Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP !

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trăng



Tổng số bài gửi : 1844
Registration date : 23/04/2014

TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP ! Empty
Bài gửiTiêu đề: TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP !   TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP ! I_icon13Sat 12 Oct 2019, 16:34

Thiệt á, hàng ngày nói tiếng Pháp như" dzó " mà hong hay , T dẫn chứng nhen
1/ Tí ơi , lấy cho má cái XÔ đựng nước coi
XÔ là tiếng Pháp nghen ; viết là Seau , đọc là xô ! Very Happy 
2/ Mặt nó như tên MA CÔ , thấy gúm
MA CÔ  viết là maquereau,. Từ này trong tiếng Pháp dùng để chỉ trai bao, ngoài ra còn là tên một loại cá.
- Khi vào tiếng Việt (khoảng những năm 30 thế kỉ 20), nó được dùng như là "kẻ hành nghề chăn dắt gái". Sau đó thì những kẻ trông hung ác, côn đồ cũng bị gọi là "ma cô" mặc dù họ không chăn dắt gái.
 Ngoài "ma cô", "maquereau" còn có một phiên âm khác là "mặt rô" hoặc "mặc rô" với nghĩa giống như "ma cô".

3/  Nói năng BÁ LÁP quá
BÁ LÁP viết là  "palabre", nghĩa là bàn cãi, tranh luận dài dòng. Trong tiếng Việt, nói bá láp có nghĩa là nói xằng nói xiên, nói tầm bậy tầm bạ, nói nhăng nói cuội dài dòng linh tinh.
4/  Nó mới đập tao 1 CÚ đau quá

CÚ viết là "coup", nghĩa là cú đánh, động tác gây chuyển động. Nói chung mấy loại chuyển động như cú đấm, cú đá, cú knock out, cú phát bóng, cú đánh đầu, cú đá phạt đều là chữ "cú" này
5/ XÔM TỤ viết là "somptueux" cho giống đực và "somptueuse" cho giống cái. Từ này trong tiếng Pháp có nghĩa là "xa hoa" nhưng khi vào tiếng Việt, "xôm tụ" có nghĩa là "đông vui, rôm rả"
Còn nhiều nữa á, nhưng T hết giờ nói bá lap rồi , phải đi mua mấy cái xô về đưng nước uống , Thầy và huynh đệ tỷ muội còn biết từ nào nữa thì nhào dzô bổ sung cho xôm tụ nghen :hoa: :hoa: :hoa: :hoa:

( nguồn Ngày ngày viết chữ )
Về Đầu Trang Go down
ngtrkn



Tổng số bài gửi : 10
Registration date : 16/09/2019

TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP ! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP !   TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP ! I_icon13Sat 12 Oct 2019, 19:17

Trăng đã viết:
Thiệt á, hàng ngày nói tiếng Pháp như" dzó " mà hong hay , T dẫn chứng nhen
1/ Tí ơi , lấy cho má cái XÔ đựng nước coi
XÔ là tiếng Pháp nghen ; viết là Seau , đọc là xô ! Very Happy 
2/ Mặt nó như tên MA CÔ , thấy gúm
MA CÔ  viết là maquereau,. Từ này trong tiếng Pháp dùng để chỉ trai bao, ngoài ra còn là tên một loại cá.
- Khi vào tiếng Việt (khoảng những năm 30 thế kỉ 20), nó được dùng như là "kẻ hành nghề chăn dắt gái". Sau đó thì những kẻ trông hung ác, côn đồ cũng bị gọi là "ma cô" mặc dù họ không chăn dắt gái.
 Ngoài "ma cô", "maquereau" còn có một phiên âm khác là "mặt rô" hoặc "mặc rô" với nghĩa giống như "ma cô".

3/  Nói năng BÁ LÁP quá
BÁ LÁP viết là  "palabre", nghĩa là bàn cãi, tranh luận dài dòng. Trong tiếng Việt, nói bá láp có nghĩa là nói xằng nói xiên, nói tầm bậy tầm bạ, nói nhăng nói cuội dài dòng linh tinh.
4/  Nó mới đập tao 1 CÚ đau quá

CÚ viết là "coup", nghĩa là cú đánh, động tác gây chuyển động. Nói chung mấy loại chuyển động như cú đấm, cú đá, cú knock out, cú phát bóng, cú đánh đầu, cú đá phạt đều là chữ "cú" này
5/ XÔM TỤ viết là "somptueux" cho giống đực và "somptueuse" cho giống cái. Từ này trong tiếng Pháp có nghĩa là "xa hoa" nhưng khi vào tiếng Việt, "xôm tụ" có nghĩa là "đông vui, rôm rả"
Còn nhiều nữa á, nhưng T hết giờ nói bá lap rồi , phải đi mua mấy cái xô về đưng nước uống , Thầy và huynh đệ tỷ muội còn biết từ nào nữa thì nhào dzô bổ sung cho xôm tụ nghen :hoa: :hoa: :hoa: :hoa:

( nguồn Ngày ngày viết chữ )

Mình đồng ý là mình dùng nhiều từ tiếng pháp lắm, nhất là mấy từ kiểu pê-dan xe đạp (pedale), dép săng đan (sandales), hay xà bông (savon),...

2/ Riêng chữ ma cô thì lần đầu mình nghe, maquereau thì mình biết là cá thu, nhưng mà liên hệ qua tới maco thì hơi bị xa thì phải.
mình có biết tiếng Pháp có từ macho, ý chỉ người suy nghĩ thiên lệch về sự ưu việt nam giới, nhưng ko tới nỗi quá gần tới ý nghĩa của từ ma cô

3/ mình nghĩ nó gần với từ bavarder hơn, nghĩa là tám chuyện triền miên, chém gió ko biên giới =]]

4/ chữ coup này còn dùng cho cả cú điện thoại (coup de fil) nữa cơ =]]
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4905
Registration date : 23/03/2013

TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP ! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP !   TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP ! I_icon13Sun 13 Oct 2019, 08:51

Trăng đã viết:
Thiệt á, hàng ngày nói tiếng Pháp như" dzó " mà hong hay , T dẫn chứng nhen
1/ Tí ơi , lấy cho má cái XÔ đựng nước coi
XÔ là tiếng Pháp nghen ; viết là Seau , đọc là xô ! Very Happy 
2/ Mặt nó như tên MA CÔ , thấy gúm
MA CÔ  viết là maquereau,. Từ này trong tiếng Pháp dùng để chỉ trai bao, ngoài ra còn là tên một loại cá.
- Khi vào tiếng Việt (khoảng những năm 30 thế kỉ 20), nó được dùng như là "kẻ hành nghề chăn dắt gái". Sau đó thì những kẻ trông hung ác, côn đồ cũng bị gọi là "ma cô" mặc dù họ không chăn dắt gái.
 Ngoài "ma cô", "maquereau" còn có một phiên âm khác là "mặt rô" hoặc "mặc rô" với nghĩa giống như "ma cô".

3/  Nói năng BÁ LÁP quá
BÁ LÁP viết là  "palabre", nghĩa là bàn cãi, tranh luận dài dòng. Trong tiếng Việt, nói bá láp có nghĩa là nói xằng nói xiên, nói tầm bậy tầm bạ, nói nhăng nói cuội dài dòng linh tinh.
4/  Nó mới đập tao 1 CÚ đau quá

CÚ viết là "coup", nghĩa là cú đánh, động tác gây chuyển động. Nói chung mấy loại chuyển động như cú đấm, cú đá, cú knock out, cú phát bóng, cú đánh đầu, cú đá phạt đều là chữ "cú" này
5/ XÔM TỤ viết là "somptueux" cho giống đực và "somptueuse" cho giống cái. Từ này trong tiếng Pháp có nghĩa là "xa hoa" nhưng khi vào tiếng Việt, "xôm tụ" có nghĩa là "đông vui, rôm rả"
Còn nhiều nữa á, nhưng T hết giờ nói bá lap rồi , phải đi mua mấy cái xô về đưng nước uống , Thầy và huynh đệ tỷ muội còn biết từ nào nữa thì nhào dzô bổ sung cho xôm tụ nghen :hoa: :hoa: :hoa: :hoa:

( nguồn Ngày ngày viết chữ )

PN còn không biết đó là tiếng Pháp đã được Việt hoá nữa cơ
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1844
Registration date : 23/04/2014

TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP ! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP !   TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP ! I_icon13Sun 13 Oct 2019, 13:04

ngtrkn đã viết:
Trăng đã viết:
Thiệt á, hàng ngày nói tiếng Pháp như" dzó " mà hong hay , T dẫn chứng nhen
1/ Tí ơi , lấy cho má cái XÔ đựng nước coi
XÔ là tiếng Pháp nghen ; viết là Seau , đọc là xô ! Very Happy 
2/ Mặt nó như tên MA CÔ , thấy gúm
MA CÔ  viết là maquereau,. Từ này trong tiếng Pháp dùng để chỉ trai bao, ngoài ra còn là tên một loại cá.
- Khi vào tiếng Việt (khoảng những năm 30 thế kỉ 20), nó được dùng như là "kẻ hành nghề chăn dắt gái". Sau đó thì những kẻ trông hung ác, côn đồ cũng bị gọi là "ma cô" mặc dù họ không chăn dắt gái.
 Ngoài "ma cô", "maquereau" còn có một phiên âm khác là "mặt rô" hoặc "mặc rô" với nghĩa giống như "ma cô".

3/  Nói năng BÁ LÁP quá
BÁ LÁP viết là  "palabre", nghĩa là bàn cãi, tranh luận dài dòng. Trong tiếng Việt, nói bá láp có nghĩa là nói xằng nói xiên, nói tầm bậy tầm bạ, nói nhăng nói cuội dài dòng linh tinh.
4/  Nó mới đập tao 1 CÚ đau quá

CÚ viết là "coup", nghĩa là cú đánh, động tác gây chuyển động. Nói chung mấy loại chuyển động như cú đấm, cú đá, cú knock out, cú phát bóng, cú đánh đầu, cú đá phạt đều là chữ "cú" này
5/ XÔM TỤ viết là "somptueux" cho giống đực và "somptueuse" cho giống cái. Từ này trong tiếng Pháp có nghĩa là "xa hoa" nhưng khi vào tiếng Việt, "xôm tụ" có nghĩa là "đông vui, rôm rả"
Còn nhiều nữa á, nhưng T hết giờ nói bá lap rồi , phải đi mua mấy cái xô về đưng nước uống , Thầy và huynh đệ tỷ muội còn biết từ nào nữa thì nhào dzô bổ sung cho xôm tụ nghen :hoa: :hoa: :hoa: :hoa:

( nguồn Ngày ngày viết chữ )

Mình đồng ý là mình dùng nhiều từ tiếng pháp lắm, nhất là mấy từ kiểu pê-dan xe đạp (pedale), dép săng đan (sandales), hay xà bông (savon),...

2/ Riêng chữ ma cô thì lần đầu mình nghe, maquereau thì mình biết là cá thu, nhưng mà liên hệ qua tới maco thì hơi bị xa thì phải.
mình có biết tiếng Pháp có từ macho, ý chỉ người suy nghĩ thiên lệch về sự ưu việt nam giới, nhưng ko tới nỗi quá gần tới ý nghĩa của từ ma cô

3/ mình nghĩ nó gần với từ bavarder hơn, nghĩa là tám chuyện triền miên, chém gió ko biên giới =]]

4/ chữ coup này còn dùng cho cả cú điện thoại (coup de fil) nữa cơ =]]
Bạn ntrkn mến, cám ơn bạn đã bổ sung , mình sẽ lưu ý những gì bạn bổ sung , đúng là còn nhiều từ tiếng Pháp lắm , hệ quả của "một trăm năm nô lệ giặc Tây ", phải ko bạn ?
hearts :hoa: :hoa:
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1844
Registration date : 23/04/2014

TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP ! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP !   TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP ! I_icon13Sun 13 Oct 2019, 13:07

Phương Nguyên đã viết:
Trăng đã viết:
Thiệt á, hàng ngày nói tiếng Pháp như" dzó " mà hong hay , T dẫn chứng nhen
1/ Tí ơi , lấy cho má cái XÔ đựng nước coi
XÔ là tiếng Pháp nghen ; viết là Seau , đọc là xô ! Very Happy 
2/ Mặt nó như tên MA CÔ , thấy gúm
MA CÔ  viết là maquereau,. Từ này trong tiếng Pháp dùng để chỉ trai bao, ngoài ra còn là tên một loại cá.
- Khi vào tiếng Việt (khoảng những năm 30 thế kỉ 20), nó được dùng như là "kẻ hành nghề chăn dắt gái". Sau đó thì những kẻ trông hung ác, côn đồ cũng bị gọi là "ma cô" mặc dù họ không chăn dắt gái.
 Ngoài "ma cô", "maquereau" còn có một phiên âm khác là "mặt rô" hoặc "mặc rô" với nghĩa giống như "ma cô".

3/  Nói năng BÁ LÁP quá
BÁ LÁP viết là  "palabre", nghĩa là bàn cãi, tranh luận dài dòng. Trong tiếng Việt, nói bá láp có nghĩa là nói xằng nói xiên, nói tầm bậy tầm bạ, nói nhăng nói cuội dài dòng linh tinh.
4/  Nó mới đập tao 1 CÚ đau quá

CÚ viết là "coup", nghĩa là cú đánh, động tác gây chuyển động. Nói chung mấy loại chuyển động như cú đấm, cú đá, cú knock out, cú phát bóng, cú đánh đầu, cú đá phạt đều là chữ "cú" này
5/ XÔM TỤ viết là "somptueux" cho giống đực và "somptueuse" cho giống cái. Từ này trong tiếng Pháp có nghĩa là "xa hoa" nhưng khi vào tiếng Việt, "xôm tụ" có nghĩa là "đông vui, rôm rả"
Còn nhiều nữa á, nhưng T hết giờ nói bá lap rồi , phải đi mua mấy cái xô về đưng nước uống , Thầy và huynh đệ tỷ muội còn biết từ nào nữa thì nhào dzô bổ sung cho xôm tụ nghen :hoa: :hoa: :hoa: :hoa:

( nguồn Ngày ngày viết chữ )

PN còn không biết đó là tiếng Pháp đã được Việt hoá nữa cơ
Biết nhiều thếm mệt á tỷ ,cũng dần trở thành khẩu ngữ vì quen rồi mừ
T vừa xem WWE ,có lẽ tỷ hong thích nỗi chương trình này đâu love
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP ! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP !   TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP ! I_icon13Sun 13 Oct 2019, 14:58

Từ tiếng Việt mượn từ tiếng Pháp

Việt Nam từng là thuộc địa của Pháp nên tiếng Pháp có điều kiện du nhập vào Việt Nam. Trong quá trình giao lưu văn hóa và ngôn ngữ đó người Việt đã vay mượn nhiều từ gốc Pháp để chỉ những khái niệm mà thường thì trong tiếng Việt không có. Phần lớn các từ đó đã bị thay đổi cả về cách đọc lẫn chữ viết để phù hợp với đặc trưng của tiếng Việt, vốn là ngôn ngữ không biến hình. Theo thống kê trong tiếng Việt có khoảng hơn 2.000 từ có nguồn gốc từ tiếng Pháp.

Trong thời gian Pháp đô hộ Việt Nam (gần 100 năm), tiếng Pháp đã có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn hóa, xã hội của người Việt. Tiếng Pháp được sử dụng trong các văn bản, giấy tờ của Chính phủ Bảo hộ và trong giảng dạy ở nhà trường, bên cạnh đó là các loại sách báo thâm nhập đời sống thường ngày của người dân.

Chữ Quốc ngữ, vốn được tạo ra bởi một số nhà truyền giáo Tây phương, đặc biệt là linh mục Alexandre de Rhodes (tác giả cuốn Từ điển Việt-Bồ-La năm 1651), với mục đích dùng ký tự Latinh làm nền tảng cho tiếng Việt. “Latinh hóa” chữ Việt ngày càng được phổ biến để trở thành Quốc ngữ, chịu ảnh hưởng bởi những thuật ngữ, từ ngữ mới của ngôn ngữ Tây phương, nổi bật nhất là văn hóa Pháp.

Khi chiếm được ba tỉnh Nam Bộ, người Pháp đã nắm trong tay một công cụ vô cùng hữu hiệu để truyền bá văn hoá đồng thời chuyển văn hoá Nho giáo sang văn hoá Phương Tây. Tờ Gia Định Báo là tờ báo đầu tiên được phát hành bằng chữ Quốc ngữ vào năm 1865, khẳng định sự phát triển và xu hướng của chữ Quốc Ngữ như là chữ viết chính thức của nước Việt Nam sau này.

Đối với người bình dân, việc tiếp nhận tiếng Pháp đến một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nói “Cắt tóc, thui dê” để chỉ ngày Quốc khánh Pháp 14/7, Quatorze Juliet. Người ta có thể dùng tiếng Tây “bồi” nhưng lại không cảm thấy xấu hổ vì vốn liếng tiếng Pháp của mình vốn chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Để tả con cọp, người ta có thể dài dòng văn tự: “tí ti giôn, tí ti noa, lủy xực me-xừ, lủy xực cả moi”. Diễn nôm câu này là một chút màu vàng (jaune), một chút màu đen (noir), nó ăn thịt ông (monsieur), nó ăn thịt cả tôi (moi).

Nhân đây cũng xin nói thêm về những đại danh từ nhân xưng như toa (anh, mày – toi), moa hay mỏa (tôi, tao – moi), en hay ẻn (cô ấy, chị ấy – elle), lúy hay lủy (anh ấy, hắn – lui), xừ hay me-xừ (ông, ngài – monsieur)… Học trò trường Tây, những nhà trí thức khoa bảng hay cả những kẻ tỏ ra “thời thượng” ngày xưa thường dùng những đại từ này. Cũng vì thế có một câu mang tính cách châm chọc: “Hôm qua moa đi xe lửa, buồn tiểu quá nên moa phải đái trên đầu toa” (toa ở đây có 2 nghĩa: toa xe lửa nhưng cũng có ý là toi (anh) trong tiếng Pháp).

Nói thêm về hỏa xa, người Pháp xây dựng đường xe lửa đầu tiên ở Việt Nam tại Sài Gòn từ năm 1881. Đây là đoạn đường ray (rail) từ Cột cờ Thủ Thiêm đến bến xe Chợ Lớn, dài 13km. Mãi đến năm 1885 chuyến xe lửa đầu tiên mới được khởi hành và một năm sau, tuyến đường Sài Gòn-Mỹ Tho dài 71km bắt đầu hoạt động. Sau đó, mạng lưới đường sắt được xây dựng trên khắp lãnh thổ Việt Nam, dùng kỹ thuật của Pháp với khổ đường ray 1 mét. Tính đến năm 1975 miền Nam có khoảng 1.240km đường ray nhưng vì chiến cuộc nên chỉ được sử dụng khoảng 60%.

Nhà ga cũng có xuất xứ từ tiếng Pháp gare. Ga là công trình kiến trúc làm nơi cho tàu hoả, tàu điện hay máy bay đỗ để hành khách lên xuống hoặc để xếp dỡ hàng hoá. Từ sự vay mượn này ta có thêm những từ ngữ như sân ga, trưởng ga, ga chính, ga xép… Nhân nói về ga tưởng cũng nên nhắc lại động từ bẻ ghi (aiguiller) tức là điều khiển ghi (aiguille) cho xe lửa chuyển sang đường khác. Trong tiếng Việt, bẻ ghi còn có nghĩa bóng là thay đổi đề tài, chuyển từ chuyện mình không thích sang một đề tài khác.



TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP ! Tiengp11


Có những từ ngữ xuất xứ từ tiếng Pháp nhưng vì lâu ngày dùng quen nên người ta cứ tưởng chúng là những từ “thuần Việt”. Chẳng hạn như cao su (caoutchouc), một loại cây công nghiệp được người Pháp du nhập vào Việt Nam qua hình thức những đồn điền tại miền Nam. Ngôn ngữ tiếng Việt rất linh động trong cách dùng từ ngữ cao su qua các biến thể như giờ cao su (giờ giấc co dãn, không đúng giờ), kẹo cao su (chewing-gum), bao cao su (còn gọi là “áo mưa” dùng để tránh thai hoặc tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục)…


Nhà băng (banque) là một chữ quen dùng trong ngôn ngữ hàng ngày còn xà bông cũng là loại chữ dùng lâu ngày thành quen nên ít người để ý xuất xứ của nó là từ tiếng Pháp, savon. Ở miền Bắc, xà bông được cải biên thành xà phòng, là chất dùng để giặt rửa, chế tạo bằng cách cho một chất kiềm tác dụng với một chất béo. Nổi tiếng ở Sài Gòn xưa có xà bông Cô Ba của Trương Văn Bền, dùng dầu dừa làm nguyên liệu chính.

Chúng ta thấy ngôn ngữ Việt vay mượn từ tiếng Pháp trong rất nhiều lãnh vực. Về ẩm thực, tiếng Việt thường mượn cả cách phát âm đến tên của các món ăn có xuất xứ từ phương Tây. Vào nhà hàng, người phục vụ đưa ra mơ-nuy (thực đơn – menu) trong đó có những món như bít-tết (chữ bifteck của Pháp lại mượn từ nguyên thủy tiếng Anh – beefsteak), những thức uống như bia (rượu bia – bière, được chế biến từ cây hốt bố hay còn gọi là hoa bia – houblon), rượu vang (rượu nho – vin)…

Về thịt thì có xúc-xích (saucisse), pa-tê (paté), giăm-bông (jambon), thịt phi-lê (thịt thăn, thịt lườn – filet). Các món ăn thì có ra-gu (ragout), cà-ri (curry)… Khi ăn xong, khách xộp còn cho người phục vụ tiền puộc-boa (tiền thưởng – pourboire). Ngày nay từ boa hay bo được dùng phổ biến với ý nghĩa cho tiền thưởng, hay còn gọi là tiền phong bao hoặc tiền phục vụ.

Từ rất lâu, ở Sài Gòn xuất hiện các loại bánh mì theo kiểu Pháp, miền Bắc lại gọi là bánh tây với hàm ý du nhập từ Pháp. Có nhiều loại bánh đặc biệt như bánh mì ba-ghét (loại bánh mì nhỏ, dài – baguette), bánh pa-tê-sô (một loại bánh nhân thịt, ăn lúc nóng vừa dòn vừa ngon – paté chaud), bánh croát-xăng (hay còn gọi là bánh sừng bò – croissant).

Người Sài Gòn thường ăn sáng với bánh mì kèm theo nhiều kiểu chế biến trứng gà như ốp-la (trứng chỉ chiên một mặt và để nguyên lòng đỏ – oeuf sur le plat), trứng ốp-lết (trứng tráng – omelette) hoặc trứng la-cóc (trứng trụng nước sôi, khi ăn có người lại thích thêm một chút muối tiêu – oeuf à la coque).

Món không thể thiếu trong bữa ăn sáng là cà phê (café). Cà phê phải được lọc từ cái phin (filtre à café) mới đúng điệu. Người miền Bắc ít uống cà phê nên sau năm 1975 vào Sài Gòn nhiều người đã mô tả cái phin cà phê một cách rất “gợi hình”: “cái nồi ngồi trên cái cốc”.

Ngôn ngữ về trang phục cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ tiếng Pháp. Bình thường hàng ngày người ta mặc áo sơ-mi (chemise), cổ tay có cài khuy măng-sét (manchette). Khi đi tiệc tùng hoặc hội họp thì mặc áo vét (vest) hay bộ vét-tông (veston) kèm theo chiếc cà-vạt (cravate) trên cổ áo sơ mi. Trời hơi lạnh có thể mặc bên trong áo vét một chiếc gi-lê (gilet) và hai tay mang găng (gants) cho ấm.

Ngay cả quần áo lót bên trong cũng mượn từ tiếng Pháp. Phụ nữ trên thì mang xú-chiêng (nịt ngực – soutien-gorge) dưới thì có xì-líp (slip). Nam giới thì mặc áo may-ô (maillot) bên trong áo sơ-mi. Mặc quần thì phải có xanh-tuya (dây nịt – ceinture) và khi trời nóng thì mặc quần sóc (quần ngắn, tiếng Pháp là short được mượn từ tiếng Anh shorts).

Trang phục có thể được may từ các loại cô-tông (vải bông – coton) hoặc bằng len (làm từ lông cừu – laine). Trên đầu có mũ phớt (feutre, một loại mũ dạ), mũ bê-rê (béret, một loại mũ nồi)… dưới chân là đôi dép săng-đan (sandales), sau này người Sài Gòn lại chế thêm dép sa-bô (sabot nguyên thủy tiếng Pháp là guốc).


Đi lính cho Tây thì được phát đôi giày săng-đá (giày của lính – soldat). Loại lính nhảy dù, biệt kích (ngày nay là đặc công) gọi là còm-măng-đô (commando). Một đoàn xe quân sự có hộ tống được gọi là công-voa (convoi, trông cứ như con voi trong tiếng Việt!). Thuật ngữ quân sự chỉ những công sự xây đắp thành khối vững chắc, dùng để phòng ngự, cố thủ một nơi nào đó được gọi là lô-cốt có xuất xứ từ blockhaus. Ngày nay, chữ lô cốt còn được dùng chỉ những nơi đào đường, thường được rào chắn, vây kín mặt đường, cản trở lưu thông.Xưa kia cảnh sát được gọi qua nhiều tên: mã-tà (xuất xứ từ tiếng Pháp matraque, có nghĩa là dùi cui), sen đầm (gendarme), phú-lít (police), ông (commissaire)… Lực lượng thuế quan (ngày nay gọi là hải quan) được gọi là đoan (douane), lính đoan còn có nhiệm vụ đi bắt rượu lậu là một mặt hàng quốc cấm thời Pháp thuộc. Nông phẩm thì có đậu cô-ve (còn gọi tắt là đậu ve – haricot vert), đậu pơ-tí-poa (đậu Hòa Lan có hột tròn màu xanh – petits-pois), bắp su (bắp cải – chou), súp-lơ (bông cải – chou-fleur), xà lách (salade), cải xoong (còn gọi là xà lách xoong – cresson), cà-rốt (carotte), ác-ti-sô (artichaut)…

Tiếng Tây cũng đi vào âm nhạc. Từ điệu valse, tango… đến đàn piano (dương cầm), violon (vĩ cầm), kèn harmonica (khẩu cầm)… Ở các đăng-xinh (khiêu vũ trường – dancing) luôn có ọc-két (ban nhạc – orchestre) chơi nhạc và xuất hiện một nghề mới gọi là ca-ve (gái nhẩy – cavalière). Ngày nay người ta dùng từ ngữ ca-ve với ý chỉ tất cả những cô gái làm tiền, khác hẳn với ý nghĩa nguyên thủy của nó.

Người phương Tây dùng nhiều sữa và các sản phẩm của sữa nên đã đưa vào ngôn ngữ tiếng Việt những từ ngữ như (beurre), pho-mát (fromage), kem (crème)…

Sữa bột Guigoz được chứa trong một cái lon bằng nhôm, cao 15cm, có sọc ngang, bên trong lại có sẵn thìa để giúp người pha dễ đo lường. Khi dùng hết bột, các bà nội trợ không vứt lon như những loại sữa khác vì lon Guigoz có nắp đậy rất kín nên được “tái sử dụng” trong việc đựng đường, muối, tiêu, bột ngọt…

Những người thiết kế lon Guigoz chắc hẳn chưa bao giờ nghĩ cái lon lại có nhiều công dụng sau khi sữa bột ở bên trong đã dùng hết. Lon Guigoz đã theo chân những tù nhân cải tạo như một vật “bất ly thân”. Những người “tưởng đi học có 10 ngày” mang theo lon Guigoz để đựng các vật dụng linh tinh như bàn chải, kem đánh răng, vài loại thuốc cảm cúm, nhức đầu để phòng khi cần đến.



TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP ! Tiengp12


Lon Guigoz thường được chúng tôi gọi tắt là “lon ”. Học tập càng lâu lon gô càng tỏ ra “đa năng, đa hiệu”. Muốn múc nước từ giếng lên thì dùng gô làm gàu, buổi sáng thức dậy dùng gô làm ly đựng nước súc miệng, nhưng gô còn tỏ ra đặc biệt hữu ích khi dùng như một cái nồi để nấu nước, thổi cơm, luộc măng (lấy ở trên rừng), luộc rau, luộc khoai mỳ (“chôm chỉa” khi đi “tăng gia sản xuất”)… nghĩa là làm được tất cả mọi công việc bếp núc.

Sau 30/4/75 lon gô trở nên hữu dụng vì công nhân, sinh viên, học sinh dùng lon gô để đựng cơm và thức ăn cho bữa trưa. Người Sài Gòn thường đeo một cái túi đựng lon gô khi đi làm, một hình ảnh không thể nào quên của “thời điêu linh” sau 1975.

Người Pháp khi đến Việt Nam mang theo cả chiếc ô-tô (xe hơi – auto, automobile). Xe xưa thì khởi động bằng cách quay ma-ni-ven (manivelle) đặt ở đầu xe, sau này tân tiến hơn có bộ phận đề-ma-rơ (khởi động – démarreur). Sau khi đề (demarrer), xe sẽ nổ máy, sốp-phơ (người lái xe – chauffeur) sẽ cầm lấy vô-lăng (bánh lái – volant) để điều khiển xe… Về cơ khí thì người Sài Gòn dùng các từ ngữ như cờ-lê (chìa vặn – clé), mỏ-lết (molete), đinh vít (vis), tuốc-nơ-vít (cái vặn vít – tournevis), công-tơ (thiết bị đồng hồ – compteur), công tắc (cầu dao – contact)…

Bây giờ nói qua chuyện xe đạp cũng có nhiều điều lý thú. Chiếc xe đạp trong ngôn ngữ Việt mượn rất nhiều từ tiếng Pháp. Trước hết, phía trước có ghi-đông (thanh tay lái – guidon), dưới chân có pê-đan (bàn đạp – pedale), săm (ruột bánh xe – chambre à air) và phía sau là bọc-ba-ga (để chở hàng hóa – porte-bagages).

Chi tiết các bộ phận trong xe đạp cũng… Tây rặc. Có dây sên (dây xích – chaine), có líp (bộ phận của xe đạp gồm hai vành tròn kim loại lồng vào nhau, chỉ quay tự do được theo một chiều – roue libre), rồi phanh (thắng – frein) ở cả bánh trước lẫn bánh sau. Thêm vào đó còn có các bộ phận bảo vệ như gạc-đờ-bu (thanh chắn bùn – garde-boue) và gạc-đờ-sên (thanh che dây xích – garde-chaine).

Mỗi chiếc xe đạp xưa còn trang bị một ống bơm (pompe) để phòng khi lốp xe xuống hơi. Bên cạnh đó người ta gắn một chiếc đy-na-mô (dynamo – bộ phận phát điện làm sáng đèn để đi vào ban đêm).

Lốpsăm là hai từ tiếng Việt vay mượn từ tiếng Pháp, lốp là từ chữ enveloppe, người miền Trung và miền Bắc rút gọn thành lốp, còn từ săm thì từ chữ chambre à air, được rút gọn thành săm. Trong những bộ phận của xe cộ thì từ ngữ Việt Nam vay mượn khá nhiều từ tiếng Pháp, người miền Nam nói xe hơi, cũng vẫn chỉ tính chất của xe ban đầu là cỗ máy chạy bằng hơi nước, thì người miền Bắc gọi là ô tô, từ chữ Pháp automobile.

Máy móc, kỹ thuật là những thứ mà thuở ban đầu người Pháp đã đưa vào Việt Nam, dĩ nhiên trước đó người Việt hầu như không có từ vựng để chỉ những gì đã được du nhập, nên rất nhiều thứ được phiên âm từ tiếng Pháp; mô tô, tiếng Pháp moto, là từ để gọi xe gắn máy; long đền (rông đen), tiếng Pháp là rondelle, để chỉ miếng đệm nơi con vít hay con tán, bù loong, tiếng Pháp là boulon, để chỉ một loại đinh ốc lớn để bắt chặt một vật gì; chữ vít (đinh vít) cũng thế, tiếng Pháp là vis; xe ca, tiếng Pháp là car, là xe chở khách; xe ben, tiếng Pháp là benne, là loại xe chở vật liệu như cát, đá phía sau thùng chở có thể nâng lên được để đổ cát đá xuống; xe buýt, tiếng Pháp là bus là xe chở khách chạy trong thành phố. Loại xe nhỏ đẩy bằng tay dùng trong công trường xây dựng ta quen gọi xe cút kít (khi đẩy xe phát ra tiếng kêu cót két), cũng được gọi là xe bù ệt (bồ ệt), tiếng Pháp là brouette; xe gòong, toa xe chở than trong hầm mỏ, từ tiếng Pháp là wagon.

Một loại xe chuyên chở công cộng cỡ nhỏ của tư nhân màu đen gọi là xe , hoặc lô ca xông, tên tiếng Pháp là location, cũng còn một tên gọi khác để chỉ xe lô, đó là xe trắc xông, cũng từ tiếng Pháp traction avant mà ra, đây là loại xe hơi nổi tiếng của hãng Citroen (Pháp), nguyên tắc của xe là truyền lực vào 2 bánh trước chứ không phải 2 bánh sau như các loại xe khác; xe hủ lô hay xe lu là loại xe nén mặt đường, tiếng Pháp là rouleau compresseur; đường ray hay đường rầy xe lửa cũng thế, từ tiếng Pháp là rail; thanh ngang ở đường rầy xe lửa gọi là tà vẹt, cũng từ tiếng Pháp là traverse. Ta hay gọi người phụ xe ở xe khách là xe, lơ được gọi tắt từ tiếng Pháp contrôleur.

Không phải chỉ trong máy móc, kỹ thuật tiếng Việt mới sử dụng nguồn gốc từ tiếng Pháp. Ngoài xã hội từ có nguồn gốc tiếng Pháp cũng rất nhiều.  Bùng binh bây giờ là từ để chỉ vòng xoay nơi giao lộ (đường bộ), ở miền Nam trước đây bùng binh là để chỉ khúc sông rộng lớn mà tròn, từ này cũng bắt nguồn từ tiếng Pháp rond poind. Ai ở gần kênh Nhiêu Lộc Saigon chắc thường nghe chữ bờ , tiếng Pháp là quai; kem là thức ăn hữu hảo của trẻ em và cả nhiều người lớn, tiếng Pháp là crème; cái thìa (muỗng) để xúc ăn, từ tiếng Pháp là cuillère; cua gái trong tiếng Việt thì từ cua cũng từ tiếng Pháp là  faire la cour; bảo vệ gác cổng, chữ gác cũng từ tiếng Pháp là garde; loong toong là từ tiếng Việt để chỉ nhân viên chạy giấy ở văn phòng, từ tiếng Pháp là planton; hợp gu là có cùng một sở thích, chữ gu tiếng Pháp là gout (trên chữ u có dấu ^). Ta hay nói người ăn nói linh tinh là ăn nói bá láp, bá láp là từ tiếng Pháp palabres. Trong tiếng Việt cũng có một câu nữa "đồ ba vạ", để chỉ con người ăn nói linh tinh, hoặc tính tình lung tung lang tang, ba vạ là từ tiếng Pháp bavard.

Ngày xưa đi về miền Tây Nam bộ ta thường phải qua phà mà người dân thường gọi là bắc, bắc Mỹ Thuận, bắc Cần Thơ, bắc Vàm Cống... bắc là từ tiếng Pháp bac; quần ống loe, loa (ống rộng) một thời (thanh niên ở miền Nam hay mặc vào khoảng thập niên 1960, nửa thập niên 1970, và thủy thủ dưới tàu quân sự mặc loại quần này), được gọi là quần bát (hay pát), tiếng Pháp là patte d'éléphant; đi dạo phố, cũng còn gọi là bát phố, tiếng Pháp là battre le pavé; tấm bạt để che nắng che mưa, tiếng Pháp là bâche; từ bết trong tiếng Việt có nghĩa là dở, kém, cũng từ tiếng Pháp là bête; cồn là chất men trong rượu, từ tiếng Pháp là alcool; lưỡi lam cạo râu, tiếng Pháp là lame, cũng còn để gọi tấm lam thông gió ta thấy trên tường nhà; áo len mặc chống lạnh thì từ len, tiếng Pháp là laine, là sợi làm từ lông cừu; quân hàm của người lính quân đội trong tiếng Việt được gọi là lon, anh ta đeo lon đại úy, lon là từ tiếng Pháp galon.

Thời kháng chiến chống Pháp, ở miền Bắc có từ dinh tê, để chỉ những người rời bỏ hàng ngũ chống Pháp ở chiến khu để về thành phố (gọi là về thành), từ dinh tê có nguồn gốc từ tiếng Pháp là rentrer...

Xã hội bây giờ nhiều khi cái sai lại trở thành cái đúng (bởi thế mới tan nát), ấy là chỉ nói về mặt ngôn ngữ, như "ăn mặc mô đen", nghe mãi cũng vẫn thấy chướng, hay như có bạn nói chữ "xi nhê" (singé), thay vì nói "ép phê", như "làm việc không ép phê" (effet - hiệu quả), thì nhiều người (có không ít người trẻ) lại nói "làm việc không xi nhê", nghe rất chướng tai.

Bắp (chou - bắp cải), súp lơ (chou fleur), su hào (chou-rave), xà lách (salade), cà rốt (carotte)... toàn từ ngữ có nguồn gốc Tây phương cả. Còn "ăn tráng miệng" (thường là ăn trái cây) gọi là "ăn la séc", thì hình như cách dùng sai này là ở miền Nam, do giới bình dân hay dùng. "La séc", là cách phiên âm của "glacer", có nghĩa là ướp lạnh. Sau khi dùng bữa chính có món trái cây ướp lạnh, tức là trái cây "lát xê", thì người ta lại nói thành "la séc". Nhưng cách nói đúng là "ăn đét xe" (desser - món tráng miệng).



TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP ! Tiengp10


Trên đây chỉ là một số từ ngữ thông dụng chúng ta hay gặp trong cuộc sống có nguồn gốc từ tiếng Pháp. Trong tiếng Việt còn rất nhiều từ ngữ như thế mà nếu kể ra đây thì phải viết cả... một quyển sách mới đủ.

(Nguồn: Nguyễn Ngọc Chinh)

Về Đầu Trang Go down
Ma Nu



Tổng số bài gửi : 1356
Registration date : 18/09/2009

TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP ! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP !   TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP ! I_icon13Sun 13 Oct 2019, 23:14

Tỷ Trà Mi Ui có phải tỉ quên môt vài chữ này hay cố ý bỏ không ? 
Tí ti giôn ,tí ti noa .LÚY PHE GẦM ,LÚY PHE GỪ ,lúy sực me sừ ,lúy sực cả moa  ?
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP ! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP !   TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP ! I_icon13Mon 14 Oct 2019, 07:17

Ma Nu đã viết:
Tỷ Trà Mi Ui có phải tỉ quên môt vài chữ này hay cố ý bỏ không ? 
Tí ti giôn ,tí ti noa .LÚY PHE GẦM ,LÚY PHE GỪ ,lúy sực me sừ ,lúy sực cả moa  ?

Dạ cám ơn chú MN bổ sung cho  :hoa:
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP ! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP !   TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP ! I_icon13Mon 14 Oct 2019, 13:36

Còn nhiều chữ nữa nè!

Đi đường thường thấy áp phích (affiche) quảng cáo. Nghe ra đi ô (radio) cần có ăng ten (antenne) bắt sóng và nếu không cắm điện thì xài pin (pile). Trời chiều ra ô văng (auvent) hay lên ban công (balcon) hóng mát. Ban công xây bằng xi măng (ciment), nhà mái tôn (tole), nền đổ bê tông (béton) chắc chắn.

Khi bị tiếng sét ái tình hay cú đờ phút (coup de foudre) nhiều chàng đi lang thang như mấy thằng ma cà bông (vagabond), trong mình không có đồng xu (sou) dính túi.

Con trai thuộc về phe húi cua (court). Cuối tuần hay rủ bạn gái đi xem phim (film) hay xiệc (cirque).

Ngày lễ tết phải mang đồ đến nhà biếu sếp (chef). Mua hàng phải kiểm tra xê ri (série) sản phẩm và ngày sản xuất coi chừng quá đát (date), có thể trả tiền mặt hoặc cạc (carte) chứ ít nơi nhận séc (chèque).

Làm việc trong la bô (laboratoie) phải choàng áo blu (blouse) bên ngoài. Nên cẩn thận với a xít (acide), xút (soude), đèn ga (gaz), cần rửa tay kỹ trong la va bô (lavabo). Vẽ hình phài dùng thước, com pa (compas) và ê ke (équerre), ngành cơ khí có ống tuýp (tube), tuộc bin (turbine), van (valve),... Các đơn vị đo lường phần lớn lấy từ tiếng Pháp cả, chẳng hạn như mét (metre), lít (litre), (kilogramme), vôn (volt), am pe (ampère)...

Không thích uống cà phê (café) thì dùng ca cao (cacao) hay sô cô la (chocolat), da ua (yaourt), ăn bánh ga tô (gâteau) bánh quy hay bích quy (biscuit). Cây trái tuỳ mùa có măng cụt (mangoustan), sơ ri (cerise), cà tô mát (tomate), ô liu (olive), đậu cô ve (
haricot vert), đậu pơ tí poa (petits pois)... hoa thì nào lay ơn (glaïeul), ti gôn (tigon), ly (lily), tu líp (tulipe).... Ăn uống cần đủ chất vi ta min (vitamine) chất béo li pit (lipide), chất xơ xen lu lô (celluloze), prồ tê in (protéine). Xốt (sauce), may dô (mayonnaise), ma di (Maggi) và mù tạt (moutarde) chỉ là phụ gia thêm vào cho ngon miệng. Phải căn cứ vào số ca lo (calorie) tiêu thụ mỗi ngày mà điều chỉnh thức ăn cho thích hợp.

Đồ mang xách có xắc (sac), ba lô (ballot), cặp hay cặp táp (cartable) và va li hay hoa ly (valise). Đồ mặc phải tuỳ mùa, lịch sự thì đóng bộ com lê (complet), mùa lạnh mặc áo măng tô (manteau), ba đờ xuy (pas de suit), mùa hè các cô mặc duýp (jupe) hay quần sọt (shorts). Người bê đê (Pédé) thích ăn mặc như phụ nữ.

Màu sắc có nhiều loại như màu ve (vert), xanh (bleu), màu ghi (gris), cô ban (cobalt), boọc đô (bordeaux).

Chiến đấu thì lợi hại nhất là cà nông (canon) và xe tăng (tank).

Di chuyển trên bờ có cam nhông (camnion), tắc xi (taxi), xích lô (cyclo), xe lam (lambro). Dưới nước có ca nô (canot).

Ngày Giáng Sinh các bé gái mong ông già Nô en (Noël) cho búp bê (poupée), con trai lại muốn banh (balle). Học sinh lười học nhiều khi cúp cua  (couper cours) đi chơi thụt bi da (billard), chúng giỏi cầm (queue) hơn cầm viết. Chơi bài thì phải phân biệt (cœur) (carreau) chuồn hay nhép (trefle) và bích (pique), trong đó con át (as) là lớn nhất.

Cũng nhiều rùi thui để dành mai mốt viết tiếp, bây giờ thì ô rờ voa (au revoir).

_________________________
TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP ! Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP ! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP !   TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP ! I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
TỤI MÌNH AI CŨNG NÓI RÀNH TIẾNG PHÁP !
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» MÌNH ƠI ! MÌNH À !
» MỘT MÌNH
» THẦM GỌI MÌNH ƠI!
» TỰ XÉT MÌNH COI !
» MÌNH LÀM THƠ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Giáo dục-