Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Ngộ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 8 ... 13, 14, 15, 16, 17  Next
Tác giảThông điệp
Moon

Moon

Tổng số bài gửi : 384
Registration date : 22/08/2011

Ngộ - Page 14 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngộ   Ngộ - Page 14 I_icon13Mon 09 Jan 2012, 08:27



Ly chè đậu đỏ ngon lành quá ... Ko dzớt trước ... Uổng :nhay:

Rằng thì là mà ... Chuyện dài 100 tập ...
Chỉ ngắn gọn là ...
Chỉ nghĩ đến chuyện buồn của Moon thoi ...
thì tất cả những nổi buồn của các bạn sẽ vơi đi rất nhiều ...
Có thể sẽ vơi hết luôn .... :mim:

Cám ơn lời thăm hỏi của VT và sự lo lắng của LH nhé...
Tỷ Moon vô vàn cảm khích ... :nu:

Rằm muh thấy Trăng xuất hiện là Okie rùi huh ...
Chúc các bạn chiều chủ nhật vạn an
Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Ngộ - Page 14 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngộ   Ngộ - Page 14 I_icon13Tue 10 Jan 2012, 17:01

Yến Phương đã viết:
YP ghé đọc bài, tặng hoa :bong: :bong: :bong: :bong: :bong:
Mến chúc huynh Lữ Hoài cuối tuần vui
Very Happy

hearts Yến Phương rất nhiều!
Chúc YP luôn luôn tươi trẻ yêu đời !!! :bong:
Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Ngộ - Page 14 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngộ   Ngộ - Page 14 I_icon13Tue 10 Jan 2012, 17:06

vinh thanh đã viết:
hm... gì mà VT khóc rống giống ... Shiroi quá dị??? :tongue:
hihi lơ mơ ngập tràn ĐV rùi đỗ thừa là tại năm Thìn bão lụt nhen! Shocked
Ahem....xăng dầu lúc này mắc mỏ quà VT ơi, kêu cất là cất liền á! dd

Cho LH rước dùm VT cái xui cuối năm hết đi hén,
để LH mời ai xui ăn chè đậu đen vừa bùi vừa ngọt mà xả hết vận đen hết nhen.
hm.. full Moon sắp tới nơi rồi đó ...mời Moon dìa ăn bánh uống juice với mọi người há. :mim:

Nghe VT than buồn ở xứ người tội nghiệp quá, nhiều người có cùng tâm trạng này đó anh VT ạ!
Anh cố gắng nghĩ rằng đâu cũng là nhà - home is where your heart is.
Ráng thanh thản tinh thần mà build your "home" .
LH đi nhiều nơi, sống nhiều chổ riết cũng không biết đâu là nhà hết?!
hm.. ngay cả lúc về quê mình sống cũng thấy lạ nữa.
Hồi đầu thấy buồn vì cảnh,
nhưng nếu mình chịu khó thay đổi suy nghĩ một chút thì dễ dàng chấp nhận tất cả đó anh VT,
vạn vật đều tại tâm hết mà. :nhay:

hm...đừng bứt tóc nữa há...hihi...còn chừng hỗng còn cọng nào là hết đẹp trai đó nha! :tongue:
Tới chừng đó sao còn...lù dù vác cái lu mà chạy như Moon nói nữa hả? :tongue:
Chúc anh VT và các bạn cuối tuần thật an vui và hạnh phúc. :mim:

Gởi các bạn nghe bài hát hay này của Mcfly - Home Is Where The Heart Is



Huynh Lữ Hoài thân mến,

VT xin cám ơn Huynh về những lời động viên chí tình cùng bản nhạc và bài văn hay. hearts

VT cảm thấy rất ấm lòng.Mến chúc Huynh luôn vui mạnh. :bong:

Vĩnh Thành.

Chuyện nhỏ thôi anh VT ơi! :mim:
Được biết anh vui vẻ ấm lòng là LH happy cho anh rồi! :bong:
hihi... lù đù vát cái lu đi chậm nên M dzớt ly chè luôn rồi. :tongue:
Đầu tuần vui nhen! :hoa:


Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Ngộ - Page 14 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngộ   Ngộ - Page 14 I_icon13Tue 10 Jan 2012, 17:12

Moon đã viết:


Ly chè đậu đỏ ngon lành quá ... Ko dzớt trước ... Uổng :nhay:

Rằng thì là mà ... Chuyện dài 100 tập ...
Chỉ ngắn gọn là ...
Chỉ nghĩ đến chuyện buồn của Moon thoi ...
thì tất cả những nổi buồn của các bạn sẽ vơi đi rất nhiều ...
Có thể sẽ vơi hết luôn .... :mim:

Cám ơn lời thăm hỏi của VT và sự lo lắng của LH nhé...
Tỷ Moon vô vàn cảm khích ... :nu:

Rằm muh thấy Trăng xuất hiện là Okie rùi huh ...
Chúc các bạn chiều chủ nhật vạn an

Hihi...chè đỗ đen mà nhìn thành đậu đỏ dị chắc đời sắp lên hương rồi đó Moon ơi! :nhay:
Ừ cứ ráng lạc quan tin tưởng vào niềm vui một chút để cười cho tươi đi M. :mim:

hm... nghe M nói câu này làm LH nhớ Đức Dalai Latma lúc bị đau ốm nặng khốn khổ vô cùng song ngài nhìn thấy chung quanh có những người bệnh nặng hơn nhiều rồi xót thương người mà vơi bớt niềm đau của chính mình. Từ bi hỷ xả có đủ in this case ...cho nên đáng vui đó M. :nhay:

Gởi M bài thơ này, đầu tuần vui huh.

Ngộ - Page 14 N

Xuân trên cánh Én

Một con én khó làm nổi mùa Xuân
Bị lạc đàn chao nghiêng buồn đôi cánh
Tìm loanh quanh, khoảnh trời xanh một mảnh
Mong bay tìm chút nắng sưởi bờ vai

Hoài rong ruỗi bao năm còn xa mãi
Tìm hương Xuân nên khắc khoải đêm ngày
Mỗi một năm là thêm lần đánh mất
Mất một mùa thơ dại vết chim bay!

Ai thương tiếc khiến lòng Xuân tê tái?
Ngại trùng dương chùn đôi cánh rã rời
Đôi cánh cố mang mùa vui mong đợi
Vơi ưu tư dằn vặt buốt khung trời

Hởi mùa Xuân, trang điểm khuôn mặt mới
Mặc lên người áo hỷ lạc tương lai
Nở nụ Xuân đẹp sắc tình nhân ái
Nâng cánh chim về tổ ấm ngày mai!


Lữ Hoài :bong:



Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Ngộ - Page 14 Empty
Bài gửiTiêu đề: ...đợi xuân về ...nghe chuện xuân xưa   Ngộ - Page 14 I_icon13Wed 11 Jan 2012, 16:39



Ngộ - Page 14 Hdao

Xông đất nhà thơ Tố Hữu


Sáng mồng một Tết năm Canh Ngọ. Như thường lệ, vợ chồng chúng tôi xuất hiện vào lúc 9 giờ sáng, đến chúc tết các gia đình họ hàng nội ngoại. Năm đó, chúng tôi quyết định xông đất đầu tiên gia đình nhà thơ Tố Hữu.

Trong mối liên hệ gia tộc, tôi gọi nhà thơ bằng cậu. Theo phong tục miền Bắc tôi phải gọi bác, vì nhà thơ là anh em cô cậu ruột với mẹ tôi. Cậu là con út trong gia đình, hàng cháu chúng tôi vẫn quen gọi là cậu út. Mọi năm, trên đường đi chúc tết, tôi vẫn thường gặp xe ngang qua trước cổng biệt thự của nhà thơ trên đường Phan Đình Phùng. Cảnh tượng tưng bừng tấp nập trước cổng biệt thự tôi không tả nổi; chỉ đoán chắc cả Hà Nội cũng chỉ dăm bảy nhà sánh kịp thôi. Ô tô con đủ hình dạng, màu sắc, nhãn hiệu, choáng lộn như vừa xuất xưởng, đỗ một dàng san sát. Những bó hoa tươi thật lớn, thật rực rỡ, được đưa từ trên xe xuống... Công an mặc lễ phục đi lại dọc vỉa hè. Lính cảnh vệ oai nhiêm bồng súng đứng gác bên cổng sắt đồ sộ. Người ra người vào nườm nượp mặc toàn đồ lớn, nết mặt hồng hào rạng rỡ, đầy vẽ trịnh trọng có pha chút cúm núm. Ngang qua đó không hiểu sao tôi cứ có cảm giác sờ sợ, đầu không khiến mà chân cứ tự động đạp xe dạt qua phía bên kia lề đường.

Nhưng tết này; trước cổng biệt thự của nhà thơ quang cảnh vắng teo. Không có chiếc ô tô con nào, không công an cũng chẳng lính cảnh vệ. Cái cổng sắt mọi ngày nom như hẹp hẳn lại, hai cánh cửa khép hờ, ai vào cứ việc đẩy cửa mà vào y như thể dân thường. Hai vợ chồng tôi xuống xe đạp đứng tần ngần một lúc trước cổng sắt.

.....Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương...

Hai câu thơ của bà Huyện Thanh Quan bỗng đột ngột hiện ra trong trí nhớ của tôi với toàn bộ vẽ đẹp u trầm và sâu sắc đếm kinh người của nó.

“Tết này là đúng ba mươi hai cái tết anh không đến chúc Tết cậu” - tôi nói với vợ, tay khẻ khàng đẩy cánh cổng sắt. Chúng tôi dắt xe qua khoảng sân lốm đốm những mảnh rêu, dựa xe vào tường dãy nhà ngang dài tít tắp, cuối dãy nhà là ga-ra ô tô. Dãy nhà ngang này, mới năm ngoái năm kia, còn người ra người vào tấp nập, vang vang tiếng chuông điện thoại, tiếng “A lô tôi nghe đây”, tiếng máy chữ lách cách liên hồi; trong ga-ra ngự một chiếc ô tô choáng lộn, nhìn thẳng ra cổng với cặp mắt đèn pha sáng quắc, uy nghi. Bây giờ các cửa phòng đều đóng kín, trong ga-ra đậu một chiếc xe con nhỏ thó, màu trắng đục.

Tôi bâng khuâng đưa mắt nhìn cây táo già và cây hồng tơ đứng sắt bên rào sắt trước tiền cảnh biệt thự. Đây là hai cái cây nỗi tiếng đã đi vào thơ “Cây táo đầu hè rung rinh quả ngọt” “Quả son nhún nhẩy đèn lồng cành tơ”. Nhìn cây tôi bỗng chạnh nhớ tới anh lính trẻ thương binh Hoàng Cát viết văn. Chỉ vì cây táo này mà đã có lần anh phải mang hoạ vào thân. Anh viết chuyện thiếu nhi “Cây táo ông Lành” và đã bị trừng phạt vì đã có dụng ý nói xấu cán bộ lãnh đạo cao cấp. Giá hồi đó anh đổi thành “cây nhót hoặc cây ổi ông Lành” chắc đã không phải khổ. Tôi nghĩ vậy mà thầm tiếc cho anh. Chúng tôi bước vào phòng khách rộng lớn, thấy nhà thơ đang tiếp mấy vị khách ăn mặc xuyềnh xoàng như chúng tôi, trong đó có một phụ nữ đứng tuổi, gương mặt thanh thoát, sắc sảo, cởi mở, sau đó tôi được biết người phụ nữ này là chị Nẻ vợ đồng chí Võ Chí Công.

“Thưa cậu, năm mới vợ chồng cháu xin đến chúc Tết, mừng tuổi cậu mợ và các anh chị...” Sau ba mươi hai năm không gặp lại mà vẫn nhận ra tôi. “Vợ chồng Phùng Quán - nhà thơ nói như muốn giới thiệu luôn với mấy người khách - Sao lâu nay chau không đến cậu?” Giọng nhà thơ ân cần, có pha chút trách cứ của bậc bề trên.

Tôi thoáng một giây bối rối, nhưng nhờ mấy chén rượu xuân trước lúc xuất hành, nên đầu óc trở nên mẫn tiệp. “Thưa cậu – tôi chấp tay cung kính, ý thức sâu sắc rằng tôi không chỉ nói riêng với nhà thơ mà còn với cả khách khứa đang có mặt - Cháu biết như vậy là rất có lỗi với cậu, nhưng mong câu hiểu cho. Trước đây, lúc cậu còn là uỷ viên Bộ Chính Trị, phó Thủ Tướng thứ nhất, cháu đến chỉ với một mục đích duy nhất là để thăm chúc Tết cậu mợ, nhưng bạn hữu và những người quen biết cháu sẽ đinh ninh Phùng Quán đến để cầu cạnh xin xỏ Tố Hữu điều gì, và Tố Hữu gọi Phùng Quán đến để sai bảo điều gì. Tấm lòng thật của cháu dù có biện minh đến ngàn lần cũng chẳng ai tin. Miệng lưỡi thế gian dữ dằn lắm cậu ạ. Ai biết đâu mà ăn cỗ!. Bây giờ mọi việc đã xong rồi, vợ chồng cháu lại đến chúc Tết cậu mợ...”.

Nhà thơ nhìn tôi với ánh mắt vừa thương mến vừa cười cợt. “Thôi, được rồi. Hai vợ chồng ngồi xuống đây - nhà thơ chỉ hai cái ghế trống sát bên cạnh. Tôi là anh của mẹ Phùng Quán” - nhà thơ giới thiệu tôi với mấy người khách trong đó có anh Hồ Ngọc Đại nhà giáo dục cách tân nổi tiếng. Chúng tôi niềm nở bắt tay nhau. “Cậu có đọc bài thơ Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe (*) đăng trên Sông Hương - nhà thơ nói - Bài thơ được lắm”. Tôi thực sự ngạc nhiên trước lời khen về bài thơ đó. Đến chúc Tết nhà thơ tôi ngại nhất chuyện này. Tôi thầm hy vọng nhà thơ chưa đọc.

... Em ơi nếu Tử Mỹ
nhà ở rộng mười gian
rào sắt với cửa son
thềm cao đá hoa lát
chắc ông không thể làm
mưa thu mái nhà tốc...


Những câu thơ như thế có thể làm nhà thơ nghĩ rằng có sự án chỉ cá nhân... Lời khen bất ngờ này toát ra vẻ đẹp trong trắng trong tâm hồn nhà thơ: với thơ bao giờ cũng hoàn toàn vô tư.
Nhân nhắc đến chuyện thơ, chị Nẻ bỗng dừng câu chuyện với người khách ngồi cạnh, quay sang hỏi nhà thơ với giọng thẳng thắn bộc trực: “Sao lâu nay anh ít làm thơ thế? Anh đừng để tầm gì nhiều những chuyện đã qua. Tôi nói thật, mất đi mười ông Phó Thủ tướng thứ nhất tôi chẳng tiếc bằng mất một nhà thơ như anh. Tuổi thanh niên, tôi lao vào hoạt động cách mạng một phần cũng do đọc thơ anh. Ngày đó, bai nhiêu bài thơ trong tập Từ ấy tôi thuộc làu làu. Hồi bí mật, bọn mật thám bắt tôi, chúng nó tra tấn treo ngược tôi lên, bắt tôi khai báo. Tôi trả lời chúng bằng cách đọc thơ anh, đọc bài này tiếp bài khác, đọc suốt đêm. Sáng hôm sau chúng nó sợ, phải cởi trói cho tôi... Không phải chúng nó sợ tôi đâu, mà sợi thơ anh ấy...”.

Cũng là người làm thơ, nghe người phụ nữ kiên cường này nói về sức mạnh lớn lao của thơ, tôi thầm ao ước cả đời mình được nhận một phần mười của lời khen tặng đó. “- Mọi năm, Tết nào anh cũng có thơ Xuân - chị Nẻ lại hỏi tiếp - Sao vài năm nay anh không có thơ Xuân?” “Tết này tôi cũng có làm một bài, ngắn thôi, thơ tứ tuyệt...” vợ tôi nói “xin cậu đọc cho chúng cháu nghe với”. Nhà thơ cười cười, đọc bài thơ với giọng Huế đặc sệt: “Đầu đề bài thơ là Anh bộ đội mua đông hồ. xin lưu ý là anh bộ đội nghe. Có anh bộ đội mua đồng hồ - thiệt giả không rành anh cứ lo - Đành hỏi cô hàng, cô tủm tỉm (từ tủm tỉm của tôi là đắt lắm đấy!) Giả mà như thiệt khó chi mô!” Nhà thơ đọc lại lần thứ hai, nhánh mạnh từng từ một. Khách khứa nghe cũng đều cười tủm tỉm, nhưng không ai bình luận gì hết, tôi thì đoán hộ đều như bị hẫng. Vì giọng thơ khác lạ biết bao với giọng thơ quen thuộc của nhà thơ trước đây. Chào 61 đỉnh cao muôn trượng câu thơ sảng khoái trong Bài ca Xuân 61 của nhà thơ được nhiều người liệt vào những câu thơ sấm ngữ. Riêng tôi bài thơ làm tôi nghĩ ngợi phân vân: có lẽ nào một nhà chính trị, một nhà thơ từng trải thông minh như cậu mà mãi cho đến lúc bước vào tuổi bảy mươi mới bắt đầu ngấm cái đòn - giả - thật? Hay cậu đã ngấm từ lâu nhưng phải đến hôm nay, khi không còn hệ luỵ gì nữa, mới có dịp bộc bạch với mọi người? “các cháu ăn bánh mứt đi - nhà thơ quay sang nói với vợi chồng tôi”. “Thưa cậu cháu không quen ăn của ngọt. Cậu có rượu chi ngon cho cháu uống, cháu xin uống ngay”. “Rượu à? Cạnh cái chân lò sưởi kia có chai rượu gì đó người ta biếu, cháu xem có uống được không?” “- A, rượu Nga! A-ra-rát. Tôi vặn nút rót một ly đầy và uống cạn - Rượu ngon tuyệt cậu ạ. Thế mà vừa rồi nghe đâu Goóc-ba-chóp lại ra lệnh cấm rượu. Goóc-ba-chóp cùng tuổi với cháu, tuổi Tân Mùi.” Cấm rượu! nhà thơ dằn giọng – Do đó mới làm thiệt mất của đất nước một trăm mấy chục tỷ rúp! Gương mặt nhà thơ đang vui vụt sa sầm, cặp mắt loé lên anh tức giận trước một tổn thất quá lớn về của cải của một đất nước mà nhà thơ yêu mến từ thuở thiếu thời và đã từng viết nên những vần thơ xao xuyến lòng người. Nhà thơ nói tiếp: “Sự đúng đắn và lố bịch nhiều khi chỉ cách nhau một sợi tóc”.

Sau khi khách khứa ra về, chỉ còn lại ba cậu cháu. Tôi đã uống đến ly A-ra-rát thứ năm. Rượu bắt đầu ngấm làm tôi trở nên mạnh dạn, Tôi hỏi nhà thơ câu hỏi tôi muốn hỏi từ lâu: “Thưa cậu, cháu rất muốn biết, bây giờ cậu thật sự mong muốn điều gì?” Một thoáng trầm ngâm, nhà thơ nói: “Cậu ao ước còn đủ sức khoẻ, đạp một chiếc xe đạp về trong quê mình, sống lại kỷ niệm của thời ấu thơ, thời hoạt động sôi sục của tuổi thanh niên, rồi đặt những bài vè như Mẹ Suốt, Ba mươi năm đời ta có Đảng, mước non ngàn dặm...tìm đến những nơi có đông đảo bà con tụ tập, đọc lên cho bà con nghe...Cậu mong muốn được làm một người hát rong của nhân dân”.

Nhà thơ ngồi yên lặng một lúc lâu. Ánh mắt nhà thơ trở nên tĩnh lặng thâm trầm như mặt vực nước của một giòng suối lớn lắng lại sau khi đã chảy qua biết bao nhiêu ghềnh thác dữ dội của cuộc sống và cách mạng. “- Nhưng cậu còn bận vào việc phải hoàn thành công tác Đảng giao. Vả lại sức khoẻ cũng kém đi nhiều... nên cái điều mong muốn đó e khó lòng thực hiện được...”.
Nghe nhà thơ tâm sự mắt tôi tự dưng mờ lệ, lòng quặn thắt cảm thương. Người cậu của tôi sang xuân này, bước vào tuổi bảy mươi đã trở lại nguyên vẹn là một nhà thơ, một nhà thơ viết hoa.
Có lúc nhà thơ đã đạt tới chức Tam công trong bộ máy quyền lực của đất nước, nhưng cuối đời lại chỉ mong được làm một nghệ sĩ hát rong của nhân dân mà không hi vọng thực hiện được. Trong khoảng khắc đó lần đầu tiên tôi lĩnh hội được hết vẻ cao sang của thi ca đích thực.
Vợ chồng tôi xin phép cậu ra về còn đi chúc Tết những gia đình khác. Nhà thơ đứng lên tiễn chúng tôi và dặn: “- Khi nào có thì giờ hai vợ chồng cháu đến chơi với cậu. Cậu thường rảnh vào buổi chiều”. Nhà thơ khoác vai tôi một bên và vợi tôi một bên lững thững đi ra cổng. Bước xuống những bậc tam cấp, nhà thơ nói với vợ tôi: “Thằng Quán nó dại...” Khi ra gần đến cổng sắt, nhà thơ dừng lại, nói tiếp như vẫn không dứt khỏi giòng suy nghĩ của mình: “- mà cậu cũng dại...” Mấy ly rượu A-ra-rát làm cái lưỡi tôi trở nên phóng túng, tôi bật cười to: “- Thưa cậu, thì chính cậu đã viết điều đó thành thơ từ nửa thế kỷ trước: Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần!”.


:bong:

Lời Mẹ dặn

Tôi mồ côi cha năm hai tuổi
Mẹ tôi thương con không lấy chồng
Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải
Nuôi tôi đến ngày lớn khôn.
Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ
Ngày ấy tôi mới lên năm
Có lần tôi nói dối mẹ
Hôm sau tưởng phải ăn đòn.
Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn
Ôm tôi hôn lên mái tóc:
- Con ơi! trước khi nhắm mắt
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một người chân thật.
- Mẹ ơi, chân thật là gì?
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
Con ơi một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc là khóc.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêụ
Từ đấy người lớn hỏi tôi:
- Bé ơi, Bé yêu ai nhất?
Nhớ lời mẹ tôi trả lời:
- Bé yêu những người chân thật.

Đói
Trong trăm nghìn nỗi đói
Tôi nếm trải cả rồi
Tôi chỉ kinh khiếp nhất
Là nỗi đói tình người !

Phùng Quán
(1932–1995)
:hoa:



Về Đầu Trang Go down
Moon

Moon

Tổng số bài gửi : 384
Registration date : 22/08/2011

Ngộ - Page 14 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngộ   Ngộ - Page 14 I_icon13Thu 12 Jan 2012, 18:03

Lữ Hoài đã viết:
Moon đã viết:


Ly chè đậu đỏ ngon lành quá ... Ko dzớt trước ... Uổng :nhay:

Rằng thì là mà ... Chuyện dài 100 tập ...
Chỉ ngắn gọn là ...
Chỉ nghĩ đến chuyện buồn của Moon thoi ...
thì tất cả những nổi buồn của các bạn sẽ vơi đi rất nhiều ...
Có thể sẽ vơi hết luôn .... :mim:

Cám ơn lời thăm hỏi của VT và sự lo lắng của LH nhé...
Tỷ Moon vô vàn cảm khích ... :nu:

Rằm muh thấy Trăng xuất hiện là Okie rùi huh ...
Chúc các bạn chiều chủ nhật vạn an

Hihi...chè đỗ đen mà nhìn thành đậu đỏ dị chắc đời sắp lên hương rồi đó Moon ơi! :nhay:
Ừ cứ ráng lạc quan tin tưởng vào niềm vui một chút để cười cho tươi đi M. :mim:

hm... nghe M nói câu này làm LH nhớ Đức Dalai Latma lúc bị đau ốm nặng khốn khổ vô cùng song ngài nhìn thấy chung quanh có những người bệnh nặng hơn nhiều rồi xót thương người mà vơi bớt niềm đau của chính mình. Từ bi hỷ xả có đủ in this case ...cho nên đáng vui đó M. :nhay:

Gởi M bài thơ này, đầu tuần vui huh.

Ngộ - Page 14 N

Xuân trên cánh Én

Một con én khó làm nổi mùa Xuân
Bị lạc đàn chao nghiêng buồn đôi cánh
Tìm loanh quanh, khoảnh trời xanh một mảnh
Mong bay tìm chút nắng sưởi bờ vai

Hoài rong ruỗi bao năm còn xa mãi
Tìm hương Xuân nên khắc khoải đêm ngày
Mỗi một năm là thêm lần đánh mất
Mất một mùa thơ dại vết chim bay!

Ai thương tiếc khiến lòng Xuân tê tái?
Ngại trùng dương chùn đôi cánh rã rời
Đôi cánh cố mang mùa vui mong đợi
Vơi ưu tư dằn vặt buốt khung trời

Hởi mùa Xuân, trang điểm khuôn mặt mới
Mặc lên người áo hỷ lạc tương lai
Nở nụ Xuân đẹp sắc tình nhân ái
Nâng cánh chim về tổ ấm ngày mai!


Lữ Hoài :bong:




Cám ơn Lữ Hoài bài Thơ hay quá ... applause

Đang mĩm cười đây nhưng chưa thấy bớt đau chút nào ... Very Happy:
Chúc LH mọi việc như ý nhen :nu:

Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Ngộ - Page 14 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngộ   Ngộ - Page 14 I_icon13Wed 18 Jan 2012, 16:03

Ngộ - Page 14 Dilac

Hình tượng đức Phật Di Lặc
và ý nghĩa của Nụ Cười

Đã từ rất lâu, người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng xem Nguyên Đán là một cái tết vô cùng quan trọng. Hằng năm, khi những cánh én báo hiệu mùa xuân về, khi những cánh mai vàng ngoài kia bắt đầu hé nụ là lòng người trở nên xao xuyến lạ kỳ. Người người hớn hở, nhà nhà nô nức đón xuân, những đóa hoa xanh đỏ tím vàng rực rỡ khắp phố phường, mọi sinh hoạt của con người lúc nầy cũng trở nên tưng bừng và sôi động hẳn lên. Tết đến, mọi người gác lại tất cả những lo toan phiền muộn và bỏ qua những nỗi bực dọc của những ngày tháng cũ để chào đón năm mới với một tâm hồn thanh thản nhẹ nhàng. Người ta thăm viếng nhau, chào đón nhau, chúc tụng nhau bằng những lời tốt đẹp và trao cho nhau những nụ cười hoan hỷ, thân thiện làm cho không khí ngày xuân vốn đã ấm áp lại càng ấm áp thêm hơn. Trong những ngày tết, nhất là ngày mồng một, mọi người hết sức cẩn thận lời ăn tiếng nói và hành vi cử chỉ của mình. Bởi lẽ theo họ, đây là thời điểm khởi đầu của một năm, và những điều tốt xấu trong năm ấy đều có liên quan và bắt nguồn từ ngày này của những lời ấy.

Nếu nhân gian xem Mồng Một Tết là ngày quan trọng như thế nào thì đạo Phật cũng xem ngày nầy quan trọng như thế ấy, thậm chí còn quan trọng hơn nhiều. Bởi vì với đạo Phật, đây không những là ngày đầu tiên của một năm mà còn là ngày đánh dấu cho sự ra đời của một vị Phật tương lai - Phật Di-lặc. Vì thế, với đạo Phật, mừng xuân mới cũng chính là mừng Xuân Di-lặc vậy.
Trong nghệ thuật tranh tượng của Phật giáo, ngài Di-lặc thường được mô tả theo một hình thức hết sức đặc biệt với cái bụng thật lớn và cái miệng cười thật tươi để nói lên rằng:

“Bụng trống năng dung, dung những điều khó dung trong thiên hạ
Miệng lớn hay cười, cười những việc khó cười trong thế gian.”


Nụ cười của đức Di-lặc là nụ cười hoan hỷ bất diệt, tâm hồn của đức Di-lặc là tâm hồn bao dung không bờ bến. Và, không ai nhìn vào hình tượng của Ngài mà không cảm thấy lòng mình trở nên thanh thản nhẹ nhàng.
Thật ra không phải ngẫu nhiên mà tượng Phật Di-lặc được tạc theo hình thức như vậy, mà đây chính là thể hiện mong ước và tâm tư của đạo Phật trong việc đem nụ cười vào trong cuộc đời.

Cười chẳng có gì là khó, vì nó chẳng hao công sức cũng chẳng tốn bạc tiền. Nhưng, để có được nụ cười với những hiệu quả của nó đôi lúc lại là một việc không dễ dàng chút nào. Vì thực tế cho thấy, có người suốt ngày chẳng tìm ra được nụ cười dù đó chỉ là nụ cười gượng gạo. Lý do thật dễ hiều. Bởi lẽ, đôi lúc hoàn cảnh khiến cho tâm hồn con người ta trở nên khô cứng và vì vậy phải sống trong ầm thậm lặng lẽ để rồi dần đánh mất đi nụ cười. Bảo rằng, cười sao được khi cuộc sống có quá nhiều lo âu phiền muộn, cười sao được khi biết bao đau khổ đang đè nặng trong tâm hồn. Nói một cách khác, con người ta chỉ cười khi trong lòng không có phiền muộn lo âu, ít có ai cười trong hoàn cảnh trái ý nghịch lòng. Và chính vì thế mà khiến cho cuộc đời càng trở nên mệt mỏi, căng thẳng và thật sự có những nụ cười mà trong đó là lệ chảy.

Cuộc đời vốn đã quá nhiều đau khổ và vì thế rất cần đến những nụ cười. Bởi vì nụ cười là cửa ngỏ của con tim, nó mở lối cho tình người xích lại gần nhau; nụ cười làm ấm lại một tâm hồn đang bơ vơ lạc lõng, nụ cười làm cho mọi người thông cảm lẫn nhau. Lại nữa, cười có thể làm giảm bớt sự căng thẳng của cuộc sống, cười có thể làm vơi đi nỗi bực dọc, đau khổ trong tâm hồn.
Cuộc sống là sự tương quan giữa người với người là sự tương quan giữa người và thiên nhiên vật loại. Và, thái độ sống của người nầy ít nhiều đều có ảnh hưởng đến niềm vui và nỗi buồn của người khác và cho cả thế giới thực vật nữa. Ai có thể vui được khi bên cạnh họ có một người đang âu sầu, buồn bã; ai có thể vui được khi bên cạnh họ có người đang gắt gỏng, giận hờn. Cảnh làm sao vui, khi cảnh ấy có người buồn. Ngược lại, cuộc sống sẽ trở nên vui vẻ hơn, bớt căng thẳng hơn khi mọi người biết cười và biết tặng nhau nụ cười hoan hỷ.

Nụ cười là nắng ấm mùa xuân, là đóa hoa tô điểm cho cuộc đời, làm cho cuộc đời trở nên đẹp hơn và thi vị hơn. Vậy thì tại sao lại không cười? Đành rằng những nghịch cảnh trong cuộc sống đôi khi khiến cho con người ta muốn cười cũng không thể nào cười được. Nhưng nếu có thể cười được thì hãy cứ cười.

Nhưng làm thế nào để luôn có được nụ cười? Đó chính là khi ta biết buông bỏ tất cả những ưu tư, hờn giận trong tâm hồn; khi ta biết cười tán dương cho hạnh phúc của người khác, và khi ta biết cười được những việc khó cười trong thế gian. Đức Di-lặc là người có nụ cười như vậy. Ngài là biểu hiện cho tâm hồn hoan hỷ, bao dung của con người. Cho nên mỗi lần xuân đến là mỗi lần hình ảnh hoan hỷ của Ngài lại hiện về như để nhắc nhở chúng ta rằng:

“Còn gặp nhau thì hãy cứ cười
Cuộc đời như nước chảy trôi
Lợi danh như bóng may chìm nổi
Chỉ có tình thương để lại đời”.


Đời người chẳng có bao nhiêu, vì vậy hãy sống cho có ý nghĩa. Để sống có ý nghĩa trước hết là phải biết cười và biết cho người cụ cười. Bởi lẽ nụ cười là chất liệu của yêu thương, là mùa xuân bất diệt của nhân loại vậy.


Thích Nữ Chơn Hạnh :hoa:



Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Ngộ - Page 14 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngộ   Ngộ - Page 14 I_icon13Fri 20 Jan 2012, 21:14

Hoa Đào ngày Xuân

Ngộ - Page 14 Dao12

Hoa đào là hình ảnh tượng trưng cho mùa xuân. Không vậy mà muôn đời. khi đất trời sang xuân, hoa đào lại trở về cùng nhân loại với màu đỏ hồng tươi thắm ( màu đỏ là màu của niềm vui và sự may mắn Đông phương ). Chỉ cần nói đến một bản sắc, một khía cạnh nhỏ là “ câu đối Tết “ trong cả một không khí, một bối cảnh của ngày xuân, ngày Tết mà ta đã thấy sự hiện diện của những cánh hoa đào rồi.

Hình ảnh của hoa đào bên cạnh hình ảnh ông thầy đồ già áo dài, khăn đống tề chỉnh, nghiêm trang bên góc các phố, bên lề đường: vận dụng ngọn bút lông để viết thành những nét chữ thần kỳ bằng mực tàu, trên những tấm giấy đỏ ( hồng đơn ) trong bài “Ông đồ “ của thi sỹ Vũ Đình Liên :
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.


Ngộ - Page 14 Ongdo

Hình ảnh hoa đào nói theo từng phần và hình ảnh cây đào nói theo tổng quát, có liên hệ “ mật thiết “ và “ lâu đời “ với câu đối. Từ hình ảnh “ đào nhân”: Đó là hai tấm gỗ cây đào có vẽ hay khắc hình hai vị thần tướng do thượng đế sai đến canh chừng Quỷ Môn là Thần Trà ( Thần Thư ) và Uất Lũy – Đến sự đơn giản hóa - Người ta chỉ viết tên hai vị thần này, hoặc vẽ bùa chú lên gỗ đào gọi là “ đào phù ” là bùa đào: hình thái ban đầu của câu đối.

Đến đời nhà Đường bên Trung Hoa, đây là thời điểm thi ca rộ nở, theo thể thất ngôn bát cú, khi sáng tác hai câu 3, 4 ( thực ) và 5, 6 (luận ), phải theo phép đối, niêm, luật hẳn hòi: Việc này ảnh hưởng đến chuyện người ta không ghi tên hai vị thần, hoặc vẽ bùa chú lên đào phù nữa, mà thay thế bằng các câu chúc “ hỉ khánh cát tường “ trích ra từ các kinh điển hay tác phẩm thi ca, văn học - Câu đối Tết ra đời từ đó.

Đào phù vạn điểm, hỉ khứ tuế ngũ cốc phong thu
Thụy khí thiên điều, phân tân xuân lục súc hưng vượng

( Mùa đào vạn điểm, mừng năm trước ngũ cốc được mùa
Khí lành nghìn cành,mong xuân mới gia súc hưng vượng )


Ngộ - Page 14 Hdao6


Việc sử dụng câu đối không chỉ giới hạn ở những ngày Tết, nó còn lan rộng trong những trường hợp vui mừng, hiếu hỉ hay đau buồn của đời sống con người: Ta có câu đối để mừng thọ, mừng cưới hỏi, mừng thành đạt à hoặc câu đối để ai điếu, phúng viếng lúc tạ thế. Như chuyện một câu đối viếng liên quan đến ông Lê Quý Đôn mang hình ảnh của hoa đào rơi.

Tương truyền, Lê Quý Đôn là một thần đồng, nổi tiếng từ thuở niên thiếu, nên sanh ra kiêu ngạo, sau khi đổ Tam Nguyên Bảng Nhãn, đã cho treo trước nhà một tấm biển có đề câu “ Thiên hạ nghi nhất tự lai vấn “ ( Trong thiên hạ, có chữ nào mà không biết, cứ tới mà hỏi ). Khi cha Lê Quý Đôn là Trịnh Hiếu Công Lê Phú Thứ, Thượng Thư Bộ Hình đời Lê Dụ Tôn mất, có một cụ già đến xin tặng một câu đối viếng, viện cớ già yếu, nhờ Lê Quý Đôn viết giùm. Khi bắt đầu với chữ Chi, Lê Quý Đôn không biết ý cụ già muốn viết chữ chi nào, hỏi lại thì cụ già đã cho một bài học :” Nếu ai đó xem bảng treo ngoài kia, rồi vào hỏi chữ chi thì cháu phải trả lời sao ? “. Nội dung hai câu đối viếng đó là:

Chi chi ngũ bách niên tiền,lục thụ thanh sơn hà xứ tại
Tại tại tam thiên lý ngoại, đào hoa lưu thủy cách hà chi.

( Tại đây năm trăm trước, cây xanh núi biếc vẫn còn đó
Nơi xa ba ngàn dặm trường, đào hoa lưu thủy đã về đâu )

Hai câu đối trên còn một bản khác:
Chi chi tam thập niên dư, xích huyện hồng châu kim thượng tại
Tại tại sổ thiên lý ngoại, đào hoa lưu thủy tử hà chi

( Cách hơn ba mươi năm, xích huyện hồng châu nay vẫn đó
Xa ngoài mấy ngàn dặm, đào hoa lưu thủy bác về đâu )

” Đào hoa lưu thủy”- Hoa đào trôi theo dòng nước, ý như 2 câu thực ( 3, 4 ) trong bài tuyệt cú “Đào Hoa Khê” của Trương Húc ( cùng thời với Lý Bạch và Bùi Uẩn: gọi là Tam Tuyệt ):

Đào hoa tận nhật tùy lưu thủy
Động tại thanh khê hà xứ biên

( Suốt ngày hoa đào trôi theo dòng nước
Chẳng hay động ở bên nào suối nước trong )

Ngộ - Page 14 Dao79

Đào hoa khê hay suối hoa đào. Những từ ngữ như suối đào, nguồn đào hay động đào, động bích, đào nguyên được dùng để chỉ nơi tiên ở theo bài “ Đào Nguyên Ký “ của Đào Tiềm: Vào đời nhà Tấn (365-419), có một người chài lưới ở Vũ Lăng, một hôm chèo thuyền ngược dòng suối, thấy có nhiều hoa đào trôi theo dòng nước đổ xuống, rồi đi lạc vào một nơi trồng toàn đào là đào - Nơi đây người ta sống rất an vui, hạnh phúc.

Hình ảnh những cánh hoa đào rơi nói riêng, hay hoa rơi nói chung trôi theo dòng nước chảy là một hình ảnh rất trữ tình, có tính cách ước lệ, rất phổ biến trong văn chương bác học cổ điển Trung Hoa Thí dụ như hình ảnh “ hoa trôi theo dòng nước “ theo ý câu mở đầu ( Phá đề ) của bài Xuân Tịch Lữ Hoài ( Tình lữ thứ đêm xuân ) của Thôi Đồ :” Thủy hoa lưu tạ lưỡng vô tình “ ( nước chảy, hoa tàn, cả hai cùng vô tình ). Còn theo sách “ Thành ngữ Điển cố đại toàn “ thì xuất xứ hình ảnh này là “ Lạc hoa hữu ý tùy lưu thủy. Lưu thủy vô tình luyến lạc hoa “ ( Hoa rơi có ý theo nước chảy. Nước chảy vô tình cuốn hoa trôi) do Sỹ Khuê thiền sư ở Trường Túc am tại Ôn Châu viết, chép trong Tục Truyền Đăng Lục.

Hình ảnh hoa trôi, nước chảy được xử dụng nhiều trong thể lọai ” Từ “, như trong bài từ Nhất Tiền Mai của Lý Thanh Chiếu, kể lể nỗi nhớ nhung chồng là Triệu Minh Thành đi công cán nơi xa đời Nam Tống.

Hoa tư phiêu linh thủy tự lưu
Nhất chủng tương tư
Lưỡng xứ nhàn sầu
Thử tình vô kế khả tiêu trừ


( Hoa tự rụng rơi, nước tự chảy xuôi
Một mối tương tư
Hai nơi đều buồn
Tình này không cách gì tiêu trừ được )


Ngộ - Page 14 Hdao7

Hay trong bài từ Cam Châu của Trình Cai:

Vấn đông quân
Ký giải khiển hoa khai
Niệm xuân phong chi thượng
Nhất phần hoa giảm
Nhất bán xuân quy
Nhẫn kiến thiên hồng vạn tử
Dị trướng đào khê
Hoa tự tùy lưu thủy
Vô kế truy tùy.


( Hỏi đông quân
Đà biết nở hoa ra
Há để rụng hóa đi
Nghĩ trên cành xuân gió
Một phần hoa giảm
Một nửa xuân đi
Nỡ thấy ngàn hồng vạn tía
Trôi ngập nguồn đào
Hoa tự theo giòng nước
Không thể truy tùy ).

Hay loại cổ thể ( cổ phong) như bài Tây Hồ tống xuân ( Tây Hồ tiễn xuân ) của Lương Tăng theo điệu Mộc Lan Hoa:
Vấn hoa hoa bất ngữ, vị thùy lạc, vị thùy khai ?
Toán xuân sắc tam phân, bán tùy lưu thủy, bán nhập trần ai
.
( Hỏi hoa hoa chẳng nói, vì ai hoa rụng, vì ai hoa nở
Tính vẻ xuân chia ba phần: một nửa trôi theo dòng nước, một nửa rơi vào cát bụi )

Trong bài Tây Hồ tống xuân và Cam Châu , ta thấy song song với hình ảnh hoa rơi trôi theo nước là hình ảnh hoa rơi bay theo gió. Đây cũng là một hình ảnh thuộc loại phong cách cổ điển, khuôn sáo khác của văn học Trung Hoa, xuất hiện rất nhiều trong Từ phẩm .Từ là một nghệ thuật đặc biệt, được hình thành từ thời Hán, phát triển trong thời Đường, rồi lưu truyền đến nay. Từ là một thể loại độc lập trong văn học Trung Hoa (bên cạnh thi, phú, tiểu thuyết ) lẫn âm nhạc ( bên cạnh cổ nhạc ). Do đó, hai yếu tố quan trọng để tạo thành một bài từ là từ phổ ( cấu trúc ngôn ngữ) và nhạc điệu ( cấu trúc âm nhạc ).

Ngộ - Page 14 Ho

Hình ảnh “ Hoa rơi rụng theo gió ” này là xuất hiện trong những bài ca từ ở nhiều thời đại khác nhau - Từ bài Tô Huệ, Chức Cẩm Hồi văn ( Bài thơ thêu trên gấm có tác dụng làm cho người đi biên thú được trở về ). Nàng Tô Huệ, tự Nhược Lan, đời nhà Tấn, tài đức song toàn, văn chương xuất chúng, chồng là Đậu Thao phải ra trấn đất Lưu Sa gian nan, hiểm trở. Tô Huệ ba năm chờ đợi ở nhà, viết mười bài tứ tuyệt, rồi dùng chỉ ngũ sắc thêu mười bài thơ đó theo hình trôn ốc, từ ngoài xoáy tròn vào trong tâm một bức gấm, xong nàng tự tay dâng lên vua. Tô Huệ ngâm đọc tha thiết, nhờ vậy mà vua hạ chiếu cho chồng được trở lại nhà.

Bách hoa tán lọan phùng xuân tảo
Xuân ý thôi nhân hướng thùy đạo
Thùy dương mãn địa vị quân phan
Lạc hoa mãn địa vô nhân tảo


( Trăm hoa rực rỡ gặp tiết xuân sớm
Lòng xuân giục người biết nói cùng ai
Cành dương rủ, khắp đất đợi chàng vin
Hoa rơi khắp đất không người quét ).
Qua bài Trường Tương Tư của Lưu Ý Nương thời Hậu Chu ( thời Ngũ Đại thập quốc, trước nhà Tống ), viết để tưởng nhớ Lý Sinh:
Hoa hoa diệp diệp lạc phân phân
Chung nhật tư quân bất kiến quân
Trường dục đoạn hề trường dục đoạn
Lệ châu ngân thượng cánh thiêm ngân


( Hoa hoa lá lá rụng tơi bời
Lòng nhớ người sao chẳng thấy người
Ruột muốn đứt thêm, thêm đứt ruột
Châu rơi thành ngấn, lại châu rơi )

Đến đời Khang Hy, Nạp Lan Tính Đức, đệ nhất từ nhân của nhà Thanh, con trai của tể tướng Nạp Lan Minh Châu:

Đào hoa tu tác vô tình tử,
cảm kích đông phong
Suy lạc kiều hồng,
phi nhập song gian bạn áo nông


( Hoa đào thẹn nỗi phải lìa đời một cách vô tình
nên cảm kích gió đông
Đã thổi tung sắc hồng kiều diễm
len lỏi qua song cửa làm bạn với ta đang buồn áo não ).

Ngộ - Page 14 Hdao1

Những thành ngữ như “ Kiếp hoa đào, số hoa đào, hồng nhan bạc mệnh “ để chỉ số phần hẩm hiu, bạc mệnh của người phụ nữ ( trong khi “ số đào hoa “ là được nhiều người khác phái ưa thích, đeo đuổi ). Hoa đào ngoài màu sắc, dáng vẻ riêng, còn toát lên tinh anh ở những thời điểm, vị trí nhất định: lúc hoa nở cũng như lúc hoa tàn rơi, nên từ xưa đến nay đã là nguồn cảm hứng vô tận cho các thi nhân. Nhưng với cảm nhận khác nhau, tùy thuộc giới tính và điều kiện xã hội: các nam thi nhân nhìn hoa rơi cũng có khác với các nữ thi nhân. Giống như bài “Táng Hoa Từ” – Lâm Đại Ngọc trong truyện Hồng Lâu Mộng ( đệ nhị thập thất hồi ) của Tào Tuyết Cần, vì là thơ của một nữ nhân, nên dù bài ca từ “ Chôn Hoa “ này có ý tưởng lấy từ bài “ Bạch Đầu ông vịnh “ của Lưu Hy Di, thấp thóang qua hai câu :” Nùng kim táng hoa nhân tiếu si. Tha niên tang nùng tri thị thùy “ ( Nùng là danh từ tự xưng của ngôi thứ nhất, dùng trong thơ cổ ), mà Tào Tuyết Cần đã phải trải giàn ý tình một cách khác:

Hoa tạ hoa phi hoa mãn thiên,
Hồng tiên hương đoạn hữu thùy liên.
… Nhĩ kim tử khứ nùng thu táng,
Vị bốc nùng thân hà nhật tang.
Nùng kim táng hoa nhân tiếu si,
Tha niên tang nùng tri thị thùy.
Thí khán xuân tàn hoa tiệm lạc,
Tiện thị hồng nhan lão tử thì.
Nhất triêu xuân tận hồng nhan lão,
Hoa lạc nhân vong lưỡng bất tri.


( Hoa bay hoa rụng ngập trời
Hồng phai hương lạt ai người thương hoa ?
… Giờ hoa rụng có ta chôn cất
Chôn thân ta chưa biết bao giờ ?
Chôn hoa người bảo ngẩn ngơ
Sau này ta chết ai là người chôn ?
Ngẫm khi xuân muộn hoa tàn,
Cũng là khi khách hồng nhan về già.
Hồng nhan thấp thóang xuân qua
Hoa tàn, người vắng ai mà biết ai ?- Khuyết Danh )

Ngộ - Page 14 Dao8

So với Bạch Đầu vịnh: vịnh ông lão bạc đầu của Lưu Hy Di:
Lạc Dương thành đông đào lý hoa
Phi lai, phi khứ, lạc thùy gia
Lạc Dương nhi nữ hảo nhan sắc
Hành phùng lạc hoa trường thán tức
Kim niên hoa lạc, nhan sắc cải
Minh niên hoa khai, phục thùy tại
Dĩ kiến tùng bách tồi vi tân
Cánh văn tang điền biến thành hải
Cổ nhân vô phục Lạc thành đông
Kim nhân hoàn đối lạc hoa phong
Niên niên tuế tuế hoa tương tự
Tuế tuế niên niên nhân bất đồng à


( Đông thành Lạc, cánh hoa đào
Rụng rơi theo gió biết vào nhà ai
Có nàng nhan sắc đẹp thay
Bước nhìn hoa rụng, lòng này thở than
Hoa tàn, biến đổi dung nhan
Mai khi hoa nở biết nàng nơi nao ?
Chỉ trông thông bách cành rơi
Lại nghe biển thắm đổi dời nương dâu
Thành đông người cũ còn đâu
Người nay chỉ thấy hoa rầu gió bay ?
Năm năm hoa chẳng đổi thay
Kiếp người biến cải, xưa nay khác nhiều … Phương Ý )

Ngộ - Page 14 Hdao4

Lạc hoa hay hoa rụng. Bàn về hoa và mỹ nhân, Trương Tào có viết:” Hoa không nên thấy rụng, mỹ nhân không nên thấy chết yểu. Trồng hoa nên thấy hoa nở, mỹ nhân nên thấy vui vẻ, sung sướng … Ngắm đàn bà buổi sáng, nên đợi lúc trang điểm xong. Lấy lòng yêu hoa mà yêu mỹ nhân thì tất có cái thú riêng, lấy lòng yêu mỹ nhân mà yêu hoa thì thêm cái thắm tình và thêm lòng nâng niu, thương tiếc “. Theo tinh thần lời bàn đó, ta thử đọc vài bài tuyệt cú của các thi nhân Trung Hoa về hoa rụng.

Nam Hành Biệt Đệ ( Từ biệt em trai đi Lĩnh Nam )
Đạm đạm trường giang thủy
Du du viễn khách tình
Lạc hoa tương dữ hận
Đáo địa nhất vô thanh – Vi Thừa Khánh

( Nước sông dài lờ đờ trôi
Khách đi xa mối tình man mác
Hoa rụng như cùng nhau chia hận
Rơi tới mặt đất, không một tiếng gì )



Xuân Hiểu ( Sáng sớm mùa xuân )
Xuân miên bất giác hiểu
Xứ xứ văn đề điểu
Dạ lai phong vũ thanh
Hoa lạc tri đa thiểu – Mạnh Hạo Nhiên


( Giấc ngủ xuân không biết trời sáng
Nơi nơi đều nghe tiếng chim hót
Đêm qua mưa gào gió thét
Không rõ bao nhiêu hoa đã rụng )



Ngộ - Page 14 Hd_5


Kim Cốc Viên ( Vườn hoa Kim Cốc ở huyện Lạc Dương- Hà Nam )
Phồn hoa sự tán trục hương trần
Lưu thủy vô tình thảo tự xuân
Nhật mộ đông phong óan đề điểu
Lạc hoa do tự trụy nhân lâu – Đỗ Mục

( Những việc phồn hoa đã tan tác theo lớp bụi thơm
Nước vô tình chảy, cỏ cứ tự tươi thắm
Chiều về chim kêu ai óan trong gió đông
Hoa rụng như người nào năm xưa nhảy xuống lầu )

“ Tự trụy nhân lâu “- Chuyện nàng Lục Châu đời nhà Tấn, là một kỹ nữ đẹp, có tài thổi sáo, được một hào phú là Thạch Sùng sủng ái. Tôn Tú nghe tiếng, sai người đến xin nàng, Thạch Sùng không khứng chịu, Tôn Tú gièm pha với Triệu Vương Luân cho người đến bắt Thạch Sùng. Thạch Sùng nói với Lục Châu:” Ta vì nàng mà đắc tội”, Lục Châu khóc mà rằng :” Thế thì thiếp sẽ chết trước mặt quan quân “. Nói rồi, nhảy xuống lầu tự tử. Đỗ Mục còn tỏ ý thương tiếc nàng Lục Châu trong một bài tuyệt cú khác của ông là “ Đề Đào Hoa Phu Nhân Miếu “:

Tế yêu cung lý lộ đào tân
Mạch mạch vô ngôn kỷ độ xuân
Chí cánh tức vong duyên đế sự
Khả liên Kim Cốc trụy lâu nhân


( Ở cung Tế yêu đào tơ mơn mởn ngậm sương
Lặng lẽ không nói biết bao mùa xuân qua
Rốt cuộc vì sao mà vua Tức mất nước
Đáng thương cho người gieo mình xuống lầu ở vườn Kim Cốc )


Ngộ - Page 14 Hao3

Người Trung Hoa có câu thành ngữ “ Đào lý vô ngôn “: Hoa đào, hoa mận không nói; Ý là người đẹp như hoa đào, hoa mận, dù không cần nói vẫn cứ đẹp. Do thành ngữ này mà người ta gọi Tức phu nhân là Đào Hoa phu nhân: Nàng Tức Quỳ, vốn là vợ của vua nước Tức ( một nước nhỏ thời Xuân Thu ). Sái Ai Hầu tán dương sắc đẹp của nàng với vua Sở, vua Sở cho quân đi diệt nước Tức: giết Tức Hầu, chiếm đoạt nàng Tức Quỳ. Tức Quỳ làm vợ vua Sở, sanh hai con trai là Đỗ Ngao và Sở Thành Vương, nhưng nàng suốt đời không nói một lời nào với vua Sở, người đời cảm thương nên lập miếu thờ nàng, gọi là Đào Hoa phu nhân miếu.
Vua Sở thích những người phụ nữ lưng ong, nhỏ, xây cung điện riêng cho họ ở: gọi là Tế Yêu cung, nên trong dân gian có câu:”Sở vương hiếu tế yêu cung trung đa ngọa tử “ ( Vua Sở thích lưng ong, trong cung nhiều người chết đói).

Ngộ - Page 14 Hoa-dao-11

Hai câu thực trong bài Đề Đào Hoa Phu Nhân Miếu của Đỗ Mục cho rằng Tức Hầu chết, nước Tức bị diệt bởi do sắc đẹp của Tức Quỳ; Lại tỏ ý thương tiếc Lục Châu, ngụ ý chê trách Tức Quỳ. Đỗ Mục thời đó dù nổi tiếng là một văn tài, đa tình, phóng khoáng; Dù ông có thương hoa, tiếc ngọc hơn những thi nhân cùng thời ( 803- 852 ), nhưng ông cũng có chung tư tưởng “ hồng nhan họa thủy “: người đẹp là nguồn gốc của những mối họa ( thủy đây là khởi thủy, nguồn gốc )- Thạch Sùng, Tức Hầu bị diệt vong tại vì sắc đẹp của Lục Châu, Tức Quỳ, chứ không phải vì sự say mê sắc đẹp mà họ bị ám hại bởi những người đàn ông khác, cũng say mê sắc đẹp như họ, nên cũng muốn giành giựt người đẹp làm của riêng mình ( tư hữu )!!! Cũng theo Đỗ Mục, Lục Châu dù chỉ là hầu, thiếp, đã nhảy lầu tự tử vì một lời than oán của Thạch Sùng, như vậy mới là phải, “ làm đúng “, còn vợ như Tức Quỳ dù đã suốt đời im lặng như người câm, nhưng không dám chết theo chồng thì bị chê trách: “ Tam Tòng “ !!! Trong khi Vương Duy lại có cái nhìn khác trong bài tuyệt cú “ Tức Phu nhân “:

Mạc dĩ kim thời sủng
Năng vong cựu nhật ân
Khán hoa mãn nhãn lệ
Bất cộng Sở Vương ngôn

( Đâu phải vì sự sủng ái bây giờ
Mà có thể quên được ân tình ngày xưa
Ngắm hoa mà lệ chứa chan đôi mắt
Không nói một lời nào với vua Sở )


Ngộ - Page 14 Dao11

Đào vườn nhà Tiểu Mít

Người Trung Hoa dùng hình ảnh và màu sắc tươi thắm của hoa đào để mô tả nhan sắc của người phụ nữ đẹp ngày xưa: Đào tai: má đào( má người thiếu nữ hồng như màu hoa đào ); Búp đào, đào non, đào tơ mơn mởn ( đào chi yêu yêu ) để chỉ người thiếu nữ dậy thì; Liễu yếu đào tơ để chỉ người mảnh mai.

Hoa đào được nhắc nhở trong văn chương, trong đời sống sinh hoạt của dân Trung Hoa và Việt Nam, là cây đào được trồng để thưởng thức dáng, vẻ đẹp của hoa: cây đào cho hoa. Loại cây đào hoa này thường nở rộ vào mùa xuân, có rất nhiều màu khác nhau: từ màu trắng ( bạch đào), trắng pha hồng ( bạch hồng đào ), hồng nhạt, hồng đậm, ba màu hồng trên một cành ( đào hoa tam sắc ) đến màu hồng đỏ ( bích đào ). Hãy tưởng tượng trong mùa xuân phơi phới, có một cơn mưa màu tươi thắm của hoa bích đào rơi lả tả như trong bài “ Tương tiến Tửu “ của Lý Hạ:
Huống thị thanh xuân nhật tương mộ
Đào hoa loạn lạc như hồng vũ

( Huống gì giữa ngày xuân, bóng chiều đang phủ xuống
Hoa đào rơi lả tả như một cơn mưa màu hồng )

Nhụy của hoa đào màu vàng; Những cánh hoa này là hoa kép trông giống như những cánh bướm, xếp vòng tròn, tựa vào đài hoa với hai, ba hàng cánh ( 12, 14 cho đến 32 cánh trong một hoa ), trải dọc, đều theo cành cây một cách mềm mại. Thời gian tồn tại của hoa rất lâu: sống từ ba đến bốn tuần, lại thêm hoa nở lần lượt, dù trồng ngoài vườn hay cắt cành cắm nhà cũng vậy - Trông rất đẹp và thanh nhã.
Cây đào cho hoa thân mộc, cao từ 3 đến 8m, da thân nhẵn Trên thân cây thường có nhiều nhựa đào ( chất nhầy đóng cục lại ). Lá đơn mọc cách nhau, cuống ngắn, phiến lá lúc non xếp đôi, nhọn hai đầu, mép lá có răng cưa. Hoa kép xuất hiện trước lá. Cây đào cho hoa cũng đơm trái, nhưng ít, trái thì nhỏ và không ngon như cây đào trái được trồng với chủ đích thu hoạch trái - Loại cây đào trái dễ trồng, sức sống rất mạnh; Hoa đơn, cánh nhỏ như hoa mận, thường màu hồng nhạt.

Ngộ - Page 14 Hao

Cây đào vườn nhà Tiểu Mít
Theo các nhà thực vật học, người Trung Hoa đã biết trồng cây đào ít nhất từ 4,000 năm về trước Nhưng lúc đầu, khi cây đào du nhập vào Tây phương ( một thế kỷ trước công nguyên ), lại từ xứ Ba Tư ( Perse- Iran ), nên được đặt tên khoa học là Prunus persica, đúng ra phải là Prunus sinensis, thuộc họ Rosaceae ( hoa hồng ). Nếu xếp loại thì các loại cây đào cho hoa, cây đào trái, cây anh đào đều thuộc họ Prunus. Nhưng cây đào cho hoa và cây anh đào có rất nhiều điểm khác biệt nhau: từ hình thái của cây, màu sắc, hoa trái … cho đến cả quan niệm và phương diện thẩm mỹ.

Thân và cành cây anh đào thì lớn và thô hơn cây đào hoa. Hoa anh đào là hoa đơn, mọc thành từng chùm. Mỗi đóa hoa chỉ lớn độ 2, 3cm, có 5 cánh mỏng, mịn, nở sát vào nhau. Hoa anh đào nở chậm hơn hoa đào cả tháng ( khoảng trung tuần tháng tư dương lịch )
Biệt ly kỷ xuân vị hoàn gia
Ngọc song ngũ kiến anh đào hoa - Lý Bạch / Cửu Biệt Ly
( Từ ra đi đến nay, đã mấy xuân chưa về nhà
Trước cửa sổ, năm lần thấy hoa anh đào nở )

Hoa anh đào là quốc hoa, là biểu tượng của nước Nhật: “ xứ sở hoa anh đào “, được gọi là Sakura ( Somei Yoshino), tiếng Anh gọi là Japannese Cherry tree, tiếng Pháp gọi là Cerisier du Japon, tên khoa học là Prunus pseudocerasus, họ Rosaceae, có nguồn gốc từ Tây Tạng.

Theo ông Đỗ Thông Minh, ở Nhật có khoảng 60 loại anh đào khác nhau.Đời sống của hoa anh đào rất ngắn ngủi, chỉ khoảng 2, 3 ngày - Hoa đang độ tươi thắm là ra đi - Hoa ra đi có nghĩa là hoa rụng. Nhưng hoa anh đào lại đẹp nhất khi rụng rơi: Từng cánh hoa nhẹ, mỏng, màu trắng hồng lìa cành từng cánh một, bay bay trong gió xuân như những hoa tuyết mùa đông rơi lã chã xuống mặt đường Như trong một bức tranh mà người họa sỹ trong một lúc xuất thần đã phóng bút, nay còn nằm trong một ngôi chùa cổ ở Kyoto.

Ngộ - Page 14 Dao10

Trong khi người Trung Hoa dùng hoa đào để khắc họa vẻ đẹp của người phụ nữ, thì đối với người Nhật Bản, hoa anh đào tượng trưng cho đời sống của giai cấp Chiến binh Thị Vệ: Samurai Họ tự ví đời sống của mình tươi đẹp như đời sống của đóa hoa anh đào - Ở đó, sự sống và sự chết đều có nét đẹp khác nhau. Người Nhật có câu :” Nếu là hoa, xin làm hoa anh đào. Nếu là người, xin làm một samurai “ - Hoa anh đào có hai lần tuyệt đẹp trong đời hoa: Khi nở rực rỡ dưới ánh nắng mùa xuân và khi lìa cành bay theo gió - Sự can đảm tạo cho các Samurai xem cái chết là một vinh dự như cái đẹp của những cánh hoa anh đào rơi khi đạt đến thời điểm nở toàn mỹ.

Sakura Sakura
Sakura àsakura ànoyamamo satomo
Miwatasu kagiri
Kasumi-ka kumo-ka àasahi-ni niou
Sakura àsakura àHanazakari - Shizuka

(Hoa anh đào, hoa anh đào.
Trên núi rừng, trong xóm làng
Khắp nơi mà bạn có thể thấy được
Chúng giống như sương mù hay những đám mây.
Hoa anh đào ngát hương dưới ánh mặt trời buổi sáng.
Hoa anh đào, hoa anh đào. Nở rực rỡ )


Ngộ - Page 14 Hdao5

Thi ca Việt Nam chịu ảnh hưởng lâu đời của thi ca Trung Hoa ,nên ra cũng thấy lần lượt những bài thơ trong nhiều thời kỳ văn học khác nhau ( từ cổ chí kim: từ thơ viết bằng chữ Hán, chữ Nôm đến thơ mới sử dụng quốc ngữ ), đều có vương vất hình ảnh hoa đào rơi.

Từ bài Hành Lạc Từ của thi hào Nguyễn Du, cuối thế kỷ 18:
Sơn thượng hữu đào hoa
Xước ước như hồng ỷ
Thanh thần lộng xuân nghiên
Nhật mộ trước nê trễ.
Hảo hoa vô bách nhật
Nhân thọ vô bách tuế
Thế sự đa suy di
Phù sinh hành lạc sự


( Trên núi có hoa đào
Tươi đẹp như lụa đỏ
Sáng mai giỡn màu xuân
Chiều tối lăn bùn nhọ.
Hoa đẹp không trăm ngày
Người sống không trăm tuổi
Việc đời thay đổi luôn
Kiếp người vui có hội. - Phạm Khắc Khoan + Lê Thước )

Ngộ - Page 14 Hdao8

Thi sỹ Nguyễn Bính qua bài “Thôi nàng ở lại “ đầu thế kỷ 20, khoảng thời gian giữa thơ cũ không còn phát triển nữa và thơ mới nô nức trỗi dậy:

Hoa đào từng cánh rơi như tưới
Xuống mặt sân rêu những mắt buồn
Như những tâm hồn tan vỡ ấy
Nhện già giăng mắc sợi tơ đơn.


Thập niên 60 với “Bài thơ hoa đào “của nhạc sỹ Hoàng Nguyên:
Ngày nào à Dừng chân phiêu lãng
Khách tới đây khi hoa đào vương lối đi
Màu hoa in dáng trời
Tình hoa lưu luyến người
Bồi hồi lòng lữ khách thấy chơi vơi.


Hay thi sỹ Nguyễn Trọng Tạo gần đây với bài “ Tết sớm gọi tuổi mình “ :
Không níu được mùa xuân quay trở lại
Anh thôi đành trồng một sắc đào riêng
Hoa đào nở cuối chiều đông giá buốt
Tết bỗng dưng đến sớm gọi tuổi mình.


Ta nhận thấy thi sỹ Việt Nam có cái nhìn khác hẳn đối với những cánh hoa đào tàn rơi, với tính nhân hậu, phong cách, bản sắc riêng của dân tộc, nhất là trong ca dao bình dân:

Hoa đào héo nhụy anh thương
Anh mong bẻ lá che sương cho đào


Ngộ - Page 14 Hoadao-1
Hoa đào héo nhụy là hình ảnh của người phụ nữ đã qua thời xuân sắc: nhan sắc, tuổi xuân rồi cũng đến lúc nhạt phai như đóa hoa đào – Hoa đào thắm tươi đó rồi tàn úa đó – Lúc hoa đào khai/nở không thể không nghĩ đến lúc hoa đào lạc/rụng – Với nhận thức về duyên khởi duyên sinh, hoa đào đối với những vị xuất gia, được xem như một biểu tượng, qua đó nhận thức thực tại mà chứng ngộ.

Tự nở, tự tàn theo thời tiết
Chúa xuân bị hỏi cũng khôn lời
– Sơ Tổ Trúc Lâm

Tùy theo căn cơ, có vị thấy hoa đào nở mà ngộ đạo, có vị lại thấy hoa đào rụng mà ngộ đạo. Như thiền sư Linh Vân đời Đường, ở chỗ ngài Quy Sơn Linh Hựu lâu năm không ngộ, một hôm thấy hoa đào nở mà chứng đắc. Thiền lâm gọi chuyện này là “ Linh Vân kiến đào minh tâm “ hay “ Linh Vân đào hoa ngộ đạo “.Thiền sư Linh Vân có làm một bài kệ rằng:

Tam thập niên lai tầm kiếm khách
Kỷ hồi lạc diệp kỷ sưu chi
Tự tùng nhất kiến đào hoa hậu
Trực chí như kim cánh bất nghi


( Ba chục năm tìm kiếm uổng thôi
Mấy phen lá rụng lại đâm chồi
Từ khi chợt thấy hoa đào nở
Nghi hoặc xưa nay dứt sạch rồi - Nguyễn Khuê )
Thiền sư Thủ Tuân ( 1079- 1234 ), một hôm ngồi nhắm mắt tĩnh tọa suốt ngày, đến khi ngước mắt nhìn lên, thấy hoa đào rơi lả tả liền ngộ, bởi lẽ “ đào hoa lạn mạn “ là nhận thức trọn vẹn cái quy luật “ sinh, trụ , dị diệt “ của vũ trụ vạn hữu.

Chung nhật khán thiên bất cử đầu
Đào hoa lạn mạn thủy đài mâu
Nhiêu quân tiện hữu già thiên võng
Thấu đắc lao quan tức tiện hữu


( Ngày trọn nhìn trời chẳng ngẩng đầu
Ngước trông lả tả cánh hoa đào
Che trời quanh bạn đều giăng lưới
Chẳng vượt lao quan, chẳng chịu nào - Nguyễn Khuê )
Vẻ đẹp của hoa đào là đề tài muôn thuở trong thi ca - Hoa khai hay hoa lạc đều là đối tượng trữ tình đặc biệt để diễn tả vẻ diễm lệ của phái nữ, nhất là má hồng màu hoa đào như trong bài “ Thà rằng chẳng gặp thì thôi “ của thi sỹ Trần Vấn Lệ:

Gặp nhau
rồi cũng xa rời
Xưa sau
biết mấy triệu người nhớ nhau !
Một cơn tái hội
chừng nào ?
Bắt em …
hóa cánh hoa đào, tôi hôn


Ngộ - Page 14 Hdao

Hoa đào trên má ai - Chẳng biết là màu hoa đào in dáng trời, in trên má người làm nhà thơ bồi hồi, lưu luyến hay vì ngất ngây mà má em hồng thắm một màu hoa nở - “ Nhân diện đào hoa tương ánh hồng “ : Mặt người và hoa ánh lẫn nhau dưới ánh nắng nồng nàn của mùa xuân. Ôi! Màu hoa đào ngày xuân nào. Màu hoa đào của bồn chồn, e thẹn, hẹn hò trong giai thoại của Thôi Hộ ngày xưa; “ Đào hoa y cựu tiếu đông phong “; Nay đã trở thành điển tích trong thơ của các thi nhân đời sau này vậy:

Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông
- Nguyễn Du

Hôm nay là xuân mai còn xuân
Một cánh đào rơi nhớ cố nhân
- Nguyễn Bính

Trong màu đỏ hồng tươi thắm của hàng ngàn đóa hoa đào nở rộ mùa xuân, ta thấy như sống lại mối thâm tình của Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lưng ngựa dặm trường, người đầy gió bụi mang một cành bích đào từ thành Thăng Long trở về kinh đô Phú Xuân trao tặng cho người vợ yêu là Ngọc Hân công chúa, báo tin chiến thắng. Đã hơn hai trăm năm trôi qua; Đã hơn hai trăm mùa đào đua sắc, đất nước Việt Nam trải biết bao thăng trầm, biến đổi mà màu trữ tình của hoa đào vẫn còn sống mãi, vẫn còn ngời sáng như dòng máu yêu thương thắm thiết chảy trong lòng vua Quang Trung nhà Tây Sơn và Ngọc Hân công chúa nhà Hậu Lê qua bài Ai Tư Vãn:

” Thương ai áo vải cờ đào.
Giúp dân, dựng nước biết bao công trình “

“Ai ơi, ai nhớ chăng rằng.
Nòi giống muôn năm hiên ngang.
Làm gái toàn là Trưng Vương.
Làm trai rạng hồn Quang Trung “
( Hồ Đình Phương )



Xuân Phương
:bong:
Tài liệu tham khảo:
Nhật bản và Sakura - Trần Nguyên Thắng - Đàn Chim Việt
Đào hoa y cựu tiếu Tây phong – Nguyễn Đình Mão
Hoa đào ngày xuân – Nguyễn Khuê



Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Ngộ - Page 14 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngộ   Ngộ - Page 14 I_icon13Sun 22 Jan 2012, 10:45

Ngộ - Page 14 Mai7-1



Đón Mừng Năm Mới
Mến chúc toàn thể các bạn Đào Viên
Vạn sự như ý
An khang và thịnh vượng
trọn năm Nhâm Thìn



Ngộ - Page 14 LongVuong

Lữ Hoài
Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Ngộ - Page 14 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngộ   Ngộ - Page 14 I_icon13Tue 24 Jan 2012, 15:22

Ngộ - Page 14 Buddha3r

BẾN TẦM XUÂN
Xuân sanh, Hạ chín, Thu héo, Đông tàn. Nếp nghĩ xuôi dòng đang đi theo một con đường mòn miên viễn như thế. Bỗng có một vị sơn tăng – như thiền sư Mãn Giác (1090) chẳng hạn – huơ tay, mỉm cười, tầm nhìn hướng ra ngõ vắng đầy sương, ánh mắt bắt gặp một cành mai hôm trước và kêu lên hồn nhiên: “Đình tiền tạc dạ nhất chi mai!
Tưởng Xuân tàn hoa rụng hết,
Hôm qua sân trước, một cành mai.


Tiếng chổi trong tâm của người quét lá sân chùa vọng lại:
Đừng tưởng tuổi già răng rụng hết
Bảy mươi còn mọc chiếc răng khôn.


Cái “tưởng” là một định kiến ước lệ, khô cằn; trong khi hiện thực là dòng tươi mát, trôi chảy thường hằng. Thiền sư và người quét lá sân chùa chẳng có gì khác nhau. Chỉ có một lằn ranh chưa gặp. Nhưng rồi có thể gặp nhau trong nháy mắt; một lúc nào đó sẽ gặp; hay không bao giờ gặp: Tri giác và Tuệ giác.

Mai nở sớm hay mai cũ của mùa Xuân năm trước là câu hỏi theo cái nhìn cảm giác đời thường. Nhưng với sự tinh anh từ ánh mắt đang phóng nét nhìn lạnh cả hư không, về thế giới hư huyễn – mà chữ nghĩa nhà Phật thường gọi là “quán niệm vạn pháp vô thường” – thì đó chẳng phải là cành mai mới cắt trong vườn nhà ở làng Hương Cần, vác qua Huế bán ở chợ hoa ngày Tết Thương Bạc mà là cành mai “thật”, cành mai tinh túy mang bản chất của mọi cành mai từ cổ sơ đến hôm nay và mãi mãi.

Dựa theo thơ của danh tăng Ashi Zumi, phái Tào động Nhật Bản thì có thể nói như thế này:

Cắt một nhành mai hình tướng.
Cắm vào bình thủy tinh.
Có một cành mai thể tánh.
Ẩn trong lòng biển xanh.

Phải chăng như Mẹ là hình tướng mà Tình Yêu cao tuyệt vô biên của mẹ cho con là thể tánh? Mẹ không còn nữa, tình yêu của mẹ ẩn trong lòng biển xanh.

Như ngày xưa, cụ nghè tam nguyên Yên đổ Nguyễn Khuyến cũng nhìn thấy: “Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái. Một tiếng trên không ngỗng nước nào?!” Nhưng đây là cái nhìn thông qua cảm xúc, tri giác. Có người hỏi: “ Văn chương tự cổ vô bằng cớ. Văn chương từ xưa là sản phẩm của cảm xúc nên không có bằng cớ gì cả. Vậy thì căn cứ vào đâu để nói Nguyễn Khuyến không là một thiền sư như Mãn Giác của hơn nghìn năm trước?” Hình như chỉ có một sự khác nhau rất nhỏ. “Hình như” vì bạn và ta, và cả vũ trụ vô biên nầy đều giả tạm, huống chi là một dòng tư tưởng mơ hồ (?!). Thiền sư Mãn Giác nhìn vạn sự qua nét nhìn tĩnh lặng mà như xoáy vào nhịp biến dịch thành trụ hoại không. Cụ nghè Nguyễn Khuyến nhìn đối thể với sự hồ nghi chất vấn. Còn hồ nghi sẽ thiếu vắng một nụ cười tuệ giác.
Mấy chùm trước giậu “hoa năm ngoái” của Nguyễn Khuyến là hình tướng mà cành mai “đình tiền tạc dạ” của Mãn Giác là thể tánh. Mai nở thông qua cái nhìn tuệ giác – Tuệ giác mùa Xuân.

Nụ cười, tuệ giác và mùa Xuân là ba khái niệm và ba hình ảnh riêng biệt. Nhưng khi kết hợp và hòa quyện vào nhau sẽ thành một nguồn vui trong mơ ước. Nhân gian ai lại không thích nụ cười; ai mà chẳng muốn mùa Xuân. Muốn hái nụ tầm Xuân và tắm bến tầm Xuân nhưng chẳng biết mặt mũi cái “nụ xanh biếc” hay cái bến vạn lý sơ xưa đó như thế nào và ở chốn nào. Tìm đâu cho gặp khi nó ở chính trong ta. Nó là tiếng pháo khi vui, sương khói khi buồn, đóa hoa khi yêu và nỗi đau khi ghét. Khi tìm nỗi lòng trên sông núi thì chính sông núi là nỗi lòng. Ngay khi hết một đời buồn vui, xuôi tay về đất; người ở lại thì khóc bù lu bù loa, thế mà người ra đi vẫn muốn cười, tuy hơi làm biếng hả miệng: Ngậm cười nơi chín suối!

Tôn giáo ra đời cũng chỉ vì nhân gian thích nụ cười vĩnh cửu. Tâm lý muốn lên Thiên Đàng, hay về Niết Bàn cũng chỉ vì… ham vui! Một tâm thức không còn ham vui là đã bị đóng băng trong khổ đau và phiền não. Mọi hồng ân cứu rỗi hay độ trì đều chẳng còn tác dụng gì lên sỏi đá. Bởi vậy, những thế giới hứa hẹn của các tôn giáo sau khi chết mà không có những an lạc vĩnh hằng, yên nghỉ đời đời, chim trời ca hát, nhạc trời véo von, niềm vui vĩnh cửu, hoa thơm cỏ lạ bốn mùa thì hết thảy những người thích cười sẽ “trả lại vé” đã mua với giá một đời tin cẩn, mong cầu niềm vui cho chuyến xe thổ… mộ cuối cùng!

Người theo đạo Phật thể hiện giấc “mơ vui” của mình qua hình ảnh đức Phật Di Lặc. Theo niềm tin và tín lý nhà Phật thì có ba đời, mười phương Phật. Có hằng hà sa số chư Phật trong ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai. Thích Ca Mâu Ni là đức Phật của thời hiện tại trong cõi Diêm Phù Đề mà chúng ta đang ở. Đức Phật tương lai của cõi người nầy sẽ là Phật Di Lặc (Maitreya: Gốc chữ Phạn Maitri, có nghĩa là từ bi, yên vui) là một vị đại bồ tát đang ngự ở cung trời Đâu Suất. Nếu chỉ riêng Việt Nam ta cũng đã có gần cả trăm kiểu cười, cách cười và nụ cười khác nhau thì thế giới cũng nhìn về biểu tượng yên vui của đức Phật Di Lặc qua nhiều dáng vẻ phong phú như thế.

Tuy đạo Phật có nhiều bộ phái và pháp môn khác nhau, nhưng hình ảnh Phật Di Lặc vẫn trở thành một ước vọng chung tràn đầy niềm vui và hạnh phúc ở chân trời tương lai. Đức từ bi của Phật Di Lặc được biểu hiện qua nhiều hình tướng khác nhau, tương hợp với điều kiện và hoàn cảnh xã hội, bản chất con người và đặc tính văn hóa của từng xứ, từng vùng.

Qua những tượng đài và kinh văn Ấn Độ thì Phật Di Lặc là hiện thân của từ bi và trí tuệ với dáng vẻ minh triết, trầm tư. Với Tây Tạng, Tích Lan thì Phật Di Lặc là hóa thân của sự tái sinh an lạc và huyền nhiệm với dáng vẻ đẹp đẽ cao cả và huyền bí. Nhưng tới đất Trung Hoa thì Phật Di Lặc là biểu trưng của sự hoan hỷ, phong phú, mãn nguyện với nụ cười khoan khoái, sắc diện béo tròn, thân đầy, bụng phệ, lúc nào cũng sẵn lòng dang tay đón nhận mọi người. Dưới ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài của kinh điển toàn bằng chữ Hán từ Trung Hoa du nhập vào nước ta (Hán tạng), hình tượng đức Phật Di Lặc ở Việt Nam vẫn chưa đạt được một bản sắc thuần Việt của tinh thần “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”. Cũng là Nụ Cười Di Lặc, nhưng bản chất văn hóa “cung hỷ phát tài” của Trung Quốc làm mất đi tính chất tuệ giác của nguồn suối mơ ước tâm linh. Nhiều nơi lẫn lộn giữa Phật Di Lặc và ông Thần Tài. Thậm chí, khi mang ảnh tượng đức Di Lặc của Việt Nam và Trung Quốc sang các nước Âu Mỹ thì trở thành những ông Phật Mập (Fat Buddha), Phật Cười (Laughing Buddha), Phật Phát Tài (Lucky Buddha) hoặc những hình thức tương tự để trang trí quanh những bồn hoa, hồ cá ở vườn sau.

Từ bi là lòng thương không mù quáng, trí tuệ là sự hiểu biết không cực đoan và hoan hỷ là niềm vui không dung tục. Tuy nhiên, qua lăng kính Đại Thừa của Phật giáo Trung Hoa – được đâm chồi nẩy lộc trong khung cảnh xã hội nông nghiệp và buôn bán nhỏ, giữa hoàn cảnh văn hóa Khổng, Lão và phiếm thần dân gian làm xương sống tâm linh – phật Di Lặc trở thành biểu tượng của sự hoan hỷ, sung mãn, hạnh phúc mang tính phàm trần, thực dụng. Vì con người tạo ra tôn giáo; chứ không phải tôn giáo tạo ra con người nên con người có quyền chối bỏ tôn giáo, nhưng tôn giáo không thể chối bỏ con người. Cho nên, không ít người đã chơi trò dung dăng, dung dẻ với quyền tự do tâm linh để trói buộc chính mình và người khác vào một sự dính mắc trầm kha như bệnh dịch hạch. Chỉ riêng trên đất Trung Quốc từ thế kỷ thứ III đến nay, đã có tới con số hàng trăm nhân vật theo Phật giáo xuất gia và tại gia tự xưng là “hiện thân của Phật Di Lặc” giáng trần. Việt Nam ta cũng không thiếu những ông đồng bà vãi như thế. Nhưng tất cả con người và vọng động đều đến rồi đi như những hiện tượng chiến tranh, dịch họa.

Thật ra, đức Phật Di Lặc là tâm ảnh nói lên niềm hy vọng thường an lạc; là biểu tượng mong cầu cho một tương lai thịnh vượng, tươi sáng. Đời có bao nhiêu niềm ước mơ tốt đẹp thì sẽ có bấy nhiêu mẫu hình tướng của nụ cười Di Lặc. Nếu có chăng điều quan ngại thì nó sẽ không dừng lại ở mức độ hình tướng mà ở tác dụng của phương tiện. Nếu nụ cười “niêm hoa vi tiếu” của Ca Diếp là sự khai mở của tuệ giác, nhìn đóa sen trên tay Phật mà thấy hết tánh sen là tánh Phật; thấy ngó sen đang ở trong bùn vẫn theo dòng sinh diệt, lặng lẽ nhô lên khỏi mặt nước và có ngày nở rộ tỏa ngát hương thì nụ cười Di Lặc cũng sẽ “đồng nhất thể” tương ưng như thế. Đó là một nụ cười rất đẹp và trọn lành không phân biệt Bố Đại Hòa Thượng khi cho hay Thằng Bờm khi nhận.

Càng ngày, những nước văn minh Âu Mỹ càng nghiên cứu sâu rộng để tiếp nhận và trân trọng tinh thần phá chấp, từ bi và hóa giải của đạo Phật. Nhưng khác với người phương Đông, ngưởi phương Tây không còn ảo tưởng về vai trò “cứu rỗi” vô điều kiện của tôn giáo. Bởi vậy, họ tìm đến đạo Phật như một triết lý, một nghệ thuật sống và đồng thời là một tôn giáo. Một câu hỏi thường xuyên xuất hiện của những người Âu Mỹ mang nặng định kiến thần học phương Tây khi nhìn về đạo Phật là: “Đạo Phật là một hệ thống triết lý, một học thuyết vô thần hay một tôn giáo?” Người hiểu đạo (nói chung) trả lời không ngập ngừng: “Thưa, cả ba!” Nhưng cũng có người bị dị ứng với khái niệm “vô thần”. Dị ứng bởi vì tư tưởng bị đóng khung và lão hóa trong kiểu cách suy nghĩ duy lý và chủ quan gọi tên, dán nhãn hiệu của phương Tây. Nghĩa là chỉ biết khư khư định nghĩa “Thần” như là một đấng Sáng Thế toàn năng, một Vua Trời, một Thượng Đế. Mahatma Gandhi, người tin vào Thượng Đế Hindu, đã nhận xét: “Đạo Phật không phủ nhận Thượng Đế nhưng định nghĩa Thượng Đế theo một cách khác.” Đấng “Sáng Thế toàn năng” theo đạo Phật là “Duyên Khởi từ bản thể Tánh Không” như cách nhìn của nhà vật lý nổi tiếng nhất thời hiện tại, Stephen Hawking đã viết trong Sự Tạo Tác Vĩ Đại (The Grand Design).

Người phương Tây tìm đến cái đẹp của Phật giáo không phải qua hình thức lễ nghi, bái vọng với một tâm lý đột phá những vòng trói buộc của tín điều và tín lý. Họ đánh giá chân xác với lòng biết ơn Nụ Cười Di Lặc và tin rằng, một đức Phật tương lai sẽ đến như một sự tái khẳng định nếp nghĩ, lối sống hòa bình, an lạc và trí tuệ chứ không phải là để “tái sáng thế” đầy huyền nhiệm và bí ẩn của nếp tâm linh cổ sơ. Nếu quan chiêm những ảnh tượng của Phật Di Lặc trong những chùa viện Phật giáo phương Tây ngày nay, người ta sẽ thấy toát lên vẻ đẹp đầy nghệ thuật phảng phất hay rõ nét nụ cười toát ra từ bên trong. Những ảnh tượng Di Lặc với ngoại hình đầy hoan hỷ đậm nét “ thỏa thê trù phú” trong các chùa viện Việt Nam mô phỏng hay chỉ là phiên bản của Trung Quốc đang mất dần tác dụng giải thoát tâm linh trong thời đại mới.

Truyền thống người Trung Quốc dân dã khi gặp nhau thường chào câu đầu tiên: “Đã ăn chưa?” Ngày nay, kinh tế phát triển, cơm áo không còn là nhu cầu bức xúc hàng ngày thì tiếng chào cũng thay đổi dần như phương Tây không còn lo ăn mà lo vui, lo đẹp. Ước mong dáng vẻ Di Lặc cũng sẽ theo phong trào tập “Tai Chi” và “Fitness” mà trở nên thon thả, thanh lịch hơn trong những thế hệ tương lai. Đặc biệt là trong khung cảnh văn hóa Việt Nam, các chùa viện Phật giáo cần tìm cầu một biểu tượng an lạc của đức Di Lặc nói riêng và tất cả các tôn tượng, kiến trúc nói chung, phù hợp với bản chất dân tộc, văn hóa và tính độc lập, độc sáng của mình.


Năm mới, mùa Xuân là sức bật của tuổi trẻ, là điểm hẹn của tuổi trung niên và dấu ghi thêm một bước gần đất của tuổi già. Nhưng tinh thần... ham vui cũng giông giống như “tài không đợi tuổi”. Mong rằng, tinh thần nụ cười của tuệ giác mùa Xuân đang có sẵn trong mỗi lòng người sẽ đâm chồi nẩy lộc tự nhiên và dễ dàng như hoa lá quanh mình.


Trần Kiêm Đoàn :hoa:


Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Ngộ - Page 14 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngộ   Ngộ - Page 14 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Ngộ
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 14 trong tổng số 17 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 8 ... 13, 14, 15, 16, 17  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Tùy bút, nhật ký, truyện ngắn-