Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Hoa Tết và câu chuyện thị trường

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Hoa Tết và câu chuyện thị trường Empty
Bài gửiTiêu đề: Hoa Tết và câu chuyện thị trường   Hoa Tết và câu chuyện thị trường I_icon13Thu 15 Feb 2024, 09:44

Hoa Tết và câu chuyện thị trường

GIA PHÚC

Hằng năm, chợ hoa Tết luôn làm điểm đến của người dân thành phố để chọn mua các loại hoa để trang trí cho gia đình, cơ quan. Khác với mọi năm trước, chợ hoa Tết Giáp Thìn tan sớm, khi từ chiều 8-2 (29 Tết), nhiều tiểu thương tại chợ hoa Tết (khu vực Cung Thể thao Tiên Sơn) đã bắt đầu treo bảng hạ giá, giảm giá bất ngờ các loại hoa Tết nhằm cắt lỗ. Tại các khu vực khác như chợ hoa ở quận Liên Chiểu, Thanh Khê, Cẩm Lệ cũng khá trầm lắng. Ở các khu vực chuyên kinh doanh hoa, cây cảnh trên địa bàn sức mua chậm do thưa thớt khách.

Tại chợ hoa Tết khu vực Cung Thể thao Tiên Sơn, một chủ hàng bán mai quê An Nhơn, Bình Định kể: "Tôi đưa ra gần 100 gốc mai để bán nhưng ế ẩm. Từ chiều nay (29 Tết), tôi quyết định hạ giá sâu để bán bù lỗ rồi thu dọn, thuê xe chở về Bình Định. Những gốc mai có giá 2-2,5 triệu đồng, giờ treo bảng bán 1 triệu đồng; có gốc mai thế vài năm tuổi chào bán giá 500 ngàn đồng nhưng cũng không có người mua”.

Nhiều tiểu thương nhận định chưa năm nào không khí chợ hoa xuân ảm đạm như năm nay. "Tôi hạ giá đến 80% với hy vọng bán được nhưng cả ngày hôm nay chưa có ai mua. Bán như cho mà cũng không có khách", một tiểu thương bán hoa ở khu vực góc đường Đỗ Bá - Ngũ Hành Sơn chia sẻ. Lý giải nguyên nhân sức mua bị giảm sút, nhiều thương lái tại Đà Nẵng cho rằng, có thể do năm qua tình hình kinh tế khó khăn nên các gia đình thắt chặt chi tiêu. Tuy nhiên, lý giải trên chưa thật sự thuyết phục bởi dù gì hoa, cây cảnh vẫn luôn được nhiều gia đình tìm mua để trang trí đón Tết.

Một cái Tết đã đi qua để nhìn lại nhóm hàng hóa là hoa, cây cảnh ở góc độ thị trường để có định hướng sản xuất, kinh doanh ở năm sau. Nhìn lại thị trường hoa, cây cảnh năm nay và những năm trước hầu như lặp lại mô típ nâng giá bán cao so với giá trị thật của hàng hóa ở những ngày đầu giáp Tết. Sau đó đo đếm lượng khách hàng mà giảm giá dần về ngày cuối phiên chợ (30 Tết).

Tình trạng tồn hàng hoa, cây cảnh ở các chợ hoa Tết năm nay không thể đỗ lỗi cho kinh tế khó khăn, cho người mua so đo thắt chặc chi tiêu. Một khi đã kinh doanh, buôn bán sản phẩm, người bán cần dự trù, phải tính trước tình huống không bán được, sẽ bị lỗ hay lời chứ không phải chắc mẩm hay chờ đợi bán được, lời khẳm. Thử nhìn vào cây mai, ở thời điểm này tâm lý khách hàng Đà Nẵng đã có thay đổi, dịch chuyển từ việc chọn mai cúc đọt đỏ sang diệp mai vốn có nguồn gốc tại bản xứ. Do đó, khi cung ứng một số lượng mai cúc đọt đỏ đưa ra thị trường thì hiển nhiên sức mua yếu.

Khi bán được hàng sẽ không ai nói gì, nhưng khi không bán được giá cao, giá như mình mong muốn, phải bán giá thanh lý, nhiều người kêu ca, lên tiếng, thậm chí đập bỏ hàng. Người bán, ngoài làm chủ được thị trường, thì hiển nhiên phải biết hoa, cây cảnh không phải là mặt hàng thiết yếu. Trong thời điểm kinh tế đang khó khăn, rõ ràng người tiêu dùng phải lựa chọn giữa việc ưu tiên mua cái nào trước, cái nào mua sau và cái nào có thể không mua. Người ta chỉ mua cái không thiết yếu, theo nhu cầu, theo sở thích... khi giá của chúng rẻ, phải chăng, còn khi chúng đắt, họ sẽ không mua.

Thị trường hoa Tết Giáp Thìn còn chịu tác động bởi nguồn cung đa dạng về chủng loại và chất lượng như các loại hoa lan, hoa nhập ngoại. Ngoài ra còn có sự chia sẻ bởi các kênh bán hàng qua mạng…và kênh thương mại điện tử đang thực sự là thách thức cho loại hình thương mại truyền thống.

Hoa Tết và thị trường hoa Tết năm nay đã gợi mở ra một cách tiếp cận mới không chỉ ở khâu phân phối mà ngay cả từ khâu trồng trọt.

(Báo Đà nẵng)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Hoa Tết và câu chuyện thị trường Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hoa Tết và câu chuyện thị trường   Hoa Tết và câu chuyện thị trường I_icon13Thu 15 Feb 2024, 09:49

Đập bỏ hoa chiều 30 Tết: Cay cú, 'ăn vạ' người mua

Bình Minh

Đập bỏ, phá hoại những chậu hoa ế chiều 30 Tết, người bán không chỉ là sự cay cú, 'ăn vạ' cộng đồng một cách vô lối mà còn hành vi cố tình xả rác, cần phạt nặng.


Hoa Tết và câu chuyện thị trường 16c11010

Thương lái đập bỏ các chậu hoa do ế ẩm, nhất quyết không bán rẻ hay cho không. (Ảnh: Webtretho)


Đại hạ giá những hàng hóa có thời hạn sử dụng ngắn khi sắp “hết đát” là điều đương nhiên. Chẳng hạn, siêu thị thường giảm giá đến 70% các loại rau lá, thực phẩm sơ chế, bánh nướng sử dụng trong ngày… vào chiều tối. Các loại hoa chỉ có thể bán để trưng Tết hoặc chơi trong thời gian ngắn cũng vậy thôi.

Buôn bán thì phải biết tính đến yếu tố đó để xác định giá ở từng thời điểm sao cho hiệu quả của cả kỳ kinh doanh đạt mức cao nhất, đâu thể cứ thấy người ta mua sớm thì hét giá trên trời, mua muộn thì lại buộc tội họ ép giá, rồi hủy hoại hàng hóa để thể hiện thái độ cay cú, để "dằn mặt".

Đó là ăn vạ người mua, hay đòi hỏi bảo hộ về giá cho mặt hàng của mình đây?

Đập bỏ hoa để “cho người mua một bài học” không chỉ là hành động xấu xí, thiếu văn hóa, mà còn vi phạm các quy định của pháp luật. Họ cố tình xả rác, cố tình biến khu vực mà họ đứng bán hàng trở thành bãi chiến trường ngổn ngang.

Cứ đặt giả thiết họ đã đóng tiền vệ sinh môi trường trước khi tiếp quản mặt bằng, thì điều đó không có nghĩa là họ cứ thoải mái tạo thêm rác rưởi, khiến các công nhân vệ sinh phải làm việc nặng nhọc hơn để xử lý những thứ họ để lại.

Một số tiểu thương biện minh rằng, họ đập hoa không phải để “làm giá”, mà vì hoa đó nếu không bán được dịp Tết thì sẽ héo, không thể chăm sóc tiếp, nếu mang về sẽ tốn nhiều tiền vận chuyển.

Nhưng lựa chọn như vậy chính là ích kỷ, chỉ biết bo bo lợi ích của mình. Lúc lãi cao thì tiền đút túi, khi hàng ế thì lại trút gánh nặng hậu quả lên cộng đồng – những người phải chịu đựng cảnh quan xấu xí, và nhân viên vệ sinh môi trường!

Từ Tết sau, các cơ quan chức năng cần quản lý chặt chẽ hơn vấn đề này. Phải phạt thật nặng những người cố tình phá hoại cảnh quan công cộng và làm mất vệ sinh môi trường sống.

Những người bán hoa được mượn không gian công cộng làm địa điểm kinh doanh kiếm tiền, như vậy là họ đã được nhờ cộng đồng rồi. Khi không bán nữa thì họ có trách nhiệm trả lại mặt bằng sạch sẽ, đẹp đẽ. Họ có thể trả tiền để công nhân vệ sinh làm thay, nhưng không có nghĩa là hễ trả tiền thì cứ vô tư thực hiện hành vi kém văn minh, thiếu tôn trọng cộng đồng như vậy.

(Báo Mới)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Hoa Tết và câu chuyện thị trường Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hoa Tết và câu chuyện thị trường   Hoa Tết và câu chuyện thị trường I_icon13Thu 15 Feb 2024, 10:05

Đập nát hoa ế: Hành động này nói lên điều gì?

RFA



Hoa Tết và câu chuyện thị trường 7d8b5010

Làng hoa ờ Sa Đéc. Hoa trồng để thương lái mua bán Tết.


Từ rất nhiều năm trước, cứ đến chiều 30 Tết, một số tiểu thương tại các chợ hoa lại lặng lẽ chất những chậu hoa không bán hết lên xe tải chở về vườn. Một số khác chọn cách bỏ lại những chậu hoa ế cho người nghèo mang về chưng Tết.

Nhưng mấy năm gần đây, đã có không ít tiểu thương có hành động đập nát những chậu hoa vô tội với thái độ hằn học như "trút giận" do không bán được. Nhiều người trong số họ khi được hỏi, lý giải rằng, nếu không đập nát những chậu hoa này thì người mua sẽ có thói quen canh hoa ế để lấy về chưng Tết mà không bỏ tiền ra mua nữa... “Đập” để tạo thói quen “mua” hoa (!?).

Phản cảm và đồng cảm

Khi được hỏi về những hành động trên của các tiểu thương, bà Phương, một người trồng hoa ở Gò Vấp từ mấy chục năm qua nêu quan điểm của bà với RFA:

“Tôi thấy đây là một hành động phản cảm và không có lòng nhân ái. Nhưng theo tôi, lỗi là cả hai phía chứ không phải là một phía. Hồi xưa người mua cũng không chờ đến giờ cuối cùng để mua rẻ, nếu họ có thể mua trước đó. Người bán cũng cho hoa nếu họ không bán hết. Hồi xưa người ta hiền lành, tâm người ta thiện. Cuộc sống không phải đối chọi, không phải mưu mô tính toán nhiều. Bây giờ nguyên cái xã hội nó mưu mô, tính toán như vậy. Người bán hoa mà không biết thương hoa, không biết trân quý cành hoa. Họ đối xử với sản phẩm từng nuôi sống mình như vậy là không có tâm trong xử thế.”

Hành động đập nát hoa, cắt hết cành hoặc đập bể chậu hoa, gốc đào vào chiều 30 Tết của những người bán hoa nhận không ít bình luận “không thể chấp nhận” được của nhiều người. Một ý kiến bình luận trên tờ VnExpress cho rằng “Một hình ảnh rất không đẹp, thiết nghĩ những người này sang năm đừng nên bán hoa kiểng”. Một số người khác cho rằng đó là hành động phản cảm, thậm chí vô văn hóa của tiểu thương, trong đó có cả nhà vườn. Hoặc một số bình luận “nặng” hơn rằng đó là hành động vô lễ với khách hàng, nhân tố quan trọng trong bất cứ ngành nghề kinh doanh nào.

Tôi thấy đây là một hành động phản cảm và không có lòng nhân ái. Nhưng theo tôi, lỗi là cả hai phía chứ không phải là một phía. Hồi xưa người mua cũng không chờ đến giờ cuối cùng để mua rẻ, nếu họ có thể mua trước đó. Người bán cũng cho hoa nếu họ không bán hết. Hồi xưa người ta hiền lành, tâm người ta thiện. - Bà Phương

Nhận xét về những hình ảnh “không đẹp” trong ngày cuối năm như thế, nhà báo Nguyễn Ngọc Già nói với RFA:

“Về việc đập hoa, theo quan điểm cá nhân của tôi, đó là tài sản của người ta thì người ta có quyền đập, có quyền cho hay làm gì tùy ý. Tuy nhiên, họ không có quyền đổ lỗi cho khách hàng. Tôi chưa thấy nhà sản xuất nào lại dám đổ thừa lỗi tại khách hàng như vậy. Tôi cho đây chính là cái văn hóa xuất phát từ nền kinh tế phi thị trường. Tức họ bán cái họ có chứ không quan tâm đến nhu cầu của người tiêu dùng.”

Tính xấu của người Việt?



Hoa Tết và câu chuyện thị trường 6d0b0c10

Một nông dân đang chăm sóc hoa cúc bán Tết tại vườn ở Sa Đéc. AFP


Từ nhiều năm qua, có một số loại nông sản do người nông dân đầu tư tiền, của và công sức hàng năm trời nhưng “thiếu đầu ra” nên không tiêu thụ được, khiến cuộc sống của họ điêu đứng. Người nông dân chỉ biết “tự than thân trách phận” và cầu xin cộng đồng giải cứu như vài năm gần đây có các chương trình giải cứu vải thiều, giải cứu thanh long, giải cứu dưa hấu.

Nhiều chuyên gia khi trò chuyện với RFA về vấn đề này từng cho rằng: Lý ra các hiệp hội và chính quyền phải vào cuộc ngay từ đầu, tìm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp, không nên để nông dân tự “loay hoay” như vậy. Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cũng đồng ý kiến về vấn đề này trong trường hợp của các tiểu thương “đập bỏ” hoa ngày cuối năm. Ông cho rằng:

“Nó có nhiều nguyên nhân. Nhưng theo tôi, nguyên nhân quan trọng nhất là trách nhiệm của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Với tư cách là quản trị quốc gia, họ không có một kế hoạch nào hay dự báo về thị trường cho người nông dân nói chung, người trồng hoa, bán hoa nói riêng. Nguyên nhân thứ hai là Hiệp hội sinh vật cảnh Việt Nam, cũng như các Hội sinh vật cảnh của các tỉnh thành phố”.

Theo truyền thông Nhà nước, tình hình bán hoa Tết ế ẩm tại cả ba thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và Sài Gòn. Luật sư Phạm Công Út chia sẻ một góc nhìn khác của ông về câu chuyện trên, khi ông cho rằng, những người đập phá hoa là thương lái chứ không phải nông dân. Mà thương lái, theo ông, họ chỉ biết lợi nhuận. Ông nói:

“Thương lái họ muốn giữ cái giá cho năm sau để tránh chuyện mọi người chờ đến giờ vàng để mua rẻ, cho nên họ đập bỏ. Nhưng tôi khẳng định đó không phải là nông dân mà là thương lái. Họ làm vậy thì nó phản cảm, tội nghiệp cho cả mấy người dọn vệ sinh. Nếu họ bán không hết thì họ có thể cho hoặc chở về vì trước đó lúc bán giá cao là họ đã có lời rồi. Nhưng vì họ muốn năm sau bán được giá hơn cho nên họ dùng cách đó. Ở đây tôi cũng mua hoa ở nhà vườn tối 30 Tết. Giá rất rẻ nhưng họ cám ơn tôi rối rít. Ví dụ một châu hoa hướng dương giá 60 ngàn, tôi mua có 10 ngàn. Một câu hoa mồng gà 30 ngàn tôi mua có sáu ngàn. Họ là nông dân chứ không phải thương lái.”

Nhiều người cho rằng, hành động chặt cành, đập nát hoa của những tiểu thương là tấm gương phản chiếu một xã hội không còn lòng nhân ái; một xã hội xuống cấp về đạo đức. Một khi kinh doanh, tiểu thương phải chấp nhận rủi ro nếu không giỏi tính toán. Không thể đổ tại khách hàng trả giá rẻ mà trút giận nên những cành hoa như thế.

Việc này năm nào cũng xảy ra. Nó thể hiện tính cách của người Việt nói riêng và người châu Á nói chung. Đây là một nét văn hóa xấu, tức là không ăn được thì đạp đổ. Kiểu tôi làm ra, tôi không ăn được thì cũng phá không cho người khác ăn. Không cho người khác hưởng thụ thành quả lao động của mình. - Bác sĩ Đinh Đức Long

Một bài viết trên tờ Vnexpress có tựa “Tiểu thương đập nát hoa ế ngày 30 Tết” mô tả một nông dân quê Đồng Tháp tự tay ném nát gần 300 chậu hoa, liên tục hét lên “đập hết, không cho ai cả”. Một người khác quê Khánh Hoà dùng cây phá nát những bông hoa cúc và nói: “Tôi thà cho hoa làm công quả chứ không để người ta xài chùa”.

Theo Bác sĩ Đinh Đức Long, hành động của các tiểu thương thể hiện tính cách rất xấu của một số người Việt ngày nay:

“Việc này năm nào cũng xảy ra. Nó thể hiện tính cách của người Việt nói riêng và người châu Á nói chung. Đây là một nét văn hóa xấu, tức là không ăn được thì đạp đổ. Kiểu tôi làm ra, tôi không ăn được thì cũng phá không cho người khác ăn. Không cho người khác hưởng thụ thành quả lao động của mình. Lẽ ra họ có thể tặng hoa, họ biếu cho người khác khi đã hết giờ bán, ai lấy thì lấy không lấy thì thôi. Đó là một nét văn hóa tốt.”
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Hoa Tết và câu chuyện thị trường Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hoa Tết và câu chuyện thị trường   Hoa Tết và câu chuyện thị trường I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Hoa Tết và câu chuyện thị trường
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» SONG TỬ LẠC LOÀI .
» Chuyện tình Hoa Lưu Ly - Ái Hoa
» Chuyện Vui Buồn
» Những bài thơ bất tử 3 - Giây phút chạnh lòng
» Chuyên vui có thật
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Tin tức... mình-