Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển Thu 22 Aug 2019, 10:59 | |
| Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển
Tiền Phong 20-08-2017
TP - Vụ “bắt lỗi” cuốn từ điển của cố giáo sư Nguyễn Lân khiến không ít người “sốc”. Bởi lẽ, đây không phải một sự “bắt lỗi” giản đơn bằng một vài bài phê bình nhỏ lẻ, mà “bắt lỗi” bằng cả một công trình với tên gọi: “Từ điển Tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân - Phê bình và khảo cứu” của Hoàng Tuấn Công, một cái tên còn xa lạ với phần đông độc giả.
Thiếu thiện ý?
PGS-TS Nguyễn Lân Trung, con trai của cố giáo sư, nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân không ngại bày tỏ quan điểm của gia đình, xung quanh vụ “bắt lỗi” cuốn từ điển của cha mình. Anh khẳng định, trước hết nói đến ngôn ngữ là nói đến vấn đề về lịch sử, văn hóa, bởi ngôn ngữ gắn với văn hóa, gắn với lịch sử. Do vậy, cách nhìn nhận của mỗi nhà nghiên cứu ngôn ngữ là khác nhau, khó nói cách nhìn này đúng, cách nhìn kia sai.
Anh cho biết hoàn cảnh ra đời của cuốn từ điển gây bão: “Bố tôi làm cuốn sách này trong 5 năm, khi đã 90-95 tuổi. Phải hiểu là trong thời kỳ đó, không ai làm (từ điển tiếng Việt-pv) thì bố tôi bắt tay vào làm”. PGS-TS Nguyễn Lân Trung cảm thấy: “Đối với một người đã có đóng góp như thế, đã khuất như thế thì thái độ như thế, gia đình thấy không được”. Anh nhắc lại nhiều lần: “Thấy không thiện ý”. Theo anh, việc khảo cứu từ điển Nguyễn Lân không có vấn đề nhưng phải lưu ý, ngôn ngữ có yếu tố lịch sử, “ở thời đại công nghệ người ta nghĩ từ này có nghĩa thế này nhưng trước đây quan niệm của các cụ lại nghĩ khác”. “Phải khảo cứu trên phương diện khoa học như vậy và trao đổi một cách thiện ý, thiện chí, đằng này thiếu cả hai điều ấy thì gia đình không bàn”, PGS-TS Nguyễn Lân Trung bộc bạch.
Sau vụ “bắt lỗi” từ điển của cố giáo sư Nguyễn Lân, cũng có thể mở ra một trào lưu mới: “Nhặt sạn” từ tác phẩm nổi tiếng của người đã khuất. Theo PGS-TS Nguyễn Lân Trung nếu trào lưu ấy diễn ra thì thật sự đáng ái ngại: “Tất cả các tác giả đã khuất mang ra phân tích theo quan điểm hiện nay thì sẽ rất khác. Họ đều có thể bị lôi ra như vừa rồi. Đó là một trào lưu không tốt, không có sự trân trọng. Thí dụ, thủ pháp trong tiểu thuyết trước đây khác lắm, bây giờ bảo sao lại viết như thế thì khó”.
Trên trang cá nhân, một người cháu nổi tiếng của cố giáo sư Nguyễn Lân cũng đã lên tiếng xoay quanh câu chuyện liên quan đến ông mình. PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu bắt đầu khá nhẹ nhàng: “Sắp đến ngày giỗ của ông, tình cờ facebook lại nhắc nhở tấm ảnh đặc biệt của ông và các cháu trai (…). Cảm ơn tình cảm của nhiều người đã quý mến dành cho ông những “mỹ từ” to tát, nhưng tôi chắc chắn rằng ông không thích và không tự nhận bao giờ. Ông chỉ thích một điều đó là làm việc, làm việc và làm việc”. Đến đây vị bác sỹ nổi tiếng mới đi vào vấn đề chính: “Những quyển sách mà ông viết trong những năm cuối đời, ngoài 90 tuổi đã thể hiện một nỗ lực phi thường của một người nhỏ bé. Tôi cũng cảm ơn những người đã đọc rất kỹ các quyển sách của ông để tìm ra các sai sót. Đây sẽ là những đóng góp mà chắc chắn nếu ông còn sống sẽ được ông thay đổi bổ sung trong các lần tái bản của mình”. Và tiến sỹ y khoa khiến người theo dõi trang cá nhân của ông phải giật mình vì nhắc một kỷ niệm thâm thúy, thay lời muốn nói: “Nhớ mãi lần tôi và Lân Thắng trèo lên cột nước ở Kim Liên về bị ông đánh cho một trận chỉ vì cái tội hay khoe “trên cao nhìn thấy ông bé tí như con kiến”. Đúng là “ếch chết tại miệng”.
“Của Ceasar trả lại cho Ceasar”?
Sau “cơn bão”, không ít người nghi ngờ giá trị quyển từ điển dày 2.111 trang của cố giáo sư Nguyễn Lân liệu có trở về số 0? PGS.TS Phạm Văn Tình, Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam khẳng định: “Bằng 0 là không đúng. Cuốn sách của cụ Nguyễn Lân vẫn còn rất nhiều giá trị. Khoan bàn đến những sai sót, thì đây là dấu ấn nhất định ghi nhận một người đã bền bỉ, đã ham thích tiếng Việt cũng như yêu quý đất nước mà làm nên công trình như thế. Công sức đó ta phải ghi nhận. Nhất là khi đó cụ Nguyễn Lân tuổi già sức yếu. Công trình cũng là dấu ấn một thời”.
Tuy nhiên, PGS.TS Phạm Văn Tình không đồng tình khi nói cuốn sách của tác giả Hoàng Tuấn Công xuất phát từ một thái độ không thiện ý, bởi “chứng cứ tường minh, dựa trên những cái đã có để làm rõ vấn đề, cũng không phải lấy con mắt hiện đại để soi vào quá khứ, đây là thực tế ngôn ngữ học, thuần túy khoa học. Tức là cái gì của Ceasar, trả lại cho Ceasar”. Theo tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, việc làm của tác giả Hoàng Tuấn Công là tốt, bởi “đã gọi là công cụ từ điển, những cái để lại cho hậu thế, phải chuẩn”. Để vấn đề được khách quan, PGS.TS Phạm Văn Tình cho rằng, nên có cuộc hội thảo hoặc tọa đàm, mời gia đình cụ Nguyễn Lân tham dự, “các con cụ có thể thanh minh hoặc nếu có khả năng nên có sự trao đổi cho rõ”.
Tác giả Hoàng Tuấn Công: Tôi không “ném đá” bất kỳ một cá nhân nào. . Tác giả Hoàng Tuấn Công cũng bày tỏ quan điểm của mình trên trang cá nhân: “Khi viết sách “Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân- Phê bình và khảo cứu”, chúng tôi không nhằm “tấn công” hay “ném đá” bất kỳ một cá nhân nào”. Anh đưa ra chứng cứ: Từng viết rất nhiều bài phê bình về các cuốn từ điển tiếng Việt, cũng như các thể loại văn chương, sách công cụ tra cứu khác… Lý do khiến anh viết cả cuốn sách để bắt lỗi, đơn giản chỉ là: “Sai ít thì gói gọn trong một bài (hoặc nhiều bài); sai nhiều thì viết hẳn thành một cuốn sách để hầu bạn đọc”.
Một số người đưa ra giải pháp với cuốn từ điển của cố giáo sư: Với những cuốn từ điển có sai sót lớn không nên tiếp tục tái bản. Thậm chí, có người còn cho rằng, nên thu hồi những cuốn từ điển có sai sót đã được xuất bản và đền bù cho độc giả đã mua sách một cuốn từ điển “nghiêm chỉnh”, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng sản phẩm tinh thần. Cục trưởng Cục Xuất bản, In và phát hành tái khẳng định với phóng viên TPCN, Cục vẫn cho phép xuất bản từ điển của cố giáo sư Nguyễn Lân. Ông đồng quan điểm với PGS.TS Phạm Văn Tình: Từ điển của cố giáo sư Nguyễn Lân vẫn có những giá trị không thể phủ nhận. Tuy nhiên, theo ông Chu Hòa, trong những lần xuất bản tiếp theo (nếu có), ở lời giới thiệu không nên bỏ qua ồn ào vừa qua xoay quanh cuốn từ điển, để bạn đọc có cái nhìn nhiều chiều về cuốn sách.
PGS.TS Phạm Văn Tình không đồng tình với ý kiến của một số độc giả, không tái bản từ điển của cố giáo sư Nguyễn Lân: “Chẳng hạn hiện nay ta vẫn cho in lại cuốn từ điển của Alexandre de Rhodes (Từ điển Việt-Bồ-La, PV) cuốn đó nhiều thứ bất hợp lí. Những nó là minh chứng có một thời người ta làm cuốn từ điển như thế. Nó mang giá trị lịch sử hơn là tra cứu Với người nghiên cứu thì điều đó vô cùng giá trị”. Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học ví von từ điển “có giá trị lịch sử hơn tra cứu” giống như những phát hiện hóa thạch trong lĩnh vực khảo cổ. Và ông kết luận: “Cuốn từ điển của cụ Nguyễn Lân xuất bản để tra cứu là một chuyện phải bàn, còn để lưu lại một dấu ấn thì không sao cả”.
Không ai lên tiếng vì… tế nhị
Không ít nhà nghiên cứu đã “né” khi phóng viên TPCN ngỏ ý phỏng vấn xung quanh vấn đề “bắt lỗi” từ điển của GS. Nguyễn Lân. Một nhà nghiên cứu xin được giấu tên giãi bày: “Vấn đề này tế nhị, giới khoa học cũng có yếu tố nhân văn, người ta nhìn ra được vấn đề nhưng không ý kiến. Bởi, thứ nhất nể cụ Nguyễn Lân. Thứ hai là con cháu cụ đông, cũng khiếp. Người ta ngại đụng, chẳng phải đầu thì cũng phải tai. Ông Tuấn Công là người dám đương đầu và đủ sức đương đầu, ông ấy có lý lẽ đâu ra đấy, rất giỏi. Ai đã từng đọc Hoàng Tuấn Công, dù không quen thân đều phải công nhận đó là người làm khoa học thực thụ”.
Một nhà nghiên cứu khác lại cho rằng: “Ở Việt Nam, bao giờ cũng coi trọng tuổi tác, truyền thống, coi trọng cao niên. Nhưng trường hợp cụ Nguyễn Lân sai sót lớn quá, khó chấp nhận. Nếu không khéo để thế hệ sau nghĩ rằng đó là khuôn vàng thước ngọc thì e không tiện. Tất nhiên đó là nỗi buồn rất lớn của gia đình cụ Nguyễn Lân. Hoàng Tuấn Công xới lên vấn đề rất đúng, cần thẳng thắn nhìn vào sự thật. Ở ta, thường có một vùng cấm ngầm mà lâu nay chưa thoát ra được. Chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp của những người gắn bó với khoa học nước nhà như cụ Nguyễn Lân nhưng chúng ta cũng cần có cái nhìn khách quan trong chuyện này”.
Tuy nhiên, có một hiện thực không thể phủ nhận trong một bộ phận dư luận ở ta. Khi câu chuyện “bắt lỗi” từ điển của cố GS Nguyễn Lân nổ ra, không ít người đã buông lời chỉ trích nặng nề và phủ nhận toàn bộ giá trị tác phẩm của người đã khuất. Đó cũng là một cách tiếp nhận vấn đề cực đoan, kém văn minh. Nên nhớ, chính bản thân cố giáo sư đã từng nhận: “Tôi đã 95 tuổi, một mình soạn quyển từ điển dày 2.111 trang ấy, tất nhiên không thể hoàn hảo được”.
Nông Hồng Diệu
____________________
Dzung Hoang: Vin vào tuổi tác của cụ Nguyễn Lân (Từ điển từ và ngữ Việt Nam viết năm 90 tuổi và hoàn thành năm 95 tuổi) để xác quyết những ý kiến phê phán công trình của cụ là “thật nhẫn tâm với một người suốt đời chăm lo cho sự trong sáng của tiếng Việt”. Đó là là cách nói ngụy biện, đánh vào lòng thương (argumentum ad misericordiam), thay vì trả lời thẳng vào vấn đề. Chưa kể thực ra, không phải đến Từ điển từ và ngữ Việt Nam năm 2000 mới có lỗi, mà dễ dàng chứng minh những sai sót của cụ ngay từ cuốn đầu tiên Muốn đúng chính tả, xuất bản năm 1949, lúc cụ 43 tuổi, xuyên suốt cho đến cuốn cuối cùng. Nói như An Chi, “Học giả hoặc nhà văn, dù đã quá cố, vẫn phải vĩnh viễn chịu trách nhiệm về những gì họ đã viết” (“Về thái độ của ông Vũ Đức Phúc trong tranh luận học thuật”, Kiến thức ngày nay, số 318, 10/6/1999).
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển Thu 22 Aug 2019, 11:13 | |
| Việc chỉ ra hàng ngàn lỗi trong từ điển của GS Nguyễn Lân: Cần được xem xét nghiêm túc!
Văn học
Cuốn "Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và khảo cứu" của tác giả Hoàng Tuấn Công (NXB Hội Nhà văn ấn hành) vừa ra mắt đã làm "dậy sóng" giới học thuật và bạn đọc. Đây là công trình phê bình khảo cứu mang tính khoa học và rất nghiêm túc của tác giả Hoàng Tuấn Công, chỉ ra hàng ngàn sai sót trong những cuốn từ điển của GS Nguyễn Lân (Giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ cho cụm công trình về giáo dục học và từ điển tiếng Việt): "Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam", "Từ điển từ và ngữ Việt Nam", "Từ điển từ và ngữ Hán Việt".
Gây "sóng gió" trong giới học thuật
Cuốn sách khảo cứu lên tới gần 600 trang, được chia làm 5 phần. Phần 1: Phê bình, khảo cứu cuốn "Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam" (xuất bản lần đầu vào năm 1989). Phần 2: Phê bình, khảo cứu cuốn "Từ điển từ và ngữ Hán Việt" (xuất bản lần đầu năm 1989). Phần 3: Phê bình và khảo cứu cuốn "Từ điển từ và ngữ Việt Nam" (xuất bản lần đầu năm 2000). Phần 4: Chính tả trong từ điển của GS Nguyễn Lân. Phần 5: Thử lý giải những sai sót khó hiểu của nhà biên soạn từ điển - GS Nguyễn Lân. Trong 4 phần đầu, Hoàng Tuấn Công đã thống kê trên 1.000 lỗi trong các cuốn từ điển của GS Nguyễn Lân.
Ông Công phân chia rõ ràng các mục từ mà mình cho là sai thành những nhóm sai sót khác nhau, có nhóm sai do "bỏ gốc lấy ngọn, giải thích sai, nông cạn làm hẹp ý nghĩa, cách dùng thành ngữ, tục ngữ". Chẳng hạn, thành ngữ "Nhân nào quả ấy", GS Nguyễn Lân giải thích ý nói con cái chịu ảnh hưởng của cha mẹ. Tuy nhiên theo ông Công, thực chất câu này nói về nguyên nhân và kết quả, gieo nhân nào gặt quả ấy như trong triết lý nhà Phật. "Nói đến nhân quả là nói đến quy luật tất yếu, đâu chỉ là con cái chịu ảnh hưởng sâu sắc của cha mẹ như cách giải thích của GS Nguyễn Lân" - cuốn sách viết. "Khuôn vàng thước ngọc", theo GS Nguyễn Lân, là gương sáng cần noi theo. Hoàng Tuấn Công cho rằng chưa chính xác. Gương sáng cần noi theo chỉ là tấm gương của con người. Trong khi khuôn vàng thước ngọc là chuẩn mực, khuôn thước nói chung để người ta làm theo, so sánh, kiểm chứng giá trị, xấu tốt của sự vật khác... Hay những câu "Chồng ăn chả, vợ ăn nem", "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh", "Lành làm gáo vỡ làm môi", "Lắm mối tối nằm không", "Mỡ để miệng mèo", "Buôn có bạn bán có phường", "Cha mẹ sinh con trời sinh tính", "Mẹ tròn con vuông", "Xanh vỏ đỏ lòng", "Tham bát bỏ mâm"… đều được tác giả cuốn sách chỉ ra sự hiểu sai, chưa chuẩn xác hoặc giải thích tối nghĩa, hẹp nghĩa... của người biên soạn. Tác giả cũng chỉ ra rất nhiều từ ngữ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ gốc Hán trong các cuốn từ điển của GS Nguyễn Lân dịch sai, hiểu sai, như: Bách phát bách trúng, bán tự vi sư, sư tử Hà Đông, điệu hổ ly sơn...
Giới học thuật ghi nhận và hoan nghênh việc làm này của tác giả Hoàng Tuấn Công. PGS-TS Phạm Văn Tình- Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, cho biết không hề ngạc nhiên khi thấy một cuốn sách phê bình và khảo cứu chỉ ra những sai sót trong từ điển của GS Nguyễn Lân, cho dù ông đã nhận Giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ cho "Cụm công trình về giáo dục học và từ điển tiếng Việt" hồi năm 2001.
Theo ông Tình, từ điển của GS Nguyễn Lân vốn có nhiều vấn đề từ góc độ từ điển học cũng như các kỹ thuật khác. Trước đây, cũng đã có ý kiến của nhiều cá nhân về những sai sót này. "Có nhiều lý do mà các ý kiến đó không được công bố hoặc khi công bố không được tiếp nhận đúng với tinh thần khoa học. Nhưng tới giờ có anh Hoàng Tuấn Công, dù không phải người làm ngôn ngữ nhưng rất am hiểu, viết cả một cuốn sách về việc này. Những ý kiến của anh ấy rất đích đáng" - ông Tình nói.
Cuốn Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân do NXB Văn học ấn hành
Khách quan và phải đúng
Ông Chu Văn Hòa - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành - cho rằng việc có cuốn sách chỉ ra cái sai trong từ điển là một chuyện nhưng có chính xác hay không lại là chuyện khác. "Cuốn "Phê bình và khảo cứu" của Hoàng Tuấn Công có quyền ra đời. Nhưng không phải vì cuốn sách mới này mà chúng ta phủ nhận thành tựu của GS Nguyễn Lân đã dày công biên soạn để tạo những nền móng đầu tiên cho nền văn hóa mới. Cuốn sách đó đã làm xong nhiệm vụ lịch sử của nó. Thái độ của chúng ta đối với cuốn sách này cần bình tĩnh, "tôn sư trọng đạo", giống như cách đối xử với một di tích chứ không thể nói đơn giản là nhà xây lâu năm cũ quá rồi, để thì mất mỹ quan lắm, thôi đập bỏ đi, dùng nhà mới" - ông Hòa nêu.
Theo ông Hòa, để người đọc nhận thức rõ vấn đề đúng sai, các NXB trước khi tái bản những cuốn từ điển này của GS Nguyễn Lân, cần có lời giới thiệu, phân tích rõ quá trình tiếp biến của ngôn ngữ để chuẩn bị tâm thế cho người đọc. "Theo thời gian và thực tế sử dụng, có những từ đã khác nghĩa hoặc trái nghĩa hoàn toàn, một số từ thì biến nghĩa, mở rộng nghĩa, có sự chuyển dịch, một số từ biến mất, còn một số từ mới lại phát sinh. Không có bộ từ điển nào là bất biến cả. Vì thế, chúng ta có thể khảo cứu nhưng không thể đánh giá thấp và tự nhiên lại phủ nhận công trình mang yếu tố lịch sử của GS Nguyễn Lân" - ông Hòa nói.
Cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân do NXB Tổng hợp TP HCM ấn hành
"Tôi không ủng hộ quan điểm của ông Chu Văn Hòa. Trường hợp cuốn từ điển của GS Nguyễn Lân thuộc dòng sách chỉ dẫn, nếu bị sai nhiều thì việc cần phải chỉ rõ cái sai để độc giả hiểu, tránh dẫn đến cái sai trở thành hệ thống cho toàn xã hội khi mà số lượng người tham khảo cuốn sách này rất lớn, lại là giới học thuật, học sinh, sinh viên" - nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân phản biện.
Tác giả cuốn sách Hoàng Tuấn Công cho rằng cần phân biệt một công trình xây dựng cũ kỹ, mà ngay khi vừa ra đời, nó đã bất hợp lý, kém chất lượng với một công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật, lịch sử. Ấy là chưa nói đến chuyện lưu giữ, bảo tồn một di tích lịch sử, hoàn toàn khác với việc đưa di tích ấy vào sử dụng như một căn nhà ở. Cũng như chuyện "lưu giữ" những công trình từ điển của GS Nguyễn Lân như một hiện vật bảo tàng, khác với việc tái bản để sử dụng rộng rãi. Nếu sự thực những "cuốn sách đó đã làm xong nhiệm vụ lịch sử" thì hãy để nó ngủ yên cùng lịch sử chứ không nên đánh thức, buộc nó phải gánh vác một công việc quá khả năng vốn có.
Về khái niệm "tiếp biến của ngôn ngữ", ông Hoàng Tuấn Công cho rằng không thể áp dụng đối với những cái sai trong từ điển của GS Nguyễn Lân. "Từ điển từ và ngữ Việt Nam" được biên soạn và xuất bản lần đầu năm 2000, nghĩa là soạn giả sống cùng thời với chúng ta, không có chuyện "tiếp biến". Mặt khác, "những sai sót mà chúng tôi chỉ ra là những cái sai với cả quá khứ, hiện tại và tương lai chứ không phải cái sai mang tính lịch sử" - tác giả Hoàng Tuấn Công khẳng định.
Từ nhiều năm nay, nhiều NXB uy tín trong nước liên tiếp tái bản các cuốn "Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam", "Từ điển từ và ngữ Việt Nam", "Từ điển từ và ngữ Hán Việt"… của GS Nguyễn Lân, những cuốn sách này vẫn đang được sử dụng trong nhiều thư viện, có mặt trên nhiều quầy sách và là tư liệu tra cứu cho học sinh, sinh viên.
Tác giả Hoàng Tuấn Công nói ông chỉ là người làm công việc phê bình và khảo cứu, còn các nhà quản lý sử dụng kết quả phê bình, khảo cứu ấy như thế nào là quyền hạn, trách nhiệm của họ.
Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân ý kiến: "Theo tôi, rất cần các cơ quan chức năng xem xét nghiêm túc vấn đề này, phải lập hội đồng cấp quốc gia thẩm định lại các cuốn từ điển của GS Nguyễn Lân. Nếu xác định rõ sai sót thì cần chỉnh lý, bổ sung trước khi tái bản. Chứ nếu cứ để nguyên như thế tái bản thì cho dù NXB có giải thích ở đầu sách cũng ít tác dụng vì người đọc Việt Nam ít khi đọc lời nói đầu".
HOÀ BÌNH
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển Thu 22 Aug 2019, 11:18 | |
| Sắc sảo Hoàng Tuấn Công (*)
Bản thảo cuốn "Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và Khảo cứu" gần 600 trang, với tôi, là một kho tàng tri thức khổng lồ
Tôi đã đọc các bài viết của Hoàng Tuấn Công một cách say sưa không dứt ra được; phần vì những bài viết đó có nhiều lý giải rất mới mẻ, trước hết là với hiểu biết của chính tôi; phần vì cách viết của Công rất hấp dẫn, vừa khoa học, công phu, lại vừa đáo để trong lập luận, một thứ văn luận chiến (polémique) sắc sảo. Những bài viết của Công thực sự đã chinh phục tôi, và sự thật nếu không đọc Công, tôi hoàn toàn có thể hiểu sai những từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ mà lâu nay vẫn nghe, vẫn dùng. Không chỉ riêng mình, tôi chắc rất nhiều người đã và sẽ vỡ ra, ngộ ra nhiều điều khi đọc những gì Công viết. Không tin thì bạn cứ hãy liếc qua thử vài ba trang của cuốn sách này - cuốn "Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và Khảo cứu", cuốn sách mà Công đã dày công biên soạn trong vòng 3-4 năm nay và cũng đã công bố ít nhiều trên trang blog của mình, nay hợp làm một quyển.
Lật từng trang bản thảo cuốn sách "Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và Khảo cứu", tôi cứ nghĩ nếu GS Nguyễn Lân còn sống, ông sẽ phản ứng thế nào khi đọc sách này? Liệu thầy có buồn và nổi nóng với kẻ hậu sinh? Không, tôi chắc thầy chẳng bao giờ xử sự thế, mà trái lại sẽ rất trân trọng những người như Hoàng Tuấn Công, người không chỉ chăm chú đọc kỹ những cuốn từ điển của thầy mà còn tỉ mỉ ghi chép, đối chiếu, so sánh, khảo cứu từng con chữ trong đó để đối thoại, chú giải, đính chính lại những gì chưa ổn, chưa đúng, đặng mang đến cho bạn đọc một cách hiểu vẹn toàn, chính xác.
Kho tàng tri thức, chữ nghĩa của ông cha để lại là vô tận, bao la; ai có thể ôm hết và hiểu đúng mọi điều? Sai sót trong việc hiểu và giải thích kho tàng chữ nghĩa của cha ông để lại là chuyện bình thường, góp ý để chỉnh sửa lại cho đúng là chuyện rất nên làm và nên khích lệ, ủng hộ, biểu dương… Ai cũng nghĩ thế, huống chi là GS Nguyễn Lân, một bậc thầy đáng kính, một tên tuổi không thể không nhắc tới của khoa học giáo dục nước nhà thời hiện đại, một nhà khoa học luôn có tấm lòng rộng mở, bao dung…
Do tính chất phức tạp của tri thức tổng hợp được đề cập và dường như lường trước được những "nghi ngờ" khó tránh khỏi của bạn đọc về độ tin cậy trong diễn giải của người soạn, Hoàng Tuấn Công chủ trương trình bày rất chi tiết, cặn kẽ; lập luận rào trước đón sau, dẫn ra nhiều ngữ liệu, "chua" rõ nguồn trích, nguyên văn tiếng Latin, tiếng Hán, tiếng Mường, tiếng Anh; đối chiếu với hàng chục cuốn từ điển khác; liên hệ với cách nói, cách hiểu tương tự của các dân tộc khác… để làm rõ ý kiến của mình. Vì thế, cuốn sách này không chỉ đơn thuần là từ điển giải nghĩa mà nó thực sự còn là một công trình khảo cứu rất công phu… Cũng vì thế việc đánh giá, thẩm định, biên tập không đơn giản.
Mỗi ngày tôi tranh thủ xem và học từ đó khoảng dăm bảy mục, vừa phù hợp với thời gian vừa là để nhấm nháp, nghiền ngẫm, "tiêu hóa" những gì tác giả đã nêu lên vừa như là món ngon để dành ăn dần, sợ hết…
Tiếng nói, ngôn ngữ của một dân tộc là "vốn hương hỏa cha ông để lại" như nhà văn Nguyễn Tuân từng tâm niệm. Mỗi người cần có ý thức và có trách nhiệm chung tay góp phần làm cho "vốn hương hỏa" ấy ngày càng phát triển, sinh sắc hơn lên. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, tiếng Việt đang bị mai một, bóp méo, hiểu sai, sử dụng cẩu thả thì cuốn sách này là một đóng góp có ý nghĩa; một nỗ lực cá nhân đáng trân trọng trong việc giữ gìn tiếng Việt, để tiếng nói của cha ông ngày càng giàu có, tinh tế, chuẩn mực, sáng trong hơn.
(*) Lời bạt đăng trong sách, tòa soạn tóm lược và đặt lại tựa đề
ĐỖ NGỌC THỐNG
(Nguồn: Người lao động)
|
| | | Trăng
Tổng số bài gửi : 1844 Registration date : 23/04/2014
| Tiêu đề: Re: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển Thu 22 Aug 2019, 16:06 | |
| - Trà Mi đã viết:
- Sắc sảo Hoàng Tuấn Công (*)
Bản thảo cuốn "Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và Khảo cứu" gần 600 trang, với tôi, là một kho tàng tri thức khổng lồ
Tôi đã đọc các bài viết của Hoàng Tuấn Công một cách say sưa không dứt ra được; phần vì những bài viết đó có nhiều lý giải rất mới mẻ, trước hết là với hiểu biết của chính tôi; phần vì cách viết của Công rất hấp dẫn, vừa khoa học, công phu, lại vừa đáo để trong lập luận, một thứ văn luận chiến (polémique) sắc sảo. Những bài viết của Công thực sự đã chinh phục tôi, và sự thật nếu không đọc Công, tôi hoàn toàn có thể hiểu sai những từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ mà lâu nay vẫn nghe, vẫn dùng. Không chỉ riêng mình, tôi chắc rất nhiều người đã và sẽ vỡ ra, ngộ ra nhiều điều khi đọc những gì Công viết. Không tin thì bạn cứ hãy liếc qua thử vài ba trang của cuốn sách này - cuốn "Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và Khảo cứu", cuốn sách mà Công đã dày công biên soạn trong vòng 3-4 năm nay và cũng đã công bố ít nhiều trên trang blog của mình, nay hợp làm một quyển.
Lật từng trang bản thảo cuốn sách "Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và Khảo cứu", tôi cứ nghĩ nếu GS Nguyễn Lân còn sống, ông sẽ phản ứng thế nào khi đọc sách này? Liệu thầy có buồn và nổi nóng với kẻ hậu sinh? Không, tôi chắc thầy chẳng bao giờ xử sự thế, mà trái lại sẽ rất trân trọng những người như Hoàng Tuấn Công, người không chỉ chăm chú đọc kỹ những cuốn từ điển của thầy mà còn tỉ mỉ ghi chép, đối chiếu, so sánh, khảo cứu từng con chữ trong đó để đối thoại, chú giải, đính chính lại những gì chưa ổn, chưa đúng, đặng mang đến cho bạn đọc một cách hiểu vẹn toàn, chính xác.
Kho tàng tri thức, chữ nghĩa của ông cha để lại là vô tận, bao la; ai có thể ôm hết và hiểu đúng mọi điều? Sai sót trong việc hiểu và giải thích kho tàng chữ nghĩa của cha ông để lại là chuyện bình thường, góp ý để chỉnh sửa lại cho đúng là chuyện rất nên làm và nên khích lệ, ủng hộ, biểu dương… Ai cũng nghĩ thế, huống chi là GS Nguyễn Lân, một bậc thầy đáng kính, một tên tuổi không thể không nhắc tới của khoa học giáo dục nước nhà thời hiện đại, một nhà khoa học luôn có tấm lòng rộng mở, bao dung…
Do tính chất phức tạp của tri thức tổng hợp được đề cập và dường như lường trước được những "nghi ngờ" khó tránh khỏi của bạn đọc về độ tin cậy trong diễn giải của người soạn, Hoàng Tuấn Công chủ trương trình bày rất chi tiết, cặn kẽ; lập luận rào trước đón sau, dẫn ra nhiều ngữ liệu, "chua" rõ nguồn trích, nguyên văn tiếng Latin, tiếng Hán, tiếng Mường, tiếng Anh; đối chiếu với hàng chục cuốn từ điển khác; liên hệ với cách nói, cách hiểu tương tự của các dân tộc khác… để làm rõ ý kiến của mình. Vì thế, cuốn sách này không chỉ đơn thuần là từ điển giải nghĩa mà nó thực sự còn là một công trình khảo cứu rất công phu… Cũng vì thế việc đánh giá, thẩm định, biên tập không đơn giản.
Mỗi ngày tôi tranh thủ xem và học từ đó khoảng dăm bảy mục, vừa phù hợp với thời gian vừa là để nhấm nháp, nghiền ngẫm, "tiêu hóa" những gì tác giả đã nêu lên vừa như là món ngon để dành ăn dần, sợ hết…
Tiếng nói, ngôn ngữ của một dân tộc là "vốn hương hỏa cha ông để lại" như nhà văn Nguyễn Tuân từng tâm niệm. Mỗi người cần có ý thức và có trách nhiệm chung tay góp phần làm cho "vốn hương hỏa" ấy ngày càng phát triển, sinh sắc hơn lên. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, tiếng Việt đang bị mai một, bóp méo, hiểu sai, sử dụng cẩu thả thì cuốn sách này là một đóng góp có ý nghĩa; một nỗ lực cá nhân đáng trân trọng trong việc giữ gìn tiếng Việt, để tiếng nói của cha ông ngày càng giàu có, tinh tế, chuẩn mực, sáng trong hơn.
(*) Lời bạt đăng trong sách, tòa soạn tóm lược và đặt lại tựa đề
ĐỖ NGỌC THỐNG
(Nguồn: Người lao động)
Tỷ ơi , vụ việc đả kích cụ Lân cũng âm thầm trước đó , kể từ khi tên của Cụ được dùng để đặt tên 1 con đường ở Hà Nội Cuốn tự điển có nhiều sai sót nhưng tỷ lệ % sai sót vẫn thấp hơn sách của HTC Nhìn nhận sự việc khách quan thì cụ Lân viết sai sót nhiều và HTC có vốn kiến thức rộng nhưng nếu ko cho tái bản cuốn tự điển thì cuốn vạch lỗi sai do HTC viết còn giá trị gì nữa vì ko phải là công trình nghiên cứu riêng biệt mà chỉ đu bám theo tìm sai sót trong tự điển T có nói rằng cuốn sách nào cũng có phần bổ sung, chỉnh lý khi tái bản , nếu HTC có thiện ý thì nên trao đổi trực tiếp với gia đình cụ , rồi chia % tiền bán sách , có người nói T ngu ( mà chắc ngu thiệt á ) , sách có bản quyền ,ko ai được chỉnh sửa dù tác giả qua đời , vậy có người thừa kế chi vậy Thầy ơi ! |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển Fri 23 Aug 2019, 08:14 | |
| - Trăng đã viết:
- Trà Mi đã viết:
- Sắc sảo Hoàng Tuấn Công (*)
Bản thảo cuốn "Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và Khảo cứu" gần 600 trang, với tôi, là một kho tàng tri thức khổng lồ
Tôi đã đọc các bài viết của Hoàng Tuấn Công một cách say sưa không dứt ra được; phần vì những bài viết đó có nhiều lý giải rất mới mẻ, trước hết là với hiểu biết của chính tôi; phần vì cách viết của Công rất hấp dẫn, vừa khoa học, công phu, lại vừa đáo để trong lập luận, một thứ văn luận chiến (polémique) sắc sảo. Những bài viết của Công thực sự đã chinh phục tôi, và sự thật nếu không đọc Công, tôi hoàn toàn có thể hiểu sai những từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ mà lâu nay vẫn nghe, vẫn dùng. Không chỉ riêng mình, tôi chắc rất nhiều người đã và sẽ vỡ ra, ngộ ra nhiều điều khi đọc những gì Công viết. Không tin thì bạn cứ hãy liếc qua thử vài ba trang của cuốn sách này - cuốn "Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và Khảo cứu", cuốn sách mà Công đã dày công biên soạn trong vòng 3-4 năm nay và cũng đã công bố ít nhiều trên trang blog của mình, nay hợp làm một quyển.
Lật từng trang bản thảo cuốn sách "Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và Khảo cứu", tôi cứ nghĩ nếu GS Nguyễn Lân còn sống, ông sẽ phản ứng thế nào khi đọc sách này? Liệu thầy có buồn và nổi nóng với kẻ hậu sinh? Không, tôi chắc thầy chẳng bao giờ xử sự thế, mà trái lại sẽ rất trân trọng những người như Hoàng Tuấn Công, người không chỉ chăm chú đọc kỹ những cuốn từ điển của thầy mà còn tỉ mỉ ghi chép, đối chiếu, so sánh, khảo cứu từng con chữ trong đó để đối thoại, chú giải, đính chính lại những gì chưa ổn, chưa đúng, đặng mang đến cho bạn đọc một cách hiểu vẹn toàn, chính xác.
Kho tàng tri thức, chữ nghĩa của ông cha để lại là vô tận, bao la; ai có thể ôm hết và hiểu đúng mọi điều? Sai sót trong việc hiểu và giải thích kho tàng chữ nghĩa của cha ông để lại là chuyện bình thường, góp ý để chỉnh sửa lại cho đúng là chuyện rất nên làm và nên khích lệ, ủng hộ, biểu dương… Ai cũng nghĩ thế, huống chi là GS Nguyễn Lân, một bậc thầy đáng kính, một tên tuổi không thể không nhắc tới của khoa học giáo dục nước nhà thời hiện đại, một nhà khoa học luôn có tấm lòng rộng mở, bao dung…
Do tính chất phức tạp của tri thức tổng hợp được đề cập và dường như lường trước được những "nghi ngờ" khó tránh khỏi của bạn đọc về độ tin cậy trong diễn giải của người soạn, Hoàng Tuấn Công chủ trương trình bày rất chi tiết, cặn kẽ; lập luận rào trước đón sau, dẫn ra nhiều ngữ liệu, "chua" rõ nguồn trích, nguyên văn tiếng Latin, tiếng Hán, tiếng Mường, tiếng Anh; đối chiếu với hàng chục cuốn từ điển khác; liên hệ với cách nói, cách hiểu tương tự của các dân tộc khác… để làm rõ ý kiến của mình. Vì thế, cuốn sách này không chỉ đơn thuần là từ điển giải nghĩa mà nó thực sự còn là một công trình khảo cứu rất công phu… Cũng vì thế việc đánh giá, thẩm định, biên tập không đơn giản.
Mỗi ngày tôi tranh thủ xem và học từ đó khoảng dăm bảy mục, vừa phù hợp với thời gian vừa là để nhấm nháp, nghiền ngẫm, "tiêu hóa" những gì tác giả đã nêu lên vừa như là món ngon để dành ăn dần, sợ hết…
Tiếng nói, ngôn ngữ của một dân tộc là "vốn hương hỏa cha ông để lại" như nhà văn Nguyễn Tuân từng tâm niệm. Mỗi người cần có ý thức và có trách nhiệm chung tay góp phần làm cho "vốn hương hỏa" ấy ngày càng phát triển, sinh sắc hơn lên. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, tiếng Việt đang bị mai một, bóp méo, hiểu sai, sử dụng cẩu thả thì cuốn sách này là một đóng góp có ý nghĩa; một nỗ lực cá nhân đáng trân trọng trong việc giữ gìn tiếng Việt, để tiếng nói của cha ông ngày càng giàu có, tinh tế, chuẩn mực, sáng trong hơn.
(*) Lời bạt đăng trong sách, tòa soạn tóm lược và đặt lại tựa đề
ĐỖ NGỌC THỐNG
(Nguồn: Người lao động)
Tỷ ơi , vụ việc đả kích cụ Lân cũng âm thầm trước đó , kể từ khi tên của Cụ được dùng để đặt tên 1 con đường ở Hà Nội Cuốn tự điển có nhiều sai sót nhưng tỷ lệ % sai sót vẫn thấp hơn sách của HTC Nhìn nhận sự việc khách quan thì cụ Lân viết sai sót nhiều và HTC có vốn kiến thức rộng nhưng nếu ko cho tái bản cuốn tự điển thì cuốn vạch lỗi sai do HTC viết còn giá trị gì nữa vì ko phải là công trình nghiên cứu riêng biệt mà chỉ đu bám theo tìm sai sót trong tự điển T có nói rằng cuốn sách nào cũng có phần bổ sung, chỉnh lý khi tái bản , nếu HTC có thiện ý thì nên trao đổi trực tiếp với gia đình cụ , rồi chia % tiền bán sách , có người nói T ngu ( mà chắc ngu thiệt á ) , sách có bản quyền ,ko ai được chỉnh sửa dù tác giả qua đời , vậy có người thừa kế chi vậy Thầy ơi ! TM không biết nhiều về ông Nguyễn Lân lắm, nhưng căn cứ vô những tài liệu về ông trên mạng thì có một số thông tin tóm tắt như sau:
Ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương và dạy học từ 1932. Theo kháng chiến lên khu Việt Bắc từ 1946, làm Giám đốc giáo dục Liên khu 10 gồm 6 tỉnh: Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên (nay là Vĩnh Phúc), Tuyên Quang, Lào Cai và Hà Giang. 1951-1956: đi học ở khu học xã Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây. 1956-1971: dạy tại khoa tâm lý giáo dục của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 1971: nghỉ hưu, bắt đầu biên soạn từ điển. 1988: được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân.
Ông góp phần phê phán Giáo sư Trương Tửu và Giáo sư Trần Đức Thảo trong chiến dịch Nhân văn Giai phẩm. Sau vụ Nhân văn Giai phẩm, Trần Đức Thảo bị mất chức Phó Giám đốc trường ĐHSP Hà Nội, chức Trưởng khoa Lịch sử chung cho cả ĐHSP và ĐHTH Hà Nội, Trần Ðức Thảo bị cấm giảng dạy, phải dịch thuật lặt vặt để sống, cuộc sống bị cô lập. Trương Tửu bị buộc phải thôi việc.
"Sở dĩ có những lệch lạc ở một số sinh viên khoa Văn và khoa Sử là vì họ đã chịu cái ảnh hưởng tàn khốc của Trương Tửu và Trần Đức Thảo...Nhà trường đòi hỏi các cán bộ giảng dạy trước khi lên lớp phải soạn giáo trình và giáo án; nhưng Tửu và Thảo thì không chịu viết giáo trình, lấy cớ là môn mình phụ trách khó quá chưa thể cho in thành tài liệu được. Sự thực là họ sợ mực đen giấy trắng dễ biểu lộ những tư tưởng phản động của họ. Họ thường tay không lên lớp rồi nói lung tung, không theo một phương pháp sư phạm nào. Vì không có giáo án nên đã có lần Trương Tửu không chuẩn bị, phải nhai lại một bài đã giảng kỳ trước, làm cho sinh viên hết sức công phẫn. Cũng vì không chuẩn bị nên Trần Đức Thảo giảng rất khó hiểu, nhiều sinh viên đã phàn nàn là không hiểu y muốn nói gì. Có người tưởng rằng y dạy khó hiểu là vì y dạy cao quá. Sự thực thì dù nội dung có cao, có sâu đến đâu mà nắm vững phương pháp sư phạm, người ta vẫn có thể giảng một cách dễ hiểu được. Còn như định tâm nói ra những ý phản động lại dùng chủ nghĩa Mác Lê-nin để làm cái bình phong thì tất nhiên phải diễn đạt một cách úp úp, mở mở, nên giảng khó hiểu không phải là lạ lùng gì!
Một yêu cầu quan trọng mà nhà trường đề ra là giáo sư lên lớp phải quan tâm đến việc giáo dục tư tưởng cho sinh viên, phải khiến cho sinh viên thấm nhuần chủ nghĩa xã hội khoa học, dùng chủ nghĩa duy vật biện chứng mà giải thích mọi hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội, đứng trên lập trường Đảng, lập trường của giai cấp vô sản mà nhận định mọi vấn đề. Đó là điều tâm niệm của mọi cán bộ giảng dạy yêu nước, yêu nghề và tự trọng. Nhưng Trương Tửu và Trần Đức Thảo thì ngược lại, chỉ âm mưu dùng cái diễn đàn của trường đại học để đả kích chế độ, đả kích Đảng và xuyên tạc chân lý. Thí dụ: Tửu đã say sưa giảng về Vũ Trọng Phụng để chứng minh rằng Vũ Trọng Phụng sáng suốt hơn Đảng. Còn Thảo thì trong hai năm dạy lịch sử tư tưởng chỉ cố ý dừng lại ở Hê-ghen, không hề giảng đến Mác, Thảo luôn luôn dùng cái "hạt nhân duy lý" để xóa nhòa ranh giới giữa duy vật và duy tâm, xóa nhòa ranh giới giữa ta và địch. Quả là Tửu và Thảo đã dụng tâm làm tan rã lòng tin tưởng của sinh viên vào Đảng, vào chế độ."
Về sau, Nguyễn Lân tỏ ra ân hận về những phê phán của mình đối với Giáo sư Trần Đức Thảo, sau khi ông Trần Đức Thảo nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng cấp cao nhất của nhà nước Việt Nam. Ông không xin lỗi Trương Tửu.
"Cả đời tôi sống thanh bạch, không làm điều gì để trái với lương tâm, chỉ có hai điều tôi cứ ân hận mãi. Một là tôi được các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đến tận nhà thăm hỏi, nhưng do tuổi cao, đi lại không thuận tiện nên chưa lần nào đến nhà đáp lễ được. Điều thứ hai là, năm 1957, hồi tôi là Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục, được tổ chức phân công cuộc họp phê phán ông Trần Đức Thảo, một nhà triết học rất uyên bác. Là nhiệm vụ trên giao, tôi không thể không thực hiện, mà trong lòng thấy ân hận vô cùng. Rất mừng, năm 2000 các công trình nghiên cứu của GS Trần Đức Thảo được Đảng và Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh”
Lúc sinh thời, trong các tác phẩm của mình viết, Nguyễn Lân luôn đề tên ở bìa sách là Giáo sư Nguyễn Lân. Ví dụ những sách đã xuất bản như Từ điển chính tả phổ thông (1963); Từ điển Tiếng Việt (1967); Từ điển Pháp Việt (1981); Từ điển từ và ngữ Hán Việt (1989); Từ điển Việt Pháp (hợp soạn, 1989); Từ điển thành ngữ và tục ngữ (1989); Từ điển thành ngữ, tục ngữ Pháp Việt (1994); Từ điển từ và ngữ Việt Nam (2002)...đều đề tên là Giáo sư Nguyễn Lân. Tuy nhiên quyết định 162/CP về đợt phong học hàm Giáo sư đầu tiên ở Miền Bắc Việt Nam được ký ngày 11/9/1956 bởi cố thủ tướng Phạm Văn Đồng gồm 29 người không có tên của nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân và các đợt phong sau đó, các năm 1980, 1984, 1988, 1991,...đều không có tên của nhà giáo Nguyễn Lân.
Tác giả Huệ Thiên đã đăng trên Tạp chí Văn (bộ mới), số 6, tháng 9-2000 bài viết nhiều kỳ " Đọc lướt "Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân". Bài viết đã phân tích những sai lầm cơ bản về giải thích từ và ngữ của nhà giáo Nguyễn Lân.
Sau đó nhà giáo Nguyễn Lân gửi thư cho Tạp chí Văn, tạp chí này đã đăng bức thư đó. Nội dung bức thư, nhà giáo Nguyễn Lân cho rằng mình tuổi già sức yếu nên có thể có những sai sót và cho rằng ông Huệ Thiên nhận xét sai lệch. “ Tôi đã 95 tuổi, một mình soạn quyển từ điển dày 2111 trang ấy. Tất nhiên không thể hoàn hảo được nên trong bài Đôi lời tâm sự thay lời tựa tôi có ghi: Vì tuổi cao có thể có những sai sót, dám mong các độc giả dùng sách này vui lòng chỉ bảo cho. ” — Tạp chí Văn, số 8-2000, tr. 100-1 “ Sau khi đọc bài «Đọc lướt Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân» do ông Huệ Thiên viết, tôi rất ngạc nhiên trước những nhận xét sai lệch của ông ấy (...) Ông Huệ Thiên nêu lên đến 34 từ (thực ra là 33 – HT) để phê bình tôi, nhưng đại loại từ nào ông ấy cũng mắc sai lầm cả.» ” — Tạp chí Văn,số 8-2000, tr. 100-1
Tác giả Lê Mạnh Chiến đã đăng trên tạp chí Thế giới Mới từ số 582 đến số 587 (26/4 đến 31/5/2004) với nhan đề là “170 sai lầm trong một cuốn từ điển", chỉ ra những sai lầm của nhà giáo Nguyễn Lân trong việc biên soạn từ điển.
Tác giả Lê Mạnh Chiến đã phân tích nhà giáo Nguyễn Lân đã giải nghĩa các Từ tố không thỏa đáng; Giảng đúng nghĩa của các từ tố, nhưng giảng sai nghĩa của từ; Dựa theo cảm thức chủ quan để “sáng tác” nghĩa cho các từ tố; Không phân biệt được các từ gốc Hán đã Việt hoá và các từ “thuần Hán”; Giải thích sai lệch các từ ngữ liên quan đến lịch sử và văn hoá. Lê Mạnh Chiến cũng cho rằng nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân: hoàn toàn không đọc được chữ Hán nên không thể ghi các từ bằng chữ Hán được, nhưng ông vẫn muốn tỏ ra hiểu biết sâu sắc về mảng từ Hán Việt nên đã ra sức giải nghĩa từng từ tố. Vì thế, khi giải nghĩa các từ tố, ông ta chỉ có thể đoán mò dựa theo âm Hán-Việt hoặc bịa ra nghĩa cho các từ tố.
Đặc biệt, vào năm 2017, nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công đã xuất bản cuốn sách Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu dày hơn 500 trang, trong đó liệt kê hàng trăm (có thể lên đến hàng nghìn) lỗi sai trong các từ điển của Nguyễn Lân, bao gồm: Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam Từ điển từ và ngữ Hán Việt Từ điển từ và ngữ Việt Nam
Trong tác phẩm này, Hoàng Tuấn Công cũng đã chỉ ra những lỗi sai cơ bản mang tính hệ thống, thể hiện kiến thức nông cạn và thái độ làm việc ẩu tả, thiếu khoa học của Nguyễn Lân.
Kết luận:
Theo trên cho thấy ông Nguyễn Lân là người háo danh, không khiêm tốn (tự xưng GS dù không được phong), không chịu học hỏi, không biết phục thiện (không tiếp thu những góp ý về sai sót của mình trong việc biên soạn từ điển, làm áp lực để báo Văn ngưng đăng những bài phê bình của Huệ Thiên), thiếu dũng cảm, đạp đầu đồng nghiệp mà tiến (phê phán Trương Tửu và Trần Đức Thảo theo lệnh trên mặc dù biết là không đúng), làm việc cẩu thả thiếu khoa học (soạn từ điển tiếng Việt, Hán Việt mà không nghiên cứu tiếng Hán)
Đáng buồn là có một nhà giáo như thế!
T hỏi tại sao HTC không trao đổi với gia đình ông Nguyễn Lân để chỉnh lý sách, chắc bi giờ cũng hiểu lý do rồi ha?
* TM cũng hổng hoàn toàn đồng ý với nhiều điều giải thích của HTC, mặc dù khá ngạc nhiên với những sai lầm về kiến thức căn bản của ông Nguyễn Lân.
|
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển Sun 25 Aug 2019, 15:38 | |
| Diễn từ nhận giải Nghiên cứu – Phê bình của Hoàng Tuấn Công (Đọc trong lễ Trao giải Văn Việt lần 3)
Kính thưa Nhà văn Nguyên Ngọc – Chủ tịch Hội đồng Giải Văn Việt, và Ban tổ chức Giải Văn Việt, 2018!
Kính thưa toàn thể quý vị!
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ sự trân trọng và cảm ơn tới Ban tổ chức Giải Văn Việt, đã vì văn chương học thuật nước nhà, tổ chức Giải Văn Việt lần thứ 3 (2018), trong đó, sách “Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu” (NXB Hội Nhà văn, 2017) của tôi (bút danh Hoàng Tuấn Công) đã được Ban tổ chức trao Giải chính thức cho thể loại “Nghiên cứu - Phê bình”.
Tôi cũng xin được nói lời cảm ơn Trung tâm Khuyến nông Thanh Hoá (nơi tôi đang công tác), Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Công ty Sách Phương Nam; cảm ơn độc giả bốn phương, anh em bè bạn, các bậc thầy trong làng văn, bạn văn, đã hết lòng ủng hộ, tạo điều kiện, giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình làm sách và xuất bản sách.
Kính thưa quý vị!
Tôi là người làm công tác khuyến nông ở Thanh Hoá, yêu nghề và đã gắn bó với nghề hơn 20 năm qua. Một ngày mới với tôi không phải bắt đầu bằng sách vở, chữ nghĩa, mà là ruộng đồng, trang trại, gà vịt, lúa ngô… Môi trường nông nghiệp nông thôn đã giúp tôi có thêm nhiều kiến thức, hiểu biết thực tế không có trường lớp nào đào tạo, dạy bảo. Những kiến thức ấy đã góp một phần quan trọng vào nội dung cuốn sách “Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu”.
Tuy nhiên, vì khối lượng công việc rất nhiều, nên trước tiên, tôi phải làm xong nhiệm vụ cơ quan khuyến nông giao, sau đó mới có chút thời gian dành cho chữ nghĩa. Bởi vậy, khi sách “Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu” được xuất bản, ngoài sự đón nhận nhiệt tình của độc giả, với tôi Giải thưởng Văn Việt 2018 (cũng như Giải sách hay 2017), không chỉ là niềm vui, niềm vinh hạnh, mà còn là nguồn động viên, khích lệ, tạo cảm hứng viết lách rất quan trọng cho tôi-một người cầm bút ở tỉnh lẻ, không có may mắn được hàng ngày tiếp xúc, giao lưu học hỏi các bậc thầy chữ nghĩa và bạn văn, không được sống trong môi trường văn chương, nghiên cứu học thuật.
Hôm nay, vào đúng giờ này, khi quí vị tề tựu đông đủ ở đây, thì từ xứ Thanh, tôi cũng đang hướng về buổi trao Giải Văn Việt lần 3 (2018), với niềm vui, niềm hứng khởi và cùng hy vọng cho Giải Văn Việt vì sự nghiệp văn chương học thuật nước nhà sẽ có nhiều thành công hơn nữa.
Một lần nữa, xin được nói lời cảm ơn và lời chào trân trọng tới toàn thể quý vị!
Thanh Hoá, ngày 25/3/2018
Hoàng Tuấn Công _________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển Mon 26 Aug 2019, 15:07 | |
| - Trăng đã viết:
- Trà Mi đã viết:
- Sắc sảo Hoàng Tuấn Công (*)
Bản thảo cuốn "Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và Khảo cứu" gần 600 trang, với tôi, là một kho tàng tri thức khổng lồ
Tôi đã đọc các bài viết của Hoàng Tuấn Công một cách say sưa không dứt ra được; phần vì những bài viết đó có nhiều lý giải rất mới mẻ, trước hết là với hiểu biết của chính tôi; phần vì cách viết của Công rất hấp dẫn, vừa khoa học, công phu, lại vừa đáo để trong lập luận, một thứ văn luận chiến (polémique) sắc sảo. Những bài viết của Công thực sự đã chinh phục tôi, và sự thật nếu không đọc Công, tôi hoàn toàn có thể hiểu sai những từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ mà lâu nay vẫn nghe, vẫn dùng. Không chỉ riêng mình, tôi chắc rất nhiều người đã và sẽ vỡ ra, ngộ ra nhiều điều khi đọc những gì Công viết. Không tin thì bạn cứ hãy liếc qua thử vài ba trang của cuốn sách này - cuốn "Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và Khảo cứu", cuốn sách mà Công đã dày công biên soạn trong vòng 3-4 năm nay và cũng đã công bố ít nhiều trên trang blog của mình, nay hợp làm một quyển.
Lật từng trang bản thảo cuốn sách "Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và Khảo cứu", tôi cứ nghĩ nếu GS Nguyễn Lân còn sống, ông sẽ phản ứng thế nào khi đọc sách này? Liệu thầy có buồn và nổi nóng với kẻ hậu sinh? Không, tôi chắc thầy chẳng bao giờ xử sự thế, mà trái lại sẽ rất trân trọng những người như Hoàng Tuấn Công, người không chỉ chăm chú đọc kỹ những cuốn từ điển của thầy mà còn tỉ mỉ ghi chép, đối chiếu, so sánh, khảo cứu từng con chữ trong đó để đối thoại, chú giải, đính chính lại những gì chưa ổn, chưa đúng, đặng mang đến cho bạn đọc một cách hiểu vẹn toàn, chính xác.
Kho tàng tri thức, chữ nghĩa của ông cha để lại là vô tận, bao la; ai có thể ôm hết và hiểu đúng mọi điều? Sai sót trong việc hiểu và giải thích kho tàng chữ nghĩa của cha ông để lại là chuyện bình thường, góp ý để chỉnh sửa lại cho đúng là chuyện rất nên làm và nên khích lệ, ủng hộ, biểu dương… Ai cũng nghĩ thế, huống chi là GS Nguyễn Lân, một bậc thầy đáng kính, một tên tuổi không thể không nhắc tới của khoa học giáo dục nước nhà thời hiện đại, một nhà khoa học luôn có tấm lòng rộng mở, bao dung…
Do tính chất phức tạp của tri thức tổng hợp được đề cập và dường như lường trước được những "nghi ngờ" khó tránh khỏi của bạn đọc về độ tin cậy trong diễn giải của người soạn, Hoàng Tuấn Công chủ trương trình bày rất chi tiết, cặn kẽ; lập luận rào trước đón sau, dẫn ra nhiều ngữ liệu, "chua" rõ nguồn trích, nguyên văn tiếng Latin, tiếng Hán, tiếng Mường, tiếng Anh; đối chiếu với hàng chục cuốn từ điển khác; liên hệ với cách nói, cách hiểu tương tự của các dân tộc khác… để làm rõ ý kiến của mình. Vì thế, cuốn sách này không chỉ đơn thuần là từ điển giải nghĩa mà nó thực sự còn là một công trình khảo cứu rất công phu… Cũng vì thế việc đánh giá, thẩm định, biên tập không đơn giản.
Mỗi ngày tôi tranh thủ xem và học từ đó khoảng dăm bảy mục, vừa phù hợp với thời gian vừa là để nhấm nháp, nghiền ngẫm, "tiêu hóa" những gì tác giả đã nêu lên vừa như là món ngon để dành ăn dần, sợ hết…
Tiếng nói, ngôn ngữ của một dân tộc là "vốn hương hỏa cha ông để lại" như nhà văn Nguyễn Tuân từng tâm niệm. Mỗi người cần có ý thức và có trách nhiệm chung tay góp phần làm cho "vốn hương hỏa" ấy ngày càng phát triển, sinh sắc hơn lên. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, tiếng Việt đang bị mai một, bóp méo, hiểu sai, sử dụng cẩu thả thì cuốn sách này là một đóng góp có ý nghĩa; một nỗ lực cá nhân đáng trân trọng trong việc giữ gìn tiếng Việt, để tiếng nói của cha ông ngày càng giàu có, tinh tế, chuẩn mực, sáng trong hơn.
(*) Lời bạt đăng trong sách, tòa soạn tóm lược và đặt lại tựa đề
ĐỖ NGỌC THỐNG
(Nguồn: Người lao động)
Tỷ ơi , vụ việc đả kích cụ Lân cũng âm thầm trước đó , kể từ khi tên của Cụ được dùng để đặt tên 1 con đường ở Hà Nội Cuốn tự điển có nhiều sai sót nhưng tỷ lệ % sai sót vẫn thấp hơn sách của HTC Nhìn nhận sự việc khách quan thì cụ Lân viết sai sót nhiều và HTC có vốn kiến thức rộng nhưng nếu ko cho tái bản cuốn tự điển thì cuốn vạch lỗi sai do HTC viết còn giá trị gì nữa vì ko phải là công trình nghiên cứu riêng biệt mà chỉ đu bám theo tìm sai sót trong tự điển T có nói rằng cuốn sách nào cũng có phần bổ sung, chỉnh lý khi tái bản , nếu HTC có thiện ý thì nên trao đổi trực tiếp với gia đình cụ , rồi chia % tiền bán sách , có người nói T ngu ( mà chắc ngu thiệt á ) , sách có bản quyền ,ko ai được chỉnh sửa dù tác giả qua đời , vậy có người thừa kế chi vậy Thầy ơi ! Tại sao HTC không trực tiếp trao đổi với tác giả từ điển hay gia đình ông?
Lý do là: thứ nhất tác giả đã mất (lúc còn sống ông cũng không chấp nhận mình sai), thứ hai gia đình tác giả tức người thừa kế không có khả năng và cũng không muốn chỉnh sửa (bởi vì như họ nói họ muốn tôn trọng người đã khuất và chấp nhận giá trị lịch sử của cuốn từ điển, không cần biết đến giá trị sử dụng hiện tại!) và thứ ba là HTC muốn và hoàn toàn có quyền xuất bản một cuốn sách phê bình tác phẩm của người khác. Thực tế chứng minh rằng công trình của HTC được đánh giá cao và được tặng giải thưởng văn học dành cho thể loại nghiên cứu - phê bình.
Nếu T thấy sai sót của HTC nhiều hơn tác phẩm bị phê bình thì T nên xuất bản một cuốn sách phê bình cuốn sách phê bình và khảo cứu của HTC, AH và mọi người ở ĐV sẽ ủng hộ hết mình
Chú thích: Nếu muốn tái bản tác phẩm gốc của người đã khuất, nhà xuất bản và người biên tập nên ghi chú những phần sai lầm của nguyên bản để người đọc có thể tuỳ nghi sử dụng, không sợ gây hại cho người không đủ trình độ phán xét. Còn như biết sai mà vẫn cố tình để vậy in ra bán thì rất là thiếu trách nhiệm! Đa số người mua từ điển với mục đích để dùng, không phải là sưu tập sách cổ để chưng bày trong tủ.
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Trăng
Tổng số bài gửi : 1844 Registration date : 23/04/2014
| Tiêu đề: Re: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển Tue 27 Aug 2019, 06:30 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Trăng đã viết:
- Trà Mi đã viết:
- Sắc sảo Hoàng Tuấn Công (*)
Bản thảo cuốn "Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và Khảo cứu" gần 600 trang, với tôi, là một kho tàng tri thức khổng lồ
Tôi đã đọc các bài viết của Hoàng Tuấn Công một cách say sưa không dứt ra được; phần vì những bài viết đó có nhiều lý giải rất mới mẻ, trước hết là với hiểu biết của chính tôi; phần vì cách viết của Công rất hấp dẫn, vừa khoa học, công phu, lại vừa đáo để trong lập luận, một thứ văn luận chiến (polémique) sắc sảo. Những bài viết của Công thực sự đã chinh phục tôi, và sự thật nếu không đọc Công, tôi hoàn toàn có thể hiểu sai những từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ mà lâu nay vẫn nghe, vẫn dùng. Không chỉ riêng mình, tôi chắc rất nhiều người đã và sẽ vỡ ra, ngộ ra nhiều điều khi đọc những gì Công viết. Không tin thì bạn cứ hãy liếc qua thử vài ba trang của cuốn sách này - cuốn "Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và Khảo cứu", cuốn sách mà Công đã dày công biên soạn trong vòng 3-4 năm nay và cũng đã công bố ít nhiều trên trang blog của mình, nay hợp làm một quyển.
Lật từng trang bản thảo cuốn sách "Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và Khảo cứu", tôi cứ nghĩ nếu GS Nguyễn Lân còn sống, ông sẽ phản ứng thế nào khi đọc sách này? Liệu thầy có buồn và nổi nóng với kẻ hậu sinh? Không, tôi chắc thầy chẳng bao giờ xử sự thế, mà trái lại sẽ rất trân trọng những người như Hoàng Tuấn Công, người không chỉ chăm chú đọc kỹ những cuốn từ điển của thầy mà còn tỉ mỉ ghi chép, đối chiếu, so sánh, khảo cứu từng con chữ trong đó để đối thoại, chú giải, đính chính lại những gì chưa ổn, chưa đúng, đặng mang đến cho bạn đọc một cách hiểu vẹn toàn, chính xác.
Kho tàng tri thức, chữ nghĩa của ông cha để lại là vô tận, bao la; ai có thể ôm hết và hiểu đúng mọi điều? Sai sót trong việc hiểu và giải thích kho tàng chữ nghĩa của cha ông để lại là chuyện bình thường, góp ý để chỉnh sửa lại cho đúng là chuyện rất nên làm và nên khích lệ, ủng hộ, biểu dương… Ai cũng nghĩ thế, huống chi là GS Nguyễn Lân, một bậc thầy đáng kính, một tên tuổi không thể không nhắc tới của khoa học giáo dục nước nhà thời hiện đại, một nhà khoa học luôn có tấm lòng rộng mở, bao dung…
Do tính chất phức tạp của tri thức tổng hợp được đề cập và dường như lường trước được những "nghi ngờ" khó tránh khỏi của bạn đọc về độ tin cậy trong diễn giải của người soạn, Hoàng Tuấn Công chủ trương trình bày rất chi tiết, cặn kẽ; lập luận rào trước đón sau, dẫn ra nhiều ngữ liệu, "chua" rõ nguồn trích, nguyên văn tiếng Latin, tiếng Hán, tiếng Mường, tiếng Anh; đối chiếu với hàng chục cuốn từ điển khác; liên hệ với cách nói, cách hiểu tương tự của các dân tộc khác… để làm rõ ý kiến của mình. Vì thế, cuốn sách này không chỉ đơn thuần là từ điển giải nghĩa mà nó thực sự còn là một công trình khảo cứu rất công phu… Cũng vì thế việc đánh giá, thẩm định, biên tập không đơn giản.
Mỗi ngày tôi tranh thủ xem và học từ đó khoảng dăm bảy mục, vừa phù hợp với thời gian vừa là để nhấm nháp, nghiền ngẫm, "tiêu hóa" những gì tác giả đã nêu lên vừa như là món ngon để dành ăn dần, sợ hết…
Tiếng nói, ngôn ngữ của một dân tộc là "vốn hương hỏa cha ông để lại" như nhà văn Nguyễn Tuân từng tâm niệm. Mỗi người cần có ý thức và có trách nhiệm chung tay góp phần làm cho "vốn hương hỏa" ấy ngày càng phát triển, sinh sắc hơn lên. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, tiếng Việt đang bị mai một, bóp méo, hiểu sai, sử dụng cẩu thả thì cuốn sách này là một đóng góp có ý nghĩa; một nỗ lực cá nhân đáng trân trọng trong việc giữ gìn tiếng Việt, để tiếng nói của cha ông ngày càng giàu có, tinh tế, chuẩn mực, sáng trong hơn.
(*) Lời bạt đăng trong sách, tòa soạn tóm lược và đặt lại tựa đề
ĐỖ NGỌC THỐNG
(Nguồn: Người lao động)
Tỷ ơi , vụ việc đả kích cụ Lân cũng âm thầm trước đó , kể từ khi tên của Cụ được dùng để đặt tên 1 con đường ở Hà Nội Cuốn tự điển có nhiều sai sót nhưng tỷ lệ % sai sót vẫn thấp hơn sách của HTC Nhìn nhận sự việc khách quan thì cụ Lân viết sai sót nhiều và HTC có vốn kiến thức rộng nhưng nếu ko cho tái bản cuốn tự điển thì cuốn vạch lỗi sai do HTC viết còn giá trị gì nữa vì ko phải là công trình nghiên cứu riêng biệt mà chỉ đu bám theo tìm sai sót trong tự điển T có nói rằng cuốn sách nào cũng có phần bổ sung, chỉnh lý khi tái bản , nếu HTC có thiện ý thì nên trao đổi trực tiếp với gia đình cụ , rồi chia % tiền bán sách , có người nói T ngu ( mà chắc ngu thiệt á ) , sách có bản quyền ,ko ai được chỉnh sửa dù tác giả qua đời , vậy có người thừa kế chi vậy Thầy ơi ! Tại sao HTC không trực tiếp trao đổi với tác giả từ điển hay gia đình ông?
Lý do là: thứ nhất tác giả đã mất (lúc còn sống ông cũng không chấp nhận mình sai), thứ hai gia đình tác giả tức người thừa kế không có khả năng và cũng không muốn chỉnh sửa (bởi vì như họ nói họ muốn tôn trọng người đã khuất và chấp nhận giá trị lịch sử của cuốn từ điển, không cần biết đến giá trị sử dụng hiện tại!) và thứ ba là HTC muốn và hoàn toàn có quyền xuất bản một cuốn sách phê bình tác phẩm của người khác. Thực tế chứng minh rằng công trình của HTC được đánh giá cao và được tặng giải thưởng văn học dành cho thể loại nghiên cứu - phê bình.
Nếu T thấy sai sót của HTC nhiều hơn tác phẩm bị phê bình thì T nên xuất bản một cuốn sách phê bình cuốn sách phê bình và khảo cứu của HTC, AH và mọi người ở ĐV sẽ ủng hộ hết mình
Chú thích: Nếu muốn tái bản tác phẩm gốc của người đã khuất, nhà xuất bản và người biên tập nên ghi chú những phần sai lầm của nguyên bản để người đọc có thể tuỳ nghi sử dụng, không sợ gây hại cho người không đủ trình độ phán xét. Còn như biết sai mà vẫn cố tình để vậy in ra bán thì rất là thiếu trách nhiệm! Đa số người mua từ điển với mục đích để dùng, không phải là sưu tập sách cổ để chưng bày trong tủ.
Thưa Thầy ! Sau khi đọc nhiều lần , T đã hiểu quan điểm của Thầy và tỷ TM nên T đã xóa comment cũ và với khả năng hạn chế của T như thầy và tỷ biết rõ thì việc đề nghị T xuất bản cuốn sách phê bình HTC là điều ảo tưởng, phần cũng do T muốn viết 1 cuốn sách tách biệt chứ ko muốn đu bám người nổi tiếng đâu ạ Kính ! |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển Tue 27 Aug 2019, 08:55 | |
| - Trăng đã viết:
- Ai Hoa đã viết:
- Trăng đã viết:
- Trà Mi đã viết:
- Sắc sảo Hoàng Tuấn Công (*)
Bản thảo cuốn "Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và Khảo cứu" gần 600 trang, với tôi, là một kho tàng tri thức khổng lồ
Tôi đã đọc các bài viết của Hoàng Tuấn Công một cách say sưa không dứt ra được; phần vì những bài viết đó có nhiều lý giải rất mới mẻ, trước hết là với hiểu biết của chính tôi; phần vì cách viết của Công rất hấp dẫn, vừa khoa học, công phu, lại vừa đáo để trong lập luận, một thứ văn luận chiến (polémique) sắc sảo. Những bài viết của Công thực sự đã chinh phục tôi, và sự thật nếu không đọc Công, tôi hoàn toàn có thể hiểu sai những từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ mà lâu nay vẫn nghe, vẫn dùng. Không chỉ riêng mình, tôi chắc rất nhiều người đã và sẽ vỡ ra, ngộ ra nhiều điều khi đọc những gì Công viết. Không tin thì bạn cứ hãy liếc qua thử vài ba trang của cuốn sách này - cuốn "Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và Khảo cứu", cuốn sách mà Công đã dày công biên soạn trong vòng 3-4 năm nay và cũng đã công bố ít nhiều trên trang blog của mình, nay hợp làm một quyển.
Lật từng trang bản thảo cuốn sách "Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và Khảo cứu", tôi cứ nghĩ nếu GS Nguyễn Lân còn sống, ông sẽ phản ứng thế nào khi đọc sách này? Liệu thầy có buồn và nổi nóng với kẻ hậu sinh? Không, tôi chắc thầy chẳng bao giờ xử sự thế, mà trái lại sẽ rất trân trọng những người như Hoàng Tuấn Công, người không chỉ chăm chú đọc kỹ những cuốn từ điển của thầy mà còn tỉ mỉ ghi chép, đối chiếu, so sánh, khảo cứu từng con chữ trong đó để đối thoại, chú giải, đính chính lại những gì chưa ổn, chưa đúng, đặng mang đến cho bạn đọc một cách hiểu vẹn toàn, chính xác.
Kho tàng tri thức, chữ nghĩa của ông cha để lại là vô tận, bao la; ai có thể ôm hết và hiểu đúng mọi điều? Sai sót trong việc hiểu và giải thích kho tàng chữ nghĩa của cha ông để lại là chuyện bình thường, góp ý để chỉnh sửa lại cho đúng là chuyện rất nên làm và nên khích lệ, ủng hộ, biểu dương… Ai cũng nghĩ thế, huống chi là GS Nguyễn Lân, một bậc thầy đáng kính, một tên tuổi không thể không nhắc tới của khoa học giáo dục nước nhà thời hiện đại, một nhà khoa học luôn có tấm lòng rộng mở, bao dung…
Do tính chất phức tạp của tri thức tổng hợp được đề cập và dường như lường trước được những "nghi ngờ" khó tránh khỏi của bạn đọc về độ tin cậy trong diễn giải của người soạn, Hoàng Tuấn Công chủ trương trình bày rất chi tiết, cặn kẽ; lập luận rào trước đón sau, dẫn ra nhiều ngữ liệu, "chua" rõ nguồn trích, nguyên văn tiếng Latin, tiếng Hán, tiếng Mường, tiếng Anh; đối chiếu với hàng chục cuốn từ điển khác; liên hệ với cách nói, cách hiểu tương tự của các dân tộc khác… để làm rõ ý kiến của mình. Vì thế, cuốn sách này không chỉ đơn thuần là từ điển giải nghĩa mà nó thực sự còn là một công trình khảo cứu rất công phu… Cũng vì thế việc đánh giá, thẩm định, biên tập không đơn giản.
Mỗi ngày tôi tranh thủ xem và học từ đó khoảng dăm bảy mục, vừa phù hợp với thời gian vừa là để nhấm nháp, nghiền ngẫm, "tiêu hóa" những gì tác giả đã nêu lên vừa như là món ngon để dành ăn dần, sợ hết…
Tiếng nói, ngôn ngữ của một dân tộc là "vốn hương hỏa cha ông để lại" như nhà văn Nguyễn Tuân từng tâm niệm. Mỗi người cần có ý thức và có trách nhiệm chung tay góp phần làm cho "vốn hương hỏa" ấy ngày càng phát triển, sinh sắc hơn lên. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, tiếng Việt đang bị mai một, bóp méo, hiểu sai, sử dụng cẩu thả thì cuốn sách này là một đóng góp có ý nghĩa; một nỗ lực cá nhân đáng trân trọng trong việc giữ gìn tiếng Việt, để tiếng nói của cha ông ngày càng giàu có, tinh tế, chuẩn mực, sáng trong hơn.
(*) Lời bạt đăng trong sách, tòa soạn tóm lược và đặt lại tựa đề
ĐỖ NGỌC THỐNG
(Nguồn: Người lao động)
Tỷ ơi , vụ việc đả kích cụ Lân cũng âm thầm trước đó , kể từ khi tên của Cụ được dùng để đặt tên 1 con đường ở Hà Nội Cuốn tự điển có nhiều sai sót nhưng tỷ lệ % sai sót vẫn thấp hơn sách của HTC Nhìn nhận sự việc khách quan thì cụ Lân viết sai sót nhiều và HTC có vốn kiến thức rộng nhưng nếu ko cho tái bản cuốn tự điển thì cuốn vạch lỗi sai do HTC viết còn giá trị gì nữa vì ko phải là công trình nghiên cứu riêng biệt mà chỉ đu bám theo tìm sai sót trong tự điển T có nói rằng cuốn sách nào cũng có phần bổ sung, chỉnh lý khi tái bản , nếu HTC có thiện ý thì nên trao đổi trực tiếp với gia đình cụ , rồi chia % tiền bán sách , có người nói T ngu ( mà chắc ngu thiệt á ) , sách có bản quyền ,ko ai được chỉnh sửa dù tác giả qua đời , vậy có người thừa kế chi vậy Thầy ơi ! Tại sao HTC không trực tiếp trao đổi với tác giả từ điển hay gia đình ông?
Lý do là: thứ nhất tác giả đã mất (lúc còn sống ông cũng không chấp nhận mình sai), thứ hai gia đình tác giả tức người thừa kế không có khả năng và cũng không muốn chỉnh sửa (bởi vì như họ nói họ muốn tôn trọng người đã khuất và chấp nhận giá trị lịch sử của cuốn từ điển, không cần biết đến giá trị sử dụng hiện tại!) và thứ ba là HTC muốn và hoàn toàn có quyền xuất bản một cuốn sách phê bình tác phẩm của người khác. Thực tế chứng minh rằng công trình của HTC được đánh giá cao và được tặng giải thưởng văn học dành cho thể loại nghiên cứu - phê bình.
Nếu T thấy sai sót của HTC nhiều hơn tác phẩm bị phê bình thì T nên xuất bản một cuốn sách phê bình cuốn sách phê bình và khảo cứu của HTC, AH và mọi người ở ĐV sẽ ủng hộ hết mình
Chú thích: Nếu muốn tái bản tác phẩm gốc của người đã khuất, nhà xuất bản và người biên tập nên ghi chú những phần sai lầm của nguyên bản để người đọc có thể tuỳ nghi sử dụng, không sợ gây hại cho người không đủ trình độ phán xét. Còn như biết sai mà vẫn cố tình để vậy in ra bán thì rất là thiếu trách nhiệm! Đa số người mua từ điển với mục đích để dùng, không phải là sưu tập sách cổ để chưng bày trong tủ.
Thưa Thầy ! Sau khi đọc nhiều lần , T đã hiểu quan điểm của Thầy và tỷ TM nên T đã xóa comment cũ và với khả năng hạn chế của T như thầy và tỷ biết rõ thì việc đề nghị T xuất bản cuốn sách phê bình HTC là điều ảo tưởng, phần cũng do T muốn viết 1 cuốn sách tách biệt chứ ko muốn đu bám người nổi tiếng đâu ạ Kính ! chòy, sao T xoá mất còm men rùi, lấy gì cho thầy gõ ?nói đùa thui T ui, mình tự do trao đổi ý kiến mờ (khi khổng khi không người ta in sách kiếm tiền bộn bạc chị em mình hổng được xơ múi gì cũng bày đặt cãi nhau... cho dzui, mờ hổng sao, nụ cười đáng giá ngàn dzàng )T đừng ngại, thầy mình hổng giống cụ Nguyễn Lân và con cháu cụ đâu, TM nghĩ tất cả ý kiến trao đổi đều xuất phát từ thiện ý và thầy sẽ hổng dùng cái uy tín cũng như tuổi tác để đàn áp học trò đâu T hen! |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển Tue 27 Aug 2019, 13:53 | |
| - Trăng đã viết:
- Ai Hoa đã viết:
- Trăng đã viết:
- Trà Mi đã viết:
- Sắc sảo Hoàng Tuấn Công (*)
Bản thảo cuốn "Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và Khảo cứu" gần 600 trang, với tôi, là một kho tàng tri thức khổng lồ
Tôi đã đọc các bài viết của Hoàng Tuấn Công một cách say sưa không dứt ra được; phần vì những bài viết đó có nhiều lý giải rất mới mẻ, trước hết là với hiểu biết của chính tôi; phần vì cách viết của Công rất hấp dẫn, vừa khoa học, công phu, lại vừa đáo để trong lập luận, một thứ văn luận chiến (polémique) sắc sảo. Những bài viết của Công thực sự đã chinh phục tôi, và sự thật nếu không đọc Công, tôi hoàn toàn có thể hiểu sai những từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ mà lâu nay vẫn nghe, vẫn dùng. Không chỉ riêng mình, tôi chắc rất nhiều người đã và sẽ vỡ ra, ngộ ra nhiều điều khi đọc những gì Công viết. Không tin thì bạn cứ hãy liếc qua thử vài ba trang của cuốn sách này - cuốn "Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và Khảo cứu", cuốn sách mà Công đã dày công biên soạn trong vòng 3-4 năm nay và cũng đã công bố ít nhiều trên trang blog của mình, nay hợp làm một quyển.
Lật từng trang bản thảo cuốn sách "Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và Khảo cứu", tôi cứ nghĩ nếu GS Nguyễn Lân còn sống, ông sẽ phản ứng thế nào khi đọc sách này? Liệu thầy có buồn và nổi nóng với kẻ hậu sinh? Không, tôi chắc thầy chẳng bao giờ xử sự thế, mà trái lại sẽ rất trân trọng những người như Hoàng Tuấn Công, người không chỉ chăm chú đọc kỹ những cuốn từ điển của thầy mà còn tỉ mỉ ghi chép, đối chiếu, so sánh, khảo cứu từng con chữ trong đó để đối thoại, chú giải, đính chính lại những gì chưa ổn, chưa đúng, đặng mang đến cho bạn đọc một cách hiểu vẹn toàn, chính xác.
Kho tàng tri thức, chữ nghĩa của ông cha để lại là vô tận, bao la; ai có thể ôm hết và hiểu đúng mọi điều? Sai sót trong việc hiểu và giải thích kho tàng chữ nghĩa của cha ông để lại là chuyện bình thường, góp ý để chỉnh sửa lại cho đúng là chuyện rất nên làm và nên khích lệ, ủng hộ, biểu dương… Ai cũng nghĩ thế, huống chi là GS Nguyễn Lân, một bậc thầy đáng kính, một tên tuổi không thể không nhắc tới của khoa học giáo dục nước nhà thời hiện đại, một nhà khoa học luôn có tấm lòng rộng mở, bao dung…
Do tính chất phức tạp của tri thức tổng hợp được đề cập và dường như lường trước được những "nghi ngờ" khó tránh khỏi của bạn đọc về độ tin cậy trong diễn giải của người soạn, Hoàng Tuấn Công chủ trương trình bày rất chi tiết, cặn kẽ; lập luận rào trước đón sau, dẫn ra nhiều ngữ liệu, "chua" rõ nguồn trích, nguyên văn tiếng Latin, tiếng Hán, tiếng Mường, tiếng Anh; đối chiếu với hàng chục cuốn từ điển khác; liên hệ với cách nói, cách hiểu tương tự của các dân tộc khác… để làm rõ ý kiến của mình. Vì thế, cuốn sách này không chỉ đơn thuần là từ điển giải nghĩa mà nó thực sự còn là một công trình khảo cứu rất công phu… Cũng vì thế việc đánh giá, thẩm định, biên tập không đơn giản.
Mỗi ngày tôi tranh thủ xem và học từ đó khoảng dăm bảy mục, vừa phù hợp với thời gian vừa là để nhấm nháp, nghiền ngẫm, "tiêu hóa" những gì tác giả đã nêu lên vừa như là món ngon để dành ăn dần, sợ hết…
Tiếng nói, ngôn ngữ của một dân tộc là "vốn hương hỏa cha ông để lại" như nhà văn Nguyễn Tuân từng tâm niệm. Mỗi người cần có ý thức và có trách nhiệm chung tay góp phần làm cho "vốn hương hỏa" ấy ngày càng phát triển, sinh sắc hơn lên. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, tiếng Việt đang bị mai một, bóp méo, hiểu sai, sử dụng cẩu thả thì cuốn sách này là một đóng góp có ý nghĩa; một nỗ lực cá nhân đáng trân trọng trong việc giữ gìn tiếng Việt, để tiếng nói của cha ông ngày càng giàu có, tinh tế, chuẩn mực, sáng trong hơn.
(*) Lời bạt đăng trong sách, tòa soạn tóm lược và đặt lại tựa đề
ĐỖ NGỌC THỐNG
(Nguồn: Người lao động)
Tỷ ơi , vụ việc đả kích cụ Lân cũng âm thầm trước đó , kể từ khi tên của Cụ được dùng để đặt tên 1 con đường ở Hà Nội Cuốn tự điển có nhiều sai sót nhưng tỷ lệ % sai sót vẫn thấp hơn sách của HTC Nhìn nhận sự việc khách quan thì cụ Lân viết sai sót nhiều và HTC có vốn kiến thức rộng nhưng nếu ko cho tái bản cuốn tự điển thì cuốn vạch lỗi sai do HTC viết còn giá trị gì nữa vì ko phải là công trình nghiên cứu riêng biệt mà chỉ đu bám theo tìm sai sót trong tự điển T có nói rằng cuốn sách nào cũng có phần bổ sung, chỉnh lý khi tái bản , nếu HTC có thiện ý thì nên trao đổi trực tiếp với gia đình cụ , rồi chia % tiền bán sách , có người nói T ngu ( mà chắc ngu thiệt á ) , sách có bản quyền ,ko ai được chỉnh sửa dù tác giả qua đời , vậy có người thừa kế chi vậy Thầy ơi ! Tại sao HTC không trực tiếp trao đổi với tác giả từ điển hay gia đình ông?
Lý do là: thứ nhất tác giả đã mất (lúc còn sống ông cũng không chấp nhận mình sai), thứ hai gia đình tác giả tức người thừa kế không có khả năng và cũng không muốn chỉnh sửa (bởi vì như họ nói họ muốn tôn trọng người đã khuất và chấp nhận giá trị lịch sử của cuốn từ điển, không cần biết đến giá trị sử dụng hiện tại!) và thứ ba là HTC muốn và hoàn toàn có quyền xuất bản một cuốn sách phê bình tác phẩm của người khác. Thực tế chứng minh rằng công trình của HTC được đánh giá cao và được tặng giải thưởng văn học dành cho thể loại nghiên cứu - phê bình.
Nếu T thấy sai sót của HTC nhiều hơn tác phẩm bị phê bình thì T nên xuất bản một cuốn sách phê bình cuốn sách phê bình và khảo cứu của HTC, AH và mọi người ở ĐV sẽ ủng hộ hết mình
Chú thích: Nếu muốn tái bản tác phẩm gốc của người đã khuất, nhà xuất bản và người biên tập nên ghi chú những phần sai lầm của nguyên bản để người đọc có thể tuỳ nghi sử dụng, không sợ gây hại cho người không đủ trình độ phán xét. Còn như biết sai mà vẫn cố tình để vậy in ra bán thì rất là thiếu trách nhiệm! Đa số người mua từ điển với mục đích để dùng, không phải là sưu tập sách cổ để chưng bày trong tủ.
Thưa Thầy ! Sau khi đọc nhiều lần , T đã hiểu quan điểm của Thầy và tỷ TM nên T đã xóa comment cũ và với khả năng hạn chế của T như thầy và tỷ biết rõ thì việc đề nghị T xuất bản cuốn sách phê bình HTC là điều ảo tưởng, phần cũng do T muốn viết 1 cuốn sách tách biệt chứ ko muốn đu bám người nổi tiếng đâu ạ Kính ! T đừng ngại, nghĩ gì thì cứ "vô tư" phát biểu thui, chứ mà ấm ức xoá comment là hong được rùi.Tiện đây AH cũng bàn đại vài vấn đề T đã commment. 1. T cho rằng ông NL có quyền tự xưng GS vì hùi xưa người ta gọi thầy dạy bậc cao là giáo sư.Đúng là trước 1954 ở miền Bắc và trước 1975 ở miền Nam các thầy cô dạy Trung học (hong phải bậc cao) được gọi là giáo sư, nhưng từ giáo sư này dùng để chỉ nghề nghiệp, chức vụ, không phải là chức danh, học hàm. Học hàm Giáo Sư ở miền Bắc trước 1975 và VN sau 1975 do Quốc hội phong. Chức danh Giáo Sư ở miền Nam trước 1975 do Bộ Giáo dục bổ nhiệm cho những vị giàng sư Đại học công lập (thường là Tiến Sĩ) có thâm niên giảng dạy Đại Học và công trình khảo cứu khoa học. Ở nước ngoài (như Mỹ, Úc...) thì chức danh Giáo Sư do Viện Đại Học bổ nhiệm. VN trước kia chịu ảnh hưởng nền giáo dục của Pháp nên từ Giáo Sư cũng được sử dụng tương tự hệ thống bên Pháp, tức là Giáo Sư Đại học thì Giáo Sư được viết hoa còn giáo sư Trung học thì chữ giáo sư viết thường, và khi ghi danh thiếp nếu viết chữ GS đàng trước tên ta hiểu là Giáo Sư Đại Học, còn nếu viết sau tên ta hiểu là giáo sư Trung học. Thí dụ:G.S. Chu Phạm Ngọc SơnGiáo Sư thực thụĐại học Khoa học Sài GònÔng Đào Văn Dương, giáo sưTrường Trung học Chu Văn An, Sài Gònhoặc Ông Đào Văn DươngGiáo sưTrường Trung học Chu Văn An, Sài GònTrong các sách của cụ Dương Quảng Hàm mà AH giữ, không có sách nào ghi tác giả là GS Dương Quảng Hàm cả. (Chú thích: ông Nguyễn Lân là học trò cụ Dương Quảng Hàm, theo như ông tự nhận) 2. Sách HTC được giải là không xứng đáng vì có nhiều lỗi sai hơn sách bị phê bình.AH sẽ có ý kiến sau vì chưa đọc sách của HTC.3. Sách HTC không phải là công trình nghiên cứu riêng biệt.AH không bênh vực HTC nhưng phê bình văn học là một ngành nghiên cứu và người viết phải nghiên cứu rất nhiều, không chỉ tác phẩm đối tượng mà còn cả những tài liệu khác để làm dẫn chứng cho quan điểm của mình. AH thấy có những luận án Tiến sĩ, Thạc sĩ lấy đề tài là phê bình tác phẩm của một người nào đó nổi tiếng hoặc không.4. Sách của ông NL chỉ có 6% lỗi sai mà HTC và những người khác đòi ngưng tái bản chúng.AH nghĩ rằng một cuốn sách có hơn 2000 trang thì 6% tương đương với hơn 120 trang sai sót, cũng khá nhiều đấy! Vấn đề không phải lỗi sai ít thì cứ tái bản nguyên xi không cần sửa. Những người yêu cầu như trên có lẽ muốn nhà xuất bản và những người giữ bản quyền nên chỉnh sửa những sai sót trước khi tái bản, chí ít cũng phải ghi nhận những thành ngữ, tục ngữ, từ ngữ nào được giải thích chưa chính xác, không hợp lý hay còn tranh cãi. Có thế người đọc khi gặp những thành ngữ, tục ngữ, từ ngữ này mới không hoàn toàn chỉ dựa vào từ điển đang có mà có thể tra cứu thêm nơi khác để bổ sung. Ngay cả những từ sai chính tả thì bổn phận người biên tập đã phải tự chỉnh sửa cho phù hợp tiêu chuẩn tiếng Việt rồi, không cần vì tôn trọng người quá cố mà giữ nguyên. Nếu muốn giữ nguyên từ sai chính tả thì cũng phải ghi chú ở một bên từ đúng chính tả hiện hành.T hết ấm ức chưa? nếu còn cứ viết tiếp nha
(Chú thích: GS Chu Phạm Ngọc Sơn và ông Đào Văn Dương đều là thầy dạy AH.)
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 4 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |