Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Truyện xưa - Ái Hoa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 14 ... 24, 25, 26 ... 37 ... 50  Next
Tác giảThông điệp
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 25 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 25 I_icon13Fri 09 Nov 2018, 10:31

Trăng đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương

Bình định Tam Tần

Giống hệt như Hàn Tín phân tích, sau khi Hạng Vũ phân phong chư hầu, mâu thuẫn thế lực giữa các phe cánh trong thiên hạ bắt đầu hiển lộ ra. Người nổi loạn đầu tiên là Điền Vinh của đất Tề. Điền Vinh là một thủ lĩnh quý tộc đất Tề. Vào thời của Hạng Lương (chú của Hạng Vũ), Điền Vinh đã mấy lần không nghe theo Hạng vương, lại không chịu đem binh theo Sở đánh Tần nên không được phong đất. Điền Vinh đối với việc này tỏ ra vô cùng bất mãn, đuổi Tề vương mà Hạng Vũ sắc phong đi, tự lập mình là Tề vương. Vinh giao ấn tướng quân cho tướng ở đất Lương là Bành Việt công đánh Định Đào, tức là lãnh địa của Hạng Vũ.

Tiếp đến, Trần Dư thấy Trương Nhĩ được sắc phong là Thường Sơn vương, Triệu Yết được phong là Đại vương mà bản thân không được chức tước gì thì vô cùng bất mãn, bèn liên minh với Điền Vinh để đối phó với Trương Nhĩ và Hạng Vũ. Trương Nhĩ binh bại bỏ chạy theo hàng Hán. Trần Dư đón Triệt Yết từ đất Đại về làm vương đất Triệu, bản thân mình thì là Đại vương.

Cùng trong lúc này, Liêu Đông vương Hàn Quảng cũng không thỏa mãn, muốn chiếm lãnh địa của Yên vương, sau cùng lại bị Yên vương tiêu diệt. Vùng đất Trung Nguyên khói lửa chiến tranh không dứt, đã lay động đến địa vị bá chủ của Hạng Vũ. Hạng Vũ cho rằng mọi chuyện đều là từ Điền Vinh mà ra, quyết định đích thân dẫn binh chinh phạt.

Hàn Tín nhận thấy thời cơ đã đến, vào tháng 8 năm đầu Hán Cao Tổ bèn dẫn quân đông chinh, phát khởi chiến dịch bình định Tam Tần.

Quan Trung và Hán Trung ngăn cách nhau bởi dãy núi Tần Lĩnh hiểm trở, giữa hai vùng chỉ có mấy con đường núi hiểm trở thông với nhau. Trên những sườn núi hiểm trở đó người ta đào hang, bắc cầu, nối liền với nhau thành các sạn đạo (đường lát ván, dùng gỗ bắt sàn ở chỗ khe núi hiểm hóc).

Mỗi con đường đều dài đến hàng mấy trăm dặm, vô cùng hiểm trở, chật hẹp, không tiện hành quân, vận chuyển lại càng khó khăn hơn. Trong đó, sạn đạo núi Bao Tà và Trần Thương là hai con đường quan trọng nhất. Sau khi Lưu Bang đi vào Hán Trung đã đốt bỏ đường Bao Tà vốn là sạn đạo dài hơn 600 dặm, muốn tu sửa cũng không phải là chuyện ngày một ngày hai. Bởi vậy chỉ còn Trần Thương là con đường có thể dùng được. Nhưng đầu đường có quân đội hùng hậu của Chương Hàm trấn giữ, muốn phá vòng vây cũng lại là chuyện chẳng dễ dàng chút nào.

Những chuyện này đều không làm khó được Hàn Tín. Ông cử Phàn Khoái, Chu Bột dẫn theo đại binh khuếch trương thanh thế, vờ tu sửa lại con đường Bao Tà đã bị thiêu hủy, làm ra vẻ như muốn xuất binh từ nơi này. Chương Hàm nhận được tin lập tức cử trọng binh phòng ngự ở cửa khẩu. Nơi này “một người trấn giữ ngoài cửa, vạn người khó vượt qua“, chỉ cần giữ chặt cửa quan thì đã có thể kê cao gối ngủ không cần phải lo lắng gì nữa.

Hàn Tín thấy Chương Hàm trúng kế, liền điều binh khiển tướng đi về phía tây, rời khỏi huyện Miễn (Thiểm Tây) rồi chuyển hướng đi về phía bắc, theo Cố đạo tiến quân vào Trần Thương. Trần Thương là nơi đóng quân tích trữ quân lương khi đó, vốn là một vùng yết hầu quan trọng. Quân Hán đi vào Trần Thương trước, chẳng khác nào lén vòng qua phía sau quân đội của ba vị vương đất Tần.

Đại bộ phận binh lực của Chương Hàm đều đã điều động đến Hàm Dương, vậy nên Trần Thương hầu như bỏ trống. Quân Hán không tốn chút hơi sức đã dễ dàng đoạt lấy Trần Thương. Chương Hàm được tin, gấp rút dẫn quân đến giao chiến với Hàn Tín. Quân Hán cơn giận dồn nén đã lâu, lại vừa thắng ngay trận đầu, sĩ khí ngút trời như mãnh hổ xuống núi.

Chương Hàm hấp tấp ứng chiến, lòng quân chưa yên. Trong lúc hai quân giao chiến, Phàn Khoái, Chu Bột cũng dẫn quân đến hợp lực cùng Hàn Tín, ba mặt giáp công. Chương Hàm bại trận tự sát. Tư Mã Hân, Đổng Ế cũng lần lượt đầu hàng. Bình định Tam Tần chỉ mất thời gian vỏn vẹn 4 tháng. Từ đây, Quan Trung đã trở thành căn cứ địa quan trọng, làm thành bàn đạp để Lưu Bang có thể tranh đoạt thiên hạ sòng phẳng với Hạng Vũ.

Cái cách Hàn Tín dẫn quân Hán từ Hán Trung tiến vào Quan Trung được lịch sử gọi là “Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương” (vờ sửa sạn đạo, lẻn qua Trần Thương), chính là điểm sáng đầu tiên của Hàn Tín trong nghiệp cầm quân. Bây giờ câu thành ngữ “Ám độ Trần Thương” dùng để chỉ mưu kế nhằm đánh lạc hướng đối phương. Chiến thuật “Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương” mà Hàn Tín sáng tạo đã luôn được các nhà quân sự đời sau khen ngợi không ngớt lời, ứng dụng không biết bao nhiêu và cũng được đưa vào trong “Tam thập lục kế” của binh gia.

Quân Hán bình định Tam Tần là một việc chấn động nhưng Hạng Vũ nhất thời không có thời gian để bận tâm đến. Những mưu sĩ dưới trướng ông đều cùng cho rằng Lưu Bang mới chính là kẻ địch mạnh nhất. Đặc biệt là á phụ Phạm Tăng, liên tục khuyên Hạng Vũ phát binh tiến đánh Hán vương. Chính ngay lúc Hạng Vũ còn đang chần chừ chưa quyết, Trương Lương đưa mật thư đến, nói rằng Lưu Bang chẳng qua chỉ muốn làm Quan Trung vương mà thôi. Lưu Bang vẫn sẽ mãi mãi thần phục Hạng Vũ, đính kèm lá thư còn có một lá “thư phản hồi” về việc Điền Vinh, Bành Việt liên minh chống Sở muốn tranh thiên hạ.

Hạng Vũ xem thư xong liền tin là thật, thế là đích thân thống lĩnh đại quân bắc tiến, trước tiên đánh tan Bành Việt, sau lại quét sạch Điền Vinh ở Thành Dương, một lần nữa sắc phong Điền Giả làm Tề vương. Sau khi Hạng Vũ rời đi, em trai của Điền Vinh là Điền Hoành đã đuổi cổ Điền Giả. Hạng Vũ tức giận lại tức tốc dẫn quân trở lại giết Điền Hoành. Nhưng Điền Hoành không giao chiến trực diện với Hạng Vũ mà áp dụng chiến thuật du kích. Hạng Vũ muốn đánh thì khó thắng, mà lui binh thì lại không nỡ, hoàn toàn sa lầy trong cuộc chiến với nước Tề.

Lưu Bang lại thừa cơ củng cố và mở rộng cơ nghiệp Quan Trung của mình. Văn thần võ tướng đều dồn dập kéo đến quy thuận. Quốc đô của Hán vương cũng từ Nam Trịnh hẻo lánh dời đến Nhạc Dương, phía đông thông với Tam Tấn (Triệu, Ngụy, Hàn). Trước sau, Lưu Bang đã thu phục được Hà Nam vương Thân Dương, Tây Ngụy vương Ngụy Báo, và Ân vương Tư Mã Bình, lại chiêu hàng cháu của Hàn Tương vương là Hàn Vương Tín, phế bỏ Hàn vương Trịnh Xương. Sau khi Trương Nhĩ bị Trần Thương đánh bại đã đầu hàng Lưu Bang, Trần Bình vốn dĩ là ở dưới trướng của Hạng Vũ nay cũng đến xin nương nhờ Lưu Bang.

(Nguồn: Đại Kỷ Nguyên)

Hôm nào viết về Ngu Cơ ha Thầy ?

Từ từ rùi cũng đến, T yên chí đi! :tongue:

_________________________
Truyện xưa - Ái Hoa - Page 25 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1844
Registration date : 23/04/2014

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 25 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 25 I_icon13Fri 09 Nov 2018, 16:26

Ai Hoa đã viết:
Trăng đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương

Bình định Tam Tần

Giống hệt như Hàn Tín phân tích, sau khi Hạng Vũ phân phong chư hầu, mâu thuẫn thế lực giữa các phe cánh trong thiên hạ bắt đầu hiển lộ ra. Người nổi loạn đầu tiên là Điền Vinh của đất Tề. Điền Vinh là một thủ lĩnh quý tộc đất Tề. Vào thời của Hạng Lương (chú của Hạng Vũ), Điền Vinh đã mấy lần không nghe theo Hạng vương, lại không chịu đem binh theo Sở đánh Tần nên không được phong đất. Điền Vinh đối với việc này tỏ ra vô cùng bất mãn, đuổi Tề vương mà Hạng Vũ sắc phong đi, tự lập mình là Tề vương. Vinh giao ấn tướng quân cho tướng ở đất Lương là Bành Việt công đánh Định Đào, tức là lãnh địa của Hạng Vũ.

Tiếp đến, Trần Dư thấy Trương Nhĩ được sắc phong là Thường Sơn vương, Triệu Yết được phong là Đại vương mà bản thân không được chức tước gì thì vô cùng bất mãn, bèn liên minh với Điền Vinh để đối phó với Trương Nhĩ và Hạng Vũ. Trương Nhĩ binh bại bỏ chạy theo hàng Hán. Trần Dư đón Triệt Yết từ đất Đại về làm vương đất Triệu, bản thân mình thì là Đại vương.

Cùng trong lúc này, Liêu Đông vương Hàn Quảng cũng không thỏa mãn, muốn chiếm lãnh địa của Yên vương, sau cùng lại bị Yên vương tiêu diệt. Vùng đất Trung Nguyên khói lửa chiến tranh không dứt, đã lay động đến địa vị bá chủ của Hạng Vũ. Hạng Vũ cho rằng mọi chuyện đều là từ Điền Vinh mà ra, quyết định đích thân dẫn binh chinh phạt.

Hàn Tín nhận thấy thời cơ đã đến, vào tháng 8 năm đầu Hán Cao Tổ bèn dẫn quân đông chinh, phát khởi chiến dịch bình định Tam Tần.

Quan Trung và Hán Trung ngăn cách nhau bởi dãy núi Tần Lĩnh hiểm trở, giữa hai vùng chỉ có mấy con đường núi hiểm trở thông với nhau. Trên những sườn núi hiểm trở đó người ta đào hang, bắc cầu, nối liền với nhau thành các sạn đạo (đường lát ván, dùng gỗ bắt sàn ở chỗ khe núi hiểm hóc).

Mỗi con đường đều dài đến hàng mấy trăm dặm, vô cùng hiểm trở, chật hẹp, không tiện hành quân, vận chuyển lại càng khó khăn hơn. Trong đó, sạn đạo núi Bao Tà và Trần Thương là hai con đường quan trọng nhất. Sau khi Lưu Bang đi vào Hán Trung đã đốt bỏ đường Bao Tà vốn là sạn đạo dài hơn 600 dặm, muốn tu sửa cũng không phải là chuyện ngày một ngày hai. Bởi vậy chỉ còn Trần Thương là con đường có thể dùng được. Nhưng đầu đường có quân đội hùng hậu của Chương Hàm trấn giữ, muốn phá vòng vây cũng lại là chuyện chẳng dễ dàng chút nào.

Những chuyện này đều không làm khó được Hàn Tín. Ông cử Phàn Khoái, Chu Bột dẫn theo đại binh khuếch trương thanh thế, vờ tu sửa lại con đường Bao Tà đã bị thiêu hủy, làm ra vẻ như muốn xuất binh từ nơi này. Chương Hàm nhận được tin lập tức cử trọng binh phòng ngự ở cửa khẩu. Nơi này “một người trấn giữ ngoài cửa, vạn người khó vượt qua“, chỉ cần giữ chặt cửa quan thì đã có thể kê cao gối ngủ không cần phải lo lắng gì nữa.

Hàn Tín thấy Chương Hàm trúng kế, liền điều binh khiển tướng đi về phía tây, rời khỏi huyện Miễn (Thiểm Tây) rồi chuyển hướng đi về phía bắc, theo Cố đạo tiến quân vào Trần Thương. Trần Thương là nơi đóng quân tích trữ quân lương khi đó, vốn là một vùng yết hầu quan trọng. Quân Hán đi vào Trần Thương trước, chẳng khác nào lén vòng qua phía sau quân đội của ba vị vương đất Tần.

Đại bộ phận binh lực của Chương Hàm đều đã điều động đến Hàm Dương, vậy nên Trần Thương hầu như bỏ trống. Quân Hán không tốn chút hơi sức đã dễ dàng đoạt lấy Trần Thương. Chương Hàm được tin, gấp rút dẫn quân đến giao chiến với Hàn Tín. Quân Hán cơn giận dồn nén đã lâu, lại vừa thắng ngay trận đầu, sĩ khí ngút trời như mãnh hổ xuống núi.

Chương Hàm hấp tấp ứng chiến, lòng quân chưa yên. Trong lúc hai quân giao chiến, Phàn Khoái, Chu Bột cũng dẫn quân đến hợp lực cùng Hàn Tín, ba mặt giáp công. Chương Hàm bại trận tự sát. Tư Mã Hân, Đổng Ế cũng lần lượt đầu hàng. Bình định Tam Tần chỉ mất thời gian vỏn vẹn 4 tháng. Từ đây, Quan Trung đã trở thành căn cứ địa quan trọng, làm thành bàn đạp để Lưu Bang có thể tranh đoạt thiên hạ sòng phẳng với Hạng Vũ.

Cái cách Hàn Tín dẫn quân Hán từ Hán Trung tiến vào Quan Trung được lịch sử gọi là “Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương” (vờ sửa sạn đạo, lẻn qua Trần Thương), chính là điểm sáng đầu tiên của Hàn Tín trong nghiệp cầm quân. Bây giờ câu thành ngữ “Ám độ Trần Thương” dùng để chỉ mưu kế nhằm đánh lạc hướng đối phương. Chiến thuật “Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương” mà Hàn Tín sáng tạo đã luôn được các nhà quân sự đời sau khen ngợi không ngớt lời, ứng dụng không biết bao nhiêu và cũng được đưa vào trong “Tam thập lục kế” của binh gia.

Quân Hán bình định Tam Tần là một việc chấn động nhưng Hạng Vũ nhất thời không có thời gian để bận tâm đến. Những mưu sĩ dưới trướng ông đều cùng cho rằng Lưu Bang mới chính là kẻ địch mạnh nhất. Đặc biệt là á phụ Phạm Tăng, liên tục khuyên Hạng Vũ phát binh tiến đánh Hán vương. Chính ngay lúc Hạng Vũ còn đang chần chừ chưa quyết, Trương Lương đưa mật thư đến, nói rằng Lưu Bang chẳng qua chỉ muốn làm Quan Trung vương mà thôi. Lưu Bang vẫn sẽ mãi mãi thần phục Hạng Vũ, đính kèm lá thư còn có một lá “thư phản hồi” về việc Điền Vinh, Bành Việt liên minh chống Sở muốn tranh thiên hạ.

Hạng Vũ xem thư xong liền tin là thật, thế là đích thân thống lĩnh đại quân bắc tiến, trước tiên đánh tan Bành Việt, sau lại quét sạch Điền Vinh ở Thành Dương, một lần nữa sắc phong Điền Giả làm Tề vương. Sau khi Hạng Vũ rời đi, em trai của Điền Vinh là Điền Hoành đã đuổi cổ Điền Giả. Hạng Vũ tức giận lại tức tốc dẫn quân trở lại giết Điền Hoành. Nhưng Điền Hoành không giao chiến trực diện với Hạng Vũ mà áp dụng chiến thuật du kích. Hạng Vũ muốn đánh thì khó thắng, mà lui binh thì lại không nỡ, hoàn toàn sa lầy trong cuộc chiến với nước Tề.

Lưu Bang lại thừa cơ củng cố và mở rộng cơ nghiệp Quan Trung của mình. Văn thần võ tướng đều dồn dập kéo đến quy thuận. Quốc đô của Hán vương cũng từ Nam Trịnh hẻo lánh dời đến Nhạc Dương, phía đông thông với Tam Tấn (Triệu, Ngụy, Hàn). Trước sau, Lưu Bang đã thu phục được Hà Nam vương Thân Dương, Tây Ngụy vương Ngụy Báo, và Ân vương Tư Mã Bình, lại chiêu hàng cháu của Hàn Tương vương là Hàn Vương Tín, phế bỏ Hàn vương Trịnh Xương. Sau khi Trương Nhĩ bị Trần Thương đánh bại đã đầu hàng Lưu Bang, Trần Bình vốn dĩ là ở dưới trướng của Hạng Vũ nay cũng đến xin nương nhờ Lưu Bang.

(Nguồn: Đại Kỷ Nguyên)

Hôm nào viết về Ngu Cơ ha Thầy ?

Từ từ rùi cũng đến, T yên chí đi!  :tongue:

Dạ Thầy, truyện có tình tính tang đọc thích lắm
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 25 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 25 I_icon13Tue 13 Nov 2018, 12:31

Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương

Chặn đứng quân Sở ở Huỳnh Dương

Lãnh địa hiện tại của Lưu Bang đã được mở rộng thêm mấy lần, quân đội trong tay cũng đã từ 3 vạn tăng lên đến mấy chục vạn. Lúc này, Lưu Bang cảm thấy bản thân không cần đến Hàn Tín cũng có thể đọ sức với Hạng Vũ, đồng thời cũng lo sợ Hàn Tín danh vọng cao quá thì bất lợi cho mình. Thêm vào đó, Trương Lương lúc này cũng đã về lại bên cạnh Lưu Bang. Bởi thế, ông bèn hạ quyết tâm bãi bỏ binh quyền của Hàn Tín.

Trước đêm trực tiếp phát động tấn công Hạng Vũ, Lưu Bang đã điều chỉnh lại quân đội, ung dung thản nhiên bãi bỏ chức vụ đại tướng quân của Hàn Tín, để Tiêu Hà và Hàn Tín ở lại đóng giữ Quan Trung, tiêu diệt tàn binh quân Ung kiêm làm quân hậu viện, còn bản thân mình thì đích thân làm thống soái dẫn theo Trương Lương, Trần Bình đông tiến.

Trương Lương, tự Tử Phòng, cùng với Hàn Tín, Tiêu Hà được xưng là “tam kiệt” (ba anh tài) thời đầu nhà Hán, ông nội và cha của ông đều là thừa tướng nước Hàn. Sau khi Tần Thủy Hoàng diệt Hàn, Trương Lương lập mưu thích sát Tần Thủy Hoàng ở bãi cát Bác Lãng nhưng không thành, bèn đổi tên họ trốn đến Hạ Bì. Ở đây, ông gặp được Hoàng Thạch Công, một nhân vật thần bí đã truyền thụ cho ông “Thái Công binh pháp“. Từ đó, Trương Lương trở thành một mưu lược gia đầy tài năng. Về mưu lược, Trương Lương tuy có chỗ hơn người nhưng không thể một mình đảm đương quân cơ giống như Hàn Tín. Còn Lưu Bang căn bản không chút lo lắng bị Trương Lương uy hiếp nên cứ mãi ỷ lại vào Trương Lương.

Tháng ba năm thứ 2 Hán Cao Tổ (năm 205 TCN), đại quân Lưu Bang đi đến Lạc Dương. Theo kế sách của Trương Lương, Lưu Bang đích thân phát tang cho Nghĩa Đế bị Hạng Vũ giết hại, toàn quân mặc áo tang, đưa tang ba ngày, đồng thời phái sứ giả đi khắp các lộ chư hầu, hiệu lệnh thiên hạ thảo phạt Hạng Vũ báo thù cho Nghĩa Đế. Lưu Bang lấy điều này thu phục lòng dân, cũng tìm được lý do đường hoàng chính đáng cho việc xuất quân của mình.

Dưới ngọn cờ báo thù cho Nghĩa Đế, chỉ trong vòng một tháng, Lưu Bang đã tập hợp được 56 vạn đại quân, khí thế lớn mạnh, nhất tề tiến về kinh đô nước Sở là Bành Thành. Lúc này, đại quân chủ lực của Hạng Vũ và bản thân Hạng Vũ đều đang sa lầy trong cuộc chiến với nước Tề, hậu phương hoàn toàn trống rỗng. Lưu Bang một đường thẳng tiến, suốt hai nghìn dặm hầu như đều không gặp phải bất kỳ trở ngại nào, công hạ Bành Thành quá đỗi dễ dàng.

Lưu Bang bị thắng lợi làm mê mờ đầu óc, tưởng rằng chiếm được Bành Thành chính là đã có được thiên hạ, căn bản không đề phòng Hạng Vũ vẫn còn nguyên thực lực. Lưu Bang không mảy may phòng bị gì thì đã vội vàng đắm chìm trong thú vui tửu sắc. Hạng Vũ trước nay vốn không xem Lưu Bang vào đâu, mãi đến khi Bành Thành bị quân Hán đánh bại, nhớ lại ngày trước trong yến tiệc Hồng Môn chỉ vì quá mềm lòng mà không nỡ xuống tay với Lưu Bang. Thế mà giờ đây, Lưu Bang lại dám ngông cuồng đến cung phủ của mình tầm hoan tác lạc, Hạng Vũ càng nghĩ càng bực mình, nổi giận xung thiên, liền điểm 3 vạn tinh binh tức tốc hành quân về phía nam. Binh sĩ còn lại tiếp tục tác chiến với Điền Hoành.

Hạng Vũ chỉ trong một đêm đã tiến quân thần tốc đến huyện Tiêu, bẻ gãy cánh tay trái của quân Hán, đến giữa trưa thì lấy lại được Bành Thành. Quân Hán bị đánh bại lui về bên bờ sông Cốc, sông Tứ, bị quân Sở đuổi giết, hơn 10 vạn đại quân chen nhau rơi xuống nước mà chết. Tàn binh còn lại thì bỏ chạy về phía phía nam, đến bên bờ sông Tuy không còn đường chạy nữa, phía sau lại có binh lính đuổi theo, hơn 10 vạn đại quân bỏ mạng dưới nước. “Sử Ký – Hạng Vũ bản kỷ” có chép: “Nước sông Tuy vì thế mà không chảy nổi“.

Không đến một ngày, 56 vạn đại quân của Lưu Bang đã bị 3 vạn quân tinh nhuệ của Hạng Vũ đánh cho tả tơi manh giáp, bản thân Lưu Bang cũng bị quân Sở bao vây trùng trùng. Trong lúc nguy cấp, bỗng một trận gió lớn nổi lên, đất đá mù mịt, trời đất tối sầm, cây cối đổ rạp, mái nhà tung bay, quân Sở nhất thời không biết ứng phó thế nào. Lưu Bang thừa dịp đột phá vòng vây trốn thoát, chỉ có mấy mươi kỵ binh là cùng thoát ra được.

Lưu Bang cũng lạc mất người nhà, phụ thân Thái Công cùng vợ là Lã Trĩ bị quân Sở bắt làm con tin. Lưu Bang trên đường trốn chạy gặp được hai đứa con của mình, chính là Hiếu Huệ Đế Lưu Doanh và Lỗ Nguyên công chúa sau này. Ông ta vì để bản thân có thể nhẹ nhàng thoát nạn đã mấy lần xô hai đứa con của mình xuống xe ngựa. May thay Hạ hầu Anh mấy lần xuống vực hai đứa trẻ này lên xe, nhờ vậy mà Lưu Doanh và Lỗ Nguyên mới giữ được tính mạng.

Lưu Bang trong một trận này gần như đã mất sạch toàn bộ vốn liếng có được kể từ sau khi bình định Tam Tần, 56 vạn đại quân chỉ còn lại lèo tèo thưa thớt. Quân Hán từ Bành Thành rút về Huỳnh Dương, các lộ chư hầu đầu hàng Lưu Bang trước đây nay thấy quân Sở thắng lớn đều ngả về phía Hạng Vũ. Hình thế thay đổi đột ngột, phần lớn đất đai phía đông của Huỳnh Dương đã bị quân Sở chiếm lĩnh.

Nếu như Hạng Vũ khởi binh tấn công, Lưu Bang thật không còn bất cứ bình phong nào để có thể nương vào. Điền Hoành, Trần Dư trước đó tưởng có thể cầm chân Hạng Vũ nay đều đã cùng Hạng Vũ giảng hòa. Hạng Vũ bắt đầu chĩa ngọn giáo về phía Lưu Bang. Ông không khỏi rùng mình, trong lúc bất đắc dĩ đã thêm một lần nữa dùng lại Hàn Tín.

Hàn Tín được lệnh trong lúc nguy nan, lập tức điều binh đánh trả quân Sở, rất mau chóng lấy lại được phần lớn lãnh thổ phía đông Huỳnh Dương. Chiến tuyến đẩy mạnh về phía đông Huỳnh Dương, mãi cho đến chỗ chia đôi Huỳnh Dương và Bành Thành. Quân Hán đã kiến lập hệ thống phòng ngự vững chắc ở những nơi này, khiến cho hình thế Hán Sở tranh hùng từ tình thế nguy kịch cho quân Hán nay về lại trạng thái vững chãi.

Nếu như không có Hàn Tín xoay chuyển cục diện, kết cục của quân Hán quả thật khó tưởng tượng được. Chiến quả của Hàn Tín khiến quân Hán lần nữa phấn chấn trở lại, cũng khiến cho các lộ chư hầu khác không dám manh động nữa. Lưu Bang chuyển nguy thành an, lại có được cơ hội cùng Hạng Vũ tranh hùng lần nữa.

(Nguồn: Đại Kỷ Nguyên)


_________________________
Truyện xưa - Ái Hoa - Page 25 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 25 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 25 I_icon13Thu 15 Nov 2018, 14:48

Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương

Sau chiến thắng Bành Thành, Hạng Vũ đã xem Lưu Bang là đối thủ nguy hiểm nhất, cái gai trong mắt phải nhổ. Ông tập trung chấn chỉnh binh lực, liên hợp với các nước Tề, Triệu, Ngụy và Cửu Giang vương Anh Bố, chuẩn bị đánh từ hai mặt nam bắc, thẳng tiến đến tận Quan Trung. Lúc này, Ngụy Vương Báo vốn đã quy thuận giờ thấy Lưu Bang yếu thế bèn liên thủ với Hạng Vũ quay sang đánh Lưu Bang từ hai bên mặt.

Tập kích bất ngờ phá tan quân Ngụy

Lãnh địa của Ngụy vương ở Hà Đông, phía tây tiến đến uy hiếp Quan Trung, phía nam có thể cắt đứt liên hệ giữa Quan Trung và Huỳnh Dương. Vậy nên trước khi quyết chiến cùng Hạng Vũ, Lưu Bang cần phải giải quyết mối hoạ Ngụy vương Báo. Trước tiên, Lưu Bang sai biện sĩ Lệ Thực Kỳ đến khuyên giải.

Ngụy vương Báo trước nay cực kỳ chán ghét thái độ ngạo mạn vô lễ ngày thường của Lưu Bang nên không muốn tiếp kiến sứ giả. Lệ Thực Kỳ đành phải không công trở về. Bất đắc dĩ Lưu Bang đành phải dùng lại Hàn Tín lần nữa, bổ nhiệm Hàn làm tả thừa tướng và đại tướng quân, cùng với Tào Tham, Quán Anh dẫn quân đi đánh Ngụy.

Ngụy vương ở ven bờ Hoàng Hà có cử trọng binh canh giữ, bố trí phòng hộ nghiêm ngặt, không chút sơ hở. Vấn đề thứ nhất mà Hàn Tín phải đối mặt là vượt sông Hoàng Hà thế nào. Quân Hán chỉ có một trăm chiếc thuyền cũ trong tay, nếu miễn cưỡng vượt sông, ắt sẽ thiệt hại to lớn, thắng bại khó lường.

Hàn Tín đã dùng diệu kế: “Thùng gỗ vượt sông”. Ông chia quân thành hai đường, một sáng một tối, sáng là đội quân hướng đến Bồ Bàn, do Quán Anh chỉ huy, 1 vạn binh mã cùng hơn 100 chiếc thuyền dàn thành thế trận, bày thuyền bè, hư trương thanh thế như muốn vượt qua sông Lâm Tấn. Ngụy vương Báo thấy quân Hán bày trí thuyền bè ở Bồ Bản, lập tức hiệu lệnh thuộc hạ, điều động rất nhiều binh mã từ nơi khác đến bày trận nghênh địch.

Hàn Tín sai một đạo binh mã khác âm thầm tiến đến Hạ Dương (Hàn Thành, tỉnh Thiểm Tây ngày nay), nơi cách đó hơn một trăm dặm về phía Bắc. Hạ Dương là bến thuyền tốt nhất giữa Long Môn quan đến Bồ Tân quan, mặt sông rộng rãi, đáy bờ nước chậm, thuyền bè đi lại dễ dàng, hơn nữa có 20 dặm đồng bằng thuận tiện cho quân đội tập kết. Hàn Tín sau khi đến Hạ Dương thì không dùng thuyền vượt sông, mà sai quân lĩnh đẵn cây, làm các loại thùng gỗ, lại dùng dây thừng buộc chặt thùng gỗ và khúc gỗ với nhau, làm thành bè gỗ.

Quân Hán âm thầm qua sông khi quân Nguỵ ở bên kia sông đều đã bị điều đến Bồ Bản, vậy nên không hề kinh động, quỷ thần chẳng biết. Sau khi qua sông, Hàn Tín mau chóng đánh úp và giành được đất An Ấp. Đây vốn là một vùng quân sự quan trọng, Ngụy vương Báo không thể không kéo binh trở về ứng cứu. Ngụy quân vừa rút lui khỏi Bồ Bản, quân Hán lập tức chèo thuyền vượt sông, mau chóng chiếm lấy Bồ Bản.

Hai đạo quân Hán lần lượt vượt sông mau chóng hợp binh giáp công đại quân của Ngụy vương Báo giữa Bồ Bản và An Ấp. Dưới thành An Ấp, quân Ngụy đại bại bỏ trốn, Tào Tham đuổi sát theo sau. Quân Ngụy chạy đến Đông Viên, Tào Tham cũng lần theo dấu vết đuổi đến. Toàn bộ tàn quân Ngụy đều bị diệt, Ngụy vương Báo cũng bị bắt sống. Tiếp đó, Hàn Tín lại bắc tiến công chiếm Bình Dương, chỉ qua vài trận đã bình định toàn bộ nước Ngụy lớn mạnh, thời gian không đến một tháng.

“Thùng gỗ vượt sông” cũng là một chiến thuật kinh điển trong lịch sử chiến tranh, không chỉ cách thức vượt sông mới lạ đặc biệt, trình tự chiến lược của nó càng kỳ diệu hơn. Trước hết “dương đông kích tây”, sau khi đánh tây xong rồi lại đánh đông lần nữa, khiến đối thủ hoàn toàn ở vào trạng thái bị động chịu đòn. Về cơ bản “Thùng gỗ vượt sông” chính là một phiên bản khác của “Ám độ Trần Thương“, cũng chính là “Dối trời qua biển“, vờ đánh Đồ Bản mà thực ra là tiến đến An Ấp.

Thông thường mà nói, sau khi một mưu kế nào đó được sử dụng thành công, người ta đều sẽ lấy đó làm bài học, làm gương. Bởi vậy diễn lại trò cũ nguyên là việc rất khó khăn. Thế mà kỳ tài quân sự Hàn Tín lại có thể 2 lần thực thi kế sách: “Ám độ Trần Thương” ấy, thực là tuyệt diệu vô cùng!

Hàn Tín bình định nước Ngụy thực sự đã giải trừ được uy hiếp đối với quân Hán, khiến hậu phương Quan Trung càng thêm vững chắc, cũng khiến kế hoạch tấn công cánh phải của Hạng Vũ không cách nào thực thi, hóa giải áp lực trên chiến trường Huỳnh Dương. Đặc biệt, Hàn Tín tác chiến trước nay vẫn lấy phá binh làm chủ, tiêu diệt chủ lực của kẻ địch chứ không chỉ là chiếm lĩnh thành trì một cách đơn thuần.

Vậy nên địa bàn mà ông chiếm giữ được thông thường đều rất vững chắc, sẽ không xuất hiện tình trạng được rồi lại mất. Nước Ngụy vừa diệt, Lưu Bang lập tức cử người đến điều đi toàn bộ tinh binh bắt giữ được và lượng lớn vật tư thu giữ được, danh nghĩa là chi viện chiến trường Huỳnh Dương, nguyên nhân trọng yếu hơn cả là để kìm hãm thực lực của Hàn Tín.


(Nguồn: Đại Kỷ Nguyên)


_________________________
Truyện xưa - Ái Hoa - Page 25 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 25 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 25 I_icon13Mon 19 Nov 2018, 11:11

Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương

Khéo léo đoạt Yên, Triệu

Hàn Tín diệt Ngụy đã nhổ bỏ được cái gai cắm trên trên lưng quân Hán, nhưng chư hầu các nước Đại, Triệu, Yên, Tề ở phía bắc sông Hoàng Hà vẫn đang hùng cứ một phương, liên hợp với quân Sở đối đầu với quân Hán. Trên chiến trường chính, quân Hán vẫn ở thế bất lợi, Huỳnh Dương hai lần thất thủ. Cuộc chiến giằng co gian khổ khiến Lưu Bang có lần muốn từ bỏ Huỳnh Dương.

Hàn Tín đã phân tích tình hình, chủ động xin 3 vạn binh mã tiến lên phía bắc đối phó Yên, Triệu, Đại, Tề, chặn đứt đường vận lương giữa các nước chư hầu với nước Sở. Nếu như thu phục được các lộ chư hầu này, Hán sẽ hình thành thế đánh giáp công nước Sở từ hai mặt. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử có một đại tướng đưa ra sách lược này: Kết hợp giữa phòng ngự mặt chính bền vững và tấn công từ hai bên mặt. Với Lưu Bang mà nói loại chiến lược cao siêu này nhất thời vẫn khó lý giải, nhưng cũng không có lý do để phản đối, bèn gật đầu đồng ý. Ông đặt nước Ngụy thành quận Hà Đông, cử Trương Nhĩ làm trợ thủ đồng thời giám sát hành động của Hàn Tín.

Tháng 9 nhuận năm thứ 2 Hán Cao Tổ, Hàn Tín lĩnh binh Bắc tiến. Mục tiêu tấn công đầu tiên là nước Đại. Một năm trước, Lưu Bang dụ nước Triệu xuất binh đánh Hạng Vũ. Trần Dư đề nghị phải giết chết Trương Nhĩ mới đồng ý xuất binh. Lưu Bang liền tìm chọn ra một người trông giống hệt Trương Nhĩ giết chết, lừa Trần Dư xuất binh trợ chiến.

Về sau, Trần Dư phát hiện mình bị mắc lừa, nên đã phản bội Lưu Bang. Khi đó, Đại vương Trần Dư không ở nước Đại, mà chạy đến nước Triệu làm tướng quốc, giúp Triệu vương trị lý quốc gia, công việc của nước Đại do tướng quốc Hạ Thuyết thay mặt lo liệu. Nước Đại nước nhỏ binh yếu vốn không chịu nổi một đòn tấn công, Hàn Tín mau chóng thẳng tiến đánh bại quân Đại, bắt sống Hạ Thuyết, diệt nước Đại.

Nhưng trong liên minh Triệu – Đại, có thực lực thật sự chính là nước Triệu. Nếu muốn hoàn toàn thắng lợi thì ắt phải diệt Triệu. Nhưng ngay lúc này, Lưu Bang lại sai người đến thu giữ quân đội để bổ sung cho chiến trường Huỳnh Dương. Lần này không chỉ dẫn đi tù binh, mà còn “rút củi tận đáy nồi”, điều đại tướng Tào Tham và quân đội của ông cùng đến chi viện Huỳnh Dương để chống Sở.

Hàn Tín không muốn bỏ dở nửa chừng, thỉnh cầu Hán vương cho phép ông xây dựng quân đội, tiếp tục Bắc tiến đánh Triệu. Lưu Bang khó lòng từ chối, đã phân phối một chút binh lực cho Hàn Tín. Nhưng đến khi Hàn Tín xốc lại đội hình binh mã của mình thì đã lỡ mất thời cơ tốt nhất, quân Triệu đã dàn binh phòng thủ, bày xong thế trận chờ quân Hán.

Địa hình nước Triệu dễ thủ khó công, dãy núi Thái Hành cao lớn, hiểm trở là tấm bình phong thiên nhiên che chở. Con đường duy nhất tiến vào nước Triệu là cửa Tỉnh Hình, một trong tám hẻm núi lớn của núi Thái Hành. Chỗ này chính là đại hạp cốc (hẻm núi lớn), hai bên vách núi sừng sững, con đường chật hẹp, xe không thể song hành, ngựa cũng không thể đưa vào, chỉ cần một người chẹn ngoài cửa thì vạn người không thể đi ra. Muốn vượt qua hẻm núi lớn này, quân đội cần phải xếp thành một hàng dài, đầu và đuôi không thể phối hợp với nhau. Chỉ cần quân Triệu cho một đối quân nhỏ canh giữ ở một lối ra nào đó thì quân Hán khó tiến sâu vào đất Triệu. Hơn nữa lối ra của cửa Tỉnh Hình còn có một con sông chảy xiết. Như vậy, tiến vào đất Triệu thì cũng ngang với đi vào “Quỷ môn quan”, rất khó trở về.

Trần Dư trù tính một mẻ diệt sạch toàn bộ binh lực của Hàn Tín nên không cử binh lính chế ngự hẻm núi, mà tập trung 20 vạn đại quân ở phía đông hẻm núi sẵn sàng đón đánh. Chính là Trần Dư muốn đợi quân của Hàn Tín hoàn toàn qua khỏi cửa Tỉnh Hình rồi dùng binh lực vượt trội của mình mà đè bẹp quân Hán. Kế hoạch hoàn mỹ như vậy, lại bị một cao nhân nhìn ra chỗ sơ hở. Người này chính Quảng Võ Quân Lý Tả Xa (cháu của Lý Mục) thủ hạ dưới trướng của Trần Dư.

Lý Tả Xa cho rằng Hàn Tín một đường thừa thắng tiến tới, tình thế khó mà đương đầu. Nhưng mà, “vận lương nghìn dặm, quân sĩ có dáng đói, đợi hái củi cắt cỏ mà nấu ăn, lính tráng không được no” (Sử Ký – Hoài Âm hầu liệt truyện). Ý tứ là ngoài nghìn dặm vận chuyển lương thực cho quân đội, binh sĩ sẽ phải chịu đói. Hiện giờ kiếm củi nấu cơm, binh sĩ ắt sẽ ăn không được no. Đây chính là nhược điểm lớn nhất của quân Hán. Cửa Tỉnh Hình lối đi chật hẹp, lương thảo quân Hán lại ở tận phía sau. Nếu như bố trí binh mã đi theo đường tắt chẹn đường vận tải, đợi quân đội đi qua cửa Tỉnh Hình, rồi lại sai quân kiên trì trấn giữ khe núi, không cho binh mã rút lui, quân Hán sẽ lâm vào hai tình cảnh khó khăn “tiến không vào được đất Triệu, lui lại không thể trở về”. Không cần dùng đến 10 ngày, quân Hán sẽ không đánh mà tự tan. Nhưng Trần Dư lại cho rằng “Nghĩa binh thì không dùng mẹo lừa dối, mưu kỳ lạ” (Sử Ký – Hoài Âm hầu liệt truyện), bỏ mặc kiến nghị của Lý Tả Xa sang một bên.

Hàn Tín hay được chuyện này, trong lòng mừng thầm, lập tức bố trí hành động. Đúng lúc nửa đêm, điểm 2 nghìn kị binh nhẹ mang theo cờ đỏ của quân Hán ẩn náu ở gần doanh trại quân Triệu, lại lệnh cho những binh sĩ khác dùng bữa trước, chuẩn bị xuất phát, và nói với tướng sĩ rằng: “Hôm nay phá quân Triệu xong sẽ họp nhau ăn tiệc”.

Nghe thấy mệnh lệnh của đại tướng quân, đám quân sĩ vẻ mặt ngơ ngác. Lúc đó quân Hán chỉ có 3 vạn nhân mã, làm sao đánh bại được 20 vạn quân Triệu đây? Hơn nữa còn nói đánh trận xong rồi họp nhau ăn tiệc! Hẳn là đại tướng quân đang nói mơ chăng? Hàn Tín không để ý đến ánh mắt nửa tin, nửa ngờ của mọi người, ông chỉ huy 1 vạn binh sĩ đi vào từ cửa Tỉnh Hình trước, lập doanh trại quay lưng ra phía sông. Ông hiểu rõ mưu kế của Trần Dư là muốn một trận tiêu diệt gọn quân Hán, vậy nên khi không thấy toàn bộ quân Hán xuất hiện tuyệt sẽ không đến quấy rối. Tình thế quả nhiên như Hàn Tín tiên liệu, 1 vạn binh sĩ thuận lợi bố trí ổn thỏa.

Sau khi trời sáng, Hàn Tín gióng trống khua chiêng tiến vào cửa Tỉnh Hình, bày trận bối thủy (quay lưng ra sông) ở bờ sông, sau đó thách đánh quân Triệu. Trần Dư nhìn thấy quân Hán người ít, bản thân lại chiếm ưu thế về địa hình, thế dựa vào núi và nhìn ra sông. Hai quân đánh nhau được một lúc, Hàn Tín giả thua bỏ chạy, trống trận và cờ xí đều không kịp mang theo, vứt ngổn ngang suốt dọc đường. Trần Dư nhìn thấy vậy, càng cảm thấy nắm chắc phần thắng, lập tức lệnh cho toàn quân ra trận bắt sống Hàn Tín. Hai nghìn quân kỵ mà Tín đã cho đi từ trước chờ đến khi quân Triệu bỏ lũy trống để đuổi theo quân Hán, liền ruổi nhanh vào trong thành, nhổ tất cả cờ xí của Triệu để dựng 2 nghìn lá cờ đỏ của Hán.

Bên này, đội quân của Hàn Tín đã nhập vào đạo quân ở gần sông, ra sức đánh lại quân Triệu. Bởi không còn đường để rút lui, quân Hán ai nấy cũng đều chiến đấu dữ dội. Hai bên đánh nhau hơn cả nửa ngày trời vẫn không phân thắng bại. Quân Triệu thấy đánh nhau đã lâu mà vẫn không thắng, bèn thu binh về lại doanh trại. Về đến nơi thì thấy bên trong doanh trại toàn là cờ hiệu của quân Hán tung bay, cho rằng quân Hán đã chiếm mất doanh trại, lập tức lòng quân hoang mang, binh sĩ hỗn loạn bỏ chạy. Lúc này quân Hán rút đến gần sông liền chủ động quay lại đánh trả, cùng với 2 nghìn binh sĩ này thừa cơ hai bên áp lại, phá tan quân Triệu. Trần Dư tử trận, Triệu vương Yết và Lý Tả Xa bị bắt sống. Hàn Tín chỉ trong một trận mà diệt Triệu.

Sau khi chiến trận kết thúc, các tướng hỏi Hàn Tín: “Binh pháp nói ‘Bên phải sau lưng thì núi gò, trước mặt bên trái thì sông đầm’ nay tướng quân lại sai chúng tôi quay lưng ra sông mà bày trận, thế mà lại có thể thắng được, không biết rốt cuộc là đạo lý gì đây?“.

Hàn Tín cười nói rằng: “Điều đó ở trong binh pháp, chỉ có điều mọi người không xét đến mà thôi. Chẳng phải binh pháp có nói: ‘Hãm vào đất chết thì sau mới sống, dắt vào chỗ mất thì sau mới còn’ đó sao? Vả chăng Tín không phải có những tướng sĩ đã từng được huấn luyện. Đây cũng như người ta nói là kéo những người ngoài chợ bắt họ đi đánh. Tình thế này nếu không đặt họ vào nơi đất chết khiến cho người nào cũng vì mình mà chiến đấu thì không được. Nếu như ta để cho họ vào nơi đất sống thì họ đều bỏ chạy, ta còn làm sao dùng họ được nữa“. Mọi người lúc này mới thấy Hàn Tín đúng thật là cao thủ dùng binh.

Hàn Tín vô cùng bội phục kiến thức của Quảng Võ Quân Lý Tả Xa. Khi Lý Tả Xa được dẫn vào trong quân doanh, Hàn Tín đã tự mình cởi dây trói và xin lỗi, mời ông ngồi ở hướng đông, mình thì ngồi ở hướng tây giống như học trò thỉnh giáo về sách lược thảo phạt nước Yên và nước Tề. Lý Tả Xa khiêm nhường nói: “Tôi nghe nói ‘làm tướng mà quân đã thua trận thì không thể nói là dũng cảm, quan đại phu của nước đã mất thì không thể bàn đến việc bảo tồn nước’. Nay tôi là tên tù bại trận đâu có xứng đáng bàn đến việc đại sự”.

Hàn Tín vội đáp: “Tôi đây nghe nói Bách Lý Hề thời Xuân Thu trước là quan nước Ngu, về sau nước Ngu bị diệt, ông đã được Tần Mục Công dùng năm tấm da dê chuộc về, làm quan đại phu ở nước Tần, giúp Tần Mục Công thực xưng bá chư hầu. Đây vốn không phải Bách Lý Hề ở nước Ngu thì ngu mà về nước Tần thì khôn, cũng không phải vì ông không chịu tận sức cho nước Ngu, hay càng tận tâm cho nước Tần. Mà bởi quân vương nước Ngu không chịu nghe theo kế của ông, còn Tần Mục Công lại tiếp nhận kế sách của ông. Giả sử Trần Dư nghe theo kế của túc hạ thì bọn Tín cũng đã bị bắt rồi. Chỉ vì ông ta không dùng mưu của túc hạ cho nên Tín mới được hầu chuyện đó thôi”.

Lý Tả Xa thấy Hàn Tín đối xử chân thành như vậy, lòng cảm động sâu sắc, nghiêm túc phân tích cục diện hiện thời: “Người khôn nghĩ một nghìn điều, thế nào cũng có một điều sai. Người ngu nghĩ một nghìn điều, thế nào cũng có một điều đúng, cho nên có câu: ‘Lời nói của người cuồng cũng được thánh nhân xét đến’, chỉ sợ mưu kế của tôi chưa chắc đã dùng được, nhưng cũng xin bày chút trung thành dại dột.

Thành An Quân Trần Dư có kế bách chiến bách thắng, không may phút chốc thất bại, quân đội bị thua ở gần đất Cảo Thành, thân chết trên sông Chi Thủy. Nay tướng quân vượt Tây Hà, cầm tù vua Ngụy, bắt sống Hạ Thuyết ở Ứ Dự, đánh một trận lấy Tỉnh Hình, chưa trọn buổi sáng đã phá được hai mươi vạn quân Triệu, giết Thành An Quân Trần Dư. Danh tiếng nổi trong nước, uy thế rung động thiên hạ. Người nông phu không ai không nghỉ việc, buông cày, mặc áo đẹp, đem thức ăn ngon, nghiêng tai để chờ quyết định vận mệnh. Đó là cái sở trường của tướng quân.

Nhưng nay quân mệt, lính mỏi, đóng lâu ở dưới chân thành kiên cố của nước Yên. Muốn đánh thì sợ đánh lâu mà sức không thể lấy được. Thực tình sẽ lộ ra sơ hở khiến quân uy giảm sút, lâu ngày hết lương mà nước Yên yếu thế kia vẫn không phục, nước Tề thế nào cũng giữ biên giới để tự cường. Nước Yên, nước Tề đều chống cự không chịu đầu hàng, thì chưa biết họ Lưu hay họ Hạng sẽ nắm phần thắng lợi. Đó là sở đoản của tướng quân.

Tôi là người ngu, trộm cho kế của ngài là sai. Vì vậy kẻ giỏi dùng binh không lấy cái sở đoản để đánh cái sở trường mà lấy cái sở trường để đánh cái sở đoản. Nay tính mưu kế cho tướng quân, không gì bằng xếp giáp cho quân nghỉ ngơi, bình định nước Triệu, vỗ về những người con mất cha. Trong vòng trăm dặm, vò rượu ngày nào cũng đem đến để thết sĩ phu, khao quân lính, hướng về nước Yên ở phía Bắc mà đóng quân. Sau đó sai người biện sĩ mang một bức thư, nói rõ cái sở trường của mình với nước Yên, chắc chắn nước Yên không dám không nghe theo. Nước Yên đã nghe theo, sai người biện sĩ đi về hướng Đông nói với Tề, nước Tề thế nào cũng nghe theo như cỏ lướt trước ngọn gió, dẫu có người mưu trí cũng không biết bày cách gì cho Tề. Như thế thì có thể lấy được thiên hạ. Việc binh vốn có cái thuật ‘trước hư trương thanh thế rồi sau mới dùng thực lực’, tức là như thế”
.

Hàn Tín nghe xong tấm tắc khen hay, lập tức cử sứ giả đến nước Yên dâng thư cho Yên vương, trình bày lợi hại khuyên họ quy hàng. Yên vương khiếp sợ uy danh của Hàn Tín, quả nhiên đầu hàng, bỏ Sở theo Hán.


(Nguồn: Đại Kỷ Nguyên)


_________________________
Truyện xưa - Ái Hoa - Page 25 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 25 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 25 I_icon13Wed 21 Nov 2018, 12:20

Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương

Rạng đông cướp tướng ấn

Sau khi Hàn Tín liên tiếp giành được thắng lợi ở miền Bắc, cục diện trên chiến trường đã bắt đầu có lợi cho quân Hán. Hạng Vũ hết sức khẩn trương, thường xuyên cử binh đến quấy nhiễu biên giới Yên, Triệu. Hàn Tín bôn ba tới lui đánh đuổi quân Sở, vỗ về dân chúng, đồng thời huấn luyện, chiêu mộ binh mới, chi viện chiến trường mặt chính ở Huỳnh Dương của Lưu Bang.

Cùng lúc này, ở đất Đại, đất Triệu đôi lúc cũng có những chiến sự vụn vặt phát sinh. Để tiện quản lý, Hàn Tín tiến cử với Lưu Bang lập Trương Nhĩ làm Triệu vương. Thật ra với công lao của Hàn Tín, thỉnh cầu sắc phong cho mình làm vương cũng là rất thỏa đáng. Trương Nhĩ là bạn cũ của Lưu Bang, rất được tín nhiệm, cộng thêm Lưu Bang đang bị Hạng Vũ áp chế đến thở không ra hơi, nên đã vui vẻ đáp ứng thỉnh cầu của Hàn Tín.

Tuy Hàn Tín cùng lúc đánh Đại, phá Triệu nhưng Hạng Vũ cũng đã bắt đầu phản công Lưu Bang dữ dội hơn. Lưu Bang dĩ nhiên không phải là đối thủ của Hạng Vũ. Quân Sở mau chóng đoạt lại toàn bộ căn cứ địa của quân Hán từ Huỳnh Dương trở về phía đông, chặt đứt con đường vận chuyển lương thảo, vây chặt Huỳnh Dương chật như nêm cối. Lần bao vây này kéo dài hơn một năm trời.

Lưu Bang bản lĩnh đánh trận không giỏi, nhưng lại rất giỏi bảo toàn tính mệnh và dùng mưu kế thâm hiểm. Ông ta trước tiên xách động Anh Bố, về sau lại đưa cho Trần Bình 4 vạn tiền để ông này ly gián quan hệ giữa Hạng Vũ với nhóm đại tướng Chung Ly Muội, Long Thư. Điều này còn khiến cho Phạm Tăng, mưu sĩ được Hạng Vũ tín nhiệm nhất, uất hận mà bỏ đi. Dù vậy, vòng vây Huỳnh Dương vẫn không giải trừ được. Lưu Bang cuối cùng đã dùng kế trá hàng, cho tướng quân Kỷ Tín đóng giả mình, thừa lúc hỗn loạn bỏ trốn.

Sau khi Hạng Vũ đoạt lại Huỳnh Dương liền thừa thắng đuổi theo, lần nữa lấy lại được trọng trấn Thành Phụ. Lưu Bang thì rụt cổ ở Võ Quan, chỉ phòng thủ chứ không nghênh chiến, đồng thời không ngừng cầu xin Bành Việt gây rối ở hậu phương Hạng Vũ. Bành Việt đánh mãi đến phụ cận Bành Thành, trực tiếp uy hiếp kinh đô nước Sở. Hạng Vũ buộc phải hành quân nghìn dặm trở về ứng cứu kinh sư. Áp lực của Lưu Bang ngay lập tức được giảm nhẹ. Quân Hán lại thừa cơ chiếm lĩnh Thành Phụ và Huỳnh Dương. Sau khi Hạng Vũ đánh bại được Bành Việt, điều quân trở về công đánh Lưu Banh, chưa đến một tháng, đã liên tiếp chiếm lại Huỳnh Dương và Thành Phụ. Ngay trước khi thành Thành Phụ bị công phá, hai người Lưu Bang và Hạ Hầu Anh đã trốn được ra ngoài.

Lưu Bang sức cùng lực cạn, đã bị Hạng Vũ đánh cho kinh sợ, nhưng trốn đến nơi nào mới được an toàn đây? Ông bèn nghĩ đến Hàn Tín đang đóng quân ở Tu Võ. Sau khi Hàn Tín thu phục được Yên, Triệu, theo kế hoạch sẽ tiến lên đất Tề nhưng bởi Lưu Bang liên tục bại trận ở chiến trường chính Huỳnh Dương nên Hàn Tín đã chọn Tu Võ ở phía nam đất Ngụy làm căn cứ địa để tiện luyện tập binh sĩ và chi viện cho Lưu Bang.

Nghĩ đến Hàn Tín, tâm tình của Lưu Bang vô cùng phức tạp. Nhờ Hàn Tín chống đỡ cục diện nguy nan, ông mới có thể chết đi sống lại hết lần này đến lần khác, thật đúng là vô cùng may mắn. Mặt khác, Hàn Tín chỉ dựa vào 3 vạn binh mã tầm thường lại chế phục được các chư hầu phương Bắc, còn ông thân là Hán vương lại liên tục bại trận, không biết để mặt mũi vào đâu. Bây giờ Hàn Tín đã có hơn 10 vạn binh mã, còn Lưu Bang chỉ còn lại một người một xe, ông muốn có được quân tiếp viện nhưng lại không muốn nợ ân tình của Hàn Tín. Lưu Bang trầm ngâm suy nghĩ, trù tính ra một màn kịch đời sau gọi là “rạng đông đoạt tướng ấn”.

Tháng 6 năm thứ tư Hán Cao Tổ (tức năm 203 TCN), Lưu Bang cùng với Hạ Hầu Anh thảm hại trốn chạy từ Thành Cao, suốt quãng đường ăn gió nằm sương đã đến được Tu Võ, nơi Hàn Tín đóng quân. Nhưng bản thân Lưu Bang bản tính đa nghi, ngờ vực, vốn không đi đến doanh trại gặp mặt Hàn Tín, Trương Nhĩ mà âm thầm lặng lẽ ở trong trạm dịch. Hôm sau trời còn chưa sáng, nhân lúc Hàn Tín, Trương Nhĩ vẫn còn đang ngủ say, Lưu Bang giả trang thành sứ giả của Hán vương lén vào trong lều trại của Hàn Tín, lấy trộm binh phù, lệnh tiễn và tướng ấn của Hàn Tín, Trương Nhĩ, đoạt binh quyền của hai người họ vào trong tay mình. Lại triệu tập các tướng lĩnh khác, bố trí lại chức vị các tướng mới yên tâm đánh thức Hàn Tín, Trương Nhĩ hai người.

Hàn Tín và Trương Nhĩ vội vàng chỉnh đốn áo mũ đi ra nghênh đón. Lưu Bang phong Hàn Tín làm tướng quốc, lệnh cho Trương Nhĩ quản lý hai vùng đất Triệu, Đại, còn bản thân thì dẫn theo đại quân của Hàn Tín đi giải cứu nguy cơ nơi chiến trường Huỳnh Dương. Sau đó, nhờ vào đại tướng quân Hàn Tín và Bành Việt đánh giúp hậu phương Hạng Vũ, Lưu Bang cuối cùng đã đoạt lại được Huỳnh Dương và Thành Phụ.

(Nguồn: Đại Kỷ Nguyên)


_________________________
Truyện xưa - Ái Hoa - Page 25 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 25 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 25 I_icon13Mon 26 Nov 2018, 15:18

Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương

Sau khi Hàn Tín diệt Nguỵ, phá Triệu, công chiếm Huỳnh Dương, Thành Phụ, ưu thế trên chiến trường Hán Sở rõ ràng đã nghiêng về quân Hán. Lưu Bang dần xiết chặt vòng vây đối với Hạng Vũ, ngày thắng lợi cuối cùng đã không còn xa

Công chiếm nước Tề


Nước Tề đất rộng người đông, thực lực hùng hậu. Hán Sở giằng co, Tề bảo trì trung lập, ngồi trên núi nhìn hổ đấu. Sau khi Triệu bị công phá, Tề điều 20 vạn đại quân bày thành thế trận chờ sẵn Hàn Tín ở biên giới. Dù cho Lưu Bang âm hiểm xảo quyệt, lại cướp mất binh quyền của Hàn Tín, nhưng Hàn Tín đối với Hán vẫn một lòng trung thành như thuở đầu. Ông lập tức chiêu binh mãi mã, thành lập một nhánh quân mới, chuẩn bị công đánh nước Tề.

Hàn Tín có tài thao lược, tân binh chiêu mộ sau khi trải qua huấn luyện trong một thời gian ngắn đã trở thành những tinh binh anh dũng thiện chiến. Lưu Bang lo quân số tân binh không đủ để đối đầu với quân Tề, đã điều Tào Tham và Quán Anh đến giúp đỡ, đồng thời cũng thuận tiện giám sát Hàn Tín.

Trước đêm Hàn Tín xuất binh đánh Tề, mưu sĩ của Lưu Bang là Lệ Thực Kỳ xin được sang Tề khuyên giải. Ông đến nước Tề không e dè tuyên dương chiến tích ngày trước của Hàn Tín ngay trước mặt Tề vương Điền Quảng và tướng quốc nước Tề là Điền Hoành, liệt kê ra bài học kinh nghiệm của Ngụy vương Báo, Triệu vương Yết và Trần Dư, Hạ Thuyết và tiền lệ nước Yên đầu hàng, chỉ ra rằng quy hàng có thể bảo toàn được giang sơn, còn nếu không đầu hàng thì sẽ phải diệt vong.

Điền Hoành và Điền Quảng vốn không phải là đồng minh của Hạng Vũ, giao chiến với Hàn Tín cũng không nắm chắc phần thắng, liền bị Lệ Thực Kỳ thuyết phục, quyết định đầu hàng. Lệ Thực Kỳ được tôn làm thượng khách, đồng thời nước Tề cũng buông lỏng việc phòng thủ biên cương.

Hàn Tín dẫn theo quân đội tiến về phía đông, vẫn chưa từ bình nguyên vượt qua Hoàng Hà, thì nghe nói biện sĩ Lệ Thực Kỳ được Hán vương sai đi đã thuyết phục được nước Tề đầu hàng. Tuy không rõ nội tình, ông vẫn dự tính thu binh về lại kinh thành. Nhưng Khoái Triệt, mưu sĩ của ông lại, người nổi tiếng thông minh, nhanh nhạy, giỏi biện giải, lại có cách nghĩ khác.

Khoái Triệt cảm thấy việc Hàn Tín bãi binh ngưng chiến thật không thỏa đáng. Ông nhắc nhở Hàn Tín: “Đại tướng quân công đánh nước Tề là theo lệnh của Hán vương mà hành sự. Hán vương cử sứ giả khuyên giải nước Tề đầu hàng vốn chưa hề thông báo cho ông dừng việc tiến quân. Nếu bây giờ bãi binh không đánh Tề nữa, há không phải là trái lệnh của Hán vương hay sao? Hơn nữa, Lệ Thực Kỳ chỉ là một gã thư sinh, chỉ dựa vào ba tấc lưỡi thật sự có thể thuyết phục nước Tề lớn mạnh như vậy đầu hàng hay không? Nếu không có uy thế áp sát biên giới của đại quân ngài, đây vốn là chuyện không thể nào“.

Hàn Tín thấy lời của Khoái Triệt rất có đạo lý. Nước Tề thực lực lớn mạnh, rõ ràng không dễ mà phục tùng nhà Hán. Nếu như một ngày kia hình thế có biến, khó tránh việc Tề lại khởi tâm phản nghịch, chi bằng giải quyết triệt để là tốt nhất. Thế là nhân lúc quân Tề không phòng bị, Hàn Tín mau chóng dẫn đại quân vượt Hoàng Hà, tiêu diệt chủ lực quân Tề, dễ dàng chiếm lấy Lịch Hạ, cấp tốc công chiếm các nơi, ông đích thân dẫn chủ lực quân Hán ngày đêm tiến về Lâm Tri, kinh đô nước Tề.

Điền Quảng, Điền Hoành hay tin, giận đứng cả tóc gáy, cho rằng Lệ Thực Kỳ đến đây giả vờ chiêu an để nước Tề buông lơi phòng bị, giúp quân Hán thừa cơ tiến vào. Tề vương lệnh cho Lệ Thực Kỳ bảo Hàn Tín lui binh, nếu không sẽ phải xuống vạc dầu. Lệ Thực Kỳ đã chọn lấy cái chết. Sau khi giết Lệ Thực Kỳ, Điền Quảng, Điền Hoành hoảng hốt dẫn quân xông phá vòng vây. Hàn Tín chia binh đuổi theo tàn quân, quân Tề dọc đường liên tiếp bại trận, toàn bộ nước Tề mau chóng nằm trong tay Hàn Tín. Toàn bộ cuộc chiến diệt Tề trước sau không mất đến 1 tháng.

(Nguồn: Đại Kỷ Nguyên)


_________________________
Truyện xưa - Ái Hoa - Page 25 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 25 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 25 I_icon13Wed 28 Nov 2018, 09:22

Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương

Sau khi Hàn Tín diệt Nguỵ, phá Triệu, công chiếm Huỳnh Dương, Thành Phụ, ưu thế trên chiến trường Hán Sở rõ ràng đã nghiêng về quân Hán. Lưu Bang dần xiết chặt vòng vây đối với Hạng Vũ, ngày thắng lợi cuối cùng đã không còn xa

Công chiếm nước Tề


(tiếp theo)

Có học giả đời sau quy cái chết của Lệ Thực Kỳ cho Hàn Tín, rằng Hàn Tín đánh Tề là bởi ông đố kỵ với công lao của Lệ Thực Kỳ, người vốn chỉ dùng 3 tấc lưỡi mà khuyên được cả nước Tề khuất phục. Thật ra, loại quan điểm này là hoàn toàn không có cơ sở. Nguyên nhân như sau:

Thứ nhất, Hàn Tín chí hướng cao xa, tấm lòng thoáng đãng, tuyệt không phải là phường tranh danh trục lợi. Ngay từ lúc bắt dầu dẫn binh chinh chiến, chiến công lừng lẫy, Lưu Bang không chỉ không trọng thưởng, trái lại ba lần bảy lượt đoạt lấy thành quả cho riêng mình. Hàn Tín đối với chuyện này không chút oán giận, vẫn một lòng tận tâm trung thành suy nghĩ cho Lưu Bang, hoàn toàn không có chút oán trời trách người. Sau khi đánh bại nước Triệu, Hàn Tín không tranh công thỉnh thưởng cho mình, mà xin Lưu Bang phong Trương Nhĩ làm Triệu vương, với công lao của Hàn Tín nếu muốn được sắc phong thì nào có gì khó?

Thứ hai, từ bình định Tam Tần đến dâng thư chiêu an nước Yên, rồi phá Nguỵ, đánh Triệu, công lao của Hàn Tín đối với Hán đã vượt trên tất cả chiến tướng và mưu sĩ của Lưu Bang, ông hoàn toàn không cần thiết phải tranh cao thấp với một mưu sĩ.

Thứ ba, cái chết của Lệ Thực Kỳ hoàn toàn là âm mưu của Lưu Bang. Trên chiến trường Huỳnh Dương, Lưu Bang mãi lún sâu vào tình thế xấu, bắt buộc phải phá được Tề để phân tán sức công đánh của Hạng Vũ, giải cứu Huỳnh Dương. Vì để việc phá Tề chắc chắn thành công, cũng là tự cứu mình, Lưu Bang bèn chi viện cho Hàn Tín.

Tuy đã có được chi viện nhưng so với quân Tề, số lượng quân Hán vẫn còn thua xa. Lệ Thực Kỳ tự mình xung phong chiêu an nước Tề, vừa khéo đã bị Lưu Bang lợi dụng. Lưu Bang một mặt để cho Lệ Thực Kỳ đi khuyên giải nhưng mặt khác lại không thông báo cho Hàn Tín dừng tiến quân. Đó chính là minh chứng rõ ràng nhất.

Đối với cái chết của Lệ Thực Kỳ, Lưu Bang vốn không chút tiếc rẻ. Lúc đầu vì để bản thân có thể trốn chạy, Lưu Bang đã từng mấy lần xô hai đứa con của mình xuống xe. Người mà ngay đến cả đến con mình cũng không màng thì làm sao có thể quan tâm đến một mưu sĩ hèn mọn đây?

Vậy nên cái chết của Lệ Thực Kỳ đích thực là âm mưu của Lưu Bang.

Đây cũng là một ngụy kế vô cùng thâm hiểm của Lưu Bang, để cho Hàn Tín dù chiến thắng hay bại trận đều không thể vẹn toàn. Nếu Hàn Tín không đánh nữa thì là làm trái ý chỉ của Lưu Bang, còn như Hàn Tín đánh thắng, vẫn là làm trái ý chỉ của Lưu Bang.

Lúc đó, Tề vương cũng chỉ là đồng ý quy thuận Lưu Bang ngoài miệng, vốn không có văn thư chính thức. Dựa theo biểu hiện xưa nay của nước Tề, loại quy thuận này giống với kế hoãn binh hơn, thực tế chính là tiếp tục ngồi yên trên núi nhìn hổ đấu. Nếu như không giải quyết lực lượng quân sự nước Tề tận gốc thì Hàn Tín không thể yên tâm kéo quân xuống phía nam đánh Sở được.

Cuộc chiến diệt Tề đã khiến cho ưu thế giằng co giữa hai bên rõ ràng nghiêng về bên Hán, quân Hán đã hoàn thành bao vây trên quy mô lớn đối với Hạng Vũ, bảo đảm thắng lợi sau cùng. Diệt Triệu, phạt Tề, đây đều là những trận đánh kinh điển của Hàn Tín với kế sách lấy ít thắng nhiều, bắt toàn bộ quân địch, giết chủ soái, công chiếm hoàn toàn một nước chỉ mất thời gian mấy tháng.

(Nguồn: Đại Kỷ Nguyên)


_________________________
Truyện xưa - Ái Hoa - Page 25 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 25 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 25 I_icon13Wed 05 Dec 2018, 11:43

Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương

Trận chiến Duy Thủy

Trong khi Hàn Tín phá Tề, chính là lúc Hạng Vũ đông chinh Bành Thành lần thứ hai, trong 15 ngày đã thu lại 17 tòa thành trì, bình định đất Lương. Tề vương Điền Quảng thất trận, bất đắc dĩ đã cầu cứu Hạng Vũ. Hạng Vũ nhiều lần suy nghĩ, quyết định cử đại tướng Long Thư làm thống soái dẫn theo 20 vạn binh mã cứu Tề.

Long Thư hành động mau chóng, tháng 10 đã cùng Tề vương Điền Quảng hợp lực ở Cao Mật. Khi đó, tình thế đối với Hàn Tín vô cùng bất lợi, phía tây nam có quân của Điền Hoành, đông nam có quân của Điền Quang, đông bắc có quân của Điền Ký, hình thành thế giáp công. Long Thư là đệ nhất mãnh tướng dưới trướng của Hạng Vũ, đã từng hợp lực cùng Điền Vinh đại phá quân Tần ở Đông A, danh tướng Anh Bố cũng là bại tướng dưới tay ông.

Tề Sở liên minh hơn 20 vạn đại quân, quân của Long Thư phần nhiều là kỵ binh tinh nhuệ của thị tộc Lâu Phiền, anh dũng thiện chiến. Trong khi quân của Hàn Tín không đến 10 vạn, còn phải chia binh ở các nơi như Lịch Hạ, Lâm Truy, để ngăn nhóm quân của Điền Hoành, Điền Ký phản công.

Hai quân còn chưa giao tranh, mưu sĩ dưới trướng Long Thư đã hiến kế rằng, quân Hán cách xa bản thổ, liều chết chiến đấu, tinh nhuệ khó bề cản nổi. Còn hai quân Tề, Sở thì lại tác chiến ở ngay trước cửa nhà mình. Quân binh dễ bề tháo chạy. Bởi vậy, chi bằng xây dựng thành cao hào sâu để cho Tề vương phái đại thần tâm phúc chiêu hàng các thành ấp đã mất đi.

Những thành ấp đó nếu biết được quân vương của mình vẫn còn sống, cộng thêm quân Sở đến cứu viện, ắt đều sẽ vùng lên chống lại quân Hán. Quân Hán tạm lưu lại đất Tề, cách xa đất mình hai nghìn dặm, nếu như toàn bộ thành ấp nước Tề đều đứng lên chống lại, quân Hán sẽ không có chỗ nào lấy được lương thảo, như vậy vừa có thể không cần phải đánh mà lại khiến họ đầu hàng.

Đây quả đúng thật là thượng sách trong thượng sách để phá quân Hàn Tín, nhưng Long Thư lại không nghe theo. Ông nói: “Hàn Tín chẳng qua chỉ là kẻ sống nhờ bố thí của bà lão giặt đồ thuê, chui qua háng người khác, quả thật không có gì phải sợ. Huống hồ hiện nay cứu viện nước Tề, nếu không đánh một trận mà chỉ chờ quân Hán chủ động đầu hàng, thì ta còn có công trạng gì đáng để nhắc đến nữa! Nếu đánh bại được Hàn Tín, thì một nửa nước Tề chính là thuộc về ta rồi“.

Suy nghĩ của Long Thư chính là, nếu như kiên thủ không đánh, lực lượng quân Tề sẽ khôi phục mau chóng. Dù có thể đánh bại Hàn Tín, nhưng người nắm giữ nước Tề lần nữa vẫn là Điền thị, Long Thư và nước Sở sẽ không được lợi ích gì cả. Nước Tề và nước Sở nguyên vốn có thù không đội trời chung, lần này tạm gác ân oán sang một bên cũng thực là do tình thế ép buộc. Một khi mối nguy này đã không còn nữa, quan hệ hợp tác giữa hai bên cũng sẽ tan thành mây khói, thế thì Long Thư kéo quân lên bắc lần này chẳng qua chỉ là thêu hoa lên gấm cho nước Tề. Chính những điều này đã quyết định ông ta cần phải quyết đấu với Hàn Tín trên chiến trường.

Tháng 11 năm thứ 3 Hán Cao Tổ (năm 202 TCN – thời đó lấy tháng 10 là tháng giêng), quân đội hai nước Tề, Sở bày trận thế ở bên kia sông Duy Thủy. Điền Quảng và Long Thư hợp quân ở bờ phía đông của sông Duy Thủy, Hàn Tín thì ở bờ phía tây. Ưu thế về binh lực và địa hình hiểm yếu của sông Duy Thủy khiến Long Thư tin chắc mình sẽ chiến thắng.

Hàn Tín lệnh cho binh sĩ suốt đêm làm gấp hơn 10 nghìn cái túi, đựng đầy đất cát, cho số bao cát đó chặn ở thượng du của sông Duy Thủy, nước sông dồn tích lại tạo thành một đập chứa nước. Ông lệnh cho một nửa nhân mã mai phục ở bờ sông, còn bản thân ông thì dẫn theo một nửa số quân vượt sông tập kích Long Thư.

Long Thư cười thầm trong lòng: “Hàn Tín quả nhiên chỉ là phường hư danh, ngay đến chút đạo lý vượt sông công đánh cũng đều không biết, hãy để ta giáo huấn hắn ta một phen“. Thế là nhân lúc quân Hán mới vượt được một nửa con sông, Long Thư liền ra lệnh tấn công. Hàn Tín giả vờ quay lưng bỏ chạy về. Long Thư dương dương tự đắc, bèn xung phong đi đầu, cưỡi ngựa lên trước, dẫn theo đại quân vượt sông đuổi theo.

Quân tiên phong của Long Thư vừa mới qua sông, quân chủ lực mới qua được nửa sông, Hàn Tín lệnh cho quân sĩ phá bao đựng cát, nước sông ào ào chảy xuống, binh sĩ ở giữa sông đều bị cuốn trôi hơn một nửa. Quân Tề, quân Sở trên bờ bị ngăn bởi hai bên sông, đầu đuôi không thể tiếp ứng. Quân Hán thừa cơ đánh bật trở lại. Trong lúc hỗn chiến, Long Thư bị Tào Tham giết chết, toàn bộ liên quân Tề Sở ở bờ phía tây đều bị đội quân Hàn Tín tiêu diệt. Tàn quân của Long Thư phía đông dòng sông bỏ chạy toán loạn.

Hàn Tín dẫn quân đuổi theo tàn quân đến Thành Dương, bắt sống được Điền Quảng, Điền Quang và Điền Chương, giành được toàn thắng. Tào Tham đông tiến, dẹp yên quân của Điền Ký. Quán Anh đi về phía tây truy kích Điền Hoành. Điền Hoành dọc đường bại trận chạy đến đất Lương, quy thuận Bành Việt. Quán Anh tiếp tục tiến quân đến Can Thừa công đánh tướng Tề là Điền Hấp. Điền Hấp, Điền Quảng đều tử trận nơi chiến trường. Quân Hán bình định đất Tề, tổng cộng thu được hơn 70 thành trì.

(Nguồn: Đại Kỷ Nguyên)


_________________________
Truyện xưa - Ái Hoa - Page 25 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 25 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 25 I_icon13Thu 06 Dec 2018, 11:20

Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương

Tự thỉnh phong vương

Hàn Tín đại phá quân của Long Thư, bình định nước Tề, bước tiếp theo chính là quyết chiến với Hạng Vũ. Trước lúc quyết chiến, then chốt nhất chính là củng cố thành quả đã đạt được. Người dân nước Tề trước nay không cam tâm bị người khác thống trị, thêm vào nữa là Điền Hoành còn chưa chết, càng tăng thêm tính không ổn định của nước Tề. Số thành trì nước Tề mà quân Hán chiếm lĩnh được còn nhiều hơn tổng số thành trì đã có trước đó. Vậy nên trấn giữ nước Tề quả thật là một thử thách rất to lớn.

Cục diện của nước Tề nếu so với nước Yên thì còn phức tạp hơn. Bên cạnh Hàn Tín cũng không có nhân tài quản lý đất nước được như Trương Nhĩ, mà chỉ có những kẻ võ phu như Quán Anh, Tào Tham. Bất đắc dĩ, Hàn Tín viết thư cho Lưu Bang: “Nước Tề là nước gian dối, hay gây biến, tráo trở. Biên giới phía nam là nước Sở, nếu không lập giả vương để giữ thì không thể bình định được. Xin cho thần được làm giả vương“, chính là thỉnh cầu bản thân được làm “giả vương nước Tề”, chính là ý thay mặt Tề vương.

Lưu Bang trước nay vốn nghi kỵ Hàn Tín, bởi phải nhờ vào Hàn Tín đối chọi với Hạng Vũ, bất đắc dĩ mới trao cho Hàn Tín binh quyền nhất định. Hàn Tín trong khi bình định nước Tề ở phía đông, Lưu Bang ở Quảng Võ bị Hạng Vũ bắn trúng phần ngực, về sau bao vây Chung Ly Muội không có kết quả lại bị Hạng Vũ đánh cho một trận bị dồn đến tiến thoái không được, một lòng trông ngóng Hàn Tín sau khi dẹp yên nước Tề mau chóng đến cứu viện mình.

Sau khi nhìn thấy thư của Hàn Tín, Lưu Bang không khỏi giận tím mặt, lớn tiếng chửi mắng ở trước mặt sứ giả. Trương Lương đứng ở bên cạnh vội giẫm vào chân của Lưu Bang một cái, nhắc ông ta tình thế nguy cấp, chi bằng hãy đối xử tử tế với Hàn Tín, cho Tín bảo vệ nước Tề. Còn như nước Tề phát sinh biến cố, hình thế sẽ càng bất lợi hơn.

Lưu Bang vốn giỏi về tâm kế, đương nhiên tự mình biết được nặng nhẹ, lập tức đổi giọng nói rằng: “Nếu muốn làm thì hãy làm chân vương, tội tình gì phải làm giả vương chứ?”. Bèn cử Trương Lương làm đặc sứ, mang ấn thụ đến đất Tề, phong cho Hàn Tín làm Tề vương. Khi Trương Lương đi lại dẫn theo đại bộ phận binh lực của Hàn Tín đến Huỳnh Dương quyết chiến với Hạng Vũ.

Người đời sau cho rằng hành động tự xin được phong vương này của Hàn Tín đã mang đến bi kịch cho ông. Những người ôm giữ quan điểm này đã bỏ qua tính cách cơ bản nhất của Lưu Bang và Hàn Tín, chỉ nhìn đến hiện tượng bề mặt.

Trước tiên, việc lập ra Tề vương là tình thế bắt buộc. Lưu Bang không nhìn ra được điểm này hoặc không thể chấp nhận điểm này. Hàn Tín dâng thư nói thẳng là hành động của bậc trung thần. Thế thì ai thích hợp làm chủ chính đất Tề đây? Hàn Tín ở đất Tề liên tiếp đánh thắng trận, uy danh tựa như mặt trời chính ngọ, ngoài Hàn Tín ra, xác thật không có người nào khác có thể ổn định thế cục của đất Tề.

Thứ hai, Hàn Tín đã lập nên biết bao chiến công hiển hách cho Lưu Bang, dù cho có thật sự luận công thỉnh thưởng, sắc phong cho ông làm Tề vương thì cũng không có gì là quá đáng.

Thứ ba, lòng đố kỵ chèn ép và tìm cách loại bỏ Hàn Tín của Lưu Bang vốn không phải từ khi Hàn Tín xin sắc phong cho mình là Tề vương mới bắt đầu, mà nguyên đã bắt đầu ngay từ khi rời khỏi Hán Trung. Mỗi lần đều là những lúc thân ở vào tình thế nước sôi lửa bỏng mới tái bổ nhiệm Hàn Tín. Còn khi tình huống vừa mới biến chuyển tốt lên một chút, Lưu Bang ngay lập tức tước lấy binh quyền hoặc kìm hãm sự phát triển của Hàn Tín. Tuy Hàn Tín mãi luôn lấy đức báo oán, một lòng trung thành với nhà Hán, cũng không thể cảm hóa được Lưu Bang.

(Nguồn: Đại Kỷ Nguyên)


_________________________
Truyện xưa - Ái Hoa - Page 25 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Truyện xưa - Ái Hoa - Page 25 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 25 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Truyện xưa - Ái Hoa
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Câu Truyện Mơ Trong Giấc Mộng-Truyện ngắn Nhất Linh
» Truyền Thuyết Truyện Cổ
» Tình Yêu Thương (Truyện Ngắn)
» Truyện ngắn - MÙA MẬN
» Nắng ấm của anh (truyện dài)
Trang 25 trong tổng số 50 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 14 ... 24, 25, 26 ... 37 ... 50  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: Ái Hoa-