Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Mon 25 May 2015, 22:07 | |
| Tam Tạng Pháp Số 159 TAM THỪA QUÁN MÔN 三乘觀門 (Thiên Thai tứ giáo nghi lập chú). Một, Thinh văn quán khổ để vi sơ môn. Khổ tức là khổ sống, chết trong ba cõi. Đế là xem xét sự thật một cách kỹ lưỡng. Thinh văn biết quả khổ mà dứt trừ tập nhân, nếu chuộng sự vắng lặng mà tu đạo phẩm (37 phẩm trợ đạo). Quán sát thật kỹ năm ấm tạo thành cái thân sống, chết này, tức là gốc của các khổ. Vì vậy bước đầu tiên là quán sát khổ đế. Hai, Duyên giác quán tập đế vi sơ môn. Tập có nghĩa gom nhóm. Nguyên nhân là phiền não, chiêu tập quả khổ sanh tử. Bậc Duyên giác, ở trong 12 nhân duyên, bắt đầu từ vô minh quán sát. Vô minh thuộc tập đế, hiểu rõ quả khổ đúng là do tập nhân mà sanh ra. Vì vậy quán tập đế là bước mở đầu. Ba, Bồ tát quán đạo đế vi sơ môn. Đạo là lục độ, Bồ tát vì lợi tha, rộng thực hành lục độ để giáo hoá chúng sanh. Vì vậy quán đạo đế là bước đầu. TAM ĐIỀN DỤ TAM CHỦNG NHÂN 三田喻三種 人 (Niết bàn kinh). Đệ nhất điền Ruộng này có kênh rạch dẫn nước tiện lợi, không có cát, muối, gạch đá, gai gốc. Trồng một thu hoạch được 100. Dùng để dụ cho căn tánh lanh lợi của Bồ tát. Trí huệ sáng suốt, lợi ích cho chúng sanh, không bao giờ hết. Đó là ruộng số một. Đệ nhị điền. Ruộng này tuy không cát muối, gạch đá, gai gốc; kênh rạch dẫn nước vào khó khăn; thu hoạch mùa màng giảm đi một nữa; lấy để dụ căn tánh Thinh văn hơi chậm lụt, tuy chứng được vô lậu, chỉ để lợi mình, không thể độ sanh. Đó là ruộng số hai, (vô lậu là Thinh văn hoặc nghiệp đã dứt, không còn rơi vào sanh tử trong ba cõi). Đệ tam điền. Ruộng này tuy kênh rạch dẫn nước khó khăn, có nhiều cát muối, gạch đá, gai nhọn, trồng một được một, vì bị cỏ dại mọc đầy; lấy để dụ người xiển đề, không có tín tâm đối với Phật pháp. Đó là ruộng số ba (xiển đề, tiếng Phạn là Nhất xiển đề, tiếng Hoa là Tín bất cụ, tên của ngoại đạo).
TAM THẢO 三草 (Pháp hoa kinh văn cú). Thảo là dược thảo (cỏ thuốc). Dược thảo đã thấm nhuần mưa móc, đã sanh trưởng mà lại hay trị hết các thứ bệnh, hay thay đổi thân thể từ xấu đến tốt; dùng để thí dụ người tu năm thừa, đã nghe giáo lý pháp hoa, trí huệ vô lậu, liền được tăng trưởng, hay phá tan vô minh hoặc: mở ra tri kiến Phật; cho nên dùng ba loại cỏ thuốc để dụ cho năm thừa. (năm thừa là Bồ tát, Duyên giác, Thinh văn, Thiên, Nhân). Một, Tiểu thảo. Tiểu thảo dụ cho nhân, thiên thừa. Mưa pháp đã thấm thừa, tất cả đã được thấm nhuần, nhưng căn cơ của trời, người; gốc rễ nhỏ yếu nên chưa thu nhập được nhiều lợi ích, nên gọi là tiểu thảo. Hai, Trung thảo. Trung thảo dụ cho Thinh văn, Duyên giác. Người tu hai thừa này, thọ nhận mưa pháp của Phật, nhưng vì căn tánh Đại thừa mới vừa tăng trưởng. Nên gọi là trung thảo.
Ba, Thượng thảo. Thượng thảo dụ tam tạng Bồ tát. Những vị Bồ tát này thọ nhận mưa pháp của Phật, cây cối tốt tươi, sầm uất khắp nơi. Mình và người đều được nhiều lợi ích, nên gọi là thượng thảo. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Mon 25 May 2015, 22:18 | |
| Tam Tạng Pháp Số 160 TAM THÚ ĐỘ HÀ 三獸渡河 (Thiên Thai tứ giáo nghi và pháp hoa huyền nghĩa) Tam thú dụ cho Tam thừa. Sông dụ cho lý không. Với thông giáo: Thinh văn, Duyên giác, Bồ tát, đồng tu ra khỏi ba cõi, mong chứng lý không, nhưng căn cơ lớn, nhỏ; địa vị và tu tập có cạn, sâu khác nhau; giống như voi, ngựa, thỏ cùng qua sông, nhưng cạn, sâu không giống nhau; nên dùng ba điều này làm ví dụ. Một, Tượng độ hà. Voi qua sông là dụ cho bậc Bồ tát. Bồ tát tu lục độ vạn hạnh, lợi ích chúng sanh, dứt trừ kiến, tư hoặc và trừ bỏ hết tập khí, chứng được Bồ đề, như voi qua sông, đến bờ bên kia vậy. (Tập khí là thói quen của kiến, tư còn sót lại ,, sau khi đã diệt kiến, tư hoặc). Hai, Mã độ hà. Ngựa qua sông là dụ cho bậc Duyên giác. Tu 12 nhân, Duyên giác dứt kiến, tư hoặc, tuy đã dứt tập khí nhưng chưa hết hoàn toàn, để chứng được lý chân không; giống như ngựa qua sông, tuy không tận cùng mà cũng khó sâu thẳm. Ba, Thố độ hà. Thỏ qua sông là dụ cho bậc Thinh văn. Tu Tứ đế, Thinh văn đoạn trừ kiến, tư hoặc, chưa thể trừ tập khí và chỉ chứng được lý chân không, giống như thỏ qua sông, chỉ nổi trên mặt nước mà qua bên bờ kia, không thể sâu thẳm được. TÌ KHƯU TAM NGHĨA 比丘三義 (Đại trí độ luận). Tiếng Phạn là Tỳ kheo, tiếng Hoa là Trừ cẩn. Chúng sanh phước mỏng, từ đầu không có Phật pháp nuôi dưỡng, chịu quả báo nhiều đói khát, thiếu thốn. Người xuất gia, giới hạnh là phước điền tốt, trừ được nhân của quả đói khát, thiếu thốn, nên gọi là trừ cẩn (cận). Một, Phá ác. Tỳ kheo tu giới, định, huệ có thể phá trừ ác kiến, tư, nên gọi là phá ác. Hai, Bố ma. Tiếng Phạn gọi đủ là Ma la, Tiếng Hoa là Sát. Có nghĩa là hay giết huệ mạng của người. Tỳ kheo đã tu đạo, ma nói thầm với nhau rằng, không để người này ra khỏi ranh giới của ta, cũng chẳng thể thay đổi được nó, không phải là quyến thuộc của ta, ma rất sợ hãi, nên gọi là bố ma. Ba, Khất sĩ. Khất là cầu xin- sĩ là thanh nhã. Tỳ kheo thường cầu xin thức ăn, tự mình nuôi sống một cách trong sạch. Trên cầu Phật pháp để nuôi dưỡng trí huệ, dưới cầu thức ăn để nuôi dưỡng sắc thân; nên gọi là khất sĩ. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sun 06 Sep 2015, 13:41 | |
| Tam Tạng Pháp Số 161
TAM CHỦNG TĂNG 三種僧 (Niết bàn kinh) Một, Phạm giới tạp tăng. Những vị này tuy trì giới cấm, nhưng vì lợi dưỡng, cùng với kẻ phạm giới kết bè giúp đỡ cùng chung sự nghiệp, tiêm nhiễm nhiều thứ, cư trú không đúng nơi. Do đó mà đưa đến phá giới. Đó là phạm giới tạp tăng.
Hai, Ngu si tăng. Những vị này, tuy ở nơi thanh tịnh mà các căn không lanh lợi, ngu si, chậm chạp, không hiểu rõ kinh, luật, luận. Đối với các đệ tử hoặc phạm giới, cũng không thể dạy bảo, khiến cho sám hối được thanh tịnh. Đó là ngu si tăng. (Tiếng Phạn là A lan nhã, tiếng Hoa là Nhàn tịnh xứ).
Ba, Thanh tịnh tăng. Những vị này bổn tánh của họ thanh tịnh, nghiêm giữ giới luật, thông hiểu kinh, luận, không bị các ma làm trở ngại, lại hay khéo dạy dỗ và đem đến lợi ích cho tất cả chúng sanh, vì mọi người nói tướng khinh, trọng của giới, đáng được xưng tụng là bậc vô thượng đại sư hộ giới. Đó là thanh tịnh tăng. LUẬT SƯ TAM PHÁP 律師三法 (Phổ kiến tỳ bà sa luật) Một, Bổn tỳ ni tạng. Tiếng Phạn là Tỳ ni, tiếng Hoa là Luật. Luật sư thì ắt phải,trước nhất, đối với Tỳ ni phúng tụng cú nghĩa; luận bàn thông suốt; văn tự không quên. Sau đó, có thể trao truyền, dạy dỗ cho người khác. Như vậy mới đáng gọi là luật sư.
Hai, Kiên trì bất tạp. Để gọi là luật sư là phải nuôi lòng tàm quý để kiên trì giới luật. Đối với tạng luật phải có sớ giải ý nghĩa về văn cú, thì chắc chắn mới thông hiểu. Nếu có người hỏi thì lần lượt mà trả lời rành mạch. Như vậy mới đáng gọi là luật sư. Ba, Thọ trì bất vong. Để gọi là luật sư thì, đối tạng luật, phải được thầy truyền lại; phải biết thứ tự và lý do truyền thọ, giống như Phật đã truyền cho Ưu ba ly. Thứ lớp như thế, thầy này qua thầy khác truyền thừa cho đến bây giờ. Đứng về mặt danh tự, hoặc có thể biết rõ, hoặc có thể biết một, hai mà không được quên hết. Có được như vậy thì mới đáng gọi là luật sư. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sun 06 Sep 2015, 13:52 | |
| Tam Tạng Pháp Số 162 TAM VIÊN MÃN 三圓滿 (Du già sư địa luận). Một, Hạnh viên mãn. Lắng nghe chánh pháp, nương pháp tu hành, lại có thể vì người khác mà diễn thuyết chánh pháp. Hạnh lợi mình, lợi người đã xong. Đó là hạnh viên mãn. Hai, Quả viên mãn. Do tu hành thì có thể chứng được quả Niết bàn, thành tựu đầy đủ. Đó gọi là quả viên mãn. Ba, Sư viên mãn. Sư tức là thầy mình học đạo. Nhờ thầy đại diện cho Phật nói pháp dạy dỗ ta, lại còn hướng dẫn tu hành, khiến đến nơi thành công viên mãn. Đó là sư viên mãn. SA DI TAM DANH 沙弥三名 (phiên dịch danh nghĩa) Tiếng Phạn là Sa di, tiếng Hoa là Tức từ. Nghĩa là dứt ác, làm lành. Một, Khu ô Sa di. Tuổi còn nhỏ có thể làm công việc đuổi quạ, từ bảy tuổi đến 12, 13 tuổi đều là khu ô Sa di. Hai, Ứng pháp Sa di. Là người có thể giữ giáo pháp của người xuất gia, từ 14 tuổi đến 19 tuổi đều gọi là ứng pháp Sa di (Sa di nghe pháp). Ba, Danh tự Sa di. Người có thể ngưng làm các việc ác, siêng làm các việc lành, đều gọi là Sa di danh tự, từ 20 tuổi trở lên, đều gọi là danh tự Sa di. TAM CHỦNG THIÊN 三種天 (Niết bàn kinh) Thiên là thiên nhiên (vũ trụ) là tự nhiên (tự nó vốn như vậy). Mọi thứ tốt hơn, nên gọi là thiên. Một, Thế gian thiên. Các vị vua trong những nước lớn của tất cả mọi nơi trong mười phương thế giới. Những vị này, tuy ở cõi người mà hưởng thọ phước cõi trời. Đó là thế gian thiên. Hai, Sanh thiên. Tất cả chúng sanh tu nhân thập thiện, hưởng thọ quả báo ấy, hoặc sanh lên cõi trời dục giới, hoặc sanh lên cõi trời sắc giới, hoặc sanh lên cõi trời vô sắc giới. Đó là sanh thiên. Ba, Tịnh thiên. Thinh văn, Duyên giác dứt các phiền não, được thần thông lớn, biến hóa tự tại, trong sạch không nhiễm ô. Đó là Tịnh thiên. TAM GIỚI 三界(Hoa nghiêm khổng mục). Giới là hạn, là cách biệt. ba cõi có giới hạn riêng biệt không giống nhau, nên gọi là giới. Một, Dục giới. Dục có bốn thứ là: 1/ tình dục; 2/ Sắc dục; 3/ Thực dục; 4/ dâm dục. Thấp nhất là A tỳ địa ngục, cao nhất cõi trời thứ sáu Tha hoá; nam, nữ chung chạ nhau sanh nhiều đắm nhiễm, ham muốn; gọi là dục giới. (Tiếng Phạn la A tỳ, tiếng Hoa vô gián- cõi trời thứ sáu tha hoá: trời cõi này mượn bộ phận dục lạc của kẻ khác rồi hoá ra tự vui sướng lấy). Hai, Sắc giới. Sắc là sắc chất. Tuy lìa xa sắc xấu xa của dục giới, nên có được sắc trong sạch. Bắt đầu từ trời Phạm thiên sơ thiền đến cõi cuối cùng là trời A ca nhị tra (trời sắc cứu cánh). Sắc giới có 18 cõi trời và không có hình thể nữ giới, cũng không có ham muốn tham đắm, tất cả đều hoá sanh, vẫn còn sắc chất, nên gọi là sắc giới. (Tiếng Phạn là A ca nhị tra, tiếng hoa là Chất ngại cứu cánh, 18 cõi là trời Phạm chúng, trời Phạm Phụ, trời Đại Phạm, trời Thiểu quang, trời vô lượng quang, trời Quang âm; trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh, trời Vô vân; trời Phước sanh, trời Quảng quả, trời Vô tưởng, trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện kiến, trời Thiện hiện, trời Sắc cứu cánh).
Ba, Vô sắc giới. Chỉ có tâm thức không có sắc chất. Bắt đầu từ trời không xứ. Có tất cả bốn cõi, chỉ có bốn tâm. Thọ , tưởng, hành, thức mà không có hình chất, nên gọi là vô sắc giới.
(bốn cõi trời vô sắc là: không vô biên xứ thiên, thức vô biên xứ thiên, vô sở hữu xứ thiên, Phi phi tưởng xứ thiên). |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sun 06 Sep 2015, 13:57 | |
| Tam Tạng Pháp Số 163 TAM SỰ NHÂN THẮNG CHƯ THIÊN 三事人勝諸天 (Đại tỳ bà sa luận) Một, Năng dũng mãnh. Chư thiên ham mê dục lạc, không chịu tiến tu, còn người, tuy chưa thấy quả thường lạc, nhưng hay tu các khổ hạnh, siêng năng không lười biếng. Đó là sự dũng mãnh hơn chư thiên. Hai, Năng ức niệm. Chư thiên ham mê, dục lạc, trí huệ thường mờ tối, còn người thì hay nhớ những gì đã nói, đã làm xa xưa, rành mạch rõ ràng, chắc chắn, không quên mất. Đó là nhớ nghĩ hơn chư thiên. Ba, Năng phạm hạnh. Phạm là tịnh (trong sạch). Chư thiên ham mê dục lạc, không chịu tiến tu tịnh nghiệp, con người lúc mới phát tâm, hay trồng thiện căn thù thắng, thích giữ giới luật, cuộc sống trong sạch. Đó là hay làm hạnh lành hơn chư thiên. DIÊM PHÙ ĐỀ NHÂN TAM SỰ THẮNG DƯ TAM CHÂU 閻浮提人三事勝餘三州 (Trường A hàm kinh) Tiếng Phạn là Diêm phù đề, tiếng Hoa là Thắng kim châu, tức là Nam châu. ba châu là Đông phất vu đãi, Tây cù da ni, Bắc uất đơn việt. Một, Dũng mãnh cường ký. Người ở Nam châu, đối với giáo pháp hăng hái độc tụng nhớ, nghe rộng rãi, tâm không quên mất. ba châu kia còn lại, thì không như thế. Hai, Cần tu phạm hạnh. Người ở Nam Châu, đối với phạm hạnh trong sạch, thì hay siêng năng tu tập, đến lúc chứng đạo quả. ba châu còn lại thì không được như thế. Ba, Phật xuất kỳ độ. Châu Nam là nước trung tâm văn vật, tất cả thánh hiền đều xuất thế ở đó. Dân ở châu này dễ dạy bảo. Đó là lý do Phật giáng sang ở đây, ở đất nước này. ba Châu còn lại các bậc thánh ấy không thị hiện. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Tue 08 Sep 2015, 09:24 | |
| Tam Tạng Pháp Số 164 TAM CHỦNG NHÂN NAN BÁO 三種人難報 (Đại tỳ bà sa luận) Phật bảo Tỳ kheo, ta thấy có ba loại người, ở trong các loài hữu tình, thu thập được nhiều lợi ích, và ân đức của họ khó đền trả. Giả sử dùng y phục đến hết tuổi thọ của thân mạng này tốt nhất, thức ăn, nước uống hảo hạng, ngoạ cụ, thuốc thang thượng hạng đến những nhu cầu khác, để cúng dường các vị đó cũng không thể báo đền. Một, Linh xuất gia giả. Nếu có người vì ta mà nói pháp, khuyên bảo ta xuất gia, cạo tóc, nhuộm áo, dùng tâm chánh tín giữ gìn tịnh giới, cho đến khi thành tựu Bồ đề. Ân ấy khó đền trả. Hai, Linh tri tập pháp giả. Tập là chứa nhóm. Chúng sanh chứa nhóm phiền não hoặc nghiệp nên hay rước lấy bao nhiêu đau khổ sống chết. Nếu có người vì ta mà nói pháp, khiến cho biết được tai hoạ của phiền não mà diệt trừ nó đi. Ân ấy khó đền đáp. Ba, Linh đắc lậu tận giả. Chúng sanh sống chết, mê lầm vừa hết, không còn rơi vào ba cõi. Nếu có người vì ta mà nói pháp, khiến cho như pháp tu hành, phá trừ được phiền não, xa lìa khổ sanh tử và chứng được cái vui chân không Niết bàn. Ân ấy khó đền đáp THÁI TỬ TAM PHI 太子三妃 (Kinh Thuỵ ứng và Phiên dịch danh nghĩa) Kinh nói: Lúc Thái tử mười bảy tuổi, được dâng nộp ba cung phi để làm bạn học. Cung phi thứ nhất tên là Cù Di. Tiếng Phạn: Cù Di, tiếng Hoa: Minh nữ. Cha của nàng là thương gia Thuỷ Quang. Khi nàng được sanh ra, lúc mặt trời sắp lặn , mà ánh sáng còn sót lại chiếu sáng khắp nhà, nên đặt tên là Cù Di; cung phi thứ hai là Da Du. Tiếng Phạn: Da Du, tiếng Hoa: Hoa sắc, tức là mẹ của La hầu la, cha của nàng là trưởng giả Di Thí; cung phi thứ ba là Lộc Dã, cha của nàng là trưởng giả Thích. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Tue 08 Sep 2015, 09:31 | |
| Tam Tạng Pháp Số 165
TAM THIỆN TRI THỨC 三善知識 (chỉ quán) Tri thức là nghe tên kính đức, gọi là tri, thấy hình cung kính vâng lời, gọi là thức. Vì người tu hành muốn chứng được đạo quả, phải do bậc tri thức dạy bảo. Tri thức đồng hành thì sách tấn mình tiến lên đường đạo, tri thức ngoại hộ thì nuôi dưỡng mình. Cả ba đều đầy đủ thì mới có thể đi đến thành công, nên gọi là thiện tri thức . Một, Giáo thọ thiện tri thức. Tuyên truyền lời Phật dạy gọi là giáo, răn dạy ta gọi là thọ, tức là thầy giáo Thọ. Người thông thạo phương tiện trong ngoài, vượt qua những trở ngại và đều có thể quyết định mọi vấn đề. Đó gọi là giáo thọ thiện tri thức. Hai, Đồng hành thiện tri thức. Người tu quán hạnh, nhắc nhở lẫn nhau tiến lên trên đường học tập, đồng tâm quyết chí như cùng đi trên một con thuyền qua sông, nên gọi là đồng hành thiện tri thức. Ba, Ngoại hộ thiện tri thức. Hộ giống như giúp đỡ, lo lắng sắp đặt những điều cần thiết để giúp đỡ người tu hành, hoặc có người hà hiếp thì có thể chống trả lại dùm, nên gọi là ngoại hộ thiện tri thức . TAM TƯỚNG 三相 (Đại trí độ luận). Kinh Bát nhã nói: Bồ tát muốn thành vô thượng đạo nên khởi tâm bình đẳng. Đối với tất cả chúng sanh không thiên lệch, bè phái mà đều sanh tâm yêu thương như bà con, không sanh tâm ghét bỏ, cũng không sanh tâm bàng quan, nên gọi là tam tưởng. Một, oán tưởng. Oán tưởng là nếu có người muốn hại ta và hại anh, em, cha, mẹ ta, ta cũng sanh lòng thương yêu, thân thiết. Hai, Thân tưởng. Thân tưởng là đối với cha, mẹ, anh, em và thân thích bằng hữu, v.v… đều sanh lòng thân yêu, thương mến. Ba, Trung nhân tưởng. Trung nhân tưởng là đối với người không oán không thân, ta cũng có lòng thương yêu họ. TAM TƯ 三思(Hoa nghiêm kinh sớ sao) Một, Thẩm lự tư: Là khi ý trù tính so đo mà chưa thể hiện ra hành động , nên gọi là thẩm lự tư. Hai, Quyết định tư: Là ý đã quyết định và đã thể hiện ra hành động , nên gọi là quyết định tư. Ba, Động phát tư: Duy thức luận nói: suy tư của thân gọi là thân nghiệp, suy tư phát ra lời nói gọi là ngữ nghiệp. Đó gọi là động phát tư. TAM ÁC GIÁC 三惡覺 (Niết bàn Kinh và Tông cảnh lục) Giác là tri giác. Tông cảnh lục nói: Nếu chỉ tu sự định thì tu tập thế thiền. Tuy gọi là tu hành mà vẫn còn sanh ác giác nên không chế ngự được ý thức nên chưa dứt trừ được căn nguyên của nó. Kinh nói: tất cả phàm phu, tuy khéo bảo hộ thân tâm, vẫn còn sanh vào ba loại ác giác. Một, Dục giác. Dục túc là tham dục. Tất cả người phàm phu, không thấu rõ tai hoạ của năm trần mà theo cảnh thuận tình có vô số tham cầu mà sanh ra ác giác. Hai, Nhuế giác. Nhuế tức là oán giận. Tất cả người phàm phu, không thấu rõ tai hoạ của năm trần, nên đối với cảnh trái ý, nghịch tình có vô số giận tức mà sanh ra ác giác. Ba, Hại giác. Tất cả người phàm phu thường bị xâm hại bởi oán tặc của giác quán, nên gọi là hại giác. ( Giác quán: sơ tâm vướng vào duyên gọi là giác. Tế tâm phân biệt gọi là quán). |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Tue 08 Sep 2015, 16:24 | |
| Tam Tạng Pháp Số 166
Tam báo 三報 (Từ bi thuỷ sám).
Một, Hiện báo. Đời hiện tại làm ác thì thân hiện tại chịu quả báo ác. Đời hiện tại làm lành thì thân hiện tại hưởng quả báo lành. Đó là hiện báo. Hai, Sanh báo. Đời này làm ác, làm thiện thì đời sau sẽ nhận quả báo xấu , tốt. Đó gọi là sanh báo. Ba, Hậu báo. Hoặc sống trong vô lượng quá khứ, làm thiện, làm ác, ở trong đời sống này nhận quả báo thiện, ác, hoặc sống trong vô lượng vị lai nhận quả báo thiện, ác. Đó gọi là hậu báo. Tam nghiệp 三業 (Tích huyền ký) Một, Thân nghiệp. Thân nghiệp là nghiệp do thân làm ra, có thiện có ác. Nếu sát sanh, trộm cướp, tà dâm, tức là nghiệp ác của thân . Nếu không sát , không dâm, không đạo, tức là nghiệp lành của thân. Hai, Ngữ nghiệp. Ngữ nghiệp là nghiệp do miệng nói ra, có thiện, có ác. Nếu nói lời vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu, lưỡng thiệt là nghiệp ác khẩu. Nếu không nói theo bốn cách trên là khẩu thiện nghiệp. Ba, Ý nghiệp. Ý nghiệp là nghiệp do ý khởi lên, có thiện, có ác. Nếu tham dục, sân nhuế, tà kiến là nghiệp ác của ý; ngược lại là nghiệp thiện của ý. Tam phước điền. 三福田 (Ưu bà tắc giới kinh). Một, Báo ân phước điền. Ân nuôi dưỡng của cha mẹ, ân dạy dỗ của sư trưởng, nếu có thể cúng dường, cung kính không chỉ báo đáp được các ân ấy mà còn được phước. Đó là báo ân phước điền. Hai, Công đức phước điền. Nếu có thể cung kính, cúng dường Tam bảo Phật, Pháp, Tăng không những thành tựu vô lượng công đức mà còn được phước. Đó là công đức phước điền. Ba, Bần cùng phước điền. Nếu thấy người khổ sở, bần cùng nên khởi tâm thương xót, dùng tiền của ta có được đem bố thí cho họ, tuy không mong báo đền mà tự nhiên cũng được phước. Đó là bần cùng phước điền. Tam phước nghiệp 三福業(Kinh Tăng nhất a hàm). Một, Thí phước nghiệp. Người tu hành, nếu gặp người bần cùng đến xin nên đem cho họ thức ăn, quần áo, thuốc men theo nhu cầu của họ. Nhờ bố thí mà được phước, đó gọi là thí phước nghiệp. Hai, Bình đẳng phước nghiệp. Người tu hành có khả năng giữ gìn giới luật, không sanh tâm ác, phạm hạnh nghiêm túc, nói năng hoà nhã. Bằng tâm từ bi che chở, thương yêu cho tất cả loài hữu tình, khiến chúng được an vui, yên ổn. Bằng tâm bình đẳng mà đem lại phước đức, đó là bình đẳng phước nghiệp. Ba, Tư duy phước nghiệp. Người tu hành bằng trí huệ quán sát, biết rõ pháp yếu, xa lìa tâm tạp nhiểm trần duyên của thế gian. Bằng tư duy này, là phước nghiệp lành ra khỏi thế gian, đó là tư duy phước nghiệp. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Tue 08 Sep 2015, 16:32 | |
| Tam Tạng Pháp Số 167 TAM CÚNG DƯỜNG 三供養 (Phổ Hiền hạnh nguyện sớ). Một, Tài cúng dường. Lấy của báu ở thế gian và lấy những phẩm vật tốt nhất cúng dường chư Phật, Bồ tát. Đó là tài cúng dường. Hai, Pháp cúng dường. Dựa vào giáo pháp Phật nói ra tu tất cả hạnh, cho đến không buông bỏ việc làm của Bồ tát, không xa lìa tâm Bồ đề. Đó là lấy pháp cúng dường chư Phật và Bồ tát, nên gọi là pháp cúng dường. Ba, Quán hạnh cúng dường. Dựa vào diệu quán trung đạo, quán sát tâm trong một niệm, có đầy đủ pháp của ba đế, không hề thiếu sót. Chúng sanh và chư Phật bình đẳng không hai. Phiền não và sanh tử tức là Bồ đề, Niết bàn. Từng niệm quán sát như vậy, ấy là cúng dường chư Phật , Bồ tát. Đó là quán hạnh cúng dường.(Tan đế là chân đế, tục đế và trung đế). Tam ưng cúng dường 三應供養(Tăng nhất A hàm kinh). Một, Như Lai sở ưng cúng dường. Như Lai xuất hiện ở thế gian là muốn đem lại lợi lạc cho tất cả chúng sanh, là bậc tối tôn, tối thượng ở trong trời, người. Những kẻ không hàng phục được, Ngài đã hàng phục rồi. Những kẻ không ai cứu giúp, Ngài đã cứu giúp rồi. Những kẻ được độ thoát khổ đau, Ngài đã độ thoát rồi. Vì nhân duyên ấy, tất cả trời, người nên phải cúng dường. Hai, A la hán sở ưng cúng dường. Tiếng Phạn là A la hán, tiếng Hoa là Vô học. Vì A la hán đã hết sanh tử, phạm hạnh đã hoàn tất, mà còn có thể đem lợi ích cho loài hữu tình, là mộng phước của người đời. Vì nhân duyên ấy, tất cả trời, người đều nên cúng dường. Ba, Chuyển luân thánh vương sở ưng cúng dường. Chuyển luân thánh vương luôn dùng chánh pháp để cai trị thiên hạ, khiến cho nhân dân không sát sanh, không trộm cướp, không có các lỗi lầm, đều hưởng được ân đức theo nhu cầu của từng người. Vì nhân duyên này, tất cả người dân đều nên cúng dường. TAM NGHIỆP 三業 (Tích huyền ký).
Một, Thân nghiệp. Thân nghiệp là những gì mà thân làm ra; có lành, có dữ. Nếu sát sanh, trộm cắp, tà dâm là nghiệp ác của thân. Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm là nghiệp lành của thân. Hai, Ngữ nghiệp. Ngữ nghiệp là những gì, mà miệng nói ra, có lành, có dữ. Lời dối trá, lời thêu dệt; lời ác độc; hai lưỡi. Đó là nghiệp ác của miệng. Nói ngược lại là nghiệp thiện của miệng. Ba, Ý nghiệp. Ý nghiệp la những gì từ ý móng lên, có thiện, có ác. Nếu ý móng lên tham muốn, sân hận, tà kiến, đó là nghiệp ác của ý. Nếu ngược lại là nghiệp lành của ý. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Tue 08 Sep 2015, 16:37 | |
| Tam Tạng Pháp Số 168 TAM PHƯỚC ĐIỀN 三福田 (Ưu bà tắc giới kinh) Một, Báo ân phước điền. Ân cha mẹ nuôi dưỡng. Ân thầy tổ dạy bảo. Nếu hay cúng dường, cung kính, không những báo đền những công ân ấy, lại còn được phước. Đó là báo ân phước điền. Hai, Công đức phước điền. Nếu hay cung kính, cúng dường ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng, chẳng những thành tựu công đức vô lượng mà còn được nhiều phước báo. Đó là công đức phước điền. Ba, Bần cùng phước điền. Nếu thấy người nghèo nàn, khốn khổ, mở lòng thương xót, dùng những gì mình nuôi sống để cung cấp cho họ. Tuy không cầu báo đáp, nhưng cũng được phước. Đó là bần cùng phước điền. TAM PHƯỚC NGHIỆP 三福業 (Tăng nhất A hàm) Một, Thí phước nghiệp. Người tu hành, nếu gặp người nghèo khổ đến xin ăn thì có cơm cho cơm, có áo cho áo, cho đến toạ cụ, thuốc thang, tuỳ theo ý muốn của họ đều đem san sẻ. Nhờ đó được phước. Đó là thí phước nghiệp. Hai, Bình đẳng phước nghiệp. Người tu hành, hay giữ gìn giới luật, không nổi lên lòng ác, phạm hạnh đoan nghiêm, yêu thương che chở cho tất cả chúng sanh, khiến cho được an ổn. Dùng tâm bình đẳng nên có thể đem lại phước đức cho mình. Đó là bình đẳng phước nghiệp. Ba, Tư duy phước nghiệp. Người tu hành, dùng trí huệ quan sát, hiểu rõ những pháp quan yếu, xa lìa tư tưởng trần duyên tạp loạn của thế gian. Bằng tư duy này, làm nên nghiệp phước thiện xuất thế. Đó là tư duy phước nghiệp. TAM CÚNG DƯỜNG 三供養 (Phổ hiền hạnh nguyện sớ) Một, Tài cúng dường. Dùng của báu ở thế gian và vô vàn phẩm vật tốt đẹp nhất cúng dường đầy đủ chư Phật, Bồ tát. Đó là tài cúng dường. Hai, Pháp cúng dường. Nương theo giáo pháp Phật nói, tu tập các hạnh, cho đến không rời hạnh nghiệp Bồ tát, không xa lìa tâm Bồ đề. Đó là dùng pháp cúng dường chư Phật, Bồ tát. Đó là pháp cúng dường. Ba, Quán hạnh cúng dường. Nương theo trung đạo diệu quán mà quán sát ở một niệm của tâm có đầy đủ pháp của tam đế; không hề thiếu sót. Chúng sanh, chư Phật bình đẳng không có hai, Phiền não, sanh tử tức là Bồ đề, Niết bàn. Quán sát từng niệm từng niệm, đó là cúng dường chư Phật, Bồ tát. Đó là quán hạnh cúng dường. |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số | |
| |
| | | |
Trang 17 trong tổng số 40 trang | Chuyển đến trang : 1 ... 10 ... 16, 17, 18 ... 28 ... 40 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |