Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:03

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 TRẢI LÒNG

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next
Tác giảThông điệp
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 8 I_icon13Mon 27 Mar 2023, 09:57

Ai Hoa đã viết:

Bài viết, dạng như hồi ký, là cả tâm tư gần cả đời người của tác giả, người đọc có quyền cảm nhận, nếu vì điều đó mà bỏ đi thì thật là đáng tiếc, bác ui! Rolling Eyes  
[size=30]Vâng, quả là đáng tiếc. Cuộc đấu tranh sinh tồn trong một chế độ không đơn giản. Một lão già 85 tuổi, còn gì đáng ngại? Nhưng còn các con? Trò đã tốn nhiều tâm huyết mới tạo được vị thế cho một đứa con, nếu không cẩn thận, chỉ một chút sơ hở sẽ bị kẻ xấu phá tan tất cả. Một sự cố bất ngờ khiến trò đã nhận ra điều ấy, phải tức tốc ngay trong đêm, khắc phục mạng yếu, chờ đợi xóa xong các bài viết. Thực ra, ĐVTC không dễ gì bọn chúng đã biết, nhưng đề phòng một sự tình cờ nào đó… Dù đã xóa nhưng rất nhiều người đã đọc. Như thế cũng đủ rồi, để lại nguy hiểm lắm.[/size]
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 8 I_icon13Wed 29 Mar 2023, 03:34

Tôi sẽ tiếp tục trang này. Tôi phải tốn nhiều tâm huyết tạo dựng vị thế cho con để bảo vệ quyền lợi chính trị cho gia đình, vì các em tôi đã từng bị chèn ép vùi dập, tôi đã từng bị vùi xuống đất đen, nhưng tôi đã vùng dậy
… Đạp đầu bọn chúng đứng hiên ngang…
"Trải lòng" của tôi có nhiều điều tế nhị, họ có thể lợi dụng hại con tôi… Là người khác, tìm được ĐVTC không dễ, nhưng với tôi họ muốn tìm ĐV không khó. Vì tôi mê sưu tập, các sưu tập của tôi đầy dẫy trên mạng. Nhiều lần tìm hoa, chim… , gặp những ảnh hiếm, nó đã hiện lên dày đặc toàn hình ảnh của tôi trên các trang mạng Đào Viên, Thi Hữu, Bát Cửu, Hồn Thơ Việt…, từ đó họ có thể dễ dàng tìm đến ĐV. 
Năm nay tôi đã 85 tuổi, không phải một đứa trẻ, đã sử dụng được vi tính 14 năm, vào mạng diễn đàn 13 năm, riêng Đào Viên cũng đã trên 12 năm. Ngày nay tôi không còn bị bưng bít xem báo trí một chiều. Tôi đã sử dụng Wikipedia thuần thục, vì mê sưu tập, 13 năm nay, ngày nào cũng vào Wikipedia ít nhất một lần, biết nhiều ngõ ngách Wikipedia vì có kinh nghiệm tìm, có những chi, họ toàn chữ đỏ, nghĩa là "trang chưa được viết", vậy mà tôi vẫn lôi ra được hàng trăm loài. Tôi có thể đọc tất cả các ngôn ngữ có trên mạng nhờ biết dùng google dịch và "cách phát hiện ngôn ngữ". Tôi cũng biết cách "tìm địa chỉ gốc" của ảnh, nhờ nó mà tôi đã giải tỏa mọi thắc mắc của bạn thơ VNTH năm xưa, đến mức họ ngờ tôi là nhà khoa học dấu tên, mà thực tôi chỉ là lão nhà quê đầu trần, chân đất. Ấy là họ toàn lấy ảnh trên mạng chứ là ảnh họ chụp thì tôi tịt ngay. Hì! 
Tất cả những cái "biết" ấy của tôi đều do tự mày mò tình cờ mà thấy. Hi Hi!
Trà Mi bảo  Wikipedia ai viết cũng được, nhưng thầy Ái Hoa bảo những người viết  Wikipedia là người có trình độ, có thể tin cậy. Tôi cũng thấy như thế, "ai viết cũng được" nhưng không dễ, tôi đã thử nhiều lần.  Wikipedia trung thực không lệch về phía nào.
Những sưu tầm của Trà Mi rất quí, tôi không bỏ sót bài nào, dù đọc rất phức tạp, phải copy về máy, phóng to ra đọc rồi xóa đi. Tôi cũng biêt cách phóng to, thu nhỏ màn hình, nhưng trình độ vi tính yếu, lại  kém minh mẫn, mắt lóa nên sẩy ra nhiều sự cố, đành dùng cách phiền hà. Những sưu tầm của Trà Mi đã cho tôi mở rộng sự hiểu biết, tất nhiên tôi có cách nhìn nhận của tôi. Giờ tôi chỉ đọc tin tức trên báo mạng VnExpress, vì báo này phản ảnh trung thực và có nhiều người đọc hơn. Cần hiểu những nhận xét quốc tế về một sự viêc thì tùy theo, nhưng không nghe "Tiếng nói Hoa Kì", "Á chậu tự do" vì đã quá hiểu họ.
Hôm nay chỉ chuyện phiếm, tôi sẽ tiếp tục trang này, nhưng cố tránh những chuyện tế nhị ở quê nhà. (Còn tiếp)


Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Mon 03 Apr 2023, 15:22; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 8 I_icon13Thu 30 Mar 2023, 04:26

Nhẩn nha ngọn bút duyên đời
Bao điều hoài niệm muốn phơi chốn này
Trước người xa lạ hôm nay
Mà lòng muốn trải hơn ngày hôm qua…

Như trên tôi đã viết, cải dở của chế độ CS kể ra có thể hàng trang, các bạn ở trời Tây đã nghe, đọc nhiều qua đài "Tiếng nói Hoa Kì", "Á châu tự do" và bài viết của các học giả VNCH, giờ các bạn hãy lắng lòng nghe tôi kể về những cái hay của chế độ CS. qua những điều mắt thấy tai nghe ở ngay trên quê hương đất nước tôi. Tôi không bôi đen hay tô hồng chế độ, chỉ nói lên những sự thật qua cảm nhận của mình. Năm 2017, tôi đã viết 175 bài thơ "Vịnh cảnh", có hình ảnh dẫn chứng, tới nay đã qua 06 năm, nó đã thay đổi thêm rất nhiều, điều đó đủ chứng minh những đổi thay của đất nước này.
Làng tôi đầu năm 1947, Pháp chiếm Cẩm Giàng đã đốt phá tan hoang. Năm 1953, chúng san thành bình địa, bao cảnh quan đẹp đẽ, bao di tích lịch sử, văn hóa lâu đời và cuộc sống yên bình của chúng tôi đã bị hủy hoại. Sau HB 1954, dân làng trở về xây dựng cuộc sống mới, xóa điêu tàn đổ nát. Cuộc sống yên bình được 12 năm sau, năm 1966, Mỹ đánh cầu Cẩm Giàng, hai người dân làng tôi thiệt mạng. Năm 1967, Mỹ đã biến nhà ga, Thị trấn, cầu Cẩm Giàng và làng tôi thành đống gạch vụn với những hố bom sâu hoắm chằng chịt, 30 năm sau còn giật mình bởi tiếng "bom ngầm kích nổ". Vậy mà hôm nay, nhìn ven đường quốc lộ 38, cửa hàng nhộn nhịp đông vui, trải khắp đường phố tới thôn làng, nhà cao tầng san sát mọc lên, nước sạch bò khắp tầng cao, hai trục đường chính trải nhựa rộng 4m, các đường nhánh rộng 3m, len lỏi tận các ngõ, xe con có thể vào tận cửa nhà khắp làng. Một con đường lớn dẫn lên nghĩa trang của làng, có miếu Thần linh đẹp đẽ phục vụ tín ngưỡng. Đã bê tông hóa nội đồng. Nông dân giờ sướng như tiên. Nước có máy bơm điện, làm đất có máy cày nồng làm nhuyễn đất, san ống phẳng, người chỉ việc ra sửa bờ, trang luống, gieo vãi, phun thuốc cỏ, chỉ một lần chăm bón rắc đạm, lân thúc cho cây chóng phát triển, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh. Nước có tổ Nông giang điều tiết, nông dân nhẩn nha xe máy thăm đồng. Đến vụ thu hoạch, máy gặt đập liên hoàn về gặt chỉ trong mấy ngày là cuốn hết đồng, thóc sạch chảy vào bao, chỉ việc buộc túm đưa lên xe máy hoặc thuê công nông chở về đổ tận sân nhà. Khi cần dùng, dưa một bao lên xe máy chở đến nơi xay xát rồi nhận về những hạt gạo trắng như ngoc, thơm như hương lúa đầu mùa. Giờ người ta chỉ ăn gạo thơm chứ không thèm ăn loại gạo thường như trước. Bữa ăn thì thịt, cá, giò, chả thông dụng như rau. Những ngày lễ tết, hiếu hỉ không thể thiếu các món gà tần bọc giấy bạc, thịt bò sốt vang, hải sản mực ống, tôm to… Ngoài phố bán đủ thứ, gì cũng có : Thịt lợn siêu nạc, tim, gan, lòng, cật, cá nhỏ chặt đầu, cá to bán khúc, gà bán nửa con, đầu cánh bán riêng, vịt quay tẩm gia vị, thịt chó, thịt bò, thịt dê chế biến sẵn… , có cửa hàng ăn bán thức ăn chín, nhà có khách ra cửa hàng có đủ mâm cơm thịnh soạn. Có dịch vụ nhận đặt cỗ, xe chở tận nhà, bày biện, căng ni lông thực phẩm tránh ruồi. Ấy là tôi khoe cái sự "sang trọng" so với cảnh đói nghèo cơ cực năm xưa, chứ không dám so với sự sinh hoạt ở bên Tây.
Nhà cao tầng san sát, nội thất đủ tiện nghi : điều hòa, máy giặt, tủ lạnh, ti vi intenet, WC tự hoại, phòng tắm có bình nóng lạnh…, vi tính, sờ ma phôn quá thông dụng. Người ta bảo tôi sướng nhất làng, tiện nghi sinh hoạt đầy đủ, sang trọng, đi đâu một bước xe con đưa đón tận cửa nhà, bảy đứa con trai gái cung cấp cho không thiếu thứ gì, mọi công to việc lớn các con lo, tôi chỉ việc ăn rồi rê chuột, gõ phím thả hồn vào Thơ-Hoa. Vâng, thì tôi đói nghèo, cơ cực đã nhiều, giờ mới được nhàn thân một tí mà.  (Còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 8 I_icon13Fri 31 Mar 2023, 10:44

Cá nhân không thể tách rời gia đình và xã họi. Tôi đã kể chuyện đời tôi và gia đình tôi, giờ xin nói chuyện phiếm về xã hội, nơi tôi đang sinh sống. Toi đã đọc những sưu tầm của Trà Mi và ở đây đó những bài viết của các tác giả Hải ngoại, xin được nói đôi điều cảm nhận
  Ngay ở đây, có người gọi TBT Nguyễn Phú Trọng là Thái thú, tức là vị quan của Hoàng đế Thiên triều cử đi cai trị nước An Nam thuộc địa. 
* Xin hỏi : Giở lại lịch sử cổ kim, có vị Thái thú nào về chầu Hoàng đế mà được Hoàng đế ra tận ngoài đón, thảm đỏ trái rực trời, 21 phát đại bác chào mừng, cờ nước thuộc địa phấp phới tung bay song hàng với cờ đại quốc ???
Cũng ở đây, có người bảo Cộng sản là vô sản và vô học.
* Xin thưa : Vì vô học mới cải tạo được tên lửa SAM của Liên Xô bắn rơi B 52 Mĩ mà không một nước nào trên thế giới làm được. B52 Mỹ làm mưa làm gió khắp thế giới, nhưng sang VN thì rụng như sung, buộc Kít phải ngồi vào bàn hội nghị Pari kết thúc chiến tranh ở VN. Mỹ muốn đưa VN về thời kì đồ đá hóa ra lại đưa VN về thời kì "đồ nhôm xác máy bay Mỹ". Mỹ đã "ưu ái" cung cấp cho dân VN một lượng lớn nguyên liệu từ các loại máy bay hiện đại : Pháo đài bay, cánh cụp cánh xòe, Thần sấm, Con ma… để dân đổ xoong nồi các loại.
Người ta bảo Miền Bắc xâm lược Miền Nam
* Xin thưa, đó là những người mất gốc, hận thù đã làm họ mờ mắt quên cả gốc cội Tổ Tiên. Họ quên rằng, phần mộ ông bà, tổ tiên họ hiện đang nằm trên mảnh đất Chân Lạp xưa của dân tộc Khơ Me, một phần của Campuchia ngày nay. Họ chính là con cháu của những người Miền Bắc "xâm lược" Miền Nam xưa. Và nói như họ thì Quang Trung ra Bắc diệt họ Trịnh là Miền Nam xâm lược Miền Bắc??? Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng tôi đã nói : "Người Việt Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt VN. Dân tộc VN là một, đất nước VN là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lí ấy không bao giờ thay đổi." Tất nhiên đây là lời CS nên họ thấy phi lí, họ là con cháu của những người "xâm lược" nhưng lại la lên là người ta xâm lược họ !!!
Cũng ở đây, người ta bảo HCM bán nước
* Vâng, HCM giành được nước VN từ tay bọn xâm lược Pháp, đã bán nước VN cho dân VN chúng tôi từ 2.9.1945, chỉ còn hai bàn tay trắng nên phải đi ở, làm người đầy tớ trung thành của nhân dân Việt Nam. Năm 1946, sang Pháp kí Hiệp định Sơ bộ, đuổi được 20 vạn quân Tưởng về nước, phá tan ổ nhóm Ôn Như Hầu khủng khiếp của QDĐ, người ta cũng kêu ầm lên là HCM bán nước, nhưng nước đã bán cho dân VN chúng tôi rồi, chỉ làm người đầy tớ trung thành, tận tụy và sáng suốt, phục vụ nhân dân VN chúng tôi. Tháng 6/1969, mãn nhiệm đi ở trở về cát bụi, dân VN từ thành thị đến thôn quê, khắp các hang cùng ngõ hẻm, thương tiếc người đầy tớ trung thành đã đã khóc như mưa, đúng như câu thơ Tố Hữu : 
"Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa"
Theo họ, Ngô Đình Diêm, Nguyễn Văn Thiệu mới là người yêu nước…  (Còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 8 I_icon13Sat 01 Apr 2023, 04:25

Nhìn lại lịch sử, Nguyễn Ánh khi diệt được nhà Tây Sơn đã có những hành động đối với hoàng đế Quang Trung thật tàn nhẫn và đê tiện, nhưng ta không thể phủ nhận cái công của nguyễn Ánh, đã chấm dứt cảnh nồi da nấu thịt, đưa giang sơn về một mối, thời kì đầu thịnh trị của triều Nguyễn đã mang lại cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc cho dân, còn những chuyện khác về sau, cũng là những giai đoạn lịch sử khó phân bàn. 
Đối với những người sống với đồng Đông Dương Pháp, đông Đô la Mỹ thì CM tháng 8, chiến thắng ĐBP, ĐBP trên không chẳng có giá trị gì, chỉ thêm hận vì mất cuộc sống vương giả, chủ tịch Hồ Chí Minh mang nhiều tội ác trong CCRĐ, còn Ngô Đình Diệm là người yêu nước, lê máy chém và luật 10/59 đi khắp nơi là để bảo vệ quyền lợi cho mình nên là người ơn đáng ca ngợi. Đấy là cái phải của các người, tôi không phản đối. Nhưng cũng là con người cả, các người muốn ăn ngon mặc đẹp thì chúng tôi cũng muốn chứ. Chúng tôi công nhận cải phải về phía các người thì các người cũng phải công nhận cái phải về phía chúng tôi chứ. 
Bao nhiêu cuộc CM của các vị tiền nhân đã bị giặc dìm trong biển máu, HCM bao năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, chịu bao khổ cực, cuối cùng đã thành công, làm nên cuộc CM tháng 8 động trời, chấm dứt 80 năm nô lệ của giặc Pháp. Trong khi chính quyền non trẻ mới thành lập thi ở Miền Nam quân Anh, quân Pháp kéo vào, ở Miền Bắc 20 vạn quân Tưởng kéo sang, đất ngước ngàn cân treo sợi tóc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt kí Hiệp định Sơ bộ với Pháp, đuổi được 20 vạn quân Tưởng về nước, quân Anh cũng phải rút. Sau đó Pháp trở mặt, lại phải tiếp tục "chín năm kháng chiến trường kì", làm nên Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, buộc  Pháp ngồi vào bàn hội nghị Giơ-ne chấm dứt chiến tranh, tạm thời chịu chia căt hai Miền. Tiếp theo, Mỹ hất cẳng Pháp, đổ đô la, bom đạn vào miền Nam, tiếp theo chiến tranh phá hoại Miền Bắc, gây nên bao đau thương tang tóc cho đồng bào cả nước. Nhưng rồi lại tiếp theo vết xe đổ của Pháp, một trận Điện Biên Phủ trên không đã buộc Mỹ vào bàn hội nghị Pari, chấm dứt chiến tranh, nhưng vẫn dùng đô la, cố vấn thao túng chính quyền Thiệu. Nhân dân Việt Nam, trải 30 năm kháng chiến trường kì, bao máu xương đã đổ, bao thành thị xóm làng bị tàn phá, đau thương mất mát không bút nào tả xiết, nhưng cuối cùng, hòa bình đã được lập lại, non sông về một mối, sạch bóng ngoại xâm. Người dân khắp Bắc, Trung, Nam có thể ngẩng cao đầu mà nói rằng : Trời của ta, đất của ta! Lá cờ đỏ sao vàng lộng gió tung bay, sanh hàng với 192 nước trên khắp thế giới…   (Còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 8 I_icon13Sun 02 Apr 2023, 09:36

Thầy Ái Hoa đã nói "bạn đọc có quyền cảm nhận…". Vâng, đúng vậy. Tôi rất thích đọc những sưu tầm của Trà Mi, nó giúp tôi mở rộng thêm kiến thức, khác với thời đọc sách báo một chiều. Nhưng tôi đã 85 tuổi, không còn là đứa trẻ, đã sống qua ba chế độ, tôi có cách cảm nhận của riêng tôi. Đây là diễn đàn tự do, ai cũng có quyền bày tỏ quan điểm của mình, nhưng cần tôn trọng quan điểm của người khác. Ta nghe bằng hai tai, nhìn bằng hai mắt, sự việc sẽ gần với sự thật và sáng tỏ hơn.
Chuyện bà Nguyễn Thị Năm, những người với tâm hận thù, nhìn bằng con mắt ác cảm, cứ muốn khơi sâu nỗi đau thì quả thật sự việc rất nặng nề; nhưng chúng tôi nhìn bằng con mắt cảm thông, chia sẻ thì nó cũng nhẹ bớt. Bát nước đổ không thể bốc đầy, phải nhìn thẳng vào sự thật lịch sử mới thấy được vấn đề. Năm 1953 là thời kì cuối của cuộc kháng chiến, nó rất căng thẳng. Pháp được Mỹ hỗ trợ, tướng Nava lập nên Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ lớn nhất Đông Dương, như một pháo đài bất khả xâm phạm, nó có vị trí chiến lược rất to lớn. Về phía Việt Nam cũng phải dốc toàn lực cho chiến dịch này, nó cần được sự hỗ trợ mọi mặt của ông hàng xóm đang là nước Xã hội chủ nghĩa anh em. Bác Hồ của chúng tôi phải đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, không dám làm phật ý các cố vấn Tàu. Bác của chúng tôi đã phải khóc trước Quốc hội xin lỗi đồng bào. Chúng tôi cảm thông sâu sắc nỗi đau qua những giọt nước mắt của Người. Cuộc CCRĐ đã tạo động lực huy động sức mạnh to lớn của nông dân tham gia bộ đôi, dân công, chỉ bằng đôi tay, vượt qua bao đèo dốc, đã kéo pháo vào, kéo pháo ra, lại kéo pháo vào… làm nên những chiến tích thần kì. Sai lầm nghiêm trọng, tổn thất nặng nề của CCRĐ không làm giảm những kết quả to lớn của nó : Đánh đổ uy thế chính trị ngàn đời của giai cấp Địa chủ phong kiến, bóc lột đến tận cùng xương tủy của nông dân. Ngay ở quê tôi, Nguyễn Tư Bình chiếm 70./. ruộng đất của làng, biệt thự của hắn nguy nga tráng lệ bên cạnh những túp lều tranh; trong khi dân chết đói đầy đường, hắn vẫn có kho thóc đồ xộ, khi CM cho phá, dân quanh vùng đến lấy mấy ngày mới hết. Qua những tác phảm "Tắt đèn", "Giông tố" phần nào ta đã hình dung được. Sau CCRĐ, không kể Địa chủ hay Cố nông, mọi người đều được chia ruộng như nhau. Tôi là người trực tiếp tham gia nên biết rất rõ.
Trong một bài khác, Trà Mi dẫn cho tôi đọc bài của một vị trí thức hải ngoại, tôi đã thẳng thừng nói là "bịa đặt trắng trợn". Vì sao? Bởi vì ông học giả ấy viết : "nông dân chống phong trào HTX nhưng HCM vẫn cố tình cho làm." Lòng hận thù đã làm mờ mắt khiến ông học giả này nói bừa. Nói như Trà Mi, sự việc sẩy ra ở Miền Nam sau năm 1975 thì có thể, đây là thời kì u ám nhất của đất nước; tôi sẽ trở lại vấn đề này sau. Còn như vị học giả kia nói ở Miền Bắc, thời Bác Hồ chúng tôi còn, là nói láo. 
HTX thành lập năm 1959 ở cấp thấp. năm 1960 lên cấp cao, cũng là năm hoàn thành Hợp tác hóa nông nghiệp, xóa bỏ giai cấp, không còn phân biệt Địa chủ hay Cố nông, chỉ một danh xưng "xã viên HTX". Năm 1965, Chủ tịch HCM kí sắc lệnh ban hành Điều lệ HTX. Từ 1959-1965 là thời kì thịnh vượng nhất của HTX, xã viên phấn khởi lao động, năng xuất và giá trị ngày công cao. Từ 1965-1975, chiến tranh khốc liệt, thanh niên nam nữ khỏe đi bộ đội, TNXP, dân công quốc phòng, ở nhà phần lớn là người già yếu, sức lao động sụt, năng xuất và giá trị ngày công giảm, nhưng vẫn đảm bảo "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", cung cấp nhân tài, vật lực cho cuộc chiến tranh cống Mỹ cứu nước. Thôn tôi ở gần cầu Cẩm Giàng, năm 1967, Mỹ đã trút xuống đây hàng trăm tấn bom đạn, biến khu vực nhà ga, thị trấn, cầu Cẩm Giàng và Bình Phiên chúng tôi thành đống gạch vụn hoang tàn. Nhưng, đối mặt với bom thù, chúng tôi vẫn kiên cường bám trụ, ngày đi sơ tán, tôi lại về, lợi dụng ánh trăng, vẫn cấy, vẫn cày không bỏ một thước ruộng hoang. Sau năm 1975, sống trong yên bình lại nẩy sinh tư tưởng "cha chung không ai khóc", năng xuất giảm dần, dẫn tới ngày công "mấy lạng, không hào", phải bỏ tiền mua thóc điều hòa. Thời kì 1976-1986 là giai đoạn u ám nhất của đất nước nói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng. Mãi đến đầu năm 1988, thực hiện KHÓAN 10, nông dân mới thực sự chuyển mình xây dựng cuộc sống mới.
(Còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 8 I_icon13Mon 03 Apr 2023, 20:22

Thời kì 1976-1986 là giai đoạn u ám nhất của đất nước nói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng. 
Đất nước vừa trải qua 30 năm chiến tranh tàn khốc chống bọn xâm lược Pháp, Mỹ, sự đau thương mất mát không bút nào tả hết. 
Vừa hòa bình thống nhát, bọn bành chướng Bắc Kinh lại súi dục bọn Pol Pot gây ra cuộc chiến tranh biên giới Tây nam và trực tiếp gây ra cuộc chiến trang biên giới phía Bắc, gây bao đau thương tang tóc cho nhân dân Việt Nam. Tội ác của bọn diệt chủng Pol Pot và sự man rợ như thời Trung cổ của bọn Tàu ô trời không dung đất không tha. 
Các bạn hãy cùng tôi thử điểm lại hai cuộc chiến này xem sao

Chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia

* Từ giữa năm 1975 đến cuối năm 1978: Khmer Đỏ được Trung Quốc hậu thuãn, tổ chức nhiều cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, phá hủy nhiều ngôi làng và giết hại hàng ngàn thường dân Việt Nam. Phía Việt Nam chỉ tổ chức phòng ngự và cố đàm phán tìm giải pháp hòa bình, nhưng Khmer Đỏ bác bỏ. Nghị quyết ngày 1/2/1978 của Đảng CS Pol Pot có ghi: "Chỉ cần mỗi ngày diệt vài chục, mỗi tháng diệt vài ngàn, mỗi năm diệt vài ba vạn thì có thể đánh 10, 15, đến 20 năm. Thực hiện 1 diệt 30, hy sinh 2 triệu người Campuchia để tiêu diệt 50 triệu người Việt Nam". Pol Pot đã điều 13 trong số 17 sư đoàn chủ lực và một số trung đoàn địa phương liên tục tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, có nơi vào sâu tới 15–20 km. Vụ thảm sát lớn nhất là vụ thảm sát Ba Chúc vào tháng 4 năm 1978 với 3.157 dân thường bị giết hại, trong đó hơn 100 gia đình bị giết cả nhà. Tính từ tháng 5/1975 đến ngày 23/12/1978, quân Khmer Đỏ đã giết hại hơn 5.230 dân thường Việt Nam, làm bị thương gần 5.000 người, bắt cóc hoặc đưa đi thủ tiêu hơn 20.000 người. 
* Từ tháng 12/1978 đến tháng 5/1979: Khmer Đỏ được sự trang bị và hậu thuẫn của Trung Quốc, tổ chức cuộc tấn công lớn nhất vào lãnh thổ Việt Nam với 19 sư đoàn nhưng bị phía Việt Nam bẻ gãy. Tại những vùng chiếm đóng, Khmer Đỏ đã thực hiện sách lược diệt chủng đối với người Việt, như đã làm với người Khmer. Sau cuộc tấn công, Việt Nam thấy không có cơ hội để đàm phán hòa bình nên đã tổ chức tấn công lớn vào Campuchia, lật đổ Khmer Đỏ và lập nên chế độ mới do Heng Samrin đứng đầu. Tàn quân Khmer Đỏ chạy sang ẩn náu bên kia biên giới Thái Lan.
* Từ giữa năm 1979 đến cuối năm 1985: Khmer Đỏ với sự trợ giúp về lương thực, vũ khí của Thái Lan, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã tổ chức đánh du kích và đe dọa sự tồn tại của chế độ Cộng hòa Nhân dân Campuchia. 
Mùa khô 1984–1985, cuộc tấn công quyết định của Việt Nam đã phá hủy các căn cứ chính của Khmer Đỏ, khiến Khmer Đỏ suy yếu đi nhiều và không còn đủ sức đe dọa chế độ mới của Campuchia.
* Từ 1986 tới 1989: Sau chiến dịch mùa khô năm 1985, nhận thấy chế độ Cộng hòa Nhân dân Campuchia đã tự đứng vững được, từ năm 1986, Việt Nam rút dần quân khỏi Campuchia và đến năm 1989 thì rút hết. Nhân việc Việt Nam rút quân, các lực lượng tàn quân của Khmer Đỏ định tái hoạt động, nhưng bị quân đội Hun Sen đánh bại. Khmer Đỏ dần tan rã, các lãnh đạo bị bắt và bị đưa ra xét xử ở tòa án quốc tế.

Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979

Trước khi đi vào phần cụ thể, mời các bạn đọc hai bài thơ tôi viết năm 2014, nhân vụ "Giàn khoan", phần nào có thể hình dung ra cuốc chiến tàn khốc với bọn bành chướng Băc Kinh năm 1979

NHÌN LẠI CUỘC CHIẾN BIÊN GIỚI 1979
 
Điểm lại cuộc chiến Ngàn chín trăm bẩy chín (1979)
Khi Trung Hoa xâm lược Việt Nam
Ba mươi hai Sư đoàn hùng hổ kéo sang
Tưởng đè bẹp dân Nam mấy nỗi!
 
Chúng định một tuần tiến sâu vào Hà Nội
Nhưng một tháng ròng sáu tỉnh biên giới không xong
Một Trung đoàn Tàu bị một Trung đội Việt cầm chân!
Ba trăm sáu mươi lính thương vong trong 5 giờ quyết liệt! 
 
Trung Quốc được Hoa Kỳ hậu thuẫn
Khối ASEAN nhiều nước ngả theo
Và Thái Lan đã "bắc cầu kiều" 
Lại có lực lượng thứ 5 nằm vùng chỉ điểm! 
 
Tương quan lực lượng vô cùng chênh lệch
Địch sáu trăm ngàn, ta chỉ có năm mươi (50.000)
Toàn dân quân và bộ đội địa phương thôi
Quân chính quy mắc cuộc chiến Tây nam biên giới!
 
Nhưng Bộ chỉ huy quyết giành thắng lợi
Quân đoàn 2 tinh nhuệ được điều ra
Chủ lực quân còn bất động ... sẽ tham gia
Giáng sấm sét xuống đầu quân xâm lược.
 
Ta phát lệnh : "Tổng động viên toàn quốc!"
Cũng trong ngày, địch tuyên bố rút quân
Ta để chúng đi, thể hiện tấm lòng nhân
Cũng hạn chế cuộc chiến tranh tàn khốc.
 
Chúng định "Dậy cho Việt Nam bài học"
Bắt Việt Nam rút khỏi Campuchia
Bảo vệ đồng minh, bè lũ "đỏ Khơ me"
Và bao sự răn đe bắt ta khuất phục.
 
Nhưng ta vẫn tiến vào diệt trừ Pôn Pốt
Quân đoàn 1 chưa rụng cái chân lông
Chưa rút sẽ nếm mùi cọc nhọn Bạch Đằng
Và vị Chi Lăng, Đống đa, Như nguyệt.
 
Về kinh tế, ta bị nhiều tổn thất
Nhưng chúng cũng ngốn vào 1,3 tỷ đô la
Chuyện Biển Đông... khi quá mức nhịn của ta
Để Tổ Quốc quyết sinh, ta sẵn sàng quyết tử!
 
BXP 23.5.2014

KHÔNG THỂ NÀO QUÊN
 
Tư lệnh tướng Tầu Nguyễn thế Hữu
Dùng chiến thuật quân đông "lấy thịt đè người"
Gặp sự chống trả ngoan cường ...chức tước để rơi!
Trên đất Việt biển ngầm nổi sóng.
 
Quân đoàn 1 quanh Thủ đô vẫn án binh bất động
Quân đoàn 2 tinh nhuệ đã ra
Những chiến sỹ ngày đêm đối mặt kẻ thù
Muốn chút lửa xuống đầu lũ giặc.
 
Vì lượng hiếu sinh, ta để yên cho chúng rút
Chúng lại đê hèn giết cả phụ nữ, trẻ em *
Chặt khúc vứt giếng sâu, bờ suối, mặt đường
Sự tàn bạo khác gì Pôn Pốt.
 
Những mái trường con em ta học
Những bản làng, đồng ruộng thân thương
Những cảnh quan, bệnh viện, nông trường
Chúng đốt phá tan hoang trên đường rút.
 
Những nữ tù binh chúng thay nhau hãm hiếp
Chán chê rồi lại hủy hoại xác thân
Lũ mặt người dạ thú chẳng lương tâm
Sự tàn bạo hơn cả thời Trung cổ.
 
Không kể hết...còn nhiều nhiều nữa
Nhưng vì sao tất cả cứ im lìm???
Ba nhăm năm còn đau nhói con tim
Mà báo, đài thông tin sao ít ỏi???
 
Những vết thương vẫn còn nhức nhối
Những ảnh hình ...không thể nào quên
Mượn vần thơ gửi chút nỗi niềm
Mong thế hệ cháu con đừng bao giờ mê ngủ!
 
BXP 24.5.2014
 
* Vụ thảm sát ngày 9 tháng 3 tại thôn Đổng Chúc, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, quân Trung Quốc đã dùng búa và dao giết 43 người, gồm 21 phụ nữ và 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai, rồi ném xác xuống giếng hoặc chặt ra nhiều khúc rồi vứt hai bên bờ suối.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 8 I_icon13Sat 08 Apr 2023, 21:55

Tôi chỉ là một nông dân, cả tay và chân chìm trong ao tù nước đọng, nhưng cái đầu khát học của tôi nó không cam chịu trong nước đọng ao tù. Bảy mươi năm dày dạn cuộc đời, giờ tôi muốn nhìn bằng hai mắt, nghe bằng hai tai, mười ba năm hòa mạng tôi nhận thấy Wikipedia là tương đối trung thực hơn cả. Những tư liệu tôi dẫn ở đây là lấy theo Wikipedia, tùy bạn đọc cảm nhận.  
Nhìn lại Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979
 
Chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979, là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Trung Quốc và Việt Nam, diễn ra trong vòng một tháng, từ 17/2 đến 16/3 năm 1979. Ngày 5/3/1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Trưa cùng ngày, Bắc Kinh tuyên bố rút quân. Sau đó cả Trung Quốc và Việt Nam đều tuyên bố đã chiến thắng.
Cuộc chiến cũng để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới giữa hai nước vẫn còn tiếp diễn thêm hơn mười năm nữa. Tới năm 1991, sau khi Liên Xô tan rã, Quan hệ ngoại giao Việt – Trung mới chính thức được bình thường hóa.
 
Nguyên nhân :
+ Trong khi mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc đã lên cao, Trung Quốc muốn Việt Nam liên minh với Trung Quốc chống lại Liên Xô, nhưng Việt Nam nhất định cùng lúc giữ mối quan hệ nồng ấm với cả Moskva lẫn Bắc Kinh.
+ Trung Quốc muốn Việt Nam chỉ tiếp tục chiến tranh du kích có giới hạn chống Hoa Kỳ, trong khi Việt Nam muốn tiến hành chiến tranh quy mô để thống nhất đất nước, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh :”Dân tộc Việt Nam là một, nước Việt Nam là một…”
+ Việt Nam muốn trực tiếp đàm phán với Hoa Kỳ, không cần thông qua một nước nào làm trung gian, Trung Quốc phản đối.
+ Năm 1972, Tổng thống Mỹ Nixon tới Bắc Kinh và thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc tạo động lực cho Mỹ mở cuộc chiến tranh hủy diệt bằng B52 ra Miền Bắc…
 
Tương quan lực lượng :
+ Về phía Trung Quốc
Trung Quốc dùng chiến thuật “Lấy thịt đè người” như chiến tranh Triều Tiên, tiêu hao lực lượng chủ lực và làm suy yếu khả năng phòng ngự phía Việt Nam bằng việc quét sạch các đồn biên phòng, tiêu diệt một phần lực lượng quân địa phương và các đơn vị quân độc lập khác của Việt Nam. Hủy diệt cơ sở hạ tầng và nền kinh tế ở các vùng chiếm đóng để đưa nền kinh tế Việt Nam tới chỗ sụp đổ.
Trung Quốc đã huy động 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động khoảng trên 60 vạn binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối và dàn hỏa tiễn…
Trung Quốc còn huy động hàng chục vạn dân công và lực lượng dân binh ở các tỉnh biên giới để hỗ trợ quân chính quy phục vụ cho chiến dịch, chỉ riêng tại Quảng Tây đã có đến 215.000 dân công được huy động.
 
+ Về phía Việt Nam
Quân đội Việt Nam được đánh giá là giàu kinh nghiệm chiến đấu, có vũ khí khá hiện đại từ kho chiến lợi phẩm thu được của Mỹ và sự giúp đỡ của Liên Xô. Tuy nhiên các yếu tố này không phát huy được nhiều lúc xảy ra chiến sự vì phần lớn quân chủ lực (3 trong số 4 quân đoàn) đang chiến đấu ở Campuchia, lực lượng tham chiến chủ yếu là quân địa phương, công an vũ trang và dân quân tự vệ bảo vệ biên giới.
Từ vài tháng trước khi chiến tranh nổ ra, Hà Nội đã tiến hành huấn luyện và trang bị vũ khí hạng nhẹ cho dân quân tại các tỉnh biên giới.
Quân đoàn 1 vẫn án bibh bất động xung quanh Hà Nội để bảo vệ thủ đô.
 
Diễn biến
+ Giai đoạn 1 : Mặt trận Lào Cai Mặt trận Cao Bằng
Trong giai đoạn đầu đến ngày 28 tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng và một số thị trấn. Các cơ sở vật chất, kinh tế ở những nơi này bị phá hủy triệt để. Tuy nhiên, do vấp phải sự phòng ngự có hiệu quả của Việt Nam cũng như có chiến thuật lạc hậu so với phía Việt Nam nên quân Trung Quốc tiến rất chậm và bị thiệt hại nặng.
+ Giai đoạn 2 : Trận Lạng Sơn
Giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 27 tháng 2. Trung Quốc điều tới đây thêm 2 sư đoàn từ Đồng Đăng và Lộc Bình (phía đông nam Lạng Sơn), tiếp tục đưa thêm quân mới từ Trung Quốc thâm nhập Việt Nam để tăng viện. Việt Nam đã tổ chức phòng thủ chu đáo và phản ứng mãnh liệt trước các đợt tấn công lớn của quân Trung Quốc. Trong suốt các ngày từ 28/2 đến 2/3, quân Trung Quốc vẫn không vượt qua được đoạn đường 4 km để vào thị xã Lạng Sơn. Ngày 2/3 quân Trung Quốc sử dụng 6 sư đoàn tấn công đồng loạt trên nhiều hướng và vào tới thị xã Lạng Sơn.
 
Đến đây, phía Việt Nam đã điều động các sư đoàn chủ lực có xe tăng, pháo binh, không quân hỗ trợ áp sát mặt trận, chuẩn bị phản công giải phóng các khu vực bị chiếm đóng. Quân đoàn 14 thuộc Quân khu 1, thành lập 25/2 với các sư đoàn 337, 327, 338 hầu như còn nguyên vẹn đang bố trí quân quanh thị xã Lạng Sơn. Ngày 27 tháng 2, Quân đoàn 2 được Phi đoàn máy bay vận tải An-12 của Liên Xô đã tiến hành không vận toàn bộ lực lượng về nước, tập kết sau lưng Quân đoàn 14.
Ngày 3 tháng 3, Quân đoàn 1 nhận lệnh cho Sư đoàn bộ binh 320B gồm Trung đoàn bộ binh 27, 48, 64 và Trung đoàn pháo binh 54, được tăng cường Trung đoàn bộ binh 209 thuộc Sư đoàn bộ binh 312 và tiểu đoàn pháo tầm xa 130 mm của Lữ đoàn pháo binh 45 cấp tốc hành quân lên Lạng Sơn. Trung đoàn pháo binh 204 với 3 hệ thống (36 dàn phóng hỏa tiễn 40 nòng BM-21) đã tập kết và lấy phần tử sẵn sàng khai hỏa. Các phi đội thuộc Trung đoàn không quân 917, 935 và 937 gồm 10 trực thăng UH-1, 3 máy bay trinh sát U-17, 10 máy bay cường kích A-37, 10 máy bay tiêm kích bom F-5, cùng với các phi đội tiêm kích MiG-17, MiG-21 của Sư đoàn không quân 371 đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao độ.
 
Trung Quốc rút quân
Ngày 5 tháng 3 năm 1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Trưa cùng ngày, Bắc Kinh tuyên bố đã "hoàn thành mục tiêu chiến tranh", "chiến thắng" và bắt đầu rút quân. Ngày hôm sau quân Trung Quốc rút về phía bắc sông Kỳ Cùng.
Ngày 7 tháng 3, Việt Nam tuyên bố rằng để thể hiện "thiện chí hòa bình", Việt Nam sẽ cho phép Trung Quốc rút quân. Bộ Quốc phòng Việt Nam quyết định cho dừng chiến dịch phản công.
Mặc dù Trung Quốc tuyên bố rút quân, chiến sự vẫn tiếp diễn ở một số nơi. Dân thường Việt Nam vẫn tiếp tục bị giết, chẳng hạn như vụ thảm sát ngày 9 tháng 3 tại làng Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng. Trong thời gian chuẩn bị rút quân, Trung Quốc còn phá hủy một cách có hệ thống toàn bộ các công trình xây dựng, từ nhà dân hay cột điện, tại các thị xã, thị trấn Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn,... Sư đoàn 337 của Việt Nam, lên tham chiến từ ngày 2 tháng 3 tại khu vực cầu Khánh Khê ở Lạng Sơn để chi viện cho các đơn vị đang chặn đánh quân Trung Quốc. Sư đoàn này đến nơi quá muộn để thay đổi cục diện trận đánh tại Lạng Sơn, nhưng đã cùng sư đoàn 338 tổ chức phản kích đánh vào quân Trung Quốc rút lui qua ngả Chi Mã. Ngày 16 tháng 3 năm 1979, Trung Quốc tuyên bố hoàn tất việc rút quân khỏi Việt Nam.
 
Chiến dịch hỗ trợ Việt Nam của Liên Xô
Mặc dù chịu thiệt hại lớn và thất bại trong việc buộc Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia nhưng Trung Quốc đã chứng minh được rằng đối thủ Liên Xô sẽ không trực tiếp tham chiến để bảo vệ đồng minh Việt Nam của mình.
Tuy nhiên, dù không có một tuyên bố chính thức nào đưa ra, nhưng Việt Nam sẽ không nhờ Liên Xô can thiệp quân sự trực tiếp, bởi truyền thống lịch sử của Việt Nam chưa bao giờ cầu viện bất cứ nước nào giúp đánh đuổi ngoại xâm. Tinh thần tự tôn của Việt Nam là một yếu tố quan trọng khiến Liên Xô không can thiệp quân sự nếu cuộc chiến vẫn nằm trong phạm vi kiểm soát được, họ sẽ chỉ can thiệp trực tiếp nếu Việt Nam không còn khả năng chống trả.
Hai hoạt động trợ giúp quân sự đáng kể nhất của Liên Xô là giúp hỗ trợ vận chuyển hàng không quân đội Việt Nam từ biên giới Tây Nam về phía Bắc và triển khai một số tàu chiến ngăn chặn tàu Mỹ ở Biển Đông vào những tuần đầu tháng 3. Trong không đầy một tháng, Liên Xô đã tiến hành cơ động 20 nghìn quân của Việt Nam, hơn 1.000 đơn vị trang thiết bị chiến đấu, 20 máy bay quân sự và máy bay trực thăng, hơn 3 nghìn tấn vũ khí trang bị, đạn và cơ sở vật chất phục vụ chiến tranh từ Campuchia trở về miền Bắc Việt Nam. Trong giai đoạn đầu tiên của cuộc xung đột đến tháng 3 năm 1979, theo đường vận tải biển, Liên Xô đã chuyển đến Việt Nam hơn 400 xe tăng và xe thiết giáp, xe bộ binh cơ giới, 400 khẩu pháo và súng cối, 50 tổ hợp pháo phản lực Grad BM-21, hơn 100 khẩu pháo phòng không, 400 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai và hàng nghìn tên lửa, 800 súng chống tăng RPG-7, 20 máy bay tiêm kích.
 
Kết quả
Kết quả cuộc chiến ra sao, chỉ cần nghe ĐTB nói sau đây là rõ.
Tại hội nghị quân chính nội bộ ngày 16/4/1979, Đặng Tiểu Bình chỉ trích gay gắt các quan chức chính quyền và các lãnh đạo quân đội về những sai lầm trong chiến dịch: "Đánh lần này vũ khí, quân số đều gấp mấy lần Việt Nam. Chiến đấu ở Cao Bằng chí ít là 5 đánh 1, 6 đánh 1. Chiến đấu ở Lạng Sơn, Lào Cai cũng đều gấp mấy lần, thậm chí 6 đánh 1, 7 đánh 1…" nhưng "…thương vong của chúng ta gấp 4 lần so với Việt Nam. Thần thoại của chúng ta đã bị hủy diệt” (ý nói về uy thế của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc).
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 8 I_icon13Mon 10 Apr 2023, 16:42

Hôm nay các bạn hãy cùng tôi tạm bỏ qua sự phân biệt Cộng sản với Cộng hòa, lắng lòng nghe một số giai thoại về một con người ở vị thế lãnh đạo, trước áp lực của một nước lớn, với lòng tự tôn dân tộc, đã chống trả thế nào.

Giai thoại về TBT Lê Duẩn.

Lê Duẩn có công lao trong sự nghiệp đấu tranh chống Mỹ để giải phóng và thống nhất dân tộc, cũng như ý chí kiên cường, tinh thần cảnh giác trong việc chống lại chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc.

+ Lê Duẩn luôn có tự tin khi đứng trước những nhà lãnh đạo Trung Quốc, ông từng nói: "Chúng ta muốn thắng Mỹ, có một điều rất quan trọng là chúng ta phải không được sợ Mỹ, nhưng cũng không được sợ Trung Quốc và không được sợ Liên Xô".

+ Trung tâm Woodrow Wilson và Đại học Stanford xuất bản năm 2006, có nói về việc Lê Duẩn từ chối nhận viện trợ quân sự của Trung Quốc để Viêt Nam tránh khỏi sự lệ thuộc vào nước này:

"Sau đó ông ấy (chỉ Mao Trạch Đông) bắt ta (Việt Nam) tiếp nhận hai vạn quân, đến để làm đường từ Nghệ An, Hà Tĩnh vào Nam. Tôi (Lê Duẩn) từ chối. Họ vẫn liên tục yêu cầu nhưng tôi không thay đổi ý kiến. Họ bắt tôi phải cho họ vào nhưng tôi không chấp nhận. Họ tiếp tục gây áp lực nhưng tôi vẫn không đồng ý. Các đồng chí, tôi đưa ra những ví dụ này để các đồng chí thấy được âm mưu lâu dài của họ là muốn cướp nước ta, và âm mưu của họ xấu xa tới chừng nào."

+ Trong buổi họp năm 1963 ở Vũ Hán, Mao Trạch Đông tiếp đoàn ĐLĐVN, Lê Duẩn nói là đã hiểu ý định thật sự của Mao Trạch Đông là muốn khống chế Việt Nam và đã cảnh cáo ông ta là Việt Nam có thể đánh bại các lực lượng Trung Quốc dễ dàng. Mao Trạch Đông đã cố tình hỏi Lê Duẩn: “Đồng chí, có đúng là dân tộc ông đã chiến đấu và đánh bại quân Nguyên?” Lê Duẩn nói: “Đúng như vậy”. Mao Trạch Đông hỏi tiếp: “Lại một lần nữa, có đúng không, đồng chí, là các ông đã đánh bại quân nhà Thanh?” Lê Duẩn trả lời: “Đúng như vậy.” Mao Trạch Đông lại hỏi: “Và cả quân nhà Minh nữa?” Tới lúc đó, Lê Duẩn nói thẳng thừng: “Đúng, và luôn cả quân đội của ông nữa, nếu các ông tìm cách xâm lược đất nước tôi"

+ Năm 1972, khi Nixon thăm Trung Quốc, Lê Duẩn nói với Chu Ân Lai : “Nước Việt Nam là của người Việt Nam, không ai có thể quyết định được vận mệnh của dân tộc này thay chúng tôi. Nếu Mỹ muốn bàn về Việt Nam thì sang Việt Nam mà bàn với chúng tôi, tại sao bàn với các đồng chí và tại Trung Quốc?” 

+ Lê Duẩn đồng ý nhận viện trợ vũ khí của các nước để đánh Mỹ, nhưng ông không đồng ý nếu các nước này dùng viện trợ để tìm cách gây sức ép với Việt Nam. Khi Trung Quốc đề nghị viện trợ 500 chiếc xe vào Trường Sơn với điều kiện xe phải đi kèm lái xe của họ, Lê Duẩn không đồng ý nhận bất cứ một chiếc xe nào vì tin rằng Trung Quốc lồng ghép vào đó những toan tính riêng của họ. 

+ Năm 1976-1986 là thời kì đen tối nhất về kinh tế của đất nước. Sau ngày thống nhất đất nước Việt Nam bị Mỹ cấm vận, tiếp đó sau chiến tranh biên giới VN lại bị Trung Quốc, các nước ASEAN và phương Tây bao vây kinh tế. Đối với ngoại ta bị cô lập, đối nội njieeuf người trong Ban lãnh đạo còn bảo thủ, tin vào mô hình Xô Viết thời Stalin.

Ngày 16 tháng 5 năm 1975, Lê Duẩn đã trực tiếp vào miền Nam nắm tình hình, gồm cả tình hình kinh tế. Ông thừa nhận những yếu tố tích cực của kinh tế tư nhân và của thị trường tự do ở miền Nam. Ông đã nói : “Ở miền Bắc trước đây phải hợp tác hóa ngay lập tức, nhưng miền Nam bây giờ không thể làm như vậy...”  

Lê Duẩn đã cố gắng chèo lái nước nhà không bị sụp đổ, tuy có gian nan vất vả nhưng vẫn trụ vững. Theo lời kể của con trai Lê Duẩn, ông từng muốn duy trì kinh tế thị trường tại miền Nam và kinh tế bao cấp tại miền Bắc để đánh giá ưu khuyết điểm.

Nhưng bối cảnh lịch sử lúc đó, đa số BCHTW đều tin vào hiệu quả của mô hình Xô viết, muốn thực hiện như ở Miền Bắc, những ý tưởng của Lê Duẩn là trái với lý tưởng của nhiều người trong tập thể ban lãnh đạo. Nếu cứ cố làm thì sẽ gây chia rẽ trong nội bộ Đảng.

+ Thái độ của Lê Duẩn đối với khoán ở Vĩnh Phúc (1966-1968) khác với nhiều người lúc đó. Nhưng ông chưa kịp can thiệp thì đã có lệnh đình chỉ, mà đã có lệnh rồi thì không thể đảo ngược lại được. Ông Đậu Ngọc Xuân kể lại: "Khi khoán Vĩnh Phúc đã bị đình chỉ, ông chỉ còn biết lên thăm Kim Ngọc và bày tỏ sự đồng tình với những tìm tòi của Kim Ngọc, an ủi về việc những sáng kiến quá mới như thế thường không dễ đi ngay vào cuộc sống".

+ Lê Duẩn, Bí thư Trung ương Cục miền Nam, xa TW, nhưng đã chỉ đạo cuộc CCRĐ ở Miền Nam :

"Xứ ủy Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của Lê Duẩn thực hiện chính sách ruộng đất "người nông dân có ruộng cày" không phải thông qua cuộc phát động tước đoạt bằng bạo lực, tiến hành đấu tố, cưỡng bức địa chủ; mà bằng chủ trương và biện pháp đúng đắn, thích hợp với hoàn cảnh cụ thể của Nam Bộ lúc ấy"

Luật "Người Cày Có Ruộng" của Tổng thống Thiệu được Hoa Kì ca ngợi hết lời, chi 40 triệu đô…, nhưng dân biểu Trần Văn Quá, chủ tịch ủy ban canh nông của thượng viện đã tiết lộ: "Hầu hết số ruộng này đã được Việt Cộng cấp không cho nông dân từ mấy năm trước, nay luật "Người Cày Có Ruộng" xem như hợp thức hoá tình trạng đó", tức là chương trình này được đặt ra chỉ để ngầm công nhận kết quả của việc CCRĐ do Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam thực hiện.

(Cảm nhận của riêng tôi : Lê Duẩn-Nguyễn Văn Thiệu, hai người ở hai thái cực nhưng hai tư tưởng lớn đã gặp nhau. Tôi nghĩ, Tổng thống Thiệu được lòng dân Miền Nam. Nguyễn Văn Thiệu, khi chết, theo nguyện vọng đã được vợ con đưa tro về hòa với mây ngàn, sông nước đèo Hải Vân của tổ quốc.) 
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 8 I_icon13Thu 13 Apr 2023, 02:15

Gs Lâm Thanh Liêm, qua lời giới thiệu ở đầu tôi biết đó là vị Gs khả kính, trí tuệ uyên bác…, nhưng bài viết về CCRĐ, Hợp tác xã ở Miền Bắc thì : Đứng trên mây, nhìn một mắt với trái tim thù hận nên đã viết bừa, nói láo : 

+ Viết về CCRĐ mà không biết phân biệt thành phần giai cấp trong CCRĐ thì những điều khác chỉ là bịa đặt, nói bậy :

Ý kiến Gs Liêm :

     - Giai cấp “bần cố nông”: giai cấp xã hội nầy nghèo khổ nhất, không nhà cửa, không ruộng đất, không có gia súc, không có nông cụ chi cả. Họ làm đủ thứ nghề để nuôi sống gia đình (công nhân công nhật, gia nhân địa chủ…).
  - Giai cấp “bần nông”: họ có dưới 3 mẫu ta (1 mẫu=3600 m2), trực canh. Hoa lợi vừa đủ sống đấp đổI qua ngày.

- Giới "trung nông" được chia ra làm 2 thành phần:

        · Trung nông cấp thấp: có độ vài sào đất tối đa.

        · Trung nông cấp cao: có từ 1 đến 3 mẫu ta và 1 con trâu (hay con bò).

  - Giai cấp "phú nông": có từ 3 đến 4 mẫu ta và 1 con trâu. Họ trực canh và mướn thêm nhân công công nhật khi tới mùa làm ruộng.

  - Giai cấp "địa chủ": có “thật nhiều ruộng đất” nhưng họ không trực canh, đời sống khá giả nhờ thu địa tô cao và cho vay nặng lãi. Địa chủ được phân chia ra nhiều thành phần:

        · Địa chủ "thường": có từ 3 đến 5 mẫu ta. Họ “không giàu có mấy “ và không phạm các “trọng tội” dưới thời Pháp thuộc.

Ý kiến của tôi : 

- Giai cấp “bần cố nông”:

CCRĐ có 05 thành phần cơ bản : Cố nông, Bần nông, Trung nông, Phú nông và Địa chủ. Cố nông là Cố nông, Bần nông là Bần nông, làm gì có giai cấp Bần cố nông.

- Giai cấp “bần nông”: có dưới 3 mẫu ta, tức là 2,9 mẫu trở xuống? 

Ở mức ruộng này mà "vừa đủ sống đấp đổI qua ngày." ???

- Giới "trung nông" : chỉ có giới thanh niên, giới Phụ nữ…, làm gì có Giới Trung nông? 

"Trung nông cấp thấp: có độ vài sào đất tối đa."

2,9 mẫu là Bần nông mà vài sào đất là Trung nông cấp thấp???

" Trung nông cấp cao: có từ 1 đến 3 mẫu ta"

2,9 mẫu là Bần nông mà 03 mẫu đã là Trung nông cấp cao???

Từ 1 đến 2,9 mẫu vừa là Bần nông, vừa là Trung nông cấp cao???

- Giai cấp "phú nông": có từ 3 đến 4 mẫu

- Địa chủ "thường": có từ 3 đến 5 mẫu ta. 

Cái mốc 03 mẫu vừa là Trung nông cấp cao, vừa là Phú nông, vừa là Địa chủ thường? Thế thì c/b CCRĐ biết phân định ra sao?

Tóm lại, ông Gs này không biết gì về CCRĐ mà viết về CCRĐ thì chì có viết bừa, nói láo.

* Tác giả lấy dẫn chứng nhiều ở Hoàng Văn Hoan, nhưng Hoàng Văn Hoan là ai? Đó là tên phản bội đã bị Tòa án VN tuyên án tử hình vắng mặt. Vì sao? Vì đã tuyên bố ủng hộ Trung Quốc xâm lược VN năm 1979. 

Trong cuộc xâm lược VN nắm 1979, bọn Tầu ô đã có những hành động man rợ hơn cả thời Trung cổ đối với nhân dân VN, vậy mà HVH vẫn ủng hộ. Số phận hắn cũng như Lê Chiêu Thống, bỏ xác ở quê người, mang vết nhơ trong lịch sử VN ngàn đời không rửa sạch. Thế thì những trích dẫn ý của hắn có giá trị gì?

Ý kiến Gs Liêm :

      - Giai đoạn gọi là "hợp tác nông nghiệp" trong những năm 1958-1960.

      - Giai đạn tập thể hóa triệt để ruộng dất (1961-1965).

      - Giai doan biến đổi các hợp tác Xã bậc thấp thành các hợp tác xã bậc cao (1966-1975).

Ý kiến của tôi : 

Gs Liêm nói về Hợp tác xã cũng là bịa đặt, không có căn cứ.

Tôi hiểu rõ HTX đến từng vết chân lông. Tôi đã là Kế toán từ thời HTX mới thành lập, cả khi lên cấp cao, tôi cũng từng là Thư kí đội, là xã viên… Tôi đã nhiều lần họp huyện, hiểu phong trào HTX trong huyện, mà Huyện là theo sự chỉ đạo của Tỉnh. Tôi đã tham gia công việc về ruộng đất từ cuối năm 1954, ngay sau ngày HB, hiểu rõ mọi việc về CCRĐ và Tổ đổi công, HTX.

Năm 1955 là thời ruộng đất tạm chia, năm 1956 CCRĐ, ruộng đất chính thức giao về khẩu cho toàn dân, không phân biệt Địa chủ hay Cố nông.

+ Từ năm 1955 đến giữa năm 1959 là thời kì Tổ đổi công, các gia đình tự nguyện tập hợp, liên kết vào tổ, đổi công cho nhau.

+ Vụ mùa năm 1959, thành lập HTX cấp thấp, có Hoa lợi ruộng đất và ngày công. (45./. hộ vào HTX).

+ Vụ mùa năm 1960, HTX xã lên cấp cao, bỏ Hoa lợi ruộng đất, thực hiện Cổ phần công hữu. Vụ mùa 1960 cũng là thời kì toàn Miền Bắc hoàn thành Hợp tác hóa nông ghiệp, mọi người dân đều được vào HTX, xóa bỏ thành phần giai cấp, chỉ còn một danh xưng chung : "Xã viên HTX", về quyền lợi chính trị ai cũng như ai.

Thời kì 1959-1965 là thời cực thịnh của HTX, giá trị ngày công biến động từ 6-8kg/công lao động.

Thời kì 1966-1975 là thời chiến, ảnh hưởng chiến tranh và ít nhiều đã nẩy sinh tư tưởng "cha chung không ai khóc", năng xuất và giá trị ngày công sụt gảm nhiều, nhưng vẫn đảm bảo phục vụ chiến trường : "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người"

Thời kì 1976-1986 là thời kì đen tối nhất của nông nghiệp-nông thôn, cả Miền Bắc và Miền Nam, do ảnh hưởng của hai cuộc chiến tranh biên giới, bị Trung Quốc, các nước ASEAN, phương Tây bao vây kinh tế cộng với tư tưởng bảo thủ của đa số lãnh đạo muốn duy trì khuôn mẫu Stanin.

Đầu năm 1988, chính thức thực hiện "khoán hộ". Từ đây năng xuất nâng cao, từ một nước thiếu ăn đã dần có gạo xuất khẩu…

Đất nước VN dưới chế độ CS, dù trải qua nhiều bước thăng trầm, nhưng nó vẫn từng giờ từng phút đổi thay. Tôi không phủ nhận một thời gian dài sự quan liêu, bao cấp đã kìm hãm sự phát triển của đất nước. Đất nước này đâu phải của CS, nó là của nhân dân VN chúng tôi, do dân VN chúng tôi làm chủ, do đó trong dân đã nẩy sinh những anh tài, tham gia lèo lái con thuyền đất nước lướt sóng vươn lên sánh ngang tầm thế giới. Ngày nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 192/200 nước, quan hệ ngoại giao bình đẳng với tất cả các nước lớn, các nước thường trực Liên hợp quốc…, tham gia nhiều tổ chức kinh tế, chính trị thế giới…
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




TRẢI LÒNG - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 8 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
TRẢI LÒNG
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 8 trong tổng số 9 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN THƠ :: THƠ TRỮ TÌNH SÁNG TÁC ::  Góc thơ :: BùiXuânPhượng-