Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Tam Tạng Pháp Số

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 11 ... 18, 19, 20 ... 29 ... 40  Next
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 19 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 19 I_icon13Wed 09 Sep 2015, 21:02

Tam Tạng Pháp Số 179
 
TAM LẠC
三樂 (Đại bảo tích kinh).
 
Một, Thiên lạc. Thiên là thiên nhiên, là tự nhiên là nơi an vui thù thắng, là nơi thân thể đẹp đẽ nhất, nên gọi là trời (thiên)
Hai, Thiền lạc. Người tu hành vào các thiền định, nhất tâm thanh tịnh, muôn mối lo nghĩ đều dứt hết, tự nhiên an vui trong cõi thiền, nên gọi là thiền lạc.
Ba, Niết bàn lạc. Tiếng Phạn là Niết bàn, tiếng Hoa là Diệt độ. Người tu hành đã lìa bỏ khổ sanh tử, chứng được sự an vui của Niết bàn. Kinh nói: sanh, diệt hết rồi; vắng lặng là an vui.
 
TAM NHÂN TAM QUẢ
三因三果 (Du già sư địa luận)
 
Một, Dị thục nhân dị thục quả. Đời sau mới chín (thục)nên giờ gọi là dị thục.
Đời này đã làm nhân thiện hay ác thì quả thiện, ác cảm thọ ở đời sau.
Vì vậy gọi là dị thục nhân dị thục quả
Hai, Phước nhân phước quả. Nhân bố thí, trì giới, nhẫn nhục, thì cảm nhận vô số sự nghiệp ở đời hiện và vị lai, đều là được quả tự tại. Đó gọi là phước nhân phước quả.
Ba, Trí nhân trí quả. Tu tập tất cả nhân trí huệ, có thể chứng Tam thừa và quả Phật. Đó gọi là trí nhân trí quả. (Tam thừa là Thinh văn, Duyên giác, Bồ tát).
 
LONG HỮU TAM HOẠN
龍有三患 (Chư kinh tập yếu).
 
Rồng là loài lớn nhất sống trong nước, có thể ẩn, có thể hiện, lúc lớn, lúc nhỏ; nhưng loại này có tai nạn.
Một, Nhiệt phong nhiệt sa hoạn. Tất cả loài Rồng, nếu gặp gió nóng, cát nóng phủ lên thân thì bị cháy da thịt cho đến xương cốt, chịu đau khổ vô cùng, nên gọi là tai nạn.
Hai, Ác phong bạo khởi hoạn. Tất cả loài Rồng, nếu gặp gió dữ thổi mạnh,vảy che thân của nó, tự nhiên, không còn; thân của Rồng hiện ra, chịu khổ não, nên gọi là tai nạn.
Ba, Úy kim xí điểu hoạn. Tất cả loài Rồng, đang lúc vui sướng, bị Kim xí vào Long cung, bất Rồng con mới sanh ăn mất, thì thật là sợ hãi, nên gọi là tai nạn.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 19 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 19 I_icon13Wed 09 Sep 2015, 21:06

Tam Tạng Pháp Số 180
 
TAM CHỦNG QUỈ THẦN MA
三種鬼神魔 (Thích thiền ba la mật thứ đệ pháp môn)
 
Ma có thể hiện các hình tướng khác nhau, làm não loạn người tu hành, làm chướng ngại ngăn che thiền định.
Nếu không khéo phân biệt trước trừ khử nó đi thì để cho ma được phần thuận lợi, làm cho thân tâm lo sợ có hại đến siêng năng và đạo nghiệp khó thành.
Một, Tinh mị quỉ. Tinh thần thay đổi, chán ghét lừa dối với người.
Trong 12 giờ, thì tý ( từ 23 giờ hôm trước đến một giờ hôm sau), sửu
(từ một giờ đến ba giờ đêm) thì các con thú hay hiện nhiều hình tướng, hoặc trẻ nam trẻ gái hay ông già và nhiều hình tướng đáng sợ, não loạn người tu hành.
Mỗi con theo đúng giờ của nó thì đến; phải khéo phân biệt nhận thức rõ ràng.
Nếu phần nhiều đến giờ mão (từ năm giờ đến bảy giờ) thì đến thì chắc là loài chồn, loài thỏ. Gọi đúng tên nó thì tinh mị tức thì tan biến. Loài đến những giờ còn lại đều có thể biết được. Gọi tên của nó ra thì liền tiêu mất

Hai, Đôi dịch quỉ. Đôi dịch là ác quỉ dạ xoa. Ma ha chỉ quán nói: Vào thời mạt pháp của Phật Câu na hàm có một vị Tỳ kheo thích quấy rối chúng tăng, bị đuổi ra khỏi chúng, bèn phát lời thề ác rằng thường làm cho người toạ thiền bứt rứt, phiền muộn.
Loại quỉ này cũng hay hiện ra nhiều hình tướng khác nhau, hoặc hiện ra côn trùng bám vào người, cắn đốt trên đầu, mặt; hoặc ôm giữ người lại; hoặc nhái lại lời nói với âm thanh rất to và biến ra các hình thù thú vật đến để não loạn người tu hành. 
Người tu hành phải nhận biết ngay và nhất tâm nhắm mắt, thầm mắng nó rằng: nay ta biết ngươi rồi, người là kẻ ở trong Diêm phù đề, ăn lửa, ngửi hương các thứ, ưa phá giới.
Ta, nay, giữ giới, không hề sợ người và tụng giới luật để trừ nó đi.
Quỉ ấy liền bỏ đi, không còn quấy rối ta nữa. (Tiếng Phạn là Dạ xoa, tiếng Hoa là Dũng Kiện.
Tiếng Phạn là ma ha, tiếng Hoa là lớn. Tiếng Phạn là Câu na hàm, nói đủ là Câu na hàm mâu ni, tiếng Hoa là Kim tịch. Tiếng Phạn là Tỳ kheo, tiếng Hoa là Khất sĩ. Tiếng Phạn là Diêm phù đề, tiếng Hoa là Thắng kim châu)

Ba, Ma la quỷ. Tiếng Phạn là Ma la, tiếng Hoa là Năng đoạt mạng, vì có thể cướp mất trí huệ mạng của người tu hành. Loài quỷ này hay biến ra ba loại hình tướng, quấy rối người tu: một.
Hiện ra những tướng trái với lòng ưa thích, như sắc xấu, tiếng ác.v.v…năm trần đáng sợ, cho đến hiện ra cọp, sói, sư tử, la sát v.v…; hai.
Hiện ra những tướng hợp lòng, thích ý, như gái đẹp, tiếng dịu dàng năm trần đáng yêu , cho đến hiện ra hình tướng của cha mẹ v.v…; ba. Hiện ra những tướng không ghét, không ưa, như hình tướng của năm trần bình thường. 
Dùng ba việc trên, hoặc làm cho sợ sệt, hoặc làm cho đắm nhiễm, đều hay làm rối loạn tâm của người tu hành, và khiến cho thiền định không thể phát triển được.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 19 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 19 I_icon13Mon 12 Oct 2015, 17:14

Tam Tạng Pháp Số 181

NGẠ QUỶ TAM CHƯỚNG
餓鬼三障 (Du già sư địa luận)
 
Một, Ngoại chướng. Loại ngạ quỉ này thường chịu đói khát, da thịt máu huyết đều khô đét, đầu tóc rối bù, mặt mũi đen đúa, miệng môi nứt nẻ, thường dùng lưỡi liếm miệng, mặt; lo lắng, sợ hãi chạy khắp mọi nơi kiếm ăn; đến được nơi có suối, hồ thì nước liền biến thành máu mủ, không thể nào uống được. Những quỷ như thế, do chướng ngại bên ngoài mà không ăn uống được. Đó gọi là ngoại chướng,
Hai, Nội chướng. Loại ngạ quỉ này thì cuống họng nhỏ như cây kim, miệng giống như lửa đốt, bụng nó rất lớn. Vì lý do này, nếu được ăn uống, không thể nào ăn uống cho được.
Những loại quỷ như thế, do chướng ngại ăn, uống từ bên trong; nên gọi là nội chướng.
Ba, Vô chướng. Loại ngạ quỉ này có tên là mãnh diệm man, tuy ăn, uống không bị chướng ngại, nhưng tuỳ vật được ăn, uống đều bị lửa đốt cháy biến thành than đỏ.
Vì lý do này, đói khát rất khổ. Đó gọi là vô chướng. 
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 19 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 19 I_icon13Mon 12 Oct 2015, 17:19

Tam Tạng Pháp Số 182
 
TAM ÁC ĐẠO
(Thiên thai tứ giáo nghi tập chú).
 
Đạo có nghĩa là thông suốt. Tất cả chúng sanh tạo nghiệp ác nên sanh vào chốn này; vì vậy gọi là ác đạo (đường ác)
Một, địa ngục đạo. Nơi này ở dưới địa cầu, ở giữa núi thiết vi; có tám ngục nóng và tám ngục lạnh. Chúng sanh tạo ra những ác nghiệp rất nặng, đoạ vào đường này, nên gọi là địa ngục đạo.
(tám địa ngục lạnh là Át phù đà; Nê lại phù đà; A trá trá; A ba ba; Âu hầu; Uất ba la; ba đầu ma; Phần đà lị. tám địa ngục nóng là tưởng ngục; hắc thằng; đôi áp; khiếu hoán; đại khiếu hoán; thiêu chích; đại thiêu chá; vô gián).
Hai, Ngạ quỉ đạo. Có ba loại:
1/ tội nghiệp rất nặng, nhiều kiếp không nghe tên nước uống;
2/ chỉ tìm tòi những thứ ô uế như nước tắm giặt, máu mũ, cứt đái của người đời để sống;
3/ thỉnh thoảng được ăn no một bữa thì liền gây ra những ác nghiệp cho chúng sanh. Do keo kiết, tham lam nên sanh vào đường này.
Vì vậy gọi là ngạ quỷ đạo.
Ba, Súc sanh đạo. Mang lông, đội sừng, vảy móng, lông lá, bốn chân, nhiều chân, có chân, không chân, đi lại dưới nước, trên đất, trong không trung v.v… ấy là do ngu si, tạo tác ác nghiệp của chúng sanh, nên sanh vào đường này.
Vì vậy gọi là súc sanh đạo.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 19 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 19 I_icon13Mon 12 Oct 2015, 17:23

Tam Tạng Pháp Số 183
 
TAM ĐỒ ĐỐI TAM ĐỘC
三涂對三毒 (Từ bi thuỷ sám)
 
Một, Hoả đồ đối sân phẫn. Hoả đồ là địa ngục.
Đó là nơi chúng sanh chịu khổ, thường là sự thiêu đốt, khổ sở, bức bách của vạc dầu sôi, lò than nóng, v.v…, nên kinh Tứ giải thoát gọi là tam đồ.
Vì tâm chúng sanh không từ bi, thường ôm lòng sân hận, đến nỗi cảm thọ quả báo như vậy. Vì vậy gọi là hoả đồ đối sân phẫn.
Hai, Đao đồ đối xan tham. Đao đồ là ngạ quỉ đạo. Là nơi chúng sanh chịu khổ sở bằng dao, gậy, nên kinh tứ Giải thoát gọi là đao đồ, vì do chúng sanh không có tâm bố thí, thường ôm lòng keo kiệt, tham lam, đến nỗi cảm thọ quả báo này; nên gọi là đao đồ đối xan tham.
Ba, Huyết đồ đối ngu si. Huyết đồ là súc sanh đạo.
Nơi ấy chúng sanh chịu khổ, kẻ mạnh hiếp kẻ yếu, ăn nuốt lẫn nhau, uống máu ăn thịt, nên kinh tứ Giải thoát gọi là huyết đồ.
Vì chúng sanh không có trí huệ, ngu si không hiểu biết gì, đến nỗi cảm thọ quả báo này, nên gọi là huyết đồ đối ngu si.
 
TAM CHỦNG ÁC
三種 (Thành thật luận)
 
Một, Ác. Ác nghĩa là trái với đạo lý. 
Sát sanh, trộm cắp,v.v… đều là những việc làm trái với đạo lý, nên gọi là ác.
Hai, Đại ác. Tự mình giết hại, lại còn bảo người giết hại, tự mình keo kiệt, lại còn bảo người keo kiệt; đó là đại ác.
Ba, Ác trong ác. Tự mình bỏn xẻn Phật pháp lại dạy cho người bỏn xẻn Phật pháp.
Do một người bỏn xẻn Phật pháp thì khiến có nhiều người đọa vào đường ác, cũng là cách đoạn diệt Phật pháp, nên gọi là ác trong ác.
 
TAM VÔ MINH
三無明 (Phật thuyết quyết định nghĩa kinh).
 
Một, Si vô minh. Người ngu si, tối tăm, chậm chạp, không hiểu việc gì, còn đối với chánh pháp không sanh lòng tin tưởng. Chỉ theo tà sư, tà giáo; chấp chặc sai lầm kiến thức điên đão. Đó là si vô minh.
Hai, Mê vô minh. Người tối tăm không hiểu biết. Hoặc đối cảnh của năm trần không quán sát tai hại của nó, bèn khởi lòng tham nhiễm. 
Đó là mê vô minh.
Ba, Điên vô minh. Người không có một chút gì hiểu biết, đối với chánh pháp còn khởi lên tà kiến, điên đão; như thường cho là vô thường, lạc cho là phi lạc, v.v…. Đó là điên vô minh.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 19 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 19 I_icon13Mon 12 Oct 2015, 17:33

Tam Tạng Pháp Số 184
 
TAM TUỲ PHIỀN NÃO
三隨煩惱 (Hoa nghiêm kinh tuỳ sơ diễn nghĩa sao).
 
Các pháp hôn trầm, phiền não, loạn động, theo đuổi lâu dài không bỏ, nên gọi là tuỳ phiền não.
Một, Tiểu tuỳ phiền não. Mười thứ phẫn, hận, phú, não, tật, xan, cuống, siểm, hại, kiêu, khác nhau nhưng phát khởi theo từng bộ phận.Vì vậy gọi là tiểu tuỳ phiền não.
Hai, Trung tuỳ phiền não. Hai thứ vô tàm, vô quý cùng sanh một lượt; không phải mỗi thứ phát khởi riêng. 
Chung với phẫn, hận, phú, não v.v…. đã đề cập trước và chỉ cho các pháp bất thiện. Vì vậy gọi là trung tuỳ phiền não.
Ba, Đại tuỳ phiền não. Tám thứ trạo cử, hôn trầm, bất tín, giải đãi, phóng dật, tán loạn, bất chánh, thất niệm, vì cùng sanh một lượt, không thể gọi là ít; vì ô nhiễm đều hết, nên không gọi là trung. hai nghĩa khác nhau, nên gọi là đại tuỳ phiền não.
 
TAM ĐIÊN ĐẢO
三顚倒 (Tông cảnh lục).
 
Một, Tâm điên đảo. Tâm là căn và trần gặp nhau một niệm của tâm khởi lên. Như vậy tâm là nguồn gốc của bao nhiều sai lầm, khởi đầu của lầm lạc. Vì mê tự tánh thanh tịnh nên có vô vàn phân biệt, khởi lên các điên đảo. 
Nên gọi là tâm điên đảo.
Hai, Kiến điên đảo. Mắt là gốc của mọi cái thấy. 
Do không hiểu cảnh của ngoại trần đều là hư ảo, nên sanh chấp thủ sai lầm và khởi lên các điên đảo. Vì vậy gọi là kiến điên đảo.
Ba, Tưởng điên đảo. Tưởng tượng và giữ lấy cái tưởng của sáu trần, làm tổn hao căn lành, do đó sanh ra những tưởng tượng sai lầm và khởi lên các điên đảo. Đó gọi là tưởng điên đảo.
 
TAM ĐỘC
三毒 (Pháp giới thứ đệ).
 
Độc là độc hại. Tham, sân, si đều có thể phá hoại tâm lành xuất thế, nên gọi là độc.
Một, Tham độc. Là tâm dẫn đến lựa chọn, giữ lấy, gọi là tham.
Nếu dùng tâm mê muội đối với tất cả cảnh thuận lòng rồi giữ lấy không biết chán. Đó gọi là tham độc.
Hai, Sân độc. Tâm giận dữ, gọi là sân nếu dùng tâm mê muội đối với tất cả nghịch cảnh. Đó gọi là sân độc.
Ba, Si độc. Tâm mê mờ, lầm lạc, gọi là si. 
Nếu đối tất cả pháp sự, lý, không hề hiểu biết, giữ lấy sai lầm, điên đảo, rồi khởi lên những việc làm sai trái.
Đó là si độc.
 
TAM PHƯỢC
三縛 (Hoa nghiêm khổng mục).
 
Một, Tham phược. Tâm dẫn đến sự chọn lựa, nắm bắt gọi là tham. Chúng sanh đối với trần cảnh vừa ý, sanh tâm tham lam và chấp trước, khởi lên bao nhiêu hoặc nghiệp, nên bị cột chặt không thể thoát ra. Vì thế gọi là tham phược.
Hai, Sân phược. Tâm giận dữ gọi là sân. Chúng sanh đối với trần cảnh trái ý thì giận dữ phát sanh, nổi lên bao nhiêu hoặc nghiệp, nên bị cột chặt, không thể giải thoát. Vì vậy gọi là sân phược.
Ba, Si phược. Tâm mê mờ, lầm lạc gọi là si. Chúng sanh đối với sự, lý các pháp, không có chút hiểu biết, sanh ra các hiểu biết sai lầm, đưa đến hành động sai lầm rồi bị ràng buộc không ngừng. Vì vậy gọi là si phược.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 19 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 19 I_icon13Mon 12 Oct 2015, 17:43

Tam Tạng Pháp Số 185
 
TAM BỊNH DỤNG TAM DƯỢC
三病用三藥 (Niết bàn kinh).
 
Một, Tham bịnh. Tâm tham đắm, đối với tất cả cảnh vừa lòng, ham muốn không biết nhàm. Đó là tham bệnh.
Bệnh này dùng quán bất tịnh làm thuốc để trị liệu nó.
Phải quán thấy rằng thân mình và thân người đều hợp thành bởi những thứ nhơ nhớp, có gì để mà ham. Nếu bệnh này trừ hết thì tâm được thanh tịnh.
Hai, Sân bệnh.
Tâm oán giận là đối với tất cả cánh trái ý, sanh ra nóng nảy bực tức.
Đó là sân bệnh. Bệnh này dùng từ bi quán làm thuốc chữa trị.
Phải quán rằng tất cả chúng sanh đều là quyến thuộc của ta, nên đem niềm vui cho họ, có gì đâu để giận dữ.
Nếu quán này thành công thì bệnh sân không còn và tâm được thanh tịnh.
Ba, Si bệnh.
Tâm mê mờ, lầm lạc, đối với tất cả sự, lý chẳng hề hiểu biết, suy nghĩ sai lầm, điên đảo. Đó là si bệnh.
Bệnh này dùng nhân duyên quán làm thuốc điều trị. Hãy biết rằng sanh, tử, luân, hồi; nhân, quả liên tục, tuần hoàn không hạn kỳ; làm sao mà xa lìa được.
Quán này nếu thành thì bệnh này liền hết và sáng suốt, thông đạt. (Nhân duyên quán là quán mười hai nhân duyên).
 
TAM BỆNH NAN TRỊ
三病難治 (Niết bàn kinh)
 
Một, Báng Đại thừa. Đại thừa là các pháp do Phật, Bồ tát tu tập, hành trì.
Người kiếp trước không có căn lành, không thể tin nhận giáo pháp của Như lai, và đối với kinh điển Đại thừa lầm lẫn sanh ra chê bai.
Đã không có tu nhân thì ắt phải chịu quả báo địa ngục, như những người bị bệnh nặng trên đời mà không thể nào trị được.
Hai, Ngũ nghịch tội.
Nghịch là trái với lý tự nhiên. Người đối với cha, mẹ phải hết sức hiếu dưỡng để báo đền ân đức, bằng trái lại làm hại cha mẹ.
Chúng tăng hoà hợp để đạo nghiệp được thành tựu, lợi ích cho mọi người, ngược lại ly gián, phá sự hoà hợp ấy.
Chư Phật xuất hiện thế gian cứu độ tất cả chúng sanh, đáng ra phải cung kỉnh, cúng dường, ngược lại thương tổn thân thể đến chảy máu.
Các bậc A la hán xa lìa tam giới, làm phước điền cho đời, lợi ích cho chúng sanh, đáng ra phải lễ bái, kính trọng, ngược lại làm tổn hại.
Tăng làm phép yết ma để thọ giới cho người, không một lòng phụng sự lãnh thọ giới pháp, ngược lại dùng lời nói ác phá huỷ công việc của họ.
Những người như thế, đọa vĩnh viễn vào địa ngục, không có ngày ra khỏi.
Giống như người bị bệnh nặng ở đời, khó mà cứu chữa được.
Ba, Nhất xiển đề.
Người này bác bỏ nhân quả, tà kiến điên đảo, không tin quả báo hiện tại, vị lai, không muốn gần gũi thiện hữu tri thức, không nghe những giáo pháp Phật nói, ắt phải đoạ địa ngục, không có ngày ra, giống như người đời bị bệnh nặng, không thể nào chữa trị được.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 19 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 19 I_icon13Mon 12 Oct 2015, 18:02

Tam Tạng Pháp Số 186
 
TAM HOẶC
三惑 (Thiên thai tứ giáo nghi tập chú).
 
Hoặc là u mê, không hiểu được nghĩa lý.
Một, Kiến tư hoặc. Kiến tức là phân biệt. Ý căn đối với pháp trần nổi lên các tà kiến ( phân biệt sai trái), nên gọi là kiến hoặc.
Tư là tư duy ( so đo suy nghĩ) còn tham đắm nữa. năm căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân tham đắm năm trần sắc, thinh, hương, vị, xúc, rồi khởi lên chấp trước trong tư tưởng, nên gọi là tư hoặc. Kiến, tư hoặc này còn có tên là thông hoặc.
Vì ba thừa Thinh văn, Duyên giác, Bồ tát đều phải dứt trừ nó, nên gọi là thông hoặc.
Hai, Trần sa hoặc. Vì kiến, tư hoặc của chúng sanh nhiều quá như bụi, như cát. chính vì vậy mới phân chia hoặc như thế.
Công hạnh của Bồ tát chuyên giáo hoá chúng sanh, nên bảo chúng sanh dứt trừ kiến, tư, hoặc, đối với Bồ tát thì dứt trần sa hoặc, là tên riêng của hoặc.
Riêng là vì chỉ có Bồ tát dứt trừ phiền não này thôi.
Ba, Vô minh hoặc.
Đối tất cả pháp không hiểu biết gì, nên gọi là vô minh.
Hoặc này là chủng tử của nghiệp thức, là căn bản của phiền não.
Thinh văn, Duyên giác không biết đến tên của phiền não này.
Chỉ Đại thừa Bồ tát, tu cả định, huệ, vạn hạnh đầy đủ, thì mới có thể dứt trừ được hoặc này. Vì vậy cũng gọi là biệt hoặc.
 
TAM CHƯỚNG
三障 (Niết bàn kinh)
 
Chướng là ngăn che. Chúng sanh bị hoặc nghiệp ngăn che, không thấy chánh đạo, tâm lành không thể sanh khởi, nên gọi là chướng.
Một, Phiền não chướng.
Mê mờ, rối rắm đối với chánh pháp; buồn bực, rối loạn tâm thần nên gọi là phiền nào.
Các hoặc tham dục, sân nhuế, ngu si v.v… ngăn che chánh đạo. Đó gọi là phiền não chướng. 
Hai, Nghiệp chướng. Nghiệp tức là tạo tác.
Do tham, sân, si khởi lên thân, miệng, ý; tạo ra năm nghiệp vô gián cực ác, ngăn che chánh đạo. Đó gọi là nghiệp chướng. ( năm vô gián nghiệp là giết cha, giết mẹ, giết A la hán, làm thân Phật chảy máu; phá hoà hợp tăng).
Ba, Báo chướng.
Báo tức là quả báo. Do phiền não hoặc nghiệp sanh vào địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, vì vậy ngăn che chánh đạo. Đó là báo chướng.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 19 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 19 I_icon13Mon 12 Oct 2015, 18:05

Tam Tạng Pháp Số 187
 
TAM CHƯỚNG
三障(Hoa nghiêm khổng mục)
 
Một, Bì phiền não chướng. Tức là tư hoặc trong tam giới.
Các phiền não tham, sân, si v.v… đối với sáu trần mà khởi lên, như da ở ngoài thân, nên gọi là bì phiền não chướng. (Tư hoặc là đối với tất cả pháp khởi tâm tham ái)
Hai, Nhục phiền não chướng. Là kiến hoặc trong tam giới.
Các kiến thức đoạn, thường, hữu, vô đều thuộc tâm phân biệt, như thịt ở trong da, nên gọi là nhục phiền não chướng.
Ba, Tâm phiền não chướng. Tức là căn bổn vô minh hoặc. Vô minh hoặc này do mê mờ chân như, chạy theo vọng mà khởi lên, nên gọi là tâm phiền não chướng.
 
TAM CHỦNG TRỌNG CHƯỚNG
三種重障 (Du già đại giáo vương kinh)
 
Một, Ngã mạn trọng chướng. Chấp chặt và bị che lấp bởi ngã mạng cống cao, tà kiến, không thể khiêm tốn, kính thờ chư Phật, Bồ tát, sư tăng, cha mẹ và không thể học chánh pháp của Như lai. Đó là ngã mạng trọng chướng.
Hai, Tật đố trọng chướng.
Ganh với người hiền; ghét với người có tài; cho mình đúng, cho người sai. Thấy người tu thiện, lại sanh ghen ghét và không thể học chánh pháp của Như lai. Đó là tật đố trọng chướng.
Ba, Tham dục trọng chướng.
Tham lam nhiều, ham muốn nhiều, lười biếng, ham mê ngủ nghỉ, trạo cử, phá giới, cũng không thể học chánh pháp của Như lai. Đó là tham dục trọng chướng.
 
TAM TẠP NHIỄM
三雜染 (Hiển dương thánh giáo luận)
 
Một, Phiền não tạp nhiễm. Cũng gọi là hoặc tạp nhiễm. Thân kiến, biên kiến và tất cả phiền não tham, sân, si đều có thể nhiễm ô tâm thức và làm cho tâm thức không thanh tịnh.
Hai, Nghiệp tạp nhiễm. Hoặc do phiền não sanh ra, hoặc do phiền não phụ trợ , hành động của thân, khẩu, ý tạo tác nghiệp ác, đều hay làm nhiễm ô chân tánh, khiến cho không còn thanh tịnh.
Ba, Sanh tạp nhiễm. Cũng gọi là khổ tạp nhiễm.
Do phiền não và nghiệp nên sanh ra.
Vì sanh ra nên khổ, tức là các khổ sanh, già, bệnh, chết, đều hay nhiễm ô chân tánh, khiến cho không còn thanh tịnh.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 19 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 19 I_icon13Mon 12 Oct 2015, 18:09

Tam Tạng Pháp Số 188
 
TAM THỜI VÔ HỐI
三時無悔 (Tứ giáo nghi tập chú).
 
Người tạo tác tội ngũ nghịch. Nếu sẽ làm, đang làm, đã làm, trong ba thời đó mà tâm không hối cải, đó là nghiệp cực ác thượng phẩm, liền cảm quả báo ở địa ngục. Một, Gia hạnh tâm thời. Gia hạnh giống như phương tiện.
Khi người sắp làm nghiệp ác, trước ắt phải móng tâm, phương tiện giúp thêm. Đó gọi là gia tâm thời.
Hai, Căn bổn tâm thời. Tâm người đang làm nghiệp ác. Tâm họ quyết định, không thể lay động. Từ đây gia hạnh được sanh ra. Đó là căn bổn tâm thời.
Ba, Hậu khởi tâm thời. Sau khi người làm nghiệp ác, lại móng tâm nhớ lại những việc đã làm. Đó là hậu khởi tâm thời.
 
DỤC GIỚI TAM DỤC
欲界三欲 (Phiên dịch danh nghĩa)
 
Một, Ẩm thực dục. Người phàm phu, hầu hết, đối với những cao lương, mỹ vị, sanh tâm tham ăn, vốc uống. Đó là ẩm thực dục.
Hai, Thụy miên dục. Hầu hết người phàm phu tâm nhiều mờ ám, ngu muội, không thể siêng năng tu tập, chỉ say sưa ngủ nghỉ. Đó là thuỵ miên dục.
Ba, Dâm dục. Tất cả nam, nữ đều ham muốn, lẫn nhau, làm việc dâm dục. Đó là dâm dục.
 
TAM KHỔ
三苦 (Tích huyền ký)
 
Một, Khổ khổ. Thân hữu lậu do ngũ ấm hợp thành, tánh thường bức bách; lại chịu những khổ khác từ bên ngoài, tức là khổ thêm khổ, nên gọi là khổ khổ.
Hai, Hoại khổ. Vui đã mất thì khổ tới, nên gọi là hoại khổ, vui đến cùng cực thì buồn sanh ra.
Ba, Hành khổ. Hành khổ tức là các pháp hữu lậu. Tư tưởng sanh, trụ, dị, diệt dời đổi luôn và luôn luôn bất ổn suốt quá khứ, hiện tại, vị lai.
 
TAM LẬU
三漏 (Pháp hoa văn cú ký).
 
Lậu là mất, là rơi, các chúng sanh do mê lầm khởi lên, tạo nghiệp, rơi rớt vào trong ba cõi sống chết, không thể nào ra khỏi.
Nhưng bị luật nhân quả chi phối. Hoặc nghiệp là nhân của các lậu; sanh tử là quả của các lậu.
Một, Dục lậu. Chúng sanh vì hai hoặc kiến, tư ở dục giới, tạo tác các nghiệp và ở dục giới không thể ra khỏi, nên gọi là dục lậu.
(căn đối với pháp trần khởi lên phân biệt gọi là kiến hoặc. năm căn còn lại đối với năm trần còn lại khởi lên tham ái gọi là tư hoặc).
Hai, Hữu lậu. Nhân, quả không mất gọi là hữu tức là phiền não kiến, tư ở sắc giới, vô sắc giới, làm cho chúng sanh không thể ra khỏi hai cõi này, nên gọi là hữu lậu.
Ba, Vô minh lậu. Không hiểu biết gì gọi là vô minh, tức là si hoặc trong ba cõi, chúng sanh do đây mà luân hồi trong ba cõi, nên gọi là vô minh lậu.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Sponsored content




Tam Tạng Pháp Số  - Page 19 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 19 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Tam Tạng Pháp Số
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 19 trong tổng số 40 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 11 ... 18, 19, 20 ... 29 ... 40  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: mytutru-