Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:03
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: Tiểu truyện về Trịnh Lỗi Sun 28 Feb 2010, 16:42 | |
| III. PHỤ LỤC TIỂU TRUYỆN VỀ TƯỚNG TRỊNH LỖI (? - 1434) Trịnh Lỗi là một trong những tướng lĩnh của Lam Sơn, sát cánh chiến đấu với Bình Định Vương Lê Lợi ngay từ khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vừa mới bùng nổ. Ông cũng là người từng lớp được nhiều công lao, nhưng rất tiếc những ghi chép tản mạn của sử cũ không đủ để có thể tái hiện lí lịch cuộc đời. Trong điều kiện khó khán đó, chúng tôi xin giới thiệu đoạn viết của Bảng Nhãn Lê Quý Đôn trong ĐẠI VIỆT THÔNG SỬ (Chư thần truyện):
“Trịnh Lỗi người làng Cự Lại, xã Sơn Lạc, huyện Gia Viễn (nay thuộc Ninh Bình - NKT), được ban quốc tính (là họ Lê).
Ông theo vua (Lê) Thái Tổ (tức Lê Lợi - NKT) khởi binh, từng cùng với các ông Lê Lễ (tức Đinh Lễ - NKT), Lê Khang... làm tướng, trước sau cùng chống giữ, trải không biết bao nhiêu là gian lao nguy hiểm, được phong tới hàm Thiếu úy.
Tháng giêng năm Đinh Mùi (tức là năm 1427 - NKT), ta đây hãm thành Đông Đô. Vua sai các tướng đi tuần tra các nơi, ông được lệnh đóng đồn canh giữ cửa Nam.
Năm Thuận Thiên thứ nhất (tức là năm 1428 - NKT), khi đã bình định xong giặc Ngô, ông được phong là Nhập Nội Thị Trung.
Năm (Thuận Thiên) thứ hai (tức năm 1429 – NKT) triều đình dựng biển khắc tên các công thần, ông được phong tước Đình Thượng hầu.
Năm (Thuận Thiên) thứ năm (tức là năm 1432 - NKT), ông được thăng làm Nhập Nội Đại Hành Khiển Tả Bộc Xạ, được tham dự triều chính .
Ngày 7 tháng 11 năm Thiệu Bình thứ nhất (tức là năm 1434 NKT), ông qua đời. Triều đình truy tặng ông hàm Bảo Chính Công Thần, Phụ Quốc Thượng Tướng Quân, Nhập Nội Trung Thư Lệnh, tước Hương Hầu, thụy là Trung Giản.
Năm Hồng Đức thứ 15 (tức là năm 1484 - NKT), được truy tặng tước Tuyên Hy Hầu, lại gia tặng hàm Thái úy, tước Đạo Quốc Công.
Cháu ông là Hữu Dật và Hữu Do đều làm Chánh Đội Trưởng trong lực lượng Tùy Quân”._________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: Tiểu truyện về Lý Lăng Sun 28 Feb 2010, 16:46 | |
| TIỂU TRUYỆN VỀ LÝ LĂNG (? - 1462) Lý Lăng là con của danh tổng Lý Triện. Do chỗ Lý Triện được ban quốc tính là họ Lê nên sử vẫn thường chép họ tên của hai cha con ông là Lê Triện và Lê Lăng. Lý Lăng bắt đầu sự nghiệp từ nam 1427. Trong Đại Việt Thông Sử (mục Chư thần truyện), Bảng Nhãn Lê Quý Đôn đã có hẳn một đoạn viết về Lý Lăng. Chúng tôi xin trích dịch và giới thiệu như sau : “Khởi đầu, vì Lê Lăng là con của tướng có nhiều công lao là Lê Triện nên mới được Vua dùng. Ông ra vào trận mạc, cũng lập được chiến công.
Khoảng năm Thái Hòa (tức là khoảng từ năm 1443 đến năm 1453 - NKT), đời vua (Lê Nhân Tông, ông được phong làm Nhập Nội Thiếu úy và được tham dự triều chính.
Khi Lạng Sơn Vương là Lê Nghi Dân giết vua và cướp ngôi, Lê Lăng làm Nhập Nội Thiếu úy, Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự, tước á Thượng Hầu. Ông cùng quan Thái Phó là Đinh Liệt và Nguyễn Xí quan Xa Kị Tổng Tri là Lê Niệm mưu việc nghĩa, giết bọn Phạm Đồn và Phan Ban rồi truất phế (Lê) Nghi Dân và rước Thánh Tông lên ngôi .
Năm Quang Thuận thứ nhất (tức là năm 1460 - NKT), do có công tôn lập, ông được (vua Lê Thánh Tông) gia hàm Thái Bảo, lại còn ban cho 300 mẫu ruộng thế nghiệp.
Sau, Vua sai ông cùng Đinh Liệt đi đánh Man Cầm (tức là vùng Bồn Man, tương ứng với phía tây của Nghệ An, Thanh Hóa và Sơn La, Lai Châu ngày nay - NKT).
Năm (Quang Thuận) thứ hai (tức là năm 1561 - NKT), Vua sai quan Chánh Chưởng là Nguyễn Lỗi đem đến ban cho ông bạc lạng và một tờ Sắc dụ, đại để nói rằng :
- Ngươi nên thận trọng giữ gìn, trước sau như một và phải giữ đức thanh liêm, công bằng”.
…“Sau, ông được phong tới hàm Thái úy. Năm thứ ba (tức là năm 1462 – NKT) vào tháng tám, bởi có người tố cáo rằng Lê Lăng cùng với Đỗ Công Thích ngầm làm phản, họ lại còn tố cáo á Hầu Lê Nhân Thuận lập bè đang để che mắt Nhà vua. Vua giận lắm, sai bắt giết hết, tịch thu gia sản, đồng thời, đem tội trạng của Lê Lăng tố cáo đến khắp mọi nơi .
Nguyên xưa, khi Lê Lăng giết xong bọn nghịch đảng, vì thấy trong hàng con thứ (của vua Lê Thái Tông) có Cung Vương Khắc Xương là lớn hơn cả nên có ý lập làm vua, nhưng Nguyễn Xí không bằng lòng, nên lập (Lê Tư Thành) lên làm vua (thay cho Khắc Xương). Sau, Vua (Lê Thánh Tông, tức Lê Tư Thành - NKT) thoáng biết chuyện đó nên sinh ra ghét bỏ Lê Lăng. (Lê) Lăng vốn là quan giữ chức Phụ Chính mà tính cứng rắn, Nhà vua cũng có ý ngại, vẫn thường nói rằng :
- Ta thường thấy không được an lòng.
Nhân đó, Vua mới giết (Lê Lăng). Sau, Vua biết nhiều người không phục mình nên mới tự viết tờ chiếu, sai bọn Thái Bảo là Nguyễn Lôi đem tội trạng kiêu sa của bọn Lê Lăng và Lê Nhân Thuận kể rõ cho quần thần hay. Nhưng mọi người vẫn cho là oan mà không ai dám nói ra”. _________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: Tiểu truyện về Lê Niệm Sun 28 Feb 2010, 16:52 | |
| TIỂU TRUYỆN VỀ LÊ NIỆM (? - 1485)
Lê Niệm là con của Lê Lâm, người xã Duy Tinh, huyện Thuận Hựu (nay thuộc Thanh Hóa). Lê Lâm là con út của Lê Lai (1), người làng Dụng Tú, huyện Lương Giang (nay cũng thuộc Thanh Hóa).
Cả gia đình Lê Lai có năm người tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, đó là Lê Lạn (anh Lê Lai), Lê Lai cùng ba người con của Lê Lai là Lê Lư, Lê Lộ và Lê Lâm. Năm người tham gia thì bốn người đã anh dũng hi sinh, chỉ có Lê Lâm là được chứng kiến ngày đại định, được Lê Lợi trao chức tước và trọng trách trong những ngày thái bình đầu tiên. Nhưng, vào năm 1430 thì Lê Lâm cũng đã ngã xuống trong một cuộc đi đánh dẹp ở vùng phía Tây.
Lê Niệm là con trai của Lê Lâm nhưng sử cũ không cho biết ông chào đời vào năm nào. Năm 1439, nhờ được hưởng chế độ tập ấm nên Lê Niệm được làm Cận Thị Cục Chánh Chưởng. Năm 1446, ông được thăng làm Tham Trị Nội Phiên Viện Sự. Năm 1449, được trao chức An Phủ Phó Sứ Tây Đạo và chỉ một thời gian rất ngắn sau đó đã được thăng làm Tuyên úy Đại Sứ ở An Bang.
Năm 1460, Lê Niệm giữ chức Xa Kị Đồng Tổng Tri Chư Quân Sự Vụ đã cùng với các võ tướng khác như Lê Lăng (tức Lý Lăng, con của Lý Triện), Nguyễn Xí và Đinh Liệt, đã dẹp loạn Lê Nghi Dân và tôn lập Lê Tư Thành lên ngôi Hoàng Đế, đó là Lê Thánh Tông.
Nhờ công lao này, ông được phong làm Suy Trung Bảo Chính Công Thần, Sùng Tiến Nhập Nội Tư Mã, Thượng Tướng Quân, được tham dự triều chính, tước Đình Thượng Hầu. Ông được vua Lê Thánh Tông khen ngợi như sau :
“Lê Niệm là người có khí độ trầm hùng, thông minh và sáng suốt lại thuộc dòng dõi công huân, đáng nòi trung nghĩa. Rực rỡ thay cành hoa trong vườn quý, thơm ngát hương danh”.
Năm 1462, ông được gia phong làm Nhập Nội Đô Đốc, Đồng Bình Chương Sự, Tri Đông Đạo chư vệ Quân, kiêm giữ chức Quốc Tử Giám Tế cửu, sau lại còn trao chức Đề Điệu Quốc Tử Giám. Năm 1467, vua Lê Thánh Tông về viếng Lam Kinh, Lê Niệm được cử ở lại để coi giữ kinh đô. Năm 1468, chính ông là võ quan cao cấp, đi bảo vệ Nhà vua về thăm Lam Kinh.
Năm 1470 và năm 1471, vua Lê Thánh Tông xuất quân đi đánh Chiêm Thành, Lê Niệm được phong làm Chinh Lỗ Phó Tướng Quân, được cùng với Đinh Liệt cầm thủy quân đi tiên phong. Khi thắng trận trở về, ông được Vua ban cho 300 hộ thực phong.
Năm 1479, ông được sai cầm quân đi đánh Bồn Man và một lần nữa, ông lại lập công lớn . Lê Niệm đã cho quân truy đuổi giặc đến tận biên giới Miến Điện ngày nay.
Năm 1482, Lê Niệm được gia phong làm Suy Trung Bảo Chính, Minh Nghĩa Đồng Đức Thân Tín Công Thần, Khai Phủ Thái Phó, tước Tĩnh Quốc Công.
Lê Niệm qua đời vào tháng ba năm 1485 vì bệnh. Sau khi mất, ông được vua Lê Thánh Tông truy tặng hàm Thái úy và ban cho tên thụy là Trình Ý. ông có tất cả 25 người con, trong đó có 10 người con gái và 15 người con trai. Phần lớn con ông đều là những người có danh vọng lớn với đời.
Mười người con gái thì có một người là Hoàng Hậu (2) và một người là Cung Tần.
Mười lăm người con trai thì :
- Ba người được phong tước Hầu.
- Hai người được phong tước Bá.
- Hai người được phong làm Tả Đô Đốc.
- Một người được phong làm Thượng Thư.
- Một người làm Tham Đốc.
Trong số các con trai của Lê Niệm, người được sử sách đề cập tới nhiều hơn cả là Lê Chí, người khi sống được phong tới tước Quỳnh Quận Công và khi mất (năm 1505) được truy tặng tước Hoài Quốc Công.
______________________________ (1) Xin vui lòng tham khảo thêm phần viết về danh tướng Lê Lai cũng ở trong sách này. (2) Chúng tôi dẫn theo Lê Quý Đôn: Đại Việt thông sử (Chư thần truyện). Hiện chưa rõ con gái của Lê Niệm là Hoàng Hậu của ai. _________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: TIỂU DẪN VỀ BẢN ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ MINH HỌA Tue 02 Mar 2010, 01:05 | |
| |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: TIỂU DẪN VỀ BẢN ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ MINH HỌA (tt) Tue 02 Mar 2010, 01:11 | |
| _________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: THAY LỜI BẠT Tue 02 Mar 2010, 01:16 | |
| THAY LỜI BẠT
Hồi ở Việt Bắc, tôi rất thích đi hái măng. Lúc đầu, tôi cứ nghĩ vào rừng hái măng là một việc dễ, chẳng dè, có đi mới biết là cũng khó khăn lắm. Thứ măng đã trồi lên khỏi mặt đất, tuy có thể kiếm nhanh hơn nhưng ăn lại dở. Ngon nhất hạng vẫn là măng củ, tức là thứ măng thật non, còn nằm ở dưới đất, chưa kịp trồi lên. Muốn hái được thứ măng này, trước hết phải biết định hướng măng mọc, sau là còn phải biết ước lượng chính xác khoảng cách từ gốc ra đến chỗ măng lên mà đào. Không biết định hướng đúng, lại cũng không biết ước lượng khoảng cách cho chính xác, thì rốt cuộc, chỉ hao công tốn sức mà hái không được bao nhiêu.
Chuyện hái măng kể cũng lạ. Đã có lần tôi cần mẫn đào bới kiếm tìm đến nát cả một khoảnh lớn, lòng những cầm chắc là mình đã lấy được hết sạch măng rồi, chẳng ngờ ngay sau đó, một cô bé chính gốc Việt Bắc, đào lên liên tiếp mấy củ măng ngon lành. Thấy tôi có vẻ ngơ ngác, cô bé tủm tỉm cười và nói :
- Bộ ngạc nhiên lắm hay sao. Kể cả những người hái măng lão luyện và chịu khó nhất cũng không bao giờ dám chắc là họ đã đào hết sạch măng quanh một bụi tre.
Câu nói của cô bé ấy khiến cho tôi nhớ mãi. Có thể là bạn không ngờ nhưng quả thật là mỗi lần khởi sự biên soạn sách, tôi lại nhớ đến chuyện hái những thuở nào. Tư liệu tản mạn trong kho thư tịch cổ cũng chẳng khác gì những củ măng non còn nằm dưới đất. Tôi đã kiên nhẫn lật từng trang thư tịch cổ, nhặt nhanh từng chút tư liệu nhỏ, lắm lúc ngỡ đã khai thác hết rồi, vây mà khi bình tĩnh coi lại, vẫn thấy mình bỏ sót không ít. Đôi khi, tôi bỗng chán ngấy về sự bất tài và tắc trách của mình. Nhưng, cứ mỗi lần như thề, lời của cô bé hái măng quê ở Việt Bắc lại văng vẳng bên tai tôi. Vâng, “kể cả những người hái măng lão luyện và chịu khó nhất cũng không bao giờ dám nói là họ đã đào hết sạch măng quanh một bụi tre”. Tôi rất thích đi hái măng nhưng chưa bao giờ là một người hái măng giỏi chớ đừng nói là lão luyện.
Từ ngày xa Việt Bắc, do sự đẩy đưa của cuộc đời, bỗng dưng, tôi có thêm sở thích khảo cứu sách vở. Mới tập tành đó mà chợt ngoảnh lại, giật mình vì thấy cũng đã được mấy chục năm. Nói cho to tát thì như thể cũng có chút đáng gọi là thâm niên vậy. Nhưng cho dẫu là say thê lâu ngày, kết quả thu được bất quá cũng chỉ mới tỏ rõ sự cần mẫn mà thôi.
Phải chăng, đây đã là tất cả danh tướng của Lam Sơn. Đọc lại bản thảo lần chót, tôi bỗng thấy băn khoăn và tự hỏi mình như vậy. Nhưng, đời chẳng có gì tuyệt đối cả, vậy thì chu toàn đôi khi chỉ là một cách nói khéo léo, cốt để che đậy sự thiếu dũng khí của mình. Mà, phàm là con dân của một đất nước anh hùng có lịch sử hùng ngàn năm văn hiến, thiếu gì thì thiếu, lẽ đâu lại thiếu dũng khí bao giờ. Nghĩ vậy, tôi mới tự tin, hồ hởi đi nạp tập bản thảo thứ hai của bộ Danh tướng Việt Nam.
Mở sách này ra, nếu bạn thấy còn có chỗ nào đấy chưa thỏa đáng, thì lỗi ấy là của tôi, người chưa đủ sức để khai thác và khái quát sử liệu từ kho thư tịch cổ. Gấp sách này lại, nếu bạn thấy có chút đồng cảm với tôi, thì là bởi vì bạn và tôi cùng có chung lòng thành và sự tôn kính đối với anh linh của các đấng hào kiệt thiên cổ.
Thân ái xiết tay bạn.
NGUYỄN KHẮC THUẦN
_________________________ |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 4 trong tổng số 4 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |