Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:03
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Tue 20 Apr 2021, 23:40 | |
|
Được sửa bởi mytutru ngày Sat 24 Apr 2021, 06:24; sửa lần 2. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Thu 22 Apr 2021, 21:57 | |
| MỖI CHÚNG TA ĐỀU CÓ CHỦNG TỬ ĂN… THỊT SỐNG, PHÂN NGƯỜI… ---- Chúng ta hôm nay có là bác sĩ, kỹ sư, hoa hậu, người mẫu, thầy chùa, linh mục, bất cứ cái gì đi nữa, cao sang đạo đức cỡ nào đi nữa, nhưng mà trong mỗi người chúng ta cái chủng tử ăn phân người, chủng tử ăn thịt sống, máu tươi luôn luôn còn đó, miễn là chúng ta còn phàm, là vì sao? - Là vì bây giờ chúng ta đang là kỹ sư, bác sĩ, chỉ cần chúng ta tắt thở một cái, trời biết chúng ta về đâu, chúng ta làm con bọ, con dòi thì lúc đó mình thấy đống phân mình gặp mình mừng lắm. - Mà nếu trong lúc tắt thở mà chúng ta đi về xứ Châu Phi chúng ta làm con beo, con sư tử thì sao ta, thì chỉ có thịt sống máu tươi thôi. - Cho nên, cứ nhớ cái này: "Tôi có là ai trong cuộc đời này, sang trọng, giàu có bằng trời đi nữa, miễn là tôi còn phàm thì cái cái hạt giống, cái seed, cái chủng tử ăn thịt sống, ăn phân người, thích nước cống, nước rãnh, thích bồn cầu nó vẫn còn trong con người của tôi, không mất được". - Gớm như vậy, hiểu như vậy nó mới teo. - - Hôm nay mình làm đẹp, mình phấn son, mình trang sức, mình quần là, áo lụa, mắt kính, đồng hồ, dây nịch, mắt kính, túi xách, mình tưởng mình sang, mình bảnh nhưng nếu mà mình sống triền miên, chìm sâu ở trong thích và trong ghét, thiếu niệm, thiếu định, thiếu tuệ, thiếu tàm úy, thiếu niềm tin, rồi thì sao? - Tắt thở rồi, những cái chủng tử, những cái hạt giống kia nó sẽ tìm ngay một mãnh đất để mà nó sinh sôi bởi vì trong người mình có rất nhiều hạt giống mà cái gớm nhất đó, tôi nhắc lại, gớm nhất, cái khả năng ăn thịt sống máu tươi, cái khả năng mà ăn phân, cái khả năng cống rãnh của mình nó rất lớn mà mình không có ngờ. - - Tham, sân, si ở đâu thì phân người và cống rãnh nằm ở đó, tại chỉ có mấy ‘ông’ đó mới đưa mình về cái chỗ đó được; mấy cái tâm lành, tâm thiện không thể đưa mình về đó được: tín, tấn, niệm, định, tuệ, từ bi, bao dung, cảm thông, chia xẻ, nhận thức là mấy cái đó không thể nào đưa mình xuống chỗ thấp được. - Chỉ có mấy cái anh tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi, tỵ hiềm, bủn xỉn, nhỏ mọn, toan tính; mấy cái đó chính là cái con đường, là cái lộ trình nó đưa mình xuống mấy cái lỗ cống, cái mấy bồn cầu, đống rác, chốn rừng sâu núi thẳm để mà liếm láp thịt sống, máu tươi. - Cho nên tùy thuộc vào đời sống của chúng ta, tùy thuộc vào 6 căn nó tiếp xúc với 6 trần bằng cái thái độ tâm thức như thế nào. - - Và tôi cũng đã nói "Trình độ nó quyết định thái độ", thái độ sống, thái độ tâm lý, thái độ tâm thức của chúng ta đối với 6 trần. - Trong bài Kinh Hiền Ngu của Trung bộ nói một chuyện mà lạnh xương sống, đó là một khi mà đã lọt xuống đường đọa rất khó quay lên, là vì sao? - Là vì khi mà lọt xuống đường đọa, chúng ta chỉ sống toàn là bản năng, bad instinct: lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu, đói ăn, khát uống, đực cái, trống mái, chỉ biết giao phối và tự vệ. - Tự vệ có nghĩa là đứa nào đụng tới mình thì mình phản ứng, phản ứng bằng cách một là mình tấn công lại nó, hai nữa là mình co rút hoặc là mình chạy trốn. - Chỉ biết bao nhiêu đó thôi, có nghĩa là đói ăn, khát uống, giao phối và phản vệ (phản ứng và tự vệ). - Các vị tưởng tượng có rất nhiều người trong chúng ta chỉ sống bằng 4 cái này thôi. - Mặc dù là cũng có bằng cấp đại học, cũng có vợ đẹp, chồng giỏi, cũng có nhà lầu, xe hơi, nhưng cả ngày của mình chỉ vật lộn với 4 thứ này. - Các vị tưởng các vị có trình độ khoa học, kiến thức, văn minh? Chưa chắc. - Nhiều khi cái bằng cấp của các vị, đồng ý trong mấy năm đại học nó cho mình cái kiến thức chuyên môn. - Đúng, nhưng sau đó mình coi nó là cần câu cơm để mình đi kiếm cơm thôi quí vị thì mình gọi đó là hành nghề, nhưng mà thật ra nói mà nôn na là kiếm sống, mà nói tục chút xíu là kiếm ăn, khổ như vậy đó. - Ba cái từ đó, ba cái level, ba cái slice khác nhau. - Một là mình xài chữ sang đó là hành nghề, tệ hơn chút là kiếm sống, mà bậy nhất là kiếm ăn. - Mà khi đẩy cái chuyện hành nghề nó xuống tới kiếm ăn rồi thì mình nhớ kỹ coi trong đầu của mình, mình có khác mấy cái con kia không? - Thì nó ăn rồi ngủ một giấc, nó dậy lại đi kiếm ăn, đúng không? - Nó khiếp lắm quí vị, kiếm ăn, nhưng mà do cái điều kiện, hoàn cảnh mà mỗi đứa, mỗi loài nó có kiểu kiếm ăn khác nhau, chỉ vậy thôi. - Nếu mà ngoài cái chuyện lo cho tình cảm của mình, lo cho vợ chồng con cái, mà mình không biết cái gì ngoài ra thì coi chừng đời sau, kiếp khác cái chỗ cao mình khó leo lên lắm. - Bởi vì cái thế giới thật sự là thế giới hiền thánh là phải sống có trong, có ngoài, có trên, có dưới, có thân, có sơ. Sư Giác Nguyên (giảng) --------- -
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Thu 22 Apr 2021, 21:59 | |
| GIỮ GIỚI (Bài Giảng Sư Toại khanh) ---- Luân hồi là sự sanh tử từ kiếp này sang kiếp khác, từ thấp lên cao hay cao xuống thấp. - Thế nào là cao? Thế nào là thấp? Hồi trước tôi không có giới, bây giờ tôi giữ ngũ giới thì như vậy là tôi đang từ thấp lên cao. - Nhưng mà tới đó đủ chưa? Chưa. Còn phải thêm một tháng tám ngày giới nữa. Nhưng mà đủ chưa? Chưa. - Còn thêm trong một năm an cư với chư tăng có ba tháng bát quan. = (bát quan trai giới) - Như vậy giữ ngũ giới thì hơn người không giữ giới nhưng không bằng bát quan giới. - Rồi bát quan giới một tháng tám ngày không bằng ba tháng bát quan an cư với chư tăng. - Nhưng mà như vậy cũng vẫn chưa đủ. - Phải sáu tháng, chín tháng, một năm bát quan an cư với chư tăng. - Dĩ nhiên so với ăn chay thì bát quan trai khó hơn. - Vì ăn chay dễ quen mà bát quan khó quen. - Khi ăn chay ròng rã hai, ba năm thì quý vị sẽ giống như mấy bà có bầu vậy; không thể ăn tôm ăn cá. - Lúc đó cho dù quý vị có đổi qua đạo khác không cần ăn chay thì quý vị cũng sẽ phải tiếp tục ăn chay vì thấy thịt cá nó tanh dữ lắm. - Nhưng mà giữ giới không có như vậy. - Dĩ nhiên có những người giữ giới lâu nên quen. - Nhưng mà số người giữ giới quen như vậy ít hơn số người giữ giới mà phải gồng, phải ráng. - Thí dụ từ đó giờ mình giữ giới mình không coi phim, nghe nhạc. - Tới lúc mình không còn giữ giới nữa thì mình quay lại với phim nhạc rất là dễ. - Có những bộ phim mình không thích nhưng những bộ phim hay mình vẫn coi. - Cũng vậy, người giữ bát quan bỏ bát quan thì dễ hơn là người ăn chay trường bỏ ăn chay trường. - Tôi đang nói là ăn chay ròng rã. - Chứ cái thứ ăn chay mà mua chao về nấu vịt thì tôi không nói tới. - Khi ăn chay miên mật, ròng rã như vậy riết nó quen và nó dần không còn ý nghĩa tâm linh nữa. - Thấy thì hay lắm nhưng mà phải hiểu rằng ăn chay riết nó quen. - Tức là nó đến cái mức sinh lý chứ không còn tâm lý nữa. - Lúc đó cơ thể mình nó đã quen nếp, nó không thể nạp cái thứ đồ ăn đó vô được nữa. - Nhưng giữ giới thì lại khác. - Giữ giới là mình phải liên tục, phấn đấu, đấu tranh với bản thân để mình giữ trọn cái tám giới. - Sẵn đây tôi nói luôn một chuyện vô cùng quan trọng. Đó là: Không phạm giới chưa chắc là giữ giới. - Nghĩa là sao? Khi đứng trước một cái thử thách, một cái cám dỗ mà anh không phạm thì cái đó mới gọi là giữ giới. - Giữ giới ở đây phải là "intentionally" (cố tình, cố ý). - Thí dụ như cô này sáng giờ cổ ở nhà cổ may cái áo thì cổ đâu có cơ hội để cổ sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu, ca vũ nhạc kịch, phấn son, nữ trang, mỹ phẩm. - Cổ không có điều kiện để mà phạm giới. - Đúng không? Như vậy mình nói cô này giữ giới thì có được không? Rồi cái người bại liệt trong coma mình cho là họ giữ giới có đúng không? Họ đâu có phạm gì được nữa. - Rồi mấy đứa nằm ngửa bú bình nó đâu có phạm đâu. - Vậy là nó đang giữ giới hay sao? Quý vị hiểu chưa? - Cho nên cái kiểu mà cạo đầu, mặc áo tu nữ, cất cái am, thờ tượng Phật rồi tự nghĩ mình là nữ tu trì bát giới.. Sai! Không phải. - Phải thường xuyên sống trong chánh niệm. - Phải biết đây là tham, đây là sân, đây là si, đây là thiện, đây là ác. - Phải đấu tranh với chính mình, quán chiếu liên tục thì cái đó mới gọi là giữ giới. - Mai này đứng trước một cái thử thách, một cái cám dỗ mà không vượt rào thì mới gọi là giữ giới. * Thí dụ: Kiến nhiều quá... Một phát một là nó chết sạch. - Nhưng ta không giết. - Ta tìm cách thương lượng, hòa hoãn, hòa giải dân tộc. - Chỉ bôi thuốc ngừa gián từ xa, bôi thuốc ngừa kiến từ xa. - Còn em nào đang sống là cứ để cho nó sống. - Đó mới là giữ giới. - Muỗi đang nằm trên má, quất một phát là nó đi rồi... Nhưng mà không. - Tìm cách giải quyết nó. Chịu khó chịu cực, không giết là không giết.! - Đó mới là giữ giới. - Chiều đang đói bụng nghe chiên xào vẫn gồng chịu đựng. [Chịu không nổi thì ... order pizza.] - Chứ còn đằng nay, tự nhiên phê phê đi tới lui, đứng ngồi, coi phim, chưng bông, rồi thêu thùa may vá rồi kêu đó là giữ giới thì không được. - * Tôi cũng gặp trường hợp đó nhiều. - Cho phép tôi nói luôn. - Có rất nhiều người tu sĩ có cái suy tưởng như vậy. - Cứ ngày ngày hai buổi công phu, xong ra quét lá, rồi vô mặc y mặc áo, kiếm chỗ nằm ngáp ngáp, mệt thì ngủ một chút, trưa chiều dậy cũng coi một hai trang sách ... Vậy đó. - Đời tu nó cứ trôi qua trong cái vô vị tẻ nhạt nhàm chán. - Rồi cho đó là tu! Con lạy bố. - Bố hiểu sai rồi. - Nằm yên không làm bậy nhưng mà cái đầu nó vẫn tầm bậy, nó vẫn là "wrong way". - Rồi cứ thế mà hiểu lầm. - Cứ tưởng là quất cái đầu không tóc vô cho nó bóng là tu... Không phải! * Phật Pháp nằm ở cái chữ so sánh. - Làm sao mà không còn so sánh nữa, không còn thích, không còn ghét. - Cái đó mới là tu. - Làm sao đứng trước một cái cám dỗ, một cái thử thách mà vẫn tu được.. Cái đó mới là tu. - Nói tới luân hồi thì mình nói về cái thấp cái cao. - Thì trong cái quẩn quanh thiện ác mình phải vượt lên trên. - Thuyền đi trên sông phải đi về phía trước, chứ chiếc thuyền không nên ở yên một chỗ. - Tiếng Mỹ có một câu rất hay: "Thuyền nằm trong bến cảng thì an toàn hơn khi ra khơi, nhưng sự an toàn ấy không phải là lý do để người ta đóng thuyền." --------- A Ship In Harbor Is Safe, But That Is Not What Ships Are Built For. ‐ John A. Shedd- --------- -
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Thu 22 Apr 2021, 22:10 | |
| HẠNH PHÚC PHẬT PHÁP ---- Khi mình không tu Tứ niệm xứ, mình nhìn thế giới này mình chỉ biết nhìn nó qua hiện tượng thôi: "Tôi".. Chuyện đầu tiên là "Tôi" cái đã. "Tôi" đang ngồi, "Tôi" bị đau lưng, "Tôi" bị nực, "Tôi" bị ngứa, "Tôi" bị mỏi, "Tôi" bị tê. - Nhưng mà nếu các vị tu Tứ niệm xứ thì lại khác. - Các vị ngồi thế này, nó đau ở đây, các vị chỉ ghi nhận rằng: Khổ thọ đang có mặt. - Tôi đang ngồi theo dõi hơi thở mà tôi nhớ chuyện gì đó, tôi biết là đang phóng dật. - Và khi tôi đang nhớ chuyện gì đó làm tôi bực mình tôi biết là tôi đang có tâm sân. - Thì ở đây ai không học giáo lý và ai không là hành giả thì nghe cái đó ngớ ngẩn "Ủa tại sao tôi phải làm chuyện đó?" .. Nhưng mà nghe tôi đi. - Các vị ráng nghe tiếp. - Lâu ngày từ một ngày tới hai ngày, ba ngày, năm ngày, mười ngày, nửa tháng, một tháng, ba tháng, sáu tháng, một năm, tùy căn cơ nhiều ít, cho đến khi mà các vị sống Chánh Niệm liên tục trong một thời gian dài như vậy, làm gì biết nấy, thì các vị sẽ không còn thấy cái Tôi nữa. - Lúc đó chỉ còn thấy toàn là: Đây là sự khó chịu đang có mặt, sự dễ chịu đang có mặt, tâm thiện đang có mặt, tâm xấu đang có mặt, tâm tham đang có mặt, tâm sân đang có mặt. - Suốt một thời gian dài các vị không còn thấy cái nào là Tôi hết mà toàn là mấy cái món đồ ráp thôi. - Không còn là chiếc xe nữa mà thấy toàn là đồ phụ tùng. - Thì ngay cái lúc đó là lúc các vị sẽ nhận ra một tỷ vấn đề rất là quan trọng và rất là thú vị. - Thấy chuyện thứ nhất: Tất cả là đồ lắp ráp. - Thứ hai: Mọi thứ do duyên mà có và cũng do duyên mà mất đi. - Và tại sao thấy như vậy? Khi anh thấy như vậy anh không còn thích tùm lum nữa. - Mà khi anh không còn thích tùm lum nữa thì anh không còn ghét tùm lum nữa. - Nói theo thánh kinh thì "Phúc thay cho kẻ nào không còn thích và ghét". - Tức là mình có chửi họ họ cũng tỉnh bơ. - Mình quì mình lạy họ, mình hôn chân họ họ cũng trơ trơ ra đó... Lúc đó là hạnh phúc. - * Vậy hạnh phúc của Phật Pháp là cái gì? Hạnh phúc của thế gian là có được cái mình thích, né được cái mình ghét, đó là hạnh phúc thế gian. - Còn hạnh phúc Phật Pháp là gì? Là không còn cái để thích và không còn cái để ghét nữa. - Cái hạnh phúc mà đến từ cái chuyện né được cái ghét và có được cái thích là cái hạnh phúc cực kỳ mong manh. - Tại sao vậy? Vì nếu né không được cái ghét thì sao? Thì Khổ. - Kiếm không được cái mình thích thì sao? Cũng Khổ. - Còn cái người không còn thích ghét nữa thì cả đời nó cứ trơ trơ. - Một vị A la hán không vì một cơn gió lạnh làm cho khó chịu, không vì cái tiếng mà một bà bán cá đứng trước chùa bả chửi mà làm cho Ngài khó chịu, vị A la hán không khổ vì một cái email, một tin nhắn, một cú phone. - Các Ngài có thể ngồi nhìn trăng lên, trăng xuống: "Ừ bữa nay trăng đẹp, trăng 14 hay trăng 16." Hết. - Khi các Ngài nhìn trăng các Ngài biết rõ: Nó theo chu kỳ mà đến rồi mai này nó sẽ theo chu kỳ nó đi, các pháp nó vận hành là vậy. - Các Ngài nhìn bằng tất cả sự thanh thản, không trông mong cái này đến cũng không mong cái kia đi. - Cái đó là cái an lạc thật sự của một người hiểu đạo. - Còn mình thì sao? Mình sống trong cuộc đời này bằng một thái độ rất là trẻ con, mong được cái này và muốn tống khứ cái kia. - Mong không được là khổ, tống khứ không được là khổ. - Đây là lý do vì đâu mà chúng ta phải tu tập Tứ niệm xứ. - Nếu đủ duyên chứng La hán thì được như tôi vừa nói. - Còn nếu không ít nhất là mình sống trong đời này bằng sự an lạc và không có tiếp tục gieo cái mầm sanh tử nữa. - Có nghĩa là sống chậm lại, làm cái gì biết cái nấy, thời gian này nó lâu mau tùy người. - Tôi nói thiệt là chậm cho nghe nè: Buổi đầu pháp môn Tứ niệm xứ chỉ là Chánh Niệm thôi. - Con lạy các bố ở đây đừng có bắt chước sách thiền hay là nghe mấy thầy thiền sư nói về quán chiếu. - Tôi xin các vị, các vị chưa đủ sức đâu. - Người ta nói gọn nên người ta nói như vậy. - Không phải người ta nói sai nhưng thực tế buổi đầu chỉ Chánh Niệm thôi. - Làm cái gì biết cái nấy. - Đến một lúc nào đó trên cái nền tảng chánh niệm mindfulness đó các vị nhận ra một điều: Đây chính là lục đại. - Những gì các vị nghe được chiều nay chỉ là một con két nghe một con két nói. - Nhưng mà sẽ có một ngày chính các vị sẽ nghiệm ra cái đó. - Khi các vị ngồi xuống, đặt cái mông xuống: Cái nặng nhẹ chính là địa đại. - Cái nhiệt độ mình cảm nhận được chính là hỏa đại. - Cầm cái vật gì lên vừa cầm lên là mình biết nó cứng hay mềm... Đó là địa đại. - Vừa cầm nó lên mình cảm được nhiệt độ trong đó.. Đó là hỏa đại. - Và nó không nằm yên mà nó có sự xê dịch.. Đó chính là phong đại. - Sự kết dính giữa các thành tố vật chất để cho nó có thể dính gắn lại.. Đó chính là thủy đại. - * Chiều nay tôi bắt đầu giảng tới cái sẽ làm cho bà con ngủ đã luôn. - Nhưng mà phải chấp nhận cái đó. - Bởi vì mình không thể nào mà mình cứ đi vào pháp thoại mà cứ nghe người ta kể chuyện ma, chuyện tếu hoài được. - Tôi giỡn tới một lúc nào đó tôi phải ngưng chứ... Già rồi. - Tôi già mà các vị cũng già. - Bây giờ phải chuẩn bị chết, chết cho nó êm. - Sống OK chết mới đẹp.. Tin tôi đi. - Sống tỉnh táo chết mới êm. - Sống như thế nào mà bây giờ bác sĩ nói mổ là mình "Dạ". - Chỉ "Dạ" và đem vô nằm tỉnh bơ và chỉ dặn người nhà "Nếu sáng mai tui còn về thì OK không có gì để nói. - Mà nếu sáng mai tôi không về thì cái di chúc (will) tôi để trong ngăn kéo." * Thanh thản như vậy đó. - Tôi nói một lần nữa, tôi không mong sống lâu. - Tôi chỉ mong chết thanh thản thôi. - Chết trên máy bay, chết trong xe hơi, chết ở đầu đường xó chợ. "Sống trong lòng người đẹp Tô Châu hay là chết bên dòng sông Danube". - Tôi chỉ mong có một điều thôi: Thanh thản. - Tôi không mong sống đến 90 tuổi và tôi nghĩ quí vị cũng phải như vậy. - Đừng có mong 90 tuổi... Sống đến 90 tuổi để làm cái gì? Sống mà cứ đơ đơ, đơ đơ, như ông Ronald Regan. - Trong cái ngày sinh nhật ổng, bà vợ đến hôn ổng một cái thì ổng hỏi "Who are you?". * 90 kiểu đó tôi không ham. --------- Trích bài giảng Tứ Vô Lượng Tâm - Pháp Môn Tuệ Quán Sư Giác Nguyên (Toại Khanh) --------- - |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Fri 23 Apr 2021, 21:59 | |
| TÁC DỤNG CỦA SỰ CHÁNH NIỆM Sư Giác Nguyên ---- Có một anh thanh niên đến gặp một vị thiền sư thưa rằng : -Tình cờ con biết Phật Pháp qua một hoàn cảnh rất lạ , con tính ăn trộm đồ trong chùa này, nhưng trong lúc con rình con nghe quí thầy nói pháp với nhau , cho nên con quyết định bỏ nghề đó. - Nhưng con thưa thiệt là nếu con bỏ nghề trộm thì con không biết sống bằng cái gì. - Thôi thì đi bán vé số hoặc có đạp xích lô cũng được , nó cực hơn ăn trộm. - Nhưng xin thầy dạy cho con cách nào mà bỏ được cái máu ăn trộm đó, bởi vì khi con đi ngang chỗ nào đó mà có thể ra tay thì con không dằn lòng được.. * Vị thiền sư trả lời : - Được chứ ! cái quan trọng là con ăn trộm bằng chánh niệm hay thất niệm ? * Anh nghe và hỏi lại : - Ăn trộm chánh niệm là sao thưa thầy ? * Vị thiền sư : - Khi con muốn cái gì thì con biết rất rõ là "ta đang muốn, ta muốn tầm bậy, ta sắp làm chuyện tầm bậy, biết rất rõ là ta đang thực hiện từng bước chân vào tù, vào bóng tối, biết rất rõ là ta đang từng bước vào đáy sâu của xã hội".. - Nếu con biết rất rõ như vậy thì con tha hồ ăn trộm thoải mái , thầy không cản . - Bắt đầu ảnh mặc bộ đồ đen mang túi vải tính nhảy qua tường, và anh làm theo lời của vị thiền sư anh nhớ và niệm : -Ta đang từng bước vào tù... -Ta đang lọt vào tầm ngắm của cảnh sát... -Ta đang từng bước vào đáy sâu của xã hội ..v..v - Ảnh nhớ như vậy và trở lui.. - Ảnh thử ba lần và đi kiếm sư phụ , anh nói : - Không thể nào bằng chánh niệm mà con làm chuyện đó được . * Sư phụ nói : - Ngay từ hồi đầu sư phụ nói với con như vậy mà con không tin, và lúc đó con nghĩ thầy chùa thì phải dạy đạo lý ..v v.. , cứ cho con thực hiện thì con mới thấy cái tác dụng của chánh niệm nó lớn cỡ nào.. --------- SƯ Giác Nguyên ( chép lại bài giảng của Sư ) ---------
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Fri 23 Apr 2021, 22:37 | |
| * ĐỨC PHẬT NGÀI DẠY CHỈ CÓ MỘT CÁCH DUY NHẤT ĐỂ TRẢ ĐƯỢC ƠN CHA MẸ ĐÓ CHÍNH LÀ AN TRÚ CHA MẸ VÀO BỐN PHÁP : CHÁNH TÍN, GIỚI HẠNH, THÍ XẢ, TRÍ TUỆ. ---- * Trên đời này có hai hạng người khó mà mình trả xong cái ơn. - Đó chính là cha mẹ. - Ngài xác định rằng cho dù một đứa con có để cha mẹ ngồi lên hai vai của mình để mà đi hết một đời như vậy, để cho cha mẹ tiểu tiện trên người của mình. - Một trăm năm đâu phải là ít, một kiếp người cũng khá dài khi mà phải chịu đựng bao nhiêu thứ khó nhọc đó. - Tuy nhiên sự khó nhọc đó của người con cũng không thể nào bù đắp được cái tấm lòng, ơn sâu nghĩa nặng mà cha mẹ đã dành cho mình. - Là vì bản thân đứa con đó, tấm lòng của đứa con trong lúc cõng cha mẹ trên vai không bì được với tấm lòng của cha mẹ lúc chăm sóc con cái, chỉ cái khoảng này thôi, mặc dù trên hình thức quay phim chụp hình thì mình thấy một đứa con mà cõng cha cõng mẹ suốt một trăm năm trên vai, để cho ông bà tiểu tiện trên người của mình, thì mình thấy hình ảnh đó nó dễ sợ thiệt. - Nhưng mà ngồi ngẫm lại vì sao Đức Phật dạy như vậy, chuyện rất là đơn giản, vì tấm lòng của đứa con mà họ cõng, dầu là đại hiếu chí hiếu cũng không có bì được cái tấm lòng từ bi hỷ xả của cha mẹ mà dành cho con cái từ lúc biết nó đã tượng hình phôi thai, cho đến khi nó chết hoặc mình chết. - Trong suốt khoảng thời gian đó tấm lòng trời bể của cha mẹ, con cái không thể nào bì được. - Khi ngài xác nhận để trả ơn cha mẹ thì với hình thức vật chất ấy không thể nào đáp đền trong muôn một. - Tuy nhiên chỉ cần người con hướng dẫn cha mẹ có một đời sống tâm linh thì coi như có thể đáp đền được . * Trong Chú giải có ghi rõ: Con cái chỉ có một cách duy nhất để báo hiếu rốt ráo là giúp cha mẹ có được bốn pháp lành sau đây: Saddha-Chánh tín, Sila-Giới hạnh, Caga-Thí xả, Panna-Trí tuệ. - Vì nhờ hành trì bốn pháp này thì cha mẹ sẽ có đường luân hồi tốt đẹp. - Thậm chí chấm dứt luân hồi . * Ngài giải thích thêm giống như trường hợp ngài tôn giả Xá Lợi Phất, năm 40 tuổi ngài đi tu, 84 tuổi ngài trở về gặp mẹ. - Chỉ có một đêm gặp mẹ lúc rạng sáng trước khi nhắm mắt viên tịch, ngài thuyết pháp cho mẹ nghe, giúp cho mẹ chứng sơ quả Tu-Đà-Hườn, rồi ngài xuôi tay ra đi. - Thì đây là cách trả ơn mà được xem là rốt ráo nhất. - Nói là đắc Tu-Đà-Hườn nhưng thật ra đó là một cách nói khác của bốn cách tôi vừa nói. - 1️⃣ĐỨC TIN. Là chánh tín. - Có nghĩa là niềm tin căn cứ trên trí tuệ, nghiệp báo và tam tướng. - Tin rằng làm thiện thì được vui, làm ác thì bị khổ. - Mọi thứ do duyên mà có, có rồi phải mất. - 2️⃣GIỚI HẠNH. Là người sơ cơ giữ giới để cầu phúc, giữ giới vì người khác như vì e ngại thị phi. - Có nghĩa là nếu mà mình giữ giới để cầu phúc, để tránh tội thì mình không có sát sanh. - Bởi vì mình sợ kiếp sau mình sanh ra mình yểu thọ, bệnh, để kiếp sau mình được trường thọ khỏe mạnh. - Còn riêng bậc hiền trí nói chung, bậc hiền thánh nói riêng, giữ giới vì lòng của các vị không có lý do nào để mà cướp đoạt mạng sống của người khác, và chẳng những không sát sanh mà các vị còn tránh luôn cả cái râu ria những liên quan đến giới sát sanh. - Ví dụ làm khổ chúng sanh khác nó cũng là râu ria của giới sát. - Như giới hành dâm là tính giao, giao phối nam nữ, có 7 điều liên quan gọi là methunasamyoga có nghĩa là không gần gũi thân xác nhưng thích nhìn ngắm, nghe tiếng nói, tơ tưởng đều là liên quan đến việc tính giao. - Mình không sát sanh, không trộm cắp cũng vậy. - Đúng là mình không có cướp đoạt lén lút lấy của người ta, nhưng mà có lòng ham thích chú ý lưu tâm đến cái của người khác cũng là không nên... Đại khái như vậy. - Vậy thì giới có 2 trường hợp, một là cầu phúc tránh tội, hai là bản chất thiện pháp của mình không cho mình làm chuyện đó. - 3️⃣ THÍ XẢ. Giúp cho cha mẹ có khả năng thí xả, có nghĩa là mình nói làm sao để cho cha mẹ thấy rằng buông ra tốt hơn nắm lại. - Chẳng hạn như trong kinh Đức Phật dạy rằng : - Một ngôi nhà đang cháy thì việc làm duy nhất mà gia chủ cần phải thực hiện đó là nhanh chóng đem ra những thứ có giá trị mà mình không muốn mất. - Cũng vậy, trong tấm thân này nó sẵn sàng gặp bao nhiêu điều bất trắc, lão, bệnh, tử, tai họa, những bất thường không lường trước được, chúng ta có thể ra đi bất cứ lúc nào. - Một mình ăn sẽ hết, người khác ăn sẽ còn. - Khả năng bố thí cũng có ý nghĩa, một là bố thí cầu phúc để đời sau sanh ra không thiếu thốn để được dư. - Hai là bố thí để mài mòn cái ý niệm sở hữu, mài mòn cái thói quen bủn xỉn, thói quen ôm giữ ghì chặt của nhiều đời, của vô số kiếp sanh tử tiền thân. - Hiểu như vậy thì bố thí mới tới nơi tới chốn. - 4️⃣ TRÍ TUỆ. Mình giúp làm sao mà cho cha mẹ luôn nhớ lấy điều này: Nghiệp lý là đời này cái gì cũng có nhân có quả, nhân quả luôn luôn tương ứng nhau, mọi thứ không phải ngẫu nhiên mà có cũng không phải do đấng cao sanh nào tạo ra, mọi thứ do nhiều nhân duyên vô vàn tác động. - Mọi thứ do duyên mà có, có rồi cũng mất. - Do thiện mới có vui, do ác mới có khổ. - Cả thiện ác buồn vui này đều do vô số điều kiện mà có, có rồi phải mất đi. - Tuy nhiên vì bản chất mình là thiện, vì tôn trọng điều thiện thì mình phải hành thiện lánh ác, nhưng luôn luôn nhớ rằng quả của thiện cũng là vô ngã vô thường, quả của ác cũng là vô ngã vô thường. - Dầu tránh ác thì cũng luôn luôn nhớ là vô ngã vô thường và dầu hành thiện thì cũng phải nhớ dầu cái quả thiện nào có hay cách mấy cũng luôn luôn nhớ nó là vô ngã vô thường. - Đó được gọi là sống trong trí tuệ. - Trong một câu trả lời của Đức Phật cho quỷ Dạ Xoa Ngài có dạy rằng: Paññājīvim jīvitamahu settham: Cuộc sống trí tuệ là cuộc sống cao quý nhất . * Cuộc đời này nó là một màng đêm mịt mù. - Phúc thay cho kẻ nào sống ở đời này được sống trong ánh sáng, bởi vì không có ánh sáng thì mình chỉ có sống mò thôi. - Quí vị biết trong một căn phòng chật hẹp bụi bặm nhiều đồ đạc, mà ban đêm mình mò thì khả năng tai nạn rất lớn nói chi là trong cuộc đời bao la mênh mông này, trong một biển đời mênh mông bát ngát mịt mù tối thui, thì các vị tưởng tượng cái kiểu tai nạn Titanic là chuyện nhỏ, nó còn những cái khác khủng khiếp hơn nữa. - Cho nên được sống trong nguồn sáng của trí tuệ là cả một đại phúc đại hạnh. - Cho nên Đức Phật ngài dạy chỉ có một cách duy nhất để trả được ơn cha mẹ đó chính là an trú cha mẹ vào bốn pháp này. - 🌟Sư Giác Nguyên🌟 (✍Chép lại bài giảng của Sư🙏🏻) --------- - |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Sat 24 Apr 2021, 00:57 | |
| KHOẢNG CÁCH GIỮA - PHÁP THIỆN VÀ PHÁP ÁC ---- * Đức Phật nói: cái khoảng cách thời gian và không gian đôi khi rất là xa. - Điểm này đến điểm khác, lúc này đến lúc khác. - Ví dụ như: khoảng cách về thời gian vài tỷ năm là xa lắm chứ, khoảng cách về không gian vài tỷ km là xa lắm chứ. - Ở đây trong room chúng ta cũng là người hiện đại chúng ta biết đại khái thế này là: Cả mặt trăng, mặt trời, trái đất đều có những quỹ đạo riêng. - Chữ xa gần ở đây là Đức Thế Tôn nói theo văn minh của thời đó. - Cái gì Ngài cũng biết nhưng vì Ngài phải nói theo văn minh của thời đó thôi. * Chúng ta thấy cái mốc của mặt trăng mặt trời, 1 vòng quay của trái đất là 24 giờ đồng hồ. - Thì từ lúc mặt trời mọc tới lúc mặt trời lặn là 1 vòng của trái đất, Ngài nói xa là xa như vậy. - Nhưng đem so với tất cả khoảng cách xa xôi nhất thì cái khoảng cách của pháp thiện và pháp ác còn xa hơn rất nhiều. - Ví dụ như nói về thời gian đi, khoảng cách mình thấy lâu nhiều khi 1 năm là đã xa, 10 năm đã là xa, 1 tỷ năm mới là xa...tuỳ. * Nhưng mà đã là không gian hay khoảng cách thời gian thì không có khoảng cách nào qua khoảng cách pháp thiện và pháp ác hết. - Mặc dù mình thấy trong tâm 1 người, cũng là con người đó mà hồi nãy thiện bây giờ ác. - Mình nghĩ nó gần nhưng mà không phải. - Cái thiện đưa ta về 1 nơi hoàn toàn đối lập với cái ác. - Khoảng cách ấy gồm cả khoảng cách vật lý và tâm lý, thời gian và không gian. * Các vị thấy không? Devadatda, ngày xưa từng có kiếp là bạn chí thân với bồ tát Thích Ca Mâu Ni. - Mà chỉ vì 1 mối tị hiềm oan trái nhỏ xíu xìu xiu. - Hai người đi buôn đồ đồng nát, ve chai. - Devadatda đi đến túp lều nát ven sông, ổng thấy 2 bà cháu coi như là rách nát ở đó. - Họ không có gạo ăn, không có áo để mặc thì gặp ổng. - Ổng hỏi nhà có đồ cũ gì bán không để ổng mua. - Thì 2 bà cháu vào lục lọi rồi nói, trời đất ơi tui nghèo quá áo cũ còn không có mặc lấy gì có bán. - Nhưng mà thôi có cái mâm này nè. - Mâm này lâu qúa, mà nặng quá không xài thì thôi ông muốn cho bao nhiêu thì ông cho. - Thì ông Devadatda lấy cái móng tay khều khều thì biết đây là cái mâm vàng, trọng lượng đó mà độ cứng mềm đó, mà chỗ trầy nó ra màu đó thì tổng cộng 3 cái này lại thì nó là vàng chứ không có gì hết. * Nhưng vì ông quá tham, quá ác đi. - Cho nên ông mới nói, ôi thôi cái này 3 xu 4 cắt chứ có bao nhiêu. - Thì ổng đưa ra số tiền rất là nhỏ thì 2 bà cháu không đành bán, vì ít ra nó cũng là cái mâm tròn trịa. - Nhìn nó cũng dày, cũng nặng nhìn nó cũng hơi ngộ ngộ mà cho bèo quá. - Thì 2 bà cháu mới cất, thôi ông cho bèo quá không đủ ăn kẹo. - Ba giây sau ông này đi mất thì Bồ Tát tới. - Bồ Tát gánh hàng tới và rao ai có đồ cũ gì cần bán không. - Thì 2 bà cháu tiếp tục cầm cái mâm ra bán. - Bồ Tát cầm cái mâm lên, liếc mắt qua thì Ngài biết đây là thứ dữ rồi. - Bồ Tát mới nói, toàn bộ những thứ trên người của tôi, tiền bạc gom luôn 2 gánh hàng này cũng không đủ trả cái mâm này đâu, vì mâm này là mâm vàng. - Hai bà cháu mừng quá, nhà cửa neo đơn mà một phần lại thương cái người này thật thà nên 2 bà cháu bảo ông có bao nhiêu cứ cho đi tôi cũng mừng lắm. - Bồ Tát đưa tất cả mọi thứ trên người( tiền bạc, tất cả đồ đạc) chỉ giữ lại bộ đồ rồi cầm cái mâm đi. - Thì Bồ Tát mới leo lên chuyến đò đi giữa sông thì Devadatda mới quay lại túp lều hồi nãy hỏi 2 bà cháu. - Nãy ổng chỉ diễn thôi, có nghĩa là con người nó dở như vậy đó, nó tham mà nó gian, nó trời ơi như vây. - Ổng quay trở lại ổng hỏi 2 bà cháu ổng nói thôi đưa mâm đây tôi cho 3 mớ mua gạo ăn. - Thì lúc này 2 bà cháu mới khí thế đứng lên xỉa xói, mặt ông quá gian, ông biết cái mâm đó là mâm vàng không? Ông biết chứ đúng không? Mà ông ve chai đi tới sau ổng lột hết trên đầu xuống tới dưới, có đôi dép lào cũ xì ổng cũng để lại đây nữa. - Ổng chỉ xách cái mâm thôi, vì ổng nói cái mâm vàng. - Còn cái mặt của ông quá gian đi, giờ người ta có mâm vàng về người ta đổi đời luôn rồi. - Thì lúc đó ổng điên lên, ổng tiếc cái mâm. - Ổng liệng cái gánh đồ đó ổng chạy đi trong cơn đau mê muội đó. - Không còn biết trời đất gì, ổng vừa đi vừa kêu tên Bồ Tát. - Khi ổng ra tới nơi thì cái thuyền đó đã đi xa rồi. - Bồ Tát đâu còn cái cớ gì để quay lại. - Bồ Tát biết ông này đang điên vì cơn tiếc của, đang phát cuồng thì làm sao chứ. - Thì ngay bến sông đó ông Devadatda thề. - Ổng nói:" nếu còn có kiếp sau thì đời đời kiếp kiếp gặp nó ở đâu thì xử ở đó." * Kể từ điều đó, niềm oan trái đó mà ổng cũng đâu phải tầm thường, ổng cũng là người tu hành giải thoát. - Ổng cũng là người cầu sanh tử, cũng oải mệt trầm luân, cũng tu hành để cầu làm Độc Giác mà nhưng vì cái niềm oan trái đó, hễ không gặp Bồ Tát thì ổng tu. - Mà ổng gặp Bồ Tát là ổng làm bao nhiêu chuyện gian ác và cuối cùng khi bồ tát thành Phật rồi thì khoảng cách giữa 2 người. - Lấy mắt mà nhìn thì gần lắm, nhưng mà khi ổng làm quá nhiều ác nghiệp với Bồ Tát thì sao ta? Ổng bị đoạ * Ngài sống đến 80 tuổi thì Ngài tịch, không còn tái sanh luân hồi nữa. (Đức Phật) - Vĩnh viễn không còn ai gặp lại Ngài nữa. - Ông Devadatda bây giờ chìm sâu trong địa ngục, sống hết kiếp đoạ này rồi ổng trồi lên thì ổng phải thêm 100 ngàn đại kiếp nữa ổng mới đắc quả Độc Giác. - Trên không thầy, dưới không trò, do ác nghiệp nhiều đời mà hình dáng ổng thì rất khó coi, như 1 bộ xương biết đi vậy. - Mở miệng thì thúi toàn vùng, ổng chỉ sống được có 7 ngày rồi phải niết bàn, phải viên tịch. - Có nghĩa bao nhiêu kiếp tu hành mà cuối cùng cũng kết thúc mà nó ngậm ngùi như vậy. * Cho nên khi mình sống ác và sống thiện, thì nơi chốn thiện ác đưa mình về nó xa cách ngàn trùng viễn xứ về cả không gian thời gian, về cả tinh thần lẫn vật chất là như vậy đó. - Có nghĩa là người ta niết bàn lâu rồi, lẽ ra nếu mình đàng hoàng là mình cũng đã đi rồi. - Nhưng mà chưa mình còn phải bị đoạ tiếp . ---- Trích Kinh Tăng Chi - Kinh Rất Xa Xăm. Sư Giác Nguyên giảng. --------- - Ghi Chú: Oan Trái Thật Tình Rất Đáng Sợ -
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Sat 24 Apr 2021, 06:26 | |
| _TỨ DIỆU ĐẾ_ ---- * Thứ nhất niệm Phật không đúng cách là điều đáng tiếc. * Thứ hai cho dầu niệm Phật đúng cách thì pháp môn niệm Phật không thể thay thế pháp môn Tứ Niệm Xứ. - Bởi vì pháp môn niệm Phật nó hơi máy móc, nó chỉ đem lại cho mình niềm tin nhất thời, chứ còn để thấu suốt bản chất của cuộc đời, của bản thân mình thì pháp môn niệm Phật không phải là cách tốt nhất. * Có một chuyện mà phải nhắc nhở ở đây là tôi đã nhắc không dưới mười ngàn lần đó là : - - - Người Phật tử không thể nào mơ hồ giáo lý Tứ Diệu Đế, bởi vì đó chính là giáo lý căn bản của Phật pháp mà cũng là nguyên tắc căn bản của vũ trụ. - _Tứ Diệu Đế Là Gì_ - * Tứ Diệu Đế là 4 sự thật . - 1️_Sự thật thứ nhất là mọi thứ trên đời này đều là khổ. 2️_Sự thật thứ hai chính vì mọi thứ đều là khổ, nên những gì ta thích đều là thích trong khổ. 3️_Sự thật thứ ba muốn hết khổ thì đừng tiếp tục thích trong khổ nữa. - Thích khổ thì ta sẽ đầu tư cái khổ mới. - Thích cõi dục thì trở về với cõi dục. - Mê thiền định thì sẽ trở về cõi Phạm Thiên. - Sống hết tuổi thọ rồi thì cũng trở về cái chỗ thấp nhất. - Sự vắng mặt của niềm đam mê ưa thích đó là Niết-bàn. 4️_Sự thật thứ tư là muốn không đam mê nữa, lìa bỏ đam mê thì ta phải hành trì đúng cách thì mới buông được . - * Buông có hai cách : - * Buông chỉ vì không cần nữa, đơn giản vậy thôi. * Buông là vì mình biết rõ tại sao mình buông. - * ️Hành trì đúng cách đó là hành trì theo tinh thần Bát Chánh Đạo. * Mà rốt ráo ngắn gọn dễ nhớ nhất chính là tinh thần của Chánh Niệm. - Để luôn luôn biết rằng cái gọi là “Tôi“ chỉ là sự lắp ráp về vật chất của đất, nước, gió, lửa. * Còn về tinh thần nó là chỗ lắp ráp gặp gỡ hội tụ của Thiện, Ác, Buồn, Vui. - Chỉ vậy thôi không có gì nhiều hơn nữa. * Mong là các vị làm thử, tôi không dám mong là các vị tin tôi. - Tôi không phải là thiền sư, càng không phải là hành giả, tôi là người sợ chết, chết nhát, tôi là người rất dễ bị tổn thương, có nhiều mặc cảm tự ti, và chính pháp môn Tứ Niệm Xứ giúp tôi tháo gỡ tất cả những thứ đó. * Không đi tìm cái ngọt, cái béo, cái thơm, mà cũng không trốn chạy cái đắng, cái chua, cái chát, thanh thản đi giữa cuộc đời này, nó làm sao thì nhận như vậy. - Như người Mỹ họ nói : “Kẻ giàu nhất không phải là người muốn gì có nấy, mà chính là người có thể sống được với mọi hoàn cảnh“. --------- _Sư Toại Khanh_ ( ✍Chép lại bài giảng của Sư 🙏🏻) --------- |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Sat 24 Apr 2021, 07:52 | |
| _Bước Chân Bằng Cả Gia Tài_ - - Tôi nhớ trong kinh có kể câu chuyện, có một cái ông phú thương rất giàu, giàu lắm. - Trong nhiều đời nhiều kiếp ổng gieo duyên lành giải thoát kiếp cuối, sanh ra nhằm thời có Phật Thích Ca Mâu Ni. - Tình cờ ổng nghe người ta nói chữ Phật. - Chỉ nghe nói chữ Phật thôi mà ổng bàng hoàng, ổng sửng sốt, ổng ngỡ ngàng giống như một đứa bé mà ham chơi rồi bị đi lạc ngoài chợ; sau đó phát hiện ra mất mẹ, lang thang ngoài chợ cả ngày trời, buổi chiều thình lình nghe tiếng mẹ gọi thì nó mừng quá, nó tưởng là đời nó xong rồi. - Chợ chiều, từ phiên chợ sáng mà tới chợ chiều, về trong cái bơ vơ đó, một đứa trẻ không biết đi đâu về đâu, tình cờ nghe tiếng mẹ gọi, nó bàng hoàng, nó mừng, nó chết điếng được. - Ở đây cũng vậy, một người hữu duyên mà nghe nói tới cái chữ Phật còn hơn vậy nữa, nó lên tới óc luôn; mẹ là ở tim thôi, Phật lên tới óc. - * Ngay trong đêm đó, ông ta cứ dò hỏi người ta tìm Phật ở đâu, người ta nói cho ổng nghe. - Rồi có người còn cản ổng, người ta nói: "Trời ơi, tối rồi, mai gặp". Ổng nói: "Không, phải đi trong đêm". - Do một lòng hướng Phật như vậy, khi mà ổng đi băng qua một nghĩa trang, mà đâu phải nghĩa trang, còn tệ hơn nghĩa trang nữa, là bãi tha ma, cái chỗ mà người Ấn họ liệng xác. - Ấn độ có nhiều cách an táng lắm: (mai táng là chôn, hỏa táng là đốt, thủy táng là thả sông, lâm táng là liệng trong rừng, điểu táng là để cho chim nó ăn). - Cái này là lâm táng, họ đem xác chất đống trong rừng. - Chỉ có nhà giàu mới chôn, nhà giàu mới thiêu thôi, còn nhà nghèo thì chọn thủy táng hay là lâm táng. * Và do cái văn hóa, cái não trạng, cái tâm thức của người Ấn độ thời đó, cái chuyện mà mình thương yêu nhau rồi mình ôm xác nhau, khóc cho nó đã xong rồi liệng cái đùng kế là quay lưng về, cái chuyện đó bên Ấn là bình thường. - Còn bên mình không như vậy, bên mình mà hễ còn sống mình thương rồi, chết rồi cái xác đối với mình nó lớn chuyện, mình có thể nợ nần, mình cầm cố để có được miếng đất chôn, có được cái hòm cho nó OK. - Hậu sự bên mình với bên Tàu lớn chuyện lắm, người Ấn thì không. - Người Ấn họ chủ trương ngộ lắm, sống phải cho ra sống, thương là thương lúc sống, tốt là tốt lúc sống, kể về nhau là kể lúc sống, nhưng chết rồi là xong, là cát bụi, họ chỉ phán cát bụi, vì vậy họ mới có đủ cái gan họ đem liệng được. * Cho nên xác là xác chồng xác, có cái thì mới liệng hồi chiều, có cái liệng tuần trước, nó sình, nó chảy nước, thúi tha nói can không kịp, có cái chỉ là xương trắng thôi. - Và cái ông phú thương này ổng đi trên đó mà ổng vấp, khi mà ổng đang đi ổng cũng phải vấp chứ, ban đêm mà. - Thì trong lúc một lòng ổng nghĩ tới Phật, thì ngộ lắm một lòng mình tập trung cái gì đó thì tự nhiên con mắt mình nó sáng thôi. - Ở đây không phải hào quang gì hết, tự nhiên cái lòng mình nó tập trung thì nó sáng thôi. - Ổng bị vấp, ổng giật mình, ổng biết đó là xác người. - Trong cái bóng tối - ánh sáng nó mất đi; ổng hết hồn, ổng tính quay lui. - Thì lúc đó có một vị phi nhơn là Sibaka, là bà con kiếp trước của ông phú thương, ổng nói một câu rất là hay. - Cái câu đó trở thành câu thần chú của tôi trong đời sống thường nhật, ổng nói thế này: "Đi nữa đi, đi, đi nữa đi, hãy nhớ rằng mỗi bước chân của Ngài bây giờ đó, mỗi bước chân của Ngài bây giờ trị giá bằng cả một gia tài. * Trong vô số kiếp Ngài đi cùng trời cuối đất - những hành trình có giá trị. * Thì bây giờ mỗi bước chân trị giá bằng một gia tài." - Sở dĩ mà cái ông lâm thần ổng nói như vậy vì biết thằng cha này thằng chả là phú thương; phải nói bằng cái ngôn ngữ của phú thương, cái gì nó có lời, nói cho ông này ổng hiểu, còn người khác thì nói khác. - Nếu mà gặp thằng cha nhà quê thì ổng nói mỗi bước đi của ông là bằng tám trăm tấn lúa, ví dụ như vậy, nhưng mà đàng này nói với thằng cha buôn bán thì cái vị lâm thần lại nói khác. "Mỗi bước chân của Ngài bây giờ trị giá bằng một gia tài, đi nữa đi, đừng quay lui". - Cứ thế ổng đi, ổng đi rồi ổng vấp cái ổng hết hồn là ổng tính quay lui thì ổng lại nghe văng vẳng câu nói: "Cứ đi nữa đi, mỗi bước chân của ông bây giờ trị giá bằng một gia tài." * Tại sao cái câu nói đó nó làm tôi tâm đắc? - Các vị biết rằng chúng ta dành rất nhiều thời gian cho cái chuyện ruồi bu, rất là nhiều thời gian cho chuyện ruồi bu, do cái tình cảm, do cái văn hóa, do cái tâm thức, do khuynh hướng tâm lý mà chúng ta quan tâm tùm lum chuyện. - Mà đa phần là chúng ta quan tâm cái mình thích thôi, chúng ta hay làm lơ cái mình cần lắm. - Hãy để ý đi, coi tôi nói đúng không? - Trích bài giảng Sư Giác Nguyên. Xin tri ân đạo hữu elteetee ghi chép) Namo Buddhaya --------- - Ghi Chú: Cái Thức của A Lại Da nghe mà tỉnh Giống đứa con lạc mẹ lâu ngày.. Nghe tiếng mẹ ở đâu đó mà phải đi tìm cho bằng được ---------
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Sun 02 May 2021, 21:26 | |
| * ️KINH XÚC ĐỘNG * _ (Tứ Động Tâm) _ --- * Đây là bài Kinh Động Tâm, bản tiếng Việt gọi là Kinh Xúc Động. * ️Đức Phật Ngài dạy rằng có bốn nơi mà những người có niềm tin nơi Đức Phật cần phải tìm đến để chiêm bái. - Với niềm hoan hỷ, với sự xúc động đó cũng đủ giúp cho mình sanh thiên. (Xem thêm đoạn cuối Kinh Đại Bát Niết Bàn Trường Bộ về bài kinh này). - Trong đó Ngài có nói rõ mai này khi Ngài đã đi rồi, không còn ai thấy được Ngài nữa thì người đời sau cứ tìm đến bốn nơi này và chỉ cần suy nghĩ một điều thôi : 1) "Chính tại nơi đây đức Như Lai đã ra đời.. 2) Chính tại nơi đây Ngài đã thành đạo.. 3) Chính tại nơi đây Ngài đã vận chuyển bánh xe pháp luân, thuyết pháp thoại đầu tiên.. 4) Và chính tại nơi này Thế Tôn đã viên tịch, từ đó ra đi không quay về nữa.” * Bốn nơi này đến hôm nay tôi xa xứ hai mươi năm, tôi đi tùm lum mà chớ hề có cơ hội để đặt chân về chỗ này. - Phúc phận của Sư Thiện Minh đã tới lui ở đây rất nhiều lần rồi sư mới đi. - Tôi bây giờ mà tắt thở thì tôi tiếc dữ lắm. - Dĩ nhiên học Phật, hiểu Phật quí hơn là đi tới chỗ đất Phật, nhưng nếu thêm được cái đó thì tuyệt vời. - Tôi có một niềm tin sắt son là tôi mà đến được bốn chỗ đó thì phước của tôi nhiều hơn rất nhiều người. - Vì cứ mỗi một chỗ là tôi liên tưởng đến bao nhiêu bài kinh, bao nhiêu câu chuyện đã xảy ra với Thế Tôn, với thánh chúng thì coi như là công đức vô lạng, vô lạng công đức phước báo cực kỳ. - Vậy mà tới bây giờ chưa đi. - Không phải nói như vậy là không có điều kiện mà cứ đến phút cuối là trục trặc, trục trặc cuối cùng tới bây giờ chưa đi. * Ở đây tại sao bốn chỗ này được gọi là đáng để mình xúc động, các vị còn nhớ không? - Một vị vua có những nơi chốn phải nhớ suốt đời, một Tỷ Kheo La-Hán cũng vậy và một người tin Phật cũng thế. - Có nghĩa là mình đọc những điều này mình mới thấy có lúc Đức Thế Tôn Ngài chỉ nói tập trung trong 4 Đế, 12 Duyên khởi, Danh Sắc, 5 Uẩn, 12 Xứ, đó là nói về trí tuệ. - Nhưng có những lúc khi nói về niềm tin thì Ngài cũng quay trở lại với đời thường. - Ngài dạy rằng một vị vua suốt đời không thể nào quên được chỗ mình sinh ra, chỗ sinh quán của mình, không thể nào quên được chỗ mình được phong vương chỗ mình lên ngôi, nói theo Ấn Độ là chỗ ‘Abhisheka’ chỗ làm lễ quán đảnh (quán đảnh là lễ bôi dầu lên tóc, chế nước lên tay, lễ quán đảnh, lễ phong vương), và cuối cùng là chỗ đánh thắng kẻ thù vị vua tới chết cũng không quên.. - Một vị La-Hán cũng có những chỗ nhớ hoài suốt đời đó là chỗ mình đã đi xuất gia.. - Chỗ mình hiểu được 4 Đế.. - Chỗ mình chứng được La-Hán, quá quan trọng. - Ở đây cũng vậy, đối với Thế Tôn thì Ngài không cần nhớ những chỗ đó trong đời Ngài nhưng người khác mà nhớ được những chỗ này thì coi như công đức không thể nghĩ bàn. * Mình chỉ cần nghĩ rằng trên đời này có một kẻ mà thương được người dưng là đã hiếm rồi mà thương được cả kẻ thù thì càng hiếm hơn. - Vì kẻ thù vì người thương, vì muôn loài chúng sinh mà dấn thân vào lửa đạn, suốt hằng hà sa số đại kiếp để trau dồi các hạnh lành, cuối cùng trở thành một vị Chánh Đẳng Chánh Giác mà hằng triệu tỉ tỉ tỉ… tỉ tỉ kiếp trái đất mới có một con người như vậy ra đời. * Khó quá mà làm sao có nhiều được. - Con người đó khi ra đời rồi thì cái gì cũng biết, ai Ngài cũng thương và hạnh lành nào Ngài cũng có, mà có ở hạng top. * Đây Lumbini, đây chính là chỗ con người ấy chào đời. * Đây Bodh Gaya đây chính là chỗ con người ấy đã từ phàm sang thánh, trở thành một bậc Tứ Sanh Từ Phụ Thiên Nhân Chi Đạo Sư Vô Thượng Điều Ngự Phật Thế Tôn. * Và đây chính là Isipatana chỗ mà đấng Thế Tôn ấy đã thuyết pháp thoại đầu tiên gióng lên tiếng trống bất tử để tế độ quần sanh đang mê ngủ. * Và đây là Kusinārā, đây là chỗ mà nhân cách vĩ đại ấy vào một buổi sớm tinh sương đã phủi tay giũ áo lên đường và không bao giờ quay lui nữa. - Đây là chỗ vị ấy có mặt lần cuối cùng. - Một nhân cách vĩ đại như vậy, một con người đã đi qua được một hành trình thiêng liêng thần thánh như vậy và cuối cùng mọi cái kết thúc ở đây. - Hai mươi a-tăng-kỳ một trăm ngàn đại kiếp cũng kết thúc ở đây. - Ba mươi hảo tướng, tám mươi tướng phụ, sáu màu hào quang, nhất thiết chủng trí cũng kết thúc ngay chỗ gốc cây Sala này, trong khu vườn này, bên cái gò đất này. - Nhìn những nơi đó sao không ứa lệ được. - Nếu đứng trước bốn chỗ động tâm mà nghĩ tưởng về Thế Tôn mà nghĩ tưởng như vậy mới là công đức. * Có đâu vô duyên như nhiều phái đoàn Việt Nam cứ tới đất Phật làm một chuyện mà tôi không thể nào có thể tưởng tượng, bất khả tư nghì, tức là không thể nghĩ bàn, đó là hè nhau ông đi trước bà đi sau, đứng trên đất Phật Thích Ca Mâu Ni mà hè nhau niệm Nam Mô A Di Đà Phật. - Tôi không phủ nhận Phật nào hết nhưng tôi thấy hơi lạ, là cứ tới đất Phật Thích Ca Mâu Ni mà niệm Nam Mô A Di Đà Phật là sao. - Và khổ thay tinh thần tu tập theo pháp môn Tinh Độ là không hề có trong lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. - Có nghĩa là tu mà cầu người khác thò tay kéo về để tiếp dẫn cho vãng sanh thì kiểu đó chưa hề có trong kinh điển. - Nói chung là mình đứng trước tiệm thuốc Bắc mà cứ niệm nam mô Penicilline, Tifomycine thì nó kỳ quá, trong khi tiệm thuốc Bắc thì phải niệm Đỗ Trọng, Táo Tàu, Hoài Sơn, Câu Kỷ Tử chứ có đâu mà cứ nam mô Penicilline thì kẹt quá nó lộn hàng. - Tôi không hề có ý phân biệt kỳ thị chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc và tín hữu tôn giáo, tôi chỉ nhắc bà con làm ơn đi đâu thì ra đó. * Tôi nhớ có một giai thoại mà tôi được nghe trực tiếp từ những nhân chứng sống. - Năm 1978, Thanh Nga bị bắn chết, một số fans hâm mộ kéo nhau vô bệnh viện Grall (bệnh viện Đồn Đất) nhào tới ôm xác Thanh Nga khóc như cha chết. - Cúng bái trái cây, nhang đèn, khóc vật vã. - Xác Thanh Nga được phủ miếng vải tuyn trắng, có người thì xỉu lên xỉu xuống, cuối cùng nhân viên bảo vệ cho biết xác Thanh Nga nằm bên trong, còn xác này là của một bà kia bị xe đụng mới vừa đem vô, thì coi như nảy giờ họ đã khóc lộn, khóc một bữa vật vã, lệ ướt sân bệnh viện vậy mà khóc nhầm xác người nào đó, còn Thanh Nga thì nằm bên trong đìu hiu nhang khói không ai dòm ngó. - Thảm cảnh đó được lập lại khi đa phần bà con Phật tử VN sang Ấn Độ. - Tức là Xác Thanh Nga thì bỏ mặc đó mà cứ đi ôm cái bà bị xe tông, các vị nghĩ xem có phải là tang thương ngẫu lục không. * Bài kinh này không phải đơn giản là Ngài bảo mình đi hành hương bái lạy Ngài, mà nội dung còn là lời cảnh tỉnh sâu thẳm. * Vĩ đại như Thế Tôn cũng phải nằm trong vòng sinh trụ diệt, có đản sanh, có thành đạo, rồi cũng phải có viên tịch Niết-bàn. * Bây giờ giả như mình không nói Phật, mà nói về bà nội mình chẳng hạn. - Ba có nói thế này: Tụi con có rảnh thì về thăm quê nội nhe, chỗ này là chỗ chôn nhau cắt rốn của nội, chỗ này là chỗ cuối cùng gia đình tiễn nội đi lấy chồng, nơi bến này nội khóc cả một dòng sông. - Khi về già nội trở về đây dưỡng già, nội bỏ tiền cất nhà thờ tộc chỗ này. - Khi nội chết rồi thì đây là mộ của nội. - Đó là nghe trên mặt nổi, còn mặt chìm là nội đã có sanh ra và cuối cùng nội cũng đã ra đi. - Nếu mình thương nội thiệt nghe đoạn cuối đó thì khóc cả một dòng sông luôn. - Là bởi vì có thấy nội sanh ra, lớn lên, có sự nghiệp, có gia đình nhưng rồi cuối cùng đây là nấm mồ của nội. * Ở đây cũng vậy, Ngài nói bốn chỗ này, nhưng chiều sâu ở đây là cho mình thấy rằng, con thấy chưa một nhân cách vĩ đại thiêng liêng hoành tráng khí thế như đấng Phật Đà Vô Thượng Thiên Nhân Sư, vậy mà hễ có sanh rồi có trụ thì dĩ nhiên phải có diệt. - Nguyên tắc sanh trụ diệt là quy luật dĩ nhiên của vạn hữu. - Đọc bài kinh như vậy mới thấy sốc. - Thì tùy người đức tin nhiều thì khóc rồi bỏ tiền đi Ấn Độ, nếu có thêm trí thì mới thấy nội dung thứ hai nằm giữa hai hàng chữ. - Thì ra Ngài nhắc khẽ cho mình: Con thấy chưa, ta có ra đời, ta có thành đạo, ta có chuyển pháp luân nhưng rồi cuối cùng ta cũng đi mất không về nữa. * Và trước khi Niết bàn Ngài hỏi chư tăng có ai còn thắc mắc nào thì hỏi ta, nếu vị nào vì lòng kính sợ đạo sư thì hãy nhờ bạn bè hỏi giùm. - Thế Tôn hỏi ba lần, chúng tăng im lặng. - Ngài A Nan tán thán chúng tăng hoàn hảo. - Phật nói ở đây vị thấp nhất cũng là Tu-Đà-Hườn nên không còn thắc mắc về Phật pháp. - Nói rồi Phật im lặng. - Và Phật nói một câu cuối cùng: “Này các Tỷ Kheo mọi thứ ở đời đều là vô thường, hãy tinh tấn, chớ có dễ ngươi. ”Câu nói “mọi thứ đều vô thường” (vayadhammā saṅkhārā) câu này sâu lắm. - Mọi thứ đều vô thường ở đây là thiện, ác, buồn, vui, siêu, đọa, phàm, thánh cỡ nào cũng đều nằm trong hai chữ “mọi thứ” ấy. - Bằng chứng là Ngài, bậc thánh trong các bậc thánh. - Ngay chỗ này sau khi nói xong, Thế Tôn im lặng. - Đây chính là lời nói sau cùng của Thế Tôn. - Ngài nhập Sơ thiền, xuất Sơ thiền, nhập Nhị thiền, xuất Nhị thiền, nhập Tam, xuất Tam, nhập Tứ, xuất Tứ, nhập Hư Không vô biên, Thức Vô biên, Vô Sở hữu xứ, ra khỏi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng trở lại Sơ thiền… - Cứ như vậy mà hai triệu bốn trăm ngàn lần. - Đến lần Tứ thiền cuối cùng thì Thế Tôn vừa ra khỏi Tứ thiền lập tức diệt độ. - Mười ngàn thế giới rung động. - Trong Kinh Mi Tiên nói giống như con voi vừa bước lên khỏi một chiếc thuyền nhỏ. - Chiếc thuyền chịu không nổi nên rung lắc. - Khi Ngài giáng sanh, mười ngàn vũ trụ lắc. - Ngài xuất gia mười ngàn vũ trụ lại lắc. - Ngài thành đạo, Ngài chuyển pháp luân, lại lắc, lâu lâu Ngài thuyết những bài kinh đặc biệt, mười ngàn thế giới lại lắc và cuối cùng khi Ngài Niết bàn cũng lắc. - Chịu không nổi, một con voi mà bước lên chiếc thuyền nhỏ mà quý vị ! * ️Hiểu sâu bài kinh này thì thương Phật lắm, có nghĩa là cả đời của Ngài đều là vì người ta, mà thương chỗ này nè, đương nhiên một ngày, Ngài ăn chỉ một buổi, nhưng mà Ngài khác mình ở chỗ này. - Thí dụ như trưa nay bình thường mình ăn vào 11 giờ rưỡi, mà mình biết giờ đó bữa nay mình có việc không ăn được thì 8 giờ, 9 giờ, 10 giờ mình đã ăn trước rồi. - Thế Tôn thì không, mỗi ngày Ngài chỉ đi bát có một lần thôi, và rất nhiều lần trong cuộc đời của Ngài, Ngài biết ngay giờ cơm bữa nay có người cần phải độ. - Ngài biết luôn buổi tế độ này đòi hỏi Ngài phải nhịn đói vì bữa đó Ngài không thể ăn được. - Thí dụ thế này : có bữa đó Ngài đi ngang qua cánh đồng gặp một người đang làm ruộng, người đó nói với Ngài: “Thanh niên sức vóc ngon lành mà ngày nào cũng đi hành khất như vậy, sao không đi cày ruộng mà sống? “Ngài nói: “Không phải kiếp nào ta cũng đi, ta đi kiếp này là kiếp chót, ta không đi bát nữa đâu. - Còn ngươi nếu mà không khéo tu hành thì đời đời còn cày ruộng dài dài. “Và Ngài đọc bài kệ thế này : Đời này rồi đời khác Phàm phu phải sanh tử Đời này rồi đời khác Kẻ ác bị sa đọa Đời này rồi đời khác Người lành được sanh thiên Đời này rồi đời khác Hiền thánh nhập Niết-Bàn Đời này rồi đời khác Kẻ ngu bị sanh tử . Ngài đọc cứ “punappunan” (đời này và đời khác). - Thì khi ông nghe như vậy ông liệng cày ông leo lên bờ ông nói :” Quá đủ rồi con không thể tiếp tục cày đời này qua đời khác nữa, con lạy Ngài và xin theo Ngài, đây là giỏ cơm của vợ con đem cho con ăn trưa, xin Ngài nhận phần cơm này. " Ngài nói thế này : “Chư Phật không bao giờ nhận cái gì mà do người ta nghe mình nói rồi cúng dường, giống như bán nước bọt mà sống, Như Lai không làm chuyện đó". - Ngươi hãy đem đến chỗ nào khô ráo không có côn trùng thì đổ thức ăn này xuống. - Thế là Thế Tôn sau khi độ cho ông này thành Phật tử xong thì Thế Tôn ôm bình bát không trở về. - Và tôi xin nói cho bà con biết suốt cuộc đời của Ngài, trụ thế 45 năm thì những trường hợp như thế này có đến cả ngàn lần, chứ còn nói trăm thì không xuể, bởi vì Ngài trụ thế 45 năm mà. - Nhiều khi họ chửi Ngài thậm tệ, cái gì mà dơ nhất, bầy hầy nhất, bê bối bậy bạ nhất, nhưng Ngài vẫn đứng yên. - Cặp mắt như vậy, giọng nói như vậy mà không làm họ rung động. - Họ chửi xong rồi họ nghe Ngài nói, họ hiểu rồi họ quỳ lại Ngài thế là họ đi tu. - Cứ như vậy mà không biết bao nhiêu lần trong đời của con người đó. - Bây giờ đứng trước Tứ Động Tâm mà nhớ những điều đó mới đau thấu tim. - Khi biết Ngài Niết-bàn có hàng tỷ vị thiên nhân đã khóc, là vì họ biết rằng từ nay về sau cái người thương mình hơn cha mẹ mình đã không còn nữa. - Cái người mà tất cả vấn đề khó khăn nan giải nhất của mình đều có thể giải quyết tất cả đã không còn nữa, cái con người hiểu thấu đáo căn cơ của mình, biết cái gì mình hợp , biết cái gì mình kỵ, con người ấy khuya nay sẽ không còn nữa, Con người ấy sắp sửa ra đi. * ️Trong kinh nói Lúc đó Ngài nói với Ngài A Nan, A Nan có biết không, 12 do-tuần vuông bao quanh Như Lai, thiên chúng từ mười phương vũ trụ đổ về dày đặc giống như là bột nén trong ống sậy. - Tìm một chỗ nhỏ nhỏ để thọc cây kim mà không có chư thiên trong khu vực xứ Kusinārā này không phải là chuyện dễ. - Trong đó có rất nhiều chư thiên người Việt Nam đông vô cùng. - Trong kinh nói Khi nghe địa cầu rung động, họ hỏi nhau và biết Bồ tát giáng sanh, có giáng sanh thì có thành đạo và có thành đạo sẽ có thuyết pháp và họ sẽ xuống nghe. - Họ biết là Ngài biết rõ họ từ tơ tóc căn duyên tiền kiếp và muốn được nghe Ngài thuyết pháp. - Vậy mà họ toàn là người VN lúc nào cũng đến chậm. “không ăn đậu không phải Mễ, không đi trễ không phải VN“, đến lần rung động cuối cùng, được biết đêm nay Thế Tôn viên tịch, họ nhào ra khóc và khi xuống đến thì không kịp nữa vì Ngài đã khép mắt. - Lần cuối Ngài đã hỏi chúng tăng có còn gì thắc mắc thì hỏi đừng để mai này hối hận. - Khi Chúng tăng ba lần im lặng và Ngài nói câu cuối cùng: “Vạn hữu vô thường chớ có dễ ngươi.” - Rồi từ ấy Thế Tôn nhập thiền và không còn nói nữa. - Thiên chúng đổ về chỉ nhìn thấy Ngài nằm đó, mắt khép và môi không còn mở ra để nói nữa. - Đau lắm, họ đa phần là dân VN với cái tật chậm chạp chứ còn chư thiên bên Nhật, Mỹ, Đức, Thụy Sĩ thì từ khi Ngài đản sanh ở Ca Tỳ La thì họ đã giăng mùng ở Bodh Gaya chờ ở đó rồi. - Còn mình thì chờ đến lúc ở Kusinārā, giờ đó mới bắt đầu check mail rồi mới đi. * Ok mình vừa học xong bài Kinh Xúc Động, mà xúc động thiệt. Rất xúc động ! ---- _ Sư Giác Nguyên_ ( Chép lại bài giảng của Sư ngày 24-7-2018✍🏻) (VIII) (118) Xúc Ðộng ---------
|
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 2 trong tổng số 9 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |