Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:03
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Điển tích truyện Kiều Sun 06 Oct 2024, 08:14 | |
| Điển tích truyện Kiều Ðoạn trường tân thanh- kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du là một truyện thơ nôm viết bằng thể lục bát, dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc, gồm 3.254 câu thơ. Hàng trăm năm qua, Truyện Kiều đã sống chan hoà trong đời sống của toàn dân tộc. Không riêng gì Văn học Việt Nam, mà trong Văn học thế giới cũng hiếm có tác phẩm nào chinh phục được rộng rãi tình cảm của đông đảo người đọc, từ già đến trẻ, từ người có học đến quần chúng bình dân trước đây phần lớn bị thất học, như Truyện Kiều. Sở dĩ như thế là vì ngoài nội dung phong phú và sâu sắc của nó, Truyện Kiều còn là một tác phẩm chứa đựng tinh hoa của ngôn ngữ dân TỘC. Ở TRUYỆN KIỀU, NGÔN NGỮ BÁC HỌC VÀ NGÔN ngữ bình dân đã kết hợp với nhau, bổ sung cho nhau và phát huy cao độ những mặt tích cực của nó. Một trong những thành công khác về mặt nghệ thuật của Truyện Kiều là sự tài tình của nhà thơ trong cách sử dụng điển cố, điển tích. Hơn 100 điển tích được cập nhật trong chuyên mục này sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về tác phẩm Truyện Kiều cũng như ngòi bút tài hoa của nhà thơ Nguyễn Du.
Ban Biên TậpMột hai nghiêng nước nghiêng thành Dùng lối ước lệ, tác giả Truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du miêu tả sắc đẹp của Vương Thuý Kiều, có câu:
Làn thu thuỷ nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai (Câu 25 đến 28) Khi tả Kim Trọng mơ nhớ, tương tư Kiều:Phòng văn, hơi giá như đồng Trúc se ngọn thỏ ta chùng phím loan Mành tương phân phất gió đàn Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình Ví chăng duyên nợ ba sinh Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi (Câu 253 đến 258) Và, khi tả Thúc Sinh say mê, dan díu Kiều:Miệt mài trong cuộc truy hoan Càng quen thuộc nết càng dan díu tình Lạ cho cái sóng khuynh thành Làm cho đổ quán xiêu đình như chơi (Câu 1299 đến 1302) Ðời nhà Hán, Vua Võ Ðế (140- 86 trước Dương lịch) vốn người háo sắc. Vua không than thở vì mình chưa làm gì cho dân được hạnh phúc cơm no áo ấm, mà ngược lại thường than thở trong đời mình chưa được người đẹp nào vừa lòng để âu yếm trong vòng tay. Nhà vua thường trách: - Trẫm xây đền Minh Quang kén hai ngàn gái đẹp ở vùng Yên, Triệu. Qúa 30 tuổi sa thải, cho về quê. Thế mà trong dịch đình có trên mười ngàn gái đẹp nhưng chưa có một ai đẹp cho vừa lòng trẫm. Thật là thiên hạ thiếu giai nhân tuyệt sắc!
Bấy giờ có người phường chèo danh tiếng tên Lý Diên Niên hầu trong nội điện, có người em gái sắc đẹp tuyệt vời đương làm nàng hầu cho công chúa Bình Dương. Nghe Vua than như thế, nhân một hôm hát chầu Vua, Lý hát một bài: Bắc phương hữu giai nhân Tuyệt thế nhi độc lập Nhứt cố khuynh nhân thành Tái cố khuynh nhân quốc Khởi bất tri Khuynh thành dữ khuynh quốc Giai nhân nan tái đắc
Nghĩa:
Phương Bắc có giai nhân Tuyệt vời đứng riêng bực Một nhìn người nghiêng thành Nhìn lại người nghiêng nước Lẽ nào không biết được Người đẹp thành nước nghiêng Người đẹp khó tìm gặp (Bản dịch của Vô danh) Nghe hát, nhà Vua thở dài: - Thế gian quả có người đẹp đến thế chăng?
Công chúa Bình Dương nhân đứng hầu bên cạnh, tâu: - Diên Niên có người em gái đẹp tuyệt trần, còn hơn người trong bài hát ấy nữa.
Nhà Vua truyền đòi vào xem mặt. Qủa là một giai nhân tuyệt sắc. Nàng lại còn giỏi nghề múa hát. Nhà Vua đắm đuối say mê, liền phong nàng làm phu nhân, từ ấy quyến luyến không lúc nào rời.
Sau khi sinh một đứa con trai, một hôm nàng lâm bệnh nặng, nhà Vua đến tận giường bệnh thăm hỏi. Nàng kéo mền che kín mặt, tâu: - Thiếp bệnh từ lâu, hình dung tiều tuỵ, không dám đem cái nhan sắc ủ dột tàn phai ra mắt đấng quân vương. Thiếp xin gởi lại nhà Vua một đứa con bé nhỏ và mấy người anh em của thiếp.
Võ Ðế ngậm ngùi, bảo: - Phu nhân bịnh nặng khó qua khỏi được, thì hãy dở mền cho ta nhìn mặt há chẳng làm cho ta được thoả lòng sao?
Nàng vẫn che kín mặt, từ chối: - Theo lẽ Vua tôi, chồng vợ, đàn bà mặt không sạch tất không được ra mắt vua hay chồng. Vậy thiếp mong nhà Vua tha thứ.
Vua cố nài nỉ. Nàng vẫn thở dài úp mặt vào trong, không nói gì, vẫn giữ chặt lấy mền. Võ Ðế tức quá, đứng phắt dậy ra về. Nhiều người sợ nhà Vua giận nên có ý trách nàng. Nàng trả lời: - Ðàn bà thường lấy nhan sắc thờ chồng. Nhan sắc kém, tình yêu dễ sinh phai lạt. Nhà Vua quyến luyến ta chỉ vì nhan sắc xinh đẹp lúc ta mạnh. Nay ta đau, nhan sắc suy kém, so với thiên hạ, ta là kẻ xấu xa. Bấy giờ nhìn mặt ta, nhà Vua sẽ chán thì khi nào người còn tưởng nhớ đến ta mà ban ân huệ cho anh em ta nữa.
Thật đúng như lời than của Khổng Tử "Ta chưa thấy ai yêu cái đức tốt như yêu cái sắc đẹp vậy" (Ngô vị kiến hiếu đức như hiếu sắc giả dã)
Sau đó nàng chết. Hán Võ Ðế chôn cất rất long trọng, lại truyền thợ hoạ vẽ hình nàng- tất nhiên tưởng nhớ lại hình dáng khi nàng chưa bịnh- để treo ở cung Cam Tuyền, và phong cho anh em nàng quan tước cao. Ngày tháng trôi qua, nhưng hình bóng người đẹp vẫn lởn vởn trước mắt.
Ðời nhà Ðường (618- 907), Vua Ðường Minh Hoàng dắt Dương Ngọc Hoàn (tức Dương Quý Phi) thưởng hoa ở đình Cẩm Hương. Trong lúc cảm hứng, Vua cho vời Lý Bạch đến bảo làm ngay ba bài thơ "Thanh bình điệu". Thi hào họ Lý còn say rượu, nhưng cầm bút viết luôn một mạch ba bài thơ. Mỗi bài 4 câu. Bài thứ ba có câu: Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoan Thường đắc quân vương đái tiểu khan Ngô Tất Tố dịch:
Danh hoa nghiêng nước sánh đòi vai Ðể xứng quân vương một nụ cười "Nghiêng nước nghiêng thành" hay "khuynh quốc khuynh thành" xuất xứ ở điển tích trên, để chỉ một người con gái có sắc đẹp tuyệt thế.
Trong Truyện Kiều, tác giả mượn điển tích theo thiên nhiên (trời ban cho) thì "sắc đành đòi một tài đành hoạ hai". Khi chuyển sang đối với Kim Trọng vì tương tư Kiều nên trách mình bằng một lời trống không (hay trách trời, hay trách Kiều cũng thế), nếu không duyên số thì đem thói "khuynh thành" trêu ngươi làm gì?. Ðặc biệt và khác hơn, khi chuyển sang Thúc Sinh- một tên đi buôn đã có vợ, sợ vợ mà còn muốn gái đẹp làng chơi, muốn lấy vợ lẽ- thì tác giả lại cực tả "làm cho đổ quán xiêu đình như chơi". Nhất là tác giả dùng tiếng "sóng" (sóng khuynh thành) để chỉ một sức mạnh dữ dội của sắc đẹp qua câu thành ngữ Việt Nam "Gái quốc sắc như cơn sóng lượn; Trai anh hùng như chiếc thuyền nghiêng" hay "Sắc bất ba đào dị nịch nhân" (sắc đẹp không có sóng mà dễ nhận chìm người). Qua bút pháp của tác giả, chúng ta thấy:
Sắc đẹp mà trời đã ban cho Kiều, đối với thiên nhiên hay đối với Kiều:Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai thì thực là hồn nhiên, êm ả.
Ðối với Kim Trọng, ý trung nhân của Kiều, mơ nhớ tương tư Kiều:
Ví chăng duyên nợ ba sinh Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi thì thực là ai oán, não nùng
Ðối với Thúc Sinh, một thương buôn "trăm nghìn đổ một trận cười như không"
Lạ chi cái sóng khuynh thành Làm cho đổ quán xiêu đình như chơi thì thực là mãnh liệt!
Cũng một điển tích để chỉ một sắc đẹp tuyệt vời của một người con gái, nhưng tác giả sử dụng ba nơi tạo thành ba trạng thái chuyển biến của ba đối tượng chủ quan và khách quan, thực là một dụng ý sâu sắc với một bút pháp sáng tạo linh hoạt, phong phú, tài tình.
"Một hai nghiêng nước nghiêng thành", có thể tác giả Truyện Kiều thấy chưa đủ. Vì sắc đẹp ấy chỉ có tính tổng quát qua hình dáng bên ngoài bằng một bút pháp ước lệ, trừu tượng. Cho nên tác giả không thể bỏ qua hay không thể quên mà cần thêm một lần nữa- có phần cụ thể hơn về vẻ đẹp toàn diện con người của Kiều bằng một bút pháp miêu tả tuyệt diệu, làm cân xứng hay làm tăng cho cái vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành
Khi Kiều đã phải sa vào lầu xanh ở Lâm tri huyện, đời nhà Minh thuộc phủ Thanh Châu, tỉnh Sơn Ðông gặp Thúc Sinh. Nhân Kiều tắm, Thúc Sinh tò mò:Buồng the phải buổi thong dong Thang lang rủ bước trướng hồng tẩm hoa Rõ ràng trong ngọc trắng ngà Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên Sinh càng tỏ nét càng khen Ngụ tình tay thảo một thiên luật Ðường (Câu 1309- 1314) "Một toà thiên nhiên" tác giả dùng chữ "toà" thật không quá đáng, mà còn rất tuyệt!
Người ta, thân thể ai cũng có chê hoặc về mặt này hay mặt khác. Riêng Kiều là hoàn toàn. Vì chỉ có "toà" tức là một hình tượng được đúc nên hoàn toàn khi được nghiên cứu, sửa chữa đến chỗ hoàn mỹ mới đúc. Sắc đẹp của Kiều hay con người Kiều quả là một tác phẩm nghệ thuật tạo hình tuyệt kỹ: ngoại thân nội thể phù hợp và chung nhứt qua bút pháp miêu tả từ hư đến thực.
(Theo Ðiển tích Truyện Kiều- NXB Ðồng Tháp) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Điển tích truyện Kiều Tue 08 Oct 2024, 08:41 | |
| Điển tích truyện Kiều Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương Ðoạn diễn tả về sắc và tài của Kiều, ngoài sắc đẹp "một hai nghiêng nước nghiêng thành", Kiều còn:Thông minh vốn sẵn tư trời Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm Cung thương làu bực ngũ âm Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương Khúc nhà tay lựa nên chương Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân (câu 29 đến 34) "Hồ Cầm" là một thứ đàn giống đàn nhị của ta, kéo bằng cung căng mã vĩ. Kiểu giống đàn tỳ bà, gọi là Nguyệt cầm (đàn nguyệt). Ðàn này do ở Tây vực du nhập Trung Hoa nên gọi là Hồ cầm.
Sách "Uyên giám" cho rằng: người Hồ lấy gỗ ngô đồng chế ra đàn Tỳ bà. Ðàn có bốn dây. Ðầu cung có khắc đầu chim Phượng hoặc đầu con Rồng uốn vào nhau rất mỹ thuật. Cổ đàn dài, mặt phẳng, lưng tròn, thùng rộng và dẹt. Trong thùng đàn có buộc một sợi dây đồng. Khi gảy sợi tơ bên ngoài phát âm, đàn rung thì sợi dây đồng bên trong cũng rung theo, phụ hoạ thành một âm thanh tuyệt diệu. Trên mặt đàn có bốn phím bằng ngà là phím thấp, chín phím bằng trúc là phím cao. Tất cả là 13 phím ở vào một vị trí nhất định. Cung đàn có thước tấc quy định rõ rệt để làm tiết độ cho âm thanh khi trong, khi đục, khi réo rắt, khi trầm buồn, khi hùng tráng, khi thánh thót, lửng lơ...
Năm 33 trước Dương lịch, triều Hán Nguyên đế, Vương Tường tức Vương Chiêu Quân lúc xa lìa tổ quốc sang cống chúa nước Hồ đến ải Nhạn môn, nàng dùng đàn này gảy một khúc đàn có 24 câu rất ai oán. Ngày xưa, gảy đàn Tỳ bà- cũng gọi là đánh đàn- tức là dùng gỗ tròn để buông bắt tiếng rung trên phím đàn như cách đánh đàn Hạ- uy- di (guitare Harwaiene) ngày nay. Về sau, đến đời nhà Ðường (618- 904), triều Ðường Thái Tông (627- 650) có người nhạc trưởng tên Bùi Ngọc Nhi tìm cách bỏ gỗ dùng tay mà vuốt, nắm lấy phím rung vừa nhẹ vừa thanh hơn.
Trong bài "Vịnh Minh phi thôn" của thi hào Ðỗ Phủ đời nhà Ðường, khi đi ngang qua thôn Minh Phi, quê hương của Chiêu Quân, có câu (câu 7 và 8):Thiên tải Tỳ bà tác Hồ ngữ Phân minh oán hận khúc trung luân Bùi Khánh Ðản dịch:Muôn thuở tiếng Hồ trong khúc nhạc Ðàn Tỳ oán hận vẳng dư thanh Bạch Cư Dị (772- 846)- một thi hào danh tiếng thời Thịnh Ðường làm Hàn lâm học sĩ bị Vua nghe lời gièm pha biếm làm Tư mã đất Giang Châu. Một đêm khuya mùa thu vắng lạnh, trên bến Tầm Dương, Bạch tiễn chân người bạn ra bến nước, bỗng nghe tiếng tỳ bà văng vẳng trên sông. Vốn sẵn tâm hồn nghệ sĩ, ông liền tìm đến. Nghe tiếng động, tiếng Tỳ bà dứt. Người đánh đàn trên thuyền là một phụ nữ. Trước, nàng là một ca kỹ "nổi danh tài sắc một thời" nhưng thời vàng son trôi qua nhanh chóng, ngày càng nhạt phấn tàn hương, kiếp hoa xuân sớm tàn, rồi khách du cũng dần thưa vắng... Gia đình nàng lại gặp nhiều biến cố: dì chết, em đi lính xa xôi...
Bấy giờ, nàng phải gởi thân cho khách buôn trà. Nhưng cuộc sống quá ghẻ lạnh. Chồng mãi đeo đuổi lợi lộc, bỏ nàng chiếc bóng thui thủi với chiếc thuyền không giữa dòng sông nước mênh mông. Rồi đêm đêm, chạnh nghĩ đến thời quá khứ vàng son trẻ đẹp mà nhìn về tương lai lại mịt mù, nàng chỉ còn biết mượn tiếng tơ đồng của đàn Tỳ bà, để gởi mối sầu cô quạnh chan chứa ở lòng mình!
Bạch Cư Dị nghe tâm sự của nàng ca kỹ mà bắt nao lòng. Nghĩ tâm sự của nàng với tâm sự của mình có điểm tương đồng, vì: Ðồng thị thiên nhai luân lạc nhân Tương phùng hà tất tằng tương thức
Phan Huy Vịnh dịch:
Cùng một lứa bên trời lận đận Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau Nhân đó, Bạch Cư Dị viết thành bài "Tỳ bà hành": Kim dạ văn quân Từ bà ngữ Như thỉnh tiên nhạc nhĩ tạm minh Mạc từ cánh toạ đàn nhứt khúc Vị quân phiên tác Tỳ bà hành
Võ Danh dịch:
Ðêm nay nghe được Tỳ bà khúc Nư nghe tiên nhạc mở thông minh Chớ từ gảy lại cho nghe nữa Vì mình ta làm Tỳ bà hành...
Kiều có tài về âm nhạc. "Cung thương làu bực ngũ âm". Ngũ âm tức là năm cung, năm bực trong âm giai: cung, thương, giốc, truỷ, vũ. Cung là tiếng to, nặng, rất thấp, rất đục, chậm. Thương là tiếng hơi đục, hơi thấy, mau lẹ. Giốc là tiếng lơ lửng, không cao, không thấp, không trong, không đục, tiếng tròn và kéo dài. Truỷ là tiếng hơi cao, hơi trong như tiếng chim hót. Vũ là tiếng rất cao, rất trong như tiếng chim vỗ cánh. "Làu bực ngũ âm" tức là sành (rành) âm nhạc. Và, Kiều chuyên sử dụng đàn Hồ rất tuyệt vời, không ai bằng được (nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương). Lại chính tay Kiều soạn lấy bản nhạc và lời (khúc nhà tay lựa nên chương) đều sầu thảm, nhứt là bài "Bạc mệnh" càng làm cho người nghe thêm não lòng.
Mở đầu truyện, tác giả "Truyện Kiều" chú trọng giới thiệu Kiều- nhân vật chính- về sắc và tài với số phận của nàng..
Sắc "một hai nghiêng nước nghiêng thành", tài "thi hoạ ca ngâm". Ðặc biệt là âm nhạc. Bản nhạc buồn thảm, lời nhạc ảo não với "thiên Bạc mệnh". Hồ cầm, bắt người nhớ đến Chiêu Quân gảy đàn Tỳ bà khi phải sang cống Hồ, lại liên tưởng đến nàng ca kỹ bến Tầm dương... qua bài "Tỳ bà hành" của Bạch Cư Dị.
Từ cách dùng điển cố, dùng vật, dùng từ... mới xem cho là những chi tiết tầm thường, nhưng vốn có mối liên hệ chặt chẽ nhau có tính nhứt quán, trở nên quan trọng để báo hiệu cho cuộc đời của một con người theo chủ thuyết "Tài mệnh tương đố", "Tạo vật đố hồng nhan", "Nhứt phiến tài tình thiên cổ luỵ"!.
(Theo Ðiển tích Truyện Kiều- NXB Ðồng Tháp) |
| | | Cẩn Vũ
Tổng số bài gửi : 1806 Registration date : 03/09/2012
| Tiêu đề: Re: Điển tích truyện Kiều Tue 08 Oct 2024, 14:55 | |
| - Trà Mi đã viết:
Điển tích truyện Kiều
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương
Ðoạn diễn tả về sắc và tài của Kiều, ngoài sắc đẹp "một hai nghiêng nước nghiêng thành", Kiều còn:
Thông minh vốn sẵn tư trời Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm Cung thương làu bực ngũ âm Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương Khúc nhà tay lựa nên chương Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân (câu 29 đến 34) "Hồ Cầm" là một thứ đàn giống đàn nhị của ta, kéo bằng cung căng mã vĩ. Kiểu giống đàn tỳ bà, gọi là Nguyệt cầm (đàn nguyệt). Ðàn này do ở Tây vực du nhập Trung Hoa nên gọi là Hồ cầm.
Sách "Uyên giám" cho rằng: người Hồ lấy gỗ ngô đồng chế ra đàn Tỳ bà. Ðàn có bốn dây. Ðầu cung có khắc đầu chim Phượng hoặc đầu con Rồng uốn vào nhau rất mỹ thuật. Cổ đàn dài, mặt phẳng, lưng tròn, thùng rộng và dẹt. Trong thùng đàn có buộc một sợi dây đồng. Khi gảy sợi tơ bên ngoài phát âm, đàn rung thì sợi dây đồng bên trong cũng rung theo, phụ hoạ thành một âm thanh tuyệt diệu. Trên mặt đàn có bốn phím bằng ngà là phím thấp, chín phím bằng trúc là phím cao. Tất cả là 13 phím ở vào một vị trí nhất định. Cung đàn có thước tấc quy định rõ rệt để làm tiết độ cho âm thanh khi trong, khi đục, khi réo rắt, khi trầm buồn, khi hùng tráng, khi thánh thót, lửng lơ...
Năm 33 trước Dương lịch, triều Hán Nguyên đế, Vương Tường tức Vương Chiêu Quân lúc xa lìa tổ quốc sang cống chúa nước Hồ đến ải Nhạn môn, nàng dùng đàn này gảy một khúc đàn có 24 câu rất ai oán. Ngày xưa, gảy đàn Tỳ bà- cũng gọi là đánh đàn- tức là dùng gỗ tròn để buông bắt tiếng rung trên phím đàn như cách đánh đàn Hạ- uy- di (guitare Harwaiene) ngày nay. Về sau, đến đời nhà Ðường (618- 904), triều Ðường Thái Tông (627- 650) có người nhạc trưởng tên Bùi Ngọc Nhi tìm cách bỏ gỗ dùng tay mà vuốt, nắm lấy phím rung vừa nhẹ vừa thanh hơn.
Trong bài "Vịnh Minh phi thôn" của thi hào Ðỗ Phủ đời nhà Ðường, khi đi ngang qua thôn Minh Phi, quê hương của Chiêu Quân, có câu (câu 7 và 8):
Thiên tải Tỳ bà tác Hồ ngữ Phân minh oán hận khúc trung luân Bùi Khánh Ðản dịch:
Muôn thuở tiếng Hồ trong khúc nhạc Ðàn Tỳ oán hận vẳng dư thanh Bạch Cư Dị (772- 846)- một thi hào danh tiếng thời Thịnh Ðường làm Hàn lâm học sĩ bị Vua nghe lời gièm pha biếm làm Tư mã đất Giang Châu. Một đêm khuya mùa thu vắng lạnh, trên bến Tầm Dương, Bạch tiễn chân người bạn ra bến nước, bỗng nghe tiếng tỳ bà văng vẳng trên sông. Vốn sẵn tâm hồn nghệ sĩ, ông liền tìm đến. Nghe tiếng động, tiếng Tỳ bà dứt. Người đánh đàn trên thuyền là một phụ nữ. Trước, nàng là một ca kỹ "nổi danh tài sắc một thời" nhưng thời vàng son trôi qua nhanh chóng, ngày càng nhạt phấn tàn hương, kiếp hoa xuân sớm tàn, rồi khách du cũng dần thưa vắng... Gia đình nàng lại gặp nhiều biến cố: dì chết, em đi lính xa xôi...
Bấy giờ, nàng phải gởi thân cho khách buôn trà. Nhưng cuộc sống quá ghẻ lạnh. Chồng mãi đeo đuổi lợi lộc, bỏ nàng chiếc bóng thui thủi với chiếc thuyền không giữa dòng sông nước mênh mông. Rồi đêm đêm, chạnh nghĩ đến thời quá khứ vàng son trẻ đẹp mà nhìn về tương lai lại mịt mù, nàng chỉ còn biết mượn tiếng tơ đồng của đàn Tỳ bà, để gởi mối sầu cô quạnh chan chứa ở lòng mình!
Bạch Cư Dị nghe tâm sự của nàng ca kỹ mà bắt nao lòng. Nghĩ tâm sự của nàng với tâm sự của mình có điểm tương đồng, vì:
Ðồng thị thiên nhai luân lạc nhân Tương phùng hà tất tằng tương thức
Phan Huy Vịnh dịch:
Cùng một lứa bên trời lận đận Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau
Nhân đó, Bạch Cư Dị viết thành bài "Tỳ bà hành": Kim dạ văn quân Từ bà ngữ Như thỉnh tiên nhạc nhĩ tạm minh Mạc từ cánh toạ đàn nhứt khúc Vị quân phiên tác Tỳ bà hành
Võ Danh dịch:
Ðêm nay nghe được Tỳ bà khúc Nư nghe tiên nhạc mở thông minh Chớ từ gảy lại cho nghe nữa Vì mình ta làm Tỳ bà hành...
Kiều có tài về âm nhạc. "Cung thương làu bực ngũ âm". Ngũ âm tức là năm cung, năm bực trong âm giai: cung, thương, giốc, truỷ, vũ. Cung là tiếng to, nặng, rất thấp, rất đục, chậm. Thương là tiếng hơi đục, hơi thấy, mau lẹ. Giốc là tiếng lơ lửng, không cao, không thấp, không trong, không đục, tiếng tròn và kéo dài. Truỷ là tiếng hơi cao, hơi trong như tiếng chim hót. Vũ là tiếng rất cao, rất trong như tiếng chim vỗ cánh. "Làu bực ngũ âm" tức là sành (rành) âm nhạc. Và, Kiều chuyên sử dụng đàn Hồ rất tuyệt vời, không ai bằng được (nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương). Lại chính tay Kiều soạn lấy bản nhạc và lời (khúc nhà tay lựa nên chương) đều sầu thảm, nhứt là bài "Bạc mệnh" càng làm cho người nghe thêm não lòng.
Mở đầu truyện, tác giả "Truyện Kiều" chú trọng giới thiệu Kiều- nhân vật chính- về sắc và tài với số phận của nàng..
Sắc "một hai nghiêng nước nghiêng thành", tài "thi hoạ ca ngâm". Ðặc biệt là âm nhạc. Bản nhạc buồn thảm, lời nhạc ảo não với "thiên Bạc mệnh". Hồ cầm, bắt người nhớ đến Chiêu Quân gảy đàn Tỳ bà khi phải sang cống Hồ, lại liên tưởng đến nàng ca kỹ bến Tầm dương... qua bài "Tỳ bà hành" của Bạch Cư Dị.
Từ cách dùng điển cố, dùng vật, dùng từ... mới xem cho là những chi tiết tầm thường, nhưng vốn có mối liên hệ chặt chẽ nhau có tính nhứt quán, trở nên quan trọng để báo hiệu cho cuộc đời của một con người theo chủ thuyết "Tài mệnh tương đố", "Tạo vật đố hồng nhan", "Nhứt phiến tài tình thiên cổ luỵ"!.
(Theo Ðiển tích Truyện Kiều- NXB Ðồng Tháp) ----------------- Tỉ Trà Mi ơi! Câu " Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một phương". vậy Hồ cầm ở đây có phải là đàn đại hồ cầm ( Contrabass) phải không Tỉ. |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Điển tích truyện Kiều Wed 09 Oct 2024, 08:27 | |
| - Cẩn Vũ đã viết:
Tỉ Trà Mi ơi! Câu " Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một phương". vậy Hồ cầm ở đây có phải là đàn đại hồ cầm ( Contrabass) phải không Tỉ.
TM nghĩ hồ cầm của Thuý Kiều không liên quan gì với đại hồ cầm của Tây phương hết, CV ui!
Theo Wikipedia thì Hồ cầm là tên gọi chung của nhiều loại nhạc cụ kéo được sử dụng trong âm nhạc Trung Hoa, vốn xuất xứ từ Ấn Độ và vùng Trung Á, được du nhập vào từ người Hồ trong thời kỳ thịnh đạt của "Con đường tơ lụa". Hồ là tên người Hán gọi các dân tộc sinh sống tại vùng giáp giới giữa tây bắc Trung Hoa với các nước Trung Á. Vì vậy nên người Tàu gọi nó là Hồ cầm, tức đàn của người Hồ. Người Việt Nam gọi theo ngôn ngữ mình là đàn hồ, đàn nhị hay đờn cò. Đàn nhị có 2 dây và chơi bằng cách kéo cây mã vỹ. Như vậy có vẻ không phù hợp lắm với những câu thơ diễn tả của Nguyễn Du. Theo quyển “Truyện Kiều chú giải” của Lê Văn Hòe, năm 1956, “hồ cầm chính là cái nhị, hay cái hồ; trong câu thơ trên, 'hồ cầm' tác giả nói đến là đàn tỳ bà”. Trong cuốn “Từ điển Truyện Kiều” của Đào Duy Anh, Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, năm 2000, trang 246, chú giải: “hồ cầm” là một loại đàn giống đàn nhị của ta. Cũng có kiểu giống đàn tỳ bà gọi là nguyệt cầm. Đàn này của người Tây Vực nên gọi là “hồ cầm”.
Sau đây là 2 bài báo TM sưu tầm có liên quan tới cây đàn của Thuý Kiều.Đàn Nguyệt – Đàn ViệtĐàn Việt chỉ có hai dây nên thuận cho việc chơi bằng kỹ thuật nhấn nhá, luyến láy, vê, rung để diễn cảm được đúng tiếng lòng của người Việt, tâm hồn Việt.Tranh của họa sĩ Lê Thiết Cương Khi giới thiệu về sắc, tài của Kiều, Nguyễn Du tả:
“Cung, thương, làu bậc ngũ âm Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”
Hiểu là Kiều vừa có tài sáng tác nhạc mà lại còn chơi đàn giỏi. Tất nhiên cũng hiểu thêm “nghề riêng” chính là phong cách, là khác biệt nữa. Nguyễn Du dùng chữ “nghề riêng” là cực khen tiếng đàn của Kiều nói chung chứ chưa chắc là cụ Nguyễn Du bảo Kiều chỉ biết chơi mỗi tỳ bà giỏi. Còn “hồ cầm” là đàn tỳ bà hoặc đàn nhị trầm, trùng tên nhưng tỳ bà thì bốn dây, nhị hồ chỉ có hai dây.
Cho nên ai vẽ Kiều chơi tỳ bà cũng hay. Nhưng tôi thích vẽ Kiều chơi đàn nguyệt. Tỳ bà và nguyệt đều là hai trong những nhạc cụ quen thuộc của người Việt. Ví dụ dàn nhạc ở chân tảng, chùa Phật Tích, Bắc Ninh, thế kỷ X. Các nhân vật vừa hát múa vừa sử dụng nhạc cụ: gõ sênh phách, đánh trống, kéo nhị, thổi sáo, gảy đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn nguyệt. Riêng nhạc công đàn nguyệt bấm phím bằng bàn tay phải, gảy bằng tay trái, chắc do thuận tay trái? Hoặc các mảng chạm khắc gỗ trên cốn, ván nong ở chùa Thái Lạc, Hưng Yên, thế kỷ XIII cũng có cảnh tiên nữ chơi đàn tranh, tỳ bà và nguyệt. Đặc biệt là bức tranh sơn mài ở đình Lỗ Hạnh, Hiệp Hòa, Bắc Giang dựng năm 1576 vẽ cảnh tám cô tiên, mỗi người một nhạc cụ, đứng trên mây, trong đó có một cô chơi đàn nguyệt (cần dài, hai dây). Hoặc đồ án trang trí đường diềm tám món đồ quý của hoành phi câu đối sơn son thếp vàng, ngoài thanh kiếm, cây bút … thì có tỳ bà, có khi là sáo trúc. Đó là biểu tượng cho âm nhạc thôi, chứ không phải chỉ có tỳ bà và sáo trúc mới quý.
Lần đầu Kiều chơi đàn ấy là buổi tối Kiều “xăm xăm băng lối” sang nhà Kim Trọng, Kim bảo nghe nói Kiều đàn rất hay và muốn Kiều chơi tặng mình một bản, Kiều nhận lời, Kim đưa đàn cho Kiều:
“Hiên sau treo sẵn cầm trăng Vội vàng sinh đã tay nâng ngang mày”
Ảnh: TTXVN.
Cầm trăng là đàn trăng, đàn nguyệt, đàn trăng rằm, gợi ý tạo hình đẹp! Có đường cong, đường thẳng, có mảng, có nét (bầu đàn, cần đàn).
Khi Kiều buộc phải “bán mình chuộc cha”, mụ mối ép Kiều chơi đàn cho Mã Giám Sinh:
“Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ”
Đấy là lần thứ hai, đàn nguyệt được nhắc đến.
Đàn nguyệt của Trung Quốc có bốn dây, tám đến mười phím và cần đàn ngắn. Khi vào Việt Nam, nguyệt thành đàn tứ. Còn đàn nguyệt của Việt Nam cũng vẫn có từng ấy phím, nhưng chỉ có hai dây và cần đàn dài, dài gấp đôi cần đàn nguyệt Trung Quốc. Đàn nguyệt Việt Nam là một nhạc cụ khác hẳn. Chính vì là một nhạc cụ khác, nên ngay từ hồi thế kỷ XVI, khi những người Minh Hương lưu lạc sang Việt Nam cho đến hôm nay, con cháu họ vẫn chỉ chơi đàn nguyệt của họ, đàn nguyệt cần ngắn, chắc đó là gene? Hơn năm trăm năm rồi chứ ít ỏi gì. Đặc biệt là các cây đàn nguyệt từ thời Lý, Trần, Lê vừa nêu trên đều đã là cây đàn nguyệt của Việt Nam: cần dài, đàn nguyệt – đàn Việt. Có lẽ cần đàn dài thì khoảng cách giữa các phím, nhất là các phím phía trên xa nhau, phím lại cao so với cần, cũng khác với đàn nguyệt Trung Quốc, phím thấp. Mà đàn Việt chỉ có hai dây nên thuận cho việc chơi bằng kỹ thuật nhấn nhá, luyến láy, vê, rung để diễn cảm được đúng tiếng lòng của người Việt, tâm hồn Việt, diễn cảm được thanh điệu của lời ăn tiếng nói Việt vốn đã có sẵn giai điệu trầm bổng ngân nga của huyền sắc hỏi ngã nặng, của thanh không (không dấu). Đó là tiếng của phóng khoáng, tự do, ngẫu hứng, “tiếng” của người Việt. Nghệ thuật nào mà chả là nghệ thuật người. Chả thế mà đàn nguyệt là nhạc cụ chính trong các loại hình âm nhạc cổ truyền từ Bắc xuôi Nam: Chèo, Bát âm, Ca Huế, Cải lương, Đờn ca tài tử. Nhất là hát văn, chỉ duy nhất có đàn nguyệt. Mà hát văn (chầu văn) thì gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng thờ Tứ phủ, tín ngưỡng Đạo Mẫu, đạo của người Việt.
(Báo Tia Sáng)
Thúy Kiều đánh đàn gì?Đặng ThiêmTác phẩm “Nguyệt ước ” của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm lấy tứ từ “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Như mọi người yêu “Truyện Kiều”, tôi rất ái mộ tài đàn tuyệt vời của nàng và nhất là những câu thơ tuyệt diệu của cụ Nguyễn Du mô tả tiếng đàn ấy mà trong “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm tài nhân, cho dù viết bằng văn xuôi cũng chẳng có là bao.Này nhé, trong đêm đàn cho Kim Trọng, người yêu đầu đời nghe, nàng đã dạo bao nhiêu khúc mà vẫn: Trong như tiếng hạc bay qua Đục như tiếng suối mới sa nửa vời Tiếng khoan như gió thoảng ngoài Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa...Thật là bay bổng! Thật là xôn xao! Biết bao náo nức dồn dập mà phơi phới sáng trong.Khi đàn trong tiệc tẩy trần do Hoạn Thư bày ra để hành hạ nàng và chàng Thúc Sinh thì: Bốn dây như khóc như than Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng.Và khi buộc phải hầu đàn cho Hồ Tôn Hiến, kẻ đã giết chồng mình thì: Một cung gió thảm mưa sầu Bốn dây rỏ máu năm đầu ngón tay Ve ngâm, vượn hú nào đây!...Nhưng khi sum họp, tái hồi Kim Trọng thì: Ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đông!Có thể nói tiếng lòng nàng đã hóa âm thanh!Vậy Thúy Kiều đã sử dụng cây đàn gì mà hay đến thế?Mấy năm trước đây trong chương trình “Đấu trường một trăm” trên VTV3 đã nêu câu hỏi này. Và đáp án được đưa ra là cây đàn nguyệt với lý do cụ Nguyễn Du đã viết: Hiên sau treo sẵn cầm trăng Vội vàng sinh đã tay nâng ngang màyĐàn trăng tức là đàn nguyệt! Đúng rồi! Nhưng nguyệt chỉ có hai dây trong khi vẫn cây đàn ấy, cụ Nguyễn Du lại viết tiếp: So dần dây vũ dây văn Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương!Do vậy, theo tôi không phải Thúy Kiều đánh đàn nguyệt.“Truyện Kiều” do giáo sư Đặng Thanh Lê trích giới thiệu và chú thích (Tác phẩm chọn lọc dùng trong nhà trường – Nxb Giáo dục, 1972) giải: Hồ cầm là một loại đàn tỳ bà (chú thích số 4, trang 33). Tỳ bà đúng là có 4 dây, nhưng bầu đàn không tròn như nguyệt mà có hình giọt nước, giống như cây đàn măng-đô-lin ngày nay.Sách giáo khoa văn lớp 7 những năm 60 của thế kỷ trước chú thích: Câu “Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương” trong bài “Chị em Thúy Kiều”: hồ cầm là đàn hồ, giống như cây nhị của ta trong bát âm.Cây nhị chỉ có 2 dây và kéo bằng cần mã vĩ. Vậy càng không đúng. Nguyệt không phải! Tỳ bà không phải! Nhị không phải! Vậy thì cây đàn của Thúy Kiều là đàn gì?Mãi đến khi Giáo sư, Viện sĩ Trần Văn Khê ở Viện Âm nhạc Paris (Pháp) về thăm Học viện Âm nhạc Hà Nội, tôi mới rõ.Theo Giáo sư Viện sĩ Trần Văn Khê thì đó là cây nguyễn cầm. Đàn do ông Nguyễn Hàm đời Tây Tần (265 - 420) sáng tạo. Đàn có bầu tròn như nguyệt, cần dài, có 4 dây, 2 dây to, âm trầm, 2 dây nhỏ âm cao, gọi là dây vũ, dây văn, hội âm rất phong phú. Người phương Bắc rất chuộng nên còn gọi là hồ cầm, nguyễn cầm rất thịnh vào đời Minh, nay đã thất truyền, chỉ còn một cây đàn nguyên bản được lưu giữ trong Viện Bảo tàng Shosoin, Nhật Bản. Lời giải thích của Giáo sư, Viện sĩ Trần Văn Khê làm tôi thỏa mãn. Vậy là mọi điều Nguyễn Du viết về cây đàn của Thúy Kiều đều chính xác.Tôi bỗng nhớ tới bài “Long thành cầm giả ca” của Nguyễn Du, nguyên văn bằng chữ Hán, Hoàng Tạo dịch, đoạn đầu như sau: Đất Long Thành có giai nhân nọ Không ai hay tên họ là gì Nguyễn cầm nổi tiếng đương thì Tên cầm mượn của đàn kia gọi người!Hẳn là đàn nguyễn cầm ở thời Nguyễn Du rất thịnh.Tôi lại nhớ tới bài thơ “Kim Lăng tạp cảm” của Dư Hoài (1916 -?), người Phúc Kiến, đời Thanh, người đã viết “Vương Thúy Kiều truyện” câu chuyện tiền thân “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm tài nhân mà cụ Nguyễn nhà mình đã dựa vào để viết nên kiệt tác của mình) có câu: Phách nguyễn đàn tranh thượng tửu lâuNghĩa là: Gảy nguyễn cầm bước lên lầu rượuTôi càng tin tưởng lời giải thích của Giáo sư, Viện sĩ Trần Văn Khê. Đó là lý do tôi viết bài này để bạn đọc yêu “Truyện Kiều” tham khảo. Và nếu có thể xin được xem là một tư liệu đính chính. (Tạp chí Người Hà Nội)Đàn tỳ bà, đàn nguyệt, đàn nguyễn |
| | | Cẩn Vũ
Tổng số bài gửi : 1806 Registration date : 03/09/2012
| Tiêu đề: Re: Điển tích truyện Kiều Wed 09 Oct 2024, 10:12 | |
| - Trà Mi đã viết:
Điển tích truyện Kiều
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương
Ðoạn diễn tả về sắc và tài của Kiều, ngoài sắc đẹp "một hai nghiêng nước nghiêng thành", Kiều còn:
Thông minh vốn sẵn tư trời Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm Cung thương làu bực ngũ âm Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương Khúc nhà tay lựa nên chương Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân (câu 29 đến 34) "Hồ Cầm" là một thứ đàn giống đàn nhị của ta, kéo bằng cung căng mã vĩ. Kiểu giống đàn tỳ bà, gọi là Nguyệt cầm (đàn nguyệt). Ðàn này do ở Tây vực du nhập Trung Hoa nên gọi là Hồ cầm.
Sách "Uyên giám" cho rằng: người Hồ lấy gỗ ngô đồng chế ra đàn Tỳ bà. Ðàn có bốn dây. Ðầu cung có khắc đầu chim Phượng hoặc đầu con Rồng uốn vào nhau rất mỹ thuật. Cổ đàn dài, mặt phẳng, lưng tròn, thùng rộng và dẹt. Trong thùng đàn có buộc một sợi dây đồng. Khi gảy sợi tơ bên ngoài phát âm, đàn rung thì sợi dây đồng bên trong cũng rung theo, phụ hoạ thành một âm thanh tuyệt diệu. Trên mặt đàn có bốn phím bằng ngà là phím thấp, chín phím bằng trúc là phím cao. Tất cả là 13 phím ở vào một vị trí nhất định. Cung đàn có thước tấc quy định rõ rệt để làm tiết độ cho âm thanh khi trong, khi đục, khi réo rắt, khi trầm buồn, khi hùng tráng, khi thánh thót, lửng lơ...
Năm 33 trước Dương lịch, triều Hán Nguyên đế, Vương Tường tức Vương Chiêu Quân lúc xa lìa tổ quốc sang cống chúa nước Hồ đến ải Nhạn môn, nàng dùng đàn này gảy một khúc đàn có 24 câu rất ai oán. Ngày xưa, gảy đàn Tỳ bà- cũng gọi là đánh đàn- tức là dùng gỗ tròn để buông bắt tiếng rung trên phím đàn như cách đánh đàn Hạ- uy- di (guitare Harwaiene) ngày nay. Về sau, đến đời nhà Ðường (618- 904), triều Ðường Thái Tông (627- 650) có người nhạc trưởng tên Bùi Ngọc Nhi tìm cách bỏ gỗ dùng tay mà vuốt, nắm lấy phím rung vừa nhẹ vừa thanh hơn.
Trong bài "Vịnh Minh phi thôn" của thi hào Ðỗ Phủ đời nhà Ðường, khi đi ngang qua thôn Minh Phi, quê hương của Chiêu Quân, có câu (câu 7 và 8):
Thiên tải Tỳ bà tác Hồ ngữ Phân minh oán hận khúc trung luân Bùi Khánh Ðản dịch:
Muôn thuở tiếng Hồ trong khúc nhạc Ðàn Tỳ oán hận vẳng dư thanh Bạch Cư Dị (772- 846)- một thi hào danh tiếng thời Thịnh Ðường làm Hàn lâm học sĩ bị Vua nghe lời gièm pha biếm làm Tư mã đất Giang Châu. Một đêm khuya mùa thu vắng lạnh, trên bến Tầm Dương, Bạch tiễn chân người bạn ra bến nước, bỗng nghe tiếng tỳ bà văng vẳng trên sông. Vốn sẵn tâm hồn nghệ sĩ, ông liền tìm đến. Nghe tiếng động, tiếng Tỳ bà dứt. Người đánh đàn trên thuyền là một phụ nữ. Trước, nàng là một ca kỹ "nổi danh tài sắc một thời" nhưng thời vàng son trôi qua nhanh chóng, ngày càng nhạt phấn tàn hương, kiếp hoa xuân sớm tàn, rồi khách du cũng dần thưa vắng... Gia đình nàng lại gặp nhiều biến cố: dì chết, em đi lính xa xôi...
Bấy giờ, nàng phải gởi thân cho khách buôn trà. Nhưng cuộc sống quá ghẻ lạnh. Chồng mãi đeo đuổi lợi lộc, bỏ nàng chiếc bóng thui thủi với chiếc thuyền không giữa dòng sông nước mênh mông. Rồi đêm đêm, chạnh nghĩ đến thời quá khứ vàng son trẻ đẹp mà nhìn về tương lai lại mịt mù, nàng chỉ còn biết mượn tiếng tơ đồng của đàn Tỳ bà, để gởi mối sầu cô quạnh chan chứa ở lòng mình!
Bạch Cư Dị nghe tâm sự của nàng ca kỹ mà bắt nao lòng. Nghĩ tâm sự của nàng với tâm sự của mình có điểm tương đồng, vì:
Ðồng thị thiên nhai luân lạc nhân Tương phùng hà tất tằng tương thức
Phan Huy Vịnh dịch:
Cùng một lứa bên trời lận đận Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau
Nhân đó, Bạch Cư Dị viết thành bài "Tỳ bà hành": Kim dạ văn quân Từ bà ngữ Như thỉnh tiên nhạc nhĩ tạm minh Mạc từ cánh toạ đàn nhứt khúc Vị quân phiên tác Tỳ bà hành
Võ Danh dịch:
Ðêm nay nghe được Tỳ bà khúc Nư nghe tiên nhạc mở thông minh Chớ từ gảy lại cho nghe nữa Vì mình ta làm Tỳ bà hành...
Kiều có tài về âm nhạc. "Cung thương làu bực ngũ âm". Ngũ âm tức là năm cung, năm bực trong âm giai: cung, thương, giốc, truỷ, vũ. Cung là tiếng to, nặng, rất thấp, rất đục, chậm. Thương là tiếng hơi đục, hơi thấy, mau lẹ. Giốc là tiếng lơ lửng, không cao, không thấp, không trong, không đục, tiếng tròn và kéo dài. Truỷ là tiếng hơi cao, hơi trong như tiếng chim hót. Vũ là tiếng rất cao, rất trong như tiếng chim vỗ cánh. "Làu bực ngũ âm" tức là sành (rành) âm nhạc. Và, Kiều chuyên sử dụng đàn Hồ rất tuyệt vời, không ai bằng được (nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương). Lại chính tay Kiều soạn lấy bản nhạc và lời (khúc nhà tay lựa nên chương) đều sầu thảm, nhứt là bài "Bạc mệnh" càng làm cho người nghe thêm não lòng.
Mở đầu truyện, tác giả "Truyện Kiều" chú trọng giới thiệu Kiều- nhân vật chính- về sắc và tài với số phận của nàng..
Sắc "một hai nghiêng nước nghiêng thành", tài "thi hoạ ca ngâm". Ðặc biệt là âm nhạc. Bản nhạc buồn thảm, lời nhạc ảo não với "thiên Bạc mệnh". Hồ cầm, bắt người nhớ đến Chiêu Quân gảy đàn Tỳ bà khi phải sang cống Hồ, lại liên tưởng đến nàng ca kỹ bến Tầm dương... qua bài "Tỳ bà hành" của Bạch Cư Dị.
Từ cách dùng điển cố, dùng vật, dùng từ... mới xem cho là những chi tiết tầm thường, nhưng vốn có mối liên hệ chặt chẽ nhau có tính nhứt quán, trở nên quan trọng để báo hiệu cho cuộc đời của một con người theo chủ thuyết "Tài mệnh tương đố", "Tạo vật đố hồng nhan", "Nhứt phiến tài tình thiên cổ luỵ"!.
(Theo Ðiển tích Truyện Kiều- NXB Ðồng Tháp)
--------------------- Muội cám ơn Tỉ đã giải thích tường tận nên đã làm cho cái đầu bé tí ngu muội của muội mở mang thêm. Nhưng Tỉ lại cho muội hỏi tí tẹo nữa nhá: Đàn Hồ ( đàn nhị, đàn cò) của VN ta nó cũng dùng cây Vĩ lông đuôi ngựa, còn gọi là mã vĩ, giống y chang cái archet của họ đàn dây violin, viola, cello, contrabass của bọn Tây mũi lõ, như thế lịch sử cây đàn cò của ta có trước rồi bọn Tây nó đô hộ VN rồi về bắt chước hả Tỉ? |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Điển tích truyện Kiều Thu 10 Oct 2024, 11:59 | |
| - Cẩn Vũ đã viết:
Muội cám ơn Tỉ đã giải thích tường tận nên đã làm cho cái đầu bé tí ngu muội của muội mở mang thêm. Nhưng Tỉ lại cho muội hỏi tí tẹo nữa nhá: Đàn Hồ ( đàn nhị, đàn cò) của VN ta nó cũng dùng cây Vĩ lông đuôi ngựa, còn gọi là mã vĩ, giống y chang cái archet của họ đàn dây violin, viola, cello, contrabass của bọn Tây mũi lõ, như thế lịch sử cây đàn cò của ta có trước rồi bọn Tây nó đô hộ VN rồi về bắt chước hả Tỉ? Đàn nhị (tiếng Tàu: Nhị hồ) có xuất xứ từ Ấn Độ và vùng Trung Á, được du nhập vào Trung Hoa từ thế kỷ I đến thế kỷ III sau công nguyên. Đàn nhị xuất hiện ở Việt Nam khoảng thế kỷ X.
Họ vỹ cầm là một nhóm các nhạc cụ được phát triển ở Ý vào thế kỷ XVI. Những tên gọi của các thành viên trong họ vỹ cầm (Viola da braccio) bắt nguồn từ chữ viola trong tiếng Ý, từ này lại bắt nguồn từ chữ vitula trong tiếng La Tinh trung đại (có nghĩa là "nhạc cụ có dây"). Vỹ cầm (violin) là "viola nhỏ", còn loại đàn mang tên violone có tên nghĩa là "viola lớn". Nhiều chuyên gia cho rằng “tổ tiên” ban đầu của đàn violin là đàn rebab ở Trung Đông, sau đó nó thông qua hoạt động giao thương để tới Tây Ban Nha, lan rộng ở Châu Âu, và cuối cùng, nó có vị trí vững chắc ở Ý. Rebab, Rebec, Lyra Ở châu Âu, rebab đã phát triển thành hai loại nhạc cụ: Rebec và Lyra. Rebec có thể đã được du nhập vào châu Âu trong cuộc chinh phục bán đảo Iberia của người Ả Rập. Còn Lyra xuất hiện thời Đế chế Byzantine vào thế kỷ X-XII, là một nhạc cụ hình quả lê được giữ thẳng đứng khi chơi giống như đàn cello, được chơi bằng một cây vỹ dài và cong. Loại đàn này có một số “biến thể” vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay, chủ yếu ở các cộng đồng ở Đế quốc Byzantine cũ, bao gồm Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgari và Serbia. Biến thể đàn Lyra của Ý có tên là Lira da Braccio được cho là đặc biệt giống với violin và thường được coi là “tổ tiên trực tiếp” nhất của violin hiện đại.
Đàn contrabass (đại hồ cầm, đại vỹ cầm) được xem là phiên bản hiện đại duy nhất của họ nhạc cụ viola da gamba hay viol (được phân biệt rõ ràng với họ Viola da braccio), vốn bắt nguồn từ châu Âu vào thế kỷ XV trong đó cây contrabass được gọi là viol trầm. Viola da Gamba còn được gọi là violon hay gambas xuất hiện vào thế kỷ XV và phổ biến cho đến cuối thời kỳ Baroque (thế kỷ XVII).
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Điển tích truyện Kiều Wed 23 Oct 2024, 07:20 | |
| Điển tích truyện Kiều Ðầm đầm châu sa Ba chị em Thuý Kiều, Thuý Vân và Vương Quan đi du xuân nhân tiết Thanh minh, khi trở về giữa đường gặp một nấm mồ không nhan khói, không ai đắp điếm. Kiều cảm động, lấy làm lạ hỏi. Vương Quan cho biết: có một ca nhi tên Ðạm Tiên đã từng "nổi danh tài sắc một thì", đến khi chết vì không có chồng, phải nhờ người khách phương xa nghe tiếng tìm chơi, lỡ cơ nên xuất tiền sắm sanh lễ vật chôn cất. Nay là mồ vô chủ, không ai viếng thăm. Nghe kể, Kiều xót xa thương cảm người bạt mạng:Lòng đâu sẵn nỗi thương tâm Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa. Ðau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung... (câu 81 đến 84) "Châu sa" là hột ngọc (châu) rơi xuống (sa), nghĩa bóng chỉ nước mắt rơi. Trong "Truyện Kiều" còn có những câu:Lại càng ủ dột nét hoa Sầu tuôn dứt nối châu sa vắn dài (câu 103 đến 104) Ngại ngùng một bước một xa Một lời trân trọng châu sa mấy hàng (câu 561 đến 562) Trong "Thần thoại ký" của Trung Hoa có chép: đời Thượng cổ có loài giao long hoá người gọi là giao nhân. Ðầu và mình giao nhân giống như người, nhưng đít giống đuôi cá. Giống này cũng có đực, cái từ dưới nước lên ở thế gian, buôn bán giao thiệp lẫn lộn với người thường. Giao nhân rất xinh đẹp và thông minh, lại giàu tình cảm luyến ái nên được người ở mặt đất thương mến.
Giao nhân ở trên đất thời gian chỉ được một năm là phải về thuỷ cung chầu Long vương theo luật định. Khi trở về, vì quyến luyến cõi trần thế, nhứt là tình đối xử giữa người với giao nhân nên lúc từ giã, giao nhân khóc lóc thảm thiết. Những giọt nước mắt rơi xuống lại hoá thành hột ngọc (châu). Truyện thần thoại chép như vậy.
Có điều cụ thể, giọt nước mắt hình giống hột châu nên mới gọi giọt châu hay giọt ngọc. Từ Hán Việt gọi là "lệ châu". Có câu:Nàng càng giọt ngọc như chan, Nỗi lòng luống những bàn hoàn niềm tây (câu 1759 đến 1760)
Sợ quen dám hở ra lời Khôn ngăn giọt ngọc sụt sùi nhỏ sa (câu 1759 đến 1760) (Theo Ðiển tích Truyện Kiều- NXB Ðồng Tháp) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Điển tích truyện Kiều Wed 23 Oct 2024, 07:42 | |
| Điển tích truyện Kiều ...làm ma không chồng Sống làm vợ khắp người ta, Khéo thay chết xuống làm ma không chồng (câu 87 đến 88) Hai câu này thoát dịch rất tài do hai câu thơ cổ:"Sinh vi vạn nhân thể, Tử vi vô phu quỷ" Nghĩa là:"Sống làm vợ muôn người Khéo thay mà không chồng" "Khéo thay" có bản chép là "Hại thay"
Bản dịch của Ðào Duy Anh và của Tản Ðà Nguyễn Khắc Hiếu chép là "Khéo thay" dựa theo bản Liễu văn đường (chữ Nôm khắc năm 1871) và bản của Kiều Oánh chú thích là "tình cờ như có bàn tay khéo léo xếp đặt, nói mỉa" và cho rằng "nhiều bản Nôm khác cho là 'hại' là lầm chữ..". Bản của Vân Hạc - Lê Văn Hoè chép "hại thay", chú thích là: "Thương hại thay cũng như ta nói tội nghiệp thay".
Sống thì làm vợ mọi người nhưng đến khi chết - thực thảm thay, thương hại thay - làm ma không chồng. Sống thì làm vợ mọi người nhưng đến khi chết - ôi, khéo thay (do bàn tay nào xếp đặt) để phải - làm ma không chồng. Hai từ "khéo thay", "hại thay" đều diễn tả tình cảm. Tất cả đều có ý nghĩa sâu sắc.
"Hại thay" chỉ tỏ tình cảm thương xót, thương hại.
"Khéo thay" chỉ tỏ tình cảm thương xót nhưng hàm súc một ý nghĩa mỉa mai, trách móc số kiếp của một con người hồng nhan bạc mệnh, bị đời ruồng rẫy, phũ phàng...
Tác giả "Truyện Kiều" còn dùng nhiều từ "khéo".Chữ tài chữ mạng khéo là ghét nhau (câu 2) Khéo vô duyên bấy là mình với ta (câu 74) để tỏ tình thương xót, mỉa mai cay đắng ấy!(Theo Ðiển tích Truyện Kiều- NXB Ðồng Tháp) |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Điển tích truyện Kiều | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |