Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN Thu 07 Dec 2023, 10:30 | |
| BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 L. M. Cao Văn Luận 11. Những hoạt động của Hồ Chí Minh trong ba tháng rưỡi ở Pháp
Một giai thoại được giới Việt kiều thời bấy giờ nhắc đến hoài, làm cho tôi phải nhớ lại. Tạp chí Le Paria là một tạp chí cộng sản cực đoan do chính cụ Hồ sáng lập và làm chủ nhiệm, chủ bút, kiêm nhiếp ảnh viên kiêm bình luận gia, trong những năm sau Đệ Nhất Thế Chiến, cùng với cụ Nguyễn Thế Truyền. Sau khi cụ Hồ rời nước Pháp, nó chuyển giao cho một đảng viên cộng sản Pháp và Đông Dương. Nó không sóng gió như ngày xưa, nhưng vẫn sống lây lất, và trong những ngày cụ Hồ sang Pháp lần này tạp chí Le Paria đăng một bức thư ngỏ lời cụ Hồ, nói là của những đồng chí do cụ đào tạo, nhưng thấy cụ phản bội nên nhất định chửi cụ, chống cụ.
Thư ngỏ như vầy:
‘’Chúng tôi là nhóm đồng chí ít ỏi còn lại do đồng chí (Hồ) đào tạo năm 1925. Những tư tưởng của đồng chí đã thấm sâu vào chúng tôi. Chúng tôi xem đồng chí như biểu tượng cho tất cả những tầng lớp thợ thuyền Việt Nam trẻ.
Chúng tôi không ngờ lại phải mất hết mọi hy vọng sau thỏa ước ngày 8 tháng 3 (giữa cụ Hồ và D’Argenlieu, để Pháp thao túng Nam bộ). Đồng chí đã ký kết một thỏa ước chấp nhận tự trị mà không phải độc lập. Sức mạnh của lòng tin tưởng của chúng tôi đặt vào nơi cụ là lãnh tụ phong trào cách mạng phản đế ngày nay cũng ngang ngửa với lòng căm phẫn của chúng tôi. Chúng tôi lấy làm xấu hổ là ngày xưa đã chọn lầm lãnh tụ.
Nhưng nhân dân Việt Nam không bao giờ tuyệt vọng…Họ sẽ tiếp tục con đường cụ đã vạch nhưng đã không noi theo cho đến cùng’’.
Số báo Le Paria này đã gây nên một vụ tạm gọi là xì căng đan. Cụ Hồ phản đối chính phủ Pháp, cho rằng chính phủ Pháp cố tình làm rắc rối cho cụ, hạ nhục cụ, chế nhạo cụ. Cụ đòi gặp đại diện nhóm chủ trương tờ Le Paria. Trong một lần gặp gỡ với đại diện Bộ Ngoại Giao Pháp, cụ Hồ đã làm mặt nổi giận, chua cay, trách móc chính phủ Pháp.
Đại diện Bộ Ngoại Giao Pháp, chính phủ Pháp đã mắc bẫy, xin lỗi cụ Hồ bao nhiêu lần về vụ này, và những mật vụ Pháp, cán bộ thông tin mật của Pháp sau đó đã phải đi căn dặn các báo cần dè dặt trong mọi bài bình luận, chỉ trích gì đề cập đến cụ Hồ và vấn đề Việt Nam.
Trong lúc cụ Hồ ở Pháp, các báo Pháp tuy gọi là tự do, nhưng thông cảm với chính phủ, nên riêng các đề tài Việt Nam, thì coi như có kiểm duyệt.
Nhưng mà ý cụ Hồ khi làm mặt giận vì bài báo Le Paria không phải chỉ có như vậy đâu. Cụ muốn lấy cái lập trường quá khích ở Le Paria để làm một tiêu chuẩn so sánh với lập trường thật là ôn hòa, mềm dẻo của cụ, và như thế chứng minh với người Pháp rằng ngày nay cụ và dân tộc Việt Nam đã chọn nước Pháp làm một đồng minh đàn anh, nghĩa là cụ chịu nhượng bộ nhiều lắm, nhưng Pháp cũng nên hiểu cho cụ, đừng bắt cụ nhượng bộ hơn nữa, bởi vì sau lưng cụ, còn những thành phần quá khích không thể nào cho phép cụ lùi thêm bước nữa.
Mấy tháng liền, nghĩa là từ ngày 22 tháng 6 đến 13 tháng 9, Hội Nghị Fontainebleau vẫn tiếp tục. Cụ Hồ bất mãn và thất vọng. Sau mấy phiên nhóm đầu, cụ hoàn toàn giao phó cho các đại diện. Nguyễn Mạnh Hà thường đi dự với nhiều nhiệm vụ, một trong các nhiệm vụ đó là thông ngôn, vì Hà giỏi tiếng Pháp, mà cũng giỏi tiếng Việt. Đôi lúc Hà trở lại gặp tôi và kể cho nghe những chuyện xảy ra trong hội nghị. Cụ Hồ có vẻ không gấp gáp ký bất cứ một hiệp ước gì với Pháp. Người ta có cảm tưởng cụ Hồ cố tình kéo dài hội nghị. Người Pháp thì cũng muốn kéo dài tình trạng nhập nhằng này, có lẽ để cho sự phân chia Nam bộ trở thành vững chắc và tự nhiên hơn. Bên Sài Gòn, chính phủ Nguyễn Văn Thinh trở thành bù nhìn thực sự của Pháp. Cả những cơ quan hành chánh cũng do người Pháp làm trưởng sở.
Người Pháp có cảm tình với cụ Hồ nhiều lắm. Nhưng có một điều bất ngờ cụ Hồ lúc sang Pháp không tính đến: Những lãnh tụ cộng sản ngày nay ít ai biết đến và thân thiết với đảng viên cộng sản kỳ cựu trong những đảng viên sáng lập đảng cộng sản Pháp, sau Đệ Nhị Thế Chiến là Nguyễn Ái Quốc, nay là Hồ chí Minh. Vì vậy sự hỗ trợ, hay thiện cảm của đảng cộng sản Pháp mà cụ Hồ đã mong mỏi không xảy ra.
Trong một buổi tiếp tân vào ngày 25 tháng 6, tức là trước ngày chúng tôi dự tiệc trưa lần thứ nhất với cụ Hồ tổ chức tại khách sạn Royal một cuộc tiếp tân long trọng mời rất đông quan khách.
Đảng cộng sản Đông Dương ở Pháp, và cán bộ Việt Minh đi lôi kéo số Việt kiều, khoảng vài trăm người kéo đến quanh Hotel Royal biểu tình hoan hô tình thân thiện Pháp Việt, lúc cụ Hồ tiếp các chính khách, trí thức, nhân sĩ, báo giới Pháp bên trong khách sạn.
Trong buổi tiếp tân này một đảng viên cộng sản Pháp, thuộc hệ phái Trotsky, tức là đệ tứ quốc tế, có hỏi trường hợp cái chết của Tạ Thu Thâu. Cụ Hồ làm mặt buồn rầu, thiểu não, đã trả lời rằng: Ông Thâu là một nhà ái quốc lớn, và chúng tôi rất buồn lòng khi hay tin ông mất.
Bị hỏi dồn, ai là thủ phạm thủ tiêu ông Thâu, cụ Hồ đã trả lời gắng gượng: Tất cả những ai đi sai con đường tôi đã vạch, đều phải bị tiêu diệt. Con người cộng sản giáo điều ở cụ Hồ hiện rõ trong câu nói đó, và câu nói tàn bạo đó giải thích được những hành động sau này của chính phủ Việt Minh ở vùng gọi là giải phóng.
Có lẽ nhờ tuổi tác, cho nên cụ Hồ nói chuyện thân mật với các thiếu phụ Pháp, đàn bà Pháp rất tự nhiên. Trong cuộc tiếp tân này, tổ chức trong vườn hoa Hotel Royal, cụ Hồ đã tự hái những bông hồng đẹp nhất cài lên áo, lên tóc những bà mệnh phụ tham dự, kèm theo những lời khen áo đẹp, những câu ca tụng nước Pháp.
Ngày 13 tháng 7, cụ Hồ mở cuộc họp báo, và các bài tường thuật được đăng trên một vài báo Pháp. Lúc đó báo chí quốc tế chưa chú ý mấy đến vấn đề Việt Nam, vì họ xem đây là một vấn đề nội bộ của nước Pháp. Bộ Ngoại Giao Pháp cũng đang vận động với các Tòa Đại Sứ Đồng Minh, nhất là với Mỹ và Anh, để thu hẹp tầm quan trọng của vấn đề này thành chuyện nội bộ của Pháp. Cuộc họp báo ngày 13-7 đã không có tiếng vang như cụ Hồ mong ước.
Trong cuộc họp báo này, cụ Hồ đã xác nhận cụ là Nguyễn Ái Quốc. Cụ trả lời báo Le Monde, đã hỏi cụ về lai lịch của cụ, trong câu hỏi có nêu thắc mắc cụ Hồ có phải là Alias Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc hay không? Cụ Hồ mỉm cười, trả lời một cách mập mờ, nước đôi:
‘’Tôi đã phải sống lén lút, chui rúc, cho nên cái việc đội tên này tên nọ không có gì đáng ngạc nhiên. Và tôi chỉ thực hiện công khai kể từ ngày 20 tháng 8 năm 1945’’ (ngày tuyên cáo độc lập).
Cụ Hồ lên Ba Lê ngày 22 tháng 6, nhưng mãi đến ngày 2 tháng 7, tức 10 ngày sau, cụ mới gặp Thủ Tướng Pháp Beorbed Bidault. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi và Bidault có vẻ khinh thường cụ Hồ. Trong thông cáo chung cụ Hồ đã hết sức nhún nhường, mềm dẻo: Chúng ta sẽ thành tâm hợp tác với nhau theo tinh thần nhân bản mà các Triết Gia Khổng Giáo cùng các Triết Gia Tây phương đều chia sẻ, để thiết lập một mối liên hệ mới giữa những con người cùng tự do, và cùng tương quan với nhau. Như chúng ta thấy, bản thông cáo đã cố tình bỏ sót cái ý: Giữa hai quốc gia tự do độc lập, tương quan. |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN Mon 11 Dec 2023, 11:02 | |
| BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 L. M. Cao Văn Luận 12.Ngày Cát-To-Duy-Ê 1946: Cụ Hồ thành Quốc Khách của Pháp
Nhờ những cuộc vận động khôn khéo, dần dà cụ Hồ trở thành thượng khách của chính phủ Pháp, của nước Pháp. Chúng ta thấy cụ đã đi từ chỗ ở kín đáo tại Thành Phố Biarritz, đến Ba Lê, và vào ngày 14 tháng 7 tức là ngày quốc khánh Pháp, cụ Hồ đã được xếp chỗ ngồi trên hàng ghế danh dự, ngang hàng Thủ Tướng Bidault. Trong cuộc lễ hôm đó, cụ Hồ đã nhân danh quốc trưởng Việt Nam đặt vòng hoa tưởng niệm lên mồ chiến sĩ vô danh. Từ đây cụ có tư thế một quốc khách của Pháp rồi.
Như nói trên ông Bidault là một người có tinh thần thực dân và khinh miệt người Việt Nam lộ liễu. Trong việc sắp xếp chỗ ngồi trong ngày quốc khánh Pháp, cụ Hồ đòi ngồi ngang hàng với ông Bidault, nhưng ông Bidault nhất định không chịu như vậy. Cuối cùng ban nghi lễ phải sắp nhiều khán đài gần nhau, nhưng cái cao cái thấp, hơn kém nhau vài phân. Cụ Hồ được sắp ngồi cũng tạm gọi là ngang hàng với ông Bidault trên khán đài riêng, thấp hơn khán đài ông Bidault vài phân, nhưng ở xa thì thấy ngang nhau.
Cụ Hồ được xếp ngồi chung với các lãnh tụ cộng sản như Thorez và các bộ trưởng cộng sản như Tillon (bộ trưởng không quân).
Những ngày ở Ba Lê kéo dài mà không ích lợi gì. Hội Nghị Fontainebleau, theo lời kể của Nguyễn mạnh Hà, thì chỉ là một phiên họp để Pháp ra điều kiện và phái đoàn Việt Minh từ chối cách nào cho khéo léo, để không tan vỡ ngay là được rồi.
Cụ Hồ chán nản, và nhân một hôm gặp lại một người bạn Pháp quen thân lâu năm, vợ chồng ông Raymond Aubrac, hiện sống trong một biệt thự rộng rãi ở vùng quê phụ cận Ba Lê, cụ Hồ để phái đoàn của ông lại Hotel Royal, trong lúc cụ và vài thơ ký dời đến ở nhà ông Aubrac. Vợ ông này là bà Lucie Aubrac, là dân biểu cộng sản trong Quốc Hội Pháp. Cụ Hồ dời về nhà gia đình Aubrac từ ngày 12 tháng 8 và ở lại đó cho đến ngày 15 tháng 9 tức là ngày cụ rời Pháp trở về Việt Nam.
Chính phủ Pháp dành cho cụ Hồ và phái đoàn Việt Minh vài chiếc xe du lịch, tôi nhớ hình như là mấy chiếc Citroen, loại ba hàng ghế, với tài xế và cận vệ cùng một đội cảnh sát. Lúc dời về nhà Aubrac, cụ Hồ đem theo chiếc xe, nhưng yêu cầu khỏi có cảnh sát. Mỗi sáng cụ dậy sớm, duyệt qua các báo Pháp, các bản tường thuật phiên họp hôm trước, rồi dùng sáng với gia đình Aubrac và lên Ba Lê.
Càng kéo dài, Hội Nghị Fontainebleau càng lâm vào tình trạng bế tắc, đổ vỡ. Fontainebleau là một nơi tuy chẳng xa Ba Lê lắm, nhưng khí hậu lại lạnh, và phòng họp thì thiếu tiện nghi. Những người Việt Nam tham dự hội nghị có lẽ vì cái rét lạnh không quen ở Pháp, đâm ra lầm lì. Phía phái đoàn Pháp chỉ gồm những chuyên viên về vấn đề thuộc địa, mà không có một nhân vật chính trị có hạng nào cả.
Vì vậy vấn đề được đặt ra đều không thể giải quyết tại chỗ, mà phải chờ phúc trình lên. Điểm bất đồng lớn nhất giữa hai phái đoàn, hai quốc gia, là phía Việt Minh thì muốn đứng trên lập trường một quốc gia độc lập, chủ quyền, để thương thuyết về mối liên hệ theo pháp lý quốc tế, với một quốc gia bạn.
Trong lúc phía Pháp muốn coi hội nghị này như một cuộc họp nội bộ giữa chủ và tớ, mà chủ dĩ nhiên là nước Pháp. Họ chỉ muốn phái đoàn Việt Minh chấp thuận những ân huệ của Pháp, nếu có sửa đổi thì chỉ sửa đổi đôi chút thôi. Điểm bất đồng quan trọng thứ hai, là phái đoàn Việt Minh quan niệm nước Việt Nam thống nhất từ Cà Mau đến Nam Quan, do một chính phủ và dĩ nhiên là chính phủ Việt Minh cai trị.
Phái đoàn Pháp theo chỉ thị của chính phủ và dựa theo thỏa ước tháng 3, thì coi vấn đề lãnh thổ Việt Nam chưa được giải quyết: Nam bộ đã có chính phủ tự trị dưới nhãn hiệu giả Nguyễn Văn Thinh, nhưng được hứa là sẽ có tổ chức trưng cầu dân ý để quyết định sát nhập hay tách riêng. Trung và Bắc kỳ thì có thể trao cho chính phủ Việt Minh, nhưng chính phủ này phải công nhận tính cách chuyển tiếp, lâm thời và phải chờ sau cuộc trưng cầu dân ý toàn cõi Việt Nam mới dứt khoát.
Tuy nhiên có một điều mà chính phủ Pháp không biết và nếu biết thì có lẽ Hội Nghị Fontainebleau không tan vỡ, chính phủ Việt Minh coi việc thống nhất ba miền quan trọng hơn vấn đề độc lập. Do đó nếu Pháp chịu để cho ba miền thống nhất, thì Việt Nam có thể chấp nhận qui chế tự trị trong Liên Hiệp Pháp. Nhưng lúc bấy giờ Pháp theo chủ trương và mưu kế của D’Argenlieu, đã tách Nam bộ thành cộng hòa Nam bộ tự trị, cho nên bây giờ nhượng bộ điểm này ngay, khi chưa có trưng cầu dân ý thì có vẻ Pháp chịu thua sao. Cho nên Pháp không nhượng bộ về vấn đề thống nhất lãnh thổ.
Đến ngày 12 tháng 9, Hội Nghị Fontainebleau kể như tan vỡ. Một phần phái đoàn Việt Minh đã rời nước Pháp trở về Hà Nội.
Một thông cáo của phái đoàn Việt Minh được phổ biến, cố che dấu sự thất bại, cố mở rộng cửa thương thuyết.
Thông cáo không có nói đến những điều gì đã thỏa thuận được, mà chỉ nói rằng hai chính phủ ‘’mong ước’’ sẽ tiếp tục nói chuyện nhau ở những cấp bộ địa phương về những thỏa ước giới hạn.
Tại Hà Nội những phần tử quá khích rục rịch nổi lên chống lại Việt Minh. Khi hay tin Hội Nghị Fontainebleau thất bại, các đảng phái cách mạng đã công khai chỉ trích chính phủ Việt Minh và cụ Hồ.
Vì vậy cụ Hồ muốn mang về nước ít ra một thỏa ước nào minh bạch hơn là một bản thông cáo không có giá trị gì hết. Cụ chỉ còn trông cậy vào một con đường: Ký với Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại, tức là bộ Thuộc Địa Pháp, một thỏa ước kiểu đó. Dĩ nhiên đây là một thiệt thòi nhục nhã cho chính phủ Việt Minh: Quốc trưởng một quốc gia, dù nhỏ bé không thể nào hạ mình ký kết với một Bộ Trưởng, lại là Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa.
Làm như vậy đương nhiên cụ Hồ nhận chịu cho Việt Nam làm xứ thuộc địa, chấp nhận uy quyền của thực dân Pháp và riêng cụ trở thành bề dưới của Marius Moutet, Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa Pháp. |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN Wed 13 Dec 2023, 07:47 | |
| BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 L. M. Cao Văn Luận 13. Lần thứ ba, cụ Hồ nói rõ phải đánh Tây nếu…
Từ ngày 11 tháng 9, gần như suốt ngày, có lúc lẫn sang đêm, cụ Hồ đã đến gặp ông Marius Moutet, Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa Pháp. Trong những ngày cuối cùng ở Pháp này cụ Hồ lúc nào mặt cĩng có vẻ buồn rầu, đau khổ, trầm ngâm. Những Việt kiều thỉnh thoảng gặp cụ không mấy lúc thấy cụ cười nữa.
Trong khoảng thời gian này, chúng tôi và một số Việt kiều khá đông nhận được thiếp mời của cụ Hồ, mời dự một buổi tiếp tân ở nhà ông Raymond Aubrac. Hầu hết những Việt kiều tôi quen biết đều được giấy mời.
Những người trong nhóm quen biết với tôi không mấy ai giàu, cho nên cùng hẹn chung nhau đi chuyến xe buýt. Lúc chúng tôi đến khoảng 4 giờ chiều, thì số Việt kiều có mặt rồi khá đông, có khoảng vài trăm người. Tôi cứ ngại là sau hai lần gặp gỡ cụ Hồ, lần nào tôi cũng lên tiếng cãi lại cụ, lần này có thể cụ sẽ bực mình với tôi.
Nhưng điều tôi không ngờ, là cụ Hồ niềm nở với tôi như trước. Cụ đón chúng tôi ngay gần cổng vào vườn.
Buổi tiếp tân tính tổ chức trong vườn, cho nên tôi đã thấy bàn ghế kê sẵn, đèn mắc sẵn, trên các nhành cây, bụi hoa. Cụ Hồ bắt tay tôi, rồi khoác vai tôi kéo vào một chiếc ghế đôi trong vườn. Tay cụ vẫn bá vào vai tôi, có lúc cụ vòng tay lại trước ngực tôi, mân mê những nút áo, và bàn tay gầy guộc của cụ đã đụng vào má, vào cằm tôi. Cử chỉ thân mật này, nếu ở bất cứ một người nào khác, chắc là tôi không chịu, nhưng ở cụ Hồ thì tôi thấy nó tự nhiên quá, và không có lý do gì để tôi từ chối cả.
Anh em vây quanh cụ Hồ, phần nhiều là những thành phần trí thức trong đó có những người quen nhiều với tôi hỏi han tình hình, kết quả Hội Nghị Fontainebleau. Tôi thấy mặt cụ Hồ thoáng sậm lại, vừa buồn, vừa chua chát, vừa căm hận. Nhưng rồi cụ mỉm cười liền được. Cụ trả lời bông đùa, mập mờ, đại ý rằng thành công hay thất bại chẳng quan trọng gì cho lắm, thua keo này ta bày keo khác.
Lúc đó khoảng 5 giờ chiều. Vài giọt mưa bắt đầu rơi xuống. Mọi người kéo nhau vào trong nhà. Cụ Hồ vẫn đặt tay trên vai tôi, kéo tôi vào phòng khách.
Phòng khách tuy rộng nhưng cũng khó chứa hết vài trăm người, nếu mỗi người đều phải có ghế ngồi. Cụ Hồ lên tiếng yêu cầu mọi người dẹp ghế vào sát tường rồi ngồi bệt xuống nền nhà cho tiện. Cụ kéo tôi ngồi xuống trước nhất. Tôi thấy không có gì để nói. Các anh em Việt kiều liên tiếp hỏi cụ, bây giờ Hội Nghị Fontainebleau kể như thất bại rồi, cụ tính sao? Cụ Hồ trả lời nước đôi, cố tình giấu diếm điều gì đó:
– Hội nghị vẫn tiếp tục. Chúng ta có tục ngữ: Còn nước còn tát mà. Nhưng nếu hội nghị thất bại, chúng ta sẽ liệu đối phó.
Một anh em Việt kiều hỏi.
– Thưa cụ chủ tịch, nước Pháp có binh hùng tướng mạnh, vũ khí tối tân, chúng ta lấy gì để đánh Pháp, và đánh như vậy thì hy vọng gì mà đánh?
Cụ Hồ nhìn thẳng mọi người, giọng cương quyết:
– Chúng ta có nhân dân, nếu nhân dân quyết tâm đánh, thì dù Pháp mạnh đến mấy cũng phải thua. Tất nhiên là không ai muốn chịu cảnh chiến tranh, vì thắng hay bại thì cũng phải thiệt hại nhiều. Nhưng một khi thương thuyết không kết quả, thì chúng ta không còn cách gì khác.
Cụ Hồ có lẽ để tránh những câu hỏi lắc léo, hoặc vì một lý do nào đó tôi không được biết, cụ đứng lên đi vào nhà trong. Vài phút sau, cụ trở ra và vẫn ngồi xuống cạnh tôi. Một gia nhân đi theo đến trước mặt tôi:
– Thưa Cha, bà chủ mời Cha vào có chuyện muốn thưa với Cha.
Tôi theo gia nhân vào một phòng khách nhỏ, lối phòng khách phụ nữ, bà Lucie Aubrac đứng lên bắt tay tôi, tươi cười mời tôi ngồi:
– Hôm nay tôi rất sung sướng thấy các Linh Mục, những nhà trí thức Việt Nam như các ông Trần Đức Thảo, Phạm Huy Thông cùng đến dự cuộc tiếp tân của cụ Hồ. Tôi thấy đây là một triệu chứng tốt tỏ rõ dân tộc Việt Nam không phân biệt tôn giáo, giai cấp đã đoàn kết sau cụ Hồ.
Sau vài câu chuyện phiếm, bà Aubrac xin chụp hình tôi làm kỷ niệm. Tôi nhận thấy bà có một dụng ý nào đó, nên ngần ngại.
– Thưa bà, hình một Thầy Tu như tôi thì có ra gì đâu, xin bà khỏi phải chụp làm gì.
Bà Aubrac có vẻ muốn chụp cho được hình tôi.
– Thưa Cha, ít khi chúng ta có dịp gặp gỡ như thế này, tôi chỉ muốn xin chụp hình Cha làm kỷ niệm.
Tôi đã thấy hai chiếc máy hình, loại máy hình lớn, có chân lớn ba càng trên phủ tấm vải đen của các thợ chụp hình chuyên môn thời đó. Tôi vẫn từ chối:
– Nếu bà chụp hình để làm kỷ niệm, bỏ vào Album gia đình thì dù không thích tôi cũng không dám từ chối, nhưng nếu bà chụp hình để ngày mai hình tôi lên báo L’humanité kèm theo một bài bình luận đại khái nói rằng Linh Mục Luận ủng hộ lập trường cụ Hồ hết mình, thì tôi xin bà cho phép tôi từ chối.
Bà Aubrac vẫn tươi cười:
– Nếu Cha đã không bằng lòng cho lên báo, thì chúng tôi sẽ giữ làm kỷ niệm trong gia đình vậy.
Thợ chụp hình ngắm nghía, chụp riêng tôi vài bô, chụp tôi đứng chung với bà Aubrac vài bô. Tôi ra phòng ngoài, đứng ở một góc hơi xa cụ Hồ. Hình như cụ vẫn chờ tôi ra nên vừa thấy tôi, cụ đã bước lại gần, kéo tôi ngồi xuống bên cạnh như trước. Cụ có vẻ thân mật, tha thiết hơn:
– Tôi sắp về nước, nhân tiện chú nên viết một bức thư gửi các Giám Mục, các Giáo Sĩ bên nước nhà, các vị sẽ mừng vì thấy các vị Linh Mục trẻ bên Pháp đã hiểu và ủng hộ lập trường của chính phủ ta. |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN Thu 14 Dec 2023, 08:14 | |
| BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 L. M. Cao Văn Luận 14. Hồ Chí Minh yêu cầu tôi viết một lá thơ…
Từ sau lần gặp gỡ thứ hai, cụ Hồ đã quen gọi tôi là chú, khi thì gọi là Linh Mục. Vẫn theo thói quen, tay cụ vẫn mân mê những nút áo chùng thâm của tôi, những chiếc nút có bọc vải bên ngoài, và khá lớn. Tôi dè dặt:
– Thưa cụ chủ tịch, bên nước nhà có đến 14, 15 vị Giám Mục, bây giờ tôi biết viết thư cho ai? Vả lại khi tôi rời nước nhà đi du học thì còn trẻ tuổi, không có hân hạnh thân thiết với các ngài cho lắm.
Cụ Hồ có vẻ trầm ngâm, suy nghĩ, tìm tòi một lúc, rồi cụ làm ra vẻ mừng rỡ như đã khám phá được điều quan trọng:
– Chú hãy viết thư cho Đức Cha Lê Hữu Từ được rồi. Ngài là cố vấn tối cao của chính phủ ta, và cũng là bạn thân của tôi, tôi sẽ đưa tận tay ngài.
Tôi đã hiểu cái dụng ý chính trị của cụ Hồ trong việc này, cho nên tôi muốn từ chối khéo léo:
– Thưa chủ tịch, tôi được giấy mời đến đây dự tiệc tiễn đưa cụ chủ tịch, không có chuẩn bị chi cả, nên bây giờ cụ chủ tịch bảo viết thư, tôi chẳng biết viết thế nào cả. Vả lại tối nay sau khi từ biệt cụ chủ tịch tôi phải đáp xe hỏa đi Louvain ngay, thuyết trình tại một đại hội truyền giáo ở đó. Ở đây có ông Trương Công Cừu, Tổng Thư Ký Hội Việt Kiều Công Giáo Ba Lê, để ông Cừu viết thư cũng được vậy.
Cụ Hồ cau mày, có vẻ phật ý:
– Linh Mục, hay một Linh Mục nào khác viết thư thì mới có giá trị, chớ một giáo dân thì không ích lợi gì.
Tôi hẹn lại:
– Nếu vậy để tôi về thưa lại với các Cha khác, và có thể họ sẽ viết thư về rồi trao cho cụ chủ tịch sau.
Câu chuyện về lá thư tạm kết thúc ở đây, và cụ Hồ không nhắc lại nữa. Tôi đi Louvain nên không dự buổi tiếp tân đến cuối được. Tôi kiếu từ ra về sớm hơn các người khác. Cụ Hồ tiễn tôi đến cửa phòng khách, bắt tay, tươi cười, và mời tôi về nước.
Những điều tôi viết ra về Hồ chí Minh, một phần qua những lần tiếp xúc trực tiếp giữa tôi với cụ Hồ, một phần do những câu chuyện, những tin tức mà tôi được biết đến thời bấy giờ, và tôi không dám nói là tôi biết nhiều hơn các Sử Gia. Sau này tôi không còn gặp lại cụ Hồ một lần nào. Năm 1947 tôi về nước, có tìm cách trở vào địa phận Vinh, lúc bấy giờ thuộc kiểm soát của chính phủ kháng chiến Việt Minh, nhưng vì không thể bắt liên lạc với các bậc thẩm quyền địa phận Vinh cho nên tôi phải lưu lạc Hà Nội, rồi vào Huế và từ Huế tôi ra Hương Phương, Hòa Ninh ở lại mấy tháng. Tình hình lúc bấy giờ làm tôi thay đổi ý định, vì biết rằng dù có ra Xã Đoài, tôi cũng không giúp ích gì được.
Lúc bấy giờ trong vùng Việt Minh kiểm soát, phong trào đàn áp Công Giáo tuy chưa lộ liễu, nhưng đã bắt đầu, và nhiều làng Công Giáo đã tách rời để thành lập những khu biệt lập, bên ngoài dựa theo Pháp, nhưng thực tâm không mong gì hơn là được sống yên lành. |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN Fri 15 Dec 2023, 08:05 | |
| BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 L. M. Cao Văn Luận 15. Cụ Hồ đến phòng ngủ Bộ trưởng Bộ Thuộc Địa Pháp
Những ngày cuối cùng của Hội Nghị Fontainebleau, tức là ngày đầu tháng 6, trong lúc phái đoàn Việt Nam vẫn còn tham dự hội nghị thì Hồ chí Minh lúc bấy giờ đang ở trong nhà gia đình dân biểu cộng sản Raymond Aubrac, mỗi sáng khoảng 10 giờ, đi xe lên Hotel Royal Monceau, duyệt lại các tài liệu, phúc trình, hội nghị ngày hôm trước, rồi theo chương trình đã sắp xếp trước, cụ đến Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại, tức là Bộ Thuộc Địa, hội đàm với ông Bộ Trưởng Marius Moutet.
Những cuộc họp riêng và kín này bắt đầu vào khoảng ngày 7 tháng 9, lúc Hội Nghị Fontainebleau không còn hy vọng gì đi đến một giải pháp mà cả Pháp lẫn Việt Minh có thể chấp nhận.
Những gặp gỡ giữa cụ Hồ và ông Marius Moutet hình như do ông Jean Sainteny và một nhân vật cộng sản trong chính phủ Pháp thời bấy giờ là ông Tillon, Bộ Trưởng Không Quân sắp xếp và khuyến khích, với mục đích vừa không làm mất lòng đồng chí cộng sản Hồ chí Minh, tức Alias Nguyễn ái Quốc, và từng là sáng lập viên đảng cộng sản Pháp, mà lại không đi ngược lại quyền lợi và chính sách của nước Pháp.
Những người gặp cụ Hồ lên xe đến bộ Pháp Quốc Hải Ngoại thời bấy giờ đều kể lại với tôi rằng: Mặt cụ đăm đăm, trán cau lại thành những vết nhăn không lúc nào phai được.
Cụ lặng lẽ bước lên xe, người như gập đôi lại trên chiếc ghế sau. Người cận vệ duy nhất của cụ bước lên cạnh ghế tài xế, và lập tức người tài xế là một đảng viên cộng sản Pháp do ông Aubrac giới thiệu, rồ máy xe, từ từ chạy đến Bộ Thuộc Địa.
Không một người nào khác tham dự những buổi họp kín này. Theo lời một vài người kể lại với tôi, thì có nhiều buổi sáng cụ Hồ như ngần ngại, lo sợ đến thẳng Bộ Thuộc Địa, và khi gần đến, bỗng cụ ra hiệu cho tài xế đi lòng vòng trong Thành Phố Ba Lê vài chục phút, rồi đột ngột cụ chép miệng, bảo tài xế thôi hãy đến Bộ Thuộc Địa.
Vài ký giả chực trước cửa Bộ Thuộc Địa để xin phỏng vấn, đều bị từ chối đôi lúc một cách khéo léo, đôi lúc một cách cứng rắn. Những ai nhìn thấy mặt cụ Hồ lúc bấy giờ dù rất muốn săn tin, cũng không nỡ nài ép. Trong mấy ngày, trÔng Cụ già thêm mười tuổi.
Không ai biết rõ những điều được thảo luận giữa cụ Hồ và ông Marius Moutet. Lúc đó có ý định của Pháp trong vấn đề Việt Nam đã khá rõ rệt, Pháp muốn thành lập 3 vùng riêng biệt, nếu có thể thì biến thành ba quốc gia không liên hệ gì với nhau. Nam kỳ tự trị, gọi là Cộng Hòa Nam Kỳ, hoàn toàn do Pháp chi phối qua những bù nhìn kiểu Nguyễn Văn Thinh. Nước Việt Nam, mà trong mọi danh từ chính thức Pháp vẫn cố tình gọi là Annam, có thể gồm từ phía Bắc Phan Thiết ra đến biên giới Hoa-Việt, có thể giao cho chính phủ Việt Minh, và một cao nguyên tự trị, chạy đi từ vùng Đà Lạt, Tuyên Đức, lên đến Ban Mê Thuộc, Kontum. Lúc bấy giờ có nhiều tin đồn nói rằng Pháp đã tìm thấy trong vùng Cao Nguyên này, và phần Cao Nguyên thuộc lãnh thổ Lào tiếp giáp với vùng này những khoáng sản quí báu: Than đá, dầu hỏa, Uranium v.v…
Nhìn nét mặt cụ Hồ sau buổi họp kín với Bộ Trưởng Thuộc Địa Marius Moutet, người ta đoán được rằng cụ Hồ đã nhượng bộ thêm một chút. Lúc bấy giờ cũng có nhiều tin đồn trong giới Việt kiều ở Pháp, đồn rằng nước Pháp thấy không thể buộc cụ Hồ chấp nhận một giải pháp hoàn toàn có lợi cho Pháp, đang nuôi ý định bắt cóc, hay giam lỏng cụ Hồ không cho về nước, nếu cụ không ký kết với Pháp một thỏa hiệp công nhận Cộng Hòa Nam Kỳ, và Cao Nguyên tự trị. Tất cả chỉ là những tin đồn bởi vì cho đến hôm nay lịch sử vẫn không cho biết rõ những cuộc thảo luận tại Bộ Thuộc Địa Pháp đã diễn ra như thế nào, tranh luận về những vấn đề nào.
Nhưng càng ngày người ta càng thấy cụ Hồ mất bình tĩnh, buồn thảm chán ngán hơn một chút.
Sau buổi tiếp tân tại nhà Aubrac, chiều tối đó tôi đi xe lửa sang Louvain, Bỉ, dự một buổi thuyết trình của Hội Thừa Sai. Hai hôm sau tôi trở lại, và ngày nào cũng có một vài Việt kiều đến nói chuyện với tôi về số phận Hội Nghị Fontainebleau, và những cuộc gặp gỡ giữa cụ Hồ với ông Moutet. Nhờ đó, tuy không gặp lại cụ Hồ một lần nào trước khi cụ rời nước Pháp, tôi cũng biết được, như mọi người lúc bấy giờ có thể biết, những gì xảy ra quanh cụ Hồ.
Nguyễn mạnh Hà ở lại cho đến ngày cuối cùng, trong lúc một phần phái đoàn Việt Minh tham dự Hội Nghị Fontainebleau về, đã rời Pháp, đi tàu thủy từ Marseille về Sài Gòn, ghé Cap, rồi ra thẳng Hà Nội.
Những cuộc hội đàm giữa cụ Hồ và Moutet không hề được văn kiện hóa.
Cụ Hồ là người có trí nhớ phi thường, và để giữ bí mật hoàn toàn về nội dung những cuộc mật đàm này cụ không muốn lập một văn kiện gì về những cuộc mật đàm đó. Một lần gặp Nguyễn mạnh Hà, sau khi từ Louvain về Ba Lê, tôi có hỏi về nội dung những cuộc họp ở Bộ Thuộc Địa, Hà lắc đầu, nói rằng Hà cũng chỉ biết qua những tin đồn, qua nét mặt càng ngày càng buồn thảm của cụ Hồ, sau mỗi lần gặp ông Moutet. Và Hà đoán rằng những cuộc gặp gỡ mật đó không thể nào gọi là một thành công đối với cụ Hồ. Hà cùng tôi thảo luận về những giả thuyết, những tin đồn và hỏi nhau liệu người Pháp có dám bắt cóc hay giữ cụ Hồ lại không. Không ai có thể trả lời được.
Một việc mà Hà cho tôi biết vào những ngày đầu tháng 9, là những điện tín theo mật mã hay ám ký, từ Hà Nội đánh sang. Đại loại thì những điện tín đó đều tỏ ra sốt ruột, lo lắng, thúc giục cụ Hồ mau trở về nước, vì hiện có nhiều biến chuyển trọng đại tại nước nhà đòi hỏi sự có mặt của cụ.
Một điện tín đề cập đến tình trạng căng thẳng ở Hải Phòng, Bắc Ninh, Lạng Sơn. Vụ Bắc Ninh xảy ra đâu trong tháng Tám: Một toán quân tự vệ Việt Minh phục kích một đoàn quân tải lương của Pháp, giết gần trọn đoàn quân này và cướp được lương thực, súng ống. Hình như vụ này do chính Võ nguyên Giáp và Chu văn Tấn bày ra khi hay tin Hội Nghị Fontainebleau kể như bế tắc để làm áp lực với chính phủ Pháp.
Tại Lạng Sơn, đồn binh Pháp sống trong tình trạng bị bao vây và cô lập. Quân Pháp không dám ra ngoài, sợ bị ám sát, bắt cóc, và sợ dân chúng đánh đập. Hải Phòng xảy ra vài vụ lộn xộn giữa lính Pháp và các thanh niên tự vệ thành.
Tại Nam bộ, người Pháp than phiền rằng Tướng Nguyễn Bình đang mộ quân, lập căn cứ, xây dựng hạ tầng cơ sở trái với thỏa ước tạm thời 8 tháng Ba giữa D’argenlieu, (Jean Sainteny ký thay) Hồ chí Minh và Vũ Hồng Khanh.
Nguyễn Bình không chịu tập trung quân vào khu chỉ định chờ một giải pháp chính thức, trái lại Nguyễn Bình mở đường sang Cao Miên và Lào, tìm cách liên kết với các nhóm cách mạng chống Pháp khác, như Hòa Hảo của Huỳnh Phú Sổ.
Đối với những vụ này, cụ Hồ luôn luôn tìm cách trấn an người Pháp, và cụ có lúc dựa vào những điều đó, để yêu sách Pháp thêm một chút, nhưng hình như cụ không thành công. Có tin Tướng Leclerc được thay thế bởi Tướng Valluy. Cụ Hồ và các lãnh tụ Việt Minh rất tin tưởng vào Tướng Leclerc, và lo sợ tinh thần thực dân quá khích của Tướng Valluy và những bộ hạ của ông như Đại Tá Debès, Đô Đốc Battet.
Tất cả những tin tức từ nước nhà làm cho cụ Hồ buồn phiền thêm, và linh cảm một sự đổ vỡ trầm trọng trong bang giao Pháp Việt. Cụ Hồ là người biết rõ một cuộc chiến tranh sẽ tai hại đối với dân tộc Việt Nam như thế nào. Cụ lại đặt nặng vấn đề thống nhất ba vùng lên trên cái danh từ độc lập, hay chủ quyền. Nhưng người Pháp đã quyết liệt không muốn cho Việt Nam thống nhất. Lúc bấy giờ Pháp lại đã thỏa thuận được với Lào và Cao Miên, để đặt lại một chế độ bảo hộ mới, trá hình dưới chiêu bài Liên Hiệp Pháp.
Phe De Gaulle thì gần như bị loại ra hết khỏi chính phủ, và Tướng De Gaulle đã trở về trại mát Colombeydes Deus Eglises trí sĩ và viết hồi ký, không tham dự gì vào chính trị nước Pháp, do đó những lời hứa hẹn của ông trong diễn văn đọc ở Brazaville được coi như vô giá trị.
Trong bầu không khí đó, cuộc họp buổi chiều kéo dài mãi đến 9 giờ tối, cụ Hồ mới rời Bộ Thuộc Địa ra về.
Trông Cụ càng thiểu não hơn bao giờ. Vài phút sao thì Moutet cũng ra xe về tư dinh, và người ta thấy nét mặt ông Moutet cũng chẳng tươi tắn gì hơn. Ông Moutet theo tiết lộ một vài người thì tối đó đã không dùng bữa, vào ngay phòng ngủ, đóng kín cửa và lên giường liền. Về sau người ta được biết ông Moutet bị cảm và vì đó, trong cuộc họp chiều 14-9, cụ Hồ và ông ta đã trao đổi những lời xẵng giọng gần như là cãi lộn với nhau. Câu cuối cùng của ông Moutet hình như là một câu từ chối.
Về đến Hotel Royal, cụ Hồ cũng về ngay phòng riêng nhưng người ngoài vẫn thấy cửa sổ phòng cụ Hồ sáng đèn, và cụ Hồ ngồi làm việc cho đến gần nửa đêm.
Gần nửa đêm cụ Hồ đích thân gọi điện thoại cho ông Moutet. Ông Moutet đang ngủ, yêu cầu có chuyện gì dù khẩn cấp mấy cũng xin chờ cho đến sáng mai, ông mệt và bị cảm không thể nói chuyện gì được nữa. Cụ Hồ nài nỉ rằng cụ sẽ đến gặp ông tại nhà riêng ngay lập tức, chỉ 5 phút nữa thôi, và không để cho ông Moutet kịp từ chối, cụ Hồ cúp điện thoại.
Theo người Pháp kể lại, thì ông Moutet cũng không ngờ là cụ Hồ sẽ đến gặp ông ngay, cho nên ông lên giường ngủ lại. Nhưng quả thực cụ Hồ đã rời Hotel Royal, cùng với một cận vệ và tài xế đến nhà ông Moutet ngay.
Ông Moutet kể lại rằng ông vừa chợp mắt, thì gác cửa bảo là cụ Hồ đến, và đã đến, và đã lên thẳng phòng ông.
Khi cụ Hồ vào thì ông Moutet còn nằm trên giường, tung chăn ngồi dậy bận áo ngủ, ngồi trên giường. Cụ Hồ và người cận vệ bước vào. Cụ Hồ đến ngồi vào chiếc ghế đầu giường ông Moutet, cố lấy nét mặt vui tươi cởi mở nói rằng cụ đến để ký kết những điều được thảo luận lúc chiều, chỉ xin thay đổi vài chi tiết nhỏ.
Ông Moutet lại yêu cầu cụ Hồ ngày mai sẽ họp và ký cũng chẳng vội gì. Đại ý là cụ Hồ đã nói rằng cái gì đã xong hãy cho xong luôn, không nên chờ sáng ngày mai những việc có thể làm xong đêm nay.
Ông Moutet khoác thêm chiếc áo choàng, gọi bồi đem cà phê đậm lên, rồi hai người cùng ra ngồi đối diện nơi chiếc bàn trong phòng ngủ. Ông Moutet gọi Thơ Ký riêng soạn lại văn kiện đã được dùng làm căn bản trong cuộc thảo luận lúc chiều, rút ra một bản đúc kết, đánh máy thành nhiều bản, và trao cho cụ Hồ.
Cụ Hồ chỉ đọc qua, không sửa đổi gì đặt bút ký ngay. Ông Moutet ký vào bên cạnh, và đó là bản thỏa ước được gọi là Modus Vivendi ngày 14 tháng 9 với những điều khoản căn bản được công bố trên báo chí ngay sáng 15 tháng 9:
1) Chính phủ Việt Minh công nhận giá trị thỏa ước tạm thời 8 tháng 3 và thỏa hiệp Đalat, tức là công nhận Cộng Hòa Nam Kỳ cho đến lúc có một cuộc trưng cầu dân ý tại Nam bộ để quyết định sự thống nhất hay tách rời Nam bộ khỏi Việt Nam.
2) Mọi lực lượng Việt Minh tại Nam bộ được tập trung vào những khu chỉ định, được giải giới, chờ đợi trưng cầu dân ý. Chính phủ Việt Minh hứa không gởi thêm quân, cán bộ vào Nam bộ.
3) Chính phủ Việt Minh công nhận người Pháp có quyền tiếp tục khai thác các cơ sở kinh tế có sẵn khắp Việt Nam.
4) Hai chính phủ cùng thỏa thuận coi người Pháp và người Việt Nam ngang hàng, tuy nhiên chính phủ Việt Minh phải dành một số độc quyền cho Pháp, cố vấn Pháp, nhân viên văn hóa Pháp.
5) Về vấn đề tiền tệ, hai chính phủ cam kết sử dụng một loại giấy bạc duy nhất, lấy đồng quan Pháp làm căn bản.
6) Chính phủ Việt Minh bằng lòng cứu xét việc gia nhập Liên Hiệp Pháp theo chiều hướng thuận, và đổi lại chính phủ Pháp bằng lòng giúp đỡ Việt Nam về kinh tế, văn hóa và quân sự.
7) Một hiệp ước chính thức và vĩnh viễn sẽ được thảo luận và ký kết trong một hội nghị mới sẽ được mở sau, do sự tham khảo giữa hai chính phủ.
Trên thực tế, thỏa ước 14-9 cũng như thỏa ước tạm thời 8 tháng 3, là những nhượng bộ lớn của Việt Minh đối với Pháp, nhưng trên nguyên tắc thì Việt Minh giành được một vài điều gọi là thắng lợi chẳng hạn như đã được chính phủ Pháp coi là một phe đối thoại có thẩm quyền, và hứa hẹn sẽ có một hội nghị chính thức quan trọng để thảo luận tiếp.
Thỏa ước 14-9 đã được ký âm thầm, vào nửa đêm.
Nguyên văn bản thỏa ước này đã không được phổ biến ngay trong những ngày sau đó. Cụ Hồ đã họp báo. Chính phủ Pháp đã không tổ chức tiếp tân hay tiệc đưa nào. Các báo Pháp thời bấy giờ chỉ đăng thành vài tin.
Sau ngày 15 tháng 9 nhiều anh em Việt kiều tỏ vẻ buồn cụ Hồ.
Vì bất đồng rõ rệt quá, tôi không có ý định, cũng chẳng muốn tìm cách gặp lại cụ Hồ. Cụ Hồ cũng từ chối tiếp bất cứ ai. |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN Tue 19 Dec 2023, 13:52 | |
| BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 L. M. Cao Văn Luận 16. Ngày về âm thầm
Suốt hai ngày cuối cùng, cụ Hồ không ra khỏi phòng. Ông Moutet, Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa có đến thăm cụ Hồ một lần cuối cùng, hình như do lời yêu cầu của cụ Hồ để thu xếp chuyện trở về Việt Nam của cụ. Ngày 17 tháng 9 cụ Hồ âm thầm rời Ba Lê.
Anh em Việt kiều có tính chuyện tiễn đưa cụ, cử vài đại diện đến gặp cụ trình bày việc đó.
Vài đại diện khác tiếp xúc với Ban Nghi Lễ Bộ Ngoại Giao và Bộ Thuộc Địa nhưng được cho biết là ngày về của cụ Hồ chưa được tiết lộ. Họ hẹn lần nữa là lúc nào có việc gì, sẽ tin cho các Việt kiều. Phái đoàn lên xin gặp cụ Hồ cũng không được tiếp, người Thư Ký nói cụ Hồ mệt không muốn tiếp khách. Chương trình đưa tiễn vì thế không thành.
Ngày 18, anh em Việt kiều hay tin cụ Hồ đã rời Ba Lê đi Toulou. Cụ Hồ rời Ba Lê có vẻ âm thầm và vội vàng. Về nước trên một tiểu đỉnh của Hải Quân Pháp, chiếc Dumont d’Urville. Có người kể lại rằng lúc bước lên chiếc tàu Dumont d’Urville cụ Hồ lặng lẽ đi qua hàng thủy thủ dàn chào, lặng lẽ bắt tay các nhân viên Bộ Ngoại Giao và Bộ Thuộc Địa Pháp, không nói một tiếng. Các sĩ quan trên tàu Dumont d’Urville về sau kể lại rằng, lúc tàu ra khơi, nét mặt cụ Hồ trở lại bình thường, đôi lúc tươi vui, tuy lúc nào cũng có vẻ trầm ngâm, tư lự. Thường những buổi sáng sớm, và chiều, cụ lên đứng trên boong tàu ngắm cảnh mây nước mênh mông, hệt như một thi sĩ tìm vần thơ trong cảnh trời đất vậy. Trong các bữa ăn, cụ Hồ ngồi chung với các sĩ quan của chiến hạm, trong số này có một vị Linh Mục Tuyên Úy. Bây giờ thì cụ linh hoạt, vui vẻ nói chuyện với mọi người.
Cụ Hồ đem vấn đề hiện hữu của Thiên Chúa ra tranh luận với Linh Mục Tuyên Úy. Câu chuyện con gà và cái trứng được mang ra, và cụ Hồ nhất định không chấp nhận có một con gà hay một cái trứng đầu tiên được Thiên Chúa tạo dựng. Ý cụ Hồ không phải tranh luận để đi đến kết luận, mà chỉ tranh luận để cho vui câu chuyện trong bữa ăn.
Có những lúc cụ Hồ đi hết mọi nơi trong tàu, ngồi lại nói chuyện với các thủy thủ. Cụ Hồ từng nhiều lần làm bồi tàu, cụ quen đi biển, quen thuộc đời sống trên tàu biển, cho nên cụ nói chuyện với các thủy thủ như là một thủy thủ già kinh nghiệm vậy.
Tôi và các anh em Việt kiều ở Pháp lúc đó, nếu được biết các điều này cũng qua những tin truyền miệng, những tin trên báo chí Pháp mà thôi. Dĩ nhiên là chúng tôi hết sức tò mò muốn biết mọi việc cụ Hồ làm hay mọi việc gì xảy ra cho cụ Hồ, vì đó nếu có một anh em nào có tin gì, hay đọc được việc gì trên báo liên quan đến cụ Hồ, thì lại đi nói với nhau, chuyền cho nhau xem.
Những chuyện về sau đó thì báo chí Pháp có đăng lại, như chuyện cụ Hồ gặp Cao Ủy Pháp là ông D’Argentlieu trên Thiết Giáp Hạm Suffren, neo ngoài khơi Vịnh Cam Ranh, ngày 18 tháng 10. Sau cuộc gặp gỡ và vào buổi chiều, người Pháp mời một số ký giả Pháp và Việt Nam đến dự một cuộc họp báo trên chiến hạm Suffren. Lúc một chiếc tiểu đĩnh chở các ký giả từ Cam Ranh ra cặp vào chiến hạm Suffen, thì cụ Hồ đứng ngay trên boong tàu gần cầu thang, đưa tay vẫy chào.
Trong cuộc họp báo, cụ Hồ và Cao Ủy Pháp D’argenlieu ngồi bên nhau. Nét mặt D’argenlieu nghiêm nghị, mặt cau lại, mắt đăm đăm nhìn cụ Hồ. Trong lúc đó thì cụ Hồ cười cợt, đùa giỡn với các ký giả. Cụ quay qua người này, người nọ, hỏi han về xứ sở về nghề nghiệp của họ. Cụ Hồ có trí nhớ phi thường. Cụ ở Pháp lâu năm, thạo những thổ âm, hiểu rành những tập quán từng địa phương, những đặc điểm của từng vùng nước Pháp. Vì đó cuộc họp báo trở nên một cuộc phiếm luận rất vui vẻ.
Sau một lúc nói chuyện phiếm vui với các ký giả, cụ Hồ chính thức vào vấn đề, nói rằng báo chí Việt Pháp đã tỏ ra quá khó tính, quá nghiêm khắc đặt nhiều đòi hỏi vào Hội Nghị Fontainebleau. Cụ mô tả sơ sài Hội Nghị Fontainebleau và nói sơ lược về những điểm chính của thỏa ước 14 tháng 9, chưa phải là đã kết thúc được mọi vấn đề tranh luận mà chỉ mở đầu cho một cuộc thương thuyết lâu dài, thường xuyên.
Cụ hứa sẽ mở một hội nghị mới vào tháng giêng năm 1947, và lúc đó những vấn đề chưa được giải quyết sẽ được đem ra thảo luận.
Đề Đốc D’argenlieu có vẻ không muốn cho cụ nói quá nhiều về hứa hẹn họp hội nghị sắp tới, cắt ngang lời cụ Hồ, trịnh trọng tuyên bố rằng những cuộc thương thuyết vừa qua là một bước quan trọng trên con đường đi đến sự thỏa hiệp tốt đẹp giữa hai chính phủ, hai dân tộc.
Một sự kiện quan trọng xảy ra vào cuối cuộc họp báo đó, được các báo Pháp chú ý đặc biệt, đăng lên thành tít lớn trang nhất.
Sau khi nghe D’argenlieu tuyên bố trịnh trọng như vậy xong, cụ Hồ đột ngột đứng lên, bước lại gần D’argenlieu và giữa lúc chưa ai biết chuyện gì xảy ra, thì cụ Hồ ôm chầm lấy D’argenlieu, như hai anh em thân thiết, hay như hai người bạn cố tri. Dĩ nhiên hình ảnh này được các nhiếp ảnh viên ghi lại trong phim của họ, và hôm sau được đăng rõ ràng trên báo.
Nhìn bức ảnh, chúng tôi ở Ba Lê cũng thấy rõ nét mặt ngơ ngác, hơi khó chịu đến là buồn cười của D’argenlieu. D’argenlieu không còn có thể làm nghiêm được nữa, cho nên ông tươi cười, đưa tay ôm cụ và cảnh này kéo dài có đến hơn một phút.
Cụ Hồ theo chiến hạm Suffren ra Hải Phòng, trong lúc các ký giả Pháp ké trên máy bay của quan Cao Ủy D’argenlieu trở vào Sài Gòn. Tàu cặp bến Hải Phòng ngày 23 tháng 10. Quang cảnh đón tiếp cụ Hồ ở Hải Phòng thì dĩ nhiên là những người Việt Nam nào ở đó lúc bấy giờ đều còn nhớ. Tôi chỉ được biết qua những bài tường thuật của báo Pháp, và báo Cứu Quốc được gởi từ Hà Nội sang Pháp vài tuần sau đó. Sự cảm động thương xót và một chút ý thức hài hước làm tôi chú ý và thán phục cụ Hồ về cái tài lợi dụng cả được những sự thất bại để biến thành sự thành công. Trên thực tế, Hội Nghị Fontainebleau và thỏa ước 14 tháng 9 là một thất bại ngoại giao lớn nhất, đau nhất cho cụ Hồ, và cho Việt Nam. |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN Wed 20 Dec 2023, 08:29 | |
| BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 L. M. Cao Văn Luận 17. Ở Pháp nghe tiếng vọng Chiến Tranh từ nước nhà
Sau khi phái đoàn cụ Hồ rời Ba Lê, tôi và các anh em Việt kiều ở Pháp hồi hộp chờ tin mừng từng ngày. Cụ Hồ lên đường ngày 19 tháng 9, mãi đến ngày 21 tháng 10 cụ Hồ mới đến Hải Phòng. Những bức ảnh đăng lại trên các báo Pháp, báo Cứu Quốc, cuộc đón tiếp cụ Hồ tại nhà ga Hà Nội cho tôi thấy rằng sự nồng nhiệt mà nhân dân Việt Nam dành cho cụ Hồ đã bị suy suyễn đi nhiều lắm. Báo Pháp tường thuật một cử chỉ khéo léo của cụ Hồ: Giữa lúc rừng người hò reo phản đối thỏa ước 14 tháng 9, cụ Hồ đã cất tiếng ca, và ra hiệu cho dàn nhạc cử quốc ca Việt Nam, và quốc ca Pháp tiếp ngay sau đó.
Trước phong trào chống Pháp ngày càng bành trướng mạnh mẽ, nhiều báo Pháp đã tiên đoán sự đổ vỡ của bang giao Việt Pháp. Nước Pháp cũng đoán được điều này, và từ Ba Lê, tôi đã nhận thấy những sự chuẩn bị của chính phủ Pháp để đem thêm quân và chiến cụ sang Việt Nam. Các báo tả phái lên tiếng tố cáo sự thiếu thành thất của chính phủ Pháp đối với chính phủ Việt Nam và tường thuật đầy đủ những cuộc chuyển quân và chiến cụ đến các hải cảng lớn, chờ xuống tàu sang Việt Nam.
Vào cuối tháng 11 tôi hay tin quân Pháp đã đánh chiếm Thành Phố Hải Phòng, bắn phá vào nhiều khu phố làm cho hàng ngàn người chết. Khi đọc tin này trên báo tôi lặng người một lúc, và không còn hy vọng gì tránh được chiến tranh trên đất nước mình. Tôi cũng không tin rằng nền độc lập của Việt Nam có thể tồn tại. Lúc bấy giờ tôi tin chắc rằng quân Pháp sẽ thắng. Nhưng tôi vẫn hy vọng vào những biến cố của thời đại sẽ buộc nước Pháp dù thắng, cũng không thể trở lại chế độ thuộc địa hoặc bảo hộ thời xưa.
Nhiều báo Mỹ lên tiếng chỉ trích chính sách Pháp, và tôi đã nghĩ nhiều đến vai trò của Mỹ trong vấn đề Việt Nam. Tôi cũng nghe tin nhiều nhân vật Mỹ đã sang Hà Nội, không để giúp nước Pháp, mà hình như là để đóng một vai trò bí mật và khó hiểu nào đó. Giới chính trị Pháp thường bàn tán rất nhiều đến thái độ của Mỹ, chỉ trích các hành động dẫm chân và thọc gậy bánh xe của Mỹ.
Tên một vài nhân vật Mỹ được nhắc đến, như Tướng Galagher Trưởng Phái Bộ Mỹ đặc trách kiểm soát việc giải giới quân Nhật phía Bắc vĩ tuyến 16, Đại Tá Patti, Giám Đốc Sở Mật Vụ Mỹ OSS tại Viễn Đông, Đại Tá Nordlinger, đặc trách giao tế trong phái bộ Mỹ tại Hà Nội và nhiều bài bình luận của báo Pháp đã đổ tội cho những nhân vật đó xúi chính phủ Việt Minh chọn thái độ cứng rắn đối với Pháp.
Tôi không được biết một điều gì rõ ràng từ nước nhà, và tình trạng mù mờ càng làm cho tôi lo sợ, buồn rầu. Hiến pháp Việt Minh ngày 12 tháng 11 cũng được báo Pháp nhắc đến sơ lược, và bình luận về sự thiếu sót trong phần đề cập đến chính sách ngoại giao. Báo Pháp phân tích Hiến pháp này và kết luận rằng chính phủ Việt Minh đã phản bội những cam kết trong các thỏa ước Đà Lạt 6 tháng 3, 14 tháng 9. Những báo cực hữu lên tiếng đe dọa nước Pháp sẽ không tha thứ cho thái độ rồ dại và hỗn xược đó. Lúc bấy giờ chính phủ Bidault bị phe cực hữu chi phối nặng nề, và quan điểm của các báo cực hữu có thể được coi như quan điểm của chính phủ Pháp. Do những sự kiện đó, tôi thấy rằng Việt Nam không còn cách gì tránh được cảnh chiến tranh.
Vào cuối năm 1946, những tin càng ngày càng bi thảm hơn về Việt Nam làm cho tôi và các anh em Việt kiều không còn một lúc nào mà quên được tình trạng nước nhà. Một bản tin của báo Mỹ tường thuật sự thất bại của sứ mạng trung gian của ông Moffat, đặc sứ của Bộ Ngoại Giao Mỹ tiếp xúc với chính phủ Việt Minh vào khoảng đầu tháng 12. Theo báo Mỹ thì chính phủ Việt Minh không tin tưởng một chút nào về sự thành tâm và thái độ đứng đắn của Pháp, và coi con đường chiến tranh là điều không thể tránh được. Tại Ba Lê, Đại Sứ Mỹ có thông tri cho Bộ Ngoại Giao Pháp biết quan điểm của Mỹ, và hình như khuyến cáo Pháp nên mềm dẻo hơn để tránh đổ vỡ. Báo chí Pháp một bên đăng lại những tin tức của phái bộ Maffat, một bên liên tiếp chửi rủa Mỹ đã bỏ rơi Pháp, và lên giọng bất cần Mỹ giúp đỡ chi nữa cũng sẽ tái chiếm được Đông Dương một cách dễ dàng.
Tại Pháp nhiều đơn vị quân đội lớn đã được lệnh cấm trại. Những đường xe hỏa đến Marseille, Toulon được quân đội trưng dụng, và ngày đêm tại các nhà ga lớn, người ta thấy xe tăng, đại bác, lính tráng được chuyển lên xe hỏa tấp nập.
Các đảng khuynh tả ở Pháp tổ chức vài cuộc biểu tình nhỏ phản đối chính phủ Bidault, tố cao chính phủ này đem quốc gia vào một chiến tranh nguy hiểm và vô ích. Nhìn không khí chuẩn bị chiến tranh ở Pháp, tôi hoàn toàn thất vọng cho nền hòa bình và độc lập của nước nhà.
Giữa lúc đó, chính phủ Bidault từ chức và chính phủ Léon Blum lên thay thế. Ông Léon Blum, được nhiều người ở Pháp coi như một phần tử tiến bộ và ôn hòa, nhưng hình như chẳng còn ai hy vọng rằng mối bang giao Việt Pháp còn có thể giải quyết bằng những cuộc thương thuyết ngoại giao được nữa.
Ngay sau khi đó chính phủ mới, ông Marius Moutet vẫn còn là Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa cầm đầu một phái đoàn sang Hà Nội. Nhiều báo khuynh tả ở Pháp đây là một hành động vụng về nhục mạ chính phủ Việt Minh. Đáng lý Pháp phải cử một phái bộ ngoại giao do một Ngoại Trưởng cầm đầu sang Việt Nam thì Pháp để ông Bộ Trưởng Thuộc Địa Pháp sang Hà Nội, và dĩ nhiên hành động này chỉ có thể được giải thích như là Pháp cố tình coi Việt Nam là một Thuộc Địa. Tin này làm nhiều Việt kiều phẫn nộ.
Vào cuối năm 1946, hình như giữa không khí chuẩn bị lễ Giáng Sinh năm đó, tôi hay tin chiến tranh đã bùng nổ khắp Việt Nam đêm 19 tháng 12. Lần này báo chí Pháp đăng những tin nóng hổi, mau chóng, đầy đủ, có cả hình ảnh ông Jean Sainteny, Cao Ủy Pháp tại Hà Nội bị thương nặng.
Như vậy là chiến tranh đã thành một sự thật không thể tránh được nữa rồi. Lệnh tổng động viên từng phần bắt đầu áp dụng ở Pháp. Nhiều binh sĩ, sĩ quan trừ bị Pháp được gọi tái ngũ. Không khí nước Pháp sôi sục chiến tranh.
Báo chí chia hai phe, một phe chỉ trích chính phủ bỏ lỡ cơ hội giải quyết vấn đề Việt Nam cách ôn hòa bằng thương thuyết, phe khác thì đòi chính phủ đánh mạnh, đánh mau, dồn mọi nỗ lực quân sự để giải quyết chiến tranh chớp nhoáng. Phe cộng sản Pháp, các đảng phái khuynh tả, xã hội, lao động thì theo phe chỉ trích chính phủ.
Những tin tức đầu tiên về chiến tranh Việt Nam bắt đầu chiếm trang nhất các báo Pháp, và hầu hết đều là những tin chiến thắng. Ngày 22 tháng 12, Thủ Tướng Pháp Léon Blum đọc diễn văn trước Quốc Hội loan báo rằng chiến tranh Việt Nam đã thực sự diễn ra, và kết luận rằng quân Pháp đang thắng lớn. Cuối diễn văn, ông Léon Blum hứa hẹn rằng nước Pháp chỉ nhằm tái lập an ninh trật tự tại Đông Pháp, và sau đó sẽ bàn chuyện tổ chức một nước Việt Nam tự trị và tự do. Tướng Leclerc được bổ nhiệm làm Tổng Thanh Tra Quân Đội Pháp tại Đông Pháp.
Ngày 26, hay 27 tháng chạp năm 1946, tôi nghe đài phát thanh Pháp lập lại một lời kêu gọi của cụ Hồ gửi Thủ Tướng Pháp Léon Blum, ngỏ ý sẵn sàng mở lại các cuộc thương thuyết, nếu quân Pháp lui về các vị trí cũ được qui định trong thỏa ước 6 tháng 3, Đà Lạt và 14 tháng 9.
Cụ Hồ đề nghị nếu quân Pháp làm theo các điều kiện đó thì sẽ có một cuộc ngưng bắn tức khắc. Tôi và các anh em Việt kiều đêm ngày gắn tai vào các đài phát thanh Pháp Á và đài phát thanh Pháp, BBC để nghe tin tức.
Niềm hy vọng cho hòa bình Việt Nam lại được nhen nhúm le lói trong lòng những người Việt Nam xa quê hương. Lúc bấy giờ Bộ Trưởng Thuộc Địa Pháp là ông Marius Moutet đã sang Việt Nam, và nhiều tin đồn nói rằng ông được chỉ thị điều đình một cuộc ngưng bắn.
Trong diễn văn đầu năm dương lịch, 1 tháng giêng 1947, cụ Hồ lại nói trên đài phát thanh, nghe đâu đặt tại Hà Đông, những điều kiện ngưng bắn đại để đòi quân Pháp ngưng hành quân trở lại vị trí cũ trước ngày 16 tháng chạp 1946. Nước Pháp ngưng gửi viện binh sang Đông Pháp. Ông Marius Moutet trực tiếp gặp cụ Hồ một địa điểm sẽ được chỉ định sau và một cuộc thương thuyết chính thức sẽ khai diễn trên căn bản thỏa ước 6 tháng 3-1946, và sau đó sẽ có một Hội Nghị thượng đỉnh giữa cụ Hồ và ông Léon Blum tại Ba Lê. Dư luận chính giới Pháp lúc bấy giờ tỏ ra khinh thường Việt Minh, không tin tưởng gì vào sự thành thật của các đề nghị mà cụ Hồ đưa ra. Là do mà chính phủ Pháp đưa ra, theo báo chí Pháp lúc bấy giờ, để từ chối đề nghị của cụ Hồ, là cho rằng cụ Hồ không còn lãnh đạo được chính phủ Việt Minh và phong trào Việt Minh. Chính phủ muốn quyết định một điều gì quan trọng đều bị những phần tử quá khích, hiếu chiến, bài Pháp cực đoan chi phối như Võ nguyên Giáp, Trần huy Liệu, Hoàng minh Giám. Mặt khác, nước Pháp đang ở trong một chế độ phải chờ Quốc Hội nhóm họp, thỏa luận, biểu quyết. Trong lúc đó thì quân Pháp tiếp tục lên tàu sang Việt Nam càng ngày càng đông, và chiến cuộc Việt Nam càng khốc liệt. Với những tường thuật và tin tức chiến thắng mà người Pháp coi là rực rỡ. Các Tướng Lãnh Pháp được phỏng vấn, trừ Tướng Leclerc là sáng suốt, còn thì hầu hết đều tiên đoán rằng quân Pháp sẽ chiến thắng nhanh chóng. Có người nói chỉ trong vòng một năm thì Pháp sẽ bình định xong Việt Nam, tái lập chế độ bảo hộ như cũ.
Các giới chính trị Pháp bắt đầu nói đến một giải pháp chính trị: Tái lập chế độ quân chủ bù nhìn ở Việt Nam, Lào, Cao Miên. Bảo Đại, lúc bấy giờ là công dân Vĩnh Thụy, được một máy bay Mỹ chở từ Hà Nội sang Hồng Kông ít lâu trước ngày chiến tranh bùng nổ.
Ông Léon Blum, cố vấn chính trị cho Đô Đốc D‘Argantlieu cũng cho một bài phỏng vấn đăng trên báo Pháp nào đó tôi không nhớ tên nói rằng đã vào cái giai đoạn này thì nước Pháp không còn có thể thương thuyết cái gì với Hồ chí Minh và chính phủ Việt Minh được nữa rồi, vì vậy phải tìm một nhân vật Việt Nam khác để mà thương thuyết, ông Torel, một Cố Vấn thứ hai của Cao Ủy D‘Argantlieu còn quá khích hơn thế nữa, đôi khi tỏ ra khinh thị khả năng của người Việt Nam có thể cai trị đất nước họ, và nói rằng vì lòng nhân đạo, vì tinh thần trách nhiệm đối với tình hình thế giới, Pháp phải chiến thắng Việt Minh bằng quân sự.
Giữa tháng giêng 1947, tôi nghe qua đài phát thanh, tin chính phủ Việt Minh đã từ chối thương thuyết, và hạ lệnh tổng động viên để kháng chiến chống Pháp. Thế là hy vọng hòa bình cho Việt Nam mà những người Việt Nam xa quê hương còn nuôi dưỡng bây giờ hoàn toàn tan vỡ. Tôi nhớ khi hay tin này nhiều anh em Việt kiều đã nhìn nhau, mắt rưng rưng. Nhiều Việt kiều cương quyết về nước, dù biết rằng, hay lo sợ rằng sự đóng góp của họ sẽ không ích lợi gì, nhưng họ nghĩ không thể chạy trốn trách nhiệm được.
Tôi cũng có ý nghĩ về nước, mặc dù với thiên chức Linh Mục tôi không biết đóng góp gì vào vận mệnh nước nhà một cách tích cực và hữu ích. Việc học hành của tôi được xếp vào hàng thứ yếu, và trong các buổi cầu nguyện không lúc nào tôi quên được số phận đất nước mình.
Chỉ được nghe tin tức nước nhà qua đài phát thanh Pháp Á đặt tại Sài Gòn, và qua những bài tường thuật, chắc chắn là không trung thực của báo chí Pháp, tôi bồn chồn đau xót và gần như quay quắt lên.
Tôi không thù ghét gì người Pháp, và tôi thương yêu văn hóa Pháp, quí mến những người bạn Pháp, nhưng tôi không thể nào đứng về phía chính sách của nước Pháp. Tôi đi tiếp xúc với nhiều chính khách Pháp và chính họ cũng không hoàn toàn đồng ý với chính sách của chính phủ Pháp trong vấn đề Việt Nam. Nhưng họ cũng chỉ thở dài, coi đó như một điều không thể tránh được, như một thứ định mệnh khắt khe nào đó. Điều làm tôi ngạc nhiên, là những cá nhân người Pháp thì rất dễ thương, chỉ trích đường lối của chính phủ Pháp, nhưng vì danh dự, vì bổn phận họ vẫn hăng hái lên đường sang Việt Nam để bắn giết người Việt Nam.
Một bản tin của Pháp tấn xã từ Hà Nội đánh về vào đầu năm 1947 viết rằng phái đoàn ông Marius Moutet sang Hà Nội chỉ để tìm cách tái lập Bảo Hộ, mà không có ý định thương thuyết tìm một giải pháp chính trị chi cả. Cũng trong thời gian này báo France Soir, một báo lớn có quan điểm khuynh hữu đăng lại một bài phỏng vấn quan Cao Ủy Pháp D’argenlieu, và quan Cao Ủy trả lời rằng kể từ đây vấn đề Đông Pháp chỉ còn có thể giải quyết bằng sức mạnh quân sự. Ông cao ủy cũng ngụ ý nói rằng nước Pháp có thể tìm được những nhân vật quốc gia ngoài Hồ Chí Minh để thương thuyết và như vậy lá bài Bảo Đại đã được chuẩn bị, và đã được lật tẩy dần.
Những tin chiến thắng của quân Pháp từ Việt Nam liên tiếp được gửi về Pháp. Tướng Leclerc có lẽ là người sáng suốt nhất thời bấy giờ trong hàng ngũ lãnh đạo Pháp, hình như ông có gởi lên chính phủ Pháp một bản phúc trình hay điều trần chi đó, nhận định quân Pháp có thể thắng được Việt Minh, với điều kiện căn bản là phải dựa vào tinh thần quốc gia của người Việt Nam nếu cần thì dựng lên một đối tượng hay một biểu tượng quốc gia cho người Việt Nam. Tướng Leclerc khuyến cáo chính phủ Léon Blum tuyên cáo rõ ràng một hiến chương thật rộng rãi, đứng đắn cho vấn đề Việt Nam, có các điểm trao trả độc lập cho Việt Nam, hứa hẹn thống nhất ba kỳ bằng tuyển cử tự do. Nhưng Tướng Leclerc không được Cao Ủy D’argenlieu tin cậy nhiều, và ngày 14 tháng giêng năm 1947, ông D’argenlieu ra một tuyên cáo hứa hẹn tái lập chế độ quân chủ ở Việt Nam, Nam kỳ tự trị. Vào lúc đó một phái đoàn Pháp được cử sang Hồng Kông tiếp xúc với cựu Hoàng Bảo Đại, lúc đó là công dân Vĩnh Thụy. Những điều này được chính phủ Pháp tuyên bố ầm ĩ, coi như một giải pháp tốt nhất, đúng nhất cho Việt Nam, cho Pháp. Quan Cao Ủy D’argenlieu theo các tin đồn thì cũng cho người tiếp xúc với những nhân vật quốc gia như Ngô Đình Diệm, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn mạnh Hà để thành lập một chính phủ trong chế độ quân chủ do Bảo Đại làm Quốc Trưởng. Không một nhân vật nào được tiếp xúc chịu ra hợp tác với Pháp và Bảo Đại trong những điều kiện mà người Pháp đưa ra.
Tại Nam kỳ, Thủ Tướng Nguyễn Văn Thinh đã tự tử và Bác Sĩ Lê Văn Hoạch được chọn lên thay thế. Hình như trước đó, Pháp định chọn Đại Tá Xuân, nhưng các tay quyền thế ở Nam kỳ không chịu ông Xuân và ông Xuân buồn tình đành qua Pháp. Ngay tại Pháp, ngay trong chính phủ Pháp có hai khuynh hướng mâu thuẫn. Nhóm cộng sản, đảng xã hội, nghiệp đoàn lao động Pháp do cộng sản chi phối thì thúc giục chính phủ Pháp phải điều đình với Hồ chí Minh. Nhưng đảng MRP thì lấy cớ Hồ chí Minh đã phản bội mọi thỏa ước ký kết với Pháp trong đêm khởi nghĩa 19 tháng 12, không thể điều đình với Hồ chí Minh lần thứ hai được nữa.
Trong lúc chính phủ Pháp hết sức bối rối thì tôi hay tin Tướng Leclerc được đề cử thay Cao Ủy D’argenlieu giữ chức Cao Ủy Pháp tại Việt Nam. Tôi lại cho rằng vấn đề Việt Nam có đôi chút hy vọng giải quyết bằng thương thuyết.
Nhưng chỉ mấy hôm sau, vào cuối tháng hai, chính Tướng Leclerc lên tiếng từ chối, và nói rõ rằng khi mà chính phủ Pháp không chấp nhận phương thức của ông đã từng được trình bày trong bản trần tình của ông, thì ông thấy không làm việc được, nên ông từ chối. Tướng Leclerc cũng chủ trương phải thương thuyết với Hồ chí Minh, nhưng mà vừa tiếp xúc, vừa bình định đồng thời ban bố một hiến chương mới rõ ràng cho Việt Nam và Đông Pháp, trong đó quyền độc lập được tôn trọng, hy vọng thống nhất ba kỳ được hứa hẹn. Tướng Leclerc có đề cập đến diễn văn của Tướng De Gaulle tại Brazaville đầu năm 1945 và đòi hỏi chính phủ Pháp, vì danh dự của nước Pháp, phải tôn trọng các hứa hẹn của Tướng De Gaulle đối với các thuộc địa Pháp, nhất là đối với Việt Nam và Đông Pháp. Thái độ của Tướng Leclerc làm nhiều người Việt Nam thán phục, nhưng sự từ chối của ông làm cho mọi người đã thất vọng nay thêm tuyệt vọng.
Sau khi Tướng Leclerc từ chối chức vụ Cao Ủy Pháp, chính phủ Pháp lúng túng mấy tháng, không tìm ra người thay thế Đô Đốc D’argenlieu, và đến đầu tháng 3 năm 1947, ông Emil Bollaert mới được cử làm Cao Ủy Pháp tại Đông Pháp. Ngay lúc mới nhận chức ông này đã gặp khó khăn: Dân biểu lãnh tụ cộng sản là Maurice Thorez tố cáo trước quốc hội Pháp một ‘’cẩm nang’’ của chính phủ giao ông Bollaert, buộc ông này phải làm sao cho 5 quốc gia trong Đông Pháp nằm trong Liên Hiệp Pháp.
Ông được gia hạn cho sáu tháng để tìm những phe phái ở Việt Nam chịu đứng lên nhân danh dân tộc Việt Nam thương thuyết với Pháp trong căn bản đó mà thôi. Báo chí cộng sản lại được dịp làm rùm beng về vụ này, và cái ‘’cẩm nang’’ trở thành một đề tài bàn cãi công khai ở Pháp. Chính sự tiết lộ cái cẩm nang này đã làm cho nhiều chính khách Việt Nam đứng đắn từ chối hợp tác với Pháp và Bảo Đại. Vì sự làm rùm beng này mà chính phủ Léon Blum phải nhượng bộ khối liên hiệp cộng sản và đảng xã hội Pháp một đòn nhỏ, là thêm vào đoạn cuối trong cẩm nang trao cho ông Bollaert một khoản phụ đính ‘’nếu còn có thể được thì nên nghiên cứu việc mở các cuộc thương thuyết với Hồ chí Minh và chính phủ Việt Minh’’. Đảng cộng sản và Xã Hội Pháp cũng coi đó là một thắng lợi rõ ràng và dứt khoát thêm nữa.
Vì vào thời kỳ đầu năm 1947, chính trị nước Pháp liên quan quá mật thiết với số phận nước nhà, bỗng dưng tôi chăm chú theo dõi mọi tin tức chính trị của Pháp, đọc kỹ lưỡng những cuộc thảo luận tại quốc hội Pháp và hồi hộp nghe những tin tức từ hành lang chính trị Pháp ở Ba Lê.
Những điều đó không làm cho tôi vui mừng, vì càng theo dõi kỹ càng thấy nước Pháp coi nặng vấn đề quân sự trên chính trị, và tin tưởng vào đoàn quân viễn chinh Pháp, nhất là sau những chiến thắng dễ dàng và rực rỡ của đoàn quân Tướng Leclerc ở Nam bộ.
Chỉ trong vài tháng, Tướng Leclerc gần như tiêu diệt trọn các đơn vị Việt Minh, đẩy Tướng Nguyễn Bình vào vài mật khu sát biên giới Việt Miên Lào và bắt đầu thu phục được các lực lượng giáo phái như Cao Đài, Hòa Hảo hay ít ra làm cho các lực lượng này tách rời khỏi phong trào Việt Minh.
Nhưng cái chết của Tướng Leclerc trong năm đó làm cho hy vọng chiến thắng bằng quân sự của Pháp ở Việt Nam đen tối dần.
Vào khoảng tháng 4 năm 1947, tôi có nghe tin chính phủ Pháp cử một đặc sứ gặp Hồ chí Minh: Ông Paul Mus, một Giáo Sư và một Nhà Văn nổi tiếng, tiến bộ, quen biết với Hồ chí Minh và nhiều nhân vật Việt Minh.
Chúng tôi những Việt kiều ở Pháp lại cố bám vào một hy vọng mong manh. Nhưng hy vọng đã tan vỡ ngay chỉ ít lâu sau, khi ông Paul Mus trở về, và trong một vài tiết lộ của Pháp, cho biết rằng những điều kiện của chính phủ Pháp được coi như căn bản của giải pháp mà Pháp trao cho Hồ chí Minh là một đòi hỏi Việt Minh phải đầu hàng vô điều kiện trước khi thương thuyết thượng đỉnh giữa Hồ chí Minh và Léon Blum.
Trong văn thư của Léon Blum mà ông Paul Mus trao tay cho Hồ chí Minh có khoản buộc mọi lực lượng võ trang của Việt Minh phải giải giới tập trung vào những khu chỉ định, trao quyền bảo vệ an ninh trật tự toàn cõi Việt Nam cho quân đội Pháp. Theo sự bàn tán ở Ba Lê lúc đó thì sở dĩ chính phủ Léon Blum thời bấy giờ có hành động này chẳng qua là để xoa dịu những yêu sách của khối cộng sản và đảng Xã Hội Pháp mà không thực tâm muốn thương thuyết với cụ Hồ.
Bấy giờ thì tôi thấy rõ không còn chút hy vọng gì về một nền hòa bình cho Việt Nam bằng các cuộc thương thuyết. Chiến tranh thì càng ngày càng khốc liệt hơn, và bên Tàu, quân Mao trạch Đông đang tiến dần xuống phía Nam, chính phủ Tưởng Giới Thạch bắt đầu gặp những cuộc khủng hoảng kinh tế và tiền tệ trầm trọng.
Tôi còn nhớ vào khoảng đầu năm 1947, ít lâu sau khi phái đoàn Marius Moutet và Tướng Leclerc từ Hà Nội trở về Ba Lê, và sứ mạng của Giáo Sư Paul Mus thất bại, một giai thoại được truyền tụng trong chính giới Pháp, Tướng Leclerc và ông Bộ Trưởng Marius Moutet lúc đến Hà Nội, đã được mật vụ Pháp cho biết tin Hồ chí Minh và Tổng Bộ hiện đang trốn tại một vùng rừng núi trong Tỉnh Tuyên Quang. Đại Tá Debes, Tướng Salan đề nghị tổ chức một cuộc hành quân nhảy dù đột kích vào nơi đó, trong lúc bề ngoài lên tiếng chấp nhận thương thuyết trở lại với cụ Hồ, và như thế có nhiều hy vọng bắt trọn bộ tham mưu Việt Minh.
Đô Đốc D’argenlieu, tuy đã từ chức nhưng vẫn còn giữ quyền Cao Ủy Pháp tại Sài Gòn, Tướng Moliere, Tư Lệnh quân Pháp tại Hà Nội đều tán thành kế hoạch này. Riêng Tướng Leclerc nhất định phản đối. Ông nói rằng danh dự nước Pháp không cho phép quân đội Pháp hành động như vậy, ông gọi đó là hành động đê tiện mà nước sông Seine không rửa sạch được (C’est une perfidie que toute L’eau de làSeine nè peut laver!).
Bộ Trưởng Moutet thì nói rằng một chính phủ xã hội (Thủ Tướng Léon Blum) được thành lập để tìm giải pháp hòa bình cho Việt Nam không thể hành động như một bọn thảo khấu, bất chấp danh dự, bất chấp lương tri. Tướng Leclerc muốn đích thân gặp cụ Hồ, như lời đề nghị riêng của cụ Hồ, bất cứ nơi nào mà cụ Hồ chỉ định, và tự đặt trong sự bảo vệ an ninh của cụ Hồ với điều kiện ông được chính phủ Pháp trao toàn quyền giải quyết vấn đề Việt Minh, và toàn quyền ký kết các văn kiện thay mặt chính phủ Pháp.
Nhưng các đảng hữu khuynh như MRP, và cả đa số đảng cộng sản và Xã Hội Pháp không chấp nhận điều kiện của Tướng Leclerc, vì hầu hết mọi người Pháp đều đinh ninh rằng cụ Hồ đã mất hết uy quyền trong Tổng bộ Việt Minh, bị nhóm hiếu chiến và thân Mao trạch Đông (lúc bấy giờ đã chiếm quá nửa Trung Hoa lục địa) như Hoàng quốc Việt, Trường Chinh, Võ nguyên Giáp, Trần huy Liệu thao túng và bao vây cụ Hồ. Chỉ có ba nhân vật trong chính quyền Pháp là ông Moutet, Tướng Leclerc, ông Jean Sainteny là những kẻ hiểu rõ uy thế và tài năng của cụ Hồ, tỏ ý tin tưởng rằng trong mọi trường hợp, cụ Hồ vẫn là lãnh tụ được tuân phục của phong trào Việt Minh.
Những nhân vật Pháp đã giết chết mọi hy vọng tái lập hòa bình Việt Nam bằng thương thuyết, ngoài Đô Đốc D’argenlieu, và hai cận thần của ông ta là Leon Pignon và Torel, còn có các tướng lãnh Pháp như Tướng Moliere, Valluy. Giữa lúc giải pháp thương thuyết ở Việt Nam được chính phủ Pháp coi như không thực tế thì nước Pháp lại vướng vào những phong trào nổi loạn dành độc lập ở nhiều thuộc địa: Madagascar, Maroc, Tunisie v.v…Tướng De gaulle tuy đã rời chính quyền, nhưng uy thế của ông vẫn rất lớn, lại đưa ra một thông cáo ý nghĩa hết sức mập mờ nói rằng người Pháp nào làm cho nước Pháp mất đi một lãnh thổ hải ngoại Pháp, sớm muộn phải bị xét xử trước tòa án tối cao. Ông Bollaert, vốn là một thuộc hạ thân tín của Tướng De Gaulle trong thời kỳ kháng chiến chống Đức, nhất định là phải ‘’khớp’’ trước lời cảnh cáo nghiêm khắc của Tướng De Gaulle, cho nên đã lúng túng trong việc quyết định tìm một giải pháp thương thuyết với cụ Hồ.
Vào khoảng đầu năm 1947, quyết định về nước của tôi đã dứt khoát, nhưng tôi muốn hiểu thêm trách nhiệm cũng như vai trò của một người Công Giáo, của một Linh Mục Công Giáo đối với số phận đất nước mình. Tôi thu xếp đi La Mã cùng với các Cha Mai, Cha Khiết, Cha Bồng và xin yết kiến Đức Giáo Hoàng. Chúng tôi lên đường vào khoảng tháng tư hay tháng năm. Chúng tôi đáp xe hỏa từ Ba Lê sang Ý. Những dấu tích của chiến tranh vẫn chưa xóa hết dọc đường xe hỏa. Những cầu cống đường sá vừa sửa chữa còn những dấu vết của bom đạn.
Hai bên đường những nhà cửa bị tàn phá vẫn chưa tái thiết hết được. Càng nhìn cảnh tàn phá do chiến tranh gây nên ở Âu Châu, tôi lại càng lo sợ buồn phiền cho đất nước mình đang lâm cảnh chiến tranh không biết bao giờ mới thoát ra được.
Các Cha giao hết cho tôi trách nhiệm và vinh dự hầu chuyện với Đức Thánh Cha. Đến La Mã vào buổi chiều chúng tôi tìm đến một nơi tạm trú dành cho các Linh Mục từ xa đến, nghỉ tạm một đêm. Chúng tôi đã gởi thư xin yết kiến Đức Thánh Cha lên Bộ Truyền Giáo của Tòa Thánh Vatican từ trước, nên trong ngày đó, chúng tôi đến gặp Đức Hồng Y và lấy giấy giới thiệu. Được biết Đức Thánh Cha đang nghỉ mát tại biệt điện Castel Gondolpho, hôm sau chúng tôi đi xe buýt đến nơi đó, vào lúc 8 giờ. Chúng tôi được một lính hầu thường được gọi là Garde Suisse, phục sức như lính thời Trung Cổ dẫn qua nhiều dãy phòng, nhiều hành lang. Tại mỗi phòng đều có một Đức Ông. Chúng tôi được dẫn vào phòng một Hồng Y phụ trách việc tiếp khách của Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y cho biết là phái đoàn chúng tôi những bốn người, và thường thì trong trường hợp này, Đức Thánh Cha tiếp trước cửa văn phòng của Ngài.
Chúng tôi ngồi trong phòng Đức Hồng Y phụ trách nghi lễ và tiếp khách một lúc. Chúng tôi được dặn dò những cách thức quỳ lạy hôn tay Đức Thánh Cha.
Một lát sau, chúng tôi được dẫn đến cửa văn phòng Đức Thánh Cha. Lính hầu mở rộng cánh cửa, và từ trong văn phòng, Đức Thánh Cha bước ra nhìn thẳng vào chúng tôi, mỉm cười hiền từ. Ngài mặc y phục trắng tinh, phủ tận chân. Chúng tôi theo đúng nghi lễ triều yết Đức Thánh Cha, quỳ lạy và hôn tay Đức Thanh Cha Piô XII có vẻ mặt nghiêm nghị nhưng hiền từ, nhìn bốn chúng tôi, và nói chuyện với chúng tôi bằng tiếng Pháp:
– Cha yêu mến dân tộc Việt Nam của chúng con nhiều lắm và Cha rất sung sướng gặp các con. Cha còn nhớ một người Việt Nam hiền đức mà Cha thương mến, là Đức Nam Phương Hoàng Hậu. Cha gặp bà trước đây, trước Đệ Nhị Thế Chiến, khi bà mới kết hôn với Hoàng Đế của chúng con. Các con có tin tức gì về hai người đó không?
Chúng tôi trình Đức Thánh Cha những tin mà chúng tôi biết về Hoàng Đế Bảo Đại và Hoàng Hậu Nam Phương.
Chúng tôi cũng chẳng biết gì về gia đình vương giả đó, và những tin chúng tôi biết chỉ qua tin đồn. Hoàng Đế Bảo Đại thì đã thoát sang Hồng Kông và Hoàng Hậu Nam Phương nghe đâu còn ẩn nấp tại một Nhà Dòng ở Huế (Dòng Chúa Cứu Thế Huế).
Tôi trình Đức Thánh Cha những thắc mắc của tôi, của những người Công Giáo, và nhất là của những Linh Mục Công Giáo trong tình thế mới:
– Kính tâu Đức Thánh Cha, chúng con muốn xin Đức Thánh Cha soi sáng cho chúng con một vài niềm băn khoăn. Hiện nay bên nước Việt Nam của chúng con có một phong trào đang nổi lên giành độc lập, đánh Pháp. Phong trào Việt Minh như một làn gió mạnh thổi từ Nam chí Bắc, nung nấu tâm chí mọi người Việt Nam, nhưng chúng con biết rằng phong trào đó đã bị cộng sản chi phối, mặc dầu mục tiêu đấu tranh của nó là mục tiêu chung của độc lập Việt Nam chúng con. Chúng con là người Công Giáo lại là Linh Mục Công Giáo, chúng con không biết nên có thái độ như thế nào trước phong trào này.
Đức Thánh Cha có vẻ trầm ngâm, nghĩ ngợi một phút, giọng ngài chậm rãi, từ tốn, dè dặt:
– Cha biết rằng những người Công Giáo Việt Nam đang làm bổn phận người yêu nước của họ.
Tôi nhớ rõ nguyên văn câu nói bằng tiếng Pháp của Đức Thánh Cha: (Nous Savons que les catholiques Annamites font leur de voir patriotes).
Sau câu nói đó, Đức Thánh Cha im lặng nhìn chúng tôi, ánh mắt có vẻ nhiều buồn phiền, đau thương xót xa. Ngài ban phép lành cho chúng tôi, và theo lệ thường, gửi phép lành về cho những người thân, cho đất nước chúng tôi. Câu nói của Đức Thánh Cha làm tôi suy nghĩ mãi từ đó không dứt. Câu nói có thể hiểu nhiều cách, không chê trách, không bắt buộc, không dạy bảo phải hành động như thế này hay thế kia, mà để toàn quyền lựa chọn và quyết định cho người trong cuộc. ‘’Những người Công Giáo Việt Nam chỉ làm bổn phận người yêu nước’’. Khi họ theo Việt Minh, dù biết Việt Minh là cộng sản, khi họ chiến đấu chống Pháp, họ cũng làm bổn phận người yêu nước.
Tôi cảm thấy như trút được gánh nặng. Giáo Hội không lên án người Công Giáo Việt Nam làm bổn phận người yêu nước. Quyền lựa chọn và quyết định là ở mọi người. Và riêng tôi đã có sự lựa chọn, quyết định. Tôi không thể dửng dưng, đứng ngoài, trốn tránh cuộc chiến tranh máu lửa trên đất nước tôi. Tôi phải về nước, mặc dù chưa biết sẽ làm gì, sẽ làm được gì. |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN Tue 09 Jan 2024, 11:42 | |
| BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 L. M. Cao Văn Luận 18. Nhìn cảnh trâu cày mắt rưng lệ
Tháng tám 1947, nghĩa là vài tháng sau khi yết kiến Đức Thánh Cha, tôi cùng 15 Cha Việt Nam khác lên tàu Felix Roussel về nước. Tàu lênh đênh 21 ngày trên biển cả. Mỗi ngày qua đi, tôi lại thấy lòng thương nhớ nước Việt Nam lớn thêm, những bồn chồn mong đợi và lo sợ cũng tới theo. Những gì sẽ chờ đợi chúng tôi, chờ đợi nước Việt Nam chúng tôi trong những ngày tới? Khi tàu ghé qua một vài bến ở Phi Châu, tôi và vài Cha có lên thăm các thành phố xứ người cho khuây khỏa. Hình ảnh nước Pháp hùng mạnh càng hiện rõ hơn, nhưng bóng dáng những nứt rạn, những lúng túng của nước Pháp, của đế quốc Pháp cũng đã bắt đầu nổi lên tại các xứ thuộc địa Pháp này rồi. Tôi tin tưởng gần như chắc chắn là nước Pháp sẽ phải thanh toán các thuộc địa của họ. Điều đáng lo sợ là cái cách thanh toán đó, có bao nhiêu dân tộc nhỏ bé bị nghiền nát, bị hy sinh?
Tàu đến Cap St Jacques dừng lại một đêm ngoài cửa sông chờ người cầm lái. Sáng hôm sau, tàu ngược dòng sông lên Sài Gòn.
Chúng tôi đứng trên boong tàu nhìn vào hai bên bờ sông từ khi tàu vào sông cho đến lúc tàu cập bến, những đám ruộng lúa bắt đầu hiện ra. Vài con trâu đủng đỉnh gặm cỏ trên bờ ruộng. Tự dưng mắt tôi ươn ướt, và tôi đã khóc thầm lặng không biết từ lúc nào. Nhìn sang các Cha bên cạnh, một vài người Việt Nam bên cạnh, cũng đang rưng rưng nước mắt. Nhưng không phải là nước mắt đau thương mà là nước mắt sung sướng vinh dự được trở về quê hương mình sau 8 năm cách biệt. Mặc dầu báo chí đã cho tôi thấy những cảnh chiến tranh tàn bạo nhưng lúc tàu ngược dòng tôi chỉ thấy cảnh thanh bình, yên ổn hết sức. Những lũy tre, những rặng dừa, những thửa ruộng, những đàn trâu bò, những đứa bé chăn trâu, vài đoàn người đi trên bờ ruộng. Tất cả đều có vẻ thanh bình kỳ lạ.
Chúng tôi được một đại diện Đại Chủng Viện Sài Gòn ra Bến Nhà Rồng đón tiếp, và chúng tôi về ngay Đại Chủng Viện ở đường Cường Để bây giờ. Các Cha khác, tùy gốc địa phận, chờ tàu trở lại địa phận của họ. Riêng tôi thì chờ tàu ra Hải Phòng để tìm cách về địa phận Vinh.
Khoảng vài tuần sau, tôi mua được vé tàu thủy ra Hải Phòng. Cảnh Vịnh Hạ Long hùng tráng, sừng sững nổi lên trên mặt nước, với vài chiếc thuyền buồm, vài chiến hạm Pháp, tuy đồ sộ mà so với cảnh thì thật là bé nhỏ vô nghĩa, càng làm tôi yêu mến đất nước mình hơn.
Lúc tàu cập bến Hải Phòng, cảnh chiến tranh bắt đầu hiện ra trước mắt. Những dấu vết của vụ bắn phá Hài Phòng cuối năm 1946 vẫn còn nguyên vẹn.
Dân Việt Nam ngoài bến tàu ra thì rất thưa thớt. Chỉ có những khu phố của người Tàu và người Pháp là còn có vẻ đông đúc, thịnh vượng. Vừa bước lên bến tàu tôi đã biết ngay thế nào là nỗi nhục của một người dân nước nhỏ bị trị. Đáng buồn nhất, là chính một người Việt Nam nhắc nhở cho tôi cái nhục này.
Tôi đến phòng nhà đoan để khai giấy tờ. Trên phiếu khai bằng tiếng Pháp, nơi dòng ghi quốc tịch, tôi viết thật đậm nét hai tiếng: Việt Nam.
Người Thư Ký nhà đoan gạch hai chữ đỏ, nhìn tôi trâng tráo hỏi:
– Cha người Cochinchinois, Annamites hay Tonkinois? Tôi trừng mắt nhìn người Thư Ký nhà đoan, gắt giọng:
– Tôi người Việt Nam.
Người Thư Ký nhà đoan cau mày, mấp máy như sắp gắt gỏng với tôi, rồi chẳng hiểu sao lại mỉm cười, giải thích dài dòng:
– Xin lỗi Cha, lệnh quan trên bây giờ bắt buộc mọi người lên bến phải khai rõ là người Cochinchinois, Annamite du Centre, hay Tonkinois. Cha hiểu cho, đó chỉ là lệnh quan trên, chúng tôi có muốn bắt ép ai làm gì đâu.
Tôi chán ngán đau đớn:
– Quê tôi ở Hà Tĩnh, Thầy ghi sao đó cũng được. Người Thư Ký nhà đoan viết nắn nót: Annamite du Centre. Tôi chua xót vì hiểu ra âm mưu định gây chia rẽ Nam Bắc trở lại của người Pháp. Mình không được quyền làm người Việt Nam nữa. Mình phải bị bắt buộc làm người Trung kỳ, Bắc kỳ. Người Pháp muốn có 3 nước Nam kỳ, Trung kỳ, Bắc kỳ!
Tôi lên ngay Hà Nội.
Đường xe lửa đã được tái lập ngay sau khi Pháp tái chiếm Hà Nội. Xe chạy thật chậm chạp, có lẽ chỉ khoảng năm chục cây số 1 giờ hay kém hơn. Từ cửa sổ toa xe lửa nhìn ra ngoài, những làng mạc hoang tàn, những khu nhà bị đốt cháy còn trơ nền, những nhà gạch đổ nát cho tôi biết chiến tranh đã là một sự thật mà từ đây tôi phải làm quen, phải hòa mình vào. Tôi đến ở tại Nhà Chung Hà Hội, nơi tôi đã từng sống ít lâu trước khi đi Pháp. Tôi bắt đầu làm quen lại với văn chương Việt Nam. Tôi đọc hầu hết những sách của Tự Lực Văn Đoàn. Khi hay tin tôi về nước, một số người Việt ở Pháp và những người biết tiếng tôi đôi chút lần lượt đến thăm, thỉnh thoảng mời tôi đến nhà họ chơi.
Tôi nhớ hình như người đầu tiên mà tôi gặp là Hoàng Bá Vinh còn được người Công Giáo trong địa phận Vinh gọi là ông già Vinh. Tôi xin đóng một dấu ngoặc ở đây: Ông già Vinh được gọi như thế không phải vì ông nhiều tuổi, mà vì ông từng học ở Đại Chủng Viện ra và gần thụ phong Linh Mục, thì vì một lý do nào đó bỏ dở con đường tu hành.
Đối với những người đó, người Công Giáo địa phận Vinh gọi là ‘’ông già’’ để tỏ ý kính trọng một chút.
Hoàng Bá Vinh lúc bấy giờ cầm đầu một nhóm thanh niên trẻ, hăng say lý tường, phần lớn người Công Giáo đầy lòng yêu nước, tuy không theo Việt Minh, nhưng nhất quyết không hợp tác với Pháp, đang hoạt động cho một giải pháp quốc gia thuần túy.
Lãnh tụ được tôn thờ nhất là ông Ngô Đình Diệm. Trong này có anh Nguyễn Văn Châu, người Quảng Bình, về sau làm Trung Tá Giám Đốc Nha Chiến Tranh Tâm Lý, một thời được ông Diệm tin cậy. Ngoài ra, nếu tôi nhớ không lầm thì có một anh chàng cao lớn, hơi gầy, đen, liều lĩnh, thật thà, là anh Hoàng Bá Linh.
Không rõ lúc đó anh đã đi học Trường Hạ Sĩ Quan Pháp hay chưa, hình như là chưa thì phải.
Hoàng Bá Vinh gặp tôi rất thường, và những lúc đó tôi với anh ta bàn về tình hình đất nước, nói đến những niềm hy vọng của mọi người Việt Nam, của những người Công Giáo yêu nước. |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN Thu 11 Jan 2024, 09:58 | |
| BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 L. M. Cao Văn Luận 19. Gặp các cộng sự viên đầu tiên của Ngô Đình Diệm
Những ngày chủ nhật, có lúc tôi và mấy anh em đó ngồi lại nói chuyện rất lâu. Họ hỏi tôi về khuynh hướng, chủ trương của nước Pháp đối với Việt Nam. Tôi cũng thành thật nói cho họ biết những nhận xét của tôi: nước Pháp không thể dễ dàng trao trả độc lập cho Việt Nam, dù với nhân vật chính trị nào.
Ít lâu sau, một số nhà trí thức bất hợp tác với Pháp, vừa từ vùng Việt Minh trốn về đến gặp tôi như Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn mạnh Hà, Vũ Văn Hiền, Nguyễn Dương Đôn v.v… Họ là những người không có một lập trường hay một thái độ nào rõ rệt, dứt khoát.
Họ còn được gọi, đôi khi tự gọi là những nhà trí thức hay chính trị trùm chăn. Họ không chịu hợp tác với Việt Minh, có lẽ vì họ thuộc thành phần trí thức tiểu tư sản, không chấp nhận được chủ nghĩa cộng sản và những thủ đoạn đàn áp tôn giáo, trí thức, địa chủ của Việt Minh. Nhưng họ cũng không muốn hợp tác với Pháp. Nếu hỏi họ muốn làm gì, định làm gì, thì họ không thể nào trả lời được, ngoài câu chờ xem.
Trong thời gian này tôi có gặp Nguyễn Thế Truyền. Thật là một điều đáng buồn cho tôi và cho cụ. Trước đây tôi từng nghe danh cụ Truyền, biết cụ viết bài tựa cho cuốn sách nhỏ của cụ Hồ: Le Procès de la colonisation Francaise. Lúc ở Pháp tôi nghe tiếng cụ khá lớn, nghe nhiều người ca tụng cụ. Tôi tưởng khi gặp cụ sẽ tìm được một cái gì mà tôi chờ đợi không gặp. Tôi gặp, nói chuyện với cụ một cách hết sức kính cẩn. Nhưng câu chuyện càng kéo dài, tôi không thấy được gì, ngoài một thời quá khứ đấu tranh của cụ.
Sau vài câu hỏi tôi nêu lên không được trả lời, tôi xoay qua một câu chuyện phiếm. Sau đó tôi không có ý mà cũng không còn tìm cách gặp lại cụ, dù hai người vẫn ở Hà Nội.
Khoảng cuối năm 1947, hai tháng sau khi tôi về Hà Nội thì nghe tin ông Trần Văn Lý ra Hà Nội. Bấy giờ ông Trần Văn Lý ở trong Hội Đồng chấp chánh, và quyền Thủ Hiến Trung Phần. Ông Trần Văn Lý đến gặp tôi mời tôi và Cha Bồng cùng về Huế với ông. Tôi nhận lời. Ông Lý trong câu chuyện có cho tôi thoáng thấy rằng sở dĩ ông ra làm việc với Pháp là vì một cái thế bắt buộc.
Ông suy luận rằng không thể nào để cho miền Trung hỗn loạn mãi được, hay hoàn toàn đặt dưới quyền cai trị hành chánh trực tiếp của người Pháp. Người Pháp chẳng thành thực gì, nhưng chúng ta yếu, chẳng có cách gì, theo Việt Minh thì không được, vậy thì phải tạm thời hợp tác với người Pháp trước rồi từ từ sẽ tính. Ông Lý có nhắc đến tên Ngô Đình Diệm.
Hình như chủ ý của ông Lý, dù ông không nói cho tôi hay là chuẩn bị thời cơ để đưa ông Ngô Đình Diệm giữ một chức vụ lãnh đạo quan trọng nào đó, trong một thứ chính quyền mà người Pháp đang tính lập ra.
Tôi có nói chuyện hứa về Huế với các người quen như Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn mạnh Hà. Họ đều khuyên tôi chẳng nên về Huế mà làm gì, mà cũng chẳng nên hợp tác với những người đang hợp tác với Pháp như ông Lý.
Tôi nói mấy câu bênh vực sơ cho ông Lý, đại ý là không nên kết án ai vội, phải chờ xem hành động rồi xét đoán sau cũng không muộn. Tôi cho họ biết là tôi đã hứa về Huế, vậy thì dù sao tôi cũng vào Huế rồi liệu sau. Tôi muốn vào Huế chẳng phải muốn làm việc gì với ông Lý mà chỉ muốn tìm cách trở về địa phận Vinh qua ngã Quảng Trị, Quảng Bình, vì lúc bấy giờ tôi nghe quân Pháp đã đổ bộ lên cửa sông Gianh, đã tiến ra sát Đèo Ngang và đang dự định vượt Đèo Ngang tiến ra Hà Tĩnh, Nghệ An.
Có người trong bọn Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn mạnh Hà bày cho tôi cái kế là cứ giữ chỗ máy bay (lúc đó Pháp mới mở một đường bay đặc biệt dành cho quan khách, nhân vật quan trọng, dùng loại máy bay 1 và 2 động cơ), lên xe, rồi giả vờ cho xảy ra một tai nạn xe hơi, và tôi vào nằm nhà thương, thế là lỡ luôn chuyện về Huế với ông Lý. Tôi thấy chẳng cần phải bày trò này làm chi. Về Huế thì đã sao?
Vả lại thâm tâm tôi cũng muốn được đi nhiều nơi, nhìn thấy nhiều điều, gặp gỡ nhiều người. Những nhà trí thức và chính trị trùm chăn làm cho tôi thất vọng khá nhiều. Họ chẳng đưa ra một giải pháp hay một kế hoạch nào rõ rệt. Họ chỉ ngồi chờ, gọi là trùm chăn mà chờ. Chờ ai chờ cái gì chính họ cũng chẳng biết. Khi thì họ chờ ông Ngô Đình Diệm, khi thì họ chờ ông Bảo Đại, khi thì họ mơ Cường Để trở về.
Tôi có gặp một người tên là Nguyễn Khuê. Đúng hơn Khuê nhờ Hoàng Bá Vinh dẫn đến gặp tôi. Vinh cho tôi biết Khuê làm Thư Ký riêng cho ông Ngô Đình Diệm. Lần đầu vào gặp tôi, Khuê có vẻ lúng túng, khép nép. Tôi hỏi thăm mấy câu anh ta trả lời ấp úng. Lúc Khuê về, Hoàng Bá Vinh nói chuyện với tôi là Khuê thấy tôi nghiêm nghị, chẳng dám thưa chuyện gì. Tôi ngạc nhiên, đâu có biết mình nghiêm nghị làm cho kẻ khác phải sợ.
Hôm sau, Vinh lại đưa Khuê đến và lần này thì anh ta dạn dĩ hơn. Dĩ nhiên là Khuê ca tụng ông Diệm, khoe rằng lực lượng của ông Diệm khá lắm, và ông Diệm thì có sẵn một giải pháp cho Việt Nam, một chủ nghĩa đương đầu được với chủ nghĩa cộng sản. Khuê trao cho tôi một tập giấy viết tay, chữ của ông Diệm, đoạn thì viết bằng tiếng Pháp, đoạn thì bằng tiếng Việt trong đó ông Diệm trình bày cái giải pháp và cái chủ nghĩa của ông.
Trên phương diện một người khảo sát văn chương hay triết lý thì tôi không thể nào phục cái gọi là chủ nghĩa xã hội quốc gia gì đó của ông Diệm được. Lập luận đôi khi lúng túng vấp váp chẳng có gì khúc chiết vững chắc. Đại để thì tôi hiểu là ông Diệm chủ trương xây dựng một lực lượng quốc gia thuần túy, không phải cộng sản, mà cũng không theo Pháp, nhưng cũng lại không chủ trương đánh Pháp, mà hình như là chủ trương một sự thương thuyết nào đó với Pháp, trên căn bản Pháp phải công nhận đương nhiên và trước hết nền độc lập, thống nhất, chủ quyền của Việt Nam từ Cà Mau đến Nam Quan.
Lý thuyết thì không làm cho tôi phục được, nhưng cái tâm huyết của một người muốn tìm một đường đi cho quốc gia Việt Nam trong hoàn cảnh đặc biệt này thì làm cho tôi thấy thương mến, kính trọng ông.
Cái lực lượng của ông Diệm mà Khuê đem ra khoe với tôi là khá mạnh, thì tôi có nghe nói đến.
Nó vốn là nhóm thanh niên Nghệ Tĩnh Bình do Cha Huê thành lập từ năm 1941, với chủ trương ôn hòa, không đổ máu để giành lại độc lập từ tay người Pháp. Phong trào này định chọn Cường Để làm Minh Chủ và lúc thế lực Nhật mạnh thì muốn mượn thế Nhật diệt Pháp. Về sau thời cuộc biến chuyển, giải pháp Cường Để xem ra không thích hợp, nhóm Cha Huê chọn ông Diệm, quyên tiền giúp ông Diệm mở rộng tổ chức, mở những khóa huấn luyện bí mật cho một số cán bộ phần lớn người Công Giáo trong vùng Nghệ Tĩnh Bình. Năm 1945, Cha Huê trốn vùng Việt Minh vào Nam để liên lạc với ông Diệm. Rồi vào đầu năm 1945, lúc trên đường từ Sài Gòn đi miền tây, không hiểu do một sứ mạng nào đó, xe Cha Huê bị phục kích, và Cha Huê tử nạn. Trong nhóm này có anh Hồ Hán Sơn, người Hà Tĩnh, nhỏ bé, nhưng hoạt động, có tài thu hút người đối thoại rất mau.
Sơn còn có biệt tài vận động và xách động quần chúng, nhất là thanh niên. Những hoạt động của Sơn có lúc bị mật thám Pháp chú ý nên Sơn đổi tên, lánh mặt, tạm thời dạy học ở một trường nhà xứ ở Quảng Bình. Lúc này Sơn cũng ra Hà Nội, có đến gặp tôi vài lần. Sơn và Vinh là hai người mà tôi mến có thể nói là yêu quý và tin tưởng khá nhiều. Họ đều có nhiệt tình, hăng say và trung thành. |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN Fri 12 Jan 2024, 09:33 | |
| BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 L. M. Cao Văn Luận 20. Huế điêu tàn và buồn thảm
Đã lỡ hứa với ông Trần Văn Lý, tôi vào Huế khoảng cuối năm 1947. Tôi ở lại Huế vài tháng, nói chuyện với ông Lý khá nhiều. Lúc này tôi cũng có cơ hội gặp một số người trong đó có ông Ngô Đình Cẩn, Trần Điền, và dĩ nhiên là các Cha ở Huế. Tôi ở lại Huế vài tháng, ông Lý đề nghị mời tôi làm Giám Đốc Nha Văn Hóa miền Trung, một nha chưa thành hình, có trách nhiệm như một bộ giáo dục thông tin thu hẹp mà ông Lý định thành lập. Ông Lý sống rất đơn giản gần như khắc khổ, mặc dù lúc bấy giờ uy quyền ông, sau người Pháp thì khá lớn.
Uy quyền đó, vào tay người khác đã hét được ra lửa. Riêng với ông Lý, tôi phải công tâm mà nhận xét rằng trong thời gian quyền thủ hiến Trung Việt, ông Lý cố gắng làm những việc tốt, cứu giúp một vài người bị Tây tình nghi nhưng ông biết không phải cộng sản.
Tôi thấy tình thế không cho phép tôi hay bất cứ ai làm việc gì. Tôi từ chối và chú tâm lo việc đọc sách tìm hiểu, qua lại với những người mà tôi thấy có tâm huyết.
Dịp này tôi có gặp ông Ngô Đình Cẩn một vài lần, nhưng không thân lắm, bà cụ Khả có vẻ mến tôi lắm, thường mỗi lần tôi đến thăm ông Cẩn, bà cụ hay chống gậy ra hỏi thăm dặn dò ông Cẩn làm các món ăm ngon đãi tôi. Bà cụ rất mộ đạo, và đôi khi ngồi lại nói chuyện đạo với tôi khá lâu.
Nhân một vài lúc rỗi rãnh tôi có vào thăm thành nội Huế, bùi ngùi nhìn cung điện Nhà Nguyễn nay hoang tàn, đổ nát. Tôi chợt nhớ đến Bảo Đại, người đang được nhắc đến khá nhiều ở Pháp những ngày tôi sắp về nước cũng như ở Việt Nam những tháng vừa qua.
Tôi không tìm thấy hy vọng đẹp đẽ nào ở con người đó, chẳng hiểu tại sao. Tôi chưa gặp Bảo Đại, chưa thấy Bảo Đại, và những ý nghĩ của tôi có tính cách linh cảm hay trực giác mà thôi. Tôi không một lúc nào tin tưởng dù mong manh rằng Bảo Đại sẽ làm được chuyện gì lớn lao xoay chuyển được tình thế đất nước xứng đáng đối thoại một mặt với nước Pháp, một mặt với Việt Minh, để trở thành một cơ hội qui tụ những người Việt Nam yêu nước không cộng sản nhưng không thể theo Pháp.
Nhận thấy ở tại Huế chẳng ích lợi gì, chẳng làm được việc gì, tôi tính về Quảng Bình, thuộc địa phận Vinh.
Lúc bấy giờ quân Pháp đã đổ bộ lên cửa sông Gianh, tiến sâu vào đến hết Huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa theo hai ngã sông Giang là Nguồn sơn và Nguồn nậy. Quân Pháp và lính bảo vệ đoàn đóng ở hai đồn lớn ở Quảng Khê và Ba Đồn. Những làng Công Giáo bắt đầu nổi lên chống lại Việt Minh, xin súng Pháp lập đồn hương vệ trong làng. Tôi muốn tìm hiểu cái giải pháp này, cũng muốn sống trọn vẹn đời sống một Linh Mục nên dứt khoát rời Huế đi Đồng Hới, rồi từ đây đi ca nô ra Quảng Khê lên Ba Đồn và về xứ Đan Sa.
Thời gian này tôi làm một Cha Xứ Đan Sa hết bổn phận, thay Cha Dụng đã từ trần. Xứ Đan Sa, cũng như các xứ khác ở Hòa Ninh, Hướng Phương, Vĩnh Phước cũng lập đồn hương vệ, rào làng, xin súng Pháp để chống lại Việt Minh. Tôi không tin rằng giải pháp này là đúng, trái lại tôi lo sợ sẽ đem lại nhiều hậu quả tai hại hơn cho người Công Giáo mà thôi, nhưng giáo dân có vẻ hăng say, tin tưởng.
Lúc đó nếu người Pháp thực tâm thì tình thế không chừng có thể thay đổi, ít ra ở vùng tôi vừa đến, tức là vùng Quảng Bình từ Đèo Ngang trở vô phía Nam. Nhưng chỉ ít lâu tôi biết ngay rằng người Pháp không thực tâm, mà cũng không có phương tiện, vũ khí để võ trang đầy đủ cho dân làng nào muốn tự trị chống lại Việt Minh.
Hình như bộ phận lãnh đạo Việt Minh trong Tỉnh Quảng Bình, các Huyện Quảng Trạch và Tuyên Hóa đã được báo cáo nhiều về tôi, nên thỉnh thoảng tôi nhận được một thư mời của chính ủy huyện Tuyên Hóa. Lời lẽ có vẻ tha thiết, trình bày hơn thiệt, mời tôi hợp tác với chính phủ Việt Minh, tố cáo Pháp có những tội ác này nọ.
Tôi không hiểu rõ những thư mời này do tự ý chính ủy huyện bày ra, hay có chỉ thị từ trên. Tôi chẳng dám hy vọng rằng cụ Hồ còn nhớ đến tôi sau mấy lần gặp gỡ, chuyện trò, mặc dù tôi biết cụ có trí nhớ kỳ lạ. Cũng có những lá thư gần như là nhân danh cụ Hồ mời tôi nhưng tôi đoán điều đó chỉ là một thủ đoạn để vuốt ve tôi mà thôi.
Thời gian làm Cha Xứ ở Đan Sa tôi được cái an ủi là giúp đỡ dân chúng chẳng những về việc đạo, mà cả về những việc hết sức lẩm cẩm, bất ngờ, như chữa bệnh cảm gió cho một người đàn bà, bày thuốc giục đẻ cho bò cái.
Sau gần một năm, tôi lên Hướng Phương, tức là nơi cai quản các xứ Công Giáo trong hạt Quảng Bình thuộc địa phận Vinh (bên kia sông Gianh về phía Nam thì lại thuộc địa phận Huế). Lúc này tôi thường nhận được thư mời của chính ủy huyện Tuyên Hóa hơn trước, và cạnh những lời mời mọc, thỉnh thoảng có những đoạn ngụ ý đe dọa.
Tôi trình bày với các Cha về cách rào làng chống Việt Minh như thế này xem chừng không bền vững được, thà rằng chấp nhận sống như mọi người khác, không lẽ Việt Minh lại giết hết người Công Giáo được sao, nhất là trong lúc họ cần thu phục lòng dân để đánh Pháp. Một vài Cha đồng ý điều đó, nhưng nói rằng các giáo dân không chịu.
Tôi và Cha Khẩn bàn nhau nên nói thẳng, hỏi ý định của người Pháp, và cho biết nếu họ thành thực giúp đỡ thì họ phải cho thêm súng ống, phương tiện xứng đáng. Tôi thay mặt các Cha đi Đồng Hới trình bày câu chuyện với Đại Tá cai quản vùng Quảng Bình. Ông nói thẳng là người Pháp không thể làm hơn được, mà cũng không đủ tin tưởng người Việt Nam, dù là ai để võ trang thêm.
Vào tháng tư 1948 có tin Vua Bảo Đại về nước, và dân chúng những vùng Tây chiếm được kêu gọi dân lên Huyện Ba Đồn tụ họp để nghe đọc hiệu triệu của Hoàng Đế. Tôi được cử làm đại diện dân chúng đi họp ở Ba Đồn. Trong lời hiệu triệu, tôi không thấy điều gì lạ, đáng mừng. |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 2 trong tổng số 5 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |