Bài viết mới | Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:17
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Mon 01 Nov 2021, 20:11 | |
| SỰ LUÂN HỒI --- Ta đi bằng nghiệp của ta Nghiệp ác hay thiện dẫu xa cũng gần Thế nên tại chốn dương trần "tu" Không thiện chẳng ác "huệ" cần sáng ra .. ---- "Tu = sửa = luyện Thức" "Huệ = Tuệ là Huệ mạng là ALa Hán"
🙏🙏🙏 ---------
TÁI SINH VÀ TÁI NGỘ? (PGNT = Phật Giáo Nguyên Thủy) --- * Theo tinh thần của PGNT vốn dĩ không hề có chữ “tái sanh”, “tái ngộ”. - Bởi vì, “tái” là sự trở lại, sự trùng phục, sự tái hiện của một cái gì đó. - Nhưng theo tinh thần của Phật pháp thì không hề có một cái gì đã đi rồi mà quay lại, đã diệt mất mà còn tái sanh. - Không có tái sanh, bởi bây giờ chúng ta đang thiện ác, mai này thiện ác đó tạo ra tâm đầu thai để chúng ta đi về cảnh giới nào đó. * Đi bằng cách nào? - Ví dụ bây giờ cả đời tôi chỉ làm lành làm thiện, đến lúc mạng chung, cái tâm mệnh chung của tôi vừa xuất hiện thì tiếp theo đó là tâm đầu thai đưa tôi đi về cảnh giới nào đó. - Nói là ‘đưa’ chứ không phải là ‘đưa’ mà là toàn bộ những gì thuộc về con người của tôi hiện tại đã mất sạch, lúc đó xuất hiện cái quả (ác có, lành có) của con người tôi chứ bản thân tôi (Toại Khanh) bây giờ thì không còn nữa. - Và những gì được gọi là tôi – Toại Khanh – giờ đây là quả của một danh sắc khác, trong quá khứ hoàn toàn khác. - Hồi đó đã làm lành làm ác như thế nào không biết mà giờ ra hình hài và tâm lý sinh lý của con người bây giờ đang nói chuyện đây, và con người này bây giờ đã sống 50 năm trong cuộc đời này rồi. * Trong suốt 50 năm đó tôi đã làm thiện ác gì không biết chỉ biết cái thiện ác đó sẽ tạo ra vô số những ‘thằng’ khác trong kiếp sau. - Trong năm mươi năm vừa qua tôi đã tạo ra rất nhiều chủng tử để làm chó, làm heo, làm gà, làm dê, làm thầy tu, du đãng, gái điếm, làm loài sống trong ống cống, trong núi, trong hang… * Giờ đây khi tôi tắt thở, chủng tử nào mạnh nhất trong đó sẽ đâm chồi nảy lộc. - Và khi tôi tắt thở rồi thì không phải chỉ nghiệp thiện nghiệp ác trong đời này đưa tôi đi mà còn hằng hà sa số kiếp tiền thân nữa. - Trong vô số kiếp tiền thân tôi đã tạo ra vô số ác nghiệp và thiện nghiệp, những ác nghiệp thiện nghiệp đó cộng với ác nghiệp thiện nghiệp trong năm mươi năm vừa rồi thành ra một khối đồ sộ hùng hậu. - Nghiệp nào trong đống nghiệp đó đưa tôi đi đầu thai thì chưa rõ. * Có thể cả một đời tôi là thiền sư trong sạch tinh tấn từ 7 tuổi đến 90 tuổi nhưng vẫn đọa như thường bởi khi tắt thở tôi đi đầu thai bằng quả nghiệp của một kiếp xưa nào đó cách đây tám trăm ngàn kiếp sống, bây giờ đến lúc trổ quả. - Sau một đời làm thiền sư thanh tịnh, tôi vẫn đi đầu thai làm chó làm ngựa như thường. - Còn như tôi là thằng ăn cướp bán trời không văn tự nhưng chết vẫn sanh thiên như thường là do khi tôi tắt thở, một quả lành nào đó trong quá khứ nhằm ngay lúc đó trổ quả. - Dĩ nhiên là bao nhiêu nợ nần ác nghiệp thì tôi cũng sẽ lần lượt trả trong một hoàn cảnh thích hợp chứ không thể trốn nợ được. * Cái quan trọng nhất là nghiệp thiện nghiệp ác kiếp xưa đến phiên quả nào trổ. - Trong lúc tôi tắt thở, quả nào của tôi trong quá khứ trổ thì tôi cầm quả đó tôi đi. - Và con chó, con heo đó tuy nó là kiếp sau của tôi nhưng nó không phải là tôi mà nó là do những chủng tử thiện ác mà tôi đã gieo kiếp này và vô lượng kiếp trước. - Không hề có một tôi nào đi từ kiếp này qua kiếp khác. - Thiện ác của kiếp trước tạo ra thằng sau, rồi thằng sau tạo ra nữa cho đến bao giờ tôi chấm dứt phiền não, không còn tạo nghiệp thiện nghiệp ác nữa, không còn chỗ để đi đầu thai nữa thì thôi. - Đây chính là lý do tại sao một vị A-la-hán không còn tái sanh: Vị này có trí tuệ thấy rõ mọi thứ ở đời là khổ, mọi cảnh giới tái sanh là khổ, cho nên bây giờ có làm ông hoàng bà chúa thì cũng là trong khổ. - Nhận thức này không phải là kiểu nhận thức bằng sách vở, nghe người ta nói, như chúng ta, mà là từ sâu thẳm trí tuệ của ngài thấy như vậy. - Do đó ngài không còn tạo nghiệp thiện, cũng không còn tạo nghiệp ác. - Còn tạo nghiệp thiện thì còn sanh lên, còn tạo nghiệp ác thì còn sanh xuống. - Các ngài là người đã thấy Tứ Diệu đế bằng trí tuệ La-Hán rồi thì không còn khả năng làm thiện làm ác nữa; không còn đầy đủ điều kiện tâm lý để thiết tha trong khổ, trong vui, trong thiện, trong ác. - Không thiết tha trong khổ, trong vui, trong thiện trong ác thì làm gì còn điều kiện khổ vui, vì khổ vui từ thiện ác mà ra, người không thiết tha thiện ác thì làm gì còn siêu còn đọa, làm gì còn khổ còn vui, thế là người này như một ngọn đèn cạn nhiên liệu, tim cùn, dầu cạn, tắt phụt! ---- Sư Giác Nguyên giảng ---------
Được sửa bởi mytutru ngày Tue 02 Nov 2021, 00:36; sửa lần 1. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Mon 01 Nov 2021, 21:16 | |
| TRÁCH NHIỆM KHÔNG PHẢI LÀ GÁNH NẶNG --- * Sống trong đời này với tâm trạng của người tài xế xe bus , thì có khách hay không có khách thì cũng thanh thản mà đi . - Đúng giờ làm việc , đúng giờ trả xe trở về nhà . - * Còn tài xế tắc xi , thời gian làm việc nhiều hơn mà đồng thời suốt ngày sống trong tâm trạng vui ,buồn, lo ,sợ . - Không ai kêu thì lo sợ buồn , rồi tới lúc có người kêu thì vui . Đại khái như vậy . - * Chúng ta sống trên đời này nhiều người hiểu lầm nói đạo Phật phủ nhận trách nhiệm . Không phải ! * Đạo Phật luôn luôn kêu gọi cha mẹ cho ra cha mẹ chồng cho ra chồng, con cho ra con, cháu cho ra cháu, trò ra trò, thầy cho ra thầy . - * Đạo Phật có kêu gọi cái đó . - Tuy nhiên đức Phật có kêu gọi mình một cái nữa: Con sống tròn trách nhiệm nhưng con phải nhớ là trách nhiệm hoàn toàn không phải là gánh nặng. - Ngày nào mà trách nhiệm nó đè nặng trên vai thì con phải nhớ rằng con đã gánh sai. - Các vị có đồng ý với tôi cũng món đồ đó nhưng nếu mình cầm đúng cách thì nó sẽ nhẹ hơn, nó dễ cầm hơn. - Có đúng như vậy hay không . - * Đức Phật ngài dạy rằng có thân này nó đã là gánh nặng rồi, chưa kể đến chuyện mình là cư sĩ. - Mình phải lo chồng , vợ con , cha mẹ ..v..v con cái đủ thứ trong xã hội . - Tuy nhiên cái gánh nặng đó, mình có khéo hay là vụn trong chuyện mà giải quyết nó . - Không phải người vợ người chồng nào cũng hầu con bằng nước mắt, cái vấn đề là do mình, và thái độ sống của mình nữa. - * Người ta nói : Nếu không thay đổi được màu trời thì ta cũng có thể thay đổi cặp mắt kính. - Vấn đề là do mình nhìn thôi . - * Người loạn thị thấy thế giới nó khác với người cận thị. - Người cận thị thấy thế giới khác với người viễn thị và đối với quý bà quý cô thêm cái kính “ siêu thị “. (Tức là đi đâu thấy 75% phần trăm off là vô ). Đó là “ siêu thị “. - * Trong kinh giải thích rất rõ : Một kiếp sống như thế này, chúng ta không chắc gì có cơ hội quay lại giống y chang như vậy nữa. - Có nghĩa là những thiện ác mình làm bây giờ, nó sẽ tạo ra hình hài khác, chứ không phải là chúng ta hôm nay làm thiện làm ác , rồi mai mốt chính chúng ta đầu thai hưởng. - Không Phải.! - Mà cái thân và tâm này nó sanh diệt trong từng phút và cái thân cũng liên tục vô thường. - Và thiện ác trong thân tâm này nó cũng liên tục vô thường, và chính cái nền tảng vô thường ấy, thiện ác vô thường ấy nó cũng tạo ra một hình hài khác cũng liên tục vô thường . - Tức là bọt xà phòng này nó tạo ra bọt xà phòng khác chỉ vậy thôi. - Cho nên mang được thân người , mình biết cái gì cũng vô ngã vô thường hết, nhưng mà mình thử tưởng tượng nếu mình không làm thiện thì mai mốt bọt xà phòng của mình nó sẽ màu đen * Còn nếu bây giờ mình làm thiện nhiều, thì bọt xà phòng của mình nó nhiều màu sắc, nó sẽ thơm, nó đẹp . - Còn nếu bây giờ mình làm ác thì mai mốt bọt xà phòng của mình nó hôi và đen nó không có màu đẹp, lấp lánh. (? Ví dụ kiểu này.?) - * Đức Phật dạy sướng khổ đều là mù sương hết.. - Tuy nhiên tại sao con phải hành thiện.. - Tại sao con phải tránh ác.? * Là vì khi con hành thiện, nếu còn có luân hồi tái sanh thì con sẽ có hình hài khỏe mạnh, có ngoại diện dễ nhìn, con có đủ trí tuệ để con biết con là ai trong cuộc đời này, con ở đâu tới con sẽ về đâu và con nên làm gì ngay bây giờ . - * Mà tại sao chúng ta có khả năng đó ? - Là tại vì chúng ta đã từng sống thiện . Nguy hiểm nhất trong cuộc sanh tử luân hồi là sanh ra mang một hình hài mà thiếu cái này, thiếu cái kia, không có gì khổ cho bằng. - Quý vị tưởng tượng mình sanh ra là con tôm ,con sò , con trùng thì quý vị tưởng tượng sanh ra và chết đi cũng không khác gì một cọng cỏ. - - Quý vị có quyền không sợ , nhưng giả định như một ngày nào đó, bình tâm nghĩ lại có lẽ là chúng ta nên sanh ra trong một hình hài mà có hành thiện vẫn tốt hơn. Nên nhớ cái đó . - - Cho nên trách nhiệm thì vẫn phải trách nhiệm , làm thì vẫn làm nhưng luôn luôn tâm niệm thế này : Tôi sẽ thực hiện điều này như là trách nhiệm, chứ tôi không thực hiện điều này như là một gánh nặng vác trên vai . - SƯ TOẠI KHANH ( chép lại giảng của Sư ngày 11/3/2018 tại chùa Phật Pháp Florida) --------- Ghi Chú : 1) Hành Thiện = Là Tu đó 2) Tu = Sửa bỏ xấu ác 3) Khi xấu ác không còn = tỉnh thức 4) Tỉnh thức + Định sanh Trí Tuệ 5) Khi đầy đủ trí tuệ thì đã là một vị A La Hán rồi 6) A La Hán là: 1 trong 4 vị thánh.. ---------
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Mon 01 Nov 2021, 21:37 | |
| SUY TƯ CỦA VỊ THIỀN SƯ ---- Chống cây thiền trượng về non Trăm năm mộng tưởng chỉ còn hư không Thiên thu một đốm nắng hồng Nhục vinh một vệt mây bồng bềnh trôi Phủi tay, người lặng lẽ ngồi Thở sâu nghe cuộc luân hồi trong tim Tử sinh một cuộc trốn tìm Nhân sinh rồi những bóng chim cuối trời Đầu đời tiếng khóc trong nôi Cuối đời hiu hắt một lời kinh khuya... ---- Toai Khanh ---------
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Mon 01 Nov 2021, 22:15 | |
| MỆNH CHUNG --- Trước khi mệnh chung đôi khi người ta sẽ thấy một trong ba cảnh này, một hoặc hai hoặc cả ba : 1- Nghiệp Tượng( hình ảnh ) : Là thấy lại công việc mình làm lúc bình sinh như bán buôn hay đồng án. - 2- Nghiệp Tướng(hình tướng ) : Là thấy lại một món vật nào đó gần gũi với đời sống của mình lúc sinh tiền như thầy giáo thì thấy phấn trắng bảng đen, nha sĩ thì thấy răng giả búa kềm, còn thầy chùa thì thấy chuông mõ, v...v ) - 3- Thú Tướng (điềm báo mình sẽ sanh về đâu ) : Người sắp chết đôi khi sẽ thấy trước những dấu hiệu cho biết mình sẽ đi về đâu, thấy cảnh phố xá xóm làng hay người sinh hoạt v...v. - Thì đó là điềm báo sanh vào cõi người. - Thấy tàu ngựa, máng cỏ là điềm báo sanh vào gia súc, thấy lâu đài cung điện mây trắng trời xanh là điềm sanh về trời, thấy lửa đỏ vạc dầu là điềm sanh địa ngục, thấy đang ở chỗ quạnh hiu hoang vu là điềm sanh ngạ quỷ. - - Trên đây chỉ là những hình ảnh tượng trưng, trong thực tế thì dĩ nhiên có những khác biệt. - Trong kinh nói là thấy phố phường, nhiều khi họ thấy người đàn bà có mang cũng là điềm sanh làm người. - - Trong kinh có kể chuyện thế này : Có ông đó cả đời làm nghề thợ săn, ông có một người con trai đi tu, người con trai đó biết đạo, đi tu thì dĩ nhiên biết giáo lý rồi, trong khi ông bố cả đời đi săn không biết gì cả. - Lúc ông gần chết, ông thấy lửa, người con trai đắc thần thông biết cha mình đang hoảng hốt, thấy ông sợ thì người con nhắc ông thế này : - Lúc ba còn sống ba từng nấu cơm cho con ăn, lửa ba thấy là lửa nấu cơm. - Nhờ nhắc như vậy, ông nghĩ đến chuyện đó ông vui và được sanh về trời. ---- Sư Toại Khanh ( chép lại bài giảng của Sư ) Nguồn : Thực Hành Vipassana x Thực Hành TỨ NIỆM XỨ ---------
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Tue 02 Nov 2021, 00:38 | |
| KHI HẠNH PHÚC BIẾN MẤT CHÍNH LÀ KHỔ CÓ MẶT.. KHI KHỔ ĐI MẤT RỒI THÌ NGƯỜI TA ĐƯỢC VUI.. - 1. Ngài Xá Lợi Phất trên đường đi tìm đạo trước khi trở thành đệ tử Đức Phật, cũng gặp ngài Assaji, ngài Assaji chỉ nói một câu kệ ngắn mà ngài Xá Lợi Phất đắc quả Tu-đà-hoàn. - Sau đó ngài Xá Lợi Phất về đọc bài kệ đó lại cho ngài Mục Kiền Liên nghe, ngài Mục Kiền Liên cũng đắc quả Tu-đà-hoàn và hai anh em tìm đến Phật xin xuất gia. - Bồ tát thành đạo vào rằm tháng Tư năm trước thì đến tháng Giêng năm sau vua Bình Sa Vương thì cúng Chùa Trúc Lâm, khu vườn Trúc cho Đức Thế Tôn. - Và ngay trong rằm tháng giêng đó thì Đức Thế Tôn đã có 1250 vị đệ tử La-Hán lục thông tam minh. - Cũng ngay ngày rằm tháng giêng đó Đức Thế Tôn chính thức xác nhận thành lập tăng đoàn với một hiến chương vô cùng ngắn gọn: “Không làm điều ác. - Tu tập hạnh lành. - Giữ tâm trong sạch”. - Ngài kêu gọi tất cả chư tăng: Chuyện nên làm đã làm, gánh nặng sinh tử đã đặt xuống, phạm hạnh đã viên mãn, các ngươi hãy lên đường hoằng pháp, mỗi người một ngả vì lợi ích chư thiên và nhân loại. - Kể từ ngày đó ngài chính thức phái 1250 vị đi về 1250 phương trời khác nhau để hoằng dương chánh pháp. - Cũng ngay ngày rằm tháng Giêng đó, Đức Thế Tôn chính thức xác nhận rằng ngài có hai vị chí thượng thanh văn, đệ nhất trí tuệ là ngài Xá Lợi Phất và đệ nhất thần thông là ngài Mục Kiền Liên. - Có nhiều dị bản về đời của ngài Assaji. Theo Chú giải, ngài từng đắc Tứ thiền bằng đề mục hơi thở, nhưng khi lâm trọng bệnh thì không thể quay lại tầng thiền mình đã chứng và cảm thấy sự tu hành có lui sụt, dĩ nhiên không được vui, một phần còn vì sự đau đớn của thân xác. - Bởi nếu nhập được Tứ thiền thì ngài không còn đau đớn nữa. (Tứ thiền chấm dứt khổ lạc.) - Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn đến thăm và dạy: Đừng bận tâm đến việc đó nữa, chỉ nên tập trung quán chiếu Tam tướng trong năm uẩn để chấm dứt phiền não và hiện tại lạc trú. - Đức Thế Tôn dạy cho ngài Assaji một đoạn kinh dài, nội dung nằm ở câu này: “Sukhavipariṇāmena hi dukkhaṃ āgatameva hotīti evaṃ dukkhe abhinandanā”: - Khi hạnh phúc biến mất chính là khổ có mặt.. - khi khổ đi mất rồi thì người ta được vui. - Nghĩa là ngay khi mình bị buồn bị khổ, bị sợ hãi thì nhớ cái câu này: - Hạnh phúc biến mất đau khổ xuất hiện.. - Đau khổ biến mất thì hạnh phúc xuất hiện. - Đức Phật dạy rằng, thôi thì nếu mà Tứ thiền đó bây giờ không lấy được cũng không sao, quan trọng là trước mắt hãy quán chiếu năm uẩn qua khía cạnh Tam tướng. - Để việc gì cần phải làm – chấm dứt phiền não – cũng thực hiện được. - Khi chấm dứt phiền não thì cũng được hiện tại lạc trú. - Người đã có được thánh trí A-la-hán thì bao nhiêu nỗi khổ niềm đau không còn là vấn đề nữa. - Ngay cả chiếc máy bay nổ giữa trời thì vị A-la-hán cũng không sợ, nếu có chút thời gian mà bị xé đôi ra cũng không đau khổ như phàm phu mình. - 2. Ngài Assaji dạy cho ngài Xá Lợi Phất câu kệ: “Ye dhammā hetuppabhavā. Tesaṃ hetuṃ tabhāgato āha. Tesañ ca yo nirodho. - Evaṃ vādī Mahā samaṇo” (Vạn pháp ở đời do duyên mà sinh, do duyên mà diệt, Bậc đạo sư, thầy tôi đã dạy rõ duyên sanh và duyên diệt như vậy). - Nghe xong ngài Xá Lợi Phất lập tức chứng Sơ quả vì nghe xong thì thấy luôn Bốn Đế, và 12 Duyên Khởi.. ---- Sư Giác Nguyên ( giảng giải ) 2021 ---------
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Thu 04 Nov 2021, 08:24 | |
| TOÀN BỘ PHẬT PHÁP CHỈ NHẮM ĐẾN SỰ BUÔNG BỎ --- * GIỚI: Là sự buông bỏ thân nghiệp và khẩu nghiệp bất thiện. - Nhờ vậy được sanh lên các cõi Nhân thiên dục giới . * ĐỊNH : Là sự buông bỏ niềm đam mê năm dục: Sắc, thanh, khí, vị, xúc. - Nhờ vậy được sanh về các cõi Phạm thiên( thiền không dục ) . * TUỆ : Là sự buông bỏ niềm đam mê trong tất cả cảnh giới tái sanh. - Nhờ vậy chấm dứt sanh tử hoàn toàn. ---- Sư Toại Khanh ( chép lại bài giảng của Sư ) ---------
GIỚI - ĐỊNH - TUỆ (liên khúc tứ tuyệt) - GIỚI như áo giáp hộ cho người Thoát mọi tai nàn ở khắp nơi Quyết bỏ tham là nhân bất thiện Lìa sân khẩu nghiệp ý trong ngời - ĐỊNH thần lọc bỏ dứt si mê .! Năm dục hành thân khổ lắm bề Sắc ái - Thanh trần - hương Khí - Vị Hằng sanh Xúc cảm thật ê chề .! - TUỆ là ngọn đuốc tỏ nguyên nhân Thoát mọi đam mê cõi dục trần Phủi sạch hoàn toàn tri ngộ giác Luân hồi đã tận tiếng chuông ngân - Ba điều Gới - Định - Tuệ nhìn xa.. Giúp mọi sanh linh đức thật thà Nhiễm độc do mình nên tỉnh giác Thêm đời sống đẹp mỗi ngày qua.. ---- TKN Đào Liên 04.01.2021 ---------
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Wed 24 Nov 2021, 01:46 | |
|
TÀI THÍ ---- Tôi nghĩ rằng 100% Phật tử mình ai nghe nói bố thí cũng tưởng là mình hiểu, khi tiếp xúc tôi mới biết họ chưa hiểu hoặc hiểu rất cạn.. Họ hiểu bố thí là cho ra để kiếp sau được giàu có, hiểu vậy thì nghèo lắm. Thí ở nghĩa cạn là đem trao ra cái mình có cho người cần, còn định nghĩa sâu hơn một chút, thí là việc bắt buộc và đương nhiên phải có ở một người hiểu rõ mình là gì, đời là gì, vạn hữu là gì. Bố thí không phải là pháp tu đặc biệt mà là chuyện đương nhiên. Phật dạy trong một ngôi nhà đang cháy, việc làm thông minh nhất đó là di tản được cái gì thì làm liền, cái gì giá trị, gọn gàng vừa sức thì đem ra liền nếu không sẽ cháy. Cũng vậy, cái tấm thân sanh già đau chết này có khả năng sẽ tắt thở bất cứ lúc nào như một ngôi nhà đang cháy vậy. Một người hiểu đạo, học đạo, hành đạo là phải làm sao đem ra khỏi ngôi nhà đang cháy những thứ không giữ được. Người xưa cũng nói: “Ta ăn thì mất người ăn thì còn.“, mình ăn rồi thì xong, nhưng để cho người khác ăn thì công đức vẫn còn đó. Trong Kinh Trường Bộ Đức Phật có dạy có 4 cách phân phối tài sản hợp lý và thông minh nhất của người cư sĩ: 1-Trả nợ cũ (đền ơn đáp nghĩa cho cha mẹ, người hữu ân). 2-Cho vay nợ mới (nuôi dưỡng vợ con, bè bạn, thân hữu). 3-Liệng bỏ hố sâu (bản thân mình xài). Khi mình xài thì phần này xem như không kể, nhưng phải có một phần tư tài sản là dành cho mình. Sẵn đây nói luôn, nói về cách sử dụng tài sản có bốn hạng: Rộng với mình hẹp với người, hẹp với mình rộng với người, với người với mình đều rộng, với mình với người đều hẹp. 4. Chôn để dành (làm phước). Đức tin phải đi đôi với trí tuệ, ai học A-tỳ-đàm thì biết, phước có 2 : Phước có tuệ đi cùng và phước không có tuệ đi cùng (thiện hợp trí và thiện ly trí). * Thiện ly trí: có lòng lành nhưng không đi đôi với hiểu biết, thiếu văn, tư, tu. * Thiện hợp trí: thiện đi với trí văn, trí tư, trí tu. Khi bố thí cũng vậy, có nhiều cách phân phối tài sản, có nhiều cách bố thí khác nhau, cũng như có nhiều cách sống đời khác nhau, và đối tượng bố thí cũng khác nhau vì vậy quả báo của bố thí cũng khác biệt nhau. Quả báo bố thí tùy thuộc đối tượng mình bố thí, bố thí cho người có đức độ khác với cho người không có đức độ. Trong kinh còn xác nhận rõ là mình muốn được phước nặng về cái gì thì mình cúng dường cho người mạnh về cái đó. Vì vậy quả báo của bố thí tùy thuộc vào đức độ người nhận một phần và một phần tùy thuộc vào pháp tánh của vị đó nữa. Thí dụ cúng cho vị pháp sư mình tác ý điều gì, và cúng cho vị thiền sư mình nguyện điều gì. Trong kinh nói có vị Bà-la-môn hỏi Đức Phật: “Con đã cúng dường Phật, đã cúng dường tăng, vậy làm sao con cúng dường pháp.” * Đức Phật hỏi: “Trong chư tăng, theo ông biết, ai là người thọ trì (ghi nhớ) giáo pháp nhiều nhất.” * Vị này thưa: “Ngài Ānanda.” Khi Đức Phật hỏi vậy là vị này hiểu. Cho nên quả báo bố thí khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố: - Dựa vào đối tượng, cúng dường cho phàm thì phước không bằng cúng cho thánh.. Cúng cho cá nhân không bằng tập thể.. Cúng cho người có đức độ ít thì không bằng người nhiều đức độ. -Tâm trạng của thí chủ làm bằng tâm hữu trợ hay vô trợ, tự phát hay bị xúi, hững hờ hay háo hức. * Thí nó có 3 loại : Chủ nhân thí, bằng hữu thí, nô lệ thí. Chủ nhân thí là mình cho ra món tốt hơn mình xài . Bằng hữu thí là mình xài cỡ nào mình cho ra cỡ đó. Nô lệ thí là mình cho đồ tệ hơn mình xài. Hiểu được như vậy mới gọi là hiểu đại khái về căn bản bố thí . Trước khi làm phước, đang khi làm và sau khi làm phước trong kinh gọi là Tam Tư. Ba điều này trước khi làm phải Cân Nhắc. * Cân Nhắc khác với Do Dự . -Do Dự là ta có nên làm hay không, thuật ngữ nhà Phật gọi là Hữu Trợ. Làm bằng tâm do dự đời sau sanh ra cũng hưởng quả lành nhưng quả nó đến trễ, luôn luôn đến vào giờ phút cuối. Nó làm cho mình “teo“ rồi quả mới trổ .😊 -Cân Nhắc có nghĩa là ta nên làm cách nào tốt nhất (cân nhắc là cái nên có ) thuật ngữ nhà Phật gọi đó là Tâm Hợp Trí. Làm thiện bằng tâm gì thì quả ra cái đó. Làm bằng tâm cân nhắc đời sau sanh ra giàu đẹp thông minh . Làm bằng tâm nào thì nó trổ bằng tâm đó. Giống như ta gieo trồng trong điều kiện nào thì cây trái nó sẽ sanh sôi trong điều kiện đó. Nó cần nước mình không tưới thì nó vẫn phát triển nhưng èo uột, cây trái được tưới nước, phân, nắng, gió, mưa, sương đầy đủ thì cây sẽ phát triển toàn diện . Y như vậy, khi một tâm thức mà làm hội đủ điều kiện: Hứng Thú - Tự Phát - Cân Nhắc, thì khi quả trổ sẽ là người vui tính, nhanh lẹ, thuận duyên và may mắn trong mọi việc, mọi hoàn cảnh. Nhân thế nào thì quả sẽ y chang như vậy . Sư Giác Nguyên ( chép lại bài giảng của Sư ) --------- Luận thêm: 1) Cúng dường = Giúp người đã tu, đang tu 2) Bố thí = Giúp người chưa tu, không tu 3) Cứu con vật, nuôi con vật * Tất cả nằm trong đại hạnh của lòng "từ bi" - Ba đại hạnh này sẽ trừ được ba cái độc.. - Là: trừ tham, trừ sân và trừ si mê - Ba thứ này Đức Phật gọi là "Tam Độc" * Tam độc này nằm trong ý hành vô thức.. - Còn gọi là lửa "thân là nhà, vô ý thức sanh lửa" - Hằng ngày hằng giờ nó đốt cháy bằng mọi cách mà mấy ai nhận ra, để tránh để khỏi đau khổ.! * Sớm dọn ra = Ngộ = Hiểu biết.. - Làm được những gì hiện tại, như gieo hạt tốt - Sau đó sẽ hưởng những điều tốt do ta đã trồng và được quả như ý.. (Đó là dọn ra thứ cần thiết cho mình còn có để dùng ngày sau) - Ý biết chọn thứ cần thiết về sau là như vậy..! ---------
Luận thêm: 1) Cúng dường = Giúp người đã tu, đang tu 2) Bố thí = Giúp người chưa tu, không tu 3) Cứu con vật, nuôi con vật * Tất cả nằm trong đại hạnh của lòng "từ bi" - Ba đại hạnh này sẽ trừ được ba cái độc.. - Là: trừ tham, trừ sân và trừ si mê - Ba thứ này Đức Phật gọi là "Tam Độc" * Tam độc này nằm trong ý hành vô thức.. - Còn gọi là lửa "thân là nhà, vô ý thức sanh lửa" - Hằng ngày hằng giờ nó đốt cháy bằng mọi cách mà mấy ai nhận ra, để tránh để khỏi đau khổ.! * Sớm dọn ra = Ngộ = Hiểu biết.. - Làm được những gì hiện tại, như gieo hạt tốt - Sau đó sẽ hưởng những điều tốt do ta đã trồng và được quả như ý.. (Đó là dọn ra thứ cần thiết cho mình còn có để dùng ngày sau) - Ý biết chọn thứ cần thiết về sau là như vậy..! ---------
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Thu 25 Nov 2021, 07:26 | |
| THỰC HÀNH VIPASSANA THỰC HÀNH TỨ NIỆM XỨ --- NÊN VÀ KHÔNG NÊN (Sống Ý Thức và Biết Tự Chủ) ---- Nên đọc nhiều sách, nhưng nếu không biết lựa sách để đọc thì đọc cả đời cũng vô công. Xin nhớ giùm, thời gian ta có không nhiều Mà thứ không đáng đọc phải tính bằng số triệu. * Quen biết nhiều thì tốt..Nhưng không biết lựa bạn lành - Thì coi như trao thân nhầm chỗ. - Ăn gì cũng thấy ngon miệng có thể nói là chuyện tốt.. - Nhưng gặp gì cũng ăn thì là chuyện xấu. Đi nhiều chưa hẳn là xấu - Nhưng đi không có mục đích đàng hoàng chỉ là lang thang trôi dạt: - Phí tiền, phí sức, phí thời gian, phí đủ thứ. Giai đoạn tu học nào cũng tốt, - Nhưng một khi dừng lại để tâm đắc với nó thì coi như tiêu tùng. * Giới luật, thiền định, tri kiến,… đều vậy cả. Yêu nước không tệ.. - Nhưng đi theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan - (Ultra-nationalism) thì lập tức không xài được. Bớt ngủ nghỉ thì tuyệt.. - Nhưng bệnh mất ngủ thì tuyệt không nên có. Phật giáo không có chùa chiền thì tứ chúng sinh hoạt thế nào,? - Nhưng coi nặng chùa chiền hơn việc đào tạo nhân sự tài đức thì hỏng. Không có tín nữ thì Tăng ni có mà chết, - Nhưng để họ ngồi hẳn "chiếu trên" thì coi chừng loạn. Bài xích hay chống đối tôn giáo khác là chuyện không nên.. - Nhưng nên lưu ý việc họ cải đạo các Phật tử. - Họ giỏi hay ta dở? - Vấn đề không phải là sự tranh giành, mà là nhiều chuyện khác. Muốn giữ nước hay giữ đạo đều không thể bỏ qua mấy điều này: - Có lý thuyết ngon lành nhưng thiếu hành động thì chỉ là đánh trận trong mơ. - Có hành động nhưng thiếu một lý thuyết ngon lành thì chỉ là cờ lau tập trận. Chỉ vì khoái mùi vị máu thịt mà ăn mặn là gieo chủng tử loài ăn thịt sống. - Chỉ biết cắm cổ ăn chay mà không biết gì hơn, - Là gieo chủng tử loài ăn cỏ. - Thực đơn (Menu) trong đầu quan trọng hơn trên bàn ăn. - Chỉ biết lo sướng thân mà không màng gì ngoài ra.. - Dù trong đạo hay ngoài đời, chỉ là trẻ con. - Biết mà không dám bày tỏ, là người câm. - Có người bày tỏ mà mình vẫn không màng, đó là người điếc. - Nghe bày tỏ mà không nhận thức nổi vấn đề, đích thị là người điên. - Biết mà không hành động, hẳn là người bại liệt. Những kẻ chống đối này nọ.. - Thường mang trong máu những thứ mà họ đang chống đối. - Chống độc tài nhưng khoái bá quyền; - Chống mê tín trong khi mình cuồng tín; - Chống Tư bản khi mình vẫn thích tư hữu ích kỷ; - Chống Cộng sản khi mình tham, ác, dốt, dối đủ cả. - Mê đắm trong ngũ dục là luân hồi kiểu hạ cấp, - Mê đắm thiền định là luân hồi kiểu cao sang, - Tu Quán mà chưa thật sự chán sợ sinh tử thì coi chừng Tăng Thượng Mạn (adhimāna), - Tức còn hơi sức để soi gương trong ngôi nhà đang cháy. * Không biết gì để nói, là dốt - Nói quá chỗ biết của mình là phét. - Nói không kiểm chứng là ẩu. - Biết không cần thiết mà vẫn nói là nhảm. - Biết điều cần thiết mà không nói là hiểm. * Biết mình là thượng đế của mình chắc chắn dễ sống hơn .. - Là tin rằng mình được ai đó an bài mọi thứ. - Thật lạ khi không hiếm kẻ trí thức vẫn cứ chọn cách nhận thức thứ hai. - Rõ ràng nhận thức về tính Vô Ngã - Giúp ta thanh thản hơn sự tin tưởng vào một cái gì đó. - Nhưng cũng là lạ khi phần lớn thiên hạ cứ sợ mình bị mất. * Nhiều người cứ tưởng lúc NHẬN vui hơn lúc CHO, - Nhưng nằm nghĩ lại đi, hình như phải thấy ngược lại mới đúng. - Hiếm có món quà nào có thể khiến ta vui suốt mấy chục năm, - Nhưng một nghĩa cử đẹp ta trao ra lần nào đó sẽ khiến ta vui hoài không chán. * Ai cũng tưởng đông người chung quanh sẽ vui hơn sự cô độc. - Nhưng kỳ thực, sự lẻ loi hiếm khi làm khổ ta như sự chung đụng. - Ngồi ngó bóng mình trên vách lâu ngày sẽ nghiện chứ chẳng chơi! * Cái gì dễ được cũng dễ mất. - Tình, tiền hay chuyện tu tập đều như thế. Cứ tưởng có một căn phòng riêng tĩnh mịch để sống tâm linh gì đó thiệt cao siêu, - Nhưng ai ngờ lúc có rồi cứ ngại bước vào, - Hoặc có vào cũng chỉ để nằm nghĩ vẩn vơ một lát rồi ngủ là nhiều. Tình cảm là mật đắng, không phải mật ngọt. - Có điều nó thơm và đẹp. - Nhưng khôn hồn đừng chạm vào. - Ai biết chữ Tình bằng cả lục căn thì chỉ có chết! Nhiều người cứ tưởng mình thông minh hay trí thức, - Nhưng thực ra đời sống của họ rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều thứ: - Chuyện lớn có thể là cuộc bầu cử ở Mỹ, - Đại hội Đảng của Trung Cộng; và nhỏ hơn, - Có thể chỉ là điệu nhảy Gangnam Style - Của anh chàng Park Jae Sang thoạt nhảy ra từ bóng tối. - Có viết đến ngàn năm nữa cũng không hết được điều muốn nói.. - Tôi bỗng dưng muốn kết thúc bài viết bằng một câu nói của Edith Sitwell, một nhà thơ người Anh - (1887-1964): I am patient with stupidity but not with those who are proud of it. - Tạm dịch là: Thằng ngu thì tôi còn gượng chịu đựng được, - Chứ đứa kiêu ngạo với cái ngu của mình thì tôi bó tay! * 11/16/12 Toại Khanh (Coppy Lại Bài Giảng) ---------
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Sat 27 Nov 2021, 08:32 | |
|
CỘNG TRỪ NHÂN CHIA ----
HỎI - Sư ơi con lớn tuổi không học được giáo lý, con đã học hết tiểu học. Sư có thể gom gọn lại được không ? - ĐÁP - -Học hết tiểu học thì biết cộng -trừ -nhân -chia. Cứ tu theo kiểu cộng -trừ -nhân - chia, cái gì cần cộng thì cộng, cái gì cần trừ thì trừ, cái gì cần nhân thì nhân, cái gì cần chia thì chia . - -Tài sản thì nên chia -Thiện pháp thì nên nhân -Người lành thì nên cộng -Người xấu việc xấu thì nên trừ. *Người biết cộng-trừ-nhân-chia, biết cân-đong-đo-đếm thì gọi là con người . - Còn ngoài ra những loài sa đọa thì nó không bao giờ biết cộng-trừ-nhân-chia, không biết cân, đong, đo, đếm, không biết lựa chọn cái gì không biết chuyện gì nên và không nên - Sư Giác Nguyên ---------
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Fri 10 Dec 2021, 14:12 | |
| CHÚNG TA LÀ NÔNG PHU TRÊN CÁNH ĐỒNG SINH TỬ (Sư Giác Nguyên) --- Trong Tương Ưng, Đức Phật xác nhận rằng: - ngày nào còn có mặt trong Tam giới - thì ngày đó từng người trong chúng ta dù phàm hay thánh - vẫn cứ là người nông phu trên cánh đồng sanh tử. Vì trên cánh đồng đó người nông phu phải ‘đổ mồ hôi sôi nước mắt’, - có khi phải đổ cả máu để đổi lấy hạt thóc lúa trên cánh đồng. Chung quy lại, hễ còn có mặt trong cõi Tam giới này - thì vẫn từng phút từng giây, từng ngày từng tháng, từng năm - từng thời đoạn trong đời sống đều phải liên tục cày xới. - Dù cho có trùm mền nằm thiêm thiếp, - bán thân bất toại, nằm bất động, - ngay cả trong phút đó anh vẫn là nông phu tiếp tục cày xới - trên cánh đồng sinh tử bằng những gì anh nghĩ trong đầu. Nói theo A-tỳ-đàm, dầu tay, chân, miệng mình không làm việc - nhưng hễ còn tâm thức thì rõ ràng là đang gieo nghiệp, nghĩa là - đang cày bừa cuốc xới chuẩn bị mùa thu hoạch nào đó cho kiếp sau, - đó là nói về phàm. Nói về thánh, hễ còn mang thân ngũ uẩn này - thì vị đó còn phải chấp nhận sự sanh và diệt của danh sắc, - nếu là vị thánh đó còn ở cõi Dục giới, nhất là cõi Người, - còn mang thân này vị đó còn phải chịu đi đứng, - tắm rửa, vệ sinh thân thể, quét nhà, v.v... Tôi không phải là thiền sư, không phải là hành giả, - nhưng thỉnh thoảng khi đứng trong phòng tắm mà thấy mệt, - mỗi ngày phải chăm sóc cục nợ mấy chục ký lô này mệt quá, - mỗi ngày phải cho nó ăn, nó đau nó nhức, - nó nực nó lạnh, nó ngứa nó tê… - cứ như vậy mà phải hầu nó từ sáng đến chiều, - đó là cày chứ còn gì nữa. Đâu phải cày là cứ phải đi làm lụng kiếm tiền mua miếng cơm manh áo, - thật ra cứ còn tấm thân này thì còn là nông phu. Trong kinh nói vòng luân hồi có nhiều chữ gọi: 1) ‘saṃsāra’: ‘sự lặp lại’, ‘ngựa quen đường cũ’. 2) ‘cakkavatta’: ‘vòng quay’ (cakka: bánh xe). Có mặt trong đời này mỗi người đều là nông phu hết, - nhưng làm ruộng theo cách khác nhau, - có người làm ruộng để kiếm sống qua ngày, - có người làm ruộng để có được nhà cửa, - có người làm ruộng để trở thành tỷ phú. Luân hồi là sự tái hiện, sự trùng phục, ngựa quen đường cũ. Toàn bộ đời sống của chúng ta.. Toàn bộ nền văn minh của nhân loại cũng chỉ là “ngựa quen đường cũ”. Tất cả niềm vui nỗi buồn của chúng ta trong cuộc đời này cũng chỉ là “ngựa quen đường cũ”, - mỗi ngày chúng ta tắm giặt, ăn uống, vệ sinh, - buồn vui, khóc cười, đi đứng, giao thiệp, làm lụng tích lũy, - hưởng thụ, ưu tư, lo lắng đều là ‘punappunaṃ’ (again and again), - cứ lần này lần khác, cứ mãi hoài liên tục như vậy. Tất cả chúng ta ở đây, đã có vô số lần chúng ta sanh làm Phạm thiên - Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, - vô số lần chúng ta là những vị Chuyển Luân Vương, Đế Thích, Ma Vương, - vô số lần chúng ta vào ra A tỳ Địa ngục như thái tử vào cung, - vô số lần làm dòi bọ, trùn dế, tôm cua, - vô số lần chúng ta sống nhoi nhúc trong hầm cầu ống cống, - vô số lần chúng ta là dã hạc trên núi cao, - là kinh ngư ngoài biển cả v.v... - rồi thì sao, giờ chúng ta ngồi đây. Chuyện trước mắt là chúng ta tiếp tục punappunaṃ, lặp đi lặp lại, * lặp lại với lòng cầu giải thoát thì không lặp lại nữa. “Trên cánh đồng sinh tử, người vắt sữa tiếp tục vắt sữa, đời này qua đời khác Trên cánh đồng sinh tử, bò mẹ đi tìm bò con bò con đi tìm mẹ. Trên cánh đồng sinh tử, người hành khất tiếp tục ăn xin…” ---- Sư Giác Nguyên ---------
|
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 5 trong tổng số 9 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |