Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:03

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975  Empty
Bài gửiTiêu đề: Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975    Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975  I_icon13Mon 09 Dec 2013, 09:43

Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975 (I)

“Đôi khi lịch sử cũng ban thưởng cho kẻ cứng đầu, và một hòn đá đặt đúng chỗ, có thể chuyển hướng cả một dòng sông.” — Emmanuel Mounier.

Trong bài “Văn Miếu ở Nam Kỳ”, cụ Phan Văn Hùm viết về giới trí thức Nam Kỳ:





Trích dẫn :
“Dưới triều Nguyễn, ở Nam kỳ có đỗ đạt chỉ lưa thưa vài bốn ông tiến sĩ, mà Phan Thanh Giản là được sự nghiệp hiển hách hơn cả…Rồi trường cao đẳng, rồi trường cao học, rồi trường đại học, lần hồi thiết lập, đều ở cả tại Hà Thành. Người đỗ đạt cao ở bên Pháp về như các ông Ngụy Như Kontoum, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Văn Nguyên, Ngô Đình Nhu,, v.v… đều cũng là ở Trung, hoặc ở Bắc… Cho đến văn sĩ, thi sĩ, nghệ sĩ sau buổi ra trường cao tiểu học hoặc trung học, cũng không phải ở Nam Kỳ mà có. Vô duyên thay xứ Nam Kỳ. Tôi muốn nói vô duyên với sự học thời kim như thời cổ.” (60)

Nhận xét có đôi phần chua xót này phản ánh phần nào sự thật ở những thời kỳ nhất định của xứ Nam Kỳ nhưng cũng cho thấy cụ Phan Văn Hùm đã hiểu người trí thức, theo nghĩa thông thường, là người có bằng cấp cao. Trong khi đó, nếu hiểu trí thức là một thái độ, một ý thức, một suy tư, một thao thức trước hoàn cảnh xã hội, chính trị thì cụ Phan Văn Hùm lại là người trí thức hơn cả. Chỉ nói về bằng cấp thôi, cụ Phan Văn Hùm đã có bằng Cao Học Triết Học – Diplôme d’Études Supérieures de Philosophie. Quan trọng hơn nữa là cuộc đời dấn thân làm chính trị, đấu tranh cho quyền lợi của đất nước của cụ cùng với vô số trí thức miền Nam khác.





Trích dẫn :
“Ngô Đình Diệm đảm nhiệm chức vụ thủ tướng năm 1954, khi đất nước của ông đang đối mặt với những hỗn loạn kinh tế, bất ổn chính trị và áp lực khuynh đảo bên ngoài, không trên qui mô toàn diện nhưng với cường độ ngày một gia tăng. Ông đã đưa miền Nam qua các khủng hoảng ban đầu này, chuyển nó từ chế độ quân chủ sang cộng hòa, và xây dựng được một sự trung thành quốc gia mà dân chúng chưa từng thấy.” (62)





Sự ổn định tạo cảm tưởng chính thể Ngô Đình Diệm có thể ở thế mạnh trong cuộc đương đầu với miền Bắc vì đã giành được lòng dân như phát biểu của giáo sư Vũ Văn Mẫu:





Trích dẫn :

“Trong cuộc trưng cầu dân ý tổ chức ngày 23-10-1955, không ai có thể chối cãi rằng đa số, nếu không muốn nói ít nhất 80% đồng bào thuộc thành phần Phật tử đã bỏ phiếu cho thủ tướng Ngô Đình Diệm giữ chức vụ quốc trưởng tại miền Nam Việt Nam thay thế Cựu Hoàng Bảo Đại bị truất phế.”




Theo giáo sư Mẫu, mọi người đánh giá cao Ngô Đình Diệm trong cương vị một tân tổng thống và nhắc đến “quá khứ trong sạch của Ngô Đình Diệm khi làm việc quan, tính tình khí khái của ông khi từ chức thượng thư Bộ Lại trong nội các đầu tiên của Bảo Đại.”

Trong giai đoạn này, chính phủ Ngô Đình Diệm đã giải quyết vấn đề định cư cả triệu người di cư từ miền Bắc, vấn đề các giáo phái, ổn định kinh tế và phát triển đào tạo giáo dục. Giáo sư Lý Chánh Trung ghi nhận dưới thời ông Diệm có gần 200 trường trung học đã được xây dựng cho các tỉnh lỵ và quận lỵ. Ngay các vùng hẻo lánh, nghèo nàn như Gio Linh, Bồng Sơn, Cà Mâu, Trà Oạn, v.v… đều có trường học.

Về an ninh, năm 1956, 90% cán bộ hạ tầng Việt Minh bị triệt hạ. Trại tù Chí Lợi ở Bình Dương tập trung đến 6000 chính trị phạm cộng sản bị bắt giam. Đặc biệt ở miền Trung, cán bộ của Ngô Đình Cẩn gần như trừ diệt toàn bộ cộng sản nằm vùng… Chi tiết này do chính người trong hàng ngũ cộng sản tiết lộ về sau. Đây là điều mà người Pháp không thể làm được suốt 9 năm chiến tranh Việt-Pháp.

Vào những năm đầu của chính thể ông Diệm, có thể đi suốt ngày đêm từ Cà Mau đến Bến Hải một cách an toàn.

Thôn quê tương đối yên lành. Trong khi đó, miền Bắc sau 1954 rơi vào tình trạng đói kém, nếu không được Liên Xô viện trợ gạo từ Miến Điện, hẳn đã lâm cảnh nguy ngập.


Thời kỳ 1955-1960, miền Nam và miền Bắc Việt Nam là biểu tượng của hai thế lực quốc tế, hai ý hệ chính trị đều muốn chứng tỏ tính chính nghĩa. Một bên có lãnh tụ là ông Hồ với đảng Cộng Sản và bên kia, có ông Diệm với chủ nghĩa Quốc Gia như nhận định của Edward Miller:





Trích dẫn :
“Ngô Đình Diệm là người có hoài bão. Với tư cách lãnh đạo miền Nam từ 1954 đến 1963, Diệm mong muốn trở thành nhà lãnh đạo hàng đầu trong việc xây dựng chính quyền quốc gia, ông cương quyết tìm ra một đường lối khác biệt với con đường mà Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam đang theo đuổi.” (63)





Có thể nói trong giai đoạn 1956-1960, giới trí thức miền Nam thực sự tin tưởng vào thể chế chính trị đương thời với ý hệ Quốc Gia và lý tưởng tự do đối đầu với chế độ toàn trị của Cộng Sản. Mai Thảo, trong bài “Sài Gòn thủ đô văn hóa Việt Nam”, đã viết một cách đầy hào khí: “Sài Gòn thay thế cho Hà Nội, từ một đô thị miền Nam trở thành thủ đô tinh thần của toàn thể đất nước, Sài Gòn sáng tạo và suy tưởng.” (64)






Trích dẫn :
“Ngoài sự bắt bớ của chính phủ, bọn Staliniens quyết đồ sát Tạ Thu Thâu. Ấy là, chính ở Paris mà bọn Staliniens mưu đồ sát hại Tạ Thu Thâu, người bạn của chúng ta chỉ còn trông cậy có chúng ta, hy vọng ở chúng ta.
Ký tên: Daniel Guérin.”





Và về trường hợp Phan Văn Hùm:





Trích dẫn :
“Hùm lên miền Đông gặp Dương Bạch Mai, nói với hắn rằng: “Trước chúng ta bất đồng ý kiến về chánh trị. Nay, nước nhà đương cần đoàn kết chống Thực Dân, tôi tin rằng anh sẽ bỏ qua việc cũ…” Dương Bạch Mai không trả lời, nhưng lại chỉ cho Hùm vào một phòng bên trái, tức là nơi “một vào không ra nữa được”, người ta gọi là cửa tử. Thật vậy, hai hôm sau, Phan văn Hùm bị thủ tiêu.” (65)





Tài liệu chính thức của cộng sản cũng xác nhận điều đó qua sự lên án nhóm Troski là “phản cách mạng” và tuyên bố:





Trích dẫn :
“Chính quyền nhân dân đã trừng phạt chúng để làm gương.” Chúng ở đây chỉ những người theo đệ tứ quốc tế Trosky và trừng phạt là ám sát, thủ tiêu. Bản thân Ngô Đình Diệm lẽ ra cũng bị thủ tiêu sau khi từ chối hợp tác với cộng sản. Không biết vì lý do gì, Hồ Chí Minh đã thả ông về. Sau này, trong dịp nói chuyện với Hoàng Tùng năm 1981, Karnow được cho biết: “Xét tình thế lúc đó, thả Diệm là một điều sai lầm.” (66)





Nguyễn Văn Trấn, một người cộng sản đệ tam được coi là “hung thần chợ Đệm,” đã tố cáo chính quyền cộng sản miền Bắc: “Các ông đã ám hại bao nhiêu nhân tài miền Nam, còn đâu người để giúp các ông?” Thời kỳ đó, Nguyễn Văn Trấn là cán bộ thừa hành trong việc thủ tiêu, ám sát các nhà trí thức miền Nam, dù trong cuốn hồi ký, ông tránh nói tới vai trò của mình. Chủ trương tận dụng bạo lực để độc bá chính trường đã làm trì trệ tiến trình giải thực và hao mòn tinh lực của dân tộc bằng hành vi giết hại các nhà trí thức yêu nước thuộc đủ thành phần.


Lớp trí thức trẻ này về sau đã trở thành thành phần chủ lực trong các phong trào đòi hỏi dân chủ cũng như trong biến cố Phật đản 1963, nhưng sự bất mãn của họ có thể khởi đầu từ tháng 8/1959, khi chính quyền tổ chức bầu cử Quốc Hội với nhiều thủ thuật vụng về của các quan chức địa phương, chẳng hạn nhắc dân chúng bầu cho người này, không bầu cho người kia hoặc công kích những người đối lập… Kết quả là hai ứng cử viên đối lập Phan Quang Đán và Nguyễn Trân đạt tỉ lệ phiếu bầu cao nhất. Dù sau đó cả hai đều bị loại với lý do phiếu bầu bất hợp lệ nhưng đây chính là những lá phiếu bất tín nhiệm đầu tiên đối với chính quyền Ngô Đình Diệm.Tình trạng bất mãn thực sự công khai hoá vào ngày 26 tháng 4 năm 1960 với sự kiện 18 nhân sĩ trí thức tiêu biểu của miền Nam họp báo tại khách sạn Caravelle phổ biến bản tuyên ngôn gửi tổng thống Ngô Đình Diệm. Ký tên trên bản tuyên ngôn gồm các nhân vật Trần Văn Văn, Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Nguyễn Lưu Viên, Huỳnh Kim Hữu, Phan Huy Quát, Trần Văn Lý, Nguyễn Tiến Hỉ, Trần Văn Đỗ, Lê Ngọc Chấn, Lê Quang Luật, Lương Trọng Tường, Nguyễn Tăng Nguyên, Phạm Hữu Chương, Trần văn Tuyên, Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất và linh mục Hồ Văn Vui là đại diện cho nhiều thành phần trí thức của cả ba miền Trung Nam Bắc, của các tôn giáo, các khuynh hướng chính trị khác nhau và có nhiều người từng cộng tác với chính quyền như Lê Quang Luật, Nguyễn Tăng Nguyên, Trần Văn Đỗ, v.v… Do đó có tên “nhóm Caravelle” và bản tuyên ngôn cũng được gọi là “Tuyên Ngôn Caravelle” về sau thường được nhắc như một kháng thư đòi hỏi tổng thống Diệm từ chức.Theo hồi ký của Bùi Diễm, và theo Karnow, những người như Trần Văn Văn chỉ muốn viết một lá thư đề đạt ý kiến về chủ trương và hành xử của chính quyền với chủ ý nói thẳng với tổng thống Diệm. Lời lẽ bức thư hết sức trang trọng ôn hòa không có sự phản kháng hay kết buộc. Bức thư không được trả lời. Vì thế, nhóm mới quyết định công bố nguyên văn bức thư với báo chí. Như vậy, ngôn từ không có dụng ý khiêu khích hoặc đòi lật đổ tổng thống như diễn tả về sau. Điều này cũng được Nguyễn Thành Vinh xác nhận: “Tôi gặp anh Văn mấy lần về bức thư trên và chúng tôi kết luận rằng lời lẽ trong bức thư không được mạnh, và kế hoạch đó không áp lực được chính phủ Diệm.” (68)

Nhìn chung, với hành động đã có, giới trí thức chỉ dựa trên các nguyên tắc dân chủ để thể hiện vai trò trong một hoàn cảnh chính trị của đất nước. Nhưng chính quyền coi đó như một hành vi mạo phạm và ngay ngày hôm sau, tổng thống Diệm ra lệnh bắt giam hầu hết những người ký tên trên bản tuyên ngôn. Chính quyền còn mạnh tay hơn với báo giới và các thành phần trí thức khác tỏ ý tán trợ chống đối. Nhưng chế độ càng mạnh tay, cường độ chống đối trong giới trí thức có vẻ càng tăng thêm.

Nguyễn Thành Vinh ghi lại là Nhất Linh Nguyễn Tường Tam nhận xét bản tuyên ngôn Caravelle quá yếu nên yêu cầu nhóm Caravelle đứng vào Mặt Trận Quốc Dân Đoàn Kết do Quốc Dân Đảng điều động để phát động một phong trào đấu tranh gồm có biểu tình, tuyệt thực… trước Quốc Hội.

Nhất Linh đã đi gặp giám mục Lê Hữu Từ, các linh mục Oánh, Hiền, trong lúc Nguyễn Thành Vinh ra miền Trung gặp thượng toạ Thích Đôn Hậu, bác sĩ Trần Đình Nam. Riêng Trần Văn Văn đi gặp các linh mục Lộc, Vui. Tuy nhiên kế hoạch trên không thành vì một số người tỏ ra ngần ngại. Ngã rẽ quan trọng của miền Nam sau bản tuyên ngôn Caravelle là cuộc đảo chánh bất thành ngày 11/11/1960.

Tác động của các biến cố này không chỉ xác định sự thay đổi cái nhìn của quần chúng vào chính quyền mà có thể đã ảnh hưởng đến quan điểm của chính giới Mỹ. Tới thời điểm trên, Mỹ đã đổ ra hàng tỉ đô la vào VN nhưng cái nhìn về ông Diệm không còn giữ nguyên như trước.

Công điện của đại sứ Durbrow gửi về Hoa Thịnh Đốn ngày 4/12/1960, có đoạn: “Chúng ta rất có thể trong một tương lai không xa nữa phải tìm và theo đuổi một giải pháp thay đổi người.” Ba năm sau, ý kiến này trở thành đường lối chính thức của Hoa Kỳ.

Dù hành động của nhóm Caravelle bị đánh giá là quá yếu, nhưng vẫn biểu hiện ý thức dấn thân của giới trí thức miền Nam. Trí thức không còn đứng bên lề để đàm tiếu hay bàn luận xuông mà đã quyết định nhập cuộc với các yêu cầu cụ thể đặt ra cho người lãnh đạo đất nước trong tinh thần sẵn sàng chia xẻ trách nhiệm. Đáng kể hơn nữa là đã có sự nối kết giữa một tập thể tuy không đông đảo nhưng vẫn cho thấy một bước tiến rời xa tình trạng ngồi riêng đánh lẻ của cá nhân từng kéo dài qua nhiều năm tháng. Tuy nhiên, việc công bố lá thư cũng cho thấy trong lãnh vực đấu tranh, giới trí thức miền Nam chưa vượt khỏi tầm nhìn chật hẹp và lạc hướng vốn có.

Kinh nghiệm đấu tranh và thực tế đang diễn ra tại miền Bắc gần như không được quan tâm để có nhận thức đúng về sức mạnh quần chúng. Sự tồn tại và vững chắc của chính quyền cộng sản Hà Nội chính là do thủ thuật vận dụng sức mạnh quần chúng. Bằng lời lẽ tuyên truyền để lường gạt, dụ dỗ và bằng hành động trấn áp tàn khốc để đe doạ, ép buộc, chính quyền Hà Nội đã khai thác tới cả những trẻ thơ chưa quá mười tuổi, biến từng gia đình, từng cá nhân thành công cụ. Cộng Sản luôn theo đuổi mục tiêu thống trị thế giới chưa bao giờ ưu tư về cuộc sống con người nhưng đánh giá cao tầm mức quyết định của sức mạnh quần chúng và không ngừng tìm cách lợi dụng. Trong khi đó, dấn thân tranh đấu với ý lo toan cho cuộc sống con người, những nhân vật trí thức tiêu biểu của miền Nam lại gần như gạt hết mọi thành phần dân chúng sang một bên lề, coi đó là những người ngoài cuộc. Vì vậy, hành động đấu tranh không gây được ảnh hưởng, không thu hút nổi sự hỗ trợ, thậm chí còn bị phê phán là hành vi tranh giành quyền lợi cá nhân, phe phái.

Việc lựa một địa điểm sang trọng để họp báo và giới hạn đối tượng vào một thiểu số chọn lọc dựa trên tiêu chuẩn học vị và địa vị xã hội đã là lý do chủ yếu cô lập hoá những người dấn thân tranh đấu và mức hiệu quả đóng góp của trí thức giới vào công cuộc chung đã không thể như mong muốn dù hết thẩy đều mang nặng nhiệt tình.



Miền Nam gánh chịu phần lớn hậu quả của tình trạng này vì đã mất những hòn đá tảng có thể chuyển đổi dòng sông. Sau 1954, sự thiếu vắng những nhà trí thức có đủ kinh nghiệm đấu tranh là một thực tế tại miền Nam nên Stanley Karnow đã nhận xét: “Năm 1954, sau hội nghị Genève, thật hiếm có một người Quốc Gia nổi tiếng ở ngoài hàng ngũ Việt Minh. Nhiều người đã bị thanh trừng bởi Cộng Sản hay người Pháp, nhiều người khác thì rút lui khỏi đời sống chính trị.


Một số người bỏ sang lập nghiệp bên Pháp tổ chức những buổi họp vô bổ, ra những tuyên cáo vô nghĩa, dựng những âm mưu chính trị từ vỉa hè các quán cà phê. Ông Diệm phải lấp đầy khoảng trống đó, nhưng dù ông có một quá khứ trong sạch, ông thiếu vóc dáng người lãnh đạo quốc gia.” (67)

Stanley Karnow mô tả khá chính xác thực trạng miền Nam sau 1954. Những vị thủ tướng trước đó như Nguyễn Văn Xuân, Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm, Bửu Lộc đều từ chức hoặc bị thay thế do bất cập về chính trị hay khả năng yếu kém không giải quyết nổi những nan đề thực tế. Đã có sự tiên đoán sau hiệp định Genève chỉ là thời kỳ triển hạn cho sự chiếm đoạt toàn vẹn của cộng sản.


Dù biết vậy, guồng máy chính quyền vẫn phải dựa vào lớp trí thức mà phần đông chỉ là những chuyên viên như kỹ sư, luật sư, bác sĩ, giáo sư… hoặc một số trí thức salông. Nội các đầu tiên của thủ tướng Diệm có ba bác sĩ, bốn luật sư, hai giáo sư, hai kỹ sư, một đốc phủ sứ, một cán sự công chánh, một chuyên viên phòng thí nghiệm sinh hóa ở Pháp.

Những chuyên viên này rất thích dụng trong thời kỳ thanh bình, nhưng khó tránh bất lực trước hoàn cảnh đất nước phân đôi đang cần một cuộc cách mạng xã hội toàn diện. Đã vậy, giữa đòi hỏi dân chủ, tự do và nhu cầu ổn định của một chính quyền mới lập, phải ưu tiên điều nào? Ý thức về dân chủ, về tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, về nhân quyền căn bản, về tranh đấu bằng các hình thức vận động quần chúng, biểu tình, đình công bãi thị, ra tuyên ngôn v.v… tác động ra sao vào sự sống còn của miền Nam để chọn điều nào, hy sinh điều nào? Trong chừng mực nào có thể thực hiện song hành tiến trình xây dựng dân chủ — bất kể là bất cập hay quá độ — và duy trì tình trạng ổn định để đương đầu với miền Bắc, hay thậm chí có thể cần một thứ độc tài giai đoạn để cải cách xã hội thay vì thực thi dân chủ?

Đây là bài toán nhức đầu cho cả chính quyền miền Nam cùng toàn thể giới trí thức dấn thân nhập cuộc ở thế đứng chống đối. Chọn lựa nào sẽ là ưu tiên hàng đầu? Không có câu trả lời dứt khoát và đã có những lúc miền Nam gần như rơi vào tình trạng vô chính phủ, có nguy cơ xảy ra nội chiến như thời kỳ khủng hoảng Đà Nẵng – Huế 1966.

Nếu những năm đầu của nền đệ nhất Cộng Hòa từng tạo cảm tưởng tổng thống Diệm đang nắm thế mạnh thì diễn biến thực tế cho thấy thời kỳ ổn định chính trị kéo dài không lâu. Năm cuối cùng của thập niên 1950, dấu hiệu bất mãn trong quần chúng đã hiển hiện. Stanley Karnow đi thăm nhiều vùng và nhận thấy dân chúng bắt đầu mất tin tưởng chính quyền vì tình trạng tham nhũng đã thành phổ biến. Những năm tháng tốt đẹp của nền đệ nhất cộng hòa đã rạn nứt.


Theo ghi nhận của một nhân vật chính trường quen thuộc, Bùi Diễm, tại nơi ông dạy tư, trường Phan Sào Nam, từ hiệu trưởng đến giáo sư đều bất mãn. Giờ giải lao, giáo sư phần đông thuộc các đảng phái như Duy Dân, Đại Việt, Quốc Dân Đảng tụ tập quanh chén trà chỉ trích chính phủ. Thời điểm đó, nhiều trí thức dấn thân tham gia đảng phái chọn việc giảng dạy tại các trường tư thục như giai đoạn chờ thời, chuẩn bị hành động khi cơ hội đến.

Vào thời gian này, cuộc sống người dân đã có nhiều cải tiến. Về giáo dục, các trường tiểu học, trung học được thành lập từ cấp tỉnh đến quận. Về y tế, mỗi tỉnh đều có trạm y tế và nhà thương. Vấn đề đào tạo giáo viên, y tá, cán sự y tế, giáo sư trung học được đẩy mạnh. Các trường đại học, kỹ thuật, hành chánh, các trường võ bị mỗi năm đã đào tạo một số lượng chuyên viên, sĩ quan đáp ứng đủ nhu cầu.


Thành quả này đã tạo ra một lớp trí thức trẻ thành thị tiếp nhận các trào lưu tư tưởng Tây phương, như chủ nghĩa hiện sinh, thậm chí cả chủ nghĩa cộng sản do khung cảnh học đường khoáng đạt. Họ cũng tiếp cận với nhiều dòng văn hóa, văn học ngoại quốc do không khí sinh hoạt tự do nên tương đối có một trình độ nhận thức cao và nhạy bén với các vấn đề chính trị từ thực chất của các chế độ đến thân phận con người tại các nước nhược tiểu.

Trước và sau Sáng Tạo, vô số báo chí, nguyệt san ra đời, như tạp chí Văn Hóa Á Châu của giáo sư Nguyễn Đăng Thục, Quê Hương của giáo sư Nguyễn Cao Hách, Tin Sách của giáo sư Thanh Lãng, Luận Đàm của Tổng Hội Giáo Giới với các cụ Thẩm Quỳnh và Nghiêm Toản, Bách Khoa (1957) của nhóm Huỳnh Văn Lang, Hiện Đại của thi sĩ Nguyên Sa, Thế Kỷ Hai Mươi của giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch…


Trí thức giới thời kỳ này, một phần khá lớn từ Bắc di cư vào Nam gồm các nhà văn, nhà thơ tiền chiến như Nhất Linh, Vi Huyền Đắc, Lê Văn Trương, Vũ Hoàng Chương, Đỗ Đức Thu và lớp kế cận như Lê Văn Siêu, Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan, Nguyễn Mạnh Côn, Nghiêm Xuân Hồng, Tạ Tỵ, Doãn Quốc Sĩ, Nguyễn Sĩ Tế, Hoàng Minh Tuynh, Mai Thảo… hoặc trẻ hơn như Thanh Tâm Tuyền, Thảo Trường, Nhật Tiến…  Dù gốc Bắc, tất cả vẫn được coi như lớp trí thức tiểu tư sản tiêu biểu của miền Nam Việt Nam.


Tuy nhiên, hầu hết báo chí trên đều chủ trương một lập trường văn học phi chính trị. Với đa số người viết, chính trị là chính trị, văn học là văn học nên rất ít trường hợp bày tỏ thái độ chính trị, nhất là bày tỏ thái độ ủng hộ chính quyền. Thái độ này đã thúc đẩy tâm trạng không chấp nhận hoạt động báo chí do chính quyền bảo trợ mà chứng cớ là tờ Văn Đàn của nhóm Tinh Việt Văn Đàn do Phạm Đình Tân, Phạm Đình Khiêm chủ trương công khai ủng hộ tổng thống Ngô Đình Diệm gần như không ai muốn đọc. Tờ Nhân Loại có xu hướng thân với phong trào kháng chiến 1945-1954, cũng chịu số phận tương tự. Một số tác giả còn truyền bá thứ triết lý hiện sinh phi chính trị cho giới trẻ, thúc đẩy xu hướng hoài nghi, chán đời, buông xuôi, phủ nhận mọi hệ thống giá trị đạo đức, tôn giáo, chống lại những gì đang được cho là nghiêm túc — esprit du sérieux.


Do được đào tạo, tiếp xúc với các trào lưu văn hóa Tây phương, giới trẻ cũng mau chóng nhận ra nhiều nhược điểm của chế độ Ngô Đình Diệm do không hoàn toàn tuân thủ lý tưởng dân chủ tự do, gây đụng chạm trong nhiều lãnh vực. Từ đây khởi hiện sự bất tín nhiệm của một số đông trí thức đối với chế độ và những bước đầu thực thi dân chủ tại miền Nam chuyển hoá thành nguyên do nảy sinh nhiều xáo trộn.

Cùng thời gian, ở miền Bắc, ngoài nạn đói kém, chính quyền Cộng Sản đã gây hàng loạt tai họa từ chính sách Cải Cách Ruộng Đất, trấn áp mọi tiếng nói chống đối như vụ án Nhân Văn – Giai Phẩm, vụ nổi dậy ở Quỳnh Lưu… Với chủ trương tận dụng bạo lực tước đoạt mọi quyền sống căn bản của người dân, chính quyền miền Bắc đã đạt được mục tiêu đặt mọi người vào tình thế phải cúi đầu tuyệt đối thi hành mọi lệnh truyền của đảng Cộng Sản.


Trong 20 năm phân chia, mỗi miền đã hình thành một sắc thái văn hóa riêng, một nền giáo dục riêng, với những thế hệ thanh niên được đào tạo khác biệt. Một sinh viên được đào tạo trong Nam khác hẳn một sinh viên ngoài Bắc về tinh thần làm việc, về ý thức dân chủ, về ý thức tự do, về quyền làm người, về những giá trị nhân bản, và nhất là quan niệm về con người. Đấy là khác biệt sâu xa đánh dấu bản sắc con người giữa hai miền.

Hướng đào tạo ở miền Nam góp phần thúc đẩy nhiều biến động trong giai đoạn sau vì chính là động lực dấy lên đòi hỏi tự do, bình đẳng tôn giáo cùng các giá trị nhân bản khác.

Các cuộc tranh đấu mang tính chất này từng bị xem như nguồn gốc bất ổn, gây ra thế chính trị bất lợi, làm lung lay chế độ. Nhiều người đã lo âu cho số phận miền Nam, tuy nhiên không thể phủ nhận tình trạng xáo trộn đó đã biểu hiện rõ rệt sinh hoạt dân chủ, tự do tại miền Nam. Giả dụ cuộc cờ thế giới khác đi hoặc đối sách quốc tế của người Mỹ, đặc biệt là đối sách với vấn đề Việt Nam, không giống những đối sách từng có thì hướng đào tạo trên có thể đã chứng tỏ được ưu thế tuyệt đối về tác dụng xây dựng và phát triển sức mạnh của đất nước thay vì sự tan rã của miền Nam.

Nhược điểm lớn nhất của miền Nam là sự vắng thiếu ý thức đấu tranh cách mạng trong hàng ngũ trí thức — cụ thể là vắng thiếu đội ngũ lãnh đạo có đủ vốn liếng kinh nghiệm đấu tranh. Đó là sự vắng thiếu những hòn đá tảng có thể chuyển hướng một dòng sông.


Thực ra, miền Nam không thiếu nhân tài, có thể còn quá dư so với miền Bắc, nhưng thiếu một lý tưởng đấu tranh viễn kiến. Lý tưởng “chống Cộng” biến miền Nam thành “tiền đồn của thế giới tự do” rõ ràng chỉ là yêu cầu giai đoạn của tình thế, không gắn bó lâu dài với vận mạng sống còn của đất nước. Kế tiếp là một thực tế không ai mong có từng được nhắc qua than thở của một nhân vật trí thức. Giáo sư Lý Chánh Trung từng lạy trời ban cho miền Nam một nhà lãnh đạo mà cái bụng nho nhỏ một chút và đi bằng hai chân.


Có nhiều lý do giải thích cho sự thiếu vắng này. Trước hết, một phần trí thức miền Nam đã bị Pháp bắt, bị tù đày và giết hại. Từ 1940 đến 1945, có hơn 2000 người bị tống giam không cần xét xử, bị đưa vào các đoàn lao dịch đặc biệt — formations spéciales de travailleurs — hoặc đày đi Notsi-Lava ở phía Bắc Madagasca. Hồi ký của Nguyễn Thế Truyền ghi: “Khoảng 1940-47, chúng tôi bị thực dân Pháp phát vãng ở một đảo nhỏ gần Madagascar. Cùng số phận này có 10 đồng bào miền Nam kể cả Đức Giáo chủ Cao Đài Phạm Công Tắc, 8 đồng bào miền Bắc trong số ấy có một người Thổ, một người Nùng.”

Các chức sắc giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo bị coi là phần tử nguy hiểm cho an ninh công cộng đều bị chuyển đến các trại tập trung tại núi Bà Rá và Tà Lài Biên Hòa, vùng rừng sâu nước độc, vô phương sinh sống. Số phận các nhà hoạt động cách mạng khác cũng tương tự. Điển hình là trường hợp Nguyễn An Ninh, Nguyễn Văn Quá, Trần văn Sĩ… bị chết vì kiệt sức hoặc rũ tù.

Một phần không nhỏ trí thức miền Nam ái quốc khác thì bị Cộng Sản thủ tiêu, như Bùi Quang Chiêu, Hồ Văn Ngà, Trần Quang Vinh, bác sĩ Hồ Vĩnh Ký và vợ là bác sĩ Nguyễn Thị Sương, Huỳnh Phú Sổ, Lê Kim Tỵ, Huỳnh Văn Phương, luật sư Dương Văn Giáo, nhà báo Diệp Văn Kỳ, Lê Văn Vững … Không theo Việt Minh sớm muộn sẽ bị thủ tiêu. Trịnh Hưng Ngẫu trong một dịp gặp Trần Văn Giàu ở Thái Lan đã được nghe Trần Văn Giàu nói là ông ta có danh sách hơn 200 người cần thủ tiêu, nhưng chưa thi hành kịp.

Ngay hàng ngũ cộng Sản, tranh chấp giữa xu hướng đệ tứ Trosky và đệ tam Stalin cũng đưa đến các cuộc thanh toán nội bộ. Nhóm đệ tam gồm Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo không thể chối bỏ trách nhiệm về cái chết của những Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, Phan Văn Hùm… Tàn bạo ở đây là cộng sản thủ tiêu cộng sản, thủ tiêu chính đồng chí của mình. Hồi ký của Nguyễn Kỳ Nam ghi:

Theo cách nhìn này đâu có thiếu người trí thức miền Nam mà ngược lại. Đó là những Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh, Trần Văn Thạch, Hồ Hữu Tường, Lê Bá Cang, Trần Văn Chiêu, Phạm Ngọc Thạch, Hồ Văn Ngà, Phan Văn Chánh, Huỳnh Văn Phương, Trần Văn Sĩ, Đào Hưng Long, Lư Sanh Hạnh, Nguyễn Văn Lịnh, Trần Đình Minh (tự Nguyễn Hải Âu), Lương Đức Thiệp, Lý Vĩnh Khuôn, Lê Quang Lương (tự Bích Khê), Nguyễn Văn Quá, Nguyễn Văn Tiền, Edgar Ganofsky (61)…Tất cả đều là trí thức hàng đầu của miền Nam vào các thập niên 1930-1955. Nhưng ở giai đoạn đặc biệt — giai đoạn đất nước chia đôi 1955-1975 — trí thức miền Nam là những ai? Đã làm những gì? Liệu họ có kiếm ra được hòn đá có thể chuyển hóa cả một dòng sông?

Sau hiệp định Geneva 1954, hai miền Nam Bắc trở thành đối đầu. Danh xưng mới miền Nam và miền Bắc cho thấy sự ngăn cách không chỉ nằm ở dòng sông Bến Hải, mà còn in sâu trong tâm thức mỗi người: Bên kia là Cộng Sản, bên này là Quốc Gia chống Cộng — như không còn là người Việt với nhau mà là hai nước Việt Nam hoàn toàn riêng biệt.
Khi ông Diệm về nước, miền Nam đang ở bên bờ vực thẳm về chính trị, kinh tế, bị đe dọa bởi nhiều thế lực khuynh đảo cả bên trong lẫn bên ngoài. Lúc ấy, chỉ cần ổn định nổi tình thế là đủ thành vị cứu tinh nên đã có nhận xét:”Ngô Đình Diệm đảm nhận chức vụ…” theo Việt Nam Crisis của Stephen Pan.

Nguyễn Văn Lục
(Còn tiếp)
(Trích trong một tác phẩm sắp xuất bản cùng tác giả.)

____________________________________________

(60) Tạp chí Tri Tân, số 144, ngày 01-05-1944.

(61) 1880-1943, chủ trương tờ La Voix Libre, quản lý tờ La Lutte, tờ Tia Sáng, bị kết án tù 10 năm biệt xứ.

(62) “Ngô đình Diệm assumed the prime ministership in 1954 when his country was facing economic chaos, political instability, and external subversion, not on a massive scale, but on a scale that kept increasing intensity. He led South Viet Nam through its initial crises, changed it from a monarchy to a republic, and built up the first national loyalty its people ever knew.” — Stephen Pan, Viet Nam Crisis.

(63) “Ngô Đình Diệm was a dreamer. As ruler of South Viet Nam from 1954 to 1963, Diệm aspired to greatness as a nation builder, and he was determined to find an alternative to the path taken by Hồ Chí Minh and the Vietnamese Communists.” — Edward Miller,

(64) Tạp chí Sáng Tạo số đầu, tháng 10/1956.

(65) Hồi Ký 1925-1964, Nguyễn Kỳ Nam, tr. 22 & 30.

(66)“Considérant les évènements qui suivirent, relâcher Diệm fut une erreur.” — Viet Nam, Stanley Karnov, tr. 123.

(67)“En 1954, après la Conférence de Genève, il n’y avait guère de nationalistes Vietnamiens reputés en dehors des rangs du Viet Minh. Beaucoup avaient étés liquidés par les communistes ou les Francais, d’autres s’étaient retirés de la vie politique. Certains s’étaient installés en France où ils tenaient des réunions stériles, publiaient des manifestes dépourvus de sens et conspiraient sans relâche à la terrace des cafés. Ngo Đinh Diem combla donc un vide mais en dépit de son passé intègre, il n’avait pas l’envergure d’un dirigeant national” — Viet Nam, Stanley Karnov, tr. 120.

(TM sưu tầm)
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975    Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975  I_icon13Tue 10 Dec 2013, 05:26

:thx: Trà Mi, Shiroi đợi đọc tiếp phần 2. :-bd
Shiroi không có sống trong bối cảnh lịch sử đó, nên đợi phần 2 để hiểu rõ thêm.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975    Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975  I_icon13Wed 11 Dec 2013, 10:39

Shiroi đã viết:
:thx: Trà Mi, Shiroi đợi đọc tiếp phần 2.   :-bd
Shiroi không có sống trong bối cảnh lịch sử đó, nên đợi phần 2 để hiểu rõ thêm.

 :thankyou: TM post tiếp theo phần 2 nhen, mời tỷ đọc tiếp nè  :cheerleader2: 
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975    Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975  I_icon13Wed 11 Dec 2013, 10:49

Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975 (II)

Từ đây, một thực cảnh đã hiện đến với không ít người là quay cuồng giữa cơn lốc che mù lối thoát. Nhiệt tình phụng sự luôn nhắc nhở phải dấn thân nhưng vốn liếng kinh nghiệm đấu tranh hạn chế đã khiến không thể thoát khỏi cảnh bó tay.

Trong mong mỏi chung, phần đông bất mãn với chính quyền nên đều muốn có sự thay đổi về nhân sự lãnh đạo để củng cố chế độ chứ không muốn đạp đổ chế độ. Cho nên không ít người đã mau chóng tìm tới với nhóm cầm đầu cuộc đảo chánh tháng 11/1960. Nhưng cuộc đảo chánh thất bại và chính quyền càng thẳng tay hơn trong sự đàn áp nhắm vào các mầm mống chống đối.

Hành động của chính quyền đã đẩy thêm tinh thần đối kháng nơi hàng ngũ trí thức bất mãn để mở ra cơ may đặc biệt cho miền Bắc trong ý đồ thôn tính miền Nam.

Từ 1959, Hà Nội đã mở đường mòn Trường Sơn đưa người và vũ khí vào Nam và cơn khủng hoảng quyền lực tại miền Nam lúc này giúp miền Bắc tìm ra ngay một giải pháp hành động. Đúng lúc chính quyền miền Nam lo săn lùng các phần tử trí thức đối kháng, ngày 20/12/1960, Mặt Trận Thống Nhất Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam tuyên bố thành lập dưới danh nghĩa một chính đảng của dân chúng miền Nam chống xâm lược Mỹ và chính quyền bù nhìn Ngô Đình Diệm.

Nhiều nhân vật trí thức miền Nam được mời tham gia với vị thế lãnh đạo Mặt Trận như dược sĩ Trần Kim Quan, luật sư Trịnh Đình Thảo, giám đốc ngân hàng Pháp-Hoa Michel Văn Vi. Những người này đều từ chối nên cuối cùng luật sư Nguyễn Hữu Thọ trở thành chủ tịch Mặt Trận sau khi ra khỏi nhà tù Tuy Hoà. Tới lúc đó, Nguyễn Hữu Thọ vẫn ứng ngoài hàng ngũ cộng sản, nhưng việc giải cứu Thọ khỏi nhà tù lại do Huỳnh Tấn Phát là một người cộng sản thực hiện. Cũng tới lúc đó, các thành viên khác của Mặt Trận đều luôn khẳng định chỉ là người đối kháng với chính quyền Ngô Đình Diệm chứ không hề liên quan với cộng sản. Ngoại trừ các cán bộ cộng sản giấu kín tung tích, một số đều biết chính quyền cộng sản miền Bắc đang đứng sau lưng, nhưng lại tin rằng họ sẽ được tôn trọng với tư cách một chính đảng độc lập tại miền Nam khi đấu tranh thành công. Cảnh ngộ riêng tư như trường hợp Nguyễn Hữu Thọ và tâm trạng bất mãn cao độ của những người khác đối với chính quyền Ngô Đình Diệm dễ dàng khơi gợi niềm tin đó. Niềm tin đó còn được củng cố thêm bởi những hứa hẹn liên tục đưa ra từ chính các nhân vật lãnh đạo miền Bắc. Một thành viên của Mặt Trận, Trương Như Tảng, kể lại trong nhiều năm chính quyền miền Bắc luôn cam kết tôn trọng vai trò tự quyết của Mặt Trận Giải Phóng.

Theo Trương Như Tảng, tổng bí thư Lê Duẩn đã khẳng định “Miền Nam cần có chính sách riêng của miền Nam” trong khi thủ tướng Phạm Văn Đồng, hơn một lần tuyên bố công khai với báo chí rằng “Chẳng ai lại có cái ý nghĩ ngu xuẩn và tội lỗi là thôn tính miền Nam”. (69)
Kỹ sư Trương Như Tảng vốn là sinh viên du học bên Pháp (học Dược năm 1946; sau khi gặp Hồ Chí Minh chuyển sang học tại École des Sciences Politiques chú tâm đến các bài viết về thực dân của Marx; tốt nghiệp Cao học Khoa học Chính trị. Trương Như Tảng không học hay tốt nghiệp kỹ sư – DCVOnline), có dịp gặp Hồ Chí Minh từ 1946 và coi Hồ Chí Minh như một lãnh tụ sáng chói, luôn tin theo mọi lời kêu gọi từ chính quyền miền Bắc, đã về Việt Nam theo Mặt Trận Giải Phóng, trở thành bộ trưởng tư pháp của chính phủ lâm thời Cộng Hoà Miền Nam. Trong cuốn hồi ký A Vietcong Memoir: An Inside Account of the Vietnam War and Its Aftermath viết (với David Chanoff và Đoàn Văn Toại – DCVOnline) sau khi trốn thoát qua Pháp cuối thập niên 1970, Trương Như Tảng kể lại những người trí thức hưởng ứng MTGP như ông được đưa vào bưng chỉ để ngồi chơi. Họ bị bịt mắt, dẫn đi quanh co trong rừng và viện cớ bảo mật, tất cả đều bao mặt trong các buổi họp. Vì thế, không những họ không biết đang làm gì mà còn chẳng biết đang ở đâu, đang gặp ai, đang nói với ai. Họ đã thực sự trở thành một loại bù nhìn do niềm tin được góp sức đấu tranh với tư cách thành viên của một tổ chức phụng sự dân tộc. Tất cả đã chạy theo ảo tưởng để biến thành công cụ cho những mưu đồ vùi dập chính bản thân mình vì đã tàn phá đất nước.

William Shawcross đã viết về Trương Như Tảng và cuốn hồi ký trên tờ Washington Post trước đây: “Ông trở thành bộ trưởng tư pháp trong chính phủ VC, nhưng sau khi chiến tranh chấm dứt, ông đã trốn thoát khỏi VN với tâm trạng bị vỡ mộng và thất vọng. Nay ông tị nạn ở Paris. Ông là một trong những viên chức cao cấp nhất đã đào thoát khỏi VN sang Tây Phương. Đây là cuốn tự truyện mang tính cáo giác, bộc trực và đáng nhớ.” (70)

Trương Như Tảng may mắn hơn những người cùng chung chọn lựa tới nay vẫn phải sống tại Việt Nam, tuy nhiên, dù may mắn cỡ nào vẫn khó tránh nỗi đau xót vì đã tự đâm đầu vào rọ do nhẹ dạ trước những lời dụ dỗ xảo trá. Đáng buồn là đã có hàng loạt người vướng nỗi đau xót này dù có một thời khoảng mà giới trí thức không còn phải bó tay bất lực trong cảnh bị cô lập vì mịt mù không tìm ra lối thoát trong đấu tranh. Đó là thời kỳ bùng nổ biến cố Phật Giáo đưa đến sự sụp đổ của nền đệ nhất cộng hoà để đặt miền Nam trên đoạn đường mới.

Nhận xét về biến cố Phật giáo và sự sụp đổ của nền đệ nhất cộng hòa, Stanley Karnow viết: “Sự cáo chung của chế độ khởi đầu bằng một rắc rối tôn giáo mà lúc đầu tưởng như không có gì quan trọng. Nhưng nó đã mau chóng kết tụ những bất mãn khác và chẳng mấy chốc sự bất mãn với chính quyền tích lũy nay lan rộng mau chóng và mang kích thước một cuộc nổi dậy về chính trị.” (71)

Biến cố khởi đầu ngày 8/5/1963 tại Huế chỉ là phong trào đòi hỏi thực thi quyền bình đẳng tôn giáo có vẻ tự phát, thuần tín ngưỡng và xử dụng phương pháp bất bạo động.

Mục tiêu phản đối lệnh cấm treo cờ Phật Giáo dù bằng cuộc biểu tình với hàng ngàn Phật tử tham gia tại Huế chưa báo hiệu tầm vóc của một biến cố lớn. Nhưng diễn tiến ngay sau đó đã thổi bùng lên trận cuồng phong lan rộng tới Sài Gòn chỉ trong vòng bảy ngày.

Một tháng sau, ngày 11/6 là vụ hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu lôi cuốn không chỉ riêng tín đồ Phật giáo mà đủ mọi thành phần đặc biệt là giới trí thức trẻ bao gồm hầu hết sinh viên khắp các đại học trên toàn quốc. Diễn biến có ý nghĩa đáng kể nối theo của giới trí thức là quyết định từ chức bộ trưởng ngoại giao của giáo sư Vũ Văn Mẫu kèm theo quyết định cạo đầu phản đối guồng máy chính quyền mà chính ông là một thành phần trong đó. Mức độ biến chuyển dồn dập như bão táp khiến chính thượng toạ Thích Trí Quang, một linh hồn của phong trào đấu tranh lúc đó đã phải thừa nhận là “một sự vận động kỳ quái” vượt xa mọi dự đoán.

Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, Phật giáo đã có cuộc vận động mang tầm vóc quốc gia và tác động sâu đậm tới dư luận quốc tế. Từ mục tiêu đòi bình đẳng tôn giáo, phong trào mau chóng chuyển hướng thành lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm và giới tướng lãnh đã hoàn tất ý hướng này vào ngày 1/11/1963.

Cuộc vận động cũng đưa vào chính trường một thành phần gần như chưa từng có vai trò trong mọi biến cố mang tầm vóc quyết định vận mạng xã hội. Đó là những con người vốn giản dị, hiền hoà với nếp sống tu hành lặng lẽ mà theo quan niệm của đại đa số còn là những người không bận tâm tới mọi diễn biến thực tế hàng ngày, thậm chí không bận tâm đến cả sự còn mất của bản thân. Những con người này vụt biến thành tác nhân với mức ảnh hưởng đủ sức xoay hướng chính trường. Một người trong số đó là thượng toạ Thích Trí Quang đã luôn nằm trong tầm ngắm của giới báo chí quốc tế.

Ngay giữa dòng cuộc vận động, thượng toạ Trí Quang đã được gán biệt danh “người làm rung chuyển nước Mỹ” và suốt từ đó gần như cái tên Trí Quang thường xuyên xuất hiện trên các mặt báo.

Hình của ông được in trên bìa tạp chí Time, số ra ngày 22/4/1966 trong đó có một bài phỏng vấn và một bài viết về ông mà nhà báo đã tả ông bằng những lời lẽ trân trọng (72):

“Đôi bàn tay yếu ớt nhưng thanh nhã của vị tu sĩ Phật giáo, người đã châm ngòi cho sự biến động, đưa lên ra dấu và đám đông trở về nhà, bầu không khí trở lại trong trẻo. Tuy sự khủng hoảng chưa hẳn chấm dứt, nhưng đường lối đã thay đổi và được điều vi, lúc thì tế nhị lúc thì oai nghiêm, dưới sự điều khiển của một trong những người phi thường nhất của miền Nam Việt Nam. Như là kết quả của quyền lực và kỷ luật mà ông đã chứng minh tuần vừa qua…”

Sự lưu tâm đặc biệt đến thượng toạ Trí Quang không chỉ do ngưỡng mộ mà một phần đã khởi từ những nghi vấn về hoạt động chính trị cũng như tôn giáo của ông. Điều dễ thấy là cuộc vận động của Phật Giáo năm 1963 đã đem lại cho miền Bắc một cơ hội bằng vàng trong mưu đồ đánh bại miền Nam. Cho tới lúc đó, miền Bắc đã đưa nhiều đơn vị xâm nhập, đã mở được một số trận đánh tương đối lớn như trận Ấp Bắc, nhưng tất cả mới chỉ là bước khởi đầu trong khi chính quyền miền Nam vẫn nắm vững tình thế. Sự bùng nổ phong trào Phật Giáo chống đối hiển nhiên buộc chính quyền miền Nam phải phân chia năng lực, nhất là đã có tác động huỷ hoại uy tín từng có của chính quyền miền Nam trong dư luận quốc tế. Do đó, việc miền Bắc lợi dụng khai thác phong trào Phật Giáo đấu tranh sẽ không có gì đáng ngờ vực hoặc gây ngạc nhiên. Chỉ đáng ngạc nhiên nếu miền Bắc không lợi dụng khai thác mà thôi.

Nhưng nghi vấn về hoạt động của thượng toạ Thích Trí Quang không dừng ở mức bị miền Bắc lợi dụng khai thác mà vươn xa tới mức tìm hiểu về tương quan giữa ông với cộng sản ra sao. Bởi ngay thời gian vừa bùng nổ phong trào Phật Giáo, việc gán ghép các nhân vật cầm đầu phong trào có liên hệ với cộng sản đã được nêu ra. Điều này không khó hiểu tuy nhiên vẫn gây thắc mắc. Và, cơ quan CIA trong phạm vi trách nhiệm bắt buộc đã có bản phúc trình ngày 28/8/1964 như sau: “Một phân tích xem Trí Quang có thể có liên hệ tới đảng phái, nhân cách và những mục tiêu Cộng sản: Cơ sở tường trình ngày 27 tháng 8 năm 1964: Đánh giá rằng Trí Quang không phải cộng sản, ông ta có thể mong muốn xây dựng một thể chế thần quyền tại Việt Nam.” (73)

Riêng thượng toạ Trí Quang từng phát biểu về Cộng Sản khi trả lời ký giả Nhật Bản Takhasi Oka: “Cộng Sản chống chúng tôi, vì Phật Giáo nằm trong lòng dân tộc. Cộng Sản luôn luôn muốn tổ chức quần chúng mà Phật Giáo lại là quần chúng. Điều đó gây khó khăn cho cả Cộng Sản lẫn chúng tôi.”

Tờ Lập Trường, cơ quan tranh đấu của Phật Giáo tại Huế, số ra ngày 17/10/1964 đã phổ biến lời tuyên bố sau của thượng toạ Trí Quang: “Tôi tin tưởng vững chắc rằng chủ nghĩa Cộng Sản không bao giờ có thể thắng được. Tôi tin tưởng vững chắc rằng chủ nghĩa Cộng Sản không phải là lý tưởng của loài người.”

Sau 1975 vẫn có những bài báo quốc tế trở lại đề tài này với khẳng định chỉ có bằng chứng cho thấy thượng tọa Trí Quang là người nuôi cao vọng vận dụng sức mạnh Phật Giáo để gạt cả Cộng Sản lẫn Mỹ khỏi vấn đề VN. Chính vì thế mà ông đã trở thành kẻ thù của mọi phía.

Tuy nhiên, phong trào Phật Giáo 1963 không chỉ có tác dụng đưa vào chính trường một lớp người mới với các huyền thoại kiểu vẽ rắn thêm chân hoặc tô điểm bằng màu sắc trái ngược. Dấu ấn đáng kể là lực đẩy miền Nam qua một thời kỳ mới, đồng thời biến VN thành đề tài cuốn hút dư luận thế giới.

Nguồn cỗi đưa tới dấu ấn này là vụ tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức ngày 11/6, vụ tự tử của nhà văn Nhất Linh ngày 7/7 và vụ từ chức của giáo sư Vũ Văn Mẫu ngày 21/8.

Dù có thể nói về biến cố Phật Giáo 63 theo mọi cách, thì trước vụ hòa thượng Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt, mọi người đều phải cúi đầu câm lặng, phải suy nghĩ, phải đánh động tâm tư và phải thức tỉnh.

Cái chết ấy gióng lên một niềm tin do đã mang vóc dáng vượt xa cảnh giới bình thường, trở thành biểu tượng của Phật giáo và của người dân miền Nam.

Tấm hình chụp đầu tiên ghi rõ mầu áo còn trắng, lửa bốc cao tỏa rộng như chưa táp vào người hòa thượng. Bên cạnh, thùng xăng nhựa còn để đó. Hòa thượng ngồi kiết già, mắt nhắm, lưng thẳng, tay buông xuôi, nghiêm chỉnh và tự tại như đã đạt cảnh giới hư vô giữa sức nóng của lửa táp, mặt không lộ một nét nhăn,gần như vô cảm. Không thể tin nổi con người có thể trấn áp những cơn đau chạm thẳng đến thần kinh cảm giác như vậy. Dù sức chịu đựng tới đâu cũng khó tránh quằn quại vùng vẫy, la hét. Các cơ bắp sẽ phải tự nhiên co bóp, giật tay, giật chân và sau khi chết, có thể méo miệng, trợn mắt, tay chân co dúm, khòng khoèo… Lạ lùng tới phi thường là tất cả những hiện tượng đó không hề xảy ra.

Qua những bức hình kế tiếp, áo ngài đã cháy rụi, mặt nhám đen không còn nhìn rõ. Nhưng tư thế ngồi vẫn thế. Vẫn bất di bất dịch. Vẫn kiết đàn. Vẫn bình thân tự tại. Thân hình chỉ như nhỏ thót lại. Và, trong tấm hình chót, lửa hầu tắt, tay ngài vẫn đặt ngang bụng. Hai tấm vải hay tấm nhựa gì đó vẫn còn nguyên vẹn, mặt dường như nhiều chỗ đen xì, nhưng toàn bộ vẫn không bị cháy.

Phóng viên tờ New York Times, David Halberstam, ghi lại điều đã chứng kiến và cảm xúc của bản thân: “Đằng sau tôi là tiếng sụt sùi của những người Việt Nam tụ tập ở đó. Tôi xúc động đến không kêu lên được, lúng túng không biết ghi chép gì hay đặt câu hỏi, đầu óc luẩn quẩn không nghĩ được gì nữa… Trong khi bị lửa đốt, bắp thịt hòa thượng không hề co giật, ngài không thốt một tiếng kêu, dáng ngồi vẫn thẳng, khác hẳn với đám người đang chờ đợi chung quanh.(74)

Thế ngồi thẳng, không một chút lay động, trước và sau lúc tự thiêu vẫn thế, cho thấy một sự điềm nhiên tọa thị thật kỳ lạ, thật ấn tượng, trong khi đồng đạo đứng bên ngoài đều không nén nổi bật khóc. Có một cái gì vượt xa tầm nhận thức con người, một sức mạnh siêu thường, bất chấp quy luật tự nhiên.

Khó thể có tư thế chết nào đẹp hơn.

Chết vì đạo, hy sinh tấm thân để cứu đạo, cứu đời, nhưng trong bản chúc thư, lời lẽ vẫn ôn nhu, trân trọng đối với kẻ đáng nhẽ bị coi là kẻ thù. Cái quý chính là trái tim đó, tấm lòng đó. Hãy lắng nghe lời di chúc của Hòa thượng Thích Quảng Đức như còn vẳng đâu đây: “Cầu hồng ơn Phật Tổ gia hộ cho tổng thống Ngô Đình Diệm sáng suốt. Cầu cho Phật Giáo Việt Nam được trường tồn. Cầu Đức Phật gia hộ cho đại đức, tăng ni tránh khỏi kiếp nạn. Cầu cho đất nước thanh bình. Cuối cùng thì một lần nữa kính gởi lời cho tổng thống Ngô Đình Diệm lấy lòng từ bi bác ái đối với quốc dân.”

Miền Nam cần những tấm lòng như thế. Đất nước Việt Nam cần những tấm lòng như thế. Lửa Quảng Đức còn dạy cho các thế hệ mai sau bài học của lòng nhân ái ngay đối với kẻ thù. Lòng nhân ái đó, nói
theo tinh thần nhà Phật, chính là ngọn lửa từ bi.

16 ngày trước vụ tự thiêu của hoà thượng Thích Quảng Đức đã có cái chết của một nữ sinh gây xúc động cho mọi người. Đó là cái chết của nữ sinh Quách Thị Trang trong cuộc biểu tình tại khu chợ Bến Thành ngày 25/8/1963 mà nhà thơ Bùi Khải Nguyên, một sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hoà đã ghi lại trong bài thơ “Quách Thị Trang”:

Có một cô nữ sinh Sài Gòn
Tóc ngọc lan xõa vai
Xinh Lolita
Ngây thơ Juliette
Ngày hôm qua
Cô còn thức thì thầm bên gối chiếc
Cô còn ép cánh hồng giữa trang tiểu thuyết Công trường Diên Hồng
25 tháng 8
Cô gái yếu đuối như sên
Hiền như đất
Xinh Lolita
Ngây thơ Juliette
Trái tim Sài Gòn – Việt Nam thổn thức. “Đoàng”. Phát súng dã man
Cô nữ sinh ôm tim gục xuống Để chúng ta
Mỗi lần qua công trường Diên Hồng
ngợp hương hoa nắng
Nhớ dùm cho
Một phút: 60 giây
Quách thị Trang
Ơi em gái nằm đây
Yếu như sên
Hiền như đất
Xinh Lolita
Ngây thơ Juliette
Đã can đảm dám yêu, dám ghét
Đã dám sống đủ 60 giây, một phút Rất hồn nhiên…
Không tính toán…
Chẳng băn khoăn…

(còn tiếp)

Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975    Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975  I_icon13Thu 12 Dec 2013, 05:33

Trà Mi đã viết:

Shiroi đã viết:
:thx: Trà Mi, Shiroi đợi đọc tiếp phần 2.   :-bd
Shiroi không có sống trong bối cảnh lịch sử đó, nên đợi phần 2 để hiểu rõ thêm.


 :thankyou: TM post tiếp theo phần 2 nhen, mời tỷ đọc tiếp nè  :cheerleader2: 
ahhhhh, té cái đụi !  wacko  Bình thường té rồi đứng dậy, lần này té rồi ... nằm luôn  :cuoi1: 

Bây giờ bộ tính cho Shiroi ế mốc ế meo, cho khỏi có anh nào thèm luôn thiệt ta ơi ?  :thua: 
 :khoc: 
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975    Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975  I_icon13Thu 12 Dec 2013, 10:33

Shiroi đã viết:
Trà Mi đã viết:

Shiroi đã viết:
:thx: Trà Mi, Shiroi đợi đọc tiếp phần 2.   :-bd
Shiroi không có sống trong bối cảnh lịch sử đó, nên đợi phần 2 để hiểu rõ thêm.
 :thankyou: TM post tiếp theo phần 2 nhen, mời tỷ đọc tiếp nè  :cheerleader2: 
ahhhhh, té cái đụi !  wacko  Bình thường té rồi đứng dậy, lần này té rồi ... nằm luôn  :cuoi1: 

Bây giờ bộ tính cho Shiroi ế mốc ế meo, cho khỏi có anh nào thèm luôn thiệt ta ơi ?   :thua: 
 :khoc: 


Ha ha, đừng gọi là tỷ, phải gọi là tỷ tỷ xinh đẹp cho khỏi ế!  lol2

_________________________
Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975  Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975    Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975  I_icon13Fri 13 Dec 2013, 05:43

Ai Hoa đã viết:


Ha ha, đừng gọi là tỷ, phải gọi là tỷ tỷ xinh đẹp cho khỏi ế!  lol2

Hihihi nghe giống như... Nàng láng giềng "Nhà nàng ở cạnh nhà tôi" quá đi à :cuoi1: 
Kiểu này em ế chắc, ế có bằng cấp luôn  :phankhoi: 
Đành ở vậy nuôi... Đào Viên  :tienlen: 
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975    Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975  I_icon13Tue 17 Dec 2013, 08:28

Dạ, TM post bài sưu tầm tiếp theo, mời tỷ tỷ xinh đẹp đọc nghen.   :cheerleader2:
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975    Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975  I_icon13Tue 17 Dec 2013, 08:32

Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975 (II) (tiếp theo)

Những con người, những sự hy sinh thật trong sáng và đáng ngưỡng phục.

Ngày 7/7/63, danh sách những con người hy sinh trong sáng đó ghi thêm một tên tuổi lẫy lừng của Việt Nam: nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam.

Đầu thập niên 1930, Nhất Linh sáng lập Tự Lực Văn Đoàn, chủ trương báo Phong Hoá và là nhà văn mở đường cho một trào lưu sáng tác mới trong nền văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông cũng là nhà văn có những tác phẩm tác động mạnh mẽ vào trào lưu đổi mới nếp sống của lớp trẻ đương thời, đặc biệt là lớp trẻ thành thị. Ông không dừng tại đó mà đã dấn thân vào đấu tranh chính trị khi tình thế đất nước đòi hỏi. Vì thế trước 1945, ông phải rời bỏ thế giới văn chương trốn qua Hoa Nam khi bị chính quyền bảo hộ Pháp lùng bắt.

Sau 1945, ông trở thành bộ trưởng ngoại giao trong chính phủ liên hiệp Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sau khi Hồ Chí Minh tuyên bố giải tán đảng Cộng Sản để cùng mọi người chung lo phụng sự đất nước. Ông đã không thành công trong chính trị như trong sinh hoạt văn chương. Với tư cách bộ trưởng ngoại giao, ông cầm đầu phái đoàn thương thuyết với Pháp tại Đà Lạt năm 1946 và thực tế cho ông thấy đảng cộng sản vẫn chi phối chính quyền, triệt tiêu mọi đóng góp của các thành phần đảng phái để thực hiện chủ trương riêng.

Vì thế, ông từ bỏ chức vụ, và một lần nữa trốn qua biên giới sang Trung Quốc năm 1946, sống lưu vong ở Côn Minh, Trùng Khánh rồi Thượng Hải. Sau khi Hoa Lục rơi vào tay Cộng Sản Trung Hoa, ông về sống tại Sài Gòn từ 1951.

Thời gian này, ông có nhiều thay đổi và một người thân của ông, nhà văn Trương Bảo Sơn, cho biết: “Tuy làm việc đấy, nhưng ông xuống tinh thần, như người thất chí, chán đời, mệt mỏi chỉ tiếp một số bạn bè thân. Ông tuyên bố không làm chính trị nữa và đưa con lên ở Đà Lạt, lấy thú đi rừng kiếm lan, chơi lan để giải buồn.”

Con trai ông, Nguyễn Tường Thiết, cũng kể về những điều bất thường của ông:

“Có đêm lũ chúng tôi lồm cồm bò dậy còn nghe tiếng khóc trong phòng cha tôi. Tiếng khóc lúc đầu còn nhỏ sau lớn dần không kìm hãm được. Lũ chúng tôi ngơ ngác nhìn nhau. Sau này khám phá ra rằng cha tôi là người cô đơn và đau khổ”.

Nhất Linh có nhiều lý do để cô đơn và đau khổ: Sự thất bại cay đắng trong việc hoà hợp với cộng sản Việt Minh năm 1945 lại thêm cái chết của người em và cũng là đồng chí, Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long. Kế tiếp, người em út Nguyễn Tường Bách đã từ Quảng Châu đến Hồng Kông đề nghị ông nên từ bỏ chủ nghĩa Tam Dân tạo nên sự phân rẽ hệ phái Quốc Dân Đảng làm hai, trong khi Mặt Trận Quốc
Dân Đoàn Kết do ông cùng hai nhân vật Phan Khắc Sửu, Nguyễn Xuân Chữ đề xướng không tạo nổi tiếng vang nào.

Ngay từ 1954, sức khỏe của ông đã suy sụp như Nguiễn Ngu Í từng kể: “Anh dường như yếu nhiều và chẳng những tay anh hơi run, mà phía dưới hai gò má anh cũng giựt lia, giọng anh liu líu, hơi nói chẳng được dài. Và cả người anh một cái gì mệt mỏi chán chường.”

Tuy vậy, Nhất Linh vẫn tiếp tục các hoạt động chính trị trong thế đứng đối lập với chính quyền Ngô Đình Diệm và đã tán trợ cuộc đảo chánh bất thành ngày 11/11/960 nên có quyết định đưa ra Tòa Án Quân Sự Đặc Biệt xét xử vào ngày 9/7/1963. Nhất Linh đã không có mặt trước toà vì ngày 7/7, ông đã uống độc dược tự sát và ghi lại ít dòng chữ cho biết:

“Không ai có quyền xét xử đời tôi ngoại trừ lịch sử.”

Cái chết của Nhất Linh mang hai ý nghĩa. Với riêng cá nhân ông, nó hoàn tất và chấm dứt một cuộc đời đầy bi lụy với những thất bại chính trị, và có thể đã trở thành chiến thắng cuối cùng mà ông từng mong đợi? Đối với dân chúng miền Nam, cái chết của Nhất Linh như một lời cảnh cáo chế độ, bùng thêm một ngọn lửa hun nóng niềm tin và tạo thêm sức mạnh cho những người đang đấu tranh cho tiến trình dân chủ. Với cái chết chọn lựa, Nhất Linh đã thành biểu tượng sáng chói cho trí thức giới miền Nam giai đoạn này trong ý nghĩa được diễn tả qua hai câu thơ của Phạm Thiên Thư nói về cái chết của ông:
Những người chấp nhận đấu tranh
Là khai tử để khai sinh lại mình.

Sau vụ tự tử của nhà văn Nhất Linh, chính quyền Ngô Đình Diệm gần như mất hết tín nhiệm trong quần chúng, đặc biệt là cả với nhiều người theo Thiên Chúa Giáo. Nhìn chung, lòng dân đã đổi, đủ mọi thành phần trí thức đều tỏ ý phản đối.

Người Mỹ không còn mặn mà trong khi các tướng lãnh rắp tâm đảo chính. Giữa tình hình đó lại thêm tiếng nổ phát ra từ lầu thượng của toà nhà chính quyền: ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu từ chức và cạo đầu phản đối việc tấn công các chùa. Việc cảnh sát bao vây các chùa, bắt giữ toàn bộ tăng ni diễn ra giữa khuya 20/8/63 rạng sáng 21/8/63 và chiều 21/8, ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu tuyên bố từ chức.

Ngoại trưởng Mẫu là một giáo sư nổi tiếng của Đại Học Luật Khoa Sài Gòn và là gương mặt trí thức sáng giá của miền Nam. Ông trở thành bộ trưởng ngoại giao từ ngày mở đầu nền đệ nhất cộng hoà Việt Nam cho tới thời điểm đó và vẫn được tả như một người thận trọng. Một người thận trọng mà phải hành xử quyết liệt như thế rõ ràng đã trút dầu sôi vào ngọn lửa đang nóng bỏng. Giới sinh viên như được thổi một làn gió mát để tăng thêm hăng say tin tưởng, đồng thời nhiều nhân vật trí thức cảm thấy cần thiết phải dấn thân. Ngay sau đó là tin giáo sư Phạm Biểu Tâm từ chức rồi bị bắt giam cùng các nhân vật nổi tiếng như giáo sư Âu Trường Thanh, luật sư Bùi Tường Chiểu …

Thời kỳ mới do phong trào Phật Giáo 1963 mở ra chính là thời kỳ giới trí thức Việt Nam chọn lựa thái độ dấn thân đấu tranh thay vì giới hạn đóng góp trong phạm vi chuyên môn như từng có.

Tới lúc đó, tổng thống Diệm đã cầm quyền 9 năm và sự hiện diện trên chính trường của giới trí thức rất mờ nhạt – mờ nhạt ngay cả khi đem so với vai trò của giới trí thức miền Bắc trong khuôn nếp một chế độ chuyên chế.

Mặc dù đặt nặng cán cân giá trị cho tính “hồng” so với tính “chuyên” miền Bắc luôn vận dụng tối đa vai trò trí thức trong đấu tranh, đặc biệt trên mặt trận tuyên truyền. Trí thức miền Bắc có vẻ thường xuyên có mặt trên chính trường theo hai hướng nhất định là chứng minh chính nghĩa của miền Bắc

và thúc đẩy thái độ chống đối nhắm vào miền Nam. Khai thác thực tế theo thủ thuật đồng hoá các phong trào yêu nước với cộng sản, miền Bắc giơ cao lá cờ đấu tranh chống ngoại xâm giành độc lập để tự tạo thế thừa kế độc nhất của giai đoạn chống thực dân Pháp đầu thế kỷ 20. Lợi thế của miền Bắc là

đã có mặt một số người từng sống trong các nhà tù thực dân Pháp trước 1945 cùng một số nhân vật tên tuổi tại hải ngoại nặng tình với đất nước nhưng chưa nhìn rõ lá cờ yêu nước chỉ là bộ áo khoác ngoài của đảng Cộng Sản. Mặt trận tuyên truyền là mặt trận chủ yếu trong sách lược cộng sản nên vai trò của những người này rất đáng kể. Tất nhiên, có thể bảo họ chỉ là công cụ cho tập thể cầm quyền không hề tôn trọng kiến thức của họ mà chỉ lưu tâm tới ảnh hưởng và uy tín của họ đối với dư luận và quần chúng, nhưng họ vẫn có mặt trong các công cuộc chung của toàn miền Bắc. Trong số họ, có người tận tín mù quáng ở chủ nghĩa Cộng Sản, có người bị lôi cuốn bởi lợi lộc, danh vị và cũng có người vì run sợ trước các hình thức đe doạ của bạo quyền, nhưng hết thẩy đều đã có mặt và góp phần vào thành tựu của Cộng Sản trong cuộc đối đầu với miền Nam. Ngoài thành phần tương đối đặc biệt đó là giới trí thức bao gồm những người sinh hoạt trong các lãnh vực văn học, nghệ thuật và cả lớp trẻ tại các học đường.

Nói chung, giới trí thức tại miền Bắc có vai trò rất cụ thể trong chính trường là góp sức từng ngày từng giờ cho mọi hoạt động của chính quyền miền Bắc.

Ngược lại, dưới chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa, giới trí thức miền Nam dấn thân phần đông lớn tuổi, từng hoạt động chính trị từ các thập niên 1930, 1940 với cách tham gia chính quyền hoặc đảng phái. Rất đông trong số này xuất thân khoa bảng và chưa vượt khỏi nếp suy tư truyền thống của một dân tộc nhược tiểu liên tục ép mình dưới các chế độ phong kiến rồi thực dân. Do đó chính kiến bị giới hạn ngay cả với người đã từng trải sinh hoạt đảng phái. Mục tiêu nhiều người nhắm tới thường không xa hơn việc thủ đoạt quyền lực nên chọn lựa phổ biến thường là chờ thời tham chính hoặc vận động ở hậu trường.

Một thiểu số có tầm nhìn tương đối xa thì nhận thấy tổng thống Ngô Đình Diệm đã nhân danh “tự do dân chủ” để thi hành một chế độ độc tài tương tự cộng sản miền Bắc với mức độ ít tàn khốc hơn. Cuối thập niên 1950, thiểu số này chính thức xác định sự có mặt trên chính trường nhưng chỉ bằng bản “tuyên ngôn Caravelle” và các vận động tạo dựng lực lượng chống đối tiến hành trong bí mật. Vai trò trí thức miền Nam do đó hết sức mờ nhạt và hạn chế, vì không có gì đáng kể ngoài những đóng góp chuyên môn của các chuyên gia tham dự chính quyền.

Trong khi đó, giới trí thức trẻ tại thành thị với khung cảnh giáo dục và xã hội thông thoáng có cơ hội tiếp xúc với nhiều chân trời lạ lại gần như thiếu hẳn hiểu biết về diễn biến lịch sử của đất nước Việt Nam trong giai đoạn trước đó. Kết quả là đã có nhiều hướng nhìn trái ngược về cuộc sống tới mức hỗn loạn để xé nát giới trí thức ra nhiều mảnh vụn rã rời hoặc đối nghịch lẫn nhau.

Tóm lại, cho tới năm 1963, trong hai thế đứng — ủng hộ hoặc chống đối chính quyền — của cả hai thành phần già và trẻ, giới trí thức tại miền Nam không hề có vai trò quyết định nào trên chính trường. Trong lúc giới trí thức miền Bắc phải còng lưng chu toàn trách nhiệm công cụ phục vụ một bạo quyền, giới trí thức miền Nam có thể thảnh thơi chọn lựa, kể cả chọn quay lưng với xã hội.

Tất cả đã đổi thay khi bùng nổ phong trào Phật Giáo đấu tranh. Diễn biến thực tế của phong trào với tác động kích cảm mãnh liệt chính là lời kêu gọi thái độ nhập cuộc và gần như mọi thành phần trí thức đã đồng loạt dấn thân.

Chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ ngày 1/11/1963 càng nâng cao cường độ tác động kích cảm này của giới trí thức, đặc biệt là lớp trí thức trẻ. Nhưng vốn liếng chính kiến và kinh nghiệm đấu tranh hạn chế đã khiến sự có mặt nhiều thành phần trí thức miền Nam trên chính trường vào thời gian sau đó chỉ là những cuộc phiêu lưu.

Lúc này, thay vì chọn lựa quay lưng với xã hội là chọn lựa phải đấu tranh chống lại mọi áp bức, bạo lực bất cứ từ đâu tới. Phải can đảm đứng về phía các nạn nhân bị áp bức, về phía người nghèo để chống lại mọi chế độ phản dân, mọi tham vọng độc tài hầu duy trì lý tưởng tự do dân chủ…

Tình hình chung với tính chất hối hả của chính trường miền Nam sau ngày 1/11/1963 đã góp thêm điều kiện cho các chọn lựa bất cập. Các cuộc đảo chính do tranh giành quyền lực và các mối bất đồng do tinh thần phe nhóm gần như đẩy toàn bộ miền Nam vào tình trạng vô chính phủ. Khối Phật Giáo Thống Nhất vừa tạo một cuộc đổi đời cho đất nước cũng mau chóng biến thành 2 phe đối đầu và biến cố miền Trung năm 1966 đã có lúc đặt miền Nam vào nguy cơ nội chiến. Gần như giới trí thức miền Nam, nhất là thành phần trẻ, không hề vắng mặt trên mọi thế đứng trong cơn hỗn loạn kéo dài tới năm 1966.

Cơn say suốt 6 tháng tham gia phong trào Phật Giáo đấu tranh 1963 đã tạo nên nhiều viễn ảnh về lý tưởng tự do, về công bằng xã hội… và thúc đẩy mọi người sẵn sàng lao theo mọi lời kêu gọi đấu tranh, bất kể hành động của mình có thể bị các thế lực giấu mặt ở hậu trường khai thác ra sao.

Chính thượng tọa Trí Quang qua biến cố miền Trung phải nhìn nhận có nhiều việc xảy ra hoàn toàn không nằm trong chủ trương — chẳng hạn một số vụ tự thiêu ở Huế, vụ đưa bàn thờ Phật xuống đường…Khi đề cập tới những vụ này, ông đã nhìn nhận là ông không thể ngăn chặn kịp.

Khi khơi động biến cố miền Trung 1966, thượng tọa Trí Quang nêu lập trường vận động một nền hòa bình Phật giáo do dân tộc và cho dân tộc. Đây là lập trường được các phe phái trong khối Phật Giáo chuẩn thuận và là mục tiêu đấu tranh của Lực Lượng Tranh Thủ Cách Mạng do thượng toạ Trí Quang chỉ đạo. Các ký giả Tây phương có dịp gặp ông lúc đó đã ghi lại nhiều lời tuyên bố của ông khẳng định không thể ngưng nỗ lực chống Cộng nhưng cũng không thể giao việc này cho các kẻ lợi dụng danh nghĩa chống Cộng, nhất là không thể chống Cộng chỉ bằng súng đạn như quan điểm của người Mỹ. Ông mô tả dân chúng Việt Nam phải gánh chịu quá nhiều thảm cảnh đau khổ do Cộng Sản và do cả những kẻ lợi dụng việc chống Cộng Sản.

Nhưng trong diễn biến của cuộc đấu tranh nhắm tìm một thế mạnh cho lực lượng chống Cộng Sản lại xuất hiện không ít khẩu hiệu sặc mùi Cộng Sản (75) ngay trên các đường phố Đà Nẵng và đã xẩy ra những sự việc mà chính người cầm đầu cuộc đấu tranh phải tự thú là ngược hẳn với mọi chỉ thị của mình, chẳng hạn các vụ tự thiêu và đưa bàn thờ Phật xuống đường.

Thời kỳ mới được mở ra cho miền Nam hiển nhiên là thời kỳ bừng bừng khí thế đấu tranh, nhưng cũng có thể coi là thời kỳ dấy lên những mầm mống đổ vỡ khó tránh của miền Nam. Bởi gần như mọi người đều không còn đủ bình tĩnh để tự chủ, nhất là không còn đủ sáng suốt để phân định chính xác mọi sự việc diễn biến ở xung quanh.

Phong trào trí thức tả khuynh xuất hiện sau đó chính là lời xác nhận cảnh tượng trí não rối mù của miền Nam trong thời kỳ 1963-1975.

Nguyễn Văn Lục
(Còn tiếp)
______________________________________________________
(69) Theo Trương Như Tảng – The Myth of Libération.
(70) “He became the Viet Cong’s Minister of Justice, but at the end of the war, he fled the country in disillusionment and despair. He now lives in exile in Paris, the highest level official to have defected from Viet Nam to the West. This is his candid, revealing and unforgettable autobiography.”
(71) “La fin du régime commenca par une controverse religieuse qui, au départ, parut sans importance. Mais elle cristallisa rapidement les autres griefs accumulés contre le gouvernement et prit les proportions d’un soulèvement politique.” — Viet Nam, Stanley Karnov, tr.159.
(72) “The frail, elegant hands of the Buddhist bonze who had ignited the trouble gestured- and the mobs went home, the air cleared. The crisis itself had not ended, but its course had been changed and channeled, sometimes subtly, sometimes imperiously, by one of South Viet Nam’s most extraordinary men. As a result of the power and discipline he displayed in last week…”
(73) Nguyên văn: “An analysis of Thich Tri Quang’s possible Communist Affiliations, Personality and Goals: Situation Report as of 27 August 1964: Assessment is that Tri Quang is not a Communist, he would like to establish a theocracy in South Viet Nam.”
(74) Nguyên văn: “Behind me I could hear the sobbing of the Vietnamese who were now gathering. I was too shock to cry, too confused to take notes or ask question, too bewildered to even think… As he burned, he never moved a muscle, never uttered a sound, his outward composure in sharp contrast to the waiting people around him.”
(75) Những khẩu hiệu thường xuất hiện trong các đám biểu tình: “Đà Nẵng đã biến thành Hiroshima” – “Đả đảo Thiệu, Kỳ, Có, tay sai đế quốc Mỹ”… .
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975    Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975  I_icon13Thu 13 Feb 2014, 09:26

Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975 (III-Kết)

Vào những ngày cuối của chế độ Đệ Nhất Cộng Hoà, một số trí thức đã hoàn tất vai trò trong tình thế đầy thử thách và gian nan. Những người như hòa thượng Quảng Đức, nhà văn Nhất Linh và nhiều vị khác đã hi sinh cho chính nghĩa.

Những trí thức dấn thân, nhận lãnh trách nhiệm trước thời cuộc như thượng tọa Trí Quang, các nhân sĩ Trần Văn Văn, Trần Văn Hương, Trần Văn Tuyên, Phan Khắc Sửu, Trần Văn Đỗ, Vũ Văn Mẫu, Phan Huy Quát và những người thuộc nhóm Caravelle đã đáp ứng đúng đòi hỏi của tình thế trong một giới hạn nào đó.

Nhưng đã xảy ra chuyện gì sau khi anh em ông Diệm nằm xuống? Giáo sư Lý Chánh Trung viết: “Trong tình trạng đất nước, phải lựa chọn: Hoặc chúng ta đòi hỏi dân chủ, hoặc chúng ta đòi hỏi cách mạng. Sau ngày chính biến 1/11/63, các nhà cầm quyền với nhiều thiện chí, đã nghĩ rằng: Sau chín năm gò bó, tự nhiên phải có tự do, sau chín năm độc tài, tự nhiên phải có dân chủ. Một năm nay, chúng ta đã dân chủ, và tự do như thế nào, chắc không cần phải nhắc lại. Cho nên đòi hỏi dân chủ trong lúc này là đánh lạc mục tiêu tranh đấu của người dân. Người dân cần cách mạng để được có dân chủ. Người dân không cần dân chủ khi chưa có cách mạng.”

Lý Chánh Trung phát biểu hết sức mù mờ khi diễn tả mong mỏi của người dân chỉ bằng hai chữ “cách mạng”, nhưng đã cho thấy biến cố 1/11/1963 không đem lại thay đổi như mong đợi của mọi người. Chẳng những thế, tình thế còn mỗi ngày mỗi bi quan, tuyệt vọng đưa tới tâm trạng chán nản và mất tin tưởng. Một thực cảnh trớ trêu đã hiển hiện là hình như đã có quá nhiều giải pháp đồng thời cũng chẳng có giải pháp nào cho những vấn đề chủ yếu của miền Nam.

Trí thức khuynh tả ra đời trong hoàn cảnh này và có nhiều dạng với một số tên tuổi ở Sài Gòn như Thích Nhất Hạnh, Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Trương Bá Cần, Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Thế Nguyên, Phan Khắc Từ, Ngô Bá Thành, Ngô Công Đức, Lý Quý Chung, Nguyễn Hữu Chung, Trần Ngọc Liễng… Ở miền Trung, có Lê Khắc Quyến, Tôn Thất Hanh, Lê Tuyên, Mai Văn Lễ, Cao Huy Thuần…

Trong thời kỳ này, báo chí biểu hiện nhiều xu hướng chính trị khác nhau như chống Mỹ, chống chiến tranh, kêu gọi hòa hợp hòa giải, kêu gọi hòa bình, cổ võ giải pháp cách mạng về một xã hội không Cộng sản…và giới trí thức tả khuynh dồn phần lớn nỗ lực vào sinh hoạt báo chí. Rất nhiều tờ báo do những người này chủ trương đã được xuất bản như Quần Chúng, Hành Trình, Đất Nước, Đối Diện, Chọn…

Qua các bài viết, họ bày tỏ nỗi băn khoăn, trăn trở về thời cuộc, về hiện tình đất nước với ý muốn tìm ra những giải pháp và hướng đi cho mình. Họ không còn là những người sống trong tháp ngà, trái lại, đã tích cực dấn thân. Nhưng có lẽ đây là ưu điểm duy nhất của những người được gọi là trí thức tả khuynh tại miền Nam, ưu điểm gói tròn trong tính chất biểu hiện nhiệt tình đóng góp không hơn không kém.

Tờ Hành Trình do Lý Chánh Trung, Nguyễn Văn Trung chủ trương với sự cộng tác của Nguyễn Ngọc Lan, Đỗ Long Vân, Trần Trọng Phủ, Trịnh Viết Đức, Thế Nguyên,Thế Uyên, Diễm Châu, Nguyễn Quốc Thái, Nguyễn Đông Ngạc, Thái Lãng, Trương Đình Hòe… đã phổ biến các bài viết: “Cùng nhau cảm thức về một nỗi buồn nhược tiểu”, “Chiến tranh hay hòa bình?”, “Ai xây hạnh phúc cho toàn dân?”; “Dung hòa chế độ độc tài quân phiệt và một nền dân chủ lành mạnh”, “Cách mạng của người nghèo”, “Độc tài hay dân chủ?”,“Cách mạng và dân chủ”, “Đối thoại giữa người Công giáo và Phật giáo”, “Hoàn cảnh cách mạng hay chiến tranh cách mạng”, “Tìm một hướng đi cụ thể cho cuộc cách mạng ở Việt Nam”…

Tựa đề các bài viết cho thấy không có xu hướng lập thuyết mà chú trọng vào thực tế tình hình, cố tìm lối thoát cho các vấn đề cấp thiết trong đó nổi bật là vấn đề chiến tranh và hòa bình. Đây cũng là điều bắt gặp nơi nhiều nhóm khác, kể cả nhóm Lá Bối của Thích Nhất Hạnh.

Chấm dứt chiến tranh, chấm dứt cảnh bom đạn, chém giết giữa người Việt với người Việt chắc chắn nằm trong khao khát chung của mọi người nên không chỉ là nỗi ưu tư riêng của thành phần trí thức tả khuynh. Kể từ 1964, các phong trào nghệ thuật như Du Ca, Tâm Ca, Da Vàng Ca… đều xoay quanh nguồn đề tài này. Vì thế phân định ranh giới rõ rệt về các nhóm trí thức tả khuynh sau 1964 là điều không dễ làm.

Tuy nhiên chỉ nhìn qua sinh hoạt báo chí thì có thể coi nhóm Hành Trình là nhóm tả khuynh tiêu biểu. Đa số trong nhóm này không tương quan nhiều với các sinh hoạt chung trước 1963 do tuổi tác và hoàn cảnh. Khi quy tụ trên tờ Hành Trình, họ không hẳn là thành viên của một tổ chức hoặc một khối đồng thuận về lý tưởng. Sợi dây nối kết họ chỉ là quan điểm tương đối gần gũi có thể tóm gọn trong mấy chủ điểm sau:

‒ Chống mọi hình thức can thiệp của Mỹ vào Việt Nam.
‒ Chống lại cuộc chiến đang diễn ra, theo họ, là một thứ chiến tranh uỷ nhiệm.
‒ Chống lại các chính quyền miền Nam, theo họ, chỉ là tay sai bản xứ do Mỹ chỉ đạo.
‒ Cổ võ cho quan điểm Cách Mạng Xã Hội Không Cộng Sản được gọi là đường lối thứ ba.

Nhóm Hành Trình gồm đa số người Công Giáo, nhưng với những chủ điểm về lập trường đã tách rời ý hướng chung của cả Hội Đồng Giám Mục lẫn giáo dân Công Giáo vốn luôn khẳng định vị thế đối kháng với Cộng Sản. Hô hào chấm dứt chiến tranh bằng đòi hỏi người Mỹ rời khỏi VN và mô tả các chính quyền miền Nam là công cụ của Mỹ đã tác hại đến nỗ lực chống Cộng Sản đồng thời hỗ trợ trực tiếp cho miền Bắc, dù những người đòi hỏi luôn nhắc nhở về con đường thứ ba với tên gọi “Cách Mạng Xã Hội không Cộng Sản.”

Nhóm Hành Trình không đơn độc vì đồng thời đã xuất hiện nhiều phong trào đấu tranh chính trị theo đuổi các mục tiêu rất gần với quan điểm của nhóm như Lực Lượng Tranh Thủ Cách Mạng, Phong Trào Dân Tộc Tự Quyết, Uỷ Ban Vận Động Hoà Bình, Phong Trào Bảo Vệ Hoà Bình, Hạnh Phúc Dân Tộc… và cuối cùng là Lực Lượng Hoà Giải Dân Tộc.

Ngay thuở đó, đã có nhận xét Phong Trào Dân Tộc Tự Quyết, Uỷ Ban Vận Động Hoà Bình, và đặc biệt, Phong Trào Bảo Vệ Hoà Bình, Hạnh Phúc Dân Tộc lãnh đạo bởi thượng toạ Thích Quảng Liên chỉ là các con cờ Cộng Sản. Có thể đã xảy ra trường hợp bị lợi dụng, khai thác do khó tránh bị Cộng Sản xâm nhập và cũng có thể do ảo tưởng thực hiện hoà hợp hoà giải giữa người Việt Nam dù thuộc chiến tuyến nào nên đã hồn nhiên tự nguyện bước vào cạm bẫy.

Dù nhìn cách nào vẫn không thể phủ nhận thái độ tích cực dấn thân của trí thức miền Nam sau năm 1963. Đáng tiếc là thái độ đó lại góp phần đưa đến một thực tế mà trong một cuộc phỏng vấn sau này, cựu thủ tướng Cộng Sản Võ Văn Kiệt đã nêu khi trả lời câu hỏi về các yếu tố giúp miền Bắc đạt thắng lợi 30/4/1975: “Phải nhìn nhận công lao, sự đóng góp to lớn của các tầng lớp người Việt yêu nước từng sống trong lòng chế độ cũ, hiện ở trong nước hay bên ngoài. Không thể không nói đến vai trò của nội các Dương Văn Minh và các lực lượng chính trị đối lập với Mỹ‒ Thiệu, có quan hệ với chính phủ Dương Văn Minh lúc bấy giờ… Sự xuất hiện lại trên chính trường của ông Minh, chính là kết quả hoạt động tích cực của lực lượng thứ ba, lực lượng những người đấu tranh với MỹThiệu ngay trong lòng chế độ Sài Gòn.”

Ước nguyện và thiện tâm con người cùng với tiến trình lịch sử thường không thuận hướng chung dòng. Đó là một công lệ và số phận miền Nam nói riêng hay VN nói chung là minh chứng hùng hồn. Trong cơ may ngàn vàng 1945, gần như mọi tầng lớp dân chúng đều sẵn sàng đối đầu với khó nguy trong ước nguyện duy trì cuộc sống tự do vừa giành lại được. Sự dấn thân của giới trí thức thuộc mọi thành phần ở thời điểm đó còn thấm đậm hương hoa quyến rũ của nếp sống lãng mạn tuyệt vời. Kết quả cuối cùng nhận được sau mọi đóng góp, hy sinh là hàng triệu người đã phải từ bỏ quê hương, vứt hết gia tài để chạy trốn vào Nam.

Lịch sử tái diễn ngày 30/4/1975 với miền Nam sau bao nỗi thống khổ và nỗ lực dấn thân của chính tầng lớp trí thức.

Thường vẫn có luận điểm trút hoàn toàn trách nhiệm cho Mỹ về sự sụp đổ của miền Nam. Mỹ vì chủ quan tự tôn viễn kiến đã chi phối quá đáng các chính quyền miền Nam, nhất là đã chọn giải pháp trực tiếp đưa quân tham chiến. Mỹ đã trở cờ phản bội đồng minh, bắt tay kẻ địch để an toàn bỏ cuộc…

Giả dụ chấp nhận tất cả luận điểm đó vẫn không thể rũ bỏ phần lớn trách nhiệm luôn thuộc về người Việt Nam không phân biệt bất kỳ ai và nhược điểm lớn nhất của miền Nam là đã kéo dài tình trạng lạc hướng do không xoá nổi khoảng trống về lãnh đạo. Trước 1963, tổng thống Diệm dù có lúc được đánh giá cao nhưng theo Stanley Karnow, vẫn chưa đáp ứng đủ các yêu cầu tối yếu của người lãnh đạo. Tình trạng càng nặng nề hơn cho miền Nam từ sau 1963.

Có thể nói, suốt 20 năm, 1954‒ 1975, trí thức giới miền Nam thiếu hẳn một gương mặt nổi bật, một hòn đá tảng được đặt đúng chỗ để có thể chuyển hướng dòng sông ‒ theo tinh thần Mounier. Tìm đâu cũng không thấy. Cho nên đã không thể san lấp khoảng trống về lãnh đạo. Qua nhiều thời kỳ, trước nhiều tình huống, nhiều nhân vật đã được dùng như những lá bài khác nhau và cuối cùng vẫn không đạt kết quả. Cụ Phan Khắc Sửu từng là tổng trưởng Canh Nông trong nội các đầu tiên của chính phủ Ngô Đình Diệm. Đến vụ Caravelle, tên Phan Khắc Sửu tái xuất hiện trong danh sách 18 người ở vị thế đối lập để đi tù Côn Đảo. Ngày 8/9/64, Phan Khắc Sửu tham dự Thượng Hội Đồng Quốc Gia rồi trở thành Quốc Trưởng để cùng thủ tướng Phan Huy Quát lãnh đạo miền Nam. Thủ tướng Phan Huy Quát cũng là cái tên quen thuộc trên chính trường ở nhiều cương vị tương tự những cái tên Trần Văn Hương, Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Văn Huyền…

Dường như mấy chục năm chỉ có bấy nhiêu nhân vật trong khi tình thế không dậm chân tại chỗ bao giờ.

Khoảng trống lãnh đạo do khan hiếm nhân tài tất nhiên đặt đất nước vào tình thế chao đảo do luôn thiếu hướng đi thích ứng và vì thế khó tránh bị chi phối bởi các thế lực quốc tế. Đây là đặc điểm thứ nhất về vai trò giới trí thức miền Nam.

Đặc điểm trên dễ dàng thúc đẩy thái độ chống đối trong hàng ngũ trí thức ngoài chính quyền. Vì khi ưu tư đến cuộc sống, làm sao có thể an tâm nhìn đất nước bị dắt dẫn vào vùng trời phiêu lưu nguy hiểm. Nhưng chính những người ưu tư này cũng thiếu vốn liếng kinh nghiệm và kiến thức đấu tranh nên một vùng trời phiêu lưu khác lại được mở ra do những hoang tưởng. Những phần tử trí thức tả khuynh nhiệt thành nhất đã hoang tưởng nhiều nhất khi cố dâng cao lá cờ Cách Mạng Xã Hội Không Cộng Sản. Bởi trên một đất nước bị đặt dưới họng súng của hai phe đang nắm giữ quyền lực, thì lời hô suông sẽ dựa vào căn bản nào để biến thành thực tế, đặc biệt là lại tin rằng có thể hoà hợp hoà giải với Cộng Sản. Nếu bảo giới trí thức tả khuynh đã mở ra một cuộc vận động lơ lửng trên mây cũng không quá đáng. Chính người đứng ngay trong hàng ngũ tả khuynh là Lý Chánh Trung khi trả lời phỏng vấn của một nhà báo Pháp đã phải xác nhận tính chất hoang tưởng này: “Lực lượng (hay thành phần) thứ ba chỉ là một khát vọng hơn là một thực lực thực tế. Tổ chức vỏn vẹn có vài trăm người. Nhóm người đó mở ra mọi phía và đón nhận nhiều ảnh hưởng. Vì thế, họ không có một ý thức hệ chính xác nào.” (76)

Không có gì đáng ngạc nhiên về cảnh rối tung của miền Nam vào thời khoảng trước 30/4/1975. Những giải pháp Trần Văn Hương rồi Dương Văn Minh hiển nhiên không thể gọi là giải pháp mà chỉ là chút hy vọng trong tuyệt vọng.

Dương Văn Minh, tổng thống bốn mươi giờ còn lại của miền Nam chỉ làm công việc bất đắc dĩ là cúi xuống nhặt cái chính quyền Sài Gòn nằm trong đống rác thành phố, lẫn lộn quân trang, quân dụng, lẫn lộn xe tăng, thiết giáp, mũ nón, lẫn lộn hào quang và tủi nhục, với lon chậu, với huân chương do những người bỏ chạy để lại, để rồi giao cái chính quyền ấy cho Cộng Sản.

Câu nói của Mounier lại vẳng lên, “Đôi khi lịch sử cũng ban thưởng cho những kẻ cứng đầu, và một hòn đá, đặt đúng chỗ, có thể chuyển hướng cả một dòng sông.”

Buồn thay, hòn đá có sức chuyển hướng lịch sử đã hoàn toàn vắng thiếu trong hàng ngũ trí thức miền Nam suốt hai mươi năm đối đầu với thời thế bão táp, dù người trí thức không hề vắng mặt trong các công cuộc chung.

Trước 1963, trí thức miền Nam vẫn lên tiếng qua các cao trào đòi hỏi thực thi dân chủ, đòi hỏi công bằng trong tín ngưỡng bên cạnh các đóng góp về phát triển xã hội, giáo dục. Sau 1963, trí thức miền Nam, đặc biệt là trí thức Phật giáo, đã đưa ra giải pháp hòa giải, hòa hợp dân tộc, chấm dứt chiến tranh giữa hai miền để tiến tới hòa bình. Thành phần trí thức thiên tả hay thành phần thứ ba thì nêu giải pháp thực hiện một cuộc Cách Mạng Xã Hội Không Cộng Sản.

Khoảng trống về lãnh đạo khiến nỗ lực đóng góp của giới trí thức không đem lại thành quả tốt đẹp mong muốn mà còn góp phần đẩy đất nước vào vòng tai ương. Bằng cách nhìn nào thì cũng không thể phủ nhận thủ đoạn lợi dụng của Cộng Sản biến tiếng nói cùng hoạt động đấu tranh của trí thức miền Nam qua mọi phong trào thành những ngọn đòn công phá sức mạnh và uy tín của chính miền Nam để đi đến kết quả chung cuộc là ngày 30/4/1975. Vì thế trách nhiệm về sự sụp đổ của miền Nam không thể trút bỏ hoàn toàn cho Mỹ mà cần phải thành thực nhìn nhận phần lớn thuộc về sự lạc hướng trong đấu tranh của người miền Nam, đặc biệt là giới trí thức ở mọi thế đứng.

Cần khẳng định mọi cách nhìn về lịch sử đều vô nghĩa nếu chỉ nhắm đi đến một kết luận mang tính định công luận tội. Bởi công hay tội dù với tầm mức nào đều là chuyện đã xong trong khi đòi hỏi trước mắt luôn là nỗ lực định hướng giữ gìn và thăng hoa cuộc sống. Cái nhìn cần thiết nhất về lịch sử chỉ là nhận diện chính xác hướng đi nào sẽ đem lại điều kiện xây dựng cuộc sống an hoà và hướng đi nào sẽ dẫn xuống vực thẳm bi thương.

Trên căn bản này, phải công bằng và thẳng thắn nhìn nhận các giá trị bất biến và cần thiết cho đất nước Việt Nam qua những đòi hỏi mà giới trí thức miền Nam đã đưa ra suốt hai mươi năm 1954‒ 1975.

Nhìn theo viễn tượng đường dài, ngay trong tình huống thất vọng thua cuộc, giới trí thức miền Nam đã hoàn tất vai trò nhân chứng, vai trò tố cáo và cả vai trò tiên tri cho giai đoạn sau 30 tháng 4, bởi khát vọng tự do dân chủ, khát vọng xóa bỏ mọi thứ độc tài cá nhân, gia đình trị hay đảng trị, khát vọng về công bình xã hội, khát vọng về một cuộc cách mạng cho người nghèo, vì người nghèo, khát vọng chấm dứt phân ly thù hận trong cộng đồng dân tộc… vẫn là khát vọng chung của đất nước chúng ta.

Tiếng nói và những vận động của trí thức miền Nam qua các cao trào đấu tranh đòi hỏi tự do bình đẳng, đòi hỏi cởi bỏ xích xiềng áp chế và chấm dứt bạo lực phi nhân…, có thể đã góp phần dẫn tới thất bại của miền Nam, nhưng đang rất cần trỗi lên vào thời điểm hiện nay.

Nguyễn Văn Lục

______________________________________________________

(76) Nguyên văn: “La troisième force, c’était une grande aspiration plutôt qu’une force réelle. Seules quelques centaines de personnes étaient organisés. Ces groupuscules étaient ouverts à tous les vents, à toutes les influences. Ils n’avaient aucune idéologie précise”.

(TM sưu tầm)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975    Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975  I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Trí thức miền Nam sau 75
» Nguyễn Bính và tuần báo Trăm hoa (1955-1957)
» Văn Thanh Trắc Nguyễn Văn (toàn tập)
» Tiếng Việt đang bị ...bụi bám? - Nguyễn Văn Toàn
» Tình khúc- Nguyễn Văn Thơ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Tiếng Việt-