Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:03
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Lữ Hoài
Tổng số bài gửi : 749 Registration date : 15/04/2011
| Tiêu đề: Re: Ngộ Sun 04 Sep 2011, 20:13 | |
| Rơi xuống giếng Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.
Cuộc sống sẽ đổ rất nhiều thứ khó chịu lên người bạn. Hãy xem mỗi vấn đề bạn gặp phải là một hòn đá để bạn bước lên cao hơn. Chúng ta có thể thoát khỏi cái giếng sâu nhất chỉ đơn giản bằng cách đừng bao giờ đầu hàng.
ST |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| | | | Lữ Hoài
Tổng số bài gửi : 749 Registration date : 15/04/2011
| | | | Lữ Hoài
Tổng số bài gửi : 749 Registration date : 15/04/2011
| Tiêu đề: shaping... Fri 09 Sep 2011, 15:47 | |
| A PENCIL MAKER TOLD THE PENCIL 5 IMPORTANT LESSONS JUST BEFORE PUTTING IT IN THE BOX 1. EVERYTHING YOU DO WILL ALWAYS LEAVE A MARK .
2. YOU CAN ALWAYS CORRECT THE MISTAKES YOU MAKE.
3. WHAT IS IMPORTANT IS WHAT IS INSIDE OF YOU.
4. IN LIFE , YOU WILL UNDERGO PAINFUL SHARPENINGS, WHICH WILL ONLY MAKE YOU BETTER.
5. TO BE THE BEST PENCIL, YOU MUST ALLOW YOURSELF TO BE HELD AND GUIDED BY THE HAND THAT HOLDS YOU. We all need to be constantly sharpened. This parable may encourage you to know that you are a special person, with unique God-given talents and abilities. Only you can fulfill the purpose which you were born to accomplish. Never allow yourself to get discouraged and think that your life is insignificant and cannot be changed and, like the pencil, always remember that the most important part of who you are, is what's inside of you and then allow yourself to be guided by the hand of God. |
| | | Lữ Hoài
Tổng số bài gửi : 749 Registration date : 15/04/2011
| Tiêu đề: Re: Ngộ Sun 11 Sep 2011, 22:24 | |
|
Lòng bàn tay
Bàn tay mở đếm bao đường Cắt chia vụn vỡ vô lường duyên cơ Trầm luân bến mộng u mờ Dọc ngang muôn lối lặng lờ ra khơi
Sông sâu trăn trở mấy lời Triều cường dâng nước vợi vời trăng lên Lắng nghe sóng gió vang rền Mênh mang trải rộng bồng bềnh ưu tư
Sóng ngầm cuốn bấy thực - hư Mù mây giông bão nguồn cơn vô thường Sóng đời uốn khúc thê lương Âm ba những điệu phùng tương trập trùng
Mở bàn tay đếm mê cung Chỉ gân chằn chịt về chung lối mòn Ngón tay tìm nét hồng son Chưa xuyên nát dẫm xanh non, cuối trời ...
Bàn tay nắm bắt muôn nơi Nhân tình thế thái chơi vơi nỗi sầu! Gỡ gàng trăm mối , cũng âu Trăm đường rắm rối giọt châu rả rờiLH |
| | | Lữ Hoài
Tổng số bài gửi : 749 Registration date : 15/04/2011
| Tiêu đề: Re: Ngộ Fri 23 Sep 2011, 20:36 | |
|
Bài học đầu tiên
Không phải bài học đầu tiên của cô giáo dạy tôi khi tôi bước chân vào lớp một, cũng chẳng phải bài học đầu tiên khi tôi bắt đầu bước chân vào giảng đường đại học, mà đơn giản chỉ là bài học Phật Pháp đầu tiên tôi được học khi bước chân vào Chùa
Quê tôi ngày xưa nghèo lắm, hẻo lánh lắm. Quanh năm tôi chỉ làm bạn với cỏ cây, với những chú chim ngày ngày bay về hót líu lo mà tôi chẳng biết chúng nói gì? Nhà tôi trồng nhãn, trồng nhiều lắm. Mà ở cái xứ khỉ ho cò gáy này thì ngoài cây lúa ra chỉ có cây nhãn là mang lại thêm kinh tế cho gia đình tôi. Tôi lớn lên như bao chàng trai khác, vẫn hỷ nộ ái ố cuộc đời; biết yêu, biết ghét, biết giận, nhưng chưa bao giờ tôi biết tha thứ cho lỗi lầm của ai và … tôi nhìn cuộc đời, nhìn mọi người bằng lăng kính của riêng mình! Tôi có cái nhìn rất tinh tế nên tôi dễ nhận ra những điểm không tốt của người đối diện mình và cũng chính vì thế khiến tôi không có bạn nhiều. Tôi quý mến tất cả, nhưng tôi không tha thứ cho ai dù vô tình hay cố ý chơi không đẹp với mình, và tôi sẽ tìm cách đối xử lại như chính họ đã làm với tôi …. Có thể như thế mà tôi trở thành người khó tánh nhất xóm.
Và một ngày…. Mọi suy nghĩ của tôi thay đổi hết khi một vị Sư về trú tại chùa
Xóm tôi có một ngôi chùa nhỏ nằm chơi vơi giữa đồng. Ngôi chùa nền đất vách lá ngày ngày chỉ có một vị sư già trông coi. Ngoài việc làm đồng áng, trông coi mãnh vườn và sau những giờ học tôi rất thích đến ngôi chùa này. Giữa không gian yên tỉnh, tiếng chuông, tiếng mõ hòa cùng tiếng tụng kinh của Sư âm vọng giữa không gian tỉnh mịch, khiến lòng tôi yên bình lắm. Một hôm có một vị sư trẻ về trú tại chùa. Vị sư trẻ có một đôi mắt sáng, sáng đến nỗi bạn có thể soi đường trong bóng đêm và thầy có một nụ cười rất hiền, nụ cười chứa đựng niềm hạnh phúc vô biên. Tôi thích nói chuyện với thầy, vì ở Thầy tôi không tìm thấy được điểm xấu nào. Như hiểu được mọi suy nghĩ trong đầu tôi, một hôm sao buổi tan trường tôi không về nhà mà chạy thẳng vào chùa để được tụng kinh cùng Thầy khi thầy cúng chiều. Tôi yên lặng lắng nghe từng lời Thầy tụng vì thầy có một giọng tụng rất hay như cuốn hút lòng người vào từng lời kinh, lời chú nguyện của thầy khi thầy cúng thí thực. Sau thời kinh, khi mà thầy đã yên vị tọa cụ, Thầy nắm tay tôi dẫn ra sau vườn ngồi vào chiếc bàn gỗ. Thầy rót cho tôi một tách trà nhạt, rồi Thầy hỏi tôi:
- Con có nhiều bạn không, sao trẻ em trong xóm thì nhiều mà chỉ mình con vào chùa, mấy em đó đâu sao không đi cùng con? - Dạ không, con không có bạn nhiều vì họ ai cũng xấu ! - Sao con nghĩ vậy ? Thầy hỏi với vẻ ngạc nhiên - Vì họ chửi thề, họ hổn hào, họ lười học, họ lười suy nghĩ.
Thầy xoa đầu tôi cười rồi nói: Để Thầy chỉ cho con điều này . Rồi thầy lấy ra một tờ giấy trắng, giấy trắng học trò, Thầy dùng bút lông nhỏ lên tờ giấy một chấm đen thật đen; Thầy giơ tờ giấy lên và hỏi: - Con có thấy gì không? Tôi nhanh miệng đáp mà không cần suy nghĩ: - Dạ bạch Thầy một chấm đen ạ. Thầy cười hỏi lại: Con nhìn rõ chưa nè? Dạ con nhìn thật rõ rồi, bạch Thầy - Tôi khẳng định lại Thầy cười tươi, nụ cười hiền hòa như chứa đựng cả tam thiên niềm an lạc vô biên: - Sao con chỉ nhìn thấy chấm đen nhỏ trên tờ giấy trắng mà không nhìn thấy tờ giấy lớn trắng tinh thầy đang cầm? Tôi lặng im không nói được lời nào.
Thầy tiếp: Con người cũng vậy, không ai là hoàn thiện, cho nên Đức Phật mới thị hiện cõi đời này để giúp chúng sanh hoàn thiện tâm mình, giúp chúng sanh thánh thiện hơn, đạt được phật tánh (ngộ nhập Phật tri kiến) vì thể tánh chúng sanh và Phật không khác, chúng sanh cũng sẽ là những vị Phật của tương lai (ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành). Nếu con chỉ chầm chầm nhìn vào cái xấu của họ con sẽ bỏ lỡ nhiều điểm tốt của họ, cũng như con chỉ nhìn thấy chấm đen trên tờ giấy trắng mà không nhìn thấy được tờ giấy trắng có chứa chấm đen nhỏ!
Nếu con nhìn thấy điểm tốt của họ, con sẽ thấy ai cũng đáng yêu, ai cũng đáng kính cả, đó là tâm Phật trong mỗi con người luôn hiện hữu. Niềm an lạc, sự yêu mến không phải người khác ban phát cho con mà chính con phải tạo ra nó,
Một năm sau tôi rời mái trường cấp 3 thân yêu bước lên chốn thị thành để thực hiện ước mơ của mình; bước chân vào giảng đường đại học. Lời dạy của Thầy cũng theo tôi trong cuộc hành trình tôi đi.
ST
|
| | | vinh thanh
Tổng số bài gửi : 202 Registration date : 28/01/2011
| Tiêu đề: Re: Ngộ Sat 24 Sep 2011, 20:57 | |
| Hân hạnh mến chào bạn Lữ Hoài,
Vĩnh Thành rất cảm khái bài "NGỘ" của bạn nên mạo muội kể ra đây một câu chuyện.
ĐƠN GIẢN NHƯ ĐANG GIỠN
Dạo ấy,VT có dịp nằm cạnh Thầy An,một vị sư gốc người Rạch Giá.Khẩu phần trại quy định rất thấp,chỉ là khoai,sắn nên đói dài dài,lao động cực nhọc,mọi người xuống cân thê thảm. Ấy vậy mà Thầy vẫn an nhiên tự tại,bị ảnh hưởng rất ít. Mọi người đều cải thiện linh tinh,Thầy cũng tham gia,nhưng chỉ là khoai sắn,rau cải,còn các động vật như nhái,dế thì tuyệt đối không.Thầy vẫn trường chay.Vào dịp lễ tết,có được chén cơm và mấy lát thịt, mọi người háo hức,còn Thầy thì dững dưng.Cơm Thầy ăn,còn phần thịt thì Thầy đổi lấy thuốc lào.Thầy chẳng có thăm nuôi hay quà cáp. Ban đêm,mọi người say giấc thì Thầy tọa thiền. Có lẽ nhờ vậy mà da dẻ Thầy vẫn hồng hào chăng? Nói chuyện với ai,trình bày vấn đề gì,Thầy cũng mở đầu bằng câu: "Đơn giản như đang giỡn". Rất giản dị,vui vẻ và khiêm tốn. Trong căn buồng chật hẹp đông người,chiếu phải gối cạnh lên nhau,trở mình là đụng người bên cạnh.Do trại gần biên giới Lào nên mùa hè rất nóng,từ đó sản sinh nhiều sư đoàn rệp,đũ kiểu đũ cách để tấn công người. Chúng tôi nằm tầng dưới.Rệp từ những khe hở của sạp trên, nhảy dù xuống những tấm thân trần.Có người lấy bát đựng xác rệp để sau đó,vẽ lên vách những chiếc đầu lâu da đỏ.Còn Thầy chỉ phủi rệp xuống mà không giết.Có người phiền Thầy tạo thêm điều kiện cho rệp cắn họ.Thầy chỉ giả lả. Cho đến hôm,một số người được tha,trong đó có Thầy.Mỗi người này được cấp một phần ăn, để đi đường.Chúng tôi,những người còn ở lại,nhờ những người này,chuyển thư về gia đình,để nhắn thăm nuôi hay xin quà cáp.Chả ai muốn nhận vì sợ nếu bị phát hiện,có thể bị giữ lại.Chỉ có Thầy giúp.Chúng tôi nhét thư vào lon guigoz rồi phủ lên đó ít cơm và đồ ăn để ngụy trang. Thư từ trót lọt,trong đó có thư tôi. Điều tôi học hỏi ở Thầy là đem tính lạc quan vào đời sống nhất là lúc khó khăn,nghịch cảnh. Sự vui vẻ,khoan dung lấn át được phiền muộn như ánh sáng đẩy lùi bóng tối. Có lẽ nhờ vậy mà tôi còn được tồn tại cho đến hôm nay. Khi tôi viết những dòng này về Thầy, thì ở đâu đó, quê nhà hay hải ngoại, Thầy đang tụng niệm hoặc tọa thiền. Nếu Thầy có đọc được những dòng này thì đó cũng là mối duyên hạnh ngộ.
Vĩnh Thành.
|
| | | Lữ Hoài
Tổng số bài gửi : 749 Registration date : 15/04/2011
| Tiêu đề: Re: Ngộ Sun 25 Sep 2011, 17:48 | |
| - vinh thanh đã viết:
- Hân hạnh mến chào bạn Lữ Hoài,
Vĩnh Thành rất cảm khái bài "NGỘ" của bạn nên mạo muội kể ra đây một câu chuyện.
ĐƠN GIẢN NHƯ ĐANG GIỠN
Dạo ấy,VT có dịp nằm cạnh Thầy An,một vị sư gốc người Rạch Giá.Khẩu phần trại quy định rất thấp,chỉ là khoai,sắn nên đói dài dài,lao động cực nhọc,mọi người xuống cân thê thảm.Ấy vậy mà Thầy vẫn an nhiên tự tại,bị ảnh hưởng rất ít. Mọi người đều cải thiện linh tinh,Thầy cũng tham gia,nhưng chỉ là khoai sắn,rau cải,còn các động vật như nhái,dế thì tuyệt đối không.Thầy vẫn trường chay.Vào dịp lễ tết,có được chén cơm và mấy lát thịt,mọi người háo hức,còn Thầy thì dững dưng.Cơm Thầy ăn,còn phần thịt thì Thầy đổi lấy thuốc lào.Thầy chẳng có thăm nuôi hay quà cáp. Ban đêm,mọi người say giấc thì Thầy tọa thiền.Có lẽ nhờ vậy mà da dẻ Thầy vẫn hồng hào chăng?Nói chuyện với ai,trình bày vấn đề gì,Thầy cũng mở đầu bằng câu:"Đơn giản như đang giỡn".Rất giản dị,vui vẻ và khiêm tốn. Trong căn buồng chật hẹp đông người,chiếu phải gối cạnh lên nhau,trở mình là đụng người bên cạnh.Do trại gần biên giới Lào nên mùa hè rất nóng,từ đó sản sinh nhiều sư đoàn rệp,đũ kiểu đũ cách để tấn công người.Chúng tôi nằm tầng dưới.Rệp từ những khe hở của sạp trên, nhảy dù xuống những tấm thân trần.Có người lấy bát đựng xác rệp để sau đó,vẽ lên vách những chiếc đầu lâu da đỏ.Còn Thầy chỉ phủi rệp xuống mà không giết.Có người phiền Thầy tạo thêm điều kiện cho rệp cắn họ.Thầy chỉ giả lả. Cho đến hôm,một số người được tha,trong đó có Thầy.Mỗi người này được cấp một phần ăn, để đi đường.Chúng tôi,những người còn ở lại,nhờ những người này,chuyển thư về gia đình,để nhắn thăm nuôi hay xin quà cáp.Chả ai muốn nhận vì sợ nếu bị phát hiện,có thể bị giữ lại.Chỉ có Thầy giúp.Chúng tôi nhét thư vào lon guigoz rồi phủ lên đó ít cơm và đồ ăn để ngụy trang.Thư từ trót lọt,trong đó có thư tôi. Điều tôi học hỏi ở Thầy là đem tính lạc quan vào đời sống nhất là lúc khó khăn,nghịch cảnh. Sự vui vẻ,khoan dung lấn át được phiền muộn như ánh sáng đẩy lùi bóng tối.Có lẽ nhờ vậy mà tôi còn được tồn tại cho đến hôm nay. Khi tôi viết những dòng này về Thầy,thì ở đâu đó,quê nhà hay hải ngoại,Thầy đang tụng niệm hoặc tọa thiền.Nếu Thầy có đọc được những dòng này thì đó cũng là mối duyên hạnh ngộ.
Vĩnh Thành.
Thân mến chào VT, LH chân thành cám ơn đã được VT chia sẻ câu chuyện cảm động của mình. Mong sao VT sẽ có cơ hội lên lạc lại với Thầy An, nếu còn duyên thì sẽ có dịp ... hy vọng rằng trời không phụ ý nguyện chân thành của VT.
Câu chuyện của VT kể làm LH nhớ tới câu chuyện có thật rất hay này do người bạn LH gởi khá lâu rồi, LH cũng xin chia sẻ với các bạn đọc như sau:
Một vị Sư - Một đóa Sen
Mùa hè năm ấy có lẽ là một mùa hè nóng bức oi ả nhất của thập niên tám mươi tại miền Bắc. Trại giam Ba Sao, Nam Hà thuộc tỉnh Hà Nam Ninh như nằm yên dưới sức nóng như thiêu đốt, ngay cả về đêm cái nóng như vẫn còn âm ỉ, mọi thứ như tỏa ra hơi nóng – những bức tường, những sàn lót gạch hung hung đỏ, cái sân tráng xi măng trước mặt, ngay cả cái ván lót trên sàn nằm cũng toát ra hơi nóng. Những người tù nhân chính trị chế độ cũ như trong một lò ngục tối trên trần gian, ban ngày thì lao động khổ sai đổ mồ hôi không phải đổi lấy bát cơm mà đổi lấy ít thức ăn độn như khoai hay sắn hay bo bo mà vẫn không đủ no, ban đêm thì cố giỗ giấc ngủ trong cái nóng như nung như đốt ấy trong cái cả nh nằm xếp hai từng như cá đóng hộp trong buồng giam. Mồ hôi lại đổ ra cho đến khi mệt lả người đi thì giấc ngủ chập chờn mới đến.
Cái nóng kinh người đã kéo dài cả tháng nay và đồng ruộng đã nứt nẻ, các em bé chăn trâu mà Trung và các bạn gặp trên đường đi lao động cũng môi khô và chui vào các bụi cây trú nắng. Các giếng nước cũng từ từ khô cạn đưa đến nạn thiếu nước trầm trọng cho cả dân chúng những làng bên ngoài lẫn những người tù khốn khổ trong trại.
Buổi trưa hôm đó cũng như mọi ngày sau khi lao động về, ăn xong phần ăn trưa ít ỏi, các người tù cố nằm giỗ giấc ngủ ngắn để lấy sức lao động buổi chiều thì thấy một vị sư già đang ngồi ngoài sân nắng trong thế kiết già cả nửa tiếng đồng hồ và mặt ngước nhìn thẳng lên trời. Những khi hạn hán thì thầy vẫn cầu nguyện như thế và sau đó chiều tối hay trước nửa đêm thể nào mưa giông cũng kéo đến. Đêm nay cũng thế, Trung cố giỗ giấc ngủ để mà mai còn sức trả cái nợ lao động nhưng không làm sao nhắm mắt được, mồ hôi trên người cứ nhỏ từng giọt như làm cho sức khỏe của anh cạn dần đi theo đêm. Anh nhớ tới thằng bạn thân nằm bên cạnh nói với anh hồi chiều rằng chỉ ước ao ông Trời cho một trận mưa chứ đã tù cả chục năm rồi cũng chẳng mơ ước xa xôi gì ngày trở về nữa.
Thế rồi, như một phép lạ những làn gió mát từ đâu từ từ thổi đến, len lỏi vào những khung cửa sổ, luồng dưới những cánh cửa buồng giam và từ xa xa vài lằn chớp nhoáng lên bên trời. Chẳng bao lâu sau thì những giọt mưa, ôi những giọt mưa cam lồ của Trời ban xuống như thêm sức mạnh cho những người tù biệt xứ lưu đày. Các buồng giam không ai bảo ai đều thức dậy và tung mùng ra để được hít thở những giây phút mát rượi của làn gió lùa vào trại giam.
Vô tình Trung nhìn xuống nơi vị sư già giam cùng buồng với anh, thầy vẫn như còn đang ngồi thiền trong mùng, mặt quay vào tường trong thế kiết già. Trung chợt hiểu và các bạn anh cũng hiểu rằng chính nhờ thầy cầu nguyện mà đã có trận mưa đêm nay. Vị sư già đó chính là Trung Tá Quyền Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo của QLVNCH – Thượng Tọa Thích Quang Long, một người tù xuất chúng đã làm cho kẻ thù phải cúi đầu kính nể. Giang sơn của thầy cũng là một tấm chiếu, hai bộ quần áo tù, và một cái chăn đỏ Trung Quốc như mọi người và nằm một dãy với các Đại Đức Tuyên Úy khác.
Anh nhớ đến thầy Khuê, một vị Tuyên Úy Phật Giáo và Tam Đẳng Huyền Đai Nhu Đạo võ đường Quang Trung, một vị Đại Đức mà anh rất mến thương và kính trọng, đã từng nói với anh rằng nếu nói về đạo Phật, về sự tu hành thì hãy lấy thầy Long mà làm gương; đừng vì một vài vị Tuyên Úy đã không nghiêm giữ được giới răn mà hiểu lầm về đạo Phật mà mất đi niềm tin.
Anh nhớ lại câu chuyện lúc mới bước chân vào trại giam Long Thành sau khi Sài Gòn sụp đổ và hầu như mọi người đều không biết bấu víu vào đâu, niềm tin vào các tôn giáo cũng bị lung lay thì một sự việc đã xảy ra làm mọi người đều kính trọng thầy, nhất là khi biết hai tòa đại sứ bạn đã đến đón thầy đi di tản trước đó nhưng thầy đã khẳng khái chối từ và thanh thản bước chân vào trại giam.
Trong thời gian mới bị giam giữ, một hôm thầy được gọi ra làm việc để gặp hai vị sư quốc doanh là Thượng Tọa Thích Minh Nguyệt và Thích Thiện Siêu. Hai vị này ra sức thuyết phục và chiêu dụ thầy để thầy ủng hộ phong trào “Phật giáo yêu nước”, và nói sẽ bảo lãnh cho thầy ra khỏi tù ngay để nhờ thầy góp công góp sức xây dựng phong trào Phật Giáo Yêu Nước này. Hai vị sư này chính là người mà Cảnh Sát Đặc Biệt thuộc lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia đã bắt giam trước năm 1975 vì hoạt động cho CS. Thích Minh Nguyệt đã bị đày ra Côn Đảo, còn Thích Thiện Siêu thì thường được gọi là ông Từ Đàm vì tu ở chùa này ngoài Huế. Sau đó chính Thượng Tọa Thích Thanh Long là người đã bảo lãnh cho họ ra khỏi tù để ăn năn hối cải mà trở về lại con đường tu hành vì họ đã bị lộ hình tích. Không ngờ ông trời trớ trêu để có ngày họ lại đến trại Long Thành và đối đầu với thầy trong hoàn cảnh đặc biệt này của đất nước.
Thầy nhìn hai vị sư quốc doanh kia và từ tốn chậm rãi nhưng thật cương quyết thầy nói: “Các ông đã dựng nên cái phong trào “Phật Giáo yêu nước” ấy thì các ông cứ tiếp tục công việc mà các ông đã làm, còn tôi là một Tuyên Úy trong quân đội và tôi sẽ theo chân các Phật tử trong các trại giam, họ đi đến đâu thì tôi cũng sẽ đi đến đấy với họ cho tới cùng. Thôi các ông về đi”.
Và sau đó thầy chấp nhận việc chuyển trại ra Bắc mở đầu cho một quãng đời biệt xứ lưu đày.
Những ai có may mắn gặp thầy trong trại giam thầy đều kính trọng vị sư già này, người mà lúc nào cũng như mỉm cười, hòa nhã, giản dị, khiêm tốn và giúp đỡ tất cả mọi tù nhân mỗi khi thầy có phương tiện.
Năm 1976, thầy cùng một số Tuyên Úy chuyển trại từ Nam ra Bắc và bị giam giữ tại trại 1 Sơn La hay còn gọi là trại Mường Thái là nơi mà trước kia Pháp đã từng giam giữ những tù nhân bị án lưu đày. Năm sau thì thầy có tên trong số những tù nhân di chuyển về trại Yên Hạ, trại giam này nằm dưới thung lũng và bao vây chung quanh bởi những dãy núi đá vôi, thuộc huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Trại Yên Hạ là nơi chuyên giam giữ những tử tội hình sự cướp của giết người mà đã được nhà nước “khoan hồng” tha cho tội chết.
Chỉ hơn một năm sau thì các tù nhân này dần dần kiệt sức vì lao động khổ sai, thiếu dinh dưỡng, thiếu ăn nhất là thiếu chất mỡ và đường, và vì khí độc từ dãy núi đá vôi phả vào từ chung quanh. Bởi thế chỉ sau một thời gian ngắn chuyển trại từ trong Nam ra ngoài Bắc, ai nấy đều gầy như bộ xương còn biết đi. Khi đi lao động hay đi trở về trại, người ta chỉ thấy những bộ quần áo tù phấp phới bay mà chẳng thấy da thịt đâu. Thế rồi sau bốn năm trời giam cầm và lưu đày, một số những người tù lần đầu tiên được nhận một gói nhỏ tiếp tế cực kỳ quí giá từ gia đình trong Nam gửi ra, một số khác thì vẫn chưa nối lại được sợi dây với gia đình trong Nam. Trong gói nhỏ mà các Phật tử gởi cho thầy Long có 15 cục đường móng trâu, lúc đó ai mà c ó được 5 cục đường như thế thì đã là thần tiên rồi, nhưng thầy từ từ đem ra phân phát hết 15 cục đường quí giá đó cho những người cùng buồng. Ưu tiên những tù nhân nào mà đã kiệt lực thì được một cục, những người đau ốm khác thì mỗi người được nửa cục mà thôi, còn riêng thầy thì không có một miếng đường nào hết. Những người tù này khi nhận được cục đường từ tay thầy phân phát đã không cầm được nước mắt trước tấm lòng vị tha, quảng đại vô biên của một vị sư mà tâm đã định và huệ đã ngời sáng. Thầy cũng không thoát được những vụ hỏi cung, một hình thức tra tấn tinh thần những người tù khốn khó này trong trại giam. Một tên cán bộ từ Hà Nội vào với mái tóc hoa râm có vẻ là một viên chức cao cấp thuộc Bộ Nội Vụ đã hỏi cung thầy trong ba ngày liên tiếp. Hắn vứt cho thầy tờ giấy để tối về khai báo những tội lỗi đã chống đảng, nhà nước và nhân dân trước kia khi hoạt động ở Sài Gòn cho Nha Tuyên Úy Phật Giáo của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Sáng hôm sau, khi kêu ra làm việc tiếp tục, thầy đã nộp bản khai báo cho hắn, vừa xem xong thì hắn đùng đùng nổi giận ném tờ khai xuống bàn và quát tháo: “Anh khai báo thế này hả? Tại sao anh lại chép Chú Đại Bi vào đây? anh muốn tù rục xương ra không?”. Vẫn thái độ bình tĩnh và từ tốn của một vị cao tăng thầy chậm rãi trả lời: “Thì đây chính là những gì mà tôi đã làm và đã tụng niệm khi xưa, có thể thôi!”. Hắn với vẻ mặt hầm hầm liệng cho thầy một tờ giấy khác để khai báo lại một cách thành khẩn để được sớm khoan hồng. Sáng ngày hôm sau, thầy nộp cho hắn một tờ thứ hai và trên tờ đó thầy chép lại thật nắn nót bài Kinh Bát Nhã. Đến đây thì hắn nổi điên lên và mạt sát thầy thậm tệ và đe dọa rằng thầy sẽ tù mọt gông và đừng mong sẽ được hưởng lượng khoan hồng. Thầy ung dung trả lời rằng: “Các ông cứ việc giam giữ tôi bao lâu cũng được, tôi chỉ xin các ông hãy thả hết những người tù chính trị chế độ cũ mà các ông đang giam giữ mà thôi”.
Từ đó đến sau, chúng ít khi kêu thầy ra hỏi cung nữa cho đến mãi năm 87, trước khi có một đợt thả lớn tại trại Ba Sao Nam Hà thì trong các vị Tuyên Úy bị hỏi cung có tên thầy. Nhưng đặc biệt lần này chúng gọi thầy bằng thầy chứ không gọi là anh như trước nữa, tuy nhiên chúng vẫn dụ dỗ thầy nhận tội để được khoan hồng. Thầy trả lời rằng các ông cứ thả hết các ông đại đức tuyên úy ra đi vì họ chẳng có tội lỗi gì hết tất cả đều do tôi và họ đều làm theo chỉ thị của tôi hết, muốn gì thì cứ giữ tôi ở lại đến bao lâu cũng được. Chúng đành chào thua và chỉ vài tháng sau thì thầy có tên trong danh sách được thả ra khỏi trại cùng với tất cả các đại đức và những vị mục sư linh mục khác trong các Nha Tuyên Úy quân đội. Thầy ở tù mười hai năm, một năm trong Nam và mười một năm lưu đày trong những trại giam được dựng lên nơi rừng thiêng núi độc miền Bắc.
Về miền Nam, thầy trở lại chùa Giác Ngạn trên đường Trương Minh Ký cũ ở Sài Gòn để lại lo Phật sự, cúng kiến giúp đỡ các gia đình Phật tử. Khi đi đâu tụng kinh thầy vẫn đơn sơ trong chiếc áo nâu sòng và phe phẩy chiếc quạt đã sờn rách và môi luôn nở nụ cười hiền hậu giống như một ông già nhà quê chất phát hiền lành. Chùa Vĩnh Nghiêm có vời thầy ra nhưng thầy vẫn ở lại Giác Ngạn – ngôi chùa mà thầy góp công xây dựng lên và trụ trì cho tới khi mất nước – cho tới khi thầy viên tịch vài năm sau đó.
Nguyễn Phương Hùng |
| | | Lữ Hoài
Tổng số bài gửi : 749 Registration date : 15/04/2011
| Tiêu đề: Re: Ngộ Tue 27 Sep 2011, 15:15 | |
| Hòn Ðá Ném Ði Văn hào Nga Leon Tonstoï có kể câu chuyện ngụ ngôn như sau:
"Có một người hành khất nọ đến trước cửa nhà của một người giàu có để xin bố thí. Một đồng xu nhỏ hay một miếng bánh vụn, đó là tất cả những gì người ăn xin chờ đợi nơi người giàu có. Nhưng, mặc cho người khốn khổ van xin, người giàu có vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Ðến một lúc không còn chịu nổi những lời van xin của người hành khất, thay vì bố thí, người giàu đã lấy đá ném vào con người khốn khổ.
Người hành khất lặng lẽ nhặt lấy hòn đá cho vào bị rồi thì thầm trong miệng: "Ta mang hòn đá này cho đến ngày nhà người sa cơ thất thế. Ta sẽ dùng nó để ném trả lại ngươi".
Ði đâu, người hành khất cũng mang theo hòn đá ấy. Tâm hồn ông lúc nào cũng cưu mang sự báo thù.
Năm tháng qua đi. Lời chúc dữ của người hành khất đã thành sự thật. Vì biển lận, người giàu có bị tước đoạt tất cả tài sản và bị tống giam vào ngục. Ngày hôm đó, người hành khất chứng kiến cảnh người ta áp giải người giàu vào tù ngục. Nỗi căm hờn sôi sục trong lòng ông. Ông đi theo đoàn người áp tải. Tay ông không rời bỏ hòn đá mà người giàu đã ném vào người ông cách đây mười mấy năm. Ông muốn ném hòn đá đó vào người tù để rửa sach mối nhục hằng đeo đẳng bên ông. Nhưng cuối cùng, nhìn thấy gương mặt tiều tụy đáng thương của kẻ đang bị cùm tay, người hành khất thả nhẹ hòn đá xuống đất rồi tự nhủ: "Tại sao ta lại phải mang nặng hòn đá này từ bao nhiêu năm qua? Con người này, giờ đây, cũng chỉ là một con người khốn khổ như ta".
Tha thứ là điều khó khăn nhất nhưng cũng là điều cao cả nhất.
ST
|
| | | vinh thanh
Tổng số bài gửi : 202 Registration date : 28/01/2011
| Tiêu đề: Re: Ngộ Fri 30 Sep 2011, 23:29 | |
| Thân mến chào Anh Lữ Hoài,
Câu chuyện mà VT sắp kể sau đây,có lẽ không liên quan gì đến chủ đề "NGỘ".Nhưng vì câu chuyện "MỘT NHÀ SƯ"có nhắc đến Nam Hà,làm VT chạnh nhớ đến Vĩnh Phú,nơi mà người bạn nối khố vẫn còn nằm ở đó.
NẰM LẠI VĨNH PHÚ.
Nhớ và tôi thân nhau từ nhỏ,do cùng quê,nhà ở cạnh và cùng lứa tuổi.
Thời trung học,chúng tôi trọ cùng nhà,ăn cùng mâm,ngủ cùng giường,học cùng trường lớp,cho đến khi xong mới chia tay.
Mấy năm sau đó, chiến tranh ngày một lan rộng,luật tổng động viên được ban hành.Bọn thanh niên chúng tôi lần lượt phải vào lính.
Ngày mới vào Thủ Đức,tôi còn đang lạ lùng với mấy cái đầu húi cua ở câu lạc bộ Diệm Song,thì gặp lại Nhớ.Lúc đó,Nhớ đã mang alpha một gạch,con cá có đuôi,sắp sửa ra trường,đùa dọa phạt tôi hít đất vì tội không chào huynh trưởng.
Mãn khóa,Nhớ được về TTHL Vạn Kiếp làm huấn luyện viên võ thuật,để rồi sau đó là Giám Đốc Võ Đường.Còn tôi,ra Pleiku tác chiến.
Thời gian sau,tôi được thuyên chuyển về nguyên quán.Sau đó,Nhớ cũng được trở lại quê nhà. Hai đứa cùng đơn vị cho đến ngày sập tiệm.
Ở chổ chúng tôi,lệnh trình diện rất sớm.Mới 4/5 đã vào rọ,rồi Cao Lãnh,Thất Sơn.Tháng 6/76, chuyển đến Bình Thủy Cần Thơ,xuống tàu ra Bắc.Ở Hoàng Liên Sơn,chúng tôi vẫn như bóng với hình.Sau đó,sức khỏe của Nhớ cạn kiệt dần do mấy đợt kiết lỵ.
Cuối năm 77,Nhớ chuyển trại và chúng tôi mất liên lạc nhau từ đấy.Phần tôi,4/78 được chuyển về Thanh Chương Nghệ Tỉnh,4/82 được chuyển về Nam và cuối năm 84 thì được thả.
Trở lại quê nhà,tôi có sang thăm Ba Mẹ Nhớ mới biết,Nhớ đã nằm lại Vĩnh Phú năm 79,80 gì đó,ở nhà không rỏ vì mãi mấy năm sau,trại mới thông báo.Vợ Nhớ,cũng là bạn học cùng lớp với chúng tôi,có ra Vĩnh Phú để hỏi thăm ngày anh mất và nơi anh được chôn cất nhưng không kết quả.Nhớ đã nằm ở một góc nào đó mà không có mộ bia nên không tìm được!
Chị vẫn thủ tiết nuôi con,một trai,hai gái.Gia đình sang Mỹ theo diện H.O.Cả ba cháu đều thành công ở xứ người,là chủ 3 tiệm nail,1 ở Newyork,2 ở Nam Cali.Công việc hàng ngày của chị là chăm nom đàn cháu nội,ngoại.
Lần đến thăm gia đình chị,trước di ảnh của Nhớ,tôi khấn nguyện:"Sống khôn thác thiên,mày hãy chỉ chổ mày đang nằm,để vợ con và bạn bè,đưa mày về yên nghỉ bên cạnh đồng đội,ở miền Nam Cali này."
Vĩnh Thành.
|
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Ngộ | |
| |
| | | |
Trang 2 trong tổng số 17 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3 ... 9 ... 17 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |