Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Mái Nhà Chung by mytutru Yesterday at 23:18

EM CHIM HÁT HAY QUÁ by mytutru Yesterday at 21:55

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Yesterday at 12:56

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Yesterday at 12:37

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Wed 08 May 2024, 11:15

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Wed 08 May 2024, 10:00

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Tue 07 May 2024, 23:54

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Tue 07 May 2024, 08:05

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:42

Chết rồi! by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:31

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 05 May 2024, 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6  Next
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ   CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 2 I_icon13Fri 05 Aug 2022, 12:18

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Hồi ký viết lúc hoàng hôn)

Hoàng Tuấn Phổ



CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 2 Img_2510

Tác giả đang viết Hồi kí "Chạy trời không khỏi nắng". Ảnh: HTC


                Bố tôi bị giải - dắt di rồi, nhà như có tang. Tượng thờ, bát hương lăn lóc, bếp núc tung toé. Ngoài sân sách vở đang âm ỉ cháy, nghi ngút khói bay lên trời, một bầu trời đầy mây âm u, xám xịt. Không ai nói với ai câu gì. Mẹ tôi lên giường nằm khèo. Chẳng biết bà đang nghĩ ngợi gì.

Anh Nậu thu dọn bếp núc, nhà cửa. Anh cũng là người siêng năng, chịu khó, nhưng thiếu tính cẩn thận, chu đáo, lại hay nghịch ngầm. Hồi anh mới về làm con nuôi, một hôm, cắt xong cái lưỡi câu để câu cá rô, anh bảo tôi: “Mi sờ coi cái lưỡi câu tau vừa cắt xong, mũi có nhọn, ngạnh có sắc không.” Tôi cầm lấy lưỡi câu đã buộc vào dây và cần xem thế nào. Lập tức anh giật mạnh cái cần, khiến tay tôi bị chảy máu, đau điếng. Anh lấy lá kinh giới nhai qua, đắp vào vết thương. Tôi bị xót giẫy nẩy lên, anh liền nhe răng ra cười khoái chí!

       Thời gian tôi chăn vịt ở trại Bái Quang, một hôm anh ra lấy trứng vịt đẻ, rủ tôi sang nhà anh Xiềng, khoe rằng anh biết “cắt tiết chày”! Nhà anh Xiềng có cái cối giã gạo chày bàn to và nặng. Khi giã, cả hai anh em (Tâm và Xiềng) hợp sức lại mới nhún nổi. Theo lời anh Nậu, tôi và Xiềng leo lên bàn cố sức nhún, cái mệ chày mới nâng bổng khỏi lòng cối. Anh Nậu tay trái cầm dao năm (anh thuận tay trái) tay phải cầm bát đặt vào lòng cối. Sau đó anh Nậu lẳng lặng bỏ đi ra ngõ. Chúng tôi phải đứng lâu trên bàn cối, mỏi rời cả chân, nhưng không dám thả mệ cối, vì sợ mỏ chày giã xuống thì vỡ tan cái bát. Chúng tôi kêu hò ầm ĩ. Anh Nậu chạy vào toe toét cười: “Răng không có chờ coi tau cắt tiết chày?”. Rồi anh lấy cái bát trong lòng cối sâu hoắm lên, và nâng đỡ mệ chày, giúp chúng tôi hạ khúc gỗ đẽo vuông xuống!

         Bây giờ anh Nậu đang thu giọn mọi thứ trong nhà, từ nhà trên xuống nhà dưới, thỉnh thoảng gọi tôi giúp một tay. Anh thuận tay trái, trông khó đăm đăm, thế mà nhanh nhẹn ra phết.

         Ngoài sân, đống sách vở, cơ nghiệp quí giá tích luỹ năm, sáu đời của gia đình tôi vẫn âm ỉ cháy từ trong đáy lòng nó, tiếp tục bốc khói nghi ngút. Tôi bỗng giật mình, chợt nhớ học bạ đệ nhất, đệ nhị, lớp bảy, cả gia phả bằng chữ Nho...Tôi chẳng biết than thở cùng ai, đành gọi mẹ, phàn nàn với mẹ. Mẹ tôi thở dài nói: “Đến con người còn nay sống, mai chết, nói chi sách vở!” Ngẫm nghĩ một lúc, tôi thấy mẹ tôi nói đúng! Đến như các thánh nhân: Thích Ca, Lão Tử, Khổng Tử, cả ông Các Mác, Ăng-ghen, Lê-nin,...cũng không thoát nạn, đáng kể gì hạng tôm tép, cóc nhái như mình! Học bạ còn giữ để làm gì? Gia phả bị mất, hại đến ai?

         Tối hôm ấy, ông Lê Quang Lời (không rõ chức vụ gì) đứng giữa đình Văn Đoài- ngôi đình gỗ năm gian hai chái đồ sộ - châm ngòi lửa phát động cuộc đấu tranh chính trị nghiêng trời lệch đất! Dân chúng gái trai, già trẻ trong làng ngoài xã đứng chật đình. Ông Lời lớn tiếng vạch mặt chỉ tên từng thằng một. Ông kể tội ác hết tên này đến tên khác, những tên đã bị bắt, và những đứa chưa đến lượt.

         Trước hết, vụ án “Cầu Nhân vi quân, Ái Đức vi thần”. Vụ này, khi tôi còn học ở Nông Cống cũng nghe nói. Chuyện có thật, nhưng thực chất không ghê gớm như ông Lời kể.

         Ông Tiên Cầu Nhân (có lần tôi đã nhắc đến trong phần một hồi kí) bỗng dưng đêm đêm đứng giữa sân nhà, ngửng mặt nhìn lên bầu trời, vẽ vẽ vạch vạch vào tờ giấy hình tượng tinh tú. Rồi một hôm ông nói với dân làng: Thượng đế cho ông làm Thái thượng hoàng, con trai rốt của ông là Hà làm Hà thiên tử, ông Hàn lâm ở Ái Đức làm Thừa tướng. Lời sấm trời truyền ra rằng: “Cầu Nhân vi quân, Ái Đức vi thần”.

         Rồi Ông Tiên cho tiền bọn trẻ con, bảo tối tối rao hát dọc đường cái bên sông Lãng câu sấm ấy. Chính quyền địa phương thấy chuyện lạ, báo cáo cấp trên. Cấp trên điều tra. “Cầu Nhân vi quân” thì rõ rồi, còn “Ái Đức vi thần” là ai? Tìm hỏi mãi mới biết Ái Đức là thôn Ngọc Phương (nay thuộc xã Quảng Lĩnh, huyện Quảng Xương, Thanh Hoá). Nhưng Ngọc Phương không có ông Hàn lâm nào cả. Thì ra, ông giáo Gậu (Gụ) dạy tiểu học ở địa điểm thôn Ngọc Phương, lấy vợ người làng này. Ông giáo dạy học lâu năm, có thành tích tốt, được triều đình Bảo Đại tặng bằng khen Hàn lâm đãi chiếu (hư hàm) nghĩa là cứ đợi đó, bao giờ chiếu chỉ vua gọi về triều đình Huế mới được nhận thực chức gì đó ở Viện Hàn. Nhưng ở làng quê, được như thế cũng là danh tiếng lắm, hơn hẳn Cửu phẩm văn giai hay Bát phẩm văn giai. Ông Hàn Gậu thân với Ông Tiên Cầu Nhân, thỉnh thoảng mời ông này về Ngọc Phương chơi hoặc cúng lễ. Ông Tiên Cầu Nhân đổi tên Ngọc Phương thành Ái Đức (Chữ “Ái Đức” đối với “Cầu Nhân”). Nhưng cái tên Ái Đức trình lên cấp trên chưa được phê duyệt. Vì thế, địa danh hành chính vẫn là Ngọc Phương.

         Thái thượng hoàng, Hà thiên tử, Hàn Gậu Thừa tướng bị cấp có thẩm quyền bắt giam một thời gian rồi “tạm tha”, bởi “chủ mưu” chỉ là một ông tiên điên điên ngộ ngộ nói năng nhảm nhí. Tuy nhiên, ông Hàn Gậu mất đứt chân giáo viên tiểu học, phải trở về chánh quán Văn Đoài (làng tôi). Ở đây, ông lấy người vợ thứ, có nhà cửa, con cái. Ông trở thành người có vẻ si mê, đần độn, suốt ngày làm lụng ngoài vườn tược, chẳng nói, không cười. Sáng sớm, ông đi gánh nước giếng đầu làng (vì cả làng từ xa xưa dùng chung một giếng, sau có thêm giếng Khổ ở xóm Bắc). Không nhà ai được phép đào giếng riêng, bởi làng sợ động chạm long mạch. Ông Hàn lấy tất cả năm vợ. Trên đường đi gánh nước qua hông nhà tôi, bọn trẻ nghịch ngợm hát giễu ông:

         Ông Hàn hàn khắp đông tây
         Những nồi đồng thủng không khỏi tay ông thợ hàn!


         Ông Hàn Gậu vẫn lẳng lặng cúi đầu gánh nước, bước đi không nhanh, không chậm, tai như điếc, đầu óc như si mê.

         Tính về quan hệ, thì ông Lời lấy con gái ông em, ông Hàn Gậu lấy con gái ông anh cùng làng. Ông Gậu được thả từ năm kia, nay có dịp, ông Lời lại lôi ông Gậu ra, rằng thằng nọ, thằng kia để chửi mắng, phê phán gay gắt. Tôi tin chắc ông Lời không biết rõ vụ án không thành án “Cầu Nhân vi quân, Ái Đức vi thần”, mà chỉ là kẻ ăn ốc nói mò, cốt chửi bới người ta cho sướng miệng.

         Đêm thứ nhất, ông Lời xoay quanh chuyện tên Gậu, phân tích đi, phân tích lại thế nào là “quân”, thế nào là “thần”, có nghĩa chúng muốn khôi phục chế độ phong kiến áp bức bóc lột, cai trị dân ta ra sao...

         Đêm thứ hai, chủ đề là bọn phản động Quốc Dân đảng và Hội Phật Giáo. Ông Lời nói đúng. Xóm tôi có hai tên lính Quốc Dân đảng. Đầu năm 1945, quân Tàu Vàng của Tưởng Giới Thạch sang nước ta tước vũ khí Nhật, theo lệnh Liên quân Đồng minh thế giới (Mĩ, Anh, Pháp, Nga, Trung). Quân Tưởng đóng ở thị xã Thanh Hoá, một hôm thấy hai thanh niên đi lang  thang trên đường phố, hỏi “Đi đâu?”, hai anh trả lời: “Bọn  tội đi kiếm công việc làm ăn”. Họ lại hỏi: “Có muốn làm y tá tiêm thuốc chữa bệnh không?” Hai anh đáp: “Có”. Thế là họ bắt khai danh tính, quán chỉ rồi cho đi học thật. Mới học được vài tháng, hai anh bị quân Việt Minh bắt, hỏi đầu đuôi, sau khi đánh cho một trận lại cho ăn uống tử tế. Hơn một tháng, quân Tàu Vàng bị quân Việt Minh đuổi về nước, hai anh cũng được tha, trở về quê quán.

         Ông Lời, dĩ nhiên để kết tội hai tên Quốc Dân đảng cũng phải có ít xít ra nhiều. Ông kể tội rất nhiều kẻ thù trong làng, trong nước, lên án phong kiến đế quốc cấu kết với quân phát xít Nhật khiến dân ta một cổ đôi ba tròng. Nhưng qua ba đêm đấu tranh chính trị không có đối thủ, ông Lời vẫn bỏ sót, bỏ quên một người, đó là chính ông - Lê Quang Lời!

         Lê Quang Lời đã từng làm lính “tuần sai” cho phát xít Nhật. Sau khi đánh đổ đế quốc Pháp, phát xít Nhật ở Thanh Hoá dựng lên chính quyền tay sai mới, thành lập đội lính tuần sai làm công cụ dò la, đàn áp. Chúng mộ lính, ngoài sức khoẻ tốt, còn phải biết đi xe đạp. Thời ấy đa số thanh niên nông thôn không biết đi xe đạp. Chú tôi (Hoàng H. Thuyết) người cùng làng, đang học trường Trung học tư thục Nord’ An nam biết đi xe đạp, nên được ông Lời nhờ cậy vào thi hộ. Dĩ nhiên chú tôi không biết mình giúp người ta như thế là sai, nên nhận lời. Lê Quang Lời trúng tuyển lính “tuần sai”, đội quân tay sai đắc lực của phát-xít Nhật. Không rõ Lời có làm nên công trạng gì cho giặc Nhật. Chỉ biết, Cách mạng Tháng Tám thành công, Quang Lời tìm nơi trốn tránh một thời gian. Sau thấy tình hình ở địa phương không ai hỏi đến, nên Lời mò về, tham gia công tác cách mạng rất tích cực, rồi xông lên hàng đầu cuộc đấu tranh chính trị  mạnh như bão tố!

         Đêm thứ ba, đối tượng là cường hào ác bá, chánh phó tổng, lý trưởng, hương kiểm, hương mục, hương bạ, hương bản, hương dịch, bọn lưu manh xã hội; thầy bói, thầy cúng, thầy chùa, thầy tướng, thầy số, thầy địa, thầy...Ông Lời không quên thành phần phú nông, địa chủ ngồi mát ăn bát vàng, phát canh thu tô gánh nặng gãy lưng, cho vay nặng lãi gấp đôi, gấp ba!

         Nhà tôi gần đình làng Đoài, ngôi đình to lớn đồ sộ, nghe văng vẳng tiếng ông Lời oang oang, giọng ông Lời hùng hồn, khí thế đấu tranh hừng hực của ông rực lửa suốt ba đêm liền, từ 8 giờ tối đến 11 giờ khuya. Cảm tưởng như trong làng chó cũng không dám sủa, gà không dám gáy...Tất cả chìm vào im lặng, nín thở chờ đợi những đêm đấu tranh gay cấn khốc liệt hãy còn ở phía trước!

          Đúng vậy! Mấy hôm sau đến lượt quần chúng vùng dậy đấu tranh, không bằng chính trị mà bằng những trận đòn thù!

         Mở đầu, anh Sử trại Cồn tố cáo anh Trị xóm Đồn “càn” trộm vịt, người ta nói, còn đấm lại!

         “A! Hắn cậy thế có anh là Phó Cai tổng Văn Trinh đó mà!” Có tiếng người nói.

         Quang Lời gọi: “Thằng Trị mô ra đây!”

         Trị “Dạ” một tiếng, bước ra trước bục sân khấu làm sau Cách mạng Tháng Tám để thanh niên diễn kịch, bây giờ các vị lãnh đạo đang oai vệ ngồi.

         Một người hô to: “Đánh bỏ mẹ hắn đi!”

         Lập tức, Sử nhảy lên trước tiên, đấm đá Trị túi bụi. Rồi mấy người cũng xông lại cùng đánh, Trị tối tăm mặt mày, đau quá không kêu được gì, từ từ gục xuống. Lúc này người ta mới dừng tay.

         Mặc kệ kẻ tội phạm nằm gục đó, Quang Lời nói: “Ai muốn tố cáo cứ tố cáo, đừng lo kẻ địch trả thù, có bay tôi đây là chính quyền cách mạng!”

         Trong đám đông, một người giơ tay: “Tôi xin tố cáo thằng Sử là phản động theo đuôi bọn Phật giáo!”

         Lê Quang Lời gật gật đầu: “Đúng! Nhà hắn cũng có người đi lễ Phật! Thằng Sử mô rồi lại đây!”

         Sử mới đánh Trị xong, đang đứng gần đó, run sợ bước ra, vái Lời một vái. Lời bật cười: “Tao có phải Phật tổ nhà mi mô!”

         Sử chưa kịp kêu oan, đã bị nhiều người xúm lại đấm đá. Sử kêu trời được mấy tiếng, rồi ngã lăn quay ra nền đình. Có lẽ Sử hết sức bất ngờ về cuộc đấu tranh này: mình vừa nện cho thằng Trị một trận nên thân, thì chính mình cũng bị mấy đứa ghét mình đánh cho đau hơn! Nhưng chắc chắn điều này phải sau đó, lúc hồi tỉnh trong cơn đau đớn, Sử mới nhận ra!

         Đêm đã khuya, người ta có vẻ dè chừng, thận trọng về lời tố cáo. Lê Quang Lời kêu gọi, gợi ý mãi cũng chỉ thấy có mấy cái tên phản động đầu sỏ: Thuỳ, Thuyết, Hân, Điều đã bị bắt bỏ tù cả rồi. Từ Nhen đề nghị chính quyền cách mạng xã gửi giấy lên cấp trên giải những tên đầu sỏ phản động về địa phương để nhân dân đấu tranh, bắt khai ra bè lũ tay chân của tụi hắn trong làng xã. Quang Lời gật gật đầu khen ý kiến anh Chư (Lê Trí Chư, tức Từ Nhen) rất đúng! Lê Quang Lời tuyên bố: Cuộc đấu tranh buổi đầu thắng lợi, cho bà con tạm nghỉ, đêm mai lại tiếp tục.

         Tôi và anh Nậu buộc phải đến, không phải để tham dự, mà để chứng kiến. Nay mai sẽ đến lượt chính chúng tôi phải tố cáo tội ác phản quốc hại dân của cha, chú mình!

         Về nhà, anh Nậu nói nhỏ với tôi: “Tau đếch kinh! Cái hạng dân ngu cu đen như tau thì biết cấy chi!”.

         Mẹ tôi đang thức, hỏi chuyện đấu tranh ngoài đình. Tôi lo họ bắt tôi khai báo, không biết gì để khai báo, họ lại kết tội mình cũng là phản động hoặc liên quan phản động. Mẹ tôi nói: “Con tuổi nhỏ mới lớn, đang là học trò, chắc ông Lời không để ý”. Tôi ngỏ ý muốn tránh lên Nông Cống một thời gian, chờ bão tan sóng lặng hãy trở về. Nhưng mẹ tôi dứt khoát: “Chạy trời không khỏi nắng! Để sớm mai mẹ nói với anh Lưỡng công an, cậy nhờ giúp đỡ”.

(Nguồn: Tuấn Công Thư Phòng)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ   CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 2 I_icon13Sat 06 Aug 2022, 08:01

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Hồi ký viết lúc hoàng hôn)

Hoàng Tuấn Phổ



CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 2 Img_1612

Những cây dừa từng chứng kiến cuộc đấu tranh chính trị nghiêng trời lệch đất. Ảnh: HTC


                Trời chưa sáng, mẹ tôi đã gõ cửa nhà anh Lưỡng. Nhà anh gần nhà tôi, cách một quãng đường vòng đi qua ao đình làng với ao nhà ông Mục Chức và ngõ ông Từ Chức là đến. Mẹ tôi phải đi lúc này vì nhà ông Lời chỉ cách nhà anh Lưỡng một cái ngõ. Sợ ông ấy nhận thấy lại nghi ngờ.

           Nhưng sau mấy đêm hò hét, đấu tranh, chắc ông Lời không thể thức dậy sớm. Anh Lưỡng làm công an thôn, vốn người tốt bụng, gia đình nghèo khó, bố anh là ông Kỹ làm nghề bán nước chè xanh ở chợ Nguyễn, lúc này cũng đã thức dậy sửa soạn hàng. Ông Kỹ hiền lành như đất, không để ý đến khách của con. Anh Lưỡng vui vẻ nhận lời. Nhưng vì không có quyền hành gì, nên chỉ hứa sẽ nói khéo với ông Trần Ngọc Khai, xã đội trưởng kiêm Trưởng công an xã, thương tình che chở.


           Trưa hôm ấy, anh Lưỡng báo tin ông Khai đã nhận lời, hẹn tối sẽ đến gặp, gia đình nên tiếp đãi tử tế. Mẹ tôi vâng dạ rối rít.

           Mẹ tôi và anh Nậu bắt con gà mái duy nhất còn lại trong nhà đang nhảy ổ, cục ta cục tác mấy hôm rồi mà chưa đẻ. Anh Nậu tiếc, cầm cái tách nứa trong tay, chần chừ không nỡ cắt cổ nó. Mẹ tôi bảo:  “Người còn  không tiếc được, nói chi con gà! Chả nhẽ bắt em nó cắt?” Anh Nậu bất đắc dĩ phải xuống tay. Tôi quay mặt đi chỗ khác. Từ hôm thấy  người bị trọng thương khiêng đến bệnh viện trường y sĩ quân y sơ tán tại Cổ Định, bị thủng hông, toác ngực, cụt tay, mất chân bởi máy bay giặc Pháp ném bom chợ Mục Nhuận (Huyện Đông Sơn), tôi rất sợ cảnh máu cháy, không dám nhìn thấy máu. Tôi biết mình là kẻ nhát gan, không chỉ nhát gái, còn sợ cả cảnh chết chóc!

           Buổi tối, khoảng 8 giờ, anh Lưỡng đưa ông xã Trần Ngọc Khai đến, vào thẳng nhà dưới.  Ông Khai to mập, đầu đội mũ bộ đội có lưới, mặc quần áo bộ đội màu cỏ úa đã cũ, kiếm được từ thời còn đi bộ đội địa phương huyện. Đặc biệt ông có một khẩu súng lục đút trong bao da đeo xệ xuống một bên hông, khiến ông trở nên oai vệ khác thường, bước đi khệnh khạng, ngất ngưởng. Tôi cứ gián mắt vào khẩu súng ấy, cảm giá sờ sợ...

           Mâm cơm rượu đã được dọn sẵn, chỉ chờ khách đến là bưng ra. Ông Khai hỏi: “Cái chi rứa?” Mẹ tôi xoa xoa hai bàn tay run rẩy vào nhau, miệng lắp bắp: “Dạ bẩm ông, có chén rượu lạt mời ông, anh Lưỡng...cho ấm bụng...”. Ông Khai đưa mắt hỏi anh Lưỡng: “Ra răng đồng chí?”. Anh Lưỡng cười: “Thôi thì gia đình có lòng thì ta có bộng (bụng)!”

           Mâm cơm mời khách quá đơn sơ, chỉ có món gà luộc và chai năm rượu (chừng nửa lít). Nhưng trong hoàn cảnh kháng chiến gian khổ, được như thế đã là sang lắm. Anh Lưỡng rót rượu ra chén tống, mời Thủ trưởng. Ông Khai nhấp thử một ngụm, “khà” một tiếng, khen: “Được!”. Thấy anh Lưỡng không uống, ông nhắc: “Đồng chí! Uống đi chứ!”. Anh Lưỡng rót nửa chén rượu: “Em còn phải làm nhiệm vụ!”

            Hình như đến giờ anh mới nhớ ra một nhiệm vụ quan trọng. Anh đứng ngay dậy, bảo mẹ tôi: “Biểu thằng Nậu, tôi cần dặn”. Anh Nậu đang đứng sau cây cột, bước lại gãi tai. Anh Lưỡng ghé vào tai anh  Nậu: “Mi ra ngoài ngõ đứng canh, có ai vô thì nói công an xã đang mằn việc, không được vô!”. Dặn dò xong, anh Lưỡng yên tâm ngồi xuống ghế, nâng chén.

           Mẹ tôi hai bàn tay run run, vừa xoa xoa vừa nói. Bây giờ bà đã mạnh dạn hơn lúc đầu: “Bẩm ông và anh Lưỡng, xin thương tình...giúp đỡ...”. Ông Khai vừa gắp miếng lưỡi hái gà trắng nõn bỏ vào mồm nhai nhồm nhoàm vừa nói: “Được, có chuyện chi tôi biểu đồng chí Lưỡng!”.

           Hai người ngồi uống hết chai năm rượu, nhắm với hai đĩa thịt gà đầy có ngọn, chỉ còn lại miếng cổ, rồi đi ra khỏi nhà, không chào hỏi ai. Chợt anh Lưỡng ngoảnh lại dặn: “Nhớ không được hé răng nửa lời với ai!”. Mẹ tôi và tôi đều nói: “Bẩm vâng, hai ông đi...” Riêng anh Nậu đang mắc bận sờ tay vào mấy miếng cổ gà lật đi lật lại, chẳng nói chẳng rằng...

           Tối hôm sau, công an Lưỡng đến nhà trói tôi lại dẫn ra đình. Trong đình làng đã đầy người. Ngoài sân một đoàn người đang đứng sắp hàng. Họ đều bị trói chung một dây dài. Công an Lưỡng dắt tôi buộc nối vào cái dây người ấy, chỗ đầu hàng.

           Tiết trời đông lạnh giá, dưới ánh trăng non, tôi không rõ ai với ai.

           Ông Khai tay cầm gậy giới thiệu từng tên phản động từ rốt hàng lên đầu hàng. Ông thuộc lòng danh sách lũ phản động trong xã chuẩn bị nổi lên cướp chính quyền. Tên nào làm chức vụ gì đã được sắp sẵn. Chánh, phó cai tổng, lý trưởng, hương kiểm các làng trong xã đều có cả.

           Xã tôi thời ấy rất lớn, từ cầu Chào xuống núi Văn Trinh, hơn 10 làng to nhỏ. Cứ giới thiệu đến tên nguỵ quyền nào dứt lời, ông Khai liền cầm gậy quật ngay một cái vào người nó. Dân làng ồn ào, chửi mắng ầm ĩ, ai cũng muốn xông ra đánh. Ông giơ gậy lên nhứ nhứ về phía quần chúng: “Trật tự! Trật tự!”. Bằng giọng hùng hồn, ông nói: “Tôi biết bà con dân làng căm thù lắm. Ai chẳng căm thù lũ phản động, đánh đập bà con, dìm dân ta xuống tận bùn đen đất đỏ! Nhưng một dãy dài cọc tre tôi đã sai dân quân chôn sẵn ngoài ngõ chợ để trói mỗi thằng vô một cọc . Ngày mai có phiên chợ Nguyễn, mời bà con đi thật đông, tha hồ xử tội đứa bán nước hại dân!”

           Dân làng tạm  nguôi cơn giận, không khí căm thù bớt sôi sục. Tôi không khỏi giật mình kinh sợ. Vì chính tôi cũng là phản động. Ông Khai giới thiệu tôi: “Còn cái thằng ni, người thấp nhỏ, gầy đen, tuổi nhỏ nhất lại làm chức to nhất: Bí thư!”. Cả làng xôn xao bàn tán.

           Ông Khai lại giơ cao cái gậy lên: “Trật tự! Trật tự!”. Ông thong thả nói tiếp: “Tên này do bọn phản động Phật giáo làng Bích Khê bị đánh đau phải khai ra. Để rồi còn phải xem coi đúng sai ra răng!”

           Tôi đang run bắn cả người, được lời ông, nỗi kinh hoàng giảm bớt. Nếu lúc nãy, có ai hỏi tôi, tôi đã cúi đầu nhận tội, không thì người ta đánh chết! Mà chết lúc này chỉ thiệt thân, lấy ai minh oan cho mình? Nguyên do cái chức bí thư to bằng quả núi, một thằng học trò nhỏ bé như tôi, học chưa hết lớp tám bậc phổ thông đội gánh sao nổi. Bởi thế dân làng tôi khó tin, thậm chí ngoài sức tưởng tượng! Trong đám đông có một người xông ra đứng giữa thềm đình xướng lên thật to:

           - “Mi là con nhà nòi phản động. Không phải bí thư cũng là thư ký. Khai nhận thì tha. Không nhận thì phải khai ra đứa mô là bí  thư? Cứ ngoan cố thì sớm mai giải xuống ngõ chợ. Già đòn non lẽ!”

           Thì ra ông Lời! Ông quyền hành to nhất nhì trong xã. Vua không nói chơi! Tôi sợ cuống quýt. Mai phải giải xuống chợ thì chết là cái chắc! Ông Khai quát hỏi tôi: “Mi nhận làm bí thư hay thư ký? Mi phải nhận một chức mới được! Không lý mô quân phản động Bích Khê khai khống cho mi?”.

           Có lẽ ông Khai muốn tôi cứ nhận đi một cái gì cho yên chuyện rồi sẽ liệu tính sau. Nhưng tôi run sợ lắm! Nhận gì cũng chết, không nhận gì cũng chết! Cố hết sức trấn tĩnh, tôi lắp bắp mãi mới thành lời: “Dạ bẩm, tôi đang học dở phổ thông mới về...”. Ông Khai giơ cây gậy lên dứ dứ vào mặt tôi: “Thôi được! Hãy cứ biết rứa. Chừ tạm tha cho về tại ngoại hậu cứu. Không được rời khỏi nhà để khi kêu đến phải có mặt liền!”. Tôi mừng quá, vâng dạ rối rít. Công an Lưỡng cởi trói cho tôi, tạm tha cho về.

           Tôi chỉ sợ ông Khai đổi ý bắt trở lại, nên rảo bước thật nhanh. Phía sau tôi vang vang tiếng ông Khai: “Bây chừ mời bà con dân làng về nhà nghỉ để lấy nơi giam giữ bọn phản động, chờ sáng mai giải xuống chợ Nguyễn!”. Tôi nghĩ: Đêm nay chắc họ phải ngồi hoặc nằm trên cái nền đình bằng đất lạnh lẽo, không cửa, gió sương tha hồ lùa vào, chắc họ đến chết cóng mất!

           Sáng hôm sau mẹ tôi sợ không dám xuống chợ. Anh Nậu đi xem về kể lại: Nhiều người ác quá! Họ hạ gánh xuống, lấy đòn gánh tre giơ nghiêng ra sức đánh vào từng người một, không kể tay chân, lưng, hông, hay bụng. Càng kêu xin, họ càng đánh chỗ hiểm, không chết thì sống cũng thành tật! Thằng Hợp con Chánh Chào bị đánh vào mồm gãy răng, dập môi sưng vếu, mắt bị đấm như lòi cả con ngươi!...Mẹ tôi rùng mình nói: “Thôi thôi, đừng nói nữa, tao kinh lắm! Tao cũng đang bủn rủn cả tay chưn đây!”

           Đến chiều tối, công an Lưỡng lại đến bắt trói tôi dẫn ra đình Đoài. Tôi bị trói nối với đoàn người tối hôm qua. Nhưng một số người bị đánh đau quá đã nằm liệt giường, số còn lại thì sưng mặt, gẫy răng, chảy máu rách môi, có người không giơ tay được, chân bước lê tập tễnh...Ông Khai đã kịp bắt thêm một số người mới để bổ sung vào dây phản động, càng đông càng tốt!

           Tôi bị giải theo dây người xuống thôn Gia Hà, tất cả chừng mươi lăm người. Thôn Gia Hà, một làng nhỏ ở khoảng giữa đầu núi Văn Trinh và cầu Cống Trúc, có nhà thờ đạo mái nhọn, mở cửa hồi, trên nóc cắm cây thánh giá. (Từ năm 1955, xã Quảng Hoà chia hai xã, Gia Hà thuộc Quảng Hợp). Cách đây chưa lâu, làng Gia Hà bị giặc Pháp ném bom, nhà cửa tan hoang, một số người chết và thương tích. Lũ tôi xuống đến nơi, dân làng đã họp tại đình làng, người không đông lắm.

           Ông Khai bắt chúng tôi đứng sắp hàng giữa sân. Và cũng như tối hôm trước, ông bắt đầu chỉ tên vạch mặt từng đứa, cuối cùng là đến tôi, được xem là đứa nhỏ bé nhất, lại có chức vụ to nhất: Bí thư!

           Đồng bào công giáo Gia Hà im lặng lắng nghe và thì thầm gì đó với nhau. Ông Khai nói: “Không có quân phản động ni chỉ điểm thì địch biết chi được mà ném bom làng ta! Tội quân ni đáng xử tử bỏ tù mọt gông!” Vừa nói, ông Khai vừa giơ cây gậy dứ dứ về phía chúng tôi.

           Bà con Gia Hà vẫn im lặng như không biết căm thù là gì. Dưới ánh trăng non chênh chếch, tôi thấy nhiều người làm dấu thánh giá. Bản tính bà con hiền lành không dám làm điều ác, sợ bị chúa trừng phạt chăng?

           Rồi chúng tôi tiếp tục bị giải sang làng Trinh Miếu. Năm học lớp đệ nhất trường tư thục Hoài Văn, hàng ngày đi bộ qua Gia Hà đến Trinh Miếu, tôi biết làng này cũng nhỏ. Ở đây, chúng tôi lại bị chỉ tên, vạch mặt từng thằng. Ông Khai khơi dậy lòng căm thù của dân chúng. Nhưng người Trinh Miếu đã đấu tố mấy đêm liền hình như cũng mệt. Một ông xướng to: “Đánh mãi mỏi tay, nhọc người. Đề nghị cấp trên cứ bỏ tù tất cả những đứa phản động từ thằng nhỏ đến thằng lớn là xong!”. Ông Khai gật đầu: “Được, được! Đồng bào ai muốn đánh thì cứ nện thẳng cánh kỳ sướng tay thì thôi!”

           Nhưng không ai muốn nhảy ra đánh nữa. Lát sau ông Khai nói: “Thôi bà con ta mỏi mệt rồi, đêm nay hãy về nghỉ ngơi, để đêm khác tôi cho giải quân phản động đến. Phản động còn nhiều, phải bắt thêm. Tôi cũng mệt mỏi vì lũ hắn lắm!”


           Ông Khai ra lệnh công an thôn: “Đứa mô ở thôn mô giải về thôn nứ giam giữ!” Đề phòng chạy trốn, họ bị trói vào cột nhà suốt đêm, có dân quân canh gác. Riêng tôi được công an Lưỡng tạm thả cho về.

(Nguồn: Tuấn Công Thư Phòng)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ   CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 2 I_icon13Mon 08 Aug 2022, 08:40

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Hồi ký viết lúc hoàng hôn)

Hoàng Tuấn Phổ



CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 2 Img_2511

Cây trôi đình Đoài. Ảnh: TC


                 Đêm nằm trằn trọc thao thức không ngủ được, tôi nhớ lại hôm bố tôi bị bắt, dắt đi bằng sợi dây thừng, tôi lo sợ sẽ đến lượt mình. Bây giờ, nỗi sợ ấy đã xảy ra: Tôi cũng đã thành một con vật, nay buộc, mai trói, dắt đi hết nơi này đến nơi khác! Có thể đêm mai ai đó nhảy đến đấm đá cái thằng nhỏ nhất, làm chức to nhất là tôi. Chắc chắn tôi chết mất! Làm thế nào? Thôi đành chịu chứ biết làm sao? Lúc sau, tôi cố hết sức bình tĩnh tự nhủ: Lo sợ cũng không được!

           Biết tôi vẫn trằn trọc, mẹ tôi thở dài bảo: “Đành liều nhắm mắt đưa chưn, lo nghĩ đến mấy cũng không được!”. Tôi “Vâng”, cố nhắm mắt lại ngủ, nhưng lòng vẫn thức, cứ tỉnh như sáo. Lâu dần, mệt mỏi quá, tôi thiếp đi lúc nào không biết...

           Chiều hôm sau, anh Lưỡng đến truyền lệnh ông Khai: “Nấu cơm ăn sớm để lên xã!” Tôi vừa cố nuốt cho xong bát cơm chát đắng đã thấy anh Lưỡng từ ngoài ngõ đi vào. Qua mấy lần rồi mà không quen được, cứ thấy bóng ông Khai, anh Lưỡng từ đằng xa, trống ngực tôi đã đánh lớn hơn trống làng! Hôm nào cũng bị trói và giải đi thế này mình chết mất, không chết cũng phát điên! Thà mình có tội tình gì cho cam!

           Tôi lại bị trói quặt hai tay ra đằng sau. Tôi được biết có nhiều cách trói tuỳ theo tội nặng nhẹ. Nhẹ nhất: Trói phạm nhân vào cánh tay dắt đi. Thứ hai: Trói hai cổ tay với nhau. Thứ ba, cách thông thường nhất: Trói  hai cổ tay ra sau lưng. Thứ tư: Trói hai cánh khuỷu, vẫn còn có thể giơ hai bàn tay ra phía trước bụng. Thứ năm: Trói giật cánh khỉ: Hai khuỷu tay bị trói chặt vào nhau, hai cánh tay không cử động được. Thứ sáu: Trói ru-lô: Trói lăn dây thừng từ cổ tay đến khuỷu tay (Sau hai cánh tay bị liệt nếu nếu thêm hình thức treo ngược lên); Thứ bảy: Trói ngón tay. Hai ngón tay cái trói chặt vào nhau rồi treo lên; Thứ tám: Lột trần truồng hai người trói úp lưng dong đường (áp dụng cho trai gái thông dâm); Thứ chín: Trói vào đuôi ngựa cho ngựa phi. Thứ mười: trói và bè chuối cho trôi sông!

           Có thể người áp giải hoặc giam giữ áp dụng thêm một số hình thức nữa đau đớn hơn hoặc để làm nhục. Ví dụ: Bố tôi bị trói giật cánh khỉ còn thêm cùm quặt hai cổ tay ra sau lưng. Người giải “phát huy sáng kiến” buộc dây vào cổ kéo đi. Phải chăng đây là cách theo ngôn ngữ dân gian gọi tên “trói cổ”, “lôi cổ”?

           Anh Lưỡng thường áp dụng với tôi: “Trói quặt cổ tay hoặc cánh tay ra sau lưng. Đây là hai cách tương đối nhẹ nhàng trong số 10 hình phạt kể trên (Sau này, tôi xem ảnh anh hùng Hoàng Lệ Kha và Nguyễn Văn Trỗi ra pháp trường cũng bị trói hai cánh tay quặt ra sau lưng kiểu như tôi).

           Anh Lưỡng giải tôi lên xóm trại làng Trinh Xá, trói vào cây cột nhà anh Bảng. Nhà anh Bảng nghèo, bố mất sớm, mẹ anh nuôi mấy đứa con khôn lớn. Anh Xuân con trai đầu đi công nhân chiếu bóng. Anh Bảng con thứ, lấy chị Tiệu xóm tôi. Cả nhà hiền lành phúc hậu. Tại nhà anh Bảng có một người con gái đang bị trói vào cột nhà. Cô gái hơn tôi độ ba bốn tuổi. Hai mẹ con anh Bảng đang làm vườn. Trong nhà vắng vẻ, chị ấy hỏi tôi: “Anh có phải...?” Có lẽ chị đoán chừng nên ngập ngừng dở câu. Tôi trả lời: “Phải, tôi là con ông Đản Thuỳ”. Chị tự giới thiệu: “Tôi ở làng Chào, con ông Bổng. Thày tôi vô Phật  giáo, nhưng chỉ biết “Nam mô Phật”, chữ nhất là một không biết! Họ định bắt thày tôi, nhưng thày tôi đang bị ốm, nên họ bắt tôi ra đấu. Tôi không biết chi, họ biểu tôi ngoan cố, rồi trói giải lên xã. Đầu tiên giam ở trại Chào, sau giải sang trại Nguyễn!”

            Tôi biết trại Nguyễn là xóm trại làng Nguyễn, trại Chào tức xóm trại của Chào Thôn.

           Chị Bổng kể tiếp: “Ở trại Chào, anh Xương, anh Hợp con ông Chánh Chào cũng đều bị bắt trước tôi năm sáu bữa, bị họ đánh cho đau lắm!” Tôi hỏi: “Chị có bị đánh không?” Chị đáp: “Có phải mấy cái tát nảy đom đóm mắt!” Tôi thở dài đáp: “Có lẽ họ thấy tôi gầy nhỏ nên cũng không nỡ đánh, chỉ cho ăn vài cái tát vào mặt thôi! Dù sao chúng ta cũng phải cám ơn họ!”

           Tôi liếc nhìn chị Bổng, thấy mặt chị hình như hơi bị sưng. Nhưng không phải. Đó là do gò má chị hơi cao, hai mắt khóc sưng húp, cái khăn chít đầu sổ tung, tóc xoã loà xoà nên trông chị già trước tuổi. Chị cũng nhìn tôi, khoé mắt đỏ hoe chứa đầy sự cảm thông cùng chung cảnh ngộ. (Khi trời đất bão yên sóng lặng, chị Bổng lấy chồng xã Quảng Văn, thỉnh thoảng cắp nón qua ngõ nhà tôi...)

            Không còn gì để nói nữa, tôi và chị Bổng ngồi im lặng, mặt nhăn nhăn nhó nhó vừa đau vừa tê vì cái dây thừng trói. Để tự an ủi mình, tôi ngẫm lại lời kệ bố tôi đọc trước đây, mỗi lần thỉnh chuông: “Khổ hải vạn trùng ba! (Bể khổ sóng muôn trùng). Cho nên người ta xuất gia tu hành. Nhưng đi tu rồi cũng không thoát khổ. Nghe nói trong đấu tranh chính trị có nhiều ông sư bị bắt như kẻ trần gian, bị kết tội “mồm miệng nam mô, bụng bồ dao găm!” Chả biết đúng hay sai. Như mình đúng hay sai? Bắt tội mình liên quan Phật giáo là đúng, nhưng bảo mình làm phản động thì sai! Tôi biết mình là ai hơn ai hết. Tuy vậy, làm thế nào để chứng minh? Không có cách gì cả!

           Chiều tối, anh Lưỡng giải tôi về trong làng Nguyễn, vào nhà nào đó, cũng nhà tranh vách đất như nhà anh Bảng. Một lát, ông Khai ở đâu đó về, bảo anh Lưỡng mở trói cho tôi, rồi anh được lệnh về, vì đã hoàn thành nhiệm vụ, nhưng sáng sớm mai phải đến đây. Ông Khai mượn chủ nhà ngọn đèn chai. Tôi nhận ra trong ba gian nhà tre có một phụ nữ từ góc tối bước ra: Chị Phương! Chị là cô hàng xén xinh nhất chợ Nguyễn! Dáng người thanh thanh, da trắng hồng, mặt mày không nét nào đáng chê. Gái quê như chị là hiếm lắm. Đàn ông ai cũng ước ao. Nhưng chị đã sớm hứa hôn với một thanh niên trong làng, đang đi bộ đội xa, chưa thể về cưới. Ông Khai lấy trong bao da khẩu súng lục giơ lên: “Phải ở đây chờ tau. Đứa mô bỏ trốn tau bắn bể sọ cái!”

           Tôi rất sợ súng đạn, thoạt đầu nhìn khẩu súng tối hôm ông Khai đến nhà tôi đã phát khiếp. Vốn tính nhút nhát, sợ ma, sợ cả người...như ông Khai!

            Ông Khai, Trần Ngọc Khai đáng sợ nhất! Ở xã tôi, một xã đông tới 12 làng, ông Xã đội trưởng kiêm Trưởng công an an xã là thống soái to chức và quyền hành hơn cả Chủ tịch xã Lê Quang Lời, muốn bắt ai thì bắt, muốn tha ai cũng được. Tất nhiên ông phải có cấp trên chỉ huy, nhưng là vị nào, tôi không biết. Quan xa, bản nhan gần. Ông Khai và ông Lời chưa trực tiếp đánh ai, nhưng sự thực các ông đã đánh tất cả những ai đã bị đánh bằng bàn tay quần chúng! Ba đêm hò hét, chửi bới của ông Lời chính là phát súng đại bác mở màn phát động quần chúng đấu tranh tiêu diệt tận gốc rễ bọn phản động và thổi lên ngọn lửa căm thù bùng cháy, thiêu đốt hàng trăm sinh mệnh chính trị của hàng trăm con người lương thiện làng tôi. Một người mắc tội phản động, cả gia đình lớn nhỏ, già trẻ, thậm chí cả kẻ thân thuộc quen biết đều mắc tội liên quan. Nặng thì “khắc chữ” vào mặt, nhẹ nhất, cũng phải đeo cái biển ghi rõ “phản động” đeo ở trước ngực. Đó là cách nói hình tượng. Thực tế, bia miệng đáng sợ hơn bia đá...Tôi sợ cái tiếng xấu phản động của gia đình tôi sẽ giống như vết chàm đen di truyền lí lịch đến nghìn năm...

           Ông Khai đi đâu đó bên hàng xóm đã trở về. Ông nói như ra lệnh: “Có một cái giường vừa bằng chạng đái, không đủ tau gác chưn. Bay ra bốc rác ngoài sưn vô mà trải ổ. Mùa đông được nằm ổ sướng bằng tiên!”.

           Lát sau cái ổ rác đã trải xong. Ông khai kéo chiếc chiếu lác đàn vừa ngắn vừa hẹp xuống trải lên phía trên rác. Ông “Hừ!” một tiếng rồi truyền lệnh tiếp: “Phải nằm kiểu úp thìa mới đủ!”. Dường như chị Phương đã biết ý đồ ông Khai từ trước, vội nói: “Tôi nằm trong, anh Phổ nằm giữa, anh Khai nằm ngoài...” Tôi cũng chợt nhận ra ông Khai đưa tôi đến đây chỉ để làm màn che cho hành vi đồi bại của ông. Nếu không đạt được lòng mong muốn thú vật, nó thù mình thì chết dễ như chơi! Bất giác tôi từ chối: “Để ông Khai nằm giữa, tôi nằm ngoài cùng, đêm ngủ tôi hay cựa lắm!” Ông Khai vui hẳn lên: “Đúng! Tau phải nằm giữa để còn canh giữ cả hai đứa!”

            Không có cách nào khác, chị Phương buộc phải nằm ghé mép chiếu phía trong, úp mặt vào vách đất. Tôi cũng nằm ghé mép chiếu ngoài, khoảng giữa rộng nhất dành ông Khai. Ông cởi thắt lưng bao da, lấy khẩu súng lục gối xuống đầu giường, đưa mắt nhìn tôi, có lẽ ý muốn bảo tôi: “Đừng có sờ mó vào nó, nó cướp cò thì chết cả lũ!” (Về sau, người ta nói với tôi đó là khẩu súng đã hỏng, ông Khai xin của Huyện đội để ra oai với thiên hạ!).


           Tôi cố gắng nằm im lặng quay mặt ra ngoài như đã bắt đầu ngủ vô tư. Sự thực, tôi không nghĩ về thân phận mình mà lo thay cho chị Phương! Đêm nay chị sẽ đối phó ra sao trước miệng hùm răng sói? Tình cảnh chị đúng là “Phẩm tiên rơi xuống tay hèn!”. Tôi cảm thấy thương và lo cho chị. Nhưng bản thân tôi lúc này cũng đang trong cảnh cá chậu chim lồng, ốc chưa lo nổi mình, thương rêu sao được?

(Nguồn: Tuấn Công Thư Phòng)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ   CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 2 I_icon13Wed 10 Aug 2022, 11:09

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Hồi ký viết lúc hoàng hôn)

Hoàng Tuấn Phổ



CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 2 Img_2010

Cây kè ở Thanh Hoá. Ảnh: HTC


                 Không biết ông Khai giở trò ma quỷ gì, làm chị Phương rên rỉ, kêu đau suốt đêm. Sáng thức giấc, tôi thấy chị Phương dậy sớm nhất. Hình như cả đêm chị không nhắm được mắt. Chị nói với ông Khai, giọng thiểu não: “Em bị đau bụng suốt đêm, bây chừ hãy còn đau, xin anh cho phép em về nhà...”

           Ông Khai không giấu được bực bội: “Rõ cái đồ liền bà con gái, trong lúc người ta đang cần lại giở trò đau bộng đau bão!”


           Chị Phương nhăn nhó: “Em đến kỳ đau bụng thật mà!”

           Ông Khai hất hàm khoát tay: “Tạm tha cho về, bữa mô phải đến tiếp tục công việc...khai báo chưa xong!”

           Chị Phương vội vàng ra về, không dám ngoảnh cổ nhìn lại.

           Anh Lưỡng cũng vừa đến. Ông Khai ra lệnh: “Đồng chí đưa thằng Phổ về, tạm thời cho quản thúc tại gia, cấm bước chân  ra khỏi ngõ!”

           Anh Lưỡng ngập ngừng: “Báo cáo thủ trưởng, “đưa” ra răng ạ?”

           Ông Khai đang cáu có vẻ vì chuyện đêm qua: “Răng với chả lợi! Cứ theo luật!"

           Luật gì? Có lẽ là luật bắt trói, giam giữ, đánh người vô tội vạ! Một thứ luật không có văn bản của Thủ trưởng Trần Ngọc Khai, chỉ có nhân viên Lê Quang Lưỡng hiểu được. Anh trói tay tôi lại, theo “nguyên tắc” quặt hai cánh tay ra sau lưng, nhưng không đến nỗi chặt, hẳn vì bữa cơm rượu tối hôm nọ hãy còn hơi men?

           Qua Tết Nguyên đán, không khí đấu tranh chính trị có phần lắng dịu. Dân làng tôi ngày càng trở nên sôi nổi hơn trong việc dân công tiếp tế phục vụ chiến trường Điện Biên Phủ. Đợt trước chưa về, đợt sau đã lên đường. Đàn ông, đàn bà, con trai con gái đều nô nức xung phong. Số người được trực tiếp vận tải ra tận chiến trường không nhiều. Phần đông làm nhiệm vụ gánh chuyền cho nhau từng đoạn dài. Đoạn mở đầu từ Quảng Xương lên tận Suối Rút, Cành Nàng (Quan Hoá, Bá Thước). Ngày nghỉ, đêm đi. Mỗi người một đôi bồ nặng trên vai và một chiếc đèn chai xách tay. Đầu không nón mũ, chân không giày dép. Gặp cơm mưa rừng, chỉ một mảnh ni lông dành cho đôi bồ gạo, vì người ướt sẽ khô, gạo ướt không thể khô. Đoàn dân công nối nhau dài vô tận, vui hơn ngày Tết, đông hơn trẩy hội.

           Ở nhà, các cụ ông đan bồ, đẽo đòn gánh không kịp. Làng tôi không trồng nứa, nhưng tre thì nhiều. Nhà nào cũng um tùm, xum xuê bóng mát một vài bụi góc vườn, đầu ngõ. Anh Nậu nhà tôi cũng được đi. Anh là con nhà phản động, nhưng con nuôi. Các gia đình khác, đã thuộc thành phần phản động, con cái liên quan cũng không được đi, hoặc chỉ được đi đoạn đường ngắn, khoảng dăm bảy chục cây số. Người ta đề phòng thành phần xấu đi sẽ đổ bớt gạo trong rừng đi cho nhẹ gánh, thậm chí có thể dùng gương chiếu lên trời làm tín hiệu báo cho tàu bay địch đến ném bom vào đoàn dân công.

           Anh Nậu gánh bồ gạo lên đến Cành Nàng (huyện Bá Thước, chừng hơn 200 cây số) trở về kể chuyện vui lắm. Anh tha hồ “hò”, được hoan nghênh rất nhiều. Ai cũng vừa đi vừa thi nhau hò, quên cả mệt nhọc.  Anh Nậu hết sức kinh ngạc: “Không biết gạo ở mô ra mà lắm rứa!”

           Mẹ tôi nói: “Thì ở trong dân chứ còn ở mô!”

           Tôi chợt nhớ đến số “thuế khả năng” 10 tạ cả thóc cả tiền của nhà mình. Vô cùng to lớn so với khả năng của nhà mình. Bò cày, mâm thau, nồi đồng, giường, tủ...và những tạ thóc, biết bao hạt vàng, hạt ngọc, hạt mồ hôi, hạt nước mắt! Chắc trong số thóc khổng lồ như núi, như non vận tải ra chiến trường có phần đóng góp vô cùng nhỏ bé, chỉ bằng hạt cát của nhà mình?

           Nghe tôi nói vẻ đầy hứng thú, mẹ tôi bảo: “Như rứa cũng đáng. Nhưng không khéo tất cả lại đổ vô mồm thằng Lời, thằng Cán!”.

           Tôi giật thót mình: “Chết! Mẹ nói thế lỡ ra đến  tai các ông ấy!”

           Mẹ tôi điềm nhiên: “Thì tau nói nhỏ ở nhà thôi, ai nghe!”

           Tôi lắc đầu: “Bờ vách có tai, bờ rào có mắt!”

           Tuy nhiên, không khí đấu tranh chính trị ở làng tôi chỉ là bầu trời lặng gió trước cơn bão tiếp tục quật xuống gia đình tôi dữ dội hơn.

           Chủ tịch xã Lê Quang Lời lệnh bắt  tôi giải lên huyện. Chủ tịch Uỷ ban Hành chính Kháng chiến Đỗ Đan Quế phân tích cho tôi hiểu điều hơn lẽ thiệt: “Gia đình anh trước Cách mạng bị phong kiến cường hào chèn ép, đế quốc phế bỏ. Cha anh làm Thư ký Sở Địa chính được dăm năm thì chúng đuổi về. Lại đầu đội vai vác như ai! Tại sao sau Cách mạng, gia đình anh, cụ thể là cha anh, chú anh lại làm phản động chống phá cách mạng, phản quốc hại dân. Bi giờ hối lỗi còn kịp. Cha chú anh khai báo cả rồi! Còn anh, anh biết gì cũng phải thành khẩn!”

           Ông Chủ tịch huyện chỉ nói đúng một nửa - nửa trước Cách mạng - còn sau Cách mạng ông không hiểu. Tôi thưa: “Tôi không biết mình mắc tội gì”. Ông Đỗ Đan Quế nói: “Được, tí nữa toà làm việc, anh sẽ rõ”.

           Xin dừng lại để nói đôi điều.

           Tôi nghe danh Đỗ Đan Quế, Phạm Tiến Năng đã lâu. Các ông ký Nho, giáo Mai, hàn Sây...đến nhà tôi chơi, cùng bố tôi nói chuyện đều tỏ ý kính trọng các bậc tiền bối cách mạng ấy.

           Năm 1992, ông Trịnh Đình Thai, (nguyên Đại uý huyện đội Quảng Xương, sinh năm 1920, đã về hưu) đưa tôi xem một tập Hồi ký của ông. Tôi được biết ông Thai bí mật gia nhập Đảng cộng sản từ trước năm 1945, nhưng vẫn làm lính nguỵ quân, cùng đơn vị với Nguyễn Văn Thiệu (sau làm Tổng thống Việt Nam cộng hoà). Nhà Thiệu nghèo lắm, lại đông anh em, Thiệu phải làm thêm, đêm đêm đánh máy thuê, phương pháp “mười ngón” rất giỏi. Ông Thai có thành tích “50 năm tuổi Đảng”, khai báo mãi không được, vì cái tích đi lính Pháp ấy. Sau phải tốn nhiều công mới xong.

           Về Đỗ Đan Quế, ông Thai nói năm cải cách ruộng đất, không biết đứa nào dựng lên cái tổ chức Quốc dân Đảng do ông Quế làm Bí thư, nên ông bị bắt bỏ tù. Trong trại tù, nhân dịp tết Nguyên đán, tù nhân được phép diễn kịch mua vui. Đề tài, nội dung phải qua ban Giám thị kiểm duyệt. Ông Quế sáng tác vở “Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài”. Sau Cải cách một thời gian, ông Quế được ra tù, nhưng ốm yếu lắm vì mắc bệnh kiết lị nặng. Chẳng được bao lâu, ông Quế chết. Nhà ông vẫn nghèo như trước. Con cái ít học vì bố bận đi hoạt động cách mạng, lại vướng thành phần phản động do cha làm Bí thư Quốc dân Đảng nên càng khốn khổ. Thành ra những ai kia được đổi đời, riêng nhà họ Đỗ không biết còn khổ đến đời kiếp nào!

           Câu chuyện ông Quế và gia đình ông làm tôi xúc động lặng người đi. Ông Trịnh Đình Thai có lẽ cũng xót cho cảnh ngộ của bạn, vì con cái nhà ông Thai đều thành đạt. Anh con trai đầu là Trịnh Đình Hưng có thời là Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá, sau làm Giám đốc Công ty vàng bạc đá quý ở Hà Nội. Dòng họ Trịnh Đình này là dòng dõi Trạng Nguyên Trịnh Huệ, vị Trạng Nguyên cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.

           Ông Thai đối với tôi là người quen biết cùng huyện, có mối quan hệ gắn bó, đã thành đôi bạn vong niên tương đắc. Nhiều lần tôi bàn với ông khôi phục nhà thờ Trạng nguyên Trịnh Huệ, nhưng chưa được. Huyện Quảng Xương từng nhờ tôi tổ chức nội dung Hội thảo Núi Voi, nên tôi biết nguyên nhân chính do hậu duệ Trịnh Quốc Bảo là con nuôi đã bán mất ngôi nhà thờ cổ, chỉ còn lại bức đại tự bằng đá khắc ba chữ “Trạng nguyên từ”, cộng thêm vấn đề đất đai thừa kế, con cái ông Bảo có nhiều ý kiến gây khó khăn.

           Ông Thai từng ngỏ ý muốn tôi tìm cách công bố vở kịch “Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài” cho ông Đỗ Đan Quế, nhưng tôi thấy khó. Tôi chỉ gặp ông Quế một lần tại trụ sở sơ tán của UBHCKC huyện Quảng Xương, khi ông đương chức, đương quyền. Khó không phải vì ấn tượng ban đầu không tốt với ông Quế, mà lí do chính là chất lượng kịch bản kém quá. Tôi hiểu tâm sự người viết muốn mượn mối tình chung thuỷ của Chúc Anh Đài đối với Lương Sơn Bá để nói lên tấm lòng mình đối với Đảng, trọn đời thuỷ chung như nhất. Nhưng nội dung vở không phải sơ lược, mà hết sức sơ sài. Hồi ấy tôi làm biên tập tạp chí Văn nghệ Thanh Hoá của Hội văn học Nghệ thuật Thanh Hoá, rất muốn sửa chữa, bổ sung, nâng cao theo đề nghị của ông Thai nhưng không thể được.

           Trở lại câu chuyện. Hôm ấy, sau khi Chủ tịch Đỗ Đan Quế đi khỏi, có hai ông người dong dỏng cao, đeo kính cận, quần áo tươm tất, dáng vẻ trí thức đến. Một ông Thẩm phán Toà án Tỉnh, một ông Thẩm phán Toà án Huyện. Thỉnh thoảng họ trao đổi với nhau bằng tiếng Pháp. Có lẽ trước đây hai ông học trường Luật. Tuổi tác các vị trong khoảng từ bốn đến năm mươi. Họ vặn hỏi tôi về súng đạn. Tôi trả lời không biết. Vì thực tình tôi chưa từng nghe ai nói về súng đạn.

           Ông Thẩm phán Tỉnh đập bàn quát: “Nói láo! Cha mày và chú mày đã khai nhận có súng đạn mà mày còn dám chối!”.

           Ông Thẩm phán Huyện gườm gườm nhìn tôi: “Phải! Chúng mày chuẩn bị nổi dậy cướp chính quyền cách mạng, tất phải có súng đạn! Nếu không có, sao cha, chú mày lại thú nhận có súng đạn đang cất giấu ở nhà?”

           Tôi lúc ấy ngây thơ và ngu dại, tưởng cha, chú mình đã thú nhận rồi thật, nhưng quả tình mình không biết thì biết trả lời sao! Tôi sợ tái mặt, lúng túng.

           Vị quan Toà tỉnh hạ giọng gợi ý: “Hay là thằng nào đến mang đi rồi?”

           Tôi sợ hãi, lúng túng thật sự, run rẩy, lắp bắp nói: “Tôi không thấy..ai đến, hay là họ đến mà tôi không biết!”

           Ông Thẩm phán Huyện gật đầu một cái: “Thế là mày đã khai nhận có súng đạn nhưng không biết ai đến lấy mất!” Tôi giật nảy mình, càng run sợ không nói nên lời!

           Ông Thẩm phán Tỉnh dỗ: “Cứ nói tên ai đó ra, Toà phán xử rất công minh, sẽ thả cho mày về ngay với mẹ mày!”

           Phải một lúc cố trấn tĩnh, tôi mới nói nổi: “Tôi không nhớ...đã thấy ai...”.

           Ông Thẩm phán Huyện trợn mắt: “Mày nói quẩn nói quanh để đánh lừa Toà hả? Cha con mày muốn chết chung một hốc với hai thằng sư hổ mang Tuệ Quang, Tuệ Chiếu!”. Tôi cúi đầu, nước mắt chảy ra giàn giụa.

           Ông Thẩm phán Tỉnh lại gợi ý: “Thằng nào hay thậm thụt ra vào nhà mày thì đích thị là nó! Hoặc mày khả nghi kẻ nào cũng được! Cứ nói, đừng sợ!”

           Tôi nghĩ không ra ai. Muốn nói bừa một cái tên nào đó cho xong, nhưng đầu óc tôi sao tối tăm mù mịt, không còn biết ai là đồng bọn với Tuệ Quang, Tuệ Chiếu để cung xưng với toà. Tôi mà cũng bị bắt đi tù nữa thì mẹ tôi chết mất!

           Đầu óc tôi bỗng vụt sáng lên một người cũng ở chùa, đầu tóc trọc lóc, mặt mũi xấu xí, có lần đến nhà tôi nói chuyện với bố tôi về sư Tuệ Quang, Tuệ Chiếu. Tuệ Quang tôi mới nghe lần đầu. Còn Tuệ Chiếu tôi đọc báo Đuốc Tuệ cũ (xuất bản vào khoảng 1942, 1943) sở dĩ tôi nhớ được, vì ông sang Lào, nhà vua cho ngồi ngai vàng để thuyết pháp...

(Nguồn: Tuấn Công Thư Phòng)
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10564
Registration date : 23/11/2007

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ   CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 2 I_icon13Thu 11 Aug 2022, 10:52

người Việt mình... dã man thiệt!   :thua:  

_________________________
CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ   CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 2 I_icon13Fri 12 Aug 2022, 09:47

Ai Hoa đã viết:
người Việt mình... dã man thiệt!   :thua:  


Planet of the Apes! :potay:
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ   CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 2 I_icon13Mon 15 Aug 2022, 12:21

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Hồi ký viết lúc hoàng hôn)

Hoàng Tuấn Phổ



CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 2 Img_2011


                 Tôi còn ngần ngại gì nữa? Ông Thẩm phán đã bảo thế, mình cứ thế mà khai. Có lẽ ông ấy sốt ruột, muốn có một cái tên cho xong việc! Nào ngờ tôi vẫn là thằng ngây thơ, ngu ngốc: Việc toà án đâu phải chuyện chơi! Tôi thưa: “Tên Ha thầy chùa!”

         Ông Thẩm phán Tỉnh hỏi ông Thẩm phán Huyện: “Ha nào?”

         Ông Thẩm phán Huyện nhíu mày suy nghĩ. Rồi ông khe khẽ lắc đầu: “Không phải! Tên Ha người cùng xã cũng bị bắt một hôm với tên Thuỳ, không thể nào còn đến nhà tên Thuỳ để cất giấu súng đạn!” (Thuỳ là tục danh bố tôi).

         Ông Thẩm phán Tỉnh hỏi ông Thẩm phán Huyện: “Ha có phải thằng coi chùa dốt nát chữ nhất không biết, nhà nghèo rớt mồng tơi, mặt mũi trông như con khỉ đột, chỉ được cái láu lỉnh giống nòi nhà khỉ?”

         Ông Thẩm phán Huyện đáp: “Đúng nó, thưa anh!”

         Ông Thẩm phán Huyện thấy tôi đang cúi đầu lo sợ, bảo ông Thẩm phán Huyện: “Bây giờ đã gần 11 giờ trưa, cho nó nghỉ ngơi, suy nghĩ thêm để chiều làm việc tiếp”.

         Ông Thẩm phán Huyện nói “Vâng” bằng tiếng Pháp rồi bảo tôi: “Cho mày sang nhà bếp, nói với thằng Tợm để nó cho ăn cơm trưa rồi chờ đó sẽ có người đến gọi!”

         Nhà bếp ở liền kề bên cạnh. Nhà gỗ lợp kè ba gian nối dài cái chái dọc làm bếp. Chủ nhà đi đâu vắng cả. Anh Trần Văn Tợm, quê xã Quảng Nham, cùng huyện Quảng Xương, làm nghề đánh cá, bị án tù 6 tháng về tội gì không rõ. Mãn hạn, anh được giữ lại làm cấp dưỡng cho Uỷ ban huyện. Anh vừa đi chợ về. Người anh vạm vỡ, mặt hơi rỗ, tính tình vui vẻ. Tôi nói: “Các ông Toà án bảo tôi xin anh cho ăn cơm trưa”. Anh cười: “Tưởng cái chi chứ cơm trưa thì được, mi muốn ăn mấy thì ăn, gạo thóc ở huyện không thiếu như ở xã nhà mô”. Thấy anh xởi lởi, tôi cũng vui lây.

         Món cá anh mới mua ở chợ về là cá biển nhỏ nhiều loại, thường gọi tên “cá láo nháo”, do dân chài kéo rồng mới được, còn tươi xanh. Anh Tơm rửa cá đổ vào nồi, bắc lên bếp, rưới ít nước mắm, rồi cứ thế châm củi đun. Tôi ngạc nhiên hỏi anh: “Tại sao anh không đổ thêm nước, để thế cháy nồi mất!” Anh cười: “Trong cá có nước rồi, đổ thêm nước mất ngon, nhưng phải nấu nhỏ lửa, cá vừa chín, bắc ra, cá không bị lạt”. Tôi chợt hiểu, “à” lên một tiếng.

         Bữa cơm chỉ có cá và cá. Ăn xong, anh trỏ cái giường phía gian gần bếp: “Mi cứ lên giường tau mà nằm nghỉ trưa, tau còn phải đi mua rau, sửa soạn bữa chiều”.

         Nhà cửa vắng vẻ, tôi tha hồ được yên tĩnh nghĩ cách trả lời sao để thoát tội, cái tội mình không sai phạm, cũng không hề biết! Con đường tối om tôi đang tìm lối thoát cứ mù mù mịt mịt, thỉnh thoảng thấy một tia sáng chợt loé lên rồi lại vụt tắt! Đầu óc tôi ngày càng mờ mịt như con đường hầm không lối thoát, đang phải lần mò từng bước. Tôi nghĩ ngợi lan man, chuyện nọ xọ chuyện kia. Tôi nhớ mình đã đọc một tập sách mỏng rất hay: Bao Công kỳ án có chuyện Bao Công tra án Quách Hoè. Tôi ước gì hai ông Thẩm phán cũng là những Bao Công thời nay, Bao Công cách mạng!

         Tôi cố nhắm mắt nằm yên, muốn quên đi mọi việc, rồi sẽ ra sao thì ra, nhưng trong mắt tôi lại hiện lên sợi dây thừng, cái cùm sắt, sợi dây thừng trói xiết cánh khỉ, cái cùm sắt cùm quặt cổ tay ra sau lưng...có cả cái dây thừng buộc vào cổ bò, cổ chó lôi đi, dắt đi...

         Thôi thôi càng nghĩ càng sinh quẩn...giá như người ta bảo cứ nhận tội đi rồi tha cho, mình nhận ngay! Đằng này người ta có nói thế đâu. Họ bắt khai ra súng đạn cất giấu ở đâu, ai đã cất giấu. Thế mới chết! Bởi sự thật tôi chưa hề thấy mặt mũi khẩu súng hay viên đạn lớn nhỏ ở nhà tôi! Ước gì mình có phép thần thông biến hoá ra súng đạn. Không được! Thế thì chết cả lũ! Đành cứ sự thực trả lời, may ra còn sống được!

         Hai giờ chiều, các ông Thẩm phán lại gọi tôi đến chỗ làm việc buổi sáng. Ông Thẩm phán Huyện giọng nhẹ nhàng: “Nghĩ kĩ rồi, bây giờ nói thật đi, để khỏi mất thì giờ. Ở nhà, chắc mẹ mày đang mong mày được tha về”.

         Tôi khoanh tay lại trước ngực như thuở nhi đồng học tiểu học với thầy giáo trường làng mỗi khi thầy hỏi bài: “Thưa các ông Thẩm phán, xin hai ông xét rõ tình thực tôi đi học xa nhà từ năm 13 tuổi, mãi đến lúc sắp đấu tranh chính trị, thầy mẹ tôi không còn tiền gạo cho trọ học xa nữa mới bắt trở về. Tôi đi cùng anh Nậu, trưa nay về đến nhà thì sáng sớm mai thày tôi bị bắt. Tôi không hề biết chuyện gì về súng đạn. Tính tôi vốn nhát như cáy, rất sợ súng đạn, thấy khẩu súng lục của ông Khai đã phát run!”

         Tôi nói một mạch như học trò học đọc bài thuộc lòng. Vì tất cả đều là sự thật, đều xuất phát từ sự thật, không có gì thật hơn!

         Tuy nhiên, lời sự thật, những lời moi từ gan ruột của tôi không được ai tin cả. Hai ông đều lắc đầu. Ông Thẩm  phán Tỉnh trừng mắt nhìn tôi: “Cha con mày đều là giống lừa ưa nặng. Mai tao cho mày lên gặp cha mày để xem cái cổ cò của mày có cứng bằng cha mày không”.  Ông quay sang nói với ông Thẩm phán Huyện: “Đồng chí báo cho công an huyện, đêm nay gửi tạm nó ở đấy một đêm. Nhớ cho nó nếm thử: Khoá trái tay đằng sau và cùm tréo chân đằng trước. Nó kêu thì nhét giẻ rách vào mồm nó. Sớm mai giải nó lên tỉnh, nếu nó không đi được thì cứ dùng chão hay thừng trói cổ lôi đi!”

         Ông Thẩm phán Huyện “vâng” một tiếng gọn lỏn!

         Không còn hy vọng gì nữa! Đêm nay chắc chết, chết trong đau đớn tột cùng! Sức vóc tôi yếu đuối chịu sao được nổi một đêm! Tôi chưa chết, họ cũng kéo cái xác dở sống, dở chết của tôi lên tỉnh như kéo cái xác một con chó. Tôi bỗng nhớ mẹ tôi và oà lên khóc. Càng cố nén xuống cổ họng càng bật lên tiếng khóc! Tôi nhớ mẹ tôi! Tôi thương mẹ tôi! Nhưng tôi bỗng giật nẩy mình vì nghe tiếng quát đùng đùng như sấm sét bên tai: “Mày khóc mả cha mả mẹ mày! Cha mày chưa chết, mẹ mày còn sống. Nếu mày thương  mẹ mày thật thì hãy khai báo thành khẩn, cứ một mực ngoan cố, mẹ mày sinh có mình mày biết ăn ở với ai? Tuổi già sức yếu cậy nhờ ai? Mày được mẹ sinh ra nuôi ăn học, không biết thế nào là đạo hiếu phải báo đền hay sao?”

         Tôi cố nén chịu để thôi không khóc nữa, nhưng vẫn ấm a ấm ức, tấm ta tấm tức...không thể nào nín lặng chịu im được! Tôi “ức” cái gì? “Ức” đời bất công! Tôi “tức” cái gì? “Tức” trời không có mắt! Nỗi niềm này từ lâu, bây giờ có dịp mới ào ra theo dòng nước mắt! Bài thuyết giảng đạo đức của ông Thẩm phán không sai, nhưng chỉ làm tôi thêm chán ghét ông ta. Không làm được Bao Công thì thôi, sao ông lại làm kẻ vô đạo “nhập nhân chi tội”?

         Ông Thẩm phán Tỉnh có vẻ ngán ngẩm cắp cặp lẳng lặng đi sang hàng xóm. Rồi ông Thẩm phán huyện cũng ôm một tập giấy tờ đứng lên đi theo. Ra đến cửa ông không quên ngoái cổ ra lệnh cho tôi: “Cứ ở đây, sẽ có công an huyện đến!” Tôi “thưa vâng” và ngồi thụp xuống đất, vì đứng lâu, đôi chân mỏi nhừ, lòng dạ rối bời. Tôi nghĩ đến sợi dây thừng, cái cùm sắt và đêm nay...Mẹ tôi đã bảo: “Chạy trời không khỏi nắng!” Quả không sai! Có lúc một ý nghĩ “chết” đến với tôi. Nhưng làm sao “chết” được? Chết dễ mà chết cũng khó. Thắt cổ tự tử tôi không có gan! Nhảy xuống sông, ở đây không có sông! Uống thuốc độc, lấy đâu ra?

         Tôi nghĩ ngợi lan man chuyện sống chết, chuyện số phận, chuyện đời là bể khổ...

         Khoảng 5 giờ chiều, anh công an Huyện đến. Tôi giật nẩy mình, trống ngực nổi lên. “Mi là thằng Phổ phải không? Toà tạm tha cho về, phải luôn luôn ở nhà để lúc cần Toà kêu lập tức có mặt. Lần sau phải thành khẩn khai báo để được khoan hồng. Mi ngoan cố lắm! Xã còn báo cáo lên huyện nhiều việc của nhà mi, của mi, cấp trên nắm hết, Toà hỏi chỉ để xem coi mi có thành khẩn hay không, để xét khoan hồng hay trừng trị. Mi còn nhỏ nên khờ dại lắm! Phải nhớ lời tao mới được!”

         Tôi vui sướng không xiết, miệng nói “dạ vâng”, hai chân mừng quýnh chạy ra sân, ra ngõ. Tôi lúng túng, cuống quýt hỏi thăm đường. Cho đến bây giờ, tôi vẫn không biết nhà ấy là nhà nào, ở thôn gì vì lúc đó sợ bị nghi ngờ hỏi thăm nơi Huyện làm việc để báo cho máy bay địch đến bắn phá!

(Nguồn: Tuấn Công Thư Phòng)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ   CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 2 I_icon13Thu 18 Aug 2022, 08:50

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Hồi ký viết lúc hoàng hôn)

Hoàng Tuấn Phổ



CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 2 17240410

Cụ Hoàng Tuấn Phổ (mùa đông 2017). Ảnh: HTC


                 Sau khi bất ngờ được tạm tha, tôi trở về nhà, sống theo kiểu tù giam lỏng. Nghĩa là tuyệt đối không được bước chân ra khỏi ngõ.

Nhà tôi không có bò, chỉ giữ lại dăm sào để khỏi phải ăn đong, do mẹ tôi và anh Nậu lo cày cuốc cấy hái, suốt ngày vật lộn với công việc đồng áng. Tôi ở nhà quét dọn nhà cửa, nấu nướng cơm nước. Mẹ tôi không có tiền đi chợ, bữa ăn triền miên rau lang luộc chấm nước mắm cáy thối, do bị gió thổi lật bay mất chiếc nón lá rách đội trên vại, nước mưa chảy vào. Ngoài ra còn có món cà thâm, cà trắng, muối từ mùa cà tháng ba năm ngoái. Vại cà muối hơi đầy. Cái nén cà bằng đá Nhồi hơi nhẹ, nước chỉ lên được nửa vại. Khi lấy cà để ăn, anh Nậu moi chọn quả trắng đẹp ăn trước, sau còn lại đều cà thâm. Cà thâm hết, đến cà lũn cũng ăn. Cà lũn phải bỏ nồi kho lại. Anh Nậu khéo vét trong hông lọ mỡ rán hồi Tết Nguyên đán, sót lại, bỏ vào món cà lũn sau khi nấu chín, làm mất mùi hôi, hơi có mùi thơm, dễ ăn hơn.

Ăn uống kham khổ rồi cũng quen dần. Thì giờ rảnh rỗi nhiều, tôi không có sách báo gì để đọc, rất buồn, nhưng chỉ quanh quẩn trong sân vườn, chứ không bao giờ đi ra đến đầu ngõ. Trước nhà tôi có cái ngõ chạm đục bằng tre, ban ngày chống lên, ban đêm sập xuống, chốt lại vào cọc tre phía trong, lại có ông chó đá nhỏ ngồi canh, không cho ma quỷ xâm nhập.

Hồi bắt đầu đấu tranh chính trị, ngõ chạu bị phá dỡ, chỉ còn ông chó đá bốn mùa, bát tiết vẫn ngồi đó dãi dầu nắng mưa bão tố. (Ông chó đá ấy dáng đẹp và độc đáo về tạo hình, hiện nay còn sót lại sau bao tang thương biến đổi, tôi đặt làm tượng thờ bên gốc cây hoa ngâu, có đủ bát hương, be chén, ở lối ngõ vào sân, chiều 30 Tết ngào ngạt khói hương thơm ngát). Cửa ngõ mở thông thống, chẳng sợ kẻ gian phi, vì chúng đến làm gì cái nơi tiếng cả, nhà không. Hai con chó giữ nhà cũng đã phải bán trước Tết, vì người còn đang lo đói, lấy đâu cơm gạo nuôi chó! Tôi nhớ lời anh công an huyện, chỉ quanh quẩn chán trong nhà, lại ra sân, vườn.

Sân nhà tôi rộng. Trước năm tôi ra đời (1935), nó là sân đất nện và hẹp vừa. Mẹ tôi muộn màng, năm 26 tuổi mới sinh ra tôi. Thời xưa, bằng tuổi ấy mới sinh đẻ là quá hiếm muộn. Cầu trời khấn phật mãi mới được thằng cháu đích tôn, ông nội tôi mừng quá, vay tiền của bà chị gái lấy chồng trại Cồn (nhà giàu, hơn mẫu vườn trồng chè) để lát sân gạch, mở rộng thêm gần 2m bằng gạch chỉ, diện tích chính toàn gạch bát Cẩm Trướng.

Tỉnh Thanh Hoá thời Nguyễn gạch ngói Cẩm Trướng (huyện Yên Định) nổi tiếng tốt nhất. Nhờ ở gần sông Mã, Cẩm Trướng sẵn củi mua từ trên rừng chở về, không phải đốt bằng rơm rạ. Chất đất Cẩm Trướng nhiều sét, ít sạn sỏi. Gạch nung kĩ, chín đều, phẳng mịn, góc cạnh vuông vắn. Đặc biệt giữa viên gạch bát nào cũng có một lỗ thủng thông hơi để độ nung được chín đều. Nghe nói thời mới lát, sân gạch đỏ chót, sau mỗi cơn mưa to hay nhỏ, ông nội tôi cũng bắt quét đi quét lại sạch bóng, đề phòng trong điều kiện ẩm ướt, rêu mọc bám.

Nhà nông, đã thuộc bậc trung, rất cần có cái sân gạch rộng. Mùa màng phơi phong lúa má, phơi khoai thái lát, phơi rơm...sạch sẽ, chóng khô...Xong mùa lúa khoai, mảnh sân rộng rãi quang lâng, người, vật tha hồ đi lại, không lo lốc đất, mưa nhiều chẳng sợ đất nhão thành bùn...Trên cái sân mênh mông này (dưới mắt bọn trẻ), tôi và thằng bạn hàng xóm tha hồ đùa nghịch, chơi trò đuổi bắt nhau, đánh cù, đánh khăng, đá ban...Những đêm sáng trăng mùa hè, người lớn bắc ghế hoặc trải chiếu ngồi chơi, uống nước chè xanh, rít thuốc lào kêu giòn tan, thêm đằm thắm câu chuyện nhà nông.

Dấu ấn khó phai mờ là những tối trăng rằm Trung thu. Lễ tết gia tiên nhà tôi cúng xong lúc chập chiều, bây giờ mới đến cỗ tết gia đình. Mảnh sân gạch còn tươi màu gạch Cẩm Trướng, được quét sạch tinh, sạch bóng. Anh Nậu trải hai chiếc chiếu rộng, một chiếc ngay ngắn chính giữa, một chiếc chếch bên cạnh phía bắc, gần nhà dưới (nhà ngang). Chú thím tôi dọn mâm. Cỗ bàn đơn sơ, những món sang bấy giờ có cá rán, trứng đúc, gà rang,...ngày Tết Nguyên đán mới có. Tết Trung thu nhà tôi thông thường, ngoài lộc Tổ xôi nếp cái, thịt lợn luộc, là món không bao giờ cúng: Rau muống luộc chấm nước cá om...

Rau muống ngon nhất cữ tháng tám âm, trời nhiều mưa, ngọn mập non ngọt không có vị chát, luộc đúng cách mềm và xanh. Cá đồng loại ăn tạp, chén khoẻ như rô, giếc, chuối, hẻn, chạch...gặp nước to, ruộng lắm mồi, con nào cũng béo. Cá đồng om nấu với mẻ, mẻ chất chua gặp cá chất tanh, thành vị chua ngọt, gia vị lá gừng, lá nghệ, mùi tàu, chút ớt...vừa cay cay thơm thơm, làm món nước chấm rau muống luộc, tạo nên mối tình duyên ưa, phận đẹp không gì hơn.

Nhà tôi, chú Côi là con nuôi ông bà tôi, anh Nậu con nuôi bố mẹ tôi đều là những tay “sát cá”. Chiều tối, hai người thường đặt mấy cái lừ (lờ) ven bờ ruộng. Ban đêm, lũ cá đi ăn thường bơi dọc ven theo bờ để kiếm mồi, sáng sớm nhắc lừ lên thế nào cũng được dăm ba chú cá giếc, rô, chuối, hẻn...Loại cá nhỏ chúng chui vào lại chui ra dễ dàng. Chú Côi lớn tuổi hay úp nơm chườm buổi tối ở cống nước chảy, nơi cá chuối hóng mồi. Ban đêm, trời mưa, chú Côi, anh Nậu thích đi kéo vó tại chỗ cống nổ to nước chảy thông qua đường, từ cánh đồng này sang cánh đồng khác như cống đồng Kép, đồng Yểng, đồng Trai hoặc xuống tận sông Lý kéo vó. Cá kiếm được gần ngày rằm, trống lại để dành. Nếu cần ăn rằm có thể đánh cá ao. Nhà tôi có cái ao rộng trước vườn, thả nhiều cá mè, đủ lứa. Đánh cá mè ao dễ mà khó. Loài cá này ăn nổi, lúc đầu một người kéo vó giữa ao, một người xua đuổi quanh bờ. Mẻ vó thứ nhất, thứ nhì dễ được, đến mẻ thứ ba, thứ tư trở đi chỉ thấy trắng vó, vì chúng chạy vào bờ trốn hết. Phải bỏ vó, dùng nơm, tay úp, chân vùng, khiến cá sợ, càng sợ chúng càng nép vào bờ để trốn.

Đã là cá đồng, cá gì nấu om cũng ngon. Cá om nấy kĩ, cùng gia vị lá thơm (gừng, nghệ, lá lốt) khi các chín, nếu có bỏ thêm một vài đũa mắm tôm (tuỳ theo lượng nước) càng thêm dậy mùi, tăng vị ngọt. Có thể nói rau muống luộc chấm nước cá om xứng đáng gọi là ngon tuyệt!

Tôi có người O (cô) ruột thứ hai, lấy chồng người làng bên. Tính o Bài hiền quá hoá đần, nghà nghèo quanh năm suốt tháng đầu tắt mặt tối, bị nhà chồng khinh rẻ. Dượng Thính không quan tâm, nên đã phải sống đói khổ, lam lũ lại càng vất vả, thèm lạt. O vẫn thường phàn nàn ước ao với mẹ tôi rằng bao giờ đến rằm tháng tám để được ăn bữa cơm không (cơm không độn khoai, sắn, ngô) và rau muống luộc (vì thường ngày chỉ được ăn rau muống sống chấm nước cáy thổi với cơm gạo đỏ, một hạt cơm cõng mười lát khoai).

Đặc sắc nhất trên mâm cỗ là món củ chuối bung lươn đậm đà phong vị làng quê, nhà tôi thường chỉ chế biến vào dịp Tết trung thu.


Cá rô quyện với nồi rang
Còn như củ chuối lươn vàng quện nhau

Củ chuối hột là món ăn chống đói. Những năm mất mùa bạch lạng, nhà tôi như nhiều nhà nông khác, ăn củ chuối hột thay cơm là chuyện thường. Củ chuối hột chế biến làm thức ăn ngon phải vào mùa thu mưa nhiều, ít chát, mềm ngon. Chọn cây non, thái nhỏ bằng đầu đũa, ngâm kĩ nước lã. Con lươn chọn giống lươn vàng hoặc lươn nâu, làm thịt kĩ, bỏ ruột, dần nhừ xương sống, chặt khẩu mía, ướp với gia vị mẻ, hành khô, nước mắm, ruốc (rất ít) ớt, sau đó trộn chung với củ chuối hột thái, cho ngấm các thức vào với nhau, tạo điều kiện để đôi bạn lươn (âm) củ chuối (dương) “quen hơi bén tiếng”, sau đó đổ thêm nước sôi hoặc nóng vừa đủ xăm xắp, đậy vung kín, đun nhỏ lửa “bung” nhừ. Củ chuối và lươn chín nhừ, bắc ra, gia vị thêm lá lốt, mùi tàu thái nhỏ, trộn đều, nhẹ tay để thịt lươn khỏi nát.

Món lươn bung củ chuối múc ra bát tô ăn chung, đồng người thì dùng bát nhỏ cho tiện.

Tết Trung thu, trên chiếc chiếu trải rộng, cả nhà quây quần chung quanh mâm “cỗ Tết”. Nhà tôi đông người, phải dọn hai mâm. Đàn ông ngồi một mâm, tiện khề khà tay đũa tay chén. Đàn bà, trẻ con, thứ hạng em út ngồi riêng một mâm. Chiếc mâm đồng được đánh sáng bóng, tròn vành vạnh in rõ khuôn mặt chị Hằng như vầng trăng thu. Chiếc bánh đa cũng tròn trịa như bà hàng bánh muốn mô phỏng bóng trăng thu.

Nồi củ chuối bung lươn bắc trên bếp được bưng ra, vừa mở vung, toả bay ngào ngạt, mùi thơm khá đặc trưng của món ăn độc đáo làng quê Tết Trung thu kích thích mạnh khứu giác mọi người. Những chiếc bánh đa vừng thơm ngon, cũng được bẻ đôi bẻ ba, kêu vang lên đồm độp, răng rắc nghe vui tai lạ, hoà vào không khí rộn rã bữa ăn chỉ có món củ chuối bung lươn, cùng rau muống, cá om, mà thành bữa tiệc ngon miệng hấp dẫn. Ai gắp được, gặp được những sợi củ chuối kèm miếng lươn, củ chuối sần sật, miếng lươn mềm mềm, nhai kĩ, nghĩ sâu mới thấy thật thấm thía, thấu hiểu thế nào là “củ chuối lươn vàng quyện nhau”.

Đã thành tục lệ nghìn xưa, nhà nông ăn Tết Trung thu để xem trăng rằm tháng tám, để đoán coi thời tiết năm sau mưa nắng thế nào, ảnh hưởng, tác động gì đến vụ lúa chiêm.

Ông nội tôi dùng mấy ngón tay chải chải vuốt vuốt chòm râu đang nuôi lưa thưa: “Trăng rằm Trung thu năm nay sáng lắm, thấy rõ cả thằng Cuội đang nằm chổng bốn vó bên gốc cây da, chắc chắn thời tiết thuận lợi, lúa chiêm tốt, nhà ta không có giống điền địa, hạt tiêu thì chớp bát cũng được.” Bố tôi vốn sợ ông tôi một phép, nhưng rượu vào ương tính: “Chớp bát gặt tháng tám, phải cấy sau vụ chiêm chứ!”.

Ông nội tôi vốn người cương trực, năm 18 tuổi mới vào làng, dĩ nhiên thuộc hạng trai rốt, phải phục dịch hầu hạ làng mọi thứ cần thiết. Năm ấy làng tổ chức đại tế thần thành hoàng, làm thịt lợn, bỏ vào nồi ba mươi luộc, cái thủ cúng thần Anh, cái nọng cúng thần Em, thịt thái chia phần kèm xôi cho các bàn nhất, nhì, ba, tư, và suất đinh. Mỗi suất đinh chỉ được một miếng thịt bằng đốt tay và một cục xôi không to hơn ngón tay cái, gọi là “phần chục”. Người “đầu que” đứng đầu phe giáp chịu trách nhiệm chia phần, ai bị thiếu phần họ trình làng, làng bắt phạt một con lợn và ba đấu gạo nếp để mời làng. Lễ đại tế thần linh, thịt xôi chia phần, bộ lòng luộc lên để các cụ nhắm rượu. Riêng cái “khấu đuôi” (khúc đại tràng kèm theo cả cái đuôi) dành biếu thầy Lý vất vả lo toan việc quan. Còn lại nồi nước “xuýt” (nước luộc thịt và lòng) tháo khoán cho “làng trai” (từ tuổi 18 đến tuổi 45) ai muốn húp được mấy bát thì húp...

Luộc thịt lợn rồi lòng lợn xong, ông nội tôi rút bớt củi dưới đít nồi. Hào Nương khi ấy cậy thế đàn anh (mặc dù mới vào làng năm trước) mắng chửi như tát nước vào mặt ông nội tôi: “Nước xuýt thì phải nóng sôi sùng sục, vừa húp vừa xuýt xoa mới ngon. Đầu óc mi rõ ngu như lợn!”.

Ông nội tôi tức quá, múc ngay một gáo nước xuýt đổ lên đầu Hào Nương. Hào Nương bị nước xuýt lợn dội ướt cả đầu tóc, chảy xuống áo quần, vội vàng ôm đầu chạy thẳng một mạch về nhà. Hôm sau, Hào Nương mang chục khẩu trầu và một chai rượu đến trình Lý trưởng. Lý trưởng Hênh, họ Lê Đức. Hào Nương họ Lê Thế. Ông Lý nói giọng lè nhè quen thuộc: “Họ Lê Đức (tức Lê Hữu) thế lực lớn, người đông chiếm gần nửa làng. Họ Lê Thế của mi được mấy mống người, nước mẹ gì mà bắt nạt thằng họ Hoàng ngụ cư? Hắn ngụ cư nhưng nhà hắn mấy đời làm thầy, nhà ai mà chả có cơn đen, vận túng, tà ma quấy nhiễu, ốm đau bệnh tật, lại phải nhờ vả đến cha con hắn...Thôi! Cứ để cho hắn quen thói làm càn, rồi có lúc tao sẽ đuổi cả nhà thằng ngụ cư ấy về Nam về Bắc quê hương bản quán nhà hắn!” Chuyện này do chính Lý Hênh kể lại cho nhiều người nghe, khi ông say rượu, bị ngã què chân, bà con xóm giềng đến hỏi thăm. Còn ông nội tôi không hề nhắc lại câu chuyện cũ đã được thiên hạ truyền tụng, có lẽ vì cụ sợ con cháu biết sẽ bắt chước làm điều càn dỡ.

Đang ngày Tết Trung thu, ông nội tôi thấy bố tôi dám cãi lúa bát không bao giờ cấy vụ chiêm, chỉ lườm một cái, mắng một câu: “Thật ngu như con bò!” Bố tôi đã đậm hơi men, cãi hăng thêm: “Con bò ngu mà có sách!”. Lập tức ông nội tôi nắm lấy cổ chai rượu toan đập vào mặt bố tôi. Rất may, chú tôi đỡ kịp, ôm chặt cả bàn tay, cánh tay ông tôi. Mọi người xúm lại can. Bố tôi sợ bị đòn, vội vàng bỏ miếng lươn củ chuối đã gắp lên bát mà chạy...

Ông tôi nóng ngay đấy, lại nguội ngay đấy. Ông nói: “Thôi, tiếp tục! Ngày Tết cốt được vui. Các cụ có khi còn ngồi trên bàn thờ lại quở cho!” Ông nội ngoảnh lại, ngó lên bàn thờ gia tiên trong nhà, có mấy nén hương còn sót sắp tàn đang toả khỏi trầm thơm nghi ngút.

Vầng trăng tròn vành vạnh đã treo lơ lửng trên đầu làng Phủ. Ông nội tôi nói: “Rằm trăng náu, mười sáu trăng tròn. Tối mười lăm trăng đã tròn sáng thế này là tốt lắm!”. Bà nội tôi cười: “Giống bát chớp không thiếu, ruộng ta đã quen chiêm bắc, chiêm ếch, tôi định cứ giống cũ mà làm. Tôi nghe nói dưới làng Trúng, làng Nhe người ta cấy cả lúa rua...nhưng thôi, mặc họ”. Ông nội tôi gật đầu: “Tuỳ bà, giống chi mà ưa đồng mình, không lo bị mất mùa riêng là được...”.

(Nguồn: Tuấn Công Thư Phòng)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ   CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 2 I_icon13Fri 19 Aug 2022, 10:13

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Hồi ký viết lúc hoàng hôn)

Hoàng Tuấn Phổ



CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 2 Img_1610


                 Từ năm đi học xa, Tết Trung thu năm nào tôi cũng cố về nhà, nhưng không khí Tết kém vui dần, vì ông nội tôi đã mất năm 1946, chú thím tôi ra ở riêng nhà bên cùng với bà nội tôi. Nhà tôi chỉ còn lại bốn người, vẫn trải chiếu giữa sân với mâm “cỗ Tết” đơn sơ rau muống luộc, cá đồng om mẻ. Đặc biệt không bao giờ thiếu món củ chuối bung lươn. Đêm ấy, nằm bên mẹ, tôi lại được nghe tiếng ru ngâm giọng ấm áp, ngọt ngào như tuổi còn ấu thơ:

Đang cơn bình địa nổi ba đào
Ai đem củ chuối mà ngào với lươn

         Tất cả đã xa xưa lắm rồi! Bây giờ gia đình tôi chỉ có nỗi buồn đau, khi âm thầm, lúc sôi động như vô tận. Trên khoảng sân rộng trở nên mênh mông. Chỗ “ngày xưa” trải chiếu cả đại gia đình ngồi ăn Tết thưởng trăng, nay đám gạch bát sắc nâu tươi đã hoá màu tiết đọng thâm sì. Đó là đại dấu tích, một vết thương tích lớn về trận hoả thiêu độc nhất vô nhị đối với kho sách vở của gia đình tôi tích luỹ qua nhiều đời. Chúng bị kết án là tàn tích phong kiến đế quốc, là tài liệu tuyên truyền phản cách mạng, mặc dù rõ ràng giấy trắng, mực đen, nội dung là tuyên truyền, giáo dục cách mạng. Cho cả đến cuốn gia phả họ Hoàng và quyển học bạ lớp 7 phổ thông, giấy chứng nhận học lực của tôi cũng thành tro bụi. Họ vô tình hay cố ý triệt tiêu từ nguồn gốc gia đình, dòng họ đến cả tương lai, hi vọng của tôi, nếu tới lúc nào đó có thể hi vọng chút tương lai hết sức bé nhỏ?

         Càng nghĩ càng buồn! Tôi nhớ một câu hát cũ: “Ôi ta buồn ta đi lang thang...” Riêng tôi, tôi đâu có được đi lang thang để khuây khoả nỗi buồn mênh mang không bờ bến? Tôi chỉ được ra đến ngõ, nếu tôi vượt quá giới hạn, ông chó đá ngồi canh giữ tà ma sẽ nhắc tôi dừng bước. Chủ tịch Lời đã sai công an Lưỡng đến nhà tôi truyền lệnh: Hễ ra khỏi ngõ nửa bước, cứ trói nghiến lại, điệu cổ hắn lên xã lập biên bản tội chạy trốn, để bỏ tù mọt gông, tiệt hết giống nòi phản động!

         Tôi đã bắt đầu nhận ra bản chất Lê Quang Lời. Mồm miệng ông thở ra khói, ra lửa. Lời lẽ ông có sắt của gươm, có thép của súng, có đồng của đạn. Súng đạn còn ở đâu nữa, ở ngay mồm ông, cất giấu trong bụng ông! Không biết thời gian làm lính bảo an tay sai cho Pháp-Nhật, ông đã lập thành tích phản dân hại nước gì? Vậy mà ông quyết đấu tranh đến cùng, mình là đảng viên đầu tiên của Đảng bộ xã Quảng Hoà?! (Việc này, năm 2008, tôi làm sách “Địa chí huyện Quảng Xương” nên biết rõ).

         Vườn nhà tôi ở phía trước nhà, rộng khoảng hơn hai sào ta. Vốn xưa kia nó là cồn cây, mả củi của ông tộc trưởng họ Lê Văn, nằm chung thân đất với sân và nhà. Đằng sau cái nhà trên của gia đình tôi, là ngõ ống dài đi vào khu nhà thờ họ Lê Văn. Thế đất “chó ỉa đầu làng” của nhà tôi phải trải qua 200 năm, các cụ ra sức cải tạo, mở mang mới thành một thế đất được nhiều người khen là đẹp.

         Buồn quá, tôi thơ thẩn ra sân, càng buồn hơn, tôi lại thẩn thơ ra vườn. Vườn rộng, nhưng là vườn tạp. Tuy vậy, thở ấu thơ đến thời niên thiếu, nó là thế giới kì diệu, hấp dẫn, một khu rừng tuyệt vời đối với tôi. Tôi không thể nhớ hết có bao nhiêu giống cây cỏ. Hồi nhỏ, chúng  tôi hay chơi trò đố lá. Mỗi đứa ra vườn hái một ôm lá cây và cỏ đem vào sân để đố nhau, đoán xem là lá cây, cỏ gì. Nhiều thứ lá bị bứt khỏi cây, rất khó nhận ra. Bạn nào đoán trúng nhiều thì thắng, được búng tai bạn thua ba cái. Cả bọn vỗ tay cười vang. Bởi vậy, kiến thức về thế giới thực vật nhờ vào quan sát của chúng tôi được nâng cao, không trông chờ ở sự chỉ bảo của người lớn. (Ngày nay, mấy đứa cháu tôi học trên thành phố về thăm quê ra vườn không phân biệt được rau diếp với rau cải, cây tỏi với cây hành!)

         Thực ra, nếu cần thiết, tôi  chịu  khó tốn công một chút vẫn hình dung hình dáng, vị trí từng cây, cỏ ra sao, cả những loài dây leo, do đó, bây giờ, khi viết cuốn “Bàn về y học dân gian” (chưa có điều kiện xuất bản) khỏi tốn công hỏi han tìm kiếm, ví dụ: Dưa chuột rài quả bé tí chữa bệnh thận, dây bòng bong tưng tứng trị thương tích,v.v...

         Sau thời gian bận học hành xa nhà, vườn cây cỏ nhà tôi vẫn thuỷ chung xanh tốt, rậm rà chờ đợi. Cây dung ngày nhỏ cho tôi nhiều quả ăn lúc đói lòng. Cây sắn thuyền bắt đầu có quả chín tím đỏ giữa những chùm xanh chíu chít như sung. Hai cây dừa vô tư đứng nghiêng nghiêng soi gương mặt ao, lá dài thướt tha, nhàn nhã phe phẩy ghẹo trêu đàn cá mè nổi lên hớp không khí. Giữa vườn, một đám chè xanh vài ba chục cây tuổi tác nhiều năm, cánh hoa trắng muốt, nhuỵ vàng thơm ngát. Thân chè rêu mốc, gỗ làm nõ điếu hút kêu giòn giã, gọt miệng sáo diều thả bay lên trời vang vọng tiếng vi vu, xen lẫn âm thanh ru ru như cồng chiêng, lúc mơ hồ, khi thoảng hoặc như chốn tiên cung, thượng giới...Sớm sớm, bà nội tôi bắc ghế cao hái chè, đủ uống trong ngày. Các cụ quen uống nước chè xanh đặc, gọi là đặc “cặm tăm”. Chè vừa đun xong, đun trong ấm đất, rót ra bát tô, mùi thơm toả hương, khói bay nghi ngút, các cụ uống ngay, vừa thổi phì phù, vừa hít hà, tận hưởng hương vị đất trời đã cho con người một loài cây lá đặc biệt!

         Đứng giữa bờ vườn sát ngõ đăng đối với phía bên kia là cây núc nác:


Vào rừng không biết lối ra
Thấy cây núc nác ngỡ là vàng tâm

         Đó là chuyện của ai kia, với nhà tôi, các cụ xem núc nác là cây quí. Vỏ nó chính là vị hoàng bá nam làm thuốc, thay cho hoàng bá bắc phải tìm mua của Trung Quốc, công dụng không khác gì nhau. Chợ Nguyễn xã tôi thường bán nhiều cá nhám tươi, dân biển đưa lên, giá rẻ, thịt nạc, chỉ có một cái xương sống là xương sụn, cũng cứng như đầu của nó, nhai mềm sần sật. Bộ lòng cá nhám nấu dấm rất ngon. Cá nhám chửa đẻ con. Trong bụng con cá nhám có thể chứa đến gần chục cá con, cũng cho ta nồi dấm mẻ, dấm khế, không thứ cá nào sánh nổi. Nhưng nhược điểm của cá nhám là mùi khai, thành ra, “cái nết đánh chết cái đẹp”! Bà nội tôi kho thịt cá nhám với lá núc nác, dùng lá núc nác trị cái “nết khai” của nó. Thực ra, chỉ hạn chế được phần nào thôi. Muốn cá nhám hoá thơm tho, ăn ngon tuyệt, phải nướng cháy lớp da. Đây là thủ phạm gây ra mùi khai, vị nồng khó chịu. Cho nên, cá nhám ăn gỏi rất ngon, không kém gì cá đuối, cá lanh...Tất nhiên, phải lột bỏ lớp da nhám xàm xạp. Bà nội tôi cũng biết điều này. Nhưng tính cụ là vậy, bỏ cả bộ da con cá to đi, cứ thấy tiêng tiếc không đành! Thế mới có câu “sống mỗi người mỗi nết...”

         Theo quan niệm xưa, cây núc nác kị tà ma quỉ quái. Nó đứng ở đâu, lũ ấy đều không dám bén mảng tới gần. Thế mà một cây núc nác phía bên kia bờ ngõ, cao đến 3 thước tây đang tươi tốt bỗng dưng bị héo rũ dần rồi chết! Nói bị sâu ăn rễ hay đục thân? Điều này ít xảy ra với giống cây gỗ xơ. Bố tôi trên đường lên huyện Nông Cống thăm chú Ngãi ở xã Thượng Vạn, làng Lê Xá, đi qua Đò Sòng, hay ghé vào chơi với ông thầy Mù, làng Bến (nay thuộc xã Hoàng Giang). Ông bị mù từ lọt lòng, cha mẹ nhân đó đặt tên Mù. Càng lớn lên ông càng thông minh, mẫn tiệp. Cha mẹ cho đi học, ông không đọc được chữ, cũng không biết viết, nhưng chỉ nghe qua một lần bạn học, thầy giảng là nhớ nhập tâm ngay, không sai nửa chữ. Thầy cho học Kinh Dịch, ông thuộc từ đầu chí cuối. Thế là ông thành thầy bói và bói rất giỏi, nổi tiếng gần xa. Nhờ nghề này, ông tự kiếm sống, không phải ăn bám vào ai.

         Người ta nói: Thầy bói “nhãn nhập tâm” nên thông minh sáng suốt, thấy hết, biết hết việc đời. Tôi nghĩ không phải người mù nào cũng được như vậy. Đặc biệt, tai người mù rất thính, thính đến mức nếu đã được gặp gỡ một hai lần, chỉ cần nghe tiếng bước chân đủ biết người ấy là ai, lạ hay quen, nếu quen thì đích thị là ai.

         Lần ấy, bố tôi vào thăm chơi, thầy Mù không cần gieo quẻ, chỉ bấm đốt ngón tay rất nhanh rồi nói: “Nầy anh kí Thuỳ, tôi biết anh vô đây thăm tôi, không có ý hỏi tôi việc chi, nhưng chỗ thâm giao, tôi biết chi thì cứ nói. Nhà anh có một cái cây bị chết do đứa cường tà xâm nhập nhà ta để quấy phá, nên các pháp sư bắt trói giam giữ đã lâu. Anh cứ để mặc hắn ở đó với cái cây chết, không cần bận tâm!”

         Bố tôi cười: “Anh Mù làm thầy thiên hạ rõ xứng danh lắm!”.

         Thầy Mù bật cười to: “Mù tôi không xứng còn ai mới xứng!”

         Khi trở về nhà, bố tôi đem chuyện kể lại với ông nội tôi. Nghe xong, cụ im lặng, không nói gì.

         Cây núc nác cứ đứng như trời trồng, cành lá trơ trụi, trên ngọn teo tóp dần, trông rất chướng mắt. Ai nói chuyện chặt đốn đi, ông nội tôi nghiêm mặt; “Hãy cứ để đó!”. Kì lạ thay! Chừng một năm sau, cây núc nác ấy dần dần sống lại! Vì thế, trong gia đình tôi ai cũng bảo: Giống núc nác thiêng thật!

         Hai cây núc nác bao năm đứng đầu ngõ, trước lối vào sân để trấn ngự tà ma, quỉ quái, một cây cao, một cây thấp (do bị làm cột trói cường tà), đến cải cách ruộng đất thì hết thiêng. Số là năm 1956, Đội tịch thu nhà tôi chia cho hai nông dân: Lê Văn Tốn và anh Nậu tôi (lúc này đã đổi họ Hoàng sang họ Lê). Hai anh chia nhà cửa, sân, vườn, chặt cả cây núc nác cho khỏi vướng.

         Đầu năm 1957, Tốn và Nậu đều sinh hạ hai đứa con trai, nhưng cùng mắc dị tật. Con anh Tốn không có lỗ đít, con anh Nậu chỉ có cuống lưỡi. Thiên hạ kháo nhau, thành ra đứa biết ăn không biết ỉa, đứa biết ỉa không biết ăn! Hai anh vô cùng lo lắng, rủ nhau lên bói thầy Mù. Thầy Mù bảo đặt tiền quẻ, bói mỗi người một quẻ, rồi khẽ lắc đầu: “Một nhà hai chủ, đều vô gia cư, ở đỗ nằm nhờ cái đất lạ lắm, lắm phật thánh, cũng nhiều yêu quái, nên sinh ra nửa người, nửa ma, phải tìm nơi lễ tạ mà sớm tìm chỗ ở khác!”.

         Hai anh phát hoảng, nghe nói điện thờ Phúc Tâm (nay thuộc xã Quảng Vọng, Quảng Xương) thiêng lắm, lén rủ nhau đi xuống đó lễ tạ thần thánh. Anh Nậu xin chuyển đến ở cái bếp nhà địa chủ đang bỏ không. Anh Tốn xin ruộng đắp đất lập trại ở Bái Cốc. Nhà tôi thành ngôi nhà bỏ hoang, không ai dám dòm ngó tới. Ban ngày chuột đàn chạy rúc rích, ban đêm lũ mèo động hớn, con đực ghẹo con cái gào thét thảm thiết, con cái sung sướng rít lên từng hồi rùng rợn như ma khóc, quỉ hờn! Trong thời gian này, bố mẹ tôi ở đâu? Cả hai ông bà trú dưới mái lều thấp tịt, bé tí bên bờ ao đình, nép mình bên gốc cây vông. Xóm làng, anh em họ hàng đều xa lánh vì sợ bị liên luỵ. Nhìn qua khoảng ao rộng là bố mẹ tôi có thể thấy rõ ngôi nhà cũ thân yêu đã bắt đầu dột nát. Từng mảng tàu kè cùn xám xịt sụt rơi chưa nỡ lìa xa mái lợp, đu đưa trước gió như vẫy gọi người thân...

(Nguồn: Tuấn Công Thư Phòng)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ   CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 2 I_icon13Wed 24 Aug 2022, 09:03

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Hồi ký viết lúc hoàng hôn)

Hoàng Tuấn Phổ



CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 2 Img_2012


                  Đang trong thời kì bị giam lỏng, nên tôi tiếp tục khám phá mảnh vườn nhà. Vườn nhà tôi có hai cây quí: Cây mít nhão mọc cạnh bờ rào ngõ cách cây núc nác cao chừng mươi lăm bước, và cây mít mật đứng bên bờ ao ngay đêm lao xao gió lá. Kỉ niệm thú vị nhất đối với tôi là mùa đánh bẫy chim vành khuyên. Nó là giống chim di trú, mùa đông bay về từng đàn dạo cánh khắp vườn tược, tìm hoa hút mật, tìm quả chín ăn chơi. Khi bay lướt qua ngọn cây hoặc nhảy nhót chuyền cành, vành khuyên đều kêu “tí ti...tí tiii” rời rạc từng tiếng hoặc liên tục. Lúc rời ngọn cây đồng loạt bay vù lên, chúng đồng thanh kêu “tí ti”, tạo thành bản hoà tấu trẻ thơ của loài chim bé bỏng nghe rất vui. Với những thanh âm “tí ti” bé nhỏ, rất khó phân biệt chim khuyên kêu hay hót. Chúng không dạn người, cũng chẳng sợ người. Dường như với người, chúng ít bận tâm. Tuy nhiên, chúng luôn tỉnh táo, cảnh giác tất cả, từ tiếng động lạ, đến bóng dáng đáng ngờ.

           Tôi thích đánh chim khuyên chơi vào những ngày nghỉ học. Tôi trèo lên cây mít mật bờ ao, treo cái lồng bẫy lên cành cao. Không có chim mồi, tôi thả vào ngăn bẫy mấy bông hoa râm bụt, và hoa dong riềng. Từ phía xa xa, chim khuyên với đôi mắt tròn xoe, sáng lấp lánh, chung quanh viền vòng màu trắng, phát hiện ra ngay bông hoa sắc đỏ chót. Chúng bay đến đậu trên nóc lồng, nhận biết ngay loại hoa này không có mật. Chúng chú ý nhiều hơn những bông hoa dong riềng ở mấy ngăn bên cạnh. Hoa rong riềng rất dài chỉ e ấp mấy cánh màu đỏ tươi trong lớp đài hoa vàng lợt. Con nào cũng tranh nhảy xuống trước. Cần bẫy lập tức rời khỏi chốt bẫy và nắp bẫy sập xuống trong chớp mắt. Lũ chim ham mồi giật mình bay tung. Nhưng tất cả đã muộn! Tôi nhẹ tay bắt từng con một thả vào nửa lồng bên dưới.

           Thời trước chưa có thức ăn chế biến sẵn dành cho chim khuyên. Tôi nuôi vành khuyên bằng cơm nhai nhuyễn và chuối chín nhừ. Nhưng chim chỉ sống được vài tuần lễ, bị xù lông, đứng cù rù rồi lăn quay ra chết, nằm ngửa phơi lớp lông bụng trắng nhợt, đôi chân bé xíu bằng que tăm bơi bơi trong không  khí. Nó đang giẫy chết chăng? Không, nó đang vật lộn với cái chết để giành giật lại sự sống!

           Chim vành khuyên sống trong khoảng không gian bao la trên những vườn cây nối tiếp nhau vô tận. Chúng rất hay hót, và hót rất hay. Nhưng bị nhốt giữa bốn bức tường bằng chấn song tre, chúng vẫn  được đi lại, bay nhảy, mà tiếng hót cừ mờ dần, để tiếng  kêu càng nổi rõ hơn. Sống cảnh chim lồng, cá chậu, con chim vành khuyên bé bỏng này cũng biết buồn sao? Thì ra chim cũng như người, ưa sống tự do cùng với bày đàn của nó...Rất may, tôi đã kịp tỉnh ngộ, chỉ đánh bẫy chơi, sau đó lại mở rộng cửa lồng tre... Nó lao vút ra, bay vù lên trời, không một tiếng hót chào từ biệt, chỉ thả lại vài mảnh lông xơ lơ lửng. Đó là dấu hiệu của sự tổn thương, mà tôi hy vọng thời gian sẽ giúp nó hàn gắn lại tất cả...

           Đứng ở gốc cây mít, tôi nhìn xuống ao, cái ao tù nước đọng một màu vàng đục, lơ thơ mấy cọc tre rêu bán đen ngòm. Một con chim trả ở đâu bay đến đậu tự nhiên trên đầu cọc, không cần biết có người đang đứng bên gốc mít. Giống chim trả đồng bé nhỏ hơn nhiều so với chim trả trời, lông cánh chúng đều xanh biếc tuyệt đẹp. Nó ngồi như chết lặng trên đầu cọc, cặp mắt tinh tường nhìn xuyên thấu màu nước đục ngầu lấp loáng ánh mặt trời lọc qua tán cây xanh, thấy rõ từng con tép đang bơi. Nó không thích tép, chả bõ dính lưỡi.  Nó cần tóm cổ giống cá mại, cá mương khoái mỏ, vừa họng. Nhưng lũ cá tôm lớn nhỏ sợ cảnh “cháy thành”, ban ngày trốn vào hàm ếch bờ ao, hoặc nấp dưới bờ cỏ rậm, một cách tự vệ vô ích. Con chim trả kiên nhẫn chờ đợi, đợi chờ..., mặt nước chẳng hề sủi tăm hay gợn sóng. Nó chán nản bay vù đi. Đôi cánh tựa hai tia sáng xanh biếc, nhanh như chớp biến mất trong không gian im lìm, khiến cho nỗi buồn lòng mình càng xót xa không bờ bến.

           Một buổi sáng, bố tôi đột ngột trở về. Đi kèm áp giải là công an đeo súng lục, bộ đội đeo súng trường, cùng rất đông cán bộ, chính quyền đoàn thể. Trông bố tôi chẳng khác nào kẻ tử tù bị đưa đến như xử tội. Tôi nhìn mà run bắn cả người. Họ không đưa bố tôi vào nhà, mà bắt ông dẫn thẳng ra ngoài vườn, chỗ cây mít nhão. Đoàn người vây quanh cây mít. Mấy công an thôn xã đã chuẩn bị sẵn thuổng cuốc. Họ bắt tay đào bới, hăm hở như muốn lục tung, lật ngược cả gốc cây mít để tìm vàng bạc, châu báu. Nhưng ngoài mấy mảnh vỡ của nồi đất, be sành, thì không thấy gì cả! Bỗng bố tôi kêu to: “Ôi trời! Đứa nào đã đào lấy trộm mất rồi!”. Lập tức, bố tôi bị một quả đấm như trời giáng vào giữa mặt, kèm theo một cú thúc chí tử vào vạng mỡ. Ông loạng choạng rồi gục ngã ngay dưới gốc mít! Tiếng ai đó thét lớn: “A, mi dám cả gan đánh lừa bọn tau, đánh chết tươi chôn liền xuống gốc mít mới đáng đời quân phản cách mạng!”. Hoá ra họ đào bới để tìm khí giới, súng ống. Vì bị cực hình tra tấn, nên bố tôi buộc phải nhận tội và khai bừa là đang giấu ở gốc mít cho xong. Điều này đúng như lời hai ông thẩm phán đã tra hỏi tôi trên huyện...



CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 2 18076610

Cây mít 108 năm


Ông chỉ huy (tôi nghĩ vậy) khoát tay ra lệnh: “Thôi! Giải đi!”. Tôi đoán họ sẽ vào khám nhà, lục soát mọi xó xỉnh. Bố tôi và đoàn người áp giải, súng ống lăm lăm đã vào đến sân. Tôi không còn hồn vía nào, đầu óc tối tăm mù mịt. Tôi như chuột chạy cùng sào, chỉ còn biết ôm cây sào chờ chết, chết trong lúc mẹ tôi và anh Nậu cắm đầu cúi cổ nhổ cỏ lúa chiêm ngoài đồng. Bữa trưa hôm nay thiếu vắng tôi, chắc mẹ tôi nước mắt chan cơm...Chợt loé lên một tia sáng. Tôi nhận nhớ ra trong buồng mẹ tôi ngủ và cất đồ đạc linh tinh còn có một cái giường cưới đóng bằng tre, thời mẹ tôi về nhà chồng. Nhanh như cắt, tôi nhảy lên giường, đắp chiếu nằm co quắp như người đang ốm. Mà tôi ốm thật. Người nóng bừng bừng như đang lên cơn sốt!

           Có tiếng chân người đông và tiếng nói xôn xao. Hình như họ đang tiến vào nhà trên. Có lẽ là lục soát xong nhà trên rồi mới đến nhà dưới. Tôi nằm im, không cựa quậy, nín thở như người đã chết. Vậy mà hai hàm răng cứ va vào nhau cầm cập! Tôi cố giữ bình tĩnh mà không được. Không hiểu sao tiếng bước chân thình thịch, tiếng lao xao bàn tán của đám đông lại như xa dần, mờ dần. Đầu óc tôi mê mẩn rồi sao? Tôi đẩy tụt chiếc chiếu xuống chân, hé mắt nhìn ra. Nửa mừng, nửa lo. Tôi thấy nhà cửa không một bóng người, ngoài sân vắng ngắt. Một sự im lặng đáng sợ! Nhưng đúng là họ kéo đi cả rồi. Chắc họ giải bố tôi đi để tiếp tục tra khảo, và ông sẽ phải chịu hình phạt ghê gớm hơn dành cho kẻ ngoan cố. Nhưng đâu phải bố tôi ngoan cố. Tội gì thì có thể khai bừa, chứ khí giới, cái đồ tàn bạo của kẻ giết người kia lấy đâu ra? Tôi bán tín, bán nghi, ngờ rằng bố tôi bị oan, chứ làm gì có súng, có đạn.



CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 2 18010110

Hàng năm cụ mít vẫn cho quả


Cây mít nhão hơi bị đổ nghiêng. Chiều hôm ấy mẹ tôi và anh Nậu không ra đồng nhổ cỏ, mà ở nhà đắp đất trồng lại cây mít. Đây là cây mít bà nội tôi trồng. Bà được ăn mít bên ngoại (ông cố Lưu, cụ thân sinh, người cùng làng ở xóm Bắc) thấy ngon, đem hạt về trồng. Năm ấy (1907) bà nội tôi có mang, ăn rở mít, năm sau sinh bố tôi (1908). Bà gieo gửi một hạt (chọn từ múi mít to nhất) ở cạnh bờ rào ngõ. Năm bố tôi ra đời cũng là năm hạt mít bật lên mầm xanh to mập, lớn nhanh lấn át  mọi thứ dây leo, cỏ dại bưng bồng bưng bí sống bám nương tựa bờ rào xương rồng. Cụ mít ấy sống đến nay (2016) đã 108 tuổi, gốc vẫn bền, nên dù có bị sâu, nhưng chết cành này mọc ngay cành khác, lớn nhanh, khoẻ mạnh, xanh tươi bốn mùa, vụ nào cũng cho quả.


(Nguồn: Tuấn Công Thư Phòng)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ   CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 2 trong tổng số 6 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện Sưu tầm :: Hồi ký, tuỳ bút-