Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sat 12 Dec 2015, 13:16 | |
| Tam Tạng Pháp Số 286 TỨ CHỦNG QUÁN HẠNH 四種觀行 (Từ bi thuỷ sám) Người tu pháp sám hối, tự nhớ lại phiền não sâu dày che kín huệ nhãn, không còn thấy gì, cắt đứt các thiện pháp, không thể ra ngoài quả khổ. Nay đã trình bày các điều ác, chí thành sám hối, phải thực hành bốn cách quán hạnh, là phương tiện để diệt trừ tội ác. Một, Quán nhân duyên. Người tu pháp sám hối, phải quán sát tội ác này của ta, do bị vô minh che đậy, không có quán lực chân tánh, không biết tội lỗi của mình, xa cách bạn lành, chạy theo ma hạnh, giống như con tằm đi vào trong lửa rồi tự đốt cháy mình, không tự ra ngoài được. Đó là quán nhân duyên. Hai, Quán quả báo. Người tu pháp sám hối, phải quán sát các nghiệp bất thiện do mình làm ra, luân chuyển từ ba đời, quả khổ vô cùng, chìm đắm trong biển sanh tử, tối tăm không bờ bến; giống như ném đá xuống vực sâu rồi vớt ra cho được thật là khó. Đó là quán quả báo. Ba, Quán tự thân. Người tu pháp sám hối, phải quán sát thân mình, tuy có tánh linh giác là chánh nhân, nhưng bị phiền não đen tối che phủ, không có sức của liễu nhân thì không thể hiển bày (quả) được. Đó là quán tự thân. (Chánh nhân là chánh tánh vốn có - liễu nhân là hiểu rõ các pháp). Bốn, Quán Như lai thân. Người tu pháp sám hối phải quán sát thân của Phật có đầy đủ các đức, luôn luôn an trú trong im lặng. Tuỳ phương tiện nhập Niết bàn, nhưng tâm từ bi cứu khổ chúng sanh của Ngài chưa từng tạm nghỉ. Thường xuyên quán sát như thế. Đó là bến lành gội hết tội, hạnh quyết định trừ sạch chướng ngại. Đó là quán sát thân Phật. TỨ SỰ HÀNH 四事行 (A nan đà mục khư ni a ly đà kinh). Một, Thân thường cung cẩn. Người tu hạnh Bồ tát, phải giữ gìn cẩn thận thân nghiệp, chớ có buông lung, bởi vì tất cả ác pháp sát, đạo, dâm dứt trừ không làm và các việc bất thiện khác cũng đều không phạm. Đó là thân thường cung cẩn. Hai, Ngôn thường chí thành. Người tu hạnh Bồ tát, muốn tu đạo chánh chân vô thượng, luôn giữ gìn khẩu nghiệp, thành thật không hư dối, đó là các lỗi vọng ngữ, ỷ ngữ, ác khẩu, lưỡng thiệt, đều phải xa lánh. Đó là lời nói luôn thành thật. Ba, Ý thường nhu thuận. Người tu hạnh Bồ tát, muốn thành tựu đạo Bồ đề, luôn đề phòng ý nghiệp, điều hoà nhu thuận, xa các niệm tà, đó là ham muốn, sân hận, ngu si đều phải dứt hết. Đó là ý luôn nhu thuận. Bốn, Thiện quyền phương tiện. Người tu hạnh Bồ tát, phải khéo dùng phương tiện cứu giúp tất cả chúng sanh, hoặc sanh trên trời hoặc sanh ở địa ngục, tuỳ loại hiện hình, chỉ vì lợi lạc cho chúng sanh, chứ không vì sự giải thoát của mình. Đó là khéo dùng phương tiện. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sat 12 Dec 2015, 13:17 | |
| Tam Tạng Pháp Số 287 TỨ SỰ CÚNG DƯỜNG 四事供養 (Tăng nhất A hàm kinh) Phật ở trong vườn của ông Cấp cô độc, cây của Thái tử Kỳ đà, trong nước Xá vệ, thuyết pháp cho vua ba tư nặc nghe. Vua thỉnh Phật và Tỳ kheo tăng, cúng dường ba tháng, rồi làm một giảng đường lớn ở ngoài cổng thành, treo tràng phan, bửu cái và cung cấp tất cả nào y phục, ăn uống, toạ cụ, thuốc men. Gọi là tứ sự cúng dường. (Tiếng Phạn là Xá vệ, tiếng Hoa là phong đức. Thái tử Kỳ đà bố thí cây, trưởng giả Cấp cô độc mua vườn, xây dựng tinh xá và thỉnh Phật ở đó). Một, Y bị. Y là ca sa, có ba bậc: Ca sa bậc thượng có 25 điều và chín điều, Ca sa bậc trung có bảy điều, Ca sa bậc hạ có năm điều. Bị là cái mền đắp. Những vật này đều dùng che thân thể, chống lại thời tiết nóng, lạnh và làm nên oai nghi nghiêm chỉnh để thành tựu đạo nghiệp. Đó là lý do dùng những vật này cúng dường Phật và chư Tăng. Hai, Ẩm thực. Ẩm là các thức nước uống, như nước trái cây, mật, đề hồ, nước mía, nước bồ đào. Thực là các thức ăn bằng gạo, bằng sữa đặc v.v… Đây là những thứ có thể nuôi thân thể để tiến tu đạo nghiệp, chứng đạo Bồ đề. Đó là lý do dùng những vật này cúng Phật và chư tăng. Ba, Ngoạ cụ. Ngoạ cụ là các thứ giường, nệm, gối, chiếu. Đây là những thứ có thể điều hoà, giữ gìn cho thân, tâm bớt đi cực nhọc để tiến tu đạo hạnh. Đó là lý do dùng những vật này cúng Phật và chư Tăng. Bốn, Y dược. Y dược là các thứ thuốc bằng thảo mộc lạnh, nóng, ngọt, đắng, cay, chua và các thứ kim thạch, châu sa. Các loại này trị các bệnh sốt, lạnh, phong thấp, táo bón. Nhờ đó mà thân mạng được dài lâu để thành tựu đạo nghiệp. Đó là lý do dùng những vật này cúng Phật và chư tăng. THÍ HỮU TỨ SỰ 施有四事 (Chư kinh yếu tập) Một, Thí đa đắc phước thiểu. Phí tổn dùng cho các việc uống rượu, ca múa vui chơi rất lớn mà không có phước báo. Đó là cho nhiều mà được phước ít. Hai, Thí thiểu đắc phước đa. Bằng lòng từ cung phụng người có đạo đức để cho người ấy có điều kiện tu tập. Vật cho tuy ít mà được phước nhiều. Ba, Thí thiểu đắc phước thiểu. Bằng tâm ác, keo kiệt, tham lam, cho kẻ ngoại đạo, tà kiến. Vật cho đã ít mà phước được cũng ít. Đó là cho ít và phước được cũng ít. Bốn, Thí đa đắc phước đa. Biết đời vô thường, phát tâm bố thí tiền của, xây dựng chùa tháp, cúng dường Tam bảo sẽ được phước báo, giống như nhiều sông đều chảy vào bể không gián đoạn. Vật bố thí nhiều mà được phước cũng nhiều. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sat 12 Dec 2015, 13:20 | |
| Tam Tạng Pháp Số 288 TỨ THÍ 四施 (Bồ tát thiện giới kinh) Một, Bút thí.Thấy người phát tâm viết kinh điển, thường đem bút cho người ấy. Giữ lòng vững chắc, giúp nhau thành duyên lành. Hai, Mặc thí. Thấy người viết kinh điển, thường đem mực cho người ấy. Giữ lòng vững chắc, giúp nhau thành duyên lành. Ba, Kinh thí. In các kinh điển bố thí cho người, khuyên họ đọc tụng, khiến phát tâm Bồ đề. Bốn, Thuyết pháp thí. Nếu có người thích nghe chánh pháp thì phải tuỳ căn cơ của họ, diễn giảng pháp màu để họ được nghe hiểu, làm nhân tu tập, chứng được chánh quả. TỨ CHỦNG THÍ XỨ 四種施處 (Du già sư địa luận) Một, Hữu khổ giả. Những người nghèo khổ, đói khát xin ăn, đui điếc, tàn tật, không nơi nương tựa, gọi là người chỉ có khổ. Vì vậy phải bố thí cho họ. Hai, Hữu ân giả. Người đối với ta có ân có đức, nên bố thí cho họ. Việc bố thí này không phải là hạnh Bồ tát, bố thí Bồ tát hạnh không phân biệt có ân hay không ân với ta. Ba, Thân ái giả. Những người thân tình trong gia quyến, nên bố thí cho họ. Việc bố thí này cũng không phải là hạnh Bồ tát. Bố thí của Bồ tát hạnh thì oán, thân bình đẳng, không phân biệt thân và bất thân. Bốn, Tôn thắng giả. Ở đời có những người hiền lương và những người tu hành lìa tham dục, sân hận, ngu si. Đó là những người đáng tôn kính, nên bố thí cho họ. Việc bố thí này không phải là Bồ tát hạnh. Bố thí Bồ tát hạnh thấy người hèn kém lại càng giúp đỡ, không phân biệt hơn, kém. TỨ CHỦNG THÍ CÂU ĐẮC TỊNH BÁO 四種施俱得凈報 (Đại Niết bàn kinh) Bồ tát hiểu rõ tánh, tướng đều không, quán sát tất cả chúng sanh, chúng sanh nào cũng là ruộng phước; không thấy người giữ giới, người phá giới và quả báo khác nhau của người cho và người nhận. Đó là lý do tại sao cho và nhận tuy đều bất tịnh mà đều được quả báo thanh tịnh. Một, Thí tịnh thọ bất tịnh. Người cho giữ giới, học nhiều (nghe nhiều), biết bố thí trí huệ và quả báo. Người nhận phá giới, tà kiến, nói không có huệ thí và quả báo của bố thí. Đó gọi là thí tịnh, thọ bất tịnh. Hai, Thí bất tịnh thọ tịnh. Người cho vướng vào tà kiến, nói không có huệ thí và quả báo của bố thí. Người nhận ngược lại, giữ giới, nghe nhiều, biết có huệ thí và quả báo của bố thí. Đó gọi là thí bất tịnh thọ tịnh. Ba, Thí thọ câu tịnh. Người bố thí, người nhận đều giữ gìn giới luật, nghe nhiều, có thí huệ, biết có vật thí và quả báo của bố thí. Đó gọi là người cho, người nhận đều thanh tịnh. Bốn, Thí thọ câu bất tịnh. Người cho, người nhận đều phá giới, không hiểu biết, vướng vào tà kiến, nói không có người cho và quả báo của bố thí.
Đó gọi là người cho, người nhận đều không thanh tịnh. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sat 12 Dec 2015, 13:22 | |
| Tam Tạng Pháp Số 289 TỨ GIỚI 四戒 (Hoa nghiêm khổng mục) Một, Giải thoát giới. Thân không sát sanh, trộm cắp, dâm dục; miệng không nói dối, không nói thêu dệt, không nói ác, không nói hai lời thì tự nhiên xa lìa sự trói buộc của phiền não (hoặc nghiệp) và được tự tại. Đó gọi là giải thoát giới. Hai, Định cộng giới. Nhờ tu tập thiền định, chứng được định của sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, dù không có ý giữ giới, mà tự nhiên không phạm và giới, định đều phát triển. Đó gọi là định cộng giới. (sơ, nhị, tam, tứ thiền đều ở cõi trời Sắc giới) Ba, Đạo cộng giới. Bậc Thinh văn ở trong địa vị kiến đạo tu tập, không khởi tâm giữ giới, mà tự nhiên không phạm và giới, đạo cùng phát triển. (kiến đạo là sơ quả Tu đà hoàn. Tu đạo là hai quả Tư đà hàm, A na hàm) Bốn, Đoạn giới. Dứt trừ các phiền não tham, sân, si, chứng được đạo quả. Đó gọi là đoạn giới. TỨ CHỦNG TRÌ GIỚI 四種持戒 (Tạp A tì đàm tâm luận) Một, Hy vọng giới. Hy là mong cầu. Vọng là ước muốn. Cầu sanh lên cõi trời và những cõi lành khác nên giữ gìn chắc chắn giới cấm, đó gọi là hy vọng giới. Hai, Khủng bố giới. Sợ đoạ vào đường ác nên ráng giữ giới cấm. Đó gọi là khúng bố giới. Ba, Thuận giác chi giới. Nương theo bảy giác chi để trang nghiêm tâm mình mà ráng giữ gìn giới cấm. Đó gọi là thuận giác chi giới. (bảy giác chi là trạch pháp, tinh tấn, hỉ, khinh an, niệm, huệ, xã) Bốn, thanh tịnh giới. Giới vô lậu có thể xa lìa phiền não nhiễm ô, nên gọi là thanh tịnh giới. (vô lậu giới là giới của Thinh văn, Duyên giác phát sinh ra từ vô lậu đạo phẩm). Tam Tạng Pháp Số 290 TỨ NHẪN 四忍 (Hoa nghiêm Tuỳ sớ diễn nghĩa sao) Nhẫn là chịu được cũng gọi là chịu nhịn. Kinh Tư ích nói: Phạm Thiên và Bồ tát có bốn pháp nhẫn khéo ra khỏi tội lỗi do phạm cấm giới. Một, Đắc vô sanh nhẫn. Tất cả pháp, tự tánh của nó vốn vắng lặng, xưa nay không hề sanh, Bồ tát chứng biết pháp này nên có thể vượt thoát tội lỗi do phạm cấm giới. Đó là đắc vô sanh nhẫn. Hai, Đắc vô diệt nhẫn. Tất cả các pháp từ xưa không sanh, thì nay cũng không diệt. Bồ tát chứng biết pháp này, nên có thể vượt ra ngoài tội phạm giới cấm. Đó là đắc vô diệt nhẫn. Ba, Đắc nhân duyên nhẫn. Sáu căn là nhân, sáu trần là duyên. Bồ tát biết rõ tất cả pháp đều từ nhân duyên hoà hợp mà sanh ra, vốn không có tự tánh, nên có thể vượt ra ngoài tội phạm giới cấm. Đó là đắc nhân duyên nhẫn. Bốn, Đắc vô trú nhẫn. Trú tức là dừng lại. Tâm Bồ tát không vướng mắc và không có những niệm khác nhau tương tục, nên có thể vượt ra ngoài tội phạm giới cấm. Đó là đắc vô trú nhẫn. TỨ CHỦNG ĐỊNH HỌC 四種定学 (Thành duy thức luận) Một, Đại thừa quang minh định. Trí tuệ phát ra từ định này, có thể soi rõ lý, giáo, hạnh, quả của pháp Đại thừa, nên gọi là Đại thừa quang minh định. (Giáo là lời Phật dạy, Lý là nội dung chứa trong kinh; Hạnh là thực hành lời Phật dạy, Quả là kết quả sau khi thực hành giáo lý). Hai, Tập phước vương định. Định tự tại này, có thể tu tập phước đức vô biên như thế lực của vua, không có gì so sánh được, nên gọi là tập phước vương định. Ba, Hiền thủ định. Định này có thể gìn giữ các pháp hiền thiện thế gian và xuất thế gian, nên gọi là hiền thủ định. Bốn, Kiện hành định. Phật và Bồ tát dùng sức tinh tấn lớn nhất, tu hành các hạnh nhiệm mầu, nên chứng được định này, nên gọi là kiện hành định. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sat 12 Dec 2015, 13:23 | |
| Tam Tạng Pháp Số 290 TỨ NHẪN 四忍 (Hoa nghiêm Tuỳ sớ diễn nghĩa sao) Nhẫn là chịu được cũng gọi là chịu nhịn. Kinh Tư ích nói: Phạm Thiên và Bồ tát có bốn pháp nhẫn khéo ra khỏi tội lỗi do phạm cấm giới. Một, Đắc vô sanh nhẫn. Tất cả pháp, tự tánh của nó vốn vắng lặng, xưa nay không hề sanh, Bồ tát chứng biết pháp này nên có thể vượt thoát tội lỗi do phạm cấm giới. Đó là đắc vô sanh nhẫn. Hai, Đắc vô diệt nhẫn. Tất cả các pháp từ xưa không sanh, thì nay cũng không diệt. Bồ tát chứng biết pháp này, nên có thể vượt ra ngoài tội phạm giới cấm. Đó là đắc vô diệt nhẫn. Ba, Đắc nhân duyên nhẫn. Sáu căn là nhân, sáu trần là duyên. Bồ tát biết rõ tất cả pháp đều từ nhân duyên hoà hợp mà sanh ra, vốn không có tự tánh, nên có thể vượt ra ngoài tội phạm giới cấm. Đó là đắc nhân duyên nhẫn. Bốn, Đắc vô trú nhẫn. Trú tức là dừng lại. Tâm Bồ tát không vướng mắc và không có những niệm khác nhau tương tục, nên có thể vượt ra ngoài tội phạm giới cấm. Đó là đắc vô trú nhẫn. TỨ CHỦNG ĐỊNH HỌC 四種定学 (Thành duy thức luận) Một, Đại thừa quang minh định. Trí tuệ phát ra từ định này, có thể soi rõ lý, giáo, hạnh, quả của pháp Đại thừa, nên gọi là Đại thừa quang minh định. (Giáo là lời Phật dạy, Lý là nội dung chứa trong kinh; Hạnh là thực hành lời Phật dạy, Quả là kết quả sau khi thực hành giáo lý). Hai, Tập phước vương định. Định tự tại này, có thể tu tập phước đức vô biên như thế lực của vua, không có gì so sánh được, nên gọi là tập phước vương định. Ba, Hiền thủ định. Định này có thể gìn giữ các pháp hiền thiện thế gian và xuất thế gian, nên gọi là hiền thủ định. Bốn, Kiện hành định. Phật và Bồ tát dùng sức tinh tấn lớn nhất, tu hành các hạnh nhiệm mầu, nên chứng được định này, nên gọi là kiện hành định.
Được sửa bởi mytutru ngày Sat 12 Dec 2015, 13:26; sửa lần 1. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sat 12 Dec 2015, 13:24 | |
| Tam Tạng Pháp Số 291 TỨ KHÔNG XỨ ĐỊNH 四空處定 (Pháp giới thứ đệ) Bốn loại định này gọi chung là không xứ định. Vì thể của định không hình sắc, nên gọi là không, mỗi thứ đều nương vào cảnh chứng được, nên gọi là xứ; cảnh và pháp giữ tâm, tâm không tán loạn, nên gọi là định. Một, Không xứ định. Người tu hành chán ghét sắc thân, giống như lao ngục, tâm muốn xa lìa, nên tu quán trí, diệt trừ ba loại sắc, nên nhớ nghĩ đến các tướng, vào vô biên hư không xứ, tâm và hư không tương ứng, nên gọi là hư không định. (ba loại sắc là khả kiến hữu đối sắc như sắc trần: xanh, đỏ, tím, vàng…; bất khả kiến hữu đối sắc như tứ trần: thanh, hương, vị, xúc… ngũ căn: nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, ý; bất khả kiến vô đối sắc tức là vô biểu sắc). Hai, Thức xứ định. Người tu lại chán hư không vô biên, duyên nhiều thì phải tan, đối với định có thể phá hoại, liền bỏ hư không, tâm chuyển về duyên thức. Lúc này tâm và thức tương ứng, nên gọi là thức xứ định. Ba, Vô sở hữu xứ định. Người tu lại chán tâm thức vô biên, nhiều duyên thì tan, có thể hư hoại định, chỉ có vô tâm thức xứ, tâm không nương tựa vào đâu, nên gọi là an ổn. Đã biết như thế, liền bỏ thức xứ, cột tâm vào vô sở hữu xứ, tâm và pháp vô sở hữu tương ứng. Đó gọi là vô sở hữu xứ định. Bốn, Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ định. Trước là thức xứ tức có tưởng, vô sở hữu xứ tức vô tưởng. Đến đây bỏ có tưởng ở trước, gọi là chẳng có tưởng, bỏ không tưởng ở sau, gọi là chẳng phải không tưởng. Người tu lại chán định vô sở hữu xứ, giống như si mê, như say, như ngủ, như mờ ám, không thể có ái nhiễm, an vui. Vì vậy quyết tu tinh cần công đức, bỗng nhiên định chân thực phát sinh, không thấy có tướng mạo, hoàn toàn vắng bặt, thanh tịnh vô vi, đó gọi là phi hữu tưởng phi vô tưởng định. TỨ CHỦNG TƯ LƯƠNG 四種資糧 (Du già sư địa luận) Một, Phước đức tư lương. Do đời trước siêng năng tu hành các phước đức . Đó gọi là phước đức tư lương. Hai, Trí huệ tư lương. Do đời trước tu tập trí huệ, nên đời này thông tuệ, minh mẫn, hiểu rõ ý nghĩa các pháp. Đó gọi là trí huệ tư lương. Ba, tiên thế tư lương. Do đời trước chứa nhóm căn lành, nên đời này các căn đầy đủ, tiền của giàu có. Đó gọi là tiên thế tư lương. Bốn, Hiện pháp tư lương. Vì đời này có được pháp lành và căn lành thành thục, đầy đủ oai nghi, giới luật. Đó gọi là hiện pháp tư lương. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sat 12 Dec 2015, 13:28 | |
| Tam Tạng Pháp Số 292 TỨ CHỦNG Ý THÚ 四種意趣 (A tỳ đạt ma tạp tập luận) Một, Bình đẳng ý thú. Ý tức là tâm ý. Thú tức là hướng về. Từ trong nhân đời xưa, Bồ tát tu hạnh bình đẳng mà thành chánh giác. Đời này, xuất hiện dạy dỗ chúng sanh, so với đời xưa, không khác. Đó gọi là bình đẳng ý thú. Hai, Biệt thời ý thú. Đời này, chúng sanh tu tập nghiệp lành, cầu sanh về thế giới Cực lạc, khi chết vãng sanh về đó, không còn thối lui, bởi vì chủng tử của cái nhân hiện giờ làm nhân, đã thành thục vào thời gian khác (trước). Đó gọi là biệt thời ý thú. Ba, Biệt nghĩa ý thú. Tất cả pháp không có tự tánh, không thể chấp chặt vào văn cú và giữ chặt lấy ý nghĩa. Phải xa lìa tướng văn tự để mong cầu ý vị nghĩa lý. Đó gọi là biệt nghĩa ý thú. Bốn, Chúng sanh ý nhạo ý thú. Bồ tát thấy chúng sanh tu được một việc lành thì khen ngợi, làm cho chúng thêm phấn chấn; thấy chúng sanh tham lam nhiều thì khen ngợi cõi Phật thanh tịnh tuyệt vời để trừ bớt lòng ham muốn của chúng; thấy chúng sanh lười biếng thì khen ngợi sự tinh tấn của chư Phật không thôi, để trừ bớt sự biếng nhác của chúng, và khiến cho sanh lòng chánh tín, ưa thích phát tâm hướng về Phật pháp. Đó gọi là chúng sanh ý nhạo ý thú. TỨ CHỦNG TÁC Ý 四種作意 (Du già sư địa luận) Một, Điều luyện tâm tác ý. Điều luyện là điều đình và luyện tập. Đối với pháp đã chán ghét, nên làm cho tâm chán ngán, xa lìa. Đó là điều luyện tâm tác ý. Hai, Tư nhuận tâm tác ý. Tư nhuận là sinh trưởng và thấm nhuần. Đối với các pháp đáng vui tươi thích thú làm cho sinh trưởng thấm nhuần và khiến tâm vui vẻ. Đó là tư nhuận tâm tác ý. Ba, Sinh khinh an tác ý. Khinh an là thân nhẹ nhàng, tâm an ổn. Đối với pháp đáng chán, khiến tâm chán ghét, xa lìa, đối với pháp đáng vui tươi, khiến tâm vui vẻ, an trú vắng lặng. Đối trị thân, tâm thô tháo, nặng nề, nên phát khởi thân, tâm nhẹ nhàng, an ổn. Đó là sinh khinh an tác ý. Bốn, Tịnh trí kiến tác ý. Tịnh trí tức là trí huệ thanh tịnh. Dùng trí huệ này chiếu soi các pháp đều không, thì nội tâm liền được vắng lặng. Do được sự vắng lặng này, thấy được lý chân thật. Đó là tịnh trí kiến tác ý. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sat 12 Dec 2015, 13:30 | |
| Tam Tạng Pháp Số 293 TỨ CHỦNG NIỆM PHẬT 四種念佛 (Phổ hiền hạnh nguyện ký) Một, Xưng danh niệm Phật. Gọi danh hiệu Phật A di đà, nhất tâm suốt ngày đêm, hoặc 1000 biến, cho đến 10.000 biến. Cứ như thế trải qua năm tháng, niệm niệm tương tục, nhất tâm chuyên chú, thì đến khi chết, nhất định thấy được Phật A di đà hiện thân tiếp đón về nước Cực lạc. (Tiếng Phạn là A di đà, tiếng Hoa là Vô lượng thọ). Hai, Quán tượng niệm Phật. Quán hình tượng đẹp đẽ của Phật A di đà. Miệng gọi tên Phật thì tâm không tán loạn. Vì tâm không tán loạn, thì Phật từ bổn tánh hiển hiện ra. Như thế cứ niệm niệm liên tục, chuyên chú nhất tâm, cho đến lúc chết, chắc chắn thấy Phật A di đà hiện thân tiếp đón, quyết định được vãng sanh về thế giới cực lạc. Ba, Quán tưởng niệm Phật. Ngồi ngay thẳng, tâm chánh niệm, mặt xoay về hướng tây, tâm thành quán sát, hoặc tướng lông trắng giữa hai chân mày của Phật A di đà, cho đến tướng bánh xe có ngàn căm ở dưới lòng bàn chân. Cứ quán tưởng như vậy từ trên xuống dưới và ngược lại, cho đến khi thuần thục thì chánh định xuất hiện. Lúc chết, chắc chắn được vãng sanh về thế giới cực lạc. Bốn, Thật tướng niệm Phật. Niệm thân pháp tánh của Phật A di đà, thì chứng được lý thật tướng, không hình không tướng giống như hư không, tâm và chúng sanh xưa này bình đẳng. Cứ niệm như thế, thì đó là chân niệm, niệm niệm tương tục, chánh định hiện tiền, chắc chắn vãng sanh về thế giới cực lạc. TỨ CHỦNG BẠCH PHÁP 四種白法 (Thắng tư duy Phạm thiên sở vấn kinh luận) Người tu hạnh Bồ tát, phải tu tập tất cả pháp thiện bạch tịnh, xa lìa các pháp ác đen tối của bốn đường dữ. Một, Dục bạch pháp. Người tu hạnh Bồ tát, nghe chánh pháp của Phật, nghĩa lý sâu xa, lòng sanh ước muốn an vui không dừng, nên gọi là dục bạch pháp. Hai, Hạnh bạch pháp. Người tu hạnh Bồ tát, siêng tu tập lục độ, chỉ vì lợi ích cho chúng sanh ở thế gian, mà không cầu quả báo cho mình, nên gọi là hạnh bạch pháp. Ba, Mãn túc công đức bạch pháp. Người tu hạnh Bồ tát, siêng năng dũng mãnh, tu đầy đủ các hạnh để công đức đầy đủ, nên gọi là mảng túc công đức bạch pháp. Bốn, Chứng bạch pháp. Người tu Bồ tát hạnh, hạnh trong sạch đã thành tựu, công đức đã tròn đầy, chứng được quả Phật, nên gọi là chứng bạch pháp. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sat 12 Dec 2015, 13:31 | |
| Lê Hồng Sơn dịch 294 TỨ CHỦNG PHÁP VI THIỆN HỮU 四種法為善友 (Đại bửu tích chánh pháp kinh) Một, Cầu Bồ đề giả. Trong chúng sanh, nếu có người phát tâm ưa cầu đạo Bồ đề, thì đó là bạn lành của Bồ tát. Hai, Tác đại pháp sư. Người hiểu thấu diệu nghĩa của chánh pháp thì làm một vị pháp sư lớn, vì chúng sanh mà nói pháp mầu. Nhờ hạnh chánh đáng này, khiến cho chúng sanh tiến tu. Đó là bạn lành của Bồ tát. Ba, Văn tư tu huệ. Người dùng ba huệ văn, tư, tu, thúc đẩy siêng năng làm cho tất cả căn lành phát sanh. Đó gọi là bạn lành của Bồ tát. Bốn, cầu Phật pháp giả. Người tu tập phạm hạnh, chỉ cầu pháp của Phật, thì có thể lìa xa phiền não, ra khỏi thế gian. Đó là bạn lành của Bồ tát. TỨ PHÁP LY MA ĐẠO 四法離魔道 (Đại bảo tích chánh pháp kinh) Một, Bất ly Bồ đề tâm. Bồ tát tu tập các hạnh lành, thường muốn cứu độ tất cả chúng sanh, mà không xa lìa tâm Bồ đề, vì vậy xa lìa con đường của tà ma. Hai, Vô não hại tâm. Bồ tát tu tập các hạnh từ thiện, đối với tất cả chúng, luôn nuôi lòng thương xót, không sanh tâm làm phiền muộn và tổn hại chúng, vì vậy xa lìa con đường của tà ma. Ba, Minh liễu chư pháp. Đối với tất cả pháp, Bồ tát dùng trí huệ soi xét, thấu triệt rõ ràng, ngay thẳng, không chướng ngại. Vì vậy xa lìa con đường tà ma. Bốn, Bất sanh khinh mạn. Bồ tát rõ thấu các pháp bình đẳng, đối với chúng sanh thường tu hạnh không xem thường và tâm không kiêu mạn. Vì vậy xa lìa con đường tà ma. TỨ SỰ TIÊN KHỔ HẬU LẠC 四事先苦後樂 (Tăng nhất A hàm kinh) Một, Tu tập phạm hạnh tiên khổ hậu lạc. Phạm là tịnh. Người không từ cực nhọc, tu tập tịnh hạnh. Tịnh hạnh đã vững vàng thì có thể chứng được đạo quả và được sự an lạc của Niết bàn. Vì vậy gọi là tu phạm hạnh trước khổ sau vui. Hai, Tụng tập kinh tiên khổ hậu lạc. Người không từ cực khổ, miệng tụng kinh, tâm thực tập theo nghĩa lý của kinh cho đến lúc thành thục, có thể như thuyết tu hành, chứng được đạo quả và được an vui của Niết bàn. Vì vậy gọi là đọc tụng, tu tập theo kinh điển của Phật thì trước khổ sau vui. Ba, Tọa thiền niệm định tiên khổ hậu lạc. Người không từ cực nhọc, toạ thiền, chánh niệm và chánh định. Do sức thiền định, tuần tự vào được Tam muội chứng được đạo quả và được niềm vui của Niết bàn. Vì vậy gọi là toạ thiền niệm định trước khổ sau vui. Bốn, Sổ xuất nhập tức tiên khổ hậu lạc. Người không từ cực nhọc, tu tập sổ tức, tự nhiên tán loạn không còn, tâm được vắng lặng, vững vàng nơi chánh lý, cùng với định tương ứng. Nhờ đây mà chứng được đạo quả và được an vui của Niết bàn.
Vì vậy gọi là tu tập sổ tức trước khổ sau vui. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sat 12 Dec 2015, 13:32 | |
| Tam Tạng Pháp Số 295 TỨ MA 四魔 (Du dà sư địa luận) Tiếng Phạn là Ma, gọi đủ là Ma la, tiếng Hoa là Năng đoạt mạng hoặc gọi là Sát giả. Nghĩa là hay cướp mạng sống trí huệ và giết hại các căn lành xuất thế. Một, Uẩn ma. Uẩn giống như tích tụ (tụ tập, chứa nhóm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức chứa nhóm mới thành quả khổ sống, chết. Pháp sanh tử này hay cướp mạng trí huệ, nên gọi là uẩn ma). Hai, Phiền não ma. Tất cả phiền não, vọng tưởng trong ba cõi, vì những thứ này mà người tu hành tâm thần bị não loạn, mê mờ, không thể thành tựu Bồ đề. Đó gọi là phiền não ma. Ba, Tử ma. Tử là tứ đại phân tán, là chết vậy. Vì chết sớm mà người tu hành không thể tiếp tục huệ mạng. Đó gọi là tử ma. Bốn, Thiên ma. Ma này ở tầng trời thứ sáu, cõi dục giới. Nếu có người siêng năng tu hành, muốn ra khỏi sống, chết ba cõi, thì thiên ma này gây ra chướng ngại, nổi lên bao nhiêu việc rối loạn, làm cho người tu hành không thể thành tựu căn lành xuất thế. Đó gọi là thiên ma. (Tầng trời thứ sáu cõi dục giới là trời Tha hoá tự tại) NGOẠI ĐẠO TỨ LUẬN 外道四論 (Du già sư địa luận) Một, Thường luận. Ngoại đạo cho rằng Ngã (cái ta) và các pháp thế gian đều thường còn, lại thấy các thức lưu chuyển liên tục, từ đời này sang đời khác, không hề dứt, nên phát khởi lên thường kiến. Đó gọi là thường luận. Hai, Biên vô biên luận. Ngoại đạo, nếu nhớ đến kiếp hoại, thấy thế gian tiêu tan, liền nghĩ rằng thế gian có giới hạn, nếu nhớ đến kiếp thành, thấy thế gian thành tựu, liền nghĩ rằng thế gian vô biên. Đó gọi là hữu biên, vô biên luận. Ba, Bất tử kiểu loạn luận. Ngoại đạo, nếu có người hỏi pháp thiện và bất thiện của thế gian, hoặc hỏi các pháp Tứ đế khổ, tập, diệt, đạo của thế gian, liền tự nói rằng ta dựa theo trời Tịnh thiên bất tử, không vặn hỏi lộn xộn, tức là đối với vấn nạn ấy đều cho là những lời nói lộn xộn (không đáng quan tâm). (Tịnh thiên tức là Phạm thiên. Ngoại đạo cho rằng Phạm thiên bất tử. Không vặn hỏi lộn xộn là Phạm thiên thường ở trong định, nên không có tạp loạn và biện giải vấn nạn). Bốn, Vô nhân kiến luận. Ngoại đạo cho rằng ngã (cái ta) và các pháp thế gian, đều không có nguyên nhân bắt đầu. Khi thấy gió lớn bỗng nỗi lên, trong một thời gian im lặng, ngừng thổi, hoặc khi thấy một con sông hung tợn, nước chảy lênh láng, trong một thời gian rồi rồi bỗng nhiên khô kiệt, hoặc thấy cây trái sum suê, tươi tốt, trong một thời gian rồi héo khô, rơi rụng. Vì lý do như vậy, mà cho là không có nguyên nhân và lập ra vô nhân luận. Đó gọi là vô nhân kiến luận. |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số | |
| |
| | | |
Trang 30 trong tổng số 40 trang | Chuyển đến trang : 1 ... 16 ... 29, 30, 31 ... 35 ... 40 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |