 (Tông cảnh lục) Một, Tăng thượng quả. Ngũ căn là nơi thức nương tựa. Căn làm cho thức tăng trưởng hơn lên, nên gọi là tăng thượng quả. Thức thứ sáu dẫn dắt năm thức kia nên cũng gọi là tăng thượng quả. Thức thứ bảy niệm trước niệm sau thức thứ sáu đều nương tựa, nên cũng gọi là tăng thượng quả. Thức thứ tám là chỗ nương tựa của thức thứ bảy, nên cũng gọi là tăng thượng quả.
Hai, Dị thục quả. Quả báo khác thời (so với nhân) mới chín (kết quả), tức là thức thứ tám. Vì thức này chứa đựng tất cả chủng tử của các pháp mà thành thục quả của bảy thức còn lại. Như nhãn căn… do trước làm các nhân lành, dữ nay nhận quả báo khổ, vui. Nếu nay làm các nhân lành, dữ, cũng sẽ cảm nhận quả khổ, vui ở tương lai. Đó gọi là dị thục quả. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Fri 08 May 2015, 13:16 | |
| Tam Tạng Pháp Số (trang 48) NHỊ QUẢ 二果 (A Tỳ đàm luận) Một, Tập khí quả (cũng gọi là sở y quả). Tập tành nhiều lần ở đời trước những việc lành, dữ mà cảm thọ quả báo. Như đời trước chú ý tu những việc lành, thì đời này tâm lành nặng hơn, chú ý làm những việc ác nhiều hơn thì tâm ác nặng hơn. Đó gọi là tập khí quả. Hai, Quả báo. Do nhân đời trước có lành, dữ, cảm thọ quả báo đời này. Như đời trước làm nhân lành thì đời này nhận quả giàu sang, vui vẻ; làm nhân ác thì đời này nhận quả nghèo khổ. Đó gọi là quả báo. NHỊ CHỦNG VÔ LẬU NHÂN QUẢ 二種無瘺因果 (Đại Niết bàn kinh) Một, Vô lậu nhân. Bậc Nhị thừa, do tu nhân giới, định, huệ, có thể dứt trừ quả khổ sanh tử ở tam giới, thì giới, định, huệ là nhân vô lậu, tức là Đạo đế. Hai, Vô lậu quả. Bậc Nhị thừa đã dứt trừ khổ sanh tử ở tam giới, chứng được niềm vui chơn không Niết bàn vắng lặng, tức là vô lậu quả, tức là Diệt đế. NHỊ GIA 二加 (Hoa nghiêm kinh sớ) Gia tức là gia bị. Ở hội Linh sơn, Phật dùng thần lực ba nghiệp hoặc âm thầm, hoặc hiện rõ, để gia bị cho Bồ tát Pháp huệ và các Bồ tát khác thuyết pháp, nên có hai thứ gia bị này. Một, Hiển gia. Phật dùng đại bi bình đẳng thường xem xét chúng sanh. Nếu đời trước có căn lành, đã thành thục thì dùng thần lực để gia bị cho các Bồ tát vì họ mà nói pháp như đích thân xoa đầu để tăng thêm oai đức, miệng thuyết pháp để thêm lợi ích biện luận, rõ ràng có thể thấy được. Vì vậy gọi là hiển gia. Hai, Minh gia. Phật dùng thần lực của ý nghiệp gia bị Bồ tát tăng thêm trí huệ. Ơ trong đại chúng vì người nói pháp, khiến cho không sợ hãi, kín đáo khó thấy. Vì vậy gọi là minh gia. NHỊ CHỦNG HIỂN THỊ 二種顯示 (Hoa nghiêm kinh sớ) Hiển là hiển lộ. Thị là báo cho biết. Tất cả bổn tánh của chúng sanh có đầy đủ các pháp nhân quả, sự lý, chỉ vì tướng thay đổi, thể khác đi, tình sanh ra ngăn cách trí tuệ không thể hiển bày ra được. Vì vậy đàm luận Hoa nghiêm đại kinh, khiến cho chúng sanh biết tâm hợp với thể, tính hiển lộ thì tình mất. Cho nên có hai thứ hiển thị. Một, Ngôn hiển thị. Phật dùng lời nói chỉ bảo cho chúng sanh biết trí huệ đức tướng của Phật. Kinh nói phá vỡ một hạt vi trần thì xuất hiện một quyển kinh lớn. Đó là ngôn hiển thị.
Hai, Sử tu hành hiển thị. Chúng sanh đã biết pháp của Phật có đầy đủ các tính, khiến cho chúng sanh tu hành ngộ nhập một cách rõ ràng. Kinh Pháp hoa nói: Khiến cho chúng sanh, khai thị ngộ nhập tri kiến của Phật. Đó gọi là sử tu hành hiển thị. |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số | |
| |
| | | |
Trang 5 trong tổng số 40 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6 ... 22 ... 40 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |