Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2, 3  Next
Tác giảThông điệp
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ Empty
Bài gửiTiêu đề: Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ   Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ I_icon13Sat 13 Dec 2014, 06:29

Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ


1. Vương quốc cổ Phù-Nam

Vùng đất trù phú Nam Bộ của Việt nam ngày nay, từ khu vực Ðồng Nai đến Hà Tiên xưa thuộc Vương Quốc Phù Nam. Phù Nam là tên phiên âm tiếng Hán của từ Phnom có nghĩa là núi. Vương quốc Phù Nam là vương quốc đầu tiên hình thành tại Ðông Nam châu Á, tồn tại từ đầu thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên.
Lịch sử quốc gia này được biết đến bắt đầu từ khoảng năm thứ nhất sau Công nguyên, tương đương với nhà Tây Hán Trung Hoa. Theo truyền thuyết thì một vị giáo sĩ anh hùng (Brahman) người Ấn Độ tên là Kaundinya được thần linh chỉ đường xuống thuyền xuôi về hướng đông. Sau một cuộc hành trình đầy gian truân, thuyền của Kaundinya đến được đất liền của đồng bằng sông Cửu Long. Bỗng từ đất liền xuất hiện một mỹ nhân trên chiếc thuyền nan bơi ra chặn thuyền của Kaundinya lại. Mỹ nữ này là Nữ Chúa Soma, con gái của vua Rắn Hổ mười đầu. Trận thư hùng diễn ra giữa anh hùng và giai nhân. Nhờ phép thuật thần thông nên Kaundinya thắng trận. Nữ chúa Soma cầu hòa. Sau đó không lâu hai người yêu rồi cưới nhau sinh ra một người con trai. Người con trai này trở thành vị vua đầu tiên của Vương quốc Phù-Nam lấy hiệu là Kampu.
Kinh đô trù phú của vương quốc được xây dựng tại thành Vyadhapura. Vào năm 245 sau Công nguyên nhà Hán Trung Hoa sai sứ giả là K’ang T’ai đi kinh lý vương quốc Phù Nam. Ông đã mô tả là vương quốc này đã biết cách luyện kim, kinh đô Vyadhapura có xây thành bằng gạch kiên cố chung quanh, có hệ thống kênh đào để thuyền bè có thể đi xuyên qua lãnh thổ..
Trong vòng 300 năm sau ngày lập quốc, Phù Nam đã có một hạm đội chiến thuyền và quân lực hùng mạnh và đã chinh phục được hầu như toàn bộ những khu dân cư của vùng Mã Lai -Thái lan – Miên và nam Miến Ðiện để kiểm soát đường hàng hải của các thương thuyền giữa Trung Hoa và Ấn Ðộ.
Những thần dân của Phù Nam xưa thuộc giống người thổ da đen Khmer, Môn-Khmer, Miến, và dân đa đảo Malay-indônêsiên. Ngôn ngữ sử dụng thuộc hệ Ấn độ pha trộn với nhiều sắc thái, thổ ngữ địa phương. Người nước Phù Nam theo đạo Bà La Môn và Phật giáo. Vương quốc Phù Nam đạt đến sự cực thịnh dưới triều vua Kaundinya Jajavarman (478-514).
Vương quốc Phù Nam bị suy tàn bởi nội loạn và sự nổi dậy của dân tộc Khmer (một xứ phiên thuộc của Phù Nam), tràn sang từ vùng đất thuộc nước Lào bây giờ. Một yếu tố khác góp phần vào sự suy tàn của Phù Nam là nền kinh tế của quốc gia đã đi xuống từ sau những tiến bộ về kỹ thuật hàng hải. Thuyền buôn vào thời điểm này đã có thể đi xa bờ và ít có nhu cầu ghé lại Óc Eo trên đường đi qua Trung Quốc. Năm 539 vương quốc Phù Nam bị buộc phải triều cống cho người Khmer lúc đó là Vương quốc Chân Lạp. Ðến năm 627 Phù Nam bị người Khmer dưới quyền vua Chân Lạp là Bhavavarman xóa hẳn tên trên bản đồ. Những thần dân của Phù Nam bị sát nhập vào vương quốc Khmer. Hoàng gia của Phù Nam dùng đường biển tị nạn sang đảo Java của Nam Dương (Indonesia).
Từ năm 550 trở về sau cho đến khi chúa Nguyễn bành trướng thế lực đến miền nam, người Khmer cai trị xứ này theo niên hiệu các vị vua Chân Lạp. Ngày nay, người Khmer nhìn nhận các vương triều Phù Nam là tổ tiên của dân tộc Khmer và là một phần của lịch sử Khmer. Người Khmer còn được chúng ta biết đến qua nhiều danh xưng Cao Miên, Chân Lạp, Cam bốt và Kampuchia.

2. Vương quốc Chân Lạp làm chủ khu vực miền nam Việt Nam (thế kỷ thứ 7- thế kỷ 17 sau Công Nguyên)

Năm 600-611 có triều vua Mahendravarman tiếp theo là vua Isanavarman đóng đô tại Ankor Borey. Năm 750 vua Jayavaman I mở rộng lãnh thổ, xây thêm đền đài, cho khẩn hoang và trồng lúa cùng các loại hoa màu dọc bờ sông Cửu Long xuống tới miền Tây Việt Nam ngày nay.
Khoảng năm 780 dòng Vương cũ của Phù Nam giờ thành Vương Triều Sailendra của đảo Java (Indonesia) trở nên hùng mạnh đã dùng binh lực chinh phục và buộc vương quốc Chân Lạp của người Khmer phải triều cống và lệ thuộc.
Từ năm 800 đến 887 nước chân Lạp dưới sự lãnh đạo của vua Jayavaman II (802-887) và Jayavaman III (850-887) đã giành lại được độc lập từ dòng Sailendra của Java. Vương quốc Chân Lạp được đổi tên là Kampuchia. Trong thời này những thế lực phong kiến có khuynh hướng chia đế quốc Chân lạp thành Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp (Thủy Chân Lạp là vùng đồng bằng miền nam tức Phù Nam xưa). Năm 803 Puskarak lên ngôi Vương Thủy Chân Lạp, lấy hiệu là Jayavaman II rồi tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, vương triều của đảo quốc Java không ngừng dòm ngó vương quốc Kampuchia của Jayavaman II. Trong suốt 50 năm trị vì ông đã dời đô 5 lần vì chiến tranh với Java. Khi Jayavaman III qua đời không con nối dõi nên một người bà con họ mẹ đã lên ngôi xưng vương hiệu là Indravaman I (877-889).
Vua Indravaman I là một vị vua anh hùng, có tài thao lược và cũng yêu nghệ thuật văn thư. Trong đời ông đã có công thống nhất Lục Chân Lạp với Thủy Chân Lạp và xây dựng thêm nhiều thành phố lớn, khuyến khích nông nghiệp và thương mại. Indravaman I cũng khởi đầu nới rộng Ðế quốc Khmer (Kampuchia), thay đổi bản đồ chính trị trên bán đảo Ðông Dương bằng những võ công nổi bật. Con của Indravaman I nối sự nghiệp của cha xưng hiệu là Yaksovaman I (889-900).Yaksovaman I dời kinh đô từ Hari Hara Ley đến Yaso Tha Bura trên cao nguyên Bakheng. Chính vào thời điểm này, sự phú cường của Ðế quốc Kampuchia đã cho phép nhà vua khởi công nhiều công trình kiến trúc vĩ đại trong đó có Angkor Wat (Ðế Thiên Ðế Thích), đền đài Lo Ley, đền đài Phnom Bok. Angkor Wat đã là một công trình kiến trúc vĩ đại nhất của vùng Ðông Nam Châu Á. Những công trình này đa phần nhờ vào sức lực hàng vạn tù binh và nô lệ bắt được từ những trận chiến chinh phạt Xiêm và Lào. Suốt thế kỷ thứ 9 Ðế quốc Khmer-Chân Lạp có 6 triều vương đó là Hashavaman I (900-922), Isanavaman II (922-928), Jayavaman IV (928-941), Harshavaman II (941-944), Rajendravaman II (944-968), và Jayavaman V (968-1001).
Sau cái chết của Jayavaman V năm 1001 toàn lãnh thổ Chân Lạp rơi vào cảnh đại loạn kéo dài 9 năm. Lãnh chúa Suryavaman I (1002-1050) đã đàn áp được những thế lực khác và thống nhất ngôi Vương tại Angkor Wat. Từ năm 1050 đến 1177 đế quốc Khmer tiếp tục bành trướng. Phía bắc giáp Trung Hoa, phía nam giáp biển Xiêm La (Thái Lan), phía tây giáp Miến Ðiện, phía đông giáp Chiêm Thành. Năm 1177 quân Chăm của Vương Quốc Chiêm Thành (Champa) xâm lăng và giết được vua Khmer là Tri-Bhuvanadit-yavarman khởi đầu cho quá trình suy tàn của đế quốc Khmer từ thế kỷ thứ 13.
Sự suy yếu của Ðế quốc Khmer vào thế kỷ 13 tạo cơ hội cho người Thái (Xiêm) nổi dậy giành độc lập. Danh xưng “Thái” có nghĩa là “tự do” không còn nô lệ nữa. Quân đội người Thái đã tấn công đế đô Angkor (trong khoảng thời gian 1431-1432) và tàn sát hàng mấy vạn người để trả thù sự tàn bạo hà khắc mà người Khmer đã áp đặt lên họ trước kia. Sự tàn sát đã khủng khiếp đến độ không còn ai sống sót để nhớ lại nơi chốn này. Ðế đô Angkor đã bị quên lãng bởi chính người Khmer trong suốt 500 năm mãi đến thế kỷ 19, ông Henri Mouhot, người Pháp, trong lúc đi thám hiểm rừng sâu mới tìm lại phế tích Angkor Wat năm 1860.
Năm 1401 vua Chân Lạp Ponhea Yat dời đô về Phnom Penh (Nam Vang) đánh dấu một triều đại mới, chấm dứt kỷ nguyên Angkor. Chữ Phạn Ấn độ cổ Sanscrit không còn được sử dụng nữa. Lối chữ mới theo thể Pali giống Mã Lai được thay vào. Toàn thể những dòng dõi vương tôn, quí tộc cũ theo văn hoá Ấn Ðộ biết đọc, viết chữ Sanscrit đã bị người Thái tận diệt. Năm 1528 vua Ong Chân I lại phải dời đô về Lovek (La Bích). Ðến năm 1593 quân Xiêm lại tấn công La Bích. Từ đó người Thái nắm quyền phế lập các vua chúa Khmer.

3. Vị thế Chúa Nguyễn và thế lực của người Việt tại Thủy Chân Lạp (thế kỷ 17-18 sau Công Nguyên)

Một biến cố chính trị tại phương đông, miền cực nam nước Ðại Việt đã làm thay đổi tình thế lúc đó là sự xuất hiện của chúa Nguyễn Hoàng, truyền nhân của Nguyễn Bặc, Nguyễn Trãi và Nguyễn Kim. Chính sách Nam Tiến của các chúa Nguyễn sau đó nhằm để chống lại thế lực của chúa Trịnh ở Thăng Long tạo nên áp lực to lớn cho hai quốc gia lân bang là Champa và Chân Lạp. Trong khoảng thời gian từ năm 1611-1653 vương quốc Champa đã bị dồn nén bởi thế lực của chúa Nguyễn nên co cụm lại một vùng nhỏ từ Nha Trang đến Phan Thiết.
Sau một thời gian ở Xiêm làm con tin, Chey Chetta II về Chân Lạp lên ngôi vương năm 1618. Tân vương cải cách mọi việc và mang lòng không phục người Xiêm. Chey Chetta II dời đô về Oudong (Long Úc), thuộc tỉnh Kompong Luông. Tân vương tổ chức quân đội có thực lực. Mấy năm liền không thấy Chân Lạp dâng phẩm vật triều cống, Xiêm vương mang quân tấn công vào Chân Lạp hai lần đều bị quân của Chey Chetta II đẩy lui. Tuy nhiên về lâu về dài Chân Lạp sẽ không thể đương đầu với quân Xiêm. Chey Chetta II quyết định nhờ vào thế lực của chúa Nguyễn Ðàng Trong, lúc đó là Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635).
Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đã quyết định gả Hoàng Nữ Ngọc Vạn cho vua Cao Miên năm 1620. Chúa còn hai Hoàng nữ khác là Ngọc Khoa gả cho vua Chiêm Pô Romê và Hoàng nữ Ngọc Hoa lại gả cho một thân vương người Nhật. Hoàng nữ Ngọc Vạn được tấn phong Hoàng Hậu với tước hiệu là Somdach Prea Peaccayo dey Preavoreac.
Dưới sự bảo trợ của Hoàng hậu Ngọc Vạn, lưu dân người Việt từ Ðàng Trong ồ ạt theo đường biển vào lập nghiệp tại vùng Thủy Chân Lạp. Họ làm nghề nông, buôn bán, tiểu công nghiệp, đánh cá, thợ rèn v.v.. chỉ 3 năm sau, tức năm 1623 lưu dân Việt định cư tại Thủy Chân Lạp lên đến 20,000 người. Sãi vương liền viết thư cho con rể xin mượn vùng đất tại Prey Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobey (Bến Nghé) để tiện việc thu thuế người Việt tại đây. Vua Cao Miên chấp thuận.
Sau khi quốc vương Cao Miên băng hà chỉ sau 5 năm lấy vợ Việt, toàn vùng Bà Rịa giáp giới Chiêm Thành, Kâmpéâp Srekatrey (Biên Hòa), Prey Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobey (Bến Nghé) đều thuộc quyền người Việt cai trị và thu thuế.
Từ sau khi vua Chey Chetta II băng hà các hoàng tử con của các bà phi người Chân Lạp liên tiếp lên làm vua: Ponhea To (1629-1630), Ponhea Nu (1630-1640). Sau cái chết mờ ám của vua Ponhea Nu năm 1640 quan phụ chính Prah Outey (là hoàng thúc của vua) đưa con mình là Ang Non I (1640-1642) lên ngôi. Vào năm 1642 một người con của vua Chey Chetta II liên hiệp với người Mã Lai nổi dậy giết toàn gia hoàng thúc Prah Outey để lên ngôi xưng hiệu Ponhea Chan I (1642-1659). Sử Việt gọi vị vua này là Nặc Ông Chân. Các hoàng thân thuộc phe cánh Ang Non I vào cung bà Hoàng Thái Hậu Ngọc Vạn xin cầu viện chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648-1687). Chúa Hiền nhân cơ hội có lời yêu cầu nên hưng binh chinh phạt Chân Lạp vào tháng 10 năm 1658. Quân Chân Lạp thua to tại ngoài khơi Bà Rịa và trận Gò Bích. Chúa Hiền đưa Hoàng tử So con trai bà Thái hậu Ngọc Vạn lên ngôi vua lấy hiệu là Batom Réachea (1658-1672). Vào thời điểm này triều đình Chân Lạp đã hợp thức hóa chủ quyền của nhà Nguyễn tại Ðồng Nai.
Năm 1672 vua Batom Réachea bị ám sát. Con trai là Ang Chey tức Nặc Ông Ðài lên nối ngôi. Tân vương dựa thế lực người Xiêm mang quân lấn ép vùng Ðồng Nai. Lưu dân người Việt kêu cứu triều đình chúa Nguyễn. Chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần sai các tướng Nguyễn Dương Lâm cùng với Nguyễn Diên Thái và Văn Sùng mang quân tới tận Oudong hỏi tội Nặc Ông Ðài rồi đưa Ang Saur tức Nặc Ông Thu hiệu Chey Chetta IV, em của Nặc Ông Ðài lên ngôi Chính Vương ở Oudong Lục Chân Lạp. Chúa Hiền lại đồng thời cho Ang Non tức Nặc Ông Nộn con trai thứ của bà Ngọc Vạn và vua Chey Chetta II làm Thứ Vương vùng Ðồng Nai – Mô Xoài. Vua Nặc Ông Nộn đóng đô tại Sài Gòn tức Prey Nokor. Lúc đó là năm 1674. Cả hai vị vua Chân Lạp đều phải triều cống xưng thần với chúa Nguyễn tại Kim Long. Vua Nặc Ông Nộn ở Sài Gòn đến khi chết năm 1691 thì toàn quyền cai trị tại đây thuộc về chúa Nguyễn.

4. Các di thần nhà Minh với vùng đất Biên Hòa, Mĩ Tho Thủy Chân Lạp..

Vào năm 1679 tức năm Khang Hy thứ 18 nhà Ðại Thanh, cựu thần của nhà Minh vì kháng cự lại quân Thanh đến xin hàng phục nhà Nguyễn. Bọn di thần nhà Minh gồm có Tổng binh Long Môn Dương Ngạn Ðịch, Phó tướng Hoàng Tiến, và Tổng Binh các phủ Cao, Lôi, Liêm là Trần Thượng Xuyên, Phó tướng Trần An Bình mang 3000 binh lính thủ hạ và gia quyến trên 50 chiến thuyền đến cửa Tư Dung và Ðà Nẵng xin được làm thần dân của chúa Nguyễn. Chúa Hiền chấp thuận cho giữ nguyên binh hàm chức tước rồi truyền cho vua Cao Miên cho phép người Minh vào định cư xứ Ðồng Nai và sau đó đến Cần Thơ. Nhờ đợt di cư này mà ảnh hưởng của nhà Nguyễn tại đất Thủy Chân Lạp ngày càng lớn. Các tướng nhà Minh giờ làm quan cho triều đình nhà Nguyễn. Họ cũng góp phần xông pha trận mạc mở rộng lãnh thổ cho nhà Nguyễn, nổi bật là Thống Binh Trần Ðại Ðịnh con của Trần Thượng Xuyên triều chúa Ninh Vương. Người Minh vốn cùng văn hóa với người Việt nên hợp nhau khai hoang khẩn đất, lập chợ, xây dựng phố phường, buôn bán tấp nập. Những nơi như Gia Ðịnh, Biên Hòa, Thủ Ðức, Cần Thơ không mấy chốc trở nên sầm uất. Triều đình nhà Nguyễn lại được dịp có thêm dân, thêm đất và thêm thuế thu nhập.
Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần băng hà năm 1687 ở ngôi 39 năm, Nghĩa Vương Nguyễn Phúc Thái (còn gọi là Trăn) lên thay (1687-1691). Nghĩa Vương dời đô về Phú Xuân (Huế). Trong thời gian chúa mới lên ngôi có một di thần nhà Minh là Hoàng Tiến giết chủ tướng là Dương Ngạn Ðịch ở Mỹ Tho rồi tự xưng là Phấn Dũng Hổ Oai Tướng Quân thống lĩnh quân sĩ Long Môn người Minh đóng đồn ở Ðịnh Tường. Hoàng Tiến thả quân qua Cao Miên cướp của giết người. Vua Cao Miên là Nặc Ông Thu bất bình vì việc làm sai quấy này và ngờ là chủ ý của Thiên Vương nhà Nguyễn. Vua Nặc Ông Thu quyết định bỏ triều cống và chuẩn bị binh lính chống lại triều đình nhà Nguyễn.
Tháng Giêng năm 1690 Chúa Nghĩa sai lão tướng là Vạn Long mang quân đến Rạch Gầm dàn trận. Vạn Long dùng kế bắt được Hoàng Tiến rồi xua quân qua Cao Miên đánh thốc tới Nam Vang và Long Úc (thành Oudong). Vua Cao Miên cả sợ dâng 30 thớt voi, 150 lạng vàng, 600 lạng bạc, 6 con tê giác để xin hòa và giữ lệ triều cống như xưa. Quan quân nhà Nguyễn rút về Phú Xuân tháng 8 năm đó. Chúa Nghĩa không thọ lâu, ngài băng hà năm 1691 thọ 43 tuổi.
Năm 1698 chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) sai Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đi đánh Cao Miên và kinh lược mấy tỉnh miền nam. Lễ Thành Hầu chia cắt giới phận, canh cải địa điền, kiểm kê nhân khẩu, lập sổ đinh điền cho có nề nếp. Lúc đó toàn miền nam có dân số 40,000 gia đình (hộ) đất đai mở ra 1000 dặm.


5. Mạc Cửu với vùng đất Hà Tiên

Năm 1671 có người Minh tên là Mạc Cửu quê ở Lôi Châu, Quảng Ðông (Trung Quốc) mang gia quyến binh lính 400 người và 10 chiếc thuyền di cư sang Thủy Chân Lạp đổ bộ lên bờ biển Panthaimas vịnh Thái Lan. Mạc Cửu đến Oudong xin yết kiến vua Nặc Ông Thu và ở lại hợp tác giữ chức Óc Nha cho đến năm 1681. Lúc ấy thấy chính sự Chân Lạp rối ren, ông xin vua Chân Lạp cho đi khai khẩn vùng đất hoang Panthaimas. Vua thuận cho. Mặc Cửu chiêu tập đám cướp biển lại mở sòng bạc, chiêu mộ dân phiêu bạt chạy trốn nhà Thanh về lập nên 7 xã là: Mán Khảm (Peam), Long Kỳ (Ream), Cần Bột (Kampot), Hương Úc (Konpong Som), Sài mạt (Cheal Meas), Linh Quỳnh (Rạch Giá) và Phú Quốc (Koh Tral). Thủ phủ đặt tại Hà Tiên tức Căn Khẩu. Mạc Cửu đặt tên vùng đất của mình là ‘Căn Khẩu Quốc’. Lãnh địa này thuộc Chân Lạp nhưng vua Chân Lạp không đủ sức cai quản nên được qui chế tự trị. Không bao lâu Căn Khẩu Quốc của Mạc Cửu trở nên giàu có, người đi vào buôn bán, cờ bạc, đổi chác tấp nập.
Thấy kinh tế vùng Căn Khẩu nổi lên như sóng vua Xiêm chuẩn bị thôn tính vùng đất này. Năm 1678 quân Xiêm tràn sang cướp phá bắt Mạc Cửu và gia quyến về Muang Galapuri (Vạn Tuế Sơn). Hai năm sau nhân lúc nước Xiêm có loạn ông mang quyến thuộc trốn về lại Căn Khẩu. Ông lại bắt tay khôi phục lại Căn Khẩu. Mạc Cửu nhiều lần xin triều đình Chân Lạp cứu nhưng Vương triều Chân Lạp lúc đó quá yếu, tự giữ mình còn không xong nên từ chối không thể giúp gì cho họ Mạc. Năm 1711 Mạc Cửu cùng tùy tùng là Trương Cầu, Lý Xá mang vàng lụa đến gỏ cửa Khuyết ở Huế xin thần phục chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Mạc Cửu được giữ chức Tổng Binh toàn quyền cai trị xứ Căn Khẩu mà không phải nộp thuế cho triều đình. Nghe được tin này vua Xiêm cho 20,000 quân tấn công Căn Khẩu quốc, một thuộc địa mới của nhà Nguyễn. Mạc Cửu thua chạy về Gia Ðịnh xin triều đình Huế cứu giúp. Quân Triều Nguyễn đánh đuổi người Xiêm đi và trả lại toàn vẹn đất đai cho Mạc Cửu cai trị nhưng đổi tên Căn Khẩu thành Hà Tiên Trấn với mục đích lưu lại dấu ấn của triều đình họ Nguyễn.
Mùa hạ năm 1735 Mạc Cửu chết, hưởng thọ 81 tuổi. Ninh Vương Nguyễn Phúc Thụ (có sử ghi là Trú:1725-1739) phong ông làm Khai Trấn Thượng Trụ Quốc Ðại Tướng Quân, tước Cửu Lộc Hầu. Ðến đời Minh mạng được phong làm Thần hiệu là Thọ Công Thuận Mỹ Trung Ðẳng Thần. Năm 1738 chúa Nguyễn Phúc Thụ ban cho dòng họ Mạc ‘Thất Diệp Phiên Hàn’ (bảy chữ quí tộc) nối đời vinh hiển là: Thiên, Tử, Công, Hầu, Bá, Tử, Nam. Con trai Mạc Cửu là Mạc Thiên Tứ lên nối quyền cai trị Hà Tiên. Con của Tứ là Mạc Công Du, Con của Du là Mạc Hầu Lâm, con của Lâm là Mạc Bá Bình, con của Bình là Mạc Tử Khâm, con của Khâm là Mạc Nam Lan. Bà Nam Lan tuyệt tự hết người thừa kế nhưng cũng vừa tròn bảy chữ vua ban.

6. Vùng đất Méso – Longhor tức Mỹ Tho, Vĩnh Long

Năm 1731 quân Chân Lạp đánh Gia Ðịnh. Ninh Vương sai Tướng Trương Phước Vĩnh và Cai Cơ Ðạt Thành cùng tướng quân Trần Ðại Ðịnh (con của Trần Thượng Xuyên người Minh) đem quân ra chống đỡ. Cai Cơ Ðạt Thành bị quân Cao Miên giết ở Bến Lức. Trần Ðại Ðịnh mang quân bản bộ Long Môn đắp đồn Cây Mai ở Sài gòn để cầm cự. Cai đội Nguyễn Cửu Triêm đem quân cứu ứng đến Bến Lức, quân Miên lại rút về Tân An. Tháng 4 năm 1731 Trần Ðại Ðịnh đánh vào Lovek (La Bích). Cha con quốc vương Chân Lạp là Nặc Yêm (Ang Em) và Nặc Tha (Satha II) thua trận xin nhường đất Mésa (Mỹ Tho) và Longhor (Dinh Long Hồ tức Vĩnh Long bây giờ) để cầu hòa. Chúa Nguyễn sai đo đạc, đặt thành Châu Ðịnh Viễn và dinh Long Hồ.

7. Mạc Thiên Tứ nới rộng thêm lãnh thổ cho Nguyễn Vương Ðàng Trong.

Mạc Thiên Tứ cai trị trấn Hà Tiên rất thịnh vượng. Tứ mở văn đàn làm thơ, phổ nhạc, vịnh phú, lập Chiêu Anh Các để chiêu nạp nhân tài. Về võ công Tứ cũng lẫy lừng không kém. Năm 1739 Tứ dẹp tan một trận tấn công của vua Cao Miên. Năm 1747 Tứ dẹp yên bọn cướp biển ở Long Xuyên. Năm 1753 vua Cao Miên là Nặc Ông Nguyên (Ang Snguôn) hà hiếp người Chăm từ Chiêm Thành tị nạn Việt Nam qua Cao Miên đồng thời thông mưu với chúa Trịnh ngoài Bắc để đánh úp chúa Nguyễn đòi lại đất đai đã mất. Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1739-1765) sai Nguyễn Cư Trinh hưng binh đánh Cao Miên mùa hạ năm 1754. Binh triều đi tới sông Vàm Cỏ thì quân địch cả sợ ra hàng. Nặc Nguyên chạy ra Vĩnh Long. Ở vùng Vàm cỏ Nguyễn Cư Trinh chiêu dụ người Chăm tị nạn bây giờ không nơi nương tựa có tới 10,000 người và hộ tống họ đi về Ðồng Tháp Mười (Tà Vô Ân). Ở đây phục binh của vua Cao Miên ùa ra đánh giết người Chăm chết mất 5000 người. Quân tiếp ứng của ông Thiện Chính đến không kịp để cứu. Về sau Vũ Vương gián ông Thiện xuống làm Cai Ðội. Nguyễn Cư Trinh cứu được 5000 người Chăm cho về định cư ở núi Bà Ðen, Châu Ðốc. Nguyễn Cư Trinh lại tuyển người Chăm khoẻ mạnh đưa cho khí giới thúc họ đi tiên phong đánh quân Cao Miên. Quân triều đi sau ủng hộ. Thanh thế to lớn nên vua Cao Miên bỏ chạy xuống Hà Tiên nhờ Thiên Tứ cứu mạng. Vua Cao Miên nhờ Tứ xin với Võ Vương cho dâng hai phủ Tầm Bôn (Gò Công) và Lôi Lập (Tân An) để chuộc tội. Chúa Nguyễn thuận cho và truyền cho nhập vào châu Ðịnh Viễn. Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát cho vua Cao Miên Nặc Ông Nguyên về nước. Vua Cao Miên là Nặc Ông Nguyên băng hà năm 1758. Dòng họ vua Cao Miên tranh nhau làm vua. Mạc Thiên Tứ giúp cho Nặc Ông Tôn lên làm vua nên được tặng Tầm Phong Lâm (Meat Chruk) tức Châu Ðốc và Sa Ðéc. Nội chiến ở Cao Miên vẫn không dứt. Các vua Cao Miên lại sang triều Nguyễn dâng đất cầu cứu. Thế là Nặc Ông Thuận (Thommo Réchea) hiến Sóc Trăng, Bạc Liêu. Nặc Ông Tôn (Ang Tong) hiến hết đất từ núi Thất Sơn, Sa Ðéc, Kiên Giang và Long Xuyên về sau đều thuộc chủ quyền chúa Nguyễn.

Từ đây chấm dứt cuộc nam tiến của dân tộc Việt nam.


Sưu tầm
Về Đầu Trang Go down
nguoitruongphu

nguoitruongphu

Tổng số bài gửi : 936
Age : 54
Registration date : 17/12/2011

Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ   Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ I_icon13Sat 13 Dec 2014, 12:18

Cho tôi có ý kiến....


Trong vòng 300 năm sau ngày lập quốc, Phù Nam đã có một hạm đội chiến thuyền và quân lực hùng mạnh và đã chinh phục được hầu như toàn bộ những khu dân cư của vùng Mã Lai -Thái lan – Miên và nam Miến Ðiện để kiểm soát đường hàng hải của các thương thuyền giữa Trung Hoa và Ấn Ðộ.


Bài viết có nội tương đối chính xác ....tuy nhiên hàng chữ đỏ ...do tôi tô đậm hoàn khống có vào thời ấy....
Chính vì mấy chữ đỏ đó làm cho tôi có cảm giác Nhà Nguyễn đã khai phá phương nam ở thế kỷ 19..?
  Tôi có xem cuốn sách do Học Giả Vương Hồng Sến viết có tựa đề Sài Gòn -Gia Định  " Xưa và Nay"   Ông Sến kể rất chi tiết về cuộc sống dân di cư ở Đàng ngoài vào khai phá Đất Phương Nam...


 Sài Gòn Năm Xưa của Vương Hồng Sến  được xuất bản năm Mậu Tuất 1958 tái bản năm Canh tý 1960  ,sau 1975 được tái bản tháng 09 năm 1997....Cuốn sách của Ông Vương được giới khoa học gia đánh giá rất  cao ...
  Tóm lại nGười Việt Khai phá Phương Năm từ 1658 đến 1753 có đầy đủ dẫn chứng số liệu trên bạn đưa ra không thuyết phục so với  Học Giả Vường hồng Sển.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ   Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ I_icon13Mon 15 Dec 2014, 01:46

nguoitruongphu đã viết:
Cho tôi có ý kiến....


Trong vòng 300 năm sau ngày lập quốc, Phù Nam đã có một hạm đội chiến thuyền và quân lực hùng mạnh và đã chinh phục được hầu như toàn bộ những khu dân cư của vùng Mã Lai -Thái lan – Miên và nam Miến Ðiện để kiểm soát đường hàng hải của các thương thuyền giữa Trung Hoa và Ấn Ðộ.


Bài viết có nội tương đối chính xác ....tuy nhiên hàng chữ đỏ ...do tôi tô đậm hoàn khống có vào thời ấy....
Chính vì mấy chữ đỏ đó làm cho tôi có cảm giác Nhà Nguyễn đã khai phá phương nam ở thế kỷ 19..?
  Tôi có xem cuốn sách do Học Giả Vương Hồng Sến viết có tựa đề Sài Gòn -Gia Định  " Xưa và Nay"   Ông Sến kể rất chi tiết về cuộc sống dân di cư ở Đàng ngoài vào khai phá Đất Phương Nam...


 Sài Gòn Năm Xưa của Vương Hồng Sến  được xuất bản năm Mậu Tuất 1958 tái bản năm Canh tý 1960  ,sau 1975 được tái bản tháng 09 năm 1997....Cuốn sách của Ông Vương được giới khoa học gia đánh giá rất  cao ...
  Tóm lại nGười Việt Khai phá Phương Năm từ 1658 đến 1753 có đầy đủ dẫn chứng số liệu trên bạn đưa ra không thuyết phục so với  Học Giả Vường hồng Sển.

Cám ơn NTP đã góp ý kiến bàn luận. :mim:
Riêng Shiroi thì không thấy gì bức xúc hết. Hạm đội có nghĩa là tàu chiến lớn.
Lịch sử chứng mình về hải quân ông cha mình khá phát triển.
Năm 1226 khi bị diệt quốc, Hoàng thúc Lý Long Tường đã đem 6 ngàn gia thuộc trên ba hạm đội vượt biển đến Cao Ly. Từ thế kỷ thứ 13, quân hạm Đại Việt mình đã đủ chắc bền để vượt một chặng đường xa như vậy rồi. :-bd  
Về Đầu Trang Go down
nguoitruongphu

nguoitruongphu

Tổng số bài gửi : 936
Age : 54
Registration date : 17/12/2011

Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ   Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ I_icon13Tue 16 Dec 2014, 06:31

Theo tôi thì dùng từ hạm đội " là đao to búa lơn" vì tàu xưa chỉ làm bằng cây mà người Việt xưa chưa có kỷ thuật xẻ gổ ( chỉ thời Pháp mới có ) thì làm sao đóng được tàu lớn có sức chứa hàng trăm người ? như tàu Tây? giả lại  người Việt xưa chỉ có thuyền chưa có tàu ..Từ TÀU xuất hiện khi người Việt khai phá Sài Gòn -Gia Định  ....Người hoa chở hàng hóa  cặp Bến Nghé ....bằng những chiếc TÀU lớn hơn thuyền cho nên người Việt gọi người Hoa là "Các Chú Ba Tàu" sở dĩ người Việt gọi người Hoa là "Ba Tàu" vì họ đến bằng tàu lớn chở gạo lúa mua từ đồng bằng sông Cữu Long...
     Mình tranh luận để tìm hiểu lịch sử khai phá phương nam ... Các bậc tiền  bối của  tôi đã vào nam 1800 theo nhà Nguyễn Huệ ...Định cư vùng đất Sài Gòn -Gia Định tính đến nay đã 10 đời...vẫn còn đầy đủ mồ mả tổ tiên...cho nên tôi tìm hiểu rất kỷ Đất phương Nam....chúc bạn vui
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ   Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ I_icon13Tue 16 Dec 2014, 07:45

Mời bạn đọc bài này:


Phù Nam – Quốc gia cổ đại đầu tiên ở Đông Nam Á.
Hoàng Ngọc Chính (Tổng hợp)

Kỳ 1: Sự hình thành và phát triển cực thịnh

Vương quốc Phù Nam được xác định là một quốc gia cổ đại - Nhà nước đầu tiên có nền chính trị- kinh tế hùng mạnh ở Đông Nam Á trong 6 thế kỷ đầu Công nguyên.

Quốc gia này để lại cho chúng ta nền Văn hóa Óc Eo. Đây là một nền văn hóa, văn minh cổ đại xuất hiện sớm nhất vùng Đông Nam Á. Phù Nam đã có một thời kỳ hình thành, phát triển vô cùng mạnh mẽ, nhưng về sau gặp biến cố nên đã bị suy vong và biến mất. Tất cả đền đài, thành quách đều bị chôn vùi trong lòng đất suốt hàng nghìn năm. Về sau người ta chỉ biết đến Vương quốc Phù Nam qua sự phát hiện ra nền văn hóa Óc Eo từ cuộc khai quật đầu tiên của nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret tại gò Óc Eo (xã Vọng Khê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) vào năm 1944. Với những gì Louis Malleret phát hiện, cùng với những kết quả khảo cổ của các đồng nghiệp Việt Nam sau này đã vẽ nên một cách sống động về nền văn hóa cổ từng tồn tại và phát triển rực rỡ ở đồng bằng sông Cửu Long từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII sau Công Nguyên.

Người Phù Nam có cuộc sống rất thực tế. Sống trên vùng ngập nước, họ đã tận dụng địa hình để đào những con kênh thoát nước, dẫn nước và để giao thông đi lại. Con kênh Kiên Giang- Minh Hải (nay là Bạc Liêu) chạy qua các khu di tích Núi Sam, Bảy Núi, Óc Eo (An Giang) hay Giếng Đá từ di chỉ Tráp Đá (An Giang) chạy dài hơn 30km đến khu di tích Nền Chùa (Kiên Giang). Kênh số Một chạy từ Đông sang Tây của huyện Tri Tôn (An Giang) với khoảng 16km. Ngay ở khu di tích Óc Eo - Núi Sập - Định Mỹ (An Giang) có những con kênh cổ tạo thành một mạng lưới chằng chịt tỏa như nan quạt nối liền các di chỉ Óc Eo. Theo các nhà khảo cổ học, quan sát thực tế cho thấy tại Đá Nổi (nay thuộc Cần Thơ) là điểm hội tụ của 11 đoạn kênh đào cổ. Cư dân cổ của Vương quốc Phù Nam ở vùng châu thổ sông Cửu Long không trị thủy bằng đê mà bằng cách đào kênh, dẫn nước vào ruộng, khai thác lợi thế từ nguồn nước, sông rạch. Một số người còn sống bằng nghề cá. Người dân sống trên nhà sàn vì đó vốn sình lầy, là vùng đồng bằng thấp ngập nước. Các đền đài, mộ táng thì được xây dựng trên các gò đất đắp hoặc đồi núi cao. Có đền đài dài đến 25m rộng 16m, kè móng đá cao 2m. Điều này cho thấy Phù Nam là một xã hội thượng tôn tín ngưỡng tôn giáo hết sức mạnh mẽ.

Trong quá trình phát triển, Vương quốc Phù Nam đã chú trọng đến việc hình thành các thương cảng phục vụ cho việc giao thương với các xứ khác. Bởi vậy trong giai đoạn phát triển cực thịnh của mình, Phù Nam không chỉ có một thương cảng Óc Eo (An Giang) và một tiền cảng Nền Chùa (Kiên Giang), mà còn có các thương điếm từ Óc Eo qua Đá Nổi đến Phú Long (Sa Đéc), Gò Thành (Vĩnh Long) rồi các trung tâm ở vùng Mỹ Tho - Gò Công trước khi đến Cần Giờ đổ ra Biển Đông. Vùng vịnh cổ này chạy theo hướng Đông - Tây từ mũi Vũng Tàu đến cửa sông cổ ở Thoại Giang, Thoại Sơn, An Giang “phải đi qua hàng trăm dặm dọc theo con sông trong vùng rừng sác (người Nam Bộ gọi cây mắm là cây sác) để đến kinh đô Phù Nam. Sự vận hành hai con đường mậu dịch lớn nhất hành tinh: “Con đường tơ lụa” và “Con đường hương liệu”, trong vài thế kỷ đầu và trước CN đã tạo điều kiện hình thành, phát triển một loạt các quốc gia Trung Á và Đông Nam Á. Phù Nam là một “quốc gia - đô thị” sớm nhất ở đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, cũng là quốc gia thế lực nhất vùng Đông Nam Á kiểm soát con đường hương liệu. Khi đế quốc La Mã mở rộng giao thương với người Ấn qua biển Ả Rập thì con đường thương thuyền Ấn Độ - Trung Hoa được nối dài từ Đông sang Tây Ấn Độ đến các thương cảng trong vịnh Ba Tư hay trên bờ Biển Đỏ. Sự nối dài này làm cho giao thương đường biển trở nên nhộn nhịp, các quốc gia trở nên năng động và nhanh chóng giàu có; chủng loại và số lượng hàng hóa lưu thông ngày một lớn. Trong số hàng hóa như tơ lụa, kim loại, đồ gốm sứ, trang sức, đá quí, ngọc trai, gỗ… thì các loại gia vị và hương liệu đặc sản vùng Đông Nam Á trở thành đối tượng giao thương toàn cầu. Với sức mạnh kinh tế và quân sự của mình, Phù Nam đã chi phối, kiểm soát “con đường hương liệu” trong khu vực. Việc buôn bán hương liệu bắt đầu bằng khai thác các loại trầm hương, quế, đậu khấu, tiêu sọ. Các chuyến tàu của Phù Nam từ Óc Eo sẽ ghé qua các cảng quế ở Hội An, Hải Phòng, đợi đến mùa gió Đông Bắc đến các quần đảo gia vị trong biển Celebes, Moluccas và Bandas (thuộc In-đô-nê-xia ngày nay) rồi quay trở lại đảo Trường Sa. Tại đây các sản vật, nhất là hương liệu và gia vị được đưa lên tàu hàng xuất khẩu đến Trung Hoa, Nhật Bản hay qua Ấn Độ đến các kho chứa trên bờ biển Đỏ hoặc trong vịnh Ba Tư. Tại đó hương liệu Phù Nam và hàng hóa theo đường bộ La Mã tiếp tục đến các nước châu Âu. Dựa vào sức mạnh thương mại trên biển, Vương quốc Phù Nam lấn sang và chi phối hệ thống tài chính trong khu vực, trong đó có hệ thống thanh toán tiền tệ. Tiền của Phù Nam được sử dụng từ Miama, Philippin, các đảo vùng Đông Nam Á…

Nếu ai qua các di chỉ Óc Eo ngày nay, chắc hẳn đều đặt câu hỏi nghi vấn, hiện tại nơi đây là một vùng đồng bằng cạn, xung quanh là núi và cách xa biển. Vậy vì sao lại có thương cảng Óc Eo? Qua nhiều lần khảo cứu, các nhà khoa học, khảo cổ học trong nước và quốc tế đã nhận định rằng: hàng nghìn năm trước đây, thềm lục địa biển Đông Việt Nam, mực nước biển vẫn còn nằm ở đường đẳng sâu hơn hiện tại 100-200m, phần lớn đồng bằng sông Cửu Long chìm trong nước biển. Đến khoảng 2.500 năm trước, nước biển lại dâng lên 2- 2,5m so với hiện tại. Một lần nữa, đồng bằng sông Cửu Long lại bị thu hẹp, nhiều cánh đồng trở thành biển nông ven bờ, những vùng đất thấp trở thành bãi lầy ven biển. Khi đó, Ba Thê (An Giang) là một eo biển với địa hình tránh bão, là nơi neo đậu, dừng chân lý tưởng của thương thuyền các nước. Về sau, do hiện tượng biển lùi, nơi đây chỉ còn lại là những cánh đồng quanh sườn núi. Ngày xưa, nơi này nổi tiếng có nhiều ốc biển. Đến bây giờ, khi đào nền móng xây dựng một số công trình ở quanh vùng Ba Thê người ta vẫn bắt gặp những “mỏ” vỏ ốc khổng lồ trong lòng đất. Có thể tên gọi Óc Eo cũng bắt nguồn từ đó. Do có địa thế thuận lợi như thế nên thương cảng Óc Eo trở thành một điểm đến, điểm dừng chân tránh bão, đợi mùa gió thuận và trao đổi mua bán hết sức lý tưởng và quan trọng của giới thương buôn các nước. Thương cảng Óc Eo chia làm hai khu vực: Khu phía Đông kinh thành giống như khu “chợ nổi”, tại đây các ghe tàu lui tới trao đổi hàng hóa với cư dân tại chỗ, là nơi cung cấp lương thực cho cư dân nội thành gồm vua, đạo sĩ, quan lại, quân lính; khu vực phía Nam là khu neo đậu của các tàu hàng viễn dương để tiếp nhận hàng hóa, sản vật từ các tàu khác trong vùng. Nơi đây cũng là điểm trao đổi hàng hóa giữa các con tàu đến từ nước khác, khiến nơi này trở thành điểm hội tụ các đoàn tàu trên “con đường hương liệu”. Thương cảng Óc Eo trở thành nơi hoạt động nhộn nhịp nhất vùng suốt nhiều thế kỷ đầu Công nguyên.

Kỳ 2: Đem quân chinh phạt và sự sụp đổ của một vương triều

Giàu lên nhanh chóng, cường quốc thương nghiệp - đế quốc Phù Nam có thừa tiền bạc để xây dựng quân đội hùng mạnh nhằm bảo vệ kinh đô, quản lý trật tự xã hội và giữ yên bờ cõi.

Như đã nói ở trên, quân đội Phù Nam có đủ các loại thủy - tượng - bộ binh, trong đó thủy binh được xem là đội quân tinh nhuệ nhất mang tầm chiến lược của quốc gia cổ đại này. Hàng chục chiến thuyền được đầu tư đóng to, trang bị vũ khí đầy đủ. Trong tập ký sự “Chuyện lạ ở phương Nam” của hai sứ thần Trung Hoa là Chu Ứng và Khang Thái đã mô tả những con tàu Phù Nam đủ lớn để chở 600-700 người với 40-50 mái chèo. Tàu dài 20 bộ (48m), nổi cao lên mặt nước khoảng 3 bộ, có 4 cột buồm với các cánh buồm nằm nghiêng rộng khoảng 10 bộ. Với sức mạnh của thủy binh, Vương quốc Phù Nam đã bành trướng thương nghiệp biển và lãnh thổ. Thực tế các chiến thuyền của Phù Nam đã Nam chinh, Tây phạt bắt hơn 10 vương quốc thần phục làm chư hầu, phải cống nạp thuế hàng năm dưới sự bảo hộ của vua Phù Nam. Từ địa bàn chính là đồng bằng sông Cửu Long, sau khi chinh phạt thu phục 10 nước chư hầu, Vương quốc Phù Nam kiểm soát một vùng rộng lớn từ Nha Trang đến thung lũng Mê Nam, gồm một phần đảo Mã Lai và vùng ven vịnh Thái Lan. Từ giữa thế kỷ thứ III - IV, Phù Nam chinh phục quân sự vùng Bắc bán đảo Mã Lai nhằm đảm bảo kiểm soát giao thương trên biển Đông - Ấn Độ Dương, trong số hơn chục nước chư hầu bị Phù Nam thuần phục có cả Chân Lạp (Khơ me cổ hay Campuchia ngày nay). Đây chính là một mầm mống, một thế lực có ảnh hưởng lớn đến sự suy vong của Vương quốc Phù Nam sau này.

Với vai trò nổi bật trở thành trung tâm thương mại sớm nhất trong khu vực Đông Nam Á, Vương quốc Phù Nam mặc sức lấn át các tiểu quốc phụ thuộc vào kinh tế, thậm chí bắt các nước phải thần phục làm chư hầu. Song, cho đến giữa thế kỷ thứ VI, châu thổ này bị thu hẹp bởi đỉnh cao của các đợt hải xâm (biển lấn), đã dẫn đến các cuộc nổi dậy về kinh tế và chính trị của một số nước chư hầu. Và một tiến trình “vương quốc hóa” của các quốc gia trong vùng bắt đầu nhen nhóm. Đầu thế kỷ thứ VII ưu thế thương mại của Phù Nam giảm đi nhanh chóng. Đã có sự dịch chuyển hoạt động thương mại từ trọng tâm là thương cảng Óc Eo ven bờ biển Tây Nam cổ xuống khu vực Malacca và Xumatơra (Inđônêxia). Người ta nhận ra rằng từ khi xuất hiện nhà nước Srivigiaya (một phần đất thuộc Mã lai và đảo Java xưa kia) và nhất là khi nó đóng vai trò đế chế hải thương của cả khu vực thì tên tuổi Phù Nam bị lu mờ và biến mất. Triều đại cuối cùng của Phù Nam không chăm lo phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu nguồn hàng cũng như củng cố hệ thống cảng biển, trong khi các đế vương, tiểu quốc trên quần đảo In đô nê xia rất thành công trong lĩnh vực này. Sự chuyển hướng buôn bán, giao thương của hai thị trường lớn là Trung Quốc và Ấn Độ cũng góp phần tạo nên biến đổi trên. Theo thư tịch cổ của Trung Quốc thì sự chuyển dịch này đã bắt đầu diễn ra từ nửa sau thế kỷ II và cho đến cuối thế kỷ III. Cùng với vai trò mới nổi của một số tiểu quốc như Java, Xumatơra… đã bắt đầu có những dấu hiệu của sự chuyển hướng địa bàn buôn bán. Thương cảng có tên Koying (Inđônêxia) được nhắc đến như một hải cảng trung chuyển hàng hóa của quốc gia này ở đường bờ biển Đông Nam Xumatơra. Khi đó, Vương quốc Phù Nam vẫn là một quốc gia hùng mạnh với thế lực kinh tế mang tầm khu vực, liên châu lục nên đã phớt lờ và chủ quan với những thế lực kinh tế mới quanh mình. Chính tư tưởng trọng thương và bành trướng lãnh thổ một thời đã đưa Vương quốc Phù Nam trở thành đế chế thương mại biển, một đế quốc hùng mạnh nhất Đông Nam Á, song cũng chính điều này làm nên sự suy yếu về kinh tế và đẩy quốc gia cổ đại này đến con đường diệt vong.

Cùng với việc mất vị trí về thương cảng, hai nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và thủ công nghiệp có dấu hiệu suy sụp thì một yếu tố mang tính quan trọng làm cho vương quốc Phù Nam sụp đổ là các cuộc tranh ngôi trong vương triều của các hoàng thân dẫn đến triều đình Trung ương bị chia rẽ suy yếu, bỏ mặc nền kinh tế đang trên đà tuột dốc. Chính nguyên nhân này cùng với sự lớn mạnh của các nước chư hầu xung quanh cũng là yếu tố tiên quyết làm suy vong nhanh vương quốc này. Trong số các tiểu quốc chư hầu đó, Chân Lạp (hay Khơ me cổ, Cămpuchia ngày nay) đã trở nên vô cùng nguy hiểm vì vốn đã có mầm mống muốn lật đổ triều đình trung ương Phù Nam từ lâu. Chân Lạp ra đời vào khoảng cuối thế kỷ thứ V, đầu thế kỷ thứ VI. Chân Lạp nằm ở phía Tây Nam nước Lâm Ấp (Chiêm Thành - tiền thân của Chăm Pa). Thủ đô của Chân Lạp có tên là Linkiapơpơ hay Lingaparvata. Chân Lạp được hình thành như một tiểu quốc chư hầu mới nhất của Vương quốc Phù Nam ở cuối thế kỷ thứ V, được vua Phù Nam tin tưởng giao cho một hoàng thân cai trị. Một trong những nhân vật làm nên cuộc biến loạn và làm suy vong Vương quốc Phù Nam là Bhavavarman - vốn là một trong những người thuộc Hoàng tộc của Phù Nam. Vào thế kỷ VI (khoảng năm 540- 550) vua Chân Lạp đem quân đánh chiếm vương quốc Phù Nam. Vua Phù Nam Rudruvarman (vị vua thứ 13 và là vị vua cuối cùng của vương quốc Phù Nam) thất bại chạy về Na Phất Na (một kinh thành cổ nằm tại vùng Óc Eo - Ba Thê) và định đô ở đó một thời gian. Mặc dù đã cử nhiều đoàn sứ thần đi sứ sang Trung Quốc cầu cứu nhưng Phù Nam chỉ nhận được sự thờ ơ của Hoàng đế Trung Hoa và sự quay lưng của các nước có thế lực xung quanh. Cho đến năm 627, dưới triều đại của vua Chân Lạp mới là Isanavarman thì việc thôn tính vương quốc Phù Nam cơ bản hoàn thành. Phù Nam bị sáp nhập hoàn toàn vào Chân Lạp. Do không quen với cuộc sống sông nước và thậm chí không cần cuộc sống sông nước nên người Chân lạp đã tàn phá hải cảng Óc Eo. Sau đó, Chân Lạp chuyển kinh đô lên vùng đất cao Angko Borei (Cămpuchia ngày nay). Vì thế kinh thành và thương cảng Óc Eo rơi vào cảnh đìu hiu, hoang tàn. Không chỉ tàn phá cuộc sống vùng sông nước mà Chân Lạp còn hủy diệt hoàn toàn những vùng cao khác thuộc Vương quốc Phù Nam. Chính vì khả năng thích ứng kém của cư dân Khơ Me cổ đã đẩy Vương quốc Phù Nam đến cảnh hủy diệt và biến mất hoàn toàn sau những đợt sóng biển dâng trào. Ngày nay, những đền đài, thành phố, kinh đô xưa của Phù Nam chỉ còn là phế tích nằm trong lòng đất ở khắp đồng bằng và những triền núi cao ở miền Tây Nam Bộ.

Vương quốc Phù Nam tồn tại hơn 6 thế kỷ, trải qua liên tục 13 đời vua, thời gian của nó có thể sánh với độ dài của mọi triều đại phong kiến tập quyền ở Đông Nam Á những thế kỷ tiếp sau đó. Trong suốt quá trình tồn tại, với những thành quả xây dựng được về các mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, Phù Nam đã khẳng định vị trí quan trọng của mình như là đầu mối buôn bán Đông - Tây, giữ vững sự ổn định trong các mối quan hệ quốc tế, xứng đáng là một “Trung tâm liên kết thế giới” như lời nhận xét của một học giả Nhật Bản. “Với những thành tựu, biểu hiện đó, quốc gia Phù Nam đã vượt qua trình độ cơ sở để trở thành một vương quốc phát triển cao nhất Đông Nam Á về mọi mặt trong thiên niên kỷ và nó xứng đáng có một vị trí quan trọng trong lịch sử thế giới” ( Lương Ninh- Nhà nước Phù Nam. NXB ĐHQG T/p Hồ Chí Minh, tr. 31).

(Nguồn: baotanglichsuquocgia)

_________________________
Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
nguoitruongphu

nguoitruongphu

Tổng số bài gửi : 936
Age : 54
Registration date : 17/12/2011

Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ   Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ I_icon13Tue 16 Dec 2014, 12:17

Hàng chục chiến thuyền được đầu tư đóng to, trang bị vũ khí đầy đủ. Trong tập ký sự “Chuyện lạ ở phương Nam” của hai sứ thần Trung Hoa là Chu Ứng và Khang Thái đã mô tả những con tàu Phù Nam đủ lớn để chở 600-700 người với 40-50 mái chèo. Tàu dài 20 bộ (48m), nổi cao lên mặt nước khoảng 3 bộ, có 4 cột buồm với các cánh buồm nằm nghiêng rộng khoảng 10 bộ. 
 
   Trong viện bảo tàng VN và thế giới không có bằng chứng những điều nêu trên ....?
những con tàu Phù Nam đủ lớn để chở 600-700 người với 40-50 mái chèo...xin hỏi kỷ thuật đóng Tàu và cái nơi sản xuất ở đâu ....

   Theo tôi người Việt khóe tưởng tượng ...giống như chuyện Chiếc nõ thần thời An vương vương....
  Xa hơn nửa 100 trứng ,trăm con.....
  Xa hơn nửa Sơn tinh ,Thủy Tinh....
  Trong lịch sử người Việt đã từng kết những chiếc xuồng dính vào nhau thành rồi bệnh rơm khô bao quanh để chống cung tên,thả trôi theo dòng nước,đánh cận chiến...chưa thấy vết tích Tàu khổng lồ chứa cả ngàn quân...


 Theo tôi biết thời Tây ...người Việt mới biết : Cây kim tây,Cây đinh ,Cái Cúp,cây Xà ben.... Nghĩa là người Việt chỉ hưởng thụ Văn Minh từ khi PHáp xâm lược VN. 
   Thời xa xưa chiếc xuồng của người Việt được được  hình thành bằng nguyên khúc Gổ tròn đẽo thành xuồng...chưa biết cưa, xẻ gổ....cưa ,xẻ gổ được bắt đầu khi Tây lập xưởng Ba Son ở Sài Gòn...khi động cơ nổ ra đời ....
  http://wikimapia.org/14015452/vi/Nh%C3%A0-m%C3%A1y-%C4%91%C3%B3ng-t%C3%A0u-Ba-Son
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ   Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ I_icon13Wed 17 Dec 2014, 04:05

nguoitruongphu đã viết:
Theo tôi thì dùng từ hạm đội " là đao to búa lơn" vì tàu xưa chỉ làm bằng cây mà người Việt xưa chưa có kỷ thuật xẻ gổ ( chỉ thời Pháp mới có ) thì làm sao đóng được tàu lớn có sức chứa hàng trăm người ? như tàu Tây? giả lại  người Việt xưa chỉ có thuyền chưa có tàu ..Từ TÀU xuất hiện khi người Việt khai phá Sài Gòn -Gia Định  ....Người hoa chở hàng hóa  cặp Bến Nghé ....bằng những chiếc TÀU lớn hơn thuyền cho nên người Việt gọi người Hoa là "Các Chú Ba Tàu" sở dĩ người Việt gọi người Hoa là "Ba Tàu" vì họ đến bằng tàu lớn chở gạo lúa mua từ đồng bằng sông Cữu Long...
    Mình tranh luận để tìm hiểu lịch sử khai phá phương nam ... Các bậc tiền  bối của  tôi đã vào nam 1800 theo nhà Nguyễn Huệ ...Định cư vùng đất Sài Gòn -Gia Định tính đến nay đã 10 đời...vẫn còn đầy đủ mồ mả tổ tiên...cho nên tôi tìm hiểu rất kỷ Đất phương Nam....chúc bạn vui

chùi !
Sao NTP dám khẳng định "từ TÀU xuất hiện khi người Việt khai phá Sài Gòn -Gia Định" vậy ?
Shiroi nghĩ NTP nhầm lẫn giữa "người Tàu" và "tàu bè" rồi.

Giao thương giữa các nước đã có từ nghìn xưa, và việc giao thương đi bằng tàu bè là chuyện hiển nhiên.
Không lẽ nước Việt mình cổ lỗ hủ và ngu đến mức độ nằm ngay ngã tư hàng hải vẫn không biết "TÀU" là gì ?
cho nên từ "TÀU" đã có từ lâu đời, từ lúc tiếng Việt được hình thành rồi.


nguoitruongphu đã viết:
Hàng chục chiến thuyền được đầu tư đóng to, trang bị vũ khí đầy đủ. Trong tập ký sự “Chuyện lạ ở phương Nam” của hai sứ thần Trung Hoa là Chu Ứng và Khang Thái đã mô tả những con tàu Phù Nam đủ lớn để chở 600-700 người với 40-50 mái chèo. Tàu dài 20 bộ (48m), nổi cao lên mặt nước khoảng 3 bộ, có 4 cột buồm với các cánh buồm nằm nghiêng rộng khoảng 10 bộ. 
 
   Trong viện bảo tàng VN và thế giới không có bằng chứng những điều nêu trên ....?
những con tàu Phù Nam đủ lớn để chở 600-700 người với 40-50 mái chèo...xin hỏi kỷ thuật đóng Tàu và cái nơi sản xuất ở đâu ....

   Theo tôi người Việt khóe tưởng tượng ...giống như chuyện Chiếc nõ thần thời An vương vương....
  Xa hơn nửa 100 trứng ,trăm con.....
  Xa hơn nửa Sơn tinh ,Thủy Tinh....
  Trong lịch sử người Việt đã từng kết những chiếc xuồng dính vào nhau thành rồi bệnh rơm khô bao quanh để chống cung tên,thả trôi theo dòng nước,đánh cận chiến...chưa thấy vết tích Tàu khổng lồ chứa cả ngàn quân...


 Theo tôi biết thời Tây ...người Việt mới biết : Cây kim tây,Cây đinh ,Cái Cúp,cây Xà ben.... Nghĩa là người Việt chỉ hưởng thụ Văn Minh từ khi PHáp xâm lược VN. 
   Thời xa xưa chiếc xuồng của người Việt được được  hình thành bằng nguyên khúc Gổ tròn đẽo thành xuồng...chưa biết cưa, xẻ gổ....cưa ,xẻ gổ được bắt đầu khi Tây lập xưởng Ba Son ở Sài Gòn...khi động cơ nổ ra đời ....
  http://wikimapia.org/14015452/vi/Nh%C3%A0-m%C3%A1y-%C4%91%C3%B3ng-t%C3%A0u-Ba-Son
 
 
Chuyện nước Phù Nam không liên quan đến "trí tưởng tượng" của Đại Việt cả.
Về huyền thoại thì nước nào không có. Huyền thoại của Trung Hoa thì có "Bảng Phong Thần".
Trong Huyền Thoại của Hy Lạp thì có Zeus và các vị thần.
Các nước Âu Châu có Adam và Eva rồi mới sanh ra cả thế giới !
Hạm đội là một đội tàu chiến, không phải 1.
Có hay không thì NTP có thể hỏi những người thuộc giòng họ Lý đang sống ở Đại Hàn ( ~ 600 người), hoặc Tổng Thống Hàn Quốc đầu tiên Lý Thừa Vãn năm 1958 đến VN đã nói láo, suy ra người Hàn Quốc cũng đầy trí tượng tưởng phong phú như người Việt, chế ra chuyện Hoàng Thúc Lý Long Tường.
Chuyện này không phải do Shiroi "tưởng tượng" ra, nên không khẳng định gì cả !
Về Đầu Trang Go down
nguoitruongphu

nguoitruongphu

Tổng số bài gửi : 936
Age : 54
Registration date : 17/12/2011

Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ   Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ I_icon13Wed 17 Dec 2014, 07:36

Shirol ...Bạn có nghe câu  vè nầy chưa ?

Các chú Ba Tàu ....

Thằng nào cũng như thằng nấy
Thằng nào không giấy thì đuổi về Tàu

Theo học giả Vương hồng Sển ,sở dĩ người Việt gọi người Hoa là Tàu là vì lần đầu tiên người Việt thấy Tàu To chở hàng hóa cập Bến Nghé -Sài Gòn...đa số là trẻ tuổi ....nên  gọi là " Các chú Ba Tàu"

Tôi muốn trao đổi để tìm ra sự thật Lịch Sử Đất Phương Nam....Bạn có quyền không tin ...mời bạn xem vài hình ảnh Sài Gòn xưa...

https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/sets/72157626848690541/
Về Đầu Trang Go down
nguoitruongphu

nguoitruongphu

Tổng số bài gửi : 936
Age : 54
Registration date : 17/12/2011

Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ   Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ I_icon13Wed 17 Dec 2014, 07:36

Shirol ...Bạn có nghe câu  vè nầy chưa ?

Các chú Ba Tàu ....

Thằng nào cũng như thằng nấy
Thằng nào không giấy thì đuổi về Tàu

Theo học giả Vương hồng Sển ,sở dĩ người Việt gọi người Hoa là Tàu là vì lần đầu tiên người Việt thấy Tàu To chở hàng hóa cập Bến Nghé -Sài Gòn...đa số là trẻ tuổi ....nên  gọi là " Các chú Ba Tàu"

Tôi muốn trao đổi để tìm ra sự thật Lịch Sử Đất Phương Nam....Bạn có quyền không tin ...mời bạn xem vài hình ảnh Sài Gòn xưa...

https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/sets/72157626848690541/
Về Đầu Trang Go down
Gió Bụi

Gió Bụi

Tổng số bài gửi : 392
Location : cạnh nhà em
Registration date : 12/10/2011

Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ   Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ I_icon13Wed 17 Dec 2014, 09:43

Theo sự nhận xét của GB thì:


Shiroi chỉ đăng lại sao y bản chánh bài viết  Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ cho chúng ta ngồi không suy ngẫm khi rảnh rỗi. Smile

Còn những gì Nguoitruongphu đưa ra thì cũng chỉ là ý riêng tư của NTP và lời đồn miệng mà thôi, chứ cũng không chứng minh được tiếng "Ba Tàu, Chú ba Tàu hay Tàu" xuất hiện từ đâu, năm nào.

Đúng là ai cũng có thể đưa ý kiến của mình ra nếu nhận thấy một điều gì không đúng với sự thật (nếu mình có gì để chứng minh là điều đó không đúng với sự thật là tốt nhất), nhưng không vì một sự tranh cãi nhỏ nhoi mà lôi ra những huyền thoại (có ai nói huyền thoại là đúng 100% sự thật?, nhưng nếu nói huyền thoại là không có,  thì thử hỏi làm sao những huyền thoại đó tồn tại mãi theo thời gian? Smile) ra rêu rao này nọ thì GB nghĩ cũng không hay lắm, Smile vì GB thấy đề tài này có khuynh hướng đi lạc đề , từ Hạm đội tàu lớn => Ba Tàu từ đâu tới=> Ai đánh cắp Nỏ thần An Dương Vương => Ai làm Tổng Thống Hàn Quốc => và more to come ??? Smile

Đây cũng chỉ là ý kiến riêng tư của GB thôi chứ cũng không có gì để minh chứng cả Smile
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ   Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Lịch Sử Vùng Đất Nam Bộ
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 3 trangChuyển đến trang : 1, 2, 3  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Lịch Sử-