Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:03
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| KÍNH VẠN HOA toàn tập - Nguyễn Nhật Ánh | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: 15. Thi sĩ hạng ruồi Sat 23 Oct 2010, 17:51 | |
| Chương 10
Trước nay trên thế giới người ta chỉ nói "phổ nhạc". Hai chữ "phổ thơ" từ khi cha sinh mẹ đẻ đến nay nhỏ Diệp mới nghe nói tới lần đầu. Nhưng nó chẳng ngạc nhiên hay thắc mắc. Vừa rồi Quý ròm đã "biểu diễn" cho nó thấy "phổ thơ" lợi hại như thế nào.
Ngay cả Quý ròm, nó cũng không ngờ cái chuyện thơ ca cao sang kia lại có thể áp dụng vào chuyện đời thường một cách suôn sẻ và hữu ích như thế.
Trước đây nó viết các bài "Lớp em", "Nhà em" rồi "Khu vườn của em" chỉ toàn chuốc lấy thất bại. Không ngờ đến khi nó vận dụng những hiểu biết về vần luật để "sáng tác" bài "Dạy toán cho em" thì lại thành công rực rỡ, được nhỏ Diệp ngưỡng mộ ra mặt.
Dĩ nhiên Quý ròm thừa biết hai bài thơ "Này cô em ngốc - Muốn tìm vận tốc..." và "Hai xe chung một quãng đường..." mà "cô em ngốc" khen lấy khen để kia không phải là thơ ca đúng nghĩa. Tòa soạn báo Khăn Quàng Đỏ từng bảo thơ phải có tình, cố hồn, phải bộc lộ được tình cảm. Trong khi những bài thơ toán học của Quý ròm chẳng có tình lẫn hồn, cũng chẳng bộc lộ được tí ti tình cảm, chỉ bộc lộ... năng khiếu toán của tác giả mà thôi. Chúng khác xa với bài "Dép là - Làn da - Bên ngoài - Cơ thể - Dép là - Chiếc ghế - Của năm - Ngón chân..." của thi sĩ mầm non Lan Kiều. Thơ của Lan Kiều mới thực là thơ! Quý ròm lặng lẽ nhủ bụng. Nhưng Quý ròm không buồn. Từ lâu rồi, nó nhận ra chính Lan Kiều, chứ không phải nó, mới là đứa có khiếu làm thơ thực sự. Vì vậy, cũng từ lâu rồi, nó đã từ bỏ ý định trở thành thi sĩ. Nó không muốn hao phí thời gian và tâm sức để cố trở thành một thứ mà nó không thể. Sự gắng gượng chắc chắn chẳng đem lại gì ngoài sự thất bại ê chề.
Quý ròm là đứa thông minh. Người thông minh đôi lúc vẫn có thể phạm sai lầm, nhưng người thông minh khác người kém thông minh ở chỗ kịp thời nhận ra sai lầm của mình và nhanh chóng tìm cách sửa chữa nó.
Quý ròm sửa chữa sai lầm bằng cách không thèm làm thơ con cóc gửi đăng báo nữa. Bây giờ nó chỉ vận dụng những mẹo luật học được trong thời gian phấn đấu trở thành nhà thơ Bình Minh để "sáng tác" những bài vần vèo giúp em mình học toán.
Làm thơ cực dở nhưng khi "phổ thơ", thi sĩ Bình Minh tỏ ra là một tay tài hoa đặc biệt.
Nhỏ Diệp tất nhiên rất tin tưởng vào năng khiếu "ích nước lợi dân" này của anh mình. Khi học bài gặp những công thức nào khó nhớ, nó đều ghi ra giấy nhờ Quý ròm "phổ thơ".
Tiểu Long và nhỏ Hạnh hoàn toàn không hay biết thi sĩ Bình Minh đã chuyển nghề.
Vì vậy một hôm tới chơi, mới đặt chân qua cửa đã nghe nhỏ Diệp ngồi bên bàn ngoác miệng tụng ra rả:
- Muốn tìm diện tích hình thang Đáy trên đáy dưới ta mang cộng vào Rồi đem nhân với chiều cao Chia hai dứt khoát thế nào cũng ra!
Cả hai đứa bất giác tròn mắt nhìn nhau.
Nhỏ Diệp nhìn ra cửa, phát hiện Tiểu Long và nhỏ Hạnh, liền buông tập xuống, vui vẻ:
- A, anh Tiểu Long, chị Hạnh!
Nhỏ Hạnh bước lại gần nhỏ Diệp, mỉm cười hỏi:
- Em đang học bài gì thế?
- Em học toán!
Tiểu Long cười khì:
- Toán gì lại có "dứt khoát" với "quyết tâm" lạ thế?
Nhỏ Diệp khịt mũi:
- Anh Quý bảo phải thêm hai chữ "dứt khoát" vào cho câu thơ đủ tám chữ, nếu không...
Đang nói, sực nhận ra mình lỡ lời, nhỏ Diệp liền im bặt.
Nhưng đã trễ, nhỏ Hạnh nheo mắt hỏi ngay:
- Ủa, thế ra bài thơ diện tích hình thang này do anh Quý em viết đấy?
Nhỏ Diệp đang đắn đo không biết có nên gật đầu hay không thì Tiểu Long đã gật gù:
- Chà, chà, thằng Quý ròm này còn có nghề làm thơ dạy toán mà lại giấu tụi mình! Tôi phải đi tìm nó hỏi cho ra lẽ mới được!
Nói xong, Tiểu Long quay mình tính tiến về phía phòng học của Quý ròm.
Hành động của Tiểu Long làm nhỏ Diệp xanh mặt. Nó gọi giật:
- Gượm đã, anh Tiểu Long!
- Gì thế?
Nhỏ Diệp ấp úng:
- Lát nữa gặp anh Quý, anh và chị Hạnh đừng hỏi gì về chuyện bài thơ diện tích hình thang này nhé!
Trước yêu cầu của nhỏ Diệp, không chỉ Tiểu Long mà cả nhỏ Hạnh cũng cảm thấy lạ lùng.
- Em sợ chuyện gì thế? - Nhỏ Hạnh đẩy gọng kính trên sống mũi, tò mò hỏi.
Nhỏ Diệp chớp chớp mắt:
- Em chả sợ chuyện gì cả!
Nhỏ Hạnh càng thắc mắc:
- Nếu vậy tại sao em lại muốn chị và anh Long đừng hỏi?
Câu hỏi vặn của nhỏ Hạnh làm nhỏ Diệp phân vân quá thể! Bởi cái lý do khiến nó ngăn cản Tiểu Long và nhỏ Hạnh là một lý do vô cùng khó nói. Anh Quý nó dù muốn hay không cũng đã là nhà thơ Bình Minh và chính vì thế mà anh nó đã phải cắn răng chịu đựng bao trò trêu chọc. Nó từng nhìn thấy vẻ rầu rĩ đau khổ trong ánh mắt của Quý ròm khi anh nó thuật lại cho nó nghe những màn đùa dai của tụi "tứ quậy" trên lớp. Vì vậy, nó không muốn bây giờ Tiểu Long và nhỏ Hạnh nhắc đến chuyện thơ ca trước mặt Quý ròm, sợ sẽ khơi dậy "vết thương lòng" của anh nó.
Nhưng nếu nói huỵch tẹt cho Tiểu Long và nhỏ Hạnh biết những ý nghĩ của mình, nhỏ Diệp buộc phải tiết lộ bí mật của Quý ròm, điều mà nó không muốn. Mặc dù ngay tối hôm đó nó đã tìm cách nhét những bài thơ nháp của Quý ròm vào lại trong cuốn sách nhưng nó tin rằng với những chứng cớ cụ thể nó đã phát hiện, nó là người duy nhất trên trái đất này biết đích xác nhà thơ Bình Minh tội nghiệp kia là ai. Và vì thương anh nó, nó muốn mãi mãi chôn giấu bí mật đó tận đáy lòng.
Nhưng đó là ý định của nhỏ Diệp trước đây kia. Còn lúc này nhỏ Hạnh và Tiểu Long cứ dán mắt chằm chặp vào nó vẻ dò hỏi thì nó biết rằng mình khó mà không khai ra "lý lịch" của thi sĩ Bình Minh.
Tất nhiên, nhỏ Diệp không chịu đầu hàng ngay. Nó tìm cách chối quanh:
- Em sợ anh Quý mắng em!
- Mắng chuyện gì? - Nhỏ Hạnh không hiểu.
- Thì mắng chuyện để lộ bài thơ này đó! - Nhỏ Diệp tiếp tục dóc tổ.
- Chuyện đó có gì phải mắng! - Tiểu Long bĩu môi "xì" một tiếng - Anh Quý mày làm như bài thơ hình thang này là bí mật quốc gia không bằng!
Nhỏ Diệp cắn môi:
- Nhưng anh Quý em không muốn mọi người biết ảnh làm thơ!
- Trời đất! - Nghe nhỏ Diệp nói vậy, Tiểu Long ôm bụng cười bò - Cả thế giới đều biết nó là thi sĩ Bình Minh "mật mong ngóng ai - mà mật ngọt ghê", còn giấu giấu giếm giếm gì nữa!
Trong một thoáng, nhỏ Diệp nghe tai mình ù đi! Nó tưởng trên trái đất bao la này chỉ có mình nó biết được gốc gác của nhà thơ Bình Minh, hóa ra thiên hạ đều biết tỏng!
Nó nhìn Tiểu Long, thẫn thờ hỏi lại:
- Anh nói thật đấy hả?
Tiểu Long nhún vai:
- Tao nói dóc với mày làm chi! Nếu không biết tao đã chẳng nói câu vừa rồi!
Thôi thế là khốn khổ cho anh Quý rồi! Nếu mọi người biết Bình Minh là ảnh! Ẳnh sẽ bị trêu tối mày tối mặt! Ẳnh sẽ bị tụi "tứ quậy" quậy cho hết đất sống! Càng nghĩ nhỏ Diệp càng lo lắng. Bất giác nó buột miệng:
- Chết rồi!
Nhỏ Hạnh ngạc nhiên:
- Em bảo cái gì chết rồi?
Giọng nhỏ Diệp vẫn xụi lơ:
- Em bảo anh Quý chết rồi! - Chợt nhận ra mình vừa nói câu xúi quẩy, nó vội vàng chữa lại - Ý em muốn nói nếu biết anh Quý là Bình Minh, bạn bè trong lớp sẽ tha hồ chọc ghẹo ảnh, nhất là tụi "tứ quậy"! Tụi này chắc chắn sẽ không để cho ảnh yên!
Mắt Tiểu Long tròn xoe:
- Sao mày biết tụi "tứ quậy"?
- Em nghe anh Quý kể!
Đến đây nhỏ Hạnh đã lờ mờ hiểu ra tâm sự của em gái bạn mình. Nó đặt tay lên vai nhỏ Diệp, dịu dàng nói:
- Em yên tâm! Khi nãy anh Long nói đùa đấy! Trong lớp chỉ có bọn chị biết anh Quý em là Bình Minh thôi!
Nhỏ Diệp tưởng mình nghe nhầm:
- Chỉ có chị và anh Tiểu Long biết thôi?
- Ừ.
- Những người khác không biết?
- Không ai biết!
Nhỏ Diệp nín thở:
- Cả tụi "tứ quậy" gì đó cũng không?
- Tụi đó lại càng không!
Nhỏ Diệp thở phào. Nhưng cặp lông mày nó chợt nhíu ngay lại:
- Thế sao chị và anh Tiểu Long lại biết?
- Đó là chuyện khác! - Nhỏ Hạnh mỉm cười - Anh Long, anh Quý em và chị chơi thân với nhau, người này ắt phải đoán ra người kia đang làm gì chứ! Thế còn em, sao em lại biết Bình Minh là bút hiệu của anh Quý?
Tiểu Long khịt mũi:
- Chắc là Quý ròm láu táu để hở ra!
- Không phải đâu! - Nhỏ Diệp lắc đầu - Anh Quý em giữ kín chuyện này lắm! Em biết được là do tình cờ tìm thấy bản nháp của mấy bài thơ!
- Thì ra vậy! - Tiểu Long gục gặc đầu, rồi nó nheo nheo mắt nhìn nhỏ Diệp - Và thế là mày bị ông anh quạt cho một trận nên thân đến giờ vẫn còn hãi?
- Anh đoán sai bét bè be rồi!- Nhỏ Diệp bắt đầu lấy lại vẻ lém lỉnh - Anh Quý không hề phát giác ra điều đó! Đến giờ ảnh vẫn chưa biết em đã biết ảnh là ai!
- Chà, chà, khó hiểu thật! - Tiểu Long "e hèm" một tiếng - Nếu ông anh mày không tự nhận mình là nhà thơ tại sao lại làm bài thơ diện tích hình thang này cho mày học!
- Đấy là do em nhờ ảnh giảng toán! - Nhỏ Diệp giải thích - Ẳnh không giảng, chỉ làm mấy bài thơ này đưa em!
- Ôi, tới mấy bài thơ kia đấy? - Nhỏ Hạnh kêu lên - Đâu? Em lấy ra đưa chị xem thử nào!
Đón lấy mấy bài thơ nhỏ Diệp đưa, nhỏ Hạnh cắm cúi đọc. Tiểu Long cũng nhướn cổ cò xem ké.
- Chà, hay thật! - Nhỏ Hạnh vừa đọc vừa xuýt xoa - Chị phải chép mấy bài thơ này về cho thằng Tùng học!
Nhỏ Diệp ngạc nhiên:
- Tùng mới học lớp bốn kia mà!
- Thì chị để dành! Khi nào Tùng lên lớp năm, chị sẽ tặng mấy "cẩm nang" này cho nó!
Nghe nhỏ Hạnh nói vậy, Tiểu Long vội hùa theo như sợ mất phần:
- Nhỏ Oanh của tôi đang học lớp năm chung với nhỏ Diệp, tôi phải chép ngay về cho nó!
Nhỏ Diệp cười khúc khích:
- Khỏi! Em đã chép cho bạn Oanh một bản rồi!
Đang cười, đột nhiên nhỏ Diệp bỗng nghiêm nghị hỏi:
- Thế anh Quý đã biết anh Long và chị Hạnh khám phá ra ảnh là nhà thơ Bình Minh chưa?
- Tất nhiên là chưa!
Nhỏ Hạnh nói vừa dứt câu, tiếng Quý ròm thình lình thốt lên từ phía sau lưng:
- Ai bảo là chưa?
Sự xuất hiện đột ngột của Quý ròm khiến cả ba đều giật thót và đồng loạt quay lại.
Quý ròm đứng cạnh chiếc tủ búyp-phê tự bao giờ và đang nhe răng cười hì hì.
- Quý đứng đây lâu chưa? - Nhỏ Hạnh hỏi, giọng ngỡ ngàng.
- Lâu rồi!
Câu trả lời của Quý ròm làm nhỏ Hạnh, Tiểu Long và nhỏ Diệp nóng bừng mặt. Hóa ra Quý ròm đã nghe thấy tất tần tật câu chuyện nãy giờ giữa ba đứa. Tất nhiên chẳng ai nói xấu gì Quý ròm nhưng dù sao bị bắt quả tang đang nói lén sau lưng người khác vẫn là một tình huống vô cùng tệ hại.
Cuối cùng, nhỏ Hạnh lên tiếng phá tan bầu không khí ngượng ngập:
- Quý biết bọn này phát hiện ra Quý là nhà thơ Bình Minh tự bao giờ thế?
Quý ròm hấp háy mắt:
- Từ hôm Hạnh bảo Tiểu Long "Làm thơ nhiều chữ mới khó chứ nếu cứ viết hai chữ rồi xuống hàng như bài "Lớp em" thì cả khối người làm được, đâu nhất thiết phải là Quý!" thì tôi đã nghi Hạnh biết rồi! Đến hôm Hạnh và Tiểu Long cãi nhau chí chóe với tụi thằng Dưỡng ở căng-tin để bênh vực một cách vô lối cho nhà thơ Bình Minh thì tôi không còn nghi ngờ nữa, mà biết chắc! Hì hì!
- Đừng vội "hì hì"! - Nhỏ Hạnh mỉm cười nháy mắt với nhỏ Diệp - Quý thông minh thì thông minh thật, nhưng Quý chỉ đoán ra Hạnh và Tiểu Long thôi, chứ Quý đâu có biết nhỏ Diệp cũng đã khám phá ra bí mật của Quý!
- Hạnh muốn nói con nhỏ tinh quái ưa sục sạo này hả? - Quý ròm đánh mắt sang nhỏ Diệp và hừ mũi một cái khiến nhỏ Diệp rúm người lại - Hừ, nó đâu có qua mắt ông anh nó được! Cách đây mấy hôm, tôi lục tìm mấy bài thơ nháp, thấy chúng vẫn nằm trong sách nhưng kẹp sai số trang, tôi đã biết ngay ai là thủ phạm rồi! Chỉ có điều tôi không thèm hỏi tội nó thôi!
Quý ròm nói tới đâu, nhỏ Diệp giật mình tới đó. Không những giật mình, nó còn lo nữa. Trước nay, Quý ròm không buồn hỏi tội nó nhưng hôm nay mọi chuyện bỗng nhiên vỡ lở, chắc chắn ông anh nó sẽ không tha cho nó.
Nhưng khi Quý ròm nói tiếp tiếp thì nhỏ Diệp mới biết là mình lo lắng hão. Quý ròm nói:
- Thực ra, từ khi báo Khăn Quàng Đỏ nhận xét thẳng thắn thơ của Bình Minh, tôi đã biết là mình làm chuyện dại dột rồi! Tôi có giấu cũng chỉ muốn giấu tụi thằng Lâm thôi! Chứ Hạnh, Tiểu Long và nhỏ Diệp biết thì đâu có sao! Mọi người đâu có nỡ trêu chọc tôi phải không?
- Không những không trêu chọc mà còn phục tài bạn nữa! - Nhỏ Hạnh cười nói - Đối với bọn này, trước sau bạn vẫn là một nhà thơ! Những bài thơ về toán học của bạn khiến tụi này phục sát đất!
Lời khen ngợi của nhỏ Hạnh làm Quý ròm thoáng đỏ mặt:
- Thôi đi! Hạnh đừng có chọc quê tôi!
- Hạnh không chọc quê Quý đâu! - Nhỏ Hạnh nghiêm trang - Hạnh còn định mượn nhỏ Diệp mấy bài thơ để chép về cho thằng Tùng học nữa đó!
Tiểu Long hoan hỉ phụ họa:
- Tao cũng vậy! Tao định chép cho nhỏ Oanh nhưng em mày đã chép cho nó rồi!
Sự ngưỡng một bất ngờ của hai "độc giả" đáng yêu này làm Quý ròm cảm động và sung sướng quá xá. Nhưng Quý ròm bây giờ không giống Quý ròm mấy hôm trước nữa. Nó vẫn đủ sáng suốt để bình tĩnh thừa nhận:
- Thơ gì mấy bài này! Đây chỉ là cách công thức toán được soạn theo vần điệu để dễ nhớ thôi!
- Không! - Tiểu Long khăng khăng - Dù sao chúng vẫn là thơ! Trong mắt tao, mày dứt khoát là thi sĩ không sai!
Lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của Tiểu Long làm Quý ròm phì cười:
- Thi sĩ cái khỉ mốc! Thi sĩ hạng ruồi thì có!
Sự ví von của Quý ròm tức cười quá xá.
Nhưng ba đứa trẻ không phải cười cùng lúc. Tiểu Long cười trước. Sau đó tới nhỏ Hạnh. Cuối cùng nhỏ Diệp che miệng cười theo. Trong ba đứa, nếu ai chịu khó lắng tai nghe kỹ như tác giả, sẽ thấy giọng cười của nhỏ Diệp xem ra sảng khoái nhất. Nó không còn sợ anh nó hỏi tội. Nó cũng không còn sợ anh nó khổ tâm và buồn tủi về thất bại trong "sự nghiệp văn chương" như trước nay nó vẫn hình dung nữa.
1996 Nguyễn Nhật Ánh |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: 16. Ba lô màu xanh Sun 24 Oct 2010, 21:45 | |
| Ba lô màu xanh Chương 1
- Sắp tới chưa Tiểu Long? Quý ròm mắt nhắm mắt mở, hỏi bằng giọng nhừa nhựa. - Chưa! Cứ yên tâm “nướng” tiếp đi! Khi nào tới bến xe, tao sẽ gọi dậy! Tiểu Long vừa đáp vừa lắc đầu nhìn nhỏ Hạnh. Bắt gặp ánh mắt của bạn, nhỏ Hạnh không nói gì, chỉ mỉm cười. Nó chẳng lạ gì tật say ngủ của Quý ròm. Lớn tồng ngồng rồi mà sáng nào Quý ròm cũng đợi bà nó kêu khản cả cổ, hết lay tới đập, mới chịu lồm cồm leo xuống khỏi giường. Ði đâu xa cũng vậy, hễ bước lên xe, mới nói qua nói lại được một hai câu, Quý ròm đã ngáy khò, tự nhiên và ngon lành cứ như thể đang ở trong phòng ngủ nhà mình vậy! Thấy nhỏ Hạnh làm thinh, Tiểu Long thở dài than vãn: - Chả biết mai mốt lớn lên, nó sẽ làm ăn ra sao! Cứ cái kiểu ngủ nghê này, chắc nó bị người ta đuổi việc sớm! - Kệ tao mày! - Giọng Quý ròm làu bàu bên dưới cuốn sách - Mày nên lo cho cái thân mập của mày thì hơn! Tiểu Long nhún vai: - Tao chẳng có gì phải lo! - Theo tao là có đấy! - Giọng Quý ròm vẫn tiếp tục vang lên. - Lo chuyện gi? - Lo chuyến đi Vũng Tàu lần này mày có được tắm biển thỏa thích hay không! Hay lại phải chạy loăng quăng trên bờ như lần trước! Lời dọa dẫm của Quý ròm khiến nhỏ Hạnh phì cười: - Quý hăm như thế, Long bỏ về thành phố lập tức cho coi! - Mặc nó! - Quý ròm hừ mũi - Cho nó về! Tiểu Long bĩu môi: - Tao có phải trẻ con đâu mà mày dọa! - Tao chẳng dọa! Rồi mày xem. - Xem chuyện gì? - Chuyện gì rồi mày sẽ biết! Tiểu Long nheo mắt: - Xem bài thơ trên vách chùa Phật nằm hả? - Tao không nói chuyện đó! - Hay là xem tảng đá xanh trong toà Bạch dinh? Quý ròm “xì” một tiếng: - Những chuyện cũ rích đó ai mà kể! Chuyện này hoàn toàn khác. Thấy Quý ròm úp úp mở mở, nhỏ Hạnh tò mò hỏi: - Quý nói thật hay nói chơi đấy? - Nói thật! - Thế đó là chuyện gì? - Bố ai mà biết đó là chuyện gì! Quý ròm không biết thật. Nhưng nó cũng không dọa suông. Hồi trước, dạo mò lên thành phố và tình cờ đụng độ với “đảng Chim Ưng” của Dũng cò, Mạnh bảo khi nào tụi Quý ròm trở lại Vũng Tàu, các anh chị trong nhóm Hải Âu sẽ dành cho tụi nó một trò chơi cực kỳ hấp dẫn, còn hấp dẫn gấp mấy lần trò đi tìm tòa “lâu đài ma” kỳ trước nữa. Nhớ đến chuyện cũ, Quý ròm không khỏi cười thầm. Lần đó, suốt ngày phải lẽo đẽo đi thao Quý ròm, nhỏ Hạnh và thằng Mạnh truy lùng dấu vết của nhóm Hải Âu đến bở hơi tai, Tiểu Long than trời như bộng. Lần này, nếu nhóm Hải Âu bày trò, tình hình chắc cũng chẳng sáng sủa hơn. Nghĩ vậy nên Quý ròm cao giọng hăm he Tiểu Long. Còn nhóm Hải Âu sẽ bày trò gì để đón tiếp tụi nó, Quý ròm có tài thánh mới biết được! Nhỏ Hạnh không hiểu điều ngoắt nghoéo đó nên nhăn nhó nói: - Quý đùa đấy hả? Không biết chuyện gì là chuyện gì mà dám nói! Quý ròm kéo cuốn sách ra khỏi mặt: - Tôi không biết chuyện gì là chuyện gì thật, nhưng chắc chắn có một chuyện gì đó đang chờ đón tụi mình! Lời tiên tri của Quý ròm nghe thật rùng rợn. Nhưng Tiểu Long lại cười khì: - Có trời sập tao cũng chẳng sợ! Nếu gặp nguy hiểm, tao sẽ giở “thế võ Oshin” bảo bối của tao ra! Bị thằng mập kê nguyên cái tủ buýp-phê ngay cuống họng, Quý ròm nghiến răng: - Tao không giỡn với mày à nghen! - Tao cũng đâu có giỡn! - Tiểu Long thản nhiên - Thế võ độc đáo này đâu phải do tao nghĩ ra! Thấy thằng mập bữa nay mồm mép không thua gì mình, Quý ròm thuỗn mặt: - Chà, chà, mày lột lưỡi tự bao giờ thế? - Lột lưỡi? - Tiểu Long không hiểu Quý ròm muốn nói gì. Quý ròm mỉm cười: - Ừ, lột lưỡi nói nhiều giống như con sáo của anh em thằng Nở bên kinh Tàu Hủ ấy! Muốn lột lưỡi, con sáo phải ăn ớt, còn mày ăn gì? Tiểu Long ngớ người chưa kịp đáp, Quý ròm đã cười hì hì: - Hay mấy bữa nay mày tò tò đi theo nhỏ Hạnh ăn bò viên? Tự nhiên bị Quý ròm lôi chuyện ăn uống ra chòng ghẹo, nhỏ Hạnh nguýt dài: - Hạnh chẳng trêu gì đến “thế võ Oshin” nổi tiếng của Quý à nghen! Nhỏ Hạnh bảo chẳng trêu nhưng nó nói vậy còn hơn là bắt kiến bỏ vào cổ áo Quý ròm. Quý ròm nhảy nhổm trên băng ghế: - Này, này, bộ Hạnh định hùa theo thằng mập chọc cho tôi bầm gan tím ruột mới vừa lòng chắc? Miệng lưỡi Quý ròm đích thị là có bôi mỡ. Nó trêu nhỏ Hạnh trước, bây giờ lại ra vẻ ta là nạn nhân. Nhưng nhỏ Hạnh không thèm trả lời Quý ròm. Nó chỉ gọn lỏn: - Chuẩn bị đồ đạc đi! Xe tới bến rồi! Nhỏ Hạnh làm Quý ròm cụt hứng ngay tút xuỵt. Nhưng biết làm thế nào, xe đã ngoặt vào bãi đỗ. Hành khách lục đục đứng lên khỏi ghế chen nhau ra cửa. Bọn Quý ròm cũng là hành khách, vì vậy chúng tốp ngay màn cãi cọ, lật đật quơ lấy đồ đạc tuôn theo dòng người. Theo sự phân công từ trước, Tiểu Long xách túi vật dụng nằng ì, Quý ròm “phụ trách” ba lô quần áo. Nhỏ Hạnh là con gái, được ưu tiên xách chiếc giỏ nhẹ hều. Vừa xuống khỏi xe, hành khách lập tức tản mát. Người thì leo lên xe thân nhân từ trong thành phố ra đón. Người không có thân nhân thì leo lên xích lô hoặc xe ôm. Tron gkhi mọi người hè nhau biến nhau như gió, bọn Quý ròm vẫn túm tụm lại một chỗ. Quý ròm đưa mắt ngó quanh, vẻ sốt ruột: - Thằng Mạnh nó bảo sẽ ra đón sao chẳng thấy đâu kìa? - Chờ một tí đi! - Tiểu Long nói - Nếu nó đã hẹn thế nào nó cũng ra! Nghe lời bạn, Quý ròm chờ thêm một tí. Nhưng rồi nó lại nóng nảy buột miệng: - Ðã “một tí” rồi, sao nó vẫn chưa ra? Tiểu Long cười hì hì: -“Một tí” đâu mà “một tí”! Mới có “nửa tí” à! “Một tí” hay “nửa tí” là thứ đơn vị thời gian chẳng ai đo được. Vì vậy, Quý ròm chả buồn tranh cãi. Nó đặt chiếc ba lô xuống đất và thản nhiên ngồi lên đó: - Ðược rồi! Tao sẽ đợi thêm “nửa tí” nữa! - Trời đất! - Tiểu Long trợn mắt - Mày ngồi như vậy bẹp dúm chiếc ba lô còn gì! Mặc cho Tiểu Long la hoảng, Quý ròm vẫn không nhúc nhích: - Mày đừng có thét lên be be như thế! Tao là Quý ròm chứ đâu phải Long Mập mà bẹp với chả bẹp! - Nhưng nếu Quý ngồi lên đó, quần áo thẳng thớm bên trong sẽ nhăn nhúm, bèo nhèo hết! - Nhỏ Hạnh cau mày trách. Lời trách của nhỏ Hạnh qủa là có chất lượng. Nhưng Tiểu Long bỗng nghĩ ra một câu chất lượng hơn. Nó reo lên: - Thằng Mạnh tới kìa! Qủa nhiên, Quý ròm bị tiếng hét của Tiểu Long dựng bật dậy hệt như dưới mông nó không phải chiếc ba lô mà là một chiếc lò xo vậy. - Ðâu? - Quý ròm đảo mắt bốn phía, hấp tấp hỏi. - Ðâu cái gì? - Thằng Mạnh đâu? Tiểu Long cười hích hích: - Nó đâu đã tới! Phát hiện ra mình bị gạt, mặt Quý ròm hầm hầm: - Bộ mày không nghĩ ra được trò nào tử tế hơn hả Tiểu Long? - Trò này chẳng có gì là không tử tế! - Tiểu Long đưa tay quẹt mũi - Bởi vì “nửa tí” chờ đợi của tụi mình đã qua lâu rồi! - Thôi, đừng cãi qua cãi lại nữa - Nhỏ Hạnh vội lên tiếng can thiệp - Tụi mình đón xích lô về nhà đi thôi! Ðề nghị bất ngờ của nhỏ Hạnh làm Quý ròm và Tiểu Long chưng hửng: - Không đợi thằng Mạnh nữa hả? - Mạnh sẽ không tới đâu! Tiểu Long trố mắt: - Sao Hạnh biết? Nhỏ Hạnh điềm nhiên: - Ðến giờ này mà Mạnh không tới có nghĩa là nó kẹt chuyện gì đó hoặc nó đã đổi ý! Bảo thằng Mạnh kẹt công chuyện đột xuất không thể ra đón, Quý ròm còn chấp nhận được, chứ bảo thằng Mạnh bỗng dưng đổi ý nằm lì ở nhà thì Quý ròm dứt khoát không tin. Nó lắc đầu: - Thằng Mạnh chẳng có lý do gì để đổi ý cả! - Theo Hạnh là có! Quý ròm nhíu mày: - Lý do gì vậy? - Lý do thứ nhất là tụi mình không cần Mạnh dẫn đường cũng có thể đi và nhà được! Lý do thứ hai là nếu có ra đón, Mạnh cũng chẳng thể chở cùng lúc ba người! Vậy ra đón làm gì! - Nói như Hạnh - Quý ròm “xì” một tiếng - Ðã hẹn đón là đón, còn chở về hay cùng đi xích lô về đâu phải là chuyện quan trọng! Nghe nhắc đến xích lô, Tiểu Long hăm hở: - Tôi đi kêu xe đây! Lên xích lô ngồi cãi tiếp coi bộ dễ chịu hơn là đứng lì ở đây! Nói xong, không đợi Quý ròm và nhỏ Hạnh kịp có ý kiến, Tiểu Long phom phom bước lại chỗ chiếc xích lô đậu cách đó một quãng. Quý ròm cũng uể oải đứng dậy. Thế là cuối cùng thằng oắt Mạnh đã không ra đón! Lát nữa về nhà mình phải hỏi xem tại sao nó lại dám thất hẹn với ông anh nó như thế! Quý ròm hậm hực nhủ bụng và cúi xuống định nhấc chiếc ba lô lên rảo bước theo Tiểu Long. Nhưng trong một thoáng, Quý ròm bổng cảm thấy có điều gì đó không ổn. Nó điếng người khi nhận ra mình đang quờ tay vào khoảng không. Hệt như bị ai nện búa vào đầu, Quý ròm phải chớp chớp mắt vài lần để trấn tĩnh. Không, nó không hề hoa mắt. Chiếc ba lô nó vừa ngồi khi nãy đã tự dưng biến mất. |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: 16. Ba lô màu xanh Sun 24 Oct 2010, 21:49 | |
| Chương 2
Quý ròm là trùm ảo thuật. Nhưng đây là lần đầu tiên nó bị người khác làm biến mất đồ đạc của mình. - Tiểu Long! Ngay khi vừa phát hiện ra tình huống bất thường, phản xạ đầu tiên của Quý ròm là báo động cho thằng mập biết. Nó quên phắt nhỏ Hạnh đang đứng bên cạnh, mặt mày sửng sốt không hiểu Quý ròm mắc chứng gì mà lại hét inh ỏi giữa đường giữa sá như thế. Nghe Quý ròm la thất thanh, Tiểu Long ngạc nhiên quay đầu lại: - Gì thế? - Chiếc ba lô.... Chưa hết kinh hãi, Quý ròm chỉ đủ sức thốt ra ba tiếng. Nhưng Tiểu Long không cần Quý ròm nói hết câu. Vừa nghe ba tiếng cụt ngủn đó, Tiểu Long đã lia vội mắt xuống chân Quý ròm. Không thấy chiếc ba lô màu xanh quen thuộc đâu, nó xoay người nhanh như chớp, quét mắt ra bốn phía. Đến lúc này, nhỏ Hạnh mới ngỡ ngàng phát giác chiếc ba lô dưới chân Quý ròm không cánh mà bay. - Trời đất! Chiếc ba lô mới còn đây... Nhưng Tiểu Long không để nhỏ Hạnh phát biểu xong cảm tưởng. Nó hét giật: - Hắn chạy đằng kia kìa! Đuổi theo mau! Tiểu Long vừa hét vừa hối hả phóng người đuổi theo tên giật dọc. Ở phía sau, Quý ròm và nhỏ Hạnh cũng ba chân bốn cẳng vội vàng bám theo. Quý ròm vừa chạy lệt bệt vừa nhướn cổ nhìn về phía trước. Khác với cặp mắt tinh tường của Tiểu Long, Quý ròm phải nhìn một hồi mới nhận ra một bóng người đang chạy lúp xúp sau rặng cây xa tít đằng xa, trên lưng hắn qủa đang cõng chiếc ba lô của Quý ròm. Tên đạo tặc rất khôn ranh. Hắn vừa chạy vừa cố ý lẩn vào đăng sau các thân cây hòng che mắt những kẻ rượt đuổi. Nhưng cũng chính vì phải di chuyển ngoằn nghoèo như vậy, lại thêm chiếc ba lô trên lưng, hắng không thể chạy nhanh được. Nhưng khổ nỗi, nếu tên giật dọc bận bịu với chiếc ba lô thì Tiểu Long lại vướng víu với chiếc túi vật dụng. Có lẽ sợ buông ra, chiếc túi xách sẽ lẳng lặng đi theo chiếc ba lô nên Tiểu Long vẫn cầm khư khư trên tay. Rốt lại, tốc độ của Tiểu Long chẳng hơn đối phương được bao lăm. - Bỏ chiếc túi xuống cho Hạnh giữ! Quý ròm phát hiện ra điều oái oăm đó liền gân cổ hét toáng. Qủa nhiên sau khi buông chiếc túi ra theo lời Quý ròm, guồng chân của Tiểu Long nhanh nhẹn hẳn. Nó cắm đầu cắm cổ phóng vèo vèo như tên lửa. Tiếng hét oang oang của Quý ròm vừa nhắc nhở Tiểu Long nhưng cũng đồng thời đánh động tên giật dọc phía trước. Dương như đánh hơi được sự nguy ngập, hắn rướn người chạy thêm vài chục mét rồi bất thần ngoặt vào một hẻm nhỏ bên đường. Hành động đột ngột của tên giật dọc khiến Tiểu Long điếng người. Sợ đối phương trốn thoát, nó mím môi mím lợi phóng thục mạng, đôi chân nhoáng nhoàng như chong chóng. Trong nháy mắt, tên giật dọc trước Tiểu Long sau cả hai thi nhau mất hút vào trong hẻm. Quý ròm dĩ nhiên vẫn lếch thếch đằng sau như một con vịt què. Rõ ràng trời sinh nó ra không phải để bắt cướp. Biết thân biết phận, Quý ròm không dám với cao. Nó không so sánh với Tiểu Long mà bì với nhỏ Hạnh đang thở hồng hộc sau lưng nó: - Làm gì Hạnh chạy chậm rờ thế! Lẹ lên tiếp với Tiểu Long một tay chứ! Mệt muốn đứt hơi, nhỏ Hạnh không thèm cãi, mặc cho Quý ròm ra oai. Thấy nhỏ Hạnh làm thinh, Quý ròm được thể làm tới: - Hạnh xem tôi đây nè! Chạy là phải như thế chứ! Tới đây thì nhỏ Hạnh hết chịu nổi. Nó khịt mũi: -Xem rồi! Quý chạy giống hệt con rùa! Ví von của nhỏ Hạnh làm Quý ròm muốn khóc thét. Nó nghiến răng ken két: - Nè, nè, đừng ỷ mình là con gái rồi muốn nói gì thì nói à nghen! Thằng này ... Nhưng Quý ròm chưa kịp trút hết cơn giận đã phải im bặt: hai đứa cãi qua cãi lại một hồi đã tới đầu hẻm lúc nào không hay. Vừa đánh mắt vào bên trong, Quý ròm đã nhìn thấy ngay Tiểu Long. Tiểu Long đứng một mình. Tên giật dọc khi nãy biến đâu mất tiêu. Nhưng điều khủng khiếp nhất là cả chiếc ba lô đựng quần áo cũng chẳng thấy đâu. Như vậy có nghĩa là Tiểu Long không đuổi kịp đối phương. Và như vậy cũng có nghĩa là những ngày sắp tới Tiểu Long, nhỏ Hạnh và Quý ròm chả đào đâu ra quần áo để mặc. Viễn ảnh u ám đó khiến miệng Quý ròm mếu xệch. Nó hấp tấp lao vào hẻm, giọng hớt hải: - Không bắt được tên kia hả? Câu hỏi của Quý ròm rõ là thừa. Và vì là thừa nên Tiểu Long không buồn đáp lại. Nó vẫn đứng trầm ngâm nơi cuối hẻm, tay khoanh trước ngực, bộ tịch có vẻ đang lo nghĩ ghê lắm. Con hẻm mà tên giật dọc chuồn vào không phải là con hẻm cụt. Cuối hẻm nơi Tiểu Long đang đứng thừ người có một bức tường chắng ngang. Men theo bờ tường là hai con đường nhỏ rẽ về hai phía. Có lẽ Tiểu Long đang phân vân không biết nên đuổi theo hướng nào. Bây giờ nhỏ Hạnh đã đứng ngay sau lưng Tiểu Long. Mặt nhỏ Hạnh cũng chảy dài như mặt Quý ròm. Nó gắng gượng hỏi: - Long không thấy tên đó chạy về hướng nào hả? - Không! - Tiểu Long lắc đầu - Hắn chạy nhanh qúa! Hơn nữa ngóc ngách trong này rất chằng chịt! Rồi khẽ phác tay một vòng, Tiểu Long ngán ngẩm nói: - Hai đường hẻm này còn thông ra nhiều con hẻm khác nữa! Sa vào đây như sa vào bát quái trận! - Thế bây giờ mình phải làm sao? Nhỏ Hạnh vốn là đứa siêu thông minh. Nhưng trước tình hình đột biến như thế này, nó không thể nào giữ nổi bình tĩnh. Bọn con trai như Tiểu Long, Quý ròm không có quần áo thay cũng chẳng đến nỗi lúng túng. Nhưng con gái như nó gặp phải cảnh này thì đúng là chỉ có khóc. Nhỏ Hạnh không khóc. Nó chỉ hỏi. Và câu hỏi của nó làm Tiểu Long ngớ ra: - Câu này lẽ ra để cho tôi hỏi Hạnh chứ đâu phải để cho Hạnh hỏi tôi! Tiểu Long nói đúng qúa xá khiến nhỏ Hạnh không biết nên mếu hay nên cười. Qủa là trước nay gặp những tình huống nan giải, chỉ có Tiểu Long hỏi, còn nó với Quý ròm giải đáp. Nhưng lần này sự thể bỗng dưng đảo ngược. Như nhận ra sự bối rối qúa mức của mình, nhỏ Hạnh chớp mắt, bẽn lẽn: - Thì ai hỏi ai chẳng được! Miễn sao có cách tìm ra chiếc ba lô thôi chứ! Tiểu Long đưa tay quẹt mũi: - Hay là tụi mình ... - Tụi mình sao? Tiểu Long ngập ngừng: - Tụi mình...báo công an! Ðề nghị của Tiểu Long khiến nhỏ Hạnh cười khúc khích: - Tưởng Long học tập ai không ngờ lại đi học thằng oắt Mạnh! Hở một tí là báo công an! Trong khi Tiểu Long đang đỏ mặt tía tai thì Quý ròm đột ngột nói: - Tôi có một cách! Khi nãy hỏi một câu không được Tiểu Long đáp trả, Quý ròm tức mình không thèm mở miệng nữa, chỉ đứng yên đưa mắt quan sát “hiện trường”. Bây giờ không hiểu nghĩ ra được mẹo gì, nó lại hăm hở lên tiếng. Chiếc phao Quý ròm vừa tung ra khiến Tiểu Long và nhỏ Hạnh mừng quýnh: - Cách gì thế? Quý ròm nghiêm trang: - Quay về thành phố Hồ Chí Minh mua lại chiếc ba lô khác! Mặt Tiểu Long vừa rạng lên vụt tối sầm: - Dẹp mày đi! Còn nhỏ Hạnh thì nhăn như bị: - Giờ này mà Quý còn đùa được hả? - Tôi không đùa! - Quý ròm nói mà không cười - Nếu các bạn không đồng ý cách thứ nhất thì tôi có cách thứ hai! Nhỏ Hạnh cố nén bực mình: - Cách thứ hai là cách gì? - Ðó là chúng ta không cần đuổi theo tên khi nãy nữa! Quý ròm càng hiến kế Tiểu Long càng muốn khóc. Nó bứt tai: - Tưởng mày nghĩ ra cách đuổi theo tên giật dọc, chứ nghĩ ra cách không đuổi theo thì tao nghĩ cũng được, cần quái gì tới mày! - Rõ là đồ ngốc tử! - Quý ròm lườm bạn - Tao đã nói hết đâu! Bị mắng là “ngốc”, Tiểu Long ức lắm nhưng vì nóng lòng nghe Quý ròm trình bày tiếp kế hoạch, nó đành nhẫn lại làm thinh. - Tụi mình không cần đuổi theo tên khi nãy nhưng vẫn có thể tóm được hắn và lấy lại chiếc ba lô! - Quý ròm lại khoa tay hùng hồn “diễn thuyết” - Nhưng muốn vậy, chúng ta không nên khờ khạo tìm kiếm ở hai bên mà phải nhìn thẳng vào bức tường! Thấy thằng ròm hết mắng “ngốc” lại tìm cách xỏ xiên mình là “khờ khạo”, Tiểu Long khịt mũi trả đũa: - Nhìn vào bức tường xem có lỗ thủng nào không để chui qua bắt trộm chứ gì? - Lại nhanh nhẩu đoảng! - Quý ròm nheo mắt - Thì mày cứ nhìn thẳng vào bức tường theo lời tao đi! Tiểu Long chưa kịp làm theo lời Quý ròm thì nhỏ Hạnh như sực nghĩ ra chuyện gì liền buột miệng “à” một tiếng và quay phắt người lại. Qủa như suy đoán của nó, trên bức tường trước mặt lờ mờ một bài thơ năm chữ. Bài thơ viết bằng phấn trắng trên nên tường xanh nhạt, nếu không để ý khó ai có thể nhận ra. Nhưng bài thơ trên vách không phải là điều đáng kinh ngạc nhất. Cái làm nhỏ Hạnh há hốc miệng là ký hiệu ở bên cạnh bài thơ: Hình vẽ một con chim hải âu |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: 16. Ba lô màu xanh Sun 24 Oct 2010, 21:54 | |
| Chương 3
Tiểu Long cũng nhanh chóng phát hiện ra bài thơ và hình vẽ trên vách. Trong một thoáng, nỗi lo lắng trong lòng nó như mọc cánh bay đi. Nó cười toe: - Thì ra đây là trò đùa dai của các anh chị ở nhóm Hải Âu! Rồi nó đưa tay vuốt ngực: - Thế mà mình suýt nữa đứng tim! Nhỏ Hạnh nhìn Quý ròm, giọng trách móc: - Quý nhìn thấy bài thơ này thì nói đại ra từ đầu cho rồi, còn bày đặt vòng vo Tam Quốc, thấy ghét! Quý ròm cười hì hì: - Nếu tiết lộ ngay từ đầu thì còn gì hồi hộp, hấp dẫn nữa! Nhỏ Hạnh lại nói: - Thế ra người giật ba lô của tụi mình chính là thành viên của nhóm Hải Âu đấy? - Còn gì nữa! - Quý ròm gật đầu - Chính anh ta đã cố ý dẫn dụ tụi mình đến đây! Tiểu Long vung tay: - Thế thì bây giờ chúng ta chạy thẳng tới trụ sở nhóm Hải Âu ở khu rừng thông để lấy lại ba lô chứ đứng đây làm gì! Quý ròm hừ mũi: - Nói như mày! Gáo nước lạnh của Quý ròm làm mặt Tiểu Long nghệt ra: - Bộ nói như tao không đúng sao? - Không đúng! - Quý ròm nhún vai - Tụi mình phải tuân thủ đúng luật chơi! Hôm trước nhóm Hải Âu đã bắn tiếng với thằng Mạnh là sẽ đón tiếp tụi mình bằng một trò chơi hấp dẫn và bất ngờ! Nay vừa đụng độ với màn “đón tiếp” đầu tiên, mình đã vội đi đường tắt thì ai còn xem mình ra gì nữa! Nhỏ Hạnh lên tiếng ủng hộ Quý ròm: - Quý nói đúng đấy! Hơn nữa, bây giờ đã biết chiếc ba lô quần áo không phải rơi vào tay bọn giật dọc ở bến xe, tụi mình chẳng có gì phải lo lắng nữa! Quý ròm nói đôi khi Tiểu Long còn gân cổ cãi, chứ nhỏ Hạnh đã lên tiếng bao giờ Tiểu Long cũng vui vẻ nghe theo. Nó gật gù: - Ừ, nếu thế thì tụi mình ghép chữ đi! - Long bảo ghép chữ gì? - Nhỏ Hạnh ngơ ngác. - Thì ghép chữ chứ ghép chữ gì! - Tiểu Long gãi cổ - Ghép các chữ đầu câu giống như mình đã làm với bài thơ trên vách chùa Phật nằm dạo trước ấy! “Sáng kiến” của Tiểu Long khiến Quý ròm ôm bụng cười bò: - Tiểu Long ơi là Tiểu Long! Bộ mày tưởng những người trong nhóm Hải Âu ai cũng ngốc nghếch như mày hay sao vậy! Nghe Quý ròm tuôn một tràng, mặt Tiểu Long lập tức ỉu xìu như bánh đa nhúng nước. Nó hỏi, giọng xụi lơ: - Thế không phải ghép các chữ đầu câu sao? - Dĩ nhiên là không phải! - Thấy Tiểu Long ngây người như phỗng, nhỏ Hạnh động lòng bèn dịu dàng giải thích - Phương pháp ghép các chữ đầu câu của nhóm Hải Âu đã bị tụi mình khám phá một lần rồi, chắc chắn lần này họ không sử dụng phương pháp đó nữa! - Thế họ dùng phương pháp gì? - Bị Quý ròm liên tục chế giễu, Tiểu Long càng lúc càng đâm ra ngớ ngẩn. Nó hỏi một câu mà chỉ có một là trời hai là nhóm Hải Âu mới trả lời được. Còn nhỏ Hạnh chỉ biết mỉm cười: - Cái đó thì phải xem qua bài thơ rồi mới biết! Ba cặp mặt liền dán vào bức tường, nhẩm đọc: Rẽ vào trong hẻm vắng Tìm trái chín trên cành Nếu gặp một hũ sành Chôn từ năm trăm trước Phải tức thời quay bước! Bài thơ cực kỳ bí hiểm, đặc phong cách... Hải Âu. Trong khi nhỏ Hạnh và Quý ròm nhíu mày suy nghĩ thì Tiểu Long vẫn bướng bỉnh lẳng lặng ghép các chữ đầu câu trong óc. Nhưng rồi nó thất vọng ngay. Quả như nhỏ Hạnh nói, những chữ đó ghép lại với nhau thành một câu hoàn toàn vô nghĩa. Ðến lúc này Tiểu Long mới thực bụng tin rằng trong những trường hợp cần phải huy động đầu óc như thế này tốt nhất nó không nên phát biểu gì cả. Dặn lòng như vậy nhưng thấy Quý ròm và nhỏ Hạnh nghĩ ngợi lâu lắc, Tiểu Long lại ngứa miệng tham gia: - Hay bài thơ bảo mình kiếm cuốc sẻng đào chỗ này lên? Quý ròm ngoảnh nhìn bạn: - Sao mày lại nghĩ thế? Bắt gặp cái nhìn xoi mói của thằng ròm, Tiểu Long đâm lúng túng: - Thì tao suy ra từ hai câu “Nếu gặp một hũ sành. Chôn từ trăm năm trước”! Nếu không đào lên thì làm sao gặp hũ sành được? Quý ròm “xì” một tiếng: - Làm quái gì có chiếc hũ sành nào chôn từ trăm năm trước! Mà nếu có một chiếc hũ chôn dưới đất lâu năm như vậy, nhóm Hải Âu cũng chẳng thể nào biết được! Lý lẽ xác đáng của Quý ròm khiến Tiểu Long hết ham “sáng kiến”. Nó liếm môi: - Thế theo mày ý nghĩa của bài thơ nằm ở chỗ nào? Tới phiên Quý ròm lúng túng: - Tao hả? Tao ... chưa tìm ra! Rồi như để khoả lấp sự ngượng ngập, Quý ròm quay qua nhỏ Hạnh: - Hạnh đã phăng ra chút đầu mối nào chưa? - Chưa! - Nhỏ Hạnh đáp, mắt vẫn không rời khỏi bức tường - Bài thơ này hình như có chút quái dị! - Quái dị? - Ừ! - Nhỏ Hạnh tủm tỉm - Chỉ có người trong nghề như thi sĩ Bình Minh may ra mới hiểu được ẩn ý của bài thơ! - Nè, nè! - Quý ròm nhảy nhổm như bị ong đốt - Lúc này là lúc cần phải đồng tâm hiệp lực chứ không phải là lúc để trêu cợt nhau đâu đấy! - Hạnh đâu có ý trêu Quý! - Vừa nói nhỏ Hạnh vừa bước lui một bước để “đề phòng bất trắc” - Hạnh chỉ muốn nói Quý từng làm thơ, vậy Quý cố xem thử đây là một bài thơ đặc biệt hay chỉ là một bài thơ bình thường thôi! Nghe nhỏ Hạnh phân bua, Quý ròm hơi nguôi nguôi. Nó nhìn vào bài thơ một hồi rồi tặc lưỡi nói: - Chắc chắn đây không phải là một bài thơ bình thường! Một bài thơ bình thường không bao giờ câu trước bảo “tìm trên cành” mà câu sau lại nói “gặp hũ sành dưới đất” cả! Nãy giờ bị Quý ròm át giọng, bây giờ vớ được cái cơ hội để trêu lại, Tiểu Long không dại gì bỏ lỡ. Nó khụt khịt mũi: - Tao thấy bài thơ này chẳng có gì là không bình thường! So với câu thơ “Mật mong ngóng ai. Mà mật ngọt ghê” của thi sĩ Bình Minh thì những câu thơ này ít đặc biệt hơn nhiều! Cú phản đòn của Tiểu Long làm Quý ròm méo xệch miệng. Nó thu nắm tay: - Á, à, bây giờ mày không lo đi tìm ba lô mà chỉ chăm chăm lo chơi tao hả? Tiểu Long cười hì hì: - Ðó là tao góp ý để khám phá bí mật của bài thơ thôi! - Góp ý cái đầu mày! - Miệng Quý ròm muốn khạc ra lửa - Góp gì thì góp, nhưng kể từ giờ phút này mày với Hạnh không được đả động gì đến cái tên Bình Minh nữa đấy! Trước vẻ sửng cồ của Quý ròm, Tiểu Long tặc tặc lưỡi: - Thôi được, không đả động thì không đả động! - Rồi nó thở dài nói thêm - Ðùa một chút cho đỡ căng thẳng mà mày cứ làm như... - Thôi, Quý và Long đừng cãi nhau nữa! - Nhỏ Hạnh vọt miệng chen ngang - Lo tìm cách “giải quyết” bài thơ lẹ lẹ đi! Bộ các bạn định đứng hoài ở đay đến chiều không ăn không uống gì hết hả? Nhắc nhở của nhỏ Hạnh lập tức kéo Quý ròm và Tiểu Long quay về với nhiệm vụ trước mắt. Nói đúng ra, chỉ có Quý ròm là “quay về với nhiệm vụ”. Tiểu Long cũng đang dán mắt vào bài thơ thật nhưng đầu nó chẳng nghĩ ngợi gì sất. Mà có muốn suy nghĩ, nó cũng chẳng biết phải bắt đầu từ đâu và lần theo những đường dây mối nhợ nào. Nếu trời sinh Quý ròm không phải để đánh nhau thì trời sinh Tiểu Long cũng không phải để đâm đầu vào những chuyện nát óc như thế này. Tiểu Long cũng tự biết mình tài hèn sức mọn. Phó thác việc “phân tích, nghiên cứu” cho hai “thám tử” Quý ròm và nhỏ Hạnh, nó nhìn bài thơ trên vách với cặp mắt của khách nhàn du, miệng nhẩn nha ngâm ngợi như các cụ đồ thời xưa thưởng thức Ðường thi. Ðang gật gù lẩm bẩm, bỗng Tiểu Long ngưng bặt. Mắt nó chớp lia chớp lịa và khi biết chắc mình không trông nhầm, nó bật cười khoái trá: - Ha ha! Bài thơ có mấy chữ mà cũng viết sai! Thế mà cũng gọi là mật mã đấy! Câu nói của Tiểu Long khiến Quý ròm và nhỏ Hạnh lật đật quay sang. - Long vừa nói gì thế? - Nhỏ Hạnh ngạc nhiên hỏi. Tiểu Long chỉ tay vào câu thơ thứ tư trên vách, giọng đắc ý: - Hạnh xem đây này! “Chôn từ trăm năm trước” mà cái tay hậu đậu nào lại viết là “Chôn từ năm trăm trước”! Thế có cẩu thả không kia chứ! Phát hiện của Tiểu Long khiến nhỏ Hạnh lẫn Quý ròm đều bật ngửa. Câu thơ viết sai sờ sờ như thế mà hai bộ óc được xem là siêu thông minh kia lại không nhìn thấy, rốt cuộc phải đợi cái đứa khù khờ là Tiểu Long chỉ ra mới biết! Quý ròm đỏ mặt thú nhận: - Ừ nhỉ! Có thế mà tao không để ý! Nhìn thoáng qua cứ đọc là “trăm năm”! Quý ròm tự nhận sai lầm qủa là việc xưa nay hiếm. Sai lầm đó do Tiểu Long vạch ra lại càng hiếm nữa. Vì vậy chẳng có gì lạ nếu Tiểu Long hào hứng qúa mức. Nó hăm hở cúi nhặt một mảnh gạch vụn, miệng bô bô: - Mình phải sửa câu thơ lại! Nhưng khi Tiểu Long đưa tay lên thì nhỏ Hạnh bất thần cản lại: - Khoan đã! - Sao thế? - Tiểu Long chưng hửng. Nhỏ Hạnh nhíu mày: - Hạnh nghĩ chắc là có bí ẩn gì trong câu thơ này! Không phải người ta viết nhầm đâu! Lần này không chỉ Tiểu Long mà ngay cả Quý ròm cũng sửng sốt: - Hạnh nói vậy là sao? Bọn họ cố ý viết “trăm năm” thành “năm trăm” ư? Nhỏ Hạnh điềm nhiên: - Hạnh nghĩ thế! - Nhưng họ làm thế để làm gì? Quý ròm vừa hỏi vừa quay đầu lại nhìn vào bài thơ. Và đột nhiên nó hét lên: - Thôi đúng rồi! Tôi hiểu rồi. - Quý hiểu gì? - Nhỏ Hạnh hồi hộp. - Tôi hiểu rồi! - Quý ròm lảm nhảm như người mộng du - Trăm bước! Tôi hiểu rồi! Trăm bước! Ðúng là trăm bước! Lúc này nhỏ Hạnh như cũng bị bài thơ hút chặt. VÀ cũng như Quý ròm, sau một thoáng ngẫm nghĩ, nó vụt kêu lên: - Thì ra thế! Quý muốn nói chữ “trăm” ở câu thứ tư và chữ “bước” ở câu thứ năm có liên quan với nhau phải không? - Ðúng vậy! Ðó là lý do bọn họ cố tình đảo ngược chữ “trăm năm” thành “năm trăm”! Tiểu Long khù khờ bỗng thông minh đột xuất: - Không hẳn! Nếu không đảo ngược hai chữ đó, mình vẫn có thể đọc thành “năm bước” vậy! - Không thể là “năm bước” được! - Quý ròm hùng hồn - Vấn đề không phải là đọc hai chữ mà phải đọc nguyên câu! - Ðọc nguyên câu? - Tiểu Long tưởng như mình đang lọt vào một đường hầm - Nguyên câu nào? - Câu do mình tự ghép! Theo nguyên tắc 1-1, 2-2,3-3,4-4 và 5-5! Dãy chữ số hóc hiểm của Quý ròm làm Tiểu Long muốn xỉu: - Mày là “thần đồng toán” chứ tao có phải là “thần đồng toán” đâu mà mày nói gì “cao siêu rùng rợn” thế! Quý ròm chưa kịp giải thích thì nhỏ Hạnh đã nhẹ nhàng lên tiếng trấn an Tiểu Long, trong nháy mắt nó nhìn ra mấu chốt của bức mật mã bằng thơ: - Ðiều Quý nói chẳng có gì là “cao siêu rùng rợn” đâu! Long cứ lấy chữ thứ nhất của câu thứ nhất, chữ thứ hai của câu hai, chữ thứ ba của câu ba, chữ thứ tư của câu bốn và chữ thứ năm của câu năm, xong ráp chúng lại sẽ giải mã được ngay thôi! Nghi nghi hoặc hoặc, Tiểu Long nhìn lên bức tường và phấp phỏng ghép chữ theo chỉ dẫn của nhỏ Hạnh. Và sự ngờ vực trong lòng nó biến mất ngay tút xuỵt. Ðọc xéo từ trên xuống, qủa nhiên “bức thông điệp” của nhóm Hải Âu hiện rõ như ban ngày: “Rẽ trái một trăm bước”! - Thì ra thế! - Tiểu Long không nén được tiếng xuýt xoa. - Thấy chưa! Tao đã bảo mà may không tin! - Quý ròm nheo nheo mắt - Nếu viết “trăm năm”, câu đó sẽ thành “Rẽ trái một năm bước”, chả có nghĩa gì cả! Tới lúc này thì Tiểu Long biết rằng có cố đến mấy nó cũng chẳng thể trở thành Quý ròm hoặc nhỏ Hạnh được. Nó xuôi xị: - Ừ, thế ra người ta không viết nhầm. |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: 16. Ba lô màu xanh Sun 24 Oct 2010, 21:58 | |
| Chương 4
Quý ròm vừa dọ dẫm vừa hỏi cầm chừng: - Ðã một trăm bước chưa vậy? - Bộ nãy giờ mày không đếm sao? - Tiểu Long lẽo đẽo phía sau ngạc nhiên hỏi lại. - Tao đếm đến sáu chục, sau đó mải nghĩ ngợi đâu đâu tao lại quên béng đi mất! - Tụi mình mới đi được khoảng tám chục bước à! Còn hai chục bước nữa! Tiểu Long vừa đáp vừa nhìn dáo dác. Ði thêm một quãng, nó đứng lại, nói: - Tới rồi! Nhất định là ở đây! Nhỏ Hạnh ngạc nhiên: - Long bảo cái gì nhất định ở đây? - Làm sao tôi biết được! Nhưng khi đã rẽ trái một trăm bước hẳn phải có một cái gì đó chứ? – Tiểu Long đáp, mắt vẫn không ngừng láo liên dò xét. Nhỏ Hạnh và Quý ròm cũng căng mắt nhìn ra bốn phía. Bài thơ của nhóm Hải Âu chỉ dặn rẽ trái một trăm bước, ngoài ra không hướng dẫn thêm gì khác nên bọn Quý ròm chẳng biết phải tìm kiếm hay chờ đợi điều gì. Quý ròm trong ngang ngó ngửa một hồi, giọng bắt đầu cáu kỉnh: - Bọn họ nói khơi khơi như thế, bố ai biết rẽ trái để làm gì! Nhỏ Hạnh động viên bạn: - Thế nào mình cũng phát hiện được một dấu hiệu đặc biệt nào đó! Quý ròm nhún vai: - Tôi chẳng thấy có gì đặc biệt cả! Tiểu Long nhanh nhẹn tán thành: - Ừ, tôi nhìn cả buổi cũng chẳng thấy bài thơ nào trên vách! Chỉ có mỗi tấm bảng quảng cáo thôi! - Tấm bảng quảng cáo nào? - Quý ròm ngớ người ra - Tấm bảng treo ở đâu sao tao không thấy? Tiểu Long chỉ tay vào một cây to bên đường: - Tấm bảng treo đằng kia kìa! Hình như tấm bảng này quảng cáo cho một công ty nước ngoài nào đấy! Ðến lúc này Quý ròm và nhỏ Hạnh mới nhìn thấy tấm bảng quảng cáo Tiểu Long chỉ. Thân cây nằm bên hông một căn nhà gạch cũ kỹ, tấm bảng bị khuất một nửa sau bức vách nên Quý ròm và nhỏ Hạnh không để ý. Bảng quảng cáo ghi bằng tiếng Anh, có lẽ quảng cáo cho một công ty nước ngoài nào thật. Quý ròm liếc nhỏ Hạnh: - Lại xem không? - Ừ, mình lại xem thử đi! Hạnh thấy nghi nghi thế nào! - Nghi chuyện gì? - Chẳng ai lại treo tấm bảng ở một nơi vắng vẻ như thế này! Người ta thường treo bảng quảng cáo ở chỗ có đông người qua lại kìa! Câu nói của nhỏ Hạnh khiến Quý ròm nôn nóng chạy vọt lên trước. Tấm bảng quảng cáo màu trắng có đường viền vàng. Ðập vào mắt Quý ròm là ba chữ lớn kẻ bằng sơn xanh: “Where is he?” “Where is he?” là cái quái quỷ gì vậy kìa? Quý ròm lẩm bẩm trong miệng và quay sang nhỏ Hạnh: - Hạnh có nghe ba chữ này bao giờ chưa? - Chưa! - Nhỏ Hạnh đưa tay vỗ vỗ trán - Chẳng lẽ có một công ty hoặc một sản phẩm nào có tên như vậy? - Không có đâu! - Tiểu Long vọt miệng - Tôi thường xem quảng cáo trên ti-vi nhưng cái nhãn hiệu “Where is he?” này tôi chưa từng nghe qua lần nào! Quý ròm nhíu mày: - Nhưng chẳng ai lại đặt tên cho công ty hoặc sản phẩm “Ông ở đâu?” cả! Câu này may ra chỉ có ở trong chương trình “Tìm người lạc” kiểu như “Ông ở đâu? Về gấp! Cả nhà đang mong tin. Vợ con sẵn sàng tha thứ!” thôi! Quý ròm nhại giọng phát thanh viên trên ti-vi làm một tràng khiến Tiểu Long cười rũ rượi. Nhỏ Hạnh chúm chím: - Câu của Quý vừa rồi thiếu mất một đoạn. - Thiếu một đoạn? - Ừ! - Nhỏ Hạnh láu lỉnh - Câu đầy đủ lẽ ra phải như thế này: “Ông ở đâu? Về gấp! Cả nhà đang mong tin. Vợ con sẵn sàng tha thứ...tội làm mất ba lô của ông!” Tiểu Long vừa ngưng cười, nghe nhỏ Hạnh nói vậy nó lại ôm bụng cười tiếp, cười chảy cả nước mắt nước mũi. Bị nhỏ Hạnh chơi một vố đau điếng, Quý ròm cau mày tính làm mặt giận nhưng cuối cùng không nhịn được, nó đành phì cười theo Tiểu Long. - Hay! Hay! - Vừa cười Quý ròm vừa gật gù - Ðã thế thì tôi khỏi truy tìm chiếc ba lô luôn! Ðể Hạnh và Tiểu Long muốn làm gì thì làm! - Thôi mà, cho xin đi! - Nhỏ Hạnh níu tay Quý ròm- Mới giỡn có chút xíu... - A! - Nhỏ Hạnh chưa kịp năn nỉ hết câu đã bị tiếng reo của Tiểu Long làm cho ngưng bặt - Còn một hàng chữ phía trên nữa! Mấy bạn đọc thử xem nó nói gì kìa! Vừa nói Tiểu Long vừa chỉ tay lên bảng quảng cáo. Qủa nhiên phía trên ba chữ “Where is he?” to tướng kia còn có thêm một hàng chữ li ti nữa. Khi nãy, mải lo khám phá cái “nhãn hiệu” “Where is he?” kỳ lạ kia nên Quý ròm và nhỏ Hạnh chưa kịp nhìn đến hàng chữ nhỏ xíu phía trên. Bây giờ nghe Tiểu Long nhắc nhở, cả hai liền bước sát lại chỗ thân cây, kiễng chân trố mắt đọc. Biết trình độ tiếng Anh của mình còn kém, sau khi hăng hái “báo động”, Tiểu Long lui lại đứng thập thò phía sau chờ hai bạn “nghiên cứu”. Hàng chữ nhỏ phía trên cũng viết bằng tiếng Anh: “He asks you when you are not ready and doesn’t ask you when you are ready”. Nhỏ Hạnh không hổ danh là “pho từ điển sống”. Trong khi Quý ròm còn đang mò mẫm từng chữ, nó đã lưu loát dịch ngay: - “Ông ấy hỏi bạn khi bạn chưa sẵn sàng còn khi bạn đã sẵn sàng thì ông ấy lại không hỏi”! Tiểu Long liếm mối: - Ông ấy là ông nào vậy? - Làm sao Hạnh biết được! Ðây chắc là một câu đố! Quý ròm thở dài: - Ừ, đây là câu đố của nhóm Hải Âu dành cho tụi mình chứ chả phải là bảng quảng cáo gì sất! - Ðố tiếng Việt không đố tự dưng lại đố bằng tiếng Anh! Nghe Tiểu Long làu bàu, Quý ròm nheo nheo mắt: - Mày quên rằng nhóm hướng dẫn tham quan Hải Âu này tập hợp khá nhiều sinh viên khoa ngoại ngữ hay sao! Tiểu Long quẹt mũi, bần thần: - Nhưng đố vậy làm sao tụi mình giải được! Có trời mới biết ông ấy là ông nào! Nhỏ Hạnh mỉm cười: - Thì ông nào hỏi mình khi mình chưa sẵn sàng còn khi mình đã sẵn sàng thì ổng không chịu hỏi ấy! Nhỏ Hạnh nói vừa dứt câu, Quý ròm liền reo lên: - A, tôi biết ông ấy là ông nào rồi! Nhỏ Hạnh và Tiểu Long lập tức nín thở: - Ông nào vậy? Quý ròm cười toe: - Ông Tiểu Long chứ ông nào! - Dẹp mày đi! - Tiểu Long nhăn nhó - Tao hỏi thật mà mày cứ cà rỡn! - Tao cà rỡn hồi nào! - Quý ròm làm mặt tỉnh - Chỉ có mày mới mắc cái tật “hỏi han không đúng lúc” chứ còn ai! Tiểu Long khịt mũi: - Nhưng dù có mắc cái tật đó tao cũng không thể là “ông ấy” trong câu đố này được! Quý ròm nheo mắt: - Thế theo mày, ông ấy là ai? Quý ròm hỏi một câu qúa xá khó. Nó nghĩ chưa ra, nhỏ Hạnh cũng nghĩ chưa ra, Tiểu Long chưa uống thuốc tiên làm sao nghĩ ra được. Vì vậy, Tiểu Long cứ bứt tai: - Ai nhỉ? Ai mà lại hỏi mình lúc mình chưa sẵn sàng, lạ thật! Quý ròm tủm tỉm: - Hay là ba mày? Tiểu Long thật thà: - Ba tao đi làm suốt ngày, tối về mệt, ăn cơm xong là ba tao đi nằm ngay nên ít có thì giờ hỏi chuyện tao lắm! Thỉnh thoảng ba tao có hỏi thì tao vẫn trả lời được. - Hay là anh Tuấn anh Tú mày? - Ðối với anh Tuấn anh Tú, tao chả có gì gọi là không sẵn sàng cả! Chỉ có thầy Hiếu hỏi bài thì tao mới lo lắng thôi, nhưng dạo này tao học toán cũng kha khá nên bớt sợ rồi! - Long nói sao? - Nhỏ Hạnh giật mình buột miệng - Long chỉ sợ thầy Hiếu thôi ư? Tiểu Long chưa kịp đáp thì Quý ròm đã hét ầm: - Thế thì đúng rồi! Người hỏi mình khi mình chưa sẵn sàng và không thèm hỏi khi mình đã sẵn sàng chính là thầy giáo! - Thầy giáo? - Tiểu Long ngẩn tò te - Sao lại là thầy giáo được? - Chứ gì nữa! - Quý ròm huơ tay - Mày nhớ lại xem, có phải hễ hôm nào thầy kêu mày lên trả bài thì thường rơi đúng vào hôm mày không thuộc, còn hôm nào mày thuộc bài vanh vách và ngóc cổ ngồi chờ thì thầy lại chẳng chịu gọi đến tên mày hay không? Quý ròm nói đúng qúa xá, Tiểu Long đành khụt khịt mũi: - Ờ, ờ, qủa đúng như thế thật! Rồi nó ngơ ngác hỏi: - Nhưng nếu “ông ấy” trong câu đố này đúng là thầy giáo thì sao? - Thì trả lời tiếp câu “Where is he?” chứ là sao! - Nhỏ Hạnh mỉm cười đáp. - “Ông ấy ở đâu?” - Tiểu Long quẹt mũi - Làm sao mình biết ông ấy ở đâu được? - Sao lại không được? - Quý ròm nhún vai - Thầy giáo chỉ ở một nơi thôi! - Nơi nào? Quý ròm gọn lỏn: - Trường học! Tiểu Long vẫn chẳng thấy đầu óc sáng lên chút nào. Nó tiếp tục hành hạ cái mũi: - Trường học thì sao? Nhỏ Hạnh cười khúc khích: - Long cứ “thì sao, thì sao” hoài! Thì tìm xem quanh đây có cái trường học nào không chứ là sao! Nghe nhỏ Hạnh nói vậy, Tiểu Long bất giác đưa mắt nhìn quanh. - Khỏi tìm! Chả có trường học nào trong con hẻm vắng vẻ này đâu! - Quý ròm vừa nói vừa kéo tay bạn - Ra ngoài kia đi! Ba đứa lục tục tuôn ra khỏi hẻm. Qủa nhiên vừa ra đến đường lộ, Tiểu Long đã phát hiện ngay mục tiêu. Chếch bên kia đường, một ngôi trường nhỏ lặng lẽ nấp mình sau tán cây điệp um tùm. |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: 16. Ba lô màu xanh Sun 24 Oct 2010, 22:05 | |
| Chương 5
Nỗi mừng rỡ vừa chớm lên trong lòng Tiểu Long vụt tắt ngóm. Nó nói, giọng ỉu xìu: - Hỏng bét rồi! Quý ròm liếc bạn: - Mày than vãn gì thế? - Tao bảo hỏng bét rồi! - Cái gì hỏng bét? Tiểu Long thở dài: - Trường tan học rồi! Quý ròm vẫn không hiểu: - Trường tan thì sao? - Thì thầy cô giáo về hết chứ là sao? Quý ròm tiếp tục vò đầu: - Tao không rõ mày muốn nói gì! - Mày đừng có giả vờ! - Tiểu Long nhăn mặt - Chả phải mày muốn đến gặp người thầy giáo trong câu đố sao? - Không! Câu đố đâu có bảo mình đến gặp thầy giáo! Tới phiên Tiểu Long tròn mắt: - Chứ đến gặp ai? - Chả gặp ai cả! Họ chỉ bảo mình đến trường học thôi! - Ðể làm gì? - Bố ai mà biết! - Quý ròm thở ra - Cứ đến đó hẵng hay! Quả nhiên, đang trưa trường vắng lặng. Học trò đã ra về. Các thầy cô giáo có lẽ cũng không còn ai ở lại. Chờ đón bọn Tiểu Long là hai cánh cổng đóng kín. Trên trụ cổng bên trái có một chữ duy nhất, một chữ in hoa viết bằng than: “NEWS”! Quý ròm nhìn lên trụ cổng, tặc lưỡi: - Có lẽ đây là mật mã của nhóm Hải Âu! - Lại tiếng Anh! - Tiểu Long thở ra. Nhỏ Hạnh vỗ vỗ trán: - “News” là “tin tức”! Chả hiểu họ viết vậy là có ý gì? Quý ròm cũng bắt chước nhỏ Hạnh đưa tay vỗ vỗ trán. Nhưng lại chẳng nghĩ được gì. Nó chỉ nghe cái trán hơi ê ê. Thật khó mà tìm được ý nghĩa đằng sau một chữ vỏn vẹn. Với một bài thơ hoặc chí ít là với một câu thì bọn Quý ròm họa may có thể mò mẫm được. Ðằng này chỉ có một chữ, lại là một chữ vô cùng bí hiểm. Tiểu Long “e hèm” một tiếng: - Chẳng có gì chứng tỏ đây là mật mã của họ! Quý ròm nhếch môi: - Mày dựa vào đâu mà nói thế? - Tao chẳng thấy hình vẽ chim hải âu đâu cả! Chữ “news” này có thể do bọn học trò viết chơi! - Không phải của bọn học trò đâu - Nhỏ Hạnh lên tiếng phản bác - Mật mã của nhóm Hải Âu không nhất thiết phải có hình chim hải âu đi kèm! Tấm bảng “Where is he?” đằng kia có hình con chim nào đâu! Nhỏ Hạnh nói có sách mách có chứng, Tiểu Long tắc tị. Nó ấp úng: - Thế “tin tức” có nghĩa là gi? Nhỏ Hạnh nhíu mày: - Hạnh nghĩ chưa ra! Có thể nhóm Hải Âu bảo mình đứng ở đây để đợi một tin tức nào đó! - Một tin tức nào đó? - Lời giải thích mơ hồ của nhỏ Hạnh khiến Tiểu Long ngơ ngác. Nhỏ Hạnh gật đầu: - Ừ! Một tin tức nào đó do một người nào đó đem lại! Lần giải thích thứ hai của nhỏ Hạnh còn mù mịt hơn lần giải thích thứ nhất. Ðến nỗi ngay cả Quý ròm cũng phải gãi cằm: - Hạnh tin như thế thật hả? Nhỏ Hạnh cắn môi: - Không tin cũng phải thử! Tụi mình chẳng còn cách nào khác! Tiểu Long phấp phỏng hỏi: - Thế mình phải đợi đến bao giờ? - Ðến chừng nào có người đem tin tức lại! Tiểu Long càng hoảng: - Thế nhỡ đến tối mà chẳng có ai đến thì sao? - Thì vẫn phải đợi đến tối chứ sao! - Quý ròm khịt mũi đáp thay nhỏ Hạnh. Cái giọng đe dọa của Quý ròm làm Tiểu Long phát sốt. Nó ngập ngừng: - Nhưng... - Nhưng sao? Tiểu Long bối rối chỉ tay vào bụng: - Tao... tao đói quá! Thú nhận bất ngờ của Tiểu Long khiến Quý ròm sực nhớ từ khi xuống xe đến giờ, tụi nó chưa có gì vào bụng. Mà trời thì đã quá trưa rồi. Quý ròm giả bộ lạnh lùng: - Hừ, mày lúc nào cũng nghĩ đến chuyện ăn uống! Rồi trước vẻ mặt sượng sùng của Tiểu Long, đang nghiêm nghị nó bỗng toét miệng cười: - Mà nếu mày không nói, tao cũng quên khuấy là đã đến giờ ăn trưa rồi. Quý ròm vừa dứt câu, nhỏ Hạnh đã cười khì phụ họa: - Ừ, Hạnh cũng nghe đói lả rồi đây nè! Mặt tươi roi rói, Tiểu Long thở đánh phào một cái và hớn hở đề nghị: - Mấy bạn cứ đứng đây đợi... tin tức, để tôi đi kiếm cái gì về ăn! - Cái gì là cái gì? Tiểu Long chỉ tay về phía cuối đường: - Có một xe bánh mì đằng kia kìa! Nói xong, không đợi cho Quý ròm và nhỏ Hạnh hỏi tới hỏi lui, Tiểu Long quay người phóng vụt đi. Khi cầm ba ổ bánh mì chạy về, Tiểu Long đinh ninh hai bạn mình sẽ vồ vập ghê lắm. Nào nghờ nhỏ Hạnh và Quý ròm chẳng có vẻ gì nôn nao chờ đón. Hai đứa đứng quay lưng về phía Tiểu Long, tuồng như chẳng tha thiết gì đến mấy ở bánh mì hấp dẫn trên tay nó. Ngay cả khi Tiểu Long đến sát sau lưng và chìa ổ bánh mì ra: - Bánh mì nè! Quý ròm cũng chẳng buồn cúi đầu nhìn xuống. Nó quơ tay cầm lấy ổ bánh Tiểu Long đưa, mắt vẫn nhìn chăm chăm ra đường: - Cẩn thận! “Tin tức” đến đấy! Tiểu Long ngạc nhiên ngẩng đầu lên nhưng chưa kịp hỏi đã nhác thấy một bóng người đang từ xa đi lại. Thì ra thế! Hèn gì hai đứa này mặt mày đột ngột căng thẳng đến lạ! Tiểu Long gật gù nhủ bụng, cảm thấy trống ngực mình cũng tự nhiên đập loạn. Khách lạ mỗi lúc một đến gần và hiện rõ đó là một người đàn bà tay cắp rổ, dường như vừa đi chợ về. Ngay trước cổng trường, ba đứa trẻ tay cầm khư khư ba ổ bánh mì, sáu con mắt không ngừng thô lố nhìn ra, nom tình hình cứ như thể người phụ nữ đang đi trên đường kia không phải là người bình thường mà là một sinh vật vừa từ đĩa bay bước ra vậy. Người phụ nữ dường như cũng nhận ra vẻ bất thường trong thái độ bọn trẻ. Bà cúi đầu tránh những ánh mắt đang nhìn chòng chọc vào mình và hấp tấp rảo bước. Mãi đến khi người phụ nữ đi đã khá xa, nhỏ Hạnh mới thở dài buồn bã: - Ðây chỉ là khách qua đường, chẳng liên quan gì đến nhóm Hải Âu! Quý ròm đưa ổ bánh mì lên miệng cắn một miếng nhồm nhoàm nói: - Ừ, nhóm Hải Âu chả có ai lớn tuổi như vậy cả! Thấy Quý ròm “khai trương”, Tiểu Long lật đật làm theo. Nó cũng đưa ổ bánh lên miệng cắn một miếng, hỏi: - Bây giờ sao? - Sao là sao? - Có đợi nữa không? - Sao lại không! - Quý ròm hừ mũi - Chẳng lẽ lần được tới đây rồi mình lại bỏ cuộc nửa chừng? - Nhưng biết đợi đến... Ðang nói, Tiểu Long bỗng im bặt. Lần này, nó là người đầu tiên phát hiện “tin tức”. Tít đầu đường, phía xe bánh mì, một chiếc xe gắn máy đang rề rề chạy tới. Tiếng động cơ ầm ì vang lên giữa trưa vắng nghe rõ mồn một nên Quý ròm và nhỏ Hạnh cũng nhanh chóng phát hiện ra “đối tượng” và lật đật quay đầu dòm. Thấy người thanh niên đeo kính râm cho xe chạy chầm chậm và cuối cùng quẹo ngay chóc vào chỗ tụi nó đứng, Quý ròm mừng rỡ thì thầm: - Ðúng họ rồi! Nhỏ Hạnh bấm tay Tiểu Long: - Ðứng im xem anh ta làm gì! Tiểu Long ngứa miệng tính lên tiếng hỏi, nghe nhỏ Hạnh nói vậy liền im thít, giương mắt ngó. Người thanh niên cũng nhìn thấy bọn trẻ. Cặp mắt anh ta thoạt ánh lên vẻ ngạc nhiên nhưng rồi anh ta bỗng ngoảnh cổ đi chỗ khác, chậm rãi xuống xe và từ từ dắt xe thẳng lại cổng. - Sao lạ thế? - Tiểu Long nói khẽ bên tai nhỏ Hạnh. - Chả biết nữa! - Nhỏ Hạnh lúng túng - Cứ chờ xem! Có thể anh ta giả bộ đó thôi! Người thanh niên dường như không chú ý đến những tiếng xì xầm sau lưng. Anh ta thò tay cầm ổ khóa sắt treo toòng teng gõ vào cánh cổng làm phát ra những tiếng leng keng buốt tai. Chỉ trong thoáng mắt, một người bảo vệ già từ căn nhà nhỏ kế dãy phòng học bên trong tất tả chạy ra. Chưa tới nơi, ông đã vồn vã: - Ôi, thầy thể dục bữa nay đến sớm thế? Câu nói của người bảo vệ nhẹ nhàng nhưng lọt vào tai bọn Tiểu Long lại chẳng khác nào tiếng sấm. Phải chờ cho tiếng ong ong qua đi một hồi, Quý ròm mới rầu rĩ quay sang nhỏ Hạnh: - Tụi mình lại hố thêm một phen nữa! Nhỏ Hạnh lúc lắc đầu: - Hạnh cũng chẳng hiểu! - Ðang nói, nó bỗng ngập ngừng - Hay là tụi mình đã đoán sai? - Sai chuyện gì? - Tiểu Long trố mắt - Người thanh niên khi nãy rõ ràng là giáo viên thể dục trường này chứ đâu phải người của nhóm Hải Âu! - Hạnh không nói chuyện đó - Nhỏ Hạnh cắn môi - Hạnh nói sai là sai chữ “news” kìa! - Sai chữ “news”? - Cặp mắt Tiểu Long vẫn mở lớn. - Ừ! Chữ “news” này chắc che giấu một điều bí ẩn gì đó chứ không phải bảo chúng ta đứng đây đợi tin tức! Phán đoán của nhỏ Hạnh khiến Tiểu Long lẫn Quý ròm bất giác quay đầu nhìn lên trụ cổng. - A! Ðúng rồi! Tiếng reo của Quý ròm làm nhỏ Hạnh muống ngừng thở” - Quý phát giác ra điều gì thế? - Bộ Hạnh không thấy gì lạ sao? - Vừa nói Quý ròm vừa chỉ tay lên chữ “NEWS” - Hình như chữ E được bọn họ khoanh tròn lại! Nhỏ Hạnh nhún vai: - Tưởng gì! Cái vòng tròn đó Hạnh thấy ngay từ đầu! Câu trả lời của nhỏ Hạnh làm Quý ròm chưng hửng: - Thế Hạnh chả nghi ngờ gì sao? - Chả có gì đáng nghi ngờ cả! - Thế bọn họ khoang tròn chữ E lại làm gì? - Khoanh chơi vậy thôi! Ðể cho đẹp! Tiểu Long liếm môi: - Nếu để cho đẹp, tại sao họ không khoanh tròn những chữ khác mà lại khoanh tròn chữ E? Nhỏ Hạnh thản nhiên: - Bởi chữ E là một nguyên âm! - Tôi không nghĩ mọi chuyện lại đơn giản như vậy! - Quý ròm vừa nói vừa hấp háy mắt một cách tinh nghịch - Chỉ có phái nữ như Hạnh mới lúc nào cũng nghĩ đến chuyện làm đẹp, còn ở đây là “mật mã”, là trò “đấu trí”, mỗi một ký hiệu đều có ý nghĩa của nó! Quý ròm là chuyên gia giải câu đố, lập luận của nó chặt chẽ và thuyết phục. Vì vậy, mặc dù tức anh ách vì bị Quý ròm lôi tật ưa làm đẹp của phái nữ ra cà khịa, nhỏ Hạnh đành phải gật đầu nói xuôi theo: - Thế theo Quý, cái khoanh tròn này có ý nghĩa gì? Quý ròm gãi cổ: - Ðại khái là họ muốn bọn mình lưu ý đặc biệt đến chữ E! Nhỏ Hạnh nhíu mày: - Chữ E có gì đáng để lưu ý đâu? - Cái đó thì tôi chưa tìm ra! - Quý ròm tặc lưỡi - Nhưng khi người ta muốn nhấn mạnh đến một chữ nào đó thì đấy có thể là tên người, tên địa danh, hoặc cũng có thể là ký hiệu về thời gian, phương hướng... - Giải thích như thế thì bố ai mà biết được chữ E này muốn ám chỉ cái quái qủi gì! - Tiểu Long làu bàu. Còn nhỏ Hạnh thì trán nhăn tít: - Ðúng là chẳng khác nào mò kim đáy bể! Vừa than thở nhỏ Hạnh vừa dán mắt vào chữ “NEWS” trên trụ cổng như muốn soi thủng các con chữ. Nhưng trước mắt nhỏ Hạnh lúc này, chữ “NEWS” như mật cái hũ đóng kín nút, nó nghiêng ngó đoán định một hồi vẫn chẳng biết “cái hũ” chứa thứ gì bên trong. Ðang nhăn mày nhíu trán, đột nhiên một tia chớp vụt lóe lên trong cái đầu đang quay mòng mòng của nó. - Ôi! - Nhỏ Hạnh bật kêu khẽ - Quý vừa nói đây có thể là một ký hiệu chỉ phương hướng phải không? Nhỏ Hạnh hỏi không phải để nghe trả lời. Nó chỉ muốn khẳng định ý nghĩ vừa hiện ra trong óc. Quý ròm biết vậy nên nó cũng chẳng buồn đáp, chỉ hồi hộp hỏi lại: - Hạnh vừa nghĩ ra điều gì thế? Nhỏ Hạnh như không nghe thấy câu hỏi của Quý ròm, nó cứ tiếp tục lẩm bẩm: - Phải rồi! Những ký hiệu chỉ phương hướng! Có thế mà mình không nghĩ ra! Vẻ bần thần của nhỏ Hạnh làm Quý ròm càng thêm sốt ruột. Mặt nó nhăn như bị: - Có gì thì nói đại ra cho rồi, cứ làm “công chúa ngủ trong rừng” mãi! Giọng điệu cáu kỉnh của Quý ròm phát huy hiệu lực ngay lập tức. Nhỏ Hạnh như bừng tỉnh khỏi cơn mơ, nó “à” một tiếng rồi quay nhìn Quý ròm và Tiểu Long, chớp chớp mắt: - Long và Quý có nhớ các từ “Ðông Tây Nam Bắc” trong tiếng Anh không? Thấy “cô giáo” hỏi dễ qúa, lợi dụng lúc Quý ròm còn đang suy nghĩ về câu hỏi lạ lùng của nhỏ Hạnh, Tiểu Long mau miệng đáp: - East là hướng Ðông, West là hướng Tây, North là hướng Bắc, South là hướng Nam! - Ðúng rồi! - Nhỏ Hạnh mỉm cười - Bây giờ Long và Quý nhìn lên trụ cổng xem chữ “news” có phải do bốn chữ đầu của bốn từ “Ðông Tây Nam Bắc” hợp thành không! Câu nói của nhỏ Hạnh khiến Tiểu Long và Quý ròm giật thót. Tiểu Long khù khờ ngơ ngác đã đành, ngay cả vua giải câu đố Quý ròm cũng bàng hoàng trước phát hiện bất ngờ của nhỏ Hạnh. Qủa thật, N tức là North, E là East, W là West và S là South! Có tài thánh Quý ròm mới nghĩ ra chữ “news” có nghĩa là “tin tức” kia thực chất chỉ là những ký hiệu chỉ phương hướng. Quý ròm thở hắt ra: - Không ngờ nhóm Hải Âu lại nghĩ ra một trò ngoắt nghoéo chết người như vậy! Rồi nó quay sang nhỏ Hạnh, giọng không giấu vẻ thán phục: - Mà có lẽ trên đời này cũng chỉ có Hạnh mới khám phá ra được nội dung của bức mật mã hiểm hóc này thôi! - Thôi đi! - Nhỏ Hạnh đỏ mặt - Nếu vừa rồi Quý không cho biết chữ đó có thể chỉ phương hướng... Nhỏ Hạnh chưa kịp nói dứt câu thì Tiểu Long đã nôn nóng giục: - Thôi, đi lẹ đi! Ở đó mà khen qua khen lại! - Ði đâu? - Quý ròm ngạc nhiên. - Thì đi về hướng Ðông chứ đi đâu! - Tiểu Long hùng hổ, vừa nói nó vừa cất bước - Người ta chả khoang tròn chữ E là gì! - Ối trời! Mày thông minh lên tự bao giờ thế hở Tiểu Long? Quý ròm vừa đi theo bạn vừa ngoác miệng trêu. Tiểu Long cũng biết thế nhưng không hiểu sao nó vẫn thấy khoai khoái. Có lẽ nó khoái nhất là không phải tiếp tục đứng chôn chân trước cổng trường để chờ đợi “tin tức” một cách vô vọng. |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: 16. Ba lô màu xanh Sun 24 Oct 2010, 22:07 | |
| Chương 6
Ði về hướng Ðông là đi về hướng chiếc xe bánh mì. Quá trưa, mặt trời đã chếch về phía sau lưng, chiếu ba chiếc bóng cụt ngủn của bọn trẻ xuống mặt đường. Tiểu Long vừa đi vừa xuýt xoa: - Tội nghiệp thằng Mạnh ghê! - Chuyện gì thế? - Quý ròm ngước nhìn bạn. - Một đứa có máu trinh thám như nó mà không được tham gia vào cuộc chơi hôm nay qủa là đáng tiếc! Quý ròm sầm mặt: - Tại nó chứ bộ! Ðã hẹn đi đón mà rốt cuộc lại trốn mất! Dường như chưa hết giận, Quý ròm phòng má đe: - Hừ, lát nữa về nhà tao sẽ cho nó biết tay! Nghe Quý ròm hăm he, Tiểu Long cười ruồi: - Biết lát nữa có về đến nhà hay không, hay lại phải lò dò đến sáng mai! Quý ròm càng cáu: - Mày đừng có trù ẻo! - Tao chả trù! - Tiểu Long cãi lại - Nhưng rõ ràng tụi mình đang mò mẫm như xẩm mất gậy! Quý ròm nghiến răng: - Tụi mình đang đi về hướng Ðông! - Ai chả biết tụi mình đang đi về hướng Ðông! - Tiểu Long nhếch môi - Nhưng đi về hướng Ðông để làm gì thì chẳng đứa nào biết! - Hạnh biết! Nhỏ Hạnh thình lình lên tiếng khiến Tiểu Long ngẩn tò te: - Hạnh biết gì? Lúc này ba đứa đã đi khỏi chiếc xe bánh mì một quãng khá xa. Dọc hai bên đường bây giờ không còn những bóng cây chạy dài, thay vào đó là nhà cửa san sát, thâm chí có một số căn nhà mới xây lấn hẳn ra vỉa hè. Nhỏ Hạnh chỉ tay lên vách một ngôi nhà bên đường tươi tỉnh đáp: - Long và Quý nhìn kìa! Tiểu Long và Quý ròm vội vàng quay đầu nhìn theo tay chỉ của nhỏ Hạnh. Và cả hai lập tức há hốc miệng. Trên bức vách nhỏ Hạnh chỉ, một hàng chữ to đùng như... con voi đập vào mắt chúng: “Nhóm Hải Âu đợi Quý khách ở Quán kem Bốn Mùa trên đường Trần Phú!”. Hàng chữ rõ mồn một, đứng từ xa cũng có thể đọc được. Lúc nãy do mải cãi nhau nên Tiểu Long và Quý ròm không nhìn thấy. Tiểu Long ngỡ ngàng: - Mật mã gì kỳ vậy? - Mật mã cái đầu mày! - Quý ròm hừ mũi - Cái này mà gọi là mật mã hả? - Không mật mã chứ là cái gì? - Chả là cái gì cả! Nhóm Hải Âu chán chơi trò mật mã nên bây giờ họ nói huỵch toẹt địa điểm để mình tới nhận ba lô luôn cho gọn! Tiểu Long vẫn ghệt mặt: - Thế sao tự dưng họ lại chán trò mật mã? Quý ròm rùn vai: - Làm sao tao biết được! Tao có phải là họ đâu! - Không phải họ chán trò mật mã đâu! - Nhỏ Hạnh mỉm cười giải thích - Chỉ vì họ sợ mình lần mò mãi không ra nên họ chỉ thử tài mình ba chặng thôi! Nếu cứ chơi cái trò ú tim này thêm vài chặng nữa, họ sợ mình sẽ lang thang ngoài đường đến tối mịt mất! Tiểu Long lắc đầu: - Chỉ mới ba chặng mà mình cũng đã phờ người ra rồi! - Tao buồn ngủ lắm rồi! - Quý ròm lằm bằm - Bây giờ mình đón xe tới quán kem Bốn Mùa lấy lại ba lô rồi về nhà leo lên giường đánh một giấc là tuyệt nhất! Chiếc xích lô chở ba đứa chạy rề rề khiến Quý ròm sốt cả ruột. Nó cứ nhấp nha nhấp nhổm khiến nhỏ Hạnh chốc chốc phải hét toáng: - Quý có ngồi yên đi không! Lật xe bây giờ! Quán kem Bốn Mùa nằm ngay cạnh bãi biển, giữa một vườn hoa rực rỡ. Quán nhỏ, xinh xắn, lịch sự, lối đi rải sỏi len lỏi qua những bồn hoa. Khi bọn Tiểu Long đặt chân qua ngưỡng cửa, quán đã đông người. Từ ngoài nắng bước vào trong bóng râm, bọn trẻ còn hoa mắt nên chẳng nhìn ai ra ai. Trong khi Tiểu Long, Quý ròm và nhỏ Hạnh đứng thộn giữa quán dáo dác dòm quanh thì giọng nói quen thuộc của người thủ lĩnh nhóm Hải Âu vang lên từ góc phòng: - Lại đây, ba bạn trẻ! Bọn Tiểu Long lập tức tiến về phía phát ra tiếng nói. Và phải chớp chớp mắt mấy lần, tụi nó mới nhận ra các thanh niên nam nữ ngồi lố nố quanh một chiếc bàn rộng trải khăn trắng, đa số là những gương mặt tụi nó đã từng gặp qua trước đây tại tòa “lâu đài ma” ở Bãi Sau. Anh thủ lĩnh mỉm cười: - Vất vả Quá phải không? Quý ròm dở cười dở mếu, đáp: - Em tưởng đến sáng mai mới tới chỗ các anh được chứ! - Gì mà tự hạ mình ghê thế! Trong vòng hai tiếng đồng hồ các em đã lần ra quán kem này là giỏi Quá sức tưởng tượng của tụi anh rồi! Rồi anh quay sang người bên cạnh: - Kêu kem đãi những người bạn thông minh của chúng ta đi chứ! Ăn xong, chúng ta sẽ đánh xe đưa các bạn trẻ về chỗ thằng nhóc Mạnh! Quý ròm khụt khịt mũi: - Thằng Mạnh báo cho các anh biết sáng nay tụi em sẽ xuống Vũng Tàu ư? - Tất nhiên rồi - Anh thủ lĩnh cười nhẹ - Nếu không tụi anh làm sao biết mà đón đường trêu ghẹo các em! Câu nói của người cầm đầu nhóm Hải Âu khiến bọn Quý ròm sực nhớ tới chiếc ba lô quần áo. Nhỏ Hạnh chun mũi hỏi: - Thế chừng nào anh mới chịu trả “chiến lợi phẩm” lại cho tụi em? Còn Tiểu Long thì đảo mắt ngó quanh: - Ừ nhỉ, chiếc ba lô tụi anh để đâu sao em chả thấy! Ðang vui vẻ, nghe bọn nhóc hỏi, anh thủ lĩnh vội thu ngay nụ cười lại. Anh đáp, vẻ lúng túng: - Chiếc ba lô không có ở đây! Quý ròm gật gù ra vẻ hiểu biết: - À, em biết rồi! Các anh cật tại trụ sở nhóm ở Bãi Sau chứ gì! Không sao, lát nữa ... Anh thủ lĩnh lắc đầu cắt ngang: - Em đoán sai rồi! Tụi anh chưa từng trong thấy chiếc ba lô đó! Câu trả lời của anh khiến bọn trẻ há hốc miệng: - Anh bảo sao cơ? - Anh bảo là tụi anh chưa từng thấy qua chiếc ba lô em nói! - Anh thủ lĩnh lặp lại. Lần này thì bọn trẻ tin là mình không nghe nhầm. Vì vậy Quý ròm càng sửng sốt: - Thế anh chàng đánh thó chiếc ba lô của tụi em không phải là thành viên của nhóm Hải Âu sao? - Anh chàng đó là người của tụi anh, tên là Việt! - Anh thủ lĩnh vừa đáp vừa nhịp chiếc muỗng vào thành ly - Anh ta được giao nhiệm vụ đánh cắp một món đồ gì đó của các em, sau đó dẫn dụ các em chạy vào hẻm nơi có bức mật thư viết trên tường. Nhưng... Nói đến đây, anh bỗng ngập ngừng. - Nhưng sao ạ? - Nhỏ Hạnh không nén được tò mò, hồi hộp hỏi. - Nhưng ... không hiểu sao cho đến giờ này vẫn chưa thấy anh ta quay lại! - Anh thủ lĩnh khẽ cựa quậy người trên ghế, miệng đáp nhưng mắt lại liếc về phía cửa ra vào. Bọn Quý ròm lập tức ngớ người ra. Tiết lộ bất ngờ của người thủ lĩnh nhóm Hải Âu khiến ba đứa trẻ kinh ngạc đưa mắt nhìn nhau. Anh chàng tên Việt nọ đã đánh cặp chiếc ba lô của bọn mình và thoát thân cách đây hơn hai tiếng đồng hồ, lẽ ra anh ta phải có mặt tại quán kem Bốn Mùa từ lâu rồi mới đúng chứ! - Nhỏ Hạnh thắc thỏm nhủ bụng - Thế tại sao cho đến lúc này anh ta vẫn chưa về tới? Hay là anh ta đã bị tai nạn gì đó dọc đường? Ý nghĩ u ám đó làm nhỏ Hạnh muốn rét run. Nó ngước nhìn anh thủ lĩnh, giọng bất an: - Theo anh, anh Việt có gặp chuyện gì không ạ? - Chuyện gì là chuyện gì? Nhỏ Hạnh ngần ngừ: - Nhỡ như lúc băng qua đường... Nhỏ Hạnh không nói hết câu nhưng tất nhiên người nghe thừa hiểu nó đang lo lắng chuyện gì. Anh thủ lĩnh đặt tay lên vai nó, dịu dàng: - Em đừng lo! Không xảy ra chuyện gì đâu! - Thế sao đến giờ ảnh vẫn chưa về tới? - Có thể ảnh đang la cà đâu đó! Không chừng ảnh đã chạy về nhà và đang đánh một giấc thẳng cẳng cũng nên! Anh thủ lĩnh vừa nói vừa cười. Ba chữ “đánh một giấc” lọt vào tai Quý ròm có tác dụng hệt như một liều thuốc ngủ cực mạnh. Hai mi mắt nặng chịch, nó định nói với các anh chị nhóm Hải Âu là cho tụi nó về nhà thằng Mạnh trước, còn ba lô quần áo từ từ lấy lại sau cũng được. Nhưng lời nói chưa kịp thốt ra khỏi miệng, Quý ròm bỗng khựng lại. Vẻ mặt vốn tươi tỉnh của anh thủ lĩnh nhóm Hải Âu trước mặt nó tự dưng trở nên rất khó coi. Nụ cười vừa nở ra trên môi anh thình lình biến mất, thay vào đó là vẻ căng thẳng khiến các thớ thịt trên mặt như đột ngột cứng lại một cách kỳ dị. Quý ròm ngạc nhiên nhìn theo hướng mắt của anh. Và vừa quay đầu, nó nhận ngay ra một bóng người đang hớt hải băng qua lối đi rải sỏi giữa các bồn hoa, xồng xộc tiến vào quán. |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: 16. Ba lô màu xanh Sun 24 Oct 2010, 22:11 | |
| Chương 7
Tuy không nhớ rõ mặt mày nhưng chỉ cần nhìn bộ quần áo mặc trên người, Tiểu Long, Quý ròm và nhỏ Hạnh đã nhận ngay ra người thanh niên vừa bước vào quán là ai. Câu hỏi của anh thủ lĩnh nhóm Hải Âu càng củng cố thêm phán đóan của tụi nó. Ðợi cho người thanh niên tới gần, anh thủ lĩnh mới nơm nớp hỏi ngay: - Có chuyện gì thế Việt? Chiếc ba lô đâu? Ðến lúc này, bọn Quý ròm mới tái mặt phát giác ra anh thanh niên tên Việt chỉ đi tay không. Trước những đôi mắt tròn xoe của tất cả những người có mặt quanh bàn, anh chàng tên Việt lắp bắp đáp, không cả kịp gạt mồ hôi đang chảy ròng ròng trên cổ: - Mất rồi! Trong khi Tiểu Long, Quý ròm và nhỏ Hạnh giật bắn như ngồi phải lửa thì anh thủ lĩnh đứng bật dậy, sửng sốt: - Cậu nói gì thế? Sao lại mất? Mặt anh Việt méo xệch: - Tôi cũng chả rõ sao lại mất! - Bạn định đùa tụi này đấy hả! - Cô gái đội nón trắng trong nhóm cười cười lên tiếng - Bạn giấu ở đâu thì đem ra đây! Ðừng làm cho các bạn trẻ của chúng ta lo lắng nữa! Anh Việt kéo ghế ngồi xuống giọng thiểu não: - Tôi đùa với các bạn làm gì! Tôi đã đánh mất chiếc ba lô đó thật rồi! Nhìn nét mặt sượng sùng của anh Việt, nhỏ Hạnh biết ngay là anh không đùa. - Thế thì chết tụi em rồi! - Nó bật kêu lên hốt hoảng - Toàn bộ quần áo của tụi em đều bỏ cả trong chiếc ba lô ấy đấy! - Em đừng lo! - Anh Việt cười gượng - Thế nào rồi anh cũng sẽ tìm ra cho tụi em! - Nhưng làm sao cậu lại để mất chiếc ba lô ấy được? - Anh thủ lĩnh lại nóng nảy hỏi tiếp - Ai đã lấy mất của cậu? Anh Việt bứt tai: - Nếu biết ai lấy thì còn nói làm gì! Tôi đã thăm hỏi và lùng sục suốt mấy tiếng đồng hồ mà vẫn không biết được ai là thủ phạm! Nếu anh Việt bứt tai thì anh thủ lĩnh vò đầu, mặt anh nhăn như bị: - Thật không hiểu nổi! Chiếc ba lô to tướng như thế, người ta giật ngay trên tay cậu mà cậu không nhìn thấy kẻ nào động thủ quả là kỳ quái! - Hắn không giật chiếc ba lô trên tay mà giật từ trên....mặt đất! - Anh Việt phân trần bằng giọng ảo não. Mọi người ngồi quanh bàn bây giờ đã chồm cả tới trước. Lời thanh minh của anh Việt khiến câu chuyện càng lúc càng trở nên ly kỳ. Anh thanh niên tóc rẽ giữa ngồi kế anh thủ lĩnh như không nhịn được nữa. Anh ngọ nguậy cổ: - Tụi này chả hiểu gì cả! Chiếc ba lô đang ở trên vai bạn cơ mà! Hay là lúc ấy bạn đang kéo lê chiếc ba lô trên mặt đường? Câu hỏi của anh thanh niên rõ có ý bông đùa. Nhiều người mỉm cười. Riêng anh Việt không cười. Dường như anh cũng muốn cười nhưng không cười nổi. Anh nói, bằng giọng của một bị cáo khai báo trước toà: - Trong hẻm có một sợi dây. - Một sợi dây? Cả ba, bốn cái miệng cùng hỏi. Nhìn vẻ mặt ngơ ngác của họ, anh Việt biết ngay là họ không hiểu cái sợi dây có vai trò quan trọng như thế nào trong câu chuyện ba lô này. Vì vậy anh tặc lưỡi nói thêm: - Một sợi dây thừng chăng sát mặt đất! Vẫn một câu nói không đầu không đuôi. Phải vất vả lắm người nghe mới lờ mờ hiểu ra sự liên quan giữa sợi dây với chiếc ba lô. Anh thủ lĩnh liếm môi: - Và cậu vướng phải sợi thừng chết tiệt đó? Anh Việt nhún vai: - Tôi vướng phải sợi thừng hay sợi thừng vướng phải tôi thì cũng chẳng có gì khác nhau! Kết thúc ắt nhiên là một cú lộn mèo! - Và chiếc ba lô lập tức văng tuốt ra xa? - Không sai! Xa đến mức không thể nào xa hơn! Anh thủ lĩnh thở dài: - Và khi cậu lóp ngóp bò dậy và ngoảnh đầu ra phía sau ... - Thì chiếc ba lô đã biến mất! - Anh Việt rầu rĩ tiếp lời. Trong khi mọi người đang ngẩn ra trước diễn biến bất ngờ của câu chuyện thì Quý ròm vùng kêu lên: - Vô lý! Cực kỳ vô lý! Anh thủ lĩnh đánh mắt sang Quý ròm: - Em không tin câu chuyện vừa rồi sao? - Không phải là em không tin! - Quý ròm nuốt nước bọt - Nhưng nếu quả thật sự việc diễn ra đúng như vậy thì khó mà hiểu nổi! Anh chàng tóc rẽ giữa khịt mũi: - Em cho là tên giật dọc ra tay Quá nhanh? - Ðúng thế! - Quý ròm gật đầu - Nhưng nếu chỉ có vậy vẫn còn có thể hiểu được! Ðằng này anh Việt không chỉ chạy một mình. Ðằng sau anh khoảng vài chục mét là Tiểu Long đang cật lực đuổi theo. Thủ phạm ra tay đánh cướp chiếc ba lô ngay quãng giữa, lại giữa ban ngày ban mặt, mà kẻ chạy trước không hay kẻ chạy sau không thấy thì qủa là khó tưởng tượng nổi! Nhận xét của Quý ròm khiến những người có mặt đều có cảm giác lành lạnh sau lưng. Ừ nhỉ, nếu trên đời có một kẻ trộm ra tay thần tốc như thế thì những người lương thiện đến méo mặt với hắn ta mất! Và công an có lẽ cũng đành bó tay! - Quả nó khó tưởng tượng nổi thật! - Anh Việt tiu ngỉu nói - Nhưng dù vậy cái chuyện không thể tưởng tượng được ấy cũng đã xảy ra! Thần sắc khổ sở của anh Việt làm động mối từ bi bác ái trong lòng nhỏ Hạnh. Nó đẩy gọng kính trên sống mũi và day sang Quý ròm, thủng thỉnh nói: - Nhưng Quý đừng quên rằng tên giật dọc ra tay ngay khi anh Việt vừa ngoặt vào hẻm, lúc đó Tiểu Long còn ở ngoài đường lộ chưa kịp vào tới... Nhỏ Hạnh định phản bác lập luận của Quý ròm để bênh vực cho anh Việt. Nhưng nó mới nói nửa câu, Quý ròm đã nhún vai cắt ngang: - Vấn đề không phải là tại sao không ai nhìn thấy tên trộm lúc hắn ra tay, mà tại sao không ai nhìn thấy bóng dáng hắn lúc hắn bỏ chạy! Ðằng trước có anh Việt, đằng sau có Tiểu Long, sau nữa là tôi và Hạnh, tên trộm tẩu thoát ngả nào cũng không thể qua mắt mọi người được, trừ phi hắn biết tàng hình cùng chiếc ba lô! Cô gái mặc áo pull vàng ngồi cạnh anh Việt ngập ngừng lên tiếng: - Có thể có một ngã rẽ nào đó! Quý ròm lắc đầu: - Em đã quan sát kỹ! Con hẻm tụi em chạy qua không có bất cứ ngã rẽ nào! Ngã rẽ nằm ở phía trước, chỗ có bức tường chắng ngang! - Ðúng vậy! - Anh Việt gật đầu xác nhận - Chỗ tôi bị vấp té không hề có ngõ ngách nào cả! Tôi đã quan sát hiện trường cả buổi vẫn chẳng khám phá ra dấu vết gì! Anh thanh niên tóc rẽ giữa mỉm cười: - Hay đó chỉ là sợi thừng bọn trẻ chơi nhảy dây? Biết anh thanh niên nói đùa, Quý ròm tủm tỉm: - Không phải đâu! Em chẳng nhìn thấy đứa trẻ nào lảng vảng ở đó. Chỉ có tụi em nhưng tụi em lại không biết chơi nhảy dây. Hơn nữa trò nhảy dây không có tiết mục làm biến mất đồ đạc của người khác. Không khí căng thẳng như chùng xuống một chút sau những câu bông đùa. Nhưng nó đã lại nóng bỏng lên ngay với thắc mắc của Tiểu Long: - Em cũng không hiểu tại sao tên giật dọc kia lại biết trước anh Việt sẽ chạy vào ngõ hẻm đó! Một lần nữa, mọi người lại ngơ ngác nhìn nhau. Sự thông minh đột xuất của Tiểu Long khiến ai nấy đều cảm thấy như mình vừa sa xuống lầy. - Ừ nhỉ! - Anh Việt ngây mặt lẩm bẩm - Làm sao tên giật dọc lại biết tôi sẽ ngoặt vào con hẻm đó mà chăng dây thừng đón sẵn? Cô gái đội nón trắng băn khoăn tiếp lời: - Thậm chí hắn cũng không thể tiên đoán sẽ có một vụ trộm ba lô xảy ra ở bến xe! Anh chàng tóc rẽ giữa rụt cổ: - Thế mà chuyện lại xảy ra cứ như trong mơ! Hắn ta đã tính toán tỉ mỉ thời gian, địa điểm và đã hành động gọn gàng, chính xác và vô cùng nhanh nhẹn! - Các cậu đừng thần thánh hóa tên trộm như thế! - Anh thủ lĩnh nhăn nhó - Có thể tất cả chỉ là chuyện tình cờ! Một sợi dây chăng giữa đường có thể là một trò nghịch ngợm! Nhưng khi chiếc ba lô của Việt văng ra, kẻ nghịch ngợm kia bỗng nảy ra ý định đánh cắp! Ở đây chẳng có sự tính toán hay sắp đặt sẵn gì sất! Tình cờ, hoàn toàn tình cờ thôi! Anh thủ lĩnh nhấn mạnh những chữ cuối câu như cố xua tan sự lo lắng của mọi người trước tên trộm vô hình nọ. Phỏng đoán của anh thủ lĩnh nhóm Hải Âu không phải là những suy luận vớ vẩn. Quý ròm nghe rõ những tiếng thở phào chung quanh. Quý ròm cũng thở, nhưng không thở phào. Nó thở dài: - Giả dụ mọi việc xảy ra đúng như thế thì tên trộm đột xuất nọ cùng chiếc ba lô đã biến đi đâu trong con hẻm chật hẹp đó? Câu hỏi oái oăm của Quý ròm kéo mọi người về với thực tại. Và ai nấy đều nhanh chóng hiểu rằng câu chuyện về chiếc ba lô bị đánh cặp chưa có gì sáng tỏ cả. Một con người và một chiếc ba lô không phải là những cây kim hay những hạt cát. Vậy thì con người đó và chiếc ba lô đó đã bốc hơi đằng nào? Anh thủ lĩnh trầm ngâm một lúc rồi tặc lưỡi đứng dậy: - Chúng ta đi! Thế nào chúng ta cũng phải đến tận nơi quan sát mới xong! Rồi anh nói thêm, giọng quả quyết: - Từ giờ cho đến tối chúng ta phải bằng mọi cách đem về chiếc ba lô cho các bạn trẻ! |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: 16. Ba lô màu xanh Sun 24 Oct 2010, 22:14 | |
| Chương 8
Lời nói của anh thủ lĩnh nhóm Hải Âu nghe chắc như đinh đóng cột. Nhỏ Hạnh tuy không tin tưởng lắm nhưng nó không dám hỏi lại. Chuyện đánh cặp chiếc ba lô của tụi nó do nhóm Hải Âu bày ra, không ngờ cuối cùng “lộng giả thành chân”: “Trời chơi hấp dẫn” này đang diễn tiến suôn sẻ, nửa chừng bỗng hóa thành chuyện thật khiến ai nấy dở khóc dở cười. Con hẻm khi mọi người kéo nhau đến vẫn vắng vẻ như lúc xảy ra sự cố. Tuy hẻm nằm không xa bến xe là bao nhưng do trái đường nên thưa thớt người qua lại. Tọa lạc cuối hẻm có lẽ là một cơ quan quan trọng nào đó nên khuôn viên có bờ tường dài bao quanh. Trên bức tường lúc này vẫn còn bài thơ “Rẽ vào trong hẻm vắng. Tìm trái chín trên cành...” nằm ngơ ngác. Hai bên hẻm là nhà. Nhưng hai dãy nhà hai bên đâu lưng vào con hẻm, mặt tiền nhà quay ra hướng ngược lại, điều đó cũng góp phần giải thích tại sao con hẻm này ít người lai vãng. Tất nhiên nhà nào cũng có cửa sau, loại cửa một cánh, nhưng mọi cánh đều đóng im ỉm. Có lẽ buổi tối người ta mới mở cửa ra ngoài khi cần đổ rác vào những chiếc thùng đậy nắp kê dọc tường nhà. - Cậu bị vướng dây chỗ nào đâu? - Anh thủ lĩnh hỏi. Anh Việt chỉ tay xuống đất: - Ngay ở đây nè! Sợi dây thừng bây giờ hẳn nhiên không còn ở chỗ cũ nhưng mọi người đều có thể đoán ra sợi dây quỉ quái nọ được cột vào đâu. Mé bên trái có một thân cây cụt, mé bên phải nhô lên một cây cọc sắt được chôn sát chân tường, chủ nhà dùng để buộc thùng rác vào đó, sợ lũ chó hoang ban đêm sục sạo làm đổ thùng hoặc thậm chí tha cả chiếc thùng đi. Sau khi xác định vị trí “hiện trường”, anh thủ lĩnh chắp tay sau lưng đi lu đi tới, mắt không ngừng đảo quanh dò xé như cố tìm xem cái tên cướp cạn đó sau khi đánh thó chiếc ba lô đã chui vào xó xỉnh bí mật nào. Tiểu Long, nhỏ Hạnh, Quý ròm và các anh chị còn lại trong nhóm Hải Âu cũng vội vàng tản ra bốn phía, láo liên dòm dỏ. Trông bộ tịch lúc này của mọi người, tưởng như tên giật dọc đang còn ẩn nấp đâu đó để chờ bị tóm cổ chứ không phải đã cao chạy xa bay. - Ðúng là chẳng có một ngóc ngách nào để tên trộn lẩn đi được! - Anh chàng tóc rẽ giữa nhíu mày nói. Anh Thủ lĩnh hẳn nhiên nghe rõ lời nhận xét của bạn. Nhưng anh không tỏ phản ứng gì, mặt mày vẫn tiếp tục trầm tư. Tiểu Long chép miệng: - Chẳng lẽ hắn có thuật phi thân? - Phi thân? - Anh Việt ngạc nhiên. Tiểu Long gật đầu: - Người có thuật phi thân có thể nhảy qua nóc nhà! Trong khi anh Việt bán tín bán nghi không rõ Tiểu Long nói thật hay nói đùa thì Quý ròm bĩu môi: - Có mày phi thân thì có! Tiểu Long nheo mắt: - Mày không tin con người ta có thể phi thân? - Thuật phi thân chỉ có trong phim Hồng Kông thôi! - Quý ròm khụt khịt mũi - Không ai có thể nhảy qua mái nhà! Tên nọ chỉ có thể chuồn vào trong này thôi! Vừa nói Quý ròm vừa chỉ tay vào cánh cửa kế cây cọc sắt buộc thùng rác. - Anh cũng nghĩ thế! - Anh thủ lĩnh đột ngột lên tiếng - Con đường duy nhất mà kẻ trộm ba lô có thể tẩu thoát chính là cánh cửa này! Chỉ có điều đó mới giải thích được tại sao hắn biến mất một cách nhanh chóng như vậy! Lúc này mọi người đã đứng tụm lại một chỗ. Nghe anh thủ lĩnh nói vậy, anh Việt mừng rỡ “à” lên một tiếng: - Ðúng rồi! Có thế mà tôi chẳng nghĩ ra! Nhỏ Hạnh nói giọng an ủi: - Thì bây giờ chúng ta đã nghĩ ra rồi! Anh Việt đưa tay lên cốc đầu, tất nhiên là đầu anh chứ không phải đầu nhỏ Hạnh, giọng tiếc rẻ: - Bây giờ thì e rằng đã muộn! Nếu nghĩ ra điều này ngay lúc đó thì khi các em đọc xong bài thơ và bỏ đi, anh xộc ngay vào ngôi nhà này có khi đã tìm thấy chiếc ba lô rồi không chừng! Nhỏ Hạnh bất giác nghe bụng mình thót lại: - Anh cho rằng chiếc ba lô của tụi em bây giờ không còn ở trong ngôi nhà này hay sao? - Anh nghĩ thế! - Anh Việt đáp bằng giọng buồn rầu - Chẳng tên trộm nào dại dột cất giữ “tang vật” kè kè bên người trong một thời gian dài như thế! - Ta cứ vào đó thử xem! Biết đâu lại chẳng tìm thấy một dấu vết nào đấy! Anh thủ lĩnh khoát tay nói. Rồi anh quay sang Tiểu Long và nhỏ Hạnh: - Hai em đi với anh! Tiểu Long thao láo mắt: - Ði đâu ạ? - Thì đi vào trong ngôi nhà này chứ đi đâu! - Nhỏ Hạnh thúc vào hông bạn. - Làm thế sao được! - Tiểu Long kêu lên - Ai người ta chịu nhận mình là kẻ cắp! Và người ta cũng chẳng đời nào trả lại chiếc ba lô cho tụi mình đâu! - Rõ là đồ ngốc tử! - Quý ròm đứng bên gầm gừ, không được anh thủ lĩnh gọi đi cùng, nó đã ấm ức sẵn - Ai bảo mày là vào đó để đòi lại chiếc ba lô? Tiểu Long lại giương mắt ếch: - Không phải thế ư? - Tất nhiên là không phải! - Anh thủ lĩnh mỉm cười - Anh em mình chỉ giả vờ vào đó hỏi thăm nhà người quen rồi nhân tiện dò xét thôi! Như hiểu ra, Tiểu Long gật đầu cười lỏn lẻn và cùng với nhỏ Hạnh lẽo đẽo đi theo anh thủ lĩnh. Tất nhiên để “xâm nhập” được vào ngôi nhà khả nghi đó, cả ba phải đi ngược ra đường lộ, vòng tới phía cửa trước. Những người còn lại kể cả Quý ròm cũng nhanh chóng rút lui theo. Cả bọn kéo ra ngồi trên chiếc jeep lùn của nhóm Hải Âu đỗ ngoài đầu hẻm, chờ kết Quả. Trái với suy đoán của anh thủ lĩnh, Tiểu Long và nhỏ Hạnh, “ngôi nhà khả nghi” cửa mở toang. Từ xa, ba người đã nhìn thấy một cụ già đang ngồi đánh cờ một mình trên chiếc đi-văng kê trước hiên. Có lẽ ban trưa trời nóng cụ không ngủ được nên ra đây ngồi, vừa nghịch cờ vừa hóng gió. Ông cụ rất đẹp lão, tóc râu bạc trắng nhưng da dẻ lại hồng hào, nom giống hệt những ông tiên trong tranh vẽ. Phong thái đĩnh đạc, vẻ tiên phong đạo cốt của cụ già khiến ba người bọn Tiểu Long tuy không nói ra nhưng ai nấy đều biết ngay là mình nhầm. Một ông tiên thanh nhã như vậy không thể nào là kẻ trộm, cũng không thể nào là người chứa chấp hoặc đồng lõa với kẻ trộm. Anh thủ lĩnh định bảo hai đứa trẻ quay gót thì ông cụ bỗng ngước lên: - À, ba cháu nhỏ! Các cháu định đi tìm ai phải không? Ông cụ tuổi tác hẳn trên tám mươi, ông gọi bọn ba người trước mặt là “cháu nhỏ” không có gì sai. Nhưng thấy anh thủ lĩnh nhóm Hải Âu tự dưng được liệt hàng “cháu nhỏ” ngang với mình và Tiểu Long, nhỏ Hạnh không nhịn được, bật cười khúc khích. Anh thủ lĩnh khẽ trừng mắt nhìn nhỏ Hạnh, rồi quay về phía cụ già, lễ phép: - Dạ, tụi cháu định tìm nhà người quen! Ông cụ vẫn vui vẻ: - Người quen của các cháu tên gì? - Dạ, tụi cháu tìm nhà ông Sáu Giảng ạ! Dĩ nhiên Sáu Giảng là cái tên hoàn toàn bịa đặt. Ông cụ không rõ có biết được “âm mưu” của bọn trẻ không mà thấy ông cau mày lẩm bẩm: - Sáu Giảng hả? Ừ, cái tên này nghe quen đây! Tuy ông cụ tự nói với mình nhưng vì đứng gần, bọn Tiểu Long đều nghe rõ. Và vì nghe rõ, ba người liền ngơ ngác ngó nhau. Tất nhiên mỗi người ngơ ngác mỗi kiểu. Tiểu Long ngơ ngác nghĩ: Anh thủ lĩnh nhóm Hải Âu bảo sẽ bịa ra tên một ai đó để hỏi thăm sao bỗng dưng ảnh lại đổi ý hỏi thăm người thật vậy không biết? Anh thủ lĩnh ngơ ngác nghĩ: Không ngờ cái tên mình bịa ra lại trùng với người thật, thế có chết không cơ chứ! Nhỏ Hạnh thì ngơ ngác nghĩ: May mà Sáu Giảng là một người khác, chứ nếu ông cụ ngồi trước mặt đúng tên Sáu Giảng thì cả bọn chắc khóc thét! Trong khi cả ba đang ngơ ngác đứng ngay cán cuốc chờ ông cụ nói tiếp thì một thằng bé từ trong nhà lơn tơn chạy ra. Ðang định nói gì đó với ông cụ, sực nhận ra bọn Tiểu Long đứng lố nhố trước cửa, thằng bé khựng lại một thoáng rồi quay nhìn ông cụ, rụt rè hỏi: - Khách của nhà ta hở nội? Hóa ra đây là cháu nội của ông cụ. Bọn Tiểu Long thầm nghĩ và tò mò quan sát thằng bé. Thằng bé trạc mười một, mười hai tuổi, mặc đồng phục học sinh, có lẽ đi học về từ trưa đến giờ lười thay ra. Mặt mũi nó sáng sủa, lanh lợi, ánh mắt đen láy và hàng mi hay chớp chớp cho biết nó là chúa nghịch ngợm, nhưng dù vậy nó vẫn không giống một tên trộm cắp chút nào. Ông cụ lắc đầu trả lời cháu: - Không phải! Các anh chị này tìm nhà người quen! Cháu biết ở xóm ta có ai tên là Sáu Giảng không? - Sáu Giảng ư? Thằng bé hỏi lại, vừa hỏi nó vừa liếc trộm về phía những người lạ. Ông cụ gật đầu: - Ừ, Sáu Giảng! Ông cứ thấy ngờ ngợ... Thằng bé nhíu mày một thoáng bỗng reo lên: - A, cháu nhớ rồi! Ở dãy nhà phía sau có một bác tên Giảng! Rồi nó ngập ngừng nói thêm: - Nhưng không biết có phải là bác Sáu Giảng hay không! - Thế thì đúng rồi! - Ông cụ nói, vẻ hớn hở - Nếu gần đây có một người tên Giảng thì chắc chắn ông ta là Sáu Giảng! Rồi quay lại phía bọn Tiểu Long, ông cụ hấp háy mắt: - Các bạn nhỏ cứ đi vòng sang bên kia! Nếu thực sự có một người tên Sáu Giảng thì ắt ông ta ở dãy nhà phía sau! Câu nói của ông cụ khá thâm thúy nhưng ngay lúc đó anh thủ lĩnh, Tiểu Long và nhỏ Hạnh đều không nhận ra. Mãi về sau này, khi nhớ lại cuộc gặp gỡ ly kỳ này, nhỏ Hạnh mới hiểu bản thân câu nói “Nếu thực sự có một người tên Sáu Giảng...” của ông cụ đã bộc lộ sự chế giễu rõ ràng. Sau khi nghe ông cụ chỉ dẫn, Tiểu Long và nhỏ Hạnh lặng lẽ theo chân anh thủ lĩnh quay lại chỗ chiếc jeep lùn. - Ta không đi tìm ông Sáu Giảng sao? - Tiểu Long ngạc nhiên hỏi khi thấy anh thủ lĩnh chẳng tỏ vẽ gì muốn đi vòng sang dãy nhà bên kia theo hướng dẫn của ông cụ khi nãy. - Không! Anh thủ lĩnh đáp, ngắn gọn và chán chường. Nhỏ Hạnh nhìn Tiểu Long, giọng châm chọc: - Chúng ta đi tìm chiếc ba lô chứ đâu có đi tìm ông Sáu Giảng! Nó định nói thêm là cái ông Giảng nào đó với cái tên Sáu Giảng do anh thủ lĩnh bịa ra chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng nó chợt nhận ra chiếc jeep lùn đã ở ngay trước mặt. - Thế nào? Có phát hiện được gì không? Khi thấy ba người lục tục quay ra, mọi người xúm lại rối rít hỏi. - Chả có gì đặc biệt! - Anh thủ lĩnh uể oải đáp - Ngôi nhà đó hoàn toàn không liên can gì đến vụ chiếc ba lô bị đánh cắp! - Thế thì lạ thật! - Anh Việt nhún vai - Nếu tên giật dọc không chạy vào nhà đó thì hắn biến đi đường nào? Thắc mắc chính đáng của anh Việt rơi tõm vào khoảng không. Chẳng ai trả lời. Nói chính xác là chẳng ai có khả năng trả lời. Cách đây mười lăm phút, anh thủ lĩnh còn tin rằng tên trộm ba lô đã lĩnh vào ngôi nhà có cây cọc sắt buộc thùng rác. Nhưng sau khi gặp hai ông cháu chủ nhân ngôi nhà nọ, phỏng đoán của anh bất ngờ bị phá sản. Anh nhìn anh Việt, giọng thẫn thờ: - Thú thật với cậu là đầu óc mình bây giờ chẳng thể nghĩ được một điều gì ra hồn cả! Mọi sự cứ rối tung cả lên! - Thế bây giờ chúng ta phải làm gì? Anh thủ lĩnh khoát tay: - Cứ quay về trụ sở rồi tính! - Quay về trụ sở? Anh Việt chưng hửng hỏi lại, giọng hốt hoảng. Ðiều đó cũng dễ hiểu: chính anh là người đã đánh mất chiếc ba lô của bọn Quý ròm, anh không muốn quay về khi cuộc điều tra chưa có kết Quả. - Ở lại đây cũng chẳng làm được gì! - Như đọc thấy sự áy náy trong mắt người đối diện, anh thủ lĩnh ôn tồn giải thích - Về trụ sở, chúng ta sẽ bàn tính lại! Có khi ta phải xoay xở cách khác! - Nhưng... Anh Việt thốt lên một tiếng rồi im bặt, trông anh có vẻ thiếu tin tưởng. - Nhưng sao? Giọng lúng túng, phải khó khăn lắm anh Việt mới bộc lộ được nỗi băn khoăn của mình: - Chúng ta đã hứa với các bạn trẻ từ giờ đến tối sẽ tìm lại được chiếc ba lô... - Cậu đừng lo! - Anh thủ lĩnh mỉm cười - Khi tôi nói quay về trụ sở để tính kế khác không có nghĩa là tôi để sự việc lại ngày mai đâu! Mà có muổn để lại ngày mai cũng không được, ngay tối nay các bạn trẻ của chúng ta đã cần quần áo mặc rồi! Rồi cúi nhìn đồng hồ nơi tay, anh giục: - Thôi, lên xe đi! Chúng ta chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa để hành động thôi! Không đợi nhắc đến lần thứ hai, mọi người lục tục trèo lên chiếc jeep lùn. Chiếc jeep này chắc còn lại từ hồi chiến tranh, đã cũ kỹ nhưng máy móc chưa đến nỗi nào. Nhóm Hải Âu phết cho chiếc xe một lớp sơn màu tím nên trông nó tươi tắn và khá vui mắt. Ở băng ghế trước có ba người. Anh chàng tóc rẽ giữa cầm lái. Quý ròm và anh thủ lĩnh ngồi kế bên. Ở phía sau nhỏ Hạnh và Tiểu Long chen chúc với anh Việt và hai cô gái trong nhóm Hải Âu. Mọi người vừa yên chỗ, chiếc xe đã gầm gừ, nôn nóng lao vút đi. Dường như anh chàng tài xế hiểu rằng mỗi phút giây lúc này đều vô cùng Quý báu. Khi xe bắt đầu ngoặt vào con đường có ngôi trường quen thuộc, bọn Quý ròm lập tức nhận ra ngay. Quý ròm định chỉ chữ “NEWS” nơi trụ cổng và bình luận gì đó, nhưng nó mới đưa tay lên nửa chừng, ngôi trường đã rơi lại phía sau trong chớp mắt. Chiếc jeep lùn cứ lầm lũi phóng. Nhà cửa, cây cối hai bên đường nhoang nhoáng lùi ra sau. Trong tích tắc, chiếc jeep đã vượt qua chiếc xe bánh mì. Lần này, rút kinh nghiệm, khi thấy bức tường có hàng chữ “Nhóm Hải Âu đợi Quý khách ở quán kem Bốn Mùa trên đường Trần Phú!” thấp thoáng từ xa, Quý ròm đã lật đật chỉ tay, lém lỉnh nói: - Mật mã “bí hiểm” kiểu này thú thật tụi em mới thấy đây là lần đầu! Quý ròm vừa nói xong, chiếc jeep đã trờ tới ngang bức tường và những thành viên trong nhóm Hải Âu ngạc nhiên ngoảnh cổ dòm. Khi hàng chữ rõ mồn một kia đập vào mắt mọi người, nhiều tiếng “a” sửng sốt đồng loạt vang lên và chiếc jeep bất thần thắng “két” một cái nghe muốn rợn người. Bọn Quý ròm chưa kịp hiểu ra chuyện gì thì anh thủ lĩnh mặt mày tái xám, lạc giọng kêu lên: - Trời đất! Hàng chữ này đâu phải của tụi anh! |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: 16. Ba lô màu xanh Sun 24 Oct 2010, 22:15 | |
| Chương 9
Tiếng kêu của anh thủ lĩnh nhóm Hải Âu không khác gì tiếng sét đánh ngay màng tang Tiểu Long, Quý ròm và nhỏ Hạnh. Miệng mồm đứa nào đứa nấy há hốc, quai hàm cứng đơ như bị trúng gió độc. Rõ ràng hồi trưa tụi nó đã lần theo dấu vết của những bức mật thư để tìm ra hàng chữ này và cũng chính nhờ hàng chữ này tụi nó mới dò được tới quán kem Bốn Mùa, vậy mà bây giờ nhóm Hải Âu bảo đây là thứ giả mạo, bảo tụi nó không đờ người ra sao được! Nhưng tụi Quý ròm ngơ ngẩn một thì nhóm Hải Âu ngơ ngẩn mười. Anh thủ lĩnh, anh chàng tóc rẽ giữa, anh Việt và hai cô gái ở băng sau vội vàng nhảy xuống khỏi xe, kéo rốc tới chỗ bức tường, mười con mắt nhìn chòng chọc vào hàng chữ như muốn xoi thủng cả vách. Anh Việt mặt không giấu vẻ kinh nghi: - Lạ thật! Ở đâu ra những hàng chữ lạ lùng này vậy kìa? Cô gái mặc áo pull vàng rùng mình nói: - Lại còn biết rõ chúng ta đang ở quán kem Bốn Mùa nữa! Còn anh tài xế tóc rẽ giữa thì không ngừng lúc lắc đầu: - Kỳ quái! Thật qúa sức kỳ quái! Tiểu Long rụt rè hỏi: - Bộ hàng chữ này không phải do các anh chị viết thật hả? - Dĩ nhiên rồi! Anh Việt đáp, giọng chưa hết thảng thốt. Anh thủ lĩnh nãy giờ không nói gì, nhưng cặp lông mày anh nhăn tít còn môi thì mím lại. Cô gái đội nón trắng, từ lúc ở qúan kem đến giờ nhỏ Hạnh chưa một lần thấy cô bỏ nón ra khỏi đầu, nhìn anh thủ lĩnh, hoang mang hỏi: - Thế này là thế nào hở anh Thức? Anh thủ lĩnh, bây giờ là anh Thức, dường như không nghe câu hỏi của cô gái. Trán anh càng lúc càng cau lại, vẻ mặt nom vô cùng khó coi. Mãi một lúc anh mới lẩm bẩm như tự nói với mình: - Hay là... - Hay là sao? Cô gái đội nón trắng hỏi dồn. Lúc này mọi người đã đứng vây lấy anh, mắt nhìn lom lom, nín thở chờ đợi. Anh Thức khẽ đảo mắt một vòng, giọng phân vân: - Tôi nghĩ có thể đây là trò tình quái của nhóm Mèo Rừng! Câu nói của anh Việt làm cô gái đội nón trắng ngẩn người: - Anh muốn nói đến nhóm du khảo của Nhà văn hóa Thanh Niên thành phố Hồ Chí Minh ấy ư? Anh Thức chưa kịp trả lời thì cô gái áo pull vàng đã lắc đầu: - Không thể như thế được! Theo giao ước giữa hai bên, bọn họ và nhóm chúng ta chỉ gặp nhau mỗi năm một lần, nhưng hôm nay đâu đã đến kỳ hạn! - Ðó chỉ là cuộc gặp gỡ chính thức! - Anh chàng tóc rẽ giữa hắng giọng - Ngoài ra, đâu có ai cấm nhóm Mèo Rừng đến Vũng Tàu! Rồi anh thủng thỉnh nói thêm, với cái giọng ung dung của một người mắt thấy tai nghe mọi chuyện: - Họ đã đến, họ đã tình cờ phát hiện ra trò chơi của chúng ta và họ đã ra tay làm cho mọi thứ rối tung cả lên, tóm lại là hiện nay họ đang ở quanh đâu đây, họ đang âm thầm theo dõi và cười nhạo vẻ hoảng hốt của chúng ta... Chả ai biết những điều anh chàng tóc rẽ giữa vừa nói có thật hay không nhưng nghe vậy ai nấy đều không hẹn mà cùng dáo dác nhìn quanh. Anh Việt trấn tĩnh lại trước tiên. - Chỉ giỏi tưởng tượng! - Anh nhún vai - Nhóm Mèo Rừng đâu phải là thần thánh! Tôi không tin chúng ta đã lọt vào...túi áo của họ một cách dễ dàng như thế! Trong khi Quý ròm và nhỏ Hạnh còn mải đăm chiêu với những ý nghĩ trong đầu thì Tiểu Long lại ngây ngô hỏi: - Thế toàn bộ bốn bức mật thư của các anh đều là giả hết hay sao? Thắc mắc của Tiểu Long khiến anh Thức giật bắn: - Bốn bức mật thư? Tại sao lại là bốn bức mật thư? Mặt Tiểu Long bất giác thuỗn ra. Nó không hiểu anh thủ lĩnh nhóm Hải Âu muốn nói gì. Cô gái áo pull vàng bàng hoàng lặp lại: - Ừ nhỉ, tại sao lại là bốn bức mật thư? Ðúng vào lúc Tiểu Long sắp sửa biến thành thằng người gỗ Pinocchio, nhỏ Hạnh kịp thời lên tiếng cứu bồ. Nó nói: - Thì bốn bức mật thư là bốn bức mật thư chứ là sao ạ! - Rồi nó nhanh nhẩu liệt kê - Một bức “Rẽ vào trong hẻm vắng ...” trên tường, một bức “Where is he?” trên cây, một bức “News” trên cổng trường, cộng thêm bức mật thư giả mạo này chả phải tổng cộng bốn bức là gì!
- Như vậy là không phải rồi! - Anh chàng tóc rẽ giữa vò đầu - Mật thư của tụi này có tất cả là bảy bức lận! Tiểu Long, Quý ròm và nhỏ Hạnh, sáu con mắt và ba cái miệng lập tức vẽ thành hình chữ O: - Bảy bức mật thư? - Ðúng thế! - Anh Thức gật gù - Nhưng ở đây, các em chỉ tìm thấy có ba bức. Và cuối cùng, hàng chữ giả mạo kia đã nói huỵch toẹt chỗ của bọn anh! Câu chuyện càng lúc càng quái dị và rối rắm. Mọi người chưa kịp khám phá xong điều bí ẩn này đã xuất hiện điều bí ẩn khác, trong khi đó chiếc ba lô của bọn Quý ròm vẫn biệt vô âm tín khiến ai nấy lòng như lửa đốt. Sau một cái tặc lưỡi, anh Thức khoát tay: - Chúng ta đi! - Ði đâu? - Nhiều cái miệng vụt hỏi. - Quay trở lại chỗ bức mật thư thứ nhất! - Anh Thức vừa bước về phía chiếc jeep vừa nói - Chúng ta chỉ có cách lần theo đường đi của các bạn trẻ để xem có phát hiện được điều gì chăng! Nhoáng một cái, mọi người đã ngồi yên vị trên xe. Chiếc jeep lùn quay đầu trở lại hướng cũ, vẫn lao đi với một vận tốc chóng mặt. Hẻm nhỏ, xe phải đỗ bên ngoài. Anh tài xế tóc rẽ giữa xuống xe sau cùng nhưng lại là người chạy đến bức tường trước tiên. - Vẫn như cũ! Khi mọi người lục tục đến nơi, anh quay lại nói. - Thế nào? - Anh Thức nhìn bọn Quý ròm - Sau khi đọc xong bài thơ thì các em làm gì? Anh hỏi hệt như thầy giáo khảo bài. Nhỏ Hạnh mỉm cười: - Tụi em “rẽ trái một trăm bước”! - Hay lắm! Thế thì chúng ta cứ rẽ trái một trăm bước! Như nhận được hiệu lệnh, mọi người liền rồng rắn kéo đi. Cũng như bài thơ trên bức tường, tấm “bảng quảng cáo” chữ xanh nền trắng vẫn còn treo lơ lững trên thân cây. Lần này không đợi anh thủ lĩnh nhóm Hải Âu vặn hỏi, Quý ròm vọt miệng nói luôn: - Sau khi bắt gặp tấm bảng này, tụi em tìm đến ngôi trường ngoài kia! Anh Thức lại gật gù: - Giỏi! Chúng ta sẽ đến ngôi trường đó! Nói xong anh quay mình đi liền. Mọi người lật đật theo chân anh ngược ra đầu hẻm. Khác với hồi trưa, lúc này bọn Quý ròm được đưa tới trường bằng xe jeep. Anh chàng tóc rẽ giữa lái xe thì phải biết, cứ gọi là thành thần. Mọi người ngồi chưa nóng chỗ, ngôi trường đã hiện ra trước mắt. Tiểu Long, Quý ròm và nhỏ Hạnh nhảy vội xuống xe, băng lại chỗ trụ cổng. Ba đứa thở phào khi thấy cũng như hai bức mật thư trước, chữ “NEWS” trên cỗng vẫn còn nguyên. Thế mà lúc ở trên xe tụi nó cứ nơm nớp sợ bọn học trò lớp chiều nghịch ngợm xóa đi. Quý ròm xoay người lại, định bắt chước anh chàng tóc rẽ giữa nói “Vẫn như cũ” nhưng nó chưa kịp mở miệng, quai hàm đã cứng đơ. Nhóm Hải Âu đi theo bọn Quý ròm bữa nay có cả thảy năm người. Nhưng trước mặt nó lúc này, năm người đó như đang bị Tôn Ngộ Không làm phép định thân. Mười cái cẳng chân như bị chôn xuống đất, chỉ có những đôi mắt là nhấp nháy và đang chiếu ra những tia nhìn kỳ dị. - Ôi, chuyện gì đã xảy ra thế này? - Sau một thoáng sửng sốt, Quý ròm định thần kêu lên. Nhỏ Hạnh và Tiểu Long quay lại và cũng như Quý ròm, cả hai lập tức trợn tròn mắt: - Có chuyện gì thế hở anh Thức? Mặc cho bọn trẻ lên tiếng, anh thủ lĩnh nhóm Hải Âu vẫn đứng im, mắt ghim chặt vào trụ cổng như không cách nào dời đi được. Chả rõ anh không nghe những câu hỏi hay anh không đủ sức để trả lời. Người trấn tĩnh đầu tiên là anh Việt. Nhưng anh cũng không thể nói được điều gì rành mạch. Mắt chớp lia, anh mấp máy môi và qua cách phát âm có thể đoán lưỡi anh đang ríu lại: - Chữ... chữ... “n... e... w... s”... Nhỏ Hạnh ngoái cổ nhìn lại chữ “NEWS” trên trụ cổng, rồi ngoảnh lại ngay: - Thì chữ “news” chứ sao! Ðang nói, sực nhớ ra một chuyện, nó ngỡ ngàng hỏi: - Hay chữ “news” này cũng không phải do các anh viết? Lần này cô gái mặc áo pull vàng trả lời thay anh Việt. Câu trả lời ra ngoài tiên liệu của nhỏ Hạnh: - Không! Ðây chính là mật thư của nhóm Hải Âu! Ba đứa trẻ tự dưng có cảm giác như lạc vào giữa rừng rậm, nhìn bốn phía, thấy phía nào cũng tối mịt, giơ tay không thấy ngón. Những bí ẩn chung quanh những bức mật thư cu/a nhóm Hải Âu càng lúc càng mù mờ và lắt léo khiến đầu chúng cứ ong ong. Quý ròm liếm cặp môi khô rang: - Nếu thế... Anh Thức giơ tay, anh đã bắt đầu động đậy được: - Chữ “news” này đúng là của các anh nhưng cái vòng tròn kia thì không phải! - Không phải ư? - Nhỏ Hạnh ngơ ngác - Nếu không có vái vòng tròn đó, tụi em làm sao biết đi về hướng nào? - À, cái vòng tròn thì có! - Anh chàng tóc rẽ giữa bổ sung - Nhưng tụi anh không hề khuyên tròn chữ E mà viền quanh chữ W! - Thì ra thế! Quý ròm gật gù. Tới đây thì tụi nó mới vỡ lẽ. Cô gái áo pull vàng bước tới sát trụ cổng, đưa tay chỉ lên chữ “NEWS”: - Các em xem đây thì biết! Bọn người phá bĩnh kia chùi không sạch, đường viền của tụi này vẫn còn lưu lại đây nè! Quả nhiên, có một vòng tròn lờ mờ bao quanh chữ W thật. Quý ròm gãi đầu hỏi: - Thế lẽ ra tụi em phải đi về hướng tây hay sao? - Còn lẽ ra với không lẽ ra gì nữa! - Anh chàng tóc rẽ giữa làu bàu - Chúng ta đi thử về hướng Tây thì rõ ngay thôi! Nói xong, anh xăm xăm bước lại chỗ chiếc jeep, leo lên ngồi sau tay lái. Chiếc xe đưa bọn Quý ròm theo hướng ngược lại với hướng có chiếc xe bánh mì. Chạy chừng hai trăm thước, chiếc jeep đã tới một ngã tư. Anh Thức chỉ tah vào cái bùng binh xi măng nằm chính giữa ngã tư, mỉm cười nói: - Các em có thấy gì đây không? Theo tay chỉ của anh, bọn Quý ròm lỏ mắt dòm. Quả nhiên trên bùng binh những ký hiệu la lùng đang xếp thành một dãy dài: “FKAK QDIAN ZNIAVI DDI JWEE FNIUUOONOI FDIAAK IINIEENN QNNOOOII IIRAANN FIINIUUOOK ZNUUA!” Tiểu Long rùng mình: - Mật mã của các anh chị đó ư? - Ừ! - Cô gái áo pull vàng gật đầu, đắc ý đáp - Ðây mới chính là mật thư của tụi này! Chứ không phải hàng chữ “Nhóm Hải Âu đợi Quý khách...” vớ vẩn đằng kia đâu! Tiểu Long không nén được tò mò: - Thế hàng chữ này có nghĩa gì vậy? Cô gái áo pull vàng chưa kịp mở miệng, Quý ròm đã thản nhiên đáp: - Bức mật thư này nói: “Các bạn hãy đi về hướng Bắc thêm một trăm thước nữa!” Sự nhanh nhẩu của Quý ròm khiến các thành viên trong nhóm Hải Âu xanh mặt. Chẳng ai ngờ bức mật thư họ phải vắt óc suy nghĩ cả ngày trời lại chả gây khó khăn tẹo nào cho bọn trẻ này cả. Chỉ nhìn thoáng qua, Quý ròm đã đọc vanh vách nội dung bức mật thư cứ như đang đọc báo bảo làm sao họ không ngây người bái phục cho được! Khác với nhóm người này, mặt Tiểu Long và nhỏ Hạnh không xanh mà cũng chẳng xám. Tụi nó chả lạ gì thằng ròm, “vua giải câu đố” lừng danh, các tờ báo có mục “Nát óc” hoặc “Ðố vui có thưởng” đều chạy mặt. Nếu Quý ròm không chán trò chơi này, các tòa báo chả biết đào đâu ra phần thưởng để trao quanh năm suốt tháng cho nó. Tiểu Long không ngạc nhiên. Nhưng nó lại thắc mắc: - Mày dựa vào đâu mà đọc vèo vèo như thế? - Có gì đâu! - Quý ròm chỉ tay vào hàng chữ trên bùng binh - Ðây là loại mật thư viết bằng phương pháp thay thế, đại khái giống như kiểu chữ dùng trong điện tín vậy, nhưng phức tạp hơn! Rồi trước miệng mồm há hốc của Tiểu Long và trước những cặp mắt sửng sốt của các thành viên nhóm Hải Âu, Quý ròm chậm rãi giải thích: - Trong bức mật thư này, chữ K được dùng thay cho chữ C, EE thay cho Ê, UU thay cho Ư, OO thay cho Ơ, OOO thay cho Ô, AA thay cho Ă, DD thay cho Ð, DI thay cho B, NI thay cho H, VI thay cho Y, W thay cho V, OI thay cho G, II thay cho T, NN thay cho M! Còn về các loại dấu thì F là dấu sắc, Q là dấu nặng, Z là dấu ngã, J là dấu huyền, và thay vì để ở đằng sau mỗi chữ theo cách viết điện tín, những dấu này được đưa lên đầu cho thêm phần rắc rối, chỉ vậy thôi! Quý ròm vừa diễn giải xong, nhiều cái miệng đồng loạt “ồ” lên. Anh Thức không nén được tiếng xuýt xoa: - Tuyệt! Thật không ngờ! Rồi anh chép miệng nói thêm: - Nếu biết các em giải mã nhanh như máy thế này, tụi anh chả phí công bày trò đánh cặp ba lô làm gì cho rắc rối! Câu nói của anh thủ lĩnh nhóm Hải Âu kéo mọi người về với thực tại. Mặt mày ai nấy thoáng lộ vẻ trầm tư. Tiểu Long đưa tay quẹt mũi: - Thế bây giờ chúng ta phải làm gì? Anh chàng tóc rẽ giữa “e hèm” một tiếng rồi huơ tay, hùng hổ: - Chả việc gì phải lo! Cứ điều tra xem nhóm Mèo Rừng hiện đang cư ngụ ở đâu sẽ tìm ra chiếc ba lô ngay thôi! Anh Việt và cô gái áo pull vàng lúc nãy cực lực phản bác giả thuyết về sự nhúng tay của nhóm Mèo Rừng, nay thấy tình hình diễn biến như thế, cũng đành nói xuôi theo: - Ừ, chỉ có cách như thế thôi! Anh Thức không nói gì, chỉ khoát tay ra hiệu cho anh chàng tóc rẽ giữa cho xe chạy. - Bây giờ chúng ta đi về hướng Bắc chứ? Câu hỏi đột ngột của Tiểu Long khiến anh Việt ngồi cạnh ngơ ngác: - Ði về hướng Bắc làm gì? Tiểu Long gãi cằm: - Chả phải bức mật thư vừa rồi bảo chúng ta đi về hướng Bắc đó sao? Anh Việt “à” một tiếng, lắc đầu: - Khỏi! Còn ba bức mật thư nữa, nhưng chúng ta chả cần kiểm tra chúng làm gì! Chúng ta cần đi tìm chiếc ba lô trước! Mọi người nói chuyện một lát, xe đã tới chân dốc Hạ Long, chuẩn bị chạy về phía Bãi Dứa. Quý ròm phát hiện ra điều đó trước tiên. - Ủa! - Nó vùng kêu lên - Các anh chở tụi em đi đâu đây? - Ði về nhà chứ đi đâu! - Anh Thức quay sang, cười đáp. - Sao lại đưa tụi em về nhà? Tụi em phải cùng với các anh chị đi tìm chỗ ở của nhóm Mèo Rừng đã chứ! - Không cần đâu! - Anh Thức đặt tay lên vai Quý ròm, giọng dịu dàng - Các em đi tới đi lui từ trưa đến giờ đã mệt nhoài cả rồi, cần phải về nhà nghỉ ngơi! Chuyện tìm kiếm chiếc ba lô để tụi anh lo! Tiểu Long ngồi băng sau chồm lên, nơm nớp hỏi: - Thế các anh có chắc sẽ tìm được chiếc ba lô trước khi trời tối không đấy? Kiểu ăn nói thật thà của Tiểu Long làm nhỏ Hạnh giật thót. Nó thúc vào hông bạn một cái: - Sao Long lại hỏi vậy! Ðương nhiên các anh chị sẽ tìm được cho tụi mình rồi! Anh Thức quay đầu nhìn nhỏ Hạnh bằng ánh mắt đầy ý nghĩa. Và anh nói, chả rõ vì tự tin hay vì tự ái: - Chắc chắn tối nay các em sẽ nhận được chiếc ba lô! Ðúng lúc đó, như sực nghĩ ra chuyện gì khủng khiếp, Quý ròm thình lình buột miệng: - Bỏ xừ rồi! Thế nhỡ... Thấy Quý ròm vừa kêu lên đã ngưng bặt, anh Thức nheo mắt hỏi: - Nhỡ sao? Quý ròm nói mà mặt xám ngoét: - Nhỡ bọn đánh cắp chiếc ba lô và nhóm Mèo Rừng không liên quan gì với nhau thì sao? Câu nói của Quý ròm gây chấn động không thua gì bom nổ. Lo lắng chính đáng của nó nhanh chóng lây sang các thành viên của nhóm Hải Âu. Ừ nhỉ, ai biết được nhóm Mèo Rừng có dính dáng gì đến chiếc ba lô bị mất cắp hay không! Nhỡ hành động của bọn họ chỉ gói gọn trong việc nghịch phá các bức mật thư thì dù có tìm ra chỗ cư ngụ của bọn họ cũng bằng không! Lúc này ngoại trừ anh Thức và nhỏ Hạnh, mặt mày những người còn lại nhăn nhó trông đến tội. Nhỏ Hạnh điềm nhiên nói: - Theo Hạnh hai chuyện này chắc chắn có liên quan với nhau! Anh Thức cũng gật gù lặp lại: - Ðúng rồi! Hai chuyện này chắc chắn có liên quan với nhau! Không ai biết nhỏ Hạnh và anh Thức căn cứ vào đâu để khẳng định như thế nhưng nghe vậy mọi người cũng cảm thấy vơi bớt phần nào lo âu. |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: KÍNH VẠN HOA toàn tập - Nguyễn Nhật Ánh | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 16 trong tổng số 27 trang | Chuyển đến trang : 1 ... 9 ... 15, 16, 17 ... 21 ... 27 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |