mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Ý NGHĨA THƯỜNG KIẾN VÀ ĐOẠN KIẾN Sat 01 Jan 2022, 10:05 | |
| THƯỜNG KIẾN VÀ ÐOẠN KIẾN (Nguồn: 12 cửa vào đạo) --- Khi Kassapa hỏi: bất cứ chỗ nào về “KHỔ” - thì đức Phật cũng phủ nhận: “Không phải vậy”. - Vậy như thế nào đây? * Nên Kassapa không thể chờ lâu hơn nữa, liền hỏi Phật: “- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy nói cho con hiểu về KHỔ. * Này Kassapa, một người tự làm Khổ mình là “Thường Kiến”. * Này Kassapa, một người làm Khổ người khác là“Ðoạn Kiến”. - Và tất cả những câu hỏi của ngươi đều là THƯỜNG KIẾN và ÐOẠN KIẾN”. * Thông thường, ai cũng hiểu khổ do mình làm ra hay người khác làm, - thế mà ở đây đức Phật phá vỡ kiến chấp thường kiến và đoạn kiến này, - vì những kiến chấp này sai, không đúng. - Ngoài kiến chấp đoạn kiến và thường kiến khổ,.. - thì còn có cái hiểu biết khổ nào khác hơn? * Ðoạn kinh trên đây đã xác định cho chúng ta thấy, sự hiểu biết của con người thường bị rơi vào vào hai CỰC ÐOAN: thường kiến và đoạn kiến. * THƯỜNG KIẾN là bị dính mắc vào chấp có.. * ÐOẠN KIẾN thường bị dính mắc vào chấp không. - Vì vậy trên đời này, nếu cái này có thì cái này không thể không, - nếu cái kia không thì không thể cái kia có. - Cho nên không có một vật nào vừa có, vừa không được, - có là có, mà không là không. - Ðó là cái hiểu biết thông thường của con người, - cái hiểu biết của họ không vượt ra khỏi hai cực đoan này. - Vì cái hiểu biết như vậy, nên con người phải chịu khổ muôn đời, muôn kiếp. * Thật đáng thương! * Sự giải thoát của Phật cũng lấy từ sự hiểu biết của con người. - Từ xưa đến nay, vì sự truyền thừa sự hiểu biết sống trong ái dục, - nên sự hiểu biết ấy toàn là đau khổ. * Khi đạo Phật ra đời, đức Phật dạy chúng ta hiểu biết lìa xa tâm ái dục. - Lìa xa tâm ái dục là lìa xa hai cực đoan thường kiến (CÓ).. - và đoạn kiến (KHÔNG). - Vì vậy, sự hiểu biết này hoàn toàn đi đến giải thoát. - Bởi vậy, sự hiểu biết của con người rất quan trọng, - do sự hiểu biết mà đời đời, kiếp kiếp phải chịu trong đau khổ. - Cái hiểu biết của loài người hiện nay là cái hiểu biết theo truyền thống từ ngàn xưa, - do thủy tổ của loài người để lại chỉ biết hiểu như vậy. - Mãi đến khi đức Phật ra đời, Ngài tu hành chứng quả Vô Lậu, - thấy biết vạn pháp trên thế gian này như thật, - nên Ngài dõng dạc tuyên bố: “Còn có cái hiểu biết khác, - cái hiểu biết không nằm trong hai cực đoan CÓ và KHÔNG, - cái hiểu biết vượt ra ngoài vòng khổ đau. - Ðó là cái hiểu biết THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN”. - Như chúng ta đã biết, tất cả những câu hỏi của Kassapa đều nằm trong hai cực đoan “có” và “không”. - Vì thế đức Phật trả lời: “không phải vậy”. - Ðó là đức Phật trả lời đúng, .. - vì con người điên đảo nên không thấy 12 nhân duyên tập khởi khổ, - mà cho rằng MÌNH TỰ LÀM VÀ NGƯỜI KHÁC LÀM KHỔ.. ----------
|
|