Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4  Next
Tác giảThông điệp
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? Empty
Bài gửiTiêu đề: TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???   TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? I_icon13Mon 04 Mar 2024, 21:45

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???
Lời đầu tâm sự
Thầy Ái Hoa hiện đang đăng truyện Đoạn trường tân thanh tại Đào Viên. Từ trước tới giờ tôi thường nghe Truyện Kiều của Nguyễn Du phỏng tác theo “Đoạn trường tân thanh” của Thanh Tâm tài nhân ở Trung Quốc. Nay tôi tình cờ đọc được bài viết này lại nói là Truyện Kiều có trước “Đoạn trường tân thanh” và là của Việt Nam. Tôi không đủ hiểu sự đúng sai nên mang về đăng ở Đào Viên có nhiều vị trí thức cao tham khảo, nhất là thầy Ái Hoa, rất thông tuệ nhiều lĩnh vực. Rất mong được thầy xác định xem nó thế nào.
BXP 4.3.2024

TƯ LIỆU THAM GIA HỘI THẢO: MINH HỌA TRUYỆN KIỀU DƯỚI CÁCH NHÌN MINH TRIẾT VIỆT.
TRÍCH: BIÊN KHẢO TỪ ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH ĐẾN PHÁT SINH KIM VÂN KIỀU TRUYỆN. Lê Nghị biên khảo

Lời mở đầu:
Biên khảo này được gợi ý và sự hỗ trợ nhiệt tình của nhà nghiên cứu độc lập Lai Quang Nam. Ông là người Quảng Nam nhưng sinh sống từ trẻ ở Sài Gòn. Với tấm lòng yêu cổ văn dân tộc nói chung và Truyện Kiều nói riêng, ông sưu tập rất nhiều về tư liệu truyện Kiều, giúp tôi có cái nhìn toàn diện và cụ thể về tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh của
Đại Thi Hào Dân Tộc Nguyễn Du. Đồng thời không ngừng động viên, góp ý suốt quá trình tôi chấp bút. Mở đầu những trang biên khảo này tôi xin chân thành cảm ơn ông. Tiếp đến xin được bày tỏ lòng cảm ơn muộn màng đến cố giáo sư tiến sĩ Phạm Tú Châu, người dịch cuốn Kim Vân Kiều Lục khuyết danh. Mặc dù có khác nhau về nhận định giữa tôi và tác giả, nội dung cuốn Kim Vân Kiều Lục giúp tôi giải quyết được nhiều khúc mắc trong các văn bản tại Đại Nam liên quan đến truyện Kiều trước 1900 và liên quan đến cuốn Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Tử. Kim Vân Kiều Lục là mắc xích quan trọng từ tiểu thuyết trường thi Đoạn Trường Tân Thanh đến tiểu thuyết chương hồi Kim Vân Kiều truyện. Tôi cũng xin cảm ơn nhà nghiên cứu lão thành Lại Nguyên Ân đã chỉ ra sự tiếp nối truyện Kiều của Đào Hoa Mộng Ký, tác phẩm tiêu biểu cho sức lan tỏa của Truyện Kiều sang các tác phẩm khác, gợi ý cho tôi tìm hiểu các tác phẩm kế tiếp ở Đại Nam. Các tác phẩm này chứng minh các tác giả không hề đọc tiểu thuyết Kim Vân Kiều cũng không hề biết Thanh Tâm Tài Nhân là ai. Ngược lại cho thấy tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Tử đã gom góp chất liệu từ các tác phẩm này.
Tôi tự thấy mình phải cảm ơn Charles Benoit, qua đó cảm ơn nhóm dịch thuật: tiến sĩ Nguyễn Nam, Trần Hải Yến, Nguyễn Đào Nguyên, Mai Thu Huyền đã cất công dịch thuật cuốn: The Evolution Of The Wang Cuiqiao Tale From Historical Event In China To Literary Masterpiece In Viêt Nam. ( Diễn Tiến Câu Chuyện Vương Thúy Kiều- Từ Sự Kiện Lịch Sử Đến Kiệt Tác Văn Chương Việt Nam). Tuy có những nhận định chưa đồng thuận, như nhờ tư liệu và khảo chứng khoa học của Benoit chúng tôi có điều kiện đối chứng với các tư liệu khác của học giả người Hoa.Từ đó phát hiện rằng học giả người Hoa không trung thực và mâu thuẫn khi nhận Kim Vân Kiều truyện và Thanh Tâm Tài Nhân về nước họ.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn nhà Hán Nôm Lâm Thanh Sơn đã giúp tôi đối chiếu văn bản, văn phong giữa Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Tử (A953) và cuốn Kim Vân Kiều Truyện do Lý Trí Trung học giả Trung Hoa hiệu điểm. Xin cảm ơn trang Văn Hóa Nghệ An, trang Yêu Truyện Kiều của các bạn trẻ Hà Nội, nhà nghiên cứu- giáo sư Vũ Nho, nhà dân tộc học Nguyễn Khôi và các bạn đọc khác đã chia sẻ, góp ý, phản biện và động viên để chúng tôi hoàn thiện bản thảo.
Rất mong được sự góp ý thêm của các vị thức giả đã và chưa từng ý kiến.
Tập tài liệu dành cho hội thảo này trích trong 4 chương trong tập biên khảo: " Từ Đoạn Trường Tân Thanh đến phát sinh Kim Vân Kiều Truyện" mà chúng tôi đã hoàn thành bản thảo nhưng chưa ấn hành. Phần trích 4 chương này chỉ liên quan đến nội dung chính: chú giải về nguồn gốc và từ ngữ truyện Kiều, trong đó chú giải nguồn gốc truyện
Kiều là vấn đề tiên quyết và trọng tâm theo chủ đề của hội thảo ngày 01/ 8/ 2020 : Minh họa truyện Kiều với góc nhìn minh triết Việt.- năm kỷ niệm 200 năm ngày giỗ Đại Thi Hòa dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Du.
Chương Một: Xem xét lại quyền sở hữu trí tuệ:
Chương Hai: Nguồn gốc chân thực của Truyện Kiều
Chương Ba: Từ không thành có, từ khó thành dễ và thuyết âm mưu.
Chương Bốn: Phụ lục: các bài viết liên quan và chú thích.
Về Đầu Trang Go down
Online
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???   TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? I_icon13Mon 04 Mar 2024, 21:50

Chương Một
XEM XÉT LẠI HỒ SƠ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
I.Khái Quát:
A.Đặt vấn đề:
Có hai xu hướng nghịch nhau về nguồn gốc truyện Kiều tập trung theo hai nhóm hiện nay tranh luận. Trần Ích Nguyên là một học giả Đài Loan được nhiều học giả trong nước ủng hộ ngược với nhóm Yêu Truyện Kiều.
-Về mặt tác phẩm và tác giả:
Trần Ích Nguyên: Sử+ tiểu phẩm Trung Hoa-> Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân -> Truyện Kiều Nguyễn Du.
Nhóm Yêu truyện Kiều: Sử + tiểu phẩm Trung Hoa -> Truyện Kiều -> Kim Vân Kiều Lục-> của Phạm Quý Thích -> Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Tử -> Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
-Về tên và quốc tịch tác giả:
Trần Ích Nguyên: Thanh Tâm Tài Nhân quốc tịch Trung Hoa.
Nhóm Yêu truyện Kiều: Thanh Tâm Tài Tử và Thanh Tâm Tài Nhân đều quốc tịch Việt Nam.
Vì vậy vấn đề then chốt cần giải quyết tranh chấp lần lượt là: Truyện Kiều có trước hay Kim Vân Kiều truyện có trước? Tác giả Kim Vân Kiều truyện là Thanh Tâm Tài Tử có trước hay Thanh Tâm Tài Nhân có trước? Do đó phải xét song song tư liệu văn học sử cả hai nước. Kể cả các nước thứ ba mà có bản chữ Hán Kim Vân Kiều truyện của Thanh
Tâm Tài Nhân và Thanh Tâm Tài Tử tồn tại.
Để cho khách quan ta xem như phiên toà xét xử: trọng chứng hơn trọng cung.
B.Tại Việt Nam:
1.Truyện Kiều ( tên nguyên thủy Đoạn Trường Tân Thanh):
Tác giả là Nguyễn Du. Truyện xuất hiện đầu tiên theo sử chép sau 1814, theo lưu truyền: sách in sau Nguyễn Du quy tiên, vào năm Minh Mạng thứ 2, tức năm 1821. Văn bản giới thiệu của Mộng Liên đường còn lưu.
-Nguyễn Du là nhân vật có nhân thân được sử sách ghi chép đầy đủ, ngoài truyện Kiều còn để lại trên 300 trăm bài thơ, một đề từ cho bài Long Thành Cầm giả ca.
-Người phổ biến truyện Kiều đầu tiên có văn bản: Phạm Quý Thích và Mộng Liên Đường có văn bản lưu.
-Vị vua quan tâm, tổ chức bình giảng: Minh Mạng 1830.
-Sử ghi chép tác giả và tác phẩm: Đại Nam liệt truyện chính biên, Quốc sử quán triều Nguyễn, niên hiệu Minh Mạng. Tên chính thức ghi trong quốc sử: Truyện thơ Nôm Thúy Kiều ( Đại Nam Liệt truyện chính biên, chương 20.)
-Vua bình giảng đầu tiên có văn bản : Minh Mạng 1930.
-Bản Kiều viết tay cũ nhất có niên đại: Minh Mạng lục niên, ngũ nguyệt, ngũ nhật (5/5 âm lịch, 1825 - Bản Thái Bình, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Ngọc Bích)
-Bản in sớm nhất còn lưu: 1866.
Người giới thiệu đầu tiên Truyện Kiều ra nước ngoài: Abel des Michelle 1884.
2. Bút danh Thanh Tâm Tài Tử:
-Bút danh xuất hiện trong văn bản Minh Mạng năm 1830: Thanh Tâm Tài Tử cổ kim minh lương đề tập biên. Thánh Tông Nhân Hoàng Đế Ngự Chế Tổng Thuyết Thượng Tập.
3.Kim Vân Kiều Lục khuyết danh và Kim Vân Kiều truyện Thanh Tâm Tài Tử.
-Kim Vân Kiều Lục xuất hiện công khai 1876 ( Abel des Michel). Khuyết danh, (nhiều yếu tố được cho là của Phạm Quý Thích, không có thuyết do người khác)
-Nội dung Kim Vân Kiều truyện được nhắc tới 1872 ( bản Kiều Duy Minh Thị)
-Có một cuốn truyện nhan đề Thanh Tâm Tài Nhân Lục hoặc Thanh Tâm Tài Nhân truyện, được nhắc tới vào những năm 1898 -1902. ( không thấy sách nhưng Đào Nguyên Phổ nói tới năm1898, bản Kiều Bùi Khánh Diễn có nói Kim Vân Kiều Truyện nhưng nội dung dẫn lại là Kim Vân Kiều Lục và Chiêm Vân Thị cũng gọi là Thanh Tâm Tài Nhân Lục).
-Kim Vân Kiều truyện của Thanh tâm Tâm Tài Tử ( ký hiệu A953) Xuất hiện công khai bản gốc chép tay đầu tiên tại Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội sau 1902.
-Người nghiên cứu đầu tiên: Henry Maspero 1914 và G.Coerdier (Dương Quảng Hàm, Tri Tân số 6, năm 1941 và Maurice Durand dẫn 1965, tuyển tập 200 năm ngày sinh Nguyễn Du)
-Niên đại chép trên sách: không có.
- Kim Vân Kiều truyện Thanh Tâm Tài Nhân quyển in phát hiện lần đầu 1924, không có niên đại. ( Lê Thước, Phan Sĩ Bàng- Dương Quảng Hàm tạp chí Tri Tân số 6, năm 1941)
Về Đầu Trang Go down
Online
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???   TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? I_icon13Mon 04 Mar 2024, 21:52

4.Kết luận:
Truyện Kiều xuất hiện trước tiên. Kim Vân Kiều Lục bình giảng Kiều tiếp theo. Kim Vân Kiều Lục được phóng tác thành Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Tử. Đến lượt cuốn này được chỉnh sửa thành Kim Vân Kiều Truyện của Thanh tâm Tài. Do đó, nội dung cuốn Kim Vân Kiều Truyện phóng tác rộng hơn thơ Nguyễn Du và Kim Vân Kiều truyện tiếp tục phóng tác rộng hơn.
C.Tại Trung Hoa:
- Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ghi vào danh mục sách Văn học Trung
Hoa năm 1926.(tại thời điển đó không dẫn địa chỉ tiểu thuyết thấy được, Thượng vụ ấn
thư quán 1926 -người biên soạn Cổ Thực- Đào Duy Anh-Khảo luận Kim Vân Kiều 1936).
-Nói tới văn bản Song Kỳ Mộng, bản Đại Liên, không tên tác giả, không niên đại. Nội dung có vài điểm giống A953 ( Người ghi nhận đầu tiên: Tôn Khải Đệ, Trung Quốc thông tục tiểu thuyết đề yếu,1931. Người thứ hai là Tả Đông , quan vu nhất điểm bổ sung Vương Thúy Kiều cố sự, 1961)
-Người đầu tiên khẳng định tại Trung Hoa không tồn tại bản Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân: Tôn Khải Đệ 1957.( Đông Kinh Nhật bản sở kiến tiểu thuyết thư mục, Thượng hải thư cục, 1957)
Người khẳng định cùng ý: Hoàng Dật Cầu 1959.( Kim Vân Kiều truyện, Bắc kinh, nhân dân xuất bản xã, 1959)
-Người đầu tiên khẳng định bản Song Kỳ Mộng Đại Liên là bản gốc Kim vân Kiều truyện: Đổng Văn Thành 1981.
-Cuốn Kim Vân Kiều truyện Thanh Tâm Tài Nhân bản Đại liên, in lần đầu tháng 10/1983 (Lý Trí Trung hiệu điểm).
D. Ngoài Việt Nam và Trung Hoa:
-Tên Kim Vân Kiều truyện tác giả Thanh Tâm Tài Nhân ,Tại Nhật: niên đại in 1938 chỉ in trên quyển 4, (quyển cuối) ( Charles Benoit, sđd, trang 318)
-Tại Anh: không niên đại, tên Thanh Tâm Tài Tử, chép tay như A953. (Tô Nam Nguyễn Đình Diệm, 1971)
-Tại Mỹ: không niên đại, tên Thanh Tâm Tài Tử, chép tay như A953 ( do Maurice Durand, giám đốc Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội tặng đại học Yale)
Kết luận: thời điểm cuốn A953 Thanh Tâm Tử bày công khai tại Việt Nam trước 1914.
Tại hải ngoại hiện nay duy nhất một quyển tại Nhật có niên đại 1938, còn lại không niên đại nên không có giá trị phản biện là có trước. Vậy A953 tại Việt Nam gắn với tên Thanh Tâm Tài Tử là cuốn được coi cũ nhất, dựa vào thời điểm phát hiện.
II. Thanh Tâm Tài Tử có phải là Thanh Tâm Tài Nhân không?
A.Tại Việt Nam:
-Cụm từ "nhà nho tài tử " xuất hiện phổ biến triều Nguyễn thời Lê- Tây Sơn hầu như không nhắc tới cụm từ này. Cao bá Quát có: Tài Tử đa cùng phú. Ngày nay còn cụm từ " đờn ca tài tử ", phổ thông tại nam bộ. Tài tử là những người ham vui, phóng khoáng, yêu văn nghệ.
-1830 Minh Mạng có viết: Thanh Tâm Tài Tử cổ kim minh lương đề tập biên: Thanh Tâm Tài Tử gồm các quan Hàn Lâm và các nhà nho tài tử, gần với một dạng " Kiều học". Ông gọi là nhóm tao đàn ngày nay. Tao đàn phải gồm nhiều người.
-Cuốn Kim Vân Kiều truyện biết công khai đầu tiên 1914 ghi: Thanh Tâm Tài Tử, được in năm1925 ghi tiểu thuyết Thanh Tâm Tài Tử
-Các tác phẩm Kim Vân Kiều Lục, các thể lọai thơ, phú, đề vịnh, phóng tác Kiều ... khuyết danh hay hữu danh trước 1900, đều xếp vào Thanh Tâm Tài Tử quảng tập, hợp tập. Quan trọng nhất là các các tác phẩm này trùng tên nhân vật và số phận nhân vật trong truyện Kiều. Không có tên nhân vật phụ, chi tiết phụ có trong Kim Vân Kiều truyện, nghĩa là không ai biết đến Kim vân Kiều truyện.
B.Tại Trung Hoa:
-Không có bút danh Thanh Tâm Tài Tử. Bút danh Thanh Tâm Tài Nhân cũng không ghi trên một cuốn sách nào. Cuốn ở Đại Liên Trung Hoa hiện nay bìa chỉ ghi: Kim Vân Kiều ( không có chữ truyện) và Quán Hoa Đường phê bình ( không phải bình luận).
Cũng không có tên Thanh Tâm Tài Nhân. Nội dung lại là cuốn 20 hồi Thanh Tâm Tài Nhân 1941 ở Việt Nam, nhưng có thêm lời tựa của Thiên Hoa Tàng Chủ Nhân. ( Benoit, sđd, trang 319, bản Đại Liên)
-Không xác định nhân thân Thanh Tâm Tài Nhân, lại biết năm sinh - tử (1636-1707). Bút danh Thanh Tâm Tài Nhân này lần lượt gán cho nhiều tác giả thời Minh đến giữa Thanh ( 1521-1707): Từ Vị, Kim Thánh Thán, Trương Chiêu, Trương Quân, Từ Chấn. Hiện nay gán cho một bút danh khác cũng không rõ nhân thân: Thanh Tâm Tài Nhân là Thiên Hoa tàng chủ nhân.
Nhưng quan trọng nhất, không một bút tích ghi nhận, phê bình, bài thơ nào của ai khác nhắc tới bút danh mặc định 72 tuổi này.
Vài con số và sự kiện so sánh đơn giản nhất, cũng là quan trọng nhất để biết rằng tác giả nào có nguồn gốc, tác giả nào là ảo, sách nào đã phỏng theo sách nào, độ tin cậy tác giả của sách thiên về ai. Theo đó thì truyện Kiều có trước Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Tử Việt Nam, Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân Trung Quốc là
sản phẩm ăn theo, tên tác giả là tự đặt.
-Đến năm 2015, học giả Wang Xiaolin, tiến sĩ, Đại học Sư Phạm Hồ Nam, Trung Quốc xác nhận như sau:
"....Trên thực tế, từ trước những năm 80 của thế kỷ XX, tất cả các bộ sách, giáo trình về lịch sử Trung Quốc, bao gồm cả Trung Quốc Tiểu Thuyết Sử Lược của Lỗ Tấn đều không đề cập đến Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Tháng 10 năm 1983, lần đầu tiên nhà xuất bản Văn Nghệ Xuân Phong cho xuất bản bộ tiểu thuyết chương hồi
từ lâu đã thất truyền này, sách lấy tên tác giả là Thanh Tâm Tài Nhân, do học giả Lý Trí Trung hiệu điểm..." ( Đại Thi Hào Dân Tộc Danh Nhân Văn Hóa Nguyễn Du, trang 876, Nxb Đại Học Quốc Gia tp. Hồ Chí Minh)
Tóm tắt:
Sử + Kịch Hổ phách trủy 5% + Hư cấu của Nguyễn Du 95% -> Đoạn Trường Tân Thanh-> Kim Vân Kiều Lục-> Kim Vân Kiều truyện Thanh Tâm Tài Tử Việt Nam-> ngụy thư Kim Vân Kiều Thanh Tâm Tài Nhân Việt Nam -> ngụy thư KVKT Thanh Tâm Tài Nhân Trung Hoa.
C.Kết luận cuối cùng:
Từ những hồ sơ ban đầu đó, nếu là quan toà, buộc chúng tôi phải xử: Kim Vân Kiều truyện thuộc quyền sở hữu trí tuệ của Thanh Tâm Tài Tử Việt Nam. Thanh Tâm Tài Tử là tên chung của những người đóng góp việc bình phẩm, bình giảng, phóng tác truyện Kiều. Cuốn Kim Vân Kiều truyện mang tên Thanh Tâm Tài Nhân 1941 là ấn bản hiệu đính cuốn của Thanh Tâm Tài Tử nên cũng thuộc của Việt Nam.
-Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Tử là cuốn tiểu thuyết văn xuôi phóng tác thơ Đoạn Trường Tân Thanh theo bộ sườn cuốn Kim Vân Kiều Lục bình giảng Truyện Kiều trước đó ngắn gọn hơn. Kim Vân Kiều truyện phóng tác chắp nối nhiều người viết, nên tác phẩm lủng củng, kém cỏi cũng phải nhận.
-Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là đánh cắp bản quyền của Thanh Tâm Tài Tử Việt Nam. Tài Nhân tiếng Việt có thể hiểu là rút ngắn cụm từ: tài tử giai nhân (Từ Điển Hán Việt Tối Tân, vì ban đầu là nhan đề Thanh Tâm Tài Nhân Truyện, chứ không phải tác giả.) Do tên tự giả từ 1898 ( Đào Nguyên Phổ công bố do một công tử họ ngoại vua nói) nên trước đó không có di lục là lẽ đương nhiên.
-Kim Vân Kiều truyện Thanh Tâm Tài Nhân bên Tàu 1983 là ngụy thư của nguyên tác bộ Thanh Tâm Tài Nhân Việt Nam. Lợi dụng quyển đầu và quyển cuối cùng bị mất 24 trang, dựa vào cuốn A953 phục hồi, bịa di lục Hồ Khoáng bằng bảng tóm tắt Kim Vân Kiều Lục của Abel năm 1884, gắn thêm lời giới thiệu ngụy tạo Thiên Hoa Tàng Chủ Nhân. So sánh lời bàn của Thiên Hoa Tàng chủ nhân đoạn đầu và cuối bàn đến " tính"
và " tình" là hai khái niệm của tâm lý học hiện đại: tính là bản năng, tình là thuộc tính của bản năng. Nho học chỉ nói đến dục ( bản năng) tình (biểu hiện của bản năng). Đoạn giữa phỏng ý của Mộng Liên Đường và tổng thuyết Minh Mạng.
Đến nay bên cho rằng Truyện Kiều dựa vào cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân bên Tàu đầy dẫy mâu thuẩn về tác giả, tác phẩm, thời gian lưu hành. Bản gốc đầu tiên được công bố năm 1981 gọi là cuốn Song Kỳ Mộng, là tên của một cuốn sách khác có thực, nội dung khác lại gán cho tên Kim Vân Kiều truyện.
Như một phiên tòa xét xử khi xem xét hồ sơ, trọng chứng hơn trọng cung, nguyên tắc ưu tiên thứ tự: trọng bằng chứng trực tiếp hơn gián tiếp. Bằng chứng gián tiếp có giá trị bổ sung thêm cho bằng chứng trực tiếp của mình, nhưng không đủ giá trị phản biện bằng chứng trực tiếp bên đối lập. Tức là có thể dùng bằng chứng gián tiếp phản biện bằng
chứng gián tiếp thôi. Khi các bạn nghĩ rằng chưa thuyết phục, vui lòng dẫn ra vì sao, và đưa ra bằng chứng trực tiếp. Dựa vào niềm tin, kể cả tự hào dân tộc hoặc tự ti dân tộc đều không có giá trị học thuật khoa học.
(Còn dài)
Về Đầu Trang Go down
Online
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???   TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? I_icon13Tue 05 Mar 2024, 07:03

III. Diễn giải chi tiết hồ sơ: nguồn gốc chân thực của Đoạn Trường Tân Thanh
A.Nguồn sử liệu và tiểu phẩm Trung Hoa
Khảo sát sự phát triển của truyện bà Mã Kiều chính sử, gốc là từ Minh sử. Sử nhà Minh ghi nhận có sự kiện Từ Hải cùng 2 người vợ nhảy sông tự vận do bị Hồ Tôn Hiến lừa năm 1556. Sử nhà Minh được tổng hợp từ nhiều nguồn tướng tá báo cáo về loạn giặc biển thời đó.
-Liên quan đến Thúy Kiều và Từ Hải là ghi chép của Mao Khôn ( 1525-1601), người dưới trướng Hồ Tôn Hiến: " Kỷ Từ Hải tiểu trừ bản mạt". Trong ghi chép mang tính sử liệu này vai trò của Mã Kiều vợ Từ Hải mờ nhạt. Hai nhân vật chính là Từ Hải và Hồ Tôn Hiến.
-20 năm sau, năm 1576 Sử gia Từ Học Mô mới phỏng vấn Đồng Hoa, người quen với Mã Kiều ( tên khi làm kỷ nữ, họ Vương là tự xưng giấu tung tích, Từ Học Mô gọi là Vương Kiều nhi chứ không nói có tên Thúy). Đồng Hoa là người của Hồ Tôn Hiến sai dụ hàng Từ Hải, suýt bị Từ Hải giết, nhờ Kiều ngầm cứu, vì trước đó Đồng Hoa ở gần nhà Kiều. Từ Học Mô bổ sung vào chính sử Truyện Vương Kiều nhi, như là thương cảm
và ghi nhận công Kiều khuyên Từ Hải hàng, tỏ thái độ trách nhẹ Hồ Tôn Hiến. Cả Mao khôn và Từ Học Mô đều xác nhận Từ Hải bị chết trên bộ.
-Mãi đến Dư Hoài (1616-1696) mới tiểu thuyết hoá bằng một truyện ngắn: Vương Thuý Kiều, nhân vật chính, trong đó chi tiết khác Mao khôn rằngTừ bị chết trên bộ. Truyện Dư Hoài, Từ Hải nhảy sông bị vớt lên chém đầu. Thuý Kiều bị Hồ Tôn Hiến làm nhục rồi ép gã thổ quan, Kiều ân hận nhảy sông Tiền Đường.Truyện chỉ khoảng 3 trang giấy in.
-Truyện ngắn Vương Thúy Kiều của Dư Hoài ắt có tiếng vang lớn. Bằng chứng là Trương Trào và sau đó là Phùng Mộng Long đưa vào mục tuyển tập truyện Phong Tình.
Từ đó ở Trung Hoa, có vài vở kịch, vài truyện vừa, khai thác quanh đề tài Thuý Kiều, Từ Hải và Hồ Tôn Hiến, dựa vào sử mà phóng tác. Nguyễn Du đã đưa đoạn chính sử này vào Truyện Kiều: 187 câu lục và bát.
2451.Có quan tổng đốc trọng thần
…………..
2638.Thì đà đắm ngọc chìm hương mất rồi.
Toàn bộ tư liệu trên Nguyễn Du đã diễn đạt trong 187 câu, chiếm 5,7% cốt truyện.
-Năm 1707, có một vở kịch đề tài chuyện lầu xanh, các nhân vật hư cấu phản diện có 2 tên gọi ước lệ : Tú Ma, Thúc Thủ...nhưng tên nhân vật chính diện kỷ nữ là Đào Phật Nô, người yêu đầu là Tư Huân và vị hảo hán là Kim Tu Ông, cùng 2 quan triều đình, các nhân vật phụ đều khác tên, khác số phận với Minh sử hoặc truyện ngắn Vương Thúy Kiều của Dư Hoài . Nói cách khác đó là một vở kịch hư cấu độc lập. Vở kịch này của tác giả Diệp Trĩ Phỉ, có tên Hổ Phách Chuỷ. Về nhân vật Tú Ma và vợ chồng Thúc Giãn (không có Hoạn Thư, chỉ gọi Thúc thị), Tú ma là chủ kỷ viện, Thúc Giãn cũng là gã chơi hoang bị vợ ghen. Nhưng số phận của Tú Ma, Thúc Giãn và vợ không có chuyện đền ơn báo oán. Kim Tu Ông là hảo hán cứu Kiều chứ không chết như Từ Hải. Đồng thời Kim Tu Ông cũng tác hợp hôn nhân cho Kiều và người yêu đầu Tư Huân. Tóm lại chẳng liên quan tới cốt truyện Kiều nhưng có lẽ Nguyễn Du đã xem kịch, mượn tên Tú Ma và Thúc Giản đổi lại là Tú Bà và Thúc Sinh. ( xem Lã Vĩnh, phụ lục "Dịch và nghiên cứu Kim Vân Kiều Lục", Phạm Tú Châu, trang 126-127).
-Sau đó tại Trung Hoa không còn tiểu phẩm, kịch nào có tên nhân vật như trong truyện Kiều của Nguyễn Du nữa. Dấu mốc là năm 1707 năm viết trên một cuốn viết tay vở Hổ Phách Chủy lưu tại thư viện của Pháp, một con số mà bây giờ học giả Trung Quốc gán cho năm chết của một bút danh Thanh Tâm Tài Nhân vô hình. (Đại Từ Điển Văn học sử Trung Quốc , Đài Loan, 1991).
- Cho đến năm 2015, học giả Trung Hoa xác nhận như sau:
Trích bài của Wang Xiaolin, tiến sĩ, Đại học Sư Phạm Hồ Nam, Trung Quốc.
"....Trên thực tế, từ trước những năm 80 của thế kỷ XX, tất cả các bộ sách, giáo trình về lịch sử Trung Quốc, bao gồm cả Trung Quốc Tiểu Thuyết Sử Lược của Lỗ Tấn đều không đề cập đến Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Tháng 10 năm 1983, lần đầu tiên nhà xuất bản Văn Nghệ Xuân Phong cho xuất bản bộ tiểu thuyết chương hồi
từ lâu đã thất truyền này, sách lấy tên tác giả là Thanh Tâm Tài Nhân, do học giả Lý Trí Trung hiệu điểm..." ( Đại Thi Hào Dân Tộc Danh Nhân Văn Hóa Nguyễn Du, trang 876, Nxb Đại Học Quốc Gia tp. Hồ Chí Minh)
Kết luận:
Cùng một nguồn sử liệu nhà Minh: Từ hải - Kiều- Hồ Tôn Hiến, ở Trung Hoa và Việt Nam đi theo 2 hướng khác nhau. Ở Trung Hoa phóng tác thành các tiểu phẩm: truyện ngắn, kịch, tuồng độc lập, không tác phẩm nào kế thừa tác phẩm nào. Chứ không hề có cuốn Kim Vân Kiều truyện nào ra đời trước đó. Cũng không có tác phẩm nào mang cùng tên nhân vật và số phận nhân vật tức có một cốt truyện, nội dung giống Đoạn
Trường Tân Thanh.
Trong lịch sử văn học Trung Hoa, rất nhiều tác phẩm giá trị bằng văn xuôi, nhưng ngược lại không có tiểu thuyết trường thi đã đành, cũng không có tiểu thuyết nào lại xen rất nhiều thơ như Hồng Lâu Mộng. Vì vậy Hồng Lâu Mộng xuất hiện, nó trở thành một tác phẩm độc đáo ngay từ lúc ra đời và được lưu truyền. Đến nỗi người Hoa có câu: "
Khai đàm bất thuyết Hồng Lâu Mộng. Độc tận thi thư diệc uổng nhiên". ( Mở đầu chuyện mà không bàn Hồng Lâu Mộng thì đọc hết sách vở cũng uổng công).
Thế nhưng, kết cấu của Kim Vân Kiều truyện cũng xen rất nhiều thơ phú , cốt truyện còn có vẻ hấp dẫn, hiện thực hơn, số phận nhân vật chính diễn biến chìm nổi liên tục.
Nếu thật là " kỳ thư", là gợi ý cho Hồng Lâu Mộng như học giả Trung Hoa nhận định mà không có độc giả, không có nhà phê bình đoái hoài, không một sách ghi nhận là hiện tượng không hề có.
Ở Việt Nam Nguyễn Du lại dùng chất liệu sử tạo nên ngay bộ tiểu thuyết trường thi Đoạn Trường Tân Thanh. Tác phẩm ra đời là xuất hiện liên tục các bài đề, vịnh. Từ tác phẩm này được bình giảng phóng tác thành tiểu thuyết, đi dần từ truyện vừa Kim Vân Kiều Lục: thơ nhiều hơn văn.Tiếp đến truyện dài Kim Vân Kiều truyện văn miêu tả dài
hơn thơ có quan hệ dây chuyền sự kiện giữa các tác phẩm. Có mắc xích thời gian. Đồng thời không hề xa rời tên và số phận nhân vật của Đoạn Trường Tân Thanh.
Đặc điểm của truyện Nôm Việt Nam thì truyện thơ nhiều hơn truyện văn xuôi. Do thời đại dân đa số không biết đọc chữ Hán Nôm, nên diễn thơ cho dễ nhớ như các truyện trước và sau Đoạn Trường Tân Thanh: Hoa Tiên Truyện, Phạm Công Cúc Hoa, Nhị Độ Mai, Đào Hoa Mộng Ký, Bích Câu Kỳ Ngộ, Lục Vân Tiên …

Nguyễn Du đã lấy chất liệu từ sử nhà Minh: Từ Hải - Kiều- Hồ Tôn Hiến làm mắc xích liên kết cũng đỉnh điểm cho tiểu thuyết trường thi của mình. Đồng thời mượn 2 tên ước lệ của ca kịch cổ Trung Hoa, tự đặt tên các nhân vật phụ còn lại. Với kiến thức uyên bác ông không cần phải dịch hoặc tóm tắt một cuốn văn xuôi của ai cả. Ông cũng không hề đem thi tài để làm đẹp cho cuốn tiểu thuyết nào của Trung Hoa. Đừng kể công cũng như so sánh vô ích. Cái đẹp ông mang lại là cái đẹp của tâm hồn và ngôn ngữ người Việt, người Việt phải cảm ơn. Chính truyện Kiều đã đánh thức một thế hệ tiếp nối không dựa vào tác phẩm Trung Hoa như: Bích câu Kỳ Ngộ, Tục Đoạn Trường Tân Thanh, đào Hoa Mộng Ký Diễn ca, Lục vân Tiên, các tuồng chèo đều có một bước sáng tạo Súy Vân, Quan Âm Thị Kính, Võ Đông Sơ- Bạch Thu Hà... Có so sánh thì so sánh với những tác phẩm trước và sau ở Việt Nam mới thấy hơn kém và kế thừa. 
(còn nữa)
Về Đầu Trang Go down
Online
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???   TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? I_icon13Tue 05 Mar 2024, 07:04

B. Lời của tiền nhân về nguồn gốc Truyện Kiều.
Phần nàỳ lần lượt trình bày các quan điểm về nguồn gốc truyện Kiều ở Việt Nam từ 1820 đến nay..
1.Từ 1820-1830
-Nguyễn Du: trong mở đầu thơ Kiều :
Cảo thơm lần giở trước đèn
Phong tình có lục còn truyền sử xanh
-Mộng Liên Đường: "Truyện Thúy Kiều chép ở Lục Phong Tình, Lục phong tình cũng đã cũ rồi."
-Phạm Quý Thích: không hề phản đối lời giới thiệu của Mộng Liên Đường, cũng không hề nói khác về Đoạn Trường Tân Thanh, tức ông đồng ý với Nguyễn Du.
Có thể nói trong các truyện thơ Nôm, Nguyễn Du là người ngay phần mở đầu đã giới thiệu xuất xứ cửa truyện. Hậu sinh không thấy đó là điều đáng tôn trọng, lại ngầm chỉ rằng ông đạo văn mà giấu. Ông đã nói rõ xem sử thời nhà Minh và lục phong tình để viết nên Đoạn Trường Tân Thanh. Nếu ông có đọc Kim Vân Kiều Truyện thì không cần nhắc tới sử, vì trong truyện là có sử rồi. Lúc đó câu thơ có thể viết khác:
Cảo thơm lần giở trước đèn Kim Vân Kiều Truyện còn truyền cổ kim
Sau này Mộng Liên Đường cũng thừa kế tính trung thực đó nói đến nguồn gốc Đào Hoa mộng Ký :
Canh khuya nguyệt gác ngàn sương
Chị em giở chuyện Đoạn Trường kể chơi
Thật là:
Đoạn trường tỉnh mộng căn duyên tỏ
Bạc mệnh ngừng dây oán hận dài
Một tấm tài tình muôn thuở lụy
Tân Thanh thương xót chính vì ai.
Rồi tới Cấn Phong Hà Đạm Hiên nói nguồn gốc Đào Hoa Mộng Ký Diễn Ca:
Bao nhiêu cổ tích xem tường
Kim Vân Kiều Lục lại càng thích xem.
Cách mở đầu thời đó là vậy. Ta biết ngay Mộng Liên Đường viết Tục Đoạn trường Tân Thanh. Còn Cấn Phong Hà Đạm hiên viết Tục Kim Vân Kiều Lục. Vậy thì sao ta lại không tin Nguyễn Du, Mộng Liên Đường và Phạm Quý Thích đã nói nguồn gốc truyện Kiều là Minh sử và Phong tình lục. Tiền nhân ta luôn trọng liêm sĩ, không như ngày nay nhiều kẻ đạo văn.
Sau này Phạm Quỳnh đã chỉ ra sử của Mao Khôn và truyện ngắn của Dư Hoài rồi.

Nếu thời đó ông biết rằng truyện ngắn của Dư Hoài chẳng qua là lặp lại ý của sử gia Từ Học Mô thì ông cũng đã nêu chỉ cần đọc sử của Từ Học Mô là đủ. Ông chỉ hơi lúng túng lý giải cụm từ " phong tình có lục" thôi. Ngày nay ta có thể nói phong tình lục đó là bản kịch Hổ Phách Trủy. Hổ Phánh Trủy là tên một loại đàn mà kỹ nữ Đào Phật Nô chơi làm mê nhiều người. Tư duy của Phạm Quỳnh logic, nhưng cũng như nhiều vị khác, trong giai đoạn chuyển chữ quốc ngữ tiếng Pháp, không có đủ tư liệu tham khảo. (còn nữa)
Về Đầu Trang Go down
Online
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???   TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? I_icon13Tue 05 Mar 2024, 10:58

2.Từ 1830-1878 :
Từ Đoạn Trường Tân Thanh đến Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
a. Bối cảnh lịch sử và Đoạn Trường Tân Thanh.
Quá trình hoàn tất ngụy thư Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân để chứng minh nguồn gốc truyện Kiều là một câu chuyện dài. Các nhà nghiên cứu trước đây đã xem xét những lý do lịch sử dẫn tới nội dung tư tưởng của truyện Kiều. Nhưng lại không dùng những lý do lịch sử để xem xét nguồn gốc truyện Kiều. Đối với các nhà nho thủ cựu thì xếp truyện Kiều vào hàng dâm thư tục nhạc, mà không bao giờ đặt câu hỏi vì sao một đại thần triều nho học lại viết một tác phẩm như vậy. Các nhà phê bình văn học duy vật sử quan luôn xem nội dung tư tưởng truyện Kiều chống lại chế độ phong kiến nhưng lại không bao giờ đặt câu hỏi: vậy phản ứng của triều đình thế nào với tác phẩm đó.
Tháng 3-1820 Gia Long băng hà.Tháng 9 cùng năm Nguyễn Du quy tiên. Minh Mạng tôn trọng ông, cử ông chức chánh sứ đi Đại Thanh năm này. Không may ông bệnh qua đời. Giai thoại nói rằng ông từ chối uống thuốc để chết cũng không lấy gì làm bằng.
Minh Mạng tỏ lòng thương tiếc cấp tặng cho gia đình sử có ghi. Cho nên có thuyết Lê Công Y cho rằng Gia Long bỏ tù đầu độc Nguyễn Du năm 1815 vì trái chính kiến, cũng như cho bài Độc Tiểu Thanh Ký là của Gia Long sáng tác chứ không phải Nguyễn Du là bịa đặt vô căn cứ, nhằm bôi bác Gia Long.
Tuy nhiên, ngày nay ta xem lại sử nhà Nguyễn nhắc về ông có phần ngắn ngủi và lạnh nhạt, so với những người ít nghe danh khác. Hơn nữa ngoài nội dung truyện Kiều phản ánh xã hội phong kiến thối nát, Bắc hành Thi Tập của ông chứa nhiều nội dung yêu nước, chê bai mô hình mẫu quốc nhà Thanh. Mãi đến thời Tự Đức thuộc Pháp, nhà Thanh hết can thiệp mới cho công bố một số bài. Thông thường một đoàn sứ về phải có tấu trình, nhận xét và đề xuất. Không thấy sử ghi lại nội dung tấu trình tóm tắt như các đoàn khác. Chỉ biết ông được thăng chức Hữu Tham Tri bộ Lễ, phản ánh ít nhất ông cũng đã hoàn thành nhiệm vụ. Từ đó ta cũng hình dung giữa ông và hai đời vua, nhất là Gia Long mà ông phục vụ có gì đó chưa đồng thuận. Nguyễn Du chưa bao giờ được
triều Nguyễn đánh giá như một công thần, mặc dù ông được thăng chức rất nhanh. Bản thân ông nay làm quan, mai xin từ chức. Khi được vời làm quan trở lại, ông luôn đau đáu muốn được về quê. Tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh của ông cũng chịu số phận gian nan, chìm nổi như bản thân ông, như nhân vật chính của Truyện Kiều.
Phận bèo đâu quản nước sa
Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh. (Kiều)
Đoạn Trường Tân Thanh nổi là nổi trong lòng dân tộc, chìm là chìm trong một kế hoạch chính trị của vương triều. Lưu truyền rằng, Nguyễn Du mất, người bạn vai trên của ông, bậc sư biểu Bắc hà Phạm Quý Thích, tháng 2 năm 1821 đã nhanh chóng đem tác phẩm của ông in tại phố Hàng Gai Hà Nội giảng cho học trò. Bảng đề từ của Mộng Liên
Đường chứng minh thời gian. Cũng tháng hai năm đó sử ghi Minh Mạng có chiếu tuyên triệu ông vào Kinh. Không rõ việc gì, có liên quan gì tới việc tự tiện xuất bản Đoạn Trường Tân Thanh không, ta không biết. Nhưng ông đi giữa đường thì cáo bệnh xin về, vua thuận ý. Hai năm sau, 1823 Minh Mạng có gặp ông ở Thăng Long, hỏi ông về cổ thư. Hai năm sau 1825 ông qua đời. Chỉ biết rằng bản phường in Đoạn Trường Tân Thanh đến nay không còn.Theo giáo sư Nguyễn Tài Cẩn bản chép tay Kiều cổ nhất có ghi ngày 5 tháng 5 âm lịch năm Minh Mạng thứ 6 (1825). Phát hiện ở Thái Bình, sau khi Phạm Quý Thích quy tiên 1 tháng. Chứng tỏ rằng khu vực phía bắc đã phổ biến bản Phường. Nguyễn Tài Cẩn hội thảo Kiều 2004, dẫn theo bài viết ngày 30/11/2009 của giáo sư Nguyễn Ngọc Bích)
Minh mạng đổi tên Đoạn Trường Tân Thanh thành Kim Vân Kiều truyện. Từ đó các bản in thời Tự Đức đều lấy tên này, mới sinh khái niệm bản Kinh bản Phường.Tuy nhiên khả năng lớn nhất là Phạm Quý Thích để lại cuốn Kim Vân Kiều Lục, cuốn bình giảng Kiều đầu tiên, giúp người đọc rõ ý của truyện Kiều. Trong Kim Vân Kiều Lục ông không hề viện dẫn nguồn nào khác. Kim Vân Kiều Lục không phải là tiểu thuyết. Nó chỉ diễn dịch bằng văn xuôi thơ Kiều, phóng tác một ít chi tiết cho hợp mạch văn xuôi, chen vào các bài thơ nhắc tới của nhân vật, hoặc thay nhân vật cảm thán. Văn phong và các bài thơ vượt xa cuốn Kim Vân Kiều Truyện xuất hiện sau ông qua đời cả 100 năm. Cuốn sách
60-90 trang tùy dị bản kiểu chữ viết to nhỏ, nhưng súc tích gọn gàng, vừa đủ cho ai đọc qua cũng hiểu cốt truyện Kiều mà không cần chú giải từng từ ngữ. Một cuốn sách bình giảng cho giới bình dân hiệu quả. Lời đồn Hoa Đường bình luận có lẽ xuất phát từ những lần giảng cho học trò dùng chính cuốn này vì Hoa Đường là hiệu của Phạm Quý Thích. Khi Minh Mạng tổng thuyết thượng tập, có lẽ đã xem xét cuốn của ông. Chính cuốn Kim Vân Kiều Lục viết bằng chữ Hán đã gây tiếng đồn có một cuốn tiểu thuyết Trung Hoa từ thời Minh Mạng.
Mộng Liên Đường, người viết đề từ Đoạn Trường Tân Thanh thọ hơn hai người bạn bậc thầy Nguyễn Du và Phạm Quý Thích, ông sống 85 tuổi. Ông sống qua cả thời Tự Đức, mất sau Tự Đức 2 năm. Mộng Liên Đường lặng lẽ làm nhân chứng từ đầu số phận của Đoạn Trường Tân Thanh mà ông từng giới thiệu đầu tiên. Ông sáng tác Tục Đoạn Trường Tân Thanh, từ Hội chân ký văn xuôi đến văn vần, không hề nhắc tới Thanh Tâm Tài Nhân, mà chỉ nhắc tới Đoạn trường Tân Thanh, như một khẳng định là kế tục tác phẩm của Nguyễn Du, không phải nguồn nào khác:" Chị em giở truyện Đoạn Trường đọc chơi". Tác phẩm của ông lấy địa danh ở Bắc Hà, thơ Nôm hay nhưng chưa bao giờ xuất bản. Tuy vậy ông cũng chỉ ra hãy đọc thêm Đào Hoa Mộng Ký của Cấn Phong Hà
Đạm Hiên, có thể cũng là bút danh khác của ông cũng có thể là học trò ông, để thấy đó là tác phẩm kế thừa Kim Vân Kiều Lục của Phạm Quý Thích." Kim Vân Kiều Lục lại càng thích xem". Nói cách khác, rốt cuộc tất cả đều kế thừa Đoạn Trường Tân Thanh:
Phải chăng ông là người nắm rõ ý đồ của triều đình từ Minh Mạng đến Tự Đức. Ông như một người ẩn danh, Đào Hoa Mộng Ký của ông chưa bao giờ xuất bản, nó bị thời gian đánh mất 18 trong 20 thiên. May thay, vẫn còn hai thiên quan trọng, đủ chỉ ra một tác phẩm kế thừa: Đào Hoa Mộng Ký diễn ca nguyên vẹn. Chính tên Vương Tùng kiếp sau của Vương Ông trong Đào Hoa Mộng Ký Diễn Ca đã gợi ý cho Kim Vân Kiều
Truyện viết Vương ông tên Vương Lưỡng Tùng. Mộng Liên Đường là người khéo léogiữ lại cái tên Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du và Kim Vân Kiều Lục là cuốn bình giảng Kiều đầu tiên.
Bối cảnh lịch sử cho thấy, sau khi thống nhất sơn hà, Gia Long quay lưng đề phòng Pháp, phế Hoàng Tử Cảnh, dựa vào nhà Thanh, phục hồi nho học. Luật Gia Long chép lại luật nhà Thanh, có tăng tội này giảm nhẹ tội kia một ít. Nhưng chế độ luật pháp, giáo dục và cai trị đất nước hệt mô hình nhà Thanh. Còn Nguyễn Du thì sao? Quá khứ hoài Lê chống Tây Sơn của ông thời trai trẻ là có. Nhưng ông tôn trọng Tây Sơn, trong Long Thành Cầm Giả Ca và Thăng Long Thành Hoài cổ ông cũng ngầm phê phán nhà Nguyễn không trọng người tài và giữ gìn di sản văn hóa như Tây Sơn. Ông háo hức ra làm quan cho Gia Long nhưng nhanh chóng thất vọng, đối với nhà Thanh ông đã tỏ rỏ thái độ chê bai trong Bắc Hành Thi Tập.Tác phẩm thơ chữ Hán này của ông nhà Nguyễn giữ kín, mãi đến khi đất nước thuộc Pháp mới cho công bố.
Đoạn Trường Tân Thanh, cái nhan đề đọc lên chắc không nhà cầm quyền nào lại thích " tiếng kêu đứt ruột" cứ nghe nhắc mãi trong lúc mình đang cầm quyền. Đã thế nhan đề lại viết bằng cổ ngữ, cần phải giải thích cho người dân vì sao mà đứt ruột, tân thanh là gì?
Dễ gợi nội dung đàm tiếu xã hội đương thời. Minh Mạng là một ông vua nổi tiếng thông minh.Tác phẩm đã in rồi, cấm thì phải bắt tội Phạm Quý Thích. Học trò của ông làm quan ở kinh đô, ở khắp nơi liệu có nên làm mất lòng không? Vả lại về mặt văn chương ai cũng say mê, một tác phẩm thơ Nôm hiếm có làm sao mà cấm?
Nhân đây cũng nói thêm thật là ngây thơ, khi ai đó nghĩ rằng có một cuốn Kim Vân Kiều truyện nào đó từng nổi tiếng một thời ở Hàng Châu. Với cuốn sách vừa huê tình dâm đãng, vừa ca ngợi một tên làm loạn mà có thể tồn tại thời phong kiến Trung Hoa !?
Nếu có, nó phải tạo ra một loạt dèm pha, tai tiếng, một vụ án, rồi liệt vào sách cấm. Nó phải được ghi lại trong sử sách như Kim-Bình-Mai tiểu thuyết có độc. Kim thánh Thán vốn nổi tiếng văn tài, thế mà chỉ vì kêu oan cho học trò chống nhũng nhiễu cũng phải chết trong tù, nói chi đến một văn nhân vô danh tiểu tốt nào đó nếu có thật.
Cách tốt nhất là cho lưu hành Đoạn Trường Tân Thanh nhưng đổi nhan đề, Minh mạng đổi Đoạn Trường Tân Thanh ra Kim Vân Kiều truyện. Một nhan đề mới chẳng giống ai!

( Ngô Đức Kế- Nhưng đó là ý vua, dân chúng chỉ gọi là truyện Kiều. Sử cũng chỉ ghi truyện Túy Kiều, tên nhân vật chính). Nhan đề Kim Vân Kiều Lục là dựa nhan đề thơ Kim Vân Kiều Truyện. Cho nên mới đồn đại có một tiểu thuyết Trung Hoa, về sau được phóng tác lại lấy nhan Kim Vân Kiều truyện( tiểu thuyết) lại càng gây thêm hiểu lầm. (còn nữa)
Về Đầu Trang Go down
Online
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???   TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? I_icon13Tue 05 Mar 2024, 12:37

Song song việc đổi tên Đoạn Trường Tân Thanh nhạy cảm với vương triều, Minh Mạng chỉ đạo ca ngợi nội dung truyện Kiều theo hướng: chung tình, hiếu để, trung vua đem ra giáo dục. Tình-Hiếu-Trung trở thành đề tài ngâm vịnh phẩm chất cá nhân Kiều bởi bao thế hệ khoa bảng nho học. Dân chúng cũng nghĩ vậy, nhà Nguyễn đã thành công trong định hướng tư tưởng truyện Kiều. Các nhà khoa bảng né phê phán vụ xử án oan và Hồ Tôn Hiến, Nguyễn Văn Thắng ở tù có Kim Vân Kiều Án có ca ngợi vị quan xử án hôn nhân Thúc Sinh- Kiều, tuy có phê phán Hồ Tôn Hiến nhưng không nhấn mạnh. Duy Nguyễn Khuyến đã từ quan mới dám mỉa mai nhẹ nhàng tệ nạn xã hội qua việc Kiều đút tiền chuộc cha khỏi tù:
Có tiền việc ấy mà xong nhỉ
Đời trước làm quan cũng thế a!
Văn bản của Minh Mạng nhắc trên là bằng chứng mở đầu cho quá trình xây dựng nguồn gốc truyện Kiều mà các nhà nghiên cứu không muốn nhắc tới: Thanh Tâm Tài Tử cổ Kim Minh Lương đề tập biên của Minh Mạng. Văn bản này cần được nghiên cứu thấu đáo mới thấy nó tổng kết một giai đoạn kế hoạch viết bình giảng truyện Kiều. Nghĩa là còn nhiều bước tiếp theo. Cuối đời Tự Đức ngày càng lệch lạc, những tác phẩm bình giảng ở Việt Nam chuyển sang ngụy thư sách Tàu.
Vì vậy tôi trích nguyên bài viết và bản dịch mới nhất của nhà Hán- Nôm Lâm Thanh Sơn, một người cha Hoa mẹ Việt, am tường văn học cổ, hiểu rõ ngôn ngữ hai nước và lời bàn của ông cho khách quan.
b.Bàn về nội dung văn bản bài tổng thuyết của vua Minh Mệnh - so sánh với hai bản : "
Truyện Kiều " của Việt Nam và bản " Vương Thuý Kiều truyện " của Trung Quốc . Lâm Thanh Sơn.
Theo Quốc Sử Quán triều Nguyễn và căn cứ vào thơ văn các tác giả đương thời với Nguyễn Du thì tác phẩm " Đoạn Trường Tân Thanh " (ĐTTT) được Nguyễn Du viết trong thời gian đi sứ Trung Quốc về, tuy ngày nay có vài giả thuyết là ông viết trước những năm đó .
Trong tay chúng tôi hiện đang có nhiều tư liệu về những tác phẩm của Nguyễn Du, cùng những văn bản về Truyện Kiều đã xuất bản sau khi Nguyễn Du qua đời, cho tới tận ngày nay. Chúng tôi cũng đã tìm kiếm được những tư liệu trên các nguồn về Truyện Kiều của các học giả trong nước và nước ngoài. Việc sưu tầm, thu thập tư liệu này do các anh Lê
Nghị, Lại Quảng Nam cùng một số người tham gia khác. Tuy nhiên, bản khắc in lần thứ nhất do Phạm Quý Thích viết đề tựa và in tại nhà in Hàng Gai ( Hà Nội ) đã không còn .
Bản đó ngay từ thời Minh Mệnh cũng đã là rất hiếm. Còn bản chính, có thủ bút của Nguyễn Du không thể có được nữa, là điều muôn một.
Được biết rằng, năm Minh Mệnh thứ 11 (1830)- nhà Vua có ra chỉ dụ nhan đề :" Thánh tổ nhân hoàng đế ngự chế tổng thuyết. Thanh Tâm Tài Tử cổ kim Minh lương đề tập biên "- ra lệnh cho các văn thần ở Hàn lâm viện bình giảng truyện Kiều. Lại thấy còn lưu lại một cuốn nội dung như TRUYỆN KIỀU, viết theo theo lối tiểu thuyết chương hồi ( gồm 20 hồi ), đó là văn bản mang ký hiệu A953 lưu tại thư viện Văn học quốc gia Hà Nội . Văn bản này viết tay bằng chữ Hán phồn thể theo lối văn ngôn. Tiếp đó là văn bản " Kim Vân Kiều truyện "của tác gỉa Trung Quốc Lý Chí Trung, in bằng chữ Giản thể, cũng viết theo lối tiểu thuyết chương hồi, văn phong Bạch thoại ( cũng 20 hồi, sách dày 214 trang , khổ 15-20 cmt , Xuân Phong văn nghệ xuất bản xã xuất bản. Liêu Ninh -
10/1983.)
So sánh hai cuốn đó với nhau - sau khi đọc thấy sự tương đồng về nội dung đến 99/%.
Sự dị biệt chỉ là những tình tiết không quan trọng , và những bài thơ viết theo thể văn Ngôn mà thôi . Còn như các đề từ chương hồi là như nhau .
Chúng tôi thấy rằng, khi căn cứ vào bản Tổng thuyết của Minh Mệnh, tên tác giả là Thanh Tâm Tài Tử, đây có thể là tên chung của nhóm văn thần Viện Hàn lâm lúc đó tập trung viết và lấy một tên chung là " Thanh Tâm Tài Tử ". Còn cuốn của Hoàng Xuân
Hãn tên Thanh Tâm Tài Nhân cho là tác giả Trung Hoa như mọi người vẫn tin hàng trăm năm nay. Năm 1983, Lý Trí Trung hiệu đính xuất bản gọi là bản Đại Liên, chỉ khác bản Hoàng Xuân Hãn là có thêm lời tựa của Thiên Hoa Tàng Chủ Nhân.
Như đã nói trên, chúng tôi nhận thấy cách thể hiện hành văn, bản của Lý Chí Trung nặng về điển tích và những thuyết giáo, triết lý về Tống nho " Quân, Thần , Phụ , Tử ‘‘cùng những diễn giải dài dòng, nhiều khi không cần thiết làm rối thêm mạch truyện .
Bản Việt ( A 953 ), tuy dùng chữ phồn thể viết theo lối văn Ngôn, nhưng không khác gì lối văn dân dã khẩu ngữ hàng ngày, không chen vào những lời hoa mỹ, nặng về điển tích của lối hàn lâm kinh viện, mặc dù người viết rất thông thạo với lối viết đó. Có thể nói lời văn hoàn toàn thuần Việt, chứ không phải ngôn ngữ của người Hán viết.
Triều Nguyễn, thực chất cũng vẫn nặng về Tống nho, nhưng cuộc sống và sinh hoạt vẫn là gốc Việt bản địa. Hẳn là khi các văn thần viết 20 hồi ấy, là bình giảng cho cuốn ĐTTT của Nguyễn Du, theo như chỉ dụ trong văn bản"Tổng thuyết"của Minh Mệnh. Như vào đầu của ĐTTT, Nguyễn Du viết ..." Phong tình có lục còn truyền sử xanh ", vậy thì trong
cuốn " Phong tình lục " của tác gỉa Phùng Mộng Long, trong truyện " Vương Thuý Kiều " của Dư Hoài và Mao Khôn ( cũng như trong Kỷ tiễu trừ Từ Hải ) chỉ có tên ba nhân vật chính là : Hồ Tôn Hiến , Từ Hải và Vương Thuý Kiều- trong cuộc tiễu trừ Từ Hải như trong Minh sử cũng đã có những dòng ghi lại.
Trong phong trào viết văn bạch thoại thời Minh Thanh, những truyện ngắn phong tình, tài tử giai nhân, hoặc là dựa theo chính sử, hoặc dã sử nở rộ như như nấm sau mưa.
Những tác phẩm hữu danh như Tam quốc chí, Tam quốc diễn nghĩa, Hồng lâu mộng, Kim bình mai, Thuỷ hử, Nho lâm ngoại sử, Tây du ký ..vv... đã ra đời vào thời kỳ đó.
Loại như các cuốn " Vương Thuý Kiều ", " Kỷ tiễu trừ Từ Hải " cũng thi nhau xuất hiện trên văn đàn một thuở. Song có gây được tiếng vang và được người đọc ghi nhận lại là một chuyện khác.

Chính ông giáo sư Hoàng Dật Cầu ( TQ ), người đã sang giúp viện Hán Nôm Việt Nam trong những năm 1957 cũng đã nói rằng " cuốn Vương Thuý Kiều tại Trung Quốc không mấy tiếng tăm bằng Truyện Kiều tại Việt Nam, nên đến nay chưa tìm thấy", việc này cũng được lặp lại trong bản tham luận nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du tại Hà Nội năm 1965 của hai cán bộ nghiên cứu văn học ( TQ ) là Lý Tu Chương và Lưu Thế Đức công nhận sự im ắng của cuốn Vương Thuý Kiều của TQ là sự thực. (còn nữa)
Về Đầu Trang Go down
Online
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???   TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? I_icon13Tue 05 Mar 2024, 12:42

Quay lại với ĐTTT ( Truyện Kiều ) của Nguyễn Du , thấy rằng trong Phong Tình Lục , hoặc trong " Vương Thuý Kiều " của Dư Hoài hoặc " Kỷ tiễu trừ Từ Hải " của Mao Khôn , như đã viết trên người ta chỉ thấy xuất hiện ba nhân vật chính là Hồ Tôn Hiến , Vương Thuý Kiều và Từ Hải. Ở đây, xét về thời gian Nguyễn Du đi sứ TQ vào năm 1813 đến sau năm 1814 , Nguyễn Du có thể đã đọc những cuốn trên. Ba nhân vật này đã
khắc sâu vào trong tác phẩm của ông . Còn những nhân vật khác của ĐTTT thì sao? Tôi cho rằng Nguyễn Du đã hoàn toàn hư cấu xây dựng lên như: Kim Trọng, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà, Thúc Sinh, Đạm Tiên, cùng những nhân khác...vv. Đó chính là diện mạo hiện thực sinh động của con người trong xã hội mà Nguyễn Du đã sống. Nếu nói
Truyện Vương Thuý Kiều " của TQ bấy lâu không gây được tiếng vang gì trên văn đàn TQ, bởi nó đơn thuần chỉ là một cuốn truyện kể về việc tiễu trừ của một tên tướng cướp ven biển là Từ Hải, cấu kết với bọn " Nuỵ khấu " ( giặc biển Nhật bản ) lúc đó . Tưởng không có gì là hấp dẫn ngoài sự dung tục trong tình tiết ở lầu xanh khi Kiều bị bán vào.
Hình ảnh Từ Hải trong cuốn đó cuối cùng cũng chỉ là loại lục lâm thảo khấu không hơn không kém mà thôi .
Với Nguyễn Du, bằng bút lực sung mãn, giàu chất thơ của ngôn ngữ Việt ông đã hoàn thành kiệt tác của mình với hình ảnh Từ Hải trong đó, đã được ông đưa lên sánh ngang cùng Hoàng Sào, người đã làm cho ngai vàng nhà Đường cả chục năm trống vắng tại Bắc Kinh thời đó. Có thể nói, trước và cả cho đến sau này khó có tác phẩm nào vượt qua
được cuốn ĐTTT của Nguyễn Du .
Ngày nay, với bản " Vương Thuý Kiều " của Lý Chí Trung, dù có như vẽ Hổ thêm cánh, khua chiêng gõ mõ trên văn đàn TQ, hoặc thế giới cũng không thể cất mình bay lên vườn nghệ uyển của thời đại được .
Chúng ta ngày nay với tinh thần tôn trọng lịch sử, thực sự cầu thị để tìm lại các giá trị thực của tiền nhân trong kho tàng văn hoá dân tộc nói chung và văn học nói riêng , đưa ra nhiều ý kiến hoặc luận cứ để lý giải, chứng minh sự việc như đối với văn bản Kiều như đã dẫn ở trên .
Nhưng ở đây chúng tôi không phụ thuộc vào quan điểm và ý thức hệ tư tưởng dân tộc để tranh biện trong mọi vấn đề .
Chúng ta không phủ nhận cụ Nguyễn Du đã lấy tên ba nhân vật ( chỉ ba nhân vật : Hồ Tôn Hiến, Từ Hải, Vương Thuý Kiều mà thôi !) để xây dựng và hư cấu thêm các nhân vật khác trong tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh trác tuyệt của mình .
Cái gì của Xê Da hãy trả cho Xê Da. Cái gì của Nguyễn Du hãy trả về cho Nguyễn Du !
Để kết thúc bài viết này , xin mượn một câu Kiều của cụ Tiên Điền :
" Gìn Vàng, giữ Ngọc cho hay
Của tin gọi một chút này làm ghi " .
27/6/2020
LTS.
———-
Kèm theo :
Bản phiên âm Hán Việt .
Thanh Tâm Tài Tử cổ kim minh lương đề tập biên .
Thánh tổ nhân hoàng đế ngự chế tổng thuyết Nhược phù :
Tài nhân vi ngộ
Tình dĩ cánh thiên
Hợp quan thường cân quắc vu nhất nhân
Tiêu danh giáo nho phong lưu vu thiên cổ.
Danh truyền nhi luận bất định, thanh thảo mai oan
Tâm thi nhi tắc phi , hoàng tuyền đới tiếu
Bất hữu nhất kinh đề phẩm, đồng cổ nhân nhi tặng hậu nhân
Hà do trùng phát ư quang, bổ khuyết sử nhi thành tín sử.
Duy tích Minh triều nữ tử
Xuất ư Vương thị danh gia
Tước Đài Quang tỏ xuân phong,cầm khiêu túc oán
Ô hạng liên ngâm liễu như, thi phả tân sầu
Tuy bán thế phong trần, vị bất Tiêu lang chi hận
Nhi thiếu niên âm luật, tảo hàm thương phụ chi bi .
Bất tự giải kỳ tình duyên
Tức độc cang kỳ tài tử.
Hoàng lương sạ tỉnh. Lưu hiệu thư chi Xuân mộng phi hư
Hồng diệp tư đề , Kim công tử chi thu ba dị luyến
Trần căn vị liễu , khuê tự đa mang.
Minh tài đính ư đồng tâm
Tai hốt sinh ư vô vọng
Ngộ nhân thì dị, sự dữ tâm vi.
Sơn hải thiên trùng, cô phụ chiếu nhân chị Nguyệt
Đình vi chỉ xích, không hoài nhiễu xá chi vân
Lưu lạc yên hoa, phiêu linh bình ngạnh
Thê dã diệc lý dã, Thiên da ức nhân da.
Tuy nhiên:
Hữu thử tuyệt đại tài tình nhân
Thành thử tuyệt đại tài tình sự
Tây thi dĩ tằng mộc dục
Tự trình băng tuyết chị tư.
Vương Tường bất giả đan thanh
Cánh thặng tỳ bà chi khúc.
Suy kiền chí uẩn, túc nghiệm sơ tâm
Tư Mã cầu hoàng ,
Di đương lô vi ư Trác thị
Thôi Oanh đãi nguyệt, nghiêm náo giản ư Trương quân.
Gián thế pháp dĩ hoàng kim, xả thân hành hiếu
Tả ly sầu ư xích chử, thỉnh muội hoàn thân.
Bạch nhận cám tâm xử nữ thủ thân chi tiết
Cẩm y hiệu thuận trượng phu vị quốc chi tâm.
Phàm thập ngũ niên chi hý Điệp du phong, bất quan ý tưởng
Tức thiên vạn lý chi cuồng phong sậu vũ, vưu kiến bình sinh.
Tha như:
Thụ Sở Khanh chi khi, ngộ Thúc sinh chi xuẩn
Trật cước ư Vu lan hội, phụ tâm tư ư Từ Minh Sơn.
Điểu hạnh khai lung,cánh hà ư kỳ trạch mộc
Ngư cầu thoát võng, khởi liêu kế phù la hồng.
Tại thức giả vị chi bất bình
Giai ngộ khử hữu sơ nan liệu.
Nhược cẩu phi nhân ý, Thiên cập nhân tâm
Tắc vận hội bất tề, cùng đồ đa suyển.
Bạn Hổ Lang ư binh nhân chi nội
Nhị Ngư hà ư phong lãng chi trung
Bách chiết thiên ma, nhất sinh vạn tử
Hà dĩ yên ba giang thượng, không chiêu hoàn bội chi hồn
Vân thuỷ am trung,trùng mịch giới châm chi ước giả tai.
Thị dĩ:
Đương thời mặc khách, hậu đãi tao nhân
Ai kỳ chí giả dĩ vì hiếu trung
Lượng kỳ tâm giả dĩ ư trinh liệt .
Khiết thân bất tử, tỉ ư giảo tuyết chi Tô lang
Đào nạn phi liên, nghĩ ư xuy tiêu chi Ngũ tử
Thuỷ dã hầm sầu mạch lộ, nhân tình nhi diệc thị tiền oan.
Chung yên tiêu kiếp Tiền Đường, nghiệp chướng nhi Minh Phi nghĩa khí.
Nại hà :
Ngọc nhan bất tác , cánh lạc ư kim ngọc tượng chi ngoại
Giai nhân tâm sự, tẫn ư phó phong sương binh hỏa chi dư.
Thánh Thán bất phùng, hàn yên tán mạn
Hoa Đương dĩ viễn , phá bích tiêu điều .
Sở đương mịch kỳ di biên, cáo chư đồng chí
Truyền thần tả chiếu, ly tảo trích hoa
Hoá công họa công, hợp trước phủ ba chi bút
Thiên thế bách thế, liêu phân Thiều bộc chi âm.
Thượng dĩ hoàn Luân đài kiểm điểm thị sơ tâm
Hạ dĩ bi nghệ uyển bình chướng chi giai thoại
Diệc cổ kim lai tài bình nhất vạn sự nhĩ .
——
( Minh Mệnh Thập nhất niên , trọng thu . )
———
Bài tổng thuyết của vua Minh Mệnh về Kim Vân Kiều .
Từng thấy :
Tài làm cho người ta lâm vào cảnh ngộ
Tình cũng vì cảnh ngộ mà phải đổi đời .
Hợp mũ xiêm, khăn yếm vào một người
Nêu danh giáo nho phong cho muôn thuở .
Danh truyền mà định luận, oan khuất dưới cỏ xanh
Tâm dẫu đúng mà thành sai , ngậm cười nơi chín suối.
Nếu không một phen bình phẩm, cùng người xưa lưu tặng người nay
Sao tỏ được nguồn ánh sáng, bổ khuyết sử cho thành tín sử .
Nhớ xưa :
Mỹ nữ triều Minh
Con nhà Vương thị
Đài Đồng tước gió xuân khoá chặt, đàn khêu oán cũ
Ngõ Ô y ngâm thơ tơ liễu, thơ tả sầu vương.
Tuy nửa kiếp phong trần, gã Tiêu lang chửa gỡ xong mối hận.
Tuổi xanh vang âm điệu, người thương phụ đã nếm phải mùi sầu.
Dẫu như Nàng chẳng giải được tình duyên.
Nhưng ta cũng thương nàng vì tài tử !
Giấc mộng " Kê vàng" sực tỉnh, giấc mơ nàng Đạm chẳng phải hư không
Thơ " Lá đỏ" riêng đề, khoé mắt chàng Kim xem chừng quyến luyến.
Gốc trần duyên chưa tỏ rõ, tình Khuê các vấn vương lòng.
Lời thề thốt đồng tâm vừa kết
Cơn tai hoạ thành ra vô vọng
Cảnh ngộ đổi thay, sự đời ngang trái .
Non nước ngàn trùng, chỉ Trời xanh than thở với tình lang
Gang tấc cách ngăn, trông mây bạc bàng hoàng lòng hiếu tử.
Phiêu dạt khói hoa, lênh đênh bèo bọt
Thế kia cùng lý ấy, Trời này hay người chăng ?
Tuy nhiên:
Đã có người tài tình hơn đời
Tất có việc tài tình hơn đời.
Tây Thi sau khi tắm gội
Vẻ băng tuyết hiện lên.
Chiêu Quân chẳng mượn hoạ màu
Khúc Tỳ bà còn để lại.
Xét tấm lòng u uẩn, mới hay lòng dạ sắt son.
Dẫu nghe khúc Tư Mã " Cầu hoàng"
Nhưng khác gì Trác Văn Quân bên lò cất rượu.
Tuy cũng giống Thôi Oanh Oanh, ngâm câu thơ " Đãi nguyệt "
Mà giữ mình với Trương Quân Thụy lúc trao thơ .
Bởi tiền vàng đứng trên pháp luật, Nàng xả thân bán mình tròn chữ hiếu
Mượn giấy đỏ tả sầu ly biệt, cậy nhờ em thay thế mối duyên tình .
Lưỡi dao nhọn sát thân, trinh nữ quyết giữ lòng tiết liệt
Khuyên áo gấm quy phục, bậc trượng phu vì nước lòng ngay .
Mười lăm năm bướm lại Ong qua, không từng để ý
Ngàn vạn dặm mưa dồn gió dập, vẫn giữ vững lòng.
Lúc cả tin Sở Khanh lừa lọc, lúc gặp Thúc Sinh kia xuẩn ngốc
Lỡ bước trong Vu lan hội, phụ lòng với Từ Minh Sơn.
Chim được sổ lồng, biết chọn cây nào để đậu ?
Cá mong thoát lưới, nào ngờ rọ lại chui vào .
Kẻ thức giả trong lòng than thở
Nghĩ cảnh ngộ càng thấy gian nan.
Nếu không tự mình định đoạt, Trời cũng chiều theo
Tất vận hội cũng đổi thay, đường cùng lầm lạc.
Trong binh đao bạn với Hùm Beo
Giữa sóng gió làm mồi cho Tôm Cá.
Trăm gãy ngàn mài; một sống muôn chết
Thì sao được trên khói sóng, gọi hồn người vòng ngọc giây vàng
Mà trở lại am nước mây, kết ước cũ duyên kim phận cải .
Cho nên :
Khách bút nghiên thuở ấy, bọn Tao đàn đời sau
Thương chí Nàng cho là trung hiếu, xét lòng Nàng cho là trinh liệt
Thân sạch nên bất tử, giống như nuốt tuyết sánh với Tô Vũ ngày xưa
Tránh nạn để lòng ngay, khác gì giữa đường thổi tiêu như Ngũ Tử Tư thuở nọ.
Lúc trước ngậm sầu nơi đường cái, tình duyên nên để mối tình oan
Cuối cùng thân trầm sông Tiền Đường, nghiệp chướng phải chăng là nghĩa khí.
Sao được nữa :
Dung nhan không còn thấy, như vàng ngọc sừng ngà ở nơi lầm lũi
Tâm sự của giai nhân, còn chôn vùi giữa chốn binh hoả bơ vơ...
Thánh Thán không thể gặp; chỉ còn khói sương tan tác
Hoa Đường cũng xa xăm; còn chăng tường vách tiêu điều .
Phải tìm lại sách xưa, tỏ cùng đồng chí
Truyền thần tả cảnh, hoạ vẽ thêu hoa .
Nay với thợ Trời cùng họa , lấy bút búa rìu tạo nên nên hoa gấm
Ngàn đời vạn thuở, đem lời bàn khúc thương Bộc tiêu Thiều.
Trên là để kiểm điểm được tấm lòng ở chốn Luân đài
Dưới là để góp câu chuyện phẩm bình trong vườn Văn nghệ .
Như thế cũng là việc xưa nay bàn về chuyện tài tình một thuở là như vậy !.
Niên hiệu Minh Mệnh thứ 11. Năm Canh Dần 1830. Trung Thu tháng 8.
( Các quan thừa chỉ Viện Hàn lâm vâng mệnh kính chép ).

Ngày18/9/2019 Phiên dịch Lâm Thanh Sơn.
Về Đầu Trang Go down
Online
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???   TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? I_icon13Tue 05 Mar 2024, 16:31

 c. Bàn thêm để thấy rõ Thanh Tâm Tài Tử là ai? ( Lê Nghị)
Ở trên là lời bàn và bản dịch của nhà Hán Nôm Lâm Thanh Sơn. Chúng tôi đã đối chiếu với bản dịch của các cụ: Võ khắc Triển- Lê Thước, và của Tô Nam Nguyễn Đình Diệm,
tuy văn phong dịch có đặc sắc riêng, nhưng nội dung thì hệt nhau.
Từ khi gs Dương Quảng Hàm cho rằng Thanh Tâm Tài Tử là viết nhầm Thanh Tâm Tài Nhân trong cuốn Việt Nam Văn Học Sử Yếu năm 1943, hầu như ai cũng nói theo như vậy. Đào Duy Anh lại làm thêm một bước, trong Từ Điển Hán Việt ông đã định nghĩa
mục từ tài tử=tài nhân= nhân tài. Như vậy hàm nghĩa rằng tử và nhân có thể thay nhau.
Thật ra đó là một định nghĩa khiên cưỡng. Tài tử là chỉ người không chuyên, ham vui trong lĩnh vực văn hoá văn nghệ. Tài nhân là chức danh của nữ nhân cung đình xưa. Tất nhiên tài nhân cũng có hơn những phụ nữ trong dân gian một ít về tài phục vụ và nhan sắc. Còn nhân tài là danh từ chỉ những người mà năng lực của họ ảnh hưởng tới lịch sử hoặc xã hội đương thời. Thanh Tâm theo Maspero là hiệu của Phạm Quý Thích, Tài Nhân trong bút hiệu này có thể hiểu là cách chơi chữ rút gọn cụm từ " tài tử giai nhân", một thành ngữ quen thuộc của người Việt, như trong câu thơ của Kiều: dập dìu tài tử giai nhân.
Duy chỉ có Tô Nam Nguyễn Đình Diệm và Hàm Cố Bùi Quang Tung tỏ ý nghi ngờ. Hai vị này từng làm ở Viễn Đông Bác Cổ. Năm 1971, Tô Nam dịch Kim Vân Kiều Truyện vẫn để tên: Thanh Tâm Tài Tử như nguyên bản cuốn A953 tại Viễn Đông Bác Cổ.
Trong lời giới thiệu ông có nhắc lại giả thuyết Kim Vân Kiều là do một nhà nho tài tử viết, nhưng đến nay chưa tìm thấy bằng chứng. Và hôm nay tôi xin trình bằng chứng là bản văn của vua Minh Mạng năm 1830, xác định bút danh Thanh Tâm Tài Tử và cuốn tiểu thuyết đồn đại đó là cuốn Kim Vân Kiều Lục cũng của Thanh Tâm Tài Tử Việt Nam.
Thanh tâm tài tử cổ kim minh lương đề tập biên. Thánh tông nhân hoàng đế ngự chế tổng thuyết thượng tập.
Như tôi đã trình bày ở nhiều bài viết, trong học thuật tiền bối nhầm lẫn khi nhận định là chuyện thường. Ví dụ gs Dương Quảng Hàm, nhưng bằng chứng thì ông tôn trọng, thấy sao thì nói vậy. Ý kiến của chúng tôi cũng thế, bạn đọc nào dựa trên bằng chứng sự thật, phản bác chúng tôi hợp lý là chúng tôi nghe theo.
Đáng nói là các học giả Việt Nam ngày nay, đã chẳng tìm hiểu thêm trên cơ sở sự thật.
Bản nào ghi Tài Tử thì phải để Tài Tử, bản nào ghi Tài Nhân thì để Tài Nhân. Lập lờ đánh lận bằng chứng là một sự xấu hổ của học thuật. Việc làm tai hại này dẫn tới đánh mất tên tuổi của danh nhân văn hoá Nguyễn Du và giá trị truyện Kiều trong lòng dân tộc và trước thế giới.
Hôm nay chúng tôi trình bày cách hiểu về bài tổng thuyết của Minh Mạng mà dịch giả Lâm Thanh Sơn vừa dịch. Chúng tôi đã so với bản dịch của Tô Nam và Lê Thước thì nội dung đều đi sát văn bản (xin tham khảo bản Hán Việt ở ảnh chụp, để giảm bớt dung lượng bài viết vốn đã dài dòng). Cách viết của tôi nhằm cho học sinh phổ thông, dẫn giải khá dài, mong các vị thức giả bỏ qua.
Chúng tôi đồng quan điểm với dịch giả trong Lời Giới Thiệu của dịch giả Lâm Thanh Sơn rằng: Thanh Tâm tài tử là bút hiệu tập thể, là một dạng " Hội Kiều học" ngày xưa, cũng giống như Hội Kiều học ngày nay. Có một điều khác, " Hội Kiều học xưa" là những cây viết bình giảng thơ Truyện Kiều. Tính tròn 100 năm từ 1820, năm Nguyễn
Du qua đời đến 1919, năm bỏ thi nho học đến nay để lại khoảng 300 tác giả với tác phẩm đủ thể loại, bài viết dài ngắn, thơ, kịch, tuồng, chèo, 6 cuốn tiểu thuyết liên quan đến Truyện Kiều…Còn hội Kiều học ngày nay thì cảm giác là Hội Thanh Tâm Tài Nhân học như người Hoa đang chứng minh rằng Nguyễn Du dịch tác phẩm của nước họ.
Diễn giải:
Thử tìm hiểu văn bản của Minh Mạng viết gì mà một số vị " Thanh Tâm Tài Nhân học" Việt Nam cố tình viện dẫn rằng Minh Mạng đã xác định nguồn gốc Truyện Kiều của Nguyễn Du là của Thanh Tâm Tài Nhân bên Tàu?
Tiêu đề rành rành: Thanh Tâm Tài Tử. Toàn bộ nội dung chỉ bàn về nàng Kiều: " Duy tích minh triều nữ tử. Xuất ư Vương Thị danh gia". Không một lần nhắc tới cụm từ Kim Vân Kiều truyện và Thanh Tâm Tài Nhân.
Từ tiêu đề đến kết thúc đoạn mở đầu, các từ khoá sau đây cần tìm hiểu: Thanh Tâm là tấm lòng trong sáng, là một tên đẹp khi đứng dưới danh nghĩa nhà biên soạn.
Maspero chưa biết căn cứ vào đâu từng nói Thanh Tâm là hiệu của Phạm Quý Thích.
Nhưng Thanh Tâm Tài Tử như văn bản là hội tao đàn, trong đó nếu có lấy tên Phạm Quý Thích là một thành viên đã qua đời năm 1825 cũng hoàn toàn hợp lý. Thanh Tâm có liên quan tới " minh lương": sáng suốt, công bằng. Minh lương là thành ngữ thường dùng chỉ vua sáng tôi hiền, cho nên hàm ý có thảo luận, chọn lọc. ( Lâm Thanh Sơn).
Tài tử: những người phong nhã yêu văn chương, văn nghệ. Cao Bá Quát có bài: Tài Tử Đa Cùng Phú. Bây giờ Nam bộ cũng còn sinh hoạt " Đờn ca tài tử". Cổ kim: xưa nay, trước sau. Đề tập biên: biên soạn và giới thiệu.
Như vậy tiêu đề dẫn một thông điệp: Vua tôi Minh Mạng đã chọn lọc các bài viết của các tài tử biên soạn thành một cuốn sách. Tên tác giả lấy tên chung là Thanh Tâm tài tử.
Tiếp đến: "Thánh tổ Nhân hoàng đế ngự chế tổng thuyết thượng tập." Câu đó không gì bàn cãi: vua Minh Mạng nhận định tổng quát tập đầu. (nghĩa là còn các tập khác chưa nói tới ). Ngày nay ta thấy sau thời Minh Mạng, một loạt các tác phẩm bình Kiều kể cả Tự Đức được xếp vào mục Thanh Tâm Tài Tử cổ kim minh lương đề tập biên còn lưu ở thư viện Văn Học ký hiệu: VNv 240, như lời dẫn bản dịch của nhà Hán Nôm Lâm Thanh Sơn.
Đoạn mở đầu:
từng thấy :
Tài làm cho người ta lâm vào cảnh ngộ
Tình cũng vì cảnh ngộ mà phải đổi đời .
Hợp mũ xiêm , khăn yếm vào một người
Nêu danh giáo nho phong cho muôn thuở .
Danh truyền mà định luận, oan khuất dưới cỏ xanh
Tâm dẫu đúng mà thành sai , ngậm cười nơi chín suối.
Nếu không một phen bình phẩm, cùng người xưa lưu tặng người nay
Sao tỏ được nguồn ánh sáng, bổ khuyết sử cho thành tín sử
(cho tích) Mỹ nữ triều Minh, con nhà Vương thị.
-Đoạn mở đầu đặt vấn đề:
Minh Mạng đã nêu ra mục đích của công việc biên tập. Xét Truyện Kiều tuy là chuyện một người nữ ( khăn yếm) nhưng đại diện chung cho con người ( kể cả phái nam: mũ xiêm), đã nêu được danh giáo nho phong. Tuy vậy nếu lưu truyền mà không luận cho vững khiến cho cái tâm người viết đúng mà bị hiểu sai thì buồn lòng người sáng tác đã khuất. Do đó cần bình giảng bổ khuyết cho sự tích và tác phẩm. Việc bình phẩm này phải thành một cuốn như "nguồn sử liệu tin cậy cho đời sau".
-Đoạn giữa diễn giải vấn đề:
Minh Mạng lập luận rất logic hình thức, chia ra 3 ý chính: " Nhớ xưa..."- Tuy nhiên..."- "Cho nên...".
Nhớ xưa:
Nêu thân phận tài sắc của Kiều đồng cảnh với nhiều người tài sắc nổi tiếng trong lịch sử đều gặp cảnh gian truân, đau khổ.
Tuy nhiên:
Xét rằng những tấm gương xưa đó cũng đã lại tiếng thơm trung trinh, cảm phục cho đời sau. Cuộc đời trầm luân của Kiều không khác người xưa, nhưng nhờ nặng hiếu trọng tình nên cuối cùng trời cũng cho vượt qua nghịch cảnh. Cho nên: Xét toàn bộ đời Kiều, " khách văn chương thuở ấy " ( ám chỉ Nguyễn Du), " bọn Tao Đàn ngày nay" (ám chỉ các Thanh Tâm tài tử) đều thấy Kiều nêu tấm gương: HIẾU với cha mẹ-
TRUNG với vua- CHUNG TÌNH với những người thật lòng yêu mình.
-Đoạn kết thúc vấn đề:
Sao được nữa:
Minh Mạng đã nói rất tế nhị. "sao được nữa ", nghĩa là trong khả năng khiêm tốn của mình với tư cách là những nhà bình giảng, biên tập khi mà:
"Dung nhan không còn thấy, như vàng ngọc sừng ngà ở nơi lầm lũi
Tâm sự của giai nhân, còn chôn vùi giữa chốn binh hoả bơ vơ...
Thánh Thán không thể gặp, chỉ còn khói sương man mác
Hoa Đường cũng xa xăm, có chăng tường vách tiêu điều ."
Nghĩa là thực tế thì tài sắc và tâm sự của bà Vương Thuý Kiều chính sử đã chìm từ nơi rất lâu rất xa, khuất trong khói lửa chiến tranh. Thánh Thán không thể gặp, Hoa đường đã khuất núi. (Chú ý rằng Hoa Đường là hiệu Phạm Quý Thích, Thán Hoa Hiên là nhà Mộng Liên Đường. Hai danh từ này được vận dụng ngụy tạo lại trong cuốn A953: Kim
Vân Kiều Truyện- Quán Hoa Đường bình luận- Thánh Thán ngoại thư- Thanh Tâm Tài Tử biên thứ.)
Cho nên Minh Mạng chỉ thị các quan Hàn Lâm chủ trì tiếp tục:
"Phải tìm lại sách xưa, tỏ cùng đồng chí
Truyền thần tả cảnh, hoạ vẽ thêu hoa .
Nay với thợ Trời cùng họa, lấy bút búa rìu tạo nên nên hoa gấm
Ngàn đời vạn thuở, đem lời bàn khúc thương Bộc tiêu Thiều.
Trên là để kiểm điểm được tấm lòng ở chốn Luân đài
Dưới là để góp câu chuyện phẩm bình trong vườn Văn nghệ .
Như thế cũng là việc xưa nay bàn về chuyện tài- tình một thuở là như vậy !."
Chỉ thị Minh Mạng rất rõ ràng: tìm lại sách xưa ở đây là xem xét lại sử sách, cùng một ý với Truyện Kiều, sao cho bình giảng được thuyết phục. Chứ ông không hề nhắc tới cuốn
Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân nào cả. Nói cách khác ông chưa hài lòng toàn bộ các bài bình giảng mà các tài tử đã đưa ra: ông thấy cốt truyện xuyên suốt như thơ Kiều mà ông đã lặp lại, nhưng không nổi bật chủ đề tư tưởng, nên ông xen vào tư tưởng mà ông đề nghị. Đó là dấu hiệu của tập Kim Vân Kiều Lục đã có mặt nhưng không đạt ý ông. Kèm thêm tản mạn những bài ngâm vịnh của nhiều tài tử, chưa thống nhất chủ đề nên chưa thuyết phục.
Tuy là bút búa rìu thô thiển ( chúng ta - thợ người), phải hợp sức với hoá công, (truyện xảy ra như cụ Tiên Điền đã viết) tạo cho nội dung truyện Kiều một vẻ đẹp hoa gấm, đừng diễn chỉ là chuyện yêu đương trai gái dâm ô.( khúc thương Bộc, trích từ điển tích những lời hát mèo mỡ gà đồng trên sông Bộc). Trước là hiểu tấm lòng tác giả sau cũng

đóng góp vào câu truyện văn chương như xưa nay vẫn thường làm.
Về Đầu Trang Go down
Online
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???   TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? I_icon13Tue 05 Mar 2024, 19:38

Nhận xét:
Xét về mặt văn bản đây là bài tổng kết một giai đoạn thực hiện chỉ thị viết bình giảng đã chủ trương trước đó. Cấu trúc văn bản chặt chẻ, vừa nhận xét nội dung Truyện Kiều, như là nhận xét chính thức của vua cần phải làm theo. Minh Mạng vừa ngầm chỉ ra ông chưa hài lòng các bình giảng tập đầu đang bàn. Hình thức văn bản là bài văn nghị luận, nội dung mang tính hành chính, cân nhắc của vua, chứ không phải là một bài tham gia vịnh Kiều. Cũng không phải là chỉ ra nguồn gốc truyện Kiều, mà chỉ dụ cần "tạo ra một căn cứ " như là " tín sử" để hiểu truyện Kiều. Về mặt văn chương, bài phú của vua là mẫu mực của văn nghị luận, mạch lạc và chặt chẻ, văn phong vào hàng trác tuyệt.
Đến nay ta không có bằng chứng Minh Mạng đã chỉ đạo về việc biên soạn bình giảng trước cuộc tổng thuyết như thế nào. Nhưng có tổng kết là phải có chỉ đạo trước. Hy vọng các nhà nghiên cứu truy lục về những chỉ đạo này. Tuy nhiên văn bản "Thanh Tâm tài tử cổ kim minh lương đề tập biên" nói trên cũng đủ làm bằng chứng bút danh Thanh Tâm Tài Tử do người Việt Nam xác lập muộn nhất là 1830 , không thể chối cãi.
Trước mắt ta thấy thêm tiểu sử Phạm Quý Thích, ghi ở Đại Nam Liệt truyện chính biên và Đại Nam Quốc sử Di Biên. Ông là người bạn của Nguyễn Du và là người thầy của các quan, danh sĩ. Tương truyền ông đã đem in cuốn Đoạn Trường Tân Thanh (Ta quen gọi là Truyện Kiều) ra giảng cho học trò. Sử có ghi: năm Minh Mạng thứ 2 ( 1821) Minh Mạng có tuyên triệu Hoa Đường Phạm Quý Thích vào Kinh nhưng ông đi đến Thanh Hóa cáo bệnh không vào. (Đại Nam liệt truyện chính biên) Cuối năm 1821, Minh Mạng kinh lý Bắc Hà có đến hỏi ông về cổ thư. Ắt không khỏi hỏi đến Đoạn Trường Tân Thanh. Sử ghi ông trả lời ông chỉ giữ Tứ Thư, Ngũ Kinh. ( Đại Nam Quốc sử di biên)
Thán Hoa Hiên Nguyễn Đăng Tuyển ( tức Tiên phong- Mộng Liên Đường, quan đương thời trẻ tuổi hơn Nguyễn Du viết đề từ cho Đoạn Trường Tân Thanh, ắt không có mặt.
Chỉ biết sau này Mộng Liên Đường nhiệm sở ở tỉnh biên giới Tuyên Quang ). Sự kiện tuyên triệu tháng 2 năm 1821, cũng như cuối năm 1821 hỏi về sách cũ, ắt có liên quan tới việc ông tự in ở Phường Hàng Gai cuốn Đoạn Trường Tân Thanh để giảng cho học trò, sau khi cụ Nguyễn Du quy tiên năm 1820. Hiện nay không tìm được một bản
Phường 1821, nhưng tìm được bản chép tay ở Thái Bình ( Nguyễn Tài Cẩn giữ) có ghi năm Minh Mạng thứ 6 (1825), nhưng ngoài bìa chỉ ghi: Cảo Thơm Tình Sử Thành Nam Âm Vận Văn. Tất cả các sự kiện đó, cho phép ta nghĩ rằng triều đình đã không cho chính thức lưu hành nhan đề Đoạn Trường Tân Thanh, đồng thời Minh mạng đã đổi tên thành Kim Vân Kiều Truyện (thơ), như bút tích ghi trong văn bản VN B60 nói sau.
Trước năm 1902, mọi ấn bản còn lưu truyện Kiều đều in nhan đề Kim Vân Kiều truyện, hoặc các bản in sau thêm chữ tân truyện. Không thể ngẫu nhiên mà giữa sử, tương truyền và bằng chứng có nhiều hiện tượng trùng khớp. Cần biết rằng học trò Phạm Quý Thích rất nhiều người làm quan, đỗ đạt, và tiếp tục 3 thế hệ kề nhau dạy học đến 1919.
Cho nên tục truyền nhưng đáng tin cậy vì liên tục và thời gian không xa. Có khái niệm bản Kinh để phân biệt bản Phường thì ắt có bản Phường từng tồn tại. Đồng thời ngoài các bút tích trên , còn thấy bút tích liên quan của Minh Mạng. Cuốn lưu VN B60 cho thấy ruột là chữ Nôm văn bản truyện Kiều. Bìa ghi: Minh Mạng ngự lãm (tứ ) (danh) Đoạn Trường Tân Thanh. Kim Vân Kiều truyện.明命御覽() () 斷腸新聲. 金雲翹傳. (hai chữ tứ danh trong ngoặc đơn bị gạch bỏ nhưng đọc được- giáo sư Nguyễn văn Hoàn). Cho phép chúng ta hiểu được vì sao các bản in Truyện Kiều đến hết thời Tự Đức đều lấy tên Kim Vân Kiều truyện. Vì Minh Mạng đã thay tên không cấm lưu hành mà gia ân ( tứ) đổi tên. Dù gì đi nữa thì nhan " Đoạn trường Tân Thanh và Kim Vân kiều truyện " cũng đầu tiên phát hiện tại bìa cuốn sách này, thời Minh Mạng.
Ngoài ra không có bút lục nào nói Kim Vân Kiều Truyện là tên một tiểu thuyết chương hồi viết bằng Hán văn trước 1924.( theo bài viết 24-6-1941, Tri Tân tạp chí. -Dương Quảng Hàm). Việc đổi nhan đề Đoạn Trường tân Thanh thành Kim Vân Kiều truyện thời Minh Mạng, rồi Kim Vân Kiều Tân Truyện thời Tự Đức đã tạo ra nhầm lẫn cho đời
sau.
Nói cách khác, Minh Mạng là vị vua thông minh của triều Nguyễn. Ông xử trí vấn đề nội an bảo vệ vương triều từ một tác phẩm đã lan truyền trong dân chúng không có lợi cho vương triều. Ông không muốn mất lòng dân và các học trò Phạm Quý Thích là quan đương triều. Vả chăng Nguyễn Du là tham tri bộ Lễ của vua cha. Ông tôn trọng nhưng cương vị ông không ca ngợi nhiều Nguyễn Du. Nội dung chính văn bản là nên hiểu đúng ý Nguyễn Du. Dĩ nhiên là ý đã được ông định hướng.
Tổng thuyết trên là bài bế mạc một cuộc họp quan trọng. Cuộc họp này không phải là buổi hội diễn thi ca để tôn vinh Nguyễn Du, mà phải uốn nắn hiểu nội dung Truyện Kiều theo ý vua, là tìm cách khắc phục một cuốn sách nội dung có độc với triều đình phong kiến. Giống như ngày nay ta thường nghe tới chỉnh huấn tư tưởng, khẳng định lập trường...
Trước đó là cái nhan đề Đoạn Trường Tân Thanh nhạy cảm đã được đổi sang Kim Vân Kiều truyện như đã nói trên. Ta cũng dễ hiểu vì sao Quốc sử Quán viết về Nguyễn Du rất ngắn và lạnh nhạt so với nhiều người ít nghe đến tên tuổi hơn. Lưu ý rằng Quốc sử quán, soạn từ thời Tự Đức, in thời Thành Thái, cũng chép Nguyễn Du có truyện thơ "
Thuý Kiều" sau khi đi sứ về, không nhắc gì tới nhan Đoạn Trường Tân Thanh. Vì vậy Đoạn Trường Tân Thanh được hoàn tất sau năm 1813, in tại Hà Nội 1821, không mâu thuẫn với sử, văn bản VN B60, và VNv 240 có sự chỉ đạo của Minh Mạng. Đồng thời phù hợp với tục truyền và các sự kiện liên quan đương thời. Hoàng Xuân Hãn cho rằng sử viết sai, Nguyễn Du phải dịch truyện Tàu trước khi đi sứ là một suy diễn không căn cứ, cả quyết liều lĩnh. Hơn nữa thuyết của ông Thanh Tâm Tài Nhân là Từ Vị, Kim Thánh Thán phê bình và đem in là theo thuyết của Lý Văn Hùng và Giản Chi bịa thêm đã bị người Hoa lẫn Benoit phủ nhận từ lâu. Chúng tôi cũng chứng minh được giả thuyết ngụy tạo này. ( có bài riêng)
Tên Thanh Tâm Tài Tử ra đời từ văn bản trên. Sau đó là sự hoàn chỉnh các cuốn bình giảng: Từ Kim Vân Kiều Lục trải sau 70 năm mới phóng tác thành Kim Vân Kiều Truyện, chia thành 20 hồi. Từ Kim Vân Kiều Lục do một người viết, tình tiết đi sát với Đoạn Trường Tân Thanh đến Kim Vân Kiều Truyện đã qua nhiều người thêu dệt thêm thắt. Vì là một tập góp nhặt tình tiết nhiều người bình giảng để xâu chuổi cốt truyện, cho
nên văn phong, cảm nhận nhân vật mỗi chương một khác. Chủ đề chính bị hiểu lệch.
Tâm sự ẩn tàng của Nguyễn Du bị các vị tài tử diễn lúc trúng lúc trật. Cho nên cuốn tiểu thuyết văn xuôi Kim Vân Kiều truyện, tức cuốn ký hiệu A953 còn lưu, Nguyễn Duy Ngung dịch lần đầu năm 1925 có nhiều lủng củng. Vì vừa dẫn truyện, kể truyện, bình luôn tâm lý nhân vật và văn tài tác giả. Lời mở đầu câu truyện là lấy ý, tên nhân vật từ bài của Minh Mạng. Đặc biệt nhiều hồi lại " chôm" hàng chục câu thơ Kiều đưa vào. Hồi khác lại chôm tình tiết Hoa Tiên truyện, Kim Vân Kiều Lục, Đào Hoa Mộng Ký, Tuồng Thuý Kiều, Kịch Phong Tình Lục Thuý Kiều Thực sự...
Tuy nhiên xét về mặt bình giảng thì Kim Vân Kiều truyện hợp với giới bình dân, họ dễ hình dung câu thơ Nguyễn Du vốn kết hợp của văn chương bác học và tinh tế của ca dao mà không cần giải thích điển tích điển từ. Nhưng hiệu quả ngược, sách chỉ làm căn cứ để các nhà hiệu chú truyện Kiều dựa vào đó mà thống nhất theo ý vương triều. Từ đó
các ông thầy đem ra giảng. Giới bình dân ai biết chữ Hán mà đọc!?
Tóm lại Kim Vân Kiều truyện là cuốn bình giảng, diễn ngược thơ của Nguyễn Du theo ý Minh Mạng chỉ đạo, Tự Đức mong muốn nhưng hoàn thành quá chậm. Nó ra đời trong những năm cuối thế kỷ 19, trong giai đoạn phân tranh giữa Nho học và Tây học. ( sẽ nhắc tới trong bài: Ai là tác giả của Kim Vân Kiều Lục và Kim Vân Kiều truyện)
Đối với người bình dân thì khi nhắc tới Thuý Kiều họ chỉ nêu phẩm chất: hiếu- trung-chung tình. Rất hợp với cách hiểu mà triều đình mong muốn. Không một nhà cầm quyền nào lại muốn lưu hành trong lúc mình cầm quyền một tác phẩm chứa : "tiếng kêu mới đứt ruột" trong một xã hội thối nát cả, dễ dẫn tới đàm tiếu, cho lưu hành thì cần định hướng trước.
Vì viết bằng chữ Hán, và chỉ chuyền nhau chép tay, số lượng hạn chế. Dân chúng và ngay cả một số người có học cũng chỉ biết và say mê truyện Kiều, chẳng ai để ý đến cuốn Kim Vân Kiều Truyện viết tay này, trừ các cựu thần nhà Nguyễn, trong đó có vai trò của Duy Minh Thị và Trương Minh Ký biên soạn ra A953, người đời sau đem in tại Tàu, dễ hiểu nhầm là tiểu thuyết của Tàu.
Trên 300 nhà khoa bảng, quan chức từ 1820-1920 kể cả con cháu vua Minh Mạng, làm bao nhiêu bài thơ, phú, văn xuôi chữ Hán bình giảng Kiều không có bài nào nhắc tới Thanh Tâm Tài Nhân. Tất cả các tác phẩm liên quan được xếp thành nhiều tập khác nhau, được gọi là Thanh Tâm Tài Tử lục, hoặc Kim Vân Kiều lục, hoặc Kim Vân Kiều hợp tập, quảng tập hiện nay còn lưu ở mục Di Sản Hán Nôm ở thư viện Văn Học. Các vở kịch, chèo, tập kiều, lẫy Kiều, hát lối...nhiều khi xếp tập bằng ký hiệu. Nhưng ngày nay bảng thống kê sách Hán Nôm của Thư viện quốc gia khi đăng trên mạng đều chú thích: gốc từ Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân Trung quốc là cố tình gieo ấn tượng khác với sự thật lịch sử.
Ai cũng có quyền lập thuyết, dựa trên dữ kiện còn lưu. Cùng một hiện tượng có thể suy
diễn về bản chất khác nhau. Chúng tôi tôn trọng tất cả mọi giả thuyết. Nhưng trước hết, như một phiên toà xem xét hồ sơ, trọng chứng chứ không trọng cung. Và bằng chứng xưa nhất thì bút danh Thanh Tâm tài tử xuất hiện ở văn bản trên của Minh Mạng năm 1830, còn lưu tại thư viện quốc gia, ký hiệu VNv240 và cuốn Kim Vân Kiều Truyện được sao chụp lưu tại viện Hán Nôm ký hiệu A953. Không hề có bút danh Thanh Tâm Tài Nhân nào xuất hiện trên một cuốn sách tại Đại Nam trước 1924.
Nhắc lại rằng đến năm 1926, Văn học sử đại cương của Cổ Thực ( Trung Hoa ) ghi vào danh mục sách nguồn gốc Trung Hoa: Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
Mãi đến 1981, họ mới tuyên bố tìm được cuốn sách này. Vậy thì lý do gì trước đó 55 năm họ ghi vào sách văn học sử của họ? Đó là chưa nói đến cuốn do Lý Chí Trung tuyên bố tìm được 1983 có nội dung hệt bản A953, nhưng khác nhau về chữ viết và độ dài ngắn của mỗi chương. Hay thật! Một ông Thanh Tâm Tài Nhân nào đó rãnh việc, ngồi chép tác phẩm của mình bằng hai kiểu chữ khác nhau và dài ngắn khác nhau. Học giả Trần Ích Nguyên (Đài Loan) thuật lại:

Đổng Văn Thành thấy Lý Trí Trung viết: bản thảo này có ghi trong di lục của Hồ Khoáng lưu tại thư viện Bắc Kinh. Đổng đã háo hức lục tung thư viện không thấy di lục nói tới. Đổng trực tiếp hỏi Lý Trí Trung sao biết cuốn này là cổ thư? Lý trả lời đã đọc đâu đó của một học giả Hồng Kông ngày nay trên một tờ báo, giờ tìm lại tờ báo không có. Trần Ích Nguyên mượn lời Đổng Văn Thành than để mĩa mai: một bí ẩn lịch sử, ai biết tường tận xin giải giùm! Liệu tin vào Lý Trí Trung được không? Trần Ích Nguyên còn cho biết, theo ông, cuốn Vương Thúy Kiều mà Lý Trí Trung đề cập có thể là cuốn Kim Vân Kiều Lục ở Việt Nam.
Về Đầu Trang Go down
Online
Sponsored content




TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???   TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân
» Bên Cầu Dệt Lụa - Thanh Nga (NSƯT), Thanh Sang - tuyệt phẩm cải lương xưa
» Câu Truyện Mơ Trong Giấc Mộng-Truyện ngắn Nhất Linh
» Có một Sài Gòn từng thanh lịch, duyên dáng và thanh lịch
» Truyền Thuyết Truyện Cổ
Trang 1 trong tổng số 4 trangChuyển đến trang : 1, 2, 3, 4  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN THƠ :: THƠ TRỮ TÌNH SÁNG TÁC ::  Góc thơ :: BùiXuânPhượng-