Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:17

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2  Next
Tác giảThông điệp
Việt Đường



Tổng số bài gửi : 2141
Registration date : 21/08/2009

NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM   NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM I_icon13Sat 17 Dec 2011, 02:46

NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM
(trích TrieuThanh Magazine)

NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM Ong%20do%201011

1.- Sai vì không hiểu nghĩa gốc Hán Việt.

*CHUNG CƯ. Từ kép nầy được thành lập theo văn phạm Hán Việt vì tính từ đứng trước danh từ cho nên cả 2 từ phải đều là Hán Việt. Thế mà từ chung Hán Việt không có nghĩa là chung chạ mà có nghĩa là cuối cùng. Vậy chung cư 終居 không phải là nơi nhiều người ở chung mà là nơi ở cuối cùng, tức là mồ chôn hay nghĩa địa. Vậy phải đổi từ chung cư thành chúng cư 衆居 thì mới ổn.

*KHẢ NĂNG. “Khả năng” 可 能 là năng lực của con người, có thể làm được việc gì đó. Thế mà người ta đã viết và nói những câu đại loại thế nầy: Hôm nay, khả năng trời không mưa. Khả năng con bò nầy sẽ chết vì bị bệnh… Nghe thực là kỳ cục và đáng xấu hổ. Tôi cho rằng, người ta đã nhầm lẫn giữa hai từ khả năng 可 能 (capacité, capable) với khả dĩ 可 以 (possibilité, possible). Nhưng thôi, chúng ta nên dùng từ thuần Việt là có thể, đúng và dễ hiểu, còn từ khả năng chỉ nên dùng để nói về năng lực mà con người mà thôi.

*QUÁ TRÌNH. Quá 過 là đã qua, trình 程 là đoạn đường. Quá trình là đoạn đường đã đi qua. Nói thế nầy là đúng: “Quá trình thực hiện công việc đã gặp nhiều trở ngại. Nhưng tôi lại thấy trong sách báo câu đại loại thế nầy: “Quá trình thực hiện công tác sắp tới của tôi là sẽ rất thuận lợi”. Thực là sai lắm rồi. Trong trường hợp nầy, phải dùng chữ tiến trình, đúng cho cả 3 thì quá khứ, hiện tại và tương lai.

*HUYỀN THOẠI. Người viết, kể cả những người có bằng cấp cao, không chịu học tiếng Hán, mà lại thích dùng tiếng Hán để tỏ ra “ta đây” nên nhiều tiếng được dùng sai nghĩa một cách thực buồn cười. Thí dụ, tôi rất thường nghe đài truyền hình, truyền thanh và báo chí nói “huyền thoại Pélé” “huyền thoại Maradona”.. Người có học nghe thực chướng tai, nhưng người nói chẳng ngượng miệng chút nào. Tại sao nghe chướng tai? Huyền 玄 là màu đen, nghĩa bóng là sâu xa, mờ ảo, không có thực. Thoại 話 là câu chuyện. Vậy huyền thoại là câu chuyện mờ mờ ảo ảo, không có thực, do truyền miệng mà ra. Thí dụ chuyện bà Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, chuyện ông Thánh Gióng cỡi ngựa sắt đi đánh giặc Ân là những huyền thoại. Đằng nầy, ông Maradona, ông Pélé có thiệt 100% sao gọi là huyền. Và 2 cầu thủ đó là con người sao gọi là thoại được. Nếu muốn dùng chũ huyền thoại để đề cao 2 cầu thủ đó thì phải nói thế nầy: “Cái tài của 2 ông nầy tưởng như chỉ có trong huyền thoại”. Ông bà mình thường nói: “Dốt thì hay nói chữ, có đúng trong trường hợp nầy hay không?”

*HÔN PHU, HÔN THÊ. Hôn là cưới, phu là chồng, thê là vợ. Trong chữ phu và chữ thê đã có nghĩa của chữ hôn rồi cho nên gọi hôn phu và hôn thê là để chỉ người chồng người vợ là phi lý. Gọi hôn lễ (lễ cưới) hôn phối (lấy nhau) thì được. Còn nói hôn phu, hôn thê thì có thể hiểu 昬夫,昬妻 là nguời chồng u mê, người vợ u mê cũng như nói hôn quân 昬君 là nhà vua u mê vậy.

2.- Sai vì cố ý sửa nghĩa gốc Hán Việt

*ĐỘC LẬP Độc 獨 là riêng một mình, Lập 立 là đứng. Vậy theo nghĩa gốc Hán Việt, độc lập là đứng riêng rẻ một mình, không đứng chung với ai cả. Rõ ràng từ nầy là sai nếu dùng để diễn tả tình trạng của một quốc gia không lệ thuộc nước khác. Ngày nay, các quốc gia như thế đâu có đứng riêng một mình mà đều có liên hệ với nhau trong các tổ chức quốc tế. Vậy từ độc lập là sai. Tôi thấy Cụ Trần Trọng Kim, Cụ Dương Quảng Hàm dùng từ tự chủ để thay thế từ độc lập. Như thế là rất hay. Có người bảo với tôi rằng từ độc lập là do ông Tôn Dật Tiên đặt ra nên không thể bỏ được. Tại sao vậy? Ông Tôn Dật Tiên thì liên quan đến ngôn của Tàu chứ có liên quan gì đến ngôn ngữ Việt Nam. Tàu dùng sai thì chúng ta đâu có buộc phải theo cái sai của họ.

*PHONG KIẾN.封建 Phong kiến gồm 2 chữ phong tước 封爵 (ban quan tước) và kiến địa 建地 (ban đất để dựng nước). Phong kiến chỉ chế độ hoàng đế phong tước cho người có công và cấp cho một vùng đất rất rộng để thành lập quốc gia, với quân đội, luật lệ và chế độ thuế má riêng biệt. Chế độ nầy hiện hữu ở đời nhà Chu bên Tàu với nước của thiên tử và nước của các chư hầu; từ nhà Tần trở đi thì chế độ phong kiến bị bị bãi bỏ và được thay bằng chế độ trung ương tập quyền. Chế độ phong kiến cũng tồn tại ở vài nước Âu châu như Pháp, chỉ vào thời Trung cổ mà thôi. Ở Việt Nam không bao giờ có chế độ phong kiến (féodalité) mà chỉ có chế độ quân chủ chuyên chế (royalisme absolu) mà thôi. Gọi chế độ quân chủ ở Việt Nam bằng từ phong kiến là sai. Có tài liệu còn bảo rằng sự cúng tế đình chùa là tàn tích của phong kiến thì càng sai hơn nữa.

*TIÊU CỰC, TÍCH CỰC 消極, 積極 Hiện nay, người ta gán vào hai từ nầy ý nghĩa tốt xấu hết sức rõ rệt. Hành động nào tốt thì được gọi là tích cực; trái lại, hành động xấu thì gọi là tiêu cực. Thực ra, suy từ nghĩa gốc Hán Việt thì sự gán ép như thế là sai. Tich cực, tiêu cực tự nó không có sẵn tính chất tốt hay xấu mà chỉ ấn định cường độ của hành động mà thôi. Thí dụ, trong một đoàn đi làm việc phước thiện thì ai tích cực là tốt và ai tiêu cực là không tốt. Nhưng trong một bọn côn đồ đi tổ chức ăn cướp thì đứa nào tích cực lại là đứa xấu nhất. Trong truyện Tam quốc của Tàu, Từ Thứ, mưu sĩ của Lưu Bị bắt buộc phải về phục vụ dưới trướng của kẻ thù là Tào Tháo. Từ Thứ đã giữ thái độ tiêu cực nghĩa là không hiến mưu kế gì cho Tào Tháo. Thái độ tiêu cực nầy của Từ Thứ, từ cổ chí kim luôn luôn được khen ngợi; vậy tiêu cực có xấu đâu.

3.- Sai vì không phân biệt được tiếng Hán Việt với tiếng thuần Việt (tiếng Nôm).

*QUỐC GIỖ. Tôi có đọc được câu nầy: “Ngày giỗ tổ Hùng vương là ngày quốc giỗ”. Nói như vậy là sai. Giỗ là tiếng Nôm chứ không phải là tiếng Hán Việt nên không thể đặt sau tiếng quốc được. Hãy bỏ tiếng ngày quốc giỗ mà dùng tiếng thuần Việt là ngày giỗ cả nước, vừa đúng, lại vừa dễ hiểu, Nơi tiếng Hán, ngày giỗ là kỵ nhật 忌日.Ở một vài tỉnh của Trung Việt, người ta gọi ngày giỗ là ngày kỵ. Ta nên dứt khoát chỉ dùng từ Nôm là ngày giỗ để cho thống nhất toàn quốc.

*GÓA PHỤ. Tôi đã gặp vài lần chữ góa phụ trong sách vở báo chí để chỉ người đàn bà có chồng đã chết. Gọi như thế là sai vì tính từ góa là tiếng Nôm, không thể đặt trước danh từ phụ được. Phải gọi người đàn bà góa (toàn Nôm) hay người quả phụ (toàn Hán Việt) thì mới đúng.

*ĐỆ NHẬT THÁC. Ở ngõ đi vào của một địa điểm du lịch, có hàng chữ to tướng dùng để quảng cáo “Nơi đây có đệ nhất thác”. Viết như thế là sai. Đặt 2 chữ đệ nhất (tiếng thêm nghĩa) trước chữ thác (tiếng chính), là theo văn phạm Hán Việt thì cả hai chữ đều phải là tiếng Hán Việt mới được. Ở đây, tiếng thác là thuần Nôm, thế là bậy rồi. Không có tiếng Hán Việt nào có nghĩa thác nước. Thác theo tiếng Hán là bộc bố 瀑 布, nhưng đó lại là tiếng Hán thuần túy nghĩa là chưa được Việt hóa thành tiếng Hán Việt nên chưa thể dùng được. Trong trường hợp nầy, nên viết “Nơi đây có thác đẹp nhất”, vừa đúng, vừa dễ hiểu lại vừa hấp dẫn khách du lịch.

4.- Sai vì không phân biệt được văn phạm Hán Việt với văn phạm Nôm.

*X QUANG. Mỗi lần có chuyện phải vào bệnh viện là tôi rất khó chịu khi nhìn thấy cái bảng “Phòng X quang” Tôi khó chịu vì cái chữ X quang nầy phạm đến 2 lỗi. Một là lỗi về ngữ pháp và một lỗi vể kiến thức khoa học. Về ngữ pháp, quang là tiếng chính, X là tiếng bổ nghĩa. Đặt tiếng bổ nghĩa trước tiếng chính thì đích thị sử dụng văn phạm Hán Việt rồi. Mà muốn dùng lối văn phạm nầy thì cả 2 chữ đều phải là tiếng Hán Việt. Ở đây X là một mẫu tự latin thì sai quá đi rồi. Về khoa học, quang 光 có nghĩa là sáng, ở đây chỉ tia sáng. Tia sáng là tia kích thích được tế bào thị giác để tạo ra ấn tượng sáng. Trong chuỗi sóng điện từ, các tia nầy chỉ chiếm một khoảng rất nhỏ bé với độ dài sóng từ 400 nano mét đến gần 800 nano mét mà thôi. Trong khi đó, tia X (với độ dài sóng từ 0,1 đến 10 nano mét) cách tia sáng khá xa, không kích thích được tế bào thị giác thì chắc chắn không phải là tia sáng rồi. Cho nên dùng chữ QUANG cho tia X là sai be bét về vật lý sơ đẳng của lớp 12 trung học. Tôi chẳng hiểu ông “đại giáo sư tiến sĩ” nào đã bày ra cái tên X QUANG đó. Tại sao không dùng chữ “TIA X” như trước đây ở miền Nam, vừa hay, vừa đúng, vừa đại chúng, vừa thuần túy Việt Nam. Không lẽ người ta muốn dùng chữ “X QUANG” để chứng tỏ ta đây biết “nói chữ” hay sao?

*BÊ TÔNG HÓA con đường. Bê tông là từ phụ, hóa là từ chính. Đây cũng là văn phạm Hán Việt. Để thành lập từ kép thì cả 2 từ đơn đều phải tiếng Hán Việt. Ở đây bê tông lại là tiếng Pháp (béton) phiên âm ra, do đó nói bê tông hóa là sai. Ngoài ra, nghĩa cũng sai vì từ bê tông hóa được dùng phải được hiểu là con đường đà được biến hóa thành một khối bê tông. Vì vậy, không nên nói bê tông hóa mà nói một cách bình thường: tráng bê tông con đường, vừa đúng lại vừa dễ hiểu.

Còn một lô HÓA rất bậy bạ trong sách vở báo chi, trong chương trình truyền thanh, truyền hình như : nghèo hóa, giàu hóa, no hóa, đói hóa, khôn hóa, dại hóa, vân vân. Tội nghiệp cho ngôn ngữ Việt Nam!

*NỮ NHÀ BÁO Tôi còn nhớ, trong chiến tranh I rắc, sau khi lính Mỹ bắn nhầm nhân viên tình báo của Ý bảo vệ người nữ phóng viên vừa được bọn bắt cóc trả tự do, các đài truyền hình ở Việt Nam loan tin nhiều lần và nhắc đi nhắc lại nhóm từ nữ nhà báo. Thực là quá tệ! Nhà báo là tiếng Nôm nên phải dùng văn phạm xuôi và phải nói “nhà báo nữ” Còn muốn dùng văn phạm ngược thì phải dùng 3 từ Hán Việt: “nữ phóng viên” hay “nữ ký giả”. Ban biên tập các đài truyền hình không biết điều nầy sao?

*TRIỀU CƯỜNG. Từ lâu rồi, tôi thấy xuất hiện rất thường xuyên hai từ triều cường khi người ta nói đến thủy triều trên song.. Hai chữ nầy có thể thay đổi vị trí trước sau và có hai ý nghĩa khác nhau. Cường triều 強 潮 gồm tính từ đứng trước danh từ thì tương đương với một danh từ và có nghĩa là con nước lớn (haute marée). Triều cường 潮 強 thì lại là một mệnh đề gồm một danh từ triều và một động từ cương và có nghĩa là con nước đang lớn lên (la marée monte). Lúc nào cũng dùng chữ triều cường thì có thể sai hơn phân nửa trường hợp rồi. Nhưng tại sao không nói con nước lớn (danh từ) và con nước đang lên (mệnh đề) vừa đúng lại vừa phù hợp với trình độ và thói quen của đại chúng.

*HẠT NHÂN. Đây là từ vật lý học chỉ các hiện tượng xảy ra bên trong cái lõi hay cái nhân của nguyên tử. Miền Nam trước đây gọi là hạch tâm. Hạch 核 là cái hạt, tâm 心 là cái lõi hay cái nhân bên trong . Hạch tâm là cái nhân của hạt. Đó là từ ghép theo văn phạm Hán Việt vì cả 2 từ đều là Hán Việt. Bây giờ người ta chuyển sang dùng 2 từ Nôm thì phải theo văn phạm nôm và phải gọi là “nhân của hạt” hay nhân hạt, cũng như bên ngoài gọi “vỏ hạt” chứ không thể gọi là “hạt vỏ” được. Gọi phản ứng hạt nhân, là sai với văn phạm rồi. Cần phải sửa lại: phản ứng nhân hạt mới đúng. Tuy nhiên, theo tôi, nên giữ từ phản ứng hạch tâm thì hay hơn nhiều. Từ nầy không phải là từ của giới bình dân nên cứ giữ tiếng Hán Việt, không cần chuyển sang tiếng Nôm.

*TẶC. Từ Hán Việt nầy đang được dùng một cách rất bậy bạ và rất thường xuyên như bọn tôm tặc, vàng tặc, cà phê tặc, để chỉ những tên ăn trộm. Dùng như thế là phạm vào 2 điều sai. Thứ nhất là sai về ngữ pháp: một từ đơn thuần Việt không thể ghép với một từ đơn Hán Việt để thành một từ kép. Thứ hai là sai về nghĩa. Tặc 賊có nghĩa là ăn cướp, đạo 盜 mới có nghĩa là ăn trộm, thí dụ đạo văn 盜文 là ăn trộm văn của người khác. Tại sao người ta không nói một cách giản dị và đúng là: bọn trộm tôm, trộm vàng, trộm cà phê. . . Cũng cần nói thêm về một từ đang được nhiều báo đem dùng. Đó là từ đinh tặc để chỉ bọn rải đinh trên đường phố. Đinh là một từ có gốc Hán Việt 釘 nhưng đã được Việt hóa hoàn toàn rồi nên ghép với từ tặc thì không ổn. Vả lại, nói đinh tặc là sai nghĩa vì từ đó có nghĩa là bọn ăn cướp đinh; thôi bỏ từ đó đi và nên nói một cách giản dị là “bọn rải đinh” thì hơn.

Còn vô số những từ sai khác cùng nguyên nhân trên đây như:

Lớp trưởng, phải sửa lại trưởng lớp,
Nhóm trưởng, phải sửa la trưởng nhóm
Siêu rẻ, phải sửa lại rất rẻ
Siêu bền, phải sửa lại rất bền
Vi sóng, phải sửa lại vi ba hay sóng ngắn
Vân vân...

5.- Dùng từ vô nghĩa

*Bệnh viện DA LIỄU. Lần đầu tiên, thấy bảng chữ nầy, thú thật tôi không hiểu là cái gì. Sau hỏi người bạn bác sĩ mới biết đó là “nhà thương chữa bịnh ngoài da và bệnh hoa liễu”. Trời đất! Da là từ thuần Việt. Hoa liễu là từ Hán Việt, sao lại nhập chung một cách kỳ cục như thế. Xét về nguồn gốc, chữ Hán Hoa liễu 花柳 có nghĩa là ổ điếm chứ không phải là một bịnh. Về sau, người ta dùng nhóm từ kép “bịnh hoa liễu” để chỉ cái bịnh lây qua đường tình dục cho những người hay lui tới các hoa liễu. Dùng riêng chữ hoa liễu cho một bịnh đã là sai rồi. Bỏ luôn chữ hoa, chỉ còn chữ liễu thôi thì càng tệ hơn nữa. Riêng chữ liễu 柳 thì có nghĩa là cây liễu. Bệnh viện da liễu tức là bệnh viện chuyên chữa cho bịnh ở da của cây liễu !!!

*ĐẠI TRÀ. Tôi nhớ sau năm 1975, một người bạn dạy sử địa kể rằng, lần đầu tiên đọc sách giáo khoa từ miền Bắc đưa vào gặp câu: “Cây chè được trồng đại trà ở vùng nầy”. Anh ta hơi hoảng vì dạy sử địa bao năm mà bây giờ không hiểu đại trà là gì. Đại là lớn, còn trà là gì? Anh về lật nhiều tự điển kể cả tự điển Hán Việt ra tra thì chẳng thấy chữ đại trà ở đâu cả. Hỏi thăm mãi anh mới rõ trồng đại trà là trồng rộng rãi khắp nơi. Có lẽ ai đó nổi hứng bịa ra từ vô nghĩa đó để thay thế từ dễ hiểu và có sẵn, rồi sau đó những người khác bắt chước nói theo. Ngôn ngữ mà biến chuyển như thế thì cũng đáng buồn.

*SỰ CỐ. Lại một từ vô nghĩa nữa nhưng đang được dùng một cách rộng rãi để chỉ một sự rắc rối vừa mới xảy ra. Trong tiếng tiếng Hán Việt có từ kép cố sự 故事 có nghĩa là chuyện cũ chứ làm gì có từ sự cố. Cái nghĩa mà hiện nay người ta gán cho từ vô nghĩa đó thực là lạ lùng, không thể chấp nhận được.

* HOÀN CẢNH. Trong một bài báo, người ta viết: “Cô ây sống hoàn cảnh lắm”. Đố các bạn biết người ta muốn nói gì? Xin thưa, muốn nói “Cô ấy đang sống trong hoàn cảnh bi thảm”!!! Các bạn có chịu nổi với cách viết văn như thế đó không ?

*ĐÔI CÔNG. Kể từ giải túc cầu thế giới tại Nam Phi, đài truyền hình ở Việt Nam bịa ra một từ mới, đó là từ đôi công và rất thường được lặp đi lặp lại. Theo dõi nhiều trận, tôi mới hiểu ý của các ông trời đó muốn nói: 2 đội chơi đôi công nghĩa là cả 2 đội đều chơi tấn công. Đôi là một cặp (tiếng Nôm), công là tấn công (tiếng Hán Việt). Vậy đôi công là một từ bậy bạ do người kém hiểu biết bịa ra mà hiệu quả rõ ràng là làm xấu đi ngôn ngữ của dân tộc mình. Có người nghĩ rằng, cứ bịa ra những từ mới là làm giàu cho ngôn ngữ. Quan niệm như thế là sai; cũng như muốn làm giàu thì kiếm được thực sự nhiều tiền chức không phải cứ nhét vào tủ các thứ giấy tờ bậy bạ mà gọi làm giàu được.

*XÂY DỰNG. “Anh Hai tôi quyết định xây dựng với người yêu của mình” Các bạn đừng tưởng rằng 2 người quyết định đi xây nhà để ở nhé. Không, 2 người quyết định làm đám cưới dó. Viết văn như thế thì hết chỗ để phê bình rồi.

6.- Dùng sai nghĩa từ thuần Việt.

*NGƯỠNG. Người ít học cũng biết ngưỡng là một giới hạn rất xác định, một gạch ngang rõ nét, và bước qua vạch ngang đó thì mọi việc sẽ thay đổi một cách căn bản. Thí dụ, ngưỡng cửa là một đường ngang, bên trong là phòng, bên ngoài là sân hay mái hiên chứ không còn là phòng nữa. Một thí dụ khác: khi lượng glucose trong máu tăng lên và vượt qua ngưỡng 1% thì đường thoát ra ngoài theo nước tiểu, còn dưới cái ngưỡng đó thì không hề gì. Ngưỡng có nghĩa rõ ràng như thế và học sinh nào cũng biết. Thế mà mỗi đêm, trong mục dự báo thời tiết, xướng ngôn viên cứ lải nhải; nhiệt độ đạt ngưỡng từ 32 độ đến 35 độ. Nghe chịu hết nổi. Tôi không trách người xướng ngôn vì bản tin không phải do người xướng ngôn viết mà do các đấng đại trí thức trong ban biên tập viết nên.

*KIÊU NGẠO. Có người nhờ tôi giải thích một câu nói trong sách báo nào đó :”Thằng A hay kiêu ngạo người khác.” Tôi không giải thích được vì không rõ câu nầy có nghĩa: “thằng A thường tỏ ra kiêu căng với người khác”, hay là “thằng A thường chế nhạo người khác”. Chắc chắn cả 2 cách giải thích đều không ổn vì dùng từ kiêu ngạo như thế là sai rồi thì không thể có cách nào giải thích câu nói cho đúng được.

*TRAO ĐỔI. Từ nầy có nghĩa là đưa qua đưa lại các vật với nhau. Ngày nay người ta lại dùng từ nầy một cách sai lầm để thay thế cho từ bàn bạc hay thảo luận. Thí dụ: “Để thực hiện chỉ thị, tôi đã trao đổi với đồng chí chử tịch”

7.- Dùng từ thiếu chính xác

*CHẤT LƯỢNG. Chất 質là cái khối chứa bên trong một vật (matière,) lượng 量là tính chất của cái gì có thể cân đo đếm được (quantité). Vậy chất lượng hay khối lượng là cái chất bên trong của một vật có thể đo lường được ( masse). Thí dụ: “khối lượng hay chất lượng của một vất là 1 kilo gramme”. Thế mà ngày nay người ta dung từ chất lượng để chỉ cái tính tốt xấu của một vật, không thể đo đếm được (qualité). Thí dụ: “Chất lượng của nước giải khát nầy kém lắm, uống không ngon má cò có hại cho sức khỏe nữa”.

*CẢM GIÁC. 感覺 Đó là sự nhận biết của cơ thẻ do ngoại giới tác động vào các giác quan của cơ thể. Thí dụ: “Gió về khuya gây cảm giác lạnh. Tiếng đàn gây cảm giác êm đềm”. Ngày nay, người ta thường dùng từ cảm giác thay cho từ cảm nghĩ. Thí dụ: ‘Với tình hình nầy, anh có cảm giác thế nào?”. Thực là sai một cách trầm trọng.

*THỐNG NHẤT. Thống nhất 統一 là làm biến mất tình trạng chia rẻ bắng cách gom các thứ về một mối. Ngày nay người ta lại thường dùng từ thống nhất để diễn tả sự đồng ý, cùng chung quan điểm. Thí dụ, người ta đã nói: “Để thực hiện tốt chỉ thị, tôi cần thống nhất đồng chí chủ tịch”. Nói như vậy là sai.

*GIẢI PHÓNG . Giải phóng 解放 là một từ thường dùng trong lĩnh vực chính trị để chi công cuộc cởi bỏ áp bức, trói buộc cho con người. Ngày nay, người ta lại dùng một cách sai lầm từ nầy cho vật chất. Thí dụ: người ta nói giải phóng mặt bằng thay cho từ đúng là giải tỏa mặt bằng.

*ĐĂNG KÝ. Đăng ký 登記 là chép vào sổ một vật được đưa đến. Thế mà ngày, người ta nói: “Tôi đã đăng ký đi nước ngoài” Nghe như người ta sẽ gói tôi lại rồi đem gởi ra nước ngoài. Với con người, không thể nói đăng ký mà phải nói: ghi danh hay ghi tên mới đúng.

8.- Từ vựng lộn xộn.

*LÁI XE. Đó rõ ràng là một động từ, hay đúng hơn là một từ kép gồm một động từ và một túc từ. Tuy nhiên, ngày nay người ta cũng dùng từ nầy để chỉ người lái xe, tức là danh từ. Vì vậy, người ta có thể nói: “Sáng nay, lái xe đang lái xe gặp một lái xe khác cũng lái xe, cả hai lái xe cùng lái xe về nhà.” Thực là buồn cười. Trước đây ở miền Nam, lái xe dứt khoát chỉ là động từ, còn danh từ phải là người lái xe hay muốn nói gọn hơn thì dùng từ phiên âm Quảng Đông (?), tài xế cũng được rõ ràng minh bạch.

*YÊU CẦU. Đây là một động từ. Thí dụ: “Tôi yêu câu anh đi ngay”. Sau 75, tôi gặp ngay trong giáo án (tài liệu chính thức để dạy học) 2 chữ: mục đích và yêu cầu. Động từ yêu cầu đã biến hẳn thành danh từ.

*NGHIÊN CỨU SINH. Sinh 生 là tiếng Hán Việt. Dùng làm động từ thì sinh có nghĩa là sống, còn dùng làm danh từ thì sinh có nghĩa là con người đang sống. Thí dụ học sinh là người đi học, giáo sinh là người đi dạy. Nguyên cứu sinh là người đi nghiên cứu. Rõ ràng như vậy, thế mà tôi đã nghe người ta nói và đã thấy người ta viết những câu như “Con tôi được đi nghiên cứu sinh tại Trung quốc” Như thế là nói bậy vì lấy một danh từ làm động từ!

*ẤN TƯỢNG. Theo cụ Đào Duy Anh, ấn tượng 印象(impression) là cái hình tượng do ngũ quan cảm xúc mà còn in sâu vào óc. Vậy ấn tượng là một danh từ của tâm lý học. Thế mà ngày nay người ta đem dùng làm tính từ như “cảnh đó rất ấn tượng”, và cả động từ nữa, như “tôi rất ấn tượng cảnh đó”. Hết sức bậy bạ

*THẦN TƯỢNG. 神像 Từ nầy có nghĩa là hình tượng cao quý như thần. Vậy đây là danh từ nhưng, cũng như chữ trên đây, thần tượng được dùng như tính từ như “người đó rất thần tượng”, rồi cả động từ nữa “anh có thần tượng đồng chí đó không?”

*TRÊN. Rõ ràng đây là một giới từ, bây giờ lại trở thành danh từ. Thí dự: “Cần phải báo cáo cho trên rõ” hay “trên bảo, dưới không nghe”.

*LÀM TỐT. Tốt là một tính từ bổ túc nghĩa cho danh từ, như hạnh kiểm tốt, sức khỏe tốt. Ngày nay tốt được dùng làm trạng từ bổ túc nghĩa cho động từ, như làm tốt, học tốt, thay vi nói làm giỏi, học giỏi.

*LÃNH ĐẠO. Tôi không tìm thấy chữ nầy trong các tự điển Hán Việt nhưng lại có trong tự điển của Tàu hiện nay 领导 và có nghĩa là điều khiển, hướng dẫn con đường đi. Vậy rõ ràng đây là một động từ. Tuy nhiên ngày nay người ta lại dùng làm danh từ. Thí dụ: “Lãnh đạo đã chỉ thị như thế”

Sự rối loạn về từ vựng trong ngôn ngữ thực là điều rất đáng tiếc. Từ đầu thế kỷ 20, do ảnh hưởng của tiếng Pháp, ngôn ngữ Việt Nam dần dần được minh bạch về từ vựng nên trở nên sáng sủa và rõ nghĩa, nay có biểu hiện rối rắm về từ vựng và trở nên tối tăm, có lẽ do mấy ông đi học bên Tàu về. Tiếng Tàu thì rất lôi thôi về từ vựng, ai cũng rõ điều đó.

9.- Cóp tiếng Tàu đang dùng.

*LƯU BAN. Học sinh kém quá không được lên lớp thì gọi là lưu ban. Trong tiếng Tàu hiện nay, ban 班 là lớp học nhưng với tiếng Hán Việt (gốc từ tiếng Tàu đời Đường) thì ban không phải là lớp học mà có nghĩa rất xa lạ (ban phát, hạng thứ, đem quân trở về). Do đó, dùng tiếng lưu ban để nói học sinh không được lên lớp thì không ổn chút nào. Dùng chữ lưu cấp 留級 thì gần đúng nghĩa hơn. Nhưng thôi, lưu ban, lưu cấp làm chi. Mình đã có chữ thuần Việt đã dùng từ lâu là ở lại lớp, rất hay vì phụ huynh học sinh nào cũng hiểu được.

*TRANH THỦ. Đây là từ mới được đưa vào Nam sau 1975, và có nghĩa là lợi dụng tình hình để làm được việc gì đó. Thí dụ: “trong chuyến đi tham vừa qua, anh ấy đã tranh thủ kiếm chác được chút ít” Tôi đã cố tìm hiểu xuất xứ của từ nầy và nhận ra rằng từ tranh thủ không có trong tiếng Hán Việt nhưng hiện nay đang được dùng bên Tàu.

Việc đem tiếng Tàu hiện nay, phiên âm Hán Việt rồi nhập vào ngôn ngữ Việt Nam là đều điều không hợp lý vì nó sẽ làm rối rắm ngôn ngữ của mình. Nên nhớ tiếng Hán Việt có nguồn gốc tiếng Hán ở đời Đường chứ không phải là tiếng Tàu ngày nay, đã khác khá nhiều với tiếng Tàu đời Đường, về phát âm cũng như về ý nghĩa. Thí dụ,大家 , tiếng Hán Việt đọc đại gia và có nghĩa là người hay gia đình có vai vế trong xã hội, trong khi đó tiếng Tàu hiện đại đọc là dà jià và có nghĩa là tất cả mọi người. Một thí dụ khác: 東西 tiếng Hán Việt đọc là đông tây và có nghĩa là 2 phương hướng, trong khi tiếng Tàu hiện đại đọc là dòng xì và có nghĩa là hàng hóa. Cho nên tiếng Tàu ngày nay phải được xem là ngoại ngữ đối với ngôn ngữ Việt Nam và không nên nhập một cách bừa bãi vào tiếng Việt.

10.- Đảo ngược từ kép làm sai nghĩa.

*ĐIỂM YẾU Từ kép nầy gồm 2 tiếng đơn ghép theo văn phạm Nôm có nghĩa là cái điểm không mạnh. Có người đem đảo ngược lại thành yếu điểm theo văn phạm Hán Việt thì lại có nghĩa hoàn toàn khác hẳn: điểm rất quan trọng.

*THẤP ĐIỂM. Từ nầy thường được dùng sai một cách thực buồn cười. Cao là tiếng Hán đã được Việt hóa, nên có thể dùng theo văn phạm Hán hay Nôm cũng đều có một nghĩa duy nhất là “ở phía bên trên”. Thí dụ: điểm cao và cao điểm cùng một nghĩa. Trong khi đó thấp lại có hai nghĩa khác nhau tùy theo tiếng Hán hay Nôm.

Theo tiếng Nôm thì thấp có nghĩa là ở bên dưới, nhưng với tiếng Hán thi thấp có nghĩa là ẩm ướt.. Vì vậy, khi nói điểm thấp thì đó là chỗ ở dưới thấp, nhưng khi đảo lại thành thấp điểm thì có nghĩa là nơi ẩm ướt. Thực là buồn cười khi đọc báo thấy: “giao thông giờ cao điểm, giao thông giờ thấp điểm” hay “dùng điện lúc cao điểm và dùng điện lúc thấp điểm”

11.- Đảo từ kép bừa bãi và không cần thiết.

*XA XÓT. Tôi đọc được cách đảo kỳ cục trong một tác phẩm bán rất chạy trong thời gian gần đây. Nguyên câu đã viết là: “…ông Năm xa xót nhìn hai đứa trẻ….”. Đảo từ như thế là bừa bãi, chẳng nhằm lợi ích gì. Với văn vần thì có thể tạm chấp nhận sự đảo từ cho hợp thi luật; nhưng với văn xuôi thì không thể đảo từ một cách bừa bãi được.

Còn rất nhiều từ kép bị đảo xuôi đảo ngược vô tội vạ nữa: Nguy hiểm / hiểm nguy; đơn giản / giản đơn; khai triển / triển khai; từ chối / chối từ; bảo đảm / đảm bảo; bền vững / vững bền; minh chứng / chứng minh; phục hồi / hồi phục; biệt ly / ly biệt; tha thướt / thướt tha; thẩn thờ / thờ thẩn; tranh đấu / đấu tranh; thơ ngây / ngây thơ; xúc cảm / cảm xúc; quang vinh / vinh quang; kinh hoảng / hoảng kinh; ái ân / ân ái …..

Ôi thôi, nhiều quá, quá nhiều, không sao kể hết ngay tức thì được.

Có lẽ trên thế giới, không ngôn ngữ nào có các từ bị đảo ngược lung tung như ngôn ngữ Việt Nam hiện nay.

Cứ cái đà nầy, tôi e có ngày mình sẽ đọc được một câu thế nầy: “Người sĩ-chiến sinh-hi ngoài trận-mặt để vệ-bảo quốc-tổ, dân-nhân ở phương-hậu phải tỏ lòng ân-tri với các hùng-anh sĩ-liệt”!!!

12.- Ghép từ bừa bãi.

*KÍCH CẦU. Đó là nhóm từ “kich thích nhu cầu tiêu thụ” được ghép cho ngắn lại làm cho nghĩa trở thành hết sức tối tăm. Nghe từ ghép “kích cầu”, tôi cứ tưởng công việc của mấy ông công chánh đang thực hiên ở dưới sông. Cách ghép nấy nghe rất chướng tai nhưng lại rất phổ biến hiện nay.

*GIAO HỢP. Có một chuyện ghép từ rất khôi hài mà người ta thường hay kể lại. Chuyện thế nầy: Đồng chí giám đốc phài một nữ nhân viên qua một xí nghiệp bạn với lời dặn đò cẩn thận: “Cô hãy sang đó và cố gắng thuyết phục cho họ chịu giao hợp nhé”. Ý đồng chí giám đốc muốn nói giao hợp có nghĩa là giao thiệp và hợp tác; không biết cô nữ nhân viên có hiểu đúng ý đồng chí giám đốc hay không

13.- Dùng từ dao to búa lớn

*CHIẾN. Đá bóng chỉ là một trò chơi thể thao thuần túy thế mà các xướng ngôn viên và bình luận viên của chúng ta luôn luôn gọi đó là cuộc chiến. Cuộc chiến thì phải có đổ máu, phải có quyết tâm tiêu diệt kẻ thù hay ít ra làm cho kẻ thù phải khốn đốn.

Một hôm đi ngang qua sạp báo tôi thấy một tờ báo chạy một cái tựa rất lớn ở trang nhất: “nội chiến ở bán đảo Ibérique”. Tôi giật mình không hiểu tại sao giữa hai nước anh em Tây ban nha và Bồ đào nha lại nổ ra chiến tranh. Tôi vội vã móc tiền ra mua ngay tờ báo đó rồi chạy nhanh về nhà để đọc. Đọc xong, tôi ngã ngửa, Thì ra, trong một cuộc bốc thăm do FIFA tổ chức, hai đội tuyển bóng tròn của Tân ban nha và Bồ đào nha gặp nhau trong cuộc chơi play-off. Thế mà người ta dám gọi là nội chiến. Xin chào thua cách dùng ngôn từ Việt Nam ngày nay.

*CHIẾN ĐẤU. Tôi đã từng nghe nói: “Chúng ta phải cương quyết chiến đấu với tư tưởng sai trái”. Nghe thực đáng sợ.

*NGÀI. Đã có lúc, nhân danh lập trường giai cấp, lập trường ta bạn thù, người ta gọi các lãnh tụ của nước tư bản bằng thằng nọ thằng kia. Bây giờ, chúng ta chơi với tư bản thì ai người ta cũng gọi bằng “ngài”. Ngài thủ tướng, ngài đại sứ, ngài nghị sĩ, vân vân. Nghe có vẻ nịnh bợ quá đi thôi.

*THAM QUAN. 參觀 Đi chơi để ngắm cảnh thì gọi là tham quan, có nghĩa là tham dự vào một công cuộc xem xét, nghiên cứu. Gọi thế mới hách chứ.

*NGHIÊN CỨU SINH. Đi học thêm ở ngoại quốc, chuyện quá tầm thường, nhiều khi lợi dụng làm chuyện bậy bạ, lại tự tâng bốc mình là đi nghiên cứu.

14.- Dùng từ Hán Việt thay từ Nôm một cách kỳ cục.

*KHẨN TRƯƠNG Một đồng nghiệp của tôi định cư tại Úc từ năm 1975. Cách đây vài năm, thầy về Việt Nam lần đầu tiên và dùng tàu hỏa ra Hà nội thăm quê. Giữa khuya, tàu đến ga Đồng hới thuộc tỉnh Quảng bình. Đang ngủ say, bỗng thầy giật mình tỉnh dậy vì tiếng loa “… hành khách khẩn trương lên”. Thầy hoảng hồn phóng xuống giường, chạy ra khỏi buồng của toa xe vì tưởng xe trật đường rầy hay có hỏa hoạn xảy ra. Nhưng không, nhân viên trên toa tàu chỉ nhắc nhở hành khách nào xuống tàu ở ga nầy thì nhanh lên, thế thôi! Tội nghiệp, thầy Phụng hoảng hồn cũng phải vì ở miền Nam trước đây, ngươi ta ăn nói một cách giản dị và chỉ hay dùng tiếng Hán Việt trong văn chương và khi có việc nghiêm trọng mà thôi.

*BÁO CÁO. Một người bạn đã nói với tôi: “Báo cáo anh, chiều nay tôi phải lên xe về Hà nội”. Tôi nghe chữ báo cáo thì cứ tưởng anh ta đang nói với một vị tư lệnh trên chiến trường.

15.- Thay từ Hán Việt thông dụng bằng từ Nôm bất hợp lý.

*MÁY BAY LÊN THẲNG. Cái loại máy bay có thể bay lên mà không cần phi đạo, ngày trước người miền Nam, từ thành thị đến thôn quê, từ người có học đến người thất học, đều gọi bằng một cái tên rất gọn là trực thăng. Sau 1975, người ta sửa lại là máy bay lên thẳng, không hiểu lý do tại sao.

*LÍNH THỦY ĐÁNH BỘ. Ngày trước miền Nam có một binh chủng đặt tên là Thủy quân lục chiến. Đó gần như là một danh từ riêng. Sau 75 thì sửa lại là lính thủy đánh bộ cho có vẻ nôm na, dù thủy và bộ vẫn là tiếng Hán Việt. Có người bảo rằng cái gì của ta thì dùng tiếng Hán Việt mới bảnh, còn cái gì của kẻ thù thì dùng tiếng Nôm để làm giảm giá trị. Nếu quả đúng như thế thì đó thực là một quan niệm hết sức sai lầm và xúc phạm một cách trầm trọng đến giá trị tiếng thuần Việt của dân tộc mình.

16.- Chưa có được những từ thỏa đáng cho khoa học và kỹ thuật hiện đại.

*COMPUTER dịch là máy vi tính là không thỏa đáng. Máy vi tính có nghĩa là máy dùng làm những phép tính rất nhỏ. Chức năng của computer không phải chỉ như thế. Xin để dành cho các nhà chuyên môn về kỹ thuật và các nhà ngôn ngữ nói chuyện với nhau để chọn từ cho chính xác.

*INFORMATION TECHNOLOGIE dịch là tin học, cần xét lại 2 điểm. Thứ nhất, technologie là một kỹ thuật, dịch bằng một chữ học trơ trọi thì không ổn. Thứ hai, muốn dùng từ kép “tin học” thì 2 từ đơn phải đều là tiếng Hán Việt. Nhưng tin là tiếng Nôm còn tín mới là tiếng Hán Việt. *ON LINE, OFF LINE, dịch là trực tuyến và ngoại tuyến thì e không ổn. Ở tiếng Mỹ, on và off là 2 từ đối nghịch nhau thì dịch sang tiếng Việt cũng cần 2 từ đối nghịch nhau mới được. Cho nên dùng 2 từ trực và ngoại thì chẳng ổn chút nào. Một lần nữa, chúng ta chờ đợi sự bàn bạc giữa các chuyên viên kỹ thuật và ngôn ngữ.
Về Đầu Trang Go down
phiy



Tổng số bài gửi : 145
Registration date : 06/10/2011

NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM   NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM I_icon13Sun 18 Dec 2011, 15:41

hì hì ... Phiy chẳng hiểu mấy về Hán Tự lẽ ra không nên luận bàn mới phải !
Việc hiểu sâu về Hán Tự rất khó nhất là Hán Việt và những từ ngữ dân gian xưa nay vẫn dùng, hơn nữa thời buổi bây giờ những bậc túc nho thật là quí hiếm.
Chữ Hán rất khó, cùng một chữ đặt trong cụm từ này nghĩa thế này nhưng khi đặt sang cụm từ khác nghĩa lại thế khác, thậm chí đặt ở giữa câu và cuối câu nghĩa cũng khác nhau, không phải là điều dễ nói bàn.

Trong dân gian từ ngữ Hán Việt dùng chung với từ Nôm là lẽ thường mà vẫn dễ hiểu, nếu cho rằng từ ngữ Nôm phải tách riêng không được xen lẫn với Hán Việt thì nhiều khi không tránh khỏi chuyện cười ra nước mắt.

Có một thời người ta muốn tôn vinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, nên tách riêng tiếng Nôm và thay đổi cụm từ chỉ thuật ngữ đã làm cho độc giả vừa buồn cười vừa khó chịu như kiểu khóc dở mếu dở vậy ! nay đưa ra vài ví dụ như sau :
- Trong một số sách mệnh lý người ta viết :

Sao THÁI ẤT được đổi thành sao ẤT CẢ
Sao THIÊN MỤC được đổi thành sao MẮT TRỜI
Sao VĂN XƯƠNG được đổi thành sao BÀI VĂN

ĐỊA CHI thì được đổi thành TỌA ĐỘ THỜI GIAN
THIÊN CAN thì được đổi thành TỌA ĐỘ KHÔNG GIAN
BÁT QUÁI thì được đổi thành DẠNG THỨC KHÔNG GIAN
QUẺ KÉP thì được đổi thành TRẠNG THÁI KHÔNG GIAN

Đọc sách mà thấy vừa buồn cười vừa tức ! cứ phải ngẩn người ra nghĩ xem cụm từ đấy là đang nói về cái gi ? nhưng vẫn chưa nực cười bằng xem sách cờ tướng. Ví dụ vài nước cờ sau :

Pháo 2 ngang 5 [ thay vì pháo 2 bình 5 = hoặc pháo nhị bình ngũ ]
Voi 3 lên 5
pháo 5 lên 4
Sĩ 6 lên 5 [ thay vì sĩ 6 tiến 5 = hoặc sĩ lục tấn ngũ ]
Mã 2 lên 3
Mã 8 lên 7
Pháo 5 lùi 2 [ thay vì pháo 5 thoái 2 = hoặc pháo ngũ thoái nhị ]

THÍ QUÂN = lại đổi thành = CHO CÂY
KHÍ TỬ TRANH TIÊN = lại đổi thành = BỎ CÂY TRANH TRƯỚC
CHIẾU TƯỚNG = lại đổi thành = NHÌN TƯỚNG

- Nếu cứ tìm những từ ngữ ngô nghê vớ vẫn thì nhiều vô số kể :hoa:



Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM   NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM I_icon13Mon 19 Dec 2011, 13:59

Cám ơn TG và anh VĐ đăng bài viết hay này! :-bd

LH cũng bó tay là sau 75 viện bảo sanh bị đổi là "xưởng đẻ" còn bây giờ lại thấy nhan nhản những tấm bảng treo "có chụp nhũ quang tại đây!" nghe phát khiếp! Shocked
Cũng không hiểu "khu phố văn hóa" có nghĩa là gì nữa??? scratch

Ngôn ngữ phát triển theo thời gian và càng ngày phải phong phú thêm để làm vững mạnh nền văn minh của quốc gia. Tuy nhiên cũng có những từ không thích hợp trong nếp sống hiện thời thì cũng nên sửa đổi chẳng hạn như ở trường học vẫn còn dùng "phụ huynh " e không đúng và thiếu sót quá đối với vai trò to lớn của các bà mẹ! :mim:
Về Đầu Trang Go down
Việt Đường



Tổng số bài gửi : 2141
Registration date : 21/08/2009

NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM   NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM I_icon13Tue 20 Dec 2011, 18:01

Cám ơn bạn phiy và anh Lữ Hoài. Mời nhị vị theo dõi các thảo luận sau khi bài viết này được đưa lên ở đây nhé.
Về Đầu Trang Go down
phiy



Tổng số bài gửi : 145
Registration date : 06/10/2011

NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM   NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM I_icon13Wed 21 Dec 2011, 02:39

Trích dẫn :
NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM
(trích TrieuThanh Magazine)


*KHẢ NĂNG. “Khả năng” 可 能 là năng lực của con người, có thể làm được việc gì đó. Thế mà người ta đã viết và nói những câu đại loại thế nầy: Hôm nay, khả năng trời không mưa. Khả năng con bò nầy sẽ chết vì bị bệnh… Nghe thực là kỳ cục và đáng xấu hổ. Tôi cho rằng, người ta đã nhầm lẫn giữa hai từ khả năng 可 能 (capacité, capable) với khả dĩ 可 以 (possibilité, possible). Nhưng thôi, chúng ta nên dùng từ thuần Việt là có thể, đúng và dễ hiểu, còn từ khả năng chỉ nên dùng để nói về năng lực mà con người mà thôi.



*HÔN PHU, HÔN THÊ. Hôn là cưới, phu là chồng, thê là vợ. Trong chữ phu và chữ thê đã có nghĩa của chữ hôn rồi cho nên gọi hôn phu và hôn thê là để chỉ người chồng người vợ là phi lý. Gọi hôn lễ (lễ cưới) hôn phối (lấy nhau) thì được. Còn nói hôn phu, hôn thê thì có thể hiểu 昬夫,昬妻 là nguời chồng u mê, người vợ u mê cũng như nói hôn quân 昬君 là nhà vua u mê vậy.



*QUỐC GIỖ. Tôi có đọc được câu nầy: “Ngày giỗ tổ Hùng vương là ngày quốc giỗ”. Nói như vậy là sai. Giỗ là tiếng Nôm chứ không phải là tiếng Hán Việt nên không thể đặt sau tiếng quốc được. Hãy bỏ tiếng ngày quốc giỗ mà dùng tiếng thuần Việt là ngày giỗ cả nước, vừa đúng, lại vừa dễ hiểu, Nơi tiếng Hán, ngày giỗ là kỵ nhật 忌日.Ở một vài tỉnh của Trung Việt, người ta gọi ngày giỗ là ngày kỵ. Ta nên dứt khoát chỉ dùng từ Nôm là ngày giỗ để cho thống nhất toàn quốc.

*GÓA PHỤ. Tôi đã gặp vài lần chữ góa phụ trong sách vở báo chí để chỉ người đàn bà có chồng đã chết. Gọi như thế là sai vì tính từ góa là tiếng Nôm, không thể đặt trước danh từ phụ được. Phải gọi người đàn bà góa (toàn Nôm) hay người quả phụ (toàn Hán Việt) thì mới đúng.

*NỮ NHÀ BÁO Tôi còn nhớ, trong chiến tranh I rắc, sau khi lính Mỹ bắn nhầm nhân viên tình báo của Ý bảo vệ người nữ phóng viên vừa được bọn bắt cóc trả tự do, các đài truyền hình ở Việt Nam loan tin nhiều lần và nhắc đi nhắc lại nhóm từ nữ nhà báo. Thực là quá tệ! Nhà báo là tiếng Nôm nên phải dùng văn phạm xuôi và phải nói “nhà báo nữ” Còn muốn dùng văn phạm ngược thì phải dùng 3 từ Hán Việt: “nữ phóng viên” hay “nữ ký giả”. Ban biên tập các đài truyền hình không biết điều nầy sao?

*TRIỀU CƯỜNG. Từ lâu rồi, tôi thấy xuất hiện rất thường xuyên hai từ triều cường khi người ta nói đến thủy triều trên song.. Hai chữ nầy có thể thay đổi vị trí trước sau và có hai ý nghĩa khác nhau. Cường triều 強 潮 gồm tính từ đứng trước danh từ thì tương đương với một danh từ và có nghĩa là con nước lớn (haute marée). Triều cường 潮 強 thì lại là một mệnh đề gồm một danh từ triều và một động từ cương và có nghĩa là con nước đang lớn lên (la marée monte). Lúc nào cũng dùng chữ triều cường thì có thể sai hơn phân nửa trường hợp rồi. Nhưng tại sao không nói con nước lớn (danh từ) và con nước đang lên (mệnh đề) vừa đúng lại vừa phù hợp với trình độ và thói quen của đại chúng.


*SỰ CỐ. Lại một từ vô nghĩa nữa nhưng đang được dùng một cách rộng rãi để chỉ một sự rắc rối vừa mới xảy ra. Trong tiếng tiếng Hán Việt có từ kép cố sự 故事 có nghĩa là chuyện cũ chứ làm gì có từ sự cố. Cái nghĩa mà hiện nay người ta gán cho từ vô nghĩa đó thực là lạ lùng, không thể chấp nhận được.



*ĐÔI CÔNG. Kể từ giải túc cầu thế giới tại Nam Phi, đài truyền hình ở Việt Nam bịa ra một từ mới, đó là từ đôi công và rất thường được lặp đi lặp lại. Theo dõi nhiều trận, tôi mới hiểu ý của các ông trời đó muốn nói: 2 đội chơi đôi công nghĩa là cả 2 đội đều chơi tấn công.

- Phiy nhận thấy những chỉ trích của bài luận trên đây chưa hẳn đúng,
Nay tạm đưa ra mấy đoạn để phân tích, nếu có gì chưa phải rất mong được chỉ giáo
:

"KHẢ NĂNG 可 能 là năng lực của con người"

Sao lại nói là năng lực của con người ? Đây chỉ là từ chưa khẳng định.

KHẢ NĂNG nghĩa là :"Thường vẫn hay thấy như thế" hoặc ngắn gọn là "có thể" ví dụ :

- Nhìn mây mỏng thế kia khả năng trời không mưa
Nghĩa là : "Thường vẫn hay thấy mây mỏng thế kia là trời không mưa"
Hoặc : "Nhìn mây mỏng thế kia có thể trời không mưa"

Hoặc :
Xem triệu chứng thế kia khả năng con bò chết vì bị bệnh
Nghĩa là :
" Thường vẫn hay thấy triệu chứng thế kia là con bò chết vì bị bệnh"
Hoặc :" Xem triệu chứng thế kia có thể con bò chết vì bị bệnh"


"HÔN PHU, HÔN THÊ là để chỉ người chồng người vợ là phi lý. Gọi hôn lễ (lễ cưới) hôn phối (lấy nhau) thì được".

- "HÔN PHU, HÔN THÊ" 2 từ này là để chỉ người vợ, người chồng chưa cưới.
Không hiểu như vậy nên mới chỉ trích là phi lý


*"QUỐC GIỖ. Giỗ là tiếng Nôm chứ không phải là tiếng Hán Việt nên không thể đặt sau tiếng quốc được. Hãy bỏ tiếng ngày quốc giỗ mà dùng tiếng thuần Việt là ngày giỗ cả nước".

*GÓA PHỤ. Để chỉ người đàn bà có chồng đã chết. Gọi như thế là sai vì tính từ góa là tiếng Nôm, không thể đặt trước danh từ phụ được. Phải gọi người đàn bà góa (toàn Nôm) hay người quả phụ (toàn Hán Việt) thì mới đúng".

*NỮ NHÀ BÁO. Nhà báo là tiếng Nôm nên phải dùng văn phạm xuôi và phải nói “nhà báo nữ” Còn muốn dùng văn phạm ngược thì phải dùng 3 từ Hán Việt: “nữ phóng viên” hay “nữ ký giả”. Ban biên tập các đài truyền hình không biết điều nầy sao"?

- Những từ ghép giữa NÔM và HÁN xưa nay dân gian thường dùng vẫn dễ hiểu. Ví dụ :

Khi chơi cờ như thế này : Xe 1 bình 9
Chẳng lẽ lại đọc thế này : Xe 1 ngang 9
Hoặc : "pháo 2 bình 5" chẳng lẽ lại đọc là "pháo 2 ngang 5"?

Chơi cờ mà gọi là pháo 2 ngang 5, hoặc xe 1 ngang 9 thử hỏi nghe có ra gì không ?
Đến nỗi một quyển sách đã gọi khi chiếu tướngnhìn tướng


*SỰ CỐ. Để chỉ một sự rắc rối vừa mới xảy ra. Trong tiếng tiếng Hán Việt có từ kép cố sự 故事 có nghĩa là chuyện cũ chứ làm gì có từ sự cố. Cái nghĩa mà hiện nay người ta gán cho từ vô nghĩa đó thực là lạ lùng, không thể chấp nhận được.

- SỰ CỐ nghĩa là : "NGUYÊN CỚ SỰ VIỆC"
Đây muốn nói vừa có một CỚ SỰ gì đó ngáng trở.



*ĐÔI CÔNG. Kể từ giải túc cầu thế giới tại Nam Phi, đài truyền hình ở Việt Nam bịa ra một từ mới, đó là từ đôi công và rất thường được lặp đi lặp lại. Theo dõi nhiều trận, tôi mới hiểu ý của các ông trời đó muốn nói: 2 đội chơi đôi công nghĩa là cả 2 đội đều chơi tấn công.


- Đoạn này nếu họ gọi là ĐÔI CÔNG thì sai.
Trong thi đấu cả hai bên đều tấn công quyết liệt để giành phần thắng, thuật ngữ gọi là ĐỐI CÔNG chứ không phải ĐÔI CÔNG.

Phiy.







Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM   NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM I_icon13Wed 21 Dec 2011, 05:14

phiy đã viết:

- Phiy nhận thấy những chỉ trích của bài luận trên đây chưa hẳn đúng,
Nay tạm đưa ra mấy đoạn để phân tích, nếu có gì chưa phải rất mong được chỉ giáo
:

"KHẢ NĂNG 可 能 là năng lực của con người"

Sao lại nói là năng lực của con người ? Đây chỉ là từ chưa khẳng định.

KHẢ NĂNG nghĩa là :"Thường vẫn hay thấy như thế" hoặc ngắn gọn là "có thể" ví dụ :

- Nhìn mây mỏng thế kia khả năng trời không mưa
Nghĩa là : "Thường vẫn hay thấy mây mỏng thế kia là trời không mưa"
Hoặc : "Nhìn mây mỏng thế kia có thể trời không mưa"

Hoặc :
Xem triệu chứng thế kia khả năng con bò chết vì bị bệnh
Nghĩa là :
" Thường vẫn hay thấy triệu chứng thế kia là con bò chết vì bị bệnh"
Hoặc :" Xem triệu chứng thế kia có thể con bò chết vì bị bệnh"

Đồng ý với phiy, tác giả bảo "khả năng là năng lực của con người" thì sai.

"Khả năng" còn có nghĩa là có lẽ, có thể

  • 可能 khả năng

    1. Có tài sức làm được, biểu thị khả dĩ thực hiện. ◇Lễ Kí 禮記: Dưỡng khả năng dã, kính vi nan 養可能也, 敬為難 (Tế nghĩa 祭義) Nuôi dưỡng cha mẹ có thể làm được, nhưng tôn kính cha mẹ mới là khó làm.
    2. Chẳng lẽ, lẽ nào, sao lại. ◇Hàn Ác 韓偓: Tiêu ngải chuyển phì lan huệ sấu, Khả năng thiên diệc đố hinh hương 蕭艾轉肥蘭蕙瘦, 可能天亦妒馨香 (Ngẫu đề 偶題) Cỏ tiêu cỏ ngải thành béo tốt, hoa lan hoa huệ gầy gò, Chẳng lẽ trời cũng ganh ghét hương thơm.
    3. Được hay chăng, năng phủ. ◇Hoàng Tuân Hiến 黃遵憲: Khả năng thương hải ngoại, Đại kí cố nhân thư 可能滄海外, 代寄故人書 (Nhạn 雁) Được hay chăng ngoài biển xanh kia, (Chim nhạn) thay ta gửi tới cố nhân lá thư này.
    4. Có lẽ, hoặc giả. ◎Như: tha khả năng bất tri đạo kim thiên khai hội 他可能不知道今天開會 anh ấy có lẽ không biết là hôm nay họp.


phiy đã viết:

"HÔN PHU, HÔN THÊ là để chỉ người chồng người vợ là phi lý. Gọi hôn lễ (lễ cưới) hôn phối (lấy nhau) thì được".

- "HÔN PHU, HÔN THÊ" 2 từ này là để chỉ người vợ, người chồng chưa cưới.
Không hiểu như vậy nên mới chỉ trích là phi lý

Tác giả bảo HÔN PHU, HÔN THÊ để chỉ người chồng, người vợ thì có lý một phần, vì "hôn phu" có nghĩa là người đàn ông đã kết hôn, "hôn thê" là người phụ nữ đã kết hôn.

Nếu dùng theo nghĩa "người chồng chưa cưới", hay "người vợ chưa cưới" là sai hoàn toàn.

Chữ đúng là "VỊ HÔN PHU", "VỊ HÔN THÊ" (未 婚 夫, 未 婚 妻) có nghĩa là "Chồng chưa cưới", "Vợ chưa cưới" (Vị 未 = chưa). Nhưng nhiều người hiểu lầm là VỊ 位 (chư vị, quý vị), nên đã biến thành "Hôn phu", "hôn thê" (tức là đã cưới rồi) :nhay:


phiy đã viết:

*"QUỐC GIỖ. Giỗ là tiếng Nôm chứ không phải là tiếng Hán Việt nên không thể đặt sau tiếng quốc được. Hãy bỏ tiếng ngày quốc giỗ mà dùng tiếng thuần Việt là ngày giỗ cả nước".

*GÓA PHỤ. Để chỉ người đàn bà có chồng đã chết. Gọi như thế là sai vì tính từ góa là tiếng Nôm, không thể đặt trước danh từ phụ được. Phải gọi người đàn bà góa (toàn Nôm) hay người quả phụ (toàn Hán Việt) thì mới đúng".

*NỮ NHÀ BÁO. Nhà báo là tiếng Nôm nên phải dùng văn phạm xuôi và phải nói “nhà báo nữ” Còn muốn dùng văn phạm ngược thì phải dùng 3 từ Hán Việt: “nữ phóng viên” hay “nữ ký giả”. Ban biên tập các đài truyền hình không biết điều nầy sao"?

- Những từ ghép giữa NÔM và HÁN xưa nay dân gian thường dùng vẫn dễ hiểu. Ví dụ :

Khi chơi cờ như thế này : Xe 1 bình 9
Chẳng lẽ lại đọc thế này : Xe 1 ngang 9
Hoặc : "pháo 2 bình 5" chẳng lẽ lại đọc là "pháo 2 ngang 5"?

Chơi cờ mà gọi là pháo 2 ngang 5, hoặc xe 1 ngang 9 thử hỏi nghe có ra gì không ?
Đến nỗi một quyển sách đã gọi khi chiếu tướngnhìn tướng

Chữ Nôm và Hán sử dụng trộn lẫn trong ngôn ngữ thông thường, thậm chí người ta không còn biết chữ nào Hán hay chữ nào Nôm nữa.
Nhưng ghép hai chữ gốc gác khác nhau cũng có nguyên tắc và văn phạm trong ngôn ngữ, "Quốc Giỗ" thì thật khó nghe vô cùng.
"Chiếu tướng" thì thuần Hán-Việt, mà "nhìn tướng" thì "Nôm + Hán V" ... :potay:

Còn thí dụ chơi cờ tướng của phiy là những chữ đơn ghép nhau, nên chẳng có vấn đề gì cả.
Gọi "bình" hay "ngang" là do thói quen thôi, không phạm đến ngữ pháp tiếng Việt.


phiy đã viết:
*SỰ CỐ. Để chỉ một sự rắc rối vừa mới xảy ra. Trong tiếng tiếng Hán Việt có từ kép cố sự 故事 có nghĩa là chuyện cũ chứ làm gì có từ sự cố. Cái nghĩa mà hiện nay người ta gán cho từ vô nghĩa đó thực là lạ lùng, không thể chấp nhận được.

- SỰ CỐ nghĩa là : "NGUYÊN CỚ SỰ VIỆC"
Đây muốn nói vừa có một CỚ SỰ gì đó ngáng trở.

Đồng ý với phiy, Người ta sử dụng sự cố chẳng có gì sai cả : Sự cố = biến cố
  • 事故 sự cố

    1. Sự tình, vấn đề. ◇Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: Nguyên chánh bỉnh chúc quan thư, kiến Bố chí, viết: Ngô nhi lai hữu hà sự cố? 原正秉燭觀書, 見布至, 曰: 吾兒來有何事故? (Đệ tam hồi) Đinh Nguyên đang thắp nến xem sách, thấy Lã Bố đến bèn hỏi: Con vào có việc gì?
    2. Nguyên nhân. ◇Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: Tử Long thử khứ, tất hữu sự cố 子龍 此去, 必有事故 (Đệ tứ thập nhất hồi) Tử Long bỏ đi như vậy, chắc hẳn có nguyên nhân gì đó.
    3. Biến cố. ☆Tương tự: sự biến 事變.
    4. Tai nạn, tai họa bất ngờ. ◎Như: giao thông sự cố 交通事故 tai nạn giao thông.
    5. Cớ, lí do (giả thác). ◇Tỉnh thế hằng ngôn 醒世恆言: Tào Phi hàm kì cựu hận, dục tầm sự cố sát chi 曹丕銜其舊恨, 欲尋事故殺之 (Tam hiếu liêm 三孝廉) Tào Phi ôm hận cũ, muốn tìm cớ giết đi.


phiy đã viết:
*ĐÔI CÔNG. Kể từ giải túc cầu thế giới tại Nam Phi, đài truyền hình ở Việt Nam bịa ra một từ mới, đó là từ đôi công và rất thường được lặp đi lặp lại. Theo dõi nhiều trận, tôi mới hiểu ý của các ông trời đó muốn nói: 2 đội chơi đôi công nghĩa là cả 2 đội đều chơi tấn công.


- Đoạn này nếu họ gọi là ĐÔI CÔNG thì sai.
Trong thi đấu cả hai bên đều tấn công quyết liệt để giành phần thắng, thuật ngữ gọi là ĐỐI CÔNG chứ không phải ĐÔI CÔNG.

Phiy.
Mới nghe chữ "Đôi công" lần đầu :potay:
Về Đầu Trang Go down
phiy



Tổng số bài gửi : 145
Registration date : 06/10/2011

NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM   NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM I_icon13Wed 21 Dec 2011, 14:02

Cảm ơn Shiroi đã diễn giải thêm ra cho rõ ràng hơn !

Shiroi đã viết :

Tác giả bảo HÔN PHU, HÔN THÊ để chỉ người chồng, người vợ thì có lý một phần, vì "hôn phu" có nghĩa là người đàn ông đã kết hôn, "hôn thê" là người phụ nữ đã kết hôn.

Nếu dùng theo nghĩa "người chồng chưa cưới", hay "người vợ chưa cưới" là sai hoàn toàn.

Chữ đúng là "VỊ HÔN PHU", "VỊ HÔN THÊ" (未 婚 夫, 未 婚 妻) có nghĩa là "Chồng chưa cưới", "Vợ chưa cưới" (Vị 未 = chưa). Nhưng nhiều người hiểu lầm là VỊ 位 (chư vị, quý vị), nên đã biến thành "Hôn phu", "hôn thê" (tức là đã cưới rồi) :nhay:

- Đoạn này Shiroi đã nhầm, chính tác giả bài viết trên chỉ trích khi gọi người vợ, người chồng là HÔN PHU, HÔN THÊ.
Phiy cho rằng, khi hai người nam nữ yêu nhau thì gọi là người yêu hoặc người thương, chỉ đến khi đã có đính ước trăm năm với nhau, lúc bấy giờ mới gọi là HÔN PHU, HÔN THÊ. Vì vậy HÔN PHU, HÔN THÊ là chỉ người vợ, người chồng sắp cưới. Khi đã cưới hỏi rồi thì gọi nhau là hôn phu , hôn thê nữa để làm gì ?
Còn nếu có chữ vị đứng trước chữ hôn phu, hôn thê, thì rõ ràng là chưa cưới đâu cần phải bình luận nữa.
Xưa nay chưa từng thấy vợ chồng nhà ai gọi nhau là hôn phu, hôn thê cả.
Chỉ thấy vợ gọi chồng là lang quân của tôi hoặc phu quân của tôi. Cũng như chồng gọi vợ là phu nhân của tôi hoặc thê tử của tôi [câu này gọi gồm cả con]


Shiroi đã viết :

Chữ Nôm và Hán sử dụng trộn lẫn trong ngôn ngữ thông thường, thậm chí người ta không còn biết chữ nào Hán hay chữ nào Nôm nữa.
Nhưng ghép hai chữ gốc gác khác nhau cũng có nguyên tắc và văn phạm trong ngôn ngữ, "Quốc Giỗ" thì thật khó nghe vô cùng.
"Chiếu tướng" thì thuần Hán-Việt, mà "nhìn tướng" thì "Nôm + Hán V" ... :potay:

Còn thí dụ chơi cờ tướng của phiy là những chữ đơn ghép nhau, nên chẳng có vấn đề gì cả.
Gọi "bình" hay "ngang" là do thói quen thôi, không phạm đến ngữ pháp tiếng Việt.

- Phiy không bàn đến từ QUỐC GIỖ nghe có thuận tai hay không, mà chỉ muốn nói rằng :
Để biến hóa khi ghép từ NÔM và HÁN như vậy cũng không có gì là khó hiểu.
Nếu lại gọi là ngày giỗ của cả nước thì nghe ra cái gì !
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM   NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM I_icon13Thu 22 Dec 2011, 04:53

phiy đã viết:
Cảm ơn Shiroi đã diễn giải thêm ra cho rõ ràng hơn !

Shiroi đã viết :

Tác giả bảo HÔN PHU, HÔN THÊ để chỉ người chồng, người vợ thì có lý một phần, vì "hôn phu" có nghĩa là người đàn ông đã kết hôn, "hôn thê" là người phụ nữ đã kết hôn.

Nếu dùng theo nghĩa "người chồng chưa cưới", hay "người vợ chưa cưới" là sai hoàn toàn.

Chữ đúng là "VỊ HÔN PHU", "VỊ HÔN THÊ" (未 婚 夫, 未 婚 妻) có nghĩa là "Chồng chưa cưới", "Vợ chưa cưới" (Vị 未 = chưa). Nhưng nhiều người hiểu lầm là VỊ 位 (chư vị, quý vị), nên đã biến thành "Hôn phu", "hôn thê" (tức là đã cưới rồi) :nhay:

- Đoạn này Shiroi đã nhầm, chính tác giả bài viết trên chỉ trích khi gọi người vợ, người chồng là HÔN PHU, HÔN THÊ.
Phiy cho rằng, khi hai người nam nữ yêu nhau thì gọi là người yêu hoặc người thương, chỉ đến khi đã có đính ước trăm năm với nhau, lúc bấy giờ mới gọi là HÔN PHU, HÔN THÊ. Vì vậy HÔN PHU, HÔN THÊ là chỉ người vợ, người chồng sắp cưới. Khi đã cưới hỏi rồi thì gọi nhau là hôn phu , hôn thê nữa để làm gì ?
Còn nếu có chữ vị đứng trước chữ hôn phu, hôn thê, thì rõ ràng là chưa cưới đâu cần phải bình luận nữa.
Xưa nay chưa từng thấy vợ chồng nhà ai gọi nhau là hôn phu, hôn thê cả.
Chỉ thấy vợ gọi chồng là lang quân của tôi hoặc phu quân của tôi. Cũng như chồng gọi vợ là phu nhân của tôi hoặc thê tử của tôi [câu này gọi gồm cả con]

Shiroi không có nhầm
Đâu có ai goi chồng là hôn phu, vợ là hôn thê bao giờ, mặc dù các chữ này nghĩa là "chồng đã cưới" và "vợ đã cưới" theo đúng nghĩa của nó.

"Hôn phu" hay "hôn thê" theo nghĩa "chồng sắp cưới", "vợ sắp cưới" (sắp tức là chưa !) thì không đúng theo nghĩa gốc của nó, mặc dù người ta cứ dùng theo các nghĩa sai này.

Cũng như tác giả nói, "chúng cư" mới là đúng, nhưng "chung cư" thì sai mà lại được dùng rộng rãi !

đó là "NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM"



phiy đã viết:

Shiroi đã viết :

Chữ Nôm và Hán sử dụng trộn lẫn trong ngôn ngữ thông thường, thậm chí người ta không còn biết chữ nào Hán hay chữ nào Nôm nữa.
Nhưng ghép hai chữ gốc gác khác nhau cũng có nguyên tắc và văn phạm trong ngôn ngữ, "Quốc Giỗ" thì thật khó nghe vô cùng.
"Chiếu tướng" thì thuần Hán-Việt, mà "nhìn tướng" thì "Nôm + Hán V" ... :potay:

Còn thí dụ chơi cờ tướng của phiy là những chữ đơn ghép nhau, nên chẳng có vấn đề gì cả.
Gọi "bình" hay "ngang" là do thói quen thôi, không phạm đến ngữ pháp tiếng Việt.

- Phiy không bàn đến từ QUỐC GIỖ nghe có thuận tai hay không, mà chỉ muốn nói rằng :
Để biến hóa khi ghép từ NÔM và HÁN như vậy cũng không có gì là khó hiểu.
Nếu lại gọi là ngày giỗ của cả nước thì nghe ra cái gì !

ngày giỗ của cả nước thì dài lòng thòng thiệt nhưng đúng với ngữ pháp và ngôn ngữ tiếng Việt. Còn "Quốc giỗ" thì không phải nghe không thuận tai, mà là sai ngữ pháp tiếng Việt.
Về Đầu Trang Go down
phiy



Tổng số bài gửi : 145
Registration date : 06/10/2011

NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM   NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM I_icon13Thu 22 Dec 2011, 14:26

Trích dẫn :
NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM
(trích TrieuThanh Magazine)

*HÔN PHU, HÔN THÊ. Hôn là cưới, phu là chồng, thê là vợ. Trong chữ phu và chữ thê đã có nghĩa của chữ hôn rồi cho nên gọi hôn phu và hôn thê là để chỉ người chồng người vợ là phi lý. Gọi hôn lễ (lễ cưới) hôn phối (lấy nhau) thì được. Còn nói hôn phu, hôn thê thì có thể hiểu 昬夫,昬妻 là nguời chồng u mê, người vợ u mê cũng như nói hôn quân 昬君 là nhà vua u mê vậy.



Trích dẫn :
Shiroi không có nhầm
Đâu có ai goi chồng là hôn phu, vợ là hôn thê bao giờ, mặc dù các chữ này nghĩa là "chồng đã cưới" và "vợ đã cưới" theo đúng nghĩa của nó.

"Hôn phu" hay "hôn thê" theo nghĩa "chồng sắp cưới", "vợ sắp cưới" (sắp tức là chưa !) thì không đúng theo nghĩa gốc của nó, mặc dù người ta cứ dùng theo các nghĩa sai này.

Chữ đúng là "VỊ HÔN PHU", "VỊ HÔN THÊ" (未 婚 夫, 未 婚 妻) có nghĩa là "Chồng chưa cưới", "Vợ chưa cưới" (Vị 未 = chưa). Nhưng nhiều người hiểu lầm là VỊ 位 (chư vị, quý vị), nên đã biến thành "Hôn phu", "hôn thê" (tức là đã cưới rồi) :nhay:

- Phiy nói rằng : Khi hai bên nam nữ đính ước trăm năm với nhau, thì kể từ đó mới được giới thiệu :"Đây là hôn phu của tôi, đây là hôn thê của tôi". [cách nói ngắn gọn]
Nay Shiroi cho là thiếu chữ vị nên cụm từ hôn phu hôn thê không thể là người chồng, người vợ sắp cưới, mà phải là vợ chồng đã cưới nhau rồi.
Vậy xin hỏi rằng : Lấy cớ thiếu chữ vị nghĩa là chưa nên khẳng định là đã, thế thì ở cụm từ đấy chữ nào nghĩa là đã vậy ?.

Trích dẫn :
(trích TrieuThanh Magazine)

*CHUNG CƯ. Từ kép nầy được thành lập theo văn phạm Hán Việt vì tính từ đứng trước danh từ cho nên cả 2 từ phải đều là Hán Việt. Thế mà từ chung Hán Việt không có nghĩa là chung chạ mà có nghĩa là cuối cùng. Vậy chung cư 終居 không phải là nơi nhiều người ở chung mà là nơi ở cuối cùng, tức là mồ chôn hay nghĩa địa. Vậy phải đổi từ chung cư thành chúng cư 衆居 thì mới ổn.

Trích dẫn :
Shiroi đã viết :

Cũng như tác giả nói, "chúng cư" mới là đúng, nhưng "chung cư" thì sai mà lại được dùng rộng rãi !
đó là "NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM"

Chỉ trích cụm từ chung cư 終居 là sai vì không có nghĩa là chung chạ, rồi cho rằng phải đổi thành chúng cư 衆 居 thì mới ổn. Shiroi cũng đồng thuận như thế.

- Phiy cho rằng, cả chung cư 終居 và chúng cư 衆 居 đều sai.

Những gia đình ở khu chung cư nhà nào riêng nhà ấy làm gì có chung chạ, mà cũng chẳng liên quan gì tới sự trước sau. Sao lại dùng từ chung cư 終居
Khắp nơi trên trái đất đều có chúng sinh ở, đâu có riêng gì khu chung cư mà phải dùng từ chúng cư 衆 居

Vì vậy phải gọi những khu nhà cao ốc nhiều phòng ở là chung cư 鍾 居 mới đúng.
Nghĩa là nơi nhiều người tụ họp lại mà ở.
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM   NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM I_icon13Thu 22 Dec 2011, 15:41

phiy đã viết:
Trích dẫn :
NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM
(trích TrieuThanh Magazine)

*HÔN PHU, HÔN THÊ. Hôn là cưới, phu là chồng, thê là vợ. Trong chữ phu và chữ thê đã có nghĩa của chữ hôn rồi cho nên gọi hôn phu và hôn thê là để chỉ người chồng người vợ là phi lý. Gọi hôn lễ (lễ cưới) hôn phối (lấy nhau) thì được. Còn nói hôn phu, hôn thê thì có thể hiểu 昬夫,昬妻 là nguời chồng u mê, người vợ u mê cũng như nói hôn quân 昬君 là nhà vua u mê vậy.



Trích dẫn :
Shiroi không có nhầm
Đâu có ai goi chồng là hôn phu, vợ là hôn thê bao giờ, mặc dù các chữ này nghĩa là "chồng đã cưới" và "vợ đã cưới" theo đúng nghĩa của nó.

"Hôn phu" hay "hôn thê" theo nghĩa "chồng sắp cưới", "vợ sắp cưới" (sắp tức là chưa !) thì không đúng theo nghĩa gốc của nó, mặc dù người ta cứ dùng theo các nghĩa sai này.

Chữ đúng là "VỊ HÔN PHU", "VỊ HÔN THÊ" (未 婚 夫, 未 婚 妻) có nghĩa là "Chồng chưa cưới", "Vợ chưa cưới" (Vị 未 = chưa). Nhưng nhiều người hiểu lầm là VỊ 位 (chư vị, quý vị), nên đã biến thành "Hôn phu", "hôn thê" (tức là đã cưới rồi) :nhay:

- Phiy nói rằng : Khi hai bên nam nữ đính ước trăm năm với nhau, thì kể từ đó mới được giới thiệu :"Đây là hôn phu của tôi, đây là hôn thê của tôi". [cách nói ngắn gọn]
Nay Shiroi cho là thiếu chữ vị nên cụm từ hôn phu hôn thê không thể là người chồng, người vợ sắp cưới, mà phải là vợ chồng đã cưới nhau rồi.
Vậy xin hỏi rằng : Lấy cớ thiếu chữ vị nghĩa là chưa nên khẳng định là đã, thế thì ở cụm từ đấy chữ nào nghĩa là đã vậy ?.

Trích dẫn :
(trích TrieuThanh Magazine)

*CHUNG CƯ. Từ kép nầy được thành lập theo văn phạm Hán Việt vì tính từ đứng trước danh từ cho nên cả 2 từ phải đều là Hán Việt. Thế mà từ chung Hán Việt không có nghĩa là chung chạ mà có nghĩa là cuối cùng. Vậy chung cư 終居 không phải là nơi nhiều người ở chung mà là nơi ở cuối cùng, tức là mồ chôn hay nghĩa địa. Vậy phải đổi từ chung cư thành chúng cư 衆居 thì mới ổn.

Trích dẫn :
Shiroi đã viết :

Cũng như tác giả nói, "chúng cư" mới là đúng, nhưng "chung cư" thì sai mà lại được dùng rộng rãi !
đó là "NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM"

Chỉ trích cụm từ chung cư 終居 là sai vì không có nghĩa là chung chạ, rồi cho rằng phải đổi thành chúng cư 衆 居 thì mới ổn. Shiroi cũng đồng thuận như thế.

- Phiy cho rằng, cả chung cư 終居 và chúng cư 衆 居 đều sai.

Những gia đình ở khu chung cư nhà nào riêng nhà ấy, đâu có chung chạ mà dùng từ chung cư 終居
Khắp nơi trên trái đất đều có chúng sinh ở, đâu có riêng gì khu chung cư mà phải dùng từ chúng cư 衆 居

Vì vậy phải gọi những khu nhà cao ốc nhiều phòng ở là chung cư 鍾 居 mới đúng.
Nghĩa là nơi nhiều người tụ họp lại mà ở.

Theo AH nghĩ thì gọi vợ, chồng đã cưới nhau là hôn thê, hôn phu không có gì sai cả, bởi vì chữ hôn 婚 có nghĩa là cưới như trong cụm từ hôn lễ (lễ cưới), hôn ước (hẹn sẽ cưới), tân hôn (mới cưới) ... Sở dĩ ít người gọi vợ mình, chồng mình là hôn thê, hôn phu có lẽ vì chữ hôn này đồng âm với chữ hôn 昏 nghĩa là ngu tối, u mê nên hôn thê, hôn phu có thể mang nghĩa khác là nguời vợ u mê, người chồng u mê giống như tác giả bài viết đã gán cho.

Chữ vị 未 có nghĩa là chưa, nên vị hôn nghĩa là chưa cưới, cũng như vị thành niên nghĩa là chưa thành niên, vị tất nghĩa là chưa chắc. Nếu bỏ chữ vị đi thì nghĩa của cụm từ hoàn toàn thay đổi, thí dụ người (trẻ) vị thành niên chưa đến tuổi trưởng thành, còn người thành niên thì đã trưởng thành rồi.

Trong từ điển Hán Việt không có chữ chung nào có nghĩa là nhiều người, chỉ có chữ chúng 眾 hay 衆 nghĩa là nhiều, đông, do đó như Phiy nói thì "nơi nhiều người tụ họp lại mà ở" phải gọi là chúng cư.


_________________________
NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM   NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Các lỗi trong thơ Đường
» Chữ cà trong tiếng Việt
» Rượu sa kê - nét độc đáo trong ẩm thực của người Nhật
» Thơ chúc tết đến anh chi em trong ĐVTC
» HẤY THU TRONG CẢ BỐN MÙA
Trang 1 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : 1, 2  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Tiếng Việt-