Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 *_Cô Gái Chúc Sơn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2  Next
Tác giảThông điệp
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

*_Cô Gái Chúc Sơn Empty
Bài gửiTiêu đề: *_Cô Gái Chúc Sơn   *_Cô Gái Chúc Sơn I_icon13Mon 28 Jan 2013, 15:44

Link Tải Ebook: http://myebookmaker.com/book.php?id=36287

*_Cô Gái Chúc Sơn D9loerhbmk3pgkxg9

Thông tin ebook

Tên truyện: Cô Gái Chúc Sơn

Tác giả: Chân Phương

Thể loại: Văn học trong nước

Nhà xuất bản: Tuổi Hoa

Năm xuất bản: 1973

Tủ sách: Tuổi Hoa - Hoa Đỏ

Số quyển / 1 bộ: 1

Hình thức bìa: Bìa mềm

----------------------------------

Chương 01
BẾN ĐÒ MAI LĨNH


Mới hạ tuần tháng chín, trời chưa hẳn sang đông mà đã giá căm căm. Trên mặt sông lạnh tanh từ sáng đến trưa, con đò ngang mới chở được vài ba chuyến, mỗi chuyến lèo tèo dăm sáu người.
Cảnh ngược xuôi tấp nập trên đường đê rộng thênh thang lượn dài theo con sông Đáy cũng không còn nữa.
Trong túp lều tranh nhỏ xíu dựng nép bên đường, bà hàng tóc bạc phơ buồn bã ngó con đê vắng ngắt, giòng sông lạnh lẽo với con đò bơ vơ.
Ngồi co ro trong tấm áo bông cánh còn mới, bà cụ chít lại chiếc khăn vuông nâu cho thật kín và nhớ lại những ngày đông vui đã qua. Nào mấy bà người làng te tái từ dưới bến lên vào uống bát nước chè tươi cho ấm bụng, nào mấy ông khách buôn, tay nải khoác chĩu một bên vai, sà xuống ghế làm một cút[1] rượu nhắm với đĩa lòng béo ngậy…
Bà cụ nhớ cả những tiếng dép da trâu lẹp kẹp trên mặt đường, những tiếng nói chuyện ồn ào của những ông lái, bà lái không bao giờ ghé vào trong quán. Họ phải gồng gánh nặng và luôn luôn phải chạy gằn từng thôi[2] thẳng cho kịp giờ họp chợ.
Nhớ cả đám trẻ con nô đùa dức lác… Chỉ có nghịch, chỉ có phá, nhưng mà vui.
Còn bây giờ, nguyên cả một nồi chè đậu đãi chưa ai động đến với già nữa chõ xôi ngon thật là ngon. Cứ cái cung cách này chắc tối nay cả nhà phải ăn xôi chè trừ bữa…
Có tiếng vang lên cùng với tiếng chân người bước tới.
- Có nắng rồi!... Cũng sắp có đò nữa!
Hai người đàn ông hăm hở bước vào trong quán. Cả hai cùng cao lớn, vạm vỡ. Nét mặt và cử chỉ cùng lanh lợi. Và họ cùng đảo mắt xoi mói khắp nơi trong quán hẹp trước khi bóc mấy tấm bánh nếp ra ăn.
Họ chỉ đưa mắt cho nhau chứ không nói chuyện bằng lời và chỉ ậm ự khi bà hàng đon đả mời họ dùng thêm thứ này thứ khác.
Dưới sông, con đò đã gần sang tới bến.
Họ trả tiền, đứng dậy. Mấy chiếc lá gói bánh bay lào xào, đuổi nhau trên mặt đê. Bà hàng ngước mặt lên nhìn khách:
- Hai ông sang đò?
- Phải!
Đó là tiếng nói độc nhất mà một trong hai người đã miễn cưỡng buông ra trong quán nước. Y có một bộ râu quai nón khá đẹp.
Họ bước xuống con đường dốc. Một tên ngoái lại nhìn thấy có ba người từ phía nam đi tới sắp bước vào trong quán.
Bà hàng vồn vã:
- Mời ba ông vào nghỉ chân sơi nước.
Nắng xiên khoai chiếu vào đầy quán. Cả chủ lẫn khách khoan khoái ngâm mình trong ánh vàng ấm áp.
Bà hàng một tay vươn ra lật ngửa mấy chiếc bát ở sát mép chõng, một tay ngoái ra đàng sau cầm cái gáo dài múc nước chè tươi rót cho khách. Hình ảnh ngộ nghĩnh y như một người đang quờ quạng bơi trong nắng. Bà suýt soa:
- Mới tháng chín mà trời đã rét ngọt! Đi đường lúc này chắc vất vả lắm, thưa ba ông?
- Phải!... Hàng có gì ăn không, bà cụ?
Ông khách có gương mặt nho nhã nhất lên tiếng hỏi. Bà hàng ân cần đáp, vẻ mừng hiện rõ trên đôi môi ăn trầu cắn chỉ:[3]
- Thưa có ạ. Xôi lạc ngon lắm. Cả chè đậu đãi nữa. Xôi tôi để nguyên trong chõ, nóng hôi hổi. Để tôi cơi[4] ra đĩa, ba ông sơi thử.
Người cao lớn nhất ngồi ngoài cùng cười nói oang oang:
- Thôi, bà cụ cơi cho ông thầy tôi đây một đĩa xôi và hai chén chè là đủ. Còn bao nhiêu bà cụ cứ để đấy, hai anh em tôi lo cho.
Hai người lực lưỡng như hai ông hộ pháp ăn như rồng cuốn nước trước sự ngạc nhiên và mừng rỡ của bà hàng. Tuy nhiên, những gì xẩy ra chung quanh cũng không qua được tai mắt họ.
Dưới bến, chiếc đò ngang đã tới. Cô lái, người cao dong dỏng, cắm chiếc sào dài xuống đất cho thuyền ghé sát bờ. Khách quá giang ngưng bặt câu chuyện đang nói dở khi họ thấy hai người bịt khăn tùm hụp từ mặt đê xuống tới nơi. Họ lên bờ, lặng lẽ.
Tên có hàm râu quai nón nhẩy tót xuống thuyền, nhẹ như chiếc lá. Mặt y lầm lì trong khi gã bạn đồng hành nhe hàm răng trắng nhởn cười nham nhở và làm bộ quờ quạng nắm cổ tay trắng nõn của cô lái như phải có một điểm tựa mới bước được lên thuyền.
Sợ hãi, người con gái vội rụt tay lại và kéo theo luôn cả con sào. Mũi thuyền quay ngang hắt tên vô lễ lăn tòm xuống nước.
Tiếng cười khoái trá vang trên mặt đê. Cười lớn nhất là hai ông khách ăn mạnh như hùm trong quán.
Ông khách nho nhã vuốt chòm râu đen nhánh khen:
- Hà hà! Cô bé cũng là tay đáo để đấy chứ, phải không hai chú?
- Dạ. Thân thủ[5] khá lắm.
Người thứ hai tiếp lời:
- Còn phải nói! Con gái Chúc Sơn mà!
- Ờ, trông cách cô bé gỡ tay rồi bước xéo chân khiến cho con thuyền tạt ngang, êm cứ như ru, cũng biết cô bé có nghệ chân truyền.
- Vâng. Ngón nghề cô bé vào hạng cừ khôi đó, thưa thầy.
Bà hàng bỗng thấy cao hứng, tươi cười nói xen vô:
- Con gái họ Hoàng mà, thưa ba ông. Lúc thường thì ăn nói dịu dàng, dễ thương hết sức. Nhưng lúc cần dụng võ thì, nói ba ông bỏ lỗi, con trai lực điền cũng không bằng.
Ông khách ngồi ngoài cùng ngó xuống mé sông, thích chí cười ha hả:
- Chả thế mà hai tên kia biết thân phải ngồi yên một phép!
- Rét mướt thế này mà tên kia ướt như chuột lột… Kìa, cu cậu phải ngồi thu hình vào một xó cho đỡ lạnh, trông thảm hại chưa!
- Cho thế mới đáng đời!
- Hai đứa cũng là tay võ nghệ, sao chúng không gây sự nhỉ?
Bà hàng tươi cười giải thích:
- Chúng nó không dám đâu ông ơi! Một thằng là người làng làm chó săn cho giặc. Tôi nhận ra ngay khi nó mới bước chân vào trong quán. Còn thằng kia là Tầu. Đánh nhau trên bộ không biết sao, chứ giở giỏi ra trên thuyền thì chết với cô gái.
- À, ra thế! Có phải cô ấy là cô Sơn Ca không bà cụ?
Bà hàng ngạc nhiên:
- Phải. Mà sao ông biết?
- Chúng tôi nghe người ta đồn. Bà hàng nhỉ, sao từ nẫy đến giờ, không thấy cô ta hát?
Nở một nụ cười cởi mở khi thấy hai ông hộ pháp đã ăn sạch nhẵn cả chõ xôi lẫn nồi chè, bà hàng kể rành rọt:
- “Sơn Ca” không phải là tên thật cô ấy đâu, ông thầy ạ. Tên thật cô bé ấy là Mai, con ông Hương trưởng Tùng. Ngày nhỏ, nó hay hát, hát véo von suốt ngày nên người làng gọi đùa là con Sơn Ca, lâu dần thành tên. Nhớn lên, thấy nước nhà hoạn nạn, giặc lại hay sục sạo làm điều càn rỡ, bọn con gái biết lo không cười đùa ca hát nữa. Họ theo gót cha anh tập võ. Cụ Cử Chúc Sơn khen con bé Sơn Ca giỏi vào hạng nhất nhì làng tôi đấy.
Ba thầy trò chưa kịp gợi chuyện thêm, bà cụ đã ướm lời hỏi trước:
- Tôi già nua lẫn cẫn hỏi thế này khí không phải, ba ông bỏ lỗi cho nhé. Nghe nói ở đường trong, Bình Định Vương đã đánh đến Tây Đô[6] chả biết đến bao giờ Người mới dẹp được Đông Quan[7] để cho con dân được yên ổn làm ăn?
Ông khách nho nhã cười khiêm tốn đỡ lời:
- Ấy chết! Sao cụ lại hỏi chúng tôi điều ấy? Chúng tôi cũng là con nhà làm ăn buôn bán như cụ, biết đâu được những việc xa xôi.
- Các ông giấu già này cũng chả được. Nhác trông một cái già biết liền. Có điều già muốn nói ra hay không nói ra mà thôi. Này nhé, ba ông là người ngoài ta nhưng ở lâu trong ấy, giọng đã hơi nặng, tinh ý một chút là nhận ra ngay. Bàn tay của ông thầy trông xa cũng thấy là bàn tay cầm bút. Còn hai ông đây đúng là hai ông hổ tướng. Đố ai dám bảo các ông là người buôn bán hay làm việc thổ mộc![8]
Một người tấm tắc khen:
- Bà cụ vậy mà cũng biết xem tướng nữa cơ đấy!
- Chẳng qua là thói quen đấy thôi, các ông ạ. Chả là tôi bán quán đã lâu, khách cũng đông, mỗi người một vẻ, chả ai giống ai, mà tôi nhận xét ít khi lầm lẫn.
Một người nói bâng quơ:
- Ờ! Chả trách người ta hay lập quán ăn để dò xét những người qua lại!
- Chính thế đấy, ông thầy ạ. Như hai tên ở đây ra lúc nẫy đố khỏi là hai tên do thám của quân Minh. Một đứa từ lúc vào đến lúc ra chỉ nói vỏn vẹn có một tiếng “Phải!”, tôi cũng nhận ra ngay thằng Hoạt, con ông bà Cả Phục ở Chúc Sơn. Còn một đứa ngậm câm luôn, tôi đoán nó là một thằng Tầu chưa nói sõi tiếng ta nên không dám mở miệng. Chúng nó qua sông chém chết cũng không khỏi vụ dò la mấy làng Chúc Sơn hay Tụy Động, Lương Xá.
Ông thầy khen:
- Bà cụ đã có tuổi mà nhìn người cũng không sai mấy. Chả nói giấu gì cụ, tôi thực không phải là dân thương mại. Tôi làm thầy địa lý, chuyên để đất cất mộ cho người ta ấy mà, cụ. Nhờ chịu khó đi đây đi đó, hết đường trong đến đường ngoài nên cũng có được tí tiền. Cụ tính, thời buổi này, đi xa xem đất, xem cát mà không có người đi theo che chở như hai chú nó đây, có lúc chết mất mạng chứ đâu phải chuyện chơi…
Thấy bà cụ chưng hửng cũng hơi tội nghiệp, ông ta nói tiếp:
- Chúng tôi ở đường trong mới ra, cũng có biết lõm bõm chuyện đánh nhau, câu được câu chăng, kể hầu cụ nghe nhé.
“Bình Định Vương đã đến hồi phấn phát rồi cụ ạ. Từ khi Vương ở Lư Sơn vào đánh Nghệ An đến giờ, trận nào cũng được, thanh thế lừng lẫy, quân Minh khiếp sợ. Hiện nay, quân của Vương vây đánh thành Tây Đô rất gấp. Lại nghe đồn Người sắp thân chinh ra Bắc liệu thế đánh lấy đứt hẳn Đông Đô.”
“Hễ hạ được thành Đông Quan thì là yên đấy, cụ ạ.
- Vâng. Lạy giời cho chóng yên hàn[9]. Nhưng, thưa ba ông, tôi nghe nói giặc nó còn mạnh lắm. Chúng đóng quân từ huyện Thạch Thất đến huyện Thanh Oai, đồn lũy liên tiếp hàng mấy chục dặm. Tôi sợ cả đến Chúc Sơn đây rồi cũng khó lòng yên nữa cơ đấy.
Cả ba thầy trò địa lý cùng giật mình, nhìn thẳng mặt người đối thoại mà họ không ngờ có một cái nhìn rộng và sâu sắc như vậy.
- Có thể thế lắm, thưa cụ. May còn có cái bến đò này cản đường cho cũng đỡ. Giặc có tới đây, cũng còn phải sửa soạn chán mới sang sông được. Dân làng nghe tin tạm tránh đi mươi ngày là xong…


Được sửa bởi nhanbkvn ngày Wed 08 Jun 2016, 22:11; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

*_Cô Gái Chúc Sơn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: *_Cô Gái Chúc Sơn   *_Cô Gái Chúc Sơn I_icon13Mon 28 Jan 2013, 15:45

Chương 02
ÔNG THẦY ĐỊA LÝ


Ông thầy địa lý ngoảnh nhìn hai bạn đồng hành:
- Ô! Thế mà đã quá mùi[10] sang thân[11] rồi đấy. Ta liệu sang sông đi thì vừa kẻo tối.
Chuyến đò này vắng. Đợi một lúc không thêm được một người khách thứ tư, cô lái đành nhổ mạnh chiếc sào cho thuyền tách bến. Một mình cô lèo lái chiếc đò sấn lên trên những đợt sóng lô nhô mầu bạc lẫn mầu hồng để tiến ra giữa giòng sông. Vuông khăn mỏ quạ mầu nâu non chít thấp đã không che giấu được chút nào mà còn tôn thêm vẻ đẹp của gương mặt trái soan với đôi mắt bồ câu đen nhánh, hai gò má ửng hồng và đôi môi tươi như thoa son. Trời lạnh là thế mà cô chỉ mặc phong phanh có một chiếc áo dài nâu may đổi vai[12] che không hết tấm áo cánh cũng mầu nâu. Chiếc thắt lưng nhiễu bạc mầu không giữ được những tà áo khỏi tung bay trong gió như hai cánh bướm.
Những cử động nhịp nhàng của đôi tay, đôi chân, của mái chèo ăn khớp với những đợt sóng triền miên từ mạn trên cuồn cuộn tới. Con đò mảnh mai lướt đi êm thắm như, ở lưng trời, một đàn chim không vỗ cánh bay nhẹ về phía Phụng Hoàng Sơn.
Thuyền ra đến giữa giòng, gió thổi lồng lộng, ba ông khách giữ chặt chiếc nón che gần kín mặt. Cô lái mỉm cười ngó ngay ông khách có khuôn mặt thanh tú nhất, dạn dĩ như muốn nhận diện một người quen.
- Thưa ông, ông bỏ lỗi cho cháu, cháu trông ông ngờ ngợ…
Ông khách vuốt lại bộ râu bay phần phật trong gió, ngạc nhiên nhìn cô lái, mỉm cười:
- Cô lái nhầm rồi. Hôm nay tôi mới qua bến đò này là một.
Cô gái tò mò hỏi gặng:
- Chắc ông có người quen bên kia sông?
- Phải.
Im lặng. Mặt vẫn tươi như hoa, cô gái suy nghĩ tìm cách nói chuyện cho bằng được.
- Đò này cháu chở đến giữa giờ dậu[13] mới cắm sào nghỉ.
- Thế à!
- Nhỡ chuyến đò sau cùng, khách phải đợi đến giờ mão[14] sáng mai đấy, thưa ông.
- Phải.
- Nếu ông cần qua sông ngay chiều nay cho được việc, ông cứ dặn, cháu đợi được đến cuối giờ dậu.
- Không… Giã ơn cô.
- Nói vậy, chiều nay ông chưa về?
Con bé này đáo để thật! Biết không ai nỡ mắng, nó cứ tọc mạch hỏi tới hoài. Chả trách người ta hay dùng con gái đẹp làm gián điệp!... Kệ! Thử xem con nhỏ còn tò mò đến mức nào…
- Phải. Tôi còn ở chơi bên kia vài ba hôm.
Con nhỏ làm bộ ngạc nhiên:
- Ô! Sao cháu không thấy ba ông mang theo hành lý nhỉ?
- Nghỉ lại nhà bà con vài hôm mà hành lý nỗi gì! Tôi xem đất cát cho người ta thì thầy trò tôi cần cái gì, nhà chủ phải chu biện[15] tất.
Cô gái reo lên, nụ cười hồng hé lộ hàm răng đều đặn, đen nhánh như hạt huyền:
- A! Nói vậy ông là thầy địa lý?
- Phải.
- Đúng rồi! Cháu nghe các cụ nói ở bên Lương Xá cũng như ở mạn Phụng Hoàng Sơn có nhiều kiểu đất quý lắm. Dễ thường ba ông đi Lương Xá?
- Phải.
Làm bộ ngây thơ, cô gái lẩm nhẩm như tự hỏi:
- Lạ nhỉ! Ông thầy để đất cho ai bên ấy kìa?
Đò gần đến bến, ông khách thấy đã đến lúc kết thúc trò đùa:
- Tôi tìm đất cho người Tầu mà, cô.
Cô gái kinh ngạc hỏi giật giọng:
- Người Tầu?
- Phải.
- Người Tầu nhờ ông để đất?
- Không. Người Việt ta nhờ chứ.
- Kỳ quái không! Người Việt ta nhờ ông tìm đất cát cho người Tầu?
- Phải. Có chi là kỳ quái?
- Thưa ông, cháu thấy lạ là vì chưa từng thấy thế bao giờ. Ở bên Lương Xá, cháu quen nhiều, nhưng chẳng biết ai lại thân với người Tầu đến như vậy.
- Thế à?
- Chả dám nào…
- Cô cứ nói.
- Giá ông cho cháu biết tên, may ra cháu hay thầy cháu ở nhà có quen…
- Được. Người nhờ tôi họ Lê. Và tìm đất cho người họ Đại.
Cô gái lắc đầu chịu phép:
- Bên Lương Xá, có họ Trần nổi tiếng nhất. Cháu không biết có ai họ Lê hay họ Đại.
- Vậy hả? Để tôi nói rõ hơn, cô đoán xem nhé.
- Vâng.
- Cái ông nhờ tôi họ Lê, tên Ta. Tên họ đầy đủ là Lê dân Ta.
- Lê dân Ta?
- Phải. Còn đất thì để chôn người họ Đại, tên Minh. Tên họ đầy đủ của y là Đại quân Minh.
- Đại quân Minh?
- Phải.
Đò vừa cặp bến. Bến vắng tanh. Cô lái cắm mạnh cây sào xuống đất, chắp tay vái ông khách:
- Lạy bác ạ. Cháu được lạy chào Nguyễn quân sư ở đây thật là vạn hạnh… Mới thoạt trông thấy bác, cháu đã ngờ ngợ mà nghĩ mãi không ra.
- Cháu đã gặp bác bao giờ đâu mà ngờ ngợ được?
- Vâng, cháu chưa được gặp. Nhưng anh cháu về thăm nhà có nói.
- À, anh Cả Trúc?
- Vâng ạ. Anh cả cháu có tả rõ hình dáng của Ức Trai tiên sinh[16] cho thầy cháu nghe. Cháu nghe lỏm và ghi nhớ. Lúc nãy nghe bác nói đến “dân ta” và “quân Minh”, cháu bỗng tỉnh ngộ và nhận ra bác ngay. Cùng lúc ấy, cháu nhận luôn ra hai chú, chú Trí và chú Lực, không lúc nào rời xa bác.
Cô gái khúc khích cười, nhìn hai ông tướng lực lưỡng đứng sau lưng nhà nho tầm thước.
- Anh cháu bảo chú Trí có cặp mắt xếch rất oai là “Mã tiền Trương Bảo” còn chú Lực có bộ râu quai nón bất hủ là “Mã hậu Vương Hoành”![17]
- Ờ, cháu bác cũng thông minh đấy!
Vị quân sư họ Nguyễn khen rồi quay bảo Trí:
- Chú Bẩy giao cho cháu thư nhà của Cả Trúc đi.
Cô gái năn nỉ:
- Chả mấy thuở bác và hai chú qua đây, mời bác và hai chú ghé qua nhà cháu để thầy cháu được…
Nguyễn Trãi vội gạt đi:
- Không được đâu cháu. Bác phải đi xem đất, xem cát, sắp đặt các cái nội trong một ngày cho xong. Rồi còn phải đi nơi khác… Để sau này yên hàn, bác về chơi thăm thầy cháu và cụ Cử cũng không muộn.
Ba ông khách nhẩy vội lên bờ. Cô gái cũng nhẩy theo, đôi gót chân son nổi bật dưới gấu chiếc quần sồi thô kệch.
Họ Nguyễn ân cần căn dặn:
- Bác đi chuyến này là để mưu một trận đánh thật to. Có thắng được là nhờ công sức của các tướng, của ba quân. Nhưng một phần phải nhờ cháu và những người như cháu. Vậy nay mai ông Trần Kiện bên Lương Xá… À, cháu biết ông Trần Kiện chứ?
- Thưa bác, vâng. Chú Trần có họ gần với đẻ cháu.
- Thế thì tốt. Khi nào chú Trần nhờ cháu việc gì, cháu phải chịu khó giúp cho tất lực nhé. Vì đó là việc chỉ có cháu mới làm nổi.
Mai hớn hở:
- Vâng. Xin bác tin ở cháu.
Nàng đứng ngây người, ngước mắt rõi ba thầy trò rảo bước trên con đường chạy dài về hướng tây cho đến khi mất hút.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

*_Cô Gái Chúc Sơn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: *_Cô Gái Chúc Sơn   *_Cô Gái Chúc Sơn I_icon13Mon 28 Jan 2013, 15:46

Chương 03
CHÚ BÉ HỌ TRẦN


Nguyễn Trãi và hai viên tướng tùy tùng đi đứng thật tự nhiên trên con đường cái chạy thẳng tắp từ bến đò Mai Lĩnh về hướng tây.
Đường thưa thớt người qua lại. Ai cũng có vẻ vội vã và sợ sệt. Không gian như bàng bạc một điềm sát khí.
Như dân địa phương đã thuộc lối, họ rẽ xuống con đường nhỏ phía trái dẫn quanh co tới làng Lương Xá.
Hai bên đường, mênh mông toàn những ruộng chiêm, vắng tanh không một bóng người
Một đám đất đột nhiên cao đưa tới một khu rừng nhỏ. Qua tấm bình phong xanh ngắt này, cảnh vật chắc còn âm u ảm đạm hơn nhiều.
Ba người khách bộ hành vội vàng dấn bước. Họ rất đỗi ngạc nhiên và mừng rỡ khi ra khỏi cụm rừng, họ đặt chân vào một thế giới mới, vui tươi và sống động. Đó đây loáng thoáng bóng dáng mấy con trâu ung dung nhai cỏ và nhìn đời bằng những cặp mắt mơ màng. Từ xa vẳng lại những tiếng nô đùa trong trẻo của trẻ con.
Không ai bảo ai, họ cùng đi chầm chậm lại để xem cho thích mắt một quang cảnh mới lạ đang diễn ra trong một bầu không khí họ hoàn toàn không ngờ tới.
Trên một khoảnh đất rộng bao la ngập ánh nắng chiều, ba bốn chục thiếu niên vào trạc 16 tuổi trở lại đang chia ra hai phe quần thảo với nhau. Cậu nào cũng mình trần trùng trục, vừa la hét, vừa chạy nhẩy đấm đá.
Ba người khách lạ phương xa đứng dừng hẳn bên gốc một cây đa già khi một chú bé tuổi chừng 14, toàn thân đen trùi trũi và rắn bóng như đồng, đã hạ được một lúc tám chín cậu cao lớn hơn.
Nhiều tiếng vỗ tay khen ngợi xen lẫn những tiếng la:
- Hay! Hay tuyệt!
- Diễn lại ngọn đá liên hoàn coi!
- Còn ngón “Đại bàng vượt núi”, mày bay nhanh quá, Tráng à. Lần này, mày phải phi thân chầm chậm lại một tí cho cánh tao học mót với chứ.
Chú bé đồng đen tươi cười giải thích:
- Được rồi. Tao đánh thong thả cho chúng mày bắt chước nhé. Nhưng tao nói trước, ngón đá liên hoàn của họ nhà tao trông dữ dằn thế mà dễ học, chứ cái phép bay qua gò của họ Phạm khó lắm, phải khổ luyện cả năm mới thành. Thầy tao kể chuyện ngày xưa cụ Điện tiền Thượng tướng[18] lúc còn hàn vi đã nghĩ ra phép này và đã phải tập liền liền trong ba tháng mới đến nơi đến chốn.
Đợi các bạn bầy trận xong, chú bé hô:
- Nào!
Ba cậu đứng gần xông tới, ba mặt đánh tới tấp. Nó xoay người, bung chân đá liền liền sáu ngọn, ngọn nào cũng cao ngang mặt đối phương. Ba cậu này vừa dãn ra để tránh thì nhanh như cắt, nó đã bay qua một mô đất, cao suýt soát đầu người, đón đánh ba cậu khác.
Ba cậu sau thua rồi, tiếp tới ba cậu nữa tập kích sau một cái gò kế cận. Vẫn những cái nhún người bay bổng như chim, vẫn những miếng đá xoay tròn như chong chóng.
Lũ trẻ mải chơi không để ý đến những người lạ đứng xem. Chúng hò hét bầy những trò chơi khác.
Ba ông khách ý hẳn muốn thưởng thức trò vui cho đến khi mãn cuộc nên ngồi bệt xuống cái rễ cây đa chạy ngoằn ngoèo dưới gốc. Họ ngồi thu hình dưới chiếc nón đội sùm sụp như những người dân quê chất phác nhất thích nghỉ mệt hơn là xem lũ trẻ nô đùa.
Đàng kia, những cậu bé nhất, yếu nhất lại thường hăng hái nhất. Chúng đua nhau la:
- Chơi tiếp trò đấu sức hôm qua đi, các anh.
- Đúng rồi. Hôm qua đẩy roi ba hiệp hoà cả ba. Hôm nay phải chơi trò khác.
- Đến bao giờ có kẻ được, người thua rõ ràng mới thôi.
- Phải đấy. Anh Tráng Trâu Lăn thử chơi trò kéo trâu với anh Toàn Trâu Nước đi, xem ai được ai thua nào.
Cả bọn vỗ tay ầm ầm phụ hoạ:
- Hay! Trâu Nước đấu với Trâu Lăn mới xứng tay! Xem trò này mới khoái tỉ!
Chúng chạy ù ra bụi tre dắt hai con trâu mộng lại. Tráng lắc đầu:
- Không nổi đâu, chúng mày ơi. Anh Toàn liệu có kham được không đây?
Toàn lớn hơn Tráng độ hai tuổi, cao hơn và cũng to sầm sầm hơn Tráng nhiều. Nét mặt hiền lành nếu không nói là hơi chất phác. Y cười nói:
- Trâu Nước cũng chịu thua luôn. Của này phải để dành cho người nhớn. Mình chơi tạm với mấy con nghé được rồi.
Nghé đang độ lớn mạnh không kém trâu bao nhiêu, chúng còn hăng hơn trâu nữa là khác.
Tráng và Toàn thay phiên nhau trổ tài. Xuống tấn thật thấp, chúng hai tay nắm đuôi hai con nghé ghì lại trong khi bạn chúng reo hò cổ võ và lấy roi đập vào mông hai con vật. Chúng cứ thế ghì thật lâu, đôi nghé lồng lộn đến đâu rút cục cũng đành chịu phép đứng yên.
- Lại hoà!
Vẫn mấy chú bé con chịu khó sáng chế ra trò mới:
- Bây giờ cho chủ nghé nào cưỡi nghé ấy đi. Rồi ra roi cho nghé chạy mới sướng!
- Phải đấy! Phải đấy!
Thằng Thọ, thằng Ngoạn khoái chí nhẩy phóc lên lưng chú nghé của mình, quay đầu lại hỏi:
- Anh nào “làm” trước đây?
Tráng vội lên tiếng:
Vừa rồi Toàn làm trước. Giờ để Tráng làm trước cho công bằng.
Y nghiến răng, nín thở, cánh tay, ngực, lưng và vế bắp thịt nổi lên cuồn cuộn. Thọ và Ngoạn mặc sức ra roi, hai con nghé vẫn không tiến được một bước nào. Hiệp này thật gay go vì đám khán giả đếm đến một trăm mới thôi.
Đến lượt Toàn, y chịu được đến 90 thì phải buông tay cho hai con vật lồng lên và phóng chạy như bay. Y cố gắng để cho hai đầu gối hơi run khỏi quỵ xuống.
Tráng vội chạy lại đỡ Toàn và phân bua giùm bạn:
- Tại hai cái thằng nhãi cứ như hai thằng điên, đập hai con nghé đau quá. Lúc nẫy đâu có dữ dội như vậy!
Như đã đủ ghiền, lũ trẻ hè nhau chạy ùa về hướng tây, vừa chạy vừa la:
- Đi tắm một cái cho mát, anh em ơi! Sắp tối rồi!
Xa xa, một mảnh đầm mặt sáng như gương đang ngâm mặt trời chiều trong đáy nước.
Tráng sắp chạy theo Toàn và các bạn, bỗng nghe có tiếng gọi đằng sau:
- Cậu Tráng! Lại cho tôi hỏi thăm một tí.
Ngạc nhiên, Tráng quay lại thấy ba người lạ đứng dưới gốc cây đa, tuy ăn mặc xuềnh xoàng nhưng phong thái uy nghi như những hình tượng thường được vẽ trong những bức tranh thờ.
Người đứng giữa, mắt sáng, râu dài, ba đình đều đặn, có vẻ phong lưu tiêu sái như một vị thần tiên trong khi hai vị đứng hai bên lẫm liệt như hai viên mãnh tướng.
Tráng chắp tay chào, e dè:
- Thưa ông gọi cháu?
- Phải. Thầy cháu có ở nhà không?
- Thưa ông, có ạ.
Y đánh bạo hỏi lại:
- Thưa, ông quen thầy cháu?
- Ta chưa được quen biết ông Trần Lương Xá nhưng đã ngưỡng mộ uy danh ông từ lâu. Cháu dẫn bọn ta về nhà được chứ?
- Thưa ông, được ạ. Nhưng…
- Có điều gì áy náy, cháu cứ hỏi tự nhiên.
- Vâng ạ. Ông đã cho phép, cháu xin hỏi. Tại sao ông biết cháu là con của ông Trần Lương Xá?
Nguyễn Trãi vuốt râu, cười hà hà:
- Có gì mà không biết! Xem mấy thế võ cháu vừa phô diễn là đủ rõ lai lịch của cháu rồi. Này nhé, phép đá liên hoàn của cháu có chỗ hao hao với lối đánh của nhiều họ khác nên ta chưa dám đoán chắc cháu là con cháu họ Trần. Nhưng môn “Đại bàng vượt núi” của cháu là môn chân truyền của họ Phạm ở làng Phù Ủng. Môn này khó, học lỏm không được. Ngoài họ Phạm ra, cụ Điện tiền Thượng tướng chỉ dậy cho con cháu họ Trần vì có tình thông gia[19]. Ta đoan quyết cháu là dòng dõi Đức Hưng Đạo Vương là vì thế.
Tráng sung sướng vái ông khách, tỏ ý bội phục. Y nói thêm:
- Nghe ông chỉ dậy, cháu có cảm tưởng như ông là Nguyễn quân sư…
- Ta là một ông thầy địa lý.
- Ông đi để đất cho người ta?
- Phải. Ta đi xem địa thế vùng này…
- Thưa ông, thầy cháu có nói nhiều người khen vùng này có nhiều kiểu đất phát to lắm.
- Chính thế!... Cháu về thưa với thầy cháu rằng bọn ta ba người đi xem đất lỡ độ đường, muốn vào chơi và quấy quả một bữa chén nhé!
Đến đầu ngõ, Tráng chạy ù về nhà. Thoáng cái đã thấy một tráng sĩ trung niên khăn áo chỉnh tề bước ra đón khách.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

*_Cô Gái Chúc Sơn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: *_Cô Gái Chúc Sơn   *_Cô Gái Chúc Sơn I_icon13Mon 28 Jan 2013, 15:47

Chương 04
HAI CÁI TÚI


Người làng Lương Xá kháo nhau:
- Ông Trần Kiện vừa đón được một ông thầy địa lý có vẻ tiên phong đạo cốt ghê.
- Thảo nào! Tôi thấy nhà ông ta có khách, đãi đằng trọng vọng lắm.
- Phải rồi, tu nhân tích đức như ông ta, giời có thí bỏ cho một ngôi đất tốt cũng là xứng đáng.
Họ yên trí về chuyện mồ mả đất cát nên không một chút hoài nghi khi thấy bốn người, cả chủ lẫn khách, đều say mê nghiên cứu thuật phong thủy ở ngoài trời.
Từ sáng sớm tinh sương cho đến tối mịt, bốn người cưỡi bốn con ngựa khoẻ đi dạo khắp nơi khắp chốn trong vùng. Hết Lương Xá đến Quảng Bị, Tụy Động. Xa hơn nữa, đến Chúc Sơn, rồi đến Phượng Hoàng Sơn.
Vị quân sư họ Nguyễn có vẻ hài lòng sau khi đã có một cái nhìn tổng quát về khu vực mà ông đã lựa chọn.
Tối đến, ngồi bên mâm rượu trong thư phòng biệt tịch, ông nâng chén tâm sự với chủ nhà:
- Bình Định Vương khởi nghĩa ở Lam Sơn từ mùa xuân năm mậu tuất[20]. Bây giờ còn mấy tháng nữa là hết năm bính ngọ[21]. Tính ra đã được chín năm. Và phần thắng lợi đã nghiêng hẳn về ta.
“Trước thanh thế lẫy lừng của quân ta, vua nhà Minh đã phải thay tướng thêm binh nhưng tựu chung quân thế của chúng chỉ còn ở trong mấy cái thành bị vây mà thôi.
“Đó là nói ở mạn trong, thành Nghệ An và thành Tây Đô bị ta vây đánh rất gấp.
“Nhưng còn ở mạn ngoài, chúng có đến mười vạn ở quanh thành Đông Quan, đồn lũy đóng liên tiếp dài mấy chục dặm từ Thạch Thất cho đến Từ Liêm, Thanh Oai.
“Ý tôi muốn diệt gọn mấy vạn tinh binh này trong một trận thật khốc liệt.
“Đánh thắng xong trận quyết định này, ta sẽ hạ các thành bị vây một cách dễ dàng. Và công đại định ở ngay tầm tay với. Ý ông nghĩ sao?
Trần Kiện hăng hái đáp:
- Dân chúng cũng mong ước như vậy lắm. Ai cũng muốn đánh những trận thật to, thật quyết liệt cho nó xong đi. Xong thì dân tình mới đỡ khổ. Nhưng…
- Ông ngại điều gì? Sợ quân ta ít chăng?
- Vâng. Tôi ngại quân ta quá ít. Quân sư có thể cho biết…
Nguyễn Trãi ngắt lời:
- Tôi trọng ông như các tướng tâm phúc của Bình Định Vương nên không có điều gì phải giấu diếm.
“Hiện giờ quân của Vương Thông dàn ra ở ba phía, phía tây, phía tây nam và phía nam thành Đông Quan. Để cự với ba đạo quân ấy, tôi nhờ ba ông Lý Triện, Đinh Lễ và Nguyễn Xí, mỗi ông có một nghìn quân.
- Một nghìn quân thật là quá ít so với mười vạn tinh binh của giặc. Tuy nhiên, nếu quân sư có lòng tin sai tôi cầm số quân nhỏ nhoi ấy đánh bất cứ đạo quân Tầu nào, tôi cũng xin liều chết lĩnh mệnh. Nhưng nếu quân sư buộc phải tiêu diệt mười vạn quân giặc thì tôi xin thú thật không tài nào đương nổi.
Vỗ vai người tráng sĩ họ Trần, Nguyễn Trãi nói cười hỉ hả:
- Lực lượng hai bên quá chênh lệch, một mình ta không đủ sức quật ngã được chúng thì ta mượn thêm quân chứ có gì là khó.
Trần Kiện ngạc nhiên:
- Thưa, mượn thêm quân?
- Phải.
- Tôi ngại…
Họ Nguyễn xua tay gạt phắt đi:
- Không có gì đáng ngại đâu, ông Trần. Tôi thân hành đến đây không ngoài mục đích nhờ ông giúp cho một tay trong việc mượn binh đó. Rồi đây ông sẽ hiểu.
Tuy không mấy tin tưởng ở kế cầu viện, họ Trần cũng gượng cười đáp:
- Vâng. Lúc nào tôi cũng sẵn sàng tuân theo những lời chỉ giáo của quân sư.
Trải một tờ giấy bản rộng lên trên văn kỷ, Ức Trai tiên sinh chậm rãi vẻ ra một tấm bản đồ, ngòi bút lông bay lượn đến đâu, ông cắt nghĩa đến đấy.
- Đây là địa thế toàn thể khu vực chúng ta đã quan sát ngày hôm nay.
“Phía bắc có con sông Cái chắn ngang, nước đổ về Đông Đô ở phía đông, mạnh như thác.
“Sông này có hai nhánh cách nhau mấy chục dặm, chạy song song về phía nam. Nhánh bên tả là con sông Đáy chạy tuốt xuống phía nam huyện Mỹ Lương ta và gặp con sông Bùi ở ngã ba Thá.
“Nhánh bên hữu chạy dọc vùng Phượng Hoàng Sơn đến con đường này. Đây chính là con đường cái chạy thẳng về thành Đông Quan qua bến đò Tích Giang trên con sông Bùi và bến đò Mai Lĩnh trên con sông Đáy.
“Ông Trần nhìn kỹ xem có phải khu vực vừa vẽ đây giống y như một cái túi hình chữ nhật mà ba cạnh là sông và một cạnh là đường bộ không nào?
“Nói cho rõ ràng hơn thì mặt bắc khu vực này là sông Cái, mặt đông là sông Đáy, mặt tây là một nhánh sông Nhị Hà. Duy có mặt nam là con đường cái quan chạy từ bến đò Tích Giang đến bến đò Mai Lĩnh.
- Vâng vâng, tôi thấy rồi, Phượng Hoàng Sơn và Chúc Động thuộc địa phận huyện Chương Đức đều nằm gọn trong cái túi rộng nhớn này.
- Chính thế. Còn một cái túi nữa, nhỏ hơn, ở phía nam đường cái.
Trần Kiện vỗ tay reo, mắt sáng lên:
- Vâng vâng. Mặt bắc túi nhỏ này vẫn là con đường cái quan lúc nãy. Mặt đông và mặt nam là sông Đáy, mặt tây là sông Bùi. Hai con sông này gặp nhau ở ngã ba Thá. Đây là khu vực của tôi, tôi thuộc rất rành, thưa quân sư. Làng Lương Xá tôi đây cũng như các làng Quảng Bị, Tụy Động kế bên thuộc huyện Mỹ Lương đều nằm gọn trong cái túi thứ hai này.
Vị quân sư họ Nguyễn nâng chén, uống một hớp rượu, khà một tiếng khoan khoái trước khi phê phán:
- Điều đáng chú ý là đất cả hai nơi đều rất thấp.
- Dạ dạ. Là vì ở đây toàn ruộng chiêm. Đất ở Lương Xá chúng tôi còn thấp hơn ở Chúc Sơn nhiều đó, thưa quân sư.
- Vâng, tôi thấy. Và tất cả bốn chúng ta đều đã thấy. Vậy bây giờ tôi hỏi ba ông câu này nhé: “Ta nên lùa mười vạn quân Tầu vào cái túi nào? Túi nhớn ở trên hay túi nhỏ ở dưới?”
Lương hữu Trí lên tiếng trước tiên:
- Túi nhớn ở trên e quá rộng, mà quân ta thì quá ít. Sợ đối phó không nổi.
Lý đại Lực tiếp lời, giọng áy náy:
- Còn cái túi nhỏ ở dưới, tôi lại e quá hẹp. Quân giặc lại quá đông. Chúng nó lấy thịt đè người, mình chết bẹp, hết chỗ cựa quậy!...
Trầm ngâm một lúc lâu, Trần Kiện mới dè dặt góp ý:
- Theo ý ngu của tôi thì túi nhỏ tiện hơn. Có điều ta phải thêm quân…
Nguyễn Trãi vỗ đùi reo:
- Đúng đấy. Viện binh bao nhiêu cũng có. Ở cả trong tay chúng ta, hay nói rõ hơn, ở trong tay ông Trần chứ đâu xa!
Trước sự ngạc nhiên của ba người đối thoại, họ Nguyễn đột ngột bắt sang chuyện đời xưa:
- Ba ông có nhớ, trong truyện Tam Quốc, cái khúc Quan Vũ tháo nước sông Tương bắt Vu Cấm và Bàng Đức không?
Ba người nghe cùng tỉnh ngộ. Hữu Trí gật gù buông mấy tiếng:
- Dạ có. Trận đó kêu là “Vu nhập Khoái khẩu.” Đúng là Cá vào miệng Đó!
Đại Lực ngó tấm bản đồ, lẩm nhẩm:
- Hai khu vực này quả thực là hai cái đó. Cái đó nhỏ cũng rộng rãi hơn cái đó của Quan Công nhiều.
Trần Kiện tiếp lời, giọng gượng gạo lúc nãy đã đổi sang giọng vô cùng tin tưởng:
- Bây giờ tôi mới vỡ lẽ. Thì ra viện binh quân sư nói vừa rồi là nước hai con sông, sông Bùi và sông Đáy. Phải rồi, binh thư đã chỉ rành rành: Sức quân không đủ thì mượn sức lửa, sức nước thế vào.
Hạ thấp giọng, Nguyễn Trãi dặn:
- Mẹo này ta phải giữ cho thật kín. Hơi lộ ra một tí là hỏng việc đấy. Chúng nó sinh nghi không dám chui đầu vào trong thì mẹo ta hết đường thi thố. Và quân ta sẽ lâm vào thế yếu.
Lời dặn dò của Ức Trai tiên sinh mỗi lúc một nhỏ dần. Chỉ một mình Trần Kiện ngồi ngay bên cạnh mới nghe được hết, còn Hữu Trí và Đại Lực ngồi mé dưới dù có lắng tai cũng chỉ nghe lõm bõm được từng khúc rời rạc:
- … Vào rừng, chặt tre, đan thuyền thúng… Thật nhiều bao cát… Đưa dân đi… Giấu hết thóc lúa… Tên bắn bao nhiêu cũng có…
Giọng nói dần dần trở lại mức bình thường:
- Ấy đó, những việc khác tôi giao cho các ông Đinh, Nguyễn, Lý được, nhưng những việc vừa rồi tôi phải sở cậy vào ông. Ngoài ông ra, không ai làm được vì ông là người duy nhất có đầy đủ uy tín ở địa phương này.
Trần Kiện khẳng khái nhận lời:
- Vâng. Quân sư đã giao phó cho tôi việc hệ trọng, tôi xin cố hết sức làm cho tròn để khỏi phụ lòng tin cậy của quân sư.
“Nói cho ngay, việc cũng chẳng lấy gì làm khó khăn lắm. Các vị trưởng thượng mấy làng quanh đây đều có giao tình với tôi rất hậu. Tôi bầy tỏ các nhẽ lợi hại, chắc họ nghe ra ngay. Còn bọn trai tráng, phần nhớn là học trò của tôi, tôi sai bảo được. Cả đến lũ trẻ nhỏ bằng trạc tuổi thằng cháu…
- Quý hoá lắm đấy, ông Trần. Chiều hôm qua, tôi đã thấy các cậu ấy nô đùa và diễn võ. Đánh lộn khoẻ như trâu và bơi lội tài như cá. Các cậu ấy sẽ được việc vô cùng…
Tiệc tàn. Chủ khách ra tràng kỷ ngồi ăn trầu, hút thuốc, đợi cho người nhà lên triệt[22] bát đĩa xong mới nối tiếp câu chuyện dở dang.
Trần Kiện tần ngần thấy những điều cần nói thật là khó nói:
- Tôi sợ không dụ nổi đại quân Minh đâu, thưa quân sư. Chỉ ngại bẫy giương ra thật to tát cốt bắt sống cả một đàn cọp mà rồi rút cục chỉ tóm được một vài chú thỏ quèn, đã chẳng bõ công mà còn hại lây đến bách tính[23] nữa.
Hữu Trí cũng đánh bạo tiếp lời:
- Đúng thế. Tôi cũng lo điều ấy. Nhất là bên kia vẫn còn tên Trần Hiệp làm Tham tán quân vụ. Nó là một con cáo già ở nước ta đã lâu, thông thuộc cả thiên thời, địa thế, nhân tình nước mình, lừa được nó không phải là chuyện dễ. Cứ xem như cái vụ các tên Trần Trí và Phương Chính bị cách tuốt hết cả chức tước mà tên Trần Hiệp không hề hấn gì thì đủ rõ. Nó là bộ óc của quân Minh, quân sư chớ nên coi thường.
Đặt chiếc xe điếu xuống án thư, vị nhà nho ngửa cổ nhả từng ngụm khói lên thượng lương[24] với một vẻ khoan khoái khác thường trước khi chậm rãi buông ra một câu thật bất ngờ:
- Mẹo tôi bầy ra chỉ cốt để đánh lừa tên Trần Hiệp.
Không để cho người nghe kịp ngạc nhiên, ông nói tiếp:
- Trong các cuộc tranh hùng, lợi hại nhất là đấu trí. Cái trò này biến ảo khôn lường, sơ sẩy một chút là không xong. Lại còn phải tùy người đối địch với mình mà lập mưu. Là vì có những cái mẹo chỉ đánh lừa được mấy kẻ tầm thường chứ không qua mặt nổi người tài giỏi. Ngược lại, có những kế gạt được những tay thao lược nhưng vô hiệu đối với bọn lục lục thường tài.
“Nói ngay chuyện Tam Quốc cho vui và dễ hiểu. Như vụ Khổng Minh đốt lửa ở đường hẹp Hoa Dung để dụ Tào Tháo. Tên gian hùng này vì quá thông minh và quá thuộc binh thư, quá thuộc binh pháp nên mới chui đầu vào bẫy rập.
“Mẹo nhỏ của tôi cũng vậy. Những tên bất tài mới đánh hơi thấy đã vội lảng xa, nhưng Trần Hiệp là một tay túc trí đa mưu sẽ đâm đầu vào tròng. Rồi các ông xem, tôi tính không sai đâu…
Nhắp chén trà ướp ngâu thơm ngát, ông kết thúc câu chuyện:
- Nói tóm lại, tôi nhờ ông Trần lĩnh giùm công việc đan một cái đó cho thật chắc chắn. Còn việc lùa cá vào đó cho đầy, để chúng tôi lo. Lâm sự, nếu cá không chịu vào trong đó thì lỗi ở chúng tôi. Nhược bằng cá có vào mà lọt đi mất vì đó đan không khít thì trách nhiệm nơi ông Trần. Có phải thế không ạ?
Trần Kiện hăng hái đáp:
- Quân sư dạy chí lý. Việc của tôi, tôi xin lo nội trong ba hôm là chu tất.
Đêm khuya, Nguyễn Trãi nằm trằn trọc nhớ đến quê nhà, làng Nhị Khê, cách đó chẳng bao xa mà không về thăm được. Trong khi ấy, ba người kia thao thức tự hỏi không biết ông quân sư tài ba của họ làm cách nào dụ được một con thịt kếch sù bằng một miếng mồi nhỏ xíu.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

*_Cô Gái Chúc Sơn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: *_Cô Gái Chúc Sơn   *_Cô Gái Chúc Sơn I_icon13Mon 28 Jan 2013, 15:48

Chương 05
BỨC CẨM NANG


Sáng sớm hôm mồng một tháng mười, bà Lý Cốc ra quán hàng trễ hơn thường lệ.
Bà đang lúi húi xếp những tấm bánh giò nóng hổi trên chiếc sạp tre thì có tiếng người nhẹ nhàng bước vào trong quán cùng với tiếng cười trong trẻo:
- Thím Lý có gì cho con ăn không đấy?
- Ồ, con Sơn Ca đấy hả? Đi đâu sớm thế? Bánh giò tao gói, nhân thịt nạc, mộc nhĩ nấm hương ngon lắm. Tao bóc mấy cái, ăn mở hàng cho tao nhé?
- Vâng. Thím bóc cho con hai tấm ăn lót lòng. Còn hai tấm, thím lấy lạt buộc lại cho con mang đi ăn đường.
- Giời rét ngọt thế này, tội thân gì mà mày đi đâu sớm thế?
- Ở nhà thầy đẻ con cần tiền, con phải đi Thanh Đàm mua bát họ[25] về tiêu.
- Ừ, giời đất này, phải có sẵn đồng tiền trong tay, nhỡ có phải đi đâu cũng đỡ khổ… À, Sơn Ca này, đêm hôm qua mày có nghe thấy gì không?
Mai suýt soa:
- Úi giời ơi! Cả đêm hôm qua, con sợ quá. Cả nhà có ai chợp mắt được tí nào đâu.
- Phải rồi. Nhà tao cũng thế. Tiếng người quát tháo, tiếng ngựa hí bên này sông, nghe cứ rõ mồn một. Tao ghê quá, cứ ngỡ là giặc. Sau thấy yên, tao độ chừng là quân mình sang sông. Sáng ra, tao cũng cứ đi liều, may chả có gì… Thấy con Lãm chở đò, tao tưởng mày đau ốm làm sao cơ chứ!
Mai cười cười:
- Tuy chưa đau ốm nhưng lo muốn chết đấy, thím ơi!
Rồi nàng ghé tai bà Lý nói nhỏ:
- Con nghe đồn Đức Bình Định Vương sắp ra đóng quân ở mạn này để đánh vào thành Đông Quan đấy. Chưa biết đóng ở bên Chúc Sơn mình hay ở bên Tụy Động. Đạo quân đêm qua không rõ đóng ở đâu, thím nhỉ?
Bà Lý cũng thì thào, giọng lo ngại thì ít mà thích thú thì nhiều vì tin mới lạ và gay cấn vừa nghe được:
- Quân của Bình Định Vương ở đâu thì tao không biết. Nhưng quân đêm hôm qua không vào làng mình thì một là vào trong Lương Xá, Tụy Động, hai là đi tuốt lên Phượng Hoàng Sơn.
- Vâng, chắc thế.
- Mà mày có biết quân đêm qua là quân của ai không?
- Có mấy anh trong làng trông thấy hiệu cờ của Lý tướng quân. Vậy là quân của ông Lý Triện.
Bà hàng kinh ngạc:
- Quân của ông Lý Triện hả? Sao tao thấy hôm qua bọn lái buôn kháo nhau ông Lý Triện vừa đánh được thằng Mã Kỳ một trận to ở Mọc[26]? Nghe đâu ông ấy chỉ có một nghìn quân mà ông ấy lập mẹo phục binh rồi đổ ra chém được hơn một nghìn cái đầu giặc và bắt sống được hơn năm trăm mạng nữa. Thế có giỏi không?
- Vâng, con cũng nghe thấy thế. Nhưng chuyện binh đao được thua là một sự thường mà thím. Có điều đêm hôm tăm tối, sông rộng nước chẩy xiết, mà quân đóng bè sang sông không loạn, đủ thấy đó không phải là một đạo quân thua. Hoặc giả có thua nhưng mà không thiệt.
- Ừ, mày nói đúng. Tao thấy tối như đêm 30 - đêm qua đúng là đêm 30 chứ còn gì nữa! - mà họ đông đến một nghìn người sang đò cứ êm như ru… Đáng mừng ở chỗ tướng ta giỏi và quân ta giỏi.
. . . . . .

Tướng ta tài quân ta giỏi thật mặc dầu Lý Triện và Đỗ Bí vừa thua một trận ở bến Cổ Sở.
Dưới ánh sáng chập chờn của mấy chục bó đuốc soi cho quân lính đẵn tre đóng bè, Lý Triện tâm sự với viên phó tướng bằng một giọng nói ngượng ngập:
- Ông Đỗ à, tại tôi quá nông nổi nên mới có trận thua này. Cũng may là ông còn sáng suốt gọi giựt tôi lại và cương quyết ra lệnh lui quân. Bây giờ hồi tưởng, tôi còn giật mình vì chỉ chậm một khắc nữa toàn quân mình không tài nào thoát khỏi vòng vây. Người, ngựa, và cả voi nữa, sẽ không còn một mống về đây.
Viên phó tướng họ Đỗ an ủi:
- Đã đánh nhau thì phải có lúc thua, có lúc được, chứ xưa nay có danh tướng nào dám tự hào không thua một trận nào đâu. Nếu đem so sánh thì ta còn “trên chân” tụi Tầu nhiều.
Họ Lý cười chua chát:
- Vừa được một ván ở Nhân Mục, lại thua ngay một ván ở Cổ Sở, thế là hoà.
“Chỉ tức một nỗi là giặc nó dùng ngay cái mẹo mình vừa dùng xong mà mình vẫn mắc để cho nó quật lại mình! Đau quá!...
“Chẳng những thế, mình lại bỏ mất chỗ Ninh Kiều rộng rãi về chui rúc nơi đây. Thế là kém nước thì có chứ trên chân cái nỗi gì?
- Đâu có thể luận như vậy được, tướng quân! Này nhé, ta thắng một trận lớn ở làng Mọc, chém hơn một nghìn giặc, bắt sống hơn năm trăm tên, đến nỗi Mã Kỳ phải một người một ngựa chạy bán sống bán chết mới thoát thân. Còn như thua ở Cổ Sở, ta có thiệt gì đâu. Người ngựa còn nguyên. Mấy thớt voi cũng không suy suyển.
- Cái đó hoàn toàn là công của ông. Ông quả thật có tài. Và quân sư quả có con mắt tinh đời.
Họ Đỗ ngạc nhiên hỏi viên chủ tướng:
- Quân sư nói sao về tôi, thưa tướng quân?
- Dạo ấy, đã lâu rồi, quân mình còn thua tới tấp phải chạy về Chí Linh. Một hôm, luận về tài năng các tướng, quân sư khen ông trước mặt chúa công. Chúa công lấy làm lạ vì ông còn trẻ chưa từng một mình đánh thắng được một trận nhớn nào. Quân sư giảng giải cho chúa công và chúng tôi nghe: Khi có lợi thế, bất cứ ông tướng nào cũng có thể thừa thắng xông lên được. Nhưng lúc thất thế, phải là một tướng có tài mới điều khiển được một cuộc lui quân không hỗn loạn. Quân không loạn thì dù có lui, giặc cũng không làm gì được. Đỗ Bí tuy ít tuổi nhưng đã biết tiến lui đúng phép, sau này sẽ là một vị tướng tài…
“Chúng tôi không mấy ai tin lời nói ấy. Hôm nay vào việc mới thấy lời quân sư phê phán bữa ấy thật hay.
Cuối canh ba, Lý Triện là người sau chót qua sông. Một ngàn người thản nhiên nằm ngồi ở ven đường chờ tướng lệnh.
Viên chủ tướng giục ngựa tiến lên hàng đầu tìm viên phó tướng. Hai người sóng cương bàn bạc:
- Ông Đỗ à! Bây giờ ông tính ta nên đóng quân ở đâu? Qua Chúc Sơn hay vào Tụy Động?
- Bộ ông quên bức cẩm nang của quân sư rồi hay sao?
Một lần nữa, ông tướng họ Lý giật mình, tỉnh mộng:
- Tôi thật là một kẻ dũng phu, hễ say đòn là quên hết mọi sự. Không có ông nhắc cho, nhỡ hết việc còn gì! Phải rồi, khi giao bức cẩm nang cho tôi, quân sư có dặn khi nào qua bến đò Mai Lĩnh hãy mở ra xem.
- Vâng. Khi chúng ta còn đóng ở Ninh Kiều, quân sư đã đoán trước được trận đại thắng ở Nhân Mục và trận lui quân ở Cổ Sở.
Lý kinh ngạc thốt:
- Lại có chuyện “thần thánh” như vậy sao?
- Không. Có thần thánh gì đâu. Quân sư chỉ suy luận và quyết đoán.
- Tôi không hiểu. Xin ông giảng rõ hơn.
- Đầu đuôi thế này. Bữa nọ, sau khi đi thăm ba đạo quân của ta đang cầm cự với ba đạo quân của giặc, quân sư có nói riêng với tôi một câu: “Hai ông Đinh Lễ và Nguyễn Xí rất trầm tĩnh có thể cầm cự được lâu dài mặc dầu quân số của ta và của giặc quá chênh lệch. Nhưng ông Lý Triện thì không thế, ông ta nóng nẩy hơn và cũng hăng hái lập công hơn. Đó là cái hay lẫn lộn với cái dở. Hay vì thế nào ông ta cũng cố nghĩ ra một mẹo để đánh thắng cho kỳ được một trận ra trò mới nghe. Còn dở là vì được một trận nhớn rồi, thế nào ông ấy cũng ỷ tài, rồi chui vào bẫy giặc. Vậy điều tôi cậy ông là khi nào ông ta sắp mắc kẹt, ông nhanh tay gỡ giùm…”.
“Trước khi từ biệt về Lỗi Giang, quân sư còn dặn đi dặn lại: “Nếu có thua thì bỏ Ninh Kiều, về Mai Lĩnh mà đóng quân. Mở cẩm nang ra xem, sẽ có kế vạn toàn”.
Lần đầu tiên trong ngày, Lý Triện nở một nụ cười và thở ra nhẹ nhõm:
- Thì ra quân sư đã tính trước cho chúng ta những mấy nước cờ. Nào, thử xem những nước kế tiếp ra sao.
Hai người châu đầu vào nhau đọc bức cẩm nang vừa được trịnh trọng mở ra. Họ nhẩm đi nhẩm lại những lời chỉ dẫn cho đến lúc nhập tâm[27] mới châm tờ giấy vào ngọn đuốc bập bùng đốt cháy từng đêm đen như mực.
Họ Lý thắc mắc hỏi bạn:
- Quân sư chỉ dạy thật rõ ràng. Nếu cứ nhắm mắt tuân theo thì chẳng lấy gì làm khó. Nhưng thú thật, tôi chưa hiểu được cái ý sâu sắc của quân sư. Phó tướng nghĩ sao?
- Thưa, tôi cũng vậy. Nước cờ sắp tới của quân sư thật khó đoán.
- Tôi biết ý muốn quân sư dụ chúng chui vào trong một cái túi mà bắt cho gọn. Dụ thì dễ, nhưng bắt mới khó. Vì chúng quá đông. Rủi “vẽ hổ không thành”[28], mình chưa tóm được chúng, chúng đã tóm lại mình, cái ấy mới chết!
Đỗ Bí trả lời với giọng tin tưởng:
- Nếu chúng ta hiểu được nước cờ sâu sắc của quân sư thì giặc chúng nó cũng hiểu được, và như vậy còn làm sao đánh lừa được chúng!
Theo tôi nghĩ, cái khéo của quân sư là cố ý hớ hênh để cho giặc nhìn thấy cái chỗ nhược[29] của bên ta. Chúng sẽ đắn đo, cân nhắc, rồi sau rốt nhận định rằng cái chỗ nhược ấy chúng ta không tài nào khắc chế được. Do đó, chúng sẽ dương dương tự đắc lấy kế của chúng ta làm kế của chúng và yên tâm đâm đầu vào chỗ chết.
Họ Lý nửa lo ngại, nửa bông lơn:
- Song nếu chúng ta vụng tính thì chính chúng ta vướng bẫy trước. Hết đường ra đấy, ông Đỗ ạ!
- Vâng. Thì cũng như mình đấu võ, cố ý để hở bụng cho đối phương đá thốc vào. Nếu không đủ bản lĩnh chặt chân đối thủ thì chính mình sẽ bị nó đá ngã lăn chiêng…
Bàn định xong, hai vị tướng lãnh hạ lệnh cho quân sĩ từ từ tiến về phía làng Lương Xá.
Suốt đêm, họ băn khoăn không hiểu cái nhược điểm to tát của quân ta sẽ được hoá giải bằng cách nào. Và họ mong chóng có một cuộc đụng độ.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

*_Cô Gái Chúc Sơn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: *_Cô Gái Chúc Sơn   *_Cô Gái Chúc Sơn I_icon13Mon 28 Jan 2013, 15:49

Chương 06
CÔ HÀNG BÁNH CUỐN

Từ Thanh Đàm đến Đông Quan, đường càng xa càng vắng người đi lại. Không khí chiến tranh như bàng bạc đâu đây khiến cho kẻ yếu bóng vía không dám ra khỏi cửa.
Tuy nhiên, từ sáng sớm tinh sương người ta đã thấy một cô hàng bánh cuốn lặn lội vượt qua những chặng đường thưa thớt ở gần làng đến những trạm canh phòng nghiêm mật sát thành Đông Quan.
Đến đây, cô mới cất tiếng rao lanh lảnh:
- Ai bánh cuốn Thanh Trì ra mua!
Âm thanh trong trẻo thu hút người ta đến độ mấy chú lính Tầu mới nghe thấy đã phải ngẩn ngơ giương mắt ngó.
- Hầy! Cái nị lại tây!
Lời gọi chưa dứt, chúng đã nhăn mặt, hất tay ra hiệu cho đi gấp:
- Thôi! Ti ti!
Là vì cô hàng chỉ có mỗi một tiếng rao là điểm dễ thương. Còn mặt mũi chân tay toàn một mầu nghệ vàng khè. Vuông khăn mỏ quạ bạc thếch chít sùm sụp kín gần hết mặt, cặp áo nâu và chiếc quần vải thâm vá chằng vá đụp, cái thắt lưng nhuộm vỏ dà và đôi dép quai ngang mỏng dính lê quèn quẹt cho thấy cô là một thiếu phụ nghèo mới ở cữ xong đã phải xông pha sương gió lo việc mưu sinh.
Đến cổng thành, cổ nàng rụt xuống dưới sức nặng của thúng bánh từ sáng chưa bán được đồng nào. Một tên lính nham nhở vừa thò tay định vuốt má cô hàng bỗng rụt phắt tay lại trước miếng vải điều cũ kỹ che trước mắt nàng. Y quát:
- Tau mắt hả? Ti ti!
Mới nằm chỗ xong, lại đau mắt nặng nữa, thế mà cô hàng bây giờ đi phăng phăng đến những phố quen với thúng bánh đội trên đầu.
- Ai bánh cuốn Thanh Trì ra mua… nào!
- Bánh cuốn!
- Bánh cuốn! Lại đây, tôi gọi trước!
Tiếng rao quen thuộc được đáp ứng bằng hai ba tiếng gọi cùng một lúc. Cô hàng mỉm cười, bước vào trong một nhà kín đáo nhất, hạ thúng bánh xuống giường. Chủ nhà, một thiếu phụ trạc bốn mươi tuổi, phát vào vai nàng, mắng yêu:
- Con khỉ! Người ngợm gì mà trông phát khiếp!
- Con nỡm nó độn bụng có khéo không? Cứ y như người mới đẻ xong xổ bụng!
- Có thế mới thoát khỏi bàn tay sờm sở của tụi lính chứ!
Hai ba người tranh nhau nói trong khi Thoa, thực tế hơn, nhắc cô hàng:
- Cuốn bánh đi chứ, Mai. Đằng này thèm lắm rồi!
Mai, cô gái đáo để ở bến đò Mai Lĩnh, cười trêu:
- Tưởng đằng ấy ghê không dám ăn chứ!
Bánh cuốn xếp thành tảng được bóc ra từng tấm mỏng tanh, trắng bóng, điểm lưa thưa mấy lát hành xanh trông như những miếng bạch ngọc nổi vân.
Cô hàng có một mình xếp bánh không kịp cho số người chầu chực khá đông. Trong khi chờ đợi, họ nói chuyện cho đỡ thèm.
- Đã lâu không được ăn bánh cuốn Thanh Trì, nhớ quá!
- À, nước mắm gì đây, Mai? Trông trong như hổ phách!
- Nước mắm Vạn Vân đấy! Ngon tuyệt trần. Ăn quên chết luôn!
- Nói láo! Thời buổi này làm gì có nước mắm Vạn Vân!
- Ai bảo thế đấy cô?
Mai ghé gần tai cô bạn, nói tuy khẽ song cũng đủ cho tất cả những người có mặt cùng nghe:
- Nước mắm chính cống gánh từ xứ Nghệ gánh ra. Tụi lái buôn ranh mãnh theo gót quân Đức Vua ra Bắc mà!
Bà chủ nhà cẩn thận vội bảo cô con gái lớn:
- Con Trâm chạy ù ra đóng cửa lại đi đã. Tai vách mạch rừng…
Rồi mỗi người một câu, bọn đàn bà con gái đua nhau tọc mạch:
- Có thật Đức Vua ra không đã?
- Sao lại không thật! Đức Bình Định Vương Lê Lợi mà.
- Thế Vua ra bao giờ?
- Mới được mấy hôm nay thôi.
- Ở đâu? Chính mắt mày có trông thấy không đã? Hay cô ả chỉ nghe hơi nồi chõ![30]
- Ứ ừ! Nghe hơi thế nào được! Chính mắt tao trông thấy này!
Nhiều tiếng hỏi dồn:
- Ở đâu? Bao giờ?
- Ông vua mặt mũi ra sao? Ăn mặc thế nào? Nói nghe đi.
Ra vẻ bí mật và trịnh trọng, Mai thì thầm:
- Chuyện này kín lắm, bà con nghe sao biết vậy, chớ có đồn ầm lên mà chết cả lũ đấy nhé… Cách đây mấy hôm, trẻ con bên làng Tụy Động bép xép với nhau rằng mới có vua ra ở trong làng Lương Xá. Tôi tò mò muốn xem chúng nó nói có thực không…
- Thế có thực không?
- Mày im cái mồm đi để cho người ta nói có đầu có đuôi nào.
- Ừ, con Sơn Ca nó nói phải đấy. Lặng yên mà nghe, đừng đứa nào hỏi đâm ngang nữa.
Mắt lấm lét nhìn ra cửa, Mai tiếp tục thì thào kể, tiếng nhỏ tiếng to. Mấy người ngồi bao quanh phải lắng tai mới nghe rõ được từ đầu chí cuối:
- Xưa nay, người Chúc Sơn mình sang chơi các làng bên kia đường cái dễ dàng như đi chợ, đâu có ai hỏi han gì. Thế mà bây giờ bên ấy canh phòng cẩn mật quá chừng.
“Giữ việc tuần canh là những người lạ mặt, giọng nói nặng chình chịch, đặc là dân xứ Nghệ. Họ làm như dân Chúc Sơn mình đều là những kẻ đáng nghi nên hỏi căn hỏi vặn: Đến nhà ai? Đến để làm gì? Họ hàng thân thuộc thế nào với ông ấy, bà ấy? Lôi thôi đủ thứ…
“Tức mình, định thèm vào đi nữa, ai ngờ may mắn làm sao gặp ngay thằng Tráng, con ông Trần Kiện. Nó nhận tôi là chị họ, nói một tiếng là tôi được vào ngay.
“Thì ra vua ở trong nhà nó, có ghê không?
“Mới qua khu rừng nhỏ cạnh đầm Minh Nguyệt đã thấy phấp phới mấy lá cờ. Người đi lại rầm rập, ngựa chiến cả đàn, có cả mấy ông voi nữa.
“Thằng Tráng chỉ cho biết mặt mấy ông tướng, nào Lý Triện, nào Đỗ Bí, ông nào trông cũng oai phong lẫm liệt. Nhiều tướng đi hộ giá từ Nghệ mới ra, nó chưa biết tên…
Thoa không nhịn được, bật lên tiếng hỏi:
- Có thấy ông Nguyễn Trãi không? Ông này đẹp giai và nói giọng Bắc.
- Ai còn lạ gì! Cụ Cử, thầy tao vẫn nhắc đến Ức Trai tiên sinh, người huyện Thượng Phúc mà. Tao cứ tưởng tượng chỗ nào có ông Lê Lợi là có ông Nguyễn Trãi, nhưng sự thực không phải thế. Thằng Tráng bảo rằng ông ấy còn bận chỉ huy mặt trận Tây Đô, chỉ có Bình Định Vương ngự giá thân chinh ra lấy Đông Đô thôi.
Trâm tò mò không kém Thoa, hỏi một câu cốt tử:[31]
- Mà mày có thấy mặt vua không?
- Sao lại không? Lúc thường, ông ấy ăn mặc như các tướng vậy thôi. Chỉ khi nào họp bàn chính sự, mới khoác thêm chiếc áo vàng có thêu rồng và đội mũ triều thiên.
“Tao phải năn nỉ thằng Tráng mãi, nó mới chịu dẫn tao vào coi trộm một tí. Vì lộ ra là mất đầu chứ đâu phải chuyện chơi.
“Ông ấy có cặp mắt thật oai, tiếng nói sang sảng như chuông. Râu ba chòm thật đẹp…
Bánh cuốn Thanh Trì lâu không được ăn, ai mà không nhớ. lại thêm có nước mắm Vạn Vân trông như hổ phách và vài giọt cà cuống thơm dịu dàng mà ngon thấm thía. Cánh trẻ tuổi còn dầm thêm một quả ớt chỉ thiên cay xé lưỡi, vừa ăn vừa suýt soa, vừa chẩy nước mắt ra mới thấy tuyệt vời.
Cả nhà ăn một bữa bánh trừ cơm. Lại nghe được một chuyện hay ho, đáng đồng tiền bát gạo.
Cô hàng hoan hỉ đội thúng bánh sang một nhà quen khác.
Vẫn những câu hỏi tò mò, vẫn những lời thổ lộ kín đáo, và vẫn những lời dặn dò vô ích: tin tức bí mật, đừng nói cho ai biết đấy nhé!
- Tao nghe thằng Tráng nói lại những nhời của thầy nó là ông Trần Kiện mới hiểu rõ nội tình của bên ta. Ông Ức Trai chủ trương hạ Nghệ An xong sẽ hạ Tây Đô, rồi mới đánh dần dần ra Bắc. Trái lại, Bình Định Vương chủ trương một mặt đánh cầm chừng ở mạn trong, còn mặt khác đánh mạnh ở ở mạn ngoài. Hễ hạ được thành Đông quan là các thành khác phải đổ theo.
“Quân sư cho như vậy là liều lĩnh vì ông ấy ưa ăn chắc và không dám mạo hiểm.
“Bình Định Vương đành phải để quân sư ở lại cầm chân giặc ở Tây Đô, còn Vương thì dẫn hết các tướng tài ra Bắc tìm cách đánh thốc vào thành Đông Quan…
Bà chủ nhà suýt soa:
- Kể ra Bình Định Vương cũng liều lĩnh nhỉ?
- Chuyện! Đánh giặc thì phải liều chứ. Có vào hang hùm mới bắt được cọp con mà. Vả lại ông ấy đã trải nhiều trận gian nguy nên coi thường mọi chuyện hiểm nghèo.
- Thế tướng tá, quân sĩ có nhiều không?
- Nhiều lắm. Có đến một vạn quân chứ không ít. Tướng cũng vô khối, ông nào trông cũng ghê ghê là.
Nhàn, con gái nhớn chủ nhà, hỏi bạn:
- Họ có đóng lan sang bên Chúc Sơn mình không?
- Không. Nhưng sợ rồi sẽ có đánh nhau to. Tụy Động mà cháy thành thì Chúc Sơn cũng bị vạ lây. Vì thế thầy đẻ tao định tạm lánh về Thanh Trì…
Mai quay sang hỏi bà Tư, chủ nhà:
- Chết chưa! Nãy giờ mải nói chuyện quên hết mọi sự. Chú Tư con đâu hả thím? Cả cậu Thanh nữa?
- À, chú mày lại đằng cửa Nam ăn giỗ ở một nhà quen, tối mới về. Còn thằng Thanh thì đi đâu với cậu Lịch từ sáng sớm… Này, cậu Lịch vẫn hỏi thăm mày đấy. Tội nghiệp, nó vẫn thương mày như trước. Hơn trước nữa cũng có! Mà sao mày…
Mai giẫy nẩy ngắt lời:
- Con không biết đâu. Mặc kệ anh ấy chứ!...
Nàng rầu rầu đứng dậy, đội thúng bánh lên đầu, mặc cho bà Tư và cái Nhàn, cái Nhã thở dài thườn thượt.
- Thôi, con xin phép thím chạy sang bên con Thắm một tí. Rồi còn về kẻo tối.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

*_Cô Gái Chúc Sơn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: *_Cô Gái Chúc Sơn   *_Cô Gái Chúc Sơn I_icon13Mon 28 Jan 2013, 15:50

Chương 07
CHÉN TRÀ THƠM


Khác với mọi lần, cửa nhà Thắm hôm nay chỉ mở hé. Không khéo nó đi vắng. hay là cả nhà đi đâu chơi, nó có một mình nên không dám mở toang cả hai cánh cửa. Nếu thế, thì càng hay, tha hồ nói chuyện. Cả làng, chỉ có con Lãm và con Thắm là dễ thương nhất!
Nàng đắn đo mãi rồi mới ngập ngừng lên tiếng:
- Thắm có ở trong nhà không, Thắm ơi!
Gọi đến hai câu mới thấy có tiếng động lịch kịch. Cánh cửa vừa mở rộng đã có tiếng reo mừng rỡ:
- A! Cô Mai! Mời cô vào chơi!
Ngỡ ai, hoá ra anh chàng Rực, dạo này mặt mũi sáng sủa hơn, ăn nói dạn dĩ hơn.
- Cái Thắm có nhà không, anh Rực?
- Có. Nó chạy lên phố một tí tẹo về ngay bây giờ ấy mà. Cô Mai vào chơi…
- Thôi, tôi đợi đây cũng được.
- Ồ, ai lại đội thúng đứng ngoài đường như vậy, trông sao được! Hay là cô chê nhà tôi tối tăm, dơ bẩn?
Y mở toang hai cánh cửa, đứng nép một bên, nói thêm:
- Bà con trong họ ngoài làng cả, chả mấy khi gặp nhau, cô cho hỏi thăm một vài nhời là quý…
Cha! Cái anh chàng này bây giờ mồm miệng cũng bẻo lẻo ra trò! Ừ, vào thì vào sợ gì. Có giở võ ra cũng không ăn đứt được gái này cơ mà!
- Thôi được, để tôi vào chờ nó một tí vậy. Anh cứ để tự nhiên. Anh lo làm việc của anh đi.
Rực cười hề hề:
- Tôi có bận bịu gì đâu. À, để tôi thắp cái đèn cho sáng nhé.
Mai giật mình. Mải nói chuyện ở đàng thím Tư, xế chiều lúc nào không hay. Làm sao về kịp đây?
Nàng nóng nẩy, vừa ngồi xuống ghế đã đứng phắt dậy, ôm thúng bánh:
- Thôi, giời tối rồi, tôi phải về. Để khi khác tôi lại thăm hai bác và cái Thắm vậy.
- Tối rồi, về không kịp đâu. Ra cửa thành cũng rắc rối lắm. Cô Mai chịu khó nán lại một chút, thầy đẻ tôi và cái Thắm về ngay bây giờ chứ có lâu la gì…
Sực nhớ ra một điều, y tươi hẳn nét mặt:
- À, lâu lắm không được trông thấy bánh Thanh Trì, cô Mai chịu khó cuốn cho tôi mấy cái ăn cho… đỡ nhớ. Được không?
Lần thứ hai, Mai giật mình. Thằng này hôm nay lại đưa ra cái giọng nửa nạc nửa mỡ, định giở trò gì đây?
Nàng quắc mắt nhìn. A, cái miệng cười lẳng lơ, đôi mắt lại có ý gian… Phải coi chừng thằng này mới được!
Bất đắc dĩ, nàng phải đáp lời:
- Anh Rực không đợi cả nhà về cùng ăn sao?
- Đợi cũng được. Cô Mai muốn tôi đợi thì tôi xin đợi…
Y say sưa đứng ngắm từ đôi bàn tay cô những ngón thon dài, đến khuôn mặt trái soan ẩn dưới chiếc khăn vuông tùm hụp. Tia mắt sắc sảo của y lột bỏ hết lớp vàng nghệ bên ngoài để chỉ thấy mầu da trắng hồng quen thuộc bên trong.
- Chết chưa! Khách quý tới nhà mà không có được một chén nước chè!
Y khẽ la lên rồi quay ngay vào bàn nước, loay hoay một lát, đoạn bưng ra hai chén trà bốc khói.
- Cô Mai uống nước đi, xem trà đẻ tôi ướp có ngát bằng ở đằng nhà không.
- Anh mặc tôi.
Rực nâng chén của mình lên uống mấy hớp và săn đón hỏi:
- Lâu nay cô Mai có gặp anh Lịch không?
- Không.
- Lịch dạo này làm ăn khá lắm. Trần Tham Tán tin dùng anh ta nhất đấy!
- Thì cũng như Vương đại tướng tin dùng anh chứ gì!
- Như làm sao được mà như!
- Sao vậy?
- Vì… anh Lịch giúp họ Trần chuyên hơn. Chắc cô Mai còn nhớ, tôi làm việc này là do cụ Cử sai. Mục đích chính là giúp họ Lê, là giúp nước. Chứ không như anh Lịch, tự ý anh ấy làm việc cho họ Trần…
Mai gắt, giọng nàng lạc hẳn đi:
- Thôi, anh đừng bắt tôi nghe những chuyện ấy nữa.
Bỗng nhiên, nàng thấy khát khô cả cổ. Bên kia bàn, Rực cầm chén nước uống một hơi. Bất giác, nàng cũng nâng chén, nhắp vài ngụm nhỏ. Vừa uống vừa nghe, không thấy gì lạ, nàng uống gần cạn chén.
Trầm ngâm, Rực nói, buông từng tiếng như rót vào tai người đẹp:
- Anh Lịch là con người không ra gì như vậy, mà xem chừng Mai vẫn còn quyến luyến. Còn tôi, tôi yêu Mai vô cùng, sao Mai cứ luôn luôn hờ hững?
Xoáy cặp mắt quan sát người đối thoại, y nở một nụ cười tinh quái, từ từ đứng dậy, đi vòng quanh chiếc án thư đến cạnh cô gái, giơ tay khẽ vuốt má nàng.
Mai giật mình và như vừa thoát khỏi một cơn mê, nàng phản ứng nhanh như chớp. Tiếng quát lanh lảnh của nàng chưa dứt, cổ tay Rực đã bị đánh trúng, đau như tiện, và nàng đã đứng lùi ra phía cửa thủ thế.
Rực vẫn đứng nguyên chỗ cũ, không nhúc nhích, mỉm cười trơ trẽn.
Ô hay! Sao lại choáng váng thế này? Mắt nàng hoa lên, cố gắng lắm mới không ngã quỵ. Thôi chết rồi! Thế là mắc mưu tên khốn kiếp. Nó lén bỏ thuốc mê vào chén nước của mình. Nó đâu có bỏ vào trong ấm tích mà mình đợi nó uống trước! Trời ơi! Ngu ơi là ngu!
Vừa sợ vừa tức, mồ hôi toát ra như tắm. Nàng thấy dễ chịu. hay là hơi thuốc cũng thoát ra theo? Nghiến chặt hai hàm răng, nàng rán trấn tĩnh, rán tự chủ, rán đứng cho thật vững.
Cách xa mấy bước, tên kia vẫn cười nham nhở:
- Thế nào? Cô đã nghĩ kỹ chưa?
Rồi với một giọng ngọt ngào, y thả lời dụ dỗ:
- Cô thử so sánh lại cho kỹ xem tôi thua kém thằng Lịch ở điểm nào. Từ gia thế cho đến cái mẽ con người, cả nghề văn, nghiệp võ nữa, nếu nó tám lạng thì tôi cũng nửa cân.
“Nó theo giặc, cô tuyệt vọng, nhưng cô vẫn thương yêu nó một cách mù quáng. Còn tôi, tôi vì thầy, vì làng, vì nước, chịu khuất thân với giặc mà cô vẫn dửng dưng, hờ hững. Tại sao vậy? Cô có thấy bất công và tàn nhẫn với tôi không?
Mồ hôi cứ vã ra, không có gió mà người như gấy lạnh. Hai chân dường như không chống nổi thân hình sắp lao đao. Bao nhiêu ý chí còn lại đều dồn vào câu thuyết phục sau cùng:
- Tôi không có duyên nợ với anh. Đừng đeo đuổi tôi làm gì, vô ích. Anh Lịch dù sao vẫn là một… hình ảnh tôi tôn thờ. Tôn thờ cho đến… lúc chết!
Tiếng cười, giọng nói đối phương từ dịu dàng cám dỗ bỗng đổi thành tàn độc, nham hiểm:
- Hừ! Tử tế, cô không muốn! Cô muốn tôi tàn nhẫn. Được!... Này tôi bảo cho mà biết. Khôn hồn thì ưng thuận tôi đi. Không thì tôi trói cô lại, đem cho tên Vương Thông… làm thịt!
Như bị một quả đấm tống vào mặt, nàng rú lên một tiếng, lùi lại một bước loạng choạng.
Được thể, tên kia bức bách, giọng thô lỗ cộc cằn:
- Mai! Trả lời ngay một tiếng. Có thuận lấy tôi không?
- Không! Không đời nào!
- Ha ha! Ha ha! Người đẹp Chúc Sơn thích làm tì thiếp của Vương Thông!
- Khốn kiếp!
Tuy tức giận đến cùng cực, nàng còn một điểm sáng suốt trong đầu để rán tìm phương thoát hiểm. Hai cánh cửa ra đường đã đóng chặt rồi. Cửa đi xuống nhà dưới tuy khép hờ nhưng tên Rực đứng trấn thế kia thì chạy làm sao nổi.
Bỗng có tiếng động ở sau cánh cửa này. Một tiếng động khá mạnh, cả Rực cả nàng cùng nhận thấy. Thật là một cơ hội bằng vàng khó thể bỏ qua.
Rực vừa ngoái cổ lại xem thì nhanh như cắt nàng đã ra một đòn chí tử. Trúng ngọn đá thần sầu này, tên kia chỉ có nước gục!
Nhưng ngọn đá chỉ bay được nửa vời, tay chân nàng đã rời rã, và chính nàng mới là người gục xuống, bất lực, hoàn toàn bất lực.
Bằng một cố gắng vô vọng, nàng chống lại cơn hôn mê ập tới, tai còn nghe văng vẳng tiếng cười bỉ ổi của tên vô sỉ, mắt còn lờ mờ thấy y tiến tới, tiến tới và sắp đụng đến người nàng.
Đột nhiên cánh cửa, nơi có tiếng động lúc nẫy, bật tung, một bóng đen bay vào cùng với một tiếng quát mắng:
- Khốn kiếp!
Bóng đen bay vào như một cây than hầm có cánh. Rực chưa kịp giở tay đã lãnh một đòn vào mặt, mạnh như trời giáng. Y ngã xuống, lăn long lóc, bất tỉnh.
Trong cơn mê chập chờn, Mai còn lờ mờ thấy một khuôn mặt đen thui, lởm chởm một hàm râu quai nón, cúi xuống nhìn nàng. Còn nghe như có tiếng gọi “Mai! Mai!” êm đềm. Còn cảm thấy một giọt nước mắt rỏ xuống môi mằn mặn, và một đôi tay cứng rắn nhưng dịu dàng bồng nàng.
Tiếng gọi “Mai! Mai!” nghe quen quen và mỗi lúc một rõ dần. Nàng mở mắt ra và thấy hai chị em Nhàn, Nhã cùng mừng rỡ reo lên:
- Tỉnh rồi! Chị Mai tỉnh rồi! Chị mê lâu, em sợ quá!
- Ai cứu chị? Sao chị lại nằm đây?
Nhàn cười nhẹ:
- Ông than hầm, râu chổi xể cứu chị đó!
- Quen nhà ta à?
- Chắc thế.
- Tên ông ta là gì?
- Em… không biết.
- Cậu Thanh đâu?
- Anh em ngủ rồi. Đi đâu cả ngày về mệt, ăn qua loa vài chén, nước chưa kịp uống, mắt đã díp lại rồi.
Mai nắm tay Nhàn, nhỏ nhẹ dỗ dành:
- Nhàn kể cho chị nghe đầu đuôi câu chuyện đi. Chóng ngoan.
Nhàn dịu dàng dỗ lại:
- Chị hãy dậy ăn tí cơm lấy sức, rồi thư thả em sẽ kể chị nghe.
- Không. Nhàn không chịu nói, chị không ăn đâu.
Nhàn, Nhã cùng cười khúc khích. Nhã quẹt ngón tay vào má mình, ngạo:
- Ứ ừ, nhớn đầu còn làm nũng! Chị Nhàn đây chứ có phải anh Lịch đâu mà cô nương nũng nịu! Lêu lêu! Xấu hổ!...
Nghe con nhỏ cắc cớ nhắc đến tên anh Lịch, nàng hồi tưởng lại bóng đen cúi xuống mặt nàng. Tiếng gọi “Mai! Mai!” nghe sao mà thắm thiết! Không nhẽ đó là chàng! Chàng là một trang thanh niên tuấn tú, chứ đâu có mặt mũi đen thui và râu ria sồm soàm trông gớm chết!
Nàng mơ màng nghĩ trong khi Nhàn cũng mơ màng kể:
- Cả nhà vừa ăn cơm xong thì nghe có tiếng động ở dưới vườn. Cửa lên nhà trên không đóng nên chưa ai kịp chạy xuống xem cái gì lục đục dưới ấy đã thấy một bóng đen to lù lù bước lên, tay ẵm một người bất tỉnh.
“Bóng đen là một người cao lớn, mặt như chôn chảo, râu quai nón đâm tua tủa như gai. Y bảo anh Thanh: “Cô Mai uống phải nước chè có thuốc mê, suýt nữa thì lâm nguy ở nhà thằng Rực. Đổ cho cô ấy một liều thuốc giải. Tối nay, cửa thành đóng mất rồi, không về được đâu. Sáng mai, phải giục cô ấy ra về cho sớm, kẻo thằng Rực tỉnh dậy, nó cản trở thì rắc rối to…
Mai ngạc nhiên:
- Nói vậy, người ấy biết chị sao?
- Cố nhiên rồi! Nếu không, ai hơi đâu mà dặn dò kỹ thế!
- Ai vậy? Nhàn cho chị biết tên đi.
Nhàn đáp sau một tiếng thở dài:
- Trước sau gì rồi chị cũng biết…
- Chị muốn biết ngay bây giờ cơ.
- Không được đâu. Cả nhà em đã hứa với người ấy phải giữ bí mật tung tích của ông ta.
Mải nghĩ xem người ơn của mình là ai, Mai không để ý đến Nhàn bỗng dưng có một nét mặt rầu rầu nhưng càng buồn càng đẹp.
Người con gái mới nhớn lên này ngước đôi mắt mơ màng nhìn vào chỗ xa xăm để ôn lại những gì nàng giấu bạn. Nàng nhớ từng cử chỉ của người con trai anh tuấn tháo bỏ bộ râu ria bước xuống sân rửa mặt sạch sẽ rồi chạy lên tươi cười bảo Thanh:
- Mày có nhớ lúc chúng mình vừa về nhà đã nghe thím Tư khoe Mai ở đây chơi cả một buổi và vừa đi, nói là lại chơi nhà cái Thắm không? Tao biết ngay có chuyện chẳng lành vì vào giờ ấy chỉ có một mình thằng Rực ở nhà. Mà bộ mặt thật của thằng này, chúng ta đã biết rõ.
Nàng nắm tay người ấy nhõng nhẽo:
- Làm sao anh Lịch biết anh Rực có một mình ở nhà?
Lịch cười, cái cười thật tươi trông dễ ghét!
- Khó gì đâu, Nhàn. Ông Cả Sáng đánh tổ tôm ở nhà ông Đội Tiệp từ sáng và còn đang uống rượu say bí tỉ ở đó. Bà cả và cái Thắm thì dắt nhau lên chùa, Thanh và anh vừa gặp hồi chiều. Thế nào chả ăn cỗ chay rồi mới về. Còn thằng Rực ở nhà làm giời làm đất gì ai biết!
Chàng nói thêm:
- Thằng Rực mới nếm có một đòn đã ngất xỉu. Trước khi nhét giẻ vào mồm cu cậu, anh đã đổ cho cu cậu xơi nốt chỗ thuốc mê để quên trên bàn nước. Rồi trói gô cu cậu lại, tống vào trong góc nhà kho tối om om. Sớm lắm thì sáng mai nó mới tỉnh. Thanh liệu tìm cách cho Mai ra khỏi cổng thành sơm sớm nhé.
Rồi chàng còn dặn kỹ càng hai đứa, làm như người ta hãy còn bé bỏng lắm:
- Nhàn, Nhã nhớ kín miệng giùm anh nhé. Thằng Rực mà nghi ngờ bọn anh thì hỏng bét cả đấy!
Trước khi ra về, chàng tần ngần đứng nhìn Mai, thở dài, rồi nhìn Nhàn, nhìn Nhã, mỉm cười. Cứ tưởng người ta là con Lãm, em gái mình, không bằng!
- Nhàn nghĩ gì mà ngây người ra thế?
Nàng giật mình, ngượng ngập trả lời bạn:
- Không, Nhàn có nghĩ ngợi gì đâu.
- Có, em đừng giấu chị.
- Nếu em có nghĩ thì… em nghĩ chị Mai dù sao cũng là… một người sung sướng.
- Còn em?
- Em ấy à? Em mừng khi… người ta vui và em sung sướng khi… người ta sung sướng!
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

*_Cô Gái Chúc Sơn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: *_Cô Gái Chúc Sơn   *_Cô Gái Chúc Sơn I_icon13Mon 28 Jan 2013, 15:50

Chương 08
TÍNH VÀO HANG CỌP


Vương Thông và Trần Hiệp họp bàn riêng trong trướng. Quân canh nghiêm mật ở ngoài, bất cứ thân sơ không ai được bén mảng đến gần.
Hai tay đầu não giặc Minh tuy thân mật ngồi sát bên nhau, nhưng đối chọi với nhau như hai thái cực.
Một tên thì mặt tròn vành vạnh như chiếc mâm bằng thịt nạc, lúc thích chí cười vang, cái miệng loe ra trong khi đôi mắt híp lại chỉ còn hai khe ti hí. Hai chòm râu mép như từ hai lỗ mũi trổ ra, chạy một đường vòng quanh mép thành một cặp lưỡi liềm đen nhánh và sắc lẻm.
Còn một tên thì, trái lại, mặt quắt như hai ngón tay tréo có cặp mắt láo liên và đôi môi mỏng dính lúc nào cũng sẵn sàng nhếch một nụ cười lạnh lẽo. Chiếc cằm nhọn hoắt được bộ râu dê kéo dài thêm làm cho bộ mặt thêm phần nham hiểm.
Cả hai gã đều là những con người đáng sợ. Nếu kẻ này có những nét đặc thù của một tên giặc hung tợn và tàn ác thì kẻ kia tượng trưng cho một mẫu người xảo trá, lọc lừa, thâm độc.
Chúng thủ trong tay, mỗi tên một tẩu thuốc bào dài như cây gậy bằng ngọc nổi vân xanh, hai đầu bịt vàng lấp lánh.
Chúng hút liên miên lấy hứng.
Không khí lo âu đặc quánh như có thể cắt được bằng dao. Họ Vương là người đầu tiên cất giọng ồm ồm làm rạn nứt khối yên lặng bao quanh:
- Lê Lợi khởi binh chống nhà Minh ta từ năm mậu tuất[32]. Tính đến năm giáp thìn[33] được sáu năm, họ thua không biết bao nhiêu trận đến nỗi phải rút về nương náu ở Chí Linh đến ba lần, tưởng không thể nào ngóc đầu lên được. Vậy mà tại sao chỉ trong vòng có hai năm sau này họ vùng lên được, hết đánh Nghệ An đến vây khốn Tây Đô, nay lại còn tiến ra Đông Đô nữa?
Viên Tham tán họ Trần giải thích, giọng âm thầm ảo não:
- Đó là vì bọn Trần Trí, Phương Chính tính sai. Hoàng Phúc lại càng sai nữa. Họ Hoàng chỉ say mê có mỗi một việc là làm thế nào đồng hoá hết người nước Nam với người Trung Quốc. Y quên bẵng tính cách quật cường, không bao giờ chịu khuất của dân tộc đối phương. Còn họ Trần, họ Phương thì cứ tưởng quân mình là “binh trời” đánh đâu được đấy, bây giờ mới sáng con mắt!
- Ông Tham tán luận như vậy là chí lý. Ta thua vì ta khinh địch. Nhưng đó là việc đã rồi. Bây giờ thanh thế họ Lê quá lẫy lừng, ta phải tính sao? Tôi lo quá!
- Tướng quân đừng lo. Tôi đã tính đâu vào đấy cả rồi. Chỉ mấy ngày nữa thôi, ta sẽ xoay chuyển hẳn lại được thế cờ.
Họ Vương tươi hẳn nét mặt, nhổm người lên hỏi:
- Ông tính thế nào? Xin nói thử cho nghe.
- Tướng quân thừa rõ chiến tranh ăn thua là ở trận cuối cùng. Tôi đang lo bầy một trận quyết liệt sau chót đây.
“Hiện giờ tôi còn chờ một tin do thám xem sự thật có đúng như dự liệu của tôi không. Nếu đúng, có thể nói trận này mười phần ta ăn chắc cả mười.
“Thua trận này, công trình ngót mười năm của họ Lê sẽ tan ra như mây khói và không bao giờ hồi lại được.”
- Ông hãy cho tôi biết đại khái mưu cao ấy đi.
Thay vì trả lời, họ Trần hỏi lại viên chủ tướng:
- Tướng quân có biết sách lược của họ Lê bây giờ ra sao không?
- Có. Nguyễn Trãi mưu lấn dần dần từ Nam ra Bắc như tằm ăn lá.
- Theo tôi, đó là hạ sách. Thật không đáng quan tâm.
- Nhưng Lê Lợi chủ trương cầm chân ta ở Thanh, Nghệ để đem toàn lực ra hạ ta ở Đông Đô.
- Đấy mới là thượng sách. Và đấy mới là mối lo tâm phúc của ta.
Vương Thông trầm ngâm đáp:
- Tôi cũng nghĩ vậy. Quân tế tác chạy về cho hay hiệu cờ của Nguyễn Trãi đang phấp phới ở ngoài thành Tây Đô. Không thấy hiệu cờ của Lê Lợi ở Thanh cũng như ở Nghệ.
- Vâng. Toán thám mã riêng của tôi cũng báo tin y như vậy. Tuy nhiên, thú thật tôi vẫn không khỏi nghi ngờ.
- Nghi ngờ chuyện chi vậy, ông Tham tán?
Từ tốn, Trần hiệp giải thích:
- Có ba điểm rất đáng ngại ngùng. Điểm thứ nhất, không nhẽ một người tài trí như Nguyễn Trãi lại thấp mưu đến nỗi không nghĩ đến kế uy hiếp Đông Đô. Điểm thứ hai, không nhẽ Lê Lợi là chủ tướng phải đích thân cầm quân đánh vào Đông Đô. Dưới trướng của y thiếu gì tướng giỏi có thể thực hiện được chủ trương của người đầu não. Và sau hết, điểm thứ ba là không nhẽ bọn họ lại quá vô mưu đến nỗi đưa nhau vào chỗ chết mà đóng quân. Khu Tụy Động ba mặt là sông, khác nào một cái rọ. Chỉ cần vây chặt mặt phía bắc, đánh thốc vào, thì chạy đằng nào cho thoát!
Vương Thông cười, biện luận hăng say khác thường:
- Tưởng gì chứ trong ba điểm ấy tôi thấy chả có điểm nào đáng làm cho ta nghi ngại.
“Trước hết, ta bàn điểm thứ nhất. Nguyễn Trãi là một người cẩn trọng muốn hạ được thành nào ăn chắc thành ấy. Đại quân của ta ở cả Nghệ An. Thành này một khi đổ rồi thì cả Tây Đô lẫn Đông Đô đều lung lay. Chủ trương của họ Nguyễn chưa ắt phải là hạ sách.
Dĩ nhiên, chủ trương của họ Lê lợi hại hơn. Nhưng đánh Đông Đô là một chuyện khó khăn. Nếu không có mặt một trong hai người chủ chốt, vị tất những người dưới đã tất lực[34]. Vì thế, hoặc họ Lê hoặc họ Nguyễn, phải có một người nắm quyền điều khiển cánh quân quan trọng này. Tôi thấy Nguyễn Trãi ở lại để Lê Lợi cầm quân đánh Bắc chuyến này chẳng khác chi Lưu Bị ngày xưa hưng binh đi đánh Đông Ngô trong khi Gia Cát Khổng Minh ở lại giữ Thành Đô. Chả có chi là lạ. Đó là điểm thứ hai.
Còn điểm sau rốt. Họ dồn quân ở Tụy Động và có thể tự cho là đắc sách vì không sợ bị đánh vào mặt sau và hai bên sườn. Chỉ cần giữ cho chắc hai cái bến đò Mai Lĩnh và Tích Giang là yên. Khi nào không giữ nổi nữa, cần chạy, họ sẽ chạy tuốt lên mặt Bắc, lẩn trong khu vực Chúc Động và Phượng Hoàng Sơn, rộng gấp mấy bên Tụy Động…
Trần Hiệp vẫn còn áy náy:
- Dù sao tôi vẫn chưa thế nào yên tâm được. Thú thực tôi sợ những sơ hở lộ liễu của giặc. Tôi ngán những nước cờ quá thấp đối với tầm vóc của người cầm quân.
Vương Thông thở ra:
- Nói như ông Tham tán thì đánh chác gì nữa. Nước cờ cao cũng sợ, mà nước cờ thấp cũng sợ luôn! Vậy đứng dậy, chịu thua đi cho rồi!
- Không phải thế đâu, Vương tướng quân. Tôi sợ đây là sợ cái mưu cao ẩn trong nước đi thấp. Tôi đã thử đặt mình vào địa vị của họ để tính xem họ trông vào những cái gì để đánh thắng mình. Tôi nghĩ đã nát óc mà nghĩ không ra.
- Vâng. Ông Tham tán cẩn thận thế cũng phải. Phần tôi, tôi cho là chẳng có mưu mẹo lừa dối gì đâu. Chủ trương của họ là vậy. Thực lực của họ cũng chỉ có vậy. Tham tán cứ tin ở tôi đi. Đa nghi quá không nên.
Trần Hiệp miễn cưỡng đáp lời:
- Dạ, tôi xin lĩnh ý. Tuy nhiên, xin tướng quân hãy thư cho tôi vài hôm rồi hãy quyết định.
- Nghĩa là…
- Tôi đã cho mấy kẻ chân tay xâm nhập khu Tụy Động dò xét xem có thực Lê Lợi ở đó không! Và có thực Nguyễn Trãi không có mặt ở đó không.
Họ Vương cười ngạo:
- Tôi xem ý ông chỉ ngán có vị quân sư họ Nguyễn.
- Đúng vậy. Đành rằng đấu trí với một kẻ cao tay là một cái thú, nhưng trong cái thú đó có một mối lo sinh tử. Lo họ có những nước cờ cao mà mình không nghĩ tới. Khi vỡ lẽ ra thì đã quá muộn.
Viên chủ tướng không đáp. Y quơ tay lấy chiếc điếu ngọc đầy vân, nhồi thuốc và châm lửa, bập bập mấy hơi dài.
Câu chuyện được kết thúc sau khi y hả hê phà khói thuốc bào thơm nức.
- Dù sao, ta cũng phải liều một chuyến. Không vào hang cọp, làm sao bắt được cọp con?
Họ Trần, miệng đã ngậm vào điếu, vội nhả ra đáp:
- Cả một bầy hổ lớn chứ cọp con gì!
Y trầm ngâm một lúc khá lâu rồi mới thong thả buông từng tiếng, lẩm nhẩm như nói một mình, que đóm cháy gần đến đầu mấy ngón tay y vẫn không hay:
- Miễn là mình tính không sai! Bằng không, dám chết luôn cả đám!...
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

*_Cô Gái Chúc Sơn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: *_Cô Gái Chúc Sơn   *_Cô Gái Chúc Sơn I_icon13Mon 28 Jan 2013, 15:51

Chương 09
BA GÃ ĂN MÀY


Mấy ngày rầy, bến đò Mai Lĩnh người ta đi đông như trẩy hội.
Ngôi quán con con của bà Lý Cốc không lúc nào vắng khách. Cô lái đò có tên là Sơn Ca nhưng đã lâu im tiếng hát, cũng ít lúc được ngơi tay. Mỗi ngày nàng chở đi chở về không biết bao nhiêu chuyến.
Mỗi chuyến đò ít ra cũng có một kẻ ăn mày. Nàng thường cười nói với mấy bà trong xóm:
- Sao dạo này ăn mày ở đâu đến mà đông như rươi![35]
Và nàng tự hỏi:
- Tại sao những tên do thám thích giả dạng làm ăn mày thế nhỉ?
Chuyến đò sáng sớm hôm nay có những ba tên hành khất.
Nàng chú ý đến tên to lớn nhất. Đối với con người này Tạo Hoá dường như quá khắt khe. Cho y được mỗi cái thân hình vạm vỡ, lại bắt y chịu vô số tật nguyền. Khổ sở nhất là cái lưng gù khiến cho mặt y luôn luôn phải nhìn xuống đất. Nửa người bên trái là nửa người bỏ đi từ cái má sưng u như ngậm hoài trong miệng một quả chám[36] thật to đến cánh tay khoèo có năm ngón tay co quắp. Còn cái chân thọt thì lúc nào cũng kiễng lên như chỉ dám đụng đến mặt đất của loài người bằng một ngón chân cái.
Y cam phận tật nguyền, ngồi ở mạn thuyền, xa lánh mọi người mặc dầu quần áo y có rách rưới mà không hôi hám. Khác hẳn với hai gã cùng đi, mặt mũi nhâng nháo như hãnh diện với cái nghề mà không ai thích giây vào.
Đến bến, hai tên này nhẩy tót lên bờ, gọn và đẹp như những người giỏi võ. Chúng ton ton đi trước để mặc gã loay hoay với một nửa thân hình không mang tật.
Mấy bà có gánh có gồng đã lên hết, vừa đi vừa nói chuyện huyên thuyên. Gã ăn mày chính hiệu rời chiếc đò sau rốt. Cô lái không nề hà giơ một bàn tay từ bi cho y bám vào điểm tựa.
Y cúi đầu thật thấp gật gật mấy cái tỏ ý vái chào trước khi cất bước một cách thật khó khăn.
Cô gái giật mình thấy một mảnh giấy gập vuông thật nhỏ nằm gọn trong lòng bàn tay.
Ái chà! Tên này hoá trang giỏi thật! Không ngờ! Mà y là ai nhỉ?
Nàng mở tờ thư ra đọc.
Thư viết bằng chữ nôm, nét bút đẹp, trông quen quen:

“Bạn Lĩnh Nam nhã giám,
“Ngày mai là ngày Đại hội ăn mày. Nhờ bạn báo ngay cho các chú Đinh, Ấn, Lạc nghênh tiếp thật long trọng.”
“Sơn Nữ cẩn cáo.”

Mai như người ngủ mê sực tỉnh. Nàng hồi tưởng lại ngày ông quân sư họ Nguyễn sửa soạn xuôi Nam. Ông khẽ dặn, lời ân cần như còn văng vẳng bên tai:
- Cháu Mai à, ngoài bốn ông tướng cai quản ba đạo quân đánh thành Đông Quan, chỉ có ba người biết ta có mặt hôm nay ở đất Bắc. Đó là ông Trần Kiện, cháu và một người lấy tên là Sơn Nữ nằm trong lòng địch.
“Cháu phải giấu thật nhẹm không cho ai biết bác ở chơi bên Lương Xá mấy ngày. Để lộ tin này ra, mẹo của bác tất không hiệu nghiệm và ta sẽ thua trận đấy.
“Nếu Sơn Nữ liên lạc với cháu thì cháu tên là Lĩnh Nam nhé”.
Nàng sực nhớ: ông Trần Kiện và bốn tướng đều có mỗi người một tên giả để phòng thư có lọt vào tay địch, tin tức vẫn không bị tiết lậu và những người tin cẩn không bị lộ diện.
Chạy ù vào một mái tranh gần đó, nàng thì thào:
- Lụa xuống trông đò hộ chị. Chị đi đàng này một lát. Có việc cần lắm.
Trong một thoáng, nàng biến thành một gã thiếu niên mặt đen đúa, đầu quấn chiếc khăn nâu, và mình khoác áo tơi lá mặc dầu trời không mưa. Gã dắt một con ngựa nòi, tót lên yên và cả người lẫn ngựa bay vào làng Lương Xá bằng những con đường tắt.
Trần Kiện trông thấy reo lên:
- Cháu Mai, chắc có tin gì quan trọng?
- Dạ. May quá, có cả ba chú ở đây.
Trần Kiện, Lý Thiện và Đỗ Bí cùng châu đầu vào đọc một tờ thư chỉ riêng họ mới hiểu được nội dung.
Chú Lạc, tức Đỗ Bí, người dễ dãi nhất, giảng cho cô lái:
- Ngày mai, chúng nó sẽ tung thật nhiều tên dọ thám đi săn tin. Chúng ta sẽ kín đáo phô trương như có vua chúa ở đây.
Lý Triện, hay là chú Ấn, nhắc đi nhắc lại:
- Cháu Mai nhớ dặn tất cả những người bên ấy chớ quên những điều cấm kỵ. Nghĩa là tha hồ kháo chuyện rông rài. Muốn thêu dệt chuyện vua, chuyện tướng gì cũng được hết.
Duy có tên ông Nguyễn Trãi là cấm chỉ[37] không được nhắc đến.
- Vâng, cháu nhớ.

* * *

Chiều hôm sau, nàng kéo chiếc đò lên bờ khi trời mới nhá nhem. Trái với lệ thường, nàng tất tả trên đường về nhà để kịp ăn vội vàng mấy miếng rồi còn đi họp ở nhà cụ Cử.
Qua khoảnh ruộng chiêm đến một khu rừng nhỏ. Có tiếng người nói chuyện vọng lại. Tiếng chân người đi tới. Hai gã ăn mày hôm trước sóng vai nhau len lỏi trên con đường hẹp.
Tinh mắt, nàng vội tránh vào trong một bụi cây rậm rạp, đợi chúng đi diễn qua trước mặt.
Vô tình, chúng không trông thấy nàng, và vô tình vài câu đối đáp của chúng lọt vào tai kẻ thứ ba:
- Tức quá! Tìm đúng nhà rồi mà không thấy thằng ranh con ấy đâu.
- Cả con nhãi con kia cũng không thấy nốt!
- Thôi để cho chúng nó sống thêm vài hôm nữa vậy. Thịt lúc nào chả được.
- Ừ, hễ bên kia ta triệt xong thì bên này tính lúc nào hay lúc ấy.
- Hà hà! Tao thấy chúng nó nằm cả trong rọ mà còn lăng xăng chiêng trống rầm trời, ngựa voi rộn rịp… xem phát tức cười!...
Rón rén bước ra khỏi chỗ nấp, nàng đứng nom theo cho đến lúc hai tên ăn mày rẽ vào con đường bên trái.
Đang phân vân không biết có nên rượt theo chúng hay không, nàng giật thót mình, nghe đàng sau có tiếng người chạy tới. Một bóng đen lướt qua, nhanh như gió. Một cánh tay trong tối vung lên. Nàng chưa kịp nghiêng mình tránh đã cảm thấy như có một vật gì cắm chặt vào khăn, chỗ tóc vấn dầy nhất quanh đầu.
Một mũi phi tiêu nhỏ có một lá thư gấp nhỏ làm cánh. Sợ toát mồ hôi, nàng chạy ù về nhà, ghé vào đèn mở đọc.
A! Hai thư chứ không phải một. Vẫn nét bút quen quen của anh chàng mang tên Sơn Nữ.

Bạn Lĩnh Nam nhã giám
Tối mai, hai kẻ lạ mặt sẽ nghỉ chân nơi quán Trúc.
Một tên giọng lơ lớ,
Ám hiệu: nheo mắt trái.
Bảo cô Lãm sắm rượu ngon, nhắm tốt và phục cho tất cả đều say.
Nhờ cụ Cử sẵn sàng nghiên bút sao lại tin tối mật.
Sơn Nữ cẩn cáo.

Khá quá! Anh chàng này không gù như mình tưởng. Y chẳng những đứng thẳng băng mà còn chạy như bay trên đường lạ trong đêm tối. Phép ném phi tiêu cũng tuyệt vời. Nếu không phải là bạn ắt mặt mình…
Nghĩ đến đây, nàng rùng mình trong khi bàn tay thẫn thờ mở tờ giấy thứ hai.
Trời ơi! Anh Lịch! Thảo nào!
Nàng chăm chú đọc, lòng rộn một niềm vui trộn lẫn với một nỗi lo khó tả.
Em Mai
Lộng giả thành chân[38], thằng Rực đã theo hẳn Vương Thông và đang tìm cách ám hại anh Hậu trước khi triệt hạ đội dân quân làng ta đấy.
Phải cẩn thận đề phòng và trình cụ Cử biết ngay.
Anh Lịch
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

*_Cô Gái Chúc Sơn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: *_Cô Gái Chúc Sơn   *_Cô Gái Chúc Sơn I_icon13Mon 28 Jan 2013, 15:51

Chương 10
MỘT CUỘC HỌP BẤT THƯỜNG


Mai tất tả chạy qua sân tập, nhẩy mấy bực thềm, bước vào nhà khách rộng của thầy.
Không khí ở đây đêm nay sao khác lạ: ngoài vườn gió hun hút, lạnh căm căm mà trong phòng như ngột ngạt.
Cụ Cử ngồi chủ vị, im lặng trên chiếc đôn sứ kê ở đầu chiếc án thư bằng gỗ trắc. Hai bên, trên hai chiếc tràng kỷ lim đen bóng có trải nệm bông, là các nhà tai mắt trong làng, vị nào cũng khăn lược áo dài trịnh trọng.
Phía dưới, hai chiếc chõng tre kê hai bên dành cho mấy cậu, mấy cô nhỏ tuổi.
Tất cả đều ngồi im phăng phắc. Trên mặt án thư, ngọn đèn dầu lạc cháy lặng lẽ giữa chiếc điếu bằng bát sứ và cơi trầu sơn son không ai buồn động tới.
Mai rón rén bước vào, cúi đầu chào lặng lẽ. Lãm khẽ nhích người cho bạn ké né ngồi bên cạnh.
Giọng đanh thép song đượm buồn của cụ Cử cất lên phá tan sự yên lặng:
- Tôi mời các cụ và các anh, các chị đến họp gấp tối nay là do nhời yêu cầu của ông Hai ở xóm Chùa. Và cũng để cộng đồng xét xử một việc quan trọng… Nào xin mời ông Hai lên tiếng.
Ông Hai Quang, mặt mũi hiền lành, đứng dậy nói vắn tắt:
- Thưa các cụ, hồi chiều thằng Quý nhà tôi nhận được tin của anh nó là thằng Rực, con bác Cả Sáng, cho biết cậu Hậu làng ta có liên lạc với cậu Lịch…
Ông nhường lời cho cậu con trai trình bày rành mạch:
- Thưa, anh Rực cháu nhắn về cụ Cử hai tin, thực hư thế nào con không rõ. Một là anh Lịch đã tự ý theo giặc, làm tay sai cho tên Trần Hiệp, tham tán quân vụ của Vương Thông. Hai là anh Lịch lén lút thông đồng với anh Hậu để…
Cử tọa nhao nhao phẫn nộ:
- Láo! Láo!
- Vô lý!
- Hai anh ấy không đời nào làm bậy!
Quý đợi cho cơn giận của mọi người dịu xuống mới cố nói tiếp cho hết ý:
- … để xúi đội dân quân theo giặc, tiếp tay với quân Minh bắt sống Bình Định Vương mà lập công.
Cụ Cử ôn tồn hỏi:
- Rực nó nhờ ai nhắn tin cho anh? Có giấy má gì không?
- Thưa cụ không. Anh ấy nhắn miệng hai người giả dạng làm hành khất.
- Hừ! Anh Hậu nghĩ sao?
Tự tin và bộc trực, Hậu đứng dậy nói dõng dạc:
- Thưa các cụ, tâm địa[39] của anh Lịch, của anh Rực và của chính con như thế nào, có nhẽ cả làng ta ai cũng biết rõ nhất là cụ Cử là thầy dậy chúng con đã lâu. Riêng con nghĩ, anh Lịch không phải là hạng người chịu làm những việc nhơ nhớp. Từ ngày anh ấy bỏ làng đi, con không được tin gì về anh ấy, làm sao có việc thông đồng, xin các cụ xét cho.
Mấy ông chức việc trong làng bàn:
- Không phải tại không có mặt anh Cả Sáng và cậu Rực ở đây mà chúng tôi nghĩ xấu cho cậu ấy. Chứ cậu Rực nói xưng xưng như vậy, thật không đủ tin.
- Phải. Ta không thể nhẹ dạ tin một nhời tố cáo vu vơ mà nghi ngờ cậu Hậu. Sắp đánh nhau to đến nơi rồi, điều tối kỵ là làm cho lòng người chán nản…
- Đúng thế đấy. Nếu để cho đội dân quân khảng tảng[40] thì làng mình giữ cũng không xong, nói gì đến việc tiếp tay với các làng khác!
Cụ Cử vuốt chòm râu đã điểm nhiều sợi bạc, mỉm cười:
- Chị Mai cách đây mấy hôm có vào thành Đông Quan. Khi về, có trình cho tôi biết anh Rực đã nói ra miệng rằng anh ấy là người thân cận của Vương Thông. Chị Mai suýt nữa bị anh ấy ám hại…
Mọi người, kể cả ông Hai Quang và Quý, vồn vã hỏi đầu đuôi câu chuyện.
Mai kể vắn tắt, giọng bỗng run run khi nàng sống lại giây phút kinh hoàng của một thiếu nữ đứng trước mối nguy mà chân tay đều rũ liệt.
Nàng kết luận:
- Nhời nói của con là sự thật, nhưng dù sao cũng vẫn là “khẩu thuyết vô bằng”[41]. Mặt khác lời cáo buộc của anh Rực cũng không chứng cớ. Vậy muốn biết rõ ai ngay, ai gian, chắc phải đợi lúc nào yên hàn mời anh ấy và anh Lịch về đây đối chất.
“Bây giờ, việc làng, việc nước là trọng. Con thiết nghĩ các cụ nên hoàn toàn tin tưởng vào anh Hậu. Con xin bảo lĩnh cho anh ấy. Nếu anh ấy hai lòng, con xin chịu tội.
Ông Hương Tùng, cha của Mai, và ông Trưởng Duyệt, thân sinh của Lịch và Lãm, cùng nói:
- Cả chúng tôi cũng bảo lĩnh cho cậu Hậu nữa.
Ông Lý Đôn cảm tạ hai ông bạn già:
- Lẽ tất nhiên, nếu con tôi làm bậy thì tôi cùng tất cả nhà đều chịu chung một hình phạt của làng.
Cụ Cử thích thú nói đùa:
- Cả thầy của nó đây cũng tránh sao khỏi tội! Nó lại là trưởng tràng của tôi mới chết chứ!
Quay về phía ông Hai Quang, cụ hỏi:
- Ông Hai nghĩ sao? cả anh Quý nữa. Có điều gì không phục, xin cứ nói.
- Thưa cụ, cha con tôi quả thật không có điều gì dị nghị. Thằng cháu Rực nhắn tin, không nhẽ không trình các cụ tường, chứ tôi thấy bên trong chắc có điều ẩn khuất…

* * *

Mai bấm Lãm nấn ná ở lại.
Đợi cho mọi người ra về hết, nàng trình cụ Cử hai bức thư vừa nhận được bằng mũi phi tiêu.
Xem xong, cụ Cử ngạc nhiên hỏi:
- Sao lúc nẫy con không đưa ra trình các cụ, có phải hay không?
- Thưa cụ, tại con không muốn để lộ hành tung của anh Lịch, con muốn giấu ông bà Trưởng và thầy đẻ con nữa. Sợ các cụ mừng quá mà không kín chuyện.
Thầm phục con bé còn nhỏ tuổi mà cáng đáng công việc có phần cẩn trọng hơn mình, cụ khen:
- Ừ, con nghĩ thế cũng phải. Thôi, vụ ấy coi như đã tạm yên. Còn lo vụ đêm mai nữa. À con, xem nét chữ thì cả hai tờ thư này đều do một người viết. Vậy Sơn Nữ với thằng Lịch là một người sao?
- Thưa cụ, con đoán… có nhẽ vậy.
Lãm liếc nhìn bạn, mỉm cười thấy nàng ửng hồng đôi má.
- Sao đàn ông con trai lại cắc cớ lấy tên là Sơn Nữ hả chị?
- Con bé này có ngây thơ không? Thì để che mắt địch, phòng khi thư lọt vào tay chúng chứ để làm gì nữa!
- Ờ há!
Hai chị em dắt tay nhau ra về, mỗi người mừng vui một cách. Một cô như ngộp trong niềm vui phải giữ kín cho riêng mình, còn một cô thì muốn tỉ tê san sẻ với mẹ ở nhà mà không dám.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




*_Cô Gái Chúc Sơn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: *_Cô Gái Chúc Sơn   *_Cô Gái Chúc Sơn I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
*_Cô Gái Chúc Sơn
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : 1, 2  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện Sưu tầm :: Tủ sách Tuổi Hoa :: Hoa đỏ-