Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Chân dung nhà văn - Xuân Sách

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4 ... 11, 12, 13  Next
Tác giảThông điệp
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 3 I_icon13Wed 26 Feb 2014, 10:42

14. Đồ Phồn
Phất rồi ông mới ăn khao
Thơ ngang chạy dọc bán rao một thời
Ông đồ phấn, ông đồ vôi
Bao giờ xé xác để tôi ăn mừng.

* Nhà văn Bùi Huy Phồn tức Đồ Phồn thuộc lớp tiền chiến, năm 1941 đã viết tiểu thuyết trào phúng “Một chuỗi cười”, năm 1946 cũng tiểu thuyết trào phúng “Khao”, năm 1961 ông viết tiểu thuyết “phất” hưởng ứng phong trào cải tạo tư doanh ở Hànội . Ông thuộc  hàng quan chức văn hóa văn nghệ , từng làm Giám đốc nhà xuất bản Văn học (1958-1962), ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khóa II (1962-1972), đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội các khóa 4, 5 và 6, ủy viên thường trực Hội văn học nghệ thuật Hà Nội. Trong vụ Nhân Văn Giai phẩm ông viết bài “đánh” Trương Tửu rất nặng . Xuân Sách viết chân dung ông không lấy gì làm ưu ái khi gọi trệch “đồ phồn” thành “đồ phấn”, “đồ vôi” ...

15. Hoài Thanh
Vị nghệ thuật nửa cuộc đời
Nửa đời sau lại vị người ngồi trên
Thi nhân còn một chút duyên
Lại vò cho nát lại lèn cho đau
Bình thơ tới thuở bạc đầu
Vẫn chưa thể tất nổi câu nhân tình
Giật mình mình lại thương mình
Tàn canh tỉnh rượu bóng hình cũng tan.


* Vào khoảng 1935-1939 có cuộc đối đầu sôi nổi giữa phái mệnh danh là “nghệ thuật vị nhân sinh” do Hải Triều làm chủ soái và phái “nghệ thuật vị nghệ thuật” do Hoài Thanh cầm đầu. Sau này Hoài Thanh đã tự phê bình gay gắt và liên tục chối bỏ quan điểm mình.

"Cuộc đời của con người đa cảm và nhiều ẩn ức ấy gắn với những thăng trầm từ thuở thiếu thời. Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho sa sút nơi làng quê xứ Nghệ nghèo nàn nhưng giàu truyền thống yêu nước. Ông đến với văn chương từ những tháng ngày dạy học ở trường Thuận Hóa. Những ngày ấy, Hoài Thanh cắm cúi viết Thi nhân Việt Nam trong tiếng bễ thụt phù phù và tiếng búa đập chát chúa của những người hàng xóm làm nghề lò rèn. Những trang viết tài hoa. Mỗi bài phê bình thơ cũng có giá trị không kém bài thơ. Vì quá nghệ thuật như vậy, con đường phê bình ấy có lúc đã đẩy Hoài Thanh vào phía đối cực với những người theo phái “vị nhân sinh”. Ông bị kết tội đã quá trau chuốt mà quên đi nghệ thuật phải phục vụ đời sống. Để rồi, nghiệp phê bình của ông phải trải qua không ít thăng trầm.

Đứa con tinh thần tài hoa nhất của Hoài Thanh - Thi nhân Việt Nam cũng mang một số phận như thế. Công trình xuất sắc về phong trào Thơ Mới ấy được in lần đầu năm 1942 nhưng mãi đến năm 1960 mới được Trường đại học Tổng hợp Hà Nội xin phép in lại dưới dạng lưu hành nội bộ. Bởi lẽ, sau Cách mạng Tháng Tám, tinh thần lãng mạn của Thơ Mới không còn phù hợp với không khí chung của thời đại. Cuốn sách bị xã hội cũng như chính “cha đẻ” của nó phủ nhận và phê phán. Tới nay, giá trị thực sự của Thơ Mới có thể vẫn còn gây tranh cãi nhưng không ai có thể phủ nhận Thi nhân Việt Nam. Thậm chí nhiều nghiên cứu còn cho rằng chính Hoài Thanh là thi nhân thứ 46 của một thời đại rực rỡ trong thi ca. Lối phê bình quyến rũ trong từng câu từ, tinh tế trong từng cảm nhận và độc đáo trong từng liên tưởng đã khiến cho Thi nhân Việt Nam sinh động và uyển chuyển như một bài thơ giàu tính thẩm mỹ.

Mặc dù vậy, sau này, câu chuyện về Thi nhân Việt Nam hay vụ án “nghệ thuật vị nghệ thuật” luôn bị Hoài Thanh từ chối nhắc đến. Cả một đời sống và cống hiến nhưng chưa khi nào Hoài Thanh nguôi ngoai nỗi mặc cảm về Thi nhân Việt Nam - đứa con tinh thần khiến ông xấu hổ nhiều hơn tự hào. Cho đến những phút cuối đời, khi Nhà xuất bản Văn học khởi thảo in Tuyển tập Hoài Thanh, Từ Sơn (con trai cả của ông) có gợi ý đưa cuốn sách này vào, ông vẫn kiên quyết từ chối. Con người nhân hậu và khắc khổ ấy đã quyết tâm “lột xác” và chối bỏ đến tận cùng một phần con người cũ trong mình." (Quỳnh An)

_________________________
Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 3 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 3 I_icon13Wed 26 Feb 2014, 11:31

16. Vũ Tú Nam
Vốn cùng nhân dân tiến lên
Mùa đông năm ấy bỏ quên cờ đào
Quay về núp bóng ca dao
Giật mình nghe một tiếng chào
Văn Ngan?


* Nhà văn Vũ Tú Nam nổi tiếng một thời với truyện viết cho thiếu nhi "Văn Ngan tướng công" được nhiều người đón nhận và được nhà văn Liên Xô Marian Tkachov dịch sang tiếng Nga và xuất bản ở Liên Xô. Cũng từ tác phẩm này mà ông được mọi người đặt biệt danh Văn Ngan tướng công.

"Xưa nay Vũ Tú Nam được tiếng là viết điềm đạm, giản dị, thế mà vào năm 1963, cái truyện Văn Ngan tướng công của ông ra mắt đã trở thành một vụ “xì-căng-dan” khá là ầm ĩ. Văn Ngan tướng công vừa được Nhà xuất bản Kim Đồng cho xuất xưởng thì đã lọt vào cặp mắt xanh của nhà văn Marian Tkachov, ông này đã dịch truyện đó sang tiếng Nga và xuất bản ở Liên Xô.

Thời điểm ấy bên Liên Xô đang có vấn đề “xét lại” nên tất cả những gì liên quan đều bị xem xét. Văn Ngan tướng công đã không tránh được sự soi xét và suy diễn. Đã có những câu hỏi nghi vấn đến “chết người”.

Đã có bài báo lên tiếng phê phán gay gắt, thậm chí cuối bài tác giả kết luận: Vũ Tú Nam viết Văn Ngan tướng công rất có hại, tác giả mang món nợ với thiếu nhi Việt Nam...

Viện Văn học tổ chức một cuộc hội thảo về Văn Ngan tướng công. Nhà văn Vũ Tú Nam biết có cuộc hội thảo, ông đề nghị Ban tổ chức cho ông tham dự. Sau khi tranh luận và tranh biện, đến phần Vũ Tú Nam phải nói thì ông trả lời rất giản dị:

Tôi quan sát cuộc sống của bầy ngan  thấy có những điểm hay thì tôi viết chứ không có ý ám chỉ ai. Mọi người có vẻ chịu lý, nhưng sau hội nghị không khí căng thẳng vẫn chưa hề thuyên giảm.

Phải tới một cuộc họp về đề tài nông nghiệp ở Thái Bình, đại tướng Nguyễn Chí Thanh nói với những người có trách nhiệm định đoạt cho số phận những tác phẩm văn học rằng Văn Ngan tướng công viết tốt, người lớn hay trẻ con đều đọc được. Dư luận từ đó lắng đi..." (Lê Hoài Nam)

_________________________
Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 3 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 3 I_icon13Thu 27 Feb 2014, 04:30

Tới số 17 em cũng bí mờ  :pardon: 
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 3 I_icon13Thu 27 Feb 2014, 11:03

17. Hữu Mai
Hỏng đôi mắt phải đâu là mất hết
Trong cặp còn hồ sơ điệp viên
Ông cố vấn
chẳng sợ gì cái chết (Ông cố vấn: hồ sơ một điệp viên)
Cao điểm cuối cùng quyết chí xông lên.


18. Đỗ Chu
Đám cháy ở sau lưng
Đám cháy ở trước mặt
Than ôi mày chạy đâu
Dưới vòm trời quen thuộc
Đốt bao nhiêu cỏ mật (Hương cỏ mật)
Không bay mùi thơm tho
Càng hun càng đỏ mắt
Quay về thung lũng cò (Gió qua thung lũng)

_________________________
Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 3 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 3 I_icon13Fri 28 Feb 2014, 05:53

:ae_014: 
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 3 I_icon13Fri 28 Feb 2014, 11:25

19. Xuân Quỳnh
Mải hái hoa dọc chiến hào
Bỏ quên chồi biếc lúc nào không hay
Thói quen cũng lạ lùng thay
Trồng cây táo lại mọc cây bạch đàn


Hai câu cuối có lẽ chỉ về đời riêng của nhà thơ, không dính dáng gì đến tác phẩm!


20. Phạm Tiến Duật
Trường sơn đông em đi hái măng
Trường sơn tây anh làm thơ cho lính (Trường sơn đông Trường sơn tây)
Đời có lúc bay lên vầng trăng (
Vầng trăng và những quầng lửa) Lại rơi xuống chiếc xe không kính (Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
Thế đấy! giữa chiến trường
Nghe tiếng bom cũng mạnh! (Tiếng bom và tiếng chuông chùa)


"Vào đầu năm 1974, tại một đỉnh dốc Trường Sơn ngang đoạn bốt Đỏ Mỹ , gần sông A Vương, tôi cùng nhóm trinh sát công binh đang ngồi nghỉ, bất chợt một chiếc xe quân dụng bịt bạt từ Bắc vào, qua chỗ chúng tôi  ngồi, xe dừng lại, anh lái nhảy từ trên xe xuống chửi toáng :
- Mẹ kiếp…thằng miền Bắc làm thằng miền Bắc ăn, thằng miền Nam làm thằng miền Nam ăn, đánh nhau làm đ….gì cho khổ chúng ông…
Tôi trợn tròn cả mắt. Í chết chết…câu nói này mà đến tai chính trị viên thì thằng cha này ra Tòa án binh là cái chắc. Vậy mà cả đám ngồi đó chẳng ai nói gì, còn cười hô hố .
Tâm lý 'mệt mỏi vì chiến tranh kéo dài' đó không thể không ảnh hưởng tới văn học. Hồi còn Hà nội, nhà thơ Định Nguyễn tức Bá, biên tập Tạp chí Thanh Niên vẫn hay tới nhà tôi nhậu nhẹt, đưa tôi coi bài thơ Vòng trắng của Phạm Tiến Duật :
Khói bom lên trời thành một cái vòng đen
Trên mặt đất lại sinh bao vòng trắng
Tôi với bạn tôi đi trong im lặng
Cái im lặng bình thường đêm sau chiến tranh.
Có mất mát nào lớn bằng cái chết
Khăn tang vòng tròn như một số không
Nhưng bạn ơi, ở bên trong vòng trắng
Là cái đầu bốc lửa ở bên trong.
Í chết, thơ sặc mùi 'phản chiến', bi quan, 'hòa bình chủ nghĩa' thế này sao mà đăng. Không ngờ sang tháng 1-1974, Định Nguyễn uống thuốc liều sao đó, cả gan cho đăng trên Tạp chí Thanh niên và lập tức ăn đòn hội chợ. Cũng may anh là học sinh miền Nam nên cũng đỡ không thì đi đập đá là cái chắc.
Sau Vòng trắng của Phạm Tiến Duật đến lượt Sẹo đất của Ngô văn Phú bị lên đĩa:
Cái hố bom nằm trên vạt ruộng
Dẫu san bằng vẫn cứ nhận ra
Đến mùa bừa chân bước nhấp nhô
Lúa cấy kín, vệt tròn còn đấy
Tưởng trên da thịt mình mới sẹo
Ai ngờ đất cũng sẹo như người

Trong chiến tranh đạn cắm tay tôi
Trong chiến tranh hố bom dầy đất
Hết chiến tranh, tôi về hợp tác
Đất chuyển vần, vụ lúa vụ khoai

Ái chà, cả nước đang nêu cao khí thế anh hùng cách mạng, 'đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào', thơ thẩn gì bi quan, than vãn như thế ?  Lập tức ông trùm văn nghệ Tố Hữu kéo còi báo động :
'Tà khí đang bốc lên ...',
Nhà thơ chính thống Chế Lan Viên phải đẻ ra một từ mới :'bọn bàng thống' , để chỉ những cây bút 'chân đất' đang khởi màu phản kháng, và nhà thơ Dương Tường  khi được hỏi về 'đặc điểm của thời đại chúng ta', đã  buông một tiếng thở dài:
'L'angoisse' - sự lo âu.
Vâng, những năm đó bầu trời Hà Nội lúc nào cũng ong ong một màu tai ương, mỗi sáng anh em cầm bút thường hỏi nhau, hôm nay, báo Văn Nghệ làm thịt thằng nào đây, danh sách 'cấm bút' có thêm thằng nào.
Tâm trạng bất an thường trực trong những cây bút 'bàng thống' khiến chẳng còn lòng dạ đâu nghe một bản giao hưởng, coi một tranh tĩnh vật. Tháng Tư năm 1975, nếu không có sự kiện ngày 30, cái tâm trạng bất an đó còn trĩu nặng biết chừng nào, bởi lẽ, mừng rỡ về 'đại thắng mùa Xuân', Đảng đã 'tha' hết, bỏ qua những bắt bẻ, những suy diễn, giảm thiểu đi rất nhiều cái tâm lý bất an thường trực kia. May mắn thay, trong suốt thời gian đó, Phạm Tiến Duật lại đang chiến đấu trong Trường  Sơn, sáng tác những bài rung động cả nước Tiểu đội xe không kính, Vầng trăng quầng lửa, Gửi em cô thanh niên xung phong, Trường Sơn đông, Trường Sơn tây… Nhiều bài đã trở thành 'tiếng đàn muôn thủa' mà không phải ai cũng 'tri âm'. Có trải qua những năm tháng Trường Sơn mới thấm  hết thế nào là 'Muỗi bay rừng già cho dài tay áo', 'Nước khe cạn bướm bay lèn đá','Hết rau rồi em có lấy măng không?'… " (Nhật Tuấn)


21. Nguyễn Thành Long
Thao thức năm canh nghĩ chẳng ra
Trò chơi nguy hiểm đấy thôi mà
Lặng lẽ giữa khoảng trong xanh ấy (Lặng lẽ Sapa, Giữa trong xanh)
Để mối đùn lên cái gốc già

Khi vừa tập kết ra miền Bắc năm 1954, công tác ở Hà Nội, Nguyễn Thành Long có viết một truyện ngắn gây lao xao trong dư luận lúc bấy giờ có tên "Một trò chơi nguy hiểm" đề cập tới một thực tế khá phổ biến ở Hà nội lúc đó là nhiều cô gái con nhà tư sản có ý "đem nhan sắc quyến rũ và lung lạc cán bộ" và đáng nói là không ít cán bộ đã thật sự bị gục ngã. Thế là ông bị phê bình là lệch lạc tư tường. Sau đó là tác phẩm "cái gốc" viết về số phận của nhiều người phụ nữ làm việc vất vả ở các nông trường nhưng mãi không có điều kiện xây dựng gia đình để có thể được hưởng hạnh phúc bình dị như bao người phụ nữ khác trên đời. Người ta liệt tác phẩm vào khuynh hướng bôi nhọ hiện thực, không có cái nhìn sáng sủa, tích cực đối với cuộc sống mới.


22. Đào Vũ
Trời thí cho ông vụ lúa chiêm
Ông xây sân gạch với xây thềm
Con đường mòn ấy ông đi mãi
Lưu lạc đâu rồi mất cả tên


Nhà văn Đào Vũ cũng thuộc thế hệ chống Pháp. Vào thời kỳ hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Bắc, ông hưởng ứng phong trào bằng cả loạt tác phẩm “ Vụ lúa chiêm”, “Cái sân gạch” rất được báo chí hồi đó tung hô. Bằng 4 câu này Xuân Sách đã chỉ ra cái cốt cách văn chương của Đào Vũ.


_________________________
Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 3 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 3 I_icon13Mon 17 Aug 2015, 11:27

tiếp ...

23. Nguyễn Bính
Hai lần lỡ bước sang ngang
Thương con bướm đậu trên dàn mồng tơi (Bóng bướm, Hái mồng tơi)
Trăm hoa thân rã cánh rời
Thôi đành lấy đáy giếng thơi làm mồ (Nước giếng thơi)

Trăm hoa là tên tạp chí mà Nguyễn Bính làm chủ bút.


24. Nguyễn Văn Bổng
Nhọc nhằn theo bước con trâu
Hỡi người áo trắng nông sâu đã từng
Mỗi bước đi một bước dừng
Mà sao vẫn lạc giữa rừng U Minh.

25. Nguyên Ngọc
Mấy lần đất nước đứng lên
Đứng lâu cũng mỏi cho nên phải nằm
Hại thay một mạch nước ngầm
Cuốn trôi Đất Quảng lẫn rừng Xà Nu.


_________________________
Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 3 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 3 I_icon13Tue 18 Aug 2015, 04:00

éhết xẩy anh AH :clap: giải được số 25 rồi

:bd:
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 3 I_icon13Tue 18 Aug 2015, 07:51

Shiroi đã viết:
éhết xẩy anh AH :clap: giải được số 25 rồi

:bd:  
 
Chẳng ai tham gia, một mình một chợ múa gậy vườn hoang!  :pp:

_________________________
Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 3 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
thichvui78



Tổng số bài gửi : 562
Registration date : 20/12/2012

Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 3 I_icon13Tue 18 Aug 2015, 08:25

Dạ thưa Thầy có em tham gia đọc mừ.
applause applause applause
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách   Chân dung nhà văn - Xuân Sách - Page 3 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Chân dung nhà văn - Xuân Sách
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn
» Văn Thanh Trắc Nguyễn Văn (toàn tập)
» Sau 50 Năm Đọc Lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư (GS Trần Văn Chi)
» Hoa văn là gì và ý nghiã của hoa văn trên mộ đá công giáo
» Cảm hoài - Đặng Dung
Trang 3 trong tổng số 13 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4 ... 11, 12, 13  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN THƠ :: THƠ SƯU TẦM :: Thơ Cận Đại-