Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Chân dung nhà văn - Xuân Sách | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách Mon 18 Jul 2016, 12:57 | |
| Xuân Sách Và Tập Thơ Chân Dung Nhà Văn (Bài 2)
Đỗ Ngọc Thạch
Và nhà văn Nguyễn Khải năm 1988 đã viết về Nguyễn Hữu Đang như sau:…. Cũng trong bức thư đó Nguyễn Khải tiếp lời trấn tỉnh của mình:
“Lại thêm một kinh nghiệm nữa của riêng tôi thôi. Năm 74 một nhà chính trị đương quyền có nhờ tôi viết một loạt bài chống cách sống tiêu cực, góp phần xây dựng một cách sống thật cộng sản. Tôi nhận lời ngay, và đã viết một loạt bài trong tâm trạng hào hứng và xúc động .Vì nó cần thiết, vì nó thỏa lòng. Bỗng dưng bài gửi tiếp không được đăng nữa. Những bài được đăng được các cơ quan có trách nhiệm duyệt xét lại, và tôi trở thành tên cầm đầu của một nhóm “Nhân văn giai phẩm” gì đó, nhưng nguy hiểm hơn là đã lấy chính báo Đảng làm diễn đàn để truyền bá tư tưởng chống đối của mình. Người phê phán tôi gay gắt nhất là người đã yêu cầu tôi viết bài .Tôi không nói lại một lời nào, cũng không oán hận một ai cả… Nhưng tôi tự thề với mình là từ nay chỉ viết bằng vài suy nghĩ độc lập của chính tôi, không nghe lời dẫn dụ của bất cứ ai, cho dầu là người mình rất quý mến. Mình là người tử tế chẳng lẽ suy nghĩ riêng lại không tử tế hay sao? Tôi không thích lại một lần nữa Hội nhà văn và lĩnh vực văn nghệ lại trở thành trận địa quyết chiến của mấy ông lắm mưu tranh bá đồ vương .Tôi không nói vu đâu, cái sự chửi bới bôi nhọ vu khống tất cả ai dám nói ngược, đe dọa ra mặt hoặc bắn tin đe dọa bất cứ ai tỏ vẻ lạnh nhạt, hoài nghi cái sự tàn sát tận diệt, gây một không khí căng thẳng hung bạo ấy là sặc mùi chính trị … Một lần nữa , với mấy anh muốn mượn nhà văn để xây mộng công hầu , tôi xin có lời kêu gọi khẩn thiết: “Hãy buông tha chúng tôi, đừng xúi giục anh em tôi đánh nhau lần nữa , đừng quấy rầy chúng tôi, đừng lợi dụng chúng tôi.” Vào những năm đầu thế kỷ mới Nguyễn Khải viết cuốn tiểu thuyết “Thượng đế thì cười” mà anh nói là quyển sách của đời mình. Quyển sách được Tạp chí Hội Nhà văn in trong ba số. Đến số thứ ba thì có lệnh miệng ở Ban tư tưởng dừng in đoạn ba vì có vấn đề nhạy cảm. Tổng biên tập là nhà văn Hà Đình Cẩn vốn là lính nói :Tôi không thể không đăng tiếp, còn nếu muốn dừng thì cho ngay cái quyết định cách chức tổng biên tập. Rồi quyển sách cũng được in trọn, người đọc tìm được vấn đề nhạy cảm ấy là đoạn Nguyễn Khải viết về giai đoạn anh được bầu vào Quốc hội. Vì quyển sách là dạng hồi ký Nguyễn Khải tổng kết cuộc đời mình. Có thể tóm tắt đoạn ấy như sau, cũng chưa đến nửa trang. Trước hết anh phải giải thích việc anh được trúng cử nghị sĩ. Ở Thành phố Hồ Chí Minh mấy ai biết được nhà văn Nguyễn Khải, sở dĩ trúng cử là vì trùng tên với tên ông Phan Văn Khải. Và anh kể những buổi họp cứ tưởng Quốc hội bàn về những vấn đề lớn của đất nước hóa ra tốn quá nhiều thì giờ vào việc thay vài câu vài chữ trong những bản dự luật nên nhiều đại biểu tranh thủ ngồi chợp mắt như các ông nghị gật. Và năm năm ở khóa Quốc hội đại biểu Khải chỉ phát biểu được một câu một lần với ý kiến đề nghị cho ra đời nhà xuất bản tư nhân và báo tư nhân. Tất nhiên không phải ông nghị Khải ngu ngơ mà ông biết rõ đó là một “yếu huyệt” kiêng đụng đến. Vì thế hội trường im phăng phắc rồi có một người lên tiếng, đấy là bà nghị sĩ Ngô Bá Thành. Bà phản đối ông Khải với lý lẽ và giọng hùng biện của luật gia. Nguyễn Khải viết: “ Hóa ra tôi là thằng cộng sản lại bị bà tư bản phê phán về việc đòi tự do dân chủ cho báo chí”. Khỏi phải nói dài. Nếu dám nhìn thẳng vào sự thật thì đó là sự thật mà nhà văn đã viết. Còn không thì tất nhiên nhà văn phải ăn đòn. Khi nhà xuất bản Hội nhà văn in thành sách theo đúng như đã đăng trên tạp chí. In xong có lệnh quyển sách phải “đắp chiếu” nằm đấy chờ phán quyết cuối cùng. Cuối cùng là muốn phát hành thì phải bỏ cái đoạn nhạy cảm ấy đi, như thế cũng là nhẹ đối với một nhà văn nổi tiếng đã vào tuổi thất tuần. Nguyễn Khải lại phải tự vấn tự đấu tranh. Cùng lúc đó báo Văn nghệ không biết tình cờ hay có chủ ý cho đăng một bài báo kể về chuyện một nhà văn nước Cộng hòa Séc. Một nhà văn đương đại đang nổi tiếng có thói quen la cà uống bia ở quán bình dân. Lần đó Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton sang thăm Séc gặp Tổng thống chủ nhà, ông Havel cũng là một nhà văn. Ông Bill có nghe tiếng nhà văn nọ, đề nghị ông Havel cho mời nhà văn tới gặp mặt. Ông Havel cho đánh xe đến quán bia tìm và đã gặp nhưng nhà văn trẻ kia nói : “Tôi chẳng có chuyện gì để gặp các ông ấy, còn nếu muốn gặp tôi xin mời hai vị đến quán bia này ta nói chuyện”. Rồi hai vị Tổng thống đã đến quán bia. Kể chuyện này vì Nguyễn Khải cũng có một hành xử tương tự khi ông cấp trên mời Nguyễn Khải đến gặp để thương thảo về cuốn sách. Một người biết chuyện hồi hộp chờ đợi về cuốn sách “Thượng đế thì cười” cũng được công khai ra mắt bàn dân thiên hạ. Nhưng… cái đoạn kia đã bị cắt , chỉ để lại ba dấu chấm tượng trưng. Sự dũng cảm để nói lên sự thật bao giờ cũng có giới hạn , không được hưởng sự vô biên của những lời dối trá. Sau khi vở kịch “Cách Mạng” được công diễn tôi đã hoàn thành bài thơ chân dung viết về nhà văn là bạn gần gũi của tôi. Tôi hạ hai câu cuối: Xung đột mỗi ngày thêm gay gắt Muốn làm cách mạng nhưng lại dát. Trong thâm tâm tôi mong mình nói sai, không ngờ ba mươi năm sau vẫn đúng. Tiếc lắm anh Khải ạ!” (Hồi ký Giải mã chân dung). Chân dung Nguyễn Khải
Cha và con và... họ hàng và... Hết bay mùa thóc lẫn mùa lạc Cho nên chiến sĩ thiếu lương ăn Họ sống chiến đấu càng khó khăn Tháng Ba ở Tây nguyên đỏ lửa Tháng tư lại đi xa hơn nữa Đường đi ra đảo đường trong mây Những người trở về mấy ai hay Xung đột mỗi ngày thêm gay gắt Muốn làm cách mạng nhưng lại dát!
(còn tiếp)
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách Thu 01 Sep 2016, 09:58 | |
| Xuân Sách Và Tập Thơ Chân Dung Nhà Văn (Bài 2)
Đỗ Ngọc Thạch
Nguyễn Minh Châu cùng tuổi với Nguyễn Khải nhưng có tác phẩm muộn hơn. Năm 1966 tiểu thuyết đầu tay Cửa sông ra đời, báo hiệu một nhà tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu. Nhưng phải đến tiểu thuyết Dấu chân người lính (1972) thì văn tài của nhà tiểu thuyết mới được khẳng định. Tuy nhiên, phải hơn chục năm sau, khi Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985) và “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”(1987) (5*) xuất hiện và làm chấn động đời sống văn học thì độ lớn của nhà tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu mới hiện rõ. Hồi ký Giải mã chân dung của Xuân Sách đã giúp chúng ta có được cái nhìn bao quát văn nghiệp cũng như cuộc đời của Nguyễn Minh Châu từ lúc tác phẩm đầu tay ra đời cho đến lúc ông vật vã ra đi vào cõi vĩnh hằng: “Nguyễn Minh Châu cùng một lứa như tôi: học sinh vào bộ đội, có điều anh không làm việc trong ngành chính trị, báo chí như chúng tôi mà làm sĩ quan tham mưu. Sau này khi hiểu rõ về anh chúng tôi thường trêu: Ông Châu làm tham mưu, không biết ông đưa bộ đội đi đánh nhau như thế nào nhỉ? Châu đỏ mặt: Tôi vạch kế hoạch tác chiến trên giấy rất chính xác. Sau năm 1954, tạp chí cử tôi về Quân khu Tả ngạn mở lớp “ Bồi dưỡng bạn viết” Nguyễn Minh Châu có dự trại. Anh ngồi co chân trên bậu cửa sổ để có đủ ánh sáng đọc cái truyện ngắn đầu tay của mình có cái tiêu đề giản dị “Củ sắn” .Tôi không lạ về thái độ hồi hộp rụt rè của những người mới viết, nhưng tôi ngạc nhiên vì cái vẻ có phần uể oải chán ngán của Nguyễn Minh Châu, nhất là lúc anh nghe mọi người góp ý về cái chuyện của mình. Chuyện của anh chưa phải là hay nhưng rõ ràng không có tì vết về sự ấu trĩ cẩu thả và đã ló dạng nét tài hoa, nhất là về mặt chữ nghĩa. Nhưng anh chán nó, xấu hổ về nó. Anh đã ý thức về cái nghiệp anh sắp dấn thân vào. Đó không phải là công việc tài tử, dễ dàng, nó sẽ cuốn hút cuộc đời mình vào con đường khó khăn, đau khổ không lường hết được. Hầu như suốt đời Nguyễn Minh Châu vẫn giữ cái ý nghĩ ấy, và anh chấp nhận sự thách thức ấy một cách bền bỉ và dũng cảm. “Truyện của ông viết được đấy”- Tôi nói riêng với Châu. Anh cười phá lên, thường anh ít cười như thế trừ khi có gì kích thích đột ngột từ bên trong: “Cảm ơn ông đã động viên tôi”. Nửa năm sau tôi gặp anh đang học ở trường văn hóa tại Lạng Sơn. Trường này bồi dưỡng một số kiến thức cần thiết trước khi ra nước ngoài học tập. Nguyễn Minh Châu được chọn đi học ở Liên Xô về báo chí. Tôi lại gặp cái vẻ chán ngán của anh sau khi nghe tôi chúc mừng vận may anh đang có mà nhiều người thèm muốn. - Này ông, tôi về Văn nghệ Quân đội được không? Nguyễn Minh Châu thường có cách nói đột ngột không rào đón.Sau này tôi còn được nghe nhiều lần cách nói ấy. Lần cuối cùng là vào năm 1988 khi tôi đã vào cư trú ở Vũng Tàu. Tôi đến chùa Pháp Hoa ở Đồng Nai thăm anh đang nằm chữa bệnh hiểm nghèo. Trông thấy tôi anh reo lên: - Sướng quá ông ơi, từng chữ, từng chữ cứ rơi sang sảng trên mặt giấy, là tôi nói cái bài của Dương Thu Hương đăng trên báo Văn nghệ. Bọn trẻ chúng nó hào sảng trong cách nói cách viết. Bọn chúng mình uốn éo quá lâu đâm ra mất nết. Xin được trở lại câu chuyện ở Lạng Sơn. - Ông bỏ học ư? Bỏ xuất ngoại ư? Tôi lẩm bẩm. - Là tôi nói thế, chứ về chỗ tạp chí các ông khó lắm. Bọn tôi đến cái nhà số 4 Lý Nam Đế cứ như con chiên đến tòa thánh, ông cũng chả giúp được tôi đâu. Cuối năm, sau một đợt đi thâm nhập thực tế trở về, tôi thấy Nguyễn Minh Châu đã có mặt ở nhà số 4. Phải qua một bước đệm, anh công tác ở Phòng Văn nghệ là cơ quan theo dõi phong trào văn nghệ quần chúng, lúc đó cùng chung nhà với chúng tôi, hai năm nữa anh mới về tạp chí. Mỗi khi có một lính mới về Tòa soạn, tuy không có văn bản nào quy định, nhưng ai cũng trải qua một thời kì thử thách gay go, gọi là thử. Nản thì thôi, bài được đăng hay bỏ đi, buồn vui đấy, nhưng cũng chẳng sao. Bước chân về đây, viết đã trở thành một nghề một nghiệp.Thành hay bại ảnh hưởng đến cả một đời. Những sáng tác đầu tiên trình làng giống như tấm hộ chiếu nhập cảnh làng văn. Sau một thời gian đi thực tế trở về, Nguyễn Minh Châu nộp cho tòa soạn một cái truyện ngắn dài tới 30 trang viết tay khổ giấy học trò. Kỳ đó Nguyễn Khải và tôi trực biên tập. Chúng tôi đọc xong không nói gì, đúng ra là không cần nói gì nữa. Chúng tôi pha ấm trà, mở bao thuốc và mời tác giả đến phòng mình. Người trong nhà không phải rào đón, Nguyễn Khải nói luôn: - Thôi khỏi vờ vịt nữa, ông Châu, thế là chúng tôi biết tay ông rồi. Nếu có gì muốn nói với ông thì đấy là ông tiêu hoang quá dù ông đã viết đến ba chục trang nhưng vẫn còn dồn nén quá. Cái này đủ dùng cho một cuốn tiểu thuyết. Tôi là thằng ít vốn, thấy ông tiêu hoang tôi xót của lắm. Châu vốn kín đáo, trầm tĩnh, lúc này mắt sáng lên: - Cám ơn các ông. Rồi Châu châm thuốc, bậm môi chép miệng như người vừa được ăn một bữa ngon lành. Hai năm sau, “Cửa sông” ra đời . Nguyễn Minh Châu perestroika (dỡ ra làm mới lại) cái truyện kia thành cuốn tiểu thuyết: anh vào nghề bằng tấm hộ chiếu đỏ không cần thủ tục kiểm tra rườm rà. Quyển sách được đón nhận nồng nhiệt và cũng có những vấn đề gay cấn cho những người thích soi tìm, nhất là với một tác phẩm đầu tay, với một tác phẩm mới toanh.Vào thời đó mà tác giả đã ”dám” viết một ông bí thư huyện ủy có hai vợ. Có lẽ vì nó hay nên cũng yên ổn. Có một vị tướng tài ba đã khen hết lời và công khai bảo vệ. Năm 1967, tôi và Nguyễn Minh Châu vào chiến trường miền Nam như một người lính. Ba lô, mũ tai bèo, khẩu súng lục và chiếc gậy Trường Sơn, tôi và Châu đều hút thuốc nên mang theo gói thuốc lá sợi nén chặt với tập giấy pơluya để cuốn thuốc và một bút danh mới cho những bài viết từ chiến trường gửi ra cho Tòa soạn. Một hôm, tôi đang ngồi trong lán thấy Nguyễn Minh Châu từ cửa rừng đi vào. Anh ra trạm đón tiếp gặp một đồng chí đại đội trưởng công binh có nhiều chiến công về bộ chỉ huy mặt trận để báo cáo. Tôi giật mình thấy Châu người đầy máu, từ mặt mũi đến quần áo, anh ném vội túi tài liệu cho tôi rồi nhảy ùm xuống suối. Trước đó tôi có nghe tiếng máy bay và tiếng một phát rocket nổ ngoài cửa rừng, ở mặt trận như vậy được coi là yên tĩnh . Phát đạn ấy đã bắn trúng vào chỗ nhà văn và đại đội trưởng công binh. Với kinh nghiệm chiến trường, đại đội trưởng đẩy vội nhà văn xuống hầm trú ẩn rồi lao tiếp xuống sau. Phát đạn đã trúng vào hầm và người đại đội trưởng hứng trọn, để lại máu và thịt vụn trên người Nguyễn Minh Châu và anh hiểu mình đã thoát chết nhờ đồng đội. Buổi tối hôm đó nằm cạnh tôi, anh trằn trọc, đốt thuốc liên hồi, thỉnh thoảng quay sang tôi: ”Này ông…” rồi lại im bặt. Tính Châu vốn ít nói, không ưa diễn đạt bằng lời những ý nghĩ của mình. Tôi cũng nghĩ không cần nói gì nữa lúc này. Mấy hôm sau cũng ở nơi này chúng tôi cùng chứng kiến một bi kịch hiếm có trong hoàn cảnh thời bấy giờ. Tôi hay đến tiểu đội trinh sát gồm những chàng trai ưu tú, công việc này không chỉ cần dũng cảm mà còn phải mưu trí linh hoạt.Tiểu ðội phải bổ sung luôn, mỗi lần ði không phải lần nào cũng trở về ðầy ðủ . Lần ðó có một tổ ði trinh sát trong vùng sâu do tiểu ðội trưởng Ð chỉ huy. Ð là người Nghệ An ðang yêu một cô gái làm kế toán ở cơ quan bộ chỉ huy. Cô S người Quảng Bình đẹp mặn mà, nhiều chàng trai để ý nhưng cô đã yêu Đ khiến một chàng trung úy sầu não làm thơ gửi cho S thường bị cô khéo léo trả lại. Một lần tôi bắt gặp Nguyễn Minh Châu đi vòng quanh chỗ S đang sàng gạo. Tôi nói: - Trông ông rất giống con gà trống xòe cánh lượn vòng. Tên cô ấy là Sạn nhưng không phải hòn sạn đâu mà là đường sạn đạo, đường vào đất Ba Thục gập ghềnh hiểm trở lắm đấy! - Thằng hủ nho! Châu đỏ mặt nói lại. Đêm hôm đó đang ngủ say chúng tôi giật mình tỉnh dậy vì một tràng súng tiểu liên nổ. Chúng tôi lao đến nơi ấy. Trước mắt một cảnh tượng không thể tin nổi. Cô Sạn nằm trên giường đã chết, máu loang ngực, và tiểu đội trưởng Đ ngồi dựa vào giường đã chết, tay còn cầm khẩu tiểu liên. Chiều tối hôm đó, Đ đi trinh sát về, S dọn cơm cho anh . Đơn vị làm thịt chó S có để dành cho anh một đĩa thịt ngon. Một cậu lính trẻ thiếu ý thức đã để vào đĩa thịt đó một miếng thịt chó mà khi làm thịt người ta đã khoét vứt đi. Khi ăn miếng thịt đó Đ biết ngay, anh bỏ bát đũa đứng dậy. Khi S hiểu ra sự thể chạy đi tìm Đ nhưng không gặp được, biết tính người yêu cô đã dự cảm một chuyện ghê gớm sẽ xảy ra. Điều ngạc nhiên là cô bình tĩnh đón nhận nó. Chập tối cô bảo cô cấp dưỡng thường ngủ chung : ”Tối nay em ngủ chỗ khác nhé , chị bận tính toán sổ sách”. S đã xem lại sổ sách tính toán rành mạch mọi khoản, sắp xếp gọn gàng rồi cô vặn ngọn đèn dầu thật nhỏ ngồi đợi người yêu. Nửa đêm Đ đến rồi tiếng súng nổ. Không ai biết sự thể xảy ra như thế nào . Tôi và Châu dự đoán về tấn bi kịch ấy.Châu nói: - Trong chiến tranh tâm trạng con người khác lắm. Không có thời gian suy nghĩ kĩ càng. Đối với cậu trinh sát ấy lại càng thiếu thời gian. Biết đâu ngày mai vào trận không trở về. Mối tình của họ sâu sắc lắm họ mới có thể kết thúc một cách nhanh chóng như vậy.
Đơn vị chôn cất hai người bên cạnh nhau trên bãi cỏ dưới tán những cây rừng. Tôi và Châu kiếm được một bó hoa dại , trong đó có mấy mẫu đơn rừng màu đỏ như máu. Khi còn lại hai đứa, Châu nói: - Cả ông, cả tôi cùng có trách nhiệm trong cái chết này. - Đúng, chúng ta đều có tội. Đó là món nợ của người cầm bút phải trả bằng tác phẩm.Đã ở chiến trường, đã hiểu thế nào là vẻ đẹp và nỗi gian nan cực nhọc của người lính, uốn cong ngòi bút là phản lại đồng đội. Nguyễn Minh Châu rèn luyện bản lĩnh của mình theo hướng đó. Những tác phẩm của anh lần lượt ra đời ngày một khởi sắc: Dấu chân người lính, Lửa từ những ngôi nhà, Bến quê - và hai truyện ngắn xuất sắc theo ý tôi là có tầm cỡ thế giới là Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và Khách ở quê ra rồi sau này là Cỏ lau - và Phiên chợ Giát. Tôi đọc Nguyễn Minh Châu nhiều khi bồi hồi ngẩn ngơ trước những trang viết xuất thần. Tôi vừa đùa có chút ghen tị nói với anh: “Ông đừng vội lên mặt, chẳng qua trời cho ông đấy thôi.” Năm 1988 được tin Nguyễn Minh Châu vào chữa bệnh ở chùa Pháp Hoa thuộc Đồng Nai. Lúc này tôi vào Nam đã được 4 năm và đang ở Vũng Tàu. Tôi đến chùa Pháp Hoa thăm bạn. Anh già đi nhiều, tóc rụng, răng rụng, căn bệnh hiểm nghèo mà anh đã cảm nhận được, khiến cặp mắt chợt lạc đi như đang nhìn vào cõi hư vô vậy. Nhưng rồi lập tức anh trở lại cõi thực, ngồi dậy linh hoạt hẳn đi như muốn trút ra với tôi bao nhiêu điều định nói : - Nhưng mà thôi, ông ở lại đây với tôi một ngày thì mới nói chuyện được. Tôi trở lại. Chúng tôi nằm trên chiếc giường cá nhân kiểu bộ đội. Không khí nồng mùi hơi người, mùi lá cây thuốc phơi đầy sân.Nhiều người đến thăm anh, chung quanh giường còn đầy quà. Anh đưa cho tôi một chùm nho chín mọng. - Của một ông tướng cho mình. Ông này hay lắm, hôm đến đây tình cờ có cả Trần Văn Thủy. Mình giới thiệu với ông ấy đây là đạo diễn của phim: “Hà Nội trong mắt ai” và “Người tử tế”. Không biết anh đã xem chưa? ”Tôi là tướng nên tôi khâm phục lòng dũng cảm của anh, văn nghệ phải thế, các ông cầm bút phải thế cho nhân dân được nhờ.” Trần Văn Thủy đến thăm Châu và cũng có ý định xem Châu có ý định viết một kịch bản phim không. Nguyễn Minh Châu nói những ngày nằm ở đây anh có cảm hứng từ văn chiêu hồn của Nguyễn Du gợi ý viết cái gì gì đó về cõi “đêm trường dạ tối tăm mù mịt”. Anh đang lo bệnh tật không cho anh được viết. Anh nói với Thủy có thể anh sẽ phác thảo một kịch bản phim đưa Thủy. Lúc này Châu đang suy nghĩ tìm một nhân vật chính. Nghe vậy tôi chợt có liên tưởng liền nói với anh rằng tôi đọc bài báo viết một chuyện có thật hiện đang xảy ra ở Thái Bình. Một người đi bộ đội chiến đấu trong nam hi sinh, có giấy báo tử về nhà, gia đình và địa phương đã làm lễ truy điệu, giải quyết chính sách liệt sĩ cho gia đình. Không ngờ người lính trở về. Chuyện đó cũng không hiếm, nhưng chuyện đáng nói là anh bộ đội trở về không làm cách nào để trở lại là người đang sống. Bao nhiêu rắc rối về thủ tục, vô tình anh ta trở thành người chưa chết nhưng cũng không còn sống. Nguyễn Minh Châu ngồi bật dậy như một người khỏe mạnh reo lên: - Thế là xong rồi, cái chuyện ông kể giúp tôi tìm ra cái thằng cha ấy rồi, không ai khác được nữa. Khi anh ta là người chết thì đi lang thang trong cái thế giới cô hồn của Nguyễn Du, có bao nhiêu chuyện của thế giới bên kia để nói. Rồi khi anh ta là người sống lại phải lo về chuyện đời trước mắt: Vợ đi lấy chồng, ông nhớ chứ, cái truyện ngắn mà chúng mình rất thích của một bạn viết gửi về tạp chí?
Tôi xen lời : - Đó là truyện: Tôi là chồng của vợ anh ta. Đúng đúng, Châu hào hứng. Thế rồi sao nữa …anh chìm đắm trong mạch truyện, cả lũ chúng ta giàu nghèo, sang hèn…cùng trở về cái kiếp chúng sinh phân ra mười loại, mà văn nhân chúng ta được xếp ở bậc chín, dưới đĩ trên ăn mày… Chẳng là cái gì cả, chúng mình chẳng làm nên cơm cháo gì đâu… Nhưng chí ít cũng phải làm cái gì đó để không hổ thẹn với mình. Tôi biết Nguyễn Minh Châu đang đau khổ, biết mình sắp rời bỏ tất cả khi cuộc đời còn dang dở, mọi chuyện còn dở dang. Tôi tìm chuyện vui nói với anh. Kể vài chuyện tiếu lâm, đọc thơ Bút Tre rồi tôi đọc bài thơ chân dung về một nhà phê bình lý luận đến hai câu cuối: “Suốt ngày đêm ông lắng nghe ngọn gió xoay chiều/ Nên đôi tai mới dài đến thế.” Anh cười ngất, miệng mở rộng, mặt đỏ bừng. Tôi phát hoảng. Nhưng chị Doanh, vợ anh, vốn người trong ngành quân y, nói ngay: - Anh đừng lo, anh Châu cười được như thế là sướng lắm đấy, tôi ngại anh ấy buồn, còn vui thì không sao! - Các cụ đến lúc chết còn cầu nguyện cho nhau được ngậm cười nơi chín suối cơ mà! Năm sau Nguyễn Minh Châu qua đời , đem theo kịch bản “Cõi trường dạ” cảm hứng từ Văn chiêu hồn của Nguyễn Du” (Hồi ký Giải mã chân dung). Chân dung Nguyễn Minh Châu:
Cửa sông cất tiếng chào đời Rồi đi ra những vùng trời khác nhau Dấu chân người lính in mau Qua miền cháy với cỏ lau bời bời Đọc lời ai điếu một thời Tan phiên chợ Giát hồn người về đâu?
(còn tiếp)
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách Thu 17 Nov 2016, 09:54 | |
| Xuân Sách Và Tập Thơ Chân Dung Nhà Văn (Bài 2)
Đỗ Ngọc Thạch
Phù Thăng là một bi kịch của người cầm bút, cũng gần giống như Hữu Loan với bài thơ “Màu tím hoa sim”. Phù Thăng nhập ngũ năm 1947, cùng thời gian với Nguyễn Khải. Năm 1963, Phù Thăng đã là trung đội trưởng trinh sát trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Năm 1963 ông được độc giả biết nhiều nhờ cuốn tiểu thuyết Con nuôi của Trung đoàn rồi sau đó là Phá Vây. Nhưng đến cuốn sau thì “gặp nạn”. Cuốn sách có trên 500 trang viết về chiến tranh thời chống Pháp, về người lính, chỉ có một câu như thế này: “ đời lính là đời quá nhọc nhằn”. Câu văn ấy bị kết tội: “Đang chống Mỹ - Ngụỵ, giải phóng miền Nam, viết thế ai còn muốn đi lính nữa?”.
Phù Thăng và Xuân Sách có nhiều kỷ niệm sâu sắc và phần viết về Phù Thăng thật cảm động:
“Thiếu úy Nguyễn Trọng Phu là lính trinh sát của Trung đoàn 42 nổi tiếng, chiến đấu trong vùng địch hậu thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Anh có năng khiếu và máu mê văn chương. Tác phẩm đầu tay “Con những người du kích”, một truyện ngắn đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1953 được ngay giải cao trong một cuộc thi với bút danh ngồ ngộ: Phù Thăng. Đó là cách nói lái của “thằng Phu”. Thằng Phu có thân xác nhỏ thó, còm cõi, trọng lượng chỉ du di trong khoảng từ 37 đến 42 kí lô. Vì sao anh lại trụ được ở bộ đội, lại là bộ đội trinh sát vừa cực nhọc vừa nguy hiểm? Ðấy là nhờ có cái đầu to quá khổ và cặp mắt sáng trưng. Nhờ cặp mắt ấy và trí nhớ cực tốt mà anh làm được trinh sát. Bí mật chui sâu vào đồn địch , khi trở về anh vẽ lại bản đồ bằng trí nhớ rất chính xác. Ngoài chú thích bản đồ bằng tiếng Việt anh còn ghi thêm bằng tiếng Pháp bằng cái vốn kha khá của mình. Chiến công đầy mình nhưng có lẽ vì cái tính cách vừa “phù” vừa “thăng” nên anh không được kết nạp Đảng. Tôi gặp Phù Thăng trong hoàn cảnh tức cười ấy. Bấy giờ đang có một công trường lớn, công trường Bắc- Hưng-Hải, xây dựng công trình thủy lợi cho ba tỉnh đồng bằng Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Lực lượng lao động chủ yếu là bộ đội,với những đơn vị miền Bắc và bộ đội miền Nam tập kết. Lúc đó tôi đang làm báo Quân Bạch Đằng thuộc quân khu Tả ngạn. Tôi được cử đến công trường vừa viết bài vừa làm công tác cổ động tuyên truyền tại chỗ. Một buổi tối, tôi đến chỗ đặt máy nổ của công trường cho chạy máy để chuẩn bị cho buổi phát thanh Tiếng nói Bắc Hưng Hải thì thấy một anh chàng nhỏ thó lại mặc bộ bà ba đen đến bắt tay rồi gào lên như thằng điên để át tiếng máy nổ:
-Anh là Xuân Sách phải không? Tôi là Phù Thăng! -Chào anh, tôi đã đọc “ Con những người du kích” -Tôi cũng vừa đọc cái “Đứa con” của anh trên báo Quân đội Nhân dân. Phù Thăng ở một đơn vị trong công trường, anh cùng được phân công làm công việc như tôi. Chúng tôi rất mừng. Từ đó hai thằng xuống công trường viết tin, tối về trao đổi rồi thay nhau đọc trên đài. Xen vào là đọc thơ trên báo liếp của bộ đội, thỉnh thoảng mời chị em nuôi quân hát vài lời quan họ. Một lần, tôi tóm được một vụ “người thật việc thật” khá ấn tượng. Một chiến sĩ miền Nam, vốn là tấm gương lao động xuất sắc của đơn vị vừa phát minh một sáng kiến độc đáo. Để tranh thủ thời gian cho công việc, đồng chí ấy thấy thời gian đi tiểu là lãng phí nên khoét một lỗ tròn ở đũng quần, bình thường không ai nhìn thấy, khi cần chỉ việc kéo quần lên một chút vừa vặn cho vòi thoải mái tự nhiên rót nước xuống đất bùn. Tôi nói với Phù Thăng rằng chuyện đó hay, nhưng phát thanh trên loa ngượng thế nào ấy. Suy nghĩ một lát, Phù Thăng nói: - Ông để tôi pha chế, tìm cách diễn đạt biến cái thô thành cái thanh, biểu dương một tinh thần lao động quên mình. Rằng thì là ở chiến trường máu chiến sĩ đổ xuống thấm vào đất mẹ, lao động thì mồ hôi rơi quyện vào đất quê hương. Mà nước tiểu là gì? Xét về mặt khoa học thì mồ hôi là nước tiểu pha loãng, ngược lại, nước tiểu là mồ hôi cô đặc… Tối hôm đó khi công việc đã xong xuôi hai đứa kéo nhau ra quán phở mậu dịch phục vụ riêng cho công trường. Vì thế được ưu tiên có thịt bò. Hồi đó Mỹ có loại máy bay không người lái, loại phở chỉ có bánh và một chút mì chính gọi là phở không có người lái. Cho nên lính tráng buổi tối đói bụng lại được ăn phở có thịt thì không còn gì bằng. Lúc này quán đã hết khách, chủ quán cũng biết chúng tôi liền hỏi:
-“Bốc mả” chứ? Tôi để dành cho 2 ông đây. Đó là những khúc xương còn lại trong nồi nước dùng, vớt ra bát gặm gân thịt còn sót, có chén rượu nữa thì bốc lắm. Phù Thăng hỏi tôi:
-Tôi có nghe nói Tổng cục Chính trị có chủ trương mở một trại sáng tác văn học, ông có biết không? -Tôi cũng nghe loáng thoáng, nhưng có trại liệu cánh tò te như chúng ta có được triệu tập không? - Con có khóc mẹ mới cho bú, ta cũng phải trinh sát xem thực hư thế nào, nếu trời phù hộ hai thằng mình được về trại thì coi như được lên thiên đường. Tôi đã tích lũy được một số vốn kha khá trong cuộc chiến tranh ở địch hậu ông biết rồi đấy, ở đơn vị mình viết cái truyện ngắn cũng phải giấu giếm kín đáo, muốn viết dài hơi phải có thời gian và điều kiện. Xong việc ở công trường ông thử về Hà Nội vào chỗ tạp chí Văn nghệ xem sao. Nào ta cạn chén với niềm hy vọng vào tương lai tươi sáng. Và chúng tôi được bước qua cửa thiên đường, hai đứa được gọi về trại sáng tác đầu năm 1950. Hơn một chục trại viên đều còn trẻ, đã lặn lội ở chiến trường nên đã biết sợ súng đạn, nhưng với văn chương thì còn điếc. Chúng tôi lao vào công việc viết lách hùng hục như trâu bò. Trại đặt ở thành Liệt ngoại thành Hà Nội, vừa rộng rãi vừa tĩnh lặng, họa hoằn ngày chủ nhật mới rủ nhau đi xe điện leng keng về bờ hồ ăn kem hoặc dĩa thịt bò khô loại một hai hào. Điện thiếu , không có quạt máy, đèn đỏ quạch, đêm viết phải đốt đèn dầu hít khói muội, lỗ mũi đứa nào cũng thâm sì. Tất cả đều đánh trần ngồi viết, thảm hại nhất là Phù Thăng, trông giống bộ xương cách trí. Nhưng hắn cũng là kẻ cày khỏe nhất, thu hoạch khá nhất, thứ nhì là Hoàng Văn Bổn cũng gầy guộc vêu vao. Đúng là người gầy cày khỏe, người gầy thầy cơm, người gầy thầy… Phù Thăng viết bằng bút sắt chấm mực. Hắn kẻ hàng cũng trên tờ giấy dày, đặt giấy pơ luya lên rồi viết. Hắn viết chữ rất chuẩn, như đàn kiến bò mà sáng sủa, đều đặn , đẹp mê hồn. Hơn vậy còn viết đến 300 trang bản thảo, sau này đưa xuống nhà in, công nhân cứ thế xếp chữ không cần đánh máy. In ra quyển tiểu thuyết gần 600 trang mang tựa đề “ Phá vây”viết về chiến tranh trong vùng địch hậu khu Ba. Thời đó người viết ít, sách được in ra càng hiếm, loại như chúng tôi thường được in một tập sách mỏng trên dưới trăm trang mang dòng chữ căng ngang trên bìa một “Tủ sách đầu mùa”. Mới thấy quyển sách 600 trang của Phù Thăng là một hiện tượng. Hơn nữa, quyển sách lại được dư luận khen ngợi, sách in nhiều bản, nhuận bút được lĩnh trên 3.000 đồng , trừ tiền khao còn xây được ngôi nhà ngói năm gian ở quê, hắn khoe còn hơn nhà Chánh tổng ngày xưa. Được thế tác giả cứ phù nổi, thăng thiên thì cũng không lấy gì làm quá đáng lắm. Phù Thăng mời bạn bè khoảng 15 người ra cửa hàng ăn mậu dịch vào loại nổi tiếng nhất Hà Thành, nhà hàng Mỹ Kinh, phố Hàng Buồm. Mỗi suất năm đồng gồm 8 món mà lũ lính tráng chúng tôi chưa bao giờ được nếm như đùi ếch rán, cá hấp, bồ câu tẩn hạt sen… Phù Thăng đặt vò rượu nút lá chuối khô từ làng Vân lên bàn mở lời:
-Tôi định chiêu đãi các ông suất 10.000 đồng, nhưng quy định ở đây chỉ có thế! Mời các ông chiếu cố!
Mọi người nâng chén:
-Nào, chúng ta cùng “ phá vây” với tác giả! Không một ai có thể ngờ rằng tác giả và tác phẩm đang nổi lên như cồn mà chỉ một năm sau “Phá Vây” và tác giả của nó hứng chịu một tai họa cực kỳ vô duyên và cay đắng tới số. Năm 1962 ở Liên Xô, người anh cả của phe xã hội chủ nghĩa nổ ra sự kiện xét lại Chủ Nghĩa Mác Lê nin đứng đầu là ông Kruscher. Đã có xét lại thì ắt có chống xét lại. Nước ta lúc bấy giờ miền Bắc đang xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam đang đấu tranh giành độc lập, hai miền đều hướng về nhau. Chưa ai hiểu “xét lại” là cái giống gì. Nhưng về mặt tư tưởng bao giờ cũng phải đi trước một bước, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Trung ương Đảng ra nghị quyết, các cuộc học tập chỉnh huấn được mở ra, khí thế mạnh mẽ quyết liệt, chẳng khác gì một chiến dịch. Một số cán bộ chính trị trung cao cấp được cử sang học bên Liên Xô bây giờ phải gọi về, số đông trở về nước để chống xét lại, một số ít ở lại để….xét lại! Cho đến bây giờ tôi cũng chưa hiểu vì sao cứ mỗi lần có sự biến động về tư tưởng chính trị, người ta lại đưa các chú văn nghệ vào tuyến đầu. Những tư tưởng tiêu cực, thậm chí là phản động được lôi ra trong các tác phẩm, chủ yếu là văn học để phán xét, để trị tội mà cấm được thưa lại, cãi lại. Kể cả những tác phẩm từ xửa từ xưa, những tác giả đã qua đời. Và tất nhiên những tác phẩm đương thời, tác giả đương thời được ưu tiên đưa lên “bàn mổ”. Trong cuộc chống xét lại này, 2 cuốn tiểu thuyết được đưa ra là Phá vây của Phù Thăng và Vào đời của Hà Minh Tuân (7). Tôi xin kể về Phá vây trước. Như tôi đã nói ở trên, Phá vây đã phát hành được một năm, được dư luận hoan nghênh. Báo chí có nhiều bài khen, có chê đôi chỗ về mặt kỹ thuật. Tác giả của nó đã làm xong nhà và đang hy vọng được tái bản. Kỹ thuật in lúc đó còn thấp, quyển sách dày như Phá vây phải mất vài ba tháng mới xong. Tác giả bám sát nhà in để chữa lỗi. Đúng lúc đó nhà xuất bản Quân đội Nhân dân định in tiểu thuyết “Tấc đất” của Liên Xô viết về đề tài chiến tranh vệ quốc. Phù Thăng đọc ngay và tâm đắc với cuốn sách. Anh tiếc rằng giá được đọc trước khi viết Phá vây sẽ viết được tốt hơn. Bây giờ thì muộn rồi, anh chỉ thêm vào được mươi dòng trong đoạn nhân vật chính của anh với ý nghĩa để cho hình tượng anh hùng của nhân vật được mềm mại, đa dạng hơn một chút. Lúc in ra mươi dòng đó nằm ở cuối trang 147 của cuốn sách. Và bằng chứng của tội phạm tày đình chỉ nằm trong mươi dòng đó. Tôi nói với Phù Thăng:
- Tôi cam đoan với ông là trong thời buổi nóng bỏng các ông trên chẳng ai có thì giờ đọc cuốn sách dày tổ bố của ông, mà có đọc cũng lướt qua đoạn ấy mà thôi. Cả cuốn sách của ông đầy ắp những hình ảnh dũng cảm hy sinh mà không tô vẽ, ông viết về đời ông kia mà, trí lực và xương máu của ông kia mà. Phải có thằng cha nào đó hoặc có mối thù truyền kiếp với ông, hoặc tính bản ác quen, mới đưa nó lên bàn mổ…” (Hồi ký Giải mã Chân dung). Chân dung Phù Thăng:
Chuyện kể cho người mẹ nghe Biển lửa bốc cháy bốn bề tan hoang Đứa con nuôi của trung đoàn Phá vây xong lại chết mòn trong vây. Sài Gòn, tháng 11-2010
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách Wed 24 May 2017, 09:46 | |
| CHA TÔI
Ngô Nhật Đăng
1
Hôm nay tròn 30 ngày cha tôi rời cõi tạm, tôi vẫn giật mình vì cứ ngỡ ông vẫn còn đâu đây. Dù rằng những ngày cuối cùng ông nằm trên giường bệnh tôi biết không thể níu kéo ông ở lại thêm nữa. Mười ngày cuối cùng ông không chịu tiêm, uống thuốc, không chịu ăn (phải dỗ dành rất lâu ông mới ăn một chút) và nhất định không chịu nói gì nũa chỉ cười và giả vờ ngủ. Khi chúng tôi đưa ông vào bệnh viện với ý định kiểm tra phổi thì ông bị hôn mê luôn, bác sỹ nói với tôi: Hỏng hết rồi anh ạ tim, gan, phổi, thận vv… tức là lục phủ ngũ tạng không còn gì nữa. Tôi chóang váng, nó ngược hòan tòan với kết quả khi bố tôi ra viện trước đó một tháng. Anh ta còn nói thêm “em không hiểu tại sao lượng Natri trong người cụ nhiều thế, anh có thể đưa cho em xem tất cả các đơn thuốc và phác đồ điều trị của cụ từ trước đến giờ được không?”. Để mà làm gì, tôi nghĩ.Ngay đêm đó bố tôi qua đời. Hôm sau khi làm thủ tục tôi phải viết một tờ giấy đại ý: "Cám ơn bệnh viện đã tận tình cứu chữa và xin không khám nghiệm tử thi". Họ còn nói thêm "anh khai chính xác ngày sinh, hộ khẩu cho cụ để còn làm chế độ vì “Giấy chứng tử” chỉ cấp một lần".
Để mà làm gì, tôi lại nghĩ.
Khi quay về nhà anh em tôi thấy một tờ giấy ném qua khe cửa của anh bác sỹ vẫn đến chăm sóc cho ông vào mỗi buổi tối. Anh viết “Các em ơi¸các em mang ông đi đâu mà không báo cho anh biết”.
Ngày bé tôi có được nghe câu thơ:
Dấu hỏi (?)bâng khuâng đứng giữa đời Sên bò quanh quẩn giọt máu rơi Chấm than(!) một dấu chiều nay hiện Đinh đóng vào săng câu trả lời
Sau này biết câu thơ trên không giống hoàn toàn với câu thơ của Vũ Hoàng Chương nhưng tôi vẫn thích hơn vì tính “hội họa” của nó như ông anh (học ở Tổng hợp Văn) khi đọc cho tôi nghe có nói “Em thấy dấu hỏi (?) có giống con sên đang bò quanh giọt máu và dấu chấm than (!) có giống cái đinh đang đóng vào cỗ quan tài không?” .
Lớn thêm một chút biết câu “Cái quan định luận” chỉ cảm nghĩ sống trên đời cho đúng thật khó. Đi học Tử Vi thày dạy loại người chia làm 6 lọai:
Hiền, Lương, Anh, Hùng, Tuấn, Kiệt. Một lần ngồi với bác Nguyễn Hữu Đang bác nói: Bác chia lòai người làm 3 lọai:
1 - Toàn danh và tòan thân như Trương Lương, Phạm Lãi
2 - Toàn danh mà không toàn thân như Hàn Tín, Ngũ Viên
3 - Toàn thân mà không tòan danh thì là loại vứt đi.
Bác còn nói “Bác là loại hai, Hàn Tín thôi, bố cháu mới là loại một, bác phục bố cháu ở điểm đó".
Khi đi học vẽ để cho đủ “Cầm, Kỳ, Thi, Họa, Lý số” (rút cuộc biết rất nhiều thứ mà thật ra chẳng biết gì), thầy dạy vẽ lại dạy: "Bác chia loài người làm hai loại, số đông và số ít và nói thêm cháu chọn đứng ở phía nào là tùy cháu". Va đập với cuộc đời tơi tả, lấy vợ, đẻ con, kiếm tiền… có những lúc “ngồi trên đống tiền” có những lúc không một xu dính túi, nợ nần ngập mặt vợ lo cho từng điếu thuốc. Bốc một quẻ Dịch thì kết quả lại là: “Người quân tử bị hại đến nơi giường chiếu ”tức là đến mất nơi cư trú. Kỳ lạ, không hiểu “ma xui, quỷ khiến” thế nào đùng đùng bán nhà đưa tiền cho người khác dắt díu vợ con đi xuống Kim Mã thuê nhà ở. Cũng chỉ mong vợ con sẽ đỡ khổ hơn, vào Sài Gòn với điều kiện “Tao sẽ giải quyết mọi việc cho bọn mày và chúng mày phải lo cuộc sống tối thiểu cho vợ con tao ngòai Hà nội” “OK, no problem”. Khi đi Hà Nội còn là đầu hè quay ra đã cuối thu, từ sân bay về đến Quang Trung vợ con ra đón trông như hình nhân.
- Anh ơi không có tiền chủ nhà đuổi, bạn em đón ba mẹ con về ở, bây giờ mình về đấy. - Chúng nó đâu, những thằng em, thằng bạn anh ấy? - Làm gì có ai
Giận đời,giận mình, thương vợ con, mình là lọai người gì đây trong bảng xếp hạng. Nhớ bố, có lần ông nói “Sống là người lương thiện mới là điều đáng kể con ạ”.
Muốn kêu lên như Chí Phèo “Ai cho tao làm người lương thiện”.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách Wed 26 Jul 2017, 14:14 | |
| CHA TÔI
Ngô Nhật Đăng
(tiếp theo)
Hôm bố mất sau khi đưa ông xuống “nhà lạnh” hai vợ chồng về nhà, bật laptop đọc Chân dung tự họa của ông, rùng mình thấy sự đáng sợ của chữ nghĩa. Tự nhiên khóc tu tu như trẻ con, vợ bảo anh ơi cứng rắn lên để còn lo cho bố.
Chúng tôi đưa ông về quê cho ông được ở gần ông bà, nhìn dòng người dài dằng dặc đưa ông đến nơi an nghỉ cuối cùng,những giọt nước mắt chân thành của những người nông dân ăn mặc tồi tàn, họ đâu cần biết ông là người nổi tiếng và ông đã bỏ quê ra đi từ ngày còn trẻ. Ông không kể nhưng tôi biết khi ra đi ông đã thề sẽ không quay trở lại và một sự thật nữa là ông lại tha thiết muốn được về nằm vĩnh viễn ở mảnh đất này.Tôi tự nhủ : Bố ơi con có thể khắc trên bia mộ bố dòng chữ “Nơi đây an nghỉ một người lương thiện”.
Khi ra về vợ tôi nói: -Anh nhìn kìa, mấy chục ngôi mộ đều xếp hàng dọc, một mình mộ bố lại nằm ngang, ông “ngang” cho đến lúc chết.
Rồi cô ấy thì thầm: -Anh Ái đưa em hai triệu và bảo cả làng lo cho đám ma của bố em, không có người nấu cơm, anh đã đặt cơm ở một nhà hàng ngòai thành phố Thanh Hóa rồi. Về đó chỉ mất nửa tiếng em cầm tiền này để thanh toán.
Chao ôi, họ sợ rằng những người ở Hà Nội về sẽ không nuốt nổi những món ăn nhà quê. Tôi ứa nước mắt, bố tôi là người thế nào, chúng tôi là người thế nào có xứng đáng nhận những tấm lòng như vậy không?
Tôi về đến bến sông xưa Hút tàn điếu thuốc mà chưa gọi đò Nhìn theo ngọn khói vu vơ Nhớ thương thì có đợi chờ thì không (Thơ bố tôi )
* * * Mấy hôm trước chú Trần Hoàng Bách phone cho tôi: -Cháu đọc chưa, chú ức quá bọn nó viết về bố mày có nhiều bịa tạc ẩu tả lắm.
Ồ! Tôi thóang nghĩ bây giờ thiếu gì lọai kên kên chuyên nghiệp ăn nhuận bút. Nhưng rồi tôi tò mò vào google, kiên nhẫn đọc hàng trăm bài viết về bố tôi. Chân thành có, sâu sắc có, hời hợt có, hiểu đến gan ruột ông cũng có và tất nhiên giả dối cũng có. Thậm chí có người còn gọi ông là “lương tri thời đại”, là “người cõi khác”…
Hôm nay cô Nam gọi điện “Đăng ơi đến nhà cô nhé” khi tôi đến cô nói sắp 49 ngày của bố cô muốn viết một bài về bố, rồi cô đưa tôi xem lá thư cuối cùng bố tôi gửi cho cô, tôi cảm động khi nhìn nét chữ quen thuộc của ông đề ngày 25-10-2007, nội dung chỉ là thăm hỏi bình thường và thậm chí vẫn hài hước “anh bây giờ hàng ngày vẫn hát câu: Những binh đoàn nối nhau ra tiền - liệt - tuyến” và hẹn khi nào vào Sài Gòn nhớ gọi cho ông. Nhưng dòng cuối cùng ông viết ra giữa trang: "Nhớ không được vào chậm em nhé."
Hôm ở nhà tang lễ cô ôm tôi khóc: Vô duyên quá Đăng ơi, cô hẹn gặp bố ở Sài Gòn thì lại gặp ở bệnh viện Hà Nội và hôm nay lại là ở đây.
Cả buổi sáng hai cô cháu chỉ ngồi nói về ông, cô bảo sao cháu không ghi lại những chuyện này của bố, để lâu quên mất Đăng à.
Thì viết, đơn giản chỉ là cố hiểu ông là người thế nào.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách Thu 03 Aug 2017, 07:45 | |
| CHA TÔI
Ngô Nhật Đăng
(tiếp theo)
2
Dân mình háo danh một cách kỳ lạ, tôi đã đi khắp nuớc “Từ Mục nam quan đến Mũi Cà mau” sống gần đủ hết với 50 “dân tộc anh em”, nước ngoài cũng từng đi, nhưng cũng chưa dám nói con người là giống háo danh mà chỉ dám nhận thuộc tính ấy là của đồng bào mình (tất nhiên là có cả tôi). Trong 1,2 thập niên gần đây nước ta có phong trào họ họ làm gia phả và cố moi ra trong họ mình phải có ông quan nào đó(dù là quan hạng bét).Họ nhà tôi cũng vậy, mở cuốn gia phả dày cộp ra dòng đầu ghi: Cụ viễn tổ tên là Ngô Nhật Đại từ Châu Ái(Tức Thanh hóa) sau bao nhiêu đời không rõ di ra Đường Lâm Sơn Tây đến đời ông Ngô Đình Mân thì lấy con gái ông Phùng Hải mở ngoặc tức là cháu gái vua Phùng Hưng (kinh chưa) đến năm 40 tuổi đẻ ra Ngô Quyền (khiếp chưa) và họ nhà tôi chọn Ngô Quyền làm ông tổ.
Vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu sẽ lấy ngày giỗ vua Ngô Quyền là ngày giỗ tổ và tính từ đó đến tôi là đời thứ 47. Tôi không dám hỏi nếu ông Ngô Quyền không làm vua thì có được chọn làm ông tổ không vì sợ các cụ đánh cho bỏ mẹ. Lại nhớ một lần ở Budapest đứng trên quảng trường Anh hùng nơi đặt tượng các vị vua của đế quốc Áo Hung. Ông bạn Hungary bảo tôi : dòng họ tao vinh dự được đóng góp 7 vị vua cho đất nước này. Tôi bảo dòng họ tao cũng cống hiến được hai ông vua một bà hòang hậu và một ngài tổng thống, rồi cũng vênh mặt lên trước con mắt khiếp đảm và ghen tỵ của mấy ông bạn Việt Nam đi cùng, nhưng trong đầu tôi thì nhớ đến câu chuyện trong Trung Hoa xú lậu nhân à quên Người Trung Quốc xấu xí chứ, hay là tạp văn Giả Bình Ao nhỉ? đại khái có một thằng ăn mày chỉ vào nhà một ông quan lớn và gào to : Hồi ông nội tao làm tể tướng thì ông nội mày còn đi ăn mày.
Chi họ nhà tôi được gọi là dòng Ngô Trảo Nha (nanh vuốt) do câu nói của chúa Trịnh Tùng: “Khanh là trảo nha của xã tắc”. Ông tổ được gọi là “trảo nha” đó là một quận công (lại quận công) tôi nhớ ông chỉ vì trong gia phả ghi (lại gia phả) ông có 9 bà trong đó có bà chính thất là quận chúa con Trịnh Tùng,nhưng ông lại mê bà giúp việc hơn ông 11 tuổi và cưới luôn làm thiếp, bà quận chúa ghen tuông nên ông đem bà trả lại phủ Chúa, chúa Trịnh tức giận cách chức ông và tước quyền được mang họ Ngô. Nhưng vì tiếc tài của ông nên một thời gian lại đuợc phục chức, lấy lại họ và vào trấn thủ bờ bắc sông Gianh. Kể ra Trịnh Tùng cũng là người liên tài, chứ tội ấy thì dễ “tru di tam tộc” lắm (Nhân vật này được đánh giá như Tào Tháo của Việt Nam). Một chi di cư vào Đồng Hới và sinh ra gia đình khét tiếng đó là nhà ông Ngô Đình Khả cha đẻ của Tổng thống Ngô Đình Diệm (Ông Ngô Đình Khôi và con là Ngô Đình Huân bị xử bắn năm 1945). Còn chi nhà tôi do một ông quận công (lại quận công nữa) quay về Yên Lai nay là xã Trường Giang, huyện Nông Cống Thanh Hóa lập nghiệp. Dòng họ bắt đầu suy vi theo nghĩa không còn ông quan lớn nào nữa vì cả quãng thời gian dài dằng dặc(đến tôi là đời thứ 11) chỉ có một người mà tôi gọi là cụ cố ngũ đại làm đến chức “án sát” Ninh Bình rồi Bố chánh tỉnh Quảng Bình và sau đó vào Huế làm chức tương đương “cục, vụ viện” gì đó trong Bộ giáo dục theo cách gọi như bây giờ. Có lẽ do phẫn chí ông bỏ về theo phong trào Cần vương phò vua Hàm Nghi. Tôi kính phục về cái chết của ông, sau khi thất bại, học trò yêu bị giết, con trai bị bắt ông lên chiếc thuyền trên con sông cạnh làng uống rượu, đọc thơ, đến ngày thứ 3 khi không nghe thấy tiếng, dân làng ra thì thấy ông đã chết. Một ông bác tôi đã bỏ ra hàng 10 năm chạy vạy khắp nơi chỉ để xin cho cụ được cái “Bằng” chứng nhận là Danh nhân lịch sử “cấp tỉnh” rồi mới yên lòng nhắm mắt. Nhưng dòng nhà tôi học giỏi khét tiếng, bác ruột tôi đã từng được Công sứ Pháp công kênh trên vai chụp ảnh vì “can tội” học giỏi nhất xứ Trung Kỳ, bố tôi cũng được gọi là “thần đồng”. Còn giáo sư, tiến sĩ cả ở Anh, Pháp, Úc thì nhiều vô kể. Ở quê thì cứ đứa nào đi thi đại học là đỗ, chỉ riêng nhà tôi ngòai một cô em gái còn lại chả có đứa nào học qua đại học dù nổi tiếng học giỏi. Có lần một bà tiến sĩ người Đức hỏi tôi : Anh là tiến sĩ ngành gì ? Tôi trả lời : tôi là tiến sĩ ngành lang thang.
Không ai được lựa chọn quê hương và cha mẹ, với tôi hồi còn trẻ khái niệm quê thật mơ hồ, năm 12 tuối được về quê lần đầu tiên, lần thứ hai thì đã ngòai 40 mà lại do vợ dẫn về. Vợ tôi kể: hôm cưới con o Can (em bố tôi ở Hải Phòng) em nói với các o các chú,cháu lấy chồng hơn 10 năm mà chưa biết quê chồng ở đâu.Thế là các bà cô phải tổ chức một chuyến cho vợ tôi về quê nhận họ hàng.
Chưa ai giải thích được nguyên do sự kỳ thị vùng miền ở nước ta, ngày nhỏ đi học thì sách giáo khoa đổ lỗi cho chính sách chia để trị của “thực dân Pháp” bây giờ thực dân đã không còn tồn tại gần thế kỷ trên đất nước ta mà sự kỳ thị ấy còn nặng nề gấp bội. Như quê tôi chẳng hạn nào là “ăn rau má, phá đường tàu”rồi “cờ bạc Thanh Hóa” thậm chí trong cộng đồng xuất khẩu lao động ở các nước Đông Âu thời XHCN còn có câu đối :
Trâu toi bò dại trai Thanh Hóa Lợn sề chó cái gái tỉnh Thanh
Bây giờ cứ rảnh rỗi là vợ chồng con cái lại kéo nhau về quê, thấy ấm lòng nhưng cũng day dứt .
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách Sat 12 Aug 2017, 13:44 | |
| CHA TÔI
Ngô Nhật Đăng
(tiếp theo)
3
Ông bà nội tôi có 6 người con, sau khi sinh bác tôi ông sang Pháp 4 năm, khi quay về đẻ liền tù tì bố tôi và 4 người em nữa chỉ cách nhau chỉ một và hai năm.
Ông tôi chắc là đi lính vì được gọi là ông Đội và còn được thưởng cả huân chương nữa. Dân làng kể có lần một tốp lính Pháp vào làng, có người báo ông tôi, ông ăn mặc chỉnh tề đeo huân chương đi ra, viên chỉ huy nhìn thấy đứng nghiêm giơ tay chào rồi rút thẳng. Một ông anh họ của tôi giờ cũng đã gần 70 tuối khốn khổ vì hồi cải cách ruộng đất bị “đội” tra hỏi xem huân chương của ông tôi và sắc phong của cụ cố giấu ở đâu. Bảng sắc phong của cố tôi giờ vẫn còn nhưng huân chương của ông tôi đã mất nên không biết là lọai gì. Một ông anh họ khác của tôi khẳng định với tôi là Bắc Đẩu Bội Tinh, tôi nói em nghe đó là Huân chương cao quý nhất của nước Pháp nếu người Việt Nam mình có được thưởng thì chắc phải cỡ “Đại Việt gian”như cụ Thượng Phạm Quỳnh chẳng hạn,chỉ có thế mà ông ấy giận tôi mãi.
Bố tôi rất ít kể về ông nội ngòai chuyện có lần còn bé đánh cờ với ông bị xách 2 chân ném ra ngòai sân vì tội bố bị mất xe xin hoãn mà ông con không chịu và thói quen đi ngủ là phải sờ dái tai bố. Bà bác họ tôi kể có lần ông tôi mải chơi tổ tôm đến giờ bố tôi đi ngủ ông phải nhờ người khác giả vờ là ông tôi nằm cạnh để cho bố tôi sờ tai, phát hiện không phải bố tôi hét ầm lên thế là lại bị ăn đòn. Ông còn một thói quen kỳ cục nữa là sau khi đi ỉa là ông nội tôi phải chùi đít, một lần ông nội tôi đang có khách, bố tôi đi xong cứ đứng đòi ông tôi phải chùi đít không chịu cho ai thay thế và lại ăn thêm 1 trận đòn. Bà bác ấy là người chăm sóc bố tôi từ bé, cho bố tôi bú vì bà nội không có sữa, khi bố tôi đi học xa nhà bà là người gánh gạo theo ông để chăm sóc. Có lần bà kể với tôi : Ba cháu răng mà ăn khỏe rứa,mỗi bữa phải 3 bát “ôtô” cơm và 6 con cá kho thật to, nó đo cá bằng cách để lên miệng bát nếu đầu đuôi không thừa ra ngòai là dứt khóat không ăn. Ông tôi mất sớm từ năm 1948, chú tôi kể đám ma ông to lắm cả 4 xã gọi là Tứ Trường đi đưa ông. Bà tôi một mình nuôi đàn con nhỏ trừ bác tôi đã lớn và đi học xa, ông học Trường Cao Đẳng Sư Phạm ở Hà Nội, ngày đó sinh viên trường Thuốc và Sư phạm có giá lắm. Các thiếu nữ con nhà giàu Hà Nội có tiêu chuẩn kén chồng : “Phi Cao đẳng bất thành phu phụ”. Nhưng ông về quê lấy vợ cũng là con một gia đình nổi tiếng, bố vợ bác tôi bị bắt hồi cải cách ruộng đất vì bị quy là đại địa chủ cường hào ác bá, ông bị chết tại trại giam và đến bây giờ vẫn chưa tìm được mộ.
Con trai lớn của ông là một cán bộ cách mạng uất ức treo cổ tự vẫn. Một lần về quê, tôi có đi qua làng ông. Nhiều người vẫn kể về những việc ông đã làm như mở xưởng dệt, xưởng nấu “xà phòng” bằng dầu dừa vv… Cơ ngơi của ông qua các đợt cải cách ruộng đất rồi “sửa sai” chẳng còn lại gì, thậm chí những người được chia “quả thực”cũng dỡ đến từng viên gạch ra bán. Chỉ còn lại cây cầu bắc ngang con sông vào làng gọi là cầu “Ông Hội đồng Thận”. Bác dâu tôi kể hồi xây cây cầu đó ông thuê mấy trăm lính công binh từ miền Nam ra làm ròng rã mấy tháng trời. Thế hệ tôi không biết gì về cải cách ruộng đất và đến bây giờ đó vẫn là một khỏang trắng trong lịch sử. Chưa có một đánh giá nào về những đau thương mất mát đó. Nhớ ngày tôi còn nhỏ cứ mỗi năm vào ngày 26 -10 Âm lịch lại thấy bố tôi tìm một chỗ kín đáo trong nhà thắp một nén hương và khóc, ngày đó đảng viên cộng sản mà thắp hương là phiền phức lắm. Khi tôi đi bộ đội, một lần về phép tôi có hỏi bố tôi về chuyện này mới biết đó là ngày giỗ của bà nội. Ông im lặng một lúc lâu rồi buột mồm nói với tôi: “Bà nội của con bị chết đói trong cải cách ruộng đất”. Tôi bàng hoàng một điều như thế mà sao ông giữ im lặng lâu vậy sao. Một tuần sau khi bố mất, đến nhà ông chú út tôi mới được biết tường tận cái chết của bà. Chú tôi kể : Bà nội không chết đói đâu mà bà tự tử vì quá uất ức. Chú nhỏ nhất nên suốt ngày chỉ ở nhà quanh quẩn bên mẹ, hôm đó thấy bà ra vườn sau hái một nắm lá ngón, chú cũng không nghĩ được bà hái làm gì, sau đó bà tắm rửa sạch sẽ nấu cơm cho chú ăn và nói mẹ đi ngủ đây. Đến chiều không thấy bà dậy chú vào buồng gọi thì bà đã đi rồi. Hơn tháng sau bố mày về phép, vào đến nhà câu đầu tiên là “Mẹ đâu?”. Chú khóc chỉ lên bàn thờ, bố mày đổ vật xuống giường nằm lì 7 ngày không ra khỏi nhà, đến ngày thứ 8 vùng dậy lôi trong ba lô ra một cái áo bông và một cái áo len mua về cho mẹ lấy dao chặt nhỏ, châm lửa đốt rồi đi thẳng. Đến năm mày 12 tuổi mới quay về đấy. Tôi hỏi: Bố cháu có biết bà chết như vậy không?
- Không cả nhà không ai biết ngòai chú và bây giờ chú mới kể với mày.
Trời ơi cái gì thế này,bố tôi và chú tôi được cấu tạo bằng cái chất gì vậy?
Trong cuốn “Phía núi bên kia” của bố tôi có đọan: “Con đê ngăn nước mặn của làng tôi có trồng một lọai cây gọi là cây uốp,quả rất độc ăn chết người, những người làng tôi muốn thóat cảnh đời cơ cực thường ăn quả uốp tự tử.”
Bố tôi kể năm 16 tuổi đã tham gia họat động,làm phó bí thư Tỉnh đòan, 17 tuối kết nạp Đảng, đến năm 18 tuổi học xong Thành Chung thì được giới thiệu đi bộ đội và đi học luôn Trường Sĩ quan Pháo binh. Đọan đời này của ông tôi chỉ biết vậy. Mẹ tôi là một cô “văn công”. Bố mẹ tôi lấy nhau khi vẫn ở trong quân đội, khi có mang tôi mẹ phải về quê, lúc ấy bà nội tôi đã mất. Nhưng khi đẻ tôi được khỏang hai tháng, không chịu nổi khổ cực bà cho tôi vào ba lô trốn thẳng một mạch ra Hà Nội.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách Sun 17 Sep 2017, 08:25 | |
| CHA TÔI
Ngô Nhật Đăng
(tiếp theo)
4 Tôi được sống với bố rất ít, năm 1964 lên 6 tuối bắt đầu có nhận thức thì đi sơ tán. Ba anh em tôi lên bà ngọai ở một thị trấn nhỏ ở Bắc Giang, được môt thời gian thì Mỹ ném bom xuống kho lương thực của thị trấn. Bà tôi sợ hãi mang tôi vào gửi nhà người quen ở một làng cách thị trấn hơn 10 cây số, bà bảo hai em còn nhỏ thì ở với bà, còn cháu ở đây nhỡ chết đứa này thì vẫn còn đứa khác. Bà đưa tôi cái lọ đựng thuốc cảm APC đầy vàng (về sau lớn tôi mới biết đó là vàng) và dặn: ”nếu bà chết thì mỗi tháng cháu lấy ra một lá đưa cho cụ Phó, cụ ấy sẽ lo nuôi 3 anh em,cháu nhớ dấu kỹ đừng để ai biết”. Nhưng rồi tôi cũng không bao giờ phải làm việc đó. Sau 4 năm khi Mỹ ngừng ném bom Miền Bắc tôi lại đưa bà nguyên vẹn lọ vàng. Bà ngoại tôi là một người khá đặc biệt,tôi nhớ cứ mỗi buổi trưa ngồi nhổ tóc bạc cho bà (mỗi cái 2 xu) bà lại đọc truyện Kiều,Hòang Trừu,cả thơ Nguyễn Bính nữa(mà bà không biết chữ). Chuyện ngày bà còn trẻ đi buôn bằng thuyền lớn từ Hải Phòng(bà quê Hải Phòng) vào Nghệ An ra Móng Cái rồi Hồng Kông. Bà kể có ông trùm cướp biển ở Móng Cái quý bà lắm,mỗi lần thuyền của bà ra ông lại đi áp tải. Giương cánh buồm đen lên thì kể cả nhà Đoan cũng không dám chặn lại.
Bà tôi bị cắt một bên lá lách,một quả thận,khi ra viện bác sĩ nói chỉ sống được một năm. Có một ông em nuôi của bà là người dân tộc ở Cao Bằng về đón bà lên nuôi một năm,không hiểu dùng thuốc gì mà bà sống được trên 20 năm đến tận năm 1979 bà tôi mới mất. Cả tuổi thơ tôi được sống trong tình yêu thương vô bờ bến của bà.Bà dạy tôi từng ly từng tý, từ cách dọn mâm cơm,cách cầm đũa,cách để cái muôi múc canh như thế nào,cách ăn uống từ tốn ra sao, ăn cá thì phải gắp phần đầu trước,sau đó đến đuôi,còn phần giữa ngon nhất phải nhường người khác. Mỗi lần thịt gà tôi ngồi giữ cho bà cắt tiết bà đều nói câu “Hóa kiếp cho mày làm kiếp khác nhé, đừng làm kiếp gà nữa nhé”. Cứ khoảng 4 h sáng là bà dậy việc đầu tiên là thắp hương trên bàn thờ khấn vái rất lâu tôi chỉ nhớ được mỗi câu : “Con ăn ở có quỷ thần hai vai chứng giám”. Bà quý bố tôi lắm,tòan gọi là con và xưng là “Đẻ” rất ngọt ngào. Tôi nhớ năm 1967 trước khi đi B bố lên ở với chúng tôi mấy ngày, bà bảo “Con cứ yên tâm ra đi, đẻ sẽ nuôi các cháu, đẻ có chết thì các cháu mới phải khổ”. Lúc này bố tôi lấy bút hiệu là Lê Hòai Đăng (tên 3 anh em tôi). Bố bảo nếu con nghe đài hay đọc báo thấy có tên Lê Hòai Đăng thì là bố đó. Suốt thời gian đó bố tôi chỉ lên thăm chúng tôi được một lần vì ông phải đi suốt từ Hàm Rồng,Thanh Hóa, Quảng Bình,Vĩnh Linh. Cuối năm 1968 khi đi B ra ông lên đón tôi về Hà Nội, thấy tôi đội nón mê cầm cây sào tre buộc túm lá chuối chăn vịt trên đồng, ông ngồi trên bờ ruộng khóc rưng rức.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách Fri 26 Oct 2018, 21:13 | |
| CHA TÔI
Ngô Nhật Đăng
(tiếp theo)
5
Người ôm chí lớn đi tìm bạn Ngồi hát bâng quơ chợ vãn người Bướm ong xiêm áo chiều chạng vạng Gặp khách tri âm khúc khích cười (Thơ bố tôi)
Bố tôi có khi cả ngày chả nói câu nào,nhưng cũng có khi nói cả ngày không cần nghỉ. Nhiều lúc tôi cũng ngạc nhiên trước khối kiến thức đồ sộ của ông,giấu sau vẻ ngòai hiền lành, đôn hậu là một tính cách rất quyết liệt. Ông cũng rất hài hước, có những chuyện ông kể sau này tôi mới hiểu còn lúc đó chỉ thấy buồn cười. Ví dụ ông kể : Có buổi tối bố cùng bác Xuân Thiều đi dọc phố Phan Đình Phùng qua nhà ông Tố Hữu, bác Thiều nói: "Sách này! có bao giờ mày nghĩ được ở trong những ngôi nhà này không?" Bố tôi trả lời "mình mới là úy quèn, mơ đến bao giờ mới lên tướng, họa có mà đảo chính". Vậy mà bác ấy về báo cáo, bố bị mang ra chi bộ kiểm điểm.
Chuyện năm 1972 khi bố tôi phụ trách đòan thanh niên các lực lượng vũ trang đi dự Festivan thanh niên sinh viên thế giới ở Đức. Trong đòan có anh hùng Thái Văn A, bố tôi hỏi: "Cậu cũng gan đấy nhỉ đứng đếm bom nổ chậm như vậy mà không sợ à?" anh A trả lời: “Anh giấu đừng nói nhé, ngay lọat bom đầu đã bay mẹ nó mất thang rồi, sợ bỏ mẹ nhưng xuống thế đếch nào được,bọn ở đơn vị cũng sợ còn bom nổ chậm có dám vào cứu em đâu. Mấy ngày sau mới đưa em xuống, đổ nước cháo vào mồm mới sống lại được, không thì cũng chết đói!"
Bố tôi cũng tự nhận mình chỉ là người viết chuyện chứ chưa phải viết văn, trong đời văn của ông có hai tác phẩm là Đội du kích thiếu niên Đình Bảng và Mặt trời quê hương là ông coi là có giá trị,không phải về mặt nghệ thuật mà là đã “chiêu tuyết” cho những người có công lao mà bị quên lãng. Về Đội du kích Đình Bảng tôi chỉ nghe nói khi cuốn sách ra đời thì lúc đó Nhà nước mói nhớ tới công lao và khôi phục cho những thiếu niên đó. Hôm bố tôi mất các ông cũng sang đưa tiễn, tòan những ông lão đã xấp xỉ 70 cả. Làng Đình Bảng coi bố tôi như là công dân danh dự của làng, nhiều người nói nhờ ông mà làng nổi tiếng nhưng ông lại nói ngược lại, nhờ có làng Đình Bảng mà ông được nhiều người biết. Có lần ông nói khi chết đi mà vẫn còn được dân làng nhớ tới là mãn nguyện lắm rồi. Còn Phạm Ngọc Đa thì nỗi oan khiên còn lớn hơn nhiều, anh bị tra tấn đến chết mà không khai nơi trú ẩn của các cán bộ. Vậy mà sau khi hòa bình người anh hùng bỗng hóa thành tên phản bội. Gia đình người chị của anh (anh mồ côi nhà chỉ có hai chị em) sống thật khốn khó, không được chia ruộng trong cải cách ruộng đất, không được vào Hợp tác xã sau này, con cái không được học hành. Năm 1970 khi bố tôi về vùng đó được một linh mục coi sóc xứ đạo cung cấp những bằng chứng minh oan cho anh, trong khi một trong những người cán bộ được anh bảo vệ lúc đó đang là Bí thư Huyện ủy mà không có một lời nào giải nỗi oan tày trời đó. Khi cuốn Mặt trời quê hương ra đời, anh được phong anh hùng, được dựng tượng ở trung tâm huyện. Xã, Huyện được tặng Huân chương vv…
Một lần tôi đi Lào Cai,trong lúc chờ tàu ở ga Phố Lu vào ăn cơm ở một quán bụi, chủ quán là một người đàn bà lam lũ, khi biết chị quê ở Tiên Lãng Hải Phòng, tôi hỏi chị có biết Phạm Ngọc Đa không? Thật tình cờ hóa ra chị gọi anh Đa là cậu ruột. Khi biết tôi là con của bố, chị dắt hai đứa con ra quỳ xuống lạy tôi và nói “Xin chuyển lời tới ông, gia đình con đội ơn ông nhiều lắm, ông như người đã sinh ra gia đình con lần thứ hai”.
Mấy anh em tôi cũng được bố dẫn đến mộ anh Đa một lần.
Tôi thì lại thích cuốn “Cuộc hôn nhân bị đánh tráo” viết về chuyện con của một người đánh xe bò lấy con gái một vị bộ trưởng. Chuyện này có thật, xảy ra ở nơi ba anh em tôi sơ tán tôi thích thú vì khi đọc thấy gặp rất nhiều nguyên mẫu mà tôi có quen trong đời thật.
Tác phẩm mang lại sự nổi tiếng và cũng nhiều hệ lụy nhất cho cha tôi là “Chân dung nhà văn”. Ông viết từng bài và chép vào cuốn sổ tay nhỏ loại bỏ túi. Ngày còn nhỏ tôi thường lén đọc mỗi khi ông đi vắng, một lần bị bắt gặp ông nói con chưa nên đọc cái này và đem cất kỹ. Các nhà văn hiện lên chỉ bằng vài câu thơ, những tượng đài văn học mà chúng tôi phải ra rả đọc suốt ngày trên lớp bỗng hiện ra dưới hình ảnh khác. Tôi còn nhớ kỷ niệm về bài học phân tích lão Am trong Cái sân gạch, vì nhớ tới chân dung Đào Vũ mà tôi đã làm cho cô giáo dạy văn ngơ ngác. Một lần nữa năm học lớp 10 phải phân tích Chí Phèo tôi lười nên nhờ ông viết hộ, thầy giáo đã phê : “Vì em quá hiểu rộng biết nhiều nên câu văn có nhiều ẩn ý làm người đọc không phát hiện ra” và thầy cho… 2 điểm khi tôi kể lại với bố, ông cười lớn có vẻ thú vị lắm ông bảo: “Bác Nguyễn Khải làm văn hộ thằng Huỳnh cũng được 1 điểm”. Con gái lớn của tôi hồi đi học cũng là học sinh giỏi văn Thành phố có lần làm bài dám chê thơ của một “nhà thơ lớn” là thơ “con cóc” cô giáo vội nói: "Con ơi biết vậy nhưng đừng nói với ai, cả hai thầy trò mình đều chết". Khi nó kể chuyện này với ông nội, ông khoái lắm và kể ngày nhỏ ông cũng phải làm bài luận tả đức Kim Thượng (tức vua Bảo Đại) lúc này dư luận đang xôn xao vì vụ Ngài lên Đà Lạt đi “mò” bà đầm bị ông Tây bắn què chân, bố tôi đưa luôn sự kiện này vào bài luận. Thày xé đi và bảo "đầu tiên là con chết sau đó là thầy cũng chết".
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách Sun 28 Oct 2018, 23:12 | |
| CHA TÔI
Ngô Nhật Đăng
(tiếp theo)
6 Cung Thê trong Tử Vi của bố tôi có sao Cự Môn. “Cự Môn cư Thê đa hoài bất mãn”. Biết làm sao, Thày Khổng Tử là người dạy lễ giáo cho đời mà cũng phải thay đến 7 đời vợ, chỉ vì ông Cự Môn quái ác đóng giữa cung Thê.
Bố tôi có hai người vợ, mẹ tôi là một cô “văn công”xinh đẹp hát hay. Hai người yêu nhau lắm, mẹ kể ngày còn ở đơn vị ông tiểu đòan trưởng mê bà, ông ta ra điều kiện hoặc là phải lấy ông ta hoặc là xuất ngũ, khi bố tôi nghe tin chạy lên thấy mẹ đang khóc thu dọn ba lô quần áo, ông xông vào tiểu đòan bộ tát ông tiểu đòan trưởng hai cái. Nhưng rồi cũng êm đẹp cả, mẹ kể đám cưới vui lắm do chính bác Phùng Thế Tài làm chủ hôn. Năm 1968 khi bố tôi ở chiến trường ra thì hai người đổ vỡ, chúng tôi còn nhỏ chỉ biết ngơ ngác nhìn mẹ khóc còn bố thì lầm lỳ không nói câu nào. Tôi nhớ một buổi chiều ở nhà số 4 Lý Nam Đế khi cô cấp dưỡng của Tạp chí lên gọi hai bố con xuống ăn cơm thì bố tôi khóc và nói “Bưởi ơi chị bỏ anh rồi”. Sau đó anh em tôi theo mẹ lên Bắc Giang, mẹ tôi vào làm y tá ở Bệnh viện Huyện gần nhà bà ngọai nơi ba anh em ở hồi sơ tán. Trong lúc dọn dẹp nhà cửa tôi tìm thấy trong đống sách có quyển nhật ký của mẹ ghi lại những kỷ niệm tình yêu của hai người, rất nhiều bài thơ bố làm tặng mẹ và tờ Đơn xin ly hôn trong đó có ghi rõ lý do vì sao hai người bỏ nhau. Chỉ cảm thấy tê dại, cảm giác đầu tiên là thương bố và hận mẹ. Sau này lớn lên hiểu chuyện đời, thấy thông cảm cho mẹ và vẫn kính trọng nhưng tình yêu phải có của đứa con đối với mẹ thì không thể lấy lại được. Thế mới biết có những ấn tượng thời thơ ấu sẽ theo người ta suốt cuộc đời là sự thật chứ không phải mấy ông nhà văn bịa ra.
Do vậy, tuy phải ở Bắc Giang nhưng cứ thứ bảy, chủ nhật và ba tháng hè là tôi chuồn về Hà Nội với bố, mới hơn 10 tuổi đầu mà tuần nào tôi cũng đạp xe gần 40 cây số từ nơi sơ tán về Hà Nội. Có lần bố nói với tôi: “Bố là người ích kỷ, không làm tròn trách nhiệm với con cái, ngày bố mẹ định ly hôn, bố nghĩ bố phải nuôi cả ba anh em, không để các con ở với mẹ được. Nhưng nếu thế thì bố phải bỏ sự nghiệp của mình. Do vậy bố đồng ý với mẹ không bỏ nhau nhưng hai người phải sống xa nhau một thời gian. Đã trót theo nghiệp này bố cũng mong con cái chịu một chút hy sinh”. Lúc đó tôi định nói có bao giờ bố thử tính một chút đó nó ghê gớm thế nào không, nhưng rồi tôi kìm lại được, lờ mờ cảm thấy sự đáng sợ của nghiệp văn chương. Năm 1972 đứa em út của tôi ra đời giữa những ngày sơ tán tránh B52, tôi vui mừng vô cùng vì nghĩ rằng những rạn vỡ trong quan hệ của bố mẹ cuối cùng cũng đã được hàn gắn. Tôi học khá hẳn lên còn được đi thi học sinh giỏi Toán toàn Miền Bắc. Lại còn học đòi học tiếng Pháp, người dạy tôi là bác Minh Việt, bác là người thường trực của Bệnh viện, ngày mấy lần làm nhiệm vụ đánh kẻng báo giờ làm và giờ nghỉ. Tiếc rằng sau vài tháng bác chuyển đi đâu không rõ. Về sau tôi mới biết bác chính là Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội. Thật kỳ lạ nhiều lúc tôi không thể hiểu nổi một thằng bé vớ vẩn như tôi chả hiểu vì lý do gì mà trên những ngã năm, ngã bảy của đường đời tôi may mắn được gặp tòan những người thật đáng kính trọng.
Nhưng ở đời những sự bất đắc ý thường nhiều hơn, năm 1980 khi đang ở bộ đội tôi nhận được thư bố tôi báo tin hai ông bà chính thức ly dị, cũng chẳng có lý do gì đặc biệt, nhiều người (trong đó có mẹ tôi) cho rằng ông đã có người đàn bà khác nhưng tôi biết chắc rằng không có điều đó.
Trong “Với Xuân Sách” của anh Phạm Lưu Vũ (bố tôi rất thích bài này) có câu “Cách đây hơn hai chục năm, văn nhân thi sĩ Xuân Sách hăm hở xách vợ con hành phương Nam”. Nhiều người phản ứng, thậm chí có bạn đọc còn viết: “PLV sai rồi không phải XS xách vợ con hành phương Nam mà là ông bỏ tất cả để đi với người đàn bà ông yêu”.
Tôi kể những chuyện này chỉ để chứng minh rằng bố tôi là người “bất hạnh” trong tình trường. Dù rằng có rất nhiều phụ nữ thầm yêu ông, có chị còn nói với tôi: Người như bố em,phụ nữ gặp mà không yêu mới là chuyện lạ. Hồi ông mới ở Đồng Nai về Vũng Tàu, một lần tôi đến thăm và hỏi thẳng ông, ông trả lời “Không phải bố bỏ tất cả vì một tình yêu lớn, bố không may mắn có được “diễm phúc” như vậy, nhưng cô ấy được hơn là những điều bố nghĩ về cô”. Đến tận bây giờ thật tâm tôi vẫn biết ơn cô vì những tháng ngày ấy dù nó thật ngắn ngủi. Và tôi cũng khó có thể tha thứ nổi cho bà vì những gì bà đã gây ra cho bố tôi. Tôi biết tính ông, cái gì cũng lẳng lặng chịu đựng một mình. Năm ngóai khi tôi thật sự lo lắng muốn đón ông ra Hà Nội, khi hai bố con gặp nhau ở Sài Gòn ông vẫn bảo “Con yên tâm, vẫn còn nhiều người yêu bố và bảo vệ bố lắm” ông cười: Con nhớ không, chú Trần Quốc Vượng tính cho bố sống đến năm 83 tuổi cơ mà. Rồi ông hạ giọng: “Đợi một, hai năm nữa con đỡ khó khăn thì bố sẽ ra Hà Nội, bố hứa”. Tôi tự xỉ vả mình thậm tệ bao nhiêu đi nữa cũng không thấy nguôi ngoai, giá như lúc đó tôi cứ kiên quyết đưa ông ra Hà Nội thì đâu đến nỗi, mọi sự muộn mất rồi. Hôm đưa ông ra Hà Nội vào Bệnh viện Hòe Nhai, câu đầu tiên ông hỏi tôi: Đây là đâu hả con? Hà Nội bố ạ! Ông đòi tôi đỡ dậy để ông nhìn qua cửa sổ. Tôi chỉ con phố và nói: Bố nhìn đi, chợ Hòe Nhai này. Bố còn nhớ ngày xưa hai bố con thuờng ra đây mua thức ăn về nấu cơm không. Ông gật đầu rồi mới yên lòng nằm xuống giường.
Lần thứ hai trong đời tôi nhận được thư của cô Tú (Vợ sau của bố tôi) chỉ vẻn vẹn vài dòng: “Các cháu mỗi người viết một bản ủy quyền nội dung: tôi là….Là con của ông Ngô Xuân Sách tôi ủy quyền cho em trai tôi là Ngô Nhật Lê cùng với bà Phạm Thị Thanh Tú vợ hợp pháp của ông Sách đồng sở hữu căn nhà số….TP Vũng Tàu tiến hành bán căn nhà trên để thực hiện quyền thừa kế. Cô còn viết: Các cháu phải chứng minh là con của ông Ngô Xuân Sách thì mói cùng người đồng sở hữu bán nhà được. Khi tôi đang đánh máy những dòng này đứa con gái thứ 2 của tôi nói: Bố để con chụp ảnh thư của bà rồi post lên chứ viết thế này ai chẳng bảo là bố bịa đặt. Lá thư không ký tên không đề ngày tháng nhưng dấu Bưu điện là ngày 12-7-2008 (Bố tôi mất ngày 3-6-2008). Sau 100 ngày bố, tôi vào Vũng Tàu, tôi có tới gặp cô và nói: Cháu rất buồn khi cô tính chuyện bán nhà sớm thế, nhưng không quan trọng. Cháu sẵn sàng viết giấy từ chối quyền thừa kế căn nhà này cho cô. Nhưng số bản thảo của bố, trước khi mất bố cháu có dặn phải bảo quản, giữ gìn và cháu muốn xem những thứ đó. Cô trả lời làm gì có bản thảo nào đâu, một chữ cũng không có. Bố viết gì cô phải biết chứ! (Vậy mà khi bố tôi đang nằm trong bệnh viện có lần cô gọi điện cho tôi nói đang niêm phong các bản thảo, thư từ chờ tôi vào nhận. Tôi nhìn căn phòng của bố tôi đã từng sống ngót nghét 20 năm, cái máy chữ cũ kỹ, vài cuốn sách đã bắt đầu mục nát lăn lóc dưới sàn, một cái túi nilon to bên trong có cái chăn bẩn thỉu vứt ỏ góc nhà. Như hiểu cái nhìn của tôi cô nói: đấy là chăn và gối của bố, cô đã nhắn Lê xuống lấy mang về Sài gòn mà nó chưa xuống. Rồi cô nói thêm: Còn những thứ này cô phải giữ lại vì thiếu hơi hướng của bố cô sống làm sao nổi, cô và bố yêu nhau lắm cả Vũng Tàu này ai cũng biết. Bao giờ cô chết thì cô mới giao cho cháu hoặc cho các con cô. Tôi điên tiết nói gì đó mà cũng không nhớ nữa thì cô gào lên: “Anh ơi, anh về mà xem này con nó vào đây, em không mong nó yêu thương em nhưng em cần anh bảo nó đối xử với em công bằng”. Tôi lợm giọng bỏ đi mặc cho bà gào ở sau lưng: Đăng ơi ở lại đã, cô cháu phải nói chuyện với nhau cho rõ ràng. Buồn thật,tôi nhớ lại những nhận xét của các bác, các chú về bà khi bà và bố tôi mới quen nhau. Đàn bà thật đáng sợ, tôi nhớ lời ông bố vợ tôi thường chửi bà con dâu trưởng: -Mày là con Đát Kỷ làm hại Trụ Vương
Anh hùng chỉ bại dưới tay mỹ nhân. Về cung Thê của tôi Sư phụ nhận xét: “Hiếm có người phụ nữ nào trên đời chiều con bằng người này, nhưng khi nó giở chứng thì chấp ba cái đầu như con cộng lại”. Lạy thày! Ba cái đầu như con còn chưa là cái “đinh” gì ạ.
|
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Chân dung nhà văn - Xuân Sách | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 12 trong tổng số 13 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3 ... , 11, 12, 13 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |