Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4  Next
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển    Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 3 I_icon13Fri 30 Aug 2019, 10:23

Câu hỏi 4

     Biên soạn các tác phẩm như Từ điển từ và ngữ Hán-Việt (865 trang, khổ  14 x 16cm) và Từ điển từ và ngữ Việt Nam (2111 trang, khổ 16 x 24cm) của nhà giáo Nguyễn Lân là việc  khó  hay dễ,  và có cần thiết hay không?


Trà lời:

1.     Vài  nét sơ lược về hai quyển từ điển nhiều trang nhất của Nguyễn Lân

     Để biên soạn một cuốn từ điển thật có giá trị, thu thập được hầu hết mọi từ ngữ có tần suất cao trong đời sống và trong sách báo từ xưa đến nay rồi giảng giải  một cách rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu, bao gồm nhiều từ ngữ khó mà các nhà biên soạn khác phải né tránh hoặc giảng giải không chính xác, thì đúng là một công việc khó khăn, vừa tốn nhiều công sức vừa đòi hỏi soạn giả phải có kiến thức uyên bác. Nhưng nếu chỉ côt cho từ điển in được nhiều trang để có vẻ “đồ sộ” thì không khó. Người ta có thể sao chép nhặt nhạnh ở sác quyển từ điển đã có sẵn  rồi gọt sửa, thêm bớt chút ít, thay đổi một số ví dụ, v.v thì không khó để có một quyển từ điển mới và tương đối  lớn. Trên thị trường sách hiện nay có không ít những quyển từ điên như thế (...).  Như trên kia đã nói, vì in chữ to nên Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân dày đến 2111 trang, tương đương từ điển Petit Larousse nhưng dung lượng chữ thì chưa bằng một phần ba so với từ điển Petit Larousse.

      Từ điển là loại công trình biên khảo đòi hỏi người biên soạn vừa phải xem xét kỹ càng  những thành tựu của nhứng người đi trước, vừa phải nghiền ngẫm bổ sung những thiếu sót, khắc phục những sai lấm, những nhược điểm của các soạn giả tiền bối, phải mở rộng và đào sâu hơn nữa cách giảng giải những từ ngữ đa dụng nhất, thiết yếu nhất và mới mẻ nhất.  Một quyển từ điển mới, nếu không vượt hẳn những quyển từ điển cũ cùng loại thì cũng phải có  mặt nào đó ưu việt hơn, tiện dụng hơn, sâu rộng hơn. Các quyển Tư điển từ và ngữ Hán – Việt và Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân đều thuộc loại từ điển phổ thông, tức là từ điển  thông dụng, không đi sâu và một lĩnh vực khoa học hoặc công nghệ nào cả nhưng vẫn phải bao gồm những từ ngữ khoa học và kỹ thuật thông dụng trong đời sống hàng ngày.

    Trước khi nhà giáo Nguyễn Lân biên soạn hai cuốn từ điển này, đã có khá nhiều cuốn khác có tên gọi và mục đích tương tự. Về từ điển Hán – Việt, trước hêt phải kể đến cuốn Hán – Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh xuất bản từ năm 1932 và đến nay vẫn được in lại. Từ  năm 1955 đến trước năm 1975, ở Sài Gòn cũng xuất hiện thêm một số cuốn từ điển Hán Việt khác nữa, như Hán – Việt tân từ điển của Hoàng Thúc Trâm, Hán – Việt từ điển của Nguyễn Văn Khôn, Hán – Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng. Về từ điển tiếng Việt, trước hết phải nói đến cuốn Đại Nam quốc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của (xuất bản tại Sài Gòn năm 1895), sau đó là Việt Nam từ điển của Hội Khai trí tiến đức (Hà Nội, Trung bắc tân văn, 1931), Việt Nam tân từ điển của Thanh Nghị (Sài Gòn, 1951), Từ điển Việt Nam phổ thông của Đào Văn Tập (Sài Gòn, 1952), Từ diển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên (Hà Nội, 1967), Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ (Nxb Khai trí, Sài Gòn, 1970), Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (Hà Nội, 1988). Đó là những cuốn từ điển nghiêm túc và là nguồn tư liệu tham khảo rất tốt cho những người biên soạn từ điển Hán – Việt và từ điển tiếng Việt tiếp theo.

2.     Khảo sát Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của  Nguyễn Lân

      Về cuốn Hán – Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh, không ai có thể phủ nhận giá trị khoa học và giá trị thực dụng của nó. Nhưng, việc biên soạn những quyển từ điển Hán – Việt mới để thay thế nó hoặc để bổ sung cho nó là điều rất cần thiết, bởi vì, nó vẫn là một quyển từ điển giản yếu, lại được biên soạn từ trước năm 1932 nên không thể ứng đáp được nhu cầu học tập và nghiên cứu ngày càng tăng của các thế hệ về sau. Đó là lý do dẫn đến sự ra đời của những cuốn Hán Việt từ điển khác. Các quyển Hán – Việt từ điển của Hoàng Thúc Trâm, của  Nguyễn Văn Khôn và của  Nguyễn Quốc Hùng, đều có những ưu điểm, những thế mạnh, rất bổ ích và cần thiết. Tuy nhiên, đó vẫn là những cuốn từ điển nhỏ, như chính soạn giả Nguyễn Quốc Hùng đã ghi nhận trong Lời nói đầu  “Ước mong cuốn từ điển nhỏ này giúp ích phần nào cho quý độc giả, nhất là các bạn học sinh”. Ông chưa có chủ ý biên soạn từ điển cho những  “người lớn” như các thầy giáo, các  nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu, v.v. vì việc đó đòi hỏi rất nhiều công sức nên chưa làm được.
       
     Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của  Nguyễn Lân ra đời năm 1987, sau cuốn Hán – Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh (1932) đúng hai phần ba thế kỷ, và  sau ba cuốn từ điển Hán- Việt khác từ hơn 10 năm đến hơn 20 năm. Nếu nhà giáo Nguyễn Lân sử dụng một trong bốn quyển ấy làm sườn chính rồi rà soát những quyển khác để nhặt thêm nhứng từ ngữ mà ở quyển chính không có, sau đó, sửa chữa, chỉnh lý, thêm những gì mình thấy cần thiết và đã hiểu biết đầy đủ, bớt những gì mình còn nghi ngại mà chưa tra cứu được,  v.v. thì cũng đủ để có một quyển từ điển Hán – Việt khá tốt và có dung lượng khá lớn, khắc phục được những nhược điểm của quyển chính và vẫn có những đặc điểm sáng tạo riêng, Đối với một người có tri thức vững chắc, tra cứu được nhiều sách Hán ngữ xưa và nay thì việc này tuy tốn nhiều công sức nhưng cũng không quá khó. Nếu là bậc học giả đích thực thì có thể làm hơn thế rất nhiều.

Nay chúng ta hãy khảo sát Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của  Nguyễn Lân và so sánh nó với vài quyển từ điển Hán – Việt đã ra đời trước nó, trước hết là vể dung lượng, sau đó là về độ tin cậy. Để quý vị độc giả dễ kiểm chứng, chúng tôi sẽ so sánh Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của  Nguyễn Lân (1989) với Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh (1932)  và  với Hán – Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng.(1975).
     
    ● Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của Nguyễn Lân in trên khổ giấy 14 x 21 cm (cùng khổ giấy với Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh), mỗi trang có 38 dòng, gồm 865 trang, .

    ● Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh gồm quyển thượng và quyển hạ, tổng cọng có 592 + 604 = 1196 trang, khổ giấy 14 x 21cm.  mỗi trang có 40 dòng.
     
    ● Hán – Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng gồm 871 trang, khổ giấy 16 x 24cm, mỗi  trang có 48  dòng.  

Trong cả ba quyển thì Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của Nguyễn Lân có dung lượng nhỏ nhất.
   
      Cần chú ý rằng, trong Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của Nguyễn Lân có 25 trang ở đầu mỗi vần chữ cái như A, Ă,  Â, B, C, D, Đ...., mỗi trang chỉ có 17 dòng. Phải chăng, đây là một cách làm tăng số trang để cho cuốn từ điển dày thêm chút ít. Nếu tinh đến  điều này thì dung lượng chữ của Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của Nguyễn Lân  chưa bẳng 60% so với Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh.

Ngoài ra, mọi mục từ ngữ  trong từ điển của Nguyễn Lân đều kèm theo một câu ví dụ, phần lớn là không cần thiết, nhiều khi rất nhạt nhẽo, vô ích, làm tốn giấy mực.  Xin nêu một số ví dụ:

● Theo  Nguyễn Lân :
NGỌC HOÀNG (hoàng: vua): Từ chỉ thượng đế, theo quan niệm mê tín (cũ)
Khói lên đến tận thiên tào, ngọc hoàng phán hỏi: Mụ nào đốt rơm (Ca dao)
NGỌC LAN (lan: cây hoa lan): Loài cây mộc trắng và thơm. Hái hoa ngọc lan
cài lên tóc.
NGỌC NỮ (nữ: đàn bà): Nàng tiên (cũ). Bức tranh vẽ tiên đồng và ngọc nữ ;
NGỌC THẠCH (thạch: đá): Thứ đá quý màu xanh nước biển. Đôi vòng ngọc
thạch có nạm vàng
NGỌC THỂ  (thể: thân người): Từ xưa kia dùng để nói một cách kính cẩn đến
sức khỏe của người khác. Xin chúc ngài ngọc thể an khang.

● Theo  Đào Duy Anh :
Ngọc hoàng  玉皇     Đạo giáo xưng thần trời là ngọc hoàng.
Ngọc lan 玉蘭   (Thực) Thứ cây mùa xuân nở hoa trắng thơm lắm
Ngọc nữ  玉  女 Tiếng tôn xưng con gái người khác -- Tiên nữ -- con gái đẹp
Ngọc thạch 玉 石    Ngọc và đá  -- Cái quý và cái tiện  -- Thứ đã quý
Ngọc thể 玉 體   Tiếng tôn xưng thân thể người khác

●  Theo Nguyễn Quốc Hùng :
NGỌC HOÀNG 玉 皇 Chỉ trời (tiếng của các đạo gia thời xưa). Cũng gọi là Ngọc hoàng
Thượng đế
NGỌC LAN 玉 蘭 Tên một loài cây có hoa trắng rất thơm
NGỌC NỮ 玉 女  Tiếng chỉ con gái của người khác  - cô tiên nhỏ tuổi  - Người con gái
đẹp.
                              “ Đôi bên ngọc nữ tiên đồng phân ban”  (Thơ cổ)
NGỌC THẠCH 玉石  Ngọc và đá, ý so sánh cái cao quý và cái thấp hèn -- Thứ đá quý
giống như ngọc
NGỌC THỂ 玉體  Tiếng gọi thân xác người khác.

Nhận xét:

      ● Ở 5 ví dụ này, Nguyễn Lân sử dụng 112 “chữ” (= từ đơn âm),  không kèm theo chữ Hán. Đào Duy Anh sử dụng 72 “chữ”, trong đó có 10 chữ Hán;  Nguyễn Quốc Hùng sử dụng 99 “chữ”; trong đó có 10 chữ Hán; Nguyễn Quốc Hùng sử dụng nhiều chữ hơn Đào Duy Anh vì có những chố diễn đạt cho học sinh dễ hiểu hơn, và có trích dân 1 câu thơ cổ. Nguyễn Lân sử dụng số chữ nhiều gấp rưỡi so với  Đào Duy Anh là vì cứ mỗi mỗi từ ngữ đều kèm theo một câu ví dụ mà hầu hết đều nhạt nhẽo và không cần thiết. Đáng lẽ Nguyễn Lân chỉ cần sử dụng 60% số chữ là đã đủ ý.
   
    ● Về việc giảng nghĩa, Đào Duy Anh và Nguyễn Quốc Hùng giảng giống nhau, đúng như trong các từ điển Hán ngữ của Trung Quóc và cũng đúng với mọi nghĩa trong tiếng Việt. Các từ ngọc nữ và ngọc thạch đều có 3 nghĩa thì Nguyễn Lân chỉ nêu được một nghĩa, bỏ mất  hai nghĩa quan trọng. Ngọc hoàng là Ông Trời hay Thần trời, hay Thượng đê theo cách gọi của Đạo giáo  nên cần phải giải thích như Đào Duy Anh và Nguyễn Quốc Hùng đã viết. Nguyễn Lân đã giảng từ này chưa đúng hẳn, lại bày tỏ thái độ phê phán, vừa tốn giấy mực, lại không hợp với mục đích, yêu cầu  và tính khách quan của  từ điển.
     
    ● Ông Nguyễn Lân  luôn  luôn  giảng giải rông dài, hay  thêm thắt những lời lẽ vô ích. Số lượng chữ cần thiết chỉ khoảng 60% mà thôi. Do đó, ước tính Từ điển từ và ngữ Hán-Việt của Nguyễn Lân có dung lượng từ ngữ  chỉ bằng 60% x 65, 23% =39,1% so với  cuốn Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh.  Đó là chưa  kể  đến vô số trường hợp  thiếu nghĩa và sai nghĩa ở từ điển của  Nguyễn Lân, như chúng ta đã thấy.

Sau đây,  để thấy rõ rằng, dung lượng từ ngữ thực tế trong Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của  Nguyễn Lân so với Hán – Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh còn thấp hơn con số 65% (hoặc dưới  62% so với Hán – Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng) rất nhiều, chúng ta hãy xem xét  tất cả các từ ngữ có từ tố đầu tiên là “bạch”  ở cả  3 cuốn từ điển

    ● Ở Hán – Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh (gồm 2 chữ Hán có âm là “bạch” và  109 từ, ngữ có âm tố đầu tiên là bạch 白, kèm theo chữ Hán):

    ∗ 2 chữ Hán có âm là “bạch”:
  鉑 = chất kim thuộc thể chắc; 白 = Trắng – Sạch sẽ -- Rõ ràng – Bày tỏ ra

    ∗ 109 từ, ngữ có âm tố đầu tiên là bạch 白 (kèm theo chữ Hán):
      bạch bích 白璧, bạch bố 白布, bạch cập 白芨 , bạch câu quá khích 白駒過隙, bạch chỉ  白芷, bạch chiến 白戰 , bạch chủng 白種, bạch cốt 白骨,bạch cúc 白 菊, bạch cung 白宮, Bạch Cư Dị 白居易 , bạch cương tàm 白殭蠶, bạch da 白茄 , bạch dân 白民, bạch diên khoáng 白鉛礦, bạch diện thư sinh 白面書生 , bạch dương 白楊 , bạch đả 白打, bạch đàn 白檀 , bạch đảng 白黨, bạch đạo 白道, Bạch đằng 白藤 , bạch đầu 白頭, bạch đầu ông 白頭翁, bạch đầu thiếu niên 白頭少, bạch đậu khấu 白荳蔻, bạch địa 白地, bạch điến phong 白癜瘋 , bạch đinh 白丁, bạch đoạt 白奪 , bạch đồ 白徒 , bạch đồng nữ 白童女 , bạch đới 白帯, bạch hạc thảo 白鶴草, bạch hắc phân minh 白黑分明 , bạch hầu 白喉, bạch hổ 白虎 , bạch huyết bệnh 白血 病, bạch huyết cầu 白血球, bạch hùng 白熊, bạch y 白衣, bạch yến 白燕, bạch khế 白契, bạch kim 白金, bạch lạp 白蠟, bạch lỵ,白痢,  Bạch liên giáo 白蓮教  bạch liên tử 白蓮子, bạch lộ 白露, bạch ma 白厤, bạch mai 白梅, bạch mao 白茅, bạch môi 白煤, bạch nghị 白蟻, bạch ngọc vi hà 白玉微瑕,bạch nguyệt 白月, bạch ngư 白魚, bạch nhãn 白眼 , bạch nhân 白人, bạch nhật 白日, bạch nhật quỉ 白日鬼, bạch nhật thăng thiên 白日升天, bạch nhiệt 白熱, bạch nhiệt đăng 白熱燈 , bạch nội chướng 白內障, bạch ố 白惡 , Bạch ố kỷ 白惡紀, bạch ốc 白屋, bạch ốc xuất công khanh 白屋出公卿, bạch phàn 白礬 , bạch phát  白髮 , bạch phấn 白粉, bạch phấn đằng 白粉藤 , bạch phụ tử 白附子, bạch phục linh 白茯苓, bạch quả 白果, bạch si 白癡, bạch sĩ 白士, bạch sơn 白山, bạch thái 白菜, bạch thân 白身, bạch thiên 白天,  bạch thiếp 白帖, bạch thiết 白鐵, bạch thính 白聽, bạch thoại 白話, bạch thoại văn 白話文, bạch thốn trùng 白寸蟲, bạch thủ 白首, bạch thủ 白手, bạch thủ thành gia 白手成家, bạch thuyết 白說, bạch thược 白芍 , bạch tiển 白癬, bạch tô 白蘇, bạch trọc 白濁 , bạch trú 白晝 , bạch truật 白朮 , bạch tuyết 白雪 , bạch tùng 白松 , bạch tùng du 白松油, bạch vân 白雲 , Bạch vân am 白雲庵 , bạch vân thạch 白雲石 , bạch vân thương cẩu 白 雲蒼狗, bạch vân tư thân 白雲思親 , bạch viên 白猿 , bạch vọng 白望 , bạch xỉ 白齒 .

     ● Ở Hán – Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng (gồm 78 từ ngữ, kèm theo chữ Hán):

    ∗  2 chữ Hán có âm là “bạch”:
 帛 = Lụa trắng. – Họ người;  白 = Màu  trắng – Trong sạch. Trong trắng – Sáng sủa. Rõ ràng. Chẳng hạn như Biện bạch (nói rõ) – Làm cho rõ ràng – Chẳng có gì. Trống không – Họ người.

    ∗  78 từ, ngữ có âm tố đầu tiên là bạch 白 (kèm theo chữ Hán):
     bạch điệp 帛疊,bạch thư 帛書;  bạch bích 白璧, bạch bố 白布, bạch bút 白筆, bạch câu 白駒, bạch câu quá khích 白駒過隙, bạch cốt 白骨, bạch cung 白宮, bạch chỉ  白芷, bạch chiến 白戰, bạch chủng 白種,bạch cúc 白 菊, bạch dân 白民, bạch diện  白面 , bạch dương 白楊 , bạch đả 白打, bạch đái 白帯, bạch đầu ông 白頭翁, bạch địa 白地, bạch đinh 白丁, bạch đoạt 白奪, bạch đồ 白徒 , bạch giản 白简 ,  bạch hắc 白黑, bạch hầu 白喉, bạch hổ 白虎 , bạch huyết bệnh 白血 病, bạch huyết cầu 白血球,  bạch khế 白契, bạch kim 白金, bạch lạp 白蠟, bạch lộ 白露, bạch lỵ 白痢,bạch mai 白梅, bạch môi 白煤, bạch my 白眉,bạch ngọc 白玉,bạch ngọc vi hà 白玉微瑕,bạch nguyệt 白月, bạch ngư 白魚, bạch nghị 白蟻 bạch nghiệp 白業, bạch nhãn 白眼 bạch nhân 白人, bạch nhật 白日, bạch nhật quỉ 白日鬼, bạch nhật thăng thiên 白日升天, bạch nhiệt đăng 白熱燈 , bạch ốc 白屋, bạch phát  白髮,  bạch quả 白果, bạch quyển 白卷, bạch sam 白衫, bạch sĩ 白士, bạch tàng 白藏,  bạch tẩu 白叟, bạch tuyết 白雪,bạch tương 白相,bạch tỳ 白砒, bạch thái 白菜, bạch thân 白身, bạch thỏ 白兔,  bạch thoại 白話, bạch thổ 白土, bạch thủ 白首, bạch thủ 白手, bạch thủy 白水, bạch thuyết 白說, bạch thương 白商, bạch thược 白芍, bạch trọc 白濁 , bạch trú 白晝, bạch truật 白朮, bạch vân 白雲, bạch vân hương 白雲鄉, bạch vân thi 白雲詩, bạch vân quốc ngữ thi 白雲國語詩 bạch y  白衣 , bạch  yến 白燕

       ● Ở Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của Nguyễn Lân (gồm 34 từ ngữ, không có chữ Hán):

        ∗  1 chữ có âm là “bạch”: Bạch = Trắng; rõ ràng
        ∗  34 từ ngữ có âm tố đâù tiên là “bạch”
   
   bạch cầu, bạch chủng, bạch cúc, bạch cung, bạch diện thư sinh, bạch dương, bạch đái, bạch đàn, bạch đầu, bạch đầu quân, bạch đậu khấu, bạch điến, bạch đinh, bạch định, bạch hầu, bạch hổ, bạch huyết, bạch huyết cầu, bạch kim, bạch lạp, bạch mi, bạch nhật, bạch ốc, bạch phát, bạch quỷ, bạch tạng, bạch thỏ, bạch thoại, bạch thổ, bạch thủ, bạch thủ thành gia, bạch tuyết, bạch viên, bạch yến.

Nhận xét

     Ở ví dụ này, Đào Duy Anh và Nguyễn Quốc Hùng đều nêu hai chữ Hán có âm là “bạch”. Về chữ bạch 白, Đào Duy Anh nêu 4 nghĩa, Nguyễn Quốc Hùng nêu 6 nghĩa, Nguyễn Lân nêu hai nghĩa, là trằng và  rõ ràng. Trong từ điển của Nguyễn Lân, số từ ngữ có âm tố  “bạch” đứng đầu là 34, chỉ bằng một phần ba so với từ điển của Đào duy Anh (109), và chưa bằng một nửa một nửa so với từ điển  của Nguyễn Quốc Hùng (78).

      Trong số 34 từ ngữ này, ông Nguyễn Lân đã có lời giảng giải sai ở các từ bạch tạng, bạch đái , bạch yến. Ngoài ra, còn có hai từ là bạch định và bạch thủ cũng có vấn đề cần bàn luận. (...)

Từ điển từ và ngữ Hán – Việt  của Nguyễn Lân hoàn toàn gồm những từ ngữ rất đơn giản như ở mọi cuốn từ điển nhỏ khác, không hề có gì mới mẻ, nhưng chỉ thu thập được  14 062 từ ngữ, bằng 35,16% so với dung lượng Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh (gồm 40 000 từ ngữ). Nên nhớ rằng, quyển Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh ra đời từ năm 1932.  Vậy mà sau 67 năm, đúng hai phần ba thế kỷ,xã hội đang cần một cuốn từ điển đầy đủ hơn, dễ hiểu hơn, có dung lượng lớn gấp đôi hoặc ít ra cũng gấp rưỡi so với quyển trước đó, thì được nhà giáo Nguyễn Lân đáp ứng bằng một một sản phẩm quá nghèo nàn, chỉ bằng một phần ba (tức  là chỉ bằng  một phần năm hoặc một phần sáu so với yêu cầu),  lại còn phạm vô số sai lầm nghiêm trọng rất đáng xấu hổ.  Biên soạn một cuốn từ điển như thế không những có gì khó khăn, mà còn là một việc rất có hại, vừa tốn giấy mực, lại còn gieo rắc  những cách hiểu sai trong tiếng Việt.

3. Lướt qua  Từ điển từ và ngữ Việt Nam của  Nguyễn Lân

     Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân ra đời năm 2000, sau cuốn Đại Nam quốc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của (1202 trang, khổ 14 x 21cm, xuất bản tại Sài Gòn năm 1895) hơn 100 năm, và sau các cuốn Việt Nam từ điển của Hội Khai trí tiến đức (Hà Nội, Trung bắc tân văn, 1931), Việt Nam tân từ điển của Thanh Nghị (Sài Gòn, 1951), Từ điển Việt Nam phổ thông của Đào Văn Tập (Sài Gòn, 1952), Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên (Hà Nội, 1967), Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ (Nxb Khai trí, Sài Gòn, 1970), Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (Hà Nội, 1988).  Trong các từ điển này, đáng chú ý nhất là Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ, gồm 2 tập, tổng cọng là 2861 trang in cùng khổ giấy với từ điển của Nguyễn Lân (16 x 24cm, với 48 dòng/trang) nhưng mật độ chữ cao hơn (52 dòng/trang) nên tương đương với 3358 trang của Nguyễn Lân. Nói cách khác, Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân có dung lượng chữ in (chưa xét đến dung lượng từ ngữ) dưới 63% so với Việt Nam từ điển do Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ biên soạn trước đó 30 năm. Như vậy, khi biên soạn Từ điển từ và ngữ Việt Nam, soạn giả Nguyễn Lân đã có một số tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt khá phong phú để biên soạn một bộ từ điển tiếng Việt lớn nhất và tốt nhất hiện nay, nếu ông có trình độ tương xứng.

     Khảo sát văn bản cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân thì thấy ngay rằng, số lượng từ ngữ trong quyển này chủ yêu được tập hợp từ ba nguồn chính là: u Từ điển tiếng Việt (Nxb Khoa học Xã hội, 1991, 1415 trang, Văn Tân chủ biên, với sự tham gia của  12 biên tập viên khác, trong đó có Nguyễn Lân), v Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của Nguyễn Lân (Nxb TP Hồ  Chí Minh, 1989, 865 trang); w Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân. (Nxb Văn hóa, 1990, 323 trang).  Soạn giả  cũng bổ sung một ít từ đã từng có  ở các quyển từ điển khác.  Hai quyển Từ điển từ và ngữ Hán – Việt  và Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam được chép lại gần như hoàn toàn, mà quyển nào cũng đầy rẫy những sai lầm rất nghiêm trọng.. Số từ ngữ Hán – Việt trong Từ điển từ và  ngữ Việt Nam cũng được bổ sung thêm nên càng  nhiều sai lầm hơn ở Từ điển từ và ngữ Hán – Việt . Ví dụ, từ viên môn chỉ xuất hiện ở Từ điển từ và ngữ Việt Nam.

      Cả ba quyển từ điển vừa kể gộp lại đã đủ để tạo thành một quyển từ điển mới có độ dày hơn 2000 trang. Nếu các quyển này đã được lên khuôn in trên máy tính thì việc lắp ghép thành một quyển (sắp xếp lại thứ tự của các mục từ trong quyển “tổng hợp”) là một công việc cực kỳ đơn giản, chỉ mất vài giờ làm việc trên máy tính là xong. Nhưng nếu không có sẵn các bản đánh máy trên máy tính thì phải đánh máy lại, tốn công hơn một chút nhưng cũng chẳng khó khăn gì, soạn giả có thể nhờ con cháu làm giúp,  hoặc thuê người hai người làm trong một tháng là xong. Nói tóm lại, công đoạn dựng cái khung cho cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nam khoảng 2000 trang, rồi trên cơ sở  đó mà  sửa chữa, thêm, bớt để làm thành một quyển từ điển mới là một việc rất dễ dàng, ai cũng có thể làm được, không cần đến năng lực của một học giả. Khi bắt tay vào việc biên soạn một cuốn từ điển mới thì ai cũng phải dựng một bộ khung  như thế để dựa vào đó mà biết nên thêm những gì, bớt những gì. Điều quan trọng nhất là sau đó, trong quá trình sửa chữa, thêm, bớt, chỉnh lý, soạn giả phải có kiến thức sâu rộng để phát hiện những chỗ thiếu, những chỗ  sai sót, hoặc chưa thỏa đáng trong cái sườn phác thảo ấy,  phải có năng lực  tra cứu các nguốn tư liệu xưa và nay, trong dân gian, trong sách vở quốc văn và ngoại văn để giảng giải chính xác và thỏa đáng về nhiều khái niệm khó mà từ trước đến nay bị hiểu sai, bị giải thích sai  hoặc chỉ  được giải thích một cách gượng ép, hời hợt, rồi bổ sung thêm những mục từ, những lời giảng cần thiết để tăng thêm bề sâu và bề rộng của cuốn từ điển mới. Đó mới là điều làm nên giá trị của cuốn từ điển và là cống hiến của người biên soạn nghiêm túc, biết tự trọng và có trách nhiệm trước công chúng.

      Nhà biên soạn từ điển Nguyễn Lân đã  không mảy may thực hiện được những đòi hỏi vừa kể. Các quyển Từ điển từ và ngữ Hán – Việt và Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam vốn đã chứa vô số sai lầm nghiêm trọng, nay lại được sao chép trọn vẹn vào cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nam, làm cho nó dày thêm mà không tốn thêm công sức, chẳng khác gì một món hàng xấu được  bàn lại dưới cái vỏ bọc mới mà thôi.
     
       Riêng số sai lầm trong Từ điển từ và ngữ Hán – Việt đã rất khủng khiếp rồi, nhưng không phải chỉ có thế. Ngoài những sai lầm từ cuốn  này chuyển sang và còn tăng thêm, Từ điển từ và ngữ Việt Nam còn chứa vô số sai lầm khác ở lời giải thích những từ ngữ được coi là “thuần Việt”. Trong bài Đọc lướt “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” của Nguyễn Lân, chỉ trong 3 vần chữ cái A, B, C, tàc giả Huệ Thiên đã vạch ra 117 chỗ sai lầm. Chỉ mới “đọc lướt”  thôi nên còn bỏ sót không ít sai lầm nghiêm trọng khác. Ví dụ, ở các từ ác ôn (ông Nguyễn Lân cho rằng, ôn nghĩa là bệnh dịch) hay từ anh hung (cho rằng, hùng là loài thú khỏe!)  đều giảng sai nhưng chưa bị phát hiện. Nói như thế để thấy rằng, trong các vần chữ cái A, Ă, Â,  B, C (từ trang 15 đến trang 472), quyển từ điển này còn phạm nhiều sai lầm hơn nữa chứ không phải là con số 117 sai lầm. Gần đây, Hoàng Tuấn Công đã công bố hàng loạt bài dài  (như: Từ điển từ và ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân, mục chữ cái nào cũng có sai sót; Những sai lầm mang tính hệ thống trong “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của GS Nguyễn Lân; Thử lý giải những sai sót để đời của Nhà biên soạn từ điển – GS Nguyễn Lân, và v.v.), vạch rõ vô số sai lầm thuộc đủ mọi loại: sai lầm về định nghĩa, sai lầm về chú giải từ tố, sai lầm ở ví dụ, nhầm lẫn về chính tả, v.v.

    Với cách biên soạn từ điển cẩu thả liều lĩnh  như thế thì phải nói rằng, việc biên soạn Từ điển từ và ngữ Việt Nam  là quá dễ dàng chứ chẳng khó khăn gì, cũng không đòi hỏi phài lao tâm khổ tứ gì cả, chỉ  như một thứ trò vui đùa, rất thích hợp với “tạng” người không chịu khó tra cứu nhưng rất đắc chí  và “tự tin” như nhà giáo Nguyễn Lân. Hơn nữa, nếu  một sản phẩm như thế mà xuất bản được thì sẽ đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Tiếc  rằng, đó là một việc không nên làm vì rất có hại cho tiếng Việt. rất có hại đối với nhiều thế hệ người Việt.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển    Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 3 I_icon13Fri 30 Aug 2019, 10:43

TM hổng có học chuyên ngành về ngôn ngữ Việt Nam nên hổng dám phát biểu liều ai đúng ai sai. Nhưng có người nào đó soạn một cuốn từ điển Hán Việt mà hoàn toàn không có chữ Hán nào thì... thiệt hổng hiểu nổi. Đúng là... những người thích đùa!  :thua:
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1844
Registration date : 23/04/2014

Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển    Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 3 I_icon13Fri 30 Aug 2019, 20:23

Trà Mi đã viết:
TM hổng có học chuyên ngành về ngôn ngữ Việt Nam nên hổng dám phát biểu liều ai đúng ai sai. Nhưng có người nào đó soạn một cuốn từ điển Hán Việt mà hoàn toàn không có chữ Hán nào thì... thiệt hổng hiểu nổi. Đúng là... những người thích đùa!  :thua:


Tỷ TM mến , T cũng ko rành về từ ngữ nhưng theo dõi kỹ cũng nhận ra đôi điều
Cụ Lân mất 2003 , đến năm 2004 Lê Mạnh Chiến mới có bài viết về cụ , về 1 người đã khuất ko còn khả năng phản bác , biện minh
Chưa tính đến sự chính xác trong bài viết, người đọc có am hiểu chút ít đã thấy thiên lệch , tại sao có những bài viết, những thông tin tốt đẹp về cụ và gia đình , sao ko thấy tác giả liệt kê ra như cụ dành trọn số tiền viết sách viết về Nguyễn Trường Tộ để xây mộ cho NTTộ , như cụ bị mật thám Pháp theo dõi vì truyền bá sử nhà , như cụ đồng ý làm Đốc lý với điều kiện ko giao du với Nhật , gia đình con cháu cụ ko 1 ai chịu vào đảng cs , thậm chí có cháu nội là đại biểu quốc hội dám bỏ phiếu chống luật đặc khu hay 1 người chảu khác chấp nhận bỏ tất cả để biểu tình chống đối sai trái của luật pháp
T ko bênh vực cụ đâu tỷ à , nhưng cảm thấy có điều sai trái trong việc làm của HTC , của LMC ..có thể do T chịu ảnh hưởng gd từ gia đình , người dù tệ đến mấy cũng có điều đáng hoc hỏi , cho nên cuốn từ điển nhiều lỗi sai cũng đạt 60 , 70% đúng , tại sao ko ai vạch ra cho HTC thấy thái độ trịch thượng củ a ông ta khi phê bình khảo cứu sách của bậc cao niên ?
Dư luận sau khi đòi hỏi dừng xuất bản cuốn từ điển lại bẻ lái sang soi mói đời tư của cụ , vạch cái xấu, phớt lờ cái tốt, thậm chí ngô nghê đến buồn cuời khi cho rằng cụ được giải thưởng do sách dày, in hoành tráng , thà rằng nói gia đình cụ bỏ tiền mua giải thưởng còn dễ nghe hơn
Một số người VN còn vướng khuyết điểm là thiếu thiện ý khi phê phán 1 ai đó , như nói gđ Nguyễn Lân háo danh , sợ chết..ko 1 người tham gia quân đội trong chiến tranh chống Mỹ nhưng khi có cậu cháu nội bị bắt vì chống chính quyền lại bị chửi là đứa cháu bất hiếu, tội đồ của dòng họ ..thật nực cười vì bất hiếu hay ko là do gđ cụ nhận thấy , chứ nào phải do cộng đồng
Kể ngoài lề tỷ nghe chơi, khi T nêu suy nghĩ về vấn đề này ở 1 trang blog,có nick là Phieuvan 08 ( T ghi rõ nick vì đây là người có hiểu biết rộng về thơ ca, văn học , có lần đề nghị T học làm thơ Đường luật , T nói đã học rồi, anh ấy hỏi học ai, rồi liệt kê 1 số người trong đó có thầy AH mình, T ko dám nói là học trò của Thầy vì tính khí thất thường quá sợ làm xấu hổ Thầy , sau này bặt tăm ko tin tức , nhiều người trong đó có T nghỉ đến việc xấu đến với anh ấy và rất mong tin ), anh này chửi T thậm tệ , chưa đủ ,còn soi mói avatar của T , cho rằng chỉ có loại phụ nữ lăng loàn huhu huhu huhu ,muốn đe dọa người khác mới dùng hình phù thủy nanh vuốt làm đại diện , anh ko biết đó là tranh  của Picasso
Gia đình cụ Lân cũng lạ, biết sach sai nhưng ko hiệu chỉnh rồi xuất bản , nhưng lỗi cũng ở cơ quan chức năng chịu cấp phép hay hội đồng thẩm đinh , đềnghị hủy bỏ hay tạm dừng hong được thì..thôi, về nhà viết cuốn khác hoàn chỉnh cho thiên hạ biết mặt , ko thì cơ chế thị trường sẽ quyết định sách ế hay bán chạy ế quá thì tự đào thải ,phaỉ hôn tỷ ? Cứ mở rộng tâm cho người thì lòng mình thanh thản
Đêm nay T viết dài dòng , cốt để tỷ hiểu hơn về học trò của mình,ko bênh vưc hay phê phán ai , chỉ muốn trong tranh luận cần chính trực , nghĩa khí ,khí khái ( dùng từ đúng hôn ta ?),tỷ à

hon hon tỷ xem tranh chơi cho dzui

Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 3 200px-Dora_Maar_Au_Chat_%28Dora_Maar_with_Cat%29[/ltr][/size]



[ltr](Dora Maar au Chat (dịch là Dora Maar với mèo) là một bức vẽ của Pablo Picasso vào năm 1941. Bức tranh mô tả Dora Maar, nhân tình của danh họa, với một con mèo đang ngồi ở trên vai của Dora. Bức tranh này là một trong những bức tranh đắt nhất thế giới, với giá hơn $95,000,000.)
- wi[/ltr]
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển    Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 3 I_icon13Sat 31 Aug 2019, 14:16

Cuốn sách 'bắt lỗi' từ điển của giáo sư Nguyễn Lân

"Không in được, không chữa được. Chỉ chữa khi có một vài sai sót vừa phải thôi. Nó giống như một cỗ máy mà thiết kế có nhiều trục trặc mà lôi ra sửa thì lợn lành chữa thành lợn què, không được tốt. Trường hợp đó cho nó vào lịch sử thôi"  (PGS- TS Phạm Văn Tình, Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam)

Một nhà nghiên cứu tự do là Hoàng Tuấn Công vừa ra mắt tập sách gần 600 trang, chỉ ra sai sót trong nhiều cuốn từ điển của GS Nguyễn Lân.

PGS-TS Phạm Văn Tình, Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, cho biết không hề ngạc nhiên khi thấy một cuốn sách phê bình và khảo cứu chỉ ra những sai sót trong từ điển của GS Nguyễn Lân, cho dù GS đã nhận Giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ cho “Cụm công trình về giáo dục học và từ điển tiếng Việt” hồi năm 2001. Theo ông Tình, từ điển của GS Nguyễn Lân vốn có nhiều vấn đề từ góc độ từ điển học cũng như các kỹ thuật khác. Trước đây, cũng đã có nhiều ý kiến của nhiều cá nhân về những sai sót này. “Có nhiều lý do mà các ý kiến đó không được công bố, hoặc khi công bố không được tiếp nhận đúng với tinh thần khoa học. Người ta cũng chỉ góp ý thôi mà không định kiến gì cả. Nhưng tới giờ có anh Hoàng Tuấn Công, dù không phải người làm ngôn ngữ nhưng phải nói là rất am hiểu, viết cả một cuốn. Những ý kiến của anh ấy đích đáng đấy”, ông Tình nói.

Ông Tình cũng cho biết do ngại va chạm nên cuốn sách của ông Công bị nhiều nơi từ chối in. Ông Hoàng Tuấn Công cũng xác nhận điều này.

Bắt lỗi có hệ thống


Cuốn sách của nhà nghiên cứu tự do Hoàng Tuấn Công có tên Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - phê bình và khảo cứu, dày gần 600 trang, do NXB Hội Nhà văn và Phương Nam Book ấn hành. Sách được chia làm 5 phần. Phần 1: Phê bình, khảo cứu cuốn Từ điển thành ngữ và tục ngữ VN do GS Nguyễn Lân xuất bản lần đầu năm 1989, và theo ông Công, dù có sai sót nhưng vẫn được nhiều NXB như NXB TP.HCM, NXB Từ điển bách khoa và NXB Văn học tái bản với số lượng khá lớn. Phần 2: Phê bình, khảo cứu cuốn Từ điển từ và ngữ Hán Việt. Cuốn sách này xuất bản lần đầu năm 1989; sau đó cũng được NXB TP.HCM, NXB Từ điển bách khoa và NXB Văn học tiếp tục tái bản. Phần 3: Phê bình và khảo cứu cuốn Từ điển từ và ngữ VN. Cuốn sách này xuất bản lần đầu năm 2000, tái bản lần 1 năm 2006, NXB Tổng hợp TP.HCM. Phần 4: Chính tả trong từ điển của GS Nguyễn Lân. Phần 5: Thử lý giải những sai sót khó hiểu của nhà biên soạn từ điển - GS Nguyễn Lân.

Ông Công phân chia rõ ràng các mục từ mà ông cho là sai thành những nhóm sai sót khác nhau. Chẳng hạn, có nhóm sai do “bỏ gốc lấy ngọn, giải thích sai, nông cạn làm hẹp ý nghĩa, cách dùng thành ngữ, tục ngữ”. Trong đó, ông dẫn thành ngữ “nhân nào quả ấy”. GS Nguyễn Lân giải thích thành ngữ này ý nói con cái chịu ảnh hưởng của cha mẹ. Tuy nhiên theo ông Công, thực chất câu này là luật nhân quả mà nhà Phật gọi là nhân duyên và quả báo. Nó có một số câu gần nghĩa như: ác giả ác báo, thiện giả thiện lai, gieo gió gặt bão. “Nói đến nhân quả là nói đến quy luật tất yếu, đâu chỉ là con cái chịu ảnh hưởng sâu sắc của cha mẹ như cách giải thích của GS Nguyễn Lân”, sách viết.

Ông Công cũng sử dụng nhiều kiến thức đa dạng để đưa ra cách hiểu khác với nhiều giải thích từ ngữ của GS Nguyễn Lân. Chẳng hạn, GS Nguyễn Lân giải thích “to như hộ pháp” là tả người to lớn khác thường, hộ pháp là bức tượng rất to đặt ở trước bàn thờ Phật trong chùa. Trong khi đó, theo ông Công, tượng hộ pháp thường đặt hai bên gian tiền đường, ở giữa có bàn thờ Phật. Cũng có khi tượng này đặt ở hai bên mái hiên hoặc trước cửa Phật điện. Tuy nhiên, không có tượng nào lại được đặt ở trước bàn thờ Phật cả.

Hay “chồng ăn chả, vợ ăn nem”, theo GS Nguyễn Lân, nghĩa là nói cặp vợ chồng không hòa thuận, mỗi người chỉ nghĩ đến lợi ích riêng mình. Hoàng Tuấn Công cho rằng chưa chính xác. Chả và nem là hai món ăn đều khoái khẩu, tương xứng, ở đây ám chỉ tình trạng cả hai vợ chồng đều ngoại tình, vụng trộm (giống nhau), đi tìm sở thích của riêng mình. “Khuôn vàng thước ngọc”, theo GS Nguyễn Lân, là gương sáng cần noi theo. Hoàng Tuấn Công cho rằng chưa chính xác. Gương sáng cần noi theo chỉ là tấm gương của con người. Trong khi khuôn vàng thước ngọc là chuẩn mực, khuôn thước nói chung để người ta làm theo, so sánh, kiểm chứng giá trị, xấu tốt của sự vật khác.

PGS-TS Hoàng Dũng, Chủ nhiệm bộ môn ngôn ngữ, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng: “Cuốn sách cho thấy tác giả sở đắc một vốn Hán học vững chắc và vốn hiểu biết dân gian giàu có. Mỗi luận điểm đều được biện giải, dẫn chứng nguồn tư liệu chính xác của tác giả hay của các công trình đi trước; độc giả hoàn toàn có thể tự kiểm tra”.

Cần có hội đồng thẩm định

Về việc sửa từ điển của GS Nguyễn Lân, PGS-TS Phạm Văn Tình cho rằng: “Không in được, không chữa được. Chỉ chữa khi có một vài sai sót vừa phải thôi. Nó giống như một cỗ máy mà thiết kế có nhiều trục trặc mà lôi ra sửa thì lợn lành chữa thành lợn què, không được tốt. Trường hợp đó cho nó vào lịch sử thôi”.

Một vấn đề khác đặt ra là việc tái bản các cuốn từ điển của GS Nguyễn Lân sẽ ra sao. Ông Chu Văn Hòa, Cục trưởng Cục Xuất bản (Bộ TT -TT), cho biết việc có cuốn sách chỉ ra cái sai trong từ điển là một chuyện, còn sách đó chỉ cái sai có chính xác hay không thì phải có hội đồng thẩm định. “Nếu tái bản thì chắc chắn là Cục cho tái bản rồi đấy, vì không có lý do gì không cho tái bản cả. Nhưng NXB tái bản thì cần có lời giới thiệu, là có những chi tiết theo thời gian thì có từ khác nghĩa, hoặc trái ngược hoàn toàn, hoặc trình độ chưa tiếp cận đến. Nhưng không vì thế mà chúng ta đánh giá thấp công trình và có quyền thay đổi một khi tác giả đã đi vào lịch sử. Chúng ta đưa sách ra để khảo cứu và tham khảo khi cần thiết là được”, ông Hòa nói.

Trinh Nguyễn
(Thanh niên)


Ý kiến độc giả:

NGUYEN
TP Hồ Chí Minh - 08/08/2017
Hay quá ! Biết bao nhiêu giáo sư tiến sĩ ngôn ngữ Việt Nam câm lặng, để mặc cho xã hội, người trẻ hiểu sai. Các cơ quan nhà nước làm việc về cái gì, làm việc vì ai ? Các giá trị cơ bản của quốc gia không ai quan tâm , gìn giữ, phát triển. Đây là lý do làm cho đạo đức xã hội xuống cấp

VÕ CÔNG THỨC TP Hồ Chí Minh - 08/08/2017
Tôi đã đọc nhiều bài viểt của anh Hoàng Tuấn Công. Đây là người có triǹh độ và tâm huyết. Còn chuyện in sách, nếu sách anh ấy viết đúng, thì có gì phải ngại. Chả lẽ cả nể một người , mà người ấy làm sai mà chúng ta làm ngơ sao? Hơn nữa đây là vấn đề ngôn ngữ, cần phải baỏ tồn caí đúng chứ không phải theo cái sai.

TRINH HIẾN Hà Nội - 08/08/2017
"ông ăn chả, bà ăn nem", câu tục ngữ này mình (và chắc người VN nào có chút chữ nghĩa) cũng đều hiểu là nói về việc ngoại tình của cả chồng lẫn vợ chứ chả cần phải xem tự điển mới hiểu như vậy. Gs Ng.Lân lại giải thích "là nói cặp vợ chồng không hòa thuận, mỗi người chỉ nghĩ đến lợi ích riêng mình" thì ngang phá vốn ca dao, tục ngữ của ta.

DOÃN BẢO TRUNG Hà Nội - 17/08/2017
Câu tục ngữ 'Ông ăn chả, bà ăn nem' nghĩa là vợ ngoại tình và chồng cũng ngoại tình, chả ai nghiêm túc cả. Không cần xem từ điển cũng hiểu như vậy.

KHOA TP Hồ Chí Minh - 08/08/2017
Một công trình của một vị giáo sư danh tiếng tầm quốc gia mà mắc những lỗi cơ bản, sơ đẳng . Bao nhiêu năm đã qua, hàng chục ngàn tiến sĩ mang học hàm GS, PGS mà tuyệt nhiên không có một phản biện nào.

PHAN CẢNH LÝ Thừa Thiên Huế - 08/08/2017
Tôi đã đọc Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - phê bình và khảo cứu, nhận thấy:
- Không phổ biến Từ điển của ông Nguyễn Lân nữa, chỉ làm hại mọi người.
- Rất buồn cho đất nước ta, một cái sai như thế mà được tung hô lên tận trời xanh.
- Rất mừng, tôi đi tìm hai nhà sách ở Huế : Phương Nam và Fasaha nhưng không thấy sách Nguyễn Lân.

TRƯƠNG VĂN KHANH Thừa Thiên Huế - 08/08/2017
Lợn đâu có lành mà lo "thì lợn lành chữa thành lợn què". Què nặng cả 4 cẳng mà.

TRANHAI TP Hồ Chí Minh - 08/08/2017
Làm văn hoá sai không chịu sửa sai là làm hại thế hệ đời nầy và các thế hệ đời sau vì người đọc sách cứ nghĩ là sách bao giờ cũng đúng nhất là sách của một ngưởi hàm giáo sư đoạt giải thưởng quốc gia

HUỲNH TỚI Quảng Nam - 08/08/2017
Sai thì nên sửa và cần phải sửa cho đúng đừng biện hộ và bảo thủ vì bất cứ lý do gì . Tôi là một nông dân trình độ học vấn chưa hết cấp 2 nhưng những giải thích thành ngữ như nêu trên của GS Nguyễn Lân chưa cần Hoàng Tuấn Công tôi cũng thấy rõ ràng không ổn.

VÕ HỮU HOÀNG Quảng Ngãi - 08/08/2017
Tôi chưa đọc cuốn nào đề cập ở trên cả, Nhưng trong 3 ví dụ điển hình chỉ cái sai của Nguyễn Lân thì : " ông ăn chả, bà ăn nêm" : cả 2 ông đều nói không đầy đủ hết nghĩa của nó , Ông Lân nói rộng hơn, Ông Công gói lại trong chuyện " ngoại tình" , theo tôi : câu này nói lên sự đối đầu của hai đối tượng không ưa nhau , thể hiện bằng cử chỉ hay hành động có tính thách đố nhau một cách tương xứng : Thí dụ , người chồng dùng tiền chung ăn nhậu, người vợ bực tức dùng tiền chung ăn diện .....

TRẦN ĐẠI DƯƠNG Lâm Đồng - 08/08/2017
Những từ ngữ được trích dẫn trên hầu hết người bình thường đều hiểu đúng chẳng cần giáo sư hay nhà nghiên cứu gì cả

CHI VU DAI Hà Nội - 08/08/2017
Cảmm ơn anh Hoàng Tuấn Công đã dũng cảm bảo vệ những giá trị của dân tộc. Tôi đã đọc rất kỹ các bài phân tích của anh trong Tuấn Công Thư Phòng và mong muốn có ngày những ý kiến của anh được phổ biến rộng rãi đến người đọc, đặc biệt là càc cháu học sinh để tránh cho các thế hệ tiếp theo hiểu sai vốn ngôn ngữ của cha ông để lại. Không thể vì bất cứ lý do nào mà né tránh, che giấu và bảo vệ cho cái sai.

GIANG SƠN ĐIỀN 48 Hải Phòng - 08/08/2017
Từ điển là "xác định ý nghĩa của ngôn từ và chữ viết". Ngôn ngữ của ta khác biệt hoàn toàn với ngôn ngữ trong khu vực, dùng chữ cái Latin để viết theo phát âm của ta . Tuy đã hơn ba trăm năm sử dụng nhưng do nền văn hóa chữ viết của ta bị ảnh hưởng nhiều từ TQ nên có sự liên quan nào đó về nghĩa của chữ trong sự phối hợp trên thực tế văn bản và tiếng nói.(chúng ta sẽ phải Việt hóa dần)
Xây dựng một cuốn từ điển CHUẨN là việc RẤT QUAN TRỌNG VÀ CẦN THIẾT vì vậy KHÔNG THỂ MỘT NGƯỜI LÀM MÀ THÀNH. Vì vậy Viện từ điển VN không thể vì lý do "nhạy cảm" hay trở ngại nào mà không tổ chức làm nên một cuốn từ điển do tập hợp trí tuệ tập thể làm chuẩn mực cho đất nước . Chữ nghĩa vô cùng quan trọng trong các văn bản mang tính pháp lý - Sẽ "sai một ly đi một dặm" nếu không làm tốt việc này...

NGUYỄN VIỆT Hà Nội - 09/08/2017
Bài viết phân tích những sai sót của từ điển Nguyễn Lân đã đọc được trên mạng từ khá lâu rồi mà mãi đến nay mới có NXB dám in thành sách, thật đáng kính trọng.
Các con của cụ Nguyễn Lân những mấy người, có người là GS như Nguyễn Lân Dũng, nên có ý kiến cụ thể về mặt khoa học xem như thế nào, liệu có nên đồng ý cho phép tái bản nữa không. Gia đình cụ Nguyễn Lân cũng như giới khoa học ngôn ngữ nên có thái độ cụ thể, rõ ràng.

HOÀNG ANH Bình Dương - 08/08/2017
Bình luận của bạn Nguyên rất hay. Rất đồng ý với bạn.

XU Vĩnh Phúc - 08/08/2017
vậy mà dc phong làm GS và giải thường nữa!?

MAN Lạng Sơn - 24/09/2017
"Nhưng không vì thế mà chúng ta đánh giá thấp công trình và có quyền thay đổi một khi tác giả đã đi vào lịch sử"

Tôi không đồng tình với quan điểm này, vì tác giả cũng là con người, không ai là hoản hảo cho nên lấy cái lý do "tác giả đã đi vào lịch sử" để đồng ý tái bản cuốn này là không hợp lý.

Dù việc cứ tái bản nhưng chuyện người mua có đồng ý bỏ ra mua hay không là một chuyện khác, nhưng nếu có người mua đọc, hiểu và vận dụng sai sẽ là vấn đề lớn cho ngôn ngữ tiếng Việt.

Sai mà không chịu sửa đó là Phản giáo dục, phản văn hóa.

QUANG HOÀ Hà Nội - 10/08/2017
Mẹ tôi sinh năm 1909 đã về trời. Bình sinh do nhà nông dân nghèo nên người không có cơ hội đi học, cả sách 'tam tự kinh' lẫn chữ quốc ngữ cho nên người bị mù chữ. Tuy nhiên, người hoàn toàn có thể, thực tế là đã làm khá nhiều lần, giải nghĩa một cách chính xác những câu thành ngữ, tục ngữ mà GS Nguyễn Lân mắc lỗi trong các cuốn tự điển của ông.

CAO ĐÌNH NHÂN Lâm Đồng - 11/08/2017
Hoan nghênh những công trình nghiên cứu góp phần chuẩn hóa, chính xác hóa và làm trong sáng Tiếng Việt. Tuy đã quá muộn nhưng việc hoàn thiện vẫn còn tiếp tục vì sự phát triển của ngôn ngữ. Không để chậm trễ hơn nữa, dù là sự cập nhật của Tiếng Việt đầu Thiên niên kỷ III. Sau này con cháu tiếp tục nữa!

NGUYỄN MINH VŨ Hà Nội - 09/10/2017
Theo tôi, từ điển là loại sách công cụ, thường ở các nước có cả một ban viết và kiểm tra từ điển, ví như cuốn từ điển Larousse của Pháp. Do ở VN quá lạm dụng lòng tin của dân, nên mới có các cuốn từ điển của cụ Nguyễn Lân được tin tưởng cho xuất bản, tái bản nhiều lần, gây biết bao sai lầm cho nhân dân. Đồng ý phải lập một Hội đồng thẩm định, có ý kiến rõ ràng về các cuốn từ điển của cụ Nguyễn Lân, nếu thấy đúng như ý kiến của ông Phạm văn Tình, thì phải quyết định cấm hẳn, không bao giờ cho tái bản nữa.
Tuy nhiên còn có một vấn đề nữa cần được quan tâm, đó là danh từ "Giáo sư". Cụ Nguyễn Lân chưa bao giờ được phong hàm Giáo sư cả; đã có bài báo thẩm định lại các quyết định của nhà nước về học hàm giáo sư khẳng định điều này. Cụ Nguyễn Lân nguyên có dạy ở bậc trung học thời Pháp, mọi thầy giáo lúc ấy đều được gọi là "professeur", dịch ra tiếng Việt là giáo sư, thế thôi. Hiện nay ta có các học hàm Giáo sư, Phó giáo sư, không nên dùng lẫn lộn nữa.

_________________

Việc làm của HTC có nhiều người tán thành hơn là phản đối, T ui!
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1844
Registration date : 23/04/2014

Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển    Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 3 I_icon13Sat 31 Aug 2019, 17:51

Trà Mi đã viết:
Cuốn sách 'bắt lỗi' từ điển của giáo sư Nguyễn Lân

"Không in được, không chữa được. Chỉ chữa khi có một vài sai sót vừa phải thôi. Nó giống như một cỗ máy mà thiết kế có nhiều trục trặc mà lôi ra sửa thì lợn lành chữa thành lợn què, không được tốt. Trường hợp đó cho nó vào lịch sử thôi"  (PGS- TS Phạm Văn Tình, Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam)

Một nhà nghiên cứu tự do là Hoàng Tuấn Công vừa ra mắt tập sách gần 600 trang, chỉ ra sai sót trong nhiều cuốn từ điển của GS Nguyễn Lân.

PGS-TS Phạm Văn Tình, Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, cho biết không hề ngạc nhiên khi thấy một cuốn sách phê bình và khảo cứu chỉ ra những sai sót trong từ điển của GS Nguyễn Lân, cho dù GS đã nhận Giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ cho “Cụm công trình về giáo dục học và từ điển tiếng Việt” hồi năm 2001. Theo ông Tình, từ điển của GS Nguyễn Lân vốn có nhiều vấn đề từ góc độ từ điển học cũng như các kỹ thuật khác. Trước đây, cũng đã có nhiều ý kiến của nhiều cá nhân về những sai sót này. “Có nhiều lý do mà các ý kiến đó không được công bố, hoặc khi công bố không được tiếp nhận đúng với tinh thần khoa học. Người ta cũng chỉ góp ý thôi mà không định kiến gì cả. Nhưng tới giờ có anh Hoàng Tuấn Công, dù không phải người làm ngôn ngữ nhưng phải nói là rất am hiểu, viết cả một cuốn. Những ý kiến của anh ấy đích đáng đấy”, ông Tình nói.

Ông Tình cũng cho biết do ngại va chạm nên cuốn sách của ông Công bị nhiều nơi từ chối in. Ông Hoàng Tuấn Công cũng xác nhận điều này.

Bắt lỗi có hệ thống


Cuốn sách của nhà nghiên cứu tự do Hoàng Tuấn Công có tên Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - phê bình và khảo cứu, dày gần 600 trang, do NXB Hội Nhà văn và Phương Nam Book ấn hành. Sách được chia làm 5 phần. Phần 1: Phê bình, khảo cứu cuốn Từ điển thành ngữ và tục ngữ VN do GS Nguyễn Lân xuất bản lần đầu năm 1989, và theo ông Công, dù có sai sót nhưng vẫn được nhiều NXB như NXB TP.HCM, NXB Từ điển bách khoa và NXB Văn học tái bản với số lượng khá lớn. Phần 2: Phê bình, khảo cứu cuốn Từ điển từ và ngữ Hán Việt. Cuốn sách này xuất bản lần đầu năm 1989; sau đó cũng được NXB TP.HCM, NXB Từ điển bách khoa và NXB Văn học tiếp tục tái bản. Phần 3: Phê bình và khảo cứu cuốn Từ điển từ và ngữ VN. Cuốn sách này xuất bản lần đầu năm 2000, tái bản lần 1 năm 2006, NXB Tổng hợp TP.HCM. Phần 4: Chính tả trong từ điển của GS Nguyễn Lân. Phần 5: Thử lý giải những sai sót khó hiểu của nhà biên soạn từ điển - GS Nguyễn Lân.

Ông Công phân chia rõ ràng các mục từ mà ông cho là sai thành những nhóm sai sót khác nhau. Chẳng hạn, có nhóm sai do “bỏ gốc lấy ngọn, giải thích sai, nông cạn làm hẹp ý nghĩa, cách dùng thành ngữ, tục ngữ”. Trong đó, ông dẫn thành ngữ “nhân nào quả ấy”. GS Nguyễn Lân giải thích thành ngữ này ý nói con cái chịu ảnh hưởng của cha mẹ. Tuy nhiên theo ông Công, thực chất câu này là luật nhân quả mà nhà Phật gọi là nhân duyên và quả báo. Nó có một số câu gần nghĩa như: ác giả ác báo, thiện giả thiện lai, gieo gió gặt bão. “Nói đến nhân quả là nói đến quy luật tất yếu, đâu chỉ là con cái chịu ảnh hưởng sâu sắc của cha mẹ như cách giải thích của GS Nguyễn Lân”, sách viết.

Ông Công cũng sử dụng nhiều kiến thức đa dạng để đưa ra cách hiểu khác với nhiều giải thích từ ngữ của GS Nguyễn Lân. Chẳng hạn, GS Nguyễn Lân giải thích “to như hộ pháp” là tả người to lớn khác thường, hộ pháp là bức tượng rất to đặt ở trước bàn thờ Phật trong chùa. Trong khi đó, theo ông Công, tượng hộ pháp thường đặt hai bên gian tiền đường, ở giữa có bàn thờ Phật. Cũng có khi tượng này đặt ở hai bên mái hiên hoặc trước cửa Phật điện. Tuy nhiên, không có tượng nào lại được đặt ở trước bàn thờ Phật cả.

Hay “chồng ăn chả, vợ ăn nem”, theo GS Nguyễn Lân, nghĩa là nói cặp vợ chồng không hòa thuận, mỗi người chỉ nghĩ đến lợi ích riêng mình. Hoàng Tuấn Công cho rằng chưa chính xác. Chả và nem là hai món ăn đều khoái khẩu, tương xứng, ở đây ám chỉ tình trạng cả hai vợ chồng đều ngoại tình, vụng trộm (giống nhau), đi tìm sở thích của riêng mình. “Khuôn vàng thước ngọc”, theo GS Nguyễn Lân, là gương sáng cần noi theo. Hoàng Tuấn Công cho rằng chưa chính xác. Gương sáng cần noi theo chỉ là tấm gương của con người. Trong khi khuôn vàng thước ngọc là chuẩn mực, khuôn thước nói chung để người ta làm theo, so sánh, kiểm chứng giá trị, xấu tốt của sự vật khác.

PGS-TS Hoàng Dũng, Chủ nhiệm bộ môn ngôn ngữ, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng: “Cuốn sách cho thấy tác giả sở đắc một vốn Hán học vững chắc và vốn hiểu biết dân gian giàu có. Mỗi luận điểm đều được biện giải, dẫn chứng nguồn tư liệu chính xác của tác giả hay của các công trình đi trước; độc giả hoàn toàn có thể tự kiểm tra”.

Cần có hội đồng thẩm định

Về việc sửa từ điển của GS Nguyễn Lân, PGS-TS Phạm Văn Tình cho rằng: “Không in được, không chữa được. Chỉ chữa khi có một vài sai sót vừa phải thôi. Nó giống như một cỗ máy mà thiết kế có nhiều trục trặc mà lôi ra sửa thì lợn lành chữa thành lợn què, không được tốt. Trường hợp đó cho nó vào lịch sử thôi”.

Một vấn đề khác đặt ra là việc tái bản các cuốn từ điển của GS Nguyễn Lân sẽ ra sao. Ông Chu Văn Hòa, Cục trưởng Cục Xuất bản (Bộ TT -TT), cho biết việc có cuốn sách chỉ ra cái sai trong từ điển là một chuyện, còn sách đó chỉ cái sai có chính xác hay không thì phải có hội đồng thẩm định. “Nếu tái bản thì chắc chắn là Cục cho tái bản rồi đấy, vì không có lý do gì không cho tái bản cả. Nhưng NXB tái bản thì cần có lời giới thiệu, là có những chi tiết theo thời gian thì có từ khác nghĩa, hoặc trái ngược hoàn toàn, hoặc trình độ chưa tiếp cận đến. Nhưng không vì thế mà chúng ta đánh giá thấp công trình và có quyền thay đổi một khi tác giả đã đi vào lịch sử. Chúng ta đưa sách ra để khảo cứu và tham khảo khi cần thiết là được”, ông Hòa nói.

Trinh Nguyễn
(Thanh niên)


Ý kiến độc giả:

NGUYEN
TP Hồ Chí Minh - 08/08/2017
Hay quá ! Biết bao nhiêu giáo sư tiến sĩ ngôn ngữ Việt Nam câm lặng, để mặc cho xã hội, người trẻ hiểu sai. Các cơ quan nhà nước làm việc về cái gì, làm việc vì ai ? Các giá trị cơ bản của quốc gia không ai quan tâm , gìn giữ, phát triển. Đây là lý do làm cho đạo đức xã hội xuống cấp

VÕ CÔNG THỨC TP Hồ Chí Minh - 08/08/2017
Tôi đã đọc nhiều bài viểt của anh Hoàng Tuấn Công. Đây là người có triǹh độ và tâm huyết. Còn chuyện in sách, nếu sách anh ấy viết đúng, thì có gì phải ngại. Chả lẽ cả nể một người , mà người ấy làm sai mà chúng ta làm ngơ sao? Hơn nữa đây là vấn đề ngôn ngữ, cần phải baỏ tồn caí đúng chứ không phải theo cái sai.

TRINH HIẾN Hà Nội - 08/08/2017
"ông ăn chả, bà ăn nem", câu tục ngữ này mình (và chắc người VN nào có chút chữ nghĩa) cũng đều hiểu là nói về việc ngoại tình của cả chồng lẫn vợ chứ chả cần phải xem tự điển mới hiểu như vậy. Gs Ng.Lân lại giải thích "là nói cặp vợ chồng không hòa thuận, mỗi người chỉ nghĩ đến lợi ích riêng mình" thì ngang phá vốn ca dao, tục ngữ của ta.

DOÃN BẢO TRUNG Hà Nội - 17/08/2017
Câu tục ngữ 'Ông ăn chả, bà ăn nem' nghĩa là vợ ngoại tình và chồng cũng ngoại tình, chả ai nghiêm túc cả. Không cần xem từ điển cũng hiểu như vậy.

KHOA TP Hồ Chí Minh - 08/08/2017
Một công trình của một vị giáo sư danh tiếng tầm quốc gia mà mắc những lỗi cơ bản, sơ đẳng . Bao nhiêu năm đã qua, hàng chục ngàn tiến sĩ mang học hàm GS, PGS mà tuyệt nhiên không có một phản biện nào.

PHAN CẢNH LÝ Thừa Thiên Huế - 08/08/2017
Tôi đã đọc Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - phê bình và khảo cứu, nhận thấy:
- Không phổ biến Từ điển của ông Nguyễn Lân nữa, chỉ làm hại mọi người.
- Rất buồn cho đất nước ta, một cái sai như thế mà được tung hô lên tận trời xanh.
- Rất mừng, tôi đi tìm hai nhà sách ở Huế : Phương Nam và Fasaha nhưng không thấy sách Nguyễn Lân.

TRƯƠNG VĂN KHANH Thừa Thiên Huế - 08/08/2017
Lợn đâu có lành mà lo "thì lợn lành chữa thành lợn què". Què nặng cả 4 cẳng mà.

TRANHAI TP Hồ Chí Minh - 08/08/2017
Làm văn hoá sai không chịu sửa sai là làm hại thế hệ đời nầy và các thế hệ đời sau vì người đọc sách cứ nghĩ là sách bao giờ cũng đúng nhất là sách của một ngưởi hàm giáo sư đoạt giải thưởng quốc gia

HUỲNH TỚI Quảng Nam - 08/08/2017
Sai thì nên sửa và cần phải sửa cho đúng đừng biện hộ và bảo thủ vì bất cứ lý do gì . Tôi là một nông dân trình độ học vấn chưa hết cấp 2 nhưng những giải thích thành ngữ như nêu trên của GS Nguyễn Lân chưa cần Hoàng Tuấn Công tôi cũng thấy rõ ràng không ổn.

VÕ HỮU HOÀNG Quảng Ngãi - 08/08/2017
Tôi chưa đọc cuốn nào đề cập ở trên cả, Nhưng trong 3 ví dụ điển hình chỉ cái sai của Nguyễn Lân thì : " ông ăn chả, bà ăn nêm" : cả 2 ông đều nói không đầy đủ hết nghĩa của nó , Ông Lân nói rộng hơn, Ông Công gói lại trong chuyện " ngoại tình" , theo tôi : câu này nói lên sự đối đầu của hai đối tượng không ưa nhau , thể hiện bằng cử chỉ hay hành động có tính thách đố nhau một cách tương xứng : Thí dụ , người chồng dùng tiền chung ăn nhậu, người vợ bực tức dùng tiền chung ăn diện .....

TRẦN ĐẠI DƯƠNG Lâm Đồng - 08/08/2017
Những từ ngữ được trích dẫn trên hầu hết người bình thường đều hiểu đúng chẳng cần giáo sư hay nhà nghiên cứu gì cả

CHI VU DAI Hà Nội - 08/08/2017
Cảmm ơn anh Hoàng Tuấn Công đã dũng cảm bảo vệ những giá trị của dân tộc. Tôi đã đọc rất kỹ các bài phân tích của anh trong Tuấn Công Thư Phòng và mong muốn có ngày những ý kiến của anh được phổ biến rộng rãi đến người đọc, đặc biệt là càc cháu học sinh để tránh cho các thế hệ tiếp theo hiểu sai vốn ngôn ngữ của cha ông để lại. Không thể vì bất cứ lý do nào mà né tránh, che giấu và bảo vệ cho cái sai.

GIANG SƠN ĐIỀN 48 Hải Phòng - 08/08/2017
Từ điển là "xác định ý nghĩa của ngôn từ và chữ viết". Ngôn ngữ của ta khác biệt hoàn toàn với ngôn ngữ trong khu vực, dùng chữ cái Latin để viết theo phát âm của ta . Tuy đã hơn ba trăm năm sử dụng nhưng do nền văn hóa chữ viết của ta bị ảnh hưởng nhiều từ TQ nên có sự liên quan nào đó về nghĩa của chữ trong sự phối hợp trên thực tế văn bản và tiếng nói.(chúng ta sẽ phải Việt hóa dần)
Xây dựng một cuốn từ điển CHUẨN là việc RẤT QUAN TRỌNG VÀ CẦN THIẾT vì vậy KHÔNG THỂ MỘT NGƯỜI LÀM MÀ THÀNH. Vì vậy Viện từ điển VN không thể vì lý do "nhạy cảm" hay trở ngại nào mà không tổ chức làm nên một cuốn từ điển do tập hợp trí tuệ tập thể làm chuẩn mực cho đất nước . Chữ nghĩa vô cùng quan trọng trong các văn bản mang tính pháp lý - Sẽ "sai một ly đi một dặm" nếu không làm tốt việc này...

NGUYỄN VIỆT Hà Nội - 09/08/2017
Bài viết phân tích những sai sót của từ điển Nguyễn Lân đã đọc được trên mạng từ khá lâu rồi mà mãi đến nay mới có NXB dám in thành sách, thật đáng kính trọng.
Các con của cụ Nguyễn Lân những mấy người, có người là GS như Nguyễn Lân Dũng, nên có ý kiến cụ thể về mặt khoa học xem như thế nào, liệu có nên đồng ý cho phép tái bản nữa không. Gia đình cụ Nguyễn Lân cũng như giới khoa học ngôn ngữ nên có thái độ cụ thể, rõ ràng.

HOÀNG ANH Bình Dương - 08/08/2017
Bình luận của bạn Nguyên rất hay. Rất đồng ý với bạn.

XU Vĩnh Phúc - 08/08/2017
vậy mà dc phong làm GS và giải thường nữa!?

MAN Lạng Sơn - 24/09/2017
"Nhưng không vì thế mà chúng ta đánh giá thấp công trình và có quyền thay đổi một khi tác giả đã đi vào lịch sử"

Tôi không đồng tình với quan điểm này, vì tác giả cũng là con người, không ai là hoản hảo cho nên lấy cái lý do "tác giả đã đi vào lịch sử" để đồng ý tái bản cuốn này là không hợp lý.

Dù việc cứ tái bản nhưng chuyện người mua có đồng ý bỏ ra mua hay không là một chuyện khác, nhưng nếu có người mua đọc, hiểu và vận dụng sai sẽ là vấn đề lớn cho ngôn ngữ tiếng Việt.

Sai mà không chịu sửa đó là Phản giáo dục, phản văn hóa.

QUANG HOÀ Hà Nội - 10/08/2017
Mẹ tôi sinh năm 1909 đã về trời. Bình sinh do nhà nông dân nghèo nên người không có cơ hội đi học, cả sách 'tam tự kinh' lẫn chữ quốc ngữ cho nên người bị mù chữ. Tuy nhiên, người hoàn toàn có thể, thực tế là đã làm khá nhiều lần, giải nghĩa một cách chính xác những câu thành ngữ, tục ngữ mà GS Nguyễn Lân mắc lỗi trong các cuốn tự điển của ông.

CAO ĐÌNH NHÂN Lâm Đồng - 11/08/2017
Hoan nghênh những công trình nghiên cứu góp phần chuẩn hóa, chính xác hóa và làm trong sáng Tiếng Việt. Tuy đã quá muộn nhưng việc hoàn thiện vẫn còn tiếp tục vì sự phát triển của ngôn ngữ. Không để chậm trễ hơn nữa, dù là sự cập nhật của Tiếng Việt đầu Thiên niên kỷ III. Sau này con cháu tiếp tục nữa!

NGUYỄN MINH VŨ Hà Nội - 09/10/2017
Theo tôi, từ điển là loại sách công cụ, thường ở các nước có cả một ban viết và kiểm tra từ điển, ví như cuốn từ điển Larousse của Pháp. Do ở VN quá lạm dụng lòng tin của dân, nên mới có các cuốn từ điển của cụ Nguyễn Lân được tin tưởng cho xuất bản, tái bản nhiều lần, gây biết bao sai lầm cho nhân dân. Đồng ý phải lập một Hội đồng thẩm định, có ý kiến rõ ràng về các cuốn từ điển của cụ Nguyễn Lân, nếu thấy đúng như ý kiến của ông Phạm văn Tình, thì phải quyết định cấm hẳn, không bao giờ cho tái bản nữa.
Tuy nhiên còn có một vấn đề nữa cần được quan tâm, đó là danh từ "Giáo sư". Cụ Nguyễn Lân chưa bao giờ được phong hàm Giáo sư cả; đã có bài báo thẩm định lại các quyết định của nhà nước về học hàm giáo sư khẳng định điều này. Cụ Nguyễn Lân nguyên có dạy ở bậc trung học thời Pháp, mọi thầy giáo lúc ấy đều được gọi là "professeur", dịch ra tiếng Việt là giáo sư, thế thôi. Hiện nay ta có các học hàm Giáo sư, Phó giáo sư, không nên dùng lẫn lộn nữa.

_________________

Việc làm của HTC có nhiều người tán thành hơn là phản đối, T ui!
T cũng nhận thấy vậy á tỷ love
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển    Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 3 I_icon13Sun 01 Sep 2019, 11:17

Bỏ ra gần 2 tiếng đồng hồ viết bài trả lời cho T, vừa tính gởi tự nhiên thấy màn hình nháy một cái, mất sạch!  :potay:

_________________________
Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 3 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển    Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 3 I_icon13Mon 02 Sep 2019, 09:55

Trăng đã viết:
Trà Mi đã viết:
TM hổng có học chuyên ngành về ngôn ngữ Việt Nam nên hổng dám phát biểu liều ai đúng ai sai. Nhưng có người nào đó soạn một cuốn từ điển Hán Việt mà hoàn toàn không có chữ Hán nào thì... thiệt hổng hiểu nổi. Đúng là... những người thích đùa!  :thua:


Tỷ TM mến , T cũng ko rành về từ ngữ nhưng theo dõi kỹ cũng nhận ra đôi điều
Cụ Lân mất 2003 , đến năm 2004 Lê Mạnh Chiến mới có bài viết về cụ , về 1 người đã khuất ko còn khả năng phản bác , biện minh
Chưa tính đến sự chính xác trong bài viết, người đọc có am hiểu chút ít đã thấy thiên lệch , tại sao có những bài viết, những thông tin tốt đẹp về cụ và gia đình , sao ko thấy tác giả liệt kê ra như cụ dành trọn số tiền viết sách viết về Nguyễn Trường Tộ để xây mộ cho NTTộ , như cụ bị mật thám Pháp theo dõi vì truyền bá sử nhà , như cụ đồng ý làm Đốc lý với điều kiện ko giao du với Nhật , gia đình con cháu cụ ko 1 ai chịu vào đảng cs , thậm chí có cháu nội là đại biểu quốc hội dám bỏ phiếu chống luật đặc khu hay 1 người chảu khác chấp nhận bỏ tất cả để biểu tình chống đối sai trái của luật pháp
T ko bênh vực cụ đâu tỷ à , nhưng cảm thấy có điều sai trái trong việc làm của HTC , của LMC ..có thể do T chịu ảnh hưởng gd từ gia đình , người dù tệ đến mấy cũng có điều đáng hoc hỏi , cho nên cuốn từ điển nhiều lỗi sai cũng đạt 60 , 70% đúng , tại sao ko ai vạch ra cho HTC thấy thái độ trịch thượng củ a ông ta khi phê bình khảo cứu sách của bậc cao niên ?
Dư luận sau khi đòi hỏi dừng xuất bản cuốn từ điển lại bẻ lái sang soi mói đời tư của cụ , vạch cái xấu, phớt lờ cái tốt, thậm chí ngô nghê đến buồn cuời khi cho rằng cụ được giải thưởng do sách dày, in hoành tráng , thà rằng nói gia đình cụ bỏ tiền mua giải thưởng còn dễ nghe hơn
Một số người VN còn vướng khuyết điểm là thiếu thiện ý khi phê phán 1 ai đó , như nói gđ Nguyễn Lân háo danh , sợ chết..ko 1 người tham gia quân đội trong chiến tranh chống Mỹ nhưng khi có cậu cháu nội bị bắt vì chống chính quyền lại bị chửi là đứa cháu bất hiếu, tội đồ của dòng họ ..thật nực cười vì bất hiếu hay ko là do gđ cụ nhận thấy , chứ nào phải do cộng đồng
Kể ngoài lề tỷ nghe chơi, khi T nêu suy nghĩ về vấn đề này ở 1 trang blog,có nick là Phieuvan 08 ( T ghi rõ nick vì đây là người có hiểu biết rộng về thơ ca, văn học , có lần đề nghị T học làm thơ Đường luật , T nói đã học rồi, anh ấy hỏi học ai, rồi liệt kê 1 số người trong đó có thầy AH mình, T ko dám nói là học trò của Thầy vì tính khí thất thường quá sợ làm xấu hổ Thầy , sau này bặt tăm ko tin tức , nhiều người trong đó có T nghỉ đến việc xấu đến với anh ấy và rất mong tin ), anh này chửi T thậm tệ , chưa đủ ,còn soi mói avatar của T , cho rằng chỉ có loại phụ nữ lăng loàn huhu huhu huhu ,muốn đe dọa người khác mới dùng hình phù thủy nanh vuốt làm đại diện , anh ko biết đó là tranh  của Picasso
Gia đình cụ Lân cũng lạ, biết sach sai nhưng ko hiệu chỉnh rồi xuất bản , nhưng lỗi cũng ở cơ quan chức năng chịu cấp phép hay hội đồng thẩm đinh , đềnghị hủy bỏ hay tạm dừng hong được thì..thôi, về nhà viết cuốn khác hoàn chỉnh cho thiên hạ biết mặt , ko thì cơ chế thị trường sẽ quyết định sách ế hay bán chạy ế quá thì tự đào thải ,phaỉ hôn tỷ ? Cứ mở rộng tâm cho người thì lòng mình thanh thản
Đêm nay T viết dài dòng , cốt để tỷ hiểu hơn về học trò của mình,ko bênh vưc hay phê phán ai , chỉ muốn trong tranh luận cần chính trực , nghĩa khí ,khí khái ( dùng từ đúng hôn ta ?),tỷ à

hon hon tỷ xem tranh chơi cho dzui

Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 3 200px-Dora_Maar_Au_Chat_%28Dora_Maar_with_Cat%29[/ltr][/size]








[ltr](Dora Maar au Chat (dịch là Dora Maar với mèo) là một bức vẽ của Pablo Picasso vào năm 1941. Bức tranh mô tả Dora Maar, nhân tình của danh họa, với một con mèo đang ngồi ở trên vai của Dora. Bức tranh này là một trong những bức tranh đắt nhất thế giới, với giá hơn $95,000,000.)
- wi[/ltr]






Bỏ qua việc đánh giá tư cách đạo đức và đời tư cá nhân của ông NL, chỉ xét về năng lực của ông và giá trị của tác phẩm cũng như ý kiến của những người phê bình, AH có nhận xét như sau:

- Kiến thức của người phê bình rộng và sâu hơn NL, cụ thể là ông NL không đọc được chữ Hán, từ điển Hán Việt của ông không ghi chữ Hán. Ông không phân biệt được nhiều nghĩa khác nhau đối với mỗi từ Hán Việt.

- Cách thức khảo cứu của người phê bình khoa học hơn NL. Họ đưa ra dẫn chứng cho từng lập luận của họ, ghi rõ phần nào trong tài liệu, phần nào là suy diễn, tài liệu nào chưa tìm được. Họ nghiên cứu rất nhiều sách xuất bản trước, cả từ điển và sách cổ của Trung Hoa. Bài viết của người phê bình có đầy đủ tài liệu tham khảo, trong khi tác phẩm của ông NL không ghi (hay không có?) tài liệu tham khảo.

- Tác phẩm Từ điển từ và ngữ tiếng Việt chỉ sao chép lại nội dung có trong những cuốn sách trước mà ông NL soạn hoặc tham gia soạn mà không có sự chỉnh lý sửa đổi nào các sai lầm của chúng.

- Mặc dù phê bình của các ông LMC và HTC đưa ra khi tác giả NL đã mất và nhà xuất bản cũng như những người thừa kế không đủ năng lực và thẩm quyền để phản biện, lúc sinh tiền tác giả NL cũng không phản biện được phê bình của ông Huệ Thiên mà chỉ nói chung chung "đại loại từ nào ông ấy cũng mắc sai lầm cả" và "Những điều mà ông Huệ Thiên nêu lên trong bài «Đọc lướt» của ông ấy đều tỏ rằng sự phê bình như thế là không chính đáng. Rất mong các vị độc giả đã đọc bài «Đọc lướt» của ông ta trên tạp chí Văn ở miền Nam sẽ đánh giá khả năng và tư cách của ông ấy thế nào", chứ NL không vạch ra được HT sai lầm ở chỗ nào và đánh giá khả năng & tư cách ông ấy như thế nào!!!

Trích bài của Huệ Thiên:

"Rõ ràng là Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân đầy rẫy những chỗ sai khó tin nhưng có thật. Chính tác giả cũng đã thừa nhận trong bức thư gửi Tổng biên tập tạp chí Văn:

«Tôi đã 95 tuổi, một mình soạn quyển từ điển dày 2111 trang ấy. Tất nhiên không thể hoàn hảo được nên trong bài Đôi lời tâm sự thay lời tựa tôi có ghi: Vì tuổi cao có thể có những sai sót, dám mong các độc giả dùng sách này vui lòng chỉ bảo cho.» (Văn, số 8-2000, tr. 100-1)

Ông Nguyễn Lân đã viết như thế nhưng khi chúng tôi nêu lên một số trường hợp có lựa chọn trong những chỗ sai đó thì ông lại viết trái hẳn với tinh thần trên đây:

«Sau khi đọc bài «Đọc lướt Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân» do ông Huệ Thiên viết, tôi rất ngạc nhiên trước những nhận xét sai lệch của ông ấy (...) Ông Huệ Thiên nêu lên đến 34 từ (thực ra là 33 – HT)* để phê bình tôi, nhưng đại loại từ nào ông ấy cũng mắc sai lầm cả.» (Đã dẫn, tr. 101-2)

Chúng tôi sai lầm ở chỗ nào thì bạn đọc và các chuyên gia có thể nhận thấy được một cách dễ dàng vì chúng tôi đã trình bày rõ ràng trên giấy trắng mực đen. Còn về cái lý do «vì tuổi cao» nên «có thể có sai sót» của Nguyễn Lân thì, sau khi phân tích nhiều trường hợp cụ thể, nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương đã khẳng định như sau:

«Có người nghĩ rằng đây chẳng qua chỉ là những lời giải nghĩa chợt nghĩ ra và chưa được rà soát kỹ nên «(vì tuổi cao) có thể có sai sót» (như lời GS. Lân thường biện minh). Sự thật hoàn toàn chẳng phải vậy! Chứng cớ? Cách đây hơn 10 năm, vào năm 1989, tác giả cũng cho ra mắt công chúng TP. Hồ Chí Minh một công trình biên khảo tuy không đồ sộ lắm nhưng cũng dày tới gần 900 trang, cuốn Từ điển từ và ngữ Hán Việt, trong đó một loạt mục từ đã được ông giải thích chẳng khác chút nào so với những mục từ có trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam mà chúng ta đang bàn. Lời giảng của hai bên giống nhau đến mức ai cũng có thể nhận thấy ngay rằng nội dung của nhiều mục từ trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam chỉ là bản sao của Từ điển từ và ngữ Hán Việt. Nói cách khác, những lời giải thích đó, thực ra, đều là những «tri thức» đã được chắt lọc và nghiền ngẫm kỹ lưỡng trong suốt mười mấy năm ròng!»

(«Những chỗ chưa ổn trong bộ từ điển mới của GS. Nguyễn Lân», Thông tin Khoa học & Công nghệ, Thừa Thiên - Huế, số 1 (31) - 2001, in lại trong Tìm về linh hồn tiếng Việt, Nxb Trẻ, TP. HCM, 2003, tr. 120)"


* Ông HT mới đăng phần đầu ghi nhận 33 từ sai. Phần sau thêm 85 từ không được tạp chí Văn đăng tiếp, đây chỉ mới có phần chữ cái từ A đến C với tính cách là đọc lướt. LMC đưa ra thêm một số từ và HTC nói rằng những từ ngữ trong sách phê bình của HTC không bao gồm những phát hiện của HT và LMC (ghi chú của AH)

Ông NL đã soạn từ điển một mình lúc tuổi cao, không có người phụ tá giúp đỡ, không có người rà soát chỉnh lý, không có người soạn tư liệu. Sai lầm là lẽ đương nhiên!

AH đã xem qua cuốn từ điển tiếng Việt Hoàng Phê (khoảng 40000 mục từ), xuất bản lần đầu năm 1988, do GS Hoàng Phê chủ biên với sự cộng tác của 16 người khác trong Viện Ngôn Ngữ học. Ban biên tập có 6 người với Phạm Hựu là tổng biên tập. Sách có ghi rõ công tác biên tập tiến hành 3 bước: Bước sơ thảo (8 người), bước sửa chữa chỉnh lý (8 người), bước duyệt chữa lần cuối cùng do Hoàng Phê đảm nhiệm với sự trợ giúp của 8 người khác. Ngoài ra còn có 5 người phụ trách công tác tư liệu.

Cuốn từ điển này được tái bản nhiều lần, lần cuối cùng năm 2018. Mỗi lần tái bản đều có sửa chữa bổ sung, trong đó có 2 lần sửa chữa lớn là:
1. Năm 1992 (bản in lần thứ hai): sửa 2.770 định nghĩa, bổ sung 2.090 mục từ, sửa chữa hoặc thay thế 3.510 thí dụ;
2. Năm 2000 (bản in lần thứ 7): sửa 2.903 định nghĩa, bổ sung 1.670 từ hoặc nghĩa mới, loại bỏ 41 từ hoặc nghĩa cũ, thay hoặc sửa chữa 387 thí dụ.

"Công trình được xuất bản lần đầu năm 1988, được sửa chữa, bổ sung, tái bản nhiều lần. Nó đã được đông đảo độc giả Việt Nam hoan nghênh ngay từ lần ra mắt đầu tiên. Rất nhiều ý kiến, bài viết đã dành cho cuốn từ điển này những lời ngợi ca, đánh giá cao. Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học đã là nguồn tra cứu, trích dẫn đáng tin cậy của hầu hết các bài viết, sách chuyên khảo, đặc biệt là các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp khi phân tích ý nghĩa của các đơn vị từ ngữ tiếng Việt, là cẩm nang tra cứu không thể thiếu của tất cả những người cầm bút, dù đó là nhà văn, nhà thơ, hay nhà báo, v.v... kể cả các nhà giáo giảng dạy tiếng Việt." (Wikipedia)

Ông NL không phải là nhà ngôn ngữ học (tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm, chuyên ngành chính của ông là Tâm lý giáo dục), lại không biết rành chữ Hán. Ông soạn từ điển một mình mà không cần sự trợ giúp của những nhà chuyên môn về ngôn ngữ, không tham khảo tra cứu những nguồn tài liệu đáng tin cậy sẵn có, không khiêm tốn tiếp thu những phê bình góp ý của người khác. Điều đó cho thấy những lời phê bình ông làm việc cẩu thả hẳn cũng không sai!  


Ooppps! suýt nữa lại mất bài!!!   :tongue:  

_________________________
Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 3 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1844
Registration date : 23/04/2014

Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển    Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 3 I_icon13Mon 02 Sep 2019, 15:28

Ai Hoa đã viết:
Bỏ ra gần 2 tiếng đồng hồ viết bài trả lời cho T, vừa tính gởi tự nhiên thấy màn hình nháy một cái, mất sạch!  :potay:
Thầy ơi , nhiều khi T cũng bị vậy đó Thầy
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1844
Registration date : 23/04/2014

Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển    Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 3 I_icon13Mon 02 Sep 2019, 15:34

Ai Hoa đã viết:
Trăng đã viết:
Trà Mi đã viết:
TM hổng có học chuyên ngành về ngôn ngữ Việt Nam nên hổng dám phát biểu liều ai đúng ai sai. Nhưng có người nào đó soạn một cuốn từ điển Hán Việt mà hoàn toàn không có chữ Hán nào thì... thiệt hổng hiểu nổi. Đúng là... những người thích đùa!  :thua:


Tỷ TM mến , T cũng ko rành về từ ngữ nhưng theo dõi kỹ cũng nhận ra đôi điều
Cụ Lân mất 2003 , đến năm 2004 Lê Mạnh Chiến mới có bài viết về cụ , về 1 người đã khuất ko còn khả năng phản bác , biện minh
Chưa tính đến sự chính xác trong bài viết, người đọc có am hiểu chút ít đã thấy thiên lệch , tại sao có những bài viết, những thông tin tốt đẹp về cụ và gia đình , sao ko thấy tác giả liệt kê ra như cụ dành trọn số tiền viết sách viết về Nguyễn Trường Tộ để xây mộ cho NTTộ , như cụ bị mật thám Pháp theo dõi vì truyền bá sử nhà , như cụ đồng ý làm Đốc lý với điều kiện ko giao du với Nhật , gia đình con cháu cụ ko 1 ai chịu vào đảng cs , thậm chí có cháu nội là đại biểu quốc hội dám bỏ phiếu chống luật đặc khu hay 1 người chảu khác chấp nhận bỏ tất cả để biểu tình chống đối sai trái của luật pháp
T ko bênh vực cụ đâu tỷ à , nhưng cảm thấy có điều sai trái trong việc làm của HTC , của LMC ..có thể do T chịu ảnh hưởng gd từ gia đình , người dù tệ đến mấy cũng có điều đáng hoc hỏi , cho nên cuốn từ điển nhiều lỗi sai cũng đạt 60 , 70% đúng , tại sao ko ai vạch ra cho HTC thấy thái độ trịch thượng củ a ông ta khi phê bình khảo cứu sách của bậc cao niên ?
Dư luận sau khi đòi hỏi dừng xuất bản cuốn từ điển lại bẻ lái sang soi mói đời tư của cụ , vạch cái xấu, phớt lờ cái tốt, thậm chí ngô nghê đến buồn cuời khi cho rằng cụ được giải thưởng do sách dày, in hoành tráng , thà rằng nói gia đình cụ bỏ tiền mua giải thưởng còn dễ nghe hơn
Một số người VN còn vướng khuyết điểm là thiếu thiện ý khi phê phán 1 ai đó , như nói gđ Nguyễn Lân háo danh , sợ chết..ko 1 người tham gia quân đội trong chiến tranh chống Mỹ nhưng khi có cậu cháu nội bị bắt vì chống chính quyền lại bị chửi là đứa cháu bất hiếu, tội đồ của dòng họ ..thật nực cười vì bất hiếu hay ko là do gđ cụ nhận thấy , chứ nào phải do cộng đồng
Kể ngoài lề tỷ nghe chơi, khi T nêu suy nghĩ về vấn đề này ở 1 trang blog,có nick là Phieuvan 08 ( T ghi rõ nick vì đây là người có hiểu biết rộng về thơ ca, văn học , có lần đề nghị T học làm thơ Đường luật , T nói đã học rồi, anh ấy hỏi học ai, rồi liệt kê 1 số người trong đó có thầy AH mình, T ko dám nói là học trò của Thầy vì tính khí thất thường quá sợ làm xấu hổ Thầy , sau này bặt tăm ko tin tức , nhiều người trong đó có T nghỉ đến việc xấu đến với anh ấy và rất mong tin ), anh này chửi T thậm tệ , chưa đủ ,còn soi mói avatar của T , cho rằng chỉ có loại phụ nữ lăng loàn huhu huhu huhu ,muốn đe dọa người khác mới dùng hình phù thủy nanh vuốt làm đại diện , anh ko biết đó là tranh  của Picasso
Gia đình cụ Lân cũng lạ, biết sach sai nhưng ko hiệu chỉnh rồi xuất bản , nhưng lỗi cũng ở cơ quan chức năng chịu cấp phép hay hội đồng thẩm đinh , đềnghị hủy bỏ hay tạm dừng hong được thì..thôi, về nhà viết cuốn khác hoàn chỉnh cho thiên hạ biết mặt , ko thì cơ chế thị trường sẽ quyết định sách ế hay bán chạy ế quá thì tự đào thải ,phaỉ hôn tỷ ? Cứ mở rộng tâm cho người thì lòng mình thanh thản
Đêm nay T viết dài dòng , cốt để tỷ hiểu hơn về học trò của mình,ko bênh vưc hay phê phán ai , chỉ muốn trong tranh luận cần chính trực , nghĩa khí ,khí khái ( dùng từ đúng hôn ta ?),tỷ à

hon hon tỷ xem tranh chơi cho dzui

Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 3 200px-Dora_Maar_Au_Chat_%28Dora_Maar_with_Cat%29[/ltr][/size]













[ltr](Dora Maar au Chat (dịch là Dora Maar với mèo) là một bức vẽ của Pablo Picasso vào năm 1941. Bức tranh mô tả Dora Maar, nhân tình của danh họa, với một con mèo đang ngồi ở trên vai của Dora. Bức tranh này là một trong những bức tranh đắt nhất thế giới, với giá hơn $95,000,000.)
- wi[/ltr]











Bỏ qua việc đánh giá tư cách đạo đức và đời tư cá nhân của ông NL, chỉ xét về năng lực của ông và giá trị của tác phẩm cũng như ý kiến của những người phê bình, AH có nhận xét như sau:

- Kiến thức của người phê bình rộng và sâu hơn NL, cụ thể là ông NL không đọc được chữ Hán, từ điển Hán Việt của ông không ghi chữ Hán. Ông không phân biệt được nhiều nghĩa khác nhau đối với mỗi từ Hán Việt.

- Cách thức khảo cứu của người phê bình khoa học hơn NL. Họ đưa ra dẫn chứng cho từng lập luận của họ, ghi rõ phần nào trong tài liệu, phần nào là suy diễn, tài liệu nào chưa tìm được. Họ nghiên cứu rất nhiều sách xuất bản trước, cả từ điển và sách cổ của Trung Hoa. Bài viết của người phê bình có đầy đủ tài liệu tham khảo, trong khi tác phẩm của ông NL không ghi (hay không có?) tài liệu tham khảo.

- Tác phẩm Từ điển từ và ngữ tiếng Việt chỉ sao chép lại nội dung có trong những cuốn sách trước mà ông NL soạn hoặc tham gia soạn mà không có sự chỉnh lý sửa đổi nào các sai lầm của chúng.

- Mặc dù phê bình của các ông LMC và HTC đưa ra khi tác giả NL đã mất và nhà xuất bản cũng như những người thừa kế không đủ năng lực và thẩm quyền để phản biện, lúc sinh tiền tác giả NL cũng không phản biện được phê bình của ông Huệ Thiên mà chỉ nói chung chung "đại loại từ nào ông ấy cũng mắc sai lầm cả" và "Những điều mà ông Huệ Thiên nêu lên trong bài «Đọc lướt» của ông ấy đều tỏ rằng sự phê bình như thế là không chính đáng. Rất mong các vị độc giả đã đọc bài «Đọc lướt» của ông ta trên tạp chí Văn ở miền Nam sẽ đánh giá khả năng và tư cách của ông ấy thế nào", chứ NL không vạch ra được HT sai lầm ở chỗ nào và đánh giá khả năng & tư cách ông ấy như thế nào!!!

Trích bài của Huệ Thiên:

"Rõ ràng là Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân đầy rẫy những chỗ sai khó tin nhưng có thật. Chính tác giả cũng đã thừa nhận trong bức thư gửi Tổng biên tập tạp chí Văn:

«Tôi đã 95 tuổi, một mình soạn quyển từ điển dày 2111 trang ấy. Tất nhiên không thể hoàn hảo được nên trong bài Đôi lời tâm sự thay lời tựa tôi có ghi: Vì tuổi cao có thể có những sai sót, dám mong các độc giả dùng sách này vui lòng chỉ bảo cho.» (Văn, số 8-2000, tr. 100-1)

Ông Nguyễn Lân đã viết như thế nhưng khi chúng tôi nêu lên một số trường hợp có lựa chọn trong những chỗ sai đó thì ông lại viết trái hẳn với tinh thần trên đây:

«Sau khi đọc bài «Đọc lướt Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân» do ông Huệ Thiên viết, tôi rất ngạc nhiên trước những nhận xét sai lệch của ông ấy (...) Ông Huệ Thiên nêu lên đến 34 từ (thực ra là 33 – HT)* để phê bình tôi, nhưng đại loại từ nào ông ấy cũng mắc sai lầm cả.» (Đã dẫn, tr. 101-2)

Chúng tôi sai lầm ở chỗ nào thì bạn đọc và các chuyên gia có thể nhận thấy được một cách dễ dàng vì chúng tôi đã trình bày rõ ràng trên giấy trắng mực đen. Còn về cái lý do «vì tuổi cao» nên «có thể có sai sót» của Nguyễn Lân thì, sau khi phân tích nhiều trường hợp cụ thể, nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương đã khẳng định như sau:

«Có người nghĩ rằng đây chẳng qua chỉ là những lời giải nghĩa chợt nghĩ ra và chưa được rà soát kỹ nên «(vì tuổi cao) có thể có sai sót» (như lời GS. Lân thường biện minh). Sự thật hoàn toàn chẳng phải vậy! Chứng cớ? Cách đây hơn 10 năm, vào năm 1989, tác giả cũng cho ra mắt công chúng TP. Hồ Chí Minh một công trình biên khảo tuy không đồ sộ lắm nhưng cũng dày tới gần 900 trang, cuốn Từ điển từ và ngữ Hán Việt, trong đó một loạt mục từ đã được ông giải thích chẳng khác chút nào so với những mục từ có trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam mà chúng ta đang bàn. Lời giảng của hai bên giống nhau đến mức ai cũng có thể nhận thấy ngay rằng nội dung của nhiều mục từ trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam chỉ là bản sao của Từ điển từ và ngữ Hán Việt. Nói cách khác, những lời giải thích đó, thực ra, đều là những «tri thức» đã được chắt lọc và nghiền ngẫm kỹ lưỡng trong suốt mười mấy năm ròng!»

(«Những chỗ chưa ổn trong bộ từ điển mới của GS. Nguyễn Lân», Thông tin Khoa học & Công nghệ, Thừa Thiên - Huế, số 1 (31) - 2001, in lại trong Tìm về linh hồn tiếng Việt, Nxb Trẻ, TP. HCM, 2003, tr. 120)"


* Ông HT mới đăng phần đầu ghi nhận 33 từ sai. Phần sau thêm 85 từ không được tạp chí Văn đăng tiếp, đây chỉ mới có phần chữ cái từ A đến C với tính cách là đọc lướt. LMC đưa ra thêm một số từ và HTC nói rằng những từ ngữ trong sách phê bình của HTC không bao gồm những phát hiện của HT và LMC (ghi chú của AH)

Ông NL đã soạn từ điển một mình lúc tuổi cao, không có người phụ tá giúp đỡ, không có người rà soát chỉnh lý, không có người soạn tư liệu. Sai lầm là lẽ đương nhiên!

AH đã xem qua cuốn từ điển tiếng Việt Hoàng Phê (khoảng 40000 mục từ), xuất bản lần đầu năm 1988, do GS Hoàng Phê chủ biên với sự cộng tác của 16 người khác trong Viện Ngôn Ngữ học. Ban biên tập có 6 người với Phạm Hựu là tổng biên tập. Sách có ghi rõ công tác biên tập tiến hành 3 bước: Bước sơ thảo (8 người), bước sửa chữa chỉnh lý (8 người), bước duyệt chữa lần cuối cùng do Hoàng Phê đảm nhiệm với sự trợ giúp của 8 người khác. Ngoài ra còn có 5 người phụ trách công tác tư liệu.

Cuốn từ điển này được tái bản nhiều lần, lần cuối cùng năm 2018. Mỗi lần tái bản đều có sửa chữa bổ sung, trong đó có 2 lần sửa chữa lớn là:
1. Năm 1992 (bản in lần thứ hai): sửa 2.770 định nghĩa, bổ sung 2.090 mục từ, sửa chữa hoặc thay thế 3.510 thí dụ;
2. Năm 2000 (bản in lần thứ 7): sửa 2.903 định nghĩa, bổ sung 1.670 từ hoặc nghĩa mới, loại bỏ 41 từ hoặc nghĩa cũ, thay hoặc sửa chữa 387 thí dụ.

"Công trình được xuất bản lần đầu năm 1988, được sửa chữa, bổ sung, tái bản nhiều lần. Nó đã được đông đảo độc giả Việt Nam hoan nghênh ngay từ lần ra mắt đầu tiên. Rất nhiều ý kiến, bài viết đã dành cho cuốn từ điển này những lời ngợi ca, đánh giá cao. Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học đã là nguồn tra cứu, trích dẫn đáng tin cậy của hầu hết các bài viết, sách chuyên khảo, đặc biệt là các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp khi phân tích ý nghĩa của các đơn vị từ ngữ tiếng Việt, là cẩm nang tra cứu không thể thiếu của tất cả những người cầm bút, dù đó là nhà văn, nhà thơ, hay nhà báo, v.v... kể cả các nhà giáo giảng dạy tiếng Việt." (Wikipedia)

Ông NL không phải là nhà ngôn ngữ học (tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm, chuyên ngành chính của ông là Tâm lý giáo dục), lại không biết rành chữ Hán. Ông soạn từ điển một mình mà không cần sự trợ giúp của những nhà chuyên môn về ngôn ngữ, không tham khảo tra cứu những nguồn tài liệu đáng tin cậy sẵn có, không khiêm tốn tiếp thu những phê bình góp ý của người khác. Điều đó cho thấy những lời phê bình ông làm việc cẩu thả hẳn cũng không sai!  


Ooppps! suýt nữa lại mất bài!!!   :tongue:  

Thưa Thầy, T cám ơn Thầy đã ạ , đúng là cụ Lân soạn sách có nhiều sai sót
Kính Thầy vạn an ạ
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển    Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 3 I_icon13Wed 04 Sep 2019, 12:06

Ý kiến trao đổi xung quanh cuốn sách của Hoàng Tuấn Công


   Các bộ từ điển liên quan đến tiếng Việt của nhà giáo Nguyễn Lân, kể từ khi ra đời, đã gây nên nhiều phản ứng khác nhau trong dư luận. Một vài thập niên trước, hai công trình phê bình công phu nhất là của Huệ Thiên (An Chi) trên tạp chí Văn, 2000, và Lê Mạnh Chiến, trên Thế giới mới, Nghiên cứu và phát triển và Văn hóa Nghệ An, 2004-2005. Nhưng phải nói, cho đến khi cuốn Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân – phê bình và khảo cứu 600 trang, của Hoàng Tuấn Công ra mắt (NXB Hội Nhà văn, 2017) thì mới gây được một sự quan tâm rộng rãi, của không chỉ giới chuyên môn mà còn rất nhiều người trong xã hội, thuộc nhiều tầng lớp khác nhau.

   Trên mạng Bauxite Việt Nam đã từng công bố 2 bài ngắn của PGS ngôn ngữ học Hoàng Dũng. Lần này, nhân cuộc thảo luận sôi nổi lan sang các trang mạng dân sự, chúng tôi xin đăng tiếp 5 bài dưới đây, đều xoay quanh chủ đề nhận thức đúng sai trong cách lý giải từ ngữ và tục ngữ, thành ngữ tiếng Việt trong từ điển của Nguyễn Lân. Để bạn đọc hình dung vấn đề có ý nghĩa quan thiết đến đời sống ngôn ngữ, thậm chí từ ngôn ngữ dẫn đến cả những bức xúc trong cuộc sinh hoạt/giao tiếp hàng ngày của chúng ta như thế nào, chúng tôi không ngại đưa thêm một số ý kiến ngắn có tính chất điểm xuyết vào các cuộc tranh luận, dù rằng đôi khi đó chỉ là những lời lẽ “trữ tình ngoại đề” và không tránh khỏi có đôi chút sỗ sàng.

   Mong bạn đọc hết sức lượng thứ.

   Bauxite Việt Nam



1. CUỐN SÁCH “BẮT LỖI” NHÀ GIÁO NGUYỄN LÂN CŨNG MẮC NHIỀU SAI SÓT

Thanh Hằng


Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân – phê bình và khảo cứu của Hoàng Tuấn Công (NXB Hội Nhà văn) đang thu hút sự quan tâm của dư luận, khi được giới thiệu là đã tìm ra hàng ngàn lỗi trong cuốn từ điển của GS. Nguyễn Lân.

Một số ý kiến giới thiệu cuốn sách như “hiện tượng của học thuật nước nhà”, đồng thời, phê phán các NXB đã in và tái bản cuốn từ điển của GS. Nguyễn Lân.

Tuy nhiên, có thực sự cuốn từ điển của GS. Lân mắc quá nhiều lỗi như Hoàng Tuấn Công phê bình không? Bởi  nhiều người đã phát hiện ra cuốn sách của Hoàng Tuấn Công có nhiều sai sót khi “bắt lỗi” nhầm – những sai sót không nên có. Mà, nếu không được chỉ ra, những sai sót đó sẽ mặc nhiên được chấp nhận thì rất nguy hại.

Xin được đưa ra một vài ví dụ:

Khi bàn về câu “Áo rách vẫn giữ lấy tràng”, tác giả Hoàng Tuấn Công cho rằng, GS. Nguyễn Lân giải thích “Tràng là cái vạt trước của áo dài” là sai, mà “tràng” là cái cổ áo chứ không phải vạt trước của áo dài. Nghĩa là, dù áo rách thế nào, cũng phải giữ lấy bộ phận quan trọng nhất của cái áo là cổ áo”.

Nhà văn Ngô Văn Phú – người đã dịch số lượng lớn thơ Đường và văn xuôi Trung Quốc, trong đó có Tể tướng Lưu Gù, cho biết, GS. Nguyễn Lân đã không sai. “Lĩnh” mới là cổ áo, còn “tràng” là vạt chiếc áo dài. Trong Từ điển Hán Nôm trên thivien.net cũng giải nghĩa “lĩnh là cổ áo”, không thấy có mối liên quan nào giữa “lĩnh” với “tràng”!

Nhà thơ Đỗ Trung Lai, người đã dịch hàng trăm bài thơ Đường, cũng cho hay: Tràng là vạt trước của áo dài.

Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ học do Hoàng Phê chủ biên (tái bản 1992 và 2003) cũng định nghĩa: “Tràng: Vạt trước của áo dài”. Ví dụ: “Níu lấy tràng áo mẹ”.

GS. Nguyễn Đức Tồn – nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, cho biết: “Tràng là vạt phía trước của chiếc áo dài, có vai trò quan trọng cả về thẩm mỹ và chức năng che những bộ phận quan trọng nhất của người mặc nên mới có câu ‘Áo rách vẫn giữ lấy tràng’. Còn cổ áo không liên quan gì ở đây”.

Như vậy, cho đến nay, chưa thấy từ điển nào định nghĩa “tràng” là cổ áo như Hoàng Tuấn Công giải thích.

Bàn về thành ngữ: “Chó già, gà non”, Hoàng Tuấn Công cho rằng, GS. Nguyễn Lân giải thích “thịt chó già không tanh, thịt gà non mới mềm” là sai, vì theo anh “câu này không có ý khen 2 món ăn đều ngon như cách hiểu của GS. Nguyễn Lân, mà là 2 thứ không ngon. Thịt chó già thì dai nhách, còn gà non thì chỉ để nấu cháo”.

Dẫn chứng về “cầy tơ” tức chó tơ là ngon, nhưng lại không thấy tác giả Công đưa ra ví dụ nào về gà già mà ngon cả! Sau đó, tác giả viết: “gà ngon phải là gà mái tơ trưởng thành, có trứng và nhảy ổ đẻ, chưa đẻ hay đang đẻ”.

Về cách định nghĩa “gà mái tơ” là gà “đang đẻ”, thì theo Từ điển tiếng Việt, “tơ” nghĩa là “động vật (thực vật) còn non, mới vừa lớn lên như gà mái tơ, trâu tơ, trai tơ, gái tơ, v.v…” Gà đang đẻ liệu có còn là gà mái tơ?

Hoàng Tuấn Công cho rằng, câu “chó già, gà non” là dị bản rút gọn của “Chó thiến già, gà thiến non”, nói về kinh nghiệm chăn nuôi, sản xuất chứ không phải lựa chọn món ăn ngon!” Các nhà văn Hà Phạm Phú, Ngô Văn Phú và Văn Chinh đều cho rằng “Chó già, gà non” là thành ngữ nói về ẩm thực. Việc Hoàng Tuấn Công áp đặt thêm vào từ “thiến”, thành câu “Chó thiến già, gà thiến non” thật khó thuyết phục!

Theo GS. Nguyễn Đức Tồn, “Chó già, gà non” là câu khá mơ hồ nếu tách khỏi ngữ cảnh. Nếu nói về ích lợi thì có thể hiểu là nên chọn chó già vì có kinh nghiệm trông giữ nhà, còn gà non để nuôi sẽ thu hoạch tốt hơn. Nếu nói về ẩm thực, chó già (nhưng không phải là già “khú đế”) sẽ dai, có độ ngậy và ngon; gà tơ ăn mới ngon. Như vậy, tùy theo ngữ cảnh mà vận dụng.

Trong câu “rau muống tháng chín nàng dâu nhịn cho mẹ chồng ăn”, GS. Nguyễn Lân đưa ra 2 quan điểm: “thức ăn hiếm, nàng dâu tốt dành cho mẹ chồng. Song cũng có người cắt nghĩa trái lại cho rằng, rau muống tháng 9 cứng, nàng dâu chẳng ưa mẹ chồng dọn cho mẹ chồng ăn”. Hoàng Tuấn Công đồng ý với lý giải thứ 2 của GS. Lân và loại trừ cách hiểu thứ nhất, đồng thời cho rằng “GS. Nguyễn Lân lại lựa chọn cách hiểu sai (thứ nhất) là chính, còn cách hiểu đúng (thứ 2) chỉ là tham khảo”.

GS. Nguyễn Đức Tồn lý giải, không phải lúc nào rau muống khan hiếm cũng là rau già và trong câu có từ “nhịn” hàm ý sự kính nhường, nên có thể hiểu theo cách 1. Nhưng dân gian hay nghĩ quan hệ mẹ chồng nàng dâu thường xung khắc, thì từ “nhịn” sẽ mang sắc thái giễu cợt nên có thể hiểu theo cách 2. Do đó có thể chấp nhận cả hai cách hiểu, tùy theo cảm nhận.

Cũng theo GS. Tồn, GS. Lân không sai khi nêu cả 2 quan điểm và cũng không khẳng định câu nào là chính, mà chỉ nêu câu mang tính tích cực trước.

Bàn về danh từ “Vịt xiêm” mà GS. Nguyễn Lân cho là “Giống vịt to, người ta nói nhập từ Thái Lan. (Ví dụ) Trong sân nhà có đôi vịt xiêm rất lớn”, Hoàng Tuấn Công nêu quan điểm: “Vịt là vịt mà ngan là ngan, sao biến hai con thành một được? “Vịt xiêm” là cách gọi tên con ngan của người miền Nam. Từ điển Bách khoa nông nghiệp: “Ngan (tên khác: vịt xiêm) loài thủy cầm có mỏ như mỏ vịt nhưng to hơn”.

Ở đây, Hoàng Tuấn Công đã tự mâu thuẫn với mình khi khẳng định “sao biến hai con thành một được”, nhưng ví dụ của anh thì lại chứng minh ngan và vịt xiêm là một! Còn GS. Nguyễn Đức Tồn cho rằng GS. Nguyễn Lân đúng, bởi vịt xiêm có gốc từ Thái Lan (từng gọi là Xiêm). Người miền Bắc gọi con vịt gốc Thái Lan là ngan, còn người miền Nam gọi là vịt xiêm – cách gọi theo nguồn trong tiếng Việt.

GS. Nguyễn Lân giải thích câu “Chim trời cá nước” là “Nói người ở nay đây mai đó, khó lòng gặp được”, nhưng Hoàng Tuấn Công cho rằng “còn thiếu nghĩa: của ở đời, không thuộc quyền sở hữu của riêng ai”.

GS. Nguyễn Đức Tồn cho hay, ông chưa nghe thấy nghĩa “của ở đời, không thuộc quyền sở hữu của riêng ai” cho câu này bao giờ, mà “Chim trời cá nước” nói về con người tự do, nay đây mai đó, ngược với “Cá chậu chim lồng” chỉ sự tù túng, bị giam cầm.

Danh từ “Nội các” được GS. Nguyễn Lân giải thích là “Hội đồng Chính phủ của một số nước, gồm thủ tướng và các bộ trưởng”, nhưng Hoàng Tuấn Công cho rằng phải chọn theo nghĩa 2 của từ điển Thiều Chửu là “tên bộ quan-nội các gọi tắt là các” và Trần Văn Chánh là “Nội các (nói tắt): tổ các, nội các, tổ chức nội các”. TS. Lã Trọng Long – nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Hải Phòng không đồng tình với lập luận này và cho rằng, “Nội các” theo giải thích đó là nói về cơ quan có tên Nội các, xếp hàng thứ 6 trong triều đình nhà Nguyễn. Ngày nay, “nội các” chỉ được hiểu theo nghĩa là “Hội đồng Chính phủ ở một số nước bao gồm Thủ tướng và các Bộ trưởng”. “Nếu giải thích như Hoàng Tuấn Công sẽ làm người đọc hiểu nhầm “nội các” là một quan nhỏ trong triều đình nhà Nguyễn” – TS. Lã Trọng Long nhấn mạnh.

Từ “lâm bồn” được GS. Nguyễn Lân giải thích: “Lâm: đương lúc, bồn: cái chậu”. Hoàng Tuấn Công cho rằng GS. Nguyễn Lân sai và “lâm bồn” là thai nhi đã ra đến vùng bồn xoang/xoang chậu (của sản phụ). Danh từ “bồn xoang” theo Hán điển là xoang chậu phía trong của khung xương chậu.

TS. Lã Trọng Long cho rằng để giải thích từ “lâm bồn” một loại từ ngữ rất cổ chưa xong, Hoàng Tuấn Công lại đưa thêm các từ bồn xoang, khung xương chậu, khiến người đọc càng không hiểu. Cuốn Tân Hoa tự điển của Trung Quốc xuất bản năm 1971 giải thích: “Lâm bồn: chỉ việc phụ nữ có chửa sinh con”. Cách giải thích này giống GS. Nguyễn Lân giảng, rất gọn ghẽ, dễ hiểu. Hoàng Tuấn Công hay viện dẫn Hán điển dài dòng, có khi chỉ thêm rườm rà, rắc rối khó hiểu. Trong khi GS. Nguyễn Lân chuộng sự giản dị, gọn ghẽ trong giải thích.

Trên đây chỉ là một vài, chưa phải tất cả, sai sót trong cuốn Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân – phê bình và khảo cứu.

Nhà văn Ngô Văn Phú cho biết, thời điểm cuốn từ điển của GS. Nguyễn Lân ra đời, vốn từ tiếng Việt chưa phong phú như bây giờ, Việt Nam cũng chưa giao lưu quốc tế rộng như hiện nay. Vì thế, sai sót hay cách hiểu nghĩa khác với hôm nay là bình thường. Còn theo GS. Nguyễn Đức Tồn, bản thân thành ngữ, tục ngữ cho phép nhiều cách hiểu, nên không dễ có sự thống nhất.

Nhưng khi có khác biệt quan điểm với GS. Nguyễn Lân, Hoàng Tuấn Công luôn khẳng định GS. Lân “sai”, hay “không đúng”, “nhầm lẫn” dù chính anh viết:“Cùng một thành ngữ, tục ngữ, nhưng có nhiều cách hiểu, đưa ra nhiều cách giải thích là chuyện bình thường, thậm chí là rất cần thiết nếu như những cách hiểu ấy có lý!”

Vì thế, vài ý kiến cho rằng cần thu hồi Từ điển của GS. Nguyễn Lân là quá vội vàng, dù khẳng định nó chuẩn rồi cũng không nên. Cũng như đinh ninh rằng Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân – phê bình và khảo cứu của Hoàng Tuấn Công là đúng cả thì càng nguy hại, dù cuốn sách cũng có những đóng góp nhất định trong bối cảnh tiếng Việt đang sinh sôi nảy nở như hiện giờ.

Để kết luận về hai cuốn sách của hai tác giả trên, phải có những bàn luận và đánh giá nghiêm túc. Nếu từ điển của GS. Nguyễn Lân sai sót nhiều, cần bổ sung và sửa chữa, như Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học đã phải “Sửa chữa và bổ sung Từ điển tiếng Việt” chỉ sau 10 năm xuất bản. Bên cạnh đó, cần phải chỉ ra những chỗ đúng, sai trong cuốn sách của Hoàng Tuấn Công để đảm bảo công bằng cho người đọc.

T.H.

____________________________

   Nhờ sách của Hoàng Tuấn Công mà bây giờ người ta mới tranh luận đúng sai. Trước kia thì các vị không thèm để ý đến người phê bình, mà chỉ tán tụng cụ Nguyễn Lân, tái bản sách cụ Nguyễn Lân để trục lợi, mặc kệ hàng nghìn lỗi sai của cụ.

   Đoàn Lê Giang


   Viện Ngôn ngữ nước mềnh từng có một Viện trưởng giỏi nhể! khen cho cô Thanh Hằng chọn đúng tủ dựa để viết bài phản bác Hoàng Tuấn Công. Mời quý vị đọc bài của Hoàng Tuấn Công và bài của Thanh Hằng (tiện thể, đọc thêm cả lời bình của Đỗ Ngọc Thống nữa) để biết Giáo sư nước ta giỏi đến cỡ nào

   La Khắc Hòa



   Hôm kia sau khi đọc bài của HTC phần 1, tôi có gọi cho một GS ngôn ngữ học phàn nàn sao anh Tồn lại làm”trọng tài” dở thế. GS này vừa cười vừa nói:

   Việc ấy mà hỏi anh Tồn
   Thanh Hằng thà hỏi cái l. con trâu

   Tôi đùa lại: nhưng cái ấy của con trâu còn được việc là đẻ ra con nghé đấy.

   Đỗ Ngọc Thống


   Gặp con cụ Nguyễn Lân

   Sáng nay trong lúc giải lao tại Hội thảo về chương trình môn Khoa học ở nhà trường phổ thông, tình cờ tôi gặp GS Nguyễn Lân Dũng. Tôi chào ông và ông nở một nụ cười. Không rõ ông có biết tôi là người viết Lời bạt cho cuốn sách của Hoàng Tuấn Công hay không, nhưng vừa được dăm ba câu xã giao, ông đã bắt ngay vào chuyện ấy.

   - Này, có một tay ở Thanh Hóa, còn trẻ lắm ông ạ; nó viết cả một cuốn sách dày đánh ông cụ tôi. Nó chửi thậm tệ quá, bất nhẫn với ông cụ quá.

   Tôi cười và nói: – Em đọc rồi. Viết thế thì có gì mà anh bảo chửi thậm tệ.

   Cắt lời tôi, ông hỏi: - ông có biết tay ấy không? Nó con cái nhà ai và làm gì vậy?

   Tôi bảo: – HTC là con ông Hoàng Tuấn Phổ, học tổng hợp sử; cũng là con nhà nòi về chữ nghĩa đấy.

   GS Nguyễn Lân Dũng cười và nói có vẻ xuống giọng: -“Cụ tôi viết lúc 90 tuổi rồi và cụ cũng đã nói sách có thể thiếu sót, xin được chỉ giáo”.

   Tôi nói luôn: – Thì đúng là do cụ kêu gọi chỉ giáo, góp ý nên HTC mới trao đổi lại chứ sao nữa.

   - Nhưng ông cụ tôi mất rồi, ai cãi lại được những chỗ HTC nói sai.

   Lặng đi một lúc ông tiếp: – Sao chẳng thấy ai trao đi đổi lại với tay Công này nhỉ?

   - Lo gì anh, giấy trắng mực đen còn đó, đến cụ Nguyễn Lân sai mà còn có HTC phê bình, “cãi lại”, huống chi là nếu HTC sai. Người ta sợ gì HTC mà không phê phán hả anh?

   - Nhưng tôi vẫn thấy nói như vậy là nhẫn tâm với ông cụ tôi, khi soạn sách ấy cụ đã 90 rồi – ông vẫn tỉ tê nhắc lại thế.

   - Anh ạ, cần phân biệt 2 chuyện: thái độ ứng xử với cụ Nguyễn Lân và khoa học. Cần trân trọng những gì cụ đã làm, nhưng đã là khoa học thì 90 hay 100 tuổi nếu sai thì vẫn là sai, vẫn phải trao đổi, phê bình, góp ý. Là nhà khoa học, anh phải ủng hộ điều đó chứ.

   - Tôi ủng hộ, rất khoát là tôi ủng hộ rồi – Ông nhắc lại hai lần và cười. Nhưng tôi để ý đó là một nụ cười buồn.

   Về phần mình, tôi cứ băn khoăn, ông nói thế nhưng trong trường hợp này ông có thật sự ủng hộ không?

   Đỗ Ngọc Thống


(Nguồn: Bauxite Việt Nam)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển    Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 3 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Chuyện tình Đồi thông hai mộ
» Chuyện học trò....
» CHUYỆN MỘT NHÀ BUÔN
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 5 - Nguyễn Khắc Thuần
» CHUYẾN ĐI CHƠI ĐÁNG NHỚ
Trang 3 trong tổng số 4 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Tiếng Việt-