Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Tham bát bỏ mâm thì rồi sẽ có họa mất nước | |
| Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Tham bát bỏ mâm thì rồi sẽ có họa mất nước Wed 09 Oct 2019, 09:20 | |
| Tham bát bỏ mâm thì rồi sẽ có họa mất nước
Tham bát bỏ mâm, vì cái lợi nhỏ trước mắt mà mang đến cái họa lớn sau này là điều tối kỵ trong đạo trị quốc của cổ nhân.
Nước Đại thời Xuân Thu là một nước nhỏ vùng phía Bắc, có mối quan hệ khi tốt khi xấu với nước Tề. Vào thời Tề Hoàn Công, nước Đại dần dần cường thịnh, và bắt đầu đối kháng với nước Tề. Tề Hoàn Công rất muốn làm nước Đại suy yếu, khiến nước này thần phục mình, nhưng vẫn chưa tìm được kế sách nào hay.
Một hôm, khi đang chuyện phiếm với Quản Trọng, Hoàn Công nói rằng: “Nước Đại vẫn luôn đối kháng với ta, làm thế nào mới có thể làm nước Đại suy yếu đây?”
Quản Trọng nghĩ một lát rồi nói:
“Nước Đại có thế lực nhất định, hiện giờ vẫn không thể động binh đao với họ, chỉ cần dùng kế là có thể khiến họ suy yếu. Nước Đại có một loại dưa trắng, vỏ của loại dưa này có thể xem là hiếm. Ngài có thể thu mua vỏ dưa với giá cao, như vậy nước Đại sẽ cho rằng họ có lợi, sẽ tranh nhau đi săn dưa.
Bách tính đều đi săn dưa, ruộng nương sẽ không có người trồng trọt, ruộng nương hoang phế, thì lương thực sẽ ít. Hơn nữa người đi săn dưa nhiều lên, binh sỹ sẽ giảm thiểu.
Khi nước Đại lương thực hiếm hoi, binh sỹ yếu nhược thì nước láng giếng là Li Chi sẽ thừa cơ xâm phạm. Nước Đại không đánh được nước Li Chi sẽ phải lấy lòng và thần phục nước Tề. Giờ ngài hãy cử người mang tiền đi thu mua vỏ dưa trắng thôi.”
Tề Hoàn Công bèn cử Trung Đại Phu Vương Sư Bắc dẫn người tới nước Tề thu mua vỏ dưa trắng.
Vua Đại nghe nói về chuyện này thì cảm thấy rất có lợi cho nước Đại, nên không ngăn cản. Vua Đại nói với Thừa tướng rằng:
“Nước Đại sở dĩ yếu hơn nước Li Chi là vì không có tiền. Nay nước Tề cử người sang thu mua vỏ dưa trắng với giá cao, đây là cơ hội ông Trời ban cho chúng ta! Ngươi hãy hoả tốc truyền lệnh ra toàn quốc, để lão bách tính tận lực đi săn dưa trắng, càng nhiều càng tốt. Có tiền rồi, chúng ta sẽ có thể chiêu dụ bách tính nước Li Chi, có cơ hội ta sẽ thôn tính cả nước Li Chi.”
Người dân nước Đại sau khi có mệnh lệnh, bèn buông cày buông cuốc, lên núi vào rừng săn dưa trắng. Cả một vùng đất rộng lớn đều bị bỏ hoang.
Sau khi nước Li Chi biết chuyện đã lập tức phát binh tấn công nước Đại. Vua Đại xuất binh, nhưng mọi người đều vào núi săn dưa trắng, kết quả khiến miền Bắc nước Đại bị nước Li Chi chiếm lĩnh.
Vua Đại dẫn quân tấn công quân Li Chi, lại bị đánh một trận thảm bại. Vua Đại đành phải cầu cứu nước Tề, bày tỏ nguyện ý thần phục nước Tề.
Có câu “tham thì thâm”, cái lợi trước mặt thường khiến con người bị che mờ hai mắt. Người trị quốc mà “tham bát bỏ mâm” thì sẽ tự chuốc lấy tai vạ.
Thiên Cầm
|
| | | Trăng
Tổng số bài gửi : 1844 Registration date : 23/04/2014
| Tiêu đề: Re: Tham bát bỏ mâm thì rồi sẽ có họa mất nước Wed 09 Oct 2019, 12:55 | |
| - Trà Mi đã viết:
- Tham bát bỏ mâm thì rồi sẽ có họa mất nước
Tham bát bỏ mâm, vì cái lợi nhỏ trước mắt mà mang đến cái họa lớn sau này là điều tối kỵ trong đạo trị quốc của cổ nhân.
Nước Đại thời Xuân Thu là một nước nhỏ vùng phía Bắc, có mối quan hệ khi tốt khi xấu với nước Tề. Vào thời Tề Hoàn Công, nước Đại dần dần cường thịnh, và bắt đầu đối kháng với nước Tề. Tề Hoàn Công rất muốn làm nước Đại suy yếu, khiến nước này thần phục mình, nhưng vẫn chưa tìm được kế sách nào hay.
Một hôm, khi đang chuyện phiếm với Quản Trọng, Hoàn Công nói rằng: “Nước Đại vẫn luôn đối kháng với ta, làm thế nào mới có thể làm nước Đại suy yếu đây?”
Quản Trọng nghĩ một lát rồi nói:
“Nước Đại có thế lực nhất định, hiện giờ vẫn không thể động binh đao với họ, chỉ cần dùng kế là có thể khiến họ suy yếu. Nước Đại có một loại dưa trắng, vỏ của loại dưa này có thể xem là hiếm. Ngài có thể thu mua vỏ dưa với giá cao, như vậy nước Đại sẽ cho rằng họ có lợi, sẽ tranh nhau đi săn dưa.
Bách tính đều đi săn dưa, ruộng nương sẽ không có người trồng trọt, ruộng nương hoang phế, thì lương thực sẽ ít. Hơn nữa người đi săn dưa nhiều lên, binh sỹ sẽ giảm thiểu.
Khi nước Đại lương thực hiếm hoi, binh sỹ yếu nhược thì nước láng giếng là Li Chi sẽ thừa cơ xâm phạm. Nước Đại không đánh được nước Li Chi sẽ phải lấy lòng và thần phục nước Tề. Giờ ngài hãy cử người mang tiền đi thu mua vỏ dưa trắng thôi.”
Tề Hoàn Công bèn cử Trung Đại Phu Vương Sư Bắc dẫn người tới nước Tề thu mua vỏ dưa trắng.
Vua Đại nghe nói về chuyện này thì cảm thấy rất có lợi cho nước Đại, nên không ngăn cản. Vua Đại nói với Thừa tướng rằng:
“Nước Đại sở dĩ yếu hơn nước Li Chi là vì không có tiền. Nay nước Tề cử người sang thu mua vỏ dưa trắng với giá cao, đây là cơ hội ông Trời ban cho chúng ta! Ngươi hãy hoả tốc truyền lệnh ra toàn quốc, để lão bách tính tận lực đi săn dưa trắng, càng nhiều càng tốt. Có tiền rồi, chúng ta sẽ có thể chiêu dụ bách tính nước Li Chi, có cơ hội ta sẽ thôn tính cả nước Li Chi.”
Người dân nước Đại sau khi có mệnh lệnh, bèn buông cày buông cuốc, lên núi vào rừng săn dưa trắng. Cả một vùng đất rộng lớn đều bị bỏ hoang.
Sau khi nước Li Chi biết chuyện đã lập tức phát binh tấn công nước Đại. Vua Đại xuất binh, nhưng mọi người đều vào núi săn dưa trắng, kết quả khiến miền Bắc nước Đại bị nước Li Chi chiếm lĩnh.
Vua Đại dẫn quân tấn công quân Li Chi, lại bị đánh một trận thảm bại. Vua Đại đành phải cầu cứu nước Tề, bày tỏ nguyện ý thần phục nước Tề.
Có câu “tham thì thâm”, cái lợi trước mặt thường khiến con người bị che mờ hai mắt. Người trị quốc mà “tham bát bỏ mâm” thì sẽ tự chuốc lấy tai vạ.
Thiên Cầm
VN cũng có chuyện gần giống vậy , cứ thương lái TQ sang hỏi mua nông sản nào đó là bà con nông dân gieo trồng , SG cứ phải mua giải cứu tỷ ui.. |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Tham bát bỏ mâm thì rồi sẽ có họa mất nước Thu 10 Oct 2019, 10:18 | |
| Những kiểu mua bán tận diệt của Trung Quốc tại Việt Nam
Mua móng trâu, rễ tiêu, lá khoai lang non... những kiểu mua bán lạ đời của thương lái Trung Quốc thời gian qua đang đẩy nhiều loài nông sản vào cảnh tận diệt.
Cách đây hơn 10 năm, phong trào “giết trâu lấy móng” diễn ra rầm rộ ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, vì lúc bấy giờ giá của bốn cái móng bằng giá... cả một con trâu khi bán cho thương lái Trung Quốc. Một số người dân và bọn “trâu tặc” tìm cách chặt móng trâu đem bán. Chỉ một thời gian rất ngắn, số lượng trâu giảm mạnh, sức kéo của nông dân bị triệt phá nghiêm trọng.
Khoảng năm 1997, thương lái Trung Quốc sang Việt Nam ráo riết thu mua mèo với giá cao. Người dân lùng sục khắp các thôn bản, ngõ ngách, nhà nào có mèo là mua về để bán sang Trung Quốc. Thậm chí, nhiều người còn trộm mèo của nhà hàng xóm đem bán. Tình trạng bắt trộm mèo trong dân diễn ra khá phổ biến, đời sống của bà con xóm làng xáo trộn. Nguy hại nhất là đại dịch chuột diễn ra vào những năm 1997 - 1998, một phần do số lượng mèo đã cạn kiệt.
Sau khi triệt thu cây máu chó, hoàng đằng, củ ba mươi, cây khúc khắc (thổ phục linh)…các thương lái lại săn lùng mua thân cây cu li tươi với giá 2.500-4.000 đồng/kg. Ban đầu, người dân chỉ khai thác ở những bìa rừng, nhưng sau đó thì đào xới mọi nơi để bán. Hiện nay, người ta hiếm thấy bóng dáng cây này xuất hiện.
Mấy năm trước, thương lái Trung Quốc còn phao tin, sưa, một loại gỗ quý của Việt Nam, có thể chữa được nhiều bệnh tật và tận thu với giá cao. Thấy lãi, "sưa tặc" thi nhau chặt trộm gỗ sưa bán cho Trung Quốc, khiến lượng gỗ quý này hiện giờ chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Khoảng tháng 11/2012, hàng trăm người dân xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông và các xã Măng Cành, Măng Bút, Hiếu, huyện Kon Plông - Kon Tum đổ xô lên rừng tìm bứt cây kim cương về bán cho thương lái Trung Quốc với giá 1 triệu đồng/kg. Người dân không quản nguy hiểm lùng cây. Sau một thời gian ngắn loại cây này có nguy cơ bị tiêu diệt, trở thành thực vật nguy cấp quý hiếm thuộc nhóm IA.
Cuối năm 2012, một số thương lái Trung Quốc cũng đến huyện Châu Thành (Hậu Giang) đặt vấn đề mua ngọn sắn, lá sắn non với giá 1.500 đồng/kg khiến người dân đổ xô trồng. Tuy nhiên, chỉ một năm sau giá lá sắn giảm mạnh, người mua "bặt vô âm tín". Người trồng sắn đứng ngồi không yên, do thu hoạch lá non khiến sắn không xuống củ được.
Năm 2013, người dân các xã Hưng Thủy, Sen Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) đổ xô đi đào rễ cây mật nhân, được cho là chữa "bách bệnh" để bán với giá 50.000đồng/kg cho thương lái Trung Quốc.
Cũng năm 2013, trên địa bàn Tây Nguyên rộ lên việc thương lái Trung Quốc thu mua gốc, rễ cây hồ tiêu đang sống với giá 40.000 đồng/kg. Nhiều người nghèo ham lợi đã đào bới trộm rễ tiêu đem bán khiến hàng chục ha tiêu có nguy cơ bị hủy hoại.
Đầu năm 2014, rất nhiều đoàn thương lái người Trung Quốc đến các tỉnh miền Tây đặt hàng mua số lượng lớn lá khoai lang với giá 10.000 đồng/kg. Họ yêu cầu một hợp tác xã vận động nông dân cắt lá khoai lang đem đến nơi tập trung để đưa xe đến chở và chi tiền hoa hồng 1.000 đồng/kg. Theo các chuyên gia nông nghiệp, khoai lang bị vặt lá non thì năng suất sẽ giảm trên 50%, có thể không cho củ được.
Ngày 10/2/2014, thương lái Trung Quốc tung tin thu mua mầm thảo quả với giá gần 50.000 đồng/kg, trong khi giá bán cao nhất vào dịp giáp Tết chỉ từ 16.000 - 18.000 đồng/kg. Ở Hà Giang và nhiều địa phương biên giới phía bắc, thảo quả là cây xóa đói giảm nghèo vì có giá trị kinh tế cao. Nếu người dân chặt mầm ồ ạt thì thiệt hại kinh tế là rất lớn.
Theo Chi cục Kiểm lâm Khánh Hòa, những ngày gần đây có thông tin người dân khai thác trắc dây để bán cho thương lái Trung Quốc với giá 10.000 - 12.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa xác định rõ thương lái Trung Quốc mua trắc dây vì mục đích gì. Điều lạ là người dân khai thác theo kiểu “đào tận gốc, lấy tận ngọn”, rồi cắt thành khúc gỗ ngắn khoảng 30 cm đến 1 m để cân ký bán.
Những tháng đầu năm 2014, tại các huyện Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong (Nghệ An), thương lái Trung Quốc tiến hành thu gom dược liệu, chủ yếu là lá chua ke với giá 7.000-8.000 đồng/kg. Hàng trăm người đã đổ xô vào rừng, tận diệt loài cây quý này, khiến khu dự trữ sinh quyển có vành đai xanh lớn nhất Đông Nam Á (Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát) bị đe dọa nghiêm trọng.
Cùng thời gian này, trên địa bàn huyện Hoài Nhơn bắt đầu xuất hiện một số điểm thu mua cà gai leo (cây cà quánh). Ban đầu, cà gai leo được mua với giá 5.000đồng/kg. Đến nay, loại này được đẩy lên 7.000 đồng/kg, do khan hiếm.
Trong khi đó, tại địa bàn huyện An Lão, lá trầu được thương lái Trung Quốc và bạn hàng lùng mua ráo riết. Tại các xã An Quang, An Hòa và An Hưng (An Lão), việc mua bán trầu diễn ra rầm rộ. Giá trầu từ 5.000đ/kg ban đầu, tăng dần và có lúc lên tới 45.000đ/kg. Giá cao, người dân không ngại vét hết dây trầu ở nhà vẫn không đủ bán. Dân tràn cả vào những cánh rừng tìm lá trầu.
Trong khi đó, tại địa bàn huyện An Lão, Bình Định, lá trầu cũng được thương lái Trung Quốc lùng mua ráo riết. Tại các xã An Quang, An Hòa và An Hưng, việc mua bán trầu diễn ra rầm rộ. Giá trầu từ 5.000đ/kg ban đầu tăng dần và có lúc lên tới 45.000đ/kg. Giá cao, người dân bỏ làm nương rẫy, không ngại vét hết dây trầu ở nhà rồi tràn cả vào những cánh rừng tìm lá trầu.
Ông Nguyễn Văn Thành, chủ nhiệm HTX cá sấu giống Nam Bộ (Q.12, TP.HCM), cho biết gần đây thương lái Trung Quốc đang săn mua ráo riết cá sấu sống, đặc biệt là cá sấu con có trọng lượng 3-5kg, khiến giá cá sấu tăng chóng mặt. Thời điểm này năm ngoái, giá cá sấu sống chỉ 120.000-140.000 đồng/kg nhưng nay lên xấp xỉ 230.000 đồng/kg. Ông Thành khuyến cáo, nếu tình hình này kéo dài rất có thể sẽ làm sụt giảm số lượng và chất lượng cá sấu giống trong tương lai.
Ngọc Lan (Zingvn) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Tham bát bỏ mâm thì rồi sẽ có họa mất nước Thu 10 Oct 2019, 11:14 | |
| |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Tham bát bỏ mâm thì rồi sẽ có họa mất nước Thu 10 Oct 2019, 11:15 | |
| |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Tham bát bỏ mâm thì rồi sẽ có họa mất nước | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |