Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:29
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 19:40
7 chữ by Tinh Hoa Yesterday at 05:26
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: 57 thành ngữ Trung Hoa Thu 30 Oct 2008, 03:38 | |
| 57 thành ngữ Trung Hoa
Bình dị cận nhân. Bình thủy tương phùng. Cấm nhược hàn thiền. Cử kỳ bất định. Cùng binh độc vũ. Cường nỏ chi mạt Đắc tâm ứng thủ. Giá họa vu nhân. Giang lang tài tận. Kê minh cẩu đạo. Khánh trúc nan thư.. Khẩu mật phúc kiếm. Khéo thủ hào đoạt. Khoáng nhật trì cửu. Khởi tử hồi sinh. Không trung lầu các. Khuynh thành khuynh quốc. Kiêm thính tắc minh. Kiệt trạch nhi ngư Kim ngọc kỳ ngoại, bại tự kỳ trung. Ký nhân ly hạ. Kỳ hóa khả cư Kỷ nhân ưu thiên. Kỵ hổ nan hạ. Lang tử dã tâm. Lao khổ công cao. Lao nhi vô công. Lão mã thức đồ. Lão sinh thường đàm... Lực bất tòng tâm... Lục lực đồng tâm... Lưỡng bại câu thương. Lưu ngôn phi ngữ.. Mãn thành phong vũ. Mao Toại tự tiến. Mê đồ tri phản. Minh châu ám đầu. Như ngư đắc thủy. Phá kính trùng viên. Phá phủ trầm châu. Phao chuyên dẫn ngọc. Phi kinh trảm cức. Phụ kinh thỉnh tội Quyển thổ trùng lai Tần Tấn chi hảo. Thân thống thù khoái Thất phu chi dũng. Thanh vân trực thượng. Thiên quân nhất phát Thiên tái nan phùng. Thỉnh quân nhập ung. Tiền công tận khí Tiền sự bất vong, hậu sự chi sư.. Tiền vô cổ nhân. Tinh bì lực tận. Xảo đoạt thiên công. Xuất nhân đầu địa. _________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: Bình dị cận nhân Thu 30 Oct 2008, 03:40 | |
| Bình dị cận nhân
Ý của câu thành ngữ này vốn chỉ chính sạch hòa dịu dễ thi hành. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Sử ký - Lỗ Chu Công thế gia”. Chu Công em trai của Chu Vũ Vương, là người từng phò tá Chu Vũ Vương đánh đổ triều nhà Thương, có công lớn trong việc thành lập vương triều Tây Chu. Về sau, ông được Chu Vũ Vương phong làm Lỗ Công, trao quyền cai quản Khúc Phụ, nhưng ông không đi sang Khúc Phụ, mà vẫn ở lại kinh đô tiếp tục phò tá Chu Vũ Vương, chỉ sai người con cả của mình là Bá Cầm tiếp nhận phong hiệu Lỗ Công sang cai quản Khúc Phụ. Sau khi đến Khúc Phụ được ba năm, Bá Cầm mới báo cáo với Chu Vũ Vương về tình hình thi hành chính sách ở địa phương. Chu Vũ Công rất không vừa ý trước việc này bèn hỏi: “Tại sao ông lại báo cáo muộn đến như vậy?”. Bá Cầm trả lời rằng: “Muốn thay đổi phong tục tập quán và đổi mới lễ pháp ở địa phương, thì phải mất tới ba năm mới thấy được hiệu quả của nó, cho nên tôi mới báo cáo muộn như vậy”. Trước đó có Khương Thượng là người từng phò tá Văn Vương và Vũ Vương, được Chu Vũ Vương phong ở Tề Địa, ông ta chỉ trong thời gian 5 tháng là đã báo cáo với Chu Vũ Vương về tình hình thi hành chính sách ở địa phương. Lúc đó, thấy ông trở về nhanh chóng, Chu Công rất ngạc nhiên mới hỏi ông làm sao lại có thể báo cáo nhanh đến như vậy. Khương Thượng trả lời rằng: “Vì tôi đã đơn giải hóa nghi lễ vua tôi ở đó, mọi việc đều làm theo tập tục địa phương, nên mới nhanh như vậy”. Do đó, Chu Công sau khi nghe xong báo cáo của Bá Cầm liền than rằng: “Ôi, đời con cháu của nước Lỗ sắp trở thành thần dân của nước Tề rồi, chính sách mà không đơn giản và dễ thi hành, thì dân chúng tất sẽ không gần gũi nó. Nếu chính sách hòa dịu và dễ thi hành thì dân chúng nhất định sẽ quy phục nó”. Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để chỉ người có thái độ khiêm tốn hòa nhã, dễ gần gũi.
_________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: Bình thủy tương phùng Thu 30 Oct 2008, 03:41 | |
| Bình thủy tương phùng
Chữ “Bình” ở đây tức là bèo. Ý của câu thành ngữ này là chỉ bèo trôi dạt trên mặt nước ngẫu nhiên dồn lại với nhau. Câu thành ngữ này xuất xứ từ “Vương Tử An tập – Đằng Vương Các tự”. Vương Bột, tự Tử An là một nhà văn nổi tiếng thời đầu nhà Đường. Ông lúc 6 tuổi đã biết viết văn chương, 14 tuổi biết làm thơ phú, 15 tuổi thi đỗ cử nhân. Năm 676 công nguyên, Vương Bột đi thăm cha làm huyện lệnh ở Giao Chỉ. Khi đi qua Hồng Đô thì đúng vào lúc Đô đốc Diêm Bá Ngư vừa cho trùng tu xong Đằng Vương Các, nên quyết định ngày mùng 9 tháng 9 tết Trùng dương đặt tiệc mời các văn nhân mạc khách và bè bạn. Con rể của ông là Ngô Tử Chương là một người có tài ba về thơ phú, Diêm Bá Ngư bảo con rể viết sẵn một bài tự văn để chuẩn bị khoe với khách dự tiệc. Vương Bột lúc đó là một văn nhân có tiếng tăm nên cũng được mời tới dự tiệc. Tại bữa tiệc, Diêm Bá Ngư làm ra vẻ huyền bí mời khách đề tự cho Đằng Vương Các. Mọi người chưa có chuẩn bị nên đều lựa lời từ chối, duy chỉ có Vương Bột cầm bút ngoáy luôn một bài tự nổi tiếng, đó là “Đằng Vương Các tự”. Đám khách khứa xem xong đều tấm tắc khen ngợi, Diêm Bá Ngư cũng vô cùng thán phục và không dám đem bài văn của Ngô Tử Chương đã viết sẵn ra nữa. “Đằng Vương Các tự” có cấu tứ kỳ diệu, văn phong khoáng đạt. Bài văn trong khi miêu tả về quang cảnh tiệc tùng linh đình, cũng đã để lộ phần nào lời than thở cảnh ngộ long đong̣, lật đật sống không gặp thời của Vương Bột: “Quan san nan việt, thùy bi thất lộ chi nhân? Bình thủy tương phùng, tận thị tha hương chi khách”. Ý nói là: Quan san muôn dặm khó leo vượt, ai thương cho kẻ nhỡ độ đường, gặp nhau như bèo tụ trên nước, mới hay đều là khách tha hương. Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để ví với người lạ ngẫu nhiên gặp nhau.
_________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: Cấm nhược hàn thiền Thu 30 Oct 2008, 03:43 | |
| Cấm nhược hàn thiền
Chữ “Cấm” ở đây là chỉ ngậm miệng không nói; Còn “Hàn thiền” là chỉ con ve sầu trong trời rét. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Hậu Hán thư – Truyện Đỗ Mật”. Thời Đông Hán có một viên quan thanh liêm và tài ba tên là Đỗ Mật, ông từng đảm nhiệm chức Thái thú quận và Thượng thư lệnh. Ông chấp pháp nghiêm minh, căm ghét tội ác, từng đấu tranh với lũ hoạn quan, đối với những hoạn quan hay con nhà quyền quý phạm tội là ông cương quyết điều tra xử lý, không hề dung tha. Nhưng ông lại rất quý mến người có tài và luôn tìm cách giúp họ làm nên sự nghiệp. Một hôm, khi thị sát ở huyện Cao Mật, ông thấy có một viên quan làng tên là Trịnh Huyền rất có học thức, bèn đề bạt ông ta lên nhậm chức ở trên quận. Ít lâu sau, ông lại cử Trịnh Huyền đi chuyên tu ở Thái Học. Còn Trịnh Huyền quả không phụ lòng ông, sau đó trở thành nhà Kinh Học rất nổi tiếng thời Đông Hán. Về sau, Đỗ Mật từ quan về quê, những vẫn rất quan tâm tới tình hình chính sự, ông thường bàn luận với các quan chức địa phương về công việc nhà nước, tiến cử hiền sĩ và vạch trần người xấu việc xấu. Bấy giờ, bạn của Đỗ Mật là Lưu Thắng cũng cáo lão về quê. Ông ta sùng tín triết học xử thế trong sạch vẹn thân, hàng ngày kín cổng cao tường, không bàn luận chính sự, ai tốt xấu mặc ai. Có người cho rằng, ông ta làm như vậy là một sự biểu hiện cao thượng. Một hôm, Thái thú Vương Dục khen ngợi Lưu Thắng là một sĩ tử cao thượng. Nhưng Đỗ Mật không tán thành với nhận xét này. Ông nói: “Lưu Thắng địa vị cao, được đối đãi vào hạng thượng khách. Nhưng ông ta biết có người tài mà không tiến cử, nghe tin có người làm việc xấu, mà không dám nói một câu, thì có khác gì con ve sầu trong ngày trời lạnh không biết kêu, ông ta thực ra là một kẻ có tội”. Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ “Cấm nhược hàn thiền” để chỉ những người sống yên phận im hơi lặng tiếng.
_________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: Cử kỳ bất định Thu 30 Oct 2008, 03:44 | |
| Cử kỳ bất định
Ý của câu thành ngữ này là chỉ: Tay giơ quân cờ lên, nhưng không biết chạy nước nào. Thời Xuân Thu, Vệ Hiến Công vua nước Vệ rất kiêu căng tàn bạo. Về sau, đại phu nước Vệ là Tôn Văn Tử và Ninh Huệ Tử làm đảo chính quân sự bị truất mất ngôi vua. Vệ Hiến Công đành phải đưa mẹ và em trai trốn sang nước Tề sống cuộc đời lưu vong. Bấy giờ, Tôn Văn Tử và Ninh Huệ Tử cùng nắm việc triều chính, rồi lập Công Tôn Phiêu lên làm vua tức Vệ Thương Công. Ninh Huệ Tử trước lúc qua đời, đã nhận rõ mình làm việc trục xuất vua là một điều nhục nhã, mới dặn con là Ninh Điệu Tử hãy tìm cách đón Vệ Hiến Công trở về nước Vệ. Ít lâu sau, Vệ Hiến Công cũng sai người đến liên hệ với Ninh Điệu Tử, mong ông giúp mình phục quốc và hứa rằng: Sau khi giành được đất nước, mình sẽ chỉ phụ trách việc tôn miếu và cúng tế, không can dự tới việc triều chính. Nhưng bấy giờ có rất nhiều người phản đối Vệ Hiến Công trở lại làm vua. Đại phu Hữu Tể Hộc cho rằng, tính khí thô bạo của Vệ Hiến Công đến nay vẫn chưa sửa đổi. Còn đại phu Thúc Nghi nhắc nhở Ninh Điệu Tử rằng: “Làm việc gì cũng phải trước sau như một, dòng họ Ninh nhà anh đã trục xuất nhà vua, nay lại muốn đón vua trở về, đây chẳng khác gì chơi cờ cả. Kỳ thủ đã giơ quân cờ lên mà chẳng biết đi nước nào, thì tất bị thua cuộc. Hơn nữa, đây là việc lớn phế lập vua, nếu không cẩn thận thì bị vạ lây cả họ”. Nhưng Ninh Điệu Tử vẫn lấy cớ làm theo di mệnh của cha, không nghe theo lời khuyên giải này, muốn vơ hết mọi quyền bính về tay mình. Về sau ông đã diệt trừ dòng họ Tôn, giết chết Vệ Thương Công, rồi đón Vệ Hiến Công từ nước Tề về nước. Nhưng cuối cùng thì bản thân Ninh Điệu Tử cũng bị Vệ Hiến Công hạ sát, để báo thù cho việc mình bị họ Ninh trục xuất sang nước Tề. Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ: “Cử kỳ bất định” để ví với hiện tượng làm việc do dự, không quả quyết.
_________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: Re: 57 thành ngữ Trung Hoa Thu 30 Oct 2008, 03:46 | |
| Cùng binh độc vũ
Chữ “Cùng” ở đây là chỉ hết sạch. Còn chữ “Độc” thì chỉ hành vi manh động thiếu suy nghĩ. Ý của câu thành ngữ này có nghĩa là lạm dụng vũ lực. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Tam quốc chí - Ngô thư - Truyện Lục Kháng”. Lục Kháng là một danh tướng của Đông Ngô thời Tam Quốc, năm 20 tuổi được phong làm Kiến võ hiệu úy, thống lĩnh năm nghìn quân mã. Sau khi Tôn Hạo làm vua nước Đông Ngô, Lục Kháng lại được phong làm Trấn quân đại tướng quân. Bấy giờ triều đình Đông Ngô vô cùng mục nát. Tôn Hạo là một tên bạo chúa hoang dâm vô độ, lạm dụng mọi cực hình giết hại vô số người. Lục Kháng đã nhiều lần dâng thư khuyên Tôn Hạo phải cải thiện chính trị, tăng cường quốc phòng để củng cố nhà nước, nhưng Tôn Hạo không chịu nghe theo. Năm 272 công nguyên, Lục Kháng thừa lệnh đi thảo phạt phản tướng Bộ Xiển, đối chọi với quân đội nước Tấn ở dọc đường biên giới Ngô Tấn. Lục Kháng và đại tướng nước Tấn là Dương Hựu cùng cử sứ giả qua lại với nhau nhằm bày tỏ lòng hữu hảo. Tôn Hạo biết được tin này vô cùng tức giận, liền sai người đến thúc Lục Kháng tại sao không xuất binh tiến công nước Tấn. Lục Kháng dâng biểu tâu lên Tôn Hạo rằng: “Hiện nay triều đình không áp dụng đường lối dân giàu nước mạnh, phát triển sản xuất nông nghiệp, chỉnh đốn chính trị, nâng đỡ chúng dân, ngược lại cứ dung túng các tướng lĩnh đeo đuổi đường công danh, rốc hết binh lực vào việc chiến tranh liên miên, gây hao phí biết bao nhân tài vật lực, nay binh sĩ đã vô cùng mỏi mệt, mà lực lượng của kẻ thù lại không mảy may bị hao tổn, còn chúng ta thì chẳng khác nào đang bị một trận ốm nặng”. Cuối cùng, Lục Kháng còn cân nhắc về sự chênh lệch quân đội giữa hai nước Ngô Tấn, cho rằng hiện nay nên đình chỉ việc trận mạc, tăng cường thực lực nhà nước. Tôn Hạo không nghe theo lời khuyên của Lục Kháng, nên cuối cùng nước Đông Ngô bị diệt vong.
_________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: Cường nỏ chi mạt Thu 30 Oct 2008, 03:47 | |
| Cường nỏ chi mạt
Ý của câu thành ngữ này là chỉ khi cung nỏ bắn ra, mũi tên bay tới đoạt cuối không còn sức đẩy nữa bị rơi xuống. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Sử ký - Hàn Trường Nho liệt truyện”. Hàn An Quốc nguyên là Trung đại phu của Lương vương Lưu Vũ thời Tây Hán, có công lớn trong việc bình định cuộc nổi loạn của bảy nước Ngô Sở. Nhưng về sau vì phạm pháp, ông bị cách chức về nhà sống cuộc đời ẩn cư. Sau khi Hán Võ Đế lên làm vua, Hàn An Quốc bèn đút lót Thái úy Điền Phân, được cử giữc chức Đô úy ở Bắc Địa, ít lâu sau lại được thăng làm Tư Mã Nông. Một thời gian sau, Hàn An Quốc lại giúp Hán Võ Đế bình định được chiến loạn, và được vua thăng làm Ngự sử đại phu. Bấy giờ, nhà Hán và Hung Nô có mâu thuẫn với nhau, hai bên lúc đánh lúc hòa. Một hôm, Hung Nô đột nhiên cử sứ giả đến cầu hòa. Hán Võ Đế rất khó quyết đoán, bèn triệu tập các đại thần lại hỏi ý kiến. Đại thần Vương Khôi phản đối nghị hòa, chủ trương dùng vũ lực đối với Hung Nô. Còn Hàn An Quốc bày tỏ phản đối và nói: “Hung Nô hiện binh lực hùng hậu và xuất quỷ nhập thần, chúng ta từ xa xôi đến trinh phục Hung Nô, rất có khả năng bị thất bại. Đây chẳng khác nào một mũi tên đã bay tới đoạn cuối, ngay đến vải lụa mỏng cũng bắn không thủng. Luồng gió mạnh thổi đến đoạn cuối thì ngay đến chiếc lông vũ nhẹ cũng thổi không bay. Hiện nay dụng binh đối với Hung Nô thì quả thực là việc làm không sáng suốt. Theo ý tôi thì nghị hòa là tốt hơn”. Bấy giờ, mọi người tới tấp bày tỏ tán thành, Hán Võ Đế cuối cùng đã làm theo ý của Hàn An Quốc. Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để ví về sức mạnh to lớn đã đến lúc suy kiệt, không còn tác dụng gì nữa.
_________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: Đắc tâm ứng thủ Thu 30 Oct 2008, 03:48 | |
| Đắc tâm ứng thủ
Ý của câu thành ngữ “Đắc tâm ứng thủ” là chỉ làm việc rất tiện tay, nghĩ sao được vậy. Miêu tả làm việc rất thuần thục, trôi chảy. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Trang Tử Thiên đạo”. Truyện xảy ra tại nước Tề thời xuân thu chiến quốc. Một hôm, Tề Hằng Công đang ngồi đọc sách ở trong nhà, tiếng đọc sách của ông không ngừng vang ra ngoài nhà. Bấy giờ ở ngoài hiên có một anh thợ mộc tên là Luân Biển đang ngồi đẽo bánh xe gỗ. Luân Biển là một người lém mồm lém miệng, cứ nghe mãi tiếng đọc sách thì cảm thấy nhàm chán, khó chịu, mới ngừng tay vào nhà hỏi Tề Hằng Công: “Thưa ông, xin hỏi ông đang đọc sách gì vậy?”. Tê Hằng Công thấy cử chỉ đường đột, vô lễ của Luân Biển thì trong lòng không được vui lắm đáp: “Tôi đang đọc sách của thánh nhân”. Luân Biển lại hỏi: “Thế thánh nhân hiện còn sống không?” Tề Hằng Công đáp: “Thánh nhân chết từ lâu rồi”. Luân Biển nghe vậy bèn nói một cách không úp mở rằng: “Ồ, ra thánh nhân đã chết từ lâu rồi, vậy thì sách mà ông đang đọc đây chắc chắn là cặn bã của cổ nhân để lại”. Tề Hằng Công nghe vậy bèn tức giận nói: “Tôi đang đọc sách ở đây, anh là một tay thợ mộc quèn thì biết cái quái gì mà cũng chõ mõm vào, anh lại còn giám nói sách của cổ nhân để lại là những thứ cặn bã. Hôm nay, anh mà không nói rõ ngọn ngành thì tôi sẽ giết chết anh”. Luân Biển thản nhiên đáp: “Xin ông bớt giận. Tôi chẳng qua chỉ dựa theo kinh nghiệm làm bánh xe của mình mới nói vài lời vậy thôi. Thí du như tôi đang dùng rìu đẽo mộng chẳng hạn, nếu đẽo nhỏ rồi, khi đắp vào lỗ mộng thì mộng bám không khít, như vậy không thể chắc chắn được. Còn như đẽo mộng quá to thì lại không thể lắp vào lỗ mộng được. Chỉ có đẽo mộng vừa vặn, không to cũng không nhỏ thì khi lắp vào lỗ mộng thì mới khít chặt, bánh xe mới chắc chắn và không bị sộc xệch. Kỹ thuật này thật thuần thục, trôi chảy, hơn nữa lại có thể dùng lời nói để lột tả được. Còn như những thứ độc đáo và tuyệt diệu trong học vấn của cổ nhân thì làm sao lại có thể nói rõ được, vậy thì những thứ mà ông đang đọc đây không phải là cặn bã của cổ nhân là gì?” Tề Hằng Công nghe xong, cảm thấy Luân Biển nói cũng phải, nên không bắt tội anh ta nữa. Hiện nay, người ta vẫn dùng câu thành ngữ “Đắc tâm ứng thủ” để mô tả về làm việc rất trôi chảy, thành thạo.
_________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: Giá họa vu nhân Thu 30 Oct 2008, 04:14 | |
| Giá họa vu nhân
Ý của câu thành ngữ này là gieo vạ cho kẻ khác. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Sử ký - Triệu thế gia”. Thời Xuân thu chiến quốc, tướng quân nước Hàn là Phùng Đình đang trấn giữ ở Thượng Đảng đã sai sứ giả đến nói với vua nước Triệu là Hiếu Thành Vương rằng: “Chúng tôi không thể nào trấn giữ được Thượng Đảng, nó sẽ nhanh chóng trở thành đất đai của nước Tần. Nhưng các quan lại và dân chúng Thượng Đảng đều chỉ muốn quy thuận nước Triệu, chứ không muốn lệ thuộc nước Tần. Vậy mong đại vương hãy nhanh chóng tiếp quản 17 ngôi thành trì ở Thượng Đảng”. Hiếu Thành Vương nghe vậy mừng lắm, bèn lập tức triệu gặp Bình dương quân Triệu Báo, hỏi ông có ý kiến gì về việc này. Triệu Báo trả lời rằng: “Thánh nhân đều coi mối lợi không đâu là một tai họa tày trời”. Hiếu Thành vương nghe vậy bèn hỏi lại: “Người ta đã bị cảm hóa bởi ân đức của ta, làm sao lại có thể nói là một mối lợi vô duyên vô cớ?”. Triệu Báo đáp rằng: “Nước Tần luôn luôn thôn tính đất đai của nước Hàn, và tin rằng thế nào cũng sẽ nhanh chóng chiếm được Trượng Đảng. Nay sở dĩ nước Hàn không muốn giao Thượng Đảng cho nước Tần, mà lại dâng cho nước Triệu, là vì họ muốn gieo vạ cho nước Triệu ta. Bởi lẽ nước Tần đã từng bỏ ra rất nhiều công sức, mà vẫn chưa chiếm được Thượng Đảng. Đằng này thì nước Triệu ta lại được không, thì làm sao lại không thể nói là vô cớ bắt được của? Đại vương chớ nên chấp nhận”. Hiếu Thành Vương nghe xong tức giận nói: “Nếu hiện nay ta cử hàng triệu quân tiến đánh, thì dù nửa năm hay một năm cũng chưa chắc đã chiếm được một ngôi thành trì. Nay người ta đã hai tay dâng 17 thành trì cho ta, đây quả là của trời cho”. Sau đó, Hiếu Thành Vương đồng ý nhận đất Thượng Đảng, do đó dẫn đến cuộc đại chiến giữa hai nước Tần Triệu. Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ: “Giá họa vu nhân” để ví về việc gieo tai họa cho người khác.
_________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: Giang lang tài tận Thu 30 Oct 2008, 04:20 | |
| Giang lang tài tận
Ý của câu thành ngữ này là chỉ tài văn chương của chàng Giang không còn nữa. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Nam sử - Truyện Giang Yêm”. “Giang lang” là chỉ Giang Yêm, tự Văn Thông, một nhà văn thời Nam Triều TQ, ông là người Khảo Thành triều nhà Lương. Hồi còn nhỏ, gia đình ông nghèo xơ nghèo xác, ngay đến tiền mua giấy bút cũng không có. Nhưng ông lại rất chăm chỉ học hành, sau đó trở thành một người rất có tài năng, không những làm đến chức quan Quang Lộc đại phu, mà còn trở thành nhà văn rất nổi tiếng. Những người thời bấy giờ có sự đánh giá rất cao đối với thơ và văn chương của ông. Thế nhưng, do tuổi tác ngày một cao, tài viết lách của ông cũng dần dần suy thoái. Trước kia, khi ông viết gì thì nếp nghĩ cũng ào ạt như sóng cuộn triều dâng, bút pháp như có thần khí và có những câu cú hết sức tuyệt vời. Nhưng hiện nay thơ ông viết ra thật là nhạt nhẽo, vô vị. Mỗi khi ông cầm bút lên là vòng vo suy nghĩ đến nửa ngày, mà cũng chẳng viết được một chữ nào. Thảng hoặc, đôi khi có linh cảm cũng viết ra được một hai câu nhưng lời lẽ cũng rất khô khan, nội dung cứng nhắc, chẳng câu nào ra hồn cả. Người ta truyền rằng, có một lần Giang Yêm đến neo thuyền bên bờ sông chùa Thuyền Linh, đêm nằm mơ thấy một người tự xưng là Trương Cảnh Dương đến xin ông một tấm lụa, ông liền rút mấy thước lụa ở trên mình đưa cho ông ta. Nên từ đó, văn chương của ông không còn tuyệt vời như trước nữa. Cũng có truyện kể rằng: Một hôm, Giang Yêm đang ngủ trưa ở ngôi đình hóng mát, thì nằm mơ thấy một người tự xưng là Quách Phát đến xin ông một cây bút, và còn nói là ông mượn cây bút này của ông ta đã quá lâu rồi. Giang Yêm bèn đem một cây bút năm màu trả lại cho ông ta, nên từ đó hứng cảm sáng tác thơ văn của Giang Yêm đã vơi cạn, không còn viết được bài nào hay như trước nữa. Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ: “Giang lang tài tận” để ví với hứng cảm sáng tác văn thơ đã thoái giảm. _________________________ |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: 57 thành ngữ Trung Hoa | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 6 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |