Thế nào là thoát khỏi luân hồi sinh tử?
Đức Phật Thích Ca là con người lịch sử, thuộc dòng dõi vua chúa thuộc bộ tộc Sakya, sinh ra, lớn lên, lập gia đình và có con như mọi người.
- Với nỗi niềm ưu tư về kiếp nhân sinh, Ngài rời bỏ hoàng cung tìm con đường giải thoát cho những bế tắc về nhận thức cuộc đời.
- Sau sáu năm tầm đạo cũng như tự tu học trong rừng sâu, Ngài giác ngộ và thành đạo lúc năm 35 tuổi.
- Với lòng thương tưởng con người, Ngài du hành và giáo hoá những người hữu duyên suốt 45 năm và mất khi tuổi 80.
- Tóm lại, Ngài vẫn bị quy luật “sinh, lão, bệnh, tử “ chi phối. Như vậy, Ngài có thoát khỏi luân hồi sinh tử hay không? Đây là một nghi vấn cần được làm rõ!
Đại khái pháp ở thế gian gồm 2 loại: pháp hữu vi và pháp vô vi.
Pháp hữu vi: những pháp do tạo tác, do duyên sinh đều chịu sự biến đổi sinh diệt.
- Đó là các hiện tượng và sự vật tâm-sinh-vật lý từ khoáng vật, thực vật, động vật đến con người đều chịu tác động của quy luật “sinh, trụ, dị, diệt” hay “thành, trụ, hoại, không”.
- Đây là những pháp hữu vi có sinh tử thuận theo tự nhiên!
- Tuy nhiên, có những pháp do bản ngã vô minh sai sử gây ra phiền não khổ đau.
- Khi căn tiếp xúc với trần, thức sẽ sinh ra.
- Nếu thức đó là tri kiến nhiễm ô thì sự suy nghĩ, lời nói và hành động tạo ra nghiệp ác dẫn đến luân hồi sinh tử khổ đau.
- Có thể nói khi tri kiến bị bản ngã sai sử sẽ dẫn dắt con người trầm luân trong luân hồi sinh tử.
- Còn người nào buông được chấp thủ bản ngã, tức không còn mắc kẹt vào thân kiến, bước đầu đi vào dòng thánh(quả Tu Đà Hoàn), thoát khỏi luân hồi sinh tử do bản ngã vô minh tạo ra.
- Do vậy, Đức Phật là bậc Chánh đẵng giác nên ngài đã vượt thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử ngay khi thành đạo, trong hiện kiếp (nghĩa là không còn vướng bận về sống chết) mặc dù khi tuổi già và cái chết sinh vật lý đến như mọi người!
Saigon, ngày 30/01/2021.
*Pháp vô vi: pháp không do tạo tác, không do duyên sinh, vượt thời gian và không gian. Chẳng hạn như Niết bàn, lý vô thường, lý vô ngã.
---------
-
CHÚT Ý NIỆM
----
Sư cô cảm ơn bài viết của Lộc Lâm nhiều ạ
Khi chưa XG sc cũng hay thắc mắc điều này
* Nhưng hiện tại sc không còn thắc mắc nữa, mà khuyên ai hữu duyên, nên tập (Định)
Vì định sẽ sinh Tuệ sáng suốt... Trong sự sáng của trí tuệ, sẽ nhìn ra mọi việc trước sau..
Đức Phật dạy ba điều quan trọng cho hàng đệ tử Phật là Giới, Định và Tuệ ..
1) Giới làm hàng rào cho sự sai lầm, sai phạm
Và cũng là chiếc áo giáp khi còn ở trên thế gian này
2) Là Định = "Định thần thức" không vọng động bon chen sinh nhiều phiền phức
Nhờ Định mà nước đục sẽ được lắng trong
Nhờ sự lắng trong, như mặt gương thấu suốt mọi chuyện Chánh - Tà.. Huệ hay Tuệ là ở điểm này..
3) Tuệ là ý thức của Bát Chánh Đạo
Những cái thấy biết của tuệ không phải là tánh ý hay trí ở ngoài đời mà mọi người đã sẵn có..
Giới, Định, Huệ hay tuệ khi đã tròn đầy rồi, sẽ là Bảo Bối theo người đó qua nhiều đời kiếp..
Muốn làm thánh hay phàm..
Muốn luân hồi sinh tử.. tất cả do người có bảo bối đó quyết định ..
- Sự Sống Chết không còn là điều quan trọng..
Vì người này họ đã biết phải làm sao.. Mô Phật 🙏
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 💖🙏🙏🙏💖
---------