Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:03

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 57 thành ngữ Trung Hoa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6  Next
Tác giảThông điệp
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

57 thành ngữ Trung Hoa - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Kê minh cẩu đạo   57 thành ngữ Trung Hoa - Page 2 I_icon13Thu 30 Oct 2008, 04:21

Kê minh cẩu đạo


Ý của câu thành ngữ này là bắt chước tiếng gà gáy, rồi giả làm chó vào ăn trộm.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ: “Sử ký - Truyện Mạnh Thường Quân”.
Theo lời mời của Tần Chiêu Vương, Mạnh Thường Quân người nước Tề đã cùng mấy môn khách lên đường sang thăm nước Tần, đồng thời còn đem theo một chiếc áo lông chồn trắng rất quý hiếm làm quà biếu vua Tần.
Về sau, vua Tần cảm thấy Mạnh Thường Quân là một quý tộc nước Tề, không thể trọng dụng, nhưng lại cảm thấy ông ta thật quá am hiểu về tình hình nước Tần, nên không muốn để ông về nước, bèn giam lỏng ông ở nước Tần.
Người em trai của vua Tần là Kinh Tương Quân mới đem chuyện này mách với Mạnh Thường Quân, và dặn ông đến tìm Yến phi - người được vua Tần cưng chiều nhất nói giúp. Nhưng không ngờ, Yến phi đã đưa ra điều kiện nan giải là phải tặng cho nàng chiếc áo lông chồn trắng quý giá đó, thì nàng mới xin với vua Tần.
Mạnh Thường Quân sốt ruột không biết xử trí ra sao, mới bàn với mấy người bạn cùng đi theo. Về sau, có một người ngồi ở cuối hàng nói: “Tôi sẽ lẻn vào trong cung ăn trộm chiếc áo lông chồn trắng, mà chúng ta đã tặng cho vua Tần”. Mạnh Thường Quân nghe vậy vội hỏi lại: “Anh sẽ trộm bằng cách nào?” Người đó đáp: “Tôi sẽ giả làm con chó lẻn vào ăn trộm”.
Quả nhiên, người này đã không phụ lòng mong muốn của mọi người, ngay đêm đó quả nhiên lấy được chiếc áo lông chồn đem tặng cho Yến phi. Trước lời cầu xin của nàng, vua Tần bèn đồng ý tha cho Mạnh Thường Quân. Mạnh Thường Quân sợ vua Tân nuốt lời, bèn lập tức rời khỏi nước Tần. Nhưng khi đến Hàm Cốc Quan thì gà còn chưa gáy sáng, nên cửa thành chưa mở. Giữa lúc này, có một môn khách bắt chước tiếng gà gáy, lập tức gà ở xung quanh cũng vỗ cánh gáy theo. Cửa thành liền mở ra, cả đám người chạy thoát ra ngoài thành. Vua Tần quả nhiên hối lại, nhưng bấy giờ đã muộn.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ “Kê minh cẩu đạo” để ví với kỹ năng hoặc hành vi thấp hèn.

_________________________
57 thành ngữ Trung Hoa - Page 2 Signat21


Được sửa bởi ♥Ý Nhi♥ ngày Thu 30 Oct 2008, 04:57; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

57 thành ngữ Trung Hoa - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Khánh trúc nan thư   57 thành ngữ Trung Hoa - Page 2 I_icon13Thu 30 Oct 2008, 04:53

Khánh trúc nan thư


Chữ “Khánh” ở đây có nghĩa là hết, sách. Còn chữ “Trúc” là chỉ thẻ tre trúc dùng để viết chữ trong thời cổ.
Câu thành ngữ này có nghĩa là dù chặt sạch hết tre để làm thẻ tre thì cũng không thể nào viết hết. Nó dùng để ví về tội ác quá nhiều hoặc căn bệnh phổ biến của xã hội, không thế nào miêu tả hết được. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Cựu Đường Thư – Truyện Lý Mật”.
Vào những năm cuối triều nhà Tùy, Tùy Thang Đế Dương Quảng ngang ngược tàn bạo và hoang dâm vô độ, ông bỏ nhiều tiền của vào việc xây dựng cung điện, lại liên tiếp phát động chiến tranh với các nước, nhân dân phải gánh vác quá nặng nề, không thể nào chịu đựng được nữa đã tới tấp đứng lên khởi nghĩa. Quân Ngõa Cương do Trác Nhượng lãnh đạo là một đạo quân nổi tiếng nhất trong nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân. Họ anh dũng thiện chiến, gan dạ mưu trí, đội ngũ đã nhanh chóng phát triển đến hơn 10 vạn người. Sau khi Việt Quốc Công-Dương Huyền đem quân sang đánh nhà Tùy bị thất bại, thủ hạ của ông là Lý Mật trốn sang nương nhờ quân Ngõa Cương, với tài trí thông minh của mình, Lý Mật đã nhanh chóng chiếm được lòng tin của Trác Nhượng, và cuối cùng giành được quyền lãnh đạo quân Ngõa Cương.
Sau khi lên nắm quyền, Lý Mật đã ban bố một đạo hịch thảo phạt Tùy Thang Vương, mong qua đó để liên hợp các đạo nghĩa quân, thu hút các quan văn võ của triều nhà Tùy. Bài hịch sau khi vạch tội Tùy Thang Vương, cuối cùng viết: “Dù có chặt hết tre ở Nam sơn để làm thẻ tre, thì cũng không thể nào viết hết mọi tội lỗi của Dương Quảng, dù rốc cạn biểm Đông cũng không thể nào rửa hết tội ác của hắn”.
Bài hịch kêu gọi các nơi vùng lên khởi nghĩa, lật đổ ách thống trị tàn bạo của nhà Tùy, đã gây ảnh hưởng rất lớn lúc bấy giờ, các nơi hưởng ứng đã tới tấp đứng lên khởi nghĩa chống lại triều nhà Tùy.
Đại nghiệp năm thứ 14, Tùy Thang Vương bị tướng lĩnh cấm quân Vũ Văn Hóa Cập giết chết tại Giang Đô, cuối cùng ách trống trị của triều nhà Tùy bị lật đổ.

_________________________
57 thành ngữ Trung Hoa - Page 2 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

57 thành ngữ Trung Hoa - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Khẩu mật phúc kiếm   57 thành ngữ Trung Hoa - Page 2 I_icon13Thu 30 Oct 2008, 04:55

Khẩu mật phúc kiếm


Chữ “Khẩu mật” là chỉ mồm miệng ngọt như mật. Còn chữ “Phúc kiếm” là chỉ bụng dạ đầy dao kiếm. Ý của câu thành ngữ này chỉ, người bề ngoài miệng nói rất hay, nhưng bên trong thì rất hiểm độc.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ: “Tư trị thông giám- Đường kỷ - Huyền Tông thiên bảo nguyên niên”.
Lý Lâm Phổ là Binh bộ thượng thư kiêm Trung thư lang thời Đường Huyền Tông, ông là người có kiến thức uyên bác, rất có tài về mặt thư họa, nhưng ông cũng là người phẩm hạnh rất kém, lòng dạ rất hẹp hòi và đố kỵ. Phàm những người có tài năng và danh vọng quyền quý hơn ông, là ông sẽ trăm phương nghìn kế và không từ mọi thủ đoạn để bôi nhọ, bài xích. Nhưng riêng đối với vua Đường Huyền Tông thì ông lại khúm núm, nịnh hót, hết lòng chiều theo ý của nhà vua. Mặt khác, ông cũng trăm phương nghìn kế lấy lòng quý phi sủng ái và thái giám tâm phúc của nhà vua, khiến họ vui vẻ và ủng hộ mình, củng cố thêm địa vị của mình. Lý Lâm Phổ trong khi tiếp xúc với mọi người, ông đều luôn luôn tỏ ra rất hòa nhã và đáng mến, lời lẽ rất hay, nhưng trong lòng lại tìm cách hại người. Có một lần, ông giả vờ thành khẩn nói với bạn đồng liêu của mình là Lý Thức Chi rằng: “Hoa Sơn là nơi sản xuất khá nhiều vàng, nếu được khai thác thì nhà nước sẽ nhanh chóng trở nên giàu mạnh, nhưng đáng tiếc là nhà vua còn chưa biết việc này”. Lý Thức Chi cho là thật mới đến tâu với vua Huyền Tông nên nhanh chóng khai thác. Vua nghe vậy trong lòng mừng lắm, mới gọi Lý Lâm Phổ đến bàn về việc này, Lý Lâm Phổ tâu rằng: “Thần đã biết về việc này. Nhưng vì Hoa Sơn là nơi phong thủy bảo địa của vua chúa các triều đại, ta làm sao lại có thể tùy tiện khai thác, đây có thể là một dụng ý xấu”. Vua Đường Huyền Tông lại lần nữa bị Lý Lâm Phổ bưng bít, còn cho ông la bậc trung thần và dần dần xa lánh Lý Thức Chi.
Hiện nay, người ta vẫn dùng câu thành ngữ này để chỉ người ngoài miệng thì nói rất hay, nhưng trong bụng lại rất hiểm độc.

_________________________
57 thành ngữ Trung Hoa - Page 2 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

57 thành ngữ Trung Hoa - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Khéo thủ hào đoạt   57 thành ngữ Trung Hoa - Page 2 I_icon13Thu 30 Oct 2008, 04:56

Khéo thủ hào đoạt


“Khéo thủ” có nghĩa là dùng đủ mọi thủ đoạn lừa gạt; còn “Hào đoạt” là dùng sức mạnh để đoạt lấy.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Thanh Ba tạp chí” của Chu Huy.
Mễ Phế là một danh họa triều nhà Tống, ông là người rất say mê sưu tầm và cất giữ thư họa của danh nhân các triều đại. Thậm trí không trừ giở thủ đoạn lừa gạt để đoạt được các bức thư họa. Chỉ cần nghe nói nhà nào có cất giữ thư họa của danh nhân, là ông tìm đủ mọi cách mượn cho bằng được, miệng nói là đem về nhà thưởng thức, nhưng thực ra là để đối chiếu vẽ lại, cho mãi tới khi không ai có thể nào phân biệt rõ hư thực. Sau đó mới đem bức thư họa giả trả lại cho người ta, còn mình giữ lại bức thư họa thật. Cũng có khi ông đem cả hai bức thư họa ra cho chủ nhân tự lựa chọn, nhưng chủ nhân vẫn bị mắc lừa, thường chọn phải bức tranh giả.
Một hôm, Mễ Phế tình cờ gặp Sái Du ngồi cùng thuyền. Bấy giờ Sái Du có đem theo một bức chân tích của nhà thư pháp nổi tiếng triều nhà Tấn Vương Hi Chi, bèm đem ra để Mễ Phế cùng thưởng thức. Mễ Phế vô cùng ưa thích, cứ ngắm nhìn mãi không chịu buông tay, cứ khăng khăng đòi dùng một bức thư pháp khác để đổi lấy, nhưng Sái Du không chịu. Mễ Phế cứ bám lấy Sái Du nằn nì mãi, thậm chí còn hăm dọa rằng nếu không đổi được thì mình sẽ nhảy xuống sông tự tử. Sái Du chẳng còn cách nào khác đành phải nhận lời. Mễ Phế bấy giờ mừng như điên dại.
Những việc làm tương tự của Mễ Phế còn khá nhiều. Nên người thời bấy giờ mới gọi những thủ đoạn này của ông là “Khéo thủ hào đoạt”.

_________________________
57 thành ngữ Trung Hoa - Page 2 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

57 thành ngữ Trung Hoa - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Khoáng nhật trì cửu   57 thành ngữ Trung Hoa - Page 2 I_icon13Thu 30 Oct 2008, 04:59

Khoáng nhật trì cửu


Ý của câu thành ngữ này là dây dưa, kéo dài thời gian.
Thành ngữ này có xuất xứ từ “Chiến quốc sách – Triệu Sách Tứ”.
Thời Chiến quốc, vua nước Yến phong Vinh Phân làm Cao Dương Quân, rồi ra lệnh cho ông dẫn quân sang đánh nước Triệu, Vinh Phân là một vị tướng dũng cảm, thiện chiến. Vua nước Triệu biết được tin này vô cùng lo sợ, bèn lập tức triệu tập quần thần để bàn cách đối phó. Tướng quốc Triệu Thắng cho rằng, nước Tề có một vị tướng trí dũng song toàn tên là Điền Đơn, nếu nước Triệu chịu cắt nhường ba thành trì cho nước Tề, để nước Tề cử Điền Đơn sang giúp nước Triệu tác chiến, thì nhất định sẽ đánh bại được Vinh Phân, giữ vững được nước Triệu.
Nhưng đại tướng Triệu Xa rất phản đối ý kiến này, ông nói: “Lẽ nào nước Triệu ta không có một vị tướng nào có thể cầm quân ra trận sao? Nay trận đánh còn chưa mở màn mà đã muốn cắt nhường ba ngôi thành trì cho nước Tề, thì còn ra thể thống gì? Tôi biết rất rõ tình hình quân đội nước Yến, vậy tại sao lại không cử tôi cầm quân ra trận?” Triệu Xa giải thích thêm rằng: “Dù Điền Đơn được cử đến chỉ huy quân đội nước Triệu, thì chưa chắc ông ta đã giành được phần thắng. Hơn nữa, Điền Đơn tuy có tài cán thì đã chắc gì ông ta chịu rốc sức vì nước Triệu.
Mặt khác, Điền Đơn được mời đến, thì thế nào ông ta cũng sẽ dàn quân cầm cự dây dưa trên chiến trường, kéo dài thời gian, thế thì chẳng mấy năm nước ta ắt bị thất bại, hậu quả thật là khó lường”. Nhưng đáng tiếc là vua Triệu không nghe theo ý kiến của Triệu Xa, vẫn một mực mời Điền Đơn đến thống lĩnh quân đội. Quả nhiên thật đúng như lời của Triệu Xa, ông ta đã đưa nước Triệu vào một cuộc chiến tranh tiêu hao dai dẳng, rồi cuối cùng bị thất bại thảm hại.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để ví về hiện tượng dây dưa, kéo dài thời gian.

_________________________
57 thành ngữ Trung Hoa - Page 2 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

57 thành ngữ Trung Hoa - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Khởi tử hồi sinh   57 thành ngữ Trung Hoa - Page 2 I_icon13Thu 30 Oct 2008, 05:00

Khởi tử hồi sinh


Ý của câu thành ngữ này là chỉ người có y thuật cao siêu, đã cứu sống được người sắp chết.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Sử ký - Biển Thước xương công liệt truyện”.
Thời Chiến Quốc có một danh y tên là Tần Việt Nhân, vì ông từng cứu sống được khá nhiều người sắp chết, nên người ta đều coi ông như thần y Biển Thước thời Hoàng Đế trong truyền thuyết.
Một hôm, trong lúc hành y tại nước Quắc, khi ông đi ngang qua Hoàng cung thì nghe tin Thái tử đã mất vào lúc sáng sớm do chứng bệnh huyết khí bất hợp. Sau khi hỏi rõ bệnh tình, ông cho rằng vẫn còn hy vọng cứu sống, nên bèn đi thẳng vào cung. Vị đại thần quản sự trong cung sau khi tâu với nhà vua, liền nhanh chóng đưa ông đến trước giường của Thái tử. Ông khom người quan sát một hồi lâu, thấy Thái tử vẫn còn hơi thở thoi thóp, hai vế đùi bên trong của Thái tử vẫn còn chút hơi ấm, bắt mạch vẫn còn đập rất yếu ớt. Ông bèn quay lại nói: “Thái tử mới chỉ ngất đi thôi, tôi sẽ cấp cứu ngay, may ra còn có thể cứu sống được Thái tử”. Ông nói xong bèn sai đồ đệ đưa kim châm cứu bằng vàng ra, châm cứu lên trên đầu, trên ngực và chân tay của Thái tử.
Một lát sau, Thái tử quả nhiên thở hắt ra. Ông lại gọi đồ đệ chườm nước nóng dưới nách của Thái tử thì Thái tử dần dần tỉnh lại. Quốc vương và các đại thần nước Quắc thấy vậy đều vô cùng mừng rỡ, liên tiếp bày tỏ lời cảm ơn. Tần Việt Nhân nói: “Để Thái tử sớm bình phục, tôi sẽ kê một đơn thuốc cho Thái tử uống liền trong 20 ngày thì sẽ khỏi hẳn”. Quả nhiên, sau 20 ngày dùng thuốc, Thái tử đã khỏi hẳn bệnh. Quốc vương lại lần nữa bày tỏ cảm ơn thì Tần Việt Nhân nói: “Không phải tôi có thể khởi tử hồi sinh, mà là Thái tử vẫn chưa chết, nên tôi mới cứu được Thái tử”.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để ví với hiện tượng cứu vãn được sự việc đã mất hết hy vọng.

_________________________
57 thành ngữ Trung Hoa - Page 2 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

57 thành ngữ Trung Hoa - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Không trung lầu các   57 thành ngữ Trung Hoa - Page 2 I_icon13Thu 30 Oct 2008, 05:01

Không trung lầu các


Ý của câu thành ngữ này là chỉ “Đình đài lầu các treo lơ lửng trên không trung”.
Về sau người ta hay dùng nó để ví với sự mơ tưởng hão huyền, hoặc những điều hư cấu thoát ly thực tế. Nhưng cũng có thể dùng để ví với sự cao minh thông đạt.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Bách Dụ Kinh - Tam trùng lầu dụ”.
Ngày xưa, có một tay phú nông rất giàu có, nhưng lại cũng rất đần độn, nên ông thường bị người ta chê cười. Một hôm, khi ông đến thăm một nhà giàu khác tại địa phương, thấy nhà này vừa mới xây một ngôi lầu ba tầng vừa cao vừa sáng sủa, thì máu tị nạnh của ông lại nổi lên, nghĩ bụng: “Ta và hắn đều là người có tiền, làm sao hắn lại có một ngôi lầu xinh đẹp như vậy mà mình không có, đây thật không còn ra thể thống gì nữa, mình cũng phải có một ngôi lầu như vậy”.
Hôm sau, ông mời thợ mộc đến nhà rồi hỏi rằng: “Các anh có biết ngôi lầu ở làng bên do ai dựng không?”.
Đám thợ mộc đều nói là do họ dựng. Phú nông này nghe vậy thì mừng quýnh nói: “Tốt lắm, tốt lắm, bây giờ các anh cũng dựng cho tôi một ngôi lầu ba tầng y hệt như vậy”.
Sau đó, đám thợ mộc đã làm theo ý ông bắt đầu dựng nhà.
Mấy hôm sau, phú ông đến xem họ dựng nhà, ông ta ngó ngang, ngó dọc đến nửa ngày, trong lòng cảm thấy rất khó hiểu mới hỏi đám thợ mộc rằng: “Các anh đang làm gì thế này?”
Đám thợ trả lời: “Chúng tôi đang dựng ngôi lầu ba tầng theo như ý ông dặn”.
Phú nông nghe vậy thì cuống lên nói: “Không đúng, không đúng, tôi mời các anh làm là làm tầng thứ ba, chỉ làm tầng trên cùng thôi, còn hai từng dưới thì khỏi phải làm, các anh hãy mau mau dỡ đi”.
Đám thợ mộc nghe vậy đều cười phá lên: “Chỉ dựng tầng trên cùng thôi thì chúng tôi chịu, không thể làm được, ông tự dựng lấy vậy”.
Hiên này, người ta vẫn thường dùng câu “Không trung lầu các” để ví với sự mơ tưởng hão huyền hoặc sự vật hư cấu thoát ly thực tế. Cũng có thể dùng để ví với sự cao minh thông đạt, nhưng điều này hơi hiếm thấy.

_________________________
57 thành ngữ Trung Hoa - Page 2 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

57 thành ngữ Trung Hoa - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Khuynh thành khuynh quốc   57 thành ngữ Trung Hoa - Page 2 I_icon13Thu 30 Oct 2008, 16:16

Khuynh thành khuynh quốc


Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Hán thư – Truyện ngoại thích”.
Thời Tây Hán, quan thự chuyên quản về ca nhạc trong các yến tiệc và trên đường du hành của triều đình là Nhạc Phủ. Nhạc Phủ lúc bấy giờ có quy mô rất lớn, nó đồng thời còn sưu tập thơ ca và nhạc khúc trong dân gian. Lý Diên Niên là một nhạc sư trong Nhạc Phủ. Em gái ông là một ca kỹ.
Hán Võ Đế rất hâm mộ tài năng của Lý Diên Niên và thường xuyên triệu ông vào cung ca hát. Có một lần lý Diên Niên hát rằng:
“Bắc phương có giai nhân,
Tuyệt thế mà độc lập,
Nhất cố khuynh nhân thành,
Tái cố khuynh quốc nhân.
Ninh bất chi khuynh thành dữ khuynh quốc,
Giai nhân nan tái đắc”.

Lời bài hát này có nghĩa là: Ở miền Bắc có một vị tuyệt sắc giai nhân, người trong thành trong nước sau khi nhìn thấy sắc đẹp của nàng, đều bị khuynh đảo và tấm tắc khen ngợi. Giai nhân xinh đẹp như vậy quả là hiếm thấy.
Hán Võ Đế nghe xong vô cùng mừng rỡ, bèn hỏi Lý Diên Niên phải chăng trên đời này cũng có một phụ nữ xinh đẹp như vậy? Bấy giờ, chị của vua là Công chúa Bình Dương mới nói với Hán Võ Đế rằng: “Người phụ nữ xinh đẹp đó chính là cô em gái của Lý Diên Niên”. Hán Võ Đế nghe vậy lập tức chuyền lệnh triệu nàng vào cung, thì thấy nhan sắc của nàng quả thật là trên đời này không có người phụ nữ nào có thể sánh kịp. Tức thì, Hán Võ Đế để nàng ở lại trong cung và tôn nàng làm Lý phu nhân. Lý phu nhân không những xinh đẹp, mà còn giỏi về ca múa, nên càng được Hán Võ Đế sủng ái. Nhưng ít lâu sau, Lý phu nhân bị bệnh qua đời. Hán Võ Đế vô cùng đau đớn, bèn ra lệnh vẽ chân dung nàng đem treo ở trong cung, để bày tỏ nỗi niềm thương tiếc của mình.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để ví về sắc đẹp tuyệt vời của người phụ nữ.

_________________________
57 thành ngữ Trung Hoa - Page 2 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

57 thành ngữ Trung Hoa - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 57 thành ngữ Trung Hoa   57 thành ngữ Trung Hoa - Page 2 I_icon13Thu 30 Oct 2008, 16:18

Kiêm thính tắc minh


Ý của câu thành ngữ này là lắng nghe ý kiến của các bên thì mới phân biệt được phải trái.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ: “Tư trị thông giám”.
Thời vua Đường Thái Tông có một nhà chính trị rất nổi tiếng tên là Ngụy Chinh, ông giỏi về mặt khuyên răn vua mà lừng danh thiên hạ.
Một hôm, vua Đường Thái Tông hỏi ông rằng: “Là vua của một nước, làm sao mới khỏi hồ đồ, làm sao mới có thể nhìn nhận sự việc một cách rõ ràng và chính xác? Ngược lại, nguyên nhân nào đã dẫn đến phạm sai lầm?” Ngụy Chinh suy nghĩ một lát rồi trả lời rằng: “Bệ hạ nên lắng nghe ý kiến của các bên, qua đó sẽ rút ra được kết luận chính xác. Nếu chỉ thiên về ý kiến của một bên thôi là lối làm phiến diện, rất dễ làm hỏng việc”.
Sau đó, Ngụy Chinh đã nêu ra nhiều bài học lịch sử và vạch rõ, nếu vua chỉ tin nghe theo một phía, thì sẽ dẫn tới hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Ông đã lấy chuyện vua Tần đời thứ hai làm thí dụ. Ông nói: “Do vua Tần II quá tin Triệu Cao mới dẫn tới vạ Vọng Di. Do Lương Vũ Đế cả tin lời Chu Dị, mà chuốc nỗi nhục ở Đài Thành. Do Tùy Thang Đế quá tin vào Đậu Thế Cơ, mới xảy ra sự biến ở Bành Thành Các. Ngược lại, nếu như họ đi sâu tìm hiểu sự việc, lắng nghe ý kiến của các bên, thì đều có thể tránh và ngăn chặn được những tai họa này”. Đường Thái Tông nghe xong, cảm thấy ông nói rất có lý, vua gật đầu lia lịa: “Tốt, tốt lắm”.
Hiện nay, người ta vẫn dùng câu thành ngữ: “Kiêm thính tắc minh” để ví về việc lắng nghe ý kiến của các bên thì mới phân biệt rõ thị phi.

_________________________
57 thành ngữ Trung Hoa - Page 2 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

57 thành ngữ Trung Hoa - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 57 thành ngữ Trung Hoa   57 thành ngữ Trung Hoa - Page 2 I_icon13Thu 30 Oct 2008, 16:19

Kiệt trạch nhi ngư


Hai chữ “Kiệt trạch” ở đây là chỉ: Tát cạn nước trong ao. Còn “Ngư” là bắt cá.
Vậy ý của câu thành ngữ này là: Tát cạn nước trong ao để bắt cá.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Lã Thị Xuân Thu – Nghĩa thưởng”.
Năm 636 công nguyên, Tấn công tử Trọng Nhĩ về nước Tấn kế ngôi vua, đặt hiệu là Tấn Văn Công. Bấy giờ các nước chư hầu như Tào, Vệ, Trần v v đều tới tấp quy thuận nước Sở, duy chỉ có nước Tống là không thân với nước Sở mà ngả theo nước Tấn.
Sở Uy Vương thấy vậy nổi giận bèn ra lệnh cho đại tướng Tử Ngọc thống lĩnh ba quân bao vây chặt Thương Khưu thủ đô nước Tống. Tống Thành Vương thấy tình thế nguy ngập bèn hỏa tốc cầu cứu với Tấn Văn Công.
Tấn Văn Công sau khi nhận được thư cấp báo liền triệu gặp cậu mình là Hồ Yển đến thương nghị. Hồ Yển cho rằng, cứu nguy cho nước Tống có thể nêu cao được danh vọng của nước Tấn, rồi ông bày tỏ ủng hộ sách lược này. Tấn Văn Công nghe vậy lo ngại hỏi: “Binh lực của ta không thể nào sánh bằng binh lực nước Sở, vậy làm cách nào mới giành được thắng lợi?”
Hồ Yển đáp rằng: “Thần nghe nói, những người trọng về lễ tiết thì không ngại điều rắc rối, kẻ giỏi đánh trận thì không nề hà kế lừa dối. Đại Vương nên dùng phương pháp lừa dối”.
Tấn Văn Công vẫn rất lo ngại đối với lối làm này của Hồ Yển, mới triệu gặp đại thần Ung Quý đến thương nghị, hỏi ông có ý kiến gì về việc này.
Ung Quý nghe xong tỏ ý không tán thành kiến nghị của Hồ Yển, ông đã đưa ra thí dụ như sau: “Có một người muốn bắt cá, nên đã tát cạn hết nước trong ao, đương nhiên là anh ta bắt được rất nhiều cá, nhưng đến sang năm thì không còn cá để bắt nữa. Có một người vì muốn bắt thú rừng, mà đốt hết rừng cây trên núi, tuy bắt được rất nhiều thú rừng, nhưng sang năm cũng chẳng còn con thú để bắt nữa, nay nếu dùng phương pháp lừa dối thì chỉ có thể thành công một lần đầu thôi, nếu dùng mãi thì sẽ không nhạy nữa”.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu “Kiệt trạch nhi ngư” để ví về việc chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, chứ không nghĩ về lâu về dài.

_________________________
57 thành ngữ Trung Hoa - Page 2 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Sponsored content




57 thành ngữ Trung Hoa - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 57 thành ngữ Trung Hoa   57 thành ngữ Trung Hoa - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
57 thành ngữ Trung Hoa
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Quán Hát Rong
» Nữ trung tùng phận - Đoàn Thị Điểm
» Bão cát sa mạc Trung Đông
» Vấn đề sông Mê Kông, không thể trông chờ Trung Quốc rủ lòng thương
» Tiếng Thơ
Trang 2 trong tổng số 6 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Tài Liệu-