Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 21:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Phù phép điểm thi ở Hà Giang | |
| Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Phù phép điểm thi ở Hà Giang Thu 06 Sep 2018, 08:45 | |
| Với gần 5.500 thí sinh dự thi THPT quốc gia 2018 và 114 em được nâng "khống" ít nhất là 1 điểm, gian lận thi cử ở Hà Giang có thể nói là chưa từng xảy ra trong lịch sử giáo dục.
330 bài thi của 114 thí sinh Hà Giang đã được “phù phép” sửa điểm. Có bài thi nâng tới 8,75 điểm. Có những thí sinh được nâng tới 29,95 điểm các môn.
Những con số khiến cả xã hội bàng hoàng về mức độ tin cậy của công tác chấm thi tại các địa phương.
Chỉ trong vòng 7 ngày, nghi vấn điểm thi bất thường đã bị phanh phui, với kết quả rà soát là những con số chóng mặt.
Đề thi của kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 được xác định là "sẽ đảm bảo sự phân hóa tốt hơn", dẫn đến kết quả điểm thi trên toàn quốc có rất ít điểm 10, tỷ lệ thí sinh đạt điểm 9 mỗi môn và điểm từ 27 trở lên của tổ hợp 3 môn xét tuyển đại học cũng giảm hẳn.
Chẳng hạn, các bài thi điểm từ 8 trở lên của môn Toán năm nay chỉ có hơn 11.000 bài, trong khi con số này của năm ngoái là hơn 93.000. Hay điểm thi môn tiếng Anh khá thấp, tới mức có hơn 80% bài thi dưới điểm trung bình.
Các thống kê và so sánh từ phân tích dữ liệu điểm thi cho thấy nổi lên hiện tượng phi lý ở Hà Giang.
Cả nước có 76 thí sinh có điểm thi khối A1 (Toán, Lý, Anh) từ 27 điểm trở lên thì riêng Hà Giang đã có 36 em, chiếm 47,37% . Ở môn Toán, số thí sinh có mức điểm 8-8.8 chỉ có 50 thí sinh, nhưng số thí sinh có điểm từ 9 trở lên tới 57 thí sinh. Ngoài ra, còn nhiều con số bất thường khác.
Khi dư luận dấy lên nghi ngại, Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia và sau đó là ban chỉ đạo thi của địa phương đã tổ chức rà soát.
Kết quả rà soát ban đầu đưa ra những thông tin choáng váng: Một phó trưởng phòng Khảo thí của Sở GD-ĐT Hà Giang đã trực tiếp can thiệp vào kết quả ở 330 bài thi. Mỗi bài thi được sửa trong vòng 6 giây.
Sự việc đã gây chấn động dư luận. Ngay trong tối 17/7, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an và Bộ GD-ĐT phối hợp xử lý nghiêm túc.
Bí thư tỉnh Hà Giang: Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia cần rút kinh nghiệm (Đồ họa: Diễm Anh - Vũ Dung)
Kết quả bài thi của các thí sinh điểm cao trước và sau khi rà soát. Bộ GD-ĐT cho biết sẽ lấy kết quả bài thi sau rà soát để xét công nhận tốt nghiệp cho thí sinh.
Cứ 50 thí sinh thì 1 em được nâng điểm: Gian lận thi cử chưa từng có
(BAN GIÁO DỤC) |
| | | Trăng
Tổng số bài gửi : 1844 Registration date : 23/04/2014
| Tiêu đề: Re: Phù phép điểm thi ở Hà Giang Thu 06 Sep 2018, 10:29 | |
| - Trà Mi đã viết:
Với gần 5.500 thí sinh dự thi THPT quốc gia 2018 và 114 em được nâng "khống" ít nhất là 1 điểm, gian lận thi cử ở Hà Giang có thể nói là chưa từng xảy ra trong lịch sử giáo dục.
330 bài thi của 114 thí sinh Hà Giang đã được “phù phép” sửa điểm. Có bài thi nâng tới 8,75 điểm. Có những thí sinh được nâng tới 29,95 điểm các môn.
Những con số khiến cả xã hội bàng hoàng về mức độ tin cậy của công tác chấm thi tại các địa phương.
Chỉ trong vòng 7 ngày, nghi vấn điểm thi bất thường đã bị phanh phui, với kết quả rà soát là những con số chóng mặt.
Đề thi của kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 được xác định là "sẽ đảm bảo sự phân hóa tốt hơn", dẫn đến kết quả điểm thi trên toàn quốc có rất ít điểm 10, tỷ lệ thí sinh đạt điểm 9 mỗi môn và điểm từ 27 trở lên của tổ hợp 3 môn xét tuyển đại học cũng giảm hẳn.
Chẳng hạn, các bài thi điểm từ 8 trở lên của môn Toán năm nay chỉ có hơn 11.000 bài, trong khi con số này của năm ngoái là hơn 93.000. Hay điểm thi môn tiếng Anh khá thấp, tới mức có hơn 80% bài thi dưới điểm trung bình.
Các thống kê và so sánh từ phân tích dữ liệu điểm thi cho thấy nổi lên hiện tượng phi lý ở Hà Giang.
Cả nước có 76 thí sinh có điểm thi khối A1 (Toán, Lý, Anh) từ 27 điểm trở lên thì riêng Hà Giang đã có 36 em, chiếm 47,37% . Ở môn Toán, số thí sinh có mức điểm 8-8.8 chỉ có 50 thí sinh, nhưng số thí sinh có điểm từ 9 trở lên tới 57 thí sinh. Ngoài ra, còn nhiều con số bất thường khác.
Khi dư luận dấy lên nghi ngại, Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia và sau đó là ban chỉ đạo thi của địa phương đã tổ chức rà soát.
Kết quả rà soát ban đầu đưa ra những thông tin choáng váng: Một phó trưởng phòng Khảo thí của Sở GD-ĐT Hà Giang đã trực tiếp can thiệp vào kết quả ở 330 bài thi. Mỗi bài thi được sửa trong vòng 6 giây.
Sự việc đã gây chấn động dư luận. Ngay trong tối 17/7, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an và Bộ GD-ĐT phối hợp xử lý nghiêm túc.
Bí thư tỉnh Hà Giang: Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia cần rút kinh nghiệm (Đồ họa: Diễm Anh - Vũ Dung)
Kết quả bài thi của các thí sinh điểm cao trước và sau khi rà soát. Bộ GD-ĐT cho biết sẽ lấy kết quả bài thi sau rà soát để xét công nhận tốt nghiệp cho thí sinh.
Cứ 50 thí sinh thì 1 em được nâng điểm: Gian lận thi cử chưa từng có
(BAN GIÁO DỤC) Tỉ à, khe hở lớn nhất là lập hội đồng coi thi và chấm thi ở đia phuơng ,gian lận đã diễn ra có lẽ nhiều năm rồi |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Phù phép điểm thi ở Hà Giang Fri 07 Sep 2018, 07:35 | |
| - Trăng đã viết:
Tỉ à, khe hở lớn nhất là lập hội đồng coi thi và chấm thi ở đia phuơng ,gian lận đã diễn ra có lẽ nhiều năm rồi Tại ông này tham quá, nếu chỉ sửa điểm chừng vài chục bài thui thì có lẽ đã không bị phát hiện, Trăng nhỉ? |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Phù phép điểm thi ở Hà Giang Fri 08 Nov 2019, 09:06 | |
| Bị cáo Hoài, Lương nâng điểm là do nể nang, không chứng minh được nhận hối lộ(GDVN) - Với các nhận định cho từng bị cáo, Hội đồng xét xử tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã tuyên tổng hình phạt cho 5 bị cáo 18 năm tù. Trong đó có 1 án treo.
Ngày 25/10, sau hơn 6 ngày nghị án, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã tuyên án các bị cáo trong phiên xét xử sơ thẩm vụ gian lận thi cử Trung học phổ thông năm 2018.
Chủ tọa Vương Thị Thu Hà công bố quyết định của Hội đồng xét xử.
Bị cáo Nguyễn Thanh Hoài (cựu Trưởng phòng khảo thí thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang) là người chủ động đặt vấn đề đối với bị cáo Vũ Trọng Lương về việc nâng điểm thi trắc nghiệm cho các thí sinh. Khi Lương đồng ý, Hoài đã 3 lần đưa danh sách 93 thí sinh là con, cháu người thân trong gia đình, bạn bè cho bị cáo Lương. Sau đó, Lương đã trực tiếp sửa để nâng điểm thi cho thí sinh, số điểm được nâng tương đối cao.
Hội đồng xét xử xác định trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Thanh Hoài giữ vai trò chủ mưu.
Tổng hình phạt mà các bị cáo trong vụ gian lận điểm thi năm 2018 tại Hà Giang là 18 năm tù. Trong đó có 1 án treo. (Ảnh: LC)
Đối với bị cáo Vũ Trọng Lương, sau khi nhận danh sách 93 thí sinh do Nguyễn Thanh Hoài nhờ nâng điểm, cựu Phó phòng khảo thí đã trực tiếp nhận giúp nâng điểm cho 14 thí sinh là người thân, bạn bè của bị cáo. Quá trình thực hiện, một mình bị cáo Lương thao tác trên máy tính để sửa kết quả bài làm của 309 bài thi để nâng điểm cho 107 thí sinh.
Tại tòa, Vũ Trọng Lương đã thành khẩn khai báo, thừa nhận hành vi phạm tội.
Hội đồng xét xử đã xác định Vũ Trọng Lương là người giữ vai trò thực hành tích cực. Hành vi phạm tội của Nguyễn Thanh Hoài và Vũ Trọng Lương đã câu kết chặt chẽ với nhau. Hội đồng xét xử nhận thấy 2 bị cáo đã phạm tội có tổ chức, đã xúc phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Động cơ phạm tội của 2 bị cáo là do nể nang bạn bè, người thân.
Quá trình điều tra, cơ quan công an khám xét nơi ở của Hoài và Lương và thu giữ nhiều tang vật, trích sao kê tài khoản ngân hàng nhưng không thu giữ được tiền, tài sản để chứng minh các bị cáo phạm tội đưa - nhận hối lộ.
Như vậy, Tòa có đủ cơ sở khẳng định hành vi của Nguyễn Thanh Hoài và Vũ Trọng Lương đã cấu thành tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Đối với bị cáo Phạm Văn Khuông, Nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang, tuy không tham gia trong Hội đồng thi nhưng bị cáo đã nhờ Nguyễn Thanh Hoài nâng điểm cho con. Sau đó, thí sinh này đã được nâng 13,3 điểm. Tại tòa, bị cáo Khuông đã thừa nhận hành vi phạm tội, thành khẩn khai báo.
Với Lê Thị Dung (nguyên Phó đội trưởng Phòng an ninh Chính trị nội bộ, Công an Hà Giang), Hội đồng xét xử nhận thấy vị cáo đã lợi dụng mối quan hệ công tác thường xuyên giữa Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hà Giang và Sở Giáo dục và Đào tạo nên bị cáo này đã nhờ bị cáo Hoài sửa điểm thi cho 20 thí sinh.
Tại tòa, bị cáo Dung đã thành khẩn khai báo.
Đối với bị cáo Triệu Thị Chính, bị cáo này được nhận định là người có chức vụ, quyền hạn trong kỳ thi nhưng đã đưa danh sách 13 thí sinh gồm con, cháu nhiều lãnh đạo tỉnh Hà Giang cho Nguyễn Thanh Hoài. Giai đoạn điều tra và tại tòa, bị cáo và luật sư bào chữa đều cho rằng bà Chính không phạm tội vì chỉ nhờ xem điểm, không nhờ nâng điểm.
Luật sư của bị cáo Triệu Thị Chính đã kiến nghị điều tra mở rộng vụ án sang cả năm 2017.
Hội đồng xét xử nhận thấy, tại biên bản làm việc với Đoàn thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 16/7/2018, bị cáo đã thừa nhận việc nhờ Hoài xem xét, nâng điểm Ngữ văn cho từng thí sinh. Các kết luận giám định của Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an cũng cho thấy bị cáo Chính đã nhờ Nguyễn Thanh Hoài nâng điểm. Ngoài ra, nhiều phụ huynh thí sinh có mặt tại tòa cũng thừa nhận họ đã nhờ bà Chính nâng điểm cho con mình để vào được trường xét tuyển theo nguyện vọng nhưng kết quả không được nâng.
Căn cứ lời khai của Nguyễn Thanh Hoài và nhân chứng, người liên quan, Hội đồng xét xử xác định bị cáo Chính đã phạm tội. Do đó, tòa bác đề nghị của luật sư kiến nghị tuyên bị cáo Chính không phạm tội.
Với các nhận định cho từng bị cáo, Hội đồng xét xử tuyên phạt Nguyễn Thanh Hoài 8 năm tù, hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý trong ngành giáo dục một năm sau khi chấp hành án phạt tù.
Bị cáo Vũ Trọng Lương 7 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ, hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý trong ngành giáo dục một năm sau khi chấp hành án phạt tù.
Hai nữ bị cáo Triệu Thị Chính nhận án phạt 2 năm tù, phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý trong ngành giáo dục một năm sau khi chấp hành án phạt
Bị cáo Lê Thị Dung lĩnh án 2 năm tù.
Riêng đối với Phạm Văn Khuông nhận mức án 1 năm tù và cho hưởng án treo.
Hội đồng xét xử nhận định, các bị cáo là những cán bộ ngành giáo dục và công an, đáng lý phải gương mẫu, đi đầu trong công tác chống tiêu cực trong thi cử. Nhưng các bị cáo lại vi phạm quy chế thi bằng việc nâng điểm và xin nâng điểm cho nhiều thí sinh, từ đó kỳ thi không còn công bằng, nghiêm túc, gây mất uy tín cho các cơ quan nhà nước, tác động đến đạo đức và sự công bằng cho xã hội. Hậu quả của vụ việc này là đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội, do đó các bị cáo phải nhận hình phạt nghiêm khắc.
Trần Phương (Giáo dục Việt Nam) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Phù phép điểm thi ở Hà Giang Fri 08 Nov 2019, 09:22 | |
| Miệng nhà quan trong vụ gian lận thi cử ở Hà Giang
(GDVN) - Dù có hoán đổi tên gọi "nâng điểm" thành "xem điểm", dù có thay thế người đứng ra nhận trách nhiệm thì ai cũng biết rằng sự thật... không phải là như vậy! tin liên quan
Người xưa từng có câu: “Nhà dột từ nóc” và bây giờ vận vào kỳ thi năm 2018 ở Hà Giang nghĩ thật đúng. Bởi, trong 3 tỉnh được phát hiện ra tiêu cực thì Hà Giang chiếm số lượng nhiều nhất.
Điều đặc biệt là có nhiều phụ huynh đã và đang giữ các chức danh lãnh đạo chủ chốt tại địa phương này. Trong đó có con, cháu của Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang…
Dù có hoán đổi tên gọi "nâng điểm" thành "xem điểm", dù có thay thế người đứng ra nhận trách nhiệm thì ai cũng biết rằng sự thật... không phải là như vậy! Và, liệu tiêu cực trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 có phải là kỳ thi duy nhất xảy ra tiêu cực ở Hà Giang hay không?
Bị cáo Hoài và Lương rất khó thoái thác nhiệm vụ cấp trên "nhờ xem điểm" cho con họ (Ảnh: Trinh Phúc)
Con cháu những người đứng đầu tỉnh Hà Giang được nâng điểm
Trong số những thí sinh được nâng điểm ở Hà Giang năm 2018 thì lâu nay chúng ta đã biết được con, cháu của một số nhân vật đáng chú ý như: cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh; Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Chúng Thị Chiên;
Phó Chủ tịch Ủy bân nhân dân tỉnh Trần Đức Quý; Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Giang Vương Thị Hà; Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Nguyễn Thị Lan Anh; Giám đốc Sở Tư pháp Lại Thị Hương…
Thế nhưng, những ngày diễn ra phiên tòa xét xử vừa qua, dư luận lại thêm ngỡ ngàng khi Viện Kiểm sát công bố tin nhắn của bà Nguyễn Thị Nga, cán bộ của Sở Tài chính nhắn tin nhờ bà Triệu Thị Chính "quan tâm" cho thí sinh Nguyễn Bằng Nguyên.
Có điều bà Nga lại là vợ của ông Nguyễn Văn Sơn- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang.
Như vậy, nhìn vào những phụ huynh có con, có cháu được nhờ nâng điểm, xem điểm ở Hà Giang thì chúng ta thấy toàn là những lãnh đạo cao cấp của địa phương này.
Trong đó, có người nhà của 2 người đứng đầu tỉnh là Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (thời điểm năm 2018) sẽ thấy được việc nâng điểm đã “nở rộ” trên một diện rộng tới rất nhiều cơ quan, ban ngành của Hà Giang.
Và, tất nhiên, vụ án này không tìm được dấu hiệu đưa và nhận hối lộ như bên Sơn La và Hòa Bình cũng là điều dễ hiểu.
Những quan đầu tỉnh ăn nói sao với thiên hạ bây giờ?
Khi xảy ra tiêu cực thì ông Triệu Tài Vinh đã nhiều lần chia sẻ với báo chí bằng những lời rất trịch thượng về việc con mình được nâng điểm.
Ông nói: “Con gái tôi nằm trong danh sách bị nâng 2 điểm thì tôi không biết thế nào. Có thể họ lợi dụng việc đó để đưa con lãnh đạo vào tròng thì sao?”.
Cuối cùng, con ông Vinh được nâng 5,4 điểm, người đứng ra “nhờ xem điểm” cho cháu là bà Triệu Thị Giang- người vừa bị kỷ luật ở mức khiển trách vì tác động nâng điểm cho cháu (con gái ông Vinh) trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018.
Không chỉ con gái của Bí thư tỉnh ủy mà vợ Phó bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn cũng nhắn tin cho bà Triệu Thị Chính để "quan tâm" cho "đứa cháu" của mình.
Thế nhưng, ngày 6/7/2019, tại buổi làm việc với Trưởng ban Tổ chức trung ương Phạm Minh Chính với Ban thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang sau khi kiện toàn nhân sự thì ông Nguyễn Văn Sơn đã nhấn mạnh:
“Tỉnh ủy kiên quyết xử lý những cán bộ, đảng viên có con được nâng điểm trong vụ gian lận thi cử năm 2018. Tỉnh sẽ xử lý đến cùng những cá nhân liên quan và không có "vùng cấm" trong vụ gian lận thi cử tại địa phương này”.
Ông Sơn còn nêu cụ thể: "Đối với những cán bộ, đảng viên liên quan diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý thì Ban Thường vụ xử lý. Những cán bộ, đảng viên liên quan thuộc diện Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang thì Ban chấp hành Đảng bộ xử lý. Riêng đối với những trường hợp bố mẹ của thí sinh được nâng điểm là cán bộ bình thường thuộc các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hà Giang, các cơ quan, đơn vị này cũng phải có trách nhiệm xử lý. Tinh thần là xử lý đến cùng, không có vùng cấm”.
Vậy, bây giờ không biết ông Sơn sẽ xử lý vợ của mình thế nào? Không biết có vùng cấm với vợ mình hay không nhưng trong danh sách xử lý kỷ luật ở Hà Giang vừa qua được công bố thì không thấy có tên bà Nguyện Thị Nga- vợ của ông Nguyễn Văn Sơn?
Điều đặc biệt là trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2019 vừa qua, ông Nguyễn Văn Sơn là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh duy nhất trên cả nước kiêm luôn nhiệm vụ Trưởng ban chỉ đạo thi Trung học phổ thông quốc gia tỉnh Hà Giang.
Bí thư, Chủ tịch tỉnh như vậy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cũng liên quan đến việc nâng điểm của cháu mình.
Với vai trò là Trưởng ban chỉ đạo thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 ở Hà Giang, ông Trần Đức Qúy cũng là người nhắn tin nhờ ông Vũ Văn Sử (nguyên Giám đốc Sở Giáo dục Hà Giang) “xem điểm” cho cháu gái của mình.
Nhưng, không hiểu sao cháu gái của ông Qúy lại được nâng điểm? Đặc biệt, khi được ông Nguyễn Thanh Hoài báo cáo để nhờ can thiệp vào việc mình bị cấp trên làm khó khi nâng điểm cho thí sinh thì ông Qúy đã nhắn tin lại để trả loài ông Hoài là: “OK, có gì để anh bàn với anh Sử”.
Như vậy, ông Trần Đức Qúy đã quá tường tận sự việc từ khi nó còn đang âm thầm xảy ra! Chính vì thế, ngày 18/10 vừa qua, luật sư bào chữa cho bị cáo Triệu Thị Chính đã đề nghị tòa điều tra mở rộng đối với Trần Đức Qúy.
Ông Hoài và ông Lương có "mọc cánh" cũng không dám trái lời
Những ngày diễn ra phiên tòa xét xử vụ án gian lận điểm thi ở Hà Giang, chúng ta thấy bị cáo Nguyễn Thanh Hoài và bị cáo Vũ Trọng Lương đã gần như nhận toàn bộ trách nhiệm về việc nâng điểm cho 107 thí sinh.
Trách ông Hoài hay ông Lương thì có nhiều điều đáng trách lắm nhưng với chừng ấy cấp trên của mình muốn “xem điểm trước” cho con, cho cháu thì 2 bị cáo này dễ gì từ chối được. Khi rơi vào hoàn cảnh này, dù muốn trong sạch đứng ngoài tiêu cực e cũng là điều rất khó.
Trong số 107 thí sinh được nâng điểm thi trong kỳ thi năm 2018 ở Hà Giang mà chỉ có mình ông Phạm Văn Khuông là đích thân “nhờ nâng điểm” cho con, còn phụ huynh của 106 thí sinh khác chỉ “nhờ xem điểm” thậm chí không hề tác động mà được nâng điểm thi là một điều phi lý vô cùng.
Và, liệu có hay không việc tiêu cực trong kỳ thi năm 2017 như bị cáo Triệu Thị Chính đã đề nghị mở rộng điều tra vẫn là điều còn để ngỏ. Thậm chí nghi vấn nâng điểm vào trường chuyên Hà Giang cũng đã được nhiều người đặt ra trong những ngày xét xử vụ án gian lận điểm thi năm 2018!
Còn nhiều góc khuất trong vụ án nâng điểm ở Hà Giang vẫn đang là dấu hỏi lớn cho dư luận?
NHẬT DUY (gdvn) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Phù phép điểm thi ở Hà Giang Mon 11 Nov 2019, 08:47 | |
| Bà Triệu Thị Chính làm đơn kêu oan, oan nỗi gì?
(GDVN) - Bây giờ, bà Triệu Thị Chính còn làm làm đơn kêu oan, kháng cáo lên cấp phúc thẩm. Không biết bà Chính oan ở chỗ nào, oan về cái gì không biết nữa?
Vụ án gian lận điểm trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 ở Hà Giang đã được đem ra xét xử sơ thẩm và khép lại vào ngày 25/10/2019 vừa qua. Trong số 5 bị cáo của vụ án chỉ riêng bà Triệu Thị Chính luôn kêu oan, không thừa nhận tội danh như cáo trạng truy tố.
Dù cho bị cáo Nguyễn Thanh Hoài đã khai ra sự việc bà Chính gửi 13 thí sinh nhờ nâng điểm 12 thí sinh, xem điểm 1 thí sinh. Dù cho Viện Kiểm sát tỉnh Hà Giang đã công bố tin nhắn qua lại giữa bà Triệu Thị Chính với bà Nguyễn Thị Nga (vợ Chủ tịch tỉnh Hà Giang).
Và, trong biên bản làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 16/7/2018 thì bà Triệu Thị Chính cũng thừa nhận việc nhờ Nguyễn Thanh Hoài nâng điểm Ngữ văn cho một số thí sinh. Vậy thì giờ đây bà Triệu Thị Chính kêu oan, kháng án nỗi gì?
Phải chăng bà Chính sợ những ngày đang tới và tiếc cho những năm tháng vàng son của mình?
Đáng lẽ ra bà Chính chỉ còn vài năm công tác nữa là sẽ về hưu- kết thúc sự nghiệp của mình một cách vẻ vang bởi bà đã có rất nhiều thứ mà nhiều người mơ ước. Trước khi là lãnh đạo, bà đã có nhiều năm là giáo viên Ngữ văn dạy bao nhiêu thế hệ học trò.
Đặc biệt, bà Chính có nhiều năm đảm nhận vai trò lãnh đạo ở một số cơ quan nhà nước. Trong đó, có một thời gian dài công tác ở ngành giáo dục và trước khi bị khởi tố thì bà Chính đang là Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang.
Cuộc đời một nhà giáo như vậy đã được xem là vinh quang, đầy quyền lực và đủ hãnh diện với mọi người xung quanh mình.
Thế nhưng, 2 năm tới đây không phải là những tháng ngày yên ả đối với bà Chính, nếu án phúc thẩm vẫn tuyên án bà 2 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi như án sơ thẩm đã tuyên.
Một người đang được nhiều người tôn trọng, nể sợ, đến tòa vẫn đi xe ô tô bóng loáng, vẫn trang điểm sang trọng như vậy mà tới đây phải đối diện với 4 bức tường của trại giam nghĩ thật là kinh hoàng.
Sự nghiệp cả đời phấn đấu, cống hiến sẽ bị người đời quên lãng, rồi khi ra tù chắc gì còn ai tôn trọng khi một nhà giáo, một lãnh đạo ngành giáo dục, là Phó Chủ tịch Hội đồng thi kiêm Trưởng ban chấm thi của tỉnh mà lại làm những chuyện đáng hổ thẹn đến như vậy.
Vì thế, bà Chính đã phủ nhận mọi cáo buộc trước tòa trong những ngày xét xử, bà đã khóc, đã thề, đã thanh minh, đã kể lể về những cái tên anh chị em trong gia đình mà cha mẹ đã kỳ vọng đặt cho họ.
Chỉ sau ít ngày Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Giang tuyên án thì ngày 6/11/2019, bà Triệu Thị Chính đã làm đơn kêu oan, kháng cáo lên cấp phúc thẩm. Vậy, nếu bà Chính mà bị oan thì ai mới là người có tội trong vụ án nâng điểm khống cho 107 thí sinh ở Hà Giang?
Bà Triệu Thị Chính có bị xử oan không?
Theo bản án sơ thẩm, bị cáo Triệu Thị Chính đã đưa danh sách 13 thí sinh gồm con, cháu nhiều lãnh đạo tỉnh Hà Giang cho ông Nguyễn Thanh Hoài (cựu Trưởng phòng Khảo thí).
Trong số những thí sinh mà bà Chính đưa cho ông Nguyễn Thanh Hoài có con gái của ông Triệu Tài Vinh (nguyên Bí thư tỉnh ủy Hà Giang);
Có con bà Chúng Thị Chiên (Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh); có cháu của bà Nguyễn Thị Nga (vợ ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang)…
Trong quá trình xét xử tại phiên tòa sơ thẩm vừa qua, bà Chính khai chỉ “nhờ xem điểm” chứ không “nhờ nâng điểm”.
Thế nhưng, Hội đồng xét xử đã cho biết tại biên bản làm việc với lãnh đạo Bộ Giáo dục ngày 16/7/2018, bị cáo Chính đã thừa nhận việc nhờ Hoài nâng điểm Ngữ văn cho từng thí sinh.
Đặc biệt, đại diện Viện Kiểm sát tỉnh Hà Giang đã công bố tin nhắn qua lại giữa bà Nga và bà Chính cho chúng ta thấy những tin nhắn đó không phải là “nhờ xem điểm” như bà Chính khai trước tòa.
Bởi bà Nga nhắn: "Mình có đứa cháu thi 12 vừa rồi, bạn giúp mình với nhé" thì sau đó bà Chính nhắn lại: "Hôm nay em mới đọc tin nhắn chị ơi. Em sẽ cố gắng xem xét môn thi tự luận, khó khăn lắm chị ạ. Thương các cháu Hà Giang mình". Vậy mà trước tòa bà Chính nói không nhớ mặt bà Nga là sao?
Trước tòa, bà Triệu Thị Chính cho rằng cấp dưới của mình là ông Hoài, ông Lương đã cố tình đẩy bà vào vụ án gian lận điểm thi nên bà mới nói:
“Tôi có nói với anh Hoài tại sao đối xử với tôi như thế, tôi không làm điều gì sai cả. Tôi chỉ đưa anh danh sách 13 cháu là con của một số lãnh đạo, người thân, đồng chí, đồng nghiệp”.
Một người đang là Phó Giám đốc Sở Giáo dục, là Phó Chủ tịch Hội đồng thi kiêm Trưởng ban chấm thi của tỉnh Hà Giang năm 2018 mà đưa danh sách 13 thí sinh là con lãnh đạo, con người thân cho cấp dưới “xem điểm” mà bà Chính nói mình không có tội hay sao?
Nếu bà Triệu Thị Chính kêu oan, khẳng định mình không có tội trong vụ án này thì ai mới là người gây ra vụ án chấn động dư luận và đáng xấu hổ này?
Tại sao danh sách 13 thí sinh mà bà Chính cầm đưa cho cấp dưới toàn là con lãnh đạo để “nhờ xem điểm” chứ không phải là con của những người dân khổ cực một nắng hai sương? Tại sao những thí sinh “nhờ xem điểm” thi mà sau đó thì toàn bộ các thí sinh này đều được nâng điểm thi?
Chao ôi! Hà Giang sao có những chuyện khôi hài và tréo ngoe đến vậy nhỉ?Không biết có phải là truyện tiếu lâm thời hiện đại hay không nhưng dư luận đang chứng kiến nhiều chuyện nực cười.
Đó là chuyện cháu ngoại được sửa điểm thi còn bà ngoại bị kỷ luật; con gái được nâng điểm, mẹ bị kiểm điểm sâu sắc, nghiêm túc rút kinh nghiệm, cha thì không sao còn cô ruột thì bị kỷ luật vì tác động nâng điểm cho cháu…!
Bây giờ, bà Triệu Thị Chính còn làm làm đơn kêu oan, kháng cáo lên cấp phúc thẩm. Không biết bà Chính oan ở chỗ nào, oan về cái gì không biết nữa? Hà Giang còn bao nhiêu chuyện tương tự như thế này nữa đây?
NGUYỄN NGUYÊN (GDVN) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Phù phép điểm thi ở Hà Giang Mon 11 Nov 2019, 08:54 | |
| Những băn khoăn khi nhìn lại vụ án gian lận điểm thi năm 2018 ở Hà Giang!
(GDVN) - Vụ án gian lận điểm thi năm 2018 ở Hà Giang tạm thời đã khép lại sau án sơ thẩm với 5 bị cáo bị tuyên án tù như vẫn còn nhiều băn khoăn cho nhiều người.
Ngày 25/10/2019, Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Giang đã tuyên án đối với 5 bị cáo trong vụ án gian lận điểm thi năm 2018. Người được xác định là chủ mưu là bị cáo Nguyễn Thanh Hoài vị tuyên phạt 8 năm tù, người nhẹ nhất là bị cáo Phạm Văn Khuông- người nhờ nâng điểm cho con bị phạt 1 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Nhìn chung, dư luận người dân chưa đồng tình với bản án này. Nhiều góc khuất của vụ án vẫn chưa được làm rõ. Nhiều quan chức của địa phương vẫn chưa bị xử lý, né tránh trách nhiệm. Ngay cả đối với một số bị cáo của vụ án vẫn quanh co chối tội.
Không ai lại có thể tin được một mình ông Nguyễn Thanh Hoài có thể chủ mưu lập nên danh sách 93 thí sinh để nâng điểm. Trong số đó, có cả con của nguyên Bí thư tỉnh ủy, cháu vợ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và rất nhiều thí sinh là con của những cán bộ chủ các ban ngành ở Hà Giang.
Nếu chỉ vì "tình cảm" mà nâng điểm như lời bị cáo Nguyễn Thanh Hoài và Vũ Trọng Lương khẳng định tại tòa thì làm sao những bị cáo này lại có thể nâng điểm cho cả những thí sinh ở Thanh Hóa, Tuyên Quang…
Làm sao ông Nguyễn Thanh Hoài, ông Vũ Trọng Lương chỉ quen vu vơ với bị cáo Lê Thị Dung mà lại "dại dột" đi làm cái việc động trời đến thế?
Sự nghiệp, công danh phấn đấu hàng chục năm trời mới ngồi vào ghế Trưởng phòng, Phó phòng của Sở Giáo dục. Rồi danh dự, uy tín của một nhà giáo, danh dự của bản thân và gia đình của họ lẽ nào chỉ đánh đổi với những điều viển vông, không có lợi ích gì?
Nhưng, nếu như có yếu tố đưa và nhận hối lộ thì đương nhiên là bị cáo Hoài, bị cáo Lương và cũng như các bị cáo còn lại không chỉ là mức mấy năm tù như vậy mà chắc chắn sẽ còn cao hơn nữa.
Nếu như làm rõ được việc đưa và nhận hối lộ, chạy điểm cho thí sinh thì các bị cáo Hoài, bị cáo Lương hay bị cáo Chính, bị cáo Dung sẽ vướng vào tội "nhận hối lộ" và các phụ huynh, người trung gian cũng bị xử vì tội "đưa hối lộ".
Thành ra, "nhờ xem điểm" và nâng điểm "vì tình cảm" là kế sách khả quan nhất mà mọi người liên quan đến vụ án này vận dụng một cách linh hoạt.
Cho nên tội trạng của các bị cáo cũng được giảm xuống mà những phụ huynh, người trung gian cũng không hề có tội. Những phụ huynh, những người liên quan đến vụ án này cũng chỉ bị kỷ luật ở mức khiển trách hoặc bị yêu cầu kiểm điểm sâu sắc, nghiêm túc rút kinh nghiệm mà thôi.
Một vụ án bị phát hiện ngay vào thời điểm xảy ra sự việc, 2 bị cáo chủ yếu của vụ án đã bị bắt tạm giam tức thì nhưng xem chừng vụ án này vẫn còn quá nhiều điều chưa rõ ràng. Yếu tố "tình cảm" vẫn là gam màu chủ đạo cho việc nâng điểm giữa thời buổi kinh tế thị trường liệu có thuyết phục được dư luận hay không?
Vai trò, trách nhiệm của ông Trần Đức Qúy và ông Vũ Văn Sử đang ở đâu?
Ông Trần Đức Qúy là Trưởng ban chỉ đạo, ông Vũ Văn Sử là Chủ tịch Hội đồng thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 ở Hà Giang.
Họ là người biết rõ tiêu cực ngay từ đầu, biết được ông Vũ Trọng Lương phá khóa, giật niêm phong phòng đựng bài thi nhưng sau kỳ thi thì họ vẫn lên tiếng là không biết sự việc, vẫn khẳng định kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc!
Thậm chí ông Qúy còn nhờ nâng điểm cho cháu mình, ông Sử thì gợi ý để cấp dưới lưu ý một số thí sinh là con lãnh đạo.
Trong quá trình nâng điểm thi cho các thí sinh, ông Nguyễn Thanh Hoài còn nhắn tin cho ông Trần Đức Qúy để nhờ can thiệp. Vì thế, ông Qúy còn nhắn lại cho ông Hoài rằng: “OK, để anh bàn với anh Sử”.
Tin nhắn này được đưa ra phân tích tại tòa, được bị cáo Hoài xác nhận đó là tin của ông Trần Đức Qúy- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang. Vậy nhưng, Hội đồng xét xử không đả động gì đến việc làm của ông Qúy và ông Sử! Phải chăng, đây chính là vùng cấm?
Có cần thiết điều tra lại kỳ thi năm 2017?
Kết thúc phiên tòa sơ thẩm, Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Giang cũng đã kiến nghị Cơ quan an ninh điều tra làm rõ 2 thí sinh S.V.Đ. và N.V.T. ở huyện Xín Mần trong kỳ thi năm 2017 đã đậu vào trường công an với số điểm rất cao bởi 2 thí sinh này đã "chạy điểm" với số tiền 500 triệu đồng đối với mỗi trường hợp.
Đồng thời, Hội đồng xét xử đã chấp nhận kiến nghị của các luật sư về việc giữ lại toàn bộ bài thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2017 trên địa bàn tỉnh Hà Giang để phục vụ cho công tác điều tra.
Thế nhưng, nhìn lại vụ án năm 2018 do các cơ quan chức năng ở Hà Giang điều tra, xét xử thì chúng ta có thể thấy được việc điều tra lại 2 trường hợp trong kỳ thi năm 2017 chỉ cần thiết khi làm rõ được sự việc đến cùng.
Bởi, kỳ thi năm 2018, đã “bắt tận tay, day tận mặt” các bị can, đã có số liệu rõ ràng là 107 thí sinh mà điều tra, xét xử thì cũng chỉ có mình ông Phạm Văn Khuông nhận việc mình nhờ nâng điểm cho con.
Phụ huynh của 106 thí sinh còn lại, người thì chỉ nhận “nhờ xem điểm” người thì phủ nhận hoàn toàn sự việc. Vì vậy, điều tra lại kỳ thi năm 2017 xem chừng cần thiết mà lại... cũng chẳng cần thiết.
Đến thời điểm này, vụ án gian lận điểm thi năm 2018 ở Hà Giang tạm thời đã khép lại sau án sơ thẩm với 5 bị cáo bị tuyên án tù như vẫn còn nhiều băn khoăn cho nhiều người.
Dù vụ án này đã có tới 151 cán bộ, đảng viên bị kỷ luật hoặc bị yêu cầu kiểm điểm sâu sắc, nghiêm túc rút kinh nghiệm nhưng vẫn còn nhiều phụ huynh có con được nâng khống điểm đứng ngoài danh sách này.
Hơn nữa, 39 thí sinh sau khi chấm thẩm định vẫn đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Những phụ huynh có con được nâng điểm (trừ ông Khuông) đang là lãnh đạo thì không ai xin từ chức, không ai bị cách chức nên họ vẫn đang tại vị bình thường.
Nhìn sang vụ án gian lận điểm thi ở Sơn La và Hòa Bình, chúng ta thấy vụ án gian lận điểm thi năm 2018 ở Hà Giang vẫn còn nhiều điều băn khoăn, khó lý giải vô cùng!
NGUYỄN CAO (GDVN) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Phù phép điểm thi ở Hà Giang Mon 11 Nov 2019, 09:05 | |
| Bà Nguyễn Thị Nga "nhờ nâng điểm" cho cháu mà chỉ bị khiển trách thôi sao?
(GDVN) - Vợ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã nhắn tin nhờ “nâng điểm” cho cháu rõ ràng chứ không phải “xem điểm” thông thường như một số phụ huynh khác.
Những ngày xét xử vụ án gian lận điểm thi ở Hà Giang vừa qua, chúng ta thấy trong số 5 bị cáo bị đem ra xét xử tại tòa thì chỉ có bị cáo Triệu Thị Chính là chối tội, phủ nhận việc mình đã nhờ ông Nguyễn Thanh Hoài nâng điểm cho 12 thí sinh và xem điểm cho 1 thí sinh.
Song, cũng chính từ việc bị cáo Triệu Thị Chính khóc, thanh minh, kêu oan nên Viện Kiểm sát Hà Giang đã công bố tin nhắn của một số người nhờ bà Chính nâng điểm cho con cháu mình.
Trong số đó, có tin nhắn của bà Nguyễn Thị Nga hiện đang công tác tại Sở Tài Chính là vợ của ông Nguyễn Văn Sơn- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang.
Bà Nguyễn Thị Nga chỉ bị xử lý kỷ luật ở mức khiển trách (Ảnh minh họa: Báo Vietnamnet)
Chính từ việc công bố tin nhắn của Viện Kiểm sát mà dư luận mới biết thêm một "bí mật" ở Hà Giang nữa. Bởi, ngay từ khi xảy ra vụ án gian lận điểm thi vào tháng 7 năm 2018 thì dư luận chưa một lần nghe đến chuyện người thân của Chủ tịch Nguyễn Văn Sơn có liên quan đến việc nâng điểm ở Hà Giang.
Vậy nên, ông Sơn cũng đã tuyên bố sẽ xử nghiêm, không có vùng cấm trong việc xử lý cán bộ, đảng viên, phụ huynh có liên quan đến việc nâng điểm thi năm 2018. Bản thân ông Nguyễn Văn Sơn còn là Trưởng ban chỉ đạo thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2019 vừa qua ở Hà Giang.
Và có lẽ, dư luận cũng mong bản thân và gia đình ông Chủ tịch tỉnh không dính líu đến tiêu cực để vớt vát danh dự cho kỳ thi năm 2018 ở Hà Giang. Bởi, trong thời gian qua thì báo chí đã nói quá nhiều về chuyện con gái của Bí thư tỉnh ủy Triệu Tài Vinh rồi.
Bí mật ấy được giữ kín cho đến khi kỳ thi năm 2019 đi qua. Thậm chí là khi Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy Hà Giang công bố danh sách những cán bộ, đảng viên bị xử lý kỷ luật, kiểm điểm sâu sắc, nghiêm túc rút kinh nghiệm vì liên quan đến vụ án gian lận điểm thi năm 2018 thì cái tên bà Nguyễn Thị Nga vẫn không hề được nhắc tới.
Thế nhưng, sự đời không ai đoán được chữ ngờ, mãi đến ngày xét xử cuối cùng của vụ án gian lận điểm thi năm 2018 ở Hà giang thì góc khuất này mới lộ diện.
Viện Kiểm sát đã công bố những tin nhắn của bà Nguyễn Thị Nga với bị cáo Triệu Thị Chính- cựu Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang thì mọi người mới ngã ngửa.
Thì ra, vợ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã nhắn tin nhờ “nâng điểm” cho cháu rõ ràng chứ không phải “xem điểm” thông thường như một số phụ huynh khác!
Bởi, những tin nhắn của bà Nguyễn Thị Nga, hiện đang công tác tại Sở Tài chính Hà Giang đã thể hiện rất rõ điều này. Trong tin nhắn bà Nga đã giới thiệu tên mình, nơi công tác, nội dung nhờ vả, gửi tên, số báo danh, phòng thi, môn thi, số chứng minh thư của thí sinh đầy đủ.
Chính vì thế, cơ quan công tố tỉnh Hà Giang khẳng định, các tin nhắn đến và đi nêu trên được cung cấp bởi Tập đoàn Bưu chính viễn thông (VNPT) và được giám định bởi Viện Khoa học hình sự Bộ Công an, thể hiện rõ là “nhờ nâng điểm chứ không phải xem điểm”.
Vậy nhưng, theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang thì để tiến hành kiểm tra, xem xét, xử lý những người liên quan đến vụ án gian lận điểm thi năm 2018 thì tỉnh Hà Giang đã thành lập tới 36 đoàn kiểm tra.
Trong đó: Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thành lập 15 đoàn; các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy thành lập 21 đoàn.
Vậy mà bà Nga đã "lọt lưới" một cách ngoạn mục cho đến ngày xét xử cuối cùng tại phiên sơ thẩm của Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Giang thì danh tính của bà Nga mới được công khai tường tận! Dư luận cả nước mới biết được một bí mật đã được giữ kín suốt hơn 1 năm qua.
Bà Nga bị xử lý kỷ luật bằng hình thức “khiển trách” liệu có tương xứng?
Trong số 107 thí sinh được nâng khống điểm ở Hà Giang, chúng ta thấy chỉ có ông Phạm Văn Khuông đã khai nhận với cơ quan điều tra và khai trước tòa là đã nhờ cấp dưới của mình là ông Nguyễn Thanh Hoài nâng điểm cho con trai của mình.
Vì thế, sáng ngày 25/10/2019 thì Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Giang đã tuyên phạt bị cáo Phạm Văn Khuông 1 năm tù treo và 2 năm thử thách.
Tòa cũng đã giao bị cáo Khuông cho Ủy ban nhân dân phường Quang Trung, (thành phố Hà Giang)- nơi ông Khuông đang cư trú giám sát.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Nga cũng đã được xác định là đã nhờ bà Triệu Thị Chính, cựu Phó Giám đốc Sở Giáo dục nâng điểm cho cháu mình- những tin nhắn bà Nga gửi cho bà Chính đã được giám định bởi Viện Khoa học hình sự Bộ Công an.
Vậy nhưng, sau khi Viện Kiểm sát công bố tin nhắn của bà Nga trước tòa thì Đảng ủy Khối cơ quan doanh nghiệp tỉnh Hà Giang đã ra quyết định kỷ luật “khiển trách” đối với bà Nguyễn Thị Nga - chuyên viên Sở Tài chính vì nhắn tin "nhờ vả" nâng điểm cho cháu của mình.
Mức kỷ luật dành cho bà Nga đã thực sự đủ sức răn đe cho hành vi nhờ người nâng điểm cho cháu hay chưa?
Vì sao bà Nguyễn Thị Nga lại qua được cửa ải của nhiều đoàn kiểm tra? Vì sao Viện Kiểm sát có những tin nhắn này mà các cơ quan chức năng lại “bỏ sót” bà Nga trong danh sách kỷ luật được Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy Hà Giang công bố trong ngày 01/10 vừa qua?
Hành động nhờ nâng điểm cho cháu của bà Nga cũng giống với ông Khuông nhờ nâng điểm cho con trai của mình thì lẽ nào lại xử lý khác nhau? Một người bị truy tố, bị nhận án tù treo, bị thử thách tổng cộng là 3 năm, còn một người thì chỉ bị khiển trách thôi sao?
Cùng một tội danh, cùng một vụ án, cùng một địa phương sao xử lý cán bộ, đảng viên của mình lại có khác biệt nhiều đến vậy? Xem chừng, Hà Giang vẫn còn nhiều điều bí mật lắm!
NHẬT DUY (GDVN) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Phù phép điểm thi ở Hà Giang Mon 11 Nov 2019, 09:15 | |
| Hai phụ huynh "xui xẻo" nhất trong vụ án gian lận điểm thi năm 2018!
(GDVN) - Có lẽ “tấm gương” của ông Phạm Văn Khuông và bà Lò Thị Trường đã đủ cho hàng trăm phụ huynh ở 3 địa phương Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang…cảnh giác cao độ!
Nhìn lại vụ án gian lận điểm trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018, chúng ta thấy có tới 215 thí sinh được nâng khống điểm: Hà Giang 107 thí sinh, Hòa Bình 64 thí sinh và Sơn La 44 thí sinh.
Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại thì chỉ có 2 phụ huynh bị khởi tố, đó là ông Phạm Văn Khuông (nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục Hà Giang) và bà Lò Thị Trường, trú tại thành phố Sơn La vừa bị khởi tố vì tội đưa hối lộ.
Như vậy, phụ huynh của 213 thí sinh ở 3 địa phương này đã đứng ngoài vòng xoáy của vụ án gian lận điểm trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 hay sao?
Bà Lò Thị Trường vừa bị khởi tố về tội đưa hối lộ (Ảnh: Bộ Công an)
Nhìn từ vụ án gian lận điểm thi năm 2018 ở Hà Giang.
Theo đề xuất của Viện Kiểm sát thì bị cáo Phạm Văn Khuông (nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo) bị đề nghị xử phạt từ 1 năm đến 1 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Như vậy, trong số 107 thí sinh được nâng khống điểm trong kỳ thi Trung học phổ thông năm 2018 thì chỉ mới duy nhất có phụ huynh Phạm Văn Khuông bị truy tố và phải đối mặt với án tù.
Trong khi, ngay trong đội ngũ lãnh đạo địa phương, lãnh đạo, chuyên viên của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang cũng có rất nhiều người cùng có con được nâng điểm?
Trái ngược với người đồng cấp là bị cáo Triệu Thị Chính sắc sảo trong những câu trả lời, tranh luận với bị cáo Hoài và có những lúc phải khóc lóc để chứng minh mình vô tội thì ông Phạm Văn Khuông có vẻ thật thà, khắc khổ và thành tâm khai báo.
Nhưng, thông qua những những lời khai trước đây và những lời khai báo trước tòa, chúng ta thấy được một cựu Phó Giám đốc Sở tồi tội và "hồn nhiên" đến lạ.
Trước tòa, ông Phạm Văn Khuông trả lời trước tòa một cách hồn nhiên rằng: "Bị cáo hoàn toàn không nói chuyện nâng điểm môn nào, bao nhiêu điểm, chỉ nhờ chung chung vậy thôi, không nói nguyện vọng vào trường nào mà chỉ nói cháu có thi vào 5 trường".
Khi Hội đồng xét xử hỏi ông Khuông rằng bị cáo nói như thế có nghĩ rằng anh Hoài hiểu là nhờ nâng điểm hay không? Lúc này, ông Khuông cho: "Anh em có quyền đến đâu thì làm đến đó, giúp được đến đâu thì giúp đến đó thôi".
Và, ông rất vô tư khi nói rằng: “Việc nhờ vả là điều rất thường tình trong cuộc sống, anh em quan tâm thì giúp thôi”.
Chính vì sự “thật thà” của cựu Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang đã khiến ông vướng vào vòng lao lý, khổ tâm khi đã cận kề đến tuổi nghỉ hưu.
Vậy nên, ông đã nói: "Đây là điều mà cả gia đình bị cáo vô cùng đau lòng, con trai bị cáo cháu cũng rất buồn". Thế nhưng, với cương vị của một Phó Giám đốc Sở Giáo dục mà lại đi nhờ cấp dưới nâng điểm cho con trai của mình thì còn đâu là kỷ cương, phép nước? Ông Khuông "đau lòng" để làm gì khi ông cùng một số nhiều đồng nghiệp của mình đã phá hỏng kỳ thi năm 2018!
Sơn La cũng chỉ có mình bà Lò Thị Trường là người có con được nâng điểm bị khởi tố.
Ngay sau khi Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung theo đề nghị của Viện Kiểm sát vì vụ án có nhiều tình tiết mới, có dấu hiệu đưa và nhận hối lộ thì Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La đã ra quyết định khởi tố bổ sung vụ án hình sự về tội nhận hối lộ, đưa hối lộ theo quy định tại Điều 354, 364 của Bộ luật Hình sự.
Ngoài việc bắt tạm giam ông Trần Xuân Yến- nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La, khởi tố bổ sung đối với bị can đối với ông Lò Văn Huynh - nguyên Trưởng Phòng khảo thí và quản lý giáo dục thì Cơ quan An ninh đã khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bà Lò Thị Trường, trú tại thành phố Sơn La về tội đưa hối lộ.
Trong những ngày diễn ra phiên tòa xét xử vụ án gian lận điểm thi ở Sơn La, Hội đồng xét xử đã hỏi 31 phụ huynh, người trung gian nhưng chỉ có duy nhất bà Trường thừa nhận đưa 300 triệu đồng "tiền uống nước" để cảm ơn bị cáo Lò Văn Huynh vào sau kỳ thi.
Được biết, con bà Trường trúng tuyển Học viện An ninh nhưng sau đó bị trả về do chấm thẩm định không đạt điểm chuẩn đầu vào. Theo cáo trạng, con trai bà Trường bị hạ 11,3 điểm môn Toán, Lịch Sử.
Trong khi đó, rất nhiều những phụ huynh có tên tuổi, địa vị nổi bật ở Sơn La như : Ông Lê Trọng Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân thành phố Sơn La; Ông Nguyễn Duy Hoàng, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La;
Ông Nguyễn Ngọc Hà, Trường phòng Giáo dục phổ thông (Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La); Ông Nguyễn Kim Quang, Giám đốc VNPT Sơn La; Ông Phan Ngọc Sơn, Chánh thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La…cũng chỉ thừa nhận là “nhờ xem điểm trước” cho con cháu mình mà thôi. Vì vậy, họ không bị khởi tố, nhiều người vẫn đang đảm nhận chức vụ bình thường.
Thật thà thường thua thiệt…
Trong số những phụ huynh (trừ ông Khuông, bà Trường) có con được nâng điểm ở Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình đã bị xử lý kỷ luật, chúng ta thấy người bị xử lý kỷ luật cao nhất là hình thức “khiển trách”, nhiều phụ huynh còn không bị xử lý kỷ luật.
Phụ huynh duy nhất đang đảm nhận chức vụ vào thời điểm năm 2018 là ông Phạm Văn Khuông đã bị truy tố và đề nghị xử phạt từ 1 năm đến 1 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Bà Lò Thị Trường, không có chức vụ nhưng cũng đã bị khởi tố và bắt tạm giam.
Điều này cho thấy, nếu phụ huynh nhận việc “nhờ nâng điểm” đương nhiên sẽ bị xử lý, thậm chí bị khởi tố, bắt giam.
Vì vậy, phụ huynh của 213 thí sinh còn lại đã rất “khôn ranh” khi chỉ nhận “nhờ xem điểm”, thậm chí là không nhận việc tác động để con em mình được nâng điểm.
Nhiều phụ huynh ở Sơn La thà mất tiền đưa cho các bị can trong vụ án chứ cương quyết không nhận việc mình đã “cảm ơn” bằng tiền bạc. Cho dù các bị cáo đã khai rõ trước tòa là đã nhận tiền của một số phụ huynh, của người trung gian và số tiền này đã nộp lại cho cơ quan điều tra!
Có lẽ “tấm gương” của ông Phạm Văn Khuông và bà Lò Thị Trường đã đủ cho hàng trăm phụ huynh ở 3 địa phương Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang…cảnh giác cao độ.
Nhất là những người đang đảm nhận các chức vụ lãnh đạo ở một số ban ngành, đoàn thể ở địa phương thì họ đã không thừa nhận việc nhờ "nâng điểm". Bởi nhận, có nghĩa là họ cũng sẽ giống như ông Khuông, bà Trường mà thôi...!
NGUYỄN NGUYÊN (GDVN) |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Phù phép điểm thi ở Hà Giang | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |