Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Dân tộc “H’Mông” hay dân tộc “Mông”? | |
| Tác giả | Thông điệp |
---|
Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Dân tộc “H’Mông” hay dân tộc “Mông”? Wed 06 May 2020, 15:39 | |
| Dân tộc “H’Mông” hay dân tộc “Mông”?
Hiện nay chúng ta đang sử dụng các cách gọi tên tộc danh của một dân tộc anh em là: H’Mông, Mông. Vậy tại sao lại có những cách viết và đọc như vậy? Cách đọc và viết đó có phiền phức gì không? Cách viết và đọc nào là tối ưu?
Tiếng Việt và tiếng Mông hiện nay đều là những ngôn ngữ sử dụng chữ cái latinh để ghi văn bản. Đó là loại chữ viết ghi từng âm vị nguyên âm, phụ âm trong hệ thống ngôn ngữ. Cách viết và đọc các tiếng (âm tiết) đều thực hiện theo trật tự trước, sau của các phụ âm, nguyên âm trong các tiếng. Việc này có thể thấy trong cách đánh vần.
Số lượng và cách ghi ký hiệu các phụ âm, nguyên âm bằng chữ cái latinh của tiếng Việt và tiếng Mông có những điểm khác biệt (tiếng Việt có 22 phụ âm chuẩn, tiếng Mông có 57 phụ âm). Các phụ âm giống tiếng Việt thì tiếng Mông đều có, số còn lại không giống. Vậy khác ở điểm nào? Các phụ âm tiếng Mông được cấu tạo khá phức tạp bởi tất cả các vị trí của lưỡi, họng, lưỡi con, mũi. Một phương thức phát âm của phụ âm tiếng Mông là phương thức mũi rất khác với nhiều ngôn ngữ, nhất là các ngôn ngữ họ Nam Á như Tày - Thái, Việt - Mường. Tức là phụ âm tiếng Mông sẽ có những cặp âm chỉ phân biệt bởi tiêu chí mũi - thường. Ví dụ: mor (cơm) – hmor yuô (yêu mến); Yuô (quý, mến) – nyuô (con chấy); Luôs (họ) – hluôs (trẻ)…
Các dấu hiệu “h, n” đi kèm các phụ âm là hình thức biểu thị cho phương thức mũi của các phụ âm tiếng Mông. Phụ âm /m/ và /hm/ của tiếng Mông cũng là cặp tương đồng, liên quan như vậy. Chúng được phân biệt bởi tính chất mũi và đối với người bản ngữ thì phải phát âm chuẩn, nếu không sẽ dẫn đến sai nghĩa hoặc vô nghĩa của từ. Khi đọc là “Hơ Mông” tự nhiên thành hai tiếng riêng biệt và đương nhiên là không có nghĩa. Trong khi đó ở tiếng Mông thì chỉ là một tiếng (một âm tiết). Phụ âm/hm/tiếng Mông là âm môi - môi. Khi phát âm luồng hơi từ phổi đi ra khoang miệng chia ra hai phần, một phần luồn qua khoang mũi tạo nên sự tiếng xát nhẹ. Phần còn lại được chặn lại khoang miệng và bật ra như phụ âm /m/ bình thường nhưng phát ra nhẹ hơn, mềm hơn, do thể tích và áp lực luồng hơi ở khoang miệng yếu. Do đó, phụ âm này có thể gọi là tiền xát mũi..
Người Mông có nhiều ý kiến không thống nhất về cách viết và đọc ở chữ viết các văn bản tiếng Việt: là “Mông” thì hợp lý, có người thì lại cho rằng chưa chuẩn, phải là “H’Mông” mới đúng. Có điều, chúng ta cần phải hiểu rằng: mỗi ngôn ngữ có tính bản sắc riêng về cấu tạo âm, số lượng âm và cách khái quát nghĩa của từ, không thể áp đặt hay đòi hỏi một ngôn ngữ khác phải đáp ứng được yêu cầu này. Tiếng Việt không thể đòi hỏi như chữ viết tiếng Nga, Anh phải thể hiện được dấu thanh điệu khi viết tên riêng, tên địa danh Việt! Tiếng Việt không có phương thức mũi hoá và chỉ có một phụ âm /m/ nên đã dùng chữ Mông “hm” để biểu thị. Nếu như yêu cầu viết là “H’Mông” mới được thì các phụ âm mũi khác của tiếng Mông khi viết bằng chữ Việt sẽ không giải quyết được. Hơn nữa, do cách nhìn hình thức chữ viết và đọc “hm” của người đọc, viết sẽ dẫn đến cách đọc hoặc suy diễn khác thành “Hơ Mông” làm cho nghĩa của từ sai lạc hẳn. Tiếng Mông lại không có từ nào là “Hơ Mông”, nhất là tên của dân tộc mình.
Rõ ràng người Mông khi nói tên tộc danh của mình là một tiếng “Mông”, có điều âm thanh này có giọng mũi nên rất nhẹ. Nó vẫn là một phụ âm đơn nhưng nhẹ hơn phụ âm /m/ thường. Nếu dùng chữ /hm/ trong tiếng Việt thì rất dễ đọc thành hai âm (phụ âm kép) “hờ mờ”. Chẳng hiểu sao dân tộc mình thế nào mà lại thành là “Hơ Mông” cơ chứ? Mình có phải là người Hơ Mông đâu, là người Mông chứ! Thật là lợi bất cập hại, chả ai biết đọc cả. Chỉ có người Mông và những người biết rõ về tiếng Mông là thấy buồn cười với cách phát âm “Hờ Mông, Hơ Mông”, còn những người không biết thì cứ thản nhiên, vô tư đọc và viết thành nhiều cách do chính hai chữ cái biểu thị phụ âm /m/ mũi hoá là “hm” gây nên.
Có phải ai cũng biết chữ Mông và phát âm tiếng Mông thế nào mới đúng và chuẩn đâu. Ngay cả những người học nói tiếng Mông và sống với người Mông mà vẫn không phân biệt được tính chất mũi hoá. Để viết bằng tiếng Việt và đảm bảo được tính đơn âm của phụ âm, đảm bảo được nghĩa của từ và tên tộc danh, chúng ta sử dụng một con chữ “m” của tiếng Việt để biểu thị là hợp lý nhất. Vì tính chất mũi hoá của phụ âm này nói riêng và các phụ âm mũi nói chung trong các danh từ tên riêng, danh từ chỉ địa danh của ngôn ngữ Mông không thể hiện hết được bằng chữ Việt kể cả các ngôn ngữ khác trong các nhóm Việt - Mường, Tày – Thái.
Trên đây là vài điểm về ngôn ngữ để chúng ta hiểu một phần về tiếng Mông, có cách nhìn nhận hợp lý hơn, nhất là trong cách viết, đọc và nói tên tộc danh “Mông” khi sử dụng trên phương diện tiếng phổ thông.
Thạc sỹ Trần Thúy Vinh (Báo Lai Châu)
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Dân tộc “H’Mông” hay dân tộc “Mông”? Wed 06 May 2020, 20:15 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Dân tộc “H’Mông” hay dân tộc “Mông”?
Hiện nay chúng ta đang sử dụng các cách gọi tên tộc danh của một dân tộc anh em là: H’Mông, Mông. Vậy tại sao lại có những cách viết và đọc như vậy? Cách đọc và viết đó có phiền phức gì không? Cách viết và đọc nào là tối ưu?
Tiếng Việt và tiếng Mông hiện nay đều là những ngôn ngữ sử dụng chữ cái latinh để ghi văn bản. Đó là loại chữ viết ghi từng âm vị nguyên âm, phụ âm trong hệ thống ngôn ngữ. Cách viết và đọc các tiếng (âm tiết) đều thực hiện theo trật tự trước, sau của các phụ âm, nguyên âm trong các tiếng. Việc này có thể thấy trong cách đánh vần.
Số lượng và cách ghi ký hiệu các phụ âm, nguyên âm bằng chữ cái latinh của tiếng Việt và tiếng Mông có những điểm khác biệt (tiếng Việt có 22 phụ âm chuẩn, tiếng Mông có 57 phụ âm). Các phụ âm giống tiếng Việt thì tiếng Mông đều có, số còn lại không giống. Vậy khác ở điểm nào? Các phụ âm tiếng Mông được cấu tạo khá phức tạp bởi tất cả các vị trí của lưỡi, họng, lưỡi con, mũi. Một phương thức phát âm của phụ âm tiếng Mông là phương thức mũi rất khác với nhiều ngôn ngữ, nhất là các ngôn ngữ họ Nam Á như Tày - Thái, Việt - Mường. Tức là phụ âm tiếng Mông sẽ có những cặp âm chỉ phân biệt bởi tiêu chí mũi - thường. Ví dụ: mor (cơm) – hmor yuô (yêu mến); Yuô (quý, mến) – nyuô (con chấy); Luôs (họ) – hluôs (trẻ)…
Các dấu hiệu “h, n” đi kèm các phụ âm là hình thức biểu thị cho phương thức mũi của các phụ âm tiếng Mông. Phụ âm /m/ và /hm/ của tiếng Mông cũng là cặp tương đồng, liên quan như vậy. Chúng được phân biệt bởi tính chất mũi và đối với người bản ngữ thì phải phát âm chuẩn, nếu không sẽ dẫn đến sai nghĩa hoặc vô nghĩa của từ. Khi đọc là “Hơ Mông” tự nhiên thành hai tiếng riêng biệt và đương nhiên là không có nghĩa. Trong khi đó ở tiếng Mông thì chỉ là một tiếng (một âm tiết). Phụ âm/hm/tiếng Mông là âm môi - môi. Khi phát âm luồng hơi từ phổi đi ra khoang miệng chia ra hai phần, một phần luồn qua khoang mũi tạo nên sự tiếng xát nhẹ. Phần còn lại được chặn lại khoang miệng và bật ra như phụ âm /m/ bình thường nhưng phát ra nhẹ hơn, mềm hơn, do thể tích và áp lực luồng hơi ở khoang miệng yếu. Do đó, phụ âm này có thể gọi là tiền xát mũi..
Người Mông có nhiều ý kiến không thống nhất về cách viết và đọc ở chữ viết các văn bản tiếng Việt: là “Mông” thì hợp lý, có người thì lại cho rằng chưa chuẩn, phải là “H’Mông” mới đúng. Có điều, chúng ta cần phải hiểu rằng: mỗi ngôn ngữ có tính bản sắc riêng về cấu tạo âm, số lượng âm và cách khái quát nghĩa của từ, không thể áp đặt hay đòi hỏi một ngôn ngữ khác phải đáp ứng được yêu cầu này. Tiếng Việt không thể đòi hỏi như chữ viết tiếng Nga, Anh phải thể hiện được dấu thanh điệu khi viết tên riêng, tên địa danh Việt! Tiếng Việt không có phương thức mũi hoá và chỉ có một phụ âm /m/ nên đã dùng chữ Mông “hm” để biểu thị. Nếu như yêu cầu viết là “H’Mông” mới được thì các phụ âm mũi khác của tiếng Mông khi viết bằng chữ Việt sẽ không giải quyết được. Hơn nữa, do cách nhìn hình thức chữ viết và đọc “hm” của người đọc, viết sẽ dẫn đến cách đọc hoặc suy diễn khác thành “Hơ Mông” làm cho nghĩa của từ sai lạc hẳn. Tiếng Mông lại không có từ nào là “Hơ Mông”, nhất là tên của dân tộc mình.
Rõ ràng người Mông khi nói tên tộc danh của mình là một tiếng “Mông”, có điều âm thanh này có giọng mũi nên rất nhẹ. Nó vẫn là một phụ âm đơn nhưng nhẹ hơn phụ âm /m/ thường. Nếu dùng chữ /hm/ trong tiếng Việt thì rất dễ đọc thành hai âm (phụ âm kép) “hờ mờ”. Chẳng hiểu sao dân tộc mình thế nào mà lại thành là “Hơ Mông” cơ chứ? Mình có phải là người Hơ Mông đâu, là người Mông chứ! Thật là lợi bất cập hại, chả ai biết đọc cả. Chỉ có người Mông và những người biết rõ về tiếng Mông là thấy buồn cười với cách phát âm “Hờ Mông, Hơ Mông”, còn những người không biết thì cứ thản nhiên, vô tư đọc và viết thành nhiều cách do chính hai chữ cái biểu thị phụ âm /m/ mũi hoá là “hm” gây nên.
Có phải ai cũng biết chữ Mông và phát âm tiếng Mông thế nào mới đúng và chuẩn đâu. Ngay cả những người học nói tiếng Mông và sống với người Mông mà vẫn không phân biệt được tính chất mũi hoá. Để viết bằng tiếng Việt và đảm bảo được tính đơn âm của phụ âm, đảm bảo được nghĩa của từ và tên tộc danh, chúng ta sử dụng một con chữ “m” của tiếng Việt để biểu thị là hợp lý nhất. Vì tính chất mũi hoá của phụ âm này nói riêng và các phụ âm mũi nói chung trong các danh từ tên riêng, danh từ chỉ địa danh của ngôn ngữ Mông không thể hiện hết được bằng chữ Việt kể cả các ngôn ngữ khác trong các nhóm Việt - Mường, Tày – Thái.
Trên đây là vài điểm về ngôn ngữ để chúng ta hiểu một phần về tiếng Mông, có cách nhìn nhận hợp lý hơn, nhất là trong cách viết, đọc và nói tên tộc danh “Mông” khi sử dụng trên phương diện tiếng phổ thông.
Thạc sỹ Trần Thúy Vinh (Báo Lai Châu)
hihi dzị thì câu đối "cô gái Hơ Mông hơ mông bên bếp lửa" phải bị sửa rùi!
|
| | | |
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |