Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:17

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next
Tác giảThông điệp
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Giọt Thu Sầu   Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 3 I_icon13Fri 04 Nov 2011, 13:32

Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 3 Do



Ngậm ngùi

Mưa thu mang giá lạnh về
Ướt rơi chiếc lá bên lề đêm nay
Phất phơ cành trủi thân gầy
Bên trời hiu quạnh tràn đầy nhớ thương

Hạt mưa lóng lánh như sương
Ướt em một bóng bên đường thênh thang
Bước êm dẫm chiếc lá vàng
Nghe buồn đau nhói mênh mang vọng về

Giao mùa nửa tỉnh nửa mê
Liêu xiêu lát đát hôn mê nửa hồn!

LH
:nu:



Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt   Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 3 I_icon13Sun 06 Nov 2011, 11:38

Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 3 Rain2

Hương Sắc một cành HOA


Hãy vĩnh biệt em, cô muốn nói bao lần như vậy - mà tôi cũng đã từng nghe nó tan trong làn sương khói như những vết chim bay. Em đã đi, dẫu ít hay nhiều trong cuộc đời nhưng em đã từng đi... Những bước chân ân thầm tôi không họa được, những sự vui buồn và mất mát tôi không vẻ được vì khuôn mặt ấy không có cùng một nét, như là hư ảo!

Cuộc sống là một lựa chọn giữa mất - còn, cũng như một dòng sông không ai có thể tắm hai lần phải không em? Ừ thôi , em hãy khóc. Khóc cho những truân chuyên và trắc trở. Khóc vì những lo toan trên đường đời lắm khi đục khoét tâm hồn em. Khóc để nước mắt gội rửa con tim, đánh thức sự mềm mại của nó từ đáy sâu đã khảm và đắm chìm.

Em vẫn mơ màng thinh lặng dẫu nghe trời đất quanh mình đang trở giấc chiêm bao. Ngoài kia, đường đời vẫn chia trăm ngả, những chuyến xe vẫn lăn bánh trên vạn nẽo đường có tiếng thở dài sườn sượt suốt đêm trường. Em thấy gì ngoài những bóng người chập chờn muôn lối với những tựu ly đầy nghẹt sân ga pha lẩn tiếng cười và tiếng khóc như giấc mơ hoang tàn đưa hồn người lạc lối. Em thấy không, những giấc mơ ngắn dài trong đời người chỉ hoài mong tìm giấc mơ hiện thực cho cõi lòng được bình yên.

Tôi hớp ngụm cà phê đắng ngọt như thường ngày, chợt nhớ đến hương hoa cà phê màu trắng tinh khôi ngọt ngào. Hớp ngụm suy tư để ngắm tâm hồn trong sáng thơm lành của màu hoa trinh trắng nồng nàn ngát hương đã mang lại giọt cà phê đen lóng lánh hôm nay. Thì em ơi, sự ngọt ngào đắng chát của cuộc đời có phải là bản nhạc giao hòa của tạo hóa?

Em hôm nay liệu có khác em hôm qua?

Vĩnh biệt tôi - hỡi , cố nhân!



LH :nu:



Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt   Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 3 I_icon13Tue 08 Nov 2011, 12:28


Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 3 Vongphu

Giọt Nước mắt nàng Tô Thị

Nếu truyền thuyết nàng Tô Thị chờ chồng hóa đá là có thật, thì có sống lại nàng Tô Thị có lẽ cũng phải rơi lệ khi nghe chuyện tình éo le của cặp vợ chồng ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định. 12 năm sau khi kết hôn, 4380 đêm trong vòng tay nhau, đã kịp sinh hai đứa con thì họ mới bàng hoàng nhận ra mình là … chị em ruột.

Nàng Tô Thị thời xa xưa thì đau khổ bồng con lên núi ngóng chồng rồi hóa đá. Nàng Tô Thị thời hiện đại thì chồng đi tù vì tội loạn luân, xóm làng kinh sợ khinh rẻ đến mức chuyển làng đi nơi khác… Hết nước mắt rơi rồi nuốt nước mắt vào trong lòng, nàng Tô Thị hiện đại bồng con đi thăm chồng, chờ ngày chồng – em trai về đoàn tụ.

Trong ký ức của mình, chàng thanh niên - Miên không rõ cha mẹ đẻ của mình là ai, chỉ được cha mẹ nuôi kể rằng tình cờ gặp cậu lang thang trong rừng khi chưa đầy 5 tuổi đầu. Tuổi thơ qua nhanh với những ngày tháng theo cha mẹ lên rừng, hơn 10 tuổi thì tham gia du kích. Năm 1975, khi đất nước thống nhất, Miên được cử đi học tại trường dạy nghề Tây Sơn.

Truyền thuyết Tô Thị thành sự thật

Cuộc đời của chàng thanh niên đã đổi thay khi tình cờ gặp cô bạn cùng trường - Miễu trước cổng trường. Gặp lần đầu nhưng ấn tượng khó phai, chàng thanh niên không quên được cô gái có nụ cười tươi như đóa hoa pơ – lang trên rừng, dáng người tròn trịa chắc lẳn, giọng nói dịu dàng. Có lẽ duyên trời cũng đã định, cô gái cũng thầm yêu trộm nhớ chàng trai hiền hòa, lại còn có cái tài hát hay, tài hoa chơi giỏi các loại đàn pơ – rưng, pơ – ring…

Gặp lần thứ hai, biết chuyện cô gái cũng là trẻ mồ côi từ tấm bé, được cha mẹ nuôi đưa về nhà khi gặp cô sống vất vưởng sau một trận càn của Mĩ – Ngụy, hai người càng cảm thấy đồng cảm, thương nhau hơn. Bạn bè biết chuyện ai cũng vun vào, lại còn tấm tắc khen: “Ông Trời cho chúng mày lấy nhau nên mới tình cờ gặp nhau như thế, có hoàn cảnh giống nhau đến thế, có gương mặt hao hao nhau như thế”.

Khi cái bụng đã ưng, lòng đã thuận, theo phong tục tập quán của người H’rê cô sơn nữ Miễu “bắt” chàng Miên về làm chồng. Hai người về chung sống với nhau hạnh phúc tại nhà người cậu nuôi, rồi sinh hạ người con gái đầu tiên.

Đến khi mang bầu đứa con thứ hai, cặp vợ chồng quyết định chuyển về lại mảnh đất ngày xưa cha mẹ người vợ để lại để tạo lập cuộc sống gia đình riêng. Ngày ngày chồng lên rừng đốn củi, săn bắn, vợ lên nương hoặc ở nhà trông con, nấu cơm chờ chồng, cuộc sống bình yên tưởng sẽ mãi mãi bao trùm lên mái nhà của cặp vợ chồng hạnh phúc.

Ngôi nhà của cha mẹ cô Miễu để lại ngày xưa vốn là vùng đã từng chịu nhiều trận bom, người trong làng ly tán khắp bốn phương. Chiến tranh kết thúc, người làng lẻ tẻ trở về định cư lại trên mảnh đất quê cha đất tổ, người thì dù đã ở nơi khác nhưng vẫn cố gắng một lần về thăm lại quê hương. 12 năm sau ngày cưới nhau, một ngày đi trên đường làng, anh Miên bất ngờ thấy một người lạ mặt nhìn chằm chằm mình rồi lao đến chặn đường, khóe mắt rưng rưng: “Có phải cháu tôi đấy không?”.

Thì ra đó là một người bà con của Miên, sau hàng chục năm bỏ làng vào Nam sinh sống nay về quê, chỉ nhìn anh thoáng qua đã khẳng đinh: “Nó giống bố nó - anh trai tôi như lột”.

Trời đất đổ sụp xuống đầu khi đưa người chú về nhà, vừa chỉ vào vợ giới thiệu: “Vợ cháu đây”, người chú đã đứng như trời trồng: “Trời ơi, con Miễu”. Người run lẩy bẩy, ông chú mất hồn chỉ lẩm bẩm nhắc đi nhắc lại: “Có tội với trời đất rồi các con ơi, vợ chồng chúng mày là chị em ruột đấy.

Hết hoảng hồn, đau đớn, căm giận rồi cảm giác bán tín bán nghi, người chồng quyết định đi lại các nơi để xác minh sự thật. Ông Miên kể lại: “Khi biết tin, không tin nổi vào tai mình, tui đã cất công lặn lội mấy ngày trời đi bộ sang làng cũ để hỏi bố mẹ nuôi, xác minh lý lịch và dò hỏi các bô lão trong làng về thân phận thật. Rồi tui lại sang nhà mẹ nuôi của vợ gặng hỏi từng chi tiết”.

Ráp nối các tình tiết, dữ kiện lại với nhau, mọi người có thể khẳng định 100% họ là chị em ruột. Đó là lý do khiến khuôn mặt họ giống nhau như đúc, chứ không phải “duyên trời định” như ngày mới gặp nhau nhầm tưởng.

Cả làng khiêng nhà sàn, dời làng đi “tránh họa”

Ông Miên kể lại: “Lúc ấy, tui tưởng như không thiết sống nữa, tui đã phạm một cái tội tày đình không thể nào tha thứ được. Nhưng nghĩ lại thương chị, cũng chính là thương vợ, và hơn hết thương hai đứa con. Mọi chuyện đã lỡ mất rồi.

Ở khắp nơi vang dậy tin đồn, những sự ghẻ lạnh, sự phê phán, chửi rủa, xa lánh khiến tui chán nản. Tui vừa chống chọi với nỗi đau khổ vì số phận oan nghiệt, vừa đối diện với lương tâm của mình, trước vong hồn cha mẹ đã khuất và trước miệng lưỡi của dân làng.

Có lúc nghĩ mình đã kiệt sức, suy nghĩ khiến đầu đau như búa bổ và muốn thiếp đi rồi không trở dậy nữa. Số phận trớ trêu, tui và bà ấy đã có hai đứa con, giờ có nói gì thì sự việc cũng đã như vậy. Tui đau đớn lắm, vì gặp phải nghịch cảnh của số phận như thế này.

Nhưng tui không thể bỏ mẹ con bà ấy được, không có tui họ sẽ không thể nào sống…” Nhắc đến chuyện cũ, đôi mắt ông rưng rưng ngấn lệ, khuôn mặt với những nếp nhăn nheo ép lại vào nhau hằn lên.

Không chỉ là nỗi đau với gia đình vợ chồng Miên – Miễu, sự kiện này còn là một thảm họa với buôn làng. Với người dân tộc H’rê thì loạn luân là tội “tày đình”, làng sợ rằng họ sống với nhau sẽ gây họa cho cả làng khiến mùa màng thất bát, dịch bệnh chết người và họ tin rằng phụ nữ sẽ sinh ra những đứa con mang hình dáng quái thai. Họ cho rằng vợ chồng Miên – Miễu sẽ mang đến những điều không may, xui rủi cho cả làng.

Những ngày ấy, dân làng sống trong nỗi nơm nớp lo sợ vạ lây. Dân làng quyết định mời một thầy cao tay nhất vùng về cúng heo, gà, làm lễ cúng to nhất trong lịch sử để xua đi “con ma” đang ám trong người hai chị em. Đến bây giờ già làng –ông Bê vẫn nhớ chuyện cũ: “Sự việc xảy ra đã khiến cho cả làng sợ hãi, sống trong nỗi nơm nớp lo sợ, bà con phản ứng gay gắt, phản đối không cho hai chị em ở chung.

Vì phong tục tập quán của bà con người H’rê ta không cho phép làm như vậy, hành động loạn luân là trọng tội. Chị em ruột cùng huyết thống không được lấy nhau, như thế là giày xéo lên tập tục của làng, sẽ mang họa cho làng đồng thời họ sẽ sinh ra những đứa con không nguyên vẹn”.

Thuyết phục không được, chửi bới không xong, có nguyền rủa thì vợ chồng ông Miên, bà Miễu vẫn ở với nhau. “Trời không chịu đất thì đất chịu trời”, sau nhiều đêm họp bàn nát nước bên đống lửa, nhiều ngày bỏ nương bỏ rẫy tìm cách tách cặp vợ chồng loạn luân ra mà không được, làng đi đến một quyết định lịch sử: Cả làng rủ nhau di chuyển làng đến nơi khác sinh sống.

Dân trong làng tập trung khiêng nhà sàn xuống vùng phía dưới các xa ngội nhà của cặp vợ chồng phạm tội “loạn luân” nhiều cây số để tránh điềm không may. Ngôi làng trở thành “làng chết” chỉ còn trơ trọi lại ngội nhà của cặp vợ chồng – chị em.

Dân làng chưa buông tha. Thấy cặp vợ chồng biết việc mình mắc tội “loạn luân” nhưng vẫn sống chung với nhau mặc cho sự phản ứng của dân làng, cả làng không ai là không tức tối: “Truyền thống của người H’rê ta có cả ngàn năm nay, vậy mà chúng nó không chịu tuân theo hay sao, chúng nó coi thường cả làng hay sao?”.

Sự việc ngày càng căng thẳng khi người dân kéo nhau tới cơ quan chức năng, đòi chính quyền phải giải quyết không cho hai chị em sống chung với nhau nữa. Những cán bộ có thẩm quyền choáng váng, không tin nổi vào tai mình và ngay lập tức mở những “cuộc vận động”.

“Già làng đến nói vẫn không nghe, những người bà con thân quen đến khuyên nhủ vẫn không được, cán bộ đến cấm đoán vẫn trơ trơ, thôi thì đã dùng tình hết lẽ mà vẫn không được thì phải dùng lý, dùng luật để xử thôi”, một bô lão trong làng nhớ lại.

Năm 1988, phiên tòa hình sự lưu động xử vụ án loạn luân được mở ra tại xã, toàn bộ dân làng từ đứa bé ẵm ngửa đến các cụ già lụ khụ đều đến theo dõi, chưa kể hàng trăm người dân đồng bào dân tộc các vùng lân cận tò mò với vụ án “kỳ lạ đến cả đời người chưa chắc gặp 1 lần”.

Chủ tọa phiên tòa phân tích: Luật đã quy đinh “Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra thì không được lấy nhau: cha mẹ là đời thứ nhất, anh chị em cùng cha mẹ cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai, anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ ba”. Vợ chông ông Miên, bà Miễu đã vi phạm luật pháp của Nhà nước.

Mặc dù là chị em ruột nhưng ông Miên, bà Miễu đã chung sống với nhau và sinh ra các thế hệ con cái, đồng thời khi phát hiện sự việc vợ chồng không chịu cách ly, từ bỏ mà vẫn tiếp diễn mối quan hệ này. Theo luật hình sự thì đó là tội loạn luân và “Người nào giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”.

Thế nhưng đứng trước phiên tòa, người em trai vẫn cố “cãi sống cãi chết” : “Dù cán bộ có bắt tao ở tù thì cái bụng tao vẫn thương nó thôi! Lỡ có hai đứa con rồi, dù chết tao cũng không bỏ nó, không sống xa nó”.

Trong phiên tòa hôm ấy, HĐXX đã khuyên giải cho đôi vợ chồng hiểu về phong tục, đạo đức, để họ có thể hiểu rằng luật pháp Việt Nam không cho phép anh chị em ruột cùng huyết thống trước đời thứ bốn lấy nhau. Trước những lời khuyên giải ấy, bị cáo vẫn một mực nguây nguẩy lắc đầu: “Dù có chết tao cũng không bỏ”.

Người vợ trong phiên tòa cũng ngất lên ngất xuống khi nhất quyết không chịu từ bỏ người chồng, người em trai của mình, đòi níu lấy người chồng – người em đứng trước vành móng ngựa. “Tui không cho ông ấy cách ly. Chúng tôi không cố ý vì cha mẹ mất sớm, chúng tôi không nhận ra nhau nên mới xảy ra chuyện này.
Nếu còn một bố hoặc mẹ thì không như vậy đâu. Bây giờ chúng tôi đã có con nữa, không thể bỏ được! Có chết cũng không được”, bà Miễu ngậm ngùi kể lại.

Kết thúc phiên tòa năm ấy, bị cáo Miên nhân mức án hai năm tù giam. Ông Miên tâm sự: “Thật sự lúc đầu tui cũng muốn bỏ bà ấy lắm vì nhục nhã và đau khổ quá, đời chưa bao giờ nghĩ mình sẽ rơi vào hoàn cảnh éo le đau đớn như vậy. Nhưng bây giờ tui bỏ chị thì chị không thể lấy ai khác, một mình hai đứa con bà ấy không thể nuôi nổi, đó là con tui mà…
Tui thương chị, vì đó là chị và là vợ tui, đã lỡ lầm rồi thì thôi. Bây giờ chị tui không thể nào lấy bất cứ một ai khác vì đã phạm tội tày trời này rồi. Bà ấy chỉ có đường ở vậy mà thôi. Dù tui có lấy vợ khác cũng không thể nào hạnh phúc được, mỗi lần có chuyện gì vợ mới sẽ đem chuyện đó ra nói thì nhục nhã lắm. Như thế thì tui và chị sẽ bị xúc phạm, mất hết tình cảm đã có. Thôi thì…”.

Nói rồi ông bỏ lửng giữa câu, quay mặt đi chỗ khác, nhìn về phía dòng sông nước chảy xiết như lòng người…


(Theo Pháp luật và thời đại)



...
Em về trong bão giông tôi
que diêm Đông Hải, dáng ngồi vọng phu
lệ còn trên gối, tôi thu
bàn tay ngón út giam tù tháng năm

Em Về Thăm Thẳm Núi Non - Du Tử Lê


Cảnh đời đau thương khôn tả !
Ranh giới của luân thường đạo lý nằm ở khoảnh mỏng nhỏ bé nào giữa con tim & lý trí của chúng ta ?
Giọt nước mắt này, ai hiểu thấu chăng?

LH
:nu:

Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt   Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 3 I_icon13Thu 10 Nov 2011, 11:59

Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 3 Bb

Vội...Vàng như cánh bướm


Thoáng thấy mùa thu bất chợt về
Mang màu đỏ thắm nhuộm đam mê
Cành yêu bén gió lùa nhung nhớ
Lá rướm men tình buốt dại tê
Dưới vực lời ru vàng cội rể
Trên đồi thác dổ biếc sơn khê
Thời gian lại vội trôi vô định
Phút chốc mùa đông lại cận kề


LH
:hoa:











Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt   Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 3 I_icon13Mon 14 Nov 2011, 21:06


Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 3 ForestR

Khi màu nắng xanh không còn nữa


Cái nóng hậm hực oi bức của cơn mưa đang chuyển tới cũng không u ẩn nặng nề bằng nghe một câu nói thật buồn của mẹ cô.

Tại sao lại như thế, mẹ ơi?

Cả tuần hơn tôi chỉ nghe tiếng thở dài thậm thượt của bước thời gian ướt tràn những giọt lóng lánh tràn ngược vào hồn đôi mắt ấy. Nó nhạt nhòe một cái bóng liêu xiêu của đứa con gái tuổi mười ba không kịp chia tay bạn bè và dòng sông thân yêu trong một buổi chiều không còn nắng.

Ừ, cái nắng quê nhà nó tắt tự lâu lắm rồi. Cái nắng xứ người không thơm mùi rơm rạ đồng quê, nó không khen khét mùi khói đun sau hè và không loe lóe xuyên qua bờ giậu tre trước ngõ. Cái nắng cũng không còn nứt nẻ trong tiếng cười hay hanh hao trên mái ngói của ngôi trường nghèo nàn đầy nước lũ.

Có lẽ thế mà con bé để quên tiếng cười thơ ngây lại miền sông nước từ dạo đó. Sang xứ lạ, con bé cũng không có điều kiện cắp sách như bọn trẻ đồng lứa, nó chỉ biết quẩn quanh phụ giúp việc nhà , nơi nó chung sống với gần chục người mà phải gọi là gia đình mới. Con bé thèm tới trường ghê lắm, ý thức thiếu chữ nghĩa không thể có tương lai đã bén cháy trong đầu từ thuở nhỏ. Chả lẽ ăn bám hay cứ lẽo đẽo theo người ta đi làm lậu vì chưa đủ tuổi, mà thỉnh thoảng hồi hộp khốn đốn chui gầm cầu trốn tránh mỗi khi có nhân viên thanh tra lao động đến kiểm soát ! Không còn cách nào khác hơn, nó tự xoay sở học lóm qua ti vi và máy hát , với cái miệng lanh chanh cứ tập nói từng tiếng một rồi thành câu cho tới khi lên mười lăm con bé có thể lanh lẹ tiếp khách trong nhà hàng ở cái phố đông người. Nhưng thiệt thòi vẫn đeo đuổi, công việc thì dài giờ như người lớn mà lảnh lương thì dưới vị thành niên. Trong cái khổ cũng có cái may, ý chí ham học không bao giờ tắt, nó đi tìm lớp để giờ nghỉ trưa tranh thủ tìm con chữ bỏ vào đầu, dẫu chỉ có một tiếng vỏn vẹn thôi. Nhưng thời gian đó lại mang về một niềm hạnh phúc khó tả, xóa bớt những muộn phiền trên đôi vai bé nhỏ mặc dù sự nhọc nhằn vẫn trĩu nặng dấu chân lê lết về căn nhà vào mỗi nửa đêm...Thế mà chưa bao giờ cô dám hé môi hỏi mẹ một câu tại sao số phần mình hẩm hiu như vậy.

Thời gian nào đã trôi nhanh như thế? Nó có thể vụt thoắt qua hai phần ba cuộc đời mà nhìn lại chỉ có ba trăm sáu lăm ngày được gọi là hạnh phúc . Bóng chiều lại xế từ bao giờ. Liệu quảng đường còn lại có thoát khỏi cơn mưa của đám mây đen che kín trên đầu?

Sao buổi chiều tắt nắng trông não nề đến như vậy?



LH :nu:


Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt   Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 3 I_icon13Fri 18 Nov 2011, 13:39

Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 3 Photo-469

Có ai chôn giọt nước mắt ?

Chị đến đón tôi thật đúng giờ như đã hẹn.
-Bonjour ... chị khỏe không? Tôi cúi xuống hôn đôi má chị thật kêu.
-Trời ơi, lâu quá lâu quá! Bao năm rồi nhỉ? Hmmm càng lớn càng đẹp....chết chết chết! Ông trời không fair chút nào cả, chia bớt chiều cao cho tui với chứ?! Chị vừa chặt lưỡi vừa nhón gót ôm tôi xiết chặt - Gosh, I love your hair! Đẹp thế này mà không đi làm model thì uổng quá cưng ơi! Chị vừa ngắm vừa nâng niu mái tóc quăn bồng bềnh ngang vai của tôi cứ y như hồi còn bé chị vừa nằm kể chuyện vừa quấn ngón tay theo vòng tóc xoắn. Chị đỡ lấy cái valise nhỏ của tôi nói tiếp -Đồ đạt có bấy nhiêu thôi hả, gọn vậy? Hm điệu này chắc là định yoga thôi chứ không vô quán rồi phải không ?! Hỗng lẽ có một mình chị đi quậy cái town ấy thì tội nghiệp dân làng quá nhỉ?! Chị cười ha hả làm tôi cũng không nhịn được cười, tôi thích cái tính hài hước của chị, dù có đang buồn cách mấy chị cũng có thể làm tôi khuây khỏa được. Vì vậy mà tôi không ngại rủ chị qua đây đi nghĩ dưỡng với tôi ít ngày. Chị tốt vô cùng, chỉ cần một câu nhắn gọn "ước gì có một bờ vai" là chị bay đến như một bà tiên -Hm, ăn gì chưa cưng? Mình đi thẳng lên chalet luôn hay ghé đâu ngồi chút hả? Chị thở ra lấy hơi - Bận công chuyện từ sáng giờ đó chứ, vacance của tui mà thằng ông nội sếp cũng réo chị cho bằng được. Cưng biết không, chị sùng quá nói với hắn - Nè nhé, chồng tôi còn không dám quấy tôi bằng ông nữa đấy, giá mà ông làm chồng tôi vài ngày thì hay biết mấy nhỉ! Giời ạ , thằng khỉ cười hề hề - thế thì tôi càng không để cô yên ! Khiếp vía!!!Cho nên tuần này nhất định phải off completely, hai chị em mình relax mới được! Tắt phone tắt phiết hết , khỏi ai làm phiền tới mình nữa, d'accord?! No laptop nhe, chỉ có lapdance thôi hén?! Chị hái mắt cười hỉ hả trỏ vào ngực rồi bẹo má tôi một phát đau điếng như hồi còn nhỏ -Oh, hay đi kiếm cà phê trước rồi tính gì tính cưng! Hm chạy ngỏ nào ra đây trời? Đường xá thành phố ở đây sao thấy chán, loành quành cứ bị lạc hoài cưng à. Help me mon Dieu, before I get lost! Hey cưng chỉ đường chị chạy cái coi, hm ra tới highway là I will be fine. Sao cưng, ça va? Dọn nhà xong hết rồi hả?

Chị huyên thuyên liên tục, tôi gật đầu cười và ngoan ngoãn theo chị chui vào xe. Chị không thay đổi chút nào, vẫn dễ thương và thật bụng như bao giờ. Lớn hơn tôi có vài tuổi nhưng chị rất lanh lẹ khôn ngoan tháo vát, lúc nào cũng xoay xở rất hay. Ngay từ khi còn bé tôi được chị tận tình chăm sóc như em ruột vậy, lúc nào cũng bảo vệ không cho mấy đứa cùng xóm ăn hiếp. Dạo đó, ba tôi đi cải tạo còn mẹ bận bán thuốc, là con một cho nên thường khi tôi chỉ thui thủi một mình trong căn phòng nhỏ thuê trong khuôn viên nhà chị. Mẹ chị xem mẹ tôi như em gái, bố chị và ba tôi lại đồng cảnh ngộ chỉ khác là mẹ chị thì làm ăn giàu có còn mẹ tôi thì không được bằng một góc, chỉ có cái bằng cấp dược cũng để đứng bán thuốc Tây cho tiệm của người ta.
Hoàn cảnh thời đó rất là bi đát, mỗi nhà ôm kín một nổi đau, giàu cũng khổ vì bị đánh tư sản mà nghèo thì càng khổ hơn vì miếng ăn khó kiếm, cái gì cũng trở nên khan hiếm. Cuộc sống kiệt cùng và tối tăm như đêm đen cúp điện vậy, nhà nào cũng buồn hiu thoi thóp qua ngày như ngọn đèn dầu leo lét trước gió....

Tội nghiệp bố chị kém may mắn hơn ba tôi, khi trại cải tạo bị pháo kích người ta báo tin là Bác bị mất tích gần biên giới. Sau những tháng loạn lạc và khốn đốn lùng kiếm mãi không được, mẹ chị quyết đình dắt cả nhà tìm đường vượt biển.
Tưởng gia đình tôi không bao giờ cho cơ hội đi đâu cả vì không có khả năng tài chính, đã vậy Ba còn bị thương, què một chân đi khập khểnh khi được tha về. Mẹ còn phải nuôi thêm một miệng ăn và tốn kém phần thuốc men cho Ba dạo đó rất yếu.
Nhưng may mắn làm sao khi hùn tổ chức đóng tàu, Má Ba( lúc bé mẹ chị xưng như vậy với tôi) thấy còn dư đúng 3 chổ nữa thì nhét gia đình tôi vào đi chung, thu có 3 cây vàng thôi trong khi đó mỗi người thời ấy phải đóng trên mười cây! Mẹ tôi ngại quá thì xin với Má Ba là sang nước ngoài sẽ làm trả lại từ từ. Cái rủi hay cái may đôi khi rất mơ hồ khó hiểu, tôi không biết phải định nghĩa như thế nào cho đúng. Chẳng hạn như gia đình chị đối xử rất tốt với mọi người chung quanh , điển hình là với gia đình tôi thế mà họ lại kém may mắn hơn nhiều, gặp cũng lắm điều trắc trở. Hoặc giả chăng tại Bố Mẹ chị đều vắn số ? Khiến Má Ba ốm nặng sau trận cướp biển rồi nằm bẹp luôn, người thì nóng sốt như lửa đốt hừng hực mà cứ run cằm cặp rên lạnh cóng, trong lúc mê sảng Má Ba lảm nhảm như nói chuyện với chồng - Anh đón em đi còn mấy nhỏ thì sao? Làm chị nằm cạnh bên cứ khóc năn nỉ - Con van mẹ đừng đi, con lạy bố cho mẹ ở lại. Mẹ tôi cố gắng chăm nom đổ thuốc cho Má Ba nhưng rồi không cách gì cải lại được định mệnh và mất trước khi tàu cập vào đất liền có một ngày , rất tội nghiệp! Bây giờ tôi nghĩ rằng có lẽ là tại vì hai bác hết nghiệp hết nợ kiếp này thì đúng hơn. Tôi chỉ biết an ủi chị như thế mỗi lần nhắc lại chuyện xưa.
Rời Mã Lai chị được một người dì bảo lảnh. Thế là mỗi người đi một ngả, mãi tới mấy năm sau tình cờ chị sang đây chơi gặp người quen nói chuyện này nọ thì cuối cùng chị tìm được tôi. Và như chúng tôi chưa hề xa cách, dù mất liên lạc với nhau thật lâu nhưng tình cảm chị em dành cho nhau không hề phai nhạt, nhất là chị không hề tỏ vẻ ngỡ ngàng khi gặp lại tôi...

Bổng dưng chị la to:
-Chết rồi!
-Sao vậy chị?
-Chán thì thôi á! Chị chặc lưỡi lắc đầu - Hình như bị hay sao... Trời ạ , sao vô duyên thế này?! Cưng có mang theo băng vệ sinh không vậy? Jeez...I hate this!
Tôi kéo kính râm xuống sống mũi quay sang nheo mắt nhìn chị cười:
-Hết người hỏi sao lại hỏi em? Aha em mà bị mới lạ à nhen.. chị thiệt tình , hết sức nói! Không nhịn được tôi bật cười thành tiếng.
-Ờ hé, chị quên.... cứ như nói chuyện với mấy đứa ở nhà .
-Mà em cũng quen rồi, từ hồi còn đi học mấy bạn em cũng hỏi nhầm câu này hoài thôi.

Tôi chưa bao giờ có cảm giác mình là con trai cả. Bao nhiêu năm trời sống như một cực hình chẳng khác gì khi hồn bị nhốt trong thân thể xa lạ không thuộc về mình. Thuở bé, tôi không biết gì cho tới bọn trẻ con cùng xóm bắt đầu trêu ghẹo và phân biệt tôi với chúng, cho là tôi yếu đuối như con gái không chơi những trò mà chúng ưa thích! Rồi lời xì xào và những cái nhìn thị phi của người lớn chung quanh làm mẹ tôi khó chịu. Họ nhạo Mẹ sao có phúc quá sanh được đứa con đẹp như thiên thần nhưng phải chi nó là con gái thì hay biết mấy! Tội nghiệp mẹ tôi phải hứng chịu những lời bóng gió cũng như câu khiển trách của gia đình hai bên, những câu ngày đó tôi chỉ nghe loáng thoáng nhưng không hiểu tại sao họ trách là có cháu đích tôn như tôi thì cũng chẳng thể nối dõi tông đường gì cả! Có người chỉ trích rằng tại mẹ ích kỷ không biết thương con mình, bảo mẹ thích có con gái rồi tự nhiên cho tôi làm con gái! Cũng may, gia đình tôi vượt thoát, xa lánh những người không có thiện cảm và cũng không còn gần gủi với họ hàng khi tôi mới lớn.
Ai có kỷ niệm đẹp khó quên trong đời vào tuổi dậy thì, chứ riêng tôi thì hoàn toàn ngược lại và rất muốn quên cơn ác mộng đó... tưởng chừng như mới xẫy ra hôm qua! Đối với tôi suốt chặng đường ấy là thời gian khổ nhất trong cuộc đời. Không những phải đối phó với những thay đổi về mặt thể chất mà còn cả tinh thần với chính mình và gia đình, ngỡ như không chịu đựng được nỗi đau lòng và thất vọng của người thân. Một nổi khổ thầm kín đè nặng gần như không lối thoát trong lòng đứa trẻ chập chửng mới trưởng thành.
Tôi giống Mẹ nét mặt nhưng mang gène Ba rõ ràng, từ bé ai cũng thắc mắc có lai Tây không. Khi bắt đầu nhổ giò là chiều cao quá mức bình thường của con gái cũng là mối lo ngại cho tôi trong khi ngực thì không hề nở chút nào! Đó là chưa kể bị bể tiếng và trái cổ lại to dần, u nhọn một cách khó chịu vô cùng. Rồi những ngày khủng hoãng khi bộ râu quay hàm bắt đầu nhú lên thật khủng khiếp! Có cảm giác nào ghê rợn bằng một đứa con gái mới lớn nhìn chính mình bị biến dạng như dã nhân đầy lông lá và hãi hùng kinh sợ cái của nợ cồm cộm giữa đùi ?! Nhưng điều đó không xót xa và đáng ghét bằng sự bất lực khi nhìn tình cảm giữa ba với mẹ cũng vì tôi mà rạn nứt rất nhiều. Không phải ba giận trách Mẹ, Ba tôi là người đàn ông cưng chiều thương yêu vợ nhất trên đời mà tôi biết, nhưng Ba không chấp nhận được khi tôi không thể thay đổi phong cách của mình. Bao nhiêu trận đòn và đủ thứ hình thức răn đe của Ba làm Mẹ đau lòng, mặc dù tôi cố giấu không dám than vãn thố lộ niềm tổn thương cùng Mẹ, chỉ vì không muốn Mẹ bị dằn vặt thêm. Cuối cùng, trong mái nhà nhỏ bé có ba trái tim lạnh cóng bị nhốt riêng trong mỗi một góc trời bao la!

Bổng dưng nước mắt lại tràn. Mắt chị vẫn dán kín vào con đường đang chạy phía trước, chị với tay qua xoa xoa vai tôi thật khẽ :
-It's ok cưng. Khóc cho nhẹ lòng, let it out.
-Sorry chị...
-Nhắm mắt chút đi cưng, đường còn xa lắm.
Tôi quay cửa sổ xuống cho gió mát hất vào mặt như mong được hong khô nước mắt. Tiếng thút thít hay tiếng gió rít ập vào rồi thổi bay dòng nước mắt vào khoảnh không thênh thang ...


Lữ Hoài :nu:

Về Đầu Trang Go down
vinh thanh



Tổng số bài gửi : 202
Registration date : 28/01/2011

Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt   Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 3 I_icon13Sat 19 Nov 2011, 01:07

Thưa Anh Lữ Hoài,

VT xin chia xẻ một chút.

"Tội nghiệp bố chị kém mai mắn hơn ba tôi,khi trại cải tạo bị pháo kích người ta báo tin là Bác
bị mất tích gần biên giới".

Tháng 6/76,Trại Cao lãnh có đợt phân loại tù cải tạo.

Một số được chuyển lên Thất Sơn để rồi sau đó,đưa xuống tàu ở Bình Thủy Cần Thơ,ra Bắc.

Số còn ở lại vào làm thủy lợi tận Đồng Tháp Mười gần biên giới Campuchia.

Sau này,nghe nói lại,năm 77,78 gì đó,bọn Khờ Me đỏ thường lấn sâu vào vùng lãnh thổ của VN
để pháo kích,tấn công,gây thương vong cho rất nhiều người,có tù cải tạo.Anh Chương,bạn của VT,đại úy pháo binh,cũng bị tử thương!

Không biết người Bác mà Anh Lữ Hoài đề cập có phải là một nạn nhân của đợt này hay không?

Chào Anh Lữ Hoài.

Vĩnh Thành.
Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt   Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 3 I_icon13Sat 19 Nov 2011, 11:14

vinh thanh đã viết:
Thưa Anh Lữ Hoài,

VT xin chia xẻ một chút.

"Tội nghiệp bố chị kém mai mắn hơn ba tôi,khi trại cải tạo bị pháo kích người ta báo tin là Bác bị mất tích gần biên giới".

Tháng 6/76,Trại Cao lãnh có đợt phân loại tù cải tạo.

Một số được chuyển lên Thất Sơn để rồi sau đó,đưa xuống tàu ở Bình Thủy Cần Thơ,ra Bắc.

Số còn ở lại vào làm thủy lợi tận Đồng Tháp Mười gần biên giới Campuchia.

Sau này,nghe nói lại,năm 77,78 gì đó,bọn Khờ Me đỏ thường lấn sâu vào vùng lãnh thổ của VN
để pháo kích,tấn công,gây thương vong cho rất nhiều người,có tù cải tạo.Anh Chương,bạn của VT,đại úy pháo binh,cũng bị tử thương!

Không biết người Bác mà Anh Lữ Hoài đề cập có phải là một nạn nhân của đợt này hay không?

Chào Anh Lữ Hoài.

Vĩnh Thành.

VT thân mến,

Hầu hết, tất cả những người thân quen của LH đều bị đưa ra Bắc, rải rác các vùng biên giới hiểm trở... có chạy trốn cũng chết vì đói và lạc rừng, LH không quen biết một nạn nhân nào mà VT đề cập đến gần Đồng Tháp, ngoại trừ một số người quen bị động viên và bỏ xác ở chiến trường đánh Khmer Đỏ dạo ấy.

Nhân vật Bác bị mất tích- khi Hoàng Liên Sơn bị Trung Quốc tấn công qua biên giới – cũng lạ ... câu này chỉ là 1 chi tiết nhỏ mà LH lại xóa đi lúc editing vì nghĩ không cần thiết ghi ra, cho nên VT tưởng là cuộc chiến dưới miền Tây giáp Campuchia. Thế mà VT lại nêu lên. Một lần nữa "chi tiết nhỏ" chứng minh cho LH thấy vai trò quan trọng của nó như thế nào, cho dù rất bé nhỏ đến đâu ! applause
LH thành thật cám ơn niềm chia sẻ và sự quan tâm của VT rất nhiều! hearts

Mặc dù LH viết câu chuyện hư cấu, nhưng đều dựa trên cơ sở có thật. Bắt đầu cuối năm '78 qua tới '79 thì TQ tấn công trực tiếp vào phía Bắc VN, lúc đó mấy trại từ Hoàng Liên Sơn qua Lạng Sơn đều bị ảnh hưởng nặng. Cuộc chiến này có nhiều lý do sâu xa đưa đến giữa Việt Nam- Campuchia –Trung Quốc, dĩ nhiên không quên 2 cái bóng lạnh lùng của Mỹ & Nga sau lưng. Tuy nó rất interesting nhưng LH cũng hơi ngại bàn luận vấn đề chính trị, e có nhiều người không thích. Tuy nhiên, phần đông ACE ở đây đều là nạn nhân của thời cuộc, chúng ta đều là nhân chứng của lịch sử thì chia sẻ những nỗi niềm và kinh nghiệm sống (mọi phương diện ở mọi khía cạnh) cũng không có gì là sai trái phải không ?

LH thân chúc VT luôn tìm được sự an vui & khỏe mạnh, nhất là ở xứ lạnh nhưng tình lại rất nồng! :-bd
Mong cuối tuần nắng ấm nhé!

LH :hoa:




Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt   Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 3 I_icon13Sat 19 Nov 2011, 11:30

Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 3 Sapa_suong_mu

Hoàng Liên Sơn

Trời đã về chiều, dẫy Hoàng Liên sơn chuyển từ mầu xanh ngắt sang tím nhạt rồi tím sẫm theo ánh nắng tắt dần. Vài đám mây thành mầu mỡ chó vắt ngang qua khung trời mầu vàng cam pha nâu đậm. Sương chiều đã bắt đầu loang ra từ thung lũng xa xa và dần dần bao phủ vạn vật.

Đức và các bạn vừa được chuyển trại từ Hà Nam Ninh lên đây đã được hơn một tháng. Từ khi trình diện cải tạo, Đức đã 4 lần chuyển trại, hai lần ở trong Nam sau đó lên tầu ra Bắc. Dù rằng đã quen với sự đói khát và cực khổ của đời sống tù đầy lao động, nhưng cái lạnh giá buốt của miền sơn cước thực là khó có thể làm quen. Nhà giam trống trước, trống sau những phên nứa hay lá tranh chỉ che được phần nào cơn gió đông phong từ miền Bắc thổi về. Còn cái lạnh hình như từ lòng đất chui lên qua lớp áo mỏng phong phanh, thấm vào da thịt chỉ còn lớp xương và da. Lớp mỡ độn xưa kia đã biến mất từ lâu kể từ khi không còn thịt cá. Bây giờ, ngay cả vài bát cơm gạo hẩm cũng trở thành cao lương mỹ vị. Chăn chiếu không đủ ấm, nên Đức cảm thấy lạnh từ trong xuơng tủy lạnh ra. Thế mà người nào đó đã nói rằng "cái lạnh của thể xác không thể nào thấm thía bằng cái lạnh của tâm hồn." Chắc chắn đây chỉ là cảm nghĩ của những người đã cơm no áo ấm, chứ không phải ở trong tình trạng đói rét liên miên như Đức và đồng đội.

Trằn trọc suốt đêm, Đức và anh bạn nằm bên phải ôm nhau cố mà ngủ cho quên cái đói và cái lạnh. Nhưng rồi đêm cũng tàn dần và ánh bình minh le lói cũng xua tan bớt cái lạnh. Xa xa ngọn núi Phăng xi Păng (Fansipan) với đỉnh cao 3145 thước đã hiện lên trên nền trời hồng nhạt. Đây là ngọn núi cao nhất trong rặng Hoàng Liên sơn, đoạn cuối cùng của giẫy Hy mã lạp sơn.

Tiếng kẻng vang ra từ một đoạn thanh sắt đường xe lửa thúc dục mọi trai viên ra điểm danh tập họp và sau bữa cháo loãng, đoàn tù lặng lẽ cất bước vào rừng chặt tre và mây. Những cánh rừng bao quanh chân núi, phần lớn toàn là những khóm tre gai, tre bương, giang, nứa và mây móc đan kẽ với nhau, có chỗ dầy đến nỗi chó chui không lọt. Chỉ tiêu ấn định mỗi người: 50 cây một ngày. Dao cùn, sức yếu vì đói ăn, vì lạnh lại thêm tre mọc giao cành cho nên không ai đạt nổi. Sau đó rút xuống còn 30 cây, vậy mà mặc dầu công an và quản giáo hò hét, thúc dục mà vẫn khó lòng thực hiện. Chân tay người nào cũng bị dộp phồng hay rớm máu vì gai, vì lớp vải quấn tay quá cũ đã rách bươm.

Vừa mới ra khỏi trại chừng trăm thước, bỗng có tiếng quát:
-Phạm trọng Đức ở lại lên Ban làm việc.
Bước ra khỏi hàng, Đức cúi đầu theo chân người công an trở về phía cổng và leo lên mấy bậc thềm gồm cả tre lẫn gỗ đóng xuống đất cho khỏi trơn trượt, tiến đến khu nhà dành cho các giám thị. Tới cửa, người công an dừng lại và nói to:
-Báo cáo! Phạm trọng Đức đã đến!
-Vào đi!

Tiếng một người đàn bà vọng ra làm Đức ngạc nhiên. Từ ngày nhập trại Đức chỉ thấy những công an áo vàng thấp thoáng trên căn nhà của bộ chỉ huy trại. Bước vào căn phòng làm việc, sau chiếc bàn bằng gỗ mộc đơn sơ, một người đàn bà trong sắc phục công an với quân hàm Đại úy. Chỉ một cái ghế đẩu phía trước, ngưới đàn bà nhẹ nhàng nói:
-Anh là Phạm trọng Đức có phải không?
-Dạ! thưa cán bộ tôi là Phạm trọng Đức!
Ngồi đi anh Đức, tôi xem bản khai báo của anh thấy anh chưa thành khẩn khai đúng sự thực. Vậy tôi muốn anh thành thực khai lại.

Nhìn người đàn bà, một thiếu phụ đúng hơn, khoảng chừng 35 tuổi, nhan sắc khá đẹp so với những phụ nữ miền Bắc, con mắt sắc như dao, nét mặt lạnh lùng, tóc cắt ngắn, không phấn son trang điểm và cũng không một trang sức nào cả. Đức vội thưa:
-Thưa cán bộ, tôi đã thành thực khai báo không dám dấu diếm điều gì cả.
Anh nói rằng anh sinh ra và lớn lên ở thị trấn Quảng Yên vậy thì nhà trước mặt nhà anh là nhà ai? Nhà đó có mấy người con? Tên là gì? Rồi làm sao anh lại vào Nam và theo Ngụy? Tôi muốn nghe anh nói lại, đừng bỏ sót một chi tiết nào cả.
-Thưa cán bộ, trước mặt nhà tôi là nhà ông giáo Văn, ông bà giáo có 4 người con. Hai mươi mốt năm qua tôi không còn nhớ hết tên, nhưng người con gái áp út, tôi nhớ tên là Hạnh vì cô ta chơi thân với Thu Thảo, em gái của tôi. Năm 1954 khi quân Pháp rút lui khỏi thị trấn, gia đình tôi thuộc thành phần tư sản nên phải theo họ vào Nam. Năm 1962 tôi bị động viên vào trường Sĩ quan trừ bị và bị lưu ngũ cho đến ngày mất nước...

Mặt người giám thị đanh hẳn lại và bảo:
-Hãy coi chừng lời nói của anh! Tại sao anh lại nói là mất nước? Anh phải nói là ngày giải phóng khỏi ách Mỹ Ngụy chứ! Thôi được! anh về đi, chúng tôi sẽ cho điều tra lại xem anh có thành khẩn khai báo không.

Mấy hôm sau Đức lại đuợc gọi lên gặp viên Đại úy phó trưởng trại. Trong khi chờ đợi Đức thấy ngoài hàng hiên treo đầy những nhánh phong lan hình như vừa mới bóc ở trong rừng ra, nhánh đã nở hoa, nhánh còn đương phong nhụy. Đang say sưa ngắm những bông hoa đẹp của núi rừng, bỗng có tiếng nói sau lưng:
-Anh có biết gì về những cây lan này không?
Quay lưng lại, đó là người đàn bà hôm nọ và viên Thiếu tá truởng trại.
-Dạ tôi cũng biết đôi chút!
Thân phụ Đức vốn dĩ đã yêu thích hoa lan từ ngày còn ở Quảng Yên, nhưng thời đó ông chỉ có vài cây lan thuộc loại trường kiếm hay đoản kiếm gì đó, họa hoằn mới có một vài cây lan khác lạ. Khi định cư tại Bảo Lộc, nơi đây có những thổ dân người Chàm, người Thượng đem bán những nhánh phong lan đẹp đẽ lạ lùng, ông mua về chơi. Mới đầu chỉ là một thú vui chơi nho nhỏ, sau trở thành nguồn lợi chính cho gia đình. Thoạt tiên toàn là khách qua đường, sau đó những người chơi lan từ Saigon cho đến các tỉnh xa xôi cũng tìm đến mua. Trong số đó có những người rất am tường về lan cho nên Đức cũng học hỏi được nhiều điều.
Sau này, trong suốt thời gian tại ngũ, đơn vị của anh di chuyển từ Ban Mê Thuột đến Di Linh, rồi Kontum, Pleiku cho nên Đức được biết thêm nhiều giống lan khác nữa. Chỉ vào những khóm lan lan quen thuộc, anh kể tên vanh vách nào là Hoàng Kiếm lan, Giáng Hương, Tố tâm, Kim Điệp, Tam Bảo sắc v.v… làm cho nét mặt hai người giám thị trở nên rạng rỡ hẳn lên.
Kể từ hôm đó Đức không phải đi lao động và lên bộ chỉ huy trại nhận công tác hàng ngày.
Công việc của Đức là cùng một anh công an vào rừng kiếm lan mang về và trông nom săn sóc những cây lan đó. Nhờ được phép ăn uống theo chế độ của giám thị khá hơn và có thêm quần áo ấm, sức khỏe của Đức hồi phục nhanh chóng cho nên việc trèo cây kiếm lan chỉ là việc nhỏ. Những cây lan đẹp được viên trại trưởng mang làm quà cho thượng cấp, còn phần lớn mang bán ra bên ngoài. Đây là một mối lợi khá lớn bởi vì trong rừng đầy rẫy những khóm phong lan đủ loại. Khu rừng cấm này lại thuộc phạm vi trại cải tạo, dân chúng không được phép lai vãng, dù chỉ vào rừng để kiếm củi hay măng nấm.
Trong khu rừng tre mây bao bọc dưới chân giẫy Hoàng Liên Sơn có những khóm Nữ Hài như Hài Vân, Hài đốm, Hài tía. Trên sườn núi cao toàn là những loài phong lan chưa từng thấy ở miền Trung Nam bộ. Lúc rảnh rỗi anh đem những nhận xét và chút kiến thức thu nhặt được trong trong tiểu thuyết của Kim Dung đặt tên cho những cây lan cho thêm văn vẻ hơn.
Lan Tai trâu gọi là Ngọc Điểm Đai Châu vì hình dáng bông hoa như một chuỗi châu ngọc có những điềm tím hồng. (Đai châu = Chuỗi ngọc)
Vân hài nên đổi lại thành Cẩm Vân hài.
Hài hồng thành Hồng phấn hài.
Hài tía thành Ỷ Lan hài.
Hoàng thảo u lồi thành Tứ bảo sắc cho hợp với bốn mầu trắng, tím, vàng và đen.
Hài Đốm thành Vạn điểm hài.
Những người quản giáo chăm chú và vô cùng thích thú khi nghe Đức thao thao thuyết giảng về tên những giống hoa lan khác. Nếu có 1 hoa nên gọi là Đệ nhất mỹ nương, 2 hay 3 hoa là Nhị Kiều, Tam hiệp nữ v.v…

Một đôi khi Đức được phép nói chuyện về hoa lan cho các quan chức yêu chuộng giống hoa lan này và dần dà Đức được tự do đi lại, nhưng tối đến vẫn phải trở về trại ngủ chung với các đồng đội. Mới đầu các bạn tù nghi kỵ Đức làm tay sai cho ban quản giáo nhưng sau đó, chẳng có chuyện gì khả nghi và thỉnh thoảng Đức lại mang trà, đường, thuốc lào về cùng nhau bồi dưỡng cho nên mối nghi kỵ dần dần được xóa bỏ.
Thỉnh thoảng viên phó trưởng trại cũng theo hai người vào rừng để kiếm lan và tăng cường kiểm soát. Một hôm, bỗng nhiên viên Đại úy gọi Đức lại gần và hỏi:
-Thu Thảo bây giờ ở đâu và có mấy con rồi?
Đức còn đang ngơ ngác, người nữ giám thi đã tiếp:
-Anh không nhận ra tôi sao anh Đức? Tôi là Hạnh đây mà!
-Cán bộ là cô Hạnh đó ư? Xin lỗi tôi đã không nhận ra.
Đức không thể nào ngờ được cô bé Hạnh năm xưa còn nhí nhảnh đòi anh bắt bướm, mua ô mai gừng hay kẹo lạc, nay lại là người công an trong trại. Chưa rõ ý định của người giám thị, Đức chỉ kể sơ qua tình trạng gia đình: cha mẹ đã qua đời, Thu Thảo bây giờ sống với chồng con ở Biên hòa và 2 vợ chồng đều là giáo viên. Hạnh cũng kể rõ mọi chuyện trong gia đình nàng.
Ông giáo Văn hiện nay là Tỉnh ủy tỉnh Lai Châu. Hai anh của nàng và chồng nàng đều đi B và đã hy sinh trận mưa bom do B 52 rải dọc theo giẫy núi Trường sơn. Hạnh theo học trường Đại học Công An và được bổ nhiệm đến trại giam dưới quyền người trại trưởng là học trò cũ của cha nàng.

Kể từ đó, gần như mỗi tuần vài ngày Hạnh lại theo Đức và người công an vào rừng tìm lan. Dường như hiểu tình ý của người chỉ huy cho nên anh công an luôn luôn tìm cách lảng xa cho hai người trò chuyện. Thấy Hạnh có vẻ thực tình cho nên Đức không dấu diếm chuyện vợ con của chàng và kể cả những thực trạng của miền Nam, đời sống trong quân ngũ và thêm vào đó cảm nghĩ của chàng với đám cố vấn Mỹ phần đông ngu ngơ với chiến trường nhưng lại hay lên mặt đàn anh viện trợ.
Nghe Đức kể chuyện, Hạnh đăm chiêu, suy nghĩ và có lúc tâm trạng như mơ màng ở tận đâu đâu. Gần bên Đức, nhiều lúc Hạnh buồn vui bất chợt. Nàng cảm thấy sự thực quá phũ phàng. Người đứng bên kia chiến tuyến lại là người Hạnh quý mến từ lâu. Tính tình của những người này có vẻ thực thà, tuy là những kẻ bại trận nhưng đa số có phong cách không quỵ lụy ươn hèn, không có sự gian dối hay sảo trá và cũng không có sự căm thù sôi sục như đoàn, đảng đã từng giáo huấn và nhắc nhở nàng phải luôn luôn đề cao cảnh giác. Hạnh cảm thấy đau buồn, chua sót cho thân phận con người sinh ra trong thời loạn. Những người lính hai bên, tất cả chỉ là những con thiêu thân cho chủ nghĩa ngoại lai, là những vật hy sinh cho tham vọng điên cuồng, gây nên cảnh nồi da nấu thịt và huynh đệ tương tàn làm cho quốc phá gia tan. Từ chỗ cảm mến đến chuyện bội phục và chuyện tình nam nữ tự nhiên không rủ cũng tới.
Thấy Hạnh mỗi ngày đều tìm cách vào rừng trò chuyện với Đức, viên Thiếu tá trưởng trai đã nhiều lần gọi Hạnh lên kiểm thảo. Hắn tìm đủ mọi cách can ngăn, nhưng Hạnh vẫn bỏ ngoài tai. Hắn không dám làm dữ vì nể sợ quyền oai và uy thế của cha nàng cho nên đành bỏ một ngày lên Lai Châu báo cáo. Sau đó Hạnh được cấp tốc điều động đến một nơi khác.

Mấy tháng sau, khi Đức được tha về, mới hay vợ chàng đã đem hai con vượt biển. Nàng bị hải tặc ô nhục và bị quăng xác xuống biển còn con chàng biệt vô tung tích.
Đời sống của dân chúng Saigon trong thời bao cấp từ thực phẩm thuốc men mọi thứ đều khan hiếm. Ai ai cũng trong tình trạng thiếu thốn còn nói gì đến những người tù cải tạo vừa được tha về. Bích Lan, người hàng xóm cũ cũng có chồng chết trong trại cải tạo, thấy chàng quá túng thiếu và chật vật trong việc kiếm sống hằng ngày đem lòng thương hại trợ giúp và sau đó hai người cùng nhau chung sống. Ngày ngày Bich Lan buôn bán quần áo cũ còn Đức thuê chiếc xích lô đạp làm phương kế sinh nhai.
Đức còn nhớ hôm đó anh đón một người thanh niên quần áo và điệu bộ có vẻ như người ở nước ngoài mới về thăm quê hương. Người thanh niên hỏi:
-Về cầu Tân Thuận bao nhiêu?
-Xin ông cho 15 ngàn!
Lúc bước xuống xe, khách móc tiền trả nhưng tìm mãi trong ví không còn tiền Việt, chỉ có tờ 5 đồng đô la là nhỏ nhất. Trao tận tay cho Đức, người khách nói:
T-hôi tặng anh số tiền nhỏ này!
Đức cảm động, lí nhí cám ơn và nhìn người khách có dáng dấp quen quen. Bổng nhiên người khách thốt lên:
-Trời ơi! Ông thầy! có phải ông thầy đó không? Em là Tân đây mà! Thằng Tân đàn em của ông đây!
Hai thầy trò ôm nhau mà khóc. Tân là nguời đã đi theo Đức mười mấy năm trời, cùng nhau vào sinh ra tử. Từ ngày còn làm tà lọt cho Đức ở trung đội rồi lên tới trung đoàn, mặc dầu sau nhiều lần thăng cấp hắn ta vẫn theo Đức như hình với bóng. Người lính cũ này đã may mắn lên được chiếc tầu còn tanh mùi cá, khi mọi người cùng chạy ra biển và được Hoa Kỳ tiếp nhận. Hôm nay Tân trở về tìm người mẹ và người chị ruột.

Nhờ số tiền Tân giúp đỡ, Đức mua hẳn chiếc xe và nhờ vào đó, cuộc sống của Đức đỡ túng quẫn hơn. Ba năm sau Đức và Bích Lan sang Hoa Kỳ theo diện H.O do Tân bảo lãnh. Nhờ cần cù chịu khó, bất chấp công việc lao động nặng nhọc, chẳng nề hà rằng chàng đã mấp mé cái tuổi 60 cho nên đời sống đã sớm ổn định. Cuộc đời hạnh phúc tưởng như mãn đời, mãn kiếp trên mảnh đất quê hương mới, nhưng đinh mệnh phũ phàng, cái định mệnh từ lâu đã lẽo đẽo theo đuổi chàng từ tháng tư đen tối giáng xuống. Bích Lan, người đã chia xẻ ngọt bùi với chàng trong hoàn cảnh khốn khó, đã bị chứng ung thư hiểm nghèo và qua đời sau vài tháng chữa trị. Đức gần như mất hẳn lẽ sống, chàng vật vờ ăn ngủ. như một kẻ mộng du...

Năm 2000 đánh dấu một thiên niên kỷ, Đức trở về cố hương. Chàng muốn nhìn lại quê huơng thân yêu một lần chót, trước khi nhắm mắt lìa đời bên phương trời xa la. Thân thích chẳng còn ai gần cận, chàng về Saigon rồi lên Bảo Lộc. Bạn bè đều đã tuyệt tích nơi nao hoặc nắm xương tàn đã tan vào lòng đất. Chàng ra Quảng yên, nhà cửa, phố xá ngổn ngang, xe cộ dập dìu người như kiến cỏ. Hỏi thăm gia đình những người hàng xóm cũ, chẳng còn ai biết đến. Thành phố đã đổi khác chẳng còn tìm đâu thấy dấu vêt của thời niên thiếu xa xưa. Mọi thứ đều thay đổi, ngay cả giọng nói của người dân nay cũng khác, khác từ thanh âm cho đến từ ngữ. Bây giờ người ta văng tục hơn xưa, hình như coi đó là chuyện tự nhiên và nói rất vô tư thoải mái. Những tiếng nói tục tằn đó thốt ra từ cửa miệng các cô con gái xinh đẹp hay bà bán hang rong hay một ông cụ già làm cho Đức thêm hối tiếc cho một thời xa xưa vang bóng.

Tiện đường Đức lên Cao Bằng thăm thác Bản Giốc, một thác nước coi như là đẹp nhất trong những thác nước của Việt Nam. Sau đó chàng trở về Hà nội đáp tầu hỏa lên Lào cay để nhìn thấy tận mắt Sapa một nơi nghỉ mát của người Pháp trong thời kỳ bảo hộ và thăm lại Hoàng Liên Sơn nơi chàng đã cùng các bè bạn sống những tháng ngày đói rét, cơ cực. Cũng đoàn xe lửa năm đó, đoàn tầu đã đưa những người lính ngụy tới nơi học tập, nhưng những toa tầu năm nay đã khác hẳn. Năm xưa Đức và đồng đội đã phải chen chúc nằm trên sàn xe bẩn thỉu, chật chội. Cửa đóng kín mít gần như ngộp thở nhưng bọn Đức vẫn còn nghe tiếng ai đó hô hào thúc dục đả đảo, tiếng chửi rủa thô tục và tiếp theo đó tiếng những viên đá ném choang choang vào thành tầu. Năm nay Đức nằm trong toa tầu với giường nệm tuy không được sạch sẽ thơm tho, nhưng còn bằng chán vạn ngàn lần khi trước. Năm nay tuy không có ai đả đảo và ném đá, nhưng tại sao cửa sổ lại có lưới thép bao che? Tiếng bánh sắt nghiến vào đường rầy, tiếng những toa tầu va chạm vào nhau rầm rầm tạo thành một thứ âm thanh hỗn tạp đều đều một nhịp điệu nhưng cũng đưa Đức vào giấc ngủ.
-Phạm trọng Đức lên Ban làm việc!
Đức vội choàng ngồi dậy, tầu đã đến Lào Cai. Anh vội đáp chuyến xe nhỏ 15 chỗ lên Sapa theo lộ trình đã định. Những ngày hôm sau, chàng theo đòan du lịch đi thăm thác Cát cát và những ngôi nhà của người dân tộc H’mong hay Dao rồi lên núi Hàm Rồng.


Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 3 HPH2

Đức sững sờ trước vườn phong lan với những khóm lan đất khổng lồ it khi thấy mà dân chúng ở đây gọi là Trần Mộng. Những cây lan này mọc đầy rẫy ở khu vực Hoàng Liên sơn với những chùm hoa thật dài, dài tới cả thước. Hoa mầu hoàng kim rực rỡ lung linh trước gió Năm xưa, chàng đã nói với Hạnh là chúng ta nên đổi tên là Hoàng Phi Hạc bởi vì bông hoa giống như những con hạc vàng bay phất phới, hay là Thập bát tiên cô. Chàng còn nhớ Hạnh đã hỏi:
-Hoàng phi hạc nghe văn vẻ lắm! còn tại sao lại Thập bát tiên cô?
Đức trả lời đó là mượn ý của ngưới Trung hoa, mà nhà văn Kim Dung đã tả về những hoa trà Thập bát đại học sĩ của nước Đại Lý. Hạnh lại hỏi tiếp:
-Nếu dò hoa chỉ có 17 hoa thì sao?
Lúc đó thì phải mượn thêm một bông hoa Hạnh cho đủ số.

Đức thở dài nghĩ tới Hạnh, không biết bây giờ nàng ở đâu và ra sao? Nhớ đến ân tình năm xưa chàng không khỏi bùi ngùi trong dạ. Chàng hỏi thăm và tìm đường đến trại giam năm cũ nhưng không ai biết ở đâu cả. Người dẫn đường địa phương cũng quả quyết trước kia không hề có trại cải tạo ở vùng này. Chóng quá, chỉ mới mười năm qua mà thời gian đã xóa nhòa hẳn những vết xưa tích cũ. Đức đành lủi thủi trở về khách sạn. Ngày hôm sau đoàn du lịch đi thăm thác Bạc và Cổng trời tại biên giới 2 tỉnh Lao Cay và Lai Châu.
Đức chợt nhớ đến hôm được đặc ân theo Hạnh và viên Thiếu Tá trưởng trại lên chợ Cổng Trời. Đây là một ngôi chợ nhỏ ven đường, lèo tèo dăm ba quán hàng của người Kinh bán những đồ thực dụng còn người dân tộc bán các thứ thổ sản. Hôm đó trời lạnh thấu xương tủy, gió thổi vù vù, mây mù bao trùm cột mốc ghi cao độ 2047 thước. Thấy Đức suýt soa kêu lạnh, Hạnh chẳng ngại ngùng cương vị quản giáo và tù nhân đã mua cho chàng một bát nước chè tươi và chiếc kẹo lạc mà hương vị thơm ngon đến hôm nay còn vương trên đầu lưỡi...

Mặc cho khách cùng đoàn ra chân thác Bạc chụp hình, Đức ghé vào môt quán nước bên đường mong tìm lại được hương vị năm xưa. Người bán hàng là một người đàn bà nạ dòng, áo bông dầy cộm, khăn len quấn kín trên đầu, rót cho chàng bát nước mầu vàng trong xanh từ chiếc ấm ủ kín trong giỏ đan bằng tre. Ủa! tại sao cái giỏ này có vẻ quen thuộc quá, những chiếc nan đã lên nước vàng sậm nhưng còn thấy rõ những chữ H nối dài vòng quanh miệng giỏ. Phải rồi, chính chiếc giỏ tre này, năm xưa Đức đã tự tay đan và tặng cho Hạnh. Nhìn kỹ lại người thiếu phụ này có những nét hao hao giống Hạnh, chàng run run hỏi:
-Hạnh! có phải Hạnh đấy không?
-Không! Tôi là Thục.
-Tại sao bà lại có có chiếc giỏ ấm này?
-Đó là của chị tôi để lại, mà tại sao ông lại hỏi như vậy?
Giữa lúc đó một chàng trai khoảng chừng 17- 18 xách vài khóm lan bước vào và nói:
-Dì ơi! Hôm nay không có lan Hoàng phi Hac mà chỉ có vài nhánh Tứ bảo sắc mà thôi.
Hoàng Phi Hạc! Tứ bảo sắc! Con tim của Đức gần như nhẩy ra khỏi lồng ngực, mắt chàng hoa lên như ngàn vạn chiếc pháo bông nổ tung, buồng phổi gần như nghẹt thở. Chàng cảm thấy trời đất quay cuồng, loạng choạng toan ngồi xuống chiếc ghế dài thấp lè tè nhưng đã mất thăng bằng. Người thanh niên vội bỏ cây lan xuống đất đỡ chàng ngồi xuống.
-Xin bà cho tôi biết bây giờ bà Hạnh ở đâu?
Người đàn bà tên Thục sững sờ trong giây lát rồi cho chàng biết là Hạnh đã mất cách đây 3 năm và hỏi tại sao chàng lại tìm đến Hạnh. Đức vội vàng vắn tắt kể lại chuyện xưa và Thục òa lên khóc kể rằng:
-Khi Hạnh rời khỏi trại giam Hoàng Liên Sơn, nàng có về Lai Châu gặp cha và em gái lúc đó Thục là giáo viên cấp II. Hạnh nói rõ về chàng và chiếc bào thai trong bụng. Sợ chuyện vỡ lở làm cho mất uy thế, cho nên ông Tỉnh Ủy đã bảo con gái làm đơn từ chức và giữ nàng ở trong nhà không cho ra bên ngoài. Phần vì sợ liên lụy cho cha, phần vì thai nghén hành hạ, phần vì buồn bã về chuyện của nàng và Đức không sao tìm ra lối thoát cho nên đành lòng thúc thủ. Muốn cho câu chuyện được bưng kín tứ đầu đến cuối, chính ông Tỉnh ủy đã xin cho Đức được tha về. Sau khi sinh đứa con trai, Hạnh gửi con cho em rồi vào Nam tìm Đức. Nhưng khi tìm được lại là lúc Đức đang chung sống cùng với Bích Lan, thế là Hạnh lặng lẽ ra về với nỗi ân hận, tủi hờn. Chỉ vào chàng thanh niên Thục nói:
-Đây là đứa con ruột thịt của chị tôi để lại. Cháu tên là Phạm trọng Hạnh Đức…

Hơn một năm sau, trên con đường từ Sa Pa đến Lai Châu khoảng gần chợ Cổng trời có một ngôi nhà nhà hai tầng, nhỏ nhưng rất khang trang. Ngoài cổng có chiếc bảng mang 3 chữ: HẠNH LAN TRANG. Phiá trước và hai bên toàn là những giàn phong lan treo trong giỏ tre hay bám vào những cành cây và những chậu lan khổng lồ trong trong những bồn bằng gỗ. Chủ nhân là một ông già râu tóc bạc phơ ngày ngày chăm sóc vườn lan, nếu không lại ngồi uống trà mắt hướng xuống lòng thung lũng dốc sâu thăm thẳm.

Ông nhìn xuống khu rừng tre dưới chân núi. Ông muốn nhìn thấy những lán trại ngày xưa, ông muốn thấy những ngôi mộ hoang tàn của bạn bè, muốn nhớ lại những ân tình năm cũ. Nhưng ngoại trừ vào lúc ban trưa, còn suốt ngày suơng mù bao phủ, ông chẳng nhìn thấy gì cả bởi vì cây rừng đã mọc kín và thời gian qua đã không còn để lại một chút dấu vết thương đau.



BÙI XUÂN ĐÁNG :hoa:



Về Đầu Trang Go down
Yến Phương

Yến Phương

Tổng số bài gửi : 461
Registration date : 11/01/2011

Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt   Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 3 I_icon13Sat 19 Nov 2011, 20:35

Yến Phương vào đọc bài, cám ơn huynh Lữ Hoài chúc huynh have a great weekend
:bong: :bong: :bong: :bong: :bong: :mim:
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt   Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 3 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Lý Chiều Chiều - Thanh Thuỷ, Lương Tuấn
» Những chiếc ô 'cuốn theo chiều gió'
» CHIẾC BẢN LỀ
» Tôm chiên tỏi ớt
» BIỂN CHIỀU
Trang 3 trong tổng số 9 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Tùy bút, nhật ký, truyện ngắn-