Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:03
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Quả tim tôi cháy như lửa Wed 26 Oct 2011, 21:11 | |
| Quả tim tôi cháy như lửa Soyen Shaku, thiền sư đầu tiên đến Mỹ, nói: “Tim tôi cháy như lửa nhưng mắt tôi lạnh như tro chết.” Thiền sư có những quy luật thực hành mỗi ngày trong đời, như sau:• Mỗi buổi sáng trước khi thay áo quần, đốt nhang và ngồi thiền.• Đi ngủ đúng giờ mỗi ngày. Ăn đúng giờ. Ăn vừa đủ, không bao giờ đến mức thỏa mãn.• Tiếp khách với thái độ y như lúc chỉ một mình. Lúc một mình, giữ thái độ y như lúc tiếp khách.• Cẩn trọng trong lời nói, và nói điều gì thì thực hành điều ấy.• Khi cơ hội đến, đừng để nó vuột mất, nhưng luôn luôn suy nghĩ hai lần trước khi hành động.• Đừng ân hận về dĩ vãng. Nhìn về tương lai.• Có thái độ không biết sợ của một anh hùng và quả tim yêu ái của một em bé.• Khi đi ngủ, ngủ như là giấc ngủ cuối trong đời. Khi thức dậy, rời khỏi giường tức thì như là vất đi một đôi giày cũ.Bình:• Soyen Shaku (釈 宗演, 1859 – 29.10.1919, sinh ở Kamakura, Japan, là thiền sư đầu tiên giảng thuyết ở Mỹ. Thiền sư là Lão Sư (Roshi) của dòng thiền Lâm Tế và là sư trưởng của cả hai chùa Kencho và Engaky ở Kamakura.
Shaku là đệ tử của Imakita Kosen và có một đệ tử rất nổi tiếng trong việc mang Phật học và Thiền học đến phương Tây – D.T. Suzuki.• “Tim tôi cháy như lửa nhưng mắt tôi lạnh như tro chết.” Câu này ý chỉ người tình cảm nồng nàn nhưng ngoài mặt thì lạnh lùng? Shaku nhìn bên ngoài lạnh lùng thật.Hay muốn nói, những cái thấy được bên ngoài (danh sắc) không ảnh hưởng tôi, nhưng từ ái thì mạnh mẽ trong tôi? Dù sao đi nữa thì, nói rằng “tim tôi cháy như lửa” nghe cũng hơi xa lạ với Phật gia, vì Niết Bàn (Nirvana) có nghĩa là “lửa đã tắt.” Các bài giảng của Soyen Shaku ở Mỹ được SuzukI dịch sang Anh ngữ trong quyển Sermons of a Buddhist abbot: addresses on religious subjects • Tám qui luật sống hàng ngày của Shaku:1. “Mỗi buổi sáng trước khi thay đồ, đốt nhang và ngồi thiền.” Vài phút tĩnh lặng hoặc cầu nguyện sẽ giúp mở đầu tâm tĩnh lặng cho một ngày.2. “Đi ngủ đúng giờ mỗi ngày. Ăn đúng giờ. Ăn vừa đủ, không bao giờ đến mức thỏa mãn.” Các bác sĩ ngày nay cũng khuyên thế.3. “Tiếp khách với thái độ y như lúc chỉ một mình. Lúc một mình, giữ thái độ y như lúc tiếp khách.” Khi có khách thì thành thật (như với chính mình lúc một mình), khi một mình thì nghiêm chỉnh (với chính mình như đang trước mặt khách).4. “Cẩn trọng trong lời nói, và nói điều gì thì thực hành điều ấy.” Để lời nói đáng tin. Thực hành điều mình nói. Chứ không phải “Hãy nghe điều tôi nói, đừng làm điều tôi làm.” Thầy đạo đức giả và dối trá thời nào cũng nhiều.5. “Khi cơ hội đến, đừng để nó vuột mất, nhưng luôn luôn suy nghĩ hai lần trước khi hành động.” Cơ hội đến không chịu nắm lấy mà hành động, rồi lại trách trời chẳng thương tôi!6. “Đừng ân hận về dĩ vãng. Nhìn về tương lai.” Đã làm điều gì lầm lỗi thì cũng đừng ngồi đó tự lấy búa gõ đầu hoài. Chấp nhân đó là lỗi lầm của mình, rồi đứng dậy và hăng hái đi về hướng tương lai.7. “Có thái độ không biết sợ của một anh hùng và quả tim yêu ái của một em bé.” Anh hùng với tấm lòng yêu ái và trong sáng.8. “Khi đi ngủ, ngủ như là giấc ngủ cuối trong đời. Khi thức dậy, rời khỏi giường tức thì như là vất đi một đôi giày cũ.” Không lo lắng suy tư đủ mọi thứ khi đi ngủ. Thức dậy thì hoạt động ngay. Nhưng… xem ra thiền sư chưa biết thú nằm nướng nhất là vào các ngày cuối tuần và nghỉ lễ. (Trần Đình Hoành dịch và bình)My Heart Burns Like FireSoyen Shaku, the first Zen teacher to come to America, said: “My heart burns like fire but my eyes are as cold as dead ashes.” He made the following rules which he practiced every day of his life. * In the morning before dressing, light incense and meditate. * Retire at a regular hour. Partake of food at regular intervals. Eat with moderation and never to the point of satisfaction. * Receive a guest with the same attitude you have when alone. When alone, maintain the same attitude you have in receiving guests. * Watch what you say, and whatever you say, practice it. * When an opportunity comes do not let it pass you by, yet always think twice before acting. * Do not regret the past. Look to the future. * Have the fearless attitude of a hero and the loving heart of a child.* Upon retiring, sleep as if you had entered your last sleep. Upon awakening, leave your bed behind you instantly as if you had cast away a pair of old shoes.
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Ngủ ngày Wed 26 Oct 2011, 21:34 | |
| Ngủ ngày Thiền sư Soyen Shaku qua đời năm sáu mươi mốt tuổi. Làm tròn sự nghiệp đời mình, thiền sư để lại một giáo huấn phong phú hơn hẳn giáo huấn của nhiều thiền sư khác. Học trò của thiền sư thường ngủ ngày giữa mùa hè, và dù là thiền sư bỏ qua việc này, thiền sư vẫn không bao giờ phí phạm một giây phút.
Ngủ trưa ở NhậtKhi thiền sư chỉ mới 12 tuổi, người đã học triết lý thiền Thiên Thai. Vào một ngày hè, trời nóng bức đến nỗi cậu bé Soyen duỗi thẳng chân và ngủ trong khi thầy mình ra ngoài.Ba tiếng đồng hồ trôi qua, cậu bé Soyen bỗng nhiên tỉnh giấc, nghe thầy đang bước vào, nhưng trễ quá rồi. Cậu đang nằm dài ra đó, chắn ngang cửa.“Thầy xin lỗi, thầy xin lỗi,” thầy của Soyen thì thầm, bước rón rén qua người Soyen, như thể Soyen là một người khách quý. Kể từ đó, Soyen không bao giờ ngủ trưa nữa. Bình:• Ngủ trưa là thói quen tại các xứ nóng. Buổi trưa, nhất là trưa hè, trời oi bức đến nỗi mọi người mọi vật đều thấy mệt mỏi và cần nghỉ. Ở Tây Ban Nha (Spain) và các nước có ảnh hưởng Tây Ban Nha ở Nam Mỹ, giấc ngủ trưa gọi là “siesta.” Theo bài này, ngủ trưa được các thiền sư xem như là phí phạm thời gian. Điều này có lẽ hợp lý với các thiền sư, nhưng đối với nông dân phải làm việc ngoài trời, thì ngủ trưa có lẽ là giúp nông dân làm việc tốt hơn. (Xin đọc thêm về 7 Nguyên Tắc Cho Giấc Ngủ Trưa).(Thực ra tựa đề bài này nên là “Ngủ trưa” thì đúng hơn là “Ngủ ngày”. Trong văn hóa Việt, ngủ trưa thì được, ngủ ngày thì không. Tuy nhiên, vì bản chính tiếng Anh viết là Daytime, chúng ta dịch là “Ngủ ngày” để tôn trọng bản chính. Nếu là ngủ trưa thì tiếng Anh nên là “noon nap” hay “afternoon nap”.)• Điểm chính của bài này là Soyen không phí phạm thời gian, hay ảnh hưởng của thầy của cậu bé Soyen trên cách sống của cậu trong suốt cuộc đời?Cả thầy của Soyen và Soyen đều tôn trọng giấc ngủ trưa của người khác, vì cả hai biết rằng đó cũng là chuyện tự nhiên và thông thường. Cho nên, ngủ trưa không được xem là chuyện xấu, hay lười biếng, dù là các thiền sư có thể nghĩ rằng không ngủ trưa thì vẫn hơn.Điểm chính là, thầy Soyen xin lỗi cậu học trò 12 tuổi là đã phá giấc ngủ của cậu. Thầy xin lỗi học trò là chuyện hầu như chẳng bao giờ xảy ra ở phương đông, nơi mà thầy tát tai trò là chuyện thường ngày. Ở đây, thầy xin lỗi học trò, mà lại là học trò nhỏ xíu, đang ngủ trưa trong giờ học, tức là làm chuyện chẳng nên làm (dù đó chỉ là bản năng tự nhiên).Thái độ cực kỳ khiêm tốn của thầy, và cực kỳ tôn trọng học trò của thầy, gây ấn tượng quá lớn trên Soyen, đến nỗi cậu không bao giờ ngủ trưa nữa (để thầy không bao giờ phải xin lỗi cậu lần nữa).Và Soyen cũng rất tôn trọng [giấc ngủ của] học trò sau nầy như thầy đã tôn trọng mình.(Trần Đình Hoành dịch và bình) Sleeping in the DaytimeThe master Soyen Shaku passed from this world when he was sixty-one years of age. Fulfilling his life’s work, he left a great teaching, far richer than that of most Zen masters. His pupils used to sleep in the daytime during midsummer, and while he overlooked this he himself never wasted a minute.When he was but twelve years old he was already studying Tendai philosophical speculation. One summer day the air had been so sultry that little Soyen stretched his legs and went to sleep while his teacher was away.Three hours passed when, suddenly waking, he heard his master enter, but it was too late. There he lay, sprawled across the doorway.“I beg your pardon, I beg your pardon,” his teacher whispered, stepping carefully over Soyen’s body as if it were that of some distinguished guest. After this, Soyen never slept again in the afternoon.
|
| | | BachVanNhi
Tổng số bài gửi : 557 Age : 74 Location : Vườn Thiền Hoa Đạo Registration date : 08/09/2011
| Tiêu đề: Nhà Sư và câu chuyện Vô Chấp Thu 27 Oct 2011, 09:21 | |
| Nhà Sư và câu chuyện Vô Chấp (TXNM): Kitano Gempo, trụ trì tu viện Eihei, mất năm 1933 khi sư 92 tuổi. Sư đã cố gắng cả đời để không vướng mắc vào điều gì. Năm 20 tuổi, là khất sĩ, sư gặp một một khách lữ hành hút thuốc. Hai người đang đi xuống một dốc núi với nhau, họ nghỉ dưới một tàn cây. Người khách lữ hành mời Kitano hút thuốc, Kitano nhận, vì quá đói lúc đó. “Hút thuốc thật là khoan khoái,” Kitano bình phẩm. Người kia cho Kitano một ống píp dư và ít thuốc và hai người chia tay. Kitano cảm nhận: “Những thứ khoan khoái như thế có thể làm xáo trộn thiền định. Trước khi đi qúa xa, ta phải ngưng ngay.” Vậy Kitano vất đi mấy thứ đồ hút. Vào năm 23 tuổi Kitano học Kinh Dịch, nguyên lý sâu thẳm nhất về vũ trụ. Lúc đó là mùa đông và Kitano cần quần áo ấm. Sư viết thơ cho sư phụ ở cách đó cả trăm dặm, nói với sư phụ cái sư cần, và trao lá thơ cho một khách lữ hành nhờ chuyển. Gần cả mùa đông trôi qua và chẳng có hồi âm lẫn quần áo ấm. Vì vậy Kitano bốc quẻ Dịch, có dạy trong Kinh Dịch, để biết là lá thơ sư gởi có thất lạc không. Sư bói là lá thơ đã thất lạc. Một lá thơ sư nhận được của sư phụ sau đó chẳng nhắc gì về áo quần cả. “Nếu ta có thể bói Dịch đúng đến như vậy, ta có thể lơ là thiền định,” Kitano cảm nhận. Vì vậy Kitano bỏ môn học tuyệt diệu này và không bao giờ dùng đến quyền lực của Kinh Dịch nữa. Lúc 28 tuổi Kitano học thư pháp Trung quốc và thi ca. Sư trở thành điêu luyện trong các nghệ thuật này đến nỗi sư phụ của sư ca ngợi sư. Kitano suy nghĩ: “Nếu ta không ngừng bây giờ, ta sẽ thành một thi sĩ, không là Thiền sư.” Vì vậy sư không bao giờ làm thơ nữa.
Lời bình: • Tu viện Eihei là một trong những thiền viện lớn nhất Nhật Bản. Trước khi đến Nhật, Kitano Gempo là sư trưởng của dòng thiền Tào Động ở Hàn quốc (lúc đó chưa chia đôi). Sư cũng là một trong những người thành lập chùa Tào Động Zenshui ở Los Angeles năm 1937, thiền viện đầu tiên ở Mỹ cũng như toàn vùng Bắc Mỹ. • Vô chấp là vô chấp. Vô chấp là chẳng chấp vào đâu cả, chẳng bám víu vào bất cứ nơi nào, người nào, điều nào. Ưng vô sở trụ. • Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng. Kitano biết mình yếu ớt, dễ rơi vào say đắm cái mình thích mà quên đi con đường chính của mình. Nên Kitano phải rời bỏ những gì đã cảm thấy yêu thích. • Chấp hay không cũng đều ở trong tâm ta. Chấp hay không, ta biết tâm ta, người ngoài không thể nhìn bên ngoài mà biết được—thiền sư không chấp vào phụ nữ nên không ôm ấp phụ nữ, nhưng Tanzan không chấp nào phụ nữ nên ôm kiều nữ đẹp qua vũng bùn. • Tâm không vướng mắc vào bất cứ nơi nào, đó là vô chấp. Nếu ta có thể theo đuổi điều gì—như kiếm thuật, thuật pha trà, thuật cắm hoa, xây chùa…– mà không chấp, thì đó là vô chấp. Nhưng theo đuổi những việc đó mà dính cứng vào chúng, thì lại là chấp. Lòng ta ta biết. • Tuy nhiên, lời nhắn nhủ trong bài này rất rõ: 1. Tất cả mọi thứ trên đời đều có thể làm ta vướng mắc, nếu ta không lưu ý. Hãy cảnh giác. 2. Vô chấp có nghĩa là không chấp vào bất kì điều gì. • Nhưng không phải Kitano đang chấp vào “vô chấp” sao? Đúng là ta có thể bị chấp ngay vào vô chấp. Và rất nhiều nhà đạo học, các kẻ tu trì, bị bịnh này rất nặng. Tiếng Anh có từ “self righteous” để diễn tả–những người làm đúng “sách” thường xem mình là đạo đức và phê phán những nguời không làm như mình là vô đạo đức. Và ở bên ngoài, ta có thể hỏi phải chăng Kitano chấp vào vô chấp? Nếu cứ bỏ mọi thứ để theo Thiền thì làm sao có được Thiền? Vì Thiền là tâm rỗng lặng dù ta đang làm bất kì việc gì mà? Đó chính và vướng mắc vào Thiền, vướng mắc vào Đạo. Kinh Kim Cang, đoạn 17 viết: “Nếu có người nói Như Lai được pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, này Tu-bồ-đề, thật không có pháp Phật được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác… Thế nên Như Lai nói tất cả pháp đều là Phật pháp.” Và Kinh Kim Cang, đoạn 27, viết: ““Tu-bồ-đề, nếu ông khởi nghĩ thế này: người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nói các pháp đoạn diệt, chớ khởi cái nghĩ này. Vì cớ sao? Vì người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đối với pháp không có nói tướng đoạn diệt.” Tuy nhiên, “tâm ta ta biết”. Chỉ có Kitano mới biết tại sao ngài làm như vậy. Có lẽ vì thiền sư biết ngài dễ bị mê mọi sự và không thiền định được theo cách của ngài (là ngồi yên thiền định, chẳng hạn), nên ngài phải rời bỏ chúng để lo ngồi thiền. Nhưng nếu một người học kiếm đạo và dùng kiếm để luyện Thiền thì sao? Người làm nghề cắm hoa và có Thiền trong cắm hoa hàng ngày thì sao? Người làm nghề bán nước trà và có Thiền khi pha trà thì sao? Đây đều là các ví dụ đã có trong loạt bài Thiền này. Và ngày nay, ta có thể làm kinh tế, dạy học, làm luật sư, làm quân nhân, làm công chức… đều có thể có Thiền trong khi làm việc, thì có sao đâu? Đúng là lên chùa ngồi Thiền thì dễ hơn là làm luật sư hay kiếm sĩ đánh nhau vì nghề nghiệp mà vẫn có Thiền trong đó. Nhưng vì thế mà tu chợ khó hơn tu chùa. Về Kitano, thì chỉ có Kitano hiểu lòng ngài, chẳng ai trả lời dùm được. Nhưng chung chung cho mọi người, thì ta có thể (và nên) theo đuổi một công việc, một nghệ thuật đến mức tuyệt đỉnh của nó, và vẫn Thiền mỗi giây phút trong đời. Và như vậy thì tốt cho đời hơn, vì ta sẽ đóng góp cho xã hội rất nhiều. Ai cũng tu chùa hết thì lấy ai xây dựng xã hội bằng những nghề khác? Thiền là một thái độ sống trong tâm, chẳng mắc mớ gì đến công việc hay nghề nghiệp (ngoại trừ các công việc rõ là sai, như là đi ăn cướp; chẳng thể ăn cướp mà có Thiền tâm).
Trần Đình Hoành dịch và bình |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Không Bám Bụi Fri 28 Oct 2011, 18:48 | |
| Không Bám Bụi
Zengetsu, một thiền sư Trung quốc đời Đường, viết lời khuyên sau đây cho các đệ tử: Sống trong thế gian nhưng không bám bụi đất thế gian là đường thật của Thiền.
Khi thấy một việc thiện của người nào thì hãy cố học theo gương đó. Nghe thấy lỗi lầm của ai thì tự bảo là không bắt chước.
Dù đang ở trong phòng tối, hành động như đang đối diện một vị khách quí. Bộc lộ cảm xúc, nhưng không bộc lộ hơn là bản tính thật của mình. Nghèo khó là kho báu. Đừng bao giờ đổi nghèo khó lấy một đời sống dễ dàng.
Một người có thể nhìn như một người điên, nhưng không điên. Có thể là anh ta chỉ bảo vệ cẩn thận sự thông thái của mình. Đức hạnh là hoa trái của tự kỹ luật và chẳng rơi từ trời xuống như mưa hay tuyết.
Khiêm tốn là nền tảng của tất cả mọi đức hạnh. Hãy để láng giềng khám phá ra bạn trước khi bạn tự trưng bày bạn cho họ. Một trái tim cao thượng không bao giờ xấn tới trước. Lời nói của nó là ngọc quí, it khi trưng bày, và có giá trị rất lớn.
Đối với một thiền sinh thành thật, mỗi ngày là một ngày ân phúc. Thời gian trôi qua nhưng thiền sinh không bao giờ trễ nãi. Cả vinh quang cũng như nhục nhã đều không làm thiền sinh bị xao động.
Khắt khe với chính mình, nhưng không với người khác. Đừng bàn luận đúng hay sai. Vài điều, dù là đúng, vẫn bị xem là sai nhiều thế hệ. Vì giá trị của phẩm hạnh có thể được nhận ra sau nhiều thế kỷ, nên chẳng cần ham được nhận biết tức thì. Sống với nhân và để luật lớn của vũ trụ lo quả. Sống mỗi ngày trong thiền định an bình. Bình:
• Không chạy trốn cuộc đời. Sống trong cuộc đời bụi bặm, nhưng không bám bụi. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Ta có làm được thế không?
Thưa, được, nếu bạn đừng phạm lỗi lầm nhiều người đang phạm, là sống thì phải “thực tế” thế này, “thực tế” thế kia. “Thực tế” thì chẳng có gì là sai sót cả, ngọai trừ ngày nay “thực tế” chỉ là từ lịch sự để chỉ “làm bậy như người khác”, cũng như “bồi dưỡng” là từ lịch sự cho “tham nhũng.”
Chỉ có một việc cần phải làm là đứng vững trên các giá trị nhân phẩm của mình, dù là chuyện gì xảy ra. Giản dị vậy thôi. Và đó cũng là thử thách tối hậu. Ta có quyết tâm không mà thôi.
• Nghèo khó là kho báu: Nếu bạn may mắn làm ăn thành công thành triệu phú, bạn có thể giữ được con tim khiêm tốn của người nghèo khổ không?
• Khiêm tốn là nền tảng mọi đức hạnh: Khiêm tốn là vô ngã. Người đạt được vô ngã là người giác ngộ.
Trong Bảy Trọng Tội Đầu Tiên (seven cardinal sins) của Thiên chúa giáo thì tội kiêu ngạo là tội đầu tiên, tội số một trên tất cả mọi tội khác.
• Sống với nhân và để luật lớn của vũ trụ lo quả: Làm việc thiện, và chuyện gì đến thì mặc nó. Nói thật, và chuyện gì đến cũng mặc nó.
Ngay thẳng, và chuyện gì đến cũng mặc nó. Làm ăn trong sạch, và chuyện gì đến cũng mặc nó. Hy sinh bảo vệ công lý, và chuyện gì đến cũng mặc nó.
Gieo nhân tốt, và để mặc luật tự nhiên lo việc quả. Dù cho ta thấy quả thế nào trước mắt, thì trong trường kỳ, đương nhiên là nhân tốt phải mang đến quả tốt.
Nếu ta chỉ lo nhân, mà không quan tâm đến quả, ta sẽ có sức mạnh vô song. Sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách.
Nếu ta chỉ cứ chăm chăm lo quả–tiền tới, danh tiếng tới, danh dự tới, an ninh cho đời sống—ta chỉ mất nguyên lý sống của chính mình và chỉ hèn đi thôi.
(Trần Đình Hòanh dịch và bình) . No Attachment to Dust
Zengetsu, a Chinese master of the T’ang dynasty, wrote the following advice for his pupils:
Living in the world yet not forming attachments to the dust of the world is the way of a true Zen student.
When witnessing the good action of another encourage yourself to follow his example. Hearing of the mistaken action of another, advise yourself not to emulate it.
Even though alone in a dark room, be as if you were facing a noble guest. Express your feelings, but become no more expressive than your true nature.
Poverty is your treasure. Never exchange it for an easy life.
A person may appear a fool and yet not be one. He may only be guarding his wisdom carefully.
Virtues are the fruit of self-discipline and do not drop from heaven of themselves as does rain or snow.
Modesty is the foundation of all virtues. Let your neighbors discover you before you make yourself known to them.
A noble heart never forces itself forward. Its words are as rare gems, seldom displayed and of great value.
To a sincere student, every day is a fortunate day. Time passes but he never lags behind. Neither glory nor shame can move him.
Censure yourself, never another. Do not discuss right and wrong.
Some things, though right, were considered wrong for generations. Since the value of righteousness may be recognized after centuries, there is no need to crave immediate appreciation.
Live with cause and leave results to the great law of the universe. Pass each day in peaceful contemplation. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Tính nóng Fri 28 Oct 2011, 19:00 | |
| Tính nóngMột thiền sinh đến than phiền với Bankei: “Thưa thầy, con có tính nóng không trị được. Làm sao để con sửa nó.”
“Con có một cái thật lạ,” Bankei trả lời. “Đưa cho thầy coi cái con có.” “Ngay bây giờ thì con không đưa cho thầy coi được,” thiền sinh trả lời. “Khi nào thì con cho thầy coi được?” Bankei hỏi. “Nó đến bất chợt,” thiền sinh trả lời.
“Vậy thì,” Bankei kết luận, “nó nhất định không phải bản tính thật của con. Nếu nó là bản tính thật, thì con có thể cho thầy coi bất kỳ lúc nào. Khi con sinh ra con không có nó, và cha mẹ con không cho con cái đó. Hãy nghĩ lại xem.” . Bình:
• Vậy thì nó từ đâu tới?
Nóng giận đến khi có điều gì đó không hợp ý ta, như làm việc gì không được, nói điều gì đó mà người không nghe, người nói điều gì đó ta không thích, người làm điều gì đó ta không ưa, thấy điều gì đó mà ta kỵ…
(1) Gặp một điều không thích, (2) ta phản ứng lại bằng cách nổi nóng.
Vậy thì, muốn hết nóng thì phải phá một trong hai vế trên.
1. Hoặc biến điều không thích thành điều trung tính hay điều mình thích. Ví dụ: Ghét người da đen thì tập không ghét người da đen hay tập yêu người da đen.
2. Hoặc điều không thích đến thì cũng không phản ứng bằng cách nổi nóng.
Hệ thần kinh của ta đã quen phản ứng kiểu nổi nóng, không dễ để “đổi đường dây” trong một ngày. Nhưng nếu ta cố gắng luyện tập mỗi ngày thì hệ thần kinh của ta có thể tự “đổi dây” từ từ, vì hệ thần kinh là một hệ thống sống, có thể đâm chồi nẩy mộng, lập thêm lối mới, thay đổi lập trình được.
• Điểm quan trọng ở đây, đúng với tất cả các hiện tượng tâm lý—nóng giận, buồn vui, tự ái, lo lắng, sợ hãi…–là, tất cả các hiện tượng tâm lý đều là phản ứng của ta với một tác nhân nào đó, chứ chúng không phải là bản tính thật của ta.
Nếu ta luyện tập để tâm ta không còn phản ứng kiểu phản xạ như thế nữa, thì tâm sẽ hoàn toàn tĩnh lặng, đúng bản chất thật của tâm là tĩnh lặng.
(Trần Đình Hoành dịch và bình)
Temper
A Zen student came to Bankei and complained: “Master, I have an ungovernable temper. How can I cure it?” “You have something very strange,” replied Bankei. “Let me see what you have.”
“Just now I cannot show it to you,” replied the other. “When can you show it to me?” asked Bankei. “It arises unexpectedly,” replied the student.
“Then,” concluded Bankei, “it must not be your own true nature. If it were, you could show it to me at any time. When you were born you did not have it, and your parents did not give it to you. Think that over.” |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Tỉ lệ chính xác Fri 28 Oct 2011, 19:11 | |
| Tỉ lệ chính xácSen no Rikya, một trà sư, muốn treo một lẳng hoa trên cột nhà. Thầy nhờ một người thợ mộc giúp, chỉ cho anh ta treo cao hơn hay thấp hơn một tí, nhích qua bên phải hay bên trái, cho đến khi thầy tìm được đúng chỗ. “Chỗ đó đó,” cuối cùng Sen no Rikya nói.Anh thợ mộc, muốn thử thầy, bèn đánh dấu chỗ đó rồi giả vờ quên mất. “Chỗ này phải không? Có lẽ, nó là chỗ này?” anh thợ mộc cứ hỏi, chỉ vào vài chỗ khác nhau trên cột.
Nhưng cảm quan về tỉ lệ của thầy chính xác đến nỗi chỉ đến khi anh thợ mộc chỉ đúng vào điểm đã đánh dấu thì thầy mới chấp nhận.
Bình:
• Cái đẹp luôn luôn là vấn đề tỉ lệ hài hòa. Lẳng hoa không đứng một mình; lẳng hoa đứng trong tương quan với tất cả mọi thứ khác trong phòng.
Lấy ảnh một cô gái thật đẹp, rồi dùng computer di chuyển hai con mắt cô gần hơn hay xa nhau hơn một tí, miệng đi xuống hay đi lên một tí, mũi nhích xuống hay nhích lên một tí… rồi xem thử cô ấy còn đẹp không, hay đã có thể thành dị dạng. Cũng những bộ phận đẹp đó, nhưng chỉ đổi tỉ lệ, là không còn hài hòa, không còn đẹp.
• Dĩ nhiên là cái đẹp, và tỉ lệ, còn lệ thuộc một phần vào điều người nghệ sĩ muốn diễn tả–quân bình tĩnh lặng, hay chênh vênh, hay sôi nỗi… Mỗi vị thế có một tỉ lệ mới và một cảm xúc đẹp mới.
• Cuộc sống của chúng ta cũng là những tỉ lệ. Nếu tỉ lệ đúng thì mọi sự đều đẹp, từ cách ăn uống ngủ nghỉ, đến cách làm việc hàng ngày, đến cung cách cư xử với mọi người chung quanh… Những cung cách cực đoan thường bị mất tỉ lệ và không hiệu nghiệm. Các cung cách hợp tỉ lệ, trong từng trường hợp, thường đưa lại hiệu quả tốt.
• Cũng như cái đẹp và tỉ lệ lệ thuộc phần nào vào ý sáng tạo diễn tả của người nghệ sĩ, tỉ lệ của cung cách sống hàng ngày còn lệ thuộc vào ý muốn của chúng ta–chúng ta muốn gì trong tình huống nào.
• Và cũng như người nghệ sĩ luôn luôn chỉ đúng vào một điểm nếu anh ta biết cái đẹp mình muốn diễn tả, nếu ta biết mục đích của ta trong mỗi tình huống, ta luôn luôn “chỉ” đúng điểm cho vị thế của mình trong mỗi tình huống.
Vấn đề khó khăn nhiều người gặp hàng ngày là họ không biết họ muốn gì trong một tình huống, cho nên họ không biết phải cư xử thế nào cho “hợp tỉ lệ.”
(Trần Đình Hoành dịch và bình)
Accurate Proportion
Sen no Rikyu, a tea-master, wished to hang a flower basket on a column. He asked a carpenter to help him, directing the man to place it a little higher or lower, to the right or left, until he had found exactly the right spot. “That’s the place,” said Sen no Rikya finally.
The carpenter, to test the master, marked the spot and then pretended he had forgotten. Was this the place? “Was this the place, perhaps?” the carpenter kept asking, pointing to various places on the column.
But so accurate was the tea-master’s sense of proportion that it was not until the carpenter reached the identical spot again that its location was approved.
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Bạn thật Thu 03 Nov 2011, 10:50 | |
| Bạn thậtNgày xưa lâu lắm rồi ở Trung quốc có hai người bạn, một người đàn hay và một người nghe hay. Khi người đàn về núi cao, người nghe nói: “Tôi có thể thấy núi cao trước mặt tôi.” Khi người đàn về nước, người nghe nói: “Đây là dòng nước chảy!”
Nhưng người nghe gặp bạo bệnh mà chết. Người đàn cắt đứt dây đàn và không bao giờ đàn nữa. Từ đó trở đi, cắt đứt dây đàn là biểu tượng của tình bạn thắm thiết.
Bình:
• Đây là câu chuyện về Bá Nha Tử Kỳ thời Xuân Thu Chiến Quốc. Bá Nha, làm quan, là người đàn; Tử Kỳ, người nghe, là tiều phu. Gặp nhau và kết nghĩa anh em vì “tri âm” (hiểu được âm thanh), cho nên ngày nay ta có từ “bạn tri âm”.
Cây đàn mà Bá Nha dùng có lẽ là cây Cổ Cầm, mà ngày nay vẫn còn dùng. Cổ cầm còn là tiền thân của Thập Lục Huyền Cầm (hay Tam Thập Lục Huyền Cầm), tức là Đàn Tranh (16 dây hay 36 dây) ngày nay.
• Hiểu nhau không cần phải ở chung với nhau 20 năm. Chưa gặp nhau cũng đã có thể hiểu nhau ngay chỉ qua tiếng đàn.
• Hiểu nhau không cần nói nhiều.
• Nhưng hiểu nhau cần: (1) Người biết diễn đạt đúng điều mình muốn diễn đạt, và (2) người biết nghe điều người kia diễn đạt.
Điều quan trọng ở đây là: Người diễn đạt, không chỉ làm ra âm bằng tay, mà là hồn mình đang nói những lời lẽ sâu kín trong tâm. Và người nghe không chỉ nghe âm bằng tai, mà hồn mình đang trực nhận những thì thầm từ hồn người kia.
Vậy thì, để có tri âm, khi nói chuyện, ta có nói thành thật những sâu kín của hồn ta không, hay ta màu mè, bày vẻ, thiếu thành tâm? Nếu ta không thành tâm thì rất khó có bạn tri âm.
Và khi ta nghe, ta có dùng tâm hồn để nghe tâm hồn không, hay ta chỉ biết nghe âm bằng tai? Nếu không biết nghe thì làm sao “tri âm” ai được?
• Giữa đàn và nghe, điều nào khó hơn? Dĩ nhiên ở mức cao thì làm gì cũng khó. Nhưng có lẽ là nghe khó hơn đàn, vì đàn là đàn điều mình nghĩ, nghe là nghe điều người khác nghĩ. Mình biết mình nghĩ gì để diễn đạt, nhưng người nghe thì lại không biết người kia nghĩ gì, phải lấy âm thanh mà suy đoán.
Nói bao giờ cũng dễ hơn nghe. Vậy thì trong liên hệ con người, nói cẩn thận, nhưng phải nghe cực kỳ chăm chú.
(Trần Đình Hoành dịch và bình)
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Truyện Thiền Đối Thoại Fri 11 Nov 2011, 07:23 | |
| Vui Hay Lo? "Truyện Ngụ Ngôn"
Phật nói một dụ ngôn trong kinh:
Một người đàn ông đi ngang cánh đồng và gặp con cọp. Anh ta chạy, cọp đuổi theo. Chạy đến một vực sâu, anh nắm rễ của một dây leo và nhảy xuống vực. Con cọp đứng trên vực đợi anh. Run rẩy, anh ta nhìn xuống đáy vực, một con cọp khác đang đợi dưới đáy để ăn anh. Chỉ có sợi dây leo đang giữ anh lại.
Hai con chuột, một trắng một đen, đang gặm sợi dây leo. Anh thấy một quả dâu chín mọng gần anh. Một tay nắm sợi dây leo, tay kia anh hái trái dâu. Ngọt ơi là ngọt!
Bình:
• Truyện này có nhiều phiên bản hơi khác nhau chút đỉnh, và nhiều người có những cách giải thích khác nhau. Chúng ta sẽ giải thích chuyện này theo tinh thần Thiền tông.
• Cọp trên vực và cọp ở dưới vực, tượng trưng cho điều không tránh được—đó là sự chết. Và cũng tượng trưng cho hai giới hạn của đời người: Cọp sau lưng (trên vực) là quá khứ, cọp trước mặt (dưới vực) là tương lai.
Đời người nằm giữa quá khứ và tương lai. Sơi dây leo tượng trưng cho đời người.
Chuột trắng chuột đen là biểu tượng của ngày và đêm, đưa con người dần đến sự chết.
Cuộc sống chỉ tạm thời, và ta nhất định sẽ có ngày chết.
• Thế trái dâu là tượng trưng cho điều gì?
Khoái lạc tạm thời làm cho ta si mê mà quên mất cái nguy đang gặp (như một số người giải thích)?
Nhưng nếu không ăn dâu cho thỏa thích, thì làm gì bây giờ?
• Tâm thiền là tâm rỗng lặng, không lo lắng về sự chết, không gánh nặng quá khứ và không lo sợ cho tương lai.
Sống thật là sống “ở đây lúc này.” Đừng lo chuyện không lo được. Trước cọp sau cọp, nếu đến lúc phải chết là ta sẽ phải chết, không cưỡng được, không thể chọn lựa được.
Nhưng trái dâu trước mặt, ta có cơ hội chọn lựa. Một là hưởng mật ngọt của nó, hai là để sợ hãi làm ta không thấy được trái dâu, không hưởng được nó.
Thiền là không lo sợ. An lạc vui sướng với “lúc này ở đây”.
(Trần Đình Hoành dịch và bình)
A Parable
Buddha told a parable in a sutra:
A man traveling across a field encountered a tiger. He fled, the tiger after him. Coming to a precipice, he caught hold of the root of a wild vine and swung himself down over the edge. The tiger sniffed at him from above. Trembling, the man looked down to where, far below, another tiger was waiting to eat him. Only the vine sustained him.
Two mice, one white and one black, little by little started to gnaw away the vine. The man saw a luscious strawberry near him. Grasping the vine with one hand, he plucked the strawberry with the other. How sweet it tasted! |
| | | BachVanNhi
Tổng số bài gửi : 557 Age : 74 Location : Vườn Thiền Hoa Đạo Registration date : 08/09/2011
| Tiêu đề: Hãy mở kho báu của chính mình Sun 13 Nov 2011, 10:18 | |
| Hãy mở kho báu của chính mình
Ở Trung Hoa, Thiền sư Đại Châu đến ra mắt ngài Mã Tổ. Mã Tổ hỏi: “Ông tìm cầu gì?” Ngài Đại Châu đáp: “Con cầu giác ngộ.” Mã Tổ hỏi: “Ông tự có kho báu của riêng mình, sao còn tìm kiếm bên ngoài?” Đại Châu thưa hỏi: “Chẳng biết kho báu của con ở đâu?” Mã Tổ đáp: “Cái mà ông đang dùng để hỏi ta đó chính là kho báu của ông.” Ngài Đại Châu nhân đó chứng ngộ! Từ đó về sau, ngài luôn thúc giục những bạn đồng tu của mình: “Hãy mở kho báu của chính mình mà dùng.” Viết sau khi dịchKho báu quý giá mỗi người đều sẵn có nhưng hầu hết đều rong ruổi tìm cầu đó đây mà không chịu quay về tự mở. Ngài Mã Tổ cũng có nói: “Tức tâm tức Phật.” Mỗi người đều có tâm, nên ai ai cũng có thể thành Phật! Vấn đề là làm sao để tâm ấy thành Phật? Tuy đây không phải là việc dễ dàng, nhưng dù sao cũng phải biết được đúng chỗ để tìm. Nếu hướng mãi ra bên ngoài tìm cầu, khác nào người mài gạch muốn thành gương soi? http://rongmotamhon.net/mainpage/det...ID=467&p_id=29 |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Truyện Thiền Đối Thoại Thu 17 Nov 2011, 03:53 | |
|
Được sửa bởi mytutru ngày Fri 18 Nov 2011, 05:10; sửa lần 1. |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Truyện Thiền Đối Thoại | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 7 trong tổng số 9 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |