Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:03
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Thần đồng Trung quốc Wed 26 Jul 2023, 08:08 | |
| "Thần đồng chín ép" 10 tuổi đỗ đại họcNguyên Dũng TT(TQ) - Cô bé trở thành sinh viên năm 10 tuổi, đến năm 13 tuổi đã tốt nghiệp đại học, từng được tung hô là "thần đồng" khiến bao người xót xa với tình trạng bẽ bàng ở thì hiện tại.
Trong xã hội Trung Quốc hiện nay, thành công của 1 người trưởng thành được đánh giá trên các tiêu chí bao gồm thu nhập cao, có địa vị xã hội và được tôn trọng. Trong khi đó, thành công của 1 đứa trẻ lại là có điểm số học tập xuất sắc, có tài từ nhỏ và được tôn là "thần đồng".
Sự ra đời của thần đồng
Trương Di Văn, sinh năm 2007, là 1 ví dụ điển hình của "con nhà người ta", mới lên 4 tuổi cô bé đã nhận diện được hơn 2.000 mặt chữ Hán, thi đại học năm 9 tuổi, vào đại học năm 10 tuổi, được mọi người ưu ái gọi là thần đồng. Nhưng câu chuyện về em không hẳn là 1 chuyện để người khác ngưỡng mộ, mà ngược lại đó là sự thương cảm.Bố mẹ đặt rất nhiều kỳ vọng vào cô con gái thần đồng của mình Trương Di Văn sinh ra trong 1 gia đình trí thức, cả bố và mẹ đều có thâm niên trong ngành giáo dục và rất coi trọng việc học của con cái.
Khi cô bé lên 4 tuổi đã có thể nhận diện hơn 2.000 mặt chữ, vượt xa lượng chữ Hán của các bạn cùng trang lứa. Ông Trương Dân Thao, bố của đứa bé cảm thấy môi trường mẫu giáo không phù hợp với năng lực vượt tuổi của con gái mình. Vì thế, ông đưa con về nhà và để mẹ bé tự chăm nom, dạy dỗ.
Để con được tiếp nhận 1 nền giáo dục tốt hơn, 2 vợ chồng ông đã kết hợp nhiều năm kinh nghiệm trong ngành để thiết kế riêng 1 mô hình "giáo dục thần đồng" cho con gái mình. Đó là phương pháp giáo dục "tăng tốc", trong khi những đứa trẻ bằng tuổi khác vẫn đang vô tư chơi đùa, Trương Di Văn phải dành toàn thời gian để giải các loại hình bài tập khác nhau.Ảnh minh họa Bố mẹ của cô bé tin rằng mô hình giáo dục truyền thống không đáng tin cậy. Vì vậy, ông Trương Dân Thao đặt ra 1 kế hoạch tương lai cho con gái. Theo kế hoạch của bố, Trương Di Văn cần phải hoàn thành tất cả các khóa học của trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trước 9 tuổi, hoàn thành chương trình tiến sĩ ở tuổi 20, và sau đó tham gia vào nghiên cứu khoa học.
Chỉ trong vòng 4 năm, cô bé đã hoàn thành chương trình học phổ thông cần thiết mà đáng lẽ 1 học sinh bình thường phải dành ít nhất 12 năm để học xong.
Năm lên 9, bé gái chỉ ôn tập các kiến thức Hán học và chưa tập trung ôn luyện kỹ các môn Khoa học nên thi đầu vào đại học chỉ đạt được 172 điểm. 1 năm sau, Di Văn quay trở lại và đạt thành tích 352 điểm, đủ để đậu vào Học viện Công nghệ Thương Châu, ngành Công nghệ kỹ thuật thông tin điện tử.Trương Di Văn được bố đưa đi nhập học Vào thời điểm đó, trên mạng xã hội có nhiều ý kiến trái chiều về thông tin 1 bé gái chỉ mới 10 tuổi đã vào đại học. 1 số người cho rằng cô bé quả là thiên tài, ý kiến khác thì cho rằng điều này là lố bịch. Nhưng bỏ ngoài tai những lời bàn tán, Di Văn vẫn làm thủ tục nhập học và bắt đầu cuộc sống của 1 sinh viên.
Tuy nhiên, quỹ đạo đi học bình thường của 1 người, từ tiểu học đến khi vào đại học phải mất hàng chục năm, nếu trẻ tiếp nhận nền giáo dục tiên tiến quá sớm, tiềm năng phát triển trong tương lai của trẻ sẽ có thể bị chệch quỹ đạo.
Thực trạng của thần đồng
Dù "nhảy cấp" với danh xưng thần đồng, nhưng cuộc sống ở đại học nhanh chóng trở thành cơn ác mộng của cô bé 10 tuổi.
Do còn nhỏ, khả năng tự chăm sóc bản thân kém nên cô bé khó thích nghi với nhịp sống ở trường đại học, thêm vào đó là không có bạn bè đồng trang lứa, việc giao tiếp xã hội bị cản trở và không có 1 người bạn đúng nghĩa, khiến em luôn cảm thấy tự ti và sợ hãi mỗi khi đến lớp.Do Di Văn quá "đặc biệt" nên suốt những năm tháng học đại học, cô bé không có lấy 1 người bạn đúng nghĩa Trong suốt 3 năm học, giáo viên cho biết, kết quả học tập của em không có gì nổi bật vì vốn với đầu óc của 1 đứa bé 10 tuổi, để có những nền tảng nhất định trong các môn chuyên ngành là rất khó. Tuy nhiên, sau 3 năm tự "chiến đấu", cô bé cũng đã tốt nghiệp hệ đại học với điểm số trung bình.
Điều đáng lo hơn nữa là khi tốt nghiệp đại học, Trương Di Văn đã bị hạn chế về mọi mặt do còn quá trẻ để xin việc. Thậm chí, cô bé không thể đăng ký dự thi học cao học vì các chuyên ngành liên quan đến máy tính đòi hỏi em phải thi Toán và Tiếng Anh, trong khi năng lực của em tương đối yếu ở 2 môn này.
Sau đó, cô bé trở về quê nhà. Do quá nhỏ tuổi nên Di Văn không tìm được công việc phù hợp, em đành trở thành trợ giảng tại trường tư thục mà bố mình thành lập và nhận lương tháng khoảng 2.000 tệ (tương đương 7,2 triệu đồng).
Thực tế cho thấy, không ít em từ nhỏ được phong là "thần đồng" khi lớn lên cũng không khá hơn những người cùng độ tuổi. Chính "danh hiệu" đó đã khiến nhiều em do phải chịu áp lực và cách giáo dục sai lệch nên rơi vào trầm cảm, tự ti trong giao tiếp.
Bố của Trương Di Văn đã từng nhận về nhiều chỉ trích vì gò ép con cái trở thành thiên tài từ quá sớm, vạch ra hướng đi quá khổ với khả năng của con. Thế nhưng, ông lại "phản pháo" những người tỏ ý thương con mình rằng: "Con bé cảm thấy cô đơn, nhưng tôi nghĩ cô đơn không hẳn là 1 điều xấu, và cô đơn cũng như 1 bài tập thể dục."Ảnh minh họa Theo một số nguồn tin, giờ đây cô bé Trương Di Văn đã 15 tuổi và bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì. Do đó, hiện tại tính cách em cũng có ít nhiều sự thay đổi. Trương Di Văn có phần nổi loạn hơn, có những ý kiến độc lập và đôi khi là trái chiều với bố mẹ.
Rõ ràng "tư tưởng giáo dục" mà Trương Dân Thao nhắc đến thực chất là sự gò ép, bó buộc con cái phải trở thành thần đồng, bắt chúng lớn lên theo khuôn khổ do người lớn định sẵn mà không cho chúng có quyền được tự do và phát triển theo tự nhiên.
"Thần đồng" không phải là thứ mà thích gán vào ai cũng được. Không phải cứ giỏi hơn bọn trẻ cùng lứa, khác biệt hơn 1 chút thì gọi là thần đồng.
Cư dân mạng Trung Quốc không tiếc lời chỉ trích hành vi đánh đổi tuổi thơ và sự hồn nhiên chỉ vì những mơ mộng hão huyền được tạo ra từ sự kỳ vọng của bố mẹ em: "Đừng cố nhào nặn ra thiên tài mà hãy để tự nhiên tạo ra thiên tài. Xã hội, giáo dục phát triển thì thiên tài sẽ tự xuất hiện ngày 1 nhiều"; "Tư tưởng áp đặt, cái gì cũng muốn của người làm bố, làm mẹ có thể biến những đứa con yêu quí của mình thành những chú Robot, chỉ biết học, còn bản thân các em thì chẳng hiểu học để làm gì?"; "Thanh thiếu niên thời nay sợ nhất là nhân vật "con nhà người ta", thế nên giờ đây bố mẹ đều 'chơi hệ' thần đồng mà không biết con cái khổ như thế nào"…
Nguồn: Baidu
(Tổ quốc) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Cậu bé 10 tuổi đỗ ĐH, ép bố mẹ mua nhà để học tiến sĩ Wed 26 Jul 2023, 22:17 | |
| Cậu bé 10 tuổi đỗ ĐH, ép bố mẹ mua nhà để học tiến sĩKim LinhThần đồng Trung Quốc chỉ cần 2 năm để học tiểu học, 2 năm học cấp 2 rồi nhảy thẳng lên cấp 3. Cậu đi thi ĐH khi mới cao 1,43m và trở thành nghiên cứu sinh trẻ nhất đất nước tỷ dân.
Khi 10 tuổi, hầu hết chúng ta đang chuẩn bị vào lớp 5, thậm chí còn chưa biết tới khái niệm “thi đại học”. Thế nhưng có một cậu bé tên Trương Tín Dương khi chưa đầy 10 tuổi đã trở thành "sinh viên đại học trẻ tuổi nhất Trung Quốc".
Không dừng lại ở đó, năm 13 tuổi, cậu được nhận vào Đại học Công nghệ Bắc Kinh để học thạc sĩ. Năm 16 tuổi, thiếu niên này gia nhập Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh và trở thành nghiên cứu sinh tiến sĩ trẻ nhất. Trước thềm tốt nghiệp cao học, Trương Tín Dương đã khiến công chúng xôn xao khi bắt bố mẹ mua nhà mới chịu học tiếp lên bậc tiến sĩ. Chân dung Trương Tín Dương Đã hơn 10 năm trôi qua kể từ khi sự việc này gây chấn động dư luận đất nước tỷ dân. Vậy cuộc sống của thần đồng Trương Tín Dương hiện ra sao?
Thần đồng với những cột mốc phi thường
Trương Tín Dương sinh năm 1995 tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Cha là công chức, mẹ là giáo viên tiểu học, gia đình có truyền thống học tập. Ở tuổi 36, người cha Trương Huệ Tường mới chào đón đứa con đầu lòng nên đặt rất nhiều kỳ vọng vào việc giáo dục Tín Dương.
Khi con trai mới 2 tuổi, ông đã dùng gậy gỗ dạy con viết trên đất. Vợ chồng ông không cho Tín Dương xem TV, thậm chí để tạo môi trường học tập yên tĩnh cho con, gia đình không tiếp khách. Trương Tín Dương cũng nhanh chóng bộc lộ năng khiếu học tập đáng kinh ngạc.
Khi mới 2 tuổi rưỡi, trong 3 tháng cậu đã biết hơn 1.000 chữ Hán. Tín Dương chỉ cần 2 năm đã hoàn thành chương trình 6 năm tiểu học. Sau khi học xong 2 năm cấp hai, cậu bé tự học ở nhà nửa năm và sau đó thì nhảy thẳng lên cấp ba. Năm 2005, khi chưa đầy 10 tuổi, Tín Dương chỉ cao 1.43m đã tham gia kỳ thi đại học.
Ở Trung Quốc chưa bao giờ thiếu truyền thuyết về những "thần đồng". Nhưng những người có thể học đại học năm 10 tuổi, học cao học năm 13 tuổi và học tiến sĩ năm 16 tuổi vẫn rất hiếm có. Thời điểm đó, nhiều người nghĩ rằng tương lai của đứa trẻ này là vô cùng hứa hẹn. Nhưng đúng là không ai có thể đoán trước tương lai.Trương Tín Dương trong ngày tốt nghiệp đại học Năm 2011, Trương Tín Dương được nhận làm nghiên cứu sinh tiến sĩ và đài truyền hình CCTV đã thực hiện một cuộc phỏng vấn độc quyền với thiếu niên này. Trước đó, cậu đã trực tiếp nói với bố mẹ rằng bản thân sẽ không học lên tiến sĩ nếu bố mẹ không mua nhà. Khi ấy, giá nhà ở Bắc Kinh bắt đầu ở mức hàng chục nghìn NDT mỗi mét vuông. Bố mẹ Tín Dương chỉ là những viên chức bình thường, làm sao có tiền mua nhà ở thủ đô đắt đỏ.
Cuối cùng, hai vợ chồng họ Trương chỉ có thể thuê nhà, nói dối con trai rằng đó là nhà mua để Trương Tín Dương tốt nghiệp thạc sĩ rồi thuận lợi được nhận vào học tiến sĩ. Khi người dẫn chương trình của CCTV hỏi tại sao lại đưa ra yêu cầu này, Tín Dương trả lời: "Bởi vì cha mẹ đặt ước mơ của họ lên em, vì vậy em nghĩ họ cũng nên làm việc chăm chỉ vì em".
Hóa ra, Trương Huệ Tường từng phải từ bỏ bằng MBA tại Đại học Nhân dân Trung Quốc vì gia đình nghèo khó và ông luôn hối hận về điều này. Từ đó, người cha đã đặt mong ước của bản thân lên con trai mình, dạy dỗ Tín Dương nghiêm khắc ngay từ khi sinh ra.
Cú trượt dốc của thạc sĩ thiếu niên
Trái ngược hoàn toàn với chỉ số IQ cực cao, khả năng giao tiếp của Trương Tín Dương rất đáng lo ngại. Thần đồng này từng có nhiều phát ngôn gây tranh cãi trên mạng xã hội về các vấn đề xã hội, cãi nhau với cư dân mạng để khẳng định quan điểm của bản thân.Trương Tín Dương nhận sự giáo dục nghiêm khắc của gia đình từ nhỏ Nguyên nhân được cho là xuất phát từ môi trường cậu lớn lên. Trương Tín Dương luôn được cha mẹ chăm lo, họ quá coi trọng kiến thức mà bỏ qua sự trưởng thành về tinh thần của đứa trẻ. Bên cạnh đó, bạn bè của Tín Dương đều lớn tuổi hơn và đã bước vào xã hội. Điều này khiến cậu cũng bắt đầu suy nghĩ về tiền bạc, công việc, nhà ở và thậm chí là bạn đời từ rất sớm.
Trương Tín Dương mang trong mình nhiều nỗi lo lắng sớm quá tuổi, nhưng lại không đủ kinh nghiệm và kiến thức để chống chọi với những khó khăn, cám dỗ của cuộc đời. Vì vậy, việc học của anh dần đi vào bế tắc. Để hoàn thành bằng tiến sĩ, Trương Tín Dương đã nhiều lần thay đổi đề tài nghiên cứu nhưng không có kết quả khả quan.
Từ khi được nhận vào đại học, Tín Dương sống dưới sự tán thưởng của giới truyền thông. Hào quang mang lại danh tiếng nhưng đồng thời mang cả áp lực gấp đôi cho thiếu niên này. Giáo sư của anh từng phát biểu với phóng viên: “Ngoài ưu điểm về tuổi tác, Trương Tín Dương không có gì hơn các nghiên cứu sinh tiến sĩ khác. Truyền thông đã kìm hãm sự phát triển và tiến bộ, đồng thời làm cậu ấy lạc lối”.Hình ảnh cuối cùng của thần đồng họ Trương xuất hiện trên truyền thông Cuộc phỏng vấn CCTV vào năm 2011 có lẽ là lần cuối cùng Trương Tín Dương xuất hiện trước công chúng. Nhiều năm sau, phóng viên từng tìm đến Đại học Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh nơi Trương Tín Dương học tiến sĩ mới biết chàng trai này đã rời trường năm 2019, sau 8 năm nhập học. Trong khi đó nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trung Quốc mất trung bình 5 năm để tốt nghiệp.
Thế nhưng khi tìm kiếm tên Trương Tín Dương trên một nền tảng đăng các bài nghiên cứu học thuật, phóng viên chỉ tìm thấy luận văn thạc sĩ của chàng trai này, hoàn toàn không có luận án tiến sĩ. Có thông tin cho rằng thần đồng họ Trương đã trở về quê nhà làm giảng viên một trường đại học nhỏ ở địa phương nhưng vì Trương Tín Dương đã biến mất hoàn toàn khỏi truyền thông nên rất khó kiểm chứng.
Tỷ phú giáo dục Trung Quốc Du Mẫn Hồng từng nói rằng nếu cuộc đời của một đứa trẻ chỉ có học và thi, thì dù có vào được Đại học Bắc Kinh hay Đại học Thanh Hoa danh tiếng thì tương lai rất khó thành công. Mục đích của giáo dục nên là nuôi dưỡng một con người độc lập, không phải là một cỗ máy học tập.
Sự trưởng thành của mỗi đứa trẻ đều có quy luật riêng. Nếu cha mẹ quá chú trọng đến điểm số, học hành mà bỏ qua sự phát triển tâm lý, rèn luyện nhân cách của con sẽ khiến đứa trẻ mất đi sức bền và không thể hoàn thành cuộc đua marathon dài cả cuộc đời.
Bài/ Ảnh: Toutiao (Phụ nữ Số) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Thần đồng Trung quốc Wed 02 Aug 2023, 13:45 | |
| 'Đệ nhất thần đồng' tìm lối thoát nơi cửa Phật Hải HiềnVào đại học năm 13 tuổi, sau hơn 20 năm, Ninh Bạc đã tìm đến cửa Phật để thoát khỏi những ưu tư cá nhân.
Năm 1977, giáo viên Nghê Lâm, đến từ Đại học khoa học và công nghệ Giang Tây viết một lá thư 10 trang gửi đến Phó Thủ tướng Trung Quốc bấy giờ là Phương Nghị giới thiệu và tiến cử một học sinh có tên Ninh Bạc, năm đó 9 tuổi, đến từ thành phố Cám Châu, tỉnh Giang Tây.Ninh Bạc ngày còn nhỏ. Ảnh: Sina. Trong thư, thầy giáo Nghê Lâm lược kể thành tích của cậu bé Ninh Bạc "2 tuổi rưỡi đã thuộc hơn 30 bài thơ. 3 tuổi đếm được đến 100, 4 tuổi học hơn 400 ký tự tiếng Hán, 5 tuổi bắt đầu đi học. 6 tuổi Ninh Bạc đã bốc thuốc Đông y để chữa bệnh. 8 tuổi nằm lòng chuyện Thủy Hử...".
Nhận thư tiến cử, Phó thủ tướng Phương Nghị đề nghị đưa Ninh Bạc vào danh sách "lớp học thần đồng" khóa đầu tiên của Đại học Khoa học và Công nghệ tỉnh An Huy. Lớp học này có 21 học sinh nổi trội được lựa chọn khắp Trung Quốc.
Năm 1978, trong một lần đến An Huy để tham dự Hội nghị Khoa học toàn quốc, ông Phương Nghị đã đến trường gặp Ninh Bạc. Tại đây, cậu bé 10 tuổi đã chơi 2 ván cờ vây với phó thủ tướng và thắng cả hai. Từ đây cái tên Ninh Bạc gắn liền với hai chữ "thần đồng" trở thành một hiện tượng phủ khắp các mặt báo, đài tại Trung Quốc.Ninh Bạc chơi cờ vây với phó thủ tướng Trung Quốc Phương Nghị. Ảnh: Sina. Sau một năm học đại cương, sang năm thứ 2, Ninh Bạc nói với giáo viên chủ nhiệm rằng cậu không có hứng thú với khoa học và công nghệ. "Em muốn đến Nam Kinh để học thiên văn học", Ninh Bạc nói. Nguyên vọng này của cậu bị nhà trường từ chối với lý do: "Em là tấm gương cho thanh thiếu niên trong nước. Hãy ngoan ngoãn và là tấm gương thật tốt cho mọi người noi theo". Sau đó, Ninh Bạc tiếp tục ở lại trường để theo học vật lý. Theo báo cáo kết quả học năm đó thì "Ninh Bạc có điểm số thất thường, nhiều môn không qua, tính khí không ổn định".
"Nhưng anh ấy là một người rất thông minh. Giáo viên giảng bài trong lớp, Ninh Bạc chẳng thấy ghi chép gì, anh ấy chỉ ngồi nghe. Sau khi giáo viên kết thúc bài, Ninh Bạc có thể nói lại được tất cả những kiến thức vừa được nghe. Trí nhớ của anh ấy thực sự rất khủng khiếp. Điểm số chẳng nói được điều gì", Vương Ngọc, một sinh viên cùng khóa, cũng là bạn học của Ninh Bạc chia sẻ.
Người bạn này cũng cho hay, Ninh Bạc hay tâm sự về sự chú ý thái quá của giới truyền thông khiến anh cảm thấy áp lực và mệt mỏi. "Tại sao tôi không là một người bình thường. Tôi thật hối hận khi đến học tập tại cái lớp thần đồng này", Vương Ngọc nhắc lại những chia sẻ của người bạn. Với thế giới bên ngoài, Ninh Bạc vẫn luôn tỏ ra là một sinh viên ngoan ngoãn.
Năm 1982, Ninh Bạc tốt nghiệp đại học và được giữ lại trường giảng dạy, báo chí Trung Quốc gọi anh với cái tên "giảng viên trẻ nhất Trung Quốc" - 17 tuổi. Cùng năm, Ninh Bạc ghi danh học nghiên cứu sinh, nhưng rồi anh đã bỏ thi giữa chừng. Năm 1983, Ninh Bạc tiếp tục ghi danh nhưng lại bỏ cuộc.
Năm 1984, chàng trai này đã bước đến cửa phòng thi nhưng rồi giám thị chẳng thấy đâu, khi đi tìm thì thấy anh đang trốn ở phía sau cửa ký túc xá. Giám thị này túm lấy cổ áo Ninh Bạc bắt làm bài thi, anh nói nếu tiếp tục ép buộc anh sẽ nhảy xuống đất.
"Ninh Bạc muốn chứng minh với mọi người rằng, không phải làm tiến sĩ mới đạt được thành công. Đó mới là thần đồng thực sự", Vương Ngọc nói về người bạn của mình. Trong khi đó, những sinh viên khác lại đánh giá rằng Ninh Bạc sợ thất bại. "Ninh Bạc có lòng tự trọng cực độ nhưng lại cũng tự ti cực độ", một bạn học cũ của Ninh Bạc nhận xét.
Ninh Bạc đã xuất gia vào nơi cửa Phật. Ảnh: Sina. Phản bác lại, Vương Ngọc cho hay, Ninh Bạc bỏ thi vì chỉ đau đáu một tâm niệm được là người bình thường. "Tại sao tôi phải làm nghiên cứu sinh giống như bạn bè. Tôi muốn là người bình thường, tại sao tôi không được trở thành người bình thường", chàng thanh niên bày tỏ với bạn.
Vào những 1990, Ninh Bạc trở nên cô độc trong môi trường làm việc của mình, anh suốt ngày vùi đầu trong phòng thí nghiệm. Vương Ngọc lúc này giới thiệu bạn gái cho Ninh Bạc, một cô gái tên Lục Hoa Nhân rất dịu dàng và hiền thục. Vài năm sau, Ninh Bạc và Lục Hoa Nhân kết hôn.
Kết hôn không lâu, Ninh Bạc bắt đầu luyện tập khí công, ăn chay và nảy sinh mâu thuẫn với vợ. Đặc biệt khi có con, anh phản đối việc dạy con kiểu nhồi nhét, mong thành "thần đồng" của vợ. Năm 1993, sau một trận cãi vã, Ninh Bạc bỏ nhà đi nửa tháng mới trở về. Hai năm sau, anh quyết định đến Hải Nam sinh sống một mình và xuất gia vào năm 2002. Sau này trong một cuộc trò chuyện với bạn, Ninh Bạc xác nhận đã ly hôn với Lục Hoa Nhân từ lâu.
Nhiều năm xuất gia, Ninh Bạc không liên lạc với bạn bè. Gần đây anh có gặp lại người bạn Vương Ngọc năm xưa và cả hai vẫn cùng đi hát karaoke: "Anh ấy hát vẫn rất hay", Vương Ngọc cười nói.
Hiện Ninh Bạc giảng Phật pháp tại một học viện phật giáo tại đảo Hải Nam. Trả lời trong một buổi phỏng vấn, "đệ nhất thần đồng" năm xưa cho biết: "Tôi đã nghiên cứu Phật pháp để giải quyết những ưu tư trong đời sống cá nhân mình. Đó là những điều tôi phải chịu đựng suốt những năm tháng tuổi trẻ, và phải mất nhiều năm mới tìm ra câu trả lời".
(Theo Sina)
Nguồn: vnexpress |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Chàng trai vào đại học năm 11 tuổi, được kỳ vọng đoạt giải Nobel Thu 03 Aug 2023, 10:48 | |
| Chàng trai vào đại học năm 11 tuổi, được kỳ vọng đoạt giải Nobel nhưng kiêu ngạo và bi kịch của một thần đồng nổi tiếng sớmVũ Trịnh Dù được kỳ vọng sẽ đoạt giải Nobel nhưng chỉ vì không biết cách hòa hợp với mọi người xung quanh, anh đã đánh mất cơ hội lớn trong tầm tay.
Nhiều đứa trẻ được sinh ra với nhiều khả năng thiên bẩm và thông minh hơn nhiều đứa trẻ cùng lứa tuổi. Có những trẻ đã từng nổi tiếng khắp thế giới vì có thành tích học tập vượt trội, vượt ra khỏi phạm vi hiểu biết mà một học sinh cần có. Chúng có khả năng học vượt cấp và nhanh chóng vào đại học từ sớm khiến cha mẹ chúng không khỏi tự hào. Tuy nhiên, chính vì sự thông minh hơn người này mà không ít cái tên trong số những "thiên tài" gặp phải những vấn đề về tâm lý hay kỹ năng sống, tính cách cũng vì thế mà trở nên khó hiểu.
Xie Yanbo, sinh năm 1966 tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc từng được báo chí nhắc đến rất nhiều vì trí thông minh của mình. Anh từng đậu vào trường Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc khi chỉ mới 11 tuổi và nhận được nhiều sự kỳ vọng từ người thân cũng như người dân cả nước về việc đoạt giải thưởng Nobel bằng các nghiên cứu khoa học của mình.
Sinh ra trong một gia đình có bố là một giáo viên dạy môn Vật lý, mẹ của Xie Yanbo cũng bận làm việc nên khi mới được 1 tuổi, anh đã được gửi về quê để sống cùng bà ngoại. Sống ở quê, cả ngày bà anh cũng không ngơi tay với hàng tá công việc trong ngày mà ít quan tâm đến việc dạy anh nói nên dù đã hơn 1 tuổi anh vẫn không thể nói.
Đến tuổi tới trường, bố mẹ Xie Yanbo mới đón anh từ quê vào thành phố và bắt đầu cho anh đi học. Nhìn thấy những thứ lạ lẫm nơi phố thị, anh rất thích thú nhưng không thể diễn tả bằng lời vì việc nói năng của anh vẫn không thể trôi chảy, dù đã là đứa trẻ chuẩn bị vào lớp 1, anh vẫn còn phải ngập ngừng và nhếch miệng mỗi khi muốn thể hiện điều gì qua lời nói. Mẹ anh từng chán nản về đứa con chậm nói này nhưng cha anh luôn là người ở phía sau động viên để anh cố gắng luyện tập từng ngày. Bố từng nói với anh: "Không sao cả, tương lai của con rất tươi sáng, chỉ là mình chưa có cách học phù hợp thôi!"
Đến trường, cậu bé từ Hồ Nam không thích tiếp xúc và nói chuyện với người khác, do đó, anh không có một người bạn nào thân thiết chơi với mình. Mặc dù đã cố gắng hướng dẫn cậu bé này nhưng cô giáo vẫn không có cách nào để học trò của mình khá hơn và phải nhờ đến sự trợ giúp của bố mẹ. Từ đây, cha Xie Yanbo đã bắt đầu kể chuyện cho anh nghe, khuyến khích anh nói chuyện ở nhà nhiều hơn, nhờ vậy mà anh có thể nhanh nhẹn, hoạt bát hơn một chút.
Lên lớp 2, trong lúc kiểm tra bài tập của con mình bố Xie Yanbo phát hiện cậu đang giải một bài toán lớp 6. Sau khi nghe con nói, ông bố ngờ ngợ nhận ra rằng con mình có những dấu hiệu của một thần đồng và ông bắt đầu tự ôn luyện cho con trai mình. Cậu bé chậm nói ngày nào đã hoàn thành chương trình của một học sinh trung học cơ sở lúc chỉ mới lên lớp 3. Đến năm lớp 4, Xie Yanbo cũng đã giải quyết được toàn bộ chương trình cấp trung học phổ thông ở các môn Toán, Vật lý, Hóa học. Điều này khiến ai cũng trố mắt bày tỏ sự ngạc nhiên.
Bố anh từng đưa anh dự thi một cuộc thi Toán học dành cho học sinh cấp 3. Không ngờ, cả 2 lần dự thi anh đều có thành tích tốt. XIe Yanbo bắt đầu gây chú ý nhiều hơn và tiếng tăm của anh bắt đầu đến tai của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc. Dù đã nghe nói về sự xuất sắc của cậu bé nhưng chỉ khi được tiếp xúc mọi người mới nhận ra rằng cậu bé này thực sự thông minh đến nhường nào. Đến năm 11 tuổi, cậu bé này được mọi người xem là ngôi sao nhí chói sáng nhất ở thời điểm đó và có thể tạo ra kỳ tích trong tương lai.
Sự thông minh của Xie Yanbo là điều không ai có thể phủ nhận nhưng thần đồng này có một khuyết điểm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của mình đó là anh không biết cách hòa đồng với mọi người, từ lúc học tiểu học đến lúc vào đại học. Năm 1982, anh tốt nghiệp đại học lúc 15 tuổi và bắt đầu học thạc sĩ, sau đó năm 18 tuổi anh theo học lấy bằng tiến sĩ. Tưởng chừng, sự nghiệp theo đuổi học vấn của anh đang được trải đây hoa hồng nhưng chỉ vì không hòa hợp được với giảng viên và xảy ra mâu thuẫn nên anh không thể lấy được bằng tiến sĩ mà mình cố gắng theo đuổi.
Điều này khiến thần đồng rất buồn đau khổ nên anh chọn cách ra nước ngoài để cân bằng lại cú sốc vừa trải qua. Anh đến Đại học Princeton của Mỹ và theo học giáo sư Phlip Anderson nổi tiếng, người từng đoạt giải Nobel năm 1977 với mong ước sẽ có những bước ngoặt mới trong hành trình học tập của mình. Nhiều người đồn đoán rằng, việc tìm thấy bến đỗ mới này có thể giúp Xie Yanbo có cơ hội thắng giải Nobel như người thầy của mình nhưng mọi chuyện không dễ dàng như thế.
Giáo sự Philip là một người vô cùng thông minh nhưng cũng có nét hao hao như học trò mình, thành danh từ khi còn rất trẻ, có cái tôi rất lớn đôi lúc có thể coi là kiêu ngạo và khi cả hai tiếp xúc với nhau, những mâu thuẫn liên tiếp nổ ra, không ai nhượng bộ ai và chịu cúi đầu. Không lâu sau đó, Xie Yanbo đã tức giận và bỏ đi, khước từ cơ hội nhận tấm bằng tiến sĩ cùng giải Nobel và trở về quê hương Trung Quốc. Anh vẫn là một người có năng lực và trở thành giảng viên đại học sau đó, anh cũng như bao người là cưới vợ rồi sinh con nhưng cuộc sống 26 năm kể từ khi anh rời bỏ xứ cờ hoa khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Anh vẫn luôn sống trong cái bóng của quá khứ, sống trong giấc mơ mà mọi người kỳ vọng là đoạt giải Nobel. Anh đã bỏ ra thời gian dài để học tập, nghiên cứu nhưng chỉ vì không biết cách hòa đồng và giao tiếp với người khác khiến xung quanh không muốn ai lại gần với anh, kể cả con trai mình. Anh là thần đồng vì đã vào đại học từ năm 11 tuổi nhưng ở thời điểm đó, dù học hành giỏi giang như thế nào thì tâm sinh lý của Xie Yanbo vẫn là của một đứa trẻ học lớp 5.
Người thân đã quá quan tâm vào việc giúp anh trau dồi khả năng học tập mà quên mất rằng những kỹ năng sống khác cũng cần được chỉ dạy, trong đó có kỹ năng giao tiếp. Cứ thế, một nhân tài tưởng chừng sẽ mang về vinh dự cho đất nước lại có cuộc sống đơn điệu và nhàm chán như thế, không có bạn bè, không có mối quan hệ và chỉ quanh quẩn với công việc giảng dạy.
Tham khảo: Sina
(Nguồn: kenh14vn)
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Cuộc đời ngang trái của "thần đồng" Tô Lưu Dật Fri 04 Aug 2023, 09:19 | |
| Cuộc đời ngang trái của "thần đồng" từng hoàn thành bậc tiểu học trong 2,5 ngày, đỗ ĐH năm 10 tuổi Huỳnh ĐứcKhông ai ngờ được rằng chính việc sở hữu trí thông minh vượt trội cùng mác "thần đồng" lại gián tiếp đẩy cậu bé Lưu Dật vào cuộc sống bi đát.
Sinh ra và lớn lên ở thành phố Thái An, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc), Tô Lưu Dật (sinh năm 2000) từng được coi là hiện tượng vì loạt thành tích khó tin như: hoàn thành chương trình tiểu học trong 2,5 ngày, thi đỗ đại học vào năm 10 tuổi... Với tài năng vượt trội như vậy, ai cũng nghĩ rằng cuộc đời của cậu bé sẽ rộng mở, thế nhưng chính việc sở hữu trí thông minh cùng mác "thần đồng" ấy lại gián tiếp đẩy cậu bé Lưu Dật vào cuộc sống đầy bi thương.
Hoàn thành chương trình tiểu học trong 2,5 ngày
Đúng với danh xưng "thần đồng", ngay từ khi còn nhỏ, cậu bé Tô Lưu Dật đã thể hiện sự nổi trội của bản thân so với bạn bè đồng tuổi. Thấy được những tố chất của con, bố mẹ Lưu Dật cũng mong muốn con phát triển theo một cách đặc biệt nhất.
Ngay từ khi Lưu Dật còn bé, bố mẹ cậu đã để cậu ở nhà và tự dạy cậu học. Năm Lưu Dật lên 6 tuổi, bố mẹ cậu muốn con trai học thẳng lên lớp 5 thay vì bắt đầu từ lớp 1 nhưng các trường tiểu học tại thành phố Thái An đều từ chối. May thay, cuối cùng cũng có một trường tiểu học đồng ý cho cậu học "nhảy cóc" với điều kiện Tô Lưu Dật phải vượt qua được bài thi kiểm tra năng lực. Kết quả là chỉ mất 2,5 ngày, Tô đã hoàn thành tất cả các kiến thức của cấp tiểu học. Tô Lưu Dật chỉ mất 2,5 ngày để hoàn thành chương trình tiểu học Chứng kiến tài năng của Lưu Dật, giáo viên tiểu học tiếp tục đề xuất bố mẹ đưa Tô đến một trường trung học gần đó để kiểm tra kiến thức. Tại ngôi trường này, trước sự ngỡ ngàng của giáo viên, Lưu Dật đã trả lời đúng toàn bộ bài kiểm tra từ Toán cho đến Văn học cổ. Với kết quả cực tốt, không lý do gì mà trường lại từ chối Lưu Dật cả và cậu đã hoàn thành xong chương trình THCS trong 3 tháng.
Trong vòng vỏn vẹn 3 tháng ngắn ngủi theo học tại trường, "thần đồng" họ Tô đã giành cho mình rất vô vàn giải thưởng học thuật danh giá như: giải nhất môn Toán cấp THCS tỉnh Sơn Đông, giải nhất tiếng Anh toàn thành phố Thái An và huy chương đồng cấp quốc gia toán học. Thấy được tiềm năng của Tô, nhà trường đã phải mời riêng một chuyên gia về dạy cho cậu.
Cũng nhờ khả năng vượt trội, ở tuổi lên 8, Lưu Dật bước vào THPT và tiếp tục nhận được sự ưu ái của trường khi có một đội ngũ chuyên gia dạy riêng. Trong 1 năm rưỡi, cậu bé tiếp tục hoàn thành chương trình học của học sinh cấp 3, kèm với đó cậu đã tự học một loạt ngôn ngữ lập trình khác như: BASIC, Pascal, PHP, JAVA, ASP.
Cái kết buồn của "thần đồng" 10 tuổi
Nhờ sự quan tâm đặc biệt từ phía nhà trường, cùng với khả năng thiên bẩm của bản thân, vào năm 2010, ở tuổi lên 10, Tô Lưu Dật đậu đại học với số điểm 566 - kém thủ khoa của tỉnh Sơn Đông chỉ 14 điểm. Với thành tích đó, vô số trường đại học trong tỉnh đã trải thảm để mời "thần đồng" họ Tô đến học nhưng sau tất cả, bố mẹ cậu quyết định cho con đến Thẩm Quyến để tham gia một cuộc phỏng vấn riêng với những giáo sư nổi tiếng của Đại học Khoa học công nghệ Trung Quốc. Sau cùng, cậu được nhận vào trường.
"Đó là một cậu bé có trí nhớ siêu phàm và một tài năng về toán học, vật lý nổi bật. Lần đầu tiên trong đời tôi biết đến một đứa trẻ 10 tuổi thảo luận với các giáo sư hàng đầu về thuyết tương đối của Einstein", ông Chúc Thanh Thi, chủ tịch Đại học Khoa học công nghệ nhận xét.Lưu Dật đi thi đại học khi mới 10 tuổi Gì thì gì, một cậu bé 10 tuổi tham gia chương trình học của sinh viên 18 tuổi là điều khác thường. Nhiều người tin tưởng cậu sẽ sớm trở thành thiên tài, nhưng khác xa với dự đoán và mong đợi, Tô Lưu Dật đứt gánh học tập bởi một lý do không quá khó hiểu. Một giảng viên từng dạy cậu bé cho hay: "Dù có trí óc của một thiên tài nhưng tính cách của Tô vẫn là một đứa trẻ 10 tuổi, cậu ta không thể ngồi yên đến 10 phút trong lớp học".
Không chỉ có vậy, trong lớp, Lưu Dật còn thường xuyên gây ồn ào và làm ảnh hưởng đến sinh viên khác. Cậu bé còn có nhiều hành động kỳ quặc như vuốt tóc những sinh viên nữ trong lớp, sẵn sàng khóc nhè mỗi khi bị ai đó trêu. Thậm chí, có những tiết học khi sinh viên khác chăm chú nghe giảng, Lưu Dật chỉ nằm ngủ, tỉnh lại quậy phá người khác. Chính vì nguyên nhân này nhiều sinh viên trong lớp phàn nàn bởi không thể tập trung học.Tại giảng đường đại học, Tô Lưu Dật luôn được xếp ngồi cuối lớp vì quá nghịch ngợm Sau một thời gian, Lưu Dật đã không lên lớp nữa. Lý giải về nguyên nhân thần đồng họ Tô không lên lớp học nữa, đại diện trường cho rằng cậu bé chỉ tạm thời nghỉ, không phải tự ý bỏ học, nhà trường cũng không đuổi. Ngoài ra, đại diện trường cũng cho rằng dư luận không nên quá dò xét về trường hợp của Lưu Dật, vì dù sao đó cũng là một đứa trẻ cần sống đúng với lứa tuổi.
Trong một lần trả lời trước truyền thông, Lưu Hân Hân - mẹ của Tôn Lưu Dật trả lời: "Con trai tôi không phải thần đồng, đừng đội một chiếc mũ quá lớn lên đầu Tô. Nó vẫn luôn là một cậu bé và hãy để cháu được sống một cuộc đời bình thường".
(Theo kenh14vn) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: cuộc đời bi kịch của thần đồng Tue 08 Aug 2023, 09:03 | |
| Nhìn cuộc đời bi kịch của thần đồng, nhiều cha mẹ sẽ giật mình tự nhủ: Chỉ cần con khỏe mạnh là đủ!
Thanh Hương Mọi người đều nghĩ rằng, Lâm Gia Văn sẽ trở thành một nhà nghiên cứu lịch sử nổi tiếng trong tương lai. Chẳng ai ngờ rằng, bi kịch sẽ xảy ra vào ngày 24/2/2016.
Trên thế giới từng xuất hiện rất nhiều thần đồng với trí tuệ thiên bẩm. Tuy nhiên, khi trưởng thành, không phải thần đồng nào cũng thành công. Dưới những áp lực, đánh giá của dư luận xã hội, nhà trường và sự nuôi dạy sai cách của gia đình, rất nhiều thần đồng đã hóa... người bình thường.
Trường hợp tiêu biểu nhất có thể kể đến Ngụy Vĩnh Khang, thần đồng Trung Quốc từng vào đại học năm 13 tuổi, học nghiên cứu sinh năm 17 tuổi, nhưng sau đó bị đuổi học vì không biết chăm sóc bản thân. Năm 2021, Ngụy Vĩnh Khang qua đời vì bạo bệnh ở tuổi 38.
So với Ngụy Vĩnh Khang, một thần đồng khác của Trung Quốc có cuộc sống bi kịch hơn nhiều. Đó là Lâm Gia Văn, thần đồng nhảy lầu tự tử ở tuổi 18.
Xuất bản 2 cuốn sách khi chưa đầy 18 tuổi
Lâm Gia Văn sinh năm 1998 trong một gia đình khoa bảng ở Tây An. Bố mẹ, ông bà nội, ông bà ngoại của cậu đều là giáo viên. Chịu ảnh hưởng của gia đình, Lâm Gia Văn đọc thơ và sách từ khi còn nhỏ và tôi luyện cho mình nội hàm phong phú.
Khi còn học tiểu học, Lâm Gia Văn đã thích tìm hiểu về lịch sử và luôn đặt ra câu hỏi cho bố mẹ, ông bà. Nhận thấy tiềm năng học tập của con, bố mẹ Lâm Gia Văn sớm có những định hướng, bồi dưỡng. Lên cấp THCS, Lâm Gia Văn đã tự viết một cuốn sách dài hơn 300.000 từ, với nội dung cực kỳ sâu sắc. Cuốn sách khiến cha mẹ Lâm vô cùng kinh ngạc, phải xác nhận mấy lần mới dám chắc chắn là do chính con trai viết.Thần đồng Lâm Gia Văn Cuốn sách sau đó được xuất bản, nhưng danh tính của Lâm Gia Văn được giấu kín. Các nhà sử học đã rất ngỡ ngàng trước nội dung cuốn sách và đánh giá cao trình độ của người viết. Một giáo sư sử học còn nhận xét, đây chắc chắn là sách do một tiến sĩ viết ra.
Được biết Lâm Gia Văn rất khiêm tốn. Dù tài năng nhưng cậu không kiêu căng và không muốn trở thành tâm điểm của truyền thông. Khi phía nhà xuất bản muốn công bố thông tin cá nhân của Lâm Gia Văn, cậu đã từ chối và cho biết, mình chỉ muốn yên lặng học tập, nghiên cứu.
Trong thời gian học THCS, tài hoa, khối kiến thức khủng và khả năng phân tích sắc bén các vấn đề, sự kiện lịch sử của Lâm Gia Văn đã khiến cậu được giáo viên và bạn bè công nhận, trở thành ngôi sao sáng ở trường.
Cũng trong thời gian học THCS, Lâm Gia Văn đã xuất bản thêm một cuốn sách khác có tên "Nỗi buồn và niềm vui cho thế giới", gây chấn động làng văn học Trung Quốc. Một lần nữa dư luận nhận định "Điều này chắc chắn được viết bởi một học giả có trình độ cao".
Vì lợi ích của nhà trường và phụ huynh, Lâm Gia Văn đã chọ tiết lộ danh tính. Khi dư luận biết tác giả 2 cuốn sách đình đám còn chưa được 19 tuổi, đã có rất nhiều lời khen ngợi, cảm thán và cả nghi ngờ.
Sự nổi tiếng bất chợt khiến Lâm Gia Văn buồn vui lẫn lộn. Cậu vui vì nỗ lực của mình được công nhận, nhưng cũng lo lắng vì chịu nhiều sự nghi ngờ. Càng nổi tiếng, Lâm Gia Văn càng phải chịu nhiều áp lực.
Nói về Lâm Gia Văn, thầy Lưu, giáo viên lịch sử của cậu từng nhận xét: "Lâm Gia Văn đã đạt đến trình độ của giáo viên. Mỗi khi tôi dạy về lịch sử thời nhà Tống, tôi thậm chí còn phải quan sát phản ứng của cậu nhóc".
Thời điểm đó, trường Trung học Tây An đã tạo nhiều điều kiện cho Lâm Gia Văn trong việc học, để cậu có thể phát triển hơn nữa. Mọi người đều nghĩ rằng, Lâm Gia Văn sẽ trở thành một nhà nghiên cứu lịch sử nổi tiếng trong tương lai.
Chẳng ai ngờ rằng, bi kịch sẽ xảy ra vào ngày 24/2/2016.
Không nổi tiếng, liệu có hạnh phúc?
Thời gian sau khi nổi tiếng, Lâm Gia Văn không có tâm trạng tốt. Cậu thường tháo kính ra, đi vào phòng ngủ, nhìn quanh những tấm bằng danh dự, nhưng không cảm thấy vui. Nhiều lần, Lâm Gia Văn cau mày ngồi trên ban công, không biết tương lai, con đường của mình sẽ đi đến đâu.
Thế rồi vào ngày 24/2/2016, Lâm Gia Văn quyết định nhảy lầu. Khi cha mẹ của Lâm Gia Văn phát hiện ra, cậu đã tắt thở được một lúc. Tin tức "thần đồng lịch sử 18 tuổi" tự sát khiến dư luận chấn động, đặc biệt là những người hâm mộ sách của cậu.
Thật khó hiểu? Vì lẽ nào một người có tương lai tươi sáng lại chọn lựa kết thúc cuộc sống bi kịch như vậy?
Thực chất, việc Lâm Gia Văn tự tử không phải là "bất chợt" mà đã được báo ngay từ năm đầu tiên ở trường cấp 3. Khi mới vào cấp 3, Lâm Gia Văn không tích cực hòa nhập với các học sinh khác.
Cậu ấy đã cố gắng học với các bạn cùng lớp, nhưng vì "cảm giác cô đơn" có từ thuở nhỏ nên luôn cảm thấy mệt mỏi khi phải hòa đồng với tập thể. Lâm Gia Văn không giao tiếp nhiều với mọi người để tập trung vào nghiên cứu lịch sử.
So với các bạn cùng lớp, Lâm Gia Văn cũng trưởng thành hơn, tính cách có phần buồn tẻ, lạc lõng giữa nhóm học sinh trẻ tuổi. Lâm Gia Văn - người "không hòa đồng" đã trằn trọc nhiều đêm khuya. Cậu không hòa nhập với đám đông, nhưng cũng không muốn cô đơn một mình. Sự xung đột trong suy nghĩ đã khiến Lâm Gia Văn mắc chứng trầm cảm nhẹ. Sau khi phát hiện bệnh tình của Lâm Gia Văn, giáo viên đã liên lạc với gia đình, kết hợp để cùng tư vấn tâm lý của cậu. Khi thấy Lâm Gia Văn có những biểu hiện ổn định, mọi người ngỡ cậu đã ổn, nhưng thực chất đó chỉ là vẻ bề ngoài.
Thời điểm Lâm Gia Văn xuất bản cuốn sách thứ 2 và trở nên nổi tiếng, cậu đã hứng chịu đủ lời nghi ngờ, tiêu cực từ Internet. Dù tâm lý vững đến mấy thì Lâm Gia Văn khi ấy mới chỉ 17 tuổi, những lời tiêu cực trên mạng như dao cứa vào lòng cậu.
Nhìn bi kịch của Lâm Gia Văn, nhiều người không khỏi xót xa: Nếu không nổi tiếng, cuộc đời Lâm Gia Văn liệu có hạnh phúc?
(Phụ nữ Việt Nam) |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| | | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| | | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Thần đồng Trung quốc | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |