Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: 50 năm Hải chiến Hoàng Sa Fri 19 Jan 2024, 10:12
Ai sẽ cùng hẹn ‘Năm sau đến Hoàng Sa’?
Tuấn Khanh
Kỷ niệm 50 năm Hải chiến Hoàng Sa nên là một dịp để người Việt lại cùng nhau cất lên tiếng nói vì chủ quyền, như đã từng cất lên trong quá khứ chưa xa. Bài viết của nhạc sĩ Tuấn Khanh gửi cho BBC News Tiếng Việt.
Các nhà hoạt động hô vang khẩu hiệu chống Trung Quốc trong một cuộc biểu tình ở Hà Nội vào ngày 14 tháng 3 năm 2016
Cái tên Hoàng Sa được nhắc nhiều nhất có lẽ là vào năm 2014. Lúc đó, giàn khoan Hải Dương-981 được Bắc Kinh kéo tới, đặt trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Cuộc thăm dò này được bảo vệ đến hơn 100 tàu đủ loại của Trung Quốc, biến tâm lý chống Trung Quốc ở cả Việt Nam bùng nổ, mọi người xuống đường, báo chí tố cáo, và những cuộc biểu tình trên đường phố Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, Hà Nội… không nhiều công an, an ninh kiểm soát như thường ngày.
Sau những giờ phút sôi động ấy, điều nhìn thấy – lần duy nhất sau 1979 – là hình ảnh của một quốc gia như đang cùng chung một ý nguyện chống ngoại xâm, và hơn thế nữa, là muốn bứt ra khỏi vòng tay ghì siết của cái gọi là tình đồng chí của Bắc Kinh.
Cuộc biểu tình ngày 11/05/2014 trước đại sứ quán Trung Quốc tại Hà nội
Liên tục trong hơn một tháng đặt giàn khoan, gây hấn, đâm đụng tàu Việt Nam, vu cáo ngược trên truyền thông, Trung Quốc trở thành câu chuyện phản ứng trải dài khắp nước. Từ bạo động ở Bình Dương lan sang nhiều tỉnh, tận Hà Tĩnh.
Thậm chí, ở Sài Gòn còn có tin một vụ tự thiêu của của bà Lê Thị Tuyết Mai, 67 tuổi, trước Dinh Độc Lập ở Sài Gòn vào ngày 23 Tháng Năm, mà theo hồ sơ của công an thì bà là một Phật tử thuần thành của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, đã để lại 6 tấm biểu ngữ chống Trung Quốc.
Đến tháng 6 năm 2014, ông Hoàng Thu, 71 tuổi, cựu binh Việt Nam Cộng Hòa, cũng tự thiêu tại bang Florida, Mỹ, để lại mảnh giấy ghi “Hai Yang 981 phải rời khỏi Việt Nam hải phận. Anh hùng tử, chí hùng nào tử”.
Nhiều người bình luận, rằng chuỗi phản ứng chống Trung Quốc trên cả nước lúc đó, là một kế hoạch của những người lãnh đạo Việt Nam cho nên mới có sự bùng phát lịch sử như vậy.
Có người còn nói, đó là cách giới thiệu lòng dân với những người trong hệ thống chính trị đang có khuynh hướng thân Trung Quốc. Điều đó có thể là sự thật vì cuộc biểu tình chỉ được thả lỏng từ ngày 11 cho đến ngày 18 tháng 5. Sau đó, những vụ trấn áp đã xuất hiện, nhiều người bị bắt, nhiều cuộc khởi động biểu tình cũng bị dập tắt.
Dòng người biểu tình chống Trung Quốc tập trung trước Nhà hát Lớn Hồ Chí Minh ngày 11/05/2014 để thể hiện lòng yêu nước và phẫn nộ trước việc Trung Quốc cho dàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam. Nguồn hình ảnh: Getty Images
Các đường chính dẫn đến tòa lãnh sự Trung Quốc ở TP HCM đều bị chặn. Nguồn hình ảnh: Facebook
Nhưng dù là thế nào đi nữa, những ngày ngắn ngủi đó thật cần thiết để hàng triệu người Việt Nam vô danh trên đất nước nhìn thấy nhau, nhìn thấy một nguyên khí quốc gia hừng hực chỉ lắng xuống, đợi thời điểm bùng lên trong một bối cảnh mà tình hữu nghị đỏ rực giữa hai đảng cộng sản Việt-Trung, chưa bao giờ hoàn toàn là ý đảng hợp lòng dân.
Những người từng tham gia biểu tình vẫn tiếc rằng những thời điểm sôi động đó bị chấm dứt quá sớm. Nhưng trên thực tế, bàn cờ Việt Nam-Trung Quốc đã vô cùng căng thẳng vào lúc đó.
Tin tức những cuộc bạo động tấn công vào các công ty xí nghiệp của người Trung Quốc đã khiến xuất hiện thành phần cực hữu của Trung Quốc lên giọng đòi một cuộc chiến tranh. Và sau các sự kiện như ở Bình Dương, Vũng Áng, nếu không kiềm chế được mọi thứ, sẽ là dấu hiệu của một cuộc loạn lạc lớn.
Cả Trung Quốc và Việt Nam cũng đều kiểm duyệt những tin tức nóng và gây sốc về tình hình chung. Còn tình hình trên biển thì tàu của Trung Quốc và Việt Nam cũng đã liên tục đâm nhau đến vài trăm lần.
Nhắc lại sự kiện này, để nhớ, một khi ngoại xâm đến cửa, không chỉ người Việt mà hệ thống chính trị nào cũng có một thái độ dứt khoát về Tổ quốc, Dân tộc. Sau vụ giàn khoan Hải Dương-981, tháng 5 năm 2014, mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc lạnh đi thấy rõ trong nhiều năm, thậm chí là đối xử với nhau nhiều thứ rất gay gắt.
Điều đặc biệt của cuộc biểu tình năm 2014 và câu chuyện Hoàng Sa là người ta nhìn thấy một nước Việt Nam tất cả đều đứng về một phía: Một tấm lòng, một ý nghĩa về Tổ quốc và Dân tộc.
Hình ảnh Việt Nam lúc đó còn cho thấy rằng có thể sức mạnh của Việt Nam chưa đủ để đối đầu với Trung Quốc, nhưng nhân dân luôn đứng sau lưng những người cầm quyền, khi họ chọn một thế đứng với lẽ phải, với đất nước và không bao giờ chịu khuất phục. Lịch sử Việt ngàn năm thời Lê - Lý - Trần như tái hiện trong khoảnh khắc.
[
Nhà máy Mega bị thiệt hại trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Nguồn hình ảnh: Getty Images
Khói và lửa bốc lên từ cửa sổ nhà máy ở Bình Dương vào ngày 14/05/2014, khi những người biểu tình chống Trung Quốc đốt cháy hơn chục nhà máy ở Việt Nam, trong một phản ứng dữ dội với việc Bắc Kinh triển khai giàn khoan Hải Dương vào vùng biển Biệt Nam. Nguồn hình ảnh: Getty Images
Không chịu khuất phục: Đó cũng là hình ảnh của cuộc Hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa vẫn chủ động trong một cuộc chiến tranh không cân sức, thà chết chứ không đầu hàng, không buông tay cho kẻ thù lấn chiếm đất đai của tổ tiên. Và có như vậy thì Hoàng Sa mới trở thành một câu chuyện lịch sử về kẻ cướp và người chống kẻ cướp.
Tất cả những dữ kiện lịch sử đó được ghi lại bằng máu và mãi mãi không bao giờ phai mờ, bất chấp Trung Cộng đã đổ không biết bao nhiêu tiền của để mồm loa mép giải nói đó là đảo của họ.
Có người nhắc rằng kỷ niệm 50 năm cuộc chiến Hoàng Sa, nếu Việt Nam không kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế thì chúng ta sẽ mất mãi mãi. Vấn đề pháp lý cũng quan trọng, nhưng ý nguyện của một quốc gia thống nhất mới là quan trọng hơn cả. Tây Tạng không đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế, nhưng thế giới vẫn nói đó là một cuộc đánh chiếm.
Ngay cả lúc này khi tìm dữ liệu trên các trang mạng, tin tức vẫn còn nói rõ rằng Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ chính thể Việt Nam Cộng Hòa - mà Việt Nam Cộng Hòa là một bộ phận của Việt Nam có khác biệt chính trị, chứ không phải là một quân thù nào như những ngôn ngữ tuyên truyền vẫn còn nói đến tận bây giờ.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh nói về tinh thần đoàn kết của người Việt Nam
50 năm của Hoàng Sa là lúc để nhìn lại điều đau xót, là một phần đất nước đã rơi vào tay kẻ cướp. Có chiến thắng pháp lý cũng chưa chắc chúng ta đã có lại được đất đai xưa, và ngay cả có chiến tranh cũng chưa chắc đó là một cuộc chiến dứt khoát để giành lại hoàn toàn.
Vậy thì điều cuối cùng mà người Việt có thể tìm thấy - như là một vận hội, một cơ may - là cả dân tộc và những người cầm quyền đều cùng đứng về một phía, đoàn kết, buông bỏ những ngôn từ gươm giáo chống lại anh em của mình. Đất nước thực sự thống nhất để nhìn về một tương lai độc lập mà không hề chung vận mệnh với kẻ cướp.
50 năm Hải chiến Hoàng Sa: Một lịch sử đầy xung đột
Năm 2014 nhắc vào lúc cao trào của tình dân tộc, tất cả mọi tôn giáo đều lên tiếng, bất luận đó có bị coi là hoạt động tín ngưỡng bất hợp pháp đi nữa. Không chỉ trong nước, mà cả hải ngoại, hơn 3 triệu người Việt sống xa quê hương cũng sôi sục vì vận mệnh Tổ quốc, trong đó có không ít những tổ chức chính trị bất đồng với nhà nước.
Nhiều cuộc biểu tình phản đối trước các đại sứ quán của Trung Quốc tại nhiều nước đã diễn ra, người ta nhìn thấy cờ đỏ sao vàng đứng cùng cờ vàng ba sọc đỏ: Trong nguy nan, người Việt chỉ nhìn thấy nhau bằng quê hương.
Trên facebook, đều đặn mỗi năm, tôi nhìn thấy một người quen ở Hà Nội vẫn để dòng trạng thái là “Năm sau đến Hoàng Sa”. Lời nhắc thầm lặng chỉ vài chục năm nay, nhưng mang sức nặng của cả dân tộc Do Thái ngàn năm khi mơ được trở lại cố hương.
“Sang năm đến Hoàng Sa” là một lời hẹn lòng, là một lời cam kết thầm lặng của những người Việt yêu nước. Đó còn là một kim chỉ nam bằng máu, có giá của biết bao nhiêu người yêu nước đang phải chịu tù đày vì chống Trung Quốc, rằng nếu cùng chung một lời cam kết với nhân dân thì sẽ có tất cả, hoặc mất tất cả.
(*) Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả Tuấn Khanh, một nhạc sĩ, người viết tự do tại Sài Gòn.
(BBC News Tiếng Việt)
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: 50 năm Hải chiến Hoàng Sa Fri 19 Jan 2024, 10:34
50 năm Hải chiến Hoàng Sa: Câu chuyện ứng xử với 74 tử sĩ và các di sản VNCH
Bùi Thư
Một số nhà trí thức trong nước đề nghị nhà nước vinh danh 74 quân nhân VNCH tử trận trong Hải chiến Hoàng Sa 1974.
Một người tham gia tưởng niệm tại Hà Nội vào năm 2014, trong dịp kỷ niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa
Chúng tôi gặp tiến sĩ Nguyễn Nhã, năm nay đã 85 tuổi, tại nhà riêng của ông trong một con hẻm ở quận Phú Nhuận, TP HCM. Chỉ cần đóng lại cánh cổng chính, đặt chân vào khoảnh sân nhà ông là như được bước vào một không gian khác, tách biệt hoàn toàn với xe cộ ồn ào ngoài kia.
Gian bên phải ngôi nhà của vị tiến sĩ có một nơi trưng bày tư liệu, hình ảnh và mô hình về Hoàng Sa, Trường Sa.
Phòng khách nhà ông cũng có thêm góc Vọng gác Trường Sa cùng bức ảnh chụp cụm tượng đài Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải ở huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Trong giai đoạn năm 1966 - 1975, Tiến sĩ Nguyễn Nhã là chủ nhiệm kiêm chủ bút Tập san Sử Địa của Đại học Sư phạm Sài Gòn. Vào năm 1975, tập san này đã xuất bản cuốn “Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa” dày 350 trang, phát hành 5.000 cuốn, giá 980 đồng, giá cao kỷ lục của tạp chí hồi đó.
Tập san Sử địa về Hoàng Sa và Trường Sa số 29 dày 350 trang, phát hành 5.000 cuốn, giá 980 đồng
Sự chia rẽ ‘phe nọ, phe kia’
Lời đề tựa cuốn Tập san Sử địa số 29 về Hoàng Sa và Trường Sa có đoạn trích từ bài “Đúng ba trăm năm trước” của giáo sư Hoàng Xuân Hãn:
“Ngày nay, vụ quần đảo Hoàng-sa bị chiếm là triệu chứng cụ thể của những thiệt hại gây nên bởi sự bất hòa giữa dân ta. Hoàng-sa là đất Việt Nam, là đất của nước Việt Nam thống nhất. Khi nước Việt-Nam còn chia đôi thì khó lòng điều-đình đề Hoàng-sa trở lại đất ta, tuy rằng nhiều chứng xưa nay, trong ngoài bảo rằng đó là đất Việt.”
Tiếp theo, tập san mở đầu bằng bài viết nhan đề: “Thử đặt vấn đề Hoàng Sa…”, trong đó nêu rõ việc Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa “đã, đang gieo vào lòng người Việt Nam những khắc khoải, uất hận về thân phận nhược tiểu trong khi anh em trong nhà thiếu đoàn kết”.
Chia sẻ với BBC News Tiếng Việt, Tiến sĩ Nguyễn Nhã kể lại rằng thời điểm trận chiến xảy ra vào ngày 19/1/1974, lòng yêu nước trong ông cũng như những trí thức khác dâng trào nên ông quyết tâm phản đối những gì, những ai không tôn trọng sự thực lịch sử. Vì lẽ đó, ông quyết định sẽ ra số đặc khảo nghiên cứu về sự thật chủ quyền ở Hoàng Sa nhưng đã có nhiều người “can gián”.
Do đó, ông đã đợi đến dịp kỷ niệm một năm hải chiến mới quyết định xuất bản cuốn đặc san này.
Trận hải chiến Hoàng Sa nổ vào ngày 19/1/1974 tuy ngắn ngủi nhưng để lại cho người dân Việt Nam nói chung một mất mát lớn: 74 quân nhân VNCH tử trận, Trung Quốc chiếm trọn Hoàng Sa từ tay VNCH.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã bên bức hình chụp cụm tượng đài Hải đội Hoàng Sa ở đảo Lý Sơn
Một năm sau, chính quyền VNCH sụp đổ. Dưới thể chế mới, sự kiện Hoàng Sa dần bị trôi vào quên lãng. Mãi tận gần 40 năm sau, thông tin về cuộc hải chiến mới bắt đầu rục rịch được công khai trên báo đài trong nước.
Vào thời điểm cuối năm 2013, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam lúc bấy giờ là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp với đại diện Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Trong buổi làm việc, thông tin cho biết ông Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định phải kỷ niệm các sự kiện Hoàng Sa năm 1974 và chiến tranh biên giới 1979, vốn bị cho là các chủ đề “tế nhị”.
Theo phát biểu của ông Dũng được trích dẫn lại thì "Bộ Ngoại giao đang soạn thảo đề án kỷ niệm sự kiện biên giới phía Bắc và Hoàng Sa”.
“Kỷ niệm thế nào cho vừa đạt yêu cầu đối nội, vừa đạt yêu cầu đối ngoại. Đó cũng là lợi ích của nhân dân. Bộ Chính trị rất quan tâm đến việc kỷ niệm này,” ông nói.
Vào đầu năm 2014, Văn phòng Chính phủ đã ra Thông báo 24, trong đó nêu rõ: “Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đưa vấn đề Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa các cấp học với nội dung, mức độ, phạm vi và hình thức phù hợp khi triển khai xây dựng Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.”
Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, trận hải chiến Hoàng Sa 1974 vẫn không xuất hiện trong sách giáo khoa lịch sử.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã lý giải rằng câu chuyện chính trị đã làm cho sự công nhận về sự kiện Hoàng Sa bị ảnh hưởng. Thời gian đầu, vấn đề về Hoàng Sa khá thống nhất trong người dân lẫn chính quyền nhưng dần về sau lại “chia rẽ một cách kỳ cục”.
Theo ông, nguyên nhân là bởi “về chính trị thì có sự phân chia người của phe nọ với phe kia và người ta không thống nhất với nữa”.
Ông cho rằng sự thực là Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa, có thể là vì vậy nên có người trong chính quyền hiện nay không muốn nhắc tới.
Người biểu tình chống Trung Quốc vào năm 2014 ở Hà Nội cầm biểu ngữ với chân dung hạm trưởng HQ-10 Ngụy Văn Thà, người nằm trong số 74 lính VNCH tử trận trong Hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974. Nguồn hình ảnh: HOÀNG ĐÌNH NAM/AFP qua Getty Images
Trong cuộc trò chuyện trước thềm kỷ niệm 50 năm cuộc hải chiến 1974, tiến sĩ Nguyễn Nhã luôn xúc động khi nhắc đến tử sĩ VNCH.
“Theo tôi, người chết vì nước nếu được tôn trọng và nói lên cái sự thực đó thì giá trị rất lớn. Chính quyền hiện nay dù là có thân Trung Quốc hay không thân, nếu mà có lòng yêu nước thì phải tôn trọng sự thực.”
“Thế còn thái độ của mình đối với đồng chí Trung Quốc đó thì mình vẫn hòa hoãn, đừng để ông ta tức giận. Đừng để tức giận thôi chứ làm sao vừa lòng được,” ông nói.
Hồi năm 2012, tại Đại học Harvard, Mỹ, một buổi hội thảo về Biển Đông đã được các nghiên cứu sinh trẻ người Việt tổ chức. Phát biểu tại sự kiện đó, tiến sĩ Nguyễn đã khóc khi nhắc đến Hải chiến Hoàng Sa 1974.
Ông giải thích với BBC: “Tại sao cứ nhắc tới là tôi khóc? Là bởi vì tôi là người yêu sự thực lịch sử và khi càng yêu mà cái sự thực lịch sử bị cản trở thì tôi không cầm lòng được.”
“Điều tôi luôn quan tâm là làm sao để giới trẻ biết về Hải chiến Hoàng Sa, biết được sự thực lịch sử ấy.”
(BBC News Tiếng Việt)
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: 50 năm Hải chiến Hoàng Sa Fri 19 Jan 2024, 10:48
Quần đảo Hoàng Sa tròn 50 năm bị Trung Quốc cưỡng chiếm và ý kiến chuyên gia
Diễm Thi
Hình ảnh nhìn từ trên không thành phố Tam Sa trên một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc cưỡng chiếm ngày 19 tháng 1 năm 1974. Ảnh chụp ngày 27 tháng 7 năm 2012.
Ngày 19 tháng 1 năm 1974, Hải quân Trung Quốc đã dùng vũ lực tấn công hoàn tất công cuộc chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa từ phía Việt Nam Cộng Hòa lúc bấy giờ.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, tình hình an ninh Biển Đông chịu ảnh hưởng rất nhiều từ khi quần đảo Hoàng Sa thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc. Nhà nghiên cứu Thái Văn Cầu, hiện đang ở Hoa Kỳ nêu nhận định với RFA:
“Theo tôi, Biển Đông quan trọng cho thế giới và Việt Nam. Biển Đông là nơi có khoảng 5.000 tỷ USD hàng hóa của thế giới đi qua mỗi năm. Biển Đông cũng là nơi có nguồn tài nguyên dầu và khí đốt lớn lao. Riêng Việt Nam, với đường bờ biển dài hơn 3.200 km và với tiềm năng to lớn của nó, Biển Đông được xem như là cánh cửa đi vào tương lai của Việt Nam.
Trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 và tham vọng thống trị Biển Đông của Trung Quốc trong hơn 20 năm qua đã thay đổi tất cả. Do vị thế chiến lược của nó, Trung Quốc đã biến Hoàng Sa thành một căn cứ quân sự hiện đại, trang bị với máy bay chiến đấu tàng hình, tên lửa siêu thanh, tàu sân bay… Lần đầu tiên trong lịch sử, từ Hoàng Sa, Trung Quốc có thể trực tiếp đe dọa an ninh quốc phòng của Việt Nam, từ Hà Giang cho đến Cà Mau. Trung Quốc cũng có thể kiểm soát mọi di chuyển hàng hải trên Biển Đông”.
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc nêu quan điểm của ông với RFA:
“Cuộc hải chiến Hoàng Sa cách đây 50 năm mở ra một thời kỳ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Đó là Trung Quốc sẵn sàng dùng vũ lực để giải quyết tất cả vấn đề mà họ cho rằng thuộc chủ quyền của họ. Mới hôm 4/1/2024, ông Uông Văn Bân, phát ngôn nhân của Bộ ngoại giao Trung Quốc một lần nữa khẳng định, Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền và quyền lợi trên biển. Và một lúc nào đó, khi thời cơ thuận lợi, khi tình hình thế giới có lợi cho Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ ra tay nuốt trọn Biển Đông. Trung Quốc cũng từng tuyên bố không sợ bất cứ thế lực nào trên Biển Đông vì họ là cường quốc số hai trên thế giới”.
Cưỡng chiếm Hoàng Sa được coi là sự kiện khởi đầu để Trung Quốc bước vào giai đoạn dùng vũ lực để mở rộng lãnh thổ, lãnh hải. 14 năm sau khi mất Hoàng Sa, Việt Nam lại mất đảo Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa vào tay Trung Quốc. Trong trận thảm sát vào ngày 14 tháng 3 năm 1988, Trung Quốc dùng trọng pháo và súng phòng không tiêu diệt 64 chiến sĩ Công binh và Hải quân Việt Nam trên đảo.
Từ đó đến nay, Việt Nam chưa mất thêm phần biển đảo nào vào tay Trung Quốc. Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc lý giải:
“Năm 1988, khi Việt Nam đang mắc kẹt vấn đề Campuchia, Việt Nam đang bị thế giới bao vây, cấm vận; đang phải giải quyết nhiều khó khăn về bài toán kinh tế; khi Liên Xô có những dấu hiệu cho thấy họ sắp sụp đổ, tan rã thì Trung Quốc nhân cơ hội đó đánh chiếm một phần quần đảo Trường sa của Việt Nam với sự kiện Gạc Ma.
Khi mà mất một phần Trường Sa vào năm 1988, Nhà nước Việt Nam có thái độ rất kiên quyết trong vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của mình. Kể từ sau năm 1988, Việt Nam không mất thêm một thực thể nào trên Biển Đông. Và từ những thực thể chiếm đóng ban đầu sau 30/4/1975, ngày nay Việt Nam đã chiếm đóng trên 20 thực thể và có 33 điểm đóng quân trên Biển Đông. Trung Quốc có gây khó khăn, đôi lúc lên đỉnh điểm nhưng Trung Quốc không chiếm thêm quần thể nào. Tôi thấy đó là sự thành công của chính phủ Việt Nam trong thời gian vừa qua. Mà phải nói rằng việc đó là nhờ sự vận động của tất cả các nhà đấu tranh cho chủ quyền của Việt Nam trong cũng như ngoài nước đã đánh động dư luận quốc tế. Đã lên tiếng kêu gọi quốc tế phải có thái độ trước nhà cầm quyền Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Và chính những điều kiện trong mối quan hệ quốc tế đó mà Trung Quốc chưa ra tay nuốt trọn Biển Đông như tham vọng của họ. Tôi thấy đây là một bài học cho Việt Nam trong tương lai, để làm sao giữ vững được những phần đất còn lại không bị Trung Quốc chiếm và không bị Trung Quốc ức hiếp. Việt Nam tránh những giải pháp làm lợi cho Trung Quốc trong mối quan hệ song phương cũng như đa phương”.
Phóng viên quay phim, chụp ảnh tài liệu Hán Nôm thế kỷ 17-18 về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông trong buổi họp báo do Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức (VASS) ngày 3/6/2014 tại Hà Nội. AFP
Cuối năm 2022, Giám đốc Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á, ông Greg Poling xác nhận với RFA ban tiếng Anh rằng:“Trung Quốc đã không chiếm đóng một thực thể mới kể từ tháng 12 năm 1994 và không xây dựng bất cứ thứ gì mà họ chưa chiếm giữ.”
Theo các tài liệu lịch sử, Đội Hoàng Sa - Lực lượng chuyên trách thực thi chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa được thành lập từ thế kỷ 17, thời Chúa Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687). Đội Hoàng Sa hoạt động từ những thập kỷ đầu thế kỷ 17 cho đến những thập kỷ đầu thế kỷ 19. Trong những năm đầu thế kỷ 20, quần đảo Hoàng Sa do người Pháp quản lý. Trong Đệ nhị thế chiến từ năm 1941 đến năm 1945, người Pháp phải rút quân khỏi Đông Dương, người Nhật quản lý quần đảo Hoàng Sa.
Trong lịch sử hàng ngàn năm, Việt Nam đã nhiều lần bị phong kiến Trung Quốc đe dọa hay xâm chiếm. Người dân và lãnh đạo đã phải đối diện với khó khăn gấp nhiều lần hơn so với vấn đề Hoàng Sa. Tuy nhiên, từ Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lê Lợi, Quang Trung cho đến thế hệ gần đây, không có vị tiền nhân nào để nỗ lực bảo vệ chủ quyền, bảo vệ quyền lợi đất nước cho thế hệ tương lai giải quyết. - Nhà nghiên cứu Thái Văn Cầu
Tại Hiệp ước hòa bình San Francisco năm 1951, người Nhật tuyên bố từ bỏ chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tuyên bố quản lý toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Năm 1958, Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa tuyên bố quản lý toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.
Tuy Việt Nam đã mất Hoàng Sa 50 năm, Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định Việt Nam có đầy đủ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp các quy định của luật pháp và thực tiễn quốc tế. Việt Nam cũng xây dựng một số nhà trưng bày để lưu giữ, triển lãm những tư liệu liên quan Hoàng Sa, Trường Sa. Một trong số đó là Nhà trưng bày Hoàng Sa được khánh thành vào ngày 28 tháng 3 năm 2018. Nơi đây có khu trưng bày tư liệu, hình ảnh quần đảo Hoàng Sa trong thư tịch cổ của Việt Nam trước thời nhà Nguyễn; bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa từ năm 1945 đến năm 1974 và bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa từ năm 1974 đến nay.
Tại cuộc đối thoại với các nhà khoa học Việt Nam vào sáng 17 tháng 5 năm 2014, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: “Hoàng Sa là của Việt Nam. Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa và nhất định chúng ta phải đòi lại. Đời tôi, đời các bạn chưa đòi được thì con cháu chúng ta sẽ tiếp tục đòi lại”.
Nhận định về việc chính phủ Việt Nam cần làm gì để thế hệ trẻ nung nấu ý chí đòi lại Hoàng Sa, Nhà nghiên cứu Thái Văn Cầu nói với RFA:
“Một mặt, xây dựng nhà trưng bày tư liệu chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là việc làm đáng khích lệ. Mặt khác, khẳng định chủ quyền, phản đối ngoại giao là điều kiện "cần" nhưng không "đủ" để bảo vệ chủ quyền. Không ai phủ nhận sự khó khăn trong giải quyết tranh chấp Hoàng Sa với Trung Quốc. Trong lịch sử hàng ngàn năm, Việt Nam đã nhiều lần bị phong kiến Trung Quốc đe dọa hay xâm chiếm. Người dân và lãnh đạo đã phải đối diện với khó khăn gấp nhiều lần hơn so với vấn đề Hoàng Sa. Tuy nhiên, từ Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lê Lợi, Quang Trung cho đến thế hệ gần đây, không có vị tiền nhân nào để nỗ lực bảo vệ chủ quyền, bảo vệ quyền lợi đất nước cho thế hệ tương lai giải quyết”.
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc thì cho rằng, xét trong thế và lực hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc thì Việt Nam không tài nào có thể lấy lại Hoàng Sa từ tay Trung Quốc. Ông nói tiếp:
“Thứ nhất, cuộc hải chiến Hoàng Sa cách đây 50 năm là cuộc chiến tranh chống xâm lược dù dưới bất cứ chính thể nào, dù là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hay Việt Nam Cộng Hòa. Cuộc hải chiến này có 75 vị anh hùng đã vị quốc vong thân đáng phải được tôn thờ, đáng phải được nhắc nhở hàng ngày, đáng phải được đưa vô sách giáo khoa và phải có tượng đài tưởng niệm. Có như thế thì thế hệ trẻ mới nhìn thấy gương của tiền nhân mà sẵn sàng hy sinh xương máu của mình để bảo vệ đất mẹ Việt Nam.
Nếu chúng ta không làm được chuyện đó, chúng ta coi 75 vị anh hùng đó là ngụy quân ngụy quyền thì rõ ràng không thể nào giáo dục được thế hệ trẻ hiện nay, và họ sẽ làm ngơ khi cha ông họ đã làm ngơ một sự kiện, một biến cố cách đây 50 năm”.
Người dân tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp ở Biển Đông. Ảnh chụp ngày 19 tháng 1 năm 2014 tại Hà Nội. AFP
Từ nhiều năm qua, Trung Quốc nhiều lần gây hấn trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây căng thẳng trên Biển Đông. Trung Quốc cũng bị cho là đã tiến hành hàng loạt hành động phi pháp với mục đích nuốt trọn Biển Đông kể từ khi cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974. Một số nhà nghiên cứu và một số đại biểu Quốc hội từng đề nghị chính phủ Việt Nam cần vận dụng công cụ pháp lý để bảo vệ chủ quyền biển đảo, cụ thể là nộp đơn kiện Trung Quốc theo Phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển.
Nếu chúng ta không làm được chuyện đó, chúng ta coi 75 vị anh hùng đó là ngụy quân ngụy quyền thì rõ ràng không thể nào giáo dục được thế hệ trẻ hiện nay, và họ sẽ làm ngơ khi cha ông họ đã làm ngơ một sự kiện, một biến cố cách đây 50 năm. - Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc
Vậy, nếu Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế thì tài liệu về chủ quyền của Việt Nam có đứng vững về mặt công pháp quốc tế hay không? Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc nhận định:
“Nói về mặt lịch sử, Việt Nam có đầy đủ các thư tịch, có đầy đủ các văn kiện của các nhà nước phong kiến trước đây, cũng như thời kỳ quản lý quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thời Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng khi ra tòa án công lý quốc tế, người ta sẽ xét trên những điều kiện thực tế. Về luật pháp người ta không xét đến quan điểm. Nếu như Việt Nam không có một bộ hồ sơ hoàn chỉnh về chủ quyền của mình dựa trên công pháp quốc tế thì tôi e rằng nếu Trung Quốc có đồng ý ra tòa thì chưa chắc Việt Nam sẽ thắng. Mà đã kiện về chủ quyền lãnh thổ, không thắng thì chỉ có thua, chỉ có mất trắng.
Nói gì thì nói, Công hàm Phạm Văn Đồng vẫn là một khúc xương khó gặm nhất trong bộ hồ sơ chủ quyền của Việt Nam. Trong vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ lãnh hải như thế nào thời Việt Nam Cộng hòa cũng phải được chính thức thừa nhận thì như thế Việt Nam mới có khả năng thắng tại tòa án công lý quốc tế.
Phải hoàn chỉnh một bộ hồ sơ pháp lý. Và tôi nói thẳng, trình độ của các nhà lập pháp hiện nay, của các nhà luật học hiện nay không xây dựng nổi một bộ hồ sơ về chủ quyền đâu. Phải nhờ đến các luật sư nổi tiếng có kinh nghiệm trên thế giới cố vấn, như bộ hồ sơ Phillipines kiện Trung Quốc hồi năm 2013”.
Nhà nghiên cứu Thái Văn Cầu nói với RFA:
“Tôi có nghiên cứu về hành xử chủ quyền của Việt Nam qua các thời đại từ xưa đến nay. Dựa trên nghiên cứu của các chuyên gia và nghiên cứu cá nhân, tôi đánh giá cơ sở pháp lý và chứng cứ chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam vững chắc hơn của Trung Quốc. Đấy là lý do Trung Quốc làm áp lực để Việt Nam không kiện Trung Quốc.
Theo án lệ tòa án và chuyên gia luật pháp quốc tế, chỉ khẳng định chủ quyền hay phản đối ngoại giao không bảo vệ được chủ quyền, không đòi lại được Hoàng Sa. Dù Trung Quốc không đồng ý, khi khởi kiện, Việt Nam chứng minh sự chân thành, nghiêm túc và thiện chí của mình trước hệ thống tòa án và trước dư luận quốc tế.
Hơn 10 năm trước, tôi có làm việc với một số quan chức nhà nước để giúp họ củng cố chứng cứ chủ quyền Hoàng Sa. Vào đầu năm 2016, họ ngưng nỗ lực này sau khi có sự thay đổi lãnh đạo.
Vào tháng 4 năm 2016, tôi làm việc với trí thức trong nước cho một thư ngỏ có tên “Thư gởi lãnh đạo Việt Nam về Biển Đông”. Thư này do 54 người ký, trong đó có Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh - nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc từ năm 1974 đến 1987, và nhiều nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước khác”.
“Thư gởi lãnh đạo Việt Nam về Biển Đông” có đoạn: “Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, mạnh mẽ và nghiêm túc yêu cầu lãnh đạo Nhà nước Việt Nam công khai kêu gọi Trung Quốc tiến hành đàm phán hòa bình với các nước có tranh chấp trên Biển Đông, hay đồng ý cùng Việt Nam đưa tranh chấp ở Hoàng Sa - Trường Sa ra hệ thống tòa án quốc tế để giải quyết. Nếu kêu gọi này không được Trung Quốc đáp ứng, Việt Nam sẽ tích cực sử dụng các biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế, bao gồm cả chính thức khởi kiện Trung Quốc trong thời gian sớm nhất”.
(Nguồn: RFA)
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: 50 năm Hải chiến Hoàng Sa Tue 23 Jan 2024, 08:10
Hoàng Sa, bao giờ lấy lại?
Ngô Thị Kim Cúc
“Bao giờ chúng ta lấy lại được Hoàng Sa?” – nhà văn Ngô Thị Kim Cúc bắt đầu bài viết của mình bằng một câu hỏi, nhân dịp 50 năm Hải chiến Hoàng Sa.
Hoàng Sa mà Trung cộng đã đánh cướp sau trận hải chiến ngày 19/1/1974, giữa lúc tình hình chiến sự ở miền Nam đang rơi vào thế bất lợi cho Việt Nam Cộng Hòa.
Hoàng Sa mà ngay từ năm 1816 vua Gia Long đã đưa thủy quân ra khảo sát, và liên tục vào các năm 1833, 1834, 1835, 1836, vua Minh Mạng đã cho quân ra cắm trụ, dựng bia, lập miếu, trồng cây, đo đạc, vẽ bản đồ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
Tên các đảo chính là tên những người có công trong nhiệm vụ thiêng liêng này. Trong sinh hoạt nghề cá, hàng năm ngư dân miền Trung vẫn tổ chức các nghi thức, tế lễ có nội dung về việc người Việt ngày xưa từng ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ vua giao.
50 năm Hải chiến Hoàng Sa: ‘Gia đình chưa bao giờ cất đi di ảnh của ba’
50 năm Hải chiến Hoàng Sa: 'Vấn đề chủ quyền lãnh thổ không của riêng ai'
50 năm Hải chiến Hoàng Sa: Hành trình đi tìm gia đình tử sĩ VNCH
Vậy mà đã 50 năm từ ngày Trung Quốc đánh chiếm và biến Hoàng Sa thành một “tiền đồn” trên Biển Đông, hòng khống chế con đường giao thương cực kỳ quan trọng này.
50 năm, ai quên và ai nhớ?
50 năm, có phải thời gian đã phôi pha và mọi thứ sẽ “hóa bùn” khi đã “để quá lâu”?
Không! Lòng người dân Việt vẫn canh cánh câu hỏi: Bao giờ lấy lại Hoàng Sa?
Tôi không rõ lắm về nội dung, thời hiệu của những điều luật, hay những văn bản liên quan tới việc kiện cáo, xác nhận chủ quyền Hoàng Sa, nhưng trong tôi luôn ray rứt một suy nghĩ: Bao giờ lấy lại Hoàng Sa?
Không chỉ là chuyện đòi lại một vùng đảo, mà để đoan quyết rằng, không một tấc đất thiêng liêng nào thuộc chủ quyền Việt Nam phải chịu đựng sự thống trị của ngoại bang, nhất là một ngoại bang mắc bao món nợ lớn với người Việt suốt một ngàn năm đô hộ.
Tôi lớn lên trong một thành phố miền Nam, với những bài học vỡ lòng về đất nước có tên gọi là Việt Sử, xác định rất rõ rằng, “chúng-ta-đang-học-sử-nước-mình”, để phân biệt với sử-thế-giới khi lên bậc học cao hơn.
Chính trường Nữ Tiểu Học Đà Nẵng đã khai mở và khắc ghi vào trái tim tôi những bài học đầu tiên về lòng yêu nước, sắc cạnh và mạnh mẽ tới nỗi giá trị vĩnh viễn ấy chỉ ngày càng sâu đậm hơn trong mỗi ngày lớn lên của tôi.
50 năm Hải chiến Hoàng Sa: Việt Nam có thể làm gì với vị thế là nước yếu hơn?
50 năm Hải chiến Hoàng Sa: Chiến thuật vùng xám của Bắc Kinh và cơ hội để đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế
50 năm Hải chiến Hoàng Sa: Ngư dân Việt Nam tại ngư trường Hoàng Sa trước dân quân biển Trung Quốc
Trong một giờ Việt Sử, tôi đã khóc đau đớn, nước mắt nước mũi ràn rụa khi nghe cô giáo đọc bài-đọc-thêm về việc kinh thành Huế thất thủ trước sức tấn công của quân Pháp. Hình ảnh những người lính Việt bại trận chen chúc cùng với dân thường đầy khiếp sợ bồng bế dắt díu nhau chạy khỏi kinh đô xiết bao đau thương thê thảm. Họ phải đứt ruột đành lòng bỏ lại sau lưng mình một kinh thành đã mồ-côi-dân cho giặc.
Tôi thấy như chính mình và gia đình mình cũng có mặt trong đám người trốn chạy nhục nhã đó, và tôi đau, như chưa bao giờ đau đến vậy. Các bạn tôi cũng khóc giống như tôi, và cô giáo là người khóc đầu tiên. Ôi những giờ Việt sử thời tuổi nhỏ, sao mà thiêng liêng đến vậy. Những giờ học đã định hình lòng yêu nước trong chúng tôi, tự nhiên như tình yêu với cha mẹ, anh em, bạn bè, làng xóm, ngôi trường, con đường đi học…
Vậy mà, giờ đây, những thông tin nhận được hàng ngày cứ khiến tôi kinh ngạc với câu hỏi: Đang xảy ra chuyện gì? Vì sao mọi việc lại trở nên như vậy?
Tôi đã tình cờ xem một phim tài liệu do một kênh truyền hình Việt Nam thực hiện về biên giới Việt-Trung. Lời thuyết minh cho biết đoàn phim đã phải xin phép Trung Quốc để được vào quay nơi đã đặt đồn biên phòng cũ, do khu đất này của một tỉnh gần giáp biên giới với Trung Quốc đã cho người Trung Quốc thuê làm sân gôn trong thời gian dài.
Tôi tự hỏi, sao lại cho Trung Quốc thuê đất làm sân gôn dài ngày ngay vùng biên giới?
Ở Đà Nẵng, thành phố mà Hoàng Sa trực thuộc, người Trung Quốc đã bằng nhiều cách thu gom đất ven biển, kể cả nhờ người Việt đứng tên giùm.
Câu hỏi đặt ra là: đằng sau những thương vụ này là gì?
Tôi lớn lên từ những bữa cơm với rất nhiều loại cá: chim, thu, ngừ, đuối, nục, chuồn, cơm…, và cả bài hát mẹ ru em: “Lỗi lầm vì cá trích ve/ Vì rau muống vượt, vì mè trộn măng”. Đời sống quê tôi gắn bó thân thiết với Biển Đông, nên trong tôi cứ dội lên một nỗi đau cồn cào mỗi khi nghĩ đến Hoàng Sa.
Cho đến khi internet đã trở thành phương tiện phổ biến, một ngày kia, tôi vào Google và gõ hai chữ Hoàng Sa, rồi tải xuống những gì có được, tôi đã trải qua một cảm xúc lạ lùng chưa từng có.
Khi lần đầu nhìn thấy bức không ảnh một góc đảo Hoàng Sa với cây xanh và cát trắng giữa một đại dương thẳm xanh, cộng với những cái tên Tri Tôn, Hữu Nhật, Duy Mộng…, Tôi choáng người như nhìn thấy một người thân mất tích lâu năm bỗng trở về. Tôi đã lưu những hình ảnh-tài liệu có được vào một folder, và lâu lâu lại giở ra xem, với ngàn vạn những nỗi niềm.
Internet đã cho tôi niềm vui nhìn thấy một Hoàng Sa bằng-xương-bằng-thịt của mình, nhưng internet cũng khiến tôi đớn đau bức bối khi nhìn thấy cờ Trung Quốc bay trên vùng đảo ấy. Giờ đây, lính Trung Quốc với tàu lớn, vũ khí hạng nặng thường xuyên tấn công ngư dân Việt khi họ ra đánh bắt gần vùng biển truyền thống của mình. Tàu Trung Quốc đã cướp từ hải sản đến ngư cụ, máy móc và đe dọa cả sinh mạng sống của những ngư dân Việt chỉ có vật duy nhất để “tự vệ” là lá cờ...
Bao giờ lấy lại được Hoàng Sa?
Tôi chỉ là một thường dân, tôi chẳng biết phải đặt câu hỏi ấy cho ai, ngoài những lãnh đạo cao nhất của Việt Nam: Bao giờ lấy lại được Hoàng Sa?
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, một nhà văn và nhà báo về hưu sống tại Sài Gòn.
(BBC News Tiếng Việt)
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: 50 năm Hải chiến Hoàng Sa Tue 23 Jan 2024, 08:32
Vấn đề chủ quyền lãnh thổ không của riêng ai
Bùi Thư
Các nhà hoạt động hô vang khẩu hiệu chống Trung Quốc trong một cuộc biểu tình ở Hà Nội vào ngày 14 tháng 3 năm 2016. Hình ảnh Getty Images.
Ngày 13/1/1974, Trung Quốc cho tàu đến quần đảo Hoàng Sa. Lúc bấy giờ, cụm đảo phía tây của quần đảo đang nằm dưới quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hòa, trong khi Trung Quốc đã chiếm cụm phía đông từ nhiều năm trước, bất chấp việc VNCH tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ quần đảo.
Cuộc chiến ngắn ngủi vào ngày 19/1 kết thúc với việc VNCH thua trận và Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc.
Nửa thế kỷ đã đi qua nhưng đối với người Việt Nam nói chung, không phân định VNCH - một chế độ đã chấm dứt, hay Việt Nam xã hội chủ nghĩa - thể chế hiện tại - đều đeo mang nỗi mất mát chung - một phần biển đảo mà họ luôn coi là của mình đã bị Trung Quốc chiếm đóng.
Cuộc biểu tình 1974
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc năm nay đã 65 tuổi nhưng vẫn nhớ như in những ngày cận Tết Nguyên Đán năm 1974. Ông đang học phổ thông vào thời điểm Trung Quốc chiếm Hoàng Sa và đã chứng kiến nhiều cuộc biểu tình nổ ra khắp miền Nam.
Tài liệu do chính phủ VNCH công bố cho thấy nhiều hội đoàn, trường học, tôn giáo, hội sinh viên đã tổ chức các cuộc mít tinh, tuần hành và đưa ra tuyên bố nhằm lên án Trung Quốc và ủng hộ chính quyền VNCH.
Tài liệu Hoàng Sa - Lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa do chính quyền Sài Gòn phát hành vào tháng 3/1974 ghi lại rằng, sinh viên Đại học Văn khoa và Minh Đức đã tổ chức lễ tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh trong sự kiện mà họ gọi là “biến cố Hoàng Sa".
Thời điểm đó, chính quyền VNCH cũng đưa ra những phản ứng mạnh mẽ với những bản tuyên bố, tố cáo hành động của Trung Quốc và những văn bản, những chiếu vua để chứng minh rằng Hoàng Sa là thuộc về Việt Nam và là chủ quyền mà chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ không bao giờ từ bỏ.
“Sau khi ăn tết xong, cả học sinh miền Nam xuống đường để biểu tình và tôi là người tham gia. Sự kiện đó nó đi với tôi suốt đời,” nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc rưng rức khi nhớ lại không khí năm ấy.
Ông còn nhớ cảm giác tự hào của cậu bé 15 tuổi được hòa chung vào dòng người biểu tình để bảo vệ chủ quyền quê hương, cùng nhau hô vang khẩu hiệu của trường ông ở Vĩnh Long - “Thủ Khoa Huân ta nhắn về phương Bắc/ Đừng ngông cuồng mưu nhổ vẩy rồng Nam.”
Sự kiện Hải chiến Hoàng Sa 1974 từ đó phần nào định hình con đường của nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc về Biển Đông và hải đảo Việt Nam.
“Phải nói rằng cả cuộc đời tôi là Biển Đông. Tôi chẳng sợ việc gì hết. Bảo vệ Tổ quốc không có tội. Chỉ có lợi dụng các sự kiện lịch sử, lợi dụng cái hoàn cảnh này nọ để gây rối, để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc thì mới đáng bị lên án.
“Dù chế độ ở đất nước này nó thay đổi thế nào, theo tiến trình lịch sử hiện đại mà chúng ta chưa biết, nhưng dứt khoát chúng ta phải khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Và chúng ta phải làm mọi giá, kể cả hy sinh xương máu, để đòi lại đất mẹ Việt Nam,” nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc bày tỏ với BBC.
50 năm mất Hoàng Sa
Quan sát những động thái và yêu sách của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, ông Đinh Kim Phúc mô tả chúng như “những vệt dầu loang”. Trong đó, cuộc Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 là một điểm mốc đánh dấu tham vọng tiến về phương Nam của Trung Quốc, một tham vọng không bao giờ dừng lại, mà sau này đúc kết thành đường lưỡi bò chín đoạn.
Ông Phúc nhắc lại từ thời Mãn Thanh (năm 1909), Trung Quốc đã cho khảo sát Hoàng Sa và tuyên bố chủ quyền ở vùng đất này và gọi là Tây Sa. Đến năm 1925, yêu sách chủ quyền đó “bò xuống tận đảo Tri Tôn” - thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Đầu thập niên 1930, Trung Quốc bắt đầu tranh chấp đến quần đảo Trường Sa mà Việt Nam và một loạt nước khác cũng tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ hoặc một phần.
Leo thang trong tranh chấp chủ quyền với Việt Nam đã bùng nổ thành bạo lực trong Hải chiến Hoàng Sa năm 1974, sự kiện đánh dấu việc Trung Quốc chiếm hoàn toàn quần đảo này từ VNCH, theo nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc.
Nói đến đây, không thể bỏ qua sự kiện ngày 21/2/1972, khi Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon đến Trung Quốc nhằm chấm dứt 20 năm băng giá trong quan hệ Mỹ-Trung. Đây được coi là cột mốc đánh dấu mang tính thay đổi cục diện thế giới, biến "cái bắt tay lịch sử giữa lãnh đạo hai nước hai bên Thái Bình Dương" thành hiện thực.
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc cho rằng “cái bắt tay giữa Trung Quốc và Mỹ đã bán đứng các đồng minh, cả Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa”.
“Chính cái bắt tay đó dẫn đến cuộc hải chiến Hoàng Sa, là Mỹ đã làm ngơ cho Trung Quốc đánh chiếm một phần lãnh thổ của Việt Nam.
“Còn mối quan hệ giữa hai miền nam bắc thì chúng ta biết rằng nhiệm vụ cao nhất lúc bấy giờ của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Họ tin rằng những người anh em, người đồng chí Trung Quốc, sau này hòa bình rồi sẽ giải quyết một cách êm ấm. Chính sự cả tin vào tinh thần quốc tế vô sản, vào người anh em cộng sản mà chúng ta phải trả giá cho đến ngày hôm nay,” ông Phúc nhận định.
Sự nóng lạnh giữa Hà Nội và Bắc Kinh
Việt Nam Cộng Hòa đã chấm dứt tồn tại vào ngày 30/4/1975, nhưng di sản của chính thể này để lại, đặc biệt là vấn đề bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông là một điều quan trọng đối với chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, khi xét về mặt công pháp quốc tế.
Điều quan trọng là trong tiến trình này, vấn đề chủ quyền phải được duy trì liên tục, không gián đoạn hay cắt khúc giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày nay.
Lúc sinh thời, nhà ngoại giao Dương Danh Dy - cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc - đánh giá Hội nghị Thành đô năm 1990 đã gây “hậu quả tai hại".
Viết cho BBC hồi năm 2014, ông Dương Danh Dy nêu rằng phía Việt Nam đã “hoàn toàn cho qua vấn đề” sau khi nghe Giang Trạch Dân nói trong diễn văn rằng quan hệ hai nước từ nay “hãy gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”.
Thực tế, Hà Nội trung thành với cam kết của mình, giữ quan hệ hòa hoãn với Bắc Kinh. Đơn cử, ngày 18/1/1950 đánh dấu việc Trung Quốc trở thành nước đầu tiên trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao và công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Mao Trạch Đông gặp các "đồng chí" Lê Đức Thọ và Nguyễn Duy Trinh vào năm 1973, một năm sau thì Trung Quốc đánh Hoàng Sa. Hình ảnh Getty Images.
Một số nhà báo nói với BBC rằng, ngày 18/1 là dịp kỷ niệm quan hệ ngoại giao hai nước nên Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin-Truyền thông, Bộ Ngoại giao thường có chỉ đạo các tòa soạn tránh các nội dung có thể ảnh hưởng quan hệ hai nước. Vì vậy, việc đưa tin về chủ quyền biển đảo, nhắc đến Trung Quốc như kẻ thù, đặc biệt là kỷ niệm về Hải chiến Hoàng Sa thường bị hạn chế.
Nhưng ngược lại, theo nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, Trung Quốc luôn khẳng định “chủ quyền thuộc ngã”: Tây Sa, Nam Sa là của họ và phải dựa trên nguyên tắc đó để giải quyết những vấn đề chủ quyền của Việt Nam và Trung Quốc.
Ông Phúc nói thêm rằng, đến nay, tuy Việt Nam có hơn 200 đầu sách chuyên về chủ quyền lịch sử của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và nhiều tư liệu quý giá khác nhưng sự tuyên truyền về chúng lại “phụ thuộc vào quan hệ nóng lạnh giữa Hà Nội và Bắc Kinh”.
“Do đó, chúng ta thấy rằng ngày kỷ niệm 19/1, rồi đến 17/2, rồi 14/3, hiếm khi chính thức nêu lên tên Trung Quốc, hay gọi là các cuộc chiến giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng ý chí độc lập, ý chí ngoan cường của người Việt Nam không hề bị nguội lạnh.
“Trong bối cảnh của chính trị Việt Nam hiện nay, phải nói thật là nhà cầm quyền rất kỵ khi nhắc đến bốn từ Việt Nam Cộng Hòa, rất kỵ khi xuất hiện lá cờ vàng ba sọc đỏ vì nó là một thể chế chính trị của quá khứ. Nhưng không có nghĩa rằng chúng ta quên đi những đóng góp to lớn của những người thuộc lực lượng quân đội của Việt Nam Cộng Hòa,” ông Phúc khẳng định.
(BBC News Tiếng Việt)
Trăng
Tổng số bài gửi : 1844 Registration date : 23/04/2014
Tiêu đề: Re: 50 năm Hải chiến Hoàng Sa Tue 23 Jan 2024, 08:35
Trà Mi đã viết:
Hoàng Sa, bao giờ lấy lại?
Ngô Thị Kim Cúc
“Bao giờ chúng ta lấy lại được Hoàng Sa?” – nhà văn Ngô Thị Kim Cúc bắt đầu bài viết của mình bằng một câu hỏi, nhân dịp 50 năm Hải chiến Hoàng Sa.
Hoàng Sa mà Trung cộng đã đánh cướp sau trận hải chiến ngày 19/1/1974, giữa lúc tình hình chiến sự ở miền Nam đang rơi vào thế bất lợi cho Việt Nam Cộng Hòa.
Hoàng Sa mà ngay từ năm 1816 vua Gia Long đã đưa thủy quân ra khảo sát, và liên tục vào các năm 1833, 1834, 1835, 1836, vua Minh Mạng đã cho quân ra cắm trụ, dựng bia, lập miếu, trồng cây, đo đạc, vẽ bản đồ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
Tên các đảo chính là tên những người có công trong nhiệm vụ thiêng liêng này. Trong sinh hoạt nghề cá, hàng năm ngư dân miền Trung vẫn tổ chức các nghi thức, tế lễ có nội dung về việc người Việt ngày xưa từng ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ vua giao.
50 năm Hải chiến Hoàng Sa: ‘Gia đình chưa bao giờ cất đi di ảnh của ba’
50 năm Hải chiến Hoàng Sa: 'Vấn đề chủ quyền lãnh thổ không của riêng ai'
50 năm Hải chiến Hoàng Sa: Hành trình đi tìm gia đình tử sĩ VNCH
Vậy mà đã 50 năm từ ngày Trung Quốc đánh chiếm và biến Hoàng Sa thành một “tiền đồn” trên Biển Đông, hòng khống chế con đường giao thương cực kỳ quan trọng này.
50 năm, ai quên và ai nhớ?
50 năm, có phải thời gian đã phôi pha và mọi thứ sẽ “hóa bùn” khi đã “để quá lâu”?
Không! Lòng người dân Việt vẫn canh cánh câu hỏi: Bao giờ lấy lại Hoàng Sa?
Tôi không rõ lắm về nội dung, thời hiệu của những điều luật, hay những văn bản liên quan tới việc kiện cáo, xác nhận chủ quyền Hoàng Sa, nhưng trong tôi luôn ray rứt một suy nghĩ: Bao giờ lấy lại Hoàng Sa?
Không chỉ là chuyện đòi lại một vùng đảo, mà để đoan quyết rằng, không một tấc đất thiêng liêng nào thuộc chủ quyền Việt Nam phải chịu đựng sự thống trị của ngoại bang, nhất là một ngoại bang mắc bao món nợ lớn với người Việt suốt một ngàn năm đô hộ.
Tôi lớn lên trong một thành phố miền Nam, với những bài học vỡ lòng về đất nước có tên gọi là Việt Sử, xác định rất rõ rằng, “chúng-ta-đang-học-sử-nước-mình”, để phân biệt với sử-thế-giới khi lên bậc học cao hơn.
Chính trường Nữ Tiểu Học Đà Nẵng đã khai mở và khắc ghi vào trái tim tôi những bài học đầu tiên về lòng yêu nước, sắc cạnh và mạnh mẽ tới nỗi giá trị vĩnh viễn ấy chỉ ngày càng sâu đậm hơn trong mỗi ngày lớn lên của tôi.
50 năm Hải chiến Hoàng Sa: Việt Nam có thể làm gì với vị thế là nước yếu hơn?
50 năm Hải chiến Hoàng Sa: Chiến thuật vùng xám của Bắc Kinh và cơ hội để đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế
50 năm Hải chiến Hoàng Sa: Ngư dân Việt Nam tại ngư trường Hoàng Sa trước dân quân biển Trung Quốc
Trong một giờ Việt Sử, tôi đã khóc đau đớn, nước mắt nước mũi ràn rụa khi nghe cô giáo đọc bài-đọc-thêm về việc kinh thành Huế thất thủ trước sức tấn công của quân Pháp. Hình ảnh những người lính Việt bại trận chen chúc cùng với dân thường đầy khiếp sợ bồng bế dắt díu nhau chạy khỏi kinh đô xiết bao đau thương thê thảm. Họ phải đứt ruột đành lòng bỏ lại sau lưng mình một kinh thành đã mồ-côi-dân cho giặc.
Tôi thấy như chính mình và gia đình mình cũng có mặt trong đám người trốn chạy nhục nhã đó, và tôi đau, như chưa bao giờ đau đến vậy. Các bạn tôi cũng khóc giống như tôi, và cô giáo là người khóc đầu tiên. Ôi những giờ Việt sử thời tuổi nhỏ, sao mà thiêng liêng đến vậy. Những giờ học đã định hình lòng yêu nước trong chúng tôi, tự nhiên như tình yêu với cha mẹ, anh em, bạn bè, làng xóm, ngôi trường, con đường đi học…
Vậy mà, giờ đây, những thông tin nhận được hàng ngày cứ khiến tôi kinh ngạc với câu hỏi: Đang xảy ra chuyện gì? Vì sao mọi việc lại trở nên như vậy?
Tôi đã tình cờ xem một phim tài liệu do một kênh truyền hình Việt Nam thực hiện về biên giới Việt-Trung. Lời thuyết minh cho biết đoàn phim đã phải xin phép Trung Quốc để được vào quay nơi đã đặt đồn biên phòng cũ, do khu đất này của một tỉnh gần giáp biên giới với Trung Quốc đã cho người Trung Quốc thuê làm sân gôn trong thời gian dài.
Tôi tự hỏi, sao lại cho Trung Quốc thuê đất làm sân gôn dài ngày ngay vùng biên giới?
Ở Đà Nẵng, thành phố mà Hoàng Sa trực thuộc, người Trung Quốc đã bằng nhiều cách thu gom đất ven biển, kể cả nhờ người Việt đứng tên giùm.
Câu hỏi đặt ra là: đằng sau những thương vụ này là gì?
Tôi lớn lên từ những bữa cơm với rất nhiều loại cá: chim, thu, ngừ, đuối, nục, chuồn, cơm…, và cả bài hát mẹ ru em: “Lỗi lầm vì cá trích ve/ Vì rau muống vượt, vì mè trộn măng”. Đời sống quê tôi gắn bó thân thiết với Biển Đông, nên trong tôi cứ dội lên một nỗi đau cồn cào mỗi khi nghĩ đến Hoàng Sa.
Cho đến khi internet đã trở thành phương tiện phổ biến, một ngày kia, tôi vào Google và gõ hai chữ Hoàng Sa, rồi tải xuống những gì có được, tôi đã trải qua một cảm xúc lạ lùng chưa từng có.
Khi lần đầu nhìn thấy bức không ảnh một góc đảo Hoàng Sa với cây xanh và cát trắng giữa một đại dương thẳm xanh, cộng với những cái tên Tri Tôn, Hữu Nhật, Duy Mộng…, Tôi choáng người như nhìn thấy một người thân mất tích lâu năm bỗng trở về. Tôi đã lưu những hình ảnh-tài liệu có được vào một folder, và lâu lâu lại giở ra xem, với ngàn vạn những nỗi niềm.
Internet đã cho tôi niềm vui nhìn thấy một Hoàng Sa bằng-xương-bằng-thịt của mình, nhưng internet cũng khiến tôi đớn đau bức bối khi nhìn thấy cờ Trung Quốc bay trên vùng đảo ấy. Giờ đây, lính Trung Quốc với tàu lớn, vũ khí hạng nặng thường xuyên tấn công ngư dân Việt khi họ ra đánh bắt gần vùng biển truyền thống của mình. Tàu Trung Quốc đã cướp từ hải sản đến ngư cụ, máy móc và đe dọa cả sinh mạng sống của những ngư dân Việt chỉ có vật duy nhất để “tự vệ” là lá cờ...
Bao giờ lấy lại được Hoàng Sa?
Tôi chỉ là một thường dân, tôi chẳng biết phải đặt câu hỏi ấy cho ai, ngoài những lãnh đạo cao nhất của Việt Nam: Bao giờ lấy lại được Hoàng Sa?
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, một nhà văn và nhà báo về hưu sống tại Sài Gòn.
(BBC News Tiếng Việt)
"Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, mọi hành động sử dụng vũ lực không thể tạo ra danh nghĩa chủ quyền, cũng như không thể làm thay đổi sự thật chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa thuộc về Việt Nam." Đọc báo thấy tin vậy đo tỷ
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: 50 năm Hải chiến Hoàng Sa Tue 23 Jan 2024, 08:59
Trăng đã viết:
"Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, mọi hành động sử dụng vũ lực không thể tạo ra danh nghĩa chủ quyền, cũng như không thể làm thay đổi sự thật chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa thuộc về Việt Nam." Đọc báo thấy tin vậy đo tỷ
hổng sử dụng vũ lực mà nhờ tình hữu nghị xin TQ trả lại cho VN! (hổng trả thì thui!)
Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
Tiêu đề: Re: 50 năm Hải chiến Hoàng Sa Tue 23 Jan 2024, 09:19
Trà Mi đã viết:
Trăng đã viết:
"Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, mọi hành động sử dụng vũ lực không thể tạo ra danh nghĩa chủ quyền, cũng như không thể làm thay đổi sự thật chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa thuộc về Việt Nam." Đọc báo thấy tin vậy đo tỷ
hổng sử dụng vũ lực mà nhờ tình hữu nghị xin TQ trả lại cho VN! (hổng trả thì thui!)
Sau 30/4/75 khi nghe sinh viên hỏi về Hoàng Sa, một cán bộ Đoàn đáp: Bạn chỉ giữ giùm ta, sau này sẽ trả lại, giống như hồi năm 1957 TQ giao trả đảo Bạch Long Vỹ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
_________________________
Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: 50 năm Hải chiến Hoàng Sa Tue 30 Jan 2024, 08:21
Ai Hoa đã viết:
Trà Mi đã viết:
Trăng đã viết:
"Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, mọi hành động sử dụng vũ lực không thể tạo ra danh nghĩa chủ quyền, cũng như không thể làm thay đổi sự thật chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa thuộc về Việt Nam." Đọc báo thấy tin vậy đo tỷ
hổng sử dụng vũ lực mà nhờ tình hữu nghị xin TQ trả lại cho VN! (hổng trả thì thui!)
Sau 30/4/75 khi nghe sinh viên hỏi về Hoàng Sa, một cán bộ Đoàn đáp: Bạn chỉ giữ giùm ta, sau này sẽ trả lại, giống như hồi năm 1957 TQ giao trả đảo Bạch Long Vỹ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
chắc tại đảo Bạch Long Vỹ hổng có mỏ dầu!
Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
Tiêu đề: Re: 50 năm Hải chiến Hoàng Sa Tue 30 Jan 2024, 08:45
Trà Mi đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Trà Mi đã viết:
Trăng đã viết:
"Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, mọi hành động sử dụng vũ lực không thể tạo ra danh nghĩa chủ quyền, cũng như không thể làm thay đổi sự thật chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa thuộc về Việt Nam." Đọc báo thấy tin vậy đo tỷ
hổng sử dụng vũ lực mà nhờ tình hữu nghị xin TQ trả lại cho VN! (hổng trả thì thui!)
Sau 30/4/75 khi nghe sinh viên hỏi về Hoàng Sa, một cán bộ Đoàn đáp: Bạn chỉ giữ giùm ta, sau này sẽ trả lại, giống như hồi năm 1957 TQ giao trả đảo Bạch Long Vỹ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
chắc tại đảo Bạch Long Vỹ hổng có mỏ dầu!
Lúc đó Trung Cộng coi VNDCCH như là nước phụ thuộc mình nên không ngại trao lại 1 hòn đảo nhỏ không có giá trị gì lớn. Nga sô còn dám giao bán đảo Crimea cho Ukraine năm 1954 nữa kìa, nhưng khi Ukraine độc lập, tổng thống Yanukovych theo Nga bị dân chúng Ukraine lật đổ năm 2014 thì Nga đánh chiếm lại.
_________________________
Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không