Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:03
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Nhiễm độc thực phẩm tại Việt Nam | |
| Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Nhiễm độc thực phẩm tại Việt Nam Wed 16 Sep 2020, 08:51 | |
| Việt Nam báo cáo vụ ngộ độc pâté Minh Chay với tổ chức quốc tế
Bùi Thư BBC News
Sản phẩm pâté Minh Chay nhiễm khuẩn độc đã được thu hồi (Nguồn hình ảnh, Cục ATTP) Vụ pâté Minh Chay nhiễm khuẩn độc tiếp tục diễn biến phức tạp khi có thêm nạn nhân nhập viện; Việt Nam cũng đã báo cáo vụ việc cho tổ chức quốc tế.
Trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 3/9, một lãnh đạo của Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế cho biết đã cung cấp thông tin vụ ngộ độc do pâté Minh Chay nhiễm khuẩn cho Mạng lưới các cơ quan an toàn thực phẩm quốc tế (INFOSAN).
Được biết, việc cung cấp thông tin này là nhằm tạo cơ sở dữ liệu thông tin trên phạm vi quốc tế, để các quốc gia khác có thể tham khảo và đưa ra biện pháp đối phó thích hợp.
Một lãnh đạo Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM cũng cho BBC biết rằng đơn vị này đang "thực hiện các chỉ đạo thu hồi sản phẩm và cảnh báo người dân". Thêm nạn nhân mới
Vụ pâté Minh Chay nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum cực độc đã gây ra cuộc khủng hoảng về an toàn thực phẩm tại Việt Nam, với nhiều người nhập viện sau khi sử dụng thức ăn có chứa loại pâté này.
Mới đây, đã có ba bệnh nhân ở Quảng Nam bị ngộ độc và được cấp cứu sau khi ăn bánh mì chứa pâté Minh Chay.
Tối 3/9, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức (thị xã Điện Bàn) xác nhận đã tiếp nhận và điều trị 3 trường hợp ngộ độc thực phẩm nghi nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum. Hiện bệnh viện đã có báo cáo nhanh gửi Sở Y tế và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Nam.
Vụ pâté Minh Chay nhiễm vi khuẩn cực độc được công bố vào cuối tháng 8, nhưng thông tin do các bệnh viện cung cấp cho thấy tình trạng nhiễm độc đã xảy ra trước đó rất lâu.
Cụ thể, Cục An toàn thực phẩm đã ra thông báo khẩn nêu rõ trong thời gian từ ngày 13/7 đến 18/8/2020 đã xuất hiện rải rác 9 ca bệnh phải điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (2 ca), tại Bệnh viện Chợ Rẫy (5 ca) và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM (2 ca) từ một số tỉnh/thành phố trong cả nước với triệu chứng mệt mỏi, sụp mi mắt, tứ chi yếu cơ, khó nuốt, liệt cơ, khó thở.
Sở Y tế Hà Nội cũng ghi nhận 24 bệnh nhân tới khám tại các cơ sở y tế với một số triệu chứng như đau đầu, tê bì chân tay, đau bụng, chóng mặt.
Kết quả điều tra cho thấy các bệnh nhân đều sử dụng sản phẩm pâté Minh Chay của Công ty TNHH Lối Sống Mới có trụ sở tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Sản phẩm này được bán trực tiếp và bán qua mạng.
Clostridium botulinum là vi khuẩn gây độc nguy hiểm, có thể khiến nạn nhân tử vong. Hiện công tác điều trị cũng gặp nhiều thách thức, trong đó có việc phải nhập thuốc từ nước ngoài.
Bên cạnh điều trị, cơ quan chức năng Việt Nam đang ráo riết triển khai việc xác định những người đã mua loại thực phẩm này.
Trang web Minhchay.com đưa ra thông báo về vụ ngộ độc (Nguồn hình ảnh, Minhchay.com)
Báo Người Lao Động cho biết theo danh sách khách hàng do công ty Lối Sống Mới cung cấp, từ ngày 1/7 đến 28/8, có 1.187 khách hàng ở Hà Nội mua pâté Minh Chay. Cơ quan chức năng Hà Nội và 30 quận, huyện, thị xã đã gọi điện, liên hệ được với 694 khách hàng, còn 493 khách hàng chưa liên hệ được. Trong đó, ngoài 165 lọ pâté Minh Chay đang được thu hồi, hầu hết số sản phẩm trên đều đã được sử dụng hoặc người dân vứt bỏ.
Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM, xác nhận tính đến ngày 3/9, theo thống kê đã có 1.416 khách hàng tại địa phương này mua các sản phẩm pâté Minh Chay. Đến nay, TP HCM đã thu hồi được 195 sản phẩm và 21 sản phẩm khác đang chờ thu hồi. Đáng chú ý, có 780 khách hàng cho biết không còn sản phẩm để thu hồi.
Một thống kê rộng hơn cho biết có 11.771 khách hàng đã mua 13 loại sản phẩm của công ty, riêng sản phẩm pâté Minh Chay có 7.449 khách hàng. Công ty đã thực hiện cảnh báo trực tiếp và trên website cũng như chủ động liên hệ đến khách hàng đã mua sản phẩm pâté Minh Chay.
Phản ứng của chính quyền
BBC News Tiếng Việt đã liên hệ với một lãnh đạo Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM và được trả lời rằng đơn vị này đang "thực hiện các chỉ đạo thu hồi sản phẩm và cảnh báo người dân".
Trước đó, trả lời trên báo Tuổi Trẻ, bà Phạm Khánh Phong Lan nói rằng bà sẵn sàng "cảnh báo nhầm" còn hơn để vụ việc xảy ra ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.
"Nếu như tôi được lựa chọn giữa cảnh báo nhầm gây thiệt hại về kinh tế và người dân nhập viện sau đó nguy hiểm tính mạng vì ngộ độc thì tôi thà chọn cảnh báo nhầm - nghĩa là nếu có dấu hiệu thì cảnh báo, phản ứng ngay. Tôi nghĩ y bác sĩ chắc chắn sẽ lựa chọn yếu tố sức khỏe người dân lên hàng đầu", bà Lan nói.
Một lãnh đạo của Cục An toàn thực phẩm chia sẻ với BBC News Tiếng Việt rằng cơ quan này đã cung cấp thông tin vụ nhiễm độc cho INFOSAN.
Đây là một mạng lưới về an toàn thực phẩm nằm dưới sự điều hành của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO). INFOSAN yêu cầu thành viên của mình phải báo cáo các vụ việc khẩn cấp liên quan tới an toàn thực phẩm để từ đó có phương án đối phó trên phạm vi quốc tế.
Trong khi đó, trên báo Tuổi Trẻ, một đại diện Cục An toàn thực phẩm được dẫn lời nói rằng sẽ cảnh báo rộng rãi "khi có đủ căn cứ pháp luật và cân bằng giữa lợi ích của người tiêu dùng, nhà sản xuất".
Phát ngôn này bị nhiều người chỉ trích là nhà chức trách không coi trọng sức khỏe người dân.
"Một chính phủ vì dân phải đặt lợi ích sức khỏe của người tiêu dùng lên đầu, lên trên nhà sản xuất, bởi vì đó là mạng sống của con người. Điều này cho thấy Bộ Y tế không coi trọng sức khỏe và mạng sống của người dân, đem sức khỏe và mạng sống của người dân cân bằng với lợi ích của doanh nghiệp. Một cơ quan như thế chắc chắn không phải là cơ quan của dân, do dân và vì dân. Đó là cơ quan của doanh nghiệp", một người tên Trần Hồng Tiệm viết trên Facebook cá nhân.
Liên quan tới vụ việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội cho biết ngày 27/8, UBND huyện Đông Anh đã ban hành quyết định xử phạt hành chính Công ty TNHH hai thành viên Lối Sống Mới số tiền 17,5 triệu đồng do không đảm bảo quy định về an toàn thực phẩm.
(Nguồn: BBC) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Nhiễm độc thực phẩm tại Việt Nam Wed 16 Sep 2020, 08:58 | |
| Tổ chức quốc tế INFOSAN nói về nhiễm độc thực phẩm tại Việt Nam
Bùi Thư BBC News
Việt Nam còn khoảng 10 người ngộ độc botulinum nặng trong vụ pâté Minh Chay và đã cần đến sự hỗ trợ của WHO để xử lý khủng hoảng.
"Ngộ độc botulinum trong thực phẩm rất nguy hiểm, có khả năng gây tử vong. Tuy nhiên, loại ngộ độc này rất hiếm. Mức độ thành công của việc điều trị sẽ phụ thuộc vào phát hiện sớm và việc kháng độc nhanh", tiến sĩ Peter K. Ben Embarek, Trưởng bộ phận Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm của INFOSAN, chia sẻ với BBC News Tiếng Việt.
INFOSAN là mạng lưới về an toàn thực phẩm nằm dưới sự điều hành của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO). INFOSAN yêu cầu thành viên phải báo cáo các vụ việc khẩn cấp liên quan tới an toàn thực phẩm để từ đó có phương án đối phó trên phạm vi quốc tế.
INFOSAN nói gì?
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, tiến sĩ Peter K. Ben Embarek cho biết văn phòng INFOSAN quốc tế đã được báo cáo về vụ việc.
"Báo cáo từ Việt Nam cung cấp một số kết quả điều tra ban đầu, chi tiết các sản phẩm được đề cập và các biện pháp kiểm soát nguy cơ đang được triển khai. Theo đó, sản phẩm này được sản xuất tại Việt Nam và không xuất khẩu cũng như không có trên các sàn trực tuyến quốc tế".
Sau khi nhận được báo cáo, INFOSAN đã đưa lên cơ sở dữ liệu chia sẻ để từ đó các nước thành viên có thể triển khai biện pháp phòng ngừa cũng như đối phó hiệu quả một khi xảy ra khủng hoảng tương tự.
Ông Embarek nhấn mạnh vụ ngộ độc này một lần nữa nhắc nhở tất cả các quốc gia cần đặc biệt coi trọng công tác phòng ngừa.
"Phòng ngừa thực phẩm nhiễm độc botulinum dựa trên quy trình đúng về chế biến, đặc biệt là trong quá trình làm nóng và khử trùng cũng như các biện pháp đảm bảo vệ sinh", ông nói.
Tiến sĩ Embarek cho biết INFOSAN cùng với đội hậu cần của WHO đã chuyển thuốc giải độc tới Việt Nam đồng thời "luôn sẵn sàng cung cấp sự trợ giúp về kỹ thuật liên quan đến phòng ngừa, chuẩn bị và đối phó với các vụ ngộ độc thực phẩm tương tự".
INFOSAN là một mạng lưới kiểm soát an toàn thực phẩm quốc tế. Một khi có sự cố liên quan tới an toàn thực phẩm, INFOSAN sẽ giúp trao đổi thông tin nhanh nhất giữa các nước thành viên, qua đó có thể triển khai kịp thời các biện pháp ứng phó cũng như đảm bảo loại thực phẩm nhiễm độc được thu hồi. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các loại thực phẩm được xuất khẩu tới nhiều nước.
"Việc chia sẻ thông tin có thể bao gồm dữ liệu các sản phẩm liên quan để truy vết và thu hồi. Nó cũng có thể bao gồm thông tin về vi khuẩn, virus gây ngộ độc để nhận biết hoặc mã gene của mầm bệnh", tiến sĩ Embarek cho biết thêm.
Hơn ba tháng mới hồi phục
Ngộ độc botulinum trong thực phẩm rất ít gặp ở Việt Nam và vụ ngộ độc liên quan đến độc tố có trong pâté Minh Chay của Công ty Lối Sống Mới là vụ lớn nhất từ trước đến nay. Theo thông tin từ ngành y tế, hiện đã có hàng chục người nhiễm độc trong khi việc thu hồi sản phẩm cũng chưa được thực hiện xong.
Bộ Y tế Việt Nam vào ngày 8/9 cho biết đã có thêm 10 lọ thuốc giải độc botulinum, loại độc tố có trong pâté Minh Chay, được nhập về Việt Nam. Đây là số dược phẩm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tài trợ.
Được biết, loại thuốc này rất đắt tiền, trị giá tới 8.000 USD/lọ và được nhập về để điều trị cho khoảng 10 người bị ngộ độc nặng chưa có thuốc giải. Trước đó, Việt Nam đã nhập hai lọ từ Thái Lan.
Bộ Y tế Việt Nam cũng vừa đã ban hành hướng dẫn tạm thời chẩn đoán, điều trị ngộ độc botulinum trong cuộc khủng hoảng sức khỏe liên quan đến việc sử dụng pâté có nhiễm độc.
Bộ Y tế Việt Nam cũng vừa đã ban hành hướng dẫn tạm thời chẩn đoán, điều trị ngộ độc botulinum trong cuộc khủng hoảng sức khỏe liên quan đến việc sử dụng pâté có nhiễm độc.
Theo đó, thực phẩm gây ngộ độc botulinum có thể gặp trong thịt hộp, ngoài ra thế giới còn ghi nhận các vụ ngộ độc từ rau, quả, thịt cá được sản xuất không đảm bảo cùng với môi trường bảo quản bên trong không đảm bảo, bào tử phát triển thành vi khuẩn và sinh độc tố gây ngộ độc.
Hướng dẫn của Bộ Y tế cho biết người ngộ độc có thể khởi phát bệnh trong vòng 12-36 giờ sau khi ăn, cũng có trường hợp tới 8 ngày mới phát bệnh. Các dấu hiệu phổ biến là buồn nôn, nôn; liệt đối xứng hai bên bắt đầu từ vùng đầu, mặt và cổ, lan dần xuống chân; nhìn đôi, nói khó, nhìn mờ, sụp mi, liệt vùng ngực và bụng; liệt hai chân, phản xạ gân xương thường giảm hoặc mất trong khi người bệnh vẫn tỉnh táo.
Người bị bệnh phải được điều trị trong thời gian dài, có thể phải thở máy hai tháng trước khi cai và cần 100 ngày điều trị mới bước vào giai đoạn phục hồi.
Vấn đề báo động
Vụ pâté Minh Chay nhiễm khuẩn cực độc một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về an toàn vệ sinh thực phẩm tại Việt Nam.
Trong khi quy trình sản xuất, từ nuôi trồng tới chế biến, còn chưa được giám sát chặt chẽ và các tiêu chuẩn an toàn quốc tế chưa được áp dụng trên diện rộng, thì công tác quản lý, kiểm soát còn nhiều bất cập, lỏng lẻo và tiêu cực.
Việt Nam có nhiều cơ quan cùng tham gia công tác kiểm soát an toàn thực phẩm, như Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Công an… Một sản phẩm ra được thị trường đòi hỏi có nhiều giấy phép. Tuy nhiên, do sự quản lý chồng chéo thiếu hiệu quả, dễ phát sinh tiêu cực nên an toàn thực phẩm vẫn là bài toán nhức nhối thâm niên, đặt sức khỏe và tính mạng người dân trước những nguy cơ thường trực.
Báo cáo đầu năm 2020 của Bộ Y tế cho biết, trong năm 2019, toàn quốc ghi nhận 76 vụ ngộ độc thực phẩm làm gần 2.000 người mắc, 1.918 người đi viện và 8 trường hợp tử vong.
Ngày 11/6, số liệu thống kê được công bố tại một hội thảo do Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế tổ chức cho thấy từ năm 2010 - 2019, trên cả nước ghi nhận 1.556 vụ ngộ độc thực phẩm, với hơn 47.400 người mắc; trong đó có 271 người chết, gần 40.190 người phải nhập viện.
Riêng năm 2020, tính đến ngày 31/5, toàn quốc ghi nhận 48 vụ ngộ độc thực phẩm làm hơn 870 người mắc, 824 người nhập viện điều trị và 22 người tử vong, tăng cao so với năm 2019.
Một điểm lưu ý là nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao tại các bếp ăn tập thể trong các khu chế xuất, khu công nghiệp. Theo thống kê, từ năm 2010 đến năm 2019, cả nước ghi nhận 149 vụ với 10.847 người mắc, 9.889 người nhập viện. Trung bình mỗi năm xảy ra 15 vụ với 1.135 người mắc và 1.084 người nhập viện.
Theo Bộ Y tế, với trên 8 triệu hộ sản xuất nhỏ lẻ, kiểm soát an toàn thực phẩm đối mặt với thách thức cam go. Các thói quen, tập quán canh tác, sản xuất, mua bán, tiêu dùng nhỏ lẻ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, như sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không đảm bảo chất lượng, không đúng quy trình.
Trong khi đó, việc kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, đặc biệt là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, trong khu dân cư, các cơ sở chế biến nhỏ không đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn hết sức khó khăn.
"Tại Việt Nam, cũng như tất cả các quốc gia khác, các hệ thống quốc gia kiểm soát an toàn thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng", tiến sĩ Embarek đánh giá.
(Nguồn: BBC)
|
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |