Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3  Next
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine   Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 I_icon13Thu 31 Mar 2022, 07:53


Liên Hiệp Quốc lập ủy ban điều tra tội ác chiến tranh Ukraine

Bình Phương

Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 Gettyi10

Một khu dân cư ở thủ đô Kyiv Ukraine bị phá hủy bởi hỏa tiễn của Nga hai tuần trước. Phía Nga luôn phủ nhận quân đội của họ tấn công vào dân thường bất chấp rất nhiều hình ảnh cho thấy ngược lại. Ảnh Anastasia Vlasova/Getty Images


Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc hôm thứ Tư 30 tháng Ba đã chỉ định một ủy ban điều tra các cáo buộc tội ác chiến tranh và xác định những người chịu trách nhiệm gây ra các tội ác đó trong cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

Ủy ban điều tra được Hội đồng chỉ định hôm nay gồm có ba người, có thời gian hoạt động ban đầu khoảng một năm để “thiết lập các dữ kiện thực tế và nguyên nhân gốc rễ” của bất kỳ tội ác nào. Hồi đầu tháng này, Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết yêu cầu lập một ủy ban điều tra về cuộc chiến.

Các nhà lãnh đạo Ukraine và chính phủ Hoa Kỳ đã cáo buộc lực lượng Nga phạm tội ác chiến tranh. Chính phủ Nga phủ nhận việc quân đội của họ cố tình nhắm mục tiêu vào dân thường, bất chấp lời khai của các nhân chứng, hình ảnh chụp thực tế, video và hình ảnh vệ tinh cho thấy sự phá hủy các trung tâm dân sự, bao gồm cả các tòa chúng cư, bệnh viện, nhà hát, trường học và cơ sở tôn giáo.

Việc thành lập ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc nằm trong một loạt hoạt động quốc tế nhằm tìm kiếm và quy trách nhiệm về các tội ác quốc tế đã xảy ra ở Ukraine. Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court – ICC), Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (Organization of Security and Cooperation in Europe – OSCE) và khoảng 10 quốc gia đã bắt đầu các cuộc điều tra riêng của họ về cuộc chiến.

Chính phủ Ukraine đã tán thành một đề nghị được rất nhiều cựu lãnh đạo chính phủ và luật sư quốc tế đưa ra vào đầu tháng Ba, kêu gọi thành lập một tòa án quốc tế đặc biệt để bảo đảm rằng giới lãnh đạo của Nga sẽ không thể trốn tránh trách nhiệm cho hành vi xâm lược của mình.

Trong báo cáo trước Hội đồng Nhân Quyền hôm nay thứ Tư, bà Michelle Bachelet, người đứng đầu cơ quan nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, cho biết kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu cuối tháng trước đã có ít nhất 1,189 dân thường thiệt mạng, hơn 10 triệu người phải di tản khỏi nhà cửa và hơn bốn triệu người đã tị nạn ở các nước láng giềng ở phía Tây Ukraine. Các quan chức Liên Hiệp Quốc cho biết, con số nhân mạng bị thiệt hại trong thực tế có thể cao hơn nhiều.

“Nỗi kinh hoàng và nỗi thống khổ của người dân Ukraine có thể cảm nhận được và đang được cảm nhận trên khắp thế giới,” bà Bachelet nói và nhấn mạnh, các cuộc tấn công nhằm vào hơn 50 bệnh viện Ukraine và các cuộc bắn phá bừa bãi có thể cấu thành tội ác chiến tranh.

Hội đồng Nhân Quyền đã chọn ông Erik Mose, một thẩm phán người Na Uy và là cựu chủ tịch Tòa án Hình sự Quốc tế – nơi đã truy tố những thủ phạm gây ra tội ác diệt chủng ở Rwanda – làm người chủ trì cuộc điều tra của ủy ban hội thẩm mới. Các thành viên khác bao gồm Jasminka Dzumhur, một cựu thẩm phán và hiện là thanh tra nhân quyền ở Bosnia, và Pablo de Greiff của Colombia, một cố vấn kỳ cựu về các vấn đề tư pháp cho các tổ chức quốc tế, và giám đốc chương trình tư pháp tại Đại học New York.

Giống như các ủy ban điều tra khác về các cuộc khủng hoảng phần lớn công việc của ủy ban hội thẩm dự kiến sẽ tập trung vào tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người. Nhưng nhiệm vụ của nó cũng bao gồm việc điều tra các tội ác “trong bối cảnh cuộc xâm lược Ukraine”, nghĩa là ủy ban sẽ xem xét và cung cấp bằng chứng về tội xâm lược – một hành vi phạm tội trong luật quốc tế đã từng được xét xử tại các phiên tòa ở Nuremberg năm 1945.

Điều tra và truy tố tội phạm chiến tranh và tội ác chống lại loài người là một quá trình có thể kéo dài nhiều năm, và thường chỉ có thể truy tố các chỉ huy cấp trung ở chiến trường. Còn tội xâm lược, “là tội duy nhất dẫn thẳng đến giới lãnh đạo”, theo nhận định với báo New York Times của Giáo sư Philippe Sands – giáo sư Luật tại University College London và là một luật gia quốc tế nổi tiếng.

Tuy nhiên, đối với tội xâm lược trong trường hợp của Ukraine, Tòa án Hình sự Quốc tế không đủ thẩm quyền tài phán. Nhiều luật sư nói rằng ủy ban điều tra do Hội đồng Nhân quyền chỉ định chỉ có thể giúp củng cố các lập luận về việc thành lập một tòa án quốc tế đặc biệt để truy tố tội xâm lược của giới lãnh đạo Nga hiện nay.

Nguồn: SÀI GÒN NHỎ
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine   Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 I_icon13Thu 31 Mar 2022, 09:21

Mỹ đã đoán trước hầu hết mọi hành động của Vladimir Putin ở Ukraine.

Carrington Clarke và Peter Jones



Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 F620d010

Có một lịch sử gián điệp lâu đời giữa Hoa Kỳ và Nga và tiền thân của nó là Liên Xô. (Reuters: Maxim Shemetov)


Trong khi Hoa Kỳ không ngăn chặn được cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, chính quyền Biden dường như đã thấy nó sẽ diễn ra một cách chi tiết.

Trong những tuần lễ trước cuộc xâm lược vào ngày 24 tháng 2, khi Nga tập trung binh sĩ và vũ khí ở biên giới nước láng giềng, các quan chức cao cấp của Mỹ đã cảnh báo một cuộc tấn công sắp xảy ra, bất chấp việc Điện Kremlin liên tục chối bỏ.

Khi Nga uy hiếp Ukraine từ xa, ngay cả chính phủ Ukraine đôi khi cũng coi việc thiết lập này là điều đáng trách chứ không phải là tiền đề của chiến tranh.

Các phóng viên hỏi Tổng thống Mỹ Joe Biden tại sao ông lại tin rằng người đồng cấp ở Nga Vladimir Putin đã quyết định xâm lược Ukraine.

"Chúng tôi có một năng lực tình báo đáng kể," ông trả lời một cách đơn giản.

Ông Biden cũng tuyên bố biết chính xác những gì ông Putin có trong kế hoạch - kể cả ngày cụ thể.

Cứ như thể các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã đánh trúng tâm trí của một nhà lãnh đạo nước ngoài khét tiếng về việc bảo vệ bí mật của ông ta.

Vậy Mỹ đã lừa dối hay họ thực sự biết những gì Nga đã lên kế hoạch?

Khả năng có một điệp viên trong Điện Kremlin

Là một cựu điệp viên bậc tổ sư, Putin biết tầm quan trọng của tình báo và cố gắng giảm đến tối thiểu năng lực của kẻ thù, dù thực sự hay cảm nhận, biết được kế hoạch của mình.


Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 9f426110

Vladimir Putin từng là điệp viên của KGB từ năm 1975 đến năm 1991, trong đó có 5 năm bí mật làm phiên dịch ở Đức. (Wikimedia Commons: Kremlin)


Ông ta được cho là vẫn dựa vào các chiến thuật đã học được khi còn là một điệp viên KGB.

Cho đến ngày nay, ông ta không tin tưởng vào kỹ thuật, biết rằng Hoa Kỳ duy trì năng lực xâm nhập xuất chúng trong Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) và Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA).

"Người ta nói rằng ông ta rất hiếm khi sử dụng email và các cuộc điện đàm của ông ta được sử dụng rất chọn lọc", Calder Walton, một nhà sử học và chuyên gia tình báo tại Trường Harvard Kennedy cho biết.

"Thế giới quan của ông ta bị chi phối bởi sự nghiệp trước đây của ông ta với tư cách là một sĩ quan KGB, và đồng nghĩa với nó là chứng hoang tưởng. Vì vậy, ông ta là một lý thuyết gia âm mưu thực sự và hoang tưởng."

Những bức ảnh được lưu truyền rộng rãi cho thấy ông ta ngồi ở đầu những chiếc bàn dài một cách khôi hài để gặp gỡ các nhà lãnh đạo thế giới và nhóm người của ông ta là sự diễn tả hoàn hảo cho một người đang cố gắng ngăn chặn các mối đe dọa.

Tuy nhiên, bất chấp những biện pháp bảo vệ đó, có vẻ như Hoa Kỳ đã biết trước kế hoạch xâm lược của ông ta và đủ chắc chắn để đưa đánh giá của mình vào hồ sơ.

Theo ông Walton, Mỹ có lẽ đã khai thác nhiều nguồn khác nhau.

Ông nói: “Tôi có thể tự tin nói rằng đó không phải là một nguồn duy nhất, mà có thể là sự kết hợp: nguồn nhân lực, những người thân cận với Putin ... kỹ thuật lâu đời của ngành nghề, hoạt động tình báo, tuyển dụng điệp viên.


Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 Eb534b10

Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây đã tách mình ra khỏi các nhân viên và các nhà lãnh đạo thế giới khác bằng những chiếc bàn lớn. (AP: Alexei Nikolsky, Sputnik, Kremlin Pool Photo)


Nhưng có những thủ thuật khác hiện đại hơn trong phương tiện tình báo hiện tại, theo ông Walton.

Chúng bao gồm việc "thu thập thông tin tình báo kỹ thuật", thường dựa vào hình ảnh vệ tinh và "nguồn thông tin tình báo công khai".

Kỹ thuật này dựa trên một lượng lớn dữ kiện có sẵn từ các vệ tinh thương mại và thậm chí cả phương tiện truyền thông xã hội để thiết lập các bước tiếp theo của kẻ thù.

Mỹ đã len vào mật khu của Nga trước đây

Có một lịch sử gián điệp lâu đời giữa Hoa Kỳ và Nga và tiền thân của nó, Liên Xô.

Trong phần lớn thời gian của Chiến tranh Lạnh, điệp viên hai mang và gián điệp chìm hoạt động ở cả hai quốc gia.

Năm 2010, rất lâu sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, FBI đã bắt giữ một mạng lưới các nhân viên tình báo Nga thực hiện các nhiệm vụ bí mật trong khi sống cuộc sống dường như bình thường ở các vùng ngoại ô của Mỹ.

Nhưng ví dụ gần đây nhất và có tác động nhất về cáo buộc gián điệp của Nga là cuộc bầu cử năm 2016.

Theo cộng đồng tình báo Hoa Kỳ, Putin đã ra lệnh thực hiện một trận chiến làm tổn hại đến chiến dịch tranh cử của Hillary Clinton, làm thuận lợi khả năng tranh cử của Donald Trump và làm gia tăng bất hòa xã hội ở Hoa Kỳ.

Theo Calder Walton, thông tin tình báo về sự dính líu của ông Putin đã được một người Nga cung cấp cho Mỹ.

Ông nói: “Mẩu thông tin tình báo quan trọng nói rằng nó được lệnh trực tiếp bởi Putin ... là một nguồn tin từ con người và người đó được cho là đã chuyển ra khỏi Nga dưới sự bảo vệ của CIA”.

Trong FBI, từ viết tắt được sử dụng để mô tả động cơ khiến mọi người làm gián điệp cho một thế lực nước ngoài là MICE: Tiền bạc, Lý tưởng, Sự ép buộc và Bản thể.

Ông Walton nói, cố gắng dụ dỗ những người ở Moscow có thể trở nên nguy hiểm, vì vậy có khả năng Mỹ đã cố gắng tiếp cận các quan chức chính phủ Nga được đặt ở các thủ đô nước ngoài.

Nhưng những người làm việc cho Điện Kremlin ở nước ngoài trong các chức vụ ngoại giao cũng có thể là gián điệp cho đất mẹ của họ.

Mỹ gần đây đã trục xuất một nhóm người Nga làm việc tại New York cho phái bộ Nga của Liên Hợp Quốc.

Ông Walton nói: “Có một truyền thống lâu đời đối với Nga là sử dụng vỏ bọc ngoại giao, đặc biệt là tại Liên Hợp Quốc, để hoạt động gián điệp nhằm tuyển dụng các điệp viên nước ngoài.

"Cần phải nói rằng gần như chắc chắn các chính phủ phương Tây cũng làm như vậy."

Thanh trừng và hoang tưởng trong điện Kremlin

Trong khi Mỹ biết nhiều thông tin chi tiết về kế hoạch bắt đầu chiến tranh của Nga, nhiều người đã ngạc nhiên bởi cuộc xâm lược này đã diễn ra tệ hại như thế nào.

Bất chấp sự đầu tư mạnh mẽ vào quân đội của mình trong hơn một thập kỷ, danh tiếng của quân đội Nga từng gây khiếp đảm đã bị đập nát một cách nặng nề.

Thay vì chiến thắng nhanh chóng mà nhiều người đã dự đoán, nó đã bị đình trệ bởi sự kháng cự dữ dội của một quốc gia nhỏ hơn nhiều.

Điều đó đã làm cho việc thu thập thông tin tình báo trong chiến tranh trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.


Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 65586510

Xác các phương tiện di chuyển quân sự của Nga được nhìn thấy ở tiền tuyến gần Kyiv khi cuộc xâm lược của Vladimir Putin không theo đúng kế hoạch. (Reuters: Gleb Garanich)


Các đơn vị của Nga dường như đang hoạt động bằng cách sử dụng liên lạc không an toàn, cho phép người Ukraine xâm nhập tin nhắn của họ và sau đó xác định vị trí chính xác cả các đơn vị và mục tiêu có giá trị cao.

Ukraine đã tìm cách nhắm mục tiêu và được cho là đã giết chết 7 tướng lĩnh Nga trong cuộc xung đột kéo dài một tháng, một tỷ lệ tiêu hao chưa từng thấy kể từ Thế chiến II.

Với quân đội của ông ta gặp khó khăn, các đồng minh giàu có nhất của ông ta bị trừng phạt và thông tin bị rò rỉ cho kẻ thù, Vladimir Putin có thể trở nên lo lắng.

Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh, nhà lãnh đạo Nga được cho là đang tiến hành một cuộc thanh trừng nội bộ các sĩ quan và nhân viên tình báo.

Fiona Hill, cựu giám đốc phụ trách các vấn đề về Nga của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, nói với Meet the Press: “Nếu ông ta thất bại và trông yếu ớt, thì đó là thảm họa ở trong nhà chứ không chỉ ở nước ngoài.

"Ông ta cực kỳ hoang tưởng về điều này."

Putin, người bao quanh mình bằng những người có liên quan với các cơ quan tình báo của Nga, giờ đây có thể coi họ là mối đe dọa tiềm tàng đối với sự lãnh đạo của ông ta.


Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 52ba9610

Tổng thống Nga Putin đã bổ nhiệm nhiều cựu đặc nhiệm tình báo vào các vị trí chính trị chủ chốt. (Reuters: Mikhail Metzel)


Ông Walton nói: “Chắc chắn đã có một lịch sử về các cuộc đảo chính và quan trọng hơn, các cuộc đảo chính thất bại luôn có sự tham gia của các cơ quan tình báo Liên Xô của Nga”.

"KGB là công cụ trong một cuộc đảo chính thất bại vào năm 1991 khi họ cố gắng lật đổ Gorbachev, và KGB là công cụ dẫn đến sự sụp đổ của Khrushchev trong Chiến tranh Lạnh trước đó nữa."

Tuy nhiên, ông Walton cho biết bàn tay sắt của Putin nắm chặt các cơ quan tình báo của Nga đồng nghĩa với việc một cuộc đảo chính chống lại ông ta sẽ rất khó khăn.

"Ông ta kiểm soát chúng theo cách mà ngay cả trong thời kỳ Xô Viết, các nhà lãnh đạo Liên Xô đã không làm. Đây là lãnh địa của cá nhân ông ta", ông nói.

"Tôi e rằng lịch sử của các cuộc đảo chính Nga cho thấy nó khó thể thành công."

ABC News
Trà Mi dịch

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine   Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 I_icon13Fri 01 Apr 2022, 07:04

Putin được gì khi đi xâm lược?

   Thu Dương


Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 Putin-10

Tổng Thống Nga Putin trong một buổi họp báo hồi Tháng 12, 2020. (ảnh: Mikhail Svetlov/Getty Images)


Với mình, một đứa từng lang thang trong thời trẻ trâu dọc nước Nga, từ thủ đô tới Sibêri, qua đến Saint Petersburg, cái thời đáng ra phải đi học nhưng đi buôn là chính, từng được sống với tất cả sự nồng ấm chân thành của người dân Nga ngay sau khi liên bang Xô viết sụp đổ, từ tính cách của người dân đến lịch sử chính trị của đất nước này, việc quân đội Nga sa lầy như hiện nay giữa chiến trường Ukraina, thực sự mình không ngạc nhiên.

Nhìn lại từ thời Sa hoàng, nước Nga chưa bao giờ có dân chủ. Lịch sử cai trị của đất nước này luôn chỉ ra sự tàn bạo của kẻ mạnh với người yếu thế.

Mạng người trong lịch sử nước này chưa bao giờ có giá trị, đơn giản với những ví dụ về các trại cải tạo lao động dành cho những người đối lập trong suốt chiều dài lịch sử, với điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt, được dựng lên tại vùng đất băng giá Sibêri, nơi nhiệt độ giữa mùa đông và mùa hè có thể chênh lệch tới 100 độ C. Chỉ có bạch dương mới sống sót được trong khí hậu này.

Hàng trăm ngàn tù nhân đã phải bỏ xác khi hoàng cung mới được xây dựng tại Saint Petersburg. Rồi đến thời Stalin với những thảm sát đẫm máu những người bất đồng chính kiến và giới trí thức. Lịch sử chính trị của Nga được in dấu bởi sự dối trá và tàn bạo. Cho đến tận hôm nay.

Điều này giải thích cho những hành động mà quân đội Nga đang ngày đêm thực hiện trong cuộc chiến tại Ukraina khi giết hại dân lành một cách man rợ.

20 năm Putin cai trị nước Nga, cũng vài lần mình trở về thăm chốn cũ. Ngoài những hào hoa phồn thịnh tại các thành phố lớn cùng với những vấn nạn của sự phát triển không có quy mô, khí thải và nạn kẹt xe tại Mátxcơva là một tình trạng kinh hoàng.

Nếu không tính toán cụ thể và ra sân bay vào chiều cuối tuần, khi dân cư thành phố nườm nượp đổ ra nhà nghỉ ngoại ô và các cửa ngõ tắc nghẹt, việc bạn bị trễ máy bay là chuyện không ai quan tâm. Phương tiện giao thông công cộng cũng chỉ có bus ra sân bay, nếu bus vì tắc đường không đến kịp cũng là chuyện của bạn. Không ai có trách nhiệm ở đây cả.

Về đến nông thôn, thanh niên trai gái trẻ không có việc làm, tụ tập nghiện hút. Không có tiền, họ tự pha chế đồ hàng từ xăng, mà theo nghiên cứu thì tác dụng của nó có thể phá hủy cơ thể trong vòng một năm. Trong làng chỉ duy nhất rượu bia và thuốc lá là bán chạy, ngoài thanh niên nghiện ngập chỉ có người già ở lại, còn lại thì bỏ xứ lên thành phố kiếm sống. Một viễn cảnh khiến mình cảm thấy thực sự bị trầm cảm khi về thăm.

Con trai mẹ nuôi mình ở Nga đi lính nghĩa vụ, lúc sang thăm mình hỏi cái mũi làm sao mà vẹo thế kia. Nó bảo vào lính bị đánh hội đồng, lính mới bao giờ cũng vậy. Và bạo lực trong quân ngũ là bình thường.

Nghe thấy quen quen giống xứ thiên đường quê ta nhỉ.

Thật tình, nếu không có những kỷ niệm quá sâu đậm với những người dân Nga bình dị, mình sẽ không bao giờ quay lại cái xứ sở bất an này.

Mấy tháng sau khi sang Nga, mình bị viêm ruột thừa phải mổ. Lúc vết mổ chưa khô, một cụ già làm thêm trong bệnh viện ngày nào cũng mang máy tới sấy vết mổ cho mình và trò chuyện. 18 tuổi, lơ ngơ giữa một đất nước xa lạ, mình nhớ mãi tình cảm bà cụ dành cho mình. Có tối đi tàu điện ngầm từ nhà bạn về ký túc xá ở Mát, bị thằng say xỉn bám theo, một cô trung niên kéo mình xuống tàu, vừa đi vừa nói với thằng say bám theo hai cô cháu, mày cút đi, nó là cháu tao đấy, để cho nó yên. Ra khỏi ga tàu rồi bà lại đưa mình xuống tàu, để chắc chắn là thằng kia không còn bám theo mình nữa. Và nhiều lắm những may mắn như vậy.

Nhưng mà cảnh sát Nga sách nhiễu người nước ngoài để kiếm tiền thì cũng không còn lời nào để tả. Bất nhân và vô pháp luật, không coi nhân phẩm con người ra gì.

Tham nhũng từ bộ máy hành chính đến tư pháp, hành pháp thật khủng khiếp tại đây.

Đầu những năm 90, người nước ngoài, đặc biệt là người Việt Nam, bị giết tại Mát vì cướp của hay vì lý do nào đó, rất nhiều. Trong số đó, lực lượng đặc nhiệm của Nga cũng dính tay vào nhiều vụ giết người mà không ai phải chịu một sự trùng phạt nào trước pháp luật.

Đến nay, nước Nga vẫn là một điểm đến không an toàn. 20 năm Putin cai trị, nước Nga chỉ được hoành tráng hơn về bề nổi, và những nhóm lợi ích thân Putin trục lợi theo hệ thống chính sách. Cơ sở hạ tầng, và đời sống của người dân, đặc biệt là người già, không hề được cải thiện. Đầu những năm 90 sống ở Mát, nhìn những cụ già đứng giữa trời lạnh bán thêm mớ rau củ hành bù vào đồng lương ít ỏi, mình xót xa nghĩ nếu mẹ mình cũng phải bươn chải thế này thì khổ lắm. Nghiện ngập say xỉn chết cóng ngoài đường mùa đông là bình thường. Giờ cũng vẫn y nguyên như vậy.

Putin với mình như một đứa trẻ hư vì không được giáo dục tốt, cảm thấy không được quan tâm đủ như nó mong muốn, và vì tự ti trước sự nhỏ bé của mình nên lần này tấn công Ukraina cho đàn anh phía Tây biết sức mạnh của kẻ tự ti. Nhớ những clip Putin quảng bá sức mạnh cơ bắp bằng việc cởi trần cưỡi ngựa, câu cá hay săn gấu, đồng nghiệp người Nga của mình cười và bảo, mày nghĩ gì khi bà Merkel thời mấy năm trước khi còn là Thủ tướng Đức cũng làm vậy? Mình cười bảo, lạy trời chuyện đó sẽ không xảy ra, nếu không chắc tao lại phải di cư đi miền đất mới mày ạ.

Hay ho gì với cái quá khứ điệp viên KGB để giờ đây khoác lên mình bao nhiêu cái chết của người đối lập, nhà báo hay người đào thải vì đầu độc hay ám sát họ, từ trong nước tới nước ngoài?

Cuộc tấn công Ukraina của Putin, với mình là phiên bản đúp của bài học về suy nghĩ đám đông. Điển hình của cách suy nghĩ này được nhắc tới trong tâm lý học là trận đánh của những người Cuba di tản qua Mỹ dưới sự điều hành của chính quyền Hoa Kỳ vào vịnh Con heo tại Cuba năm 1961. Tất cả các tướng lĩnh trong bộ chỉ huy đều biết rằng trận đánh không có cơ hội chiến thắng, vì khi đổ bộ vào vịnh thì khả năng lính bị bắn chết là chắc chắn cao. Nhưng vì sợ là người duy nhất nói ra điều này, và sợ bị đào thải khỏi guồng máy, không ai đã dám nói ra sự thật. Kết quả là những người di tản Cuba quay trở lại tấn công nước này đã bị chết thê thảm khi đổ bộ vào vịnh.

Vì sợ bị đầu độc, giết hại và không có cơ hội kiếm chác thăng tiến, nên những người tham gia họp bàn chiến sự trong bộ chỉ huy của Putin đã phạm đúng lỗi group thinking này. Câu lạc bộ 99 phần trăm của quốc hội độc tài bù nhìn đã bỏ phiếu tán thành việc tấn công Ukraina. Và họ chủ quan sẽ “ăn gỏi” Ukraina trong một tuần. Họ sống trong môi trường với những giá trị đạo đức và nhân phẩm suy đồi, nên họ nghĩ loài người tiến bộ cũng giống như họ. Họ đã không thể nghĩ đến phản ứng mạnh mẽ và đoàn kết của cộng đồng quốc tế, trước hành động xâm lấn của họ vào lãnh thổ Ukraina. Putin và đồng bọn đã quá coi thường sức mạnh của sự tử tế.

Việc quân đội Nga rệu rã, vũ khí lạc hậu, với mức độ tham nhũng như ở Nga, chẳng thể ngạc nhiên về việc này. Quân đội Nga qua cuộc chiến này đã chứng tỏ họ không mạnh mẽ như họ và người khác tưởng. Ý chí và khả năng chiến đấu của thế hệ lính mới nhập ngũ không cao, nhiệt huyết của kẻ xâm lược gây tội ác lại càng không phải là nhiệt huyết của người dũng cảm hy sinh cứu nước, dẫn đến việc lính Nga hiện nay bắt đầu đảo ngũ. Đảng tự do dân chủ FDP tại Đức đang đưa ra đề nghị chấp nhận tị nạn chính trị cho lính Nga đào ngũ. Tay chân của Putin, tổng thống Bạch Nga, muốn quân đội của nước này tham chiến tại Nga, nhưng tướng lĩnh của họ đã không đồng tình với việc này.

Tình trạng lính Bạch Nga vượt biên sang Ukraina ủng hộ nước này chiến đấu với Nga khiến thủ tướng Bạch Nga phải ra lệnh kiểm soát chặt chẽ biên giới nước này. Kazachstan, nước Cộng hoà thuộc liên bang Nga cũ với cuộc bạo động của người dân phản đối chính quyền ngay trước khi Putin tấn công Ukraina, đã gửi viện trợ cho Ukraina thể hiện tinh thần đoàn kết với nước này. Trong sự kiện này, Putin ủng hộ chính quyền nước này đàn áp người dân và tuyên bố Nga sẽ không chấp nhận các nước thuộc hệ thống Xô viết cũ có quyền tự trị.

Các nước cộng hoà khác thuộc liên bang Xô viết cũ cũng đang quay lưng lại với Nga, sau sự kiện nước này tấn công Ukraina.

Nga đã thua chưa?

Xin thưa, đã, và trên mọi mặt trận. Từ kinh tế, chiến thuật, quân sự, và đặc biệt là lòng người. Chỉ có những kẻ không có não và chẳng có tim mới có thể ủng hộ cuộc chiến phi nghĩa và vô nhân đạo này. Chưa thấy bài trừ phát xít ở Ukraina chỗ nào, chỉ thấy quân đội Nga tàn phá và huỷ diệt đất nước và con người ở đây. Mình không tin Nga sẽ thắng trận đánh này, không chỉ bởi cái ác không thể thắng cái thiện, mà đây là một cuộc chiến về giá trị nhân loại. Không có luật pháp nào cho phép được tấn công xâm phạm lãnh thổ và hủy diệt một nước có chủ quyền. Điều này cả thế giới văn minh đang chỉ ra cho Nga bằng thái độ của mình.

Nga sẽ được gì khi xâm chiếm được Ukraina khi chỉ còn là đống đổ nát, lòng dân không phục, và cả thể giới tẩy chay?

Tấm gương quân đội Nga phải rút lui từ Afghanistan và quân Mỹ từ Iraq, việc lòng dân không thuận vẫn còn rất mới. Chả nhẽ Putin muốn quên?

Mình nghĩ Putin sẽ hướng tới một cuộc đàm phán và những thỏa thuận để chấm dứt chiến tranh trước khi mất mặt. Mình hy vọng ngày đó sẽ sớm tới, để không phải thêm một ngày nào cuộc sống và hoà bình tại Ukraina và trên thế giới bị đe dọa bởi một đứa trẻ hư như Putin nữa.

Mình nghĩ chắc Putin, ngoài bệnh tâm lý hoang tưởng quyền lực gì đó, cái này phải bác sĩ tâm lý mới kết luận được, còn là một đứa trẻ đáng thương không được biết đến tình yêu thương của cha mẹ. Đứa trẻ được yêu thương sẽ cảm nhận được hạnh phúc và muốn lan tỏa nó, thay vì gây đau thương, bởi nó không được biết đến thương yêu.



Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 Gettyi11

Một cuộc biểu tình chống Putin tại Downing Street, London, ngày 13 Tháng Ba (ảnh: Wiktor Szymanowicz/Future Publishing via Getty Images)


Đức Dalai Lama chắc chắn sẽ nói, những kẻ như Putin tạo ra Karma, vòng luân hồi rất xấu, và chúng ta càng phải cầu nguyện cho họ nhiều hơn.

Mình ít ăn thịt vì hạn chế mức tối thiểu sinh vật sống phải chết vì mình, nhưng nếu có đóng góp để trả tiền cho ai triệt hạ được Putin, mình xin góp phần.

Việc Putin mang bom nguyên tử ra dọa thì cũng giống “thằng ủn” chơi ngông. Hai thằng này chắc có hầm trú ẩn chống bom nguyên tử với 70 tiên nữ để cưỡi, giống như mấy “tồng chí” đánh bom cảm tử đạo Hồi mong ước được thưởng sau khi chết. Nhưng triệt tiêu nguồn sống của nhân loại, và chui rúc dưới hầm trú ẩn, sống vậy thì là động vật ở kỷ nguyên nào chứ đâu có thể là con người?

Chiều hôm qua bầu trời nước Đức được phủ vàng. Mình tỉnh giấc ngủ trưa trong chùa nhìn ra, thấy lạ không biết tại sao. Chiều đọc tin mới biết cát từ sa mạc Sahara được gió thổi sang tận đây. Nếu Putin dùng bom nguyên tử, môi trường sống tại Châu Âu và cả tận đâu nữa coi như không còn.

Chính trị, chỉ đơn giản là không khí ta ở, nguồn nước ta uống. Và giá trị nhân phẩm và đạo đức của con người là bất khả xâm phạm.

Đừng chỉ nghĩ đến nồi cơm điện nhà mình vì dù thế giới có sụp đổ, thảm họa nó sẽ trừ mình ra.

Nghĩ như vậy thì cũng coi như là không biết nghĩ…

Nguồn: SÀI GÒN NHỎ
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine   Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 I_icon13Mon 11 Apr 2022, 07:35

Những thủ lĩnh chiến tranh của Vladimir Putin

Anh Vũ


Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 Ap220510

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Serguei Choigu (P) và tổng tham mưu trưởng quân đội Valeri Guerassimov, ngồi nghe mệnh lệnh từ tổng thống Vladimir Putin ngày 08/02/2022, tại Kremlin, Matxcơva, Nga. AP - Alexei Nikolsky


Bộ trưởng Quốc Phòng Serguei Choigu và tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valeri Guerassimov từ đầu cuộc xâm lược Ukraina luôn xuất hiện bên cạnh Vladimir Putin trong màn thông báo những quyết định quan trọng. Vài nét về hai vị thủ lĩnh chiến tranh đang ở trung tâm của cuộc chiến tại Ukraina.


Bộ trưởng Quốc Phòng và tổng tham mưu trưởng quân đội là hai nhân vật thân cận của tổng thống Nga, đã xuất hiện như vai phụ để ông Putin ra lệnh, trên truyền hình hôm 28/02, đặt lực lượng răn đe hạt nhân vào tình trạng báo động sẵn sàng chiến đấu.

Không có gì bất ngờ khi Kremlin quyết định đưa hai ông Serguei Choigou và Valeri Guerassimov lên mặt tiền sân khấu. Dưới mắt tổng thống Nga, hai ông tướng này là tác giả của các chiến dịch thắng lợi sáp nhập Crimée năm 2014 và chiến lược quân sự tại Syria cũng như hậu thuẫn lực lượng nổi dậy thân Nga ở Donbass.

Hai nhân vật này cũng được xem như là những thành phần trung thành nhất trong số những người trung thành với Valdimir Putin và dường như họ là một cặp đôi ăn ý với nhau. Thực tế cả hai ông tướng này đều được bổ nhiệm vào vị trí hiện nay hồi năm 2012, chỉ cách nhau vài tuần.

Hai nhân vật trên tuyến đầu thực thi quyết tâm của tổng thống Nga tại Ukraina này lại có hành trình sự nghiệp và lý lịch rất khác nhau.

Serguei Choigu : « Con kỳ nhông hoàn hảo »

Serguei Choigu là một trong số hiếm hoi nhưng quan chức chính quyền hàng đầu có nhiều ảnh hưởng thời tổng thống Boris Eltsin cuối thập niên 1990 mà vẫn tồn tại và giữ nhiều ảnh hưởng dưới thời Vladimir Putin.

Nhân vật cốt cán trong bộ máy chế độ Cộng sản này bắt đầu sự nghiệp chính trị ở vào cuối thời kỳ Xô Viết, đến năm 2012 thì lên làm bộ trưởng Quốc Phòng tuy chưa hề có kinh nghiệm quân sự nào. Đặc điểm này không phải là hiếm dưới thời Vladimir Putin, người đã tính toán gạt nhiều sĩ quan cao cấp quân đội ra khỏi vị trí này. Nhưng Serguei Choigu còn là người không có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực tình báo. Đây mới là điều hiếm thấy trong số những người thân cận của Putin.

Phẩm chất nổi bật của ông chính là người « đầy tớ của Nga hoàng và là người cha của các binh sĩ », như nhật báo Nga Moscow Times đã miêu tả.  Serguei Konvis, một chính trị gia ở Touva, Siberia, quê gốc của Choigou, đã ví bộ trưởng Quốc Phòng này như là «  một con kỳ nhông hoàn hảo », có khả năng biến mình lựa theo ý của lãnh đạo.

Dưới thời Boris Eltsin, ông được biết đến ở vị trí bộ trưởng Các tình trạng khẩn cấp. Bước sang thế kỷ 21, cơ quan này đã thực sự trở thành một kiểu Nhà nước trong Nhà nước, quản lý hơn 350 nghìn nhân sự trong đó có cả lực lượng cảnh sát riêng sẵn sàng triển khai ngay cả khi một đám cháy nhỏ nhất nổ ra trên lãnh thổ Nga.

Là một bộ trưởng năng nổ, ông không ngần ngại đến tận hiện trường các vụ tai nạn. Vì thế mà danh tiếng của ông nổi lên, đến mức người ta gọi ông là thái tử của Boris Eltsin. Năm 2002, Vladimir Putin lên nắm quyền. Serguei Choigu không tỏ vẻ gì bất mãn, ngay lập tức đặt mình phục vụ nhân vật quyền lực mới của Kremlin.

Ông Choigu đã lãnh đạo đảng Nước Nga Thống Nhất, theo ý đồ của Vladimir Putin nhằm củng cố sự chi phối ảnh hưởng của tổng thống trên bàn cờ chính trị Nga. Serguie Choigu đã nhiều lần mời Vladimir Putin đến nhà riêng ở Touva. Tại đó ông tổ chức các buổi đi câu cá với tổng thống, đã được truyền thông đăng tải rầm rộ.

Tuy nhiên ông không chỉ là một kẻ giỏi xu nịnh. Serguei Choigu được mô tả như là người phụ trách của kế hoạch hiện đại hóa rộng khắp quân đội Nga, theo nhận xét của nhật báo Anh The Guardian. Trên cương vị bộ trưởng Quốc Phòng chính ông là người giám sát toàn bộ cơ quan tình báo quân sự Nga GRU. Cơ quan này bị tình nghi đã tiến hành trong thập niên 2010 một loạt các vụ ám sát tại châu Âu. Có thể kể trong đó vụ đầu độc cựu nhân viên tình báo Serguei Skripal năm 2018 tại Salisburry (Anh).

Valeri Guerassimov  và học thuyết quân sự được huyền thoại hóa

Người thực thi trực tiếp các chiến dịch quân sự theo mệnh lệnh của tổng thống Nga trên chiến trường là tổng tham mưu trưởng các lực lượng quân đội Valeri Guerassimov. Vai trò của ông tướng chỉ huy quân đội Nga này vẫn được huyền thoại hóa.

Quân nhân chuyên nghiệp này sinh năm 1955 tại Kazan, một trong những thành phố đông dân nhất nước Nga, chỉ sau Matxcơva. Ông đã từng phục vụ trong binh chủng thiết giáp của Hồng quân trên lãnh thổ Liên Xô cũ

Valeri Guerassimov cũng đã từng là  một trong những tư lệnh quân đội ở vùng Bắc Kavkaz trong cuộc chiến tranh Tchetchenia lần thứ 2 (1999-2009). Vào thời đó, ông được nhà báo nổi tiếng Anna Politkovskaia, (người chỉ trích chính quyền Nga và đã bị ám sát năm 2006), ca ngợi. Nhà báo này từng viết về Valeri Guerassimov là một tấm gương « của một người biết giữ danh dự quân nhân » trong cuộc chiến tranh này. Chiến tích của ông là đã cho bắt và kết án một binh sĩ Nga đã sát hại một thiếu nữ Tchetchenia trong xung đột này.

Bộ trưởng Quốc Phòng Serguei Choigu nhận xét vị tướng này là một « quân nhân từ đầu đến chân ». Từ 2012, Valeri Guerassimov là tổng tham mưu trưởng của quân đội Nga. Ông là người tiến hành chiến dịch tại Crimée  năm 2014, tại Syria và giờ lại là Ukraina.

Nhưng tiếng tăm quốc tế của ông này vẫn chỉ là dựa trên huyền thoại, hay nói chính xác hơn là sự hiểu lầm.  Valeri Guerassimov được cho là cha đẻ của học thuyết quân sự, trên thực tế không tồn tại hoặc đã bị hiểu sai. Theo đó, ông là người có thể đã phát minh ra cuộc « chiến tranh hỗn hợp » Nga, đó là cuộc chiến phối hợp giữa việc sử dụng vũ khí quy ước với những phương pháp phi quân sự, như bóp méo thông tin hay tin tặc, để chuẩn bị chiến trường cho binh lính.

Thậm chí người ta còn nói đến cả một « học thuyết Guerassimov » để chỉ cách tiếp cận quân sự này. Có điều, người sáng tác ra thuật ngữ « học thuyết Guerassimov " là chuyên gia  Anh về các vấn đề quân sự Nga Mark Galeotti, chính ông đã không ít lần quả quyết rằng ở Nga không tồn tại một học thuyết chính thức như vậy và rằng Valeri Guerassimov chẳng có gì là một nhà lý thuyết chiến tranh.

Tất cả bắt nguồn từ một diễn văn của tổng tham mưu trưởng Nga hồi năm 2013, trong đó ông ta khẳng định «  biên giới giữa thời chiến và thời bình đã ngày càng trở nên mù mờ » và rằng «  các phương tiện phi quân sự để đạt được mục tiêu chiến lược đã chiếm vị trí quan trọng ». Sau vụ sáp nhập Crimée bằng các cách phi quân sự (tuyên truyền ủng hộ Nga ở Ukraina, gây sự cố để biện minh cho mục đích chiến tran) được áp dụng, thế là giới quan sát cảm thấy ông tướng Nga đã tiên tri trong diễn văn trên.

Học thuyết Guerassimov và diễn văn của tổng tham mưu trưởng Nga đã được Washington nghiên cứu rất kỹ lưỡng, theo nhật báo Financial Times.  Nhưng Valeri Guerassimov cho rằng cuộc chiến tranh hỗ hợp chính là những gì Hoa Kỳ đã sử dụng để xúi giục các phong trào Mùa xuân Ả Rập và Washington đang tìm cách áp dụng để chống chính quyền hiện nay của Matxcơva.

Ông tướng này không phải là một nhà tiên tri và nhà chiến lược lớn mà phương Tây phải lo sợ. Nhưng, ý tưởng về học thuyết chiến tranh hỗn hợp đã định hình trong các nhà phân tích ở Washington và toàn bộ các tư vấn đều theo hướng  học thuyết Guerassemov là một chi tiết chủ chốt của «  thuyết hỗn loạn », theo đó nước Nga đang tìm cách gieo rắc « rối loạn trên thế giới », Michael Kofman, một trong những chuyên gia lớn nhất của Mỹ về quân đội Nga nhấn mạnh.

Valeri Guerassimov và học thuyết huyền thoại của ông là hiện thân cho sự trở lại của nước đại Nga hung hăng, « trong khi mà có lẽ ông ta thậm chí đã không tự viết bài diễn văn chết tiệt nói trên », chuyên gia Mark Galeotti kết luận.

(Theo France24.com)

Nguồn: rfi
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine   Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 I_icon13Mon 11 Apr 2022, 07:48

GIÓ ĐÃ ĐỔI CHIỀU sai một li đi một dặm Bucha mồ chôn tên ĐỒ TỂ Putin, vinh quang cho Ukraine


Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine   Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 I_icon13Mon 11 Apr 2022, 08:26

Tên lửa Nga ghi “dành cho trẻ em” đánh trúng nhà ga Kramatorsk, hàng trăm người thiệt mạng và bị thương

Quocphong

Ít nhất 2 quả tên lửa đạn đạo Nga Tochka-U đã đánh trúng nhà ga Kramatorsk khiến hàng trăm người thiệt mạng và bị thương. Đáng lưu ý là trên mảnh tên lửa đã được ghi dòng chữ “dành cho trẻ em”


Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 Https_22

Trong bức ảnh được công bố trên kênh Telegram của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy, người ta thấy những vết máu giữa các túi xách và một chiếc xe nôi trên sân ga sau khi Nga pháo kích vào nhà ga ở Kramatorsk. (AP)


Theo thông tin ban đầu, đã có 2 quả tên lửa đạn đạo loại Iskander hoặc Tocha U đã đánh trúng nhà ga Kramatorsk vùng Donbass. Thống đốc khu vực, ông Pavlo Kyrylenko cho biết hàng nghìn người đã có mặt tại ga tàu vào thời điểm xảy ra cuộc tấn công tên lửa để chuẩn bị được di tản đi nơi khác.

Trong những ngày qua, quân Nga đã tập trung vũ khí và binh sĩ ở vùng Donbass và liên tục pháo kích, ném bom và bắn tên lửa vào khu vực này nhằm chiếm vùng Donbass cũng như thành phố Mariupol đang bị bao vây. Nhà ga Kramatorsk được chính quyền Ukraine sử dụng để sơ tán dân thường.

Ngừời đứng đầu công ty đường sắt Ukraine, Alexander Kamyshin nói rằng, hai quả rocket đã bắn trúng nhà ga. Theo thông tin ban đầu cho biết, ít nhất có 39-40 người thiệt mạng, trong đó có 4 trẻ em và hơn 100 người bị thương.

Trước đó vài mươi phút, trên mạng xã hội của một đơn vị Nga đã đăng dòng tin cho biết lực lượng tên lửa của Nga đánh vào mục tiêu là một nhà ga và cho rằng quân đội Ukraine đã dùng xe lửa để vận chuyển vũ khí. Tuy nhiên, sau khi tin tức về các thương vong của dân thường được đưa ra. Dòng tin trên đã bị xóa bỏ.


Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 Kramat10


Thị trưởng vùng Donbass là ông Oleksander Honcharenko cho biết khi tên lửa Nga tấn công nhà ga Kramatorsk lúc đó trong khu vực nhà ga có ít nhất 4.000 người và phần lớn là người già, phụ nữ và trẻ em đang chờ được di tản.

Trên một mảnh vỡ của tên lửa còn sót lại trong khu vực nhà ga, mảnh vỡ này được ghi dòng chữ “dành cho trẻ em”. Đại sứ Anh tại Ukraine là bà Melinda Simmons đã viết trên mạng xã hội :

“Ghi lên quả tên lửa là “dành cho trẻ em” để nhắm đến khu vực mà trẻ em đang chờ để được di tản ở Kramatorsk là một hành đội đồi bại thô thiển đến mức không nói thành lời”.


Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 16494910

Tên lửa Nga đánh trúng nhà ga Kramatorsk khiến hàng trăm người thiệt mạng và bị thương có dòng chữ “dành cho trẻ em”


Bộ trưởng ngoại giao Ukraine – ông Dmytro Kuleba :

“Nga biết rõ rằng nhà ga Kramatorsk được dùng để di tản thường dân và đang nghẹt cứng người chờ để di tản nhưng vẫn phóng tên lửa vào đó. Đó là sự tàn sát có chủ đích”

Bộ Ngoại Giao Nga đã chối bỏ và nói rằng đó là hành động tàn sát dân Ukraine của chính phủ Ukraine nhằm đổ lỗi cho Nga. Lập luận của Nga đưa ra rằng quân đội Nga đã không còn sử dụng tên lửa Tocha U. Tuy nhiên Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế đã ghi nhận rằng Nga đã sử dụng tên lửa Tochka U vào những ngày đầu của cuộc chiến Ukraine.

Vào giữa tháng 2 năm 2022, Đài Truyền Hình Quốc Gia Nga đã đưa tin cho biết, quân đội Nga vẫn đang sử dụng tên lửa Tochka-U.


Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 Tochka10

Đài truyền hình Nga tvzvezda đưa tin quân đội Nga vẫn đang sử dụng tên lửa Tocha-U để tập luyện


Báo Israel JPost cho biết, 20 phút trước khi tên lửa đánh trúng nhà ga Kramatorsk, tức lúc 10:13 kênh mạng xã hội Telegram có tên Typical Donetsk – Russian TG channel của một phóng viên thân Nga đã đăng tải hình ảnh 2 vệt phóng của 2 quả tên lửa được phóng lên từ khu vực Zugres gần khu vực Shakhtar do quân Nga chiếm đóng.

Lúc 10:24, kênh này đưa tiếp video của 2 vệt phóng của 2 quả tên lửa. Đến 10:44, chính quyền Ukraine thông báo tên lửa đánh trúng nhà ga Kramatorsk.

Lưu ý rằng, một trong những dòng tin cuối cùng và sát lúc tên lửa đánh trúng nhà ga Kramatorsk, kênh Russian TG channel đã khuyến cáo những người dân ở khu vực Kramatorsk, Slavyansk và chung quanh không nên di tản bằng xe lửa.


Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 Kramat11


Trên một dòng tin khác, tài khoản này cũng cảnh báo quân Nga đang chuẩn bị kế hoạch tiêu diệt quân Ukraine ở khu vực nhà Ga.

Tuy nhiên, ngay sau khi tin tức nhà ga Kramatorsk bị trúng tên lửa khiến hàng trăm người thiệt mạng và bị thương, dòng tin nhắn đã lập tức bị xóa bỏ.




Nguồn: quocphongvietnam
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine   Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 I_icon13Fri 22 Apr 2022, 10:16

Quân đội Nga ngày càng tàn ác

   Lương Thái Sỹ


Trong quân đội Nga, một nền “văn hóa tàn bạo” đã ăn sâu vào mọi ngóc ngách và các hành động vô nhân đạo dễ dàng được nhìn thấy ở những nơi quân Nga từng chiếm.



Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 Gettyi16

Bà Tanya Nedashkivska, 57 tuổi, khóc thảm trước cái chết của chồng; Bucha, ngày 4 Tháng Tư 2022 (ảnh: Narciso Contreras/Anadolu Agency via Getty Images)


Những bức ảnh đau thương được phô bày trên truyền thông quốc tế tại thị trấn ngoại ô Bucha của thủ đô Kyiv là một trong những bằng chứng rõ ràng nhất về tội ác chiến tranh không thể chối cãi được. Thường dân chết trên đường phố, một số bị trói tay và bị bắn theo kiểu hành quyết, một số bị băm vằm.

Đối với bất kỳ ai từng theo dõi cách thức tiến hành chiến tranh của Tổng thống Nga Vladimie Putin đều biết đó là một mô hình quen thuộc giống như được… “mặc định”! Trong quá khứ, quân đội Nga đã quen với “văn hóa tàn bạo” và xem thường việc thực thi luật quốc tế trong các cuộc xung đột vũ trang. Agnès Callamard, Tổng thư ký của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết:

“Nhìn lại lịch sử các cuộc can thiệp quân sự của Nga, dù ở Ukraine, Syria, hoặc chiến dịch quân sự tại Chechnya, đều thấy đầy dẫy sự hành vi coi thường luật nhân đạo quốc tế. Quân đội Nga liên tục lách luật chiến tranh, không bảo vệ dân thường, thậm chí tấn công thẳng vào họ. Quân Nga tấn công bừa bãi, sử dụng vũ khí bị cấm và cố tình nhắm vào dân thường”.

Nhận xét này được đưa ra chưa đầy một tháng trước khi Nga xâm lược Ukraine, đã trở thành “lời tiên tri đáng buồn”. Trong những tuần đầu của cuộc chiến, cộng đồng quốc tế phản ứng với sự kinh hoàng khi các thành phố Ukraine chịu đựng cơn lốc oanh tạc không ngừng của quân Nga, từ pháo đa nòng đến tên lửa và ném bom. Tại Syria các cơ sở hạ tầng dân sự không được loại trừ khi trường học và bệnh viện cũng bị tấn công. Nay Ukraine cũng thế. Nhưng những cảnh diễn ra ở Bucha và một số thành phố, thị trấn từng bị Nga tạm chiếm đã gợi nhớ đến một loại bạo lực “không thể tin nổi” trong cuộc chiến lần thứ hai của Nga ở Chechnya (nước Cộng hoà thuộc Nga đòi ly khai) khi Putin lên nắm quyền. Lúc đó cũng có cáo buộc lính Nga vi phạm nhân quyền trên diện rộng.



Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 Gettyi17

Sau khi thất bại nhục nhã buộc phải rút lui, quân Nga đã thực hiện cuộc thảm sát tại thành phố Bucha gần Kyiv; Bucha, ngày 4 Tháng Tư 2022 (ảnh: Maxym Marusenko/NurPhoto via Getty Images)


Năm 2000, các nhà điều tra của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã có trong tay tài liệu Nga hành quyết ít nhất 60 thường dân ở hai vùng ngoại ô Grozny, thủ phủ Chechnya. Người dân địa phương khai quật những ngôi mộ tập thể này và các quan chức quốc tế đến tìm hiểu thực tế trước khi đưa ra tuyên bố “lo ngại về các trường hợp giết người không xét xử”. Những tuyên bố đó không ngăn được quân đội Nga tiếp tục tiến hành chiến dịch “bình định” tàn nhẫn. Bằng chứng tương tự về “văn hóa tàn bạo” của quân Nga có rất nhiều ở các thị trấn như Bucha.

Một nhóm phóng viên đã đến tầng hầm của một tòa nhà và nhìn thấy thi thể của năm đàn ông trước khi đội thu dọn đưa đi. Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, nói: “Họ đã bị lính Nga tra tấn và hành quyết”. Tàn nhẫn không kém là việc lính Nga ngược đãi các tù nhân chiến tranh Ukraine. Ngày 4 Tháng Tư, trong một bài đăng trên Facebook, bà Liudmyla Denisova, Thanh tra nhân quyền của Quốc hội Ukraine, nhận định: “Cách Nga đối xử với các tù nhân chiến tranh hoàn toàn vi phạm Công ước Geneva nên có đủ cơ sở để truy tố như tội phạm chiến tranh. Những người lính Ukraine được thả đã kể về sự đối xử vô nhân đạo. Họ bị giam giữ trên cánh đồng, trong hố, trong nhà để xe. Thỉnh thoảng một người bị đưa ra ngoài, bị đánh đập bằng báng súng hay họng súng kề bên tai đe doạ”.



Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 Gettyi18

Hàng trăm thường dân đã bị giết thảm; Kyiv ngày 4 Tháng Tư 2022 (ảnh: Diego Herrera Carcedo/Anadolu Agency via Getty Images)


Igor Zhdanov, phóng viên của đài tuyên truyền nhà nước Nga RT, đăng một video “giải thích” vào ngày 22 Tháng Ba mô tả cách các tù binh Ukraine bị “sàng lọc” sau khi bị bắt. Video cho thấy những người Nga bịt kín mặt truy tìm những hình xăm hoặc phù hiệu thể hiện mối liên hệ với những người theo chủ nghĩa dân tộc hoặc các nhóm “tân Quốc xã” mà Nga xem là kẻ thù chính ở Ukraine. Trong bài đăng của mình, Zhdanov khẳng định “Các tù binh Ukraine được đối xử nhân đạo”.

Nhưng từ “sàng lọc” của ông ta thật đáng sợ! Trong cuộc chiến ở Chechnya, các lực lượng Nga nổi tiếng sử dụng cái gọi là “trại sàng lọc”, nơi dân thường được tách khỏi các tay súng nổi dậy. Phóng viên điều tra nổi tiếng của Nga Anna Politkovskaya đã thu thập lời khai từ những thường dân Chechnya bị giam giữ trong các trại sàng lọc, nơi họ bị đẩy xuống hố, bị chích điện, đánh đập và thẩm vấn tàn nhẫn. Lực lượng Nga cũng nhắm vào các thị trưởng địa phương.

Phía Ukraine khẳng định có một thị trưởng bị hành quyết trong số nhiều thị trưởng bị Nga bắt. “Hiện vẫn còn 11 thị trưởng địa phương từ các vùng Kyiv, Kherson, Mykolaiv và Donetsk đang bị Nga giam giữ – Phó Thủ tướng Ukraine, bà Iryna Vereshchuk nói trong một thông báo đăng trên mạng xã hội ngày 3 Tháng Tư – Ngày 2 Tháng Tư, chúng tôi biết Olga Sukhenko, Thị trưởng của Motyzhyn, một ngôi làng ở vùng Kyiv, đã bị bắt và bị giết”. Ivan Fedorov, Thị trưởng thành phố miền Nam Melitopol, từng bị quân Nga giam giữ nhưng sau đó được trao đổi tù binh, cho biết: “Các lực lượng Nga đã chiếm đoạt các doanh nghiệp địa phương, họ tự tuyên bố mình là chính quyền nhưng không quan tâm đến người dân mà chỉ quan tâm lấy tiền của các doanh nghiệp!”.

Rất lâu trước khi xâm lược Ukraine, quân đội Nga đã nổi tiếng về “văn hóa tàn ác”. Quân đội Nga gồm lính hợp đồng và lính nghĩa vụ. Dù chính phủ Nga tuyên bố đã đạt được những bước tiến trong việc chuyên nghiệp hóa quân đội, nhưng quân đội nước này vẫn tồn tại một hệ thống trừng phạt tàn bạo được gọi là “hành xác”, một truyền thống khét tiếng khuyến khích lính nghĩa vụ cấp trên đánh đập, thậm chí hãm hiếp các lính nghĩa vụ mới.

Gần đây Putin công bố sắc lệnh về nghĩa vụ mùa Xuân, ấn định mục tiêu gọi 134,500 người vào các lực lượng vũ trang Nga. Ban đầu Putin nói lính nghĩa vụ sẽ không tham gia vào cái gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, tuy nhiên, Bộ Quốc phòng sau đó thừa nhận lính nghĩa vụ đang chiến đấu ở Ukraine. Phía Ukraine cũng tuyên bố bắt được nhiều lính nghĩa vụ Nga. Các nhà điều tra Ukraine đã bắt đầu mở các cuộc điều tra tội phạm về các cáo buộc lực lượng Nga giết người tại những khu vực vừa được giải phóng đặc biệt là xung quanh Kyiv và thành phố phía Bắc Chernihiv. Phải mất vài ngày, hoặc có thể vài tuần, trước khi họ có được bức tranh đầy đủ hơn về những gì đã xảy ra ở Bucha. Nhưng nếu xem quá khứ là chỉ dẫn để “tham khảo” thì có rất ít hy vọng thủ phạm sẽ bị đưa ra trước công lý.

(Nguồn: SÀI GÒN NHỎ)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine   Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 I_icon13Thu 12 May 2022, 09:34

Nước nga suy vong – xu thế khó cưỡng

Đỗ Ngà



Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 28060210


Xuất khẩu năng lượng của Nga chiếm đến 47,29% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó, xuất dầu thô là 22,5%, xuất dầu thành phẩm 14,5%, và xuất than 4,4%, còn lại giá trị khí đốt chỉ là 5,98% mà thôi. Hiện nay các mặt hàng xuất khẩu khác của Nga hầu như đều bị chặn đứng, phần còn lại là năng lượng. Các mặt hàng năng lượng như dầu thô, dầu thành phẩm và than, chậm nhất là cuối năm 2022 là bị chặn hoàn toàn. Khí đốt thì phải đến 2024 nước Đức mới tìm nguồn thay thế cho nguồn khí đốt đến từ Nga.

Như vậy, dù cho EU có để kẽ hở cho Nga xuất khí đốt thì khoản tiền mà nước Nga thu về là không đáng kể. Tình hình kinh tế Nga vào cuối năm nay hứa hẹn sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với hiện tại. Đây là một thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách Nga.

Khi Mỹ cắt các ngân hàng Nga khỏi hệ thống SWIFT thì nền kinh tế Nga bị khó khăn ngay tức, đồng ruble giảm giá ngay sau đó. Tuy nhiên,sau đó Nga lấy lại sức mạnh cho đồng Ruble nhờ áp dụng những biện pháp kịp thời. Ngoài những giải pháp hợp lý của chính quyền Nga thì còn bởi việc Mỹ và EU chừa lại kẽ hở để Ngân hàng Trung ương và Chính phủ Nga có dư địa để xử lý khủng hoảng. EU vẫn đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn năng lượng Nga nên không thể cấm vận hoàn toàn mà chỉ cấm vận được một phần. Muốn cấm vận hoàn toàn phải có lộ trình.

Từ nay đến cuối năm 2022 thì nguồn thu nhờ xuất khẩu năng lượng Nga giảm nhiều vì bị chặn gần hết, chỉ còn lại nguồn khí đốt. Được biết, nguồn khí đốt Nga chỉ chiếm 12,5% tổng thu xuất khẩu năng lượng nên đến cuối năm khe hở mà lệnh cấm vận tạo ra không còn rộng như hiện tại. Khi đó Nga thực hiện chính sách tiền tệ để ổn định đồng ruble lại càng khó khăn hơn nữa.

Trong các thị trường mà Nga xuất khẩu, Trung Quốc là thị trường lớn nhất với 14,9% tổng kim ngạch. Như vậy đến cuối năm, Nga sẽ chỉ cậy vào thị trường Trung Quốc mà thôi. Chính quyền Bắc Kinh vẫn dang tay chào đón, tuy nhiên, những ông lớn công nghệ Trung Quốc đang dần tháo chạy khỏi thị trường Nga. Nguyên nhân là họ lo sợ Mỹ sẽ trừng phạt giống như Trump đã trừng phạt Huawei trước đây. Lúc đó Huawei mới vừa vượt Samsung về doanh số điện thoại lập tức bị tụt lại phía sau đối thủ Hàn Quốc sau lệnh trừng phạt. Thị trường Nga rất nhỏ bé so với thị trường Mỹ, vậy nên các ông lớn công nghệ Trung Quốc không dại gì chọn Nga bỏ Mỹ. Tương tự như vậy, những nhà nhập khẩu hàng Nga nào mà có làm ăn với Mỹ cũng sẽ giảm dần việc làm ăn với Nga.

Như vậy, dù cho chính quyền Trung Quốc không cấm các doanh nghiệp của họ làm ăn với Nga, nhưng bản thân các doanh nghiệp cũng tự co vòi để đảm bảo an toàn. Khi lệnh cấm vận thít chặt thì có muốn dựa Trung Quốc để tồn tại thì khả năng của Trung Quốc cũng chỉ có giới hạn. Lệnh cấm vận ảnh hưởng đến nước Nga từ mọi hướng. Nước Nga giờ đang vùng vẫy trong khuôn khổ rất hẹp, mà cái khuôn đó là ngày càng teo lại, nền kinh tế Nga chẳng có gì sáng sủa.

Lộ trình cấm vận Nga được EU lên kế hoạch thực hiện trong một khoảng thời gian dài. Cụ thể là Đức, phải cần đến 2 năm sau mới cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt Nga. Điều này có nghĩa là, khi Nga rút quân khỏi Ucraina chưa chắc gì Mỹ và EU dỡ bỏ lệnh cấm vận. Nguyên nhân? Nguyên nhân là, dù Nga rút quân thì tính hung hăng vẫn còn. Nên nhân cơ hội này tròng vào cổ nước Nga cái thòng lọng kinh tế để hạn chế sự điên cuồng của nó. Hiện nay Phần Lan và Thụy Điển đang có kế hoạch gia nhập NATO, nếu không dùng chính sách cấm vận làm cho Nga thấm đòn thì các nước thành viên mới của NATO chưa chắc gì yên thân. Putin tưởng rằng sẽ lấn tới đe dọa NATO nhưng ngược lại, NATO tương kế tựu kế chớp thời cơ lấn sang hướng Đông, và tròng cái thòng lọng kinh tế vào cổ Nga Ngố của Putin.

Nước Nga đang suy vong. Từ cường quốc lớn, Nga đang lùn dần và khi kết thúc triều đại Putin, Nga sẽ không còn tư cách để để đứng thành một cực ở Âu Châu nữa. Không có một điểm sáng nào cho thấy nước Nga có thể duy trì vị thế cường quốc của nó nữa./.

Tham khảo:

https://oec.world/en/profile/country/rus/
https://thesaigontimes.vn/cac-cong-ty-cong-nghe-trung.../

Đỗ Ngà
(quyenduocbiet)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine   Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 I_icon13Thu 12 May 2022, 09:40

NGA – TỪ KẺ SĂN MỒI SẮP TRỞ THÀNH CON MỒI


Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 27958710


Dù là mãnh hổ hay mãnh sư mà nếu bị cắt đứt nguồn thức ăn nó cũng sẽ là miếng mồi ngon cho kền kền hoặc thậm chí là mồi cho những con vật nhỏ nhất như ruồi hoặc gòi bọ. Đó là quy luật, quy luật này được con người áp dụng vào những cuộc chiến để thay đổi cục diện. Chính nhờ nó mà nhiều kẻ yếu đã quật ngã những tên khổng lồ hơn mình gấp nhiều lần.

Năm 220, tại trận chiến Quang Độ, Tào Tháo dùng 7 vạn quân đánh bại Viên Thiệu 70 vạn quân trong tay. Đây là cuộc chiến không cân sức nhưng kẻ thắng lại là kẻ yếu hơn. Nguyên nhân là do Tào Tháo phá được kho lương của địch. Chỉ đơn giản vậy thôi.

Dù thời nào, thì kế hoạch cắt nguồn lương thực của địch luôn là kết hoạch hiệu quả để triệt hạ sức mạnh kẻ thù. Việc quân đội Ucraina đánh vào các căn cứ hậu cần của quân Nga tại nước Nga cũng là chiến thuật đấy. Và hiệu quả trông thấy, quân Ucraina ngày càng chủ động hơn trong cuộc chiến không cân sức.

Ở tầm cao hơn, nước Mỹ cũng đang dùng cấm vận để “bóp bao tử” người Nga. Khi kinh tế Nga kiệt quệ thì nguồn tiền nuôi sống chính quyền Nga và nuôi sống quân đội Nga cũng bị bóp lại. Đây là cách gián tiếp làm suy yếu nội lực của quân đội Nga. Quân đội đã rệu rã, vũ khí đã lạc hậu, cần rất nhiều tiền để hiện đại hóa, tuy nhiên với việc bị “đói triền miên” thì quân đội Nga khó có cơ hội hiện đại hóa để theo kịp các cường quốc khác được. Trên cuộc đua này, Nga sẽ bị bỏ lại phía sau.

Hiện giờ Nga đang dùng lợi thế dầu mỏ để làm cho Phương Tây và Mỹ chưa thể cấm vận hoàn toàn nền kinh tế Nga vì nhiều quốc gia đang phụ thuộc vào nguồn khí đốt nước này. Nếu ngưng mua khí đốt của Nga, nền kinh tế Đức đang bị mắc kẹt. EU đang tiến tới cấm vận hoàn toàn đối với nước Nga theo lộ trình. Các quốc gia nhỏ trong EU tiêu thụ năng lượng ít nên việc chuyển đổi nguồn cung không khó khăn gì. Vấn đề lớn nhất là nước Đức – nền kinh tế lớn nhất Châu Âu, muốn cắt đứt nguồn cung khí đốt từ Nga, nước Đức phải có lộ trình. Hiện nay Đức đang rất nỗ lực để thực hiện điều đó. Vào ngày 24 /2, ngày mà Nga xâm lược Ucraina, trên 50% lượng khi đốt nhập khẩu của Đức là từ Nga. Tuy nhiên, đến nay Đức chỉ còn nhập của Nga khoảng 35% và đang điều chỉnh giảm dần. Bù vào phần khí đốt đó, Na Uy và Hà Lan sẽ thay thế. Với nguồn dầu mỏ, thì ngày 24/2, Đức nhập từ Nga 12% nhưng nay giảm xuống chỉ còn 8%. Đến cuối tháng 5, Đức sẽ ngưng nhập hoàn toàn nguồn dầu mỏ từ Nga.

Khi EU giải quyết xong tài toán năng lượng thì lúc đó nước Nga sẽ bị cấm vận hoàn toàn. Khi đó, nền kinh tế Nga sẽ kiệt quệ chứ không được thong thả như bây giờ. Sợi dây thòng lọng kinh tế đang siết, và sức mạnh “cơ bắp” của Nga đang giảm đi một cách rõ rệt. Chỉ mới hơn 2 tháng mà từ vị trí kẻ săn mồi, nước Nga của Putin đang trở thành con mồi trong chiến lược của nước Mỹ và Phương Tây.

Ngay từ đầu, khi Nga hung hăng tấn công Ucraina, NATO phản ứng rất thận trọng, thậm chí có phần thờ ơ. Tuy nhiên, sau hơn 2 tháng, khi mà sức mạnh Nga thực sự được định vị là “con hổ giấy”, đồng thời quân Nga bị tiêu hao sinh lực khá nhiều thì NATO tiến thêm bước nữa là áp sát biên giới Nga bằng cách tập trận chung với Ba lan, Phần Lan, Estonia, Litva. NATO đang sẵn sàng chia lửa với Ucraina.

Ở mũi tấn công chính, Mỹ thông qua luật Lend and Lease (mượn và cho thuê) vũ khí. Song hành với đó, Mỹ bung gói viện trợ 33 tỷ đô. Mục đích là chuẩn bị cho quân Ukraine mở đòn phản công lại lực lượng Nga. Bên mạn đông, Nga bị NATO áp sát, với động thái này của NATO thì Nga không thể không điều quân đồn trú nơi đó để phòng ngừa. Đấy là cách NATO phân tán sức mạnh quân đội Nga. Ở mặt trận chính, Ucraina đang được chiến đấu bằng vũ khí của Mỹ rất hiện đại và rất dồi dào. Chính vì thế cố vấn của Tổng thống Ukraine - Volodymyr Zelenskyy đã không ngần ngại công bố ra toàn thế giới rằng “từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6 Ucraina sẽ chuyển từ phòng thủ sang phản công”.

Thời gian tới, quân Nga khó tránh khỏi thân phận con mồi trước quân đội Ucraina. Trên bình diện quốc tế, nước Nga của Putin từ chỗ muốn nuốt chửng những quốc gia hướng đông của NATO và EU để hòng giành lấy vị thế cân bằng trước Mỹ thì nay đang trở thành con mồi của họ. Rồi sau chiến tranh, đẳng cấp của quân đội Nga bị giáng, cùng với đó, sức mạnh nền kinh tế Nga cũng bị hạ bệ nốt. Một cường quốc hung hăng như nước Nga cần phải hạ bệ nó thì thế giới tiến bộ được bình yên.

Putin là một kẻ vừa không biết người mà lại không biết ta thì sẽ trăm trận trăm bại. Ảo tưởng sức mạnh cường quốc số 2 thế giới, Putin vác súng đi săn mồi nhưng cuối cùng ông ta trở thành con mồi cho kẻ khác. Chính Putin đã trao cho Mỹ cơ hội hạ bệ nốt vai trò cường quốc quân sự mà Nga đã thừa hưởng sau khi Liên Xô sụp đổ.

Năm 1991, Mỹ đánh sập chủ nghĩa CS ở Nga, đến hơn 30 năm sau, Mỹ hạ bệ vai trò cường quốc của nước Nga. Đây là thông điệp hay nhất mà Mỹ muốn gởi tới anh cường quốc mới nổi Trung Quốc. Như lời của bà Ngoại trưởng Anh Liz Truss gởi thông điệp đến Trung Quốc hôm ngày 27/4 rằng: “muốn trỗi dậy thì phải biết chơi theo luật”. Vâng! Đấy cũng là thông điệp của Mỹ, và Mỹ làm thật chứ không phải chỉ nói bằng mồm. Trung Quốc nhìn “vật thí nghiệm Nga” mà biết tự lượng sức mình.

Tham khảo:

https://thanhnien.vn/nato-dang-tap-tran-ram-ro-doc-suon...
https://www.voatiengviet.com/.../ngoai.../6547952.html

Đỗ Ngà
(quyenduocbiet)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine   Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 I_icon13Wed 20 Jul 2022, 14:32

NƯỚC NGA CÓ CẦN CUỘC CHIẾN TRANH NÀY KHÔNG?

“Nước Nga cần cuộc chiến tranh này, một cuộc chiến tranh mà họ chắc chắn sẽ thua. (...) Chiến tranh thì đau thật đấy, như một cuộc phẫu thuật chẳng ai muốn cả, nhưng thịt thối máu hư thì cũng cần phải làm để dứt bỏ nó đi. Cuộc chiến tranh của Putin chống Ukraine, cuối cùng cũng đã có vai trò tích cực của nó” - góc nhìn của tác giả Phúc Lai từ Hà Nội.



Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 Ukr0_110

“Người Nga có muốn chiến tranh không?” - Tranh của Yuri Gorelov


Ai yêu nước Nga, văn hóa Nga mà lại quan tâm cả đến lịch sử chiến tranh của Nga cũng đều biết bài hát “Хотят ли русские войны?” (Người Nga có muốn chiến tranh không?). Bài hát này có nguyên gốc là bài thơ của nhà thơ Yevtushenko, được nhạc sĩ Kolmanovsky phổ nhạc.

Có thể nói đây là một bài hát buồn về người lính Nga phải bước vào chiến tranh, và nó được xếp vào thể loại nhạc phản chiến. Lời bài hát nói về nỗi buồn của người lính Nga mà đã từng có lúc mười người bước vào trận đánh chỉ còn lại một, hai người… Nhưng người lính ấy chiến đấu, ngã xuống vì hòa bình, hòa bình cho cả nhân loại, cho Paris, London và New York.

Ra đời năm 1961 trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh lên đến đỉnh điểm, bài hát được sử dụng như một công cụ tuyên truyền hữu hiệu, nhất là chỉ vài năm sau đó Mỹ quyết định đưa quân trực tiếp can thiệp vào cuộc Chiến tranh Việt Nam. Ngay cả sau khi hòa bình đã quay lại, đến những năm 2000 và cả sau đó nữa, trên đất nước Việt Nam với những người yêu nước Nga, người ta vẫn còn nhắc đến nó.

Điều đáng chú ý là hầu hết những lần nó được đưa ra bàn luận hay được dùng làm dẫn chứng, nhất là ở những môi trường xã hội như của chúng ta hiện nay, nó được dùng để chĩa mũi dùi vào “thế lực hiếu chiến” mà ở đây không phải ai khác là Hoa Kỳ và đồng minh của họ. Trong suốt hơn 20 năm qua từ sau khi Liên Xô tan rã, người ta luôn luôn giải thích là các thế lực hiếu chiến muốn gây chiến tranh trên toàn thế giới, và thậm chí ngay cả những định chế quốc tế đa phương cũng trở thành công cụ của chúng.

Điển hình là cuộc chiến tranh vùng Vịnh, dưới sự “thao túng” của Mỹ mà Liên Hiệp Quốc đã thành lập liên quân tấn công vào nước này, và chỉ một thập kỷ sao lật đổ hẳn chính quyền Saddam Hussein, thậm chí nhà lãnh đạo này còn bị xử tử. Để đối đầu với “thế lực” đó, chỉ còn mỗi nước Nga với vai trò kế thừa Liên Xô vốn đã từng là “thành trì của hòa bình thế giới” đã tiến hành những cuộc chiến khác để ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa đế quốc: cuộc chiến ở Georgia năm 2008, cuộc chiến ở Syria, can dự vào xung đột Armenia – Azerbaijan và lần này trực tiếp gây ra cuộc chiến tranh với Ukraine.

Là người có chống chiến tranh, tôi hiểu không có cuộc chiến nào là chính nghĩa cả từ góc độ bảo vệ sinh mạng con người. Tôi có được cái hiểu biết đó là nhờ những tư tưởng như của Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngài đã không chọn phát động một cuộc thánh chiến của dân tộc để giành lại độc lập mà chọn đấu tranh bất bạo động. Vì thế tôi cũng không bảo vệ những lần Hoa Kỳ đem quân đi “giải quyết vấn đề” ở một nước khác, điều này cũng đúng với cả những lần nước Nga tham gia chiến tranh dù trực tiếp hay gián tiếp.

Điều khác biệt rất cơ bản, là cách tiếp cận – hầu hết những lần nước Mỹ có hành động quân sự, đều phải cố giải thích, tìm đồng thuận hoặc thậm chí có nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Còn Nga thì không những không cần, mà còn bôi nhọ và vu khống. Đó là trường hợp họ đã làm với Ukraine.

Tôi đã từng nói: dù đất nước hàng xóm của mình có là phát-xít thật chăng nữa, thì cũng không thể phát động chiến tranh để chống họ như thế, vì như vậy chỉ có chết dân chúng và chưa chắc đã tiêu diệt được cái mà ông gọi là “Nhà nước phát-xít”. Ở đây lại còn không được như thế: Nga đã vu khống Ukraine một cách trắng trợn, chỉ để thỏa mãn tư tưởng bành trướng bá quyền của mình.

Cuối cùng thì chính Liên Hiệp Quốc cũng công nhận những cáo buộc của Nga này là vu khống, bôi nhọ và xuyên tạc. Chẳng còn cách nào hơn, Putin chắc chắn sẽ phải “bổn cũ soạn lại” giải thích với dân chúng trong nước rằng Liên Hiệp Quốc là “công cụ của Đế quốc” đã hai lần bỏ phiếu chống Nga, coi nước này như thằng hủi đáng khinh miệt. Vì thế ngay cả Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc đến gặp Putin, cũng chỉ nhận được sự ghẻ lạnh và thái độ có thể nói là vô học không đáng nhìn thấy ở một nguyên thủ quốc gia.

Chỉ ngay sau đó ít giờ, khi ông António Guterres rời Moscow tới Kyiv, Putin ra lệnh bắn tên lửa vào chính thủ đô của Ukraine. Đến đây, những người có lương tri trên toàn thế giới có thể nhận xét: Putin không còn cư xử vô học, mà còn là du côn và mất dạy. Không có cách giải thích nào khác ngoài vẫn cái giọng tuyên truyền đó: đằng nào với quốc tế, Nga – Putin đã mất tất cả, vậy chỉ còn trong nước. Với dân Nga, Putin sẽ giải thích đó là đòn cảnh cáo, trả thù cho hai lần bỏ phiếu ở Đại Hội Đồng và nhân tiện cũng dằn mặt cả Phương Tây luôn.


Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 Ukr2_110

Một cuộc chiến xâm lược với ý đồ hủy diệt một dân tộc - người Nga có cần một cuộc chiến như thế? - Ảnh: Mariupol, thành phố bị phá hủy hoàn toàn trong cuộc chiến “giải phóng” và “chống phát-xít” của Putin (Alexei Alexandrov, AP)


Tất nhiên đến lúc này thì không ai còn sợ lão ta nữa, hành động như thế nào cũng chỉ thể hiện ra Putin là tay điên loạn và hành động bất chấp hậu quả. Đánh giá về hành động này, chúng ta có thể thấy Putin quá sợ hãi về việc mất cái ghế tổng thống của mình trước chính những cơn sóng ngầm bên trong, vì thế lão ta chấp nhận gạt những vấn đề bên ngoài lại để củng cố nội bộ. Việc bắn tên lửa và Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, chỉ đem lại những điều xấu về quan hệ quốc tế cho Nga – Putin, chứ chẳng thể có gì tốt đẹp, đó là điều chắc chắn.

Đến đây chúng ta có thể thấy mấy chục năm qua Putin đã làm gì với nước Nga và nhân dân Nga: một nước Nga 30 năm không có một thành tựu đáng kể nào đóng góp cho văn minh nhân loại, và một nước Nga với những người dân dễ dàng chấp nhận những giải thích thực chất là quái dị từ một tư tưởng phản động chống lại loài người, một tư tưởng phát-xít. Hiện nay, vì dễ dàng chấp nhận và tin tưởng vào những giải thích đó, người ta vẫn còn sẵn sàng cuộc “Thánh chiến” của Putin đi “diệt phát-xít” ở nước láng giềng. Nhưng…

Nước Nga – Putin đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của cả một dân tộc, và chắc chắn theo thời gian, người Nga bị bịt mắt chặt nhất cũng sẽ ngờ ngợ, rằng tại sao “dân tộc bị bọn phát-xít dẫn dắt” ấy lại “bướng bỉnh” đến thế. Rồi họ cũng sẽ phải nhận ra hóa ra chính họ, dân Nga mới là những người đang ủng hộ một tên phát-xít trá hình là Putin, còn những người dân Ukraine lại là những người đang phải chiến đấu để bảo vệ quê hương mình.

Có lúc nào đó tôi đã từng viết: “Chỉ sáu tháng nữa là thương binh Nga sẽ đầy ngập xã hội, họ ngồi đầy ngoài công viên, các bến xe điện ngầm…” và nước Nga cũng sẽ phải mất dăm bảy, mươi mười lăm năm để nhận ra chân tướng của cuộc chiến, như bây giờ họ đã quá rõ về cuộc chiến tranh mình đã tiến hành ở Afghanistan vậy.

Lúc này Putin đang điên dại cần một chiến thắng, để tuần sau dàn đồng ca quân đội Nga sẽ lại hát “Нам нужна одна победа” (nhạc phim “Nhà ga Belarus” - “Белорусский вокзал” - của Bulat Shalvovich Okudzhava) nhưng tự nhiên tôi nảy ra một ý nghĩ “phản động”, đúng, nước Nga cần cuộc chiến tranh này, một cuộc chiến tranh mà họ chắc chắn sẽ thua.

Không phải tự kiêu gì, nhưng những gì tôi hiểu biết về bộ máy và quân đội của họ; và sau vài ngày chứng kiến tinh thần và kỹ năng chiến đấu của người Ukraine, tôi đã khẳng định Nga – Putin sẽ thua cuộc chiến. Người thiệt hại sẽ là nhân dân Ukraine với những mất mát đau thương, nhưng nếu có sự giúp đỡ của quốc tế thì cũng chính với tinh thần đã chiến đấu, họ sẽ không mất nhiều thời gian để xây dựng lại.

Người thiệt hại nhiều hơn, rất rất nhiều là nhân dân Nga – nhưng đúng là họ cần cuộc chiến “chắc chắn sẽ thua” này. Chỉ có cách đó, thì 20 năm nữa họ sẽ thực sự nhận ra chân tướng của Putin, một hiện thân của quỷ, của thế lực hắc ám được sai đến làm hại nước Nga và nhân dân Nga. Còn nếu không có nó (cuộc chiến tranh) và với âm mưu giữ ghế của Putin, nhân dân Nga sẽ còn bị lão ta lừa rất lâu nữa.

Nước Nga không phải là một thực thể dễ bị coi thường – họ vĩ đại và có những con người vĩ đại, và nước Nga cần quay trở lại. Những người yêu quý nước Nga sẽ mong muốn thấy điều đó: một nước Nga vĩ đại nhưng thân thiện và văn minh trong nền văn hóa nhân loại. Muốn có sự quay lại như thế, không có cách nào khác ngoài việc đào thải Putin.

Vì thế, có thể trong tương lai người Nga sẽ có bài hát “Нам нужна одна война” – “Chúng ta cần một cuộc chiến tranh”. Chiến tranh thì đau thật đấy, như một cuộc phẫu thuật chẳng ai muốn cả, nhưng thịt thối máu hư thì cũng cần phải làm để dứt bỏ nó đi. Cuộc chiến tranh của Putin chống Ukraine, cuối cùng cũng đã có vai trò tích cực của nó.

Phúc Lai, từ Hà Nội
(Nhịp cầu Thế giới)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine   Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Canh bạc cuối của Putin tại Ukraine
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson
» 5 lý do lịch sử dẫn đến quan hệ tồi tệ giữa Nga và Ukraine
» Lược sử Ukraine
» Lính Nga đầu hàng máy bay không người lái Ukraine
» Bài thơ của người lính Ukraine
Trang 2 trong tổng số 3 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: KIẾN THỨC và CUỘC SỐNG :: Tin tức, thời sự-