Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục Fri 08 Nov 2019, 08:41
Học sinh Nhật Bản cúi đầu cảm ơn những chiếc xe dừng đèn đỏ
Bạch Vân
Hành động cúi đầu cảm ơn những chiếc xe dừng đèn đỏ của học sinh Nhật Bản khiến nhiều người bất ngờ và ngưỡng mộ trước cách giáo dục trẻ em ở Nhật.
Trong video, một nhóm học sinh tiểu học ở Nhật cùng nhau băng qua đường khi những chiếc ôtô đã dừng lại trước vạch đi bộ vì đèn đỏ.
Ở các quốc gia khác, thông thường thì người ta sẽ đi qua luôn, tuy nhiên trẻ em Nhật Bản sau khi băng qua đường còn có hành động rất đáng trân trọng – tất cả các em đều quay lại và cúi đầu cảm ơn những chiếc xe đã nhường đường cho mình, mặc dù đây là việc họ phải làm khi có tín hiệu đèn giao thông.
Mặc dù chúng ta đều biết người Nhật luôn rất lịch sự, lễ phép và tuân thủ kỷ luật, nhưng khi nhìn thấy những hành động nhỏ này, mọi người đều bất ngờ và cảm phục trước cách giáo dục trẻ em ở Nhật.
Học sinh Nhật Bản im lặng đọc sách tại sân bay Thái Lan
Mới đây, một cư dân mạng đã đăng tải trên facebook cá nhân những bức ảnh về một nhóm học sinh Nhật Bản ngồi im lặng đọc sách tại sân bay Thái Lan.
Trong lúc chờ đợi ở sân bay, hàng chục em học sinh Nhật Bản ngay ngắn ngồi trên sàn nhà, tất cả cùng im lặng đọc sách. (Ảnh: Facebook)
Không chơi đùa, không chạy nhảy, không ồn ào. (Ảnh: Facebook)
Hành động này thật sự khiến chúng ta phải suy ngẫm về cách ứng xử của mình trong cuộc sống hằng ngày. Đây là điều rất đáng để học hỏi từ người Nhật nói chung và cách giáo dục trẻ em của người Nhật nói riêng.
Bạch Vân (T/H) (trithucvn)
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục Mon 11 Nov 2019, 09:28
Trường học Nhật Bản: Mỗi bữa trưa là 1 tiết học cuộc sống bổ ích
Minh Minh
Nhật Bản vốn nổi tiếng thế giới là một quốc gia coi trọng giáo dục con người. Trường học luôn đề cao xây dựng nhân cách tốt và phát triển học sinh theo hướng toàn diện. Chính phủ thường ra những chính sách nhằm nâng cao cả về thể chất và tinh thần cho thế hệ tương lai của đất nước.
Nhật Bản rất chú trọng đến việc đầu tư bữa ăn giàu dinh dưỡng cho học sinh. Đặc biệt, bữa trưa ở nhiều trường học Nhật Bản được khéo léo tổ chức thành một tiết học bổ ích thay vì đơn thuần chỉ là ăn và thư giãn.
Một bài viết đăng tải trên trang City Lab của The Atlantic có tiêu đề “Chương trình ăn trưa ở trường học của Nhật Bản khiến các nước khác phải hổ thẹn” đã khám phá ra lý do làm nên thành công rực rỡ của chương trình mang tính quốc gia này.
Hơn 10 triệu học sinh tiểu học và trung học của 94% số trường học trên toàn Nhật Bản được đầu tư bữa ăn theo chương trình này.
Khác với các bữa ăn với đồ ăn được chế biến sẵn đem hâm nóng lại nhiều dầu mỡ như của một số quốc gia khác, bữa trưa ở trường học Nhật Bản được một đội ngũ nhà bếp của trường chuẩn bị hàng ngày với thực phẩm tươi được trồng trong vườn trường, do các em học sinh của trường tự trồng và chăm sóc.
Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em Nhật đã hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, bữa ăn chuẩn mực như vậy cũng được các bậc phụ huynh và người lớn tuổi quan tâm. Bởi vậy người dân Nhật thường thanh mảnh, cân đối, và tỷ lệ béo phì ở mức thấp nhất thế giới.
Tuy nhiên, điều độc đáo hơn cả ở Nhật Bản là việc các trường học biến bữa ăn trưa dành cho học sinh thành một tiết học về cuộc sống chứ không chỉ đơn giản là để “xả hơi”.
Trong thời gian ăn trưa, nhà trường sẽ lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ cách chuẩn bị bày biện đồ ăn, phép tắc trong khi ăn, và dọn dẹp bàn ăn – điều này đối lập hoàn toàn với cảnh tượng lộn xộn, mất trật tự và bữa bãi trong giờ ăn trưa ở nhiều trường học trên thế giới.
Chính phủ Nhật Bản luôn đề cao trách nhiệm dạy dỗ để trẻ nhỏ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh. Trong bài viết trên trang City Lab, Mimi Kirk cho biết:
“Có một thuật ngữ tiếng Nhật nói về ‘giáo dục thực phẩm và dinh dưỡng’ là Shokuiku. Năm 2005, trước thực trạng trẻ em bị rối loạn tiêu hóa, chính phủ Nhật đã ban hành một điều luật Shokuiku nhằm khuyến khích các trường học trong cả nước giáo dục trẻ nhỏ về kỹ năng lựa chọn thực phẩm tốt. Năm 2007, chính phủ chủ trương thuê giáo viên chuyên môn về dinh dưỡng để giảng dạy trong các trường học. Đội ngũ này tuy chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ ở các trường tiểu học và trung học, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng những hiệu quả tích cực mà chương trình giảng dạy của họ mang lại cho các em học sinh là không hề nhỏ và giảm thiểu lãng phí”.
Đoạn video sau đây là minh chứng cho tác dụng “kỳ diệu” của Shokuiku:
Video cho thấy quá trình từ chuẩn bị đồ dùng, tổ chức, phục vụ đến kết thúc bữa ăn của các em học sinh Nhật Bản.
Mỗi bữa ăn, một nhóm học sinh được phân công nhiệm vụ “phục vụ” cho bữa ăn ngày hôm đó sẽ đến nhà bếp để lấy thức ăn. Sau khi được giao đồ ăn, các em cúi đầu và đồng thanh nói lời cảm ơn với nhân viên nhà bếp đã chuẩn bị bữa ăn rồi dùng xe đẩy mang cơm về lớp học.
Các em học sinh rửa tay, mặc đồng phục phù hợp (áo khoác, mũ chụp đầu, khẩu trang chuyên dụng), và “nhóm phục vụ” vui vẻ bưng đồ ăn để phục vụ cho các bạn cùng lớp với cá nướng sốt phi-lê, khoai tây nghiền, canh rau, bánh mì và sữa. Dường như là không có ai phàn nàn về đồ ăn.
Giáo viên dùng bữa cùng học sinh, ăn mặc gọn gàng đúng mực và khởi xướng cho các em một cuộc thảo luận về nguồn gốc của thực phẩm.
Trong video trên, thầy giáo đã hướng dẫn các em thảo luận về khoai tây nghiền, một loại thực phẩm được trồng ngay trong vườn trường. Anh nói với cả lớp: “Các em sẽ trồng chúng vào tháng Ba và thu hoạch rồi thưởng thức chúng vào tháng Sáu”.
MimiKirk cho hay cuộc thảo luận có thể sẽ chuyển sang chủ đề khác như lịch sử hay văn hóa ẩm thực của Nhật Bản. Và bởi vậy, khoảng thời gian này đã trở thành một tiết học lý thú.
Toàn bộ học sinh đều chuẩn sẵn một số đồ dùng cho bữa trưa như: đũa, khăn trải bàn và khăn ăn, bàn chải đánh răng. Kết thúc bữa ăn, các em ngồi nghỉ ngơi rồi chải răng, sau đó tích cực dọn dẹp trong 20 phút, vệ sinh lớp học, hành lang, lối vào và nhà tắm.
Việc tổ chức bữa ăn ở trường học nếu được triển khai tốt, sẽ có thể mang lại nhiều lợi ích cho trẻ nhỏ chứ không chỉ đơn giản là “nạp năng lượng” cho các em trong một ngày học tập ở trường. Điều này có thể giúp thế hệ sau hình thành thói quen ăn uống lành mạnh hơn, mở rộng vị giác của trẻ, và giúp các em am hiểu hơn về giá trị của thực phẩm.
Một chương trình giống như của Nhật Bản có thể giúp trẻ em phát triển kỹ năng sống, như việc bếp núc, khả năng phục vụ, và dọn dẹp sạch sẽ, chu đáo – điều này sẽ vô cùng hữu ích cho cuộc sống của các em cả trong hiện tại và tương lai.
Minh Minh (Ảnh: CafCu Media)
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục Wed 13 Nov 2019, 11:35
Khí chất nhu hòa của người phụ nữ Nhật truyền thống
• An Hòa •
Có câu nói dân gian rằng: “Ăn cơm Tàu, lấy vợ Nhật, ở nhà Tây”, bao nhiêu đó cũng đủ để thấy rằng phụ nữ Nhật Bản được khen ngợi như thế nào. Điều đó cũng là dễ hiểu, bởi phụ nữ Nhật Bản luôn nhẹ nhàng và tao nhã.
Vậy điều gì giúp phụ nữ Nhật Bản có được những khí chất này? Đó là bởi vì họ thường xuyên tu dưỡng và tuân theo ba nguyên tắc đã có từ xa xưa một cách rất công phu.
(Ảnh minh họa qua Pixabay)
Lời nói ôn hòa, lễ phép
Về phương diện ngôn ngữ, phụ nữ Nhật Bản luôn luôn nói chuyện một cách ôn hòa, lễ phép và điềm đạm dù ở bất cứ nơi đâu. Giọng nói của họ khiến người nghe cảm nhận được sự nhẹ nhàng, dịu dàng.
Cử chỉ đoan trang, dịu dàng
Theo truyền thống của Nhật Bản, khi ngồi, phụ nữ Nhật phải khép hai chân lại và để tay tự nhiên trên đầu gối, thân thể hơi nghiêng một chút và lúc nói chuyện cũng hơi khom lưng về phía trước.
Khi ngồi quỳ, người phụ nữ phải quỳ trên đôi chân đang khép sát vào nhau, hai tay đặt tự nhiên lên đầu gối, thân thể hơi nghiêng về phía trước.
Bất luận là khi đất nước đang trong thời loạn lạc chiến tranh hay thời thái bình thịnh trị thì ở Nhật người ta đều lấy mềm mại, nhu hòa là chuẩn mực cho cái đẹp của người phụ nữ. Hơn nữa, ở Nhật Bản có yêu cầu, những tiểu thư con nhà danh gia vọng tộc đều khoác lên mình những bộ kimono kiểu cách, khá cầu kỳ, còn phải quỳ xuống trong khi ngồi hay hành lễ. Cho nên, “quỳ” còn thể hiện cách cư xử, là biểu tượng của truyền thống.
Ở Nhật quỳ trên chiếu Tatami được coi là một kiểu ngồi, gọi là “tọa” (kashikomaru hoặc tsubau) hay “chính tọa” (Seiza). “Tọa” có từ thời đại Asuka (vào khoảng thế kỷ thứ VII) được truyền từ Trung Hoa, nhưng “chính tọa” thì đến thời đại Edo mới có.
Seiza là kiểu ngồi mà mông được đặt lên trên bàn chân. Kiểu ngồi này sẽ khiến người khác cảm thấy không thoải mái, thậm chí là có người còn nghĩ nó như một cách ngồi chịu tội. Nhưng đối với người Nhật mà nói thì nó lại không phải là hình phạt nào cả, mà là một cách hưởng thụ, bởi vì họ đã được luyện tập từ bé.
Ngày nay, khi thưởng thức trà đạo, kiếm đạo, trong tang lễ hay những buổi tọa đàm trang trọng người Nhật thường sử dụng kiểu ngồi Seiza này.
Nội tâm an hòa
Đa phần phụ nữ Nhật rất điềm đạm, hòa nhã từ tính cách cho đến nét mặt, cử chỉ bên ngoài. Họ thường sẽ không trực tiếp nói lên ý kiến riêng của mình ngay lập tức, mà họ sẽ đứng trên lập trường của đối phương mà suy xét vấn đề, tôn trọng người khác và lựa chọn lời nói thích hợp để tránh làm tổn thương người khác.
Người ta thường nói rằng: “Phụ nữ Nhật Bản dịu dàng là vì muốn chồng được vui”, đó cũng là một cách khen ngợi sự thông minh của phụ nữ Nhật.
Ở Nhật Bản, nếu một cô gái không xinh đẹp nhưng lại rất dịu dàng, thùy mị thì chắc chắn cô ấy cũng sẽ được rất nhiều người yêu quý. Phần lớn, đàn ông Nhật Bản muốn có bạn gái thông minh nhưng họ cũng mong người yêu mình là người kín đáo, biết “ẩn mình”, đứng ở phía sau họ. Ngoài ra, đàn ông Nhật còn hy vọng bạn gái mình là một người thanh cao, tao nhã. Họ cho rằng con gái dịu dàng, từ tốn, ôn hòa mới là người sâu sắc, tế nhị và quyến rũ.
Như những bông hoa anh đào… (Ảnh minh họa qua Pexel)
Ở bên cạnh những người phụ nữ Nhật dù là già hay trẻ bạn cũng sẽ cảm nhận được sự dịu dàng, hòa nhã toát lên từ họ. Cho dù họ có thể có vẻ ngoài không xinh đẹp nhưng những nét đẹp tâm hồn của họ sẽ để lại ấn tượng khó quên trong tâm trí người tiếp xúc, ở họ tỏa ra một loại khí chất rất đặc trưng của một người được giáo dưỡng.
Thư thái và yên bình là cảm giác mà mọi người thường cảm nhận được sau khi tiếp xúc với những người phụ nữ Nhật. Loại cảm giác này khiến cho người ta cảm thấy bao âu lo, muộn phiền như được trút bỏ xuống hết. Không phải ai cũng có thể mang lại sự thoải mái cho người khác như họ được. Bởi lẽ, nó không phải chỉ là những lời nói suông, hay những hành động qua loa lấy lệ. Mà nó thật sự xuất phát ra từ nội tâm của họ.
Phụ nữ Nhật ngày nay cũng vậy, họ luôn quan tâm đến vẻ đẹp tâm hồn. Đặc biệt là họ rất coi trọng việc trau dồi hiểu biết về “Đạo” của mình. Có thể nói “Đạo” được người Nhật áp dụng rất nhiều vào cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, trong tâm luôn có “Đạo” – dùng “Đạo” để chỉ đạo việc tu tâm dưỡng tính vẫn là điều được phụ nữ Nhật Bản rất coi trọng.
An Hòa (trithucvn)
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục Wed 20 Nov 2019, 09:14
Nhật Bản sạch sẽ đến mức độ nào?
• Ngọc Trúc •
Nói Nhật Bản là một trong những quốc gia sạch sẽ nhất thế giới hoàn toàn không phải là nói quá. Sự sạch sẽ, ngăn nắp luôn là đại từ để nói về quốc gia này: không khí trong lành, nước uống trực tiếp an toàn, nhà vệ sinh thân thiện, trang phục thanh lịch, đường phố không một hạt bụi, cửa hàng tiện lợi gọn gàng ngăn nắp….
Rốt cuộc Nhật Bản sạch sẽ đến mức độ nào?
Ở Nhật Bản, công trường thi công được bao lại hoàn toàn, không hề có cát bụi bay ra ngoài, quan trọng hơn đó là vật liệu bao quanh công trường còn có thể cách âm và công nhân xây dựng ra vào công trường cũng đều phải thay giày, sẽ không mang đất cát ra bên ngoài. Cả xe bồn cũng sạch sẽ bóng loáng.
Công trường thi công được bao lại hoàn toàn, không hề có cát bụi bay ra ngoài.
Cả xe bồn cũng sạch sẽ bóng loáng.
Vì sao Nhật Bản lại sạch sẽ đến vậy? Không thể thiếu “Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa”
Về “Thiên thời”, Nhật Bản thuộc khí hậu ôn đới hải dương, quanh năm nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa nhiều có thể thường xuyên gột rửa từng ngóc ngách của thành phố, rửa trôi bụi bẩn trên đường, làm sạch mặt đường và không khí.
Ngay cả đường phố Nhật Bản cũng không có một hạt bụi.
Nhật Bản quanh năm nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa nhiều có thể thường xuyên gột rửa từng ngóc ngách của thành phố.
Về “Địa lợi”, Tokyo còn có hệ thống thoát nước ngầm lớn nhất thế giới – hệ thống thoát nước bao quanh thủ đô có chiều dài 6,4 km, được tạo nên từ 5 giếng cỡ lớn cao 65 m, rộng 32 m và đường ống có đường kính trong 10 m. Cuối cùng nước mưa tập trung về hồ chứa nước được chống đỡ bởi 59 cột nặng 500 tấn hùng vĩ và được gọi là “thần điện dưới lòng đất” để xử lý rồi tái sử dụng.
Tokyo có hệ thống thoát nước ngầm lớn nhất thế giới, bao quanh thủ đô.
Nếu suy ngẫm về lý do cho sự sạch sẽ của Nhật Bản thì “Nhân hòa” mới là quan trọng nhất. Người Nhật có tính cách “cố gắng không làm phiền người khác”, nếu làm những việc không đúng đắn ở nơi công cộng sẽ được coi là vô cùng mất mặt và sẽ bị xem thường.
Gọn gàng sạch sẽ luôn là đại từ dùng để nói về Nhật Bản.
Hoàn toàn không có rác trên đường phố Nhật Bản.
Dân tộc thích tắm rửa nhất
Sự sạch sẽ của Nhật bản không tách rời khỏi việc người Nhật thích tắm rửa. Đa số mọi người mỗi ngày tắm 2 lần vào sáng và tối, quần áo mặc hôm nay tuyệt đối sẽ không giống hôm qua.
Khi đi công tác hoặc du lịch, mỗi khi đến khách sạn thì phải tắm rửa, ngâm suối nước nóng, thay quần áo ngay, sau đó mới làm những việc khác. Đồng thời việc thích sạch sẽ này hoàn toàn không chỉ có ở phụ nữ, nam giới Nhật Bản cũng vô cùng xem trọng bề ngoài và mùi hương cơ thể, vì vậy trong các cửa hàng ở Nhật, không chỉ có sản phẩm dưỡng da và mỹ phẩm cho nữ mà còn có rất nhiều loại sản phẩm dưỡng da, nước thơm miệng và mặt nạ dành cho nam.
(Ảnh: Qua Weixinyidu)
Quần áo sạch sẽ nhất
Nói đến trang phục của người Nhật, có người sẽ nghĩ đến những bộ kimono mộc mạc thanh lịch. Nhưng không thể nghi ngờ về việc trang phục của người Nhật luôn có thể gây ấn tượng về sạch sẽ gọn gàng, nếu đứng ở các cao ốc ở Nhật và phóng tầm mắt nhìn ra bên ngoài, bạn sẽ khó mà phân biệt được các nhân viên công sở mặc trang phục xám đen với những người xung quanh. Trang phục của người Nhật dùng nhiều tông màu sậm, thường sẽ dùng màu đen, trắng và xám, chỉ cần thoải mái và đơn giản là được.
Người Nhật luôn có thể gây ấn tượng về sạch sẽ và gọn gàng.
Từ trang phục đến đế giày
Những người từng đến Nhật đều cảm nhận được việc mang một đôi giày đi một vòng trên đường phố, giày hoàn toàn sẽ không bị bẩn.
Bởi vì có thói quen ngồi trên mặt đất, người Nhật vô cùng chú ý đến vệ sinh dưới chân, họ đều phải tháo giày rồi mới được bước vào cửa.
Người Nhật vô cùng chú ý vệ sinh dưới chân, họ luôn phải tháo giày mới được bước vào cửa.
Ở trường học cũng vậy, tiểu học và cấp hai đều có tủ giày chuyên dụng trước cửa, các em học sinh phải thay giày phù hợp hoặc mang bao giày trước khi vào lớp, có trường còn yêu cầu học sinh mang cùng một kiểu giày đế mềm. Trước khi học thể dục, học sinh còn phải thay sang giày thể thao, vừa tránh bị thương lại vừa giữ cho mặt đất sạch sẽ.
Trước khi vào lớp, học sinh Nhật đều phải thay sang giày phù hợp hoặc mang bao giày.
“Vòi nước thần kỳ”
Khắp nơi trên đường phố Nhật đều có thể nhìn thấy các vòi nước uống trực tiếp để mọi người giải khát, trong nhà của người Nhật về cơ bản cũng có thể trực tiếp lấy nước uống từ vòi. Bởi vì nhà máy nước của Nhật có kĩ thuật lọc nước rất cao, nước bình thường và cả nước bẩn sau khi được xử lý qua nhiều tầng lọc với than hoạt tính, ozone và sinh học v.v.. thì đã có thể dùng để uống trực tiếp. Người dân cũng không cần lo lắng nhà máy nước làm gian dối, bởi vì một khi bị phát hiện thì tiền phạt đủ để khiến nhà máy đóng cửa.
Khắp nơi trên đường phố Nhật đều có thể nhìn thấy các vòi nước uống trực tiếp để mọi người giải khát.
Thực phẩm thân thiện với môi trường
Sushi, sashimi, cơm lươn, bánh matcha, trà sakura… Nhắc đến ẩm thực của Nhật Bản, mọi người đều sẽ nhớ đến hai từ “tinh xảo” và “thanh đạm”. Ẩm thực Nhật Bản không chỉ đẹp mà còn bảo vệ môi trường.
Là một dân tộc sống ở vùng biển, người Nhật thích ăn cá tươi, khi ăn uống rất ít dùng cách nấu ăn nặng dầu mỡ như chiên, xào v.v… Ở Nhật, rau củ chỉ cần rửa dưới vòi nước một lần là có thể ăn trực tiếp, bởi vì tiêu chuẩn dư lượng thuốc trừ sâu của Nhật rất cao, dư lượng thuốc trừ sâu trong rau củ rất ít, các bà nội trợ hoàn toàn không cần phải lo lắng.
Món ăn của Nhật Bản không chỉ đẹp mà còn thân thiện với môi trường.
Phân loại rác cẩn thận
Thùng rác ở nơi công cộng của Nhật ít nhất được chia làm 3 loại, việc phân loại rác vô cùng kỹ lưỡng, ngay cả hộp thuốc lá cũng có thể được phân làm 3 loại rác vứt đi: bao bên ngoài là ni lông, hộp là giấy, vòng quanh miệng là kim loại. Nếu bạn lười sợ phiền, không tuân thủ thì bạn “gặp chuyện lớn” rồi đấy, bạn sẽ bị phạt lên đến 300.000 yên hoặc 3 năm tù giam.
Thùng rác ở nơi công cộng của Nhật ít nhất được chia làm 3 loại, việc phân loại rác vô cùng kỹ lưỡng.
(còn tiếp)
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục Fri 22 Nov 2019, 09:59
Nhật Bản sạch sẽ đến mức độ nào?
• Ngọc Trúc • Dịch vụ công cộng với tiêu chuẩn cao
Ngành dịch vụ vô cùng chu đáo của Nhật cũng rất chặt chẽ trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. Vào những ngày trời mưa, các cửa hàng sẽ chuẩn bị túi ni lông để bạn gói dù ướt của mình lại, tránh nước mưa nhỏ trên nền đất.
Ở Shinkansen (một hệ thống đường sắt cao tốc ở Nhật Bản) cũng vậy: nhân viên vệ sinh có thể hoàn thành công việc quét dọn xe lửa trong vòng 7 phút, khi bước vào xe, bạn sẽ được chào đón bởi không khí trong lành thơm tho, mọi thứ đều như mới.
Ngành dịch vụ ở Nhật cũng rất chặt chẽ trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.
Nhiều xe, ít khí thải
Đầu tiên phải nói đến hệ thống giao thông công cộng của Nhật, tuy 60% các hộ gia đình ở Nhật đều có xe riêng, nhưng cũng có nhiều người vẫn lựa chọn giao thông công cộng hoặc tàu điện ngầm, mạng lưới giao thông công cộng kết nối chặt chẽ như mạng nhện và vô cùng đúng giờ – đủ để đưa mọi người đến bất cứ đâu.
Đồng thời, việc quản lý ô nhiễm xe hơi nghiêm ngặt cũng khiến cho khí thải “không có nơi trú ngụ”, dù là những chiếc xe nhập khẩu danh tiếng “hạng sang” cũng không trốn được việc phải lắp đặt hệ thống kiểm soát khí thải.
Việc quản lý ô nhiễm xe hơi nghiêm ngặt của Nhật khiến khí thải “không có chỗ trốn”.
Văn hóa nhà vệ sinh
Bồn cầu thông minh ở Nhật đã trở thành “vật yêu thích” trong mắt du khách Việt Nam. Nhưng ở Nhật thì nó hoàn toàn không phải là thứ gì cao cấp, đã đạt 70% tỉ lệ sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình, dù là khách sạn nhỏ thì nhà vệ sinh cũng được lắp đặt bồn cầu thông minh.
Ở Nhật, nhà vệ sinh nhất định sẽ có giấy, một là do sức nước của bồn cầu mạnh, cống thoát nước được thiết kế rộng, mặt khác là do giấy vệ sinh được làm từ bột giấy tái chế sẽ tan khi gặp nước, tránh được sự “ô nhiễm hai lần” đối với môi trường khi vứt giấy vệ sinh.
Ở Nhật, nhà vệ sinh nhất định sẽ có giấy.
Nhà vệ sinh có mùi thơm
Những ai từng ở Nhật thì đều sẽ biết việc ở trung tâm thương mại, nếu đi theo mùi thơm thì chắc chắn có thể sẽ tìm thấy nhà vệ sinh.
Từng có một nhân viên vệ sinh ở trung tâm thương mại tại Nhật cho biết: quét dọn nhà vệ sinh ở Nhật, không cần phải cố sức, mà phải tốn công suy nghĩ. Nhân viên vệ sinh cần phải dùng nhiều loại nước tẩy rửa, nhiều kiểu dụng cụ, tùy vào chất bẩn khác nhau mà sử dụng trình tự khác nhau để làm sạch nhà vệ sinh, từ dễ đến khó, theo từng bước một, không được sai sót.
Ở Nhật, người ta dùng những trình tự khác nhau để làm sạch nhà vệ sinh, dùng nhiều công cụ tùy theo loại chất bẩn.
Làm vệ sinh từ nhỏ
Học sinh tiểu học và cấp hai ở Nhật có một môn học bắt buộc có tên là “Kỹ năng lao động”. Các em học sinh không chỉ học nấu ăn, may túi xách mà còn quét dọn trường học định kỳ. Từ lớp học đến hành lang và cả nhà vệ sinh, mỗi lớp có một khu vực vệ sinh của riêng mình trong trường, các em học sinh luân phiên chia lớp dọn dẹp vệ sinh. Học sinh ở Nhật hoàn toàn có thể tự tin nói rằng: “Hãy nhìn xem! Cả trường đều do chúng em dọn dẹp đấy”.
Học sinh tiểu học và cấp hai ở Nhật có một môn học bắt buộc có tên là “Kỹ năng lao động”.
Truyền thuyết “nói không với rác”
Mức độ sạch sẽ ở nơi công cộng của Nhật thật sự khiến chúng ta phải kinh ngạc!
Ở Nhật, nếu bạn đi xem một trận bóng hoặc một bộ phim, khi rời khỏi rạp, chắc chắn bạn sẽ bị kinh ngạc bởi mức độ sạch sẽ ở những nơi công cộng này: Tất cả khán giả đều sẽ tự giác mang túi bỏng ngô và chai nước đi, ngay cả vỏ hạt dưa đáng ghét nhất cũng không hề xuất hiện trên mặt đất.
Bạn có cảm thấy bội phục đất nước này?
Ngọc Trúc (Ảnh: Sưu tầm) Nguồn: trithucvn
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục Mon 25 Nov 2019, 11:21
Vì sao người Nhật lại thích xin lỗi?
• Ngọc Trúc •
Bài viết của một tác giả người Trung Quốc
Khổng Tử có câu: “Quân tử thản đãng đãng, tiểu nhân trường thích thích”. Khổng Tử cho rằng: “Lòng người quân tử thản nhiên thư thái, còn kẻ tiểu nhân thường lo lắng không yên”.
Người quân tử hành động theo lý lẽ, cho nên lòng luôn bình thản; kẻ tiểu nhân hay lo được lo mất, suy tính thiệt hơn nên thường hay lo lắng bất an.
Thật ra, khác biệt chủ yếu tạo ra “thản nhiên thư thái” và “lo lắng không yên” là do mức độ tu tâm dưỡng tính của con người. Những người có tấm lòng rộng mở, biết đón nhận người khác, giúp đỡ người khác thì không cần phải tự gây áp lực cho mình, cũng chẳng cần phải rào trước đón sau, càng không có lòng đố kỵ, có thể mở lòng để đón nhận người khác, nghĩ đến điều tốt đẹp của họ.
Ngược lại, kẻ tiểu nhân cứ luôn lo lắng lợi ích của bản thân bị tổn thất, nghĩ cách chèn ép người khác, do không muốn hiểu mọi người, nên càng dễ trở thành cái gốc của mọi nỗi lo buồn: thường hay tự thấy khổ, tự cảm thấy nguy hiểm, tự xấu hổ, tự ti, tự hoài nghi…, thể hiện ở lòng dạ hẹp hòi, làm khó người khác, tự làm khó mình, hay lo lắng, khổ sở vì danh, lợi, tình, cả ngày bất an và không thể nào trở thành người quân tử có tấm lòng thư thái bình thản được.
Trong cuộc sống thực tế, chúng ta ở trong một xã hội với đủ loại người đa dạng, muôn hình muôn vẻ, mọi người tự nhiên sẽ “gần quân tử, xa tiểu nhân”.
Trong công việc, học tập và cuộc sống, chúng ta thường sẽ gặp phải rất nhiều việc không vừa ý, nhất là khi gặp những người không hiểu lý lẽ, trong lòng sẽ nghĩ: Mấy người này mau tránh xa mình ra! Thế nhưng nếu chẳng những không tránh xa họ, mà ngược lại suy nghĩ xem bản thân mình sai ở đâu, cũng như nói một tiếng xin lỗi với đối phương, mong họ tha thứ thì đây mới gọi là “quân tử bình thản” được.
Tôi làm việc ở trung tâm kiểm soát máy ATM của Hội sở ngân hàng Nhật Bản, chúng tôi thường xuyên phải giải quyết các vấn đề rắc rối cho khách hàng. Một ngày nọ có một vị khách cực kỳ tức giận đến làm ầm ỹ với chúng tôi vì khi ông này cho vào máy ATM một tờ giấy nhỏ và hơn 1 triệu yên làm cho máy không chạy nữa.
Hội sở lập tức cử nhân viên bảo trì chuyên nghiệp đi sửa chữa, tuy đã lấy được thẻ ngân hàng và tiền trả lại cho khách, nhưng qua mấy giờ đồng hồ kiểm tra và sửa chữa thì mới phát hiện ra tờ giấy nhỏ mà khách cho vào máy đã gây ra sự cố. Sau khi tìm ra nguyên nhân, cấp trên của tôi lập tức gọi điện thoại cho người khách nọ: “Mảnh giấy nhỏ của ông rơi vào khiến máy bị ngừng lại, thật lòng xin lỗi đã ảnh hưởng đến việc chuyển tiền của ông, mong ông thứ lỗi…”
Tôi vốn cho rằng cấp trên sẽ trách móc người khách hàng bất cẩn gây ra sự cố, không ngờ ông ấy lại liên tục xin lỗi khách hàng và mong họ thứ lỗi cho chúng tôi như vậy. Tôi khó hiểu hỏi cấp trên: “Chúng ta không có lỗi, là khách hàng đã sai mà, vì sao chúng ta còn phải xin lỗi chứ?”.
Cấp trên nói rằng: “Tuy rằng do mảnh giấy của khách hàng dẫn đến sự cố của máy, nhưng chúng ta nên nhanh chóng sửa máy để khách hàng chuyển tiền, đây là do chúng ta làm chưa tốt”.
Tôi vẫn không hiểu: “Máy gặp sự cố là do mảnh giấy của khách hàng gây ra, mấy giờ đồng hồ không tìm được nguyên do cũng không phải do chúng ta mà bởi vì mảnh giấy quá nhỏ thôi”. Tôi tự cho rằng lý do của tôi rất đầy đủ rồi, nhưng mọi người nghe xong, cả cấp trên và các tiền bối đều giải thích cho tôi một lúc lâu.
Tôi bình tĩnh suy nghĩ cẩn thận, khi người khách hiểu lầm, thậm chí là đẩy lỗi lầm cho mình, nếu có thể nhìn vấn đề từ góc độ của họ, nghĩ cho họ thì sao? Tôi nhận ra rằng bản thân thường hay nhìn thấy lỗi lầm của người khác, thích dùng cách bảo vệ bản thân để giải quyết vấn đề, như vậy thì mâu thuẫn sẽ ngày càng nhiều. Ngược lại, hãy tha thứ cho họ, thật lòng xin lỗi, “lùi một bước là biển rộng trời cao mà”! Ngọc Trúc biên dịch (Nguồn: trithucvn)
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục Tue 26 Nov 2019, 13:21
Tinh thần phối hợp tập thể nơi công sở của người Nhật
• Ngọc Trúc •
Giáo dục ở nhà trường và gia đình của Nhật Bản chú trọng xây dựng tinh thần tập thể, biết suy nghĩ cho người khác của trẻ. Những người lớn lên trong phương thức giáo dục khác nhau cũng sẽ tạo ra môi trường khác nhau khi tiếp xúc với xã hội và công sở. Ví dụ như ngành dịch vụ của Nhật xếp hàng đầu thế giới, thể hiện rõ ràng nhất truyền thống lễ nghi của người Nhật.
(Ảnh: Internet)
Tôi sống ở Nhật đã mười mấy năm, tuy đã học được cách khiêm tốn, biết chịu trách nhiệm, nhưng tính cách cao ngạo tự đại vẫn khó mà thay đổi được, vì vậy đối với tinh thần tập thể, phối hợp của người Nhật, đôi lúc tôi cảm thấy rất khó khăn.
Năm ngoái, khi tôi vào công ty mới, tôi phát hiện ra rằng trên bàn của mỗi người đều có dán một bảng “Quy tắc không được tự mình nhận định”. Đây là công ty nhắc nhở mọi người rằng một người không thể trả lời câu hỏi của khách hàng, để mọi người hợp sức, phối hợp cùng nhau giải đáp vấn đề, phục vụ khách hàng.
Ban đầu, tôi không hiểu lắm cách làm này, tôi cảm thấy hoàn toàn có thể tự mình giải quyết vấn đề, vì sao cứ phải tập hợp mọi người mới được? Hơn nữa, tôi nghĩ rằng một mình mình là có thể làm tốt công việc rồi, không cần người khác giúp đỡ. Thế nên khi trả lời câu hỏi của khách hàng, có khi tôi không hỏi ý kiến cấp trên và cũng không hỏi các “tiền bối”, thậm chí có lúc cũng không làm theo quy định của công ty, cho rằng suy nghĩ của mình tốt hơn. Và thế là tôi đã tự mình trả lời các vấn đề của khách hàng. Tuy cấp trên và các tiền bối rất không vừa lòng, nhưng tôi vẫn cứ kiên trì như thế, thậm chí đôi khi tôi còn tranh luận với tiền bối nữa.
Vài tháng sau, cuối cùng tôi cũng đã hiểu ra được: công ty yêu cầu phục vụ khách hàng một cách đồng bộ là do suy nghĩ của một mình mình chắc chắn sẽ không rộng và không hiệu quả bằng tất cả mọi người cùng phối hợp, tiếp thu ý kiến của tập thể. Đặc biệt là khi xuất hiện những vấn đề khó khăn, mọi người sẽ phối hợp với nhau, cùng giải quyết vấn đề, đồng thời làm tốt công việc một cách nhanh chóng trong thời gian ngắn để khách hàng hài lòng ra về.[/i]
Người Nhật có tinh thần phối hợp tập thể cao độ. (Ảnh minh họa qua Asianbeat)
Dần dần tôi cũng đã hòa nhập vào tập thể của mọi người, biết phối hợp, suy nghĩ cho người khác, cố gắng bỏ đi cái tôi của mình, không còn độc đoán, chuyên quyền. Tôi nhận ra rằng sau khi bỏ đi cái tôi “sĩ diện, sợ bị người khác nói” đi thì công việc của tôi càng lúc càng thuận lợi hơn.
Cấp trên và tiền bối rất tốt và sẵn sàng giúp đỡ, họ giải thích cho tôi những vấn đề khó xử lý, nếu tôi không hiểu, họ sẽ giải thích lại. Đồng thời, họ thường xuyên an ủi tôi, mỗi ngày chỉ cần hiểu một vấn đề thôi cũng được.
Có một lần, tôi không hiểu vấn đề của khách hàng là gì mà lại đưa ra câu trả lời không đúng, mọi người đều vô cùng lo lắng. Một vài tiền bối lập tức chạy đến giúp tôi tìm ra câu trả lời, một vị lớn tuổi nhất đã nghĩ ra đáp án và nói ngay với tôi, nhờ vậy mà tôi mới có thể thuận lợi giải đáp cho khách hàng.
Khi mọi người thường hay phải bận rộn thì tôi lại gặp sai sót, nhưng các tiền bối không hề phàn nàn, họ vẫn giúp đỡ, cổ vũ tôi kiên trì, công ty cũng an ủi tôi tiếp tục cố gắng thì sẽ tốt lên, khiến tôi cực kỳ cảm động và tôi đã từ bỏ ý định muốn từ chức. Sự phối hợp ăn ý và thấu hiểu này không thể hiện năng lực làm việc của một người mà là cả bộ phận, cả tâp thể cùng hoàn thành công việc.
Chúng ta đều có thể thấy được tinh thần phối hợp tập thể của người Nhật trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, mọi người dùng sức mạnh tập thể để hoàn thành công việc, giống như nếu mở rộng hết cả 5 ngón tay ra thì chắc chắn sức sẽ rất yếu, nhưng nếu nắm chặt tay lại thì sức mạnh sẽ vô cùng lớn. Bên cạnh đó, tinh thần không ngơi nghỉ khi làm việc chưa thành công của người Nhật cũng rất đáng khen ngợi.
Bài viết của một người Trung Quốc sống ở Nhật Ngọc Trúc biên dịch (Nguồn: trithucvn)
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục Wed 27 Nov 2019, 12:41
Vì sao người Nhật lại tuân thủ quy tắc như vậy?
• Ngọc Trúc •
Bài viết của một tác giả người Trung Quốc
Trẻ em Trung Quốc sinh ra và lớn lên ở Nhật, tuy biết nói tiếng Hoa, nhưng thói quen sống và tính cách gần như đã giống như người Nhật. Nhớ khi còn nhỏ, tôi là người dạy dỗ các con, thế nhưng sau khi đi học thì đổi lại là các con dạy tôi.
Tuy tôi sống nhiều năm ở Nhật, nhưng vẫn có thói quen của người Trung Quốc, đôi khi không phù hợp với xã hội Nhật Bản. Sau khi các con dần lớn lên, chúng phát hiện tôi thường hay không tuân thủ quy tắc, luôn tự cho mình là đúng, không suy nghĩ cho người khác. Thế là các con thường nhắc nhở tôi: “Sao mẹ lại không thử suy nghĩ cho người khác chứ ạ? Đừng nói lớn tiếng như vậy ạ, mọi người đều đang nhìn mẹ đấy…”. Thói quen, lễ nghĩa, cách hành xử của người Trung Quốc và Nhật Bản quả thật rất khác biệt, tôi cần phải “nhập gia tùy tục”, dần dần hòa nhập với xã hội Nhật Bản.
Vài năm trước, tôi đi làm ở một công ty chỉ toàn người Nhật, ban đầu tôi rất ít khi nói chuyện với họ. Một năm sau, tôi đã hiểu thói quen nói chuyện của người Nhật và nhận ra rằng họ nói chuyện rất khiêm tốn, làm việc cũng cực kỳ nhã nhặn, vậy mà trước đây tôi từng hiểu lầm những người ở đây đạo đức giả. Thế nhưng sau này tôi mới nhận thấy thì ra chỉ là người Nhật họ thích dùng cách nói chuyện và làm việc khiêm tốn nhã nhặn mà thôi. Và những thói quen, phép tắc, lễ nghĩa dân tộc tốt đẹp này đều là bởi vì Nhật Bản vô cùng xem trọng việc giáo dục người dân của mình.
Việc giáo dục quốc dân của Nhật Bản bắt đầu từ mẫu giáo, họ dạy trẻ cách xây dựng thói quen sống tốt. Dù là những đứa trẻ nước ngoài sống ở Nhật cũng không ngoại lệ, giáo viên không hề phân biệt, đều sẽ dạy trẻ theo tập quán truyền thống của người Nhật. Bắt đầu từ học sinh tiểu học đã phải học những phép tắc lễ nghi đơn giản, còn học sinh trung học và cấp ba thì sẽ học kính ngữ, lễ nghĩa, luật lệ…, vì vậy sau khi trưởng thành, trẻ sẽ tự nhiên biết tuân thủ quy củ cũng như rất biết phép tắc và có giáo dục.
Có rất nhiều người thân và bạn bè từ Trung Quốc từng đến Nhật đều nói với tôi rằng họ cực kỳ bất ngờ đối với viêc tuân thủ quy tắc của người Nhật, còn về mặt lễ nghĩa cũng khiến họ thán phục. Có nhiều người chỉ mới đến Nhật chưa đến một tuần là đã không còn vứt rác bừa bãi và cũng biết khiêm nhường hơn.
Nơi tôi làm việc đôi khi sẽ có du khách Trung Quốc đến thăm, một lần nọ tôi quên nói với khách người Trung Quốc cách sử dụng sản phẩm, thế là quản lý nhắc nhở tôi lập tức đi nói với họ ngay. Tôi không dám chậm trễ, vội vàng đuổi theo người đó để giải thích kỹ càng và sau khi xin lỗi, tôi mới cúi chào rời đi, điều này khiến ông ấy vô cùng cảm động. Khi ông ấy lại đi ngang cửa hàng của chúng tôi, tôi và quản lý cùng cúi chào cảm ơn ông ấy và ông ấy đã thốt lên: “Thật là lịch sự!”
Còn nhớ có một đồng nghiệp người Nhật từng nói với tôi rằng khoảng 20-30 năm trước, Nhật Bản cũng giống như Trung Quốc, mọi người cũng cực kỳ không thuân thủ quy tắc. Thế nên chính phủ đã đề xướng để mọi người tuân thủ quy tắc, lễ nghĩa và bắt đầu giáo dục người dân về phương diện này, sau đó dần dần xã hội Nhật Bản mới trở thành giống như ngày nay.
Hai tháng trước, đột nhiên tôi đổi sang đi làm buổi sáng, mỗi ngày đi tàu điện ngầm lúc 8 giờ, vào khoảng thời gian này vô cùng đông đúc. Ở cửa tàu điện ngầm, tôi nhìn thấy có rất nhiều người điều tiết giao thông, họ mặc đồng phục màu xanh, đầu đội mũ, đeo bộ đàm và mang theo loa. Mỗi buổi sáng đều nghe họ nói cùng một câu: “Hành khách đi xe số… mời đi bên này, xin hãy chú ý an toàn!”. Tôi nghĩ thầm: Người Nhật tuân thủ quy tắc như vậy, chẳng lẽ còn cần phải hướng dẫn họ hay sao?.
Thế nhưng vài ngày sau tôi mới biết vì sao cần phải có người giữ trật tự, bởi vì tuyến tàu điện ngầm này đang trong quá trình sửa chữa, đường đi rất hẹp. Dòng người đi làm đông đúc rất dễ xảy ra hiện tượng tắc nghẽn, thế nhưng mỗi lần đi qua đây, nhìn thấy mọi người đều cực kỳ yên lặng, xếp hàng lên xuống cầu thang.
Quả thật là môi trường xã hội tốt đẹp sẽ thay đổi thói quen, tính cách, cách hành xử và lễ nghĩa của một con người, thế nhưng để môi trường xã hội trở nên tốt đẹp cũng cần mỗi người phải chịu hi sinh thì mới thực hiện được.
Theo Secret China Ngọc Trúc biên dịch (Nguồn: trithucvn)
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục Mon 02 Dec 2019, 09:03
Tỷ lệ tội phạm ở Nhật quá thấp, cảnh sát không có việc gì để làm
• Ngọc Trúc •
Trong ấn tượng của người dân thế giới, xã hội Nhật Bản luôn rất an toàn, tỷ lệ tội phạm rất thấp, nhưng rốt cuộc thì thấp đến mức nào?
Theo công bố của truyền thông nước Anh, trong năm 2015, nước Nhật chỉ xảy ra một vụ tấn công bằng súng. Chính bởi vì tỉ lệ phạm tội thấp mà số lượng cảnh sát không ngừng tăng lên, cho nên có rất nhiều cảnh sát ở Nhật rảnh rỗi, họ đành phải tìm việc để làm, quản lý những vụ án lặt vặt.
Theo tạp chí The Economist, tỷ lệ phạm tội ở Nhật đã liên tục giảm trong 13 năm qua. Tỷ lệ các vụ mưu sát là 0,3/100.000, một trong những con số thấp nhất toàn cầu. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Mỹ là 4/100.000.
Lấy ví dụ trong năm 2015, nước Nhật chỉ có một vụ gây án bằng súng được ghi chép. Các băng nhóm xã hội đen cũng giảm dần do luật pháp ngày càng chặt chẽ và sự già hóa.
Dù tỷ lệ tội phạm thấp, nhưng số lượng cảnh sát ở Nhật lại vẫn tăng lên. Hiện nay ở nước này có hơn 259.000 sỹ quan cảnh sát mặc cảnh phục, nhiều hơn 15.000 người so với 10 năm trước, mà khi đó tỷ lệ phạm tội cao hơn bây giờ.
Tỷ lệ cảnh sát so với người dân ở Nhật là vô cùng cao, đặc biệt là ở Tokyo, nơi có lực lượng cảnh sát nhiều nhất thế giới, tỷ lệ này gấp ¼ so với ở New York (Mỹ).
Do có quá nhiều cảnh sát mà tỷ lệ phạm tội lại thấp nên cảnh sát sẽ quan tâm đến những vụ án lặt vặt khác, ví dụ như xe đạp bị lấy cắp và tàng trữ ma túy bất hợp pháp với số lượng nhỏ. Từng có một người phụ nữ báo cảnh sát vì bị mất quần đùi khi phơi đồ, kết quả là có 5 cảnh sát đến điều tra trong căn hộ nhỏ của bà.
Giáo sư Kanako Takayama đến từ Đại học Kyoto cho biết việc rảnh rỗi không có gì để làm sẽ khiến cảnh sát “chế” ra các tội danh. Bà nhắc đến vụ cảnh sát bắt giữ một nhóm người cùng trả tiền thuê xe với tội danh là thuê xe phi pháp. Có những nơi thậm chí còn bắt đầu bắt những người đạp xe đạp vượt đèn đỏ.
Tuy nhiên, việc cảnh sát rảnh rỗi phải tìm việc để làm nhiều khi lại có ích. Dù tỷ lệ sinh sản giảm, nhưng từ năm 2010, số lượng các vụ lạm dụng trẻ em trong gia đình mà cảnh sát Nhật giải quyết lại tăng khoảng gấp đôi. Điều này cho thấy cảnh sát đang dần quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề nội bộ gia đình mà trước đây họ luôn tránh né.
Dù vậy, hiệu suất làm việc của cảnh sát Nhật vẫn rất thấp. Tuy có nhiều cảnh sát và tỷ lệ phạm tội thấp, nhưng tỷ lệ phá được án thì lại thấp hơn 30%. Đa số chứng cứ của các vụ truy tố hình sự đều là khẩu cung lấy được từ các tội phạm tình nghi dưới sự ép buộc của cảnh sát. Đối với việc này, luật sư biện hộ nổi tiếng Yoshihro Yasuda cho biết tỷ lệ phạm tội ở nước này thấp là do người dân tự kiểm soát mình chứ không phải là công lao của cảnh sát.
Ngọc Trúc (Nguồn: trithucvn)
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục Tue 03 Dec 2019, 15:07
Người Nhật trung thực đến mức nào?
Có rất nhiều người Việt khi đến Nhật Bản đều chỉ “mua mua mua” hầu như không hề lo mua phải hàng giả như khi ở trong nước. Vậy ở Nhật có hàng giả hay không?
Nếu bạn ăn phải thứ gì không sạch sẽ trong quán ăn ở Nhật, ví dụ như tóc, côn trùng v.v… thì chúc mừng bạn, bạn phát tài rồi! Bởi vì bạn sẽ nhận được một khoản tiền bồi thường vô cùng lớn; còn quán ăn xảy ra vấn đề này thì đa phần sẽ rất khó có thể tiếp tục kinh doanh được.
Ở Osaka từng có 4 khách hàng bị tiêu chảy sau khi đi ăn thịt nướng, tin tức này bị các tờ báo liên tục đưa tin, cuối cùng kết quả rất thê thảm: cửa hàng thịt nướng đang phát đạt phải đóng cửa, ông chủ bị cấm làm việc trong ngành ăn uống suốt đời.
Ngoài ra còn một ví dụ như sau: Ở Nhật, một người mua một cái máy tính hiệu Sony mới dùng được một tuần thì bị màn hình xanh khởi động lại, anh gọi điện thoại cho hãng để bảo hành, phía bên hãng hỏi về sự cố xong rồi nói có thể là “giai đoạn đầu chưa được ổn định” và cho biết sẽ đổi cho anh một cái máy mới. Sau đó, họ nói với anh rằng chỉ cần lưu tài liệu cá nhân trong máy rồi gửi lại cho hãng là được.
Theo quy trình bảo hành ở Việt Nam, thường thì trước tiên bạn phải mang máy đến hãng, hãng sẽ nhận máy, xác định không có nhầm lẫn thì mới sửa hoặc đổi máy mới cho bạn. Điều khiến, anh này bất ngờ đó là chưa đến hai ngày mà hãng Sony đã gửi máy mới đến và còn kèm theo một lá thư xin lỗi.
Bạn thấy đấy, ở Nhật, sự tin tưởng giữa người với người đơn giản thế thôi.
Vì vậy, những người Việt sống lâu ngày ở Nhật sẽ trở nên “ngốc”, ví dụ như:
– Tuân thủ quy tắc xã hội, nhìn đèn tín hiệu khi qua đường, xếp hàng khi cần phải xếp hàng, không có điều kiện xếp hàng thì cũng phải xếp.
– Ý thức đề phòng kém: hoàn toàn không cho rằng việc để ví tiền trên bàn ăn ở nhà hàng hay quán ăn để đi vệ sinh là có gì đó không ổn, dù là ví hiệu Louis Vuitton hay Dunhill. Tóm lại, có đặt ví tiền trên bàn ăn rồi đi đâu đó cũng không lo bị mất.
Hệ thống thành tín này tất nhiên sẽ tồn tại một loại hiện tượng là: một khi làm trái lại thì hậu quả chắc chắn sẽ vô cùng nghiêm trọng.
Trong ngành thương mại ở Nhật đôi lúc cũng có hiện tượng làm hàng giả, ví dụ như giả mạo phẩm nước ngoài là sản phẩm của Nhật Bản (người Nhật tin rằng nước mình mới là tốt nhất).
Ví dụ như vài năm trước từng xuất hiện sự việc giả mạo cá chình của Trung Quốc thành là hàng của Nhật, việc này dẫn đến kết quả là:
– Thứ nhất, giám đốc công khai xin lỗi.
– Thứ hai, ngân hàng ngừng cho công ty này vay vốn và các đối tác ngừng quan hệ mua bán, công ty đành phải đóng cửa.
– Thứ ba, một số các lãnh đạo công ty lớn tuổi do không thể vực dậy công ty nên đi vào đường cùng như tự sát.
(Ảnh: Internet)
Sự thành tín cao độ trong xã hội Nhật Bản Ở Nhật nếu bị phát hiện gian dối thì hậu quả là rất nghiêm trọng, nghiêm trọng đến mức nào?
Có một trường hợp điển hình có thể cho thấy rõ mức độ nghiêm trọng của việc giả tạo. Khi sự việc làm giả luận văn ồn ào trước đây của TS Haruko Obokata bị khui ra, giáo sư hướng dẫn của cô là ông Yoshiki Sasai, người được giới y khoa Nhật công nhận là thiên tài khoa học đã treo cổ tự sát trong Viện nghiên cứu.
Vì thế ở Nhật, giả dối là một việc còn nghiêm trọng hơn cả ngồi tù.
Nếu bị phát hiện giả dối thì về cơ bản có nghĩa là không còn đường phát triển nữa, bởi vì công ty làm giả sẽ bị đóng cửa, lãnh đạo tự sát, thậm chí còn không được ai thương cảm, mọi người chỉ cho rằng bạn dùng việc tự sát để tẩy sạch lỗi lầm của mình mà thôi.
Việc không cần lo lắng mua phải hàng giả ở Nhật còn một nguyên nhân là quan hệ giữa người Nhật với nhau đạt đến mức trung thực khó tin.
Ví dụ như xung quanh bãi đỗ xe tại rất nhiều thị trấn nhỏ ở Nhật, bạn thường có thể thấy nhiều “sạp” nhỏ có mái che không hề có người trông coi để từng túi từng túi rau tươi hoặc trứng gà, bên cạnh là một mảnh gỗ viết 100 yên một túi, không có ai coi giữ cả, hoàn toàn là khách hàng mua đồ xong rồi tự giác bỏ tiền vào chiếc hộp trông giống như heo đất.[/center]
Một cảnh người mua tự trả tiền ở Nhật. (Ảnh: Internet)
Tại các cửa hàng, siêu thị hoặc máy bán hàng tự động ở Nhật đều không hề lắp đặt hệ thống nhận dạng tiền, bởi vì sẽ không có ai dùng tiền giả.
Ở Nhật, nếu đánh mất thứ gì đó thì không hề lo lắng, bởi vì người nhặt được đều sẽ gửi đến sở cảnh sát gần nhất.
Một người đi công tác ở Nhật bỏ quên áo khoác khi đi tàu điện ngầm, anh ấy nghĩ rằng lần này thì phiền phức to rồi đây, vì bên trong có tài liệu quan trọng, ví tiền và hộ chiếu.
Ngay khi anh ấy lo lắng thì có người cho biết những thứ bị mất thường sẽ có người giao lại cho trạm xe.
Anh ấy đến phòng bảo vệ ở trạm xe thì nhìn thấy áo khoác của mình được xếp gọn gàng không thiếu thứ gì và gói bằng túi nhựa, anh ấy vô cùng cảm kích và xúc động. Nhật Bản không chỉ là một quốc gia giàu có phát triển mà là một quốc gia khiến người ta yên tâm.
Tinh thần tập thể và ý thức hợp tác của người Nhật rất mạnh. Người Nhật tôn trọng mọi người, bất cứ việc gì cũng nghĩ cho người khác trước, không gây phiền phức gì cho mọi người.
Chủ nghĩa hoàn hảo của họ điển hình nhất là yêu cầu về mức độ sạch sẽ trong nhà vệ sinh.
Dù là trong phòng khách sạn hay nhà vệ sinh công cộng cũng vậy, tất cả đều nhất định phải vô cùng sạch sẽ, tốt hơn nữa đó là đều có lắp đặt bồn cầu tự động xả nước “cao cấp”, điều này không cần phải giải thích rõ ràng, chỉ cần ai từng dùng là sẽ biết.
Yêu cầu của Nhật Bản đối với môi trường đạt đến mức độ cực cao, vì vậy chỉ cần từng đi Nhật bạn sẽ biết, đi bộ trên đường phố cả tháng giày cũng sẽ không có bụi.
Ở Nhật, dù vứt rác như chai lọ làm bằng nhựa PET hay hộp sữa uống… cũng phải rửa sạch, sau khi khử trùng thì mới tái chế, vì vậy Nhật Bản trở thành một quốc gia rất ít virus, vi khuẩn và cực kỳ vệ sinh.
Nhật Bản sạch sẽ đến mức độ nào?
Bởi vì mức độ vệ sinh cực kỳ cao, lại thêm dinh dưỡng cân bằng phong phú, tâm lý khỏe mạnh tích cực, môi trường xã hội hoàn hảo, bảo đảm phúc lợi xã hội hoàn thiện, y tế phát triển, xã hội thành tín an tâm, tôn trọng lẫn nhau, hệ thống giáo dục tiên tiến, xã hội nhân tính bao dung đã khiến cho nước Nhật 42 năm liền được bình chọn là một trong những quốc gia đáng sống nhất trên thế giới.
Ở Nhật, đường phố không có một cọng rác. (Ảnh: Internet)
Người Nhật là những người theo chủ nghĩa hoàn hảo, họ bị ám ảnh bởi trật tự.
Người Nhật tuân thủ trật tự là điều mà mọi người trên thế giới đều rất quen thuộc, ở những nơi du lịch lớn, hướng dẫn viên du lịch cầm cờ nhỏ dẫn đường, một nhóm người lặng lẽ xếp hàng đi theo chắc chắn là người Nhật. Người Nhật theo chủ nghĩa hoàn hảo, họ bị ám ảnh bởi sáng tạo kỹ thuật.
Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, Nhật Bản đi tiên phong về mảng tàu điện trên cao, qua hơn 20 năm nghiên cứu, không ngừng thử nghiệm, sửa chữa thì mới có thể vận hành được bình thường, điều này hoàn toàn khác với Việt Nam.
Chính vì điều này nên người Nhật đã tạo nên một thị trường nói không với hàng giả.
Vì vậy, khi bạn mua sắm ở những cửa hàng dược-mỹ phẩm như Matsumoto Kiyoshi, bạn có thể yên tâm rằng chỉ cần cửa hàng dám xếp hàng lên kệ thì chất lượng được đảm bảo 100%.
Thanh Vân (Nguồn: trithucvn)
Sponsored content
Tiêu đề: Re: Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục