Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:03

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Today at 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Yesterday at 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Yesterday at 22:22

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 15:40

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Yesterday at 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Yesterday at 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7  Next
Tác giảThông điệp
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 4 I_icon13Sat 16 Jan 2016, 04:14

Cứ nghĩ Staline giống... Đông Phương Bất Bại ... chắc Nga Sô không chơi với mình nữa Mad
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 4 I_icon13Tue 19 Jan 2016, 09:02

Shiroi đã viết:
Cứ nghĩ Staline giống... Đông Phương Bất Bại ... chắc Nga Sô không chơi với mình nữa Mad  
 
Bây giờ có Putin, chắc là ... Lâm Bình Chi!

_________________________
CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 4 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 4 I_icon13Tue 19 Jan 2016, 09:17

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)

CHƯƠNG I

MỤC 2:
CÁC NHƠN VẬT ĐƯỢC DÙNG ĐỂ MÔ TẢ MỘT VÀI CHÁNH KHÁCH NỔI TIẾNG TRONG LỊCH SỬ TRUNG QUỐC CẬN ĐẠI


2. Nhậm Ngã Hành, biểu tượng Mao Trạch Đông và Đông Phương Bất Bại, biểu tượng Lưu Thiếu Kỳ

Nếu Triêu Dương Thần Giáo được dùng để ám chỉ Đảng Trung Cộng thì các nhơn vật đã làm giáo chủ của giáo phái này dĩ nhiên là phải được dùng để biểu tượng cho các nhà lãnh tụ của Đảng ấy.

Trong bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ, có nhiều dữ kiện làm cho chúng ta có thể nghĩ rằng Nhậm Ngã Hành là nhơn vật tượng trưng cho Mao Trạch Đông trong khi Đông Phương Bất Bại là nhơn vật tượng trưng cho Lưu Thiếu Kỳ. Cũng như đối với các nhơn vật tượng trưng cho một số quốc gia đặc biệt mà chúng tôi đã trình bày trong Mục I của Chương này, Kim Dung không phải dùng cốt chuyện của TIẾU NGẠO GIANG HỒ để kể hết lại tiểu sử của các lãnh tụ Trung Cộng nói trên đây, mà chỉ nêu ra một số chi tiết liên hệ đền tiểu sử đó.

a. Mối liên hệ giữa Nhậm Ngã Hành với Đông Phương Bất Bại bên trong Triêu Dương Thần Giáo so với mối liên hệ giữa Mao Trạch Đông với Lưu Thiếu Kỳ bên trong Đảng Trung Cộng.

Cứ theo Kim Dung thì Nhậm Ngã Hành là một trong những người sáng lập Triêu Dương Thần Giáo và là vị Giáo Chủ đầu tiên của giáo phái đó. Đông Phương Bất Bại là một thuộc hạ của ông. Chính do sự cất nhắc của Nhậm Ngã Hành mà Đông Phương Bất Bại đã được đưa lên chức Quang Minh Tả Sứ tức là người giữ địa vị số hai trong Triêu Dương Thần Giáo. Sau khi sáng chế được công phu HẤP TINH ĐẠI PHÁP và thâu hút được công lực của một số cao thủ võ lâm đối địch với mình, Nhậm Ngã Hành thấy khó chịu vì các luồng công lực được luyện theo những cách thức khác nhau mà ông đã thâu hút được vào mình thỉnh thoảng quay ra hành hạ cơ thể ông. Do đó, ông phải để hết thì giờ và tâm trí vào việc nghiên cứu cách thức hóa tán và dung hợp các công lực ông đã thâu hút. Điều này bắt buộc ông phải giao hết quyền điều khiển công việc hằng ngày của Triêu Dương Thần Giáo cho Đông Phương Bất Bại.

Ông này bề ngoài tỏ vẻ cung kính trung thành với Nhậm Ngã Hành, nhưng bên trong lại ngấm ngầm xây dựng thế lực riêng và dùng nhiều thủ đoạn để trừ khử những thuộc hạ thật sự trung thành với Nhậm Ngã Hành. Để tỏ ỳ tin cậy Đông Phương Bất Bại hoàn toàn và sẽ chọn lựa ông ta làm người kế vi, Nhậm Ngã Hành đã giao cho ông ta bảo vật trấn sơn của Triêu Dương Thần Giáo là bộ QÙI HOA BẢO ĐIỂN. Nhưng Đông Phương Bất Bại đã nhơn lúc Nhậm Ngã Hành ơ hờ mà đánh thuốc mê ông ta rồi đem giam giữ ông ta ở một ngục thất xây cất dưới đáy Tây Hồ.

Trong số các nhơn vật quan trọng và võ công cao cường của Triêu Dương Thần Giáo, có Hướng Vấn Thiên, nguyên là Quang Minh Hữu Sứ, là người vẫn còn trung thành với Nhậm Ngã Hành và âm mưu giúp Nhậm Ngã Hành thoát khỏi ngục thất. Sau đó, với sự giúp đỡ của Hướng Vấn Thiên, Lịnh Hồ Xung vả Nhậm Doanh Doanh, Nhậm Ngã Hành đã hạ sát được Đông Phương Bất Bại để đoạt lại ngôi Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo.
Trong nét chánh, mối liên hệ giữa Nhậm Ngã Hành với Đông Phương Bất Bại bên trong Triêu Dương Thần Giáo cũng tương tự mối liên hệ giữa ông Mao Trạch Đông với ông Lưu Thiếu Kỳ bên trong Đảng Trung Cộng.

Ông Mao Trạch Đông vẫn là một trong những người đã sáng lập Đảng Trung Cộng. Ban đầu, ông chưa phải là nhà lãnh đạo tối cao, nhưng thế lực ông trong Đảng lần lần tăng gia. Từ năm 1927, ông đã nắm được thực quyền điều khiển Trung Cộng và chính ông đã lãnh đạo Đảng này trong cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lăng của người Nhựt. Trong Đại Hội kỳ 7 của Đảng Trung Cộng năm 1945, ông đã được bầu làm Chủ Tịch Trung Ương Ủy Viên Hội tức là Chủ Tịch Đảng, lại kiêm nhiệm chức Chủ Tịch Trung Ương Chánh Trị Cục và Tổng Thư Ký của Trung Ương Thư Kỳ Xứ. Năm 1949, khi Đảng Trung Cộng thiết tập Trung Hoa Nhơn Dân Cộng Hòa Quốc, ông vẫn giữ các chức vụ trên đây của Đảng và kiêm nhiệm chức Chủ Tịch Nhà Nước.

Ông Lưu Thiếu Kỳ là người đã cộng sự với ông Mao Trạch Đông. Năm 1945, ông được bầu vào Trung Uơng Thư Ký Xứ. Năm 1949, ông lại được bầu làm Phó Chủ Tịch của Trung Hoa Nhơn Dân Cộng Hòa Quốc và đến năm 1956, trong Đại Hội kỳ 8 của Đảng Trung Cộng, ông được bầu làm Phó Chủ Tịch Trung Ương Ủy Viên Hội, tức là Phó Chủ Tịch của Đảng. Vậy, từ năm 1945, ông Lưu Thiếu Kỳ đã là một nhơn vật quan trọng của Đảng Trung Cộng và từ năm 1956, ông đã là nhà lãnh đạo số hai của Đảng sau ông Mao Trạch Đông. Nhưng đến năm 1959, lợi dụng sự thất bại của ông Mao Trạch Đông trong việc thực hiện kế hoạch gọi là Nhảy Vọt Tới Trước, ông Lưu Thiếu Kỳ đã vận động với một sổ đồng chí trong Đảng Trung Cộng để được bầu lên giữ chức Chủ Tịch Nhà Nước và nắm thực quyền điều khiển mọi công việc của Trung Hoa Nhơn Dân Cộng Hòa Quốc và của Đảng Trung Cộng. Ông Mao Trạch Đông vẫn còn giữ chức Chủ Tịch Đảng, nhưng thật sự đã bị dồn vào địa vị vô quyền.

Ông Lưu Thiếu Kỳ đã giữ chức Chủ Tịch Nhà Nước Trung Cộng trong chín năm. Đến năm 1968, nhờ sự ủng hộ của một số người thân tín còn trung thành với mình, ông Mao Trạch Đông đã thành công trong việc loại ông Lưu Thiếu Kỳ khỏi chức vụ Chủ Tịch Nhà Nước và nắm lại thực quyền điều khiển mọi việc của Trung Hoa Nhơn Dân Cộng Hòa Quốc và của Đảng Trung Cộng. Phần ông Lưu Thiếu Kỳ thì bị bắt hạ ngục và đã bị sát hại năm 1969.

b. Các đặc tánh của Nhậm Ngã Hành và Đông Phương Bất Bại so với các đặc tánh của Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ.

Kim Dung đã mô tả Nhậm Ngã Hành như là một người hào sảng, có kiến thức rất rộng. Tên họ ông ghép lại vốn có nghĩa là làm mọi việc theo ý mình và hễ thích đi đâu thì cứ đi ngay đến đó . Ông đã tự sáng chế ra công phu HẤP TINH ĐẠI PHÁP, và khi nhận thấy có sự trục trặc thì tự mình suy nghĩ để tìm giải pháp sửa chữa. Phần Đông Phương Bất Bại thì sau khi luyện được công phu ghi trong QÙI HOA BẢO ĐIỂN, đã có một võ công cao thâm hơn Nhậm Ngã Hành. Tuy nhiên, ông chỉ biết luyện tập theo một bí kíp đã có, chớ không tự mình sáng chế ra được một môn võ đặc biệt nào, cũng không cải thiện được các môn võ mình đã học. Các đặc điềm trên đây của Nhậm Ngã Hành và Đông Phương Bất Bại cũng phù hợp với đặc tánh của hai ông Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ.

Ông Mao Trạch Đông là người có những ý tưởng tân kỳ. Tuy cũng học theo chủ nghĩa Marx-Lenin, ông đã có những sáng kiến riêng của ông. Chủ nghĩa đặc biệt ông xây dựng đặt nền tảng trên thuyết nhơn định thắng thiên. Nó hàm ý rằng con người nếu có đủ ý chí cương kiên cần thiết thì có thể thay đổi xã hội theo lý tưởng mình . Thuyết nhơn đinh thắng thiên của ông Mao Trạch Đông vẫn chọi lại thuyết tiền định khoa học của Marx. Trong khi chủ nghĩa Marx dựa vào thuyết tiền định khoa học cho rằng chế độ cộng sản chỉ cỏ thể thực hiện khi xã hội đã được kỹ nghệ hóa và có nhiều thợ thuyền thì chủ nghĩa Mao Trạch Đông với thuyết nhơn đinh thắng thiên lại khẳng định rằng với các Công Xã Nhơn Dân, Trung Hoa Nhơn Dân Cộng Hoà Quốc có thể tiến thẳng đến chế độ cộng sản với một nền kinh tế nông nghiệp. Khi gọi nhơn vật biểu tượng cho ông Mao Trạch Đông là Nhậm Ngã Hành, Kim Dung đã nhấn mạnh trên việc họ Mao đề cao chủ trương nhơn định thắng thiên. Chính vì ông Mao Trạch Đông bất chấp thực tế khách quan nên kế hoạch Nhẩy Vọt Tới Trước của ông đã thất bại. Sự thất bại này đã làm cho ông mất uy tín và do đỏ, một số nhà lãnh đạo của Trung Cộng đã ủng hộ ông Lưu Thiếu Ký lên nắm thực quyền thay ông.

Ông Lưu Thiếu Kỳ đã được Kim Dung dùng Đông Phương Bất Bại để biểu tượng. Tên Đông Phương Bất Bại có ý nghĩa liên hệ đến Nhà Nước Trung Cộng vì Nhà Nước này lấy bản Đông Phương Hồng làm quốc ca và lấy câu “Gió đông thắng gió tây” làm khẩu hiệu. Khi trực tiếp dùng tên Đông Phương Bất Bại để gọi người biểu tượng ông Lưu Thiếu Kỳ, Kim Dung đã nhấn mạnh trên chỗ ông này là Quốc Trưởng của Trung Hoa Nhơn Dân Cộng Hoà Quốc. Mặt khác, ông Lưu Thiếu Kỳ vốn là một lãnh tụ theo đúng chủ nghĩa Marx-Lenin và chủ trương theo đúng lề lối của Liên Xô để xây dựng xã hội Trung Quốc. Kỹ thuật làm việc giúp Đảng trở thành “bất bại” nhưng cũng đồng thời làm cho đảng viên mất nhơn tánh vốn do Lenin sáng chế và được Kim Dung so sánh với công phu ghi trong QÙI HOA BẢO ĐIỂN là một công phu vô địch, nhưng bắt buộc người luyện tập theo nó phải tự thiến. Bởi đó, việc ông Lưu Thiếu Kỳ trung thành với đường lối làm việc của Lenin có thể so sánh với việc Đông Phương Bất Bại luyện võ công theo bộ QÙI HOA BẢO ĐIỂN.

Theo Kim Dung thì bộ QÙI HOA BẢO ĐIỂN vốn do Nhậm Ngã Hành nắm giữ, nhưng ông không chịu theo nó để luyện tập. Sau khi giao cho Đông Phương Bất Bại quyền giải quyết các công việc thường nhật của Triêu Dương Thần Giáo để chính mình được rảnh rang và chuyên tâm tìm cách chữa trị những cái hại của công phu HẤP TINH ĐẠI PHÁP, Nhậm Ngã Hành đã nghi ngờ Đông Phương Bất Bại có dã tâm cướp đoạt địa vị Giáo Chủ. Việc ông trao QÙI HOA BẢO ĐIỂN cho Đông Phương Bất Bại bề ngoài là một dấu hiệu của sự tin cậy, nhưng thật sự là có dụng ý làm cho Đông Phương Bất Bại ham mê công phu của QÙI HOA BẢO ĐIỂN và tự thiến để luyện tập nó, thành ra phải lâm vào tình trạng ái nam ái nữ .

Các chi tiết trên đây đã được dùng để ám chỉ sự khác nhau về quan niệm giữa ông Mao Trạch Đông và ông Lưu Thiếu Kỳ, làm cho cuối cùng hai bên trở thành thù địch với nhau.

c. Cách Đông Phương Bất Bại đối xử với Nhậm Ngã Hành sau khi bắt giam ông này để làm Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo, so với cách Lưu Thiếu Kỳ đối xử với Mao Trách Đông sau khi giành địa vị Chủ Tịch Nhà Nước Trung Cộng.

Khi đã nhờ đánh thuốc mê mà bắt được Nhậm Ngã Hành, Đông Phương Bất Bại đã không giết ông mà chỉ đem giam trong ngục thất dưới đáy Tây Hồ. Trên ngục thất này là một tòa biệt thự rộng rãi khang trang tên là Cô Sơn Mai Trang. Việc canh giữ Nhậm Ngã Hành được giao cho bốn cao thủ võ lâm gọi chung là Giang Nam Tứ Hữu. Trong bốn người này, Hoàng Chung Công là người say mê âm nhạc, Hắc Bạch Tử là người say mê đánh cờ, Ngốc Bút Ông là người say mê bút thiếp đẹp và Đan Thanh Tiên Sinh là người say mê hội họa, đồng thời thích uống rượu. Sự canh giữ Nhậm Ngã Hành được tổ chức một cách nghiêm mật trong khi Đông Phương Bất Bại được tôn lên làm Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo. Tuy nhiên, Đông Phương Bất Bại không muốn mang tiếng lả đã cướp đoạt ngôi Giáo Chủ này. Do đó, ông công khai cho biết rằng Nhậm Ngã Hành đã chết và có trối lại để cho ông lên thay thế trong việc lãnh đạo Triêu Dương Thần Giáo. Để mọi người tin nơi thuyết nảy, Đông Phương Bất Bại đã tỏ ra rất tôn trọng và chiều chuộng con gái Nhậm Ngã Hành là Nhậm Doanh Doanh. Do đó, Nhậm Doanh Doanh mới xin được thuốc thêm cho những người đã uống Tam Thi Não Thần Đơn thành ra tất cả những người trong giới giang hồ tuy thuộc Triêu Dương Thần Giáo đều mến phục Nhậm Doanh Doanh mà họ gọi tôn lả Thánh Cô.

Ta có thể đem đối chiến lối Đông Phương Bất Bại cư xử với Nhậm Ngã Hành với lối cư xử của ông Lưu Thiếu Kỳ đối với ông Mao Trạch Đông. Sau khi vận động để được bầu làm Chủ Tịch Nhà Nước Trung Cộng, ông Lưu Thiếu Kỳ đã nắm thực quyền điều khiển mọi việc và dồn ông Mao Trạch Đông vào chỗ vô quyền. Để nắm vững địa vị, ông Lưu Thiếu Kỳ đã cô lập hóa ông Mao Trạch Đông không cho tiếp xúc nhiều với bên ngoài và với bộ máy Đảng Trung Cộng. Tuy nhiên, ông Lưu Thiếu Kỳ vẫn để cho ông Mao Trạch Đông giữ chức Chủ Tịch Đảng và bề ngoài đã tỏ ra rất tôn trọng ông Mao Trạch Đông. Điều này đã được Kim Dung ám chỉ qua một sổ chi tiết nói về nơi và cách thức Đông Phương Bất Bại giam giữ Nhậm Ngã Hành.

Như ta đã thấy trên đây, nơi giam giữ Nhậm Ngã Hành được gọi là Cô Sơn Mai Trang. Cô Sơn là một ngọn núi thuộc vùng Tây Hồ tại thành phố Hàng Châu trong tỉnh Triết Giang. Chữ Cô trong Cô Sơn vốn có nghĩa là côi cút tức là không còn cha mẹ, nhưng cũng được dùng về chỉ cái thế biệt lập của một người hay một vật. Ngọn Cô Sơn sở dĩ mang tên này là vì nó đứng chót vót một mình. Trong ngôn ngữ Trung Hoa, chữ cô cùng với chữ quả (vốn có nghĩa là góa bụa tức là mất chồng hay mất vợ) đã được dùng một cách đặc biệt để chỉ địa vị người lãnh đạo tối cao trong một nước. Các bực vua chúa thời xưa thường dùng tĩnh tử cô hay quả (như cô gia, quả nhơn) để tự xưng. Đây là một cách nói khiêm tốn để bảo rằng địa vị họ là địa vị duy nhất trong nước, không có ai là kẻ đồng hàng. Lối dùng chữ này đã được thi hào Nguyễn Du áp dụng trong truyện Kiều với câu: “Nghinh ngang một cõi biên thùy; Thiếu gì cô quả, thiếu gì bá vương” mô tả Tử Hải lúc ông này chiếm được một lãnh thổ khá rộng lớn và tự xưng là chúa tể của lãnh thổ ấy. Về hoa mai thì nó vốn được người Trung hoa gọi là quốc hoa, tức là loài hoa biểu tượng cho nước họ. Khi gọi nơi giam giữ Nhậm Ngã Hành là Cô Sơn Mai Trang, Kim Dung đã có ý cho biết rằng nhơn vật mà Nhậm Ngã Hành tượng trưng là một nhơn vật thuộc hạng lãnh đạo tối cao trong nước.

Đặc tánh của Giang Nam Tứ Hữu lãnh nhiệm vụ canh giữ Nhậm Ngã Hành – một người mê âm nhạc, một người mê đánh cờ, một người mê bút thiếp đẹp và một người mê hội họa, lại thích rượu – cũng là một chi tiết đáng để ý. Việc Đông Phương Bất Bại dùng họ để canh giữ Nhậm Ngã Hành đã được Kim Dung dùng để ám chỉ rằng trong thời kỳ ông Lưu Thiếu Kỳ nắm quyền điều khiển Nhà Nước và Đảng Trung Cộng, ông Mao Trạch Đông suốt ngày chỉ tiêu khiển với các thú cầm, kỳ, thi, họa và lấy việc uống rượu làm vui chớ không còn làm việc gì khác được. Vậy, ông Mao Trạch Đông đã bị cầm, kỳ, thi, họa và tửu giam giữ một cách chặt chẽ.

Tuy nhiên, ông Mao Trạch Đông vẫn được xem là Chủ Tịch Đảng Trung Cộng và trên lý thuyết, ông Lưu Thiếu Kỳ vẫn nhận ông Mao Trạch Đông là nhà lãnh tụ của mình. Đồng thời, ông Lưu Thiếu Kỳ vẫn phải đề cao chủ nghĩa Mao Trạch Đông và lý tưởng mà ông Mao Trạch Đông nêu ra cho nhơn dân Trung Hoa. Kim Dung đã nói đến việc này khi cho biết rằng Đông Phương Bất Bại tôn trọng và chiều chuộng Nhậm Doanh Doanh là con gái Nhậm Ngã Hành và là biểu tượng cho chủ nghĩa và lý tưởng Mao Trạch Đông. Vì chủ nghĩa và lý tưởng này hướng đến việc làm cho dân tộc Trung Hoa giàu mạnh và hạnh phúc nên người Trung Hoa vừa phải tôn trọng nó, vừa đặt nhiều kỳ vọng nơi nó. Thái độ này đã được Kim Dung mô tả qua việc Nhậm Doanh Doanh xin thuốc uống thêm cho những người đã uống Tam Thi Não Thần Đơn và được người trong giới giang hồ tùy thuộc Triêu Dương Thần Giáo sợ hãi và hết mực kính trọng.

d. Thái độ Nhậm Ngã Hành trước khi bị bắt giam và sau khi giành lại được chức vị Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo, so với thái độ Mao Trạch Đông trước khi mất chức Chủ Tịch Nhà Nước Trung Cộng và sau khi lật đổ được Lưu Thiếu Kỳ để nắm lại thực quyền.

Theo Kim Dung thì trước khi bị Đông Phương Bất Bại cướp ngôi Giáo Chủ, Nhậm Ngã Hành đã tỏ ra thân mật với giáo chúng và xem họ như anh em. Đến lúc ông đoạt lại được ngôi Giáo Chủ trong tay Đông Phương Bất Bại, những người đã cộng sự với Đông Phương Bất Bại vì quen ca ngợi Giáo Chủ với những lời tán tụng quá đáng đã quay sang ca ngợi ông theo lối đó. Phản ứng đầu tiên của Nhậm Ngã Hành là thấy chướng tai, nhưng ông lại nghĩ ngay rằng sở dĩ ông bị cướp ngôi là vì trước đây, ông đã tỏ ra dễ dãi với giáo chúng và không làm cho họ hoàn toàn sợ hãi và tùng phục mình đến mức không còn dám nghĩ đến việc tranh quyền Giáo Chủ với mình. Do đó, ông đã chấp nhận sự ca ngợi y như Đông Phương Bất Bại rồi lại thấy thích thú khi được ca ngợi.

Vậy cứ theo Kim Dung thì giáo chúng Triêu Dương Thần Giáo chỉ bị bắt buộc ca ngợi Giáo Chủ với những lời tán tụng quả đáng sau khi Đông Phương Bất Bại nắm quyền lãnh đạo và sau đó, Nhậm Ngã Hành đã vui thích mà chấp nhận những lời ca ngợi lối này khi đoạt lại được quyền hành trong tay Đông Phương Bất Bại. Điều này đã được Kim Dung dùng để mô tả một sự thay đổi trong lề lồi làm việc của Đảng Trung Cộng.

Lúc mới nắm được quyền lãnh đạo cả Trung Quốc, Đảng này vẫn còn dung nạp phần nào việc phê bình chỉ trích. Đặc biệt trong thời kỳ áp dụng chánh sách được gọi là Trăm Hoa Đua Nở năm 1956, nó đã để cho mọi người phát biểu ý kiến một cách tự do. Nhưng vì nhiều người chống đối đã nhơn cơ hội này đả kích chế độ cộng sản một cách mạnh mẽ và tỏ ý không chấp nhận chế độ cộng sản, các nhà lãnh đạo Trung Cộng đã phải chấm dứt chánh sách Trăm Hoa Đua Nở và trong chiến dịch chống hữu khuynh năm 1957, họ đã triệt hạ những người chống đối. Từ đó, người Trung Hoa đã bị bắt buộc phải nhiệt liệt ca ngợi Đảng Trung Cộng. Tuy nhiên, giữa các giới chỉ huy của Đảng, vẫn còn có sự phê bình chỉ trích nhau. Chính vì một số người trong cấp lãnh đạo công khai chống đối lại ông Mao Trạch Đông nên ông Lưu Thiếu Kỳ mới được đưa lên điều khiển công việc của Đảng và của Nhà Nước Trung Cộng thay ông Mao Trạch Đông năm 1959. Sau đó, sự phê bình chỉ trích nhà lãnh đạo tối cao bên trong Đảng cũng chấm dứt và lúc ông Mao Trạch Đông lật đổ được ông Lưu Thiếu Kỳ để đoạt lại quyền điều khiển, Đảng Trung Cộng vẫn tiếp tục chánh sách bắt buộc mọi người phải ca ngợi nhà lãnh đạo tối cao.

đ. Cái chết của Nhậm Ngã Hành và ý kiến của Kim Dung đối với Mao Trạch Đông, cùng ước vọng của Kim Dung về chánh sách tương lai của Trung Cộng.

Vậy, đời sống của Nhậm Ngã Hành có rất nhiều điểm tương ứng với tiều sử ông Mao Trạch Đông. Nhưng lúc Kim Dung kết thúc bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ, ông Mao Trạch Đông vẫn còn sống và vẫn lãnh đạo cả Đảng lẫn Nhà nước Trung Cộng. Trong khi đó thì theo bộ truyện võ hiệp này, Nhậm Ngã Hành đã chết một cách thình lình chẳng bao lâu sau khi ông đoạt lại ngôi Giáo Chủ Triều Dương Thần Giáo và trong lúc việc ông mưu đồ chế ngự hết các môn phái đang có nhiều triển vọng tốt đẹp theo sự tính toán của ông. Sau khi ông chết, các nhà lãnh đạo Triêu Dương Thần Giáo đã tôn Nhậm Doanh Doanh lên kế vị, và Nhậm Doanh Doanh đã bỏ chủ trương mưu đồ chế ngự các lực lượng võ lâm khác để quay sang chánh sách hòa giải với họ. Đến lúc mãn tang Nhậm Ngã Hành, Nhậm Doanh Doanh đã trao quyền lãnh đạo Triêu Dương Thần Giáo lại cho Hướng Vấn Thiên và thành hôn với Lịnh Hồ Xung. Chánh sách hòa giải với các lực lượng võ lâm khác được Hướng Vấn Thiên tiếp tục nên cuối cùng giới võ lâm đã được yên ổn. Với lối kết thúc bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ như vậy, Kim Dung đã không còn đi sát với sự thật về Trung Cộng, mà đã đưa ra một ý kiến và một ước vọng của riêng ông.

Trước hết, có thể Kim Dung nghĩ rằng với chánh sách độc tài toàn diện khắc nghiệt đã được áp dụng, ông Mao Trạch Đông không còn có thể được xem là một thần tượng của dân tộc Trung Hoa, và ông có chết sớm đi thì mới giữ được sự tôn kính mà người Trung Hoa dành cho ông vì công lao kháng chiến chống Nhựt và thực hiện cuộc cách mạng xã hội ở Trung Quốc. Mặt khác, Kim Dung cũng bộc lộ muốn thấy Trung Cộng thay đổi chánh sách theo một chiều hướng cởi mở hơn. Ước vọng của Kim Dung là người của Trung Cộng và của các đoàn thể Quốc Gia Trung Hoa bắt tay nhau và hoạt động chung nhau để cho mọi người đều có thể đem hết tài hay ý tốt của mình ra giúp cho dân tộc Trung Hoa tiến bộ. Uớc vọng này được ông biểu lộ trong cuộc hòa tấu của Lịnh Hồ Xung vả Nhậm Doanh Doanh trong ngày hai nhơn vật này làm lễ thành hồn với nhau. Bản nhạc được hòa tấu là bản Tiếu Ngạo Giang Hồ vốn đã do Khúc Dương và Lưu Chánh Phong soạn ra. Trong hai người này, một là Trưởng Lão của Triêu Dương Thần Giáo, một là cao thủ của Kiểm Phái Hành Sơn thuộc phe bạch đạo. Sự hòa hợp giữa hai bên Triêu Dương Thần Giáo và bạch đạo đã được Kim Dung dùng để biểu tượng cho sự hòa giải mà ông mơ ước giữa hai phe Cộng Sân và Quốc Gia ở Trung Hoa.

Khi kết thúc bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ, Kim Dung chưa biết nhà lãnh tụ nào sẽ kế vị ông MaoTrạch Đông và chánh sách màTrung Cộng sẽ áp dụng sau khi ông Mao Trạch Đông chết. Bởi đó, ông chỉ có thể nêu vấn đề ra mà thôi. Điều này bộc lộ trong tên họ mà ông đặt cho nhơn vật lãnh đạo Triêu Dương Thần Giáo khi Nhậm Doanh Doanh từ nhiệm để thành hôn với Lịnh Hồ Xung. Đó là Hướng Vấn Thiên. Cả tên họ của nhà lãnh đạo này có nghĩa là ngó lên về hỏi Trời. Chánh sách mà Hướng Vấn Thiên áp dụng khi lên làm Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo biểu lộ ước vọng của Kim Dung, nhưng ý nghĩa của tên họ nhà lãnh đạo này cho thấy rằng Kim Dung đã muốn hỏi Trời xem ước vọng này có thể sẽ trở thành sự thật được hay không.

(Sưu tầm)

_________________________
CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 4 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 4 I_icon13Thu 21 Jan 2016, 15:41

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)

CHƯƠNG I

MỤC 2:
CÁC NHƠN VẬT ĐƯỢC DÙNG ĐỂ MÔ TẢ MỘT VÀI CHÁNH KHÁCH NỔI TIẾNG TRONG LỊCH SỬ TRUNG QUỐC CẬN ĐẠI


B. CÁC NHƠN VẬT BIỂU TƯỢNG CHO CÁC LÃNH TỤ TRUNG CỘNG TRONG BỘ LỘC ĐỈNH KÝ

Khi Kim Dung viết bộ LỘC ĐỈNH KÝ, ông Mao Trạch Đông vẫn còn sống và lãnh đạo Đảng và Nhà Nước Trung Cộng. Chánh sách độc tài toàn diện cũng vẫn còn được Trung Cộng áp dụng. Bởi đó trong tác phẩm này, Kim Dung lại nói đến Đảng Trung Cộng và các nhà lãnh đạo Đảng này một lần nữa, mà lần này, ông còn tỏ ra nghiêm khắc hơn. Tổ chức tượng trưng cho đảng Trung Cộng là Thần Long Giáo và nhơn vật tượng trưng cho ông Mao Trạch Đông là Hồng Giáo Chủ đã được mô tả bằng những hình ảnh xấu xa hơn và đáng chê trách hơn.

1- Thần Long Giáo tượng trưng cho Đảng Trung Cộng trong bộ LỘC ĐỈNH KÝ

Trong bộ LỘC ĐỈNH KÝ, Thần Long Giáo mà Kim Dung dùng để ám chỉ Đảng Trung Cộng có những nét chánh gần giống Triêu Dương Thần Giáo. Nhưng tác giả LỘC ĐỈNH KÝ đã có đưa ra thêm một số chi tiết về Thần Long Giáo đã nói đến một số dữ kiện liên hệ đến Trung Cộng mà chúng ta không tìm thấy nơi Triêu Dương Thần Giáo.

a. Các điểm giống nhau giữa Thần Long Giáo và Triêu Dương Thần Giáo.

Cũng như Triêu Dương Thần Giáo, Thần Long Giáo là một đoàn thể tôn giáo, nhưng không thấy thờ vị thần nào, lại bắt buộc giáo chúng phải tuyệt đối phục tùng giáo chủ và sẵn sàng làm theo mọi mạng lịnh của giáo chủ. Mục đích mà nhà lãnh đạo Thần Long Giáo đeo đuổi là bành trướng thế lực và chế ngự hết các đoàn thể khác, y như Triêu Dương Thần Giáo.

Về mặt tổ chức và hoạt động, Thần Long Giáo theo những nguyên tắc tương tự Triêu Dương Thần Giáo : bên trên là một Giáo Chủ nắm trọn quyền quyết định, kế đó là năm vị Chưởng Môn Sứ, dưới nữa là các cấp chỉ huy thấp hơn và giáo chúng. Cũng như những người theo Triêu Dương Thần Giáo, những người theo Thần Long Giáo có võ nghệ cao cường và âm độc. Với công phu Hóa Cốt Miên Chưởng, họ có thể làm cho xương cốt người bị họ đánh nát ra hết. Ngoài ra, họ cỏn có nhiều quỉ kế. Họ mở những cuộc điều tra kỹ lưỡng về các đoàn thể khác và cho người xâm nhập những nơi cần thiết để thực hiện các kế hoạch của họ. Một người trong bọn họ đã vào hoàng cung chế ngự được hoàng thái hậu nhà Thanh và đóng vai tuồng hoàng thái hậu giả trong mười mấy năm. Để thực hiện các chủ trương của mình, Thần Long Giáo áp dụng chánh sách khủng bổ như Triêu Dương Thần Giáo làm cho mọi người nghe nói đến họ thì đều sợ hãi.

Đối với giáo chúng, nhà lãnh đạo tối cao cũng áp dụng một kỷ luật nghiêm khắc, đồng thời không tín nhiệm một ai. Những người bị khép vào tội bội phản hoặc không tuân giáo lịnh đều bị trừng phạt nặng nề. Trong khi Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo bắt thuộc hạ uống Tam Thi Não Thần Đơn để kềm chế họ thì Giáo Chủ Thần Long Giáo cũng bắt thuộc hạ uống Độc Long Dịch Cân Hoàn để kềm chế họ. Nếu không uống thuốc giải kịp thời, chất thuốc trong Độc Long Dịch Cân Hoàn phát tác, làm cho người đau đớn khổ sở không chịu được. Vì về căn cứ trễ và không uống thuốc giải kịp thời, hai vi tôn giả của Giáo Chủ Thần Long Giáo đã bị biến hình một cách đau đớn: người cao trở thành lùn và người lùn lại hóa ra cao. Để Giáo Chủ cho thuốc giải uống kịp thời, những người đã uống Độc Long Dịch Cân HoàN rồi đều phải hoàn toàn phục tùng Giáo Chủ. Về sau, Giáo Chủ Thần Long Giáo còn dùng nọc độc của loài rắn để chế Bách Diên Hoàn mà độc tánh còn tệ hại hơn để lừa gạt thuộc hạ uống vào mà kềm chế họ. Ngoài phương pháp cho uống thuốc độc để kềm chế, Thần Long Giáo còn giống Triêu Dương Thần Giáo ở chỗ huấn luyện nhồi sọ, bắt giáo chúng đọc thuộc lòng những điều gọi là bảo huấn của Giáo Chủ.

Kết quả của chánh sách áp dụng đối với giáo chúng Thần Long Giáo cũng y hệt kết quả mà Triêu Dương Thần Giáo đã đạt được: mọi người đều hết sức sợ hãi Giáo Chủ và ca ngợi Giáo Chủ một cách quá đáng mà không ngượng miệng. Nếu giáo chủng TriêU Dương Thần Giáo chúc tụng Giáo Chủ mình là văn thánh võ đức, nhân nghĩa anh minh, thiên thu trường tri, nhứt thống giang hồ thì giáo chúng Thần Long Giáo cũng chúc tụng Giáo Chủ mình là thần thông quảng đại, hưởng phúc trọn đời, thọ ngang Thượng Đế

b. Vài điểm đặc biệt của Thần Long Giáo so với Triêu Dương Thần Giáo nhưng cũng dùng để ám chỉ đường lối và phương pháp làm việc của Đảng Trung Cộng

Các điểm tương đồng kể trên đây giữa Triêu Dương Thần Giáo và Thần Long Giáo đều được dùng để ám chi các dữ kiện liên hệ đến Đảng Trung Cộng. Ngoài ra, trong bộ LỘC ĐỉNH Ký, ta còn có thể nhìn lấy một số đặc điểm của Thần Long Giáo so với Triêu Dương Thần Giáo, nhưng cũng được dùng để nói đến đường lối và phương pháp làm việc của Cộng Sản nói chung và Trung Cộng nói riêng.

- Về mặt phương pháp làm việc, Thần Long Giáo còn gắt gao hơn Triêu Dương Thần Giáo. Nó nêu rõ nguyên tắc người đã gia nhập nó rồi thì phải hoạt động cho nó đến chết, chớ không ai có thể sống sót mà rời bỏ nó. Mặt khác, Giáo Chủ Thần Long Giáo cũng biểu lộ sự nghi ngờ thuộc hạ và ý muốn kềm chế họ một cách mạnh mẽ hơn Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo. Điều này đã được Kim Dung nói đến qua mấy sự kiện. Trước hết, là nguyên tắc không được đem gia quyến đi theo mình khi được phái đi hoạt động ngoài căn cứ: đây là nguyên tắc mà các nước cộng sản đã áp dụng cho các nhơn viên của mình được gởi đi làm việc ở nước ngoài. Kế đó là Giáo Chủ Thần Long Giáo không cho ai giữ thuốc giải Độc Long Dịch Cân Hoàn ngoài trường hợp gởi sứ giả mang thuốc ấy cho một thuộc hạ đã uống loại thuốc độc này rồi, khi người thuộc hạ này đã tỏ ra hoàn toàn trung thành và ở trong tình trạng không thể về căn cứ để lãnh thuốc giải như trường hợp người ở trong cung vua nhà Thanh và đóng vai tuồng hoàng thái hậu giả. Dụng ý của Giáo chủ Thần long Giản là giữ cho các thuộc hạ không thông đồng nhau được để chống lại mình. Chánh sách được Giáo Chủ Thần Long Giáo áp dụng về mặt này còn gắt gao hơn chánh sách của Đông Phương Bất Bại lúc ông này làm Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo, vì Đông Phương Bất Bại đã để cho Nhậm Doanh Doanh giữ thuốc giải và do đó mà người trong giới giang hồ tùy thuộc Triêu Dương Thần Giáo đều tôn trọng và sợ hãi Nhậm Doanh Doanh.

Về việc huấn luyện nhồi sọ, Thần Long Giáo còn đi xa hơn Triêu Dương Thần Giáo: việc bắt giáo chúng đọc huấn từ của Giáo Chủ đã được tổ chức qui củ hơn. Khi nhóm họp, một người trong giáo chúng được chọn để đọc các huấn từ này rồi mọi người khác cùng đọc theo. Kết quả của sự huấn luyện nhồi sọ được Thần Long Giáo áp dụng cũng lớn hơn so với Triêu Dương Thần Giáo. Những người theo Thần Long Giáo đều bị bắt phải học thuộc lòng một bài hát ca ngợi tinh thần tranh đấu và tài năng của Giáo Chủ họ. Khi đánh nhau với kẻ khác, họ đọc bài hát đó lên vả hoá ra gần như ngây dại điên khùng, nhưng võ công của họ lại tăng thêm khả năng làm cho không ai đánh lại họ. Điều này đã được Kim Dung dùng để nói lên việc người cộng sản sở dĩ hoạt động hữu hiệu là vì họ cuồng tín nơi chủ nghĩa và nơi người lãnh đạo của họ.

- Nhưng điều đáng để ý hơn hết là danh hiệu của Thần Long Giáo. Danh hiệu này phát xuất từ nơi chỗ giáo phái này dùng làm căn cứ. Đó là một hòn đảo vốn tên là đảo Kim Xà, nhưng được người của Thần Long Giáo đổi lại làm đảo Thần Long và có khi dùng một biệt hiệu là đảo Thần Tiên để gọi. Kim Xà có nghĩa là con rắn vàng và hòn đảo mà Thần Long Giáo lấy làm căn cứ sở dĩ mang tên đó là vì nó có nhiều rắn độc. Rồng là một con vật thiêng liêng và có khả năng. Bởi đó, nó đáng được tôn trọng hơn là con rắn vốn là một động vật tầm thường, lại có nọc độc. Vậy, những kẻ đổi tên Kim Xà thành Thần Long đã tỏ ra đề cao và tôn trọng quá mức một vật chẳng những không có chơn giá trị mà lại còn có thể làm hại cho người. Về việc dùng danh hiệu đảo Thần Tiên để chỉ một hòn đảo có nhiều rắn độc có thể cắn người chết, nó hàm ý cố tâm lừa dối người khác về tình trạng của một sự vật.

Các chi tiết trên đây về Thần Long Giáo có thể đã được Kim Dung đưa ra với nhiều ngụ ýỳ. Như chúng tôi đã trình bày ở Mục 1 của Chương này, trong đoạn nói đến Tây Độc Âu Dương Phong, con rắn là một động vật có liên hệ mật thiết đền nền văn hóa Tây Phương. Thần Long Giáo vẫn được Kim Dung dùng để tượng trưng cho Đảng Trung Cộng nên các chi tiết trên đây về Thần Long Giáo hàm ý rằng Đảng Trung Cộng đã theo chủ nghĩa Marx-Lenin là một chủ nghĩa phát xuất từ các nước Tây Phương, lại tỏ ra tôn sùng chủ nghĩa này qua mức và gạt gẫm nhơn dân Trung Hoa làm cho nhơn dân Trung Hoa nghĩ rằng chủ nghĩa Marx-Lenin có thể đưa họ đến ấm no hạnh phúc trong khi thật sự chủ nghĩa đó chỉ làm hại cho họ mà thôi.

Với các điểm đặc biệt trên đây, Thần Long Giáo so ra còn tệ hại hơn Triêu Dương Thần Giáo và vì cả hai giáo phái này đều được dùng để biểu tượng Đảng Trung Cộng, ta có thể bảo rằng khi viết bộ LỘC ĐỈNH KÝ , Kim Dung đã tỏ ra có ác cảm nhiều hơn đối với Đảng Trung Cộng so với lúc ông sang tác bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ.

2. Hồng Giáo Chủ, biểu tượng Mao Trạch Đông trong bộ LỘC ĐỈNH KÝ

Thần Long Giáo đã được Kim Dung dùng để tượng trưng cho Đảng Trung Cộng thì Hồng Giáo Chủ dĩ nhiên là người biểu tượng cho nhà lãnh tụ Trung Cộng là ông Mao Trạch Đông. Và nếu Thần Long Giáo đã được mô tả bằng một hình ảnh xấu xa hơn hình ảnh Triêu Dương Thần Giáo thì Hồng Giáo Chủ so với Nhậm Ngã Hành cũng tệ hại hơn.

a. Ý nghĩa của tên họ Giáo Chủ Thần Long Giáo.

Điều ta nên lưu ý là vị Giáo Chủ của Thần Long Giáo họ Hồng. Đây cũng là họ của Bắc Cái, một nhơn vật thuộc Võ Lâm Ngũ Bá, được Kim Dung dùng để tượng trưng cho Liên Sô nói chung và cho nhà lãnh tụ Lenin nói riêng, lúc ông còn có nhiều cảm tình đối với Cộng Sản Quốc Tế. Chữ Hồng này có nghĩa là lớn rộng minh mông, lại đồng âm với chữ Hồng là màu đỏ và viết ra chữ Hán thì gồm có chữ Cộng bên trong. Những điều này xác nhận thêm là nhơn vật mà vi Giáo Chủ Thần Long Giáo biểu tượng là một lãnh tụ cộng sản. Điều đáng chú ý hơn hết là trong khi Bắc Cái mang tên là Thông thì Hồng Giáo Chủ lại mang tên là An Thông. Vậy, về mặt tên họ, Hồng Giáo Chủ chỉ khác Bắc Cái là có thêm một chữ An. Nhưng xét về mặt tư cách thì Bắc Cái đã được trình bày như là một bực anh hùng có tinh thần nghĩa hiệp và đáng cho mọi người tôn trọng trong khi Hồng Giáo Chủ lại được mô tả như là một nhơn vật đáng sợ mà không đáng khen.

Chữ An vốn có nghĩa là bình yên, ổn định. Rất có thể là việc tên Bắc Cái và Hồng Giáo Chủ chỉ khác nhau ở chỗ một bên có và một bên không có chữ An đã được Kim Dung dùng để ám chỉ hai thời kỳ khác nhau của chủ nghĩa và tổ chức cộng sản trong thời kỳ còn phải đương đầu lại lực lượng mạnh mẽ của địch và chưa ổn định được địa vị, chủ nghĩa và tổ chức cộng sản còn chưa an nhưng tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu để binh vực hạng người nghèo khổ bị bóc lột nên được tượng trưng bằng vị anh hùng nghĩa hiệp Bắc Cái. Khi đã chinh phục và củng cố được chánh quyền bên trong một nước, chủ nghĩa và tổ chức cộng sản đã an, nhưng lại áp dụng một chánh sách độc tài toàn diện đối với nhơn dân nên được tượng trưng bằng một nhơn vật kinh khủng là Hồng Giáo Chủ.

b . Thể chất và khả năng Giáo Chủ Thần Long Giáo so với Mao Trạch Đông.

Về mặt thể chất, Hồng Giáo Chủ được Kim Dung mô tả như là một lão già mặt đầy vết thẹo, da mặt nhăn nheo, tướng mạo cực kỳ xấu xa hủ lậu. Tuy nhiên, ông lại là một nhơn vật võ công siêu phàm và có khả năng sáng chế ra những chiêu thức mới như các chiêu thức mà ông nghĩ ra để dạy Vi Tiều Bảo là người mà ông vừa bổ nhiệm vào chức Bạch Long Chưởng Môn Sứ. Các chi tiết trên đây cho thấy là trong bộ LỘC ĐỈNH KÝ, Kim Đung không còn xem ông Mao Trạch Đông là người tốt, nhưng vẫn công nhận ông này là người có đại tài và có sáng kiên, đáng mặt lãnh tụ một tổ chức quan trọng.

c Chánh sách của Giáo Chủ Thần Long Giáo đối với nước La Sát, tức là nước Nga, so với chánh sách của Trung Cộng đối với Liên Sô.


Tuy nhiên về mặt chánh sách, Hồng Giáo Chủ đã vì lòng ham mê quyền thế và ý muốn chống lại triều đình nhà Thanh đương hữu mà thông đồng với nước La Sát tức là nước Nga. Trong bộ LỘC ĐỈNH KÝ , Kim Dung cho biết rằng Hồng Giáo Chủ đã nhận sắc phong của hoàng đế nước La Sát và được nhà vua này giao cho quyền quản lãnh các đảo ở Đông Hải. Sau đó, trong dịp yết kiến viên tổng đốc La Sát có nhiệm vụ nghiên cứu kế hoạch thôn tính Trung Quốc, Hồng Giáo Chủ đã bày mưu cho viên tổng đốc này có thể chiếm Bắc Kinh trước Ngô Tam Quế và có được ưu thế hơn hết trong các lực lượng họp lại chống nhà Thanh. Vì thế, người đại diện nước La Sát đã hứa cho Hồng Giáo Chủ được thêm một phần đất để có thể tự lập làm vua một nước nhỏ.

Lúc Kim Dung viết bộ LỘC ĐỈNH KÝ, Đảng Trung Cộng đã chống lại Liên Sô rất mãnh liệt. Nhưng lúc mới thành lập, Đảng này vốn là một phân bộ của Đảng Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế mà cơ quan đầu não được đặt ở Liên Sô tức là ở nước Nga. Có thể Kim Dung đã muốn nhắc khéo lại việc đó với các chi tiết nêu ra trong bộ LỘC ĐỈNH KÝ Việc hoàng đế La Sát giao cho Hồng Giáo Chủ quyền quản lãnh các đảo hàm ý rằng Đảng Trung Cộng vốn chỉ là một bộ phận hải ngoại của Đệ Tam Quốc Tế do Nga lãnh đạo, và việc đại diện nước La Sát hứa cắt thêm một phần đất Trung Quốc cho Hồng Giáo Chủ có đủ lãnh thổ đã làm vua một nước nhỏ được dùng để ám chỉ là theo tinh thần của tổ chức Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế nước Trung Hoa do Trung Cộng điều khiển phải là một nước chư hầu của Liên Sô.

d. Nội bộ của Thần Long Giáo liên hệ đến Hồng Phu Nhơn, so với nội bộ của Đảng Trung Cộng liên hệ đến Bà Giang Thanh.

Về mặt nội bộ của Thần Long Giáo thì sự kiện quan trọng hơn hết là việc Hồng Giáo Chủ mặc dầu tuổi đã già, lại cưới một người đàn bà trẻ đẹp tên là Tô Thuyên làm vợ. Trong khi tỏ ra cực kỳ tàn nhẫn và nghiêm khắc đối với các thuộc hạ khác, Hồng Giáo Chủ đã hết sức thương yêu và chiều chuộng Hồng Phu Nhơn. Cứ theo sự giải thích của Kim Dung thì vì cần phải rèn luyện một công phu nội công thượng thặng, Hồng Giáo Chủ phải kiêng kỵ nữ sắc thành ra không thể chung chăn gối với Hồng Phu Nhơn được mặc dầu bề ngoài ông tỏ ra yêu mến bà một cách mặn mà. Điều này làm cho Hồng Giáo Chủ có mặc cảm tội lỗi đối với Hồng Phu Nhơn và có phần úy kỵ bà.

Các vị lãnh đạo khác của Thần Long Giáo vốn đã hợp tác với Hồng Giáo Chủ từ lâu và đã cùng ông xây dựng rồi phải triển Thần Long Giáo dĩ nhiên là không thể có thiện cảm đối với Hồng Phu Nhơn. Trước sự hiềm khích của các vị lãnh đạo đó, Hồng Phu Nhơn phải tìm phương tự vệ. Bà lợi dùng chỗ thân cận hằng ngày với Hồng Giáo Chủ và việc Hồng Giáo Chủ thương yêu và nghe lời để tự tạo cho mình một lực lượng riêng. Lực lượng này gồm các thanh niên và thiếu nữ được gọi chung là Ngũ Long Thiếu Niên. Họ được rèn luyện về võ công và về kỹ thuật chiến đấu tập thể. Họ cũng bị kềm chế bằng kỹ thuật chung của Thần Long Giáo là bị bắt uống Độc Long Dịch Cân Hoàn để vì nhu cầu có thuốc giới mà tuyệt đối trung thành với Hồng Phu Nhơn. Hồng Phu Nhơn đã dùng nhóm Ngũ Long Thiếu Niên này để triệt hạ các nhà lãnh đạo khác của Thần Long Giáo, làm cho tổ chức này bị lủng củng nội bộ và suýt bị gãy đổ luôn.

Xét sự liên hệ giữa Hồng Giáo Chủ voi Hồng Phu Nhơn, ta có thể nhận thấy rằng nó cũng tương tự như sự liên hệ giữa ông Mao Trạch Đông với Bà Giang Thanh . Bà này cũng là một đảng viên cộng sản. Người Trung Hoa gọi Liên Sô là Tô Liên và họ Tô của Hồng Phu Nhơn có thể đã được Kim Dung dùng để xác nhận tư cách đảng viên cộng sản theo Đệ Tam Quốc Tế của Bà Giang Thanh. Dầu sao thì bà này cũng trẻ hơn ông Mao Trạch Đông nhiều và các nhà lãnh đạo Trung Cộng khác đều không tán thành việc họ Mao cưới bà làm vợ. Để làm dịu sự chống đối của các đồng chí, ông Mao Trạch Đông đã phải chấp nhận nguyên tắc không cho bà tham dự sự hoạt động chánh trị và nhất là tham dự vào việc quyết định của Đảng Trung Cộng ở cấp tối cao. Ông Mao Trạch Đông đã giữ đúng nguyên tắc này trong thời kỳ tranh đấu chống lại chánh quyền của Trung Hoa Dân Quốc và kháng chiến chống Nhựt.

Tuy nhiên, đến khi ông Mao Trạch Đông đã làm chủ Hoa lục, Bà Giang Thanh không còn chịu giữ vai tuồng của một người vợ ngoan ngoãn và kín đáo bên cạnh chồng nhưng không can dự vào việc chánh trị của chồng. Vì đã già yếu không gần gũi được bà vợ trẻ như trong thời kỳ còn tráng kiện, ông Mao Trạch Đông đã có mặc cảm tội lỗi đối với bà Giang Thanh và không còn kềm chế bà như trước nữa. Bà Giang Thanh ức uất vì ngoài ông Mao Trạch Đông, các nhà lãnh đạo Trung Cộng khác cùng với vợ họ đã tỏ ra khinh thị bà trước đó nên đã cố gắng xây dựng một lực lượng riêng cho mình.

Việc này đã thành công được vi bà ở sát bên cạnh ông Mao Trạch Đông và có thể mượn uy thế của ông để làm việc riêng của mình. Bà đã lôi kéo được một số cán bộ trẻ theo bà. Lúc ông Mao Trạch Đông bị nhóm lãnh tụ Trung Cộng theo phe ông Lưu Thiếu Kỳ công khai chống báng ông và dồn ông vào địa vị vô quyền, bà Giang Thanh đã hợp tác với các cán bộ trẻ tung ra tổ chức Vệ Binh Đỏ và Phong Trào Cách Mạng Văn Hoá để chống chọi lại. Nhờ sự yểm trợ của Tướng Lâm Bưu, bà đã thành công trong việc triệt hạ phe ông Lưu Thiếu Kỳ và chen được vào nhóm nắm quyền điều khiển Đảng và Nhà Nước Trung Cộng.

Vậy trong bộ LỘC ĐỈNH KÝ. Kim Dung đã dùng Hồng Phu Nhơn để ám chỉ bà Giang Thanh và dùng Ngũ Long Thiếu Niên để ám chỉ Vệ Binh Đỏ. Về cuộc xung đột giữa Hồng Phu Nhơn và các Chưởng Môn Sứ làm cho Thần Long Giáo suy yếu, nó được dùng để nói đến cuộc xung đột giữa bà Giang Thanh với các lãnh tụ Trung Cộng phe ông Lưu Thiếu Kỳ làm cho Trung Cộng mất nhiều tiềm lực.

đ- Cái chết của Hồng Giáo Chủ đối chiếu với cái chết của Nhậm Nghã Hành, và ý kiến của Kim Dung đối với Mao Trạch Đông và Đảng Trung Cộng.

Lúc Kim Dung kết thúc bộ LỘC ĐỈNH KÝ, ông Mao Trạch Đông vẫn còn sống và nắm quyền điều khiển cả Đảng lẫn Nhà Nước Trung Cộng. Tuy nhiên, tác giả LỘC ĐỈNH KÝ đã để cho Hồng Giáo Chủ chết, cũng như ông để cho Nhậm Ngã Hành chết khi kết thúc bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ. Điều đáng để ý là mặc dầu Nhậm Ngã Hành và Hồng Giáo Chủ đều được dùng để ám chỉ ông Mao Trạch Đông, cái chết của Nhậm Ngã Hành có những điểm khác với cái chết của Hồng Giáo Chủ.

Nhậm Ngã Hành đã chết lúc đã cướp đoạt lại ngôi Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo và có một thế lực lởn hơn bất cứ lúc nào khác trong đời ông. Lý do làm cho ông đột nhiên lìa trần là sự phát tác của các lượng công lực mà ông đã thâu hút vào người bằng công phu HẤP TINH ĐẠI PHÁP. Hồng Giáo Chủ, trái lại, đã chết vì sự chống báng công khai của các thuộc hạ thân tín trong khi ông mưu đồ cùng họ xây dựng lại Thần Long Giáo đã bị suy sụp. Lúc ấy, bề ngoài ông công khai tuyên bổ là hoàn toàn thay đổi lề lồi làm việc, lấy lòng thành thật và tin cậy mà cư xử với thuộc hạ, đồng thời tránh việc tuyển mộ và trọng dụng bọn người nịnh bợ.

Nhưng trong thực tế, ông lại gạt cho họ uống Bách Diên Hoàn để sau này kềm chế họ. Cùng lúc đó Hồng Giáo Chủ lại phát giác rằng Hồng Phu Nhơn đã có thai với Vi Tiểu Bảo. Đó là một điều sỉ nhục cho ông nên ông không muốn cho ai được biết. Vì thế, ông thấy cần phải giết hết mọi người để bịt miệng. Phần các thuộc hạ của ông thì đã nhận chân rằng ông vẫn theo lề lối làm việc bá đạo như trước nên đồng lòng chống lại ông. Cuối cùng, ông đã giết được các thuộc hạ võ công cao cường đã được ông giao cho chức vụ Chưởng Môn Sứ, nhưng ông cũng đã bị giết trong khi Hồng Phu Nhơn về với Vi Tiểu Bảo.

Việc Hồng Giáo Chủ bị thuộc hạ giết chết và sự sụp đổ hoàn toàn của Thần Long Giáo là những chi tiết không phù hợp với sự thật lịch sử về ông Mao Trạch Đông và Đảng Trung Cộng, vì Đảng Trung Cộng cho đến nay vẫn còn nắm quyền cai trị Trung Quốc và ông Mao Trạch Đông đã tiếp tục được xem là nhà lãnh đạo số một của Đảng này cho đến khi ông từ trần vì già yếu. Vậy, cũng như cái chết của Nhậm Ngã Hành, cái chết của Hồng Giáo Chủ đã được Kim Dung dùng không phải để ám chỉ một dữ kiện liên hệ đến Đảng Trung Cộng mà để nêu ra một ý kiến của ông về tổ chức này. Theo quan điểm của Kim Dung được biểu lộ trong bộ LỘC ĐỈNH KÝ, ông Mao Trạch Đông đã vì chánh sách độc tài toàn diện khắc nghiệt được ông áp dụng mà không còn chỗ đứng trong lòng của dân tộc Trung Hoa. Mặt khác, nếu vẫn giữ lề lối làm việc khắc nghiệt, đặt nền tảng trên sự nghi ngờ các đảng viên và các biện pháp kềm chế các đảng viên một cách chặt chẽ, đồng thời bắt buộc các đảng viên biểu lộ sự trung thành đối với thượng cấp bằng những lời tán tụng quá đáng, thì Đảng Trung Cộng cũng không đáng được tồn tại. Nói tóm lại, từ thái độ ngưỡng mộ Đảng Cộng Sản và xem các lãnh tụ cộng sản như những bực anh hùng nghĩa hiệp trong các bộ VÕ LÂM NGŨ BÁ, ANH HÙNG XẠ ĐIÊU và THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, Kim Dung đã quay sang thái độ chống báng và miệt thị Đảng Cộng Sản và các lãnh tụ của Đảng này trong bộ LỘC ĐỈNH KÝ.

(Sưu tầm)

_________________________
CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 4 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 4 I_icon13Sun 17 Sep 2017, 20:26

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)

CHƯƠNG I

MỤC 2:
CÁC NHƠN VẬT ĐƯỢC DÙNG ĐỂ MÔ TẢ MỘT VÀI CHÁNH KHÁCH NỔI TIẾNG TRONG LỊCH SỬ TRUNG QUỐC CẬN ĐẠI


II- CÁC CHÁNH KHÁCH TRUNG QUỐC VỀ PHÍA NGƯỜI QUỐC GIA


B. NHẠC BẤT QUẦN, TƯỢNG TRƯNG CHO ÔNG TƯỞNG GIỚI THẠCH

Nếu Tả Lãnh Thiền là ngƣời đầu tiên trong giới bạch đạo đã biểu lộ ý muốn thống nhứt giang hồ, ông lại không phải là nhơn vật tranh đoạt được địa vị lãnh đạo sổ một mà ông thèm muốn. Tuy đã đƣợc bầu làm Minh Chủ của năm kiếm phái : Tung Sơn, Thái Sơn, Hành Sơn, Hoa Sơn và Hằng Sơn, rồi âm mưu sáp nhập các kiếm phái ấy lại làm một với tên là Ngũ Nhạc Kiếm Phái, ông đã không đoạt đƣợc chức vụ Chưởng Môn Nhơn của kiếm phái thống nhất này. Người đã chiếm được chức vụ đó là Nhạc Bất Quần, nguyên là Chưởng Môn Nhơn của phái Hoa Sơn. Các dữ kiện liên hệ đến vấn đề này đã được dùng để ám chỉ cuộc giành quyền lãnh đạo quốc gia giữa các nhơn vật và đoàn thể không cộng sản ở Trung Quốc. Đó là một cuộc tranh đấu gay go giữa nhiều người thuộc nhiều phe phái và cuối cùng, ngƣời đã đoạt được địa vị cao nhất về phía người quốc gia để đương đầu lại phe Cộng Sản là ông Tưởng Giới Thạch. Bởi đó ta có thể nghĩ rằng Nhạc Bất Quần chính là biểu tượng của ông Tưởng Giới Thạch, nhà lãnh đạo số một của phe Quốc Gia Trung Hoa.

1- Nhơn vật Nhạc Bất Quần dưới ngòi bút Kim Dung.

a. Bề ngoài khả kính của nhơn vật mang ngoại hiệu Quân Tử Kiếm

Theo sự mô tả của Kim Dung thì Nhạc Bất Quần lúc đầu đã hiện ra như là một nhơn vật khả kính. Mặc dầu là một cao thủ võ lâm làm Chưởng Môn Nhơn của phái Hoa Sơn, ông có dáng điệu của một nhà nho hòa nhã, ngay đến lúc đấu võ với người cũng có một thái độ rất ung dung. Ông lại có lối ăn nói điềm đạm và phù hợp với đạo lý.

Đối với các đệ tử, ông tỏ ra nghiêm minh, nhƣng lại có sự thân mật vui vẻ với họ chớ không cách biệt. Ông dạy họ phải thương mến nhau như người trong một nhà, tâm niệm lấy nhân nghĩa làm gốc và quên lợi riêng để phục vụ công lợi. Đối với các môn phái khác, ông chủ trương tránh sự đụng chạm và gây hiềm khích. Nói tóm lại, về cả hai mặt hình thái và tinh thần, Nhạc Bất Quần đều có phong độ của một bực chánh nhơn quân tử. Bởi đó, ông đã có ngoại hiệu là Quân Tử Kiếm và người trong giới võ lâm nói chung đều cho rằng ông xứng đáng mang ngoại hiệu này.

b. Tánh chất ngụy quân tử của Nhạc Bất Quần.

Tuy nhiên, Nhạc Bất Quần thật sự lại không phải là một bực chánh nhơn quân tử. Kim Dung đã kín đáo cho biết việc này từ đầu câu chuyện qua cái tên của vị cao thủ võ lâm lãnh đạo phái Hoa Sơn. Cứ theo quan niệm của Nho gia thì “quân tử căng nhi bất tranh, quần nhi bất đảng” (LUẬN NGỮ, Vệ Linh Công). Câu này có nghĩa là người quân tử có tinh thần cầu tiến nhưng không tranh đua với kẻ khác, và sẵn sàng hợp quần với kẻ khác nhưng không cùng kẻ khác kết bè kết phái. Vậy, trong sự giao thiệp với kẻ khác, hễ là ngƣời quân tử thì phải “quần” mà “bất đảng” và trái lại, kẻ “bất quần” tự nhiên là có tinh thần bè đảng thiên vị và không phải là người quân tử .

Như thế, tên “Bất Quần” tự nó hàm ý là vị Chƣởng Môn Nhơn phái Hoa Sơn chỉ là một “ngụy quân tử” tức là một quân tử giả hiệu. Nhưng tư cách ngụy quân tử nhơn vật này chỉ biểu lộ lần lần qua các chi tiết được Kim Dung nêu ra theo dòng diễn tiến của cốt chuyện trong bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ.

Đọc hết bộ truyện võ hiệp này, ta biết rằng Nhạc Bất Quần thật sự là một người hung ác và nham hiểm. Ông cũng nuôi mộng thống nhứt các môn phái bạch đạo dưới quyền ông và tiêu diệt Triêu Dương Thần Giáo để lãnh đạo tất cả giới giang hồ, và sẵn sàng làm mọi việc dầu tàn ác phi nhân để đạt mục đích. Nhưng ông kín đáo thâm trầm hơn Tả Lãnh Thiền nên đã che giấu được bản chất và ý đồ của mình, và cuối cùng đã thắng được Tã Lãnh Thiền để đoạt chức Chưởng Môn Nhơn Ngũ Nhạc Kiếm Phái.

- Ngay từ lúc đầu, Nhạc Bất Quần đã lưu ý đến việc tranh đoạt bộ TỊCH TÀ KIẾM PHỔ của nhà họ Lâm cũng như một số môn phái bạch đạo khác. Bởi đó, ông đã sai Lao Đức Nặc và Nhạc Linh San giả trang đến gần Phước Oai Tiêu Cục và tạo một quán rượu nhỏ ở gần đó để thăm dò tin tức. Phái Hoa Sơn của ông đã chứng kíến việc phái Thanh Thành hạ độc thủ, giết hết các tiêu sư và gia dịch của Phước Oai Tiêu Cục và bắt vợ chồng Lâm Chấn Nam, nhưng không can thiệp để cứu họ. Sau đó, Nhạc Bất Quần đã ngấm ngầm theo dõi Lâm Bình Chi và ra mặt cứu Lâm Bình Chi khỏi tay Mộc Cao Phong, rồi nhận Lâm Bình Chi làm đệ tử với dụng ý qua Lâm Bình Chi mà truy ra được tung tích của bộ TỊCH TÀ KIẾM PHỔ. Tuy nhiên, khi Lịnh Hồ Xung thuật lại lời trăn trối của Lâm Chấn Nam nhắn lại cho Lâm Bình Chi, Nhạc Bất Quần giả bộ không muốn biết những bí mật của nhà họ Lâm và bảo Lịnh Hồ Xung chỉ nên nói riêng cho Lâm Bình Chi biết lời trăn trối đó.

Nhưng thật sự thì Nhạc Bất Quần đã tích cực tìm kiếm bộ TỊCH TÀ KIẾM PHỔ. Lúc hai cao thủ phái Tung Sơn đến trụ sở của Phước Oai Tiêu Cục ở Phước Châu (trong tỉnh Phước Kiến) đánh ngã Lâm Bình Chi và Nhạc Linh San rồi tìm ra được kiếm phổ này, Lịnh Hồ Xung đã đuổi theo họ rồi đoạt nó lại được, nhưng lại bị đánh trọng thương và ngất xỉu đi. Nhạc Bất Quần và vợ đã cứu được Lịnh Hồ Xung. Nhơn cơ hội Lịnh Hồ Xung còn bất tỉnh, Nhạc Bất Quần đã lấy bộ TỊCH TÀ KIẾM PHỔ trong người Lịnh Hồ Xung. Sau đó, ông đã tự thiến để luyện tập theo bộ kiếm phổ này. Nhưng trái với Đông Phƣơng Bất Bại đã ăn mặc như phụ nữ sau khi tự thiến để luyện tập theo QUÌ HOA BẢO ĐIỂN, Nhạc Bất Quần đã cố giấu sự thay đổi trong hình thể của mình. Ông đã mang râu giả để thay chòm râu đã bị rụng lần lần sau khi ông tự thiến.

- Mặc dầu đã khám phá rằng Lao Đức Nặc là người của phái Tung Sơn gởi đến làm đệ tử mình để nội tuyến phái Hoa Sơn, Nhạc Bất Quần đã giả vờ như không hay biết việc này và tỏ ra thương mến tin cậy Lao Đức Nặc như thường. Ông lại chép một phần của TỊCH TÀ KIẾM PHỔ ra làm tài liệu để cho Lao Đức Nặc đánh cắp đem về cho Tả Lãnh Thiền. Trong tài liệu này, Nhạc Bất Quần đã bỏ qua không chép phần quan trọng nhất là người phải tự thiến trước khi bắt đầu luyện tập. Mặt khác, khi đấu kiếm với Lịnh Hồ Xung tại chùa Thiếu Lâm, Nhạc Bất Quần mặc dầu kém thế hơn, đã không sử dụng Tịch Tà Kiếm Pháp. Lúc bị Lịnh Hồ Xung đánh cho rớt kiếm, ông lại đá vào ngực Lịnh Hồ Xung, nhƣng đồng thời tự làm gãy xương chơn mình. Mục đích ông là làm cho Tả Lãnh Thiền tưởng lầm rằng nội công và kiếm thuật của ông kém xa Tả Lãnh Thiền. Đến lúc Tả Lãnh Thiền mời các Kiếm Phái Tung Sơn, Thái Sơn, Hành Sơn, Hoa Sơn và Hằng Sơn đến họp nhau ở căn cứ của mình để đặt ra vấn đề thống nhứt các phái này lại thành Ngũ Nhạc Kiếm Phái, Nhạc Bất Quần mới đứng ra đấu võ với Tả Lãnh Thiền để tranh ngôi Chưởng Môn Nhơn của kiếm phái thống nhất này. Vì chưởng lực kém Tả Lãnh Thiền, ông đã lén dùng độc châm để làm cho Tả Lãnh Thiền bị thương. Sau đó, hai bên đã dùng Tich Tà Kiếm Pháp để đánh nhau. Tả Lãnh Thiền vì chỉ được học theo bản TỊCH TÀ KIẾM PHỔ không đầy đủ do Lao Đức Nặc đánh cắp đem về nên đã bị Nhạc Bất Quần đâm cho đui mắt thành ra cuối cùng, Nhạc Bất Quần đoạt được ngôi Chưởng Môn Nhơn của Ngũ Nhạc Kiếm Phái.

- Để đạt các mục tiêu của mình, Nhạc Bất Quần đã tỏ ra kiên trì, kín đáo và khôn ngoan, nhưng cũng đồng thời biểu lộ một sự tàn nhẫn hiếm có. Vì các vị Sư Thái phái Hằng Sơn cương quyết chống lại việc thống nhứt các kiếm phái nên ông đã hạ sát họ. Mặt khác, sau khi lấy bộ TỊCH TÀ KIẾM PHỔ trong người Lịnh Hồ Xung lúc Lịnh Hồ Xung bị hôn mê, ông đã công khai tố cáo Lịnh Hồ Xung cướp đoạt tài liệu này để cho người khác không biết là ông giữ nó. Sau đó, ông lại đâm vào lưng Lâm Bình Chi cốt ý để không còn ai có quyền đòi hỏi tài liệu đó. Ngƣời đệ tử thứ tám của ông đã bị Lao Đức Nặc đâm trọng thương vừa tỉnh lại thấy việc này và kêu lên nên bị Nhạc Bất Quần hạ sát luôn. Nhạc Bất Quần định đâm thêm cho Lâm Bình Chi chết, nhưng vì Lao Đức Nặc nấp trong bóng tối tằng hắng lên nên ông phải hấp tấp vào nhà. Sau vụ này, Nhạc Bất Quần lại làm cho mọi người nghĩ rằng chính Lịnh Hồ Xung đã giết Lao Đức Nặc và ngƣời đệ tử thứ tám của ông và đâm vào lưng Lâm Bình Chi.

Trong khi cư xử tàn tệ với Lịnh Hồ Xung như vậy, Nhạc Bất Quần lại khai thác đúng mức tình cảm của Lịnh Hồ Xung đối với ông. Ông biết rằng mặc dầu ông đã công khai trục xuất Linh Hồ Xung ra khỏi phái Hoa Sơn, Lịnh Hồ Xung vẫn kính trọng thương mến ông và tha thiết muốn được ông nhìn nhận trở lại làm đệ tử. Bởi đó, ông đã tìm cách lợi dụng tình cảm này để thực hiện mưu đồ của ông. Lúc đấu kiếm với Lịnh Hồ Xung ở chùa Thiếu Lâm, ông đã không dùng Tịch Tà Kiếm Pháp, một mặt vì không muốn cho Tả Lãnh Thiền thấy bản lãnh ông nhưng một mặt cũng vì ông nghĩ rằng Lịnh Hồ Xung không dám đánh bại ông. Mặt khác, ông lại dùng ba chiêu kiếm đặc biệt để ngầm bảo rằng nếu Lịnh Hồ Xung chịu trở về làm đệ tử phái Hoa Sơn thì sẽ được mọi người hoan nghinh và được ông gả con gái là Nhạc Linh San cho. Chỉ vì Lịnh Hồ Xung nhớ đến tình nghĩa thâm trọng của Nhậm Doanh Doanh và biết rằng nếu mình thua Nhạc rất Quần thì Nhậm Ngã Hành và Nhậm Doanh Doanh đều sẽ bị chung thân giam giữ ở chùa Thiếu Lâm nên phân tâm và vô tình đánh rơi kiểm Nhạc Bất Quần.

Kế đó, Nhạc Bất Quần lại gả Nhạc Linh San cho Lâm Bình Chi. Từ trước, ông đã để cho Nhạc Linh San thân cận với Lâm Bình Chi và Nhạc Linh San đã vô tình giúp cha theo dõi Lâm Bình Chi. Lúc gả Nhạc Linh San cho Lâm Binh Chi thì Nhạc Bất Quần đã có dụng ý dùng con gái để thử xem Lâm Bình Chi có lấy được TỊCH TÀ KIẾM PHỔ và tự thiến để luyện theo kiếm phổ đó hay không. Sau khi Nhạc Linh San bị Lâm Bình Chi giết chết, ông lại đổ cho Lịnh Hồ Xung cái tội giết con gái mình, và lấy cớ đó để tìm giết Lịnh Hồ Xung.

Khi ông gặp Lịnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh thì vợ ông đã bị người của Triêu Dương Thằn Giao bắt, nhưng ông không kể gì đến vợ, chỉ lo tìm cách giết Lịnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh. Lịnh Hồ Xung đánh thắng Nhạc Bất Quần nhưng không hạ sát ông và bỏ kiếm xuống rồi yêu cầu ông cùng lo cứu Nhạc Phu Nhơn. Nhưng Nhạc Bất Quần đã thình lình tấn công để cố hạ sát Linh Hồ Xung. Chỉ vì ông lọt vào cái hầm do phe Triêu Dương Thần Giáo đào sẵn để đợi ông, Lịnh Hồ Xung mới thoát chết. Với hành động này, Nhạc Bất Quần đã tỏ ra tàn nhẫn và đê hèn đến mức Nhạc Phu Nhơn đã cảm thấy xấu hổ và tự tử. Sau đó, Nhạc Bất Quần được tha ra, nhƣng ông không nghĩ đến việc chôn cất vợ và phó mặc việc đó cho Lịnh Hồ Xung.

(Sưu tầm)

_________________________
CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 4 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 4 I_icon13Fri 03 Nov 2017, 07:21

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)

CHƯƠNG I

MỤC 2:
CÁC NHƠN VẬT ĐƯỢC DÙNG ĐỂ MÔ TẢ MỘT VÀI CHÁNH KHÁCH NỔI TIẾNG TRONG LỊCH SỬ TRUNG QUỐC CẬN ĐẠI


II- CÁC CHÁNH KHÁCH TRUNG QUỐC VỀ PHÍA NGƯỜI QUỐC GIA


B. NHẠC BẤT QUẦN, TƯỢNG TRƯNG CHO ÔNG TƯỞNG GIỚI THẠCH

2. Nhơn vật mà Nhạc Bất Quần biểu tượng: ông Tưởng Giới Thạch.

Nếu hai vị Giáo Chủ của Triêu Dương Thần Giáo là Nhậm Ngã Hành và Đông Phương Bất Bại đã được Kim Dung dùng để ám chỉ hai nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước Trung Cộng là hai ông Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ thì việc người tranh được chức Chưởng Môn Nhơn của Ngũ Nhạc Kiếm Phái là Nhạc Bất Quần biểu tượng cho ông Tưởng Giới Thạch, nhà lãnh tụ số một của phe Quốc Gia Trung Hoa, là việc rất tự nhiên. Chúng ta có thể tìm thấy trong bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ một số dấu hiệu cho thấy dụng ý của Kim Dung về mặt này.

a. Tên họ của Nhạc Bất Quần so với tên ông Tưởng Giới Thạch

Trước hết là họ Nhạc của Bất Quần. Nhạc có nghĩa là hòn núi lớn. Trong Hán văn, chữ Nhạc lại gồm hai chữ Khâu là gò và Sơn là núi. Cả ba chữ Nhạc, Khâu và Sơn đều chỉ những khối lớn do đá cấu tạo nên mà trong tên của nhà lãnh đạo phe Quốc Gia Trung Hoa có chữ Thạch nghĩa là đá.

b. Đời sống chánh trị của ông Tưởng Giới Thích so với đời sống Nhạc Bất Quần.

Kế đó, nói chung thì đời sống chánh trị của ông Tưởng Giới Thạch có những nét chánh tương tự với đời sống Nhạc Bất Quần.

- Nhạc Bất Quần nguyên là Chưởng Môn Nhơn phái Hoa Sơn, mà Hoa Sơn là một trong năm hòn núi lớn của Trung Quốc được gọi chung là Ngũ Nhạc. Xét vị trí tương đối của năm hòn núi lớn này thì Tung Sơn ở chính giữa nên được gọi là Trung Nhạc, Thái Sơn ở phía đông nên được gọi là Đông Nhạc, Hành Sơn ở phía nam nên được gọi là Nam Nhạc và Hằng Sơn ở phía bắc nên được gọi là Bắc Nhạc. Phần Hoa Sơn thì ở phía tây nên được gọi là Tây Nhạc. Vậy, Nhạc Bất Quần là người lãnh đạo kiếm phái lấy Tây Nhạc làm căn cứ. Kiếm phái này đã được dùng để ám chỉ Trung Hoa Quốc Dân Đảng, và Chưởng Môn Nhơn của nó chính là lãnh tụ của Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Sở dĩ Kim Dung lấy phái Hoa Sơn tức là phái Tây Nhạc làm biểu tượng cho Trung Hoa Quốc Dân Đảng là vì các nhà lãnh đạo của Đảng này là ông Tôn Văn cũng như ông Tưởng Giới Thạch kế vị cho ông về sau đều là người theo Đạo Tin Lành và chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn hóa Tây Phương.

- Trong phái Hoa Sơn có sự xung đột mãnh liệt giữa hai phe Kiếm Tông và Khí Tông đề giành địa vị Chưởng Môn Nhơn. Phe Kiếm Tông cho rằng muốn thắng địch thủ, cần phải có những chiêu thức ảo diệu cao minh hơn các chiêu thức của địch thủ. Theo phe Khí Tông thì nội công thâm hậu mới là điều cốt yếu cho việc thủ thắng, vì người có nội công thâm hậu rồi thì có thể phát huy một kình lực mạnh, dầu chỉ dùng một chiêu thức tầm thường cũng có thể chế ngự được địch thủ. Hai phe Kiếm Tông và Khí Tông đã chiến đấu nhau một cách mãnh liệt và đẫm máu. Cuối cùng, phe Khí Tông đã thắng thế và giành được địa vị Chưởng Môn Nhơn. Nhạc Bất Quần là lãnh tụ phe Khí Tông. Nhưng sau khi địa vị Chưởng Môn Nhơn phái Hoa Sơn của ông đã được chấp nhận lâu rồi, người của phe Kiếm Tông vãn cỏn tìm cách tranh đoạt nó trở lại và đã không ngần ngại dựa vào phái Tung Sơn để đạt mục đích.

Cuộc xung đột nội bộ của phái Hoa Sơn đã được dùng để ám chỉ cuộc xung đột nội bộ của Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Trong Đảng này, từ lúc ông Tôn Văn còn sống và nhất là sau khi ông Tôn Văn đã chết, đã có sự tranh nhau giữa hai cánh Chánh Trị và Quân Sự để giành quyền lãnh đạo. Cánh Chánh Trị của Trung Hoa Quốc Dân Đảng có thể so sánh với phe Kiếm Tông của phái Hoa Sơn, vì nó nhấn mạnh trên nhu cầu phải có một đường lối chánh sách khôn khéo, trong khi cánh Quân Sự của Trung Hoa Quốc Dân Đảng cũng như phe Khí Tông của phái Hoa Sơn dựa vào cường lực trước hết.

Cũng như trong phái Hoa Sơn, phe Kiếm Tông đã thua phe Khí Tông, trong Trung Hoa Quốc Dân Đảng, cánh Chánh Trị đã thua cánh Quân Sự sau những cuộc tranh đấu gay go và đẫm máu. Nhà lãnh đạo cảnh Quân Sự là ông Tưởng Giới Thạch đã được đưa lên làm lãnh tụ của Trung Hoa Quốc Dân Đảng, cũng như truyền nhơn của phe Khí Tông là Nhạc Bất Quần đã được đưa lên làm Chưởng Môn Nhơn phái Hoa Sơn. Nhưng cuộc tranh đấu giữa hai phe đối nghịch nhau bên trong đoàn thể vẫn chưa chấm dứt sau khi địa vị nhà lãnh đạo số một đã được công nhận. Cũng như một số người trong phe Kiếm Tông còn vận động đề tranh quyền Chưởng Môn Nhơn phái Hoa Sơn và không ngần ngại dựa vào phái Tung Sơn để thực hơn nguyện vọng, các nhà lãnh tụ thuộc cánh Chánh Trị của Trung Hoa Quốc Dân Đảng đã tiếp tục tranh quyền lãnh đạo Đảng này và một trong các lãnh tụ đó là ông Uông Tinh Vệ đã đi đến mức hợp tác với người Nhật để chọi lại ông Tưởng Giới Thạch.

- Ngoài cuộc tranh đấu gay go để giữ địa vị Chưởng Môn Nhơn phái Hoa Sơn, Nhạc Bất Quần còn phải hao tổn nhiều tâm huyết và nghi lực mới tranh được địa vị Chưởng Môn Nhơn của Ngũ Nhạc Kiếm Phái. Cuộc tranh đấu cuối cùng đưa đến kết quả này đã thực hiện ở Phong Thiền Đài núi Tung Sơn. Phong Thiền Đài vốn là nơi được thiết lập để các vị đế vương đời trước làm lễ phong cho các núi lớn. Như chúng tôi đã trình bày trên đây, trong năm hòn núi lớn, Tung Sơn là hòn núi ở chính giữa nên được gọi là Trung Nhạc. Tả Lãnh Thiền, Chưởng Môn Nhơn phái Tung Sơn lại được tôn làm Minh Chủ của năm kiếm phái Tung Sơn, Thái Sơn, Hành Sơn, Hoa Sơn và Hằng Sơn. Qua các dữ kiện trên đây, ta có thể nghĩ rằng Kim Dung đã xem các kiếm phái của năm hòn núi lớn như là các lực lượng địa phương của Trung Quốc và kiếm phái Tung Sơn đặc biệt biểu tượng cho lực lượng ở thủ đô. Việc hợp nhứt năm kiếm phái làm một tượng trưng cho việc thống nhứt Trung Quốc và cuộc tranh đấu ở Phong Thiền Đài núi Tung Sơn chính là cuộc tranh quyền lãnh đạo cả Trung Quốc. Vậy, chức vụ Chưởng Môn Nhơn của Ngũ Nhạc kiếm phái đã được dùng để ám chỉ địa vị Quốc Trưởng Trung Hoa.

Với tư cách là lãnh tụ của Trung Hoa Quốc Dân Đảng, ông Tưởng Giới Thạch chỉ mới là người cầm đầu một đoàn thể chánh trị mà địa bàn hoạt động chỉ bao gồm một phần lãnh thổ Trung Quốc cũng như Nhạc Bất Quần làm Chưởng Môn Nhơn phái Hoa Sơn. Chỉ sau khi tranh đấu một cách gay go quyết liệt với các vi đốc quân làm chủ các địa phương lớn và với các đoàn thể khác, ông Tưởng Giới Thạch mới được công nhận làm Tổng Thống của Trung Hoa Dân Quốc, cũng như Nhạc Bất Quần cuối cùng đã được công nhận làm Chưởng Môn Nhơn của Ngũ Nhạc kiếm phái.

c- Lề lối làm việc của ông Tưởng Giới Thạch so với lề lối làm việc của Nhạc Bất Quần.

Lề lối làm việc của ông Tưởng Giới Thạch cũng có những điểm giống lề lối làm việc của Nhạc Bất Quần:

- Nhạc Bất Quần có ngoại hiệu là Quân Tử Kiếm. Ông công khai đề cao đạo lý và chánh nghĩa và có một thái độ bề ngoài đáng kính. Ông Tưởng Giới Thạch thì tên thật là Tưởng Trung Chánh vốn hàm ý thành tín ngay thẳng. Khi nắm quyền lãnh đạo Trung Hoa Quốc Dân Đảng và Trung Hoa Dân Quốc, ông Tưởng Giới Thạch đã chánh thức theo chủ nghĩa Tam Dân của ông Tôn Văn. Chủ nghĩa này gồm ba phần: Dân Tộc, Dân Quyền, và Dân Sinh. Nó nhắm mục đích làm cho dân tộc độc lập hùng cường và chủ trương tôn trọng dân quyền trong đó có quyền tự do của con người, đồng thời hướng đến việc phục vụ dân sinh,tức là làm cho người dân ấm no hạnh phúc. Về mặt đạo đức, ông Tưởng Giới Thạch đã hết sức đề cao các tư tưởng đạo lý cổ truyền của dân tộc Trung Hoa. Ông đã phát động phong trào Tân Nho Giáo và nhấn mạnh trên bốn đặc tánh lớn của người Trung Hoa là Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ. Chủ trương và thái độ công khai của ông Tưởng Giới Thạch phù hợp với chủ trương và thái độ công khai của Nhạc Bất Quần là phục vụ đạo lý và chánh nghĩa. Ngoại hiệu Quân Tử Kiếm của Nhạc Bất Quần cũng phù hợp với ông Tưởng Giới Thạch là một quân nhơn theo Tân Nho Giáo.

- Nhưng việc công khai đề cao đạo 1ý và chánh nghĩa của Nhạc Bất Quần chỉ là một nước sơn bề ngoài. Trong thực tế, vị cao thủ võ lâm này là một “ngụy quân tử” tức là một quân tử giả hiệu, có những hành động hoàn toàn trái với lập trường chánh thức của mình. Ông Tưởng Giới Thạch cũng làm giống như Nhạc Bất Quần. Tuy đề cao chủ nghĩa Tam Dân trong đó có phần Dân Quyền chủ trương tôn trọng sự tự do của người dân, ông Tưởng Giới Thạch đã thật sự theo tư tưởng quyền uy. Chánh sách được ông áp dụng ở Trung Quốc và ở Đài Loan sau này và được những người kế vị ông noi theo là chánh sách độc tài. Trong nước, không có chánh đảng nào khác hơn Trung Hoa Quốc Dân Đảng được dung nạp. Những người chổng đối chỉ trích thì bị bắt bớ, hành hạ, thủ tiêu.

Một vài việc gần đây đáng cho chủng ta suy gẫm. Một người Trung Hoa đã sang Mỹ từ lâu, nhập quốc tịch Mỹ và làm giáo sư ở một trường đại học Mỹ đã bị bắt và bị giết khi về thăm Đài Loan. Một người khác cũng đã sang Mỹ và nhập quốc tịch Mỹ đã bị ám sát ngay tại Mỹ vì đã viết một quyển sách nói đến gia đình họ Tưởng với những phát giác không có lợi cho gia đình nay. Hiện nay, Trung Hoa Quốc Dân Đảng chỉ còn giữ được đảo Đài Loan, lại mất lần lần thế lực trên trường quốc tế vì các nước bạn của Đài Loan lần lượt đoạn giao với chánh quyền Đài Bắc và thiết lập bang giao với Trung Cộng.

Nước Mỹ tuy cũng đã nhìn nhận Trung Cộng, nhưng vẫn còn yểm trợ Trung Hoa Dân Quốc và Trung Hoa Quốc Dân Đảng rất còn giữ cảm tình của dân Mỹ. Ấy thế mà họ không ngần ngại hạ sát những người Trung Hoa chống đối họ, mặc dầu những người này đã nhập quốc tịch Mỹ và một trong những vụ giết người này đã xảy ra ngay trên lãnh thổ Mỹ.

Qua việc này, chúng ta có thể suy đoán được những gì đã xảy ra cho người dân ở Trung Quốc lúc ông Tưởng Giới Thạch còn làm chủ lục địa Trung Hoa và có một thế lực lớn trên trường quốc tế. Về mặt đạo đức thì mọi người đều biết rằng Trung Hoa Quốc Dân Đảng đã bị Trung Cộng đánh bại một phần cũng vì trong thời kỳ ông Tưởng Giới Thạch lãnh đạo Trung Quốc, xã hội Trung Hoa đã bị ung thúi vì nạn tham nhũng. Chánh quyền của ông Tưởng Giới Thạch đề cao Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ, nhưng bên trong dung túng che chở cho những kẻ bóc lột hiếp đáp nhơn dân, cũng như cho giới buôn lậu và cho giới làm giàu về nghề chợ đen.

- Nói chung lại thì cũng như Nhạc Bất Quần, ông Tưởng Giới Thạch đã nói một đường, làm một nẻo. Đặc biệt đáng chú ý là lập trường của các nhơn vật này đối với tổ chức mà họ liệt vào hạng đại thù, là Triêu Dương Thần Giáo đối với Nhạc Bất Quần và Đảng Trung Cộng đối với ông Tưởng Giới Thạch. Để đối phó với Triêu Dương Thần Giáo, Nhạc Bất Quần phải có một lập trường chánh thức trái ngược lại lập trường của giáo phái này, nhưng bên trong ông lại làm theo nó. Nếu Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo bị gọi là Ma Giáo đã tự thiến đề luyện tập theo QUÌ HOA BẢO ĐIỂN thì Chưởng Môn Nhơn của Ngũ Nhạc Kiếm Phái tự xưng là nhà lãnh tụ của phe bạch đạo cũng đã tự thiến để luyện tập theo TỊCH TÀ KIẾM PHỔ mà công phu có chung một nguồn gốc với công phu của QUÌ HOA BẢO ĐIỂN. Việc tự thiến để trở thành bất bại đã được Kim Dung dùng để ám chỉ một kỹ thuật tranh đấu có thể đưa một tổ chức chánh trị đến sự tất thắng, nhưng làm thương tổn đến nhơn tánh.

Điều này liên hệ đến thái độ thật sự của ông Tưởng Giới Thạch. Với tư cách là nhà lãnh đạo phe Quốc Gia Trung Hoa, ông nãy đã kết án Trung Cộng là tà ngụy bất nhân và có một kỹ thuật tranh đấu làm thương tổn nhơn tánh. Nhưng trong hành động thực tế ông đã áp dụng một chánh sách độc tài tàn ác với nguyên tắc cứu cánh biện minh cho phương tiện. Như vậy, ông đã bề ngoài có chủ trương khác với Trung Cộng,. nhưng bên trong lại làm y như Trung Cộng, nghĩa là áp dụng một chánh sách tà ngụy bất nhân và theo một kỹ thuật tranh đấu làm thương tổn nhơn tánh.

d. Các điểm không trùng hợp giữa đời sống của ông Tưởng Giới Thạch và Nhạc Bất Quần.

Như chúng tôi đã nhiều lần nhấn mạnh, giữa lịch sử một quốc gia hay tiểu sử một nhơn vật và tiểu sử của cao thủ võ lâm mà Kim Dung dùng để biểu tượng cho quốc gia hay nhơn vật đó, không phải có sự trùng hợp hoàn toàn. Nhận xét này cũng áp dụng đối với Nhạc Bất Quần và ông Tưởng Giới Thạch. Trong bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ, ta có thể nhận thấy vài điểm xác nhận điều này.

- Trước hết là vai tuồng của các bà vợ những người được nói đến. Trong phái Hoa Sơn, Nhạc Phu Nhơn đã có một địa vị quan trọng. Bà rất được Nhạc Bất Quần kính nể và thường được Nhạc Bất Quần nghe theo. Trong các cuộc họp mặt với các cao thủ võ lâm khác, bà không ngần ngại lên tiếng phát biểu ý kiến và chỉ nhường Nhạc Bất Quần khi ông này cần nêu lập trường hay hành động với tư cách là Chưởng Môn Nhơn. Tưởng Phu Nhơn là bà Tống Mỹ Linh cũng có một vai tuồng tương tự đối với chồng. Bà rất được ông Tưởng Giới Thạch kính nể và nghe lời. Ngoài ra bà đã tích cực hoạt động về mặt chánh trị đối nội cũng như đối ngoại để giúp chồng. Tuy nhiên, trong bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ, Nhạc Phu Nhơn đã được mô tả như là một người rất đứng đắn và rất đáng kính. Cả Lâm Bình Chi và Lịnh Hồ Xung đều còn tôn trọng bà ngay đến lúc đã thấy rõ bộ mặt thật của Nhạc Bất Quần và hết mến phục ông. Trong khi đó, Bà Tống Mỹ Linh đã không gây được hảo cảm của người Trung Hoa. Trong thực tếề, bà đã bị chê trách nhiều hơn ông Tưởng Giới Thạch về những điều xấu xa tệ hại đã xảy ra trong lúc Trung Hoa Quốc Dân Đảng nắm quyền cai trị Trung Quốc.

- Mặt khác, lúc Kim Dung kết thúc bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ, cả ông Tưởng Giới Thạch lẫn Bà Tống Mỹ Linh đều còn sống. Nhưng trong bộ truyện võ hiệp này, Nhạc Bất Quần và Nhạc Phu Nhơn đều đã chết. Riêng cái chết của Nhạc Bất Quần rất đáng được lưu ý, nếu ta đem so sánh nó với cái chết của các nhơn vật tượng trưng cho ông Mao Trạch Đông là Nhậm Ngã Hành trong bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ và Hồng Giáo Chủ trong bộ LỘC ĐỈNH KÝ. Nhậm Ngã Hành đã vì bạo bỊnh mà chết sau khi đã đoạt lại được ngôi Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo nghĩa là giữa lúc vinh quang. Trong khi đó, Nhạc Bất Quần đã bị giết sau khi Ngũ Nhạc Kiếm Phái mà ông là Chưởng Môn Nhơn đã bị thiệt hại rất nặng vì phần lớn các đệ tử của phái này đã bị hạ sát trong hậu động núi Hoa Sơn. Cái chết của Nhạc Bất Quần thật ra đã tương tự cái chết của Hồng Giáo Chủ.

Những cái chết trên đây đã mang một ý nghĩa đặc biệt. Trước hết, Kim Dung đã dùng cái chết của Nhậm Ngã Hành đối chiếu với cái chết của Nhạc Bất Quần đề ám chỉ việc ông Mao Trạch Đông đã hoàn toàn làm chủ lục địa Trung Hoa trong khi ông Tưởng Giới Thạch bị dồn ra đảo Đài Loan, không còn hy vọng gì trở lại lãnh đạo Trung Quốc.

Với cái chết của Hồng Giáo Chủ đối chiếu với cái chết của Nhạc Bất Quần, Kim Dung đã ngỏ ý kiến rằng cả hai ông Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch đều là những nhơn vật không còn đáng sống trong lòng của nhơn dân Trung Hoa vì đã lừa dối họ và phụ niềm tin tưởng của họ.

Nói chung thì hình ảnh mà Kim Dung đưa ra về Nhạc Bất Quần thật là xấu xa tệ hại. Độc giả bộ sách này có thể cho rằng đem vị ngụy quân tử này đề biểu tượng cho ông Tưởng Giới Thạch thì quả là bất công đối với nhà lãnh đạo Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Điều này có thể đúng phần nào. Nhưng chúng ta không nên quên rằng Kim Dung vốn là một người thiên tả và có ác cảm với phe độc tài hữu phái. Trong thời kỳ viết bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ, ông đã nhận chân sự thật về Đảng Trung Cộng, nhưng vẫn còn xem ông Mao Trạch Đông hơn ông Tưởng Giới Thạch. Khi sáng tác bộ LỘC ĐỈNH KÝ , ông đã chống lại Trung Cộng mạnh hơn và xem hai ông Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch cũng đều tệ hại như nhau.

Nhưng đây là ý kiến của Kim Dung và kẻ viết sách này chỉ nêu ra các nhận định của mình về các ẩn số chánh trị của Kim Dung trong các bộ truyện võ hiệp của ông mà thôi.

HẾT CHƯƠNG I


(Sưu tầm)

_________________________
CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 4 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 4 I_icon13Wed 31 Jan 2018, 09:48

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)

CHƯƠNG II

CÁC THÔNG ĐIỆP CHÁNH TRỊ KÍN ĐÁO CỦA KIM DUNG
XÉT QUA MỘT SỐ NHƠN VẬT CHÁNH YẾU VÀ CÁC CỐT CHUYỆN CỦA ÔNG

Ngoài việc dùng một số nhơn vật để tượng trưng cho một vài quốc gia trên thế giới và cho một vài chánh khách nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc cận đại, Kim Dung còn kín đáo gởi cho độc giả của ông một số thông điệp chánh trị qua một số nhơn vật chánh yếu và qua các cốt chuyện của ông. Ta có thể nhờ các thông điệp này mà nhận thấy rõ hơn diễn trình tư tưởng của ông về mặt chánh trị. Để cho độc giả có thể theo dõi dễ dàng các thông điệp trình bày trong chương này, trước hết chúng tôi xin kể lại sơ lược thân thế và sự tích của một số nhơn vật chánh yếu trong các tác phẩm nổi tiếng của Kim Dung.

MỤC 1:

SƠ LƯỢC VỀ THÂN THẾ VÀ SỰ TÍCH CÁC NHƠN VẬT CHÁNH YẾU
TRONG CÁC BỘ TRUYỆN VÕ HIỆP NỔI TIẾNG CỦA KIM DUNG

KimDung đã viết nhiều bộ truyện võ hiệp, mỗi bộ đều có một hay nhiều nhơn vật chánh yếu. Nếu chỉ lấy các tác phẩm nổi tiếng nhứt của ông làm đề tài nghiên cứu, chúng ta có thể kể các nhơn vật chánh yếu độc đáo sau đây:
-Tiêu Phong tức Kiều Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc tức Hư Trúc Tử và Mộ Dung Phục trong hai bộ THIÊN LONG BÁT BỘ và LỤC MẠCH THẦN KIẾM
- Quách Tĩnh, Dương Khang và Dương Quá trong hai bộ ANH HÙNG XẠ ĐIÊU và THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP.
- Trương Vô Kỵ tức Tạ Vô Kỵ trong bộ CÔ GÁI ĐỒ LONG (vốn tên là Ỷ THIÊN ĐỒ LONG KÝ theo nguyên tác)
- Lịnh Hồ Xung trong bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ
- Vi Tiểu Bảo trong bộ LỘC ĐỈNH KÝ.

Chúng tôi đã sắp thứ tự các nhơn vật trên đây theo thời gian trước sau của giai đoạn lịch sử Trung Quốc làm khung cảnh hoạt động của họ hoặc của việc trước tác bộ truyện:

1- Tiêu Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc và Mộ Dung Phục là những nhơn vật của thời kỳ nhà Đại Tống còn làm chủ Hoa Bắc và bị sự uy hiếp nặng nề của người Khiết Đơn làm chủ nước Đại Liêu. Trong bộ LỤC MẠCH THẦN KIẾM có hai niên biểu làm mốc thời gian cho khung cảnh hoạt động của các nhơn vật này. Theo Kim Dung thì bức thơ mà Uông Kiếm Thông, Bang Chủ Cái Bang gởi cho Mã Đại Nguyên dặn phải ngấm ngầm giám thị Kiều Phong lúc ông truyền chức Bang Chủ cho Kiều Phong được viết năm Nguyên Phong thứ 6. Nguyên Phong là một trong hai niên hiệu của Vua Tống Thần Tông (t.v. 1068-1085) và năm thứ 6 của niên hiệu này là năm 1083. Ngoải ra bộ LỤC MẠCH THẦN KIẾM còn cho biết rằng việc vua nước Đại Liêu dự liệu xâm lăng nhà Đại Tống đã xảy ra lúc Vua Tống Triết Tông (t.v. 1086-1100) bãi chức các vị đại thần theo phe bảo thủ của Tư Mã Quang để áp dụng trở lại chánh sách của Vương An Thạch. Trong lịch sử Trung Quốc, đó là việc xảy ra trong những năm chót của niên hiệu Nguyên Hựu, tức là vào khoảng đầu thập niên 90 của thế kỷ thứ 11.

2- Quách Tỉnh, Dương Khang và Dương Quá là những nhơn vật xuất hiện vào cuối đời nhà Tống, lúc người Mông Cổ vừa quật khởi và diệt nước Đại Kim của người Nữ Chân rồi chuẩn bị xâm chiếm Đại Tống và Đại Lý. Các việc này đã xảy ra trong thế kỷ thứ 13. Trong bộ ANH HÙNG XẠ ĐIÊU , có hai niên biểu có thể dùng làm mốc thời gian cho hoạt động của Quách Tĩnh:
- năm 1227 là năm băng hà của Thành Cát Tư Hãn tức là Nguyên Thái Tổ
- kế đó là năm 1234 nước Đại Kim bị người Mông Cổ diệt.

Trong bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, thì biến cố có thể làm mốc thời gian cho hoạt động của Quách Tỉnh và Dương Quá là cái chết của Mông Kha tức là Nguyên Hiến Tông khi nhà vua này mở cuộc tấn công thành Tương Dương (tức là Tương Phàn trong tỉnh Hồ Bắc ngày nay) năm 1259. Và theo bộ CÔ GÁI ĐỒ LONG thì Quách Tĩnh đã chết khi thành Tương Dương bị quân Nguyên phá vỡ mà việc này đã xảy ra năm 1273.

3- Trương Vô Kỵ là một nhơn vật đã tham dự cuộc khởi nghĩa của người Trung Hoa nổi lên đánh đổ nhà Nguyên do người Mông Cổ xây dựng để thiết lập nhà Minh năm 1368. Vậy, thời gian hoạt động của ông là vào cuối đời Nguyên, tức là vào khoảng giữa thế kỷ thứ 14.

4- Phần Vi Tiểu Bảo thì sống trong lúc nhà Thanh vừa chiếm được Trung Hoa trước đó do nhà Minh làm chủ. Trong bộ LỘC ĐỈNH KÝ, ông được mô tả là gần như đồng tuổi với vua Khương Hy là một nhà vua trị vì từ năm 1662 đến năm 1722. Các biến cố có thể làm mốc thời gian cho hoạt động của Vi Tiểu Bảo là việc Trịnh Khắc Sảng đầu hàng nhà Thanh và đem đảo Đài Loan sáp nhập vào bản đồ Trung Quốc năm 1683, và việc nhà Thanh ký với người Nga một hiệp ước ấn định biên giới hai nước (mà lịch sử Tây Phương gọi là Hiệp Ước Nerchinsk) năm 1689.

Riêng bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ không trực tiếp nói đến thời đại nào, nhưng khi kể chuyện Lưu Chánh Phong rửa tay treo kiếm, nó có đề cập đến chức vụ tuần phủ tỉnh Hà Nam.. Ở Trung Quốc, tên tỉnh Hà Nam đã có từ đời Nguyên. Về chức tuần phủ, nó có từ đời Minh, nhưng dưới triều đại này, đó là một chức vụ giao cho một viên quan ở chánh quyền trung ương được gởi đi giải quyết các công việc địa phương khi cần. Chỉ đến đời nhà Thanh, tuần phủ mới là một chức quan ở luôn tại chỗ để điều khiển công việc một tỉnh. Vậy, với chức vụ tuần phủ tỉnh Hà Nam được nói đến trong TIẾU NGẠO GIANG HỒ, ta có thể bảo rằng câu chuyện được bộ truyện võ hiệp này kể lại đã được xảy ra dưới đời nhà Thanh. Nhưng vì bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ được sáng tác trước bộ LỘC ĐỈNH KÝ nên chúng tôi sẽ nói đến Lịnh Hồ Xung là nhơn vật chánh yếu trong bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ trước Vi Tiểu Bảo là nhơn vật chánh yếu trong bộ LỘC ĐỈNH KÝ.

I- TIÊU PHONG
(tức KIỀU PHONG)

Tiêu Phong là con một nhà quý tộc của nước Đại Liêu và thuộc nòi giống Khiết Đơn. Lúc ông còn bé, gia đình ông đã bị một số cao thủ võ lâm người Hán là dân nước Đại Tống đón đường và tấn công ở bên ngoài cửa ải Nhạn Mông (ở địa phận tỉnh Sơn Tây ngày nay). Mẹ ông cùng các bộ hạ của gia đình ông bị sát hại, thân phụ ông nhảy xuống vực sâu tự tử sau khi đã giết hay đánh ngã hết những người tấn công gia đình mình. Các cao thủ võ lâm người Hán còn sống sót trong cuộc đánh nhau này đã ý thức rằng họ đã nhầm lẫn khi tấn công gia đình này. Do đó họ thấy có trách nhiệm phải dung tha và bảo bọc cho đứa bé còn sống và được cha nó vất trên mình của một người trong bọn họ. Họ đã giao nó cho một cặp vợ chồng nông dân không con họ Kiều nuôi làm con và đặt tên đứa bé là Kiều Phong.

Lúc bảy tuổi, Kiều Phơng đã bị một con chó sói sắp vồ, nhưng được một nhà sư ở chùa Thiếu Lâm là Huyền Khổ cứu rồi dạy võ công cho. Sau đó ông lại được Uông Kiếm Thông là Bang Chủ Cái Bang thâu nhận làm đồ đệ và cho vào Cái Bang. Nhờ thông minh dũng cảm, lại võ nghệ cao cưòng, Kiều Phong đã lập được nhiều công lao cho Cái Bang và được Uông Kiếm Thông chọn làm người kế vị để điều khiển Cái Bang.

Với tư cách Bang Chủ Cái Bang, Kiều Phong được phần lớn người trong bang chúng mến phục. Tuy nhiên, vì không ưa nữ sắc, ông bị Mã Phu Nhơn là vợ của Phó Bang Chủ Mã Đại Nguyên thù hận, chỉ vì lý do bà là một phụ nữ sắc đẹp lộng lẫy, ai cũng ngắm nhìn một cách mê say mà riêng Kiều Phong lại không để ý đến bà. Mã Phu Nhơn biết rằng chồng bà có giữ một mật thơ của Uông Kiếm Thông dặn phải giám thị Kiều Phong và nếu thấy ông này có hành vi thân Liêu phản Tống thì phải hạ sát ngay. Bà đã xui giục chồng tiết lộ nguồn gốc Khiết Đơn của Kiều Phong để truất ngôi bang chủ của ông. Nhưng mặc dầu không thân cận với Kiều Phong vì tâm tánh không thích hợp nhau, Mã Đại Nguyên rất mến phục Kiều Phong nên không nghe lời vợ. Mã Phu Nhơn bèn tư thông với một Trưỏng Lão của Cái Bang là Bạch Thế Kính và âm mưu với ông này giết Mã Đại Nguyên rồi vận động để hạ bệ Kiều Phong. Việc Kiều Phong gốc là người Khiết Đơn đã được công khai chứng minh trong một phiên họp sôi nổi của Cái Bang và mặc dầu một phần bang chúng vẫn còn mến phục ông, Kiều Phong đã từ chức Bang Chủ.

Từ lúc bé, Kiều Phong đã được người Hán nuôi dưỡng và dạy dỗ nên theo tinh thần người Hán, thù ghét và khinh thị người Khiết Đơn vốn bị người Hán cho là một giống người dã man hung ác. Khi hoạt động cho Cái Bang, ông đã mạnh mẽ chống lại người Khiết Đơn và đã phá được nhiều mưu đồ của họ. Bởi đó, Kiều Phong rất uất ức về chỗ ông bị cho là người Khiết Đơn. Tuy không thể bác bỏ các bằng chứng đã được đưa ra, ông vẫn chưa tin chắc rằng mình thuộc nòi giống Khiết Đơn. Thêm nữa, những người đã xác nhận ông là người Khiết Đơn trong phiên họp của Cái Bang đã không cho ông biết rõ về thân thế của ông. Họ cũng giấu tên người cầm đầu cuộc tấn công gia đình ông mà chỉ gọi đó là Thủ Lãnh Đại Ca. Vì thế, Kiều Phong cố điều tra tra đề biết rõ hơn về thân thế thật sự của mình. Nhưng khi ông về thăm cha mẹ nuôi và thầy là Huyền Khổ Đại Sư thì tất cả đều bị giết và ông đã bị nghi là thủ phạm, thành ra phần lớn giới võ lâm người Hán đã lên án ông là tàn độc và vong ơn bội nghĩa.

Trong khi vào chùa Thiếu Lâm thăm thầy rồi bị nghi là đã hạ sát thầy và bị các nhà sư trong chùa lùng bắt, Kiều Phong đã gặp lại A Châu là người nhà của Mộ Dung Phục. Cô này vốn giỏi về thuật hóa trang nên đã trá hình làm một nhà sư Thiếu Lâm và lén ở trong chùa để đánh cắp bộ DỊCH CÂN KINH rồi lại tỉnh cờ vào ẩn núp chung một chỗ với Kiều Phong. Do đó, khi bị các nhà sư Thiếu Lâm phát giác được chỗ ẩn nấp và mở cuộc tấn công, Kiều Phong đã mang A Châu chạy đi, nhưng cô này đã bị đánh trọng thương. Vì nhận thấy mình có phần trách nhiệm trong việc làm cho A Châu bị thương như vậy Kiều Phong nhứt đinh phải cửu cô khỏi chết nên đã mang cô đến Tụ Hiền Trang của nhà họ Du để nhờ một thần y nổi tiếng đương thời là Tiết Mộ Hoa chữa tri cho cô, mặc dầu biết rằng quần hào người Hán đang họp tập ở đó để luận tội ông. Kiều Phong đã đánh nhau với quần hào. Ông đã hạ sát nhiều người, nhưng chính ông cũng bị lâm nguy và chỉ thoát được nhờ sự giúp đỡ của một người bịt mặt mặc áo đen.

Khi đã bình phục, Kiều phong ra cửa ải Nhạn Môn đề quan sát chỗ cha mẹ mình chết và gặp lại A Châu ở đó. Cô này nguyên đã được Tiết Mộ Hoa chữa trị cho vì sự uy hiếp của người thuộc Cái Bang chịu sự ủy thác của Kiều Phong, rồi đã trốn đi được khi lành bịnh. Cô đoán là Kiều Phong thế nào cũng ra ải Nhạn Môn nên đã đến đó để đón ông và quả nhiên đã gặp ông.

Lúc ấy, một đám dân Khiết Đơn bị một toán quân Đại Tống săn đuổi và tàn sát chạy ngang qua. Kiều Phong động lòng nghĩa hiệp ra binh vực những người dân này và do đó mà thấy trước ngực của một cụ già Khiết Đơn có xâm hình một cái đầu chó sói xanh, y hệt như hình xâm trên ngực mình. Điều này lâm cho Kiều Phong tin chắc mình thuộc nòi giống Khiết Đơn. Nhưng lúc đó, ông đã đồng thời nhận chân rằng người Hán cũng có thể hung ác và tàn sát dân vô tội của nước khác chớ không phải chỉ có người Khiết Đơn là dã man như ông đã được dạy từ nhỏ. Nhận đinh này làm cho ông không còn lấy việc mình là người Khiết Đơn làm một điều xấu hổ. Mặt khác, vì thấy A Châu vẫn tỏ ra khâm phục mình và cảm kích mình mặc dầu biết mình là người Khiết Đơn, Kiều Phong bắt đầu yêu A Châu.

Khi đã biết chắc rằng cha mẹ mình đã bị hại một cách oan ức, Kiều Phong quyết đinh báo thù và cố tìm để biết Thủ Lãnh Đại Ca là ai. Nhưng những người có thể cho ông biết tên của vị cao thủ võ lâm đó đều bị giết chết. Riêng một người đã tham dự cuộc tấn công ở ngoài ải Nhạn Môn là Trí Quang Đại Sư đã gặp lại Kiều Phong và cho biết rằng thân phụ ông tên là Tiêu Viễn Sơn, nhưng không chịu cho biết tên của Thủ Lãnh Đại Ca và tự làm cho mình viên tịch. Khi đã biết thân thế của thân phụ, Kiều Phong đã trở về với họ thật của mình là họ Tiêu.

A Châu đã cố giúp Tiêu Phong tìm tung tích của Thủ Lãnh Đại Ca và được Mã Phu Nhơn bảo cho biết đó là Đoàn Chánh Thuần, em ruột của vua nước Đại Lý. Nhưng đến lúc tìm ra chỗ ở của Đoàn Chánh Thuần, A Châu lại phải giác rằng mình là con tư sinh của ông này với bà Nguyễn Tinh Trúc và ngoài mình ra hai ông bà này còn một đứa con gái khác nhỏ hơn tên là A Tử. Cô biết rằng cô không thể ngăn cản Tiêu Phong giết cha mình để trả thù, đồng thời cũng muốn cho Tiêu Phong thấy rằng ai cũng có thể vô tình gây nên tội và thứ lỗi cho cha mình nên quyết định chết thay cha. Cô trá hình làm Đoàn Chánh Thuần đến nơi ông này ước hẹn gặp Tiêu Phong và bị Tiêu Phong đánh trọng thương. Trước khi chết, cô xin Tiêu Phong chiếu cố cho em gái mình là A Tử. Tiêu Phong rất đau đớn vì đã có mối tình sâu đậm với A Châu. Ông càng hối hận hơn vì đã phát giác liền theo đó rằng Đoàn Chánh Thuần không phải là Thủ Lãnh Đại Ca. Nhưng vì ý muốn tìm cho ra chân tướng của nhơn vật này ông bỏ ý đinh tự tử theo A Châu. Tuy nhiên, vì Mã Phu Nhơn đã chết trước khi ông hỏi được bà ta về việc này nên Tiêu Phong không còn cách nào tìm ra manh mối kẻ thù và quyết đinh trở về cửa ải Nhạn Môn … Lúc ấy A Tử đã yêu ông và nhất định theo ông. Vì có lời hứa với A Châu lúc cô này sắp tắt hơi nên Tiêu Phong không thể rời bỏ A Tử mặc dầu ông không thấy thích cô vì cô là đồ đệ phái Tinh Tú và bị ảnh hưởng của phái này nên rất ác độc và xảo trá. A Tử định phun độc châm vào người Tiêu Phong để ông bị tê liệt không tự đi đứng được và ông phải mãi mãi ở gần cô. Nhưng Tiêu Phong đã phản ửng để tự vệ và do đỏ mà làm cho A Tử bị trọng thương. Vì muốn cứu chữa cho A Tử, ông phải mang cô lên miền bắc lạnh lẽo đề có thể tìm nhiều nhơn âm, cao hổ cốt và mật gấu cho cô dùng.

Trong khi ở miền bắc, Tiêu Phong đã hợp tác với người Nữ Chân và nhơn một cuộc đi săn, đã bắt được một nhà lãnh tụ Khiết Đơn làm tù binh. Nhưng thay vì bắt ông này bỏ tài sản ra để tự chuộc mình, Tiêu Phong đã thả ông và kết nghĩa anh em với ông. Nhà lãnh tụ bị Tiêu Phong bắt chính là vua nước Đại Liêu. Khi Tiêu Phong sang nước này để gặp ông thì địa vị ông đang lâm nguy vì một cuộc biển loạn. Nhờ Tiêu Phong giúp, ông chế ngự được những người muốn cướp ngôi ông. Do đó, ông đã phong Tiêu Phong chức tước lởn nhứt trong triều đình là Nam Văn Đại Vương, lỵ sở ở Nam Kinh của nước Đại Liêu (tức là Bắc Kinh ngày nay).

Lúc này, A Tử đã hoàn toàn bình phục và bỏ đi mà không cho Tiêu Phong biết. Tiêu Phong phải đi về phía nam đế tìm cô và đến chùa Thiếu Lâm ngay lúc quần hào gặp nhau ở đó vì có cuộc tỷ thí để tranh ngôi Minh Chủ Võ Lâm. Trong dịp này, Tiêu Phong đã gặp được thân phụ mình là Tiêu Viễn Sơn. ông này đã không chết khi nhảy xuống vực sâu nhờ rớt nhằm một cành cây, và không còn ý đinh tự tử nữa mà lại muốn báo thù. Ông đã trá hình làm một nhà sư bịt mặt mặc áo đen và lẽn vào chùa Thiếu Lâm ở đó trong 30 năm nên đã biết hết tự sự . Chỉnh ông đã cứu Tiêu Phong khỏi bị quần hào giết ở Tụ Hiền Trang. Và cũng chính ông đã giết cha mẹ nuôi và thầy của Tiểu Phong cùng những người đã biết vụ xây ra ở ngoài cửa ải Nhạn Môn mà cố tình che giấu tung tích Thủ Lãnh Đại Ca để bảo vệ cho ông này. Phần Tiêu Viễn Sơn thì đã biết đó là Huyền Từ Đại Sư, Phương Trượng chùa Thiếu Lâm. Tuy là một cao tăng, ông này đã tư tình với một thiếu nữ và có một đứa con trai. Tiêu Viễn Sơn đã bắt cóc đứa con trai này từ lúc nhỏ cho Huyền Từ và tình nhơn phải đau khổ. Đứa con trai đó là một nhà sư pháp danh Hư Trúc cũng tu trong chùa Thiếu Lâm. Trong cuộc hội họp quần hào kỳ này, Tiêu Viễn Sơn đã tố giác rằng cha Hư Trúc là một vị cao tăng. Thế chẳng đặng đừng, Huyền Từ phải công khai nhìn nhận rằng mình đã phạm tội tà dâm và tự quyết định sự trừng phạt mình là đánh 200 gậy. Ông đã nhận chịu hình phạt này rồi tự cắt đứt kinh mạch mà chết.

Sau đó, Tiêu Viễn Sơn nhờ sự chỉ điểm của một nhà sư già mặc áo xám trong chùa Thiếu Lâm mà giác ngộ và qui y ở chùa này. Ông căn dặn Tiêu Phong là phải cố giữ cho hai nước Đại Liêu và Đại Tổng không đánh nhau. Vì đã bị mù, A Tử muốn đi chữa cho mắt sáng lại. Bởi đó sau khi đi Tây Hạ để giúp Đoàn Dự trong yêu cầu thân với công chúa nước ấy, Tiêu Phong đã về nước Đại Liêu một mình. Lúc ấy, vua Đại Liêu nghe tin vua nhà Đại Tống có sự bất hòa với các đại thần và bị dân chúng oán thán nên có ý định dấy binh chinh phạt Đại Tống. Ông muốn phong cho Tiêu Phong chức Bình Nam Đại Nguyên Soái và giao cho Tiêu Phong nhiệm vụ chánh trong công cuộc xâm lăng này. Nhưng Tiêu Phong không muốn có sự chiến tranh giữa người Khiết Đơn với người Hán.

Trong khi đó, A Tử đã chữa được mắt nhờ một người mê say cô là Du Thản Chi cho cô cặp mắt của anh ta và cô đã trở về Đại Liêu. Tiêu Phong cho A Tử biết rằng ông chỉ yêu A Châu và tự xem như anh hay chú của A Tử . Ông khuyên A Tử nên nhận Du Thản Chi làm chồng. Sau đó, ông treo ấn từ quan nhưng bị vua Đại Liêu bắt giam. A Tử đã thoát được và huy động các bạn hữu của Tiêu Phong đến cứu ông. Họ đã giải thoát được Tiêu Phong khỏi ngục, nhưng bị quân Đại Liêu do chính nhà vua nước này điều khiển đuổi theo rất gấp. Để giải nguy, hai người bạn võ công cao cường của Tiêu Phong là Đoàn Dự và Hư Trúc Tử đã liều mạng xông vào giữa đám quân địch để bắt vua Đại Liêu đem về phía mình. Tiêu Phong đã đoạt lại được nhà vua này rồi yêu cầu ông ta công khai xem Đại Tống là nước anh em của Đại Liêu và chịu bãi binh, nếu không thì mọi người cùng chết. Vua Đại Liêu phải chấp nhận điều kiện này. Vậy, Tiêu Phong đã thực hiện được tâm nguyện của thân phụ và của chính mình. Nhưng vì muốn thực hiện tâm nguyện này, ông đã uy hiếp vua Đại Liêu nên tự xem là mình có tội đổi với Tổ Quốc và tự tử ngay tại chỗ. A Tử móc mắt trả cho Du Thản Chi rồi ôm thây ông nhảy xuống vực sâu để được mãi mãi ở gần ông như tâm nguyện của cô.

(còn tiếp)

_________________________
CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 4 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 4 I_icon13Sun 07 Oct 2018, 15:03

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)

CHƯƠNG II

CÁC THÔNG ĐIỆP CHÁNH TRỊ KÍN ĐÁO CỦA KIM DUNG
XÉT QUA MỘT SỐ NHƠN VẬT CHÁNH YẾU VÀ CÁC CỐT CHUYỆN CỦA ÔNG

MỤC 1:

SƠ LƯỢC VỀ THÂN THẾ VÀ SỰ TÍCH CÁC NHƠN VẬT CHÁNH YẾU
TRONG CÁC BỘ TRUYỆN VÕ HIỆP NỔI TIẾNG CỦA KIM DUNG

II- ĐOÀN DỰ

Đoàn Dự là người thuộc hoàng tộc nước Đại Lý. Ông được biết với tư cách là con của Trần Nam Vương Đoàn Chánh Thuần, em ruột của vua Đại Lý là Đoàn Chánh Minh. Vì Đoàn Chánh Minh không có con nên ai cũng biết rằng ngôi vua Đại Lý sẽ truyền cho Đoàn Chánh Thuần, rồi sau đó thì đến Đoàn Dự.

Nước Đại Lý là một nước tôn sùng Phật Giáo. Bởi đó, từ nhỏ, Đoàn Dự đã được dạy về giáo lý đạo này cùng với Nho Giáo thành ra thấm nhuần tư tưởng từ bi và nhân nghĩa. Nhưng ngoài ra, ông còn bị bác và cha bắt phải học môn võ gia truyền trứ danh của gia tộc mình là Nhứt Dương Chỉ. Ông thấy võ nghệ là môn học dùng để đánh và giết người trái với lòng từ bi của Phật Giáo và chủ trương nhân nghĩa của Nho Giáo nên không chịu học. Vì đó, ông đã bị bác và cha ông phạt, và bỏ nhà trốn đi.

Vì không biết võ công cũng không biết lề luật giang hồ, lại có tính ngay thẳng và hay can thiệp để binh vực người mà ông cho là bị ức hiếp, Đoàn Dự đã nhiều lần nguy hiểm vì đụng chạm với các phe phái võ lâm chống đối nhau. Do sự tình cờ, ông vào được trong một thạch động chứa đựng những bí ẩn của Kiếm Phái Vô Lượng và học được phép Lăng Ba Vi Bộ là một phương pháp né tránh rất tài tình làm cho kẻ địch không đánh trúng mình được. Cũng trong lúc bỏ nhà trốn đi như vậy, Đoàn Dự đã gặp được hai cô gái là Chung Linh và Mộc Uyển Thanh. Riêng Mộc Uyển Thanh đã nhận làm vợ Đoàn Dự. Nhờ các cao thủ của triều đình Đại Lý đến cứu nên Đoàn Dự và Mộc Uyển Thanh đã được đưa về thủ đô Đại Lý. Nhưng cả Chung Linh và Mộc Uyễ Thanh đều là con tư sinh của Đoàn Chánh Thuần nên hôn sự của Đoàn Dtr và Mộc UyễThanh đã không thành tựu được.

Trong số những kẻ địch đã uy hiếp Đoàn Dự lúc ông bỏ nhà ra đi có nhóm Tứ ác mà người cầm đầu là Đoàn Diên Khánh. Ông này vốn là người trong hoàng tộc họ Đoàn, nhưng vì một cuộc chánh biến trong triều trước đó, thân phụ ông đã mất ngôi báu và ngôi này về sau đã về Đoàn Chánh Minh. Đoàn Diên Khánh không chấp nhận việc này và cố tìm cách tranh ngôi báu trở lại. Do chủ trương của ông, Đoàn Dự đã bị bắt và nhốt chung với Mộc Uyển Thanh. Cả hai người đều bị cho uống thuốc kích thích dục tình để hai anh em phạm tội loạn luân. Như vậy, dòng của Đoàn Chánh Minh và Đoàn Chánh Thuần phải mất thanh danh không còn giữ ngôi vua được và phải giao nó về cho Đoàn Diên Khánh.

Đoàn Dự sợ không tự chế ngự nổi dục tình và phạm tội loạn luân với em gái nên đã cố ý tự tử bằng cách nuốt hai con Mãnh Cổ Châu Cáp mà Chung Linh đã giao cho ông trước đó. Mãnh Cổ Châu Cáp là một loại ảnh ương nhỏ màu đỏ rất độc. Nhưng sau khi nuốt hai con vật này, Đoàn Dự đã không chết mà lại có khả năng thâu hút nội lực những người có võ công đụng chạm đến mình ông. Ông đã thật sự thâu hút nội lực nhiều cao thủ có ỳ muốn cứu ông hay chữa trị cho ông. Sau khi giải thoát Đoàn Dự, Đoàn Chánh Minh đã nhận thấy điều này. Ông đã đưa cháu đến chùa Thiên Long là chùa của hoàng tộc Đại Lý để xin các đại sư của chùa này chữa trị cho cháu.


Chính lúc ấy, chùa Thiên Long lại phải đương đầu với một kẻ địch mạnh đến viếng. Đó là Cưu Ma Trí, quốc sư nước Thổ Phồn. Ông này đề nghi đem đồ phổ của 72 môn tuyệt kỹ Thiếu Lâm đồi lấy kiếm phổ dạy môn Lục Mạch Thần Kiếm là kiếm phổ độc đáo của gia tộc họ Đoàn phát xuất từ môn võ Nhứt Dương Chỉ. Mục đích của Cưu Ma Trí là lấy kiếm phổ này đến đốt ở mộ của người bạn là Mộ Dung Bác đề thực hiện một lời hứa của mình đối với người bạn ấy. Lục Mạch Thần Kiếm vốn là một kiếm pháp dựa vào sáu mạch trong cơ thể con người. Nó rất cao siêu, nhưng rất khó uyện nên chưa ai luyện được nó trọn vẹn. Bởi vậy, các nhà sư chùa Thiên Long phải lựa sáu cao thủ , mỗi người chỉ luyện một đường kiếm thuộc về một mạch và liên hợp nhau đề đối phó với Cưu Ma Trí. Đoàn Chánh Minh đã được yêu cầu xuống tóc làm một nhà sư để giữ vai tuồng cao thủ thứ sáu trong cuộc chiến đấu. Nhưng các nhà sư chùa Thiên Long vẫn không thắng nổi Cưu Ma Trí và phải hủy phá kiếm phổ để nó không lọt vào tay Cưu Ma Trí.

Vì phải đối phó với Cưu Ma Trí nên các nhà sư chùa Thiên Long không chữa tri cho Đoàn Dự được, nhưng Đoàn Dự nhờ chứng kiến sự luyện tập của họ mà thuộc hết các bí quyết của Lục Mạch Thần Kiếm. Tuy nhiên, ông không có võ công nên không vận chơn khí để sử dụng kiếm pháp này như ý muốn được. Đoàn Dự bị Cưu Ma Trí mang đi.

Nhưng khi Cưu Ma Trí đến nơi căn cứ của Mộ Dung Phục là con của Mộ Dung Bác, ông đã không được đón tiếp, mà người nhà của Mộ Dung Phục là A Bích và A Châu còn tìm cách giải thoát Đoàn Dự. Họ cùng Đoàn Dự chạy trốn, nhưng vì hoảng hốt, lại lạc vào Mạn Đà Sơn Trang của Vương Phu Nhơn. Bà này là cô của Mộ Dung Phục, nhưng không thuận với ông. Trong khi đó, con gái bà là Vương Ngọc Yến lại yêu Mộ Dung phục. Cô sợ nếu mẹ cô trừng phạt người nhà của Mộ Dung Phục thì cô sẽ không còn kết hôn với Mộ Dung Phục được. Do đó, cô cùng với họ tìm cách trốn đi đề tìm Mộ Dung Phục. Đoàn Dự khi thấy Vương Ngọc Vền, đã mê sắc đẹp của cô. Ông đã luôn luôn theo dõi cô và đã nhiều lần liều mạng để cứu cô ra khỏi sự nguy hiểm. Mặc dầu cô cho ông biết rằng quả tim của cô đã thuộc về Mộ Dung Phục, và cô thật sự lúc nào cũng chỉ quan tâm đến Mộ Dung Phục, Đoàn Dự vẫn giữ nguyên mối tình đổi với Vương Ngọc Yến. Nhưng Đoàn Dự đã không tỏ ra ganh tỵ với Mộ Dung Phục mà chỉ mong cho Vương Ngọc Yến được hạnh phúc.

Trong khi lăn lộn trong chốn giang hồ lần này, Đoàn Dự đã kết làm anh em với Tiêu Phong và Hư Trúc tức là Hư Trúc Tử.

Khi hay tin vua Tây Hạ chánh thức chọn phò mã, triều đình Đại Lý đã bảo Đoàn Dự đi dự cuộc tuyển lựa này, vì nghĩ rằng nếu Đoàn Dự cưới được công chúa Tây Hạ thì Đại Lý sẽ có một nước đồng minh mạnh giúp mình tự vệ đối với các nước khác. Đoàn Dự phải tuân lịnh triều đình, nhưng thật sự lòng ông chỉ nghĩ đến Vương Ngọc Yến. Cuối cùng, Vương Ngọc Yến thấy rõ chân tình của ông và chịu chấp nhận làm vợ của ông. Trong dịp đi Tây Hạ, Đoàn Dự lại tăng thêm công lực vì sự ngẫu nhiên làm cho ông thâu hút hết nội lực của Cưu Ma Trí.

Trong lúc Đoàn Dự vừa bị Cưu Ma Trí bắt đi thì thân phụ ông là Đoàn Chánh Thuần đã được Đoàn Chánh Minh phải đi tìm ông với sự phụ lực của một số cao thủ của nước Đại Lý. Đoàn Chánh Thuần vốn là người đa tình nên ngoài bà vợ cả là Thư Bạch Phụng, mẹ Đoàn Dự, ông lại còn nhiều người yêu khác. Trong số các tình nhơn này, chẳng những có Tần Hồng Miên là mẹ Mộc Uyển Thanh, Chung Phu Nhơn là mẹ Chung Linh, Nguyễn Tinh Trúc là mẹ A Châu và A Tử, mà lại còn có Mã Phu Nhơn và cả đến Vương Phu Nhơn là mẹ Vương Ngọc Yên. Trừ Chung Phu Nhơn đã có chồng và trung thành với người chồng hiện tại, những người khác đều còn nặng tình với Đoàn Chánh Thuần. Nhưng người nào cũng rất ghen tương và muốn độc chiếm Đoàn Chánh Thuần. Có người như Mã Phu Nhơn nếu không độc chiếm được ông thì thà thấy ông chết còn hơn là để ông sống với người đàn bà khác. Bà đã nói với A Châu rằng Đoàn Chánh Thuần là Thủ Lãnh Đại Ca để cho Kiều Phong giết Đoàn Chánh Thuần, vì lúc ấy, bà cho rằng Đoàn Chánh Thuần không còn nghĩ gì đến bà. 


Khi được lịnh đi tìm Đoàn Dự, Đoàn Chánh Thuần đã nhơn cơ hội đi thăm lại các tình nhơn. Nhưng ông đã không tìm đến Vương Phu Nhơn vì bà này trước đó đã quyết liệt yêu cầu ông phải giết Thư Bạch Phụng để lấy bà làm vợ cả. Mặt khác, Đoàn Chánh Thuần lại phải né tránh Đoàn Diên Khánh đang đi tìm ông để gia hại.

Do kế hoạch của Vương Phu Nhơn, về sau có sự tiếp tay của Đoàn Diên Khánh và Mộ Dung Phục, cả Đoàn Chánh Thân, các bà vợ cùng tình nhơn của ông cũng như Đoàn Dự đều bị bắt đưa về Mạn Đà Sơn Trang. Nhưng mỗi bên trong nhóm các người mưu đồ việc bắt bớ này đều có dụng ý riêng. Vương Phu Nhơn muốn buộc Đoàn Chánh Thuần phải từ bỏ chức vụ và vợ cả cùng các tình nhơn khác để đến ở với bà vĩnh viễn. Đoàn Diên Khánh thì muốn ép Đoàn Chánh Thuần và Đoàn Dự nhường việc kế vị ngôi vua Đại Lý cho mình. Phần Mộ Dung Phục, ông muốn lấy thế nước Đại Lý đế khôi phục nước Đại Yên.

Theo kế hoạch của Mộ Dung Phục thì Đoàn Dự phải bị hạ sát. Nhưng mặc dầu đã dùng hơi độc chế ngự được hết mọi người, Mộ Dung Phục đã không đạt ý nguyện được, vì bất ngờ Thư Bạch Phụng đã dùng ẩn ngữ để cho Đoàn Diên Khánh biết rằng Đoàn Dự chính là con ông. Nguyên trước đó, Thư Bạch Phụng tức giận Đoàn Chánh Thuần không trung thành với bà nên trả thù bằng cách tìm lấy bất cứ người nào bà gặp trước hết, và người đó ngẫu nhiên lại là Đoàn Diên Khánh. Khi đã nhận được Đoàn Dự quả là con mình, Đoàn Diên Khánh không còn muốn cho Mộ Dung Phục giết Đoàn Dự như dự liệu. Nhưng lúc đó, ông đã bị chế ngự nên không còn đối phó với Mộ Dung Phục được. Tuy nhiên, lúc Mộ Dung Phục đã giết hết các bà tình nhơn của Đoàn Chánh Thuần và sắp hạ sát Thư Bạch Phụng thì Đoàn Dự bị kích thích được mối nguy của mẹ nên thình lình phát huy được chơn lực và bứt đứt dây trói rồi dùng Lục Mạch Thần Kiếm đánh Mộ Dung Phục làm cho Mộ Dung Phục phải bỏ chạy. 


Đoàn Chánh Thuần thấy các mối tình phóng đãng của mình đã gây nhiều oan nghiệt và đau lòng vì cái chết của các tình nhơn nên đã tự tử. Thư Bạch Phụng cũng tự tử, nhưng trước khi chết, đã kín đáo cho Đoàn Dự biết rằng ông là con Đoàn Diên Khánh và do đó mà có thể cưới Vương Ngọc Yến làm vợ, vì Vương Ngọc Yến là con của Đoàn Chánh Thuần và Vương Phu Nhơn nên không có mối liên hệ anh em với Đoàn Dự.

Đoàn Dự về nước Đại Lý rời thì nói hết sự thật cho Đoàn Chánh Minh nghe. ông này nghĩ rằng nếu Đoàn Dự là con Đoàn Diên Khánh thì vấn đề xung đột nội bộ giữa người trong hoàng tộc họ Đoàn tự nhiên giải quyết và việc tranh ngôi báu không còn được đặt ra. Ông vốn đã xuống tóc làm sư khi đến chùa Thiên Long và tham dự cuộc chiến đấu chống Cưu Ma Trí nên thoái vị để nhường ngôi cho Đoàn Dự, nhưng căn dặn Đoàn Dự giữ bí mật thân thế mình đế bảo toàn danh dự cho Đoàn Chánh Thuần và Thư Bạch Phụng.

Mặc dầu đã làm vua Đại Lý, Đoàn Dự đã cùng bộ hạ đi Đại Liêu để cứu Tiêu Phong khi được tin là ông này bị vua Đại Liêu hạ ngục. Lúc này, công lực và võ nghệ của Đoàn Dự đã rất cao và chính ông đã cùng Hư Trúc Tử xông vào giữa quân Đai Liêu để bắt nhà vua Đại Liêu và giải nguy cho mọi người.

(còn tiếp)

_________________________
CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 4 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4905
Registration date : 23/03/2013

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 4 I_icon13Mon 08 Oct 2018, 00:04

Thầy ui, em cũng đã đọc bộ Thiên Long Bát Bộ này rồi, và em nhớ Đoàn Dự là vô tình mà bị con Mãng cổ chu cáp chui vào bụng khi đuổi theo một con rết độc. Mà con rết đó lại chui vào bụng Đoàn Dự làm cho chàng ta bị trúng độc không ngậm miệng lại được. Trước đó hình như chàng ta đã bị con Thiểm điện điêu của Chung Linh cắn cho một phát đang chờ chết. Rồi mấy loại cực độc đó hoành hành trong cơ thể chàng ta khiến cho chàng ta không những không chết mà còn “vạn độc bất xâm” nữa. Còn cái khả năng thâu hút nội lực của những người có võ công khi đụng chạm đến người chàng ta thì là do chàng ta học được Bắc minh thần công.
Hông biết sách em đọc với sách ông giáo sư đọc thì bản nào đúng ha thầy?
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 4 I_icon13Mon 08 Oct 2018, 09:59

Phương Nguyên đã viết:
Thầy ui, em cũng đã đọc bộ Thiên Long Bát Bộ này rồi, và em nhớ  Đoàn Dự là vô tình mà bị con Mãng cổ chu cáp chui vào bụng khi đuổi theo một con rết độc. Mà con rết đó lại chui vào bụng Đoàn Dự làm cho chàng ta bị trúng độc không ngậm miệng lại được. Trước đó hình như chàng ta đã bị con Thiểm điện điêu của Chung Linh cắn cho một phát đang chờ chết. Rồi mấy loại cực độc đó hoành hành trong cơ thể chàng ta khiến cho chàng ta không những không chết mà còn “vạn độc bất xâm” nữa. Còn cái khả năng thâu hút nội lực của những người có võ công khi đụng chạm đến người chàng ta thì là do chàng ta học được Bắc minh thần công.
Hông biết sách em đọc với sách ông giáo sư đọc thì bản nào đúng ha thầy?

AH cũng hong biết PN đọc sách nào chứ trong Thiên Long Bát Bộ thì đúng là Đoàn Dự và Mộc Uyển Thanh bị nhốt trong thạch thất, ăn trúng chất độc "Hoà hợp âm dương tán" của Đoàn Diên Khánh nên Đoàn Dự mới cố tình nuốt hai con Mãng cổ chu cáp để tự vận, khỏi làm chuyện loạn luân theo ý muốn của Đoàn Diên Khánh. Ở hồi thứ 20 khi chân khí của nhà sư Phá Sản bị hút vào mình Đoàn Dự, Kim Dung viết rằng: "Tại sao Mãng Cổ chu cáp lại có sức công hiệu ghê gớm như vậy? Số là có một giống vật kỳ dị chuyên ăn nọc những loài rắn độc đã lâu đời rồi do sự giao hợp ngẫu nhiên sinh ra Mãng Cổ chu cáp là vật rất hiếm có trên thế gian.... Đoàn Dự nuốt vào bụng đôi chu cáp, trộn lẫn với âm dương hòa hợp tán rồi chất độc cả hai thứ sinh khắc biến hoá chẳng những làm cho khí dương cực thịnh, khiến sức người không thể chống chế nổi lại còn phát sinh một đặc tính hút chân khí của người khác một khi đụng chạm vào."

_________________________
CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 4 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)   CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy) - Page 4 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
CÁC ẨN-SỐ CHÍNH-TRỊ trong Tiểu-thuyết Võ-hiệp Kim-Dung (Gs Nguyễn Ngọc Huy)
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Kim Dung tiểu thuyết bình khảo
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 4 - Nguyễn Khắc Thuần
» Gió Từ Tay Mẹ - Thơ Nguyên Thoại, Nhạc Cao Ngọc Dung
» Sáu Mươi Năm Ấy - Nguyễn thị Ngọc Dung
» Một số truyền thuyết sai lầm về Cao Bá Quát-Nguyễn Thị Chân Quỳnh
Trang 4 trong tổng số 7 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: BIÊN KHẢO, BÌNH LUẬN THƠ VĂN-