Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Kinh Phật Đảnh TTĐRN

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2  Next
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Kinh Phật Đảnh TTĐRN Empty
Bài gửiTiêu đề: Kinh Phật Đảnh TTĐRN   Kinh Phật Đảnh TTĐRN I_icon13Thu 24 Mar 2016, 01:43

Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni


Kinh Phật Đảnh TTĐRN Img980

Kinh Phật Đảnh TTĐRN Logo-giao-hoi-pgvntn


Kinh Phật Đảnh TTĐRN Logo-hoavouu


Được sửa bởi mytutru ngày Sun 27 Mar 2016, 10:48; sửa lần 3.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Kinh Phật Đảnh TTĐRN Empty
Bài gửiTiêu đề: Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni   Kinh Phật Đảnh TTĐRN I_icon13Thu 24 Mar 2016, 04:24

Kinh Phật Đảnh TTĐRN Htthichthientam
Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni
Hán dịch: Nước Kế Tân, sa môn Phật Đà Ba Lỵ
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Trang PĐTTĐRN 01
Lời Tựa:

Đức Như Lai (1) ứng thế, vì muốn cứu vớt các hàm linh (2) ra khỏi khổ, luân hồi, chứng lên quả Phật, nên ngài mở cửa phương tiện, thuyết ra muôn ngàn pháp môn. 

Như Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (3) . Là một trong các pháp môn - là trí ấn (4) của tất cả Như Lai, thật nhiệm mầu và sâu rộng, chẳng khác chi thuyền bè trong biển ba đào, nhật nguyệt hiện giữa bầu trời u ám.
Các hàng tứ chúng (5) nếu phát tâm trì tụng, tất hiện đời tội chướng sẽ được tiêu diệt, phước huệ phát sinh, trong tương lai sẽ được gần gũi chư Phật ở 10 phương Tịnh độ. 

Trong niên hiệu Nghi Phụng thời Hậu Chu (6), có vị Tăng là Phật Đà Ba Lỵ từ Tây Thiên Trúc đến Trung Hoa . 
Trong dịp chiêm bái, lễ Thánh tích ở non Ngũ Đài (7), Ngài gặp một lão ông từ trong núi đi ra, dùng tiếng Phạn bảo rằng: 
"Pháp sư chẳng nài mệt nhọc, từ muôn dặm đến đây thành tâm đảnh lễ, mong diện kiến đức Văn Thù, thật đã hết lòng mộ đạo . 
Nhưng chúng sanh ở Trung Hoa, đa số tạo nhiều tội nghiệp, ngay cả hàng xuất gia phần đông phạm luật nghi .
Chỉ có kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni nầy mới diệt được tất cả tội chướng ấy .

Lão ông lại hỏi: 
“Chẳng hay pháp sư có đem theo kinh đó đến miền này chăng?" 
Ngài Phật Đà Ba Lỵ đáp: "Bần đạo đến đây chỉ vì mục đích đảnh lễ đức Văn Thù, nên không đem kinh đó theo".
Lão ông nói: "Đức Đại Thánh Văn Thù hằng có lòng từ bi muốn cứu độ chúng sanh trong thời mạt pháp . 
Pháp sư nay đã không mang kinh ấy theo, tức là không hợp với Thánh tâm (8), thì dù có gặp được đức Văn Thù, cũng không được phần lợi ích. Vậy Pháp Sư nên trở về Tây Vức đem kinh ấy đến lưu truyền nơi miền Hán độ, để cứu vớt sanh linh, siêu độ muôn loài . Việc làm ấy gọi là báo ơn chư Phật . “chừng đó quyết định sẽ gặp được đức Văn Thù". 

Nói xong, bỗng biến mất . 

Biết lão ông là đức Văn Thù Bồ Tát hóa hiện dạy bảo, Ngài Phật Đà Ba Lỵ trong lòng mừng thương lẫn lộn, cúi đầu đảnh lễ, rồi vội vã trở về Tây Trúc. 
Đến năm Vĩnh Thuận thứ hai, Ngài mới mang được kinh ấy trở lại Trung Hoa, vào triều nội, tâu lên mọi việc … 
Vua nghe xong, lòng vui đẹp, sắc cho Ngài Nhật Chiếu Tam Tạng Pháp Sư và quan tư tân điển lịnh là Đỗ Hành Khải phiên dịch . 
Sau khi hoàn thành bản dịch xong, vua sai đem kinh bản bảo tàng (9) trong nội . Cấm không cho lưu hành và truyền thưởng tặng cao Tăng Phật Đà Ba Lỵ ba mươi cuốn lụa . 

Ngài thương khóc, tâu rằng:

"Bần đạo không kể nguy hiểm thân mạng, từ xa xôi muôn dặm, đem kinh đến đây, vì muốn lợi lạc quần sanh, chớ không nghĩ đến danh lợi . 
“Xin Thánh thượng gia ân cho lại nguyên bản, để các loài hàm linh cũng điều được lợi ích" 
Vua nghe vậy dạy lưu lại bản kinh phiên dịch, và trả lại cho cao tăng nguyên Phạm bản . 
Ngài Phật Đà Ba Lỵ đem Phạm bản đến chùa Tây Minh, tìm được vị Tăng Trung Hoa giỏi Phạm ngữ là Thuần Trinh Pháp Sư, rồi tâu sớ xin cho cùng phiên dịch . 

Vua chấp nhận lời thỉnh .
Sau khi phiên dịch và cho biên ra nhiều bản để lưu hành xong, ngài Phật Đà Ba Lỵ đem Phạm bản đến núi Ngũ Đài, vào hang Kim Cang (1).
Rồi không thấy trở ra nữa .
Tương truyền Ngài đã được đức Văn Thù thu nhận vào pháp hội của chư Bồ Tát trong đó .
Bởi sự tích trên, nên bút giả nghĩ kinh này có thể mang lại lợi ích cho hàng Phật tử Việt Nam . 


Theo trong đại tạng Kinh ghi:
Kinh này có tất cả chín bản dịch . Bút giả lấy bản dịch của Ngài Phật Đà Ba Lỵ làm bản chính, kế đến tham chiếu thêm các bản dịch của chư vị khác như:

Ngài Kim Cang Trí, ngài Thiện Vô Úy, ngài Đại Ba Ha, ngài Nghĩa Tịnh, 
Ngài Bất Không Tam Tạng Pháp Sư … Để bổ vào những chỗ khuyết.
Lại nữa theo Mật tạng, Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni chân ngôn này còn có tên khác là: “Nhứt Thiết Như Lai Ô Sắc Ni Sá Tối Thắng Đà Ra Ni”


Thần chú này do đức Thế Tôn thuyết ra tại Đại Thiện Pháp Đường ở cõi nước Cực Lạc của Phật A Di Đà, sau khi nhập vào môn Phổ Chiếu Cát Tường Tam Ma Địa (11).
Sau khi tra cứu, thấy chú văn y như nhau, nên bút giả cũng lấy bản Nhứt Thiết Như Lai Ô Sắc Ni Sá Tổng Trì Kinh làm tài liệu tham chiếu .
Ngoài ra, lại còn có quyển Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni Niệm Tụng Nghi Quỹ nhập môn (12) của Ngài Bất Không Tam Tạng phiên dịch . 
Bút giả cũng đã duyệt qua nghĩ rằng pháp thức đó chỉ dành cho bậc lợi căn chuyên tu về Mật tông (13) không thích hợp với căn cơ và trình độ hiện nay của hàng cư sĩ cũng như tại gia nên không dịch .
Việc làm này, nếu như có được chút phần nào công đức, xin hồi hướng vãng sanh Tịnh độ, cho bốn ân (14), ba cõi (15) và pháp giới hữu tình . 

Tịnh Viện Hương Nghiêm
Sa Môn Thích Thiền Tâm cần chỉ
Sơ Lược Về Tiểu Sử
(Thân thế và đạo nghiệp)
Của cố Hòa Thượng dịch giả

I. Thân Thế

Hòa Thượng pháp danh Thích Thiền Tâm, pháp hiệu Liên Du, Pháp tự Vô Nhất (1), húy danh Nguyễn Nhựt Thăng, Xuất gia vào năm ất dậu 

(1945) với đại lão Hòa Thượng Thích Thành Đạo, tại Chùa Sắc Tử Linh Thứu (Xoài hột, Mỹ Tho) thuộc dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 43
Hòa Thượng sanh năm Ất Sửu (1925) tại xã bình xuân, Quận Hòa Đồng, Tỉnh Gò Công (Hiện nay là Tỉnh Tiền Giang) .
Thân phụ là cụ ông Nguyễn văn Hương, thân mẫu là cụ bà Giác Ân Trần thị Dung .
Ngài là người con thứ ba, trong số bốn người con trai của gia đình .
Theo lời thân mẫu ngài kể lại, thì đang đêm bà mộng thấy thần nhơn trao cho một hài nhi, từ đó có mang và sanh ra ngài .


II. Thời Gian Học Đạo

Năm 1945: Hòa Thượng xuất gia tại Sắc Thứu Linh Thứu Tự .
Năm 1948: Hòa Thượng thọ Sa di giới
Năm 1950: Hòa Thượng thọ Cụ túc đại giới tại giới đàn Ấn Quang
Năm 1951: Hòa thượng hoàn tất chương trình Trung Đẳng Phật học tại Phật học đường Liên Hải và Ấn Quang .
Năm 1954: Hòa Thượng hoàn tất chương trình cao đẳng Phật Học tại Phật học đường Nam Việt với hạng tối ưu 
Từ 1955 – 1964: Hòa Thượng nhập thất tịnh tu, qua các trụ xứ cái Bè, Vang Quới (Mỹ Tho) 
Năm 1964: Tuân lệnh triệu hồi của Hòa Thượng Hội chu Thích Thiện Hòa và giáo hội, ngài đảm nhận việc thành lập và giữ chức vụ hiệu trưởng viện cao đẳng chuyên biệt Phật học tại An Dưỡng Địa, Phú Lâm tức là “Chùa Huệ Nghiêm hiện nay”.
Phụ trách phân học tại Viện Đại Học Vạn Hạnh
Giáo thọ sư tại các ni viện Dược Sư, Từ Nghiêm
Năm 1967: Hòa Thượng về Đại Ninh kiến lập Hương Quang tịnh thất, chuẩn bị ẩn tu .

Năm 1968: Chánh thức hoàn trả lại chức vụ cho Viện Hóa Đạo và về hẳn nơi trụ xứ Đại Ninh, Ấp Phú an, Xã Phú Hội, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng, bế quan tịnh tu .
Năm 1970 – 1974: Qua sự tha thiết thỉnh cầu tứ chúng ngài tạm thời ra thất, kiến lập Hương Nghiêm Tịnh Viện (Cho chư tăng) và Phương Liên Tịnh Xứ (Cho chư ni) .

Mở khóa tu học Tịnh Độ chuyên biệt tại hai đạo tràng này trong ba năm liên tiếp . 
Từ năm 1975 – 1992: Hòa thượng hoàn toàn viễn ly với bên ngoài, bế quan tịnh tu vô thời hạn . Ngài dự kiến trước ngày giờ vãng sanh hơn sáu tháng .
“4giờ sáng ngày 21/11/AL năm Nhâm Thân” Hòa Thượng cho thị giả và cũng là Trưởng tử của ngài là ni sư Thích nữ Thanh Nguyệt, triệu tập các môn đồ, pháp quyến vào tịnh thất hộ niệm .
“Đúng 6 giờ 15 phút sáng ngài an nhiên thị tịch ngay trên bàn tọa” .

Hưởng thọ đời 68 tuổi, tăng lạp 48 tuổi .
Ngài có lưu lại 4 câu kệ sau đây:

Ẩn tu tuy có, có mà không
Phương tiện từ bi khó biết lòng
Ngôn thuyết hãy còn thân thuyết pháp
Sấm mưa ẩn hiện, bóng thần long (2)

Ngoài ra Hòa Thượng còn có lưu lại cho đời một “Kim Cang nhà xi xã lợi” (1) răn cấm còn nguyên được bảo tàng kỷ lưỡng .
Hòa Thượng là một cao tăng đắc đạo và được vãng sanh Cực Lạc duy nhất trong thời buổi cận đại nầy .


Được sửa bởi mytutru ngày Fri 25 Mar 2016, 14:00; sửa lần 10.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Kinh Phật Đảnh TTĐRN Empty
Bài gửiTiêu đề: tkn Đào Liên    Kinh Phật Đảnh TTĐRN I_icon13Thu 24 Mar 2016, 04:28

Trang PĐTTĐRN 2

III. Đạo Nghiệp 

Hòa Thượng đã lưu lại cho đời một số kinh sách đại lược như sau: 

a. Phiên dịch:

- Đại Bi Tâm Đà Ra Ni Kinh
- Quán Vô Lượng Thọ kinh
- Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni Kinh
- Đại Nhựt Kinh
- Hương Quê cực Lạc
- Tịnh Độ Thập Nghị Luận
- Thiện Ác Nhân Quả Báo Ứng Kinh
- Nhân Quả Luân Hồi Tạp Lục Ký
- Tam bảo cam ứng Yếu Lược Lục
- Lá Thơ Tịnh Độ
- Đại Thông Phương Quảng Sám Pháp Kinh

b. Soạn Thuật:

- Duy Thức Học Cương Yếu
- Phật Học Tinh Yếu (1 – 2 – 3)
- Tịnh Học Tân Lương (1 – 2 – 3) 
- Niệm Phật Thập Yếu 
- Mấy Điệu sen Thanh (1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7)
- Tây Phương Nhựt Khóa
- Tịnh Độ Pháp Nghi
- Chuẩn Đề Đại Bi Hợp Thức .

(Riêng quyễn “Niệm Phật thập yếu” được xem như là một quyễn sách hoằng dương tịnh độ có giá trị bậc nhất hiện thời)
Hòa Thượng là một đại sư Phật học, là một đại Tăng chói rực phần danh đức trong vòm trời Phật Giáo .
Và là một tôn Sư hoằng dương 2 Pháp môn Tịnh Độ cùng Mật Tông lừng lẫy nhất của Phật Giáo Việt Nam đương kim .
Sự “Hoàn nguyên” của ngài là một mất mát vô cùng lớn lao cảu Giáo Hội, và để lại cho toàn thể tăng, tín đồ vô vàn nhớ nhung thương tiếc.
Nam Mô Phương Liên cập Hương Nghiêm đường thượng, thượng Thiền hạ Tâm đại lão Hòa Thượng Giác linh .

Tác Đại Chứng Minh .

Viết tại Pháp Hoa Tự
Tucson; Arizona . USA
Mùa xuân năm Quý Dậu 1993
Phật Tử Bảo Đăng kính bái (3)

Ghi Chú: 


(1) Trích ý ở câu:


“Nhất sự vô thành, nhân thiện lão”
Nghĩa là: một việc (Tu) chưa thành tới đâu biết, mà thân thể đã già suy rồi .

(2) Bài kệ ý nói:

-Ngài tuy ẩn tu, nhưng thật ra cũng như không ẩn tu vậy (Lý bát Nhã)
Chẳng qua là ngài từ bi dùng phương tiện độ chúng sanh mà thôi, người tầm thường 
khó ai hiểu thấu được ý chỉ của Ngài (1 và 2) .

-Trước Ngài chưa ẩn tu thì dùng lời lẽ, ngôn từ, thuyết pháp độ sanh . Nay ngài ẩn tu giữ giới hạnh trang nghiêm, mọi người thấy vậy đều quy ngưỡng, nương theo tu học thì gọi là dùng thân thuyết pháp (câu 3) . 
- Giống như con rồng thần, khi ẩn khi hiện, phương tiện độ sanh của Ngài cũng như vậy 
- khi thuận thời thì hiện thân ra độ đời, khi nghịch thời thì ẩn bóng tiệm tu . 

Đây thuộc về Quyền môn phương tiện (câu 4) 

(3) Sau khi viết phần tiểu sử nầy xong, tôi có trình lên Đại Đức Viện Chủ Thích Hải Quang là cháu ruột của cố Hòa Thượng (Gọi Hòa Thượng bằng chú hiện đang bế quan tịnh tu vô thời hạn nơi Hương Vân tịnh thất tại Nebraska) duyệt xem các phần chi tiết trong đây, đã được Đại Đức xác nhận là chính xác . Và cho phép in lên trong quyển Kinh nầy .

Kinh Phật - Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni

Nước Kế Tân 

Sa môn Phật Đà Ba Lỵ dịch.
Sa môn Thích Thiền Tâm dịch ra Việt văn

Như thế tôi nghe (1):

Một thời đức Bạc Dà Phạm (2), ở tại đạo tràng Măng Tre, trong vườn Thệ Đa Lâm Cấp Cô Độc, thuộc thành Thất La Phiệt, cùng với tám ngàn chúng Tỳ kheo (3) câu hộị .
Các vị ấy đều là bậc Đại A la hán, hàng tri thức của quần chúng . Trong đây, những Tôn giả (4) như: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên (5). Ma Ha Ca Diếp, A Na Luật Đà (6) ... làm thượng thủ (7) .
Lại có ba vạn hai ngàn Bồ tát, đều là bậc trụ nơi hạnh Bất thối chuyển (8), chánh trí (9) soi sáng tất cả các pháp, không còn ngăn ngại, dùng vô lượng công đức trang nghiêm (10) cùng các đại chúng đồng thời câu hội (11)

Trong ấy, có các Bồ tát như: 

Quán Thế Âm Bồ tát, Đắc Đại Thế Bồ tát (12) Mạn Thù Thất Lỵ Bồ tát (13) Phổ Hiền Bồ tát (14) Di Lặc Bồ tát (15) Thắng Liên Hoa Tạng Bồ tát, Chấp Kim Cang Bồ tát, Trì Địa Bồ tát, Hư Không Tạng Bồ tát, Tịnh Trừ Nhứt Thiết Chướng Bồ tát... làm thượng thủ.

Lại có một vạn Phạm Thiên vương, do Thiện Tra Phạm Ma Thiên vương (16) Thiện Kiến Thiên vương làm thượng thủ, từ các cõi khác đến dự hội… 

Lại có một vạn hai ngàn vị Đế Thích Thiên vương, cùng với vô lượng Thiên, Long, Dạ xoa, Càn thát Bà, A tu La, Ca lâu La, Khẩn na La, Ma hầu la Dà, Cựu bàn Trà, Tỳ xá Giá, Nhơn phi Nhơn (17)... Cũng tập hội. 

Bấy giờ đức Thế Tôn đang được bốn chúng vây quanh, cung kính cúng dường, một lòng chiêm ngưỡng, cầu nghe pháp yếu . 

Khi ấy, tại cõi trời Đao Lợi (18) có một vị Thiên tử tên là Thiện Trụ, đang ngự tại cung báu lớn, cùng với các thiên nữ dự cuộc âm nhạc, ca múa, vui đùa, hưởng lạc.
Lúc đó, ở thiên giới vào khoảng cuối đêm, bỗng nhiên giữa hư không có tiếng gọi bảo: 

"Thiện Trụ Thiên tử ! Bảy hôm nữa, ông sẽ hết phước trời, sau khi xã báo thân (19), đọa xuống cõi Diêm Phù Đề, bảy kiếp làm cầm thú, thường ăn đồ nhơ uế.

Kế đó lại phải đọa vào trong Địa Ngục, chịu đủ các sự khổ, trải qua nhiều kiếp mới được làm người . Tuy được thân người, nhưng lại đen lùn, thô xấu, mù cả đôi mắt, các căn không đủ (20), hơi miệng thường hôi hám, nghèo khổ, hèn hạ, hằng thiếu ăn, thiếu mặc, mọi người trông thấy đều gớm ghét, lánh xa”.
Thiện Trụ Thiên tử nghe lời ấy rồi, trong tâm kinh hoàng tột độ, lông tóc nơi thân đều dựng đứng, ôm lòng sầu muộn, ông vội đem hương, hoa cùng các thứ cúng dường, đến chỗ Thiên đế quì xuống dâng lễ, than khóc thuật lại việc trên, và thưa rằng :

"Nay tôi tâm tư bối rối, mê loạn, Không biết phải làm thế nào ? Cúi xin Thiên đế xót thương, cứu vớt tôi ra khỏi vòng khổ độc !" 
Thích Đề Hoàn Nhơn nghe xong, trong lòng rất lấy làm kinh ngạc, tự suy nghĩ: “Thiện Trụ Thiên Tử đời trước tu tạo phước gì ? Mà được sanh lên cõi trời, hưởng sự vui thù thắng dài lâu, nhiều năm ? Lại kiếp xưa tạo nghiệp nhân chi ? Đến nay sau khi hết thiên phước .!

Phải chịu bảy lần làm cầm thú, rồi lại đọa vào địa ngục . Sau khi được làm thân người, phải chịu đôi mắt mù lòa, thọ đủ điều xấu ác.! ?” 

Nghĩ như thế rồi nhiếp tâm vào định, dùng Thiên nhản quán xét thấy Thiên Trụ Thiên Tử sau khi mạng chung liền bị dọa xuống Nam Diêm Phù Đề làm thân heo, hết thân heo, dọa thân chó, hết thân chó, đọa thân chồn, hết thân chồn đọa thân khỉ, hết thân khỉ thọ thân rắn độc, hết thân rắn độc , thọ thân kên kên, hết kên kên, thọ thân chim quạ .!
Trong Bảy kiếp làm cầm thú ấy, thường ăn những đồ nhơ uế bất tịnh.
Khi biết như thế rồi , Ngài cũng lo lắng đau xót giùm cho Thiện Trụ Thiên Tử. Thiên đế lại suy nghĩ:
“Thiên nhãn của ta vốn cạn cợt , thấy biết trong phạm vi giới hạn, sư việc trên chỉ xem được ít phần chớ không thể hiểu được hết những nghiệp nhân sâu xa.
Duy chỉ có đức Như Lai là bậc Chánh Biến Tri, mới có thể thấu suốt tất cả Nhân quả, thiện, ác trong ba đời .
Duy chỉ đức Thế Tôn là bậc Đại Từ, Ngài mới có thể cứu vớt Thiện Trụ Thiên Tử này khỏi vòng khổ độc mà thôi . 
“Vậy ta nên đến cầu thỉnh Như Lai về việc này !" 
Nghĩ như thế xong, Ngài liền thống lãnh Thiện Trụ Thiên Tử cùng các chư thiên, đem theo các thứ tràng hoa, hương lạ, anh lạc, thiên y… bay xuống vườn Thệ Đa Lâm Cấp Cô Độc.


Bấy giờ ở cõi nhân gian, thời khắc vào khoảng đầu hôm, nhằm lúc chư Bồ tát, Thanh văn, Thiên long bát bộ, tứ chúng… như trên đang vân tập chung quanh Phật nghe pháp yếu.
Khi đến nơi, Thiên đế hướng dẫn Thiện Trụ Thiên Tử và chư Thiên chúng đến đảnh lễ Phật, đi nhiễu quanh Phật bảy vòng, và dâng lên lễ vật cúng duờng. 


Pháp sự đã xong, bấy giờ Thích Đề Hoàn Nhơn quì trước Như Lai bạch lại việc trên, và thưa thỉnh rằng:
"Bạch đức Thế Tôn ! Chẳng hay Thiện Trụ Thiên Tử đời trước tu phước chi, mà hưởng sự vui nơi cõi trời trải qua nhiều thời gian như thế ? 
Lại kiếp xưa tạo ác nhân gì, mà sau khi hết phước phải đọa làm thân cầm thú bảy phen đọa làm thân cầm thú , ăn những thức ăn bất tịnh, rồi thọ sự khổ nơi đại Địa ngục, sự hèn kém thô xấu nơi cõi người ? 
Lại nhờ phước duyên nào, mà cảm được giữa hư không có tiếng mách bảo? 

Xin đức Như Lai vì thương chúng con và tất cả chúng trong đại hội mà nói rõ nhân duyên, lạy cúi xin đấng Thiên Nhơn Sư mở lượng từ bi, cứu vớt cho Thiện Trụ Thiên Tử được thoát ra khỏi vòng khổ ách".
Khi ấy, đức Như Lai mỉm cười, từ nơi đảnh môn của Ngài, phóng ra ánh sáng ngũ sắc rộng lớn, soi rỏ khắp mười phương cõi Phật.
Quang minh ấy, ánh chiếu lẫn nhau, rồi uyển chuyển quay về nhiễu quanh bên hữu Phật ba vòng , lại trở vào trong miệng đấng Điều Ngự.
Đức Thế Tôn thu nhiếp quang minh ấy xong, bảo trời Đế Thích rằng: "Lành thay, thiện nam tử ! 

Ông khéo vì Thiện Trụ Thiên tử và đại chúng, mà thưa hỏi nhân duyên thiện ác thuở tiền sanh (21) Lại hay vì chúng hữu tình hiện tại và đời sau, mà thưa thỉnh ta nói pháp môn cứu khổ.

Lắng nghe! Ta sẽ vì các ông giải thuyết rành rẽ: 

Này thiện nam tử ! Cách vô lượng vô số kiếp về trước, có đức Phật ra đời hiệu là Tỳ Bà Thi, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn.

Đức Phật ấy sau khi hóa duyên (22) đã mãn, ngài nhập vào cỏi Vô Dư Niết bàn .

Trong thời tượng pháp (23) của Ngài, bấy giờ có một quốc gia tên Ba La Nại, có gia đình của một người Bà la môn nghèo, chỉ sanh được một con trai rồi sau đó qua đời .
Cậu bé ở với mẹ đến khi khôn lớn, được mẹ giao cho việc nông tác ngoài đồng. Bà mẹ ở nhà , tảo tần lo thức ăn, mỗi ngày mang ra ruộng cho con.
Một hôm, vì bận quá nhiều công việc , cơm nước đưa đến trễ, đứa con đói khát, trong lòng sanh ra hờn giận .
Trong một phút bực dọc, không kịp suy nghĩ , người con ấy dùng lời ác độc mắng rằng:

"Mẹ tôi còn thua loài Súc sanh ! Tôi thấy mấy con: heo, chó, chồn, khỉ, rắn, kên kên, con quạ… còn biết thương lo cho con của nó ! 
Tại sao mẹ tôi lại để cho tôi đói khát như thế nầy mà lại mang cơm nước đến ?” 

Do vì lòng đói làm cho hờn giận, đứa con nói như thế ba lần. 

Giây lát bà mẹ với dáng điệu vội vã mang cơm nước tới cho con, lại nói nhiều lời an ủi, khiến cho người con vui mừng trong tâm không còn giận nữa .
Đứa con ấy vừa ngồi xuống sắp dùng cơm, bỗng thấy giữa hư không có một vị Bích Chi Phật (24) hình tướng Sa môn (25) bay từ phương Nam qua phương Bắc. Người con thấy rồi, sanh lòng kính ngưỡng, đứng lên chắp tay cúi đầu đảnh lễ, trân trọng thỉnh vị Bích Chi Phật giáng lâm.

Khi ấy vị Bích Chi Phật nhận lời thỉnh, từ từ đáp xuống . 

Đứa con vui mừng, Lấy tranh trắng trãi làm tòa ngồi, dâng hiến hoa đẹp sạch, giảm bớt nửa phần ăn của mình, đem cúng dường vị Sa môn.
Sau khi thọ thực xong, vị Bích Chi Phật lại vì người con ấy mà nói pháp yếu khiến cho được vui lòng .
Về sau người con xuất gia, được chư Tăng cử cho làm chức Trị sự. 

Lúc ấy, có một người Bà la môn xây cất Tịnh xá vừa xong, trong ngày khánh thành, mời đông đảo khách Tăng tụ hội đến . Lại có thí chủ khác đem nhiều tô du và sữa đến đặc cúng dường . 

Ông Tri sự hiềm vì khách Tăng luôn luôn làm phiền rộn , nên không đem tô du và sữa ra thết đãi.

Khách Tăng hỏi rằng : "Những thức ăn đó là của đàn việt (26) đem đến cúng dường cho hiện tiền Tăng dùng , sao không thấy dọn ra?"
Ông Tri sự tánh nóng nảy , vội lên tiếng mắng rằng : "Bộ mấy ông đui mù hết sao ?” 

Có tô du và sữa đâu mà bảo tôi cất giấu . Nếu mấy ông muốn đòi thêm nữa thì chỉ có phân và nước tiểu cho các ông ăn mà thôi!" 
Đức Phật bảo với Đế Thích rằng : “Đứa con của người Bà la môn nghèo đó , là Thiện Trụ Thiên Tử đời nay vậy . Do kiếp trước trong lúc hờn giận, dùng lời ác độc , gọi tên bảy lời cầm thú mắng mẹ, nên phải chịu bảy phen làm thân cầm thú. 
Bởi mắng chư tăng là đui, mù nên trong bảy trăm đời liên tiếp phải chịu mù đôi mắt, sống trong cảnh tối tăm, nhiều điều phiền não .
Nên biết những tội nghiệp như thế, đã gây nhân, tất nhiên nay phải trả quả, ảnh hưởng không bao giờ tiêu mất .

Lại nữa này Thiên Đế:

Sở dĩ Thiện Trụ Thiên Tử hưởng được sự vui thắng diệu nơi cõi trời, ấy là do kiếp trước đã trải tòa, dâng hoa, cúng dường thức ăn cho vị Bích Chi Phật, và nhờ ảnh hưởng của sự nghe chánh pháp.

Do vì đời trước chắp tay ngửa lên hư không, hết lòng kính thỉnh, cúi đầu đảnh lễ vị Bích Chi Phật . bởi công đức đó , nên mới được giữa hư không có tiếng mách bảo cho biết trước. Tiếng mách bảo ấy là của vị thần giữ cung điện của Thiện Trụ Thiên tử vậy!

Khi ấy, Thiện Trụ Thiên tử nghe lời Phật dạy, biết nghiệp quả của mình đều có túc nhân (27) trong lòng hết sức ăn năn , tự trách . 
Ông gieo mình đảnh lễ trước Phật, tỏ bày tội lỗi, cầu xin sám hối, thương khóc, sa nước mắt như mưa đến nỏi máu chảy ra theo lệ , ứ đọng nơi chiếc khăn trong giỏ đựng hoa, chết ngất hồi lâu mới tỉnh lại.

Bấy giờ Đức Phật bảo với Đế Thích và Thiện Trụ Thiên tử rằng :

“Trong cả thảy mười nghiệp ác (28) khẩu nghiệp (29) rất là mãnh liệt . phải biết lời ác còn quá hơn lửa dữ. Bởi vì lửa dữ chỉ đốt tiêu tất cả tài sản, và của báu ở thế gian, trái lại lửa giận ác khẩu chẳng những đốt mất cả Thất Thánh Tài (30) và tất cả công đức xuất thế (31) mà còn thêm chiêu cảm ác báo về sau. 
Như Thiện Trụ Thiên tử đây, chỉ vì nóng giận mắng mẹ và chư Tăng, mà tổn bớt phước trời, phải chịu làm thân cầm thú và quả báo nơi Địa ngục.

Cho nên, đối với cha mẹ và chư Tăng, lẽ ưng tôn trọng cung kính cúng dường, dùng lời dịu dàng khen ngợi, thường nghĩ đến ân đức, chớ không nên sanh lòng khinh hủy.

Lòng từ ái giữa trần gian chỉ có cha mẹ, ruộng phước trong ba đời (32) không chỉ hơn chúng Tăng .
Đối với các bậc chân Tăng, Hiền Thánh, nếu cúng dường thì công đức không mất .

Như tiến thêm, muốn cầu pháp xuất thế, lại cũng có thể thành đạo . Đâu nên đối với chúng Tăng vội thốt lời khinh chê hủy nhục . 
Còn cha mẹ công sanh dưỡng rất là khó nhọc , mười tháng cưu mang khổ nặng, ba năm bú sữa, mớm cơm.
Trãi qua biết bao sự lo lắng , gian lao, nuôi con khôn lớn, dạy dỗ, cho học hành, chỉ mong sao cho con được thành lập, tài đức hơn người.
Nếu con xuất gia, lại mong cho con được đắc đạo, thoát vòng sanh tử, Ân niệm ấy cao rộng như biển trời, khó sanh ví, khó trả đền . Vì thế, ta đã bảo với A Nan:

Nếu có người, vai bên trái cõng cha, vai bên mặt cõng mẹ, đi giáp núi Tu Di trăm ngàn vòng, huyết chảy ngập hai bàn chân, cũng còn chưa thể báo đền công ơn sanh dưỡng thay , huống chi lại khởi niệm hờn giận, buông lời khinh mắng ư !
Này Thiên đế! Thiện Trụ Thiên tử nay vì do được thấy ta, một lòng chí tâm sám hối, nên đạo nhãn trong suốt , tội chướng cũng được trừ diệt.
Đức Thế Tôn lại nhìn Thiện Trụ Thiên tử an ủi và bảo rằng: 

"Ông nên chớ quá buồn , thương, khóc lóc “. 

Ta có một pháp môn tên là “PHẬT ĐẢNH TÔN THẮNG ĐÀ RA NI” . Ông trì chú này, tất sẽ thoát khỏi vòng khổ ách . Môn Đà Ra Ni này đây, vô lượng hằng hà sa chư Phật đời quá khứ đã tuyên nói, ta nay cũng sẽ diễn nói.
Trong tất cả các thần chú (33) về Phật Đảnh, môn Đà Ra Ni này rất là tối tôn, tối thắng, hay trừ hết tất cả những sự khổ não trong sáu nẻo luân hồi của tất cả chúng sanh .

Thích Đề Hoàn Nhơn nghe Phật nói, tâm sanh vui mừng, hi hữu , một lòng khát ngưỡng, thưa rằng: 
"Bạch đức Thế Tôn ! Cúi xin Như Lai thương nghĩ đến Thiện Trụ Thiên Tử và bọn chúng con, cũng vì chúng sanh đời Mạt pháp về sau mà tuyên thuyết môn Phật Đảnh Đà Ra Ni ấy”.

Chúng con sẽ tuân hành và nguyện cho tất cả các loài hữu tình đều thoát khỏi sự khổ tam đồ, bát nạn (34)!
Bấy giờ đức Như Lai vì Thiên đế, Thiện Trụ Thiên tử, cùng bộ chúng, chúng sanh đời Mạt pháp về sau . Nài dùng giọng phạm âm trong sáng, thanh diệu hòa nhã như tiếng chim Ca Lăng Tần Già (35) thuyết chú rằng:

Phạm Âm 

1. Namo bagabhàté 
2. Sarvatadran lokiya 
3. Pradi vitistraya 
4. Buddhaya bagabhàté 
5. Tadyastha! 
6. Aum! Bhrum bhrum, bhrum 
7. Suddhàya, suddhàya 
8. Visuddhàya, visuddhàya . 
9. Á sàma, sàma . 
10. Samànta bhàvasod . 
11. Sabhàrana gati gagàna. 
12. Svabhàva visuddhi. 
13. A'vicanya dumam. 
14. Survàtattha gadà. 
15. Sùgada. 
16. Bhàra bhàcanà. 
17. Amirtá pisàku. 
18. Maha mùdra mandara pana. 
19. Aum! Áhara, áhàra. 
20. Ayusàn dhàrani. 
21. Suddhàya, suddhàya. 
22. Gagana svabhàva visuddhi. 
23. Usnisà vicaya, visuddhi. 
24. Súhàsara rasami santonité. 
26. Avalokini. 
27. Sarvatatthàgada matté 
28. Sàtra pàramità. 
29. Bari pùrani. 
30. Nasà bùmipra dissité. 
31. Sàrava tatthagada h'ridhàya. 
32. Dissàna. 
33. Dissité. 
34. Aum! Mùdri mùdri, maha mùdri 
35. Vajra caya. 
36. Samhàdanà visuddhi. 
37. Sàrava Kama, bhàrana visuddhi. 
38. Para durikati biri visuddhi. 
39. Pratina varadhàya ayùsuddhi. 
40. Samayà dissàna dissité. 
41. Aum! Mani mani, maha mani. 
42. Ámani, ámani. 
43. Vimani, vimani, màha vimani. 
44. Matdi matdi, màha matdi. 
45. Tatthàda bùddha. 
46. Kuthi virisuddhi. 
47. Visaphora buddhi visuddhi. 
48. Aum! hyhy 
49. Jàya jàya 
50. Vijàya vijàya. 
51. Samara samara. 
52. Sabhàra sabhàra. 
53. Sàrabhà buddha. 
54. Dissàna 
55. Dissité. 
56. Suddhi suddhi. 
57. Vàjri vàjri màhàvajri. 
58. Ávàjri. 
59. Vàjra gabi. 
60. Jàya gàbi. 
61. Vijàya gàbi. 
62. Vàjra jvàla gàbi. 
63. Vàjro nagaté 
64. Vàjro nabàvé. 
65. Vajra sambàvé. 
66. Vàjro vàjrina. 
67. Vàjram vabhà dumàmà. 
68. Sàriram sàrabhà sattabhànaim. 
69. Tàcaya biri visuddhi. 
70. S'ya vabhà dumi satna. 
71. Sàrabhà gati birisuddhi. 
72. Sàrabhà tatthagàda s'yami. 
73. Sàma sabhà sadyantu. 
74. Sarva tatthagada. 
75. Sàma sàbhàsa dissité. 
76. Aum! S'diya s'diya 
77. Buddhiya buddhiya. 
78. Vibuddhiya vibuddhiya. 
79. Boddhàya boddhàya. 
80. Viboddhàya viboddhàya. 
81. Mocaya mocaya. 
82. Vimocaya vimocaya. 
83. Suddhàya suddhàya. 
84. Visuddhàya visuddhàya. 
85. Samànta tatbiri mocaya. 
86. Samandhàya sami birisudhi 
87. Sàrabhà tatthagadà samaya h'ridhàya. 
88. Dissàna dissité. 
89. Aum! Mudri mùdri maha mudra. 
90. Mandàra pana. 
91. Dissité. 
92. Svàhà. 


Phiên Âm Việt Ngữ :

01. Nam-mô pha-ga-va-tê
02. Sạt-va sít-ri-trai lô-ki-da
03. Bơ-ra-ti vi-ti-sắc-ta-da
04. Buýt-đà-da pha-ga-va-tê
05. Tát-dá-tha
06. Um! Bơ-rum, bơ-rum, bơ-rum
07. Suýt-đà-da, suýt-đà-da
08. Vi-suýt-đa-da, vi-suýt-đa-da
09. Á-sá-ma, sá-ma
10. Sa-manh-tá, phạ-va-sát
11. Sít-phạ-ra-na ga-ti, ga-hạ-na
12. Soa-phạ-va vi-suýt-đi
13. A-bi-sinh, ca-tu-măn
14. Sát-va tát-tha-ga-tá
15. Sú-ga-ta
16. Vạ-ra, vạ-ca-na
17. A-mi-rít-tá bi-sa-kê
18. Mạ-ha muýt-đơ-ra manh-tra, ba-ta-da
19. Um! Á-hạ-ra, á-hạ-ra
20. A-duýt săn-tạ ra-ni
21. Suýt-đà-da suýt-đà-da
22. Ga-gạ-na soa-phạ-va vi-suýt-đi
23. U-sắc-ni-sá vi-já-da vi-suýt-đi
24. Sít-hạ-sa-ra, ra-sa-mi săn-suýt-đi-tê
25. Sạt-va tát-tha-ga-tá
26. A-vạ-lô-ki-ti
27. Sạt-va tát-tha-ga-ta mát-tê
28. Sá-ta bá-ra-mi-tá
29. Ba-ri, bu-ra-ni
30. Na-sá bu-mi-bơ-ra đi-sắc-thi-tê
31. Sạt-va tát-tha-ga-ta hất-ri-đà-da
32. Đi-sắc-tha-na
33. Đi-sắc-thi-tê
34. Um! Muýt-đơ-ri, muýt-đơ-ri, mạ-hạ-muýt-đơ-ri
35. Va-ji-ra ca-da
36. Săn-ha-tạ-na vi-suýt-đi
37. Sạt-va ka-ma va-ra-na vi-suýt-đi
38. Ba-ra đu-rít-ka-ti vi-ri-vi-suýt-đi
39. Bơ-ra-ti, ni-va-tá-da, a-dút-suýt-đi
40. Sa-mô-da, đi-sắc-thá-na, đi-sắc-thi-tê
41. Um! Ma-ni ma-ni mạ-hạ ma-ni
42. A-ma-ni á-ma-ni mạ-hạ á-ma-ni
43. Vi-ma-ni vi-ma-ni mạ-hạ vi-ma-ni
44. Mát-ti mát-ti mạ-hạ mát-ti
45. Tát-tha-tá phu-ta
46. Cu-thi vi-ri-suýt-đi
47. Vi-suýt-phổ-ta buýt-đi vi-suýt-đi
48. Um! Hi-hi
49. Já-da, já-da
50. Vi-já-da, vi-já-da
51. Sít-ma-ra sít-ma-ra
52. Sít-vạ-ra sít-vạ-ra
53. Sát-va buýt-đa
54. Đi-sắc-tha-na
55. Đi-sắc-thi-tê
56. Suýt-đi suýt-đi
57. Va-ji-ri va-ji-ri mạ-hạ va-ji-ri
58. Á-va-ji-ri
59. Va-ji-ri-ga-bê
60. Já-da-ga-bê
61. Vi-já-da ga-bê
62. Va-ji-ra jít-vạ-la ga-bê
63. Va-ji-ra na-ga-tê
64. Va-ji-ra na-bà-vê
65. Va-ji-ra săn-bà-vê
66. Va-ji-rô, va-ji-rị-na
67. Va-ji-răn pha-vạ-tô mạ-mạ
68. Sá-ri-răn sạt-va sát-toa năn-ca
69. Cá-da vi-ri vi-suýt-đi
70. Sít-dã pha-vạ-tô-mi sát-toa
71. Sát-va ga-ti vi-ri-suýt-đi
72. Sát-vạ tát-tha-ga-tá sít-dã-mi
73. Sá-ma sa-vạ sít-danh-tu
74. Sạt-va tát-tha-ga-ta
75. Sá-ma sá-vạ-sa đi-săc-thi-tê
76. Um! Sít-đi-da, sít-đi-da
77. Buýt-đi-da, buýt-đi-da
78. Vi-buýt-đi-da, vi-buýt-đi-da
79. Bô-đà-da, bô-đà-da
80. Vi-bô-đà-da, vi-bô-đà-da
81. Mô-ca-da, mô-ca-da
82. Vi-mô-ca-da, vi-mô-ca-da
83. Suýt-đà-da, suýt-đà-da
84. Vi-suýt-đà-da, vi-suýt-đà-da
85. Sa-manh-tá, sa-vi-ri mô-ca-da
86. Sa-manh-tá da-sa vi-ri-suýt-đi
87. Sạt-va tát-tha-ga-tá sa-ma-da hất-rị-đà-da
88. Đi-sắc-thá-na, đi-sắc-thi-tê
89. Um! Muýt-đơ-ri, muýt-đơ-ri, mạ-hạ muýt-đơ-ri
90. Manh-tra ba-ta-da
91. Đi-sắc-thi-tê
92. Sóa-ha.(Um! Bơ-rum, hùm, sóa-ha.)


Thuyết chú xong, Đức Như Lai bảo rằng :



Được sửa bởi mytutru ngày Sun 27 Mar 2016, 10:43; sửa lần 4.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Kinh Phật Đảnh TTĐRN Empty
Bài gửiTiêu đề: tkn Đào Liên    Kinh Phật Đảnh TTĐRN I_icon13Thu 24 Mar 2016, 04:33

Trang PĐTTĐRN 3


Thuyết chú xong, Đức Như Lai bảo rằng :

Này Thiên đế! Môn Như Lai Quán Đảnh Thanh Tịnh Chư Thú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni này (36) đã có tám mươi tám câu chi, trăm ngàn hằng sa chư Phật đã tuyên thuyết, và nghiêm mật thủ hộ, tùy hỉ ngợi khen. Tất cả Như Lai đều đồng ấn khả . 

Nếu có Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào thọ trì hoặc đọc tụng . Do công đức ấy, nên những tội Ngũ nghịch, Thập ác (37) trong trăm ngàn muôn kiếp đều được tiêu trừ, sẽ chứng quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề . 

Kẻ ấy trong kiếp hiện tại sẽ được túc mạng trí (38), sau khi xả bỏ báu thân nầy, sẽ sanh từ cõi trời này đến cõi trời khác, từ cõi Phật này đến cõi Phật khác . 

Kẻ ấy sẽ được chư Bồ Tát Ma Ha Tát (39) như Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ tát, Thế Chí Bồ Tát, xoa đầu thọ ký . 

Kẻ ấy thường ở nơi các đạo tràng, nghe hiểu và thọ trì chánh pháp . 

Kẻ ấy ba nghiệp thân, ngữ, ý hằng luôn thanh tịnh, tâm an vui, thân khổ dứt trừ, luôn luôn được những xúc giác nhẹ lành, thọ mạng tăng thêm, không bị hoạch tử (40). 

Kẻ ấy sẽ được chư thiện thần hộ vệ, chư Bồ Tát từ ái, chư Phật hệ niệm. Người trì chú này khi đến cõi Địa ngục, Ngạ quỷ, Diêm Ma vương (41) đọc tụng, thì các tội phạm nơi đó đều được giải thoát, cảnh giới trống rỗng (42), các cung trời, cung điện của Bồ Tát, cung điện cõi Phật đều mở cửa rước người thọ trì Thần Chú vào. 

- Tại sao thế?

Bởi vì môn Đà Ra Ni này, hay trừ sạch tội Ngũ nghịch, Thập ác của chúng sanh . Hay cứu tất cả sự khổ nạn trong cảnh Diêm Ma, Bàng Sanh (43) Ngạ quỷ, Địa ngục . 

Hay độ thoát tất cả chúng sanh nghiệp nặng, phước mỏng, nghèo nàn, hèn hạ, đau bịnh, tàn tật, yểu thọ, xấu xa, câm ngọng, đui điếc . 

Hay cứu vớt các loài A Tu La (44), Dạ xoa, La sát, Phú đơn na, Ca tra Phú đơn na (45), các thân quỷ, thần, cho đến hay độ thoát tất các loài thủy tộc (46) phi cầm (47), tẩu thú (48), rắn rết, ruồi muỗi, côn trùng. 

Các chúng sanh ấy tùy phận sẽ được sanh về các cảnh giới an lành, và lần lượt đều được chứng quả giải thoát. 

Này Thiên đế! Nếu có người thọ trì chú này, từ kiếp hiện tại cho đến tất cả kiếp trở về sau, sẽ vĩnh viễn lìa khỏi ác đạo (49), thường sanh trong dòng quý tộc ở cõi người, hoặc sanh lên cõi Trời, cho đến được cùng Mười phương chư Phật đồng ở một chỗ, cùng chư Bồ Tát làm bạn lành, và kết cuộc sẽ chứng quả Vô Thượng Đẳng Giác. 

Này Thiên đế! Môn Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni này của Ta đây, có đủ hết tất cả thần lực, uy thế, công đức rộng lớn như mặt trời kiết tường, như châu ma ni (50) trong sạch, sáng suốt, chẳng chút bợn nhơ, tùy ở chỗ nào phóng ánh sáng quang minh làm sáng sạch nơi đó. 

Lại nữa, như ở thế gian nầy có bảy báu (51) thù thắng ở thế gian, tất cả hàng vua, quan, dân chúng đều ưa thích, quý trọng, nhìn không chán mắt . 

Môn Đà Ra Ni này cũng thế, nếu kẻ nào thọ trì đọc tụng, biên chép, hoặc cúng dường, kẻ ấy sẽ được vô lượng công đức, tất cả Trời, thiên, long, bát bộ đều kính ưa, quý trọng. 

Này Thiên đế! Hàng vua quan tứ chúng nào, nếu biên chép Đà Ra Ni này để trong tháp bảy báu, nơi bảo tòa sư tử, nơi tháp ngã tư đường, hoặc nơi đầu phướn cao, lại dùng các thứ hương, hoa, anh lạc, y phục, thức ăn uống, thuốc men cúng dường… kẻ ấy công đức được nhiều vô lượng vô biên, không thể dùng phước hay trí mà tính kể được .

Kẻ ấy chính thực là đích tử của tất cả cha Phật, kẻ ấy chính là bậc đại Bồ Tát, vì đã cứu vớt được vô lượng chúng sanh đi qua đi lại nơi đó. 

Nếu có chúng sanh nào phạm tội Tứ trọng, Ngũ nghịch, Thập ác, các trọng giới và tất cả tội nặng, đáng lẽ đọa tam đồ, ác đạo, thọ vô lượng tội khổ, mà đi ngang qua tháp hoặc phướng có để Đà Ra Ri này, được một điểm bụi hay một chút gió từ nơi tháp phướng ấy dính nhiễm đến thân mình, hoặc được bóng tháp phướng che thì tất cả các tội nặng thảy đều được tiêu trừ, sanh về cõi Trời hưởng sự vui thắng vi diệu, hoặc tùy duyên sanh về Tịnh độ. 

Kẻ nào thường thọ trì Đà Ra Ni này, khi sắp tụng niệm dùng nước rửa tay, nước đó rơi xuống đất, rưới nhằm các loài trùng kiến, các vật loại ấy đều được nhờ ảnh hưởng công đức, mà được sanh lên cõi trời. 

Cho nên các hàng Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, thiện nam, tín nữ nếu trai giới thanh tịnh, ngày sáu thời thọ trì Đà Ra Ni này, thì các tội Tứ trọng, Ngũ nghịch, Thập ác… cùng tất cả các tội nặng trong ba đời thảy đều được tiêu diệt, được chư Phật Bồ tát xoa đầu thọ ký. 

Bấy giờ đã quá nửa đêm, Diêm Ma La Vương, Hộ Thế Tứ Thiên vương (52), Đao Lợi Thiên vương, Đâu Suất Đà Thiên vương, Hóa Lạc Thiên vương, Tha Hóa Tự Tại Thiên vương, Phạm Thiên vương, Đại Phạm Thiên vương...

suất lãnh quyến thuộc trăm ngàn muôn ức, đem theo hương, hoa, và các thứ trang nghiêm, đến nhiễu quanh bên hữu Phật bảy vòng, đảnh lễ nơi chân Phật, rồi hiến dâng thức cúng dường. 

Lễ kính đã xong, lại thưa thỉnh rằng: 

“Bạch đức Thế Tôn! Chúng con nghe Như Lai diễn thuyết môn Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni nên đến đây . xin thỉnh thọ và tùy thuận theo lời dạy của Đức Thế Tôn mà thủ hộ. 

Cúi xin đấng Thiên Nhơn Sư vì chúng con mà nói các pháp yếu về thần chú này, để cho sự thọ trì của chúng con được thông suốt và thành tựu” . 

Đức Phật bảo vua Diêm Ma La và các vị Thiên vương rằng: “Lắng nghe! Ta sẽ vì các ông mà giải thuyết”:

-Nếu có chúng sanh nào bị khổ nạn, tội chướng cực nặng, mà không có ai cứu hộ, kẻ ấy nên chọn ngày trăng sáng, tắm gội, mặc y phục sạch sẽ, thọ bát quan trai giới (53), quỳ trước tượng Phật tụng Đà ra ni này 1.080 biến, thì tất cả tội nghiệp, chướng nạn đều tiêu diệt. 

Kẻ ấy sẽ được thanh tịnh giải thoát, được môn Tổng trì Đà Ra Ni, biện tài vô ngại . 

-Nếu kẻ nào tuy chưa trì tụng, mà chỉ nghe âm thanh của Đà Ra Ni này lọt vào tai, tức liền thành hạt giống Phật. 

Ví như một chút kim cang rớt xuống đất, tất lần lượt xuyên lọt đến nơi bản tế (54) mới dừng lại, đất tuy dày không thể làm trở ngại được. Thần chú này cũng thế, khi đã lọt vào tai, liền huân tập chủng tử, khiến cho lần lần thành tựu quả chánh đẳng, chánh giác, phiền não tuy nặng cũng không thể ngăn che. 

Dù kẻ ấy có bị đọa vào trong cõi Địa ngục, Ngạ quỷ, bàng sanh đi nữa cũng không bị nghiệp báo làm cho hạt giống đó tiêu mất, mà trái lại còn nương sức thần chú lần lượt tiến tu cho đến khi thành Phật .

-Nếu chúng sanh nào một phen nghe được Đà ra ni này, qua kiếp hiện tại sẽ không còn bị các tật bịnh và các sự khổ não, không còn bị các khổ não, cũng không còn thọ thân bào thai, tùy theo chỗ hóa sanh hiện nơi hoa sen. 

Từ đó về sau, ngũ nhãn lần lần thanh tịnh, được túc mạng trí, kiết sử (55) tiêu trừ, sẽ chứng quả Vô thượng Đẳng giác. 

-Nếu có kẻ nào mới chết, hoặc chết đã lâu, có người tụng 21 biến Đà Ra Ni này vào một nắm đất hoặc cát, rải lên thi hài, hoặc rải lên mấm mộ, kẻ ấy nhất định sẽ được sanh về mười phương Tịnh độ. 

Như người chết thần thức (56) đã bị đọa vào Địa ngục, ngạ quỷ, bàng sanh, khi đất cát ấy dính vào hài cốt, cũng được thoát khỏi ác thú, sanh lên cõi trời


-Nếu có chúng sanh nào mỗi ngày trì tụng chú này 21 biến, thì kẻ ấy ưng tiêu được sự cúng dường rộng lớn của tất cả thế gian, khi xả báo thân sẽ được sanh về thế giới Cực lạc của Đức Phật A Di Đà .

Còn kẻ nào thường niệm tụng sẽ được tăng thọ mạng, hưởng sự vui thù thắng, tương lai sanh về mười phương Tịnh độ, nghe pháp mầu, được thọ ký, ánh sáng nơi thân chiếu tất cả cõi Phật, và chứng Đại Niết bàn.

-Nếu muốn được oai lực tự tại, hành giả dùng các thứ bột như bột nếp, bột gạo v.v... nắn thành hình người để tám phương hướng, nơi đàn tràng, ngày đêm đối tám phương mà tụng chú, tất cả mọi sự mong cầu đều được như sở nguyện . 
- Nếu muốn lui nước lụt dâng tràn, hướng về phương nước dâng lên tụng chú này 108 biến mà cầu nguyện, thì nước sẽ rút lui. 

- Nếu bị nạn vua, nạn quan, nạn binh, nạn giặc cướp, nạn khẩu thiệt, tụng chú này 21 biến vào năm thứ nước thơm, đem rưới trên đảnh Phật, các nạn sẽ tiêu diệt. 
- Nếu chúng sanh nào tướng mạng yểu, muốn cầu sống lâu, nên chọn ngày trăng sáng, trai giới, tắm gội, mặc y phục sạch, tụng chú này đủ 1.080 biến, sẽ được trường thọ, tất cả tội chướng đều tiêu diệt. 

- Nếu có người tụng chú này một biến vào lỗ tai của bất kỳ loài cầm thú nào, thì sanh loại ấy sau kiếp đó không còn thọ thân cầm thú, dù nó có nghiệp nặng sẽ bị đọa vào Địa ngục, cũng được thoát ly. 

- Nếu kẻ nào bị bịnh trầm trọng, chịu nhiều đau khổ, được nghe Đà Ra Ni này, sẽ lìa bịnh khổ, tội chướng tiêu diệt. Cho đến tất cả chúng sanh trong bốn loài (56) nghe được chú này đều xả bịnh khổ, lìa thân bào thai, hóa sanh nơi hoa sen, tùy theo chỗ sanh, nhớ biết đời trước kiếp trước không sai . 
-Nếu có chúng sanh nào vừa mới khôn lớn, đã tạo các thứ tội Tứ trọng, Ngũ nghịch, Thập ác, cho đến lúc tuổi già, kẻ đó tự suy nghĩ biết mình do nghiệp ác này, sau khi mãn phần sẽ đọa vào Địa ngục A tỳ, chịu vô lượng sự khổ lớn, trải qua vô lượng kiếp, rồi xoay vần luân hồi trong ba đường ác đạo không ai cứu vớt. 
Người ấy nên chọn ngày rằm, tắm gội mặc y phục tinh khiết, dùng cái bát bằng vàng, bạc hoặc bằng đồng, có dung lượng chứa nước khoảng một thăng (57), đem bát ấy đựng nước trong sạch, để trước tượng Phật, thọ giới Bồ Tát, trì trai thanh tịnh.

Vào ở nơi đàn tràng, hình đứng vào vị thế ở phương Đông, hướng mặt về tượng Phật ở phương Tây, chấp tay đảnh lễ một lòng chí thành sám hối . Rồi tụng Đà Ra Ni này 1.080 biến giữa chừng liên tục không gián đoạn . 

Kế đó dùng nước ấy rưới khắp bốn phương trên và dưới, nguyện cho tất cả đồng được thanh tịnh . Làm phép này xong, tất cả tội chướng đều được tiêu diệt, thoát khỏi các tội chướng đều tiêu diệt, thoát khỏi các tội báo nơi địa ngục, tam đồ, vua Diêm Ma La buông tha, thần Tư Mạng (58) vui đẹp, không sanh giận trách, trở lại chắp tay cung kính, tùy hỉ ngợi khen công đức. 

-Nếu muốn cứu độ người tội nặng, nên chọn ngày rằm, tụng chú này vào mật, hoặc sữa 1.080 biến, rồi cho người đó ăn. Làm như thế, đương nhơn sẽ tiêu trừ tội chướng sanh về cõi lành, lần lượt tiến tu, chứng quả Vô thượng Đẳng giác . 
- Nếu tụng 21 biến chân ngôn này gia trì vào tăm xỉa răng, rồi đem dùng có thể trừ bịnh đau răng, được mạnh khỏe, thông minh, trường thọ. 

- Nếu muốn cứu độ tội khổ của loài Súc sanh, nên gia trì chú này vào cát hoặc đất vàng 21 biến, rồi rải trên mình chúng và bốn phương, tội chướng của chúng nó sẽ tiêu diệt. 
-Nếu có chúng sanh nào muốn được phước đức đầy đủ, muốn cầu tài lộc bảo vật xứng ý, muốn cứu hộ mình và người nên khởi lòng lành, mỗi ngày phát nguyện sám hối, đối trước tượng Phật, kiết ấn tụng chú này bảy biến, tâm không tán loạn, mắt nhìn tượng Phật không di động, rồi đem công đức ấy hồi thí cho tất cả chúng sanh. 

-Nếu tác pháp và có tâm lành như thế, quyết định sẽ được như nguyện, Tăng phước lộc trong hiện tại, cho đến cả những đời sau. 

-Nếu hành giả (59) ở nơi đàn tràng mỗi ngày ba thời, mỗi thời tụng chú này 21 biến, gia trì vào chén nước sạch, rồi dùng tâm trân trọng bưng chén nước uống. Làm như thế sẽ tiêu trừ các bệnh, sống lâu trăm tuổi, giải mọi oán kết, tiếng nói thanh diệu, biện tài thông suốt, mỗi đời thường được Túc Mạng Thông, nhớ biết rỏ ràng đời và tiền kiếp trước của mình. 

-Nếu đem chén nước ấy rưới trong phòng nhà, cho đến chỗ chuồng trâu, ngựa, thì nơi đó sẽ được oai lực của chân ngôn giữ gìn an ổn, trừ các nạn như sau: 
La sát, rắn, rồng. Như đem chén nước ấy, miệng tụng chú rưới trên đảnh người bịnh và cho bịnh nhơn uống, các thứ bịnh khổ nơi thân sẽ dứt trừ . 

-Nếu muốn cho tiêu trừ các tai chướng, nên dùng vải lụa năm sắc, kết làm cây phất trần. Kế đó tụng chú vào nơi cây phất, quét bụi nơi tượng Phật và kinh . Thường làm như thế, chướng nạn của mình sẽ tiêu, mà tội nghiệp của chúng sanh cũng được trừ diệt . 

- Nếu kẻ bị nhiều khẩu thiệt, tai tiếng phát khởi, nên dùng châu sa hòa với bạch mật, hoặc đường cát trắng, tụng chú vào đó 21 biến, rồi đem thoa vào môi 100 tượng Phật. Làm như thế khẩu thiệt, tai tiếng sẽ tiêu trừ. 

- Nếu vợ chồng hay chán ghét nhau, muốn được hòa thuận, tụng chú vào vải hay lụa 21 biến, đem may áo cho chồng hoặc vợ mặc, làm như thế, vợ chồng sẽ hòa thuận. 
-Nếu người nam hay nữ bị ma quỉ khuấy rối, hoặc phần âm yêu đắm, quyến luyến chẳng chịu buông tha, nên giữ chánh niệm vừa tụng chú vừa xoa khắp mình nạn nhân, kế đó lấy tay vỗ vào thân, ma quỷ liền bỏ chạy. 

- Nếu như người nữ không có ai đến cưới hỏi, nên dùng muối tốt, sạch, tụng chú vào đó 108 biến, rồi đem cúng dường hiện tiền Tăng, tất sẽ được như ý. 
-Nếu chỗ ở có quỉ thần dữ khuấy rối, nên tụng chú vào thức ăn 21 biến rồi đem cúng thí cho ăn. Trong khi ấy lại nói:

"Nay tôi cúng thí cho các vị, như không làm tổn hại chúng sanh thì tùy ý ở lại, nếu làm tổn hại thì phải mau đi nơi khác" . 
-Nếu quỉ thần hung đó hung hãn không nghe lời, nên dùng cọc sắt dài khoảng 12 ngón tay, tụng chú vào đó 21 biến, rồi đem cọc đó đóng xuống đất. Làm như thế, các quỷ thần dữ phải chạy ra khỏi địa giới . 

- Nếu có bệnh nhân bị tinh mị dựa vào, kẻ cứu hộ nên nhìn chăm chú vào mặt người bịnh mà tụng Đà Ra Ni này, tinh mị sẽ xuất ra. 

- Nếu có quỷ La sát hoặc các loài quỉ dữ vào quốc giới gây đau bịnh, làm khủng bố và não loạn dân chúng, nên xưng hiệu Tam bảo, ngày đêm tụng trì chú này, kiết ấn Phật Đảnh Tôn Thắng rải khắp bốn phương, thì các tai nạn đều tiêu diệt, làm như thế, cũng cứu được chúng sanh thọ khổ ở tam đồ. 

- Nếu muốn bố thí nước cho loài Ngạ quỷ, tụng chú này vào nước sạch 7 biến, rồi rải khắp 4 phương, tâm tưởng miệng nói, cầu cho chúng được thọ dụng, thì các Ngạ quỷ sẽ được uống nước cam lộ, và sẽ trừ diệt được nghiệp khổ của loài ngạ quỉ .

- Nếu người nào buôn bán ế ẩm, muốn được khách hàng chiếu cố, thường kiết ấn tụng chú này 21 biến, an trí tượng Phật nơi chỗ tinh sạch kín đáo mà cúng dường, tất sẽ được như ý. 

-Nếu người nào mỗi ngày 3 thời, mỗi thời tụng chú này 21 biến, cung kính cúng dường, chí tâm thọ trì, vì người khác giải nói, người ấy sẽ được an vui, sống lâu, không bịnh, phát sanh trí huệ được túc mạng thông, khi lâm chung như con ve thoát xác, liền được sanh về thế giới Cực lạc, Phật A Di Đà, tai không nghe tiếng khổ, tiếng Địa ngục, huống chi lại nói đến bị sa đọa. Kẻ ấy sẽ tuần tự tiến trên đường đạo quả cho đến khi thành Phật, không còn nghi ngại . 
ấy giờ Đức Phật bảo vua Diêm La và các vị Thiên vương rằng: 

-Nếu chúng sanh nào muốn lập đàn tráng, và trì tụng Đà Ra Ni này, nên dùng đất vàng trộn với nước thơm mà bôi trên mặt đàn .

Đàn tràng phải lập vuông vức mỗi bề rộng bốn cánh tay, dùng dây lụa năm sắc bao quanh ba lớp, tụng chú vào hạt cải trắng, hoặc nước thơm rải ra bốn bên. 

-Bốn góc đàn tràng để bốn bình nước tinh sạch, các bình nước lượng lớn nhỏ đều phải đồng nhau. Giữa đàn rải các thứ hoa, đốt các thứ hương, thắp các đèn dầu có chất thơm. Trước tượng Phật, phải dùng những đồ quý giá hoặc đẹp sạch, dùng các thứ thức ăn như cơm trắng, nếp, sữa, đường, hoặc các thứ hoa quả cúng dường. 

Hành giả phải tắm, gội sạch sẽ, mặc y phục mới sạch, tinh khiết, giữ giới Bồ Tát, không nên ăn các thứ ăn có màu sắc đen.

Mỗi thời khóa trì tụng phải kiết ấn Phật Đảnh Tôn Thắng và trì 108 biến chú, nếu có thể 1.080 biến. Trì tụng như thế sẽ tiêu được tất cả các tội chướng, tăng trưởng vô lượng phước đức căn lành . 
Hành giả đó quyết định sẽ dược sanh về mười phương Tịnh độ, và được thọ ký thành Phật quả . 

Muốn kiết ấn Phật Đảnh Tôn Thắng nên chắp hai tay lại, hai ngón trỏ co vào lòng bàn tay, hai ngón cái áp vào lóng giữa ngón trỏ là ấn thành. 

Khi kiết ấn này tụng chú 108 biến, tức là đã cúng dường thừa sự tám mươi tám cu tri hằng hà sa Na do tha trăm ngàn chư Phật, được chư Phật ngợi khen, xưng là Phật tử. 

Nếu có người nào mỗi ngày kiết ấn, tụng chú này 108 biến sẽ được mười phương chư Phật thọ ký, quyết định không còn nghi. Như mỗi ngày kiết ấn tụng được 1080 biến, kẻ ấy sẽ được thân kim cang bất hoại, mau thành đạo quả. 
Hành giả nào mỗi ngày thường trì chú này, rồi kiết ấn đối bốn phương, mỗi phương tụng chú một biến, rải một lượt ấn, người đó sẽ được tất cả Thiên, long, quỉ thần cung kính vây quanh ủng hộ .
Người đó hiện tại sẽ được nhan sắc tươi đẹp, sự cần dùng tùy niệm sẽ được chư thần xui khiến cho có người mang đến, người đó sẽ được tất cả chư Phật ngợi khen, sẽ được tùy ý sanh về mười phương Tịnh độ. 

Tóm lại, công đức cùng thần lực của Tôn Thắng Đà Ra Ni này vô cùng, vô tận, vô lượng, vô biên, có thể tùy theo tâm nguyện mà ứng dụng, không sao tả xiết! 

Đức Phật bảo Thiên đế và đại chúng: 

-Môn Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni đây, về sau trong thời Mạt pháp nếu có hàng vua, quan, hay tứ chúng, y đúng theo như pháp thức mà lập đàn tràng thọ trì và cúng dường, đó gọi là tu Bố thí độ. 

Khi lập đàn tu hành, phải nên giữ ba nghiệp thanh tịnh, không khởi lòng phiền não giận hờn, đó gọi là Trì giới độ và Nhẫn nhục độ .

Mỗi ngày trì niệm không gián đoạn, biếng trễ là Tinh tấn độ . Chuyên y theo phép tắc, một lòng không loạn là Thiền định độ. Bố thí đàn tràng đúng pháp, thông hiểu phép thọ trì, khéo lượng chừng độ, biết việc nên làm hoặc không nên làm là Bát nhã độ . 

-“Này Thiên đế và đại chúng ! Nếu y theo lời dạy mà kiến lập pháp sự, tức sẽ đầy đủ sáu pháp Ba la mật. Các ông nên xoay vần, khai thị, khiến cho chúng sanh thaye được nhiều lợi ích, chứng quả Bồ đề !”

Khi đức Phật nói pháp môn này xong, Thiên đế, Thiện Trụ và chư Thiên lãnh giáo trở về thiên cung. 

Thiện Trụ Thiên tử y theo lời dạy mà thọ trì, mãn bảy ngày, dùng thiên nhãn quán sát, tự thấy tội báo của mình đều tiêu trừ, phuớc thọ ở cõi trời càng tăng thêm vô lượng. Ông vui mừng khấp khởi, cả tiếng khen ngợi rằng:

"Kỳ diệu thay Phật Đà! Kỳ diệu thay Đạt Mạ! Kỳ diệu thay Tăng Già! Kỳ diệu thay sức chú ân Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni, hay trừ diệt tất cả khổ ách, khiến cho tôi thoát khỏi các ác báo như thế!" 

Liền đó ông đến trình bạch lại việc ấy với Thiên đế, thỉnh Ngài cùng Thiên chúng xuống cõi Diêm Phù Đề tạ ơn Phật. Thiên đế suất lãnh Thiện Trụ Thiên Tử, và ttát cả các tùy thuộc, mang theo các thứ hương, hoa, phướng, lọng, trầm hương, y phục, và anh lạc quý, đẹp, ngồi xe báu như ý, bay xuống vườn Thệ Đa Lâm, đảnh lễ cúng dường Phật.

Hành lễ xong lại chắp tay, đi nhiễu quanh Như Lai trăm ngàn vòng, rồi đứng qua một bên, dùng các lời kệ ca ngợi công đức của đức Thế Tôn. 

Bấy giờ đức Như Lai đưa cánh tay sắc vàng, xoa đầu Thiện Trụ Thiên tử, dùng tiếng phạm hòa nhã nói những lời pháp yếu và thọ cho Bồ đề ký. 

Đức Phật lại bảo rằng:

"Kinh này tên là Tịnh Nhứt Thiết Ác Đạo Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni, các ông nên thọ trì" . 

Thiên đế Thiện Trụ Thiên Tử và đại chúng vui mừng, một lòng đảnh lễ, tín thọ phụng hành . 

* Phần Chú Thích

(1) Tôi: Đây là Đức An Nan, một vị đệ tử hầu cận Đức Phật . Ngài có một trí nhớ rất lạ lùng, hy hữu . Cho nên Phật giao cho ngài một nhiệm vụ là ghi nhớ hết tất cả, Kinh Phật đã thuyết ra .

Ô sắc ni sá (Usnisa) dịch là Phật đảnh, tướng vô kiến đảnh nơi đầu của Phật. 

(2) Bạc Già Phạm: là một tên khác nữa của Phật . Nguyên văn chữ phạn là:

Bạc Già Phạm (bhagàvan) hán dịch là tự tại, đoan nghiêm, kiết tường, tôn quý, hữu đức, “Gọi thẳng tắt là Đức Phật với đầy đủ mười hiệu...”

(3) Chúng tỳ kheo: Gọi chung hết tất cả đệ tử của Phật, không phân biệt Tăng hay Ni. Gọi là chúng vì có nhiều người .

(4) Tôn Giả: Chỉ cho các bậc đại đệ tử đăc từ quả vị A La Hán trở lên của Phật .

(5) Xá Lợi Phật: Là vị đại đệ tử của A La Hán có trí huệ vào bậc nhất của Phật .

Mục Kiền Liên: là một vị đệ tử A la Hán có thần thông, phép tắc bậc nhất của Phật .

(6) A Luật Đà: Còn một tên khác là A Nậu Lâu Đà . Nguyên là một trong 6 hoàng tử của giòng họ Thích Ca xuất gia, là một đệ tử A La Hán của Phật, chứng được đệ nhứt thiên nhãn (Nhạo kiến chiếu minh Kim Cang Tam muội) .
Với thiên nhãn chứng đắc được, ngài nhìn hết Tam Thiên, đại Thiên thế giới rỏ ràng như xem chỉ trong lòng bàn tay .

(7) Thượng Thủ: Đứng đầu, làm lớn hơn ssết trong chúng…(Tại sao trong Kinh đề các vị A La Hán, trước các vị Bồ Tát ? Bởi vì các vị A La Hán chấp giữ nghiêm nhặt 250 Giới Tỳ Kheo, không thiếu sót về trang nghiêm oai nghi .

Còn ở Bậc Bồ Tát, vì giới Bồ Tát rộng rãi hơn, tâm Bồ Tát rộng lớn hơn, tùy theo thời nghi thích hợp mà độ chúng sanh, cho nên về thể tướng trang nghiêm, thì A La Hán phải đứng đầu . Đây cũng cần nói rỏ hơn là, nếu về phương diện tâm giới thì Bồ Tát giới và Bồ Tát tâm thù thắng hơn hàng Tỳ Kheo nhiều đến vô lượng, vô số lần…)

(8) Bất Thối chuyển: Chỉ dùng để gọi cho các bậc Đại Bồ Tát, đã phát tâm không lui sụt từ đệ bát địa (Bậc thứ tam) trở lên mà thôi . Sở dỉ gọi là bất thối chuyển, vì Bồ Tát ở địa vị nầy phát tâm rộng độ hết tất cả chúng sanh, không sợ mõi mệt, không nài khó khăn, lao khổ trước bất cứ chúng sanh hung dữ nào .

Dù chúng sanh đó khó độ thế mấy đi nữa, Bồ Tát ở bậc nầy, cũng tìm đủ phương cách, biến hóa đủ mọi thân hình để độ cho được .

-Trong kinh địa tạng có nói:

-“Ta phân ra nhiều thân để độ thoát chúng sanh, mỗi mỗi sai khác như thế . Hoặc hiện ra thân trai, hoặc hiện ra thân gái… Quỉ, thần, trời, rồng, núi non, ao ngòi, sông, rạch…Thậm chí đến thị hiện ra làm thân ngũ cốc, lúa mè…Để làm cho chúng sanh được lợi ích…”

(9) Chánh Trí: Trí tuệ chơn chánh, hiểu biết chơn chánh . Chỉ được gọi là có trí huệ chơn chánh, khi chứng được từ đệ tứ của A La Hán trở lên mà thôi .

(10) Công Đức Trang Nghiêm: Các bậc giải thoát đã chứng được thánh quả (Từ đệ nhất quả Tu Đà Huờn trở lên) Không trang nghiêm thân thể bằng thất bảo như chư Thiên trên cõi Trời, hay người nơi chốn thế gian . 

Những vị thánh nhơn nầy, chỉ trang nghiêm thân bằng đức hạnh, và công đức tu trì mà thôi 

Đây là một sự trang nghiêm vi diệu, nhiệm mầu bằng tâm tưởng mà người thế gian không có . 

(11) Câu Hội: Tập họp lại chung ở một chổ . Đây ý nói tất cả các vị Trời, người, .v.v…Đồng thời họp lại để nghe Phật thuyết pháp . 

(12) Đắc Đại Thế Bồ Tát: Tức là Đại Thế Chí Bồ Tát . Vị đại Bồ Tát nầy là một trong tây phương tam thánh, ở cõi nước cực Lạc của Phật A Di Đà, thường đứng hầu bên tay phải của Phật . Tượng trưng cho sức đại hùng, đại lực, tiếp dẫn chúng sanh, niệm Phật trong mười phương, vãng sanh về cực lạc thế giới …

B (13) Mạn Thù Thất Lỵ Bồ Tát: Tiếng phạn là Manjusri . Hán dịch là Diệu kiết tường, trong Kinh xưng tên là Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử Bồ Tát . Vị Bồ Tát nầy, thường ngồi trên lưng con sư tử lông xanh, tay cầm ngọc như ý, hầu bên tay trái của Phật Thích Ca Mâu Ni, giữ về phần trí, cho nên gọi là Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát …
(14) Phổ Hiền Bồ Tát: Là một vị đại Bồ Tát, hầu bên tay phải Phật Thích Ca Mâu Ni, vị Bồ Tát này thường cỡi con voi trắng, có sáu ngà, tay cầm quyển kinh, tượng trưng cho sức mạnh tổng trì, và hạnh nguyện. Ngài có một sức thần thông rộng lớn bất khả tư nghì…

(15) Di Lặc Bồ Tát: Trong Kinh còn gọi là ADật Đa Bồ Tát . Tiếng Phạm là Maitreya dịch là Từ Thị, tên một vị Bồ Tát sẽ nối ngôi, thành Phật, kế Đức Thích Ca Mâu Ni .

B (16) Thiện Tra Phạm Ma Thiên Vương: Tên của vị Thiên Tử, chủ của cõi Phạm Thiên .

(17) Thiên: Tiếng Phạm gọi là Đề Bà (Deva), ta gọi là Trời . Các vị nầy do tu thập thiện nên hưởng phước thiên nhiên, sự ăn mặc tùy niệm hiện thành .

Long: Tiếng Phạm (Gandharava), dịch là hương ấm, nhạc thần của trời Đế Thích, dùng mùi thơm làm thức ăn .

A Tu La: Tiếng Phạm (ASuRa) dịch là Phi Thiên, một loại thần có phước trời mà đức không bằng trời, hay thần thông biến hóa, song thân hình thô xấu, vì kiếp trước tánh hay sân hận .

Ca Lâu La: Tiếng Phạm (Garuda), dịch là Kim súy điểu, một loại chim thần, cánh có lông sắc vàng tốt đẹp, hai cánh xè ra cách nhau đến, 3.360.000 dặm, có thần thông biến hóa .

Khẩn Na La: Tiếng Phạm (Kimnara) dịch là Nghi nhơn, một loại thần, giống người nhưng không phải là người, vì trên đầu có sừng, ca múa rất hay, thường tấu pháp nhạc và ca múa cho Trời Đế Thích nghe .

Ma Hầu La Dà: Tiếng Phạm (Mahoraga) dịch là Đại Mãng Hoặc Địa Long, tức là thần rắn, Từ Thiên, Long cho đến Ma hầu la dà tám loài, gọi là Bát bộ .

Cưu bàn Trà: Tiếng Phạm (Kumbhànda), dịch là Yểm mị quỷ .

Tỳ Xá Giá: Tiếng Phạm (Pisàca) còn gọi là Tỳ Xá Xà, dịch là Đạm Tinh Khí quỷ . Đây là hai loại quỷ vương trong bát bộ quỷ thần .

Nhơn Phi Nhơn: Loại quỷ thần hình như con người, mà không phải là người, hoặc có sừng, có cánh, có móng vuốt . Đây cũng là danh xưng cho Bát bộ quỷ thần, vì họ không phải là người, mà biến ra hình người, để đến nghe Phật thuyết pháp, Kinh Xá Lợi Phất nói:

“Bát bộ đều là Nhơn Phi Nhơn” . 

(18) Trời Đao Lợi: Tiếng Phan (Trayastrimsá) Còn có tên là Tam Thập Tam Thiên (Thiên Xứ thứ hai của sáu cõi trời dục giới) Cảnh trí ở cõi nầy cực kỳ thắng diệu, tuyệt vời, không sao tả xiết …

(19) báo Thân: Tức là thân tội báo, thân nầy có nhiều tội lỗi, do tội lỗi mà thành ra có xấu, đẹp, giàu, nghèo, thông minh hay ngu độn…
(20) các Căn Không Đủ: Là thiếu tay, chân, hoặc là mắt, mũi ..v..v…
(21) Tiên Sanh: Những kiếp sống về trước của thuở quá khứ .
(22) Hóa Duyên: Tức là nhân duyên giáo hóa của một đức Phật .

Ví Dụ: Hóa duyên của Phật Thích ca Mâu Ni, tại cõi Nam diêm phù đề là: 50 năm . (30 tuổi thành đạo, 80 tuổi nhập Niết Bàn) .

(23) Thời Tượng Pháp: Khi một Đức Phật ra đời, rồi nhập vào Niết Bàn . Giáo Pháp của Đức Phật ấy, được phân chia làm ba thời kỳ: Chánh Pháp, Tượng Pháp, và Mạt Pháp .

Ba thời kỳ nầy gọi chung một tên là Pháp vận của một Giáo Pháp (cũng như vận hạn) .

Chánh Pháp: Vì chữ Chánh có nghĩa là chứng . Trong thời kỳ nầy, tuy Phật đã nhập diệt (Niết Ban) Nhưng Pháp nghi, giới luật, còn vững chắc, Có người hành trì, có người Tu chứng . 

Thời gian Chánh Pháp của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn là 500 năm (Sau khi nhập Niết Bàn) .

Tượng Pháp: Vì chữ Tượng có nghĩa là mường tượng, có nghĩa là tương tợ mà thôi . Trong thời gian nầy, pháp nghi, giới luật của Phật, để lại bị các ma tăng (người hành tà bậy, trà trộn vào để phá đạo…) Giãng Kinh sai lầm một cách cố ý . Tuy có giáo lý, có người hành trì . 

Trong triệu người tu, may ra còn được vài mươi người, chứng đắc . Thời gian nầy gồm trong 1000 (Một ngàn năm kế tiếp) .
Mạt Phap: Vì chữ Mạt có nghĩa là Vi mạt, là hạt bụi nhỏ, như chót đầu lông, như điểm sương ban sáng …
Trong thời gian nầy, đạo đức suy đồi, pháp nghi hư hoại . Tà ma ngoại đạo lẫn lộn, vào phá hư Phật Pháp . Tuy có giáo lý, có người tu hành, song không ai hành trì đúng Pháp, huống chi nói đến người tu chứng ư ? .

-Thời gian nầy gồm trong “Một ngàn năm” Kế tiếp trước, trở về sau, - Trong kinh Đại Tập, Phật huyền ký rằng: 
-“Thời mạt Pháp, ức ức người tu hành song không có một ai chứng đắc …”

(24) Bích Chi Phật: Còn gọi là duyên giác, chứng đắc 12 nhân duyên, cũng gọi là Độc Giác Phật . 
(25) Sa Môn: Người xuất gia đã thọ đủ cụ túc giới (Giới Tỳ Kheo) 
(26) Đàn Việt: Là tên gọi chung cho tất cả Phật tử tại gia .

(27) Túc Nhân: Nhân gây ra từ nhiều kiếp trước
(28) Mười Nghiệp Các: Gồm có các nghiệp sau đây: 

- Thân Nghiệp: - Có ba tội là: Sát sanh, trộm cắp, dâm đục .
- Khẩu Nghiệp: - Có bốn tội là: Nói láo, nói hung dữ, nói đâm thọc, nói hai chiều .
- Ý Nghiệp: Có ba tội là: Tham lam, nóng giận, và si mê . 
Cộng chung cả ba cái là: Thân Miệng Ý có cả thảy mười tội . Trong mười tội nầy, tội của miệng là nặng nhất .



(30) Thất Thánh tài: - Là bảy tài sản của bậc thánh nhơn . Gồm có: 
Tín: Là đức tin, - Tấn: là tinh tấn, - Tàm Quý: - là biết hổ thẹn với bên ngoài và hổ thẹn với bên trong, - Đa Văn: - là học nhiều hiểu rộng . – Xã: - Là trong tâm không chấp giữ . Đinh: - Tâm không bị chao động . Huệ: - Là trí huệ . ( Lửa dữ thế gian không thể đốt tiêu được Tất Thánh tài, nhưng lửa sân hận, có thể đốt tiêu được hết tất cả ) . 

(31) Công Đức Xuất Thế: Là đầy đủ hết mọi lợi mình, lợi người (Tức là giải thoát) . Muốn được đầy đủ phần công đức xuất thế nầy, phải dứt được phần tư hoặc, (Tham, Sân, Si, mạn Nghi) . Từ quả vị A la Hán trở lên mới được đầy đủ công đức “Xuất Thế” .

(32) Ba Đời: Đời quá khứ, đời hiện tại và đời vị lai . 
(33) Thần Chú: Thần có nghĩa là linh thông . Chú có nghĩa là chúc nguyện, về thể gọi là: Đà Ra Ni, về dụng gọi là Chú .
(34) Tam Đồ: Nói chung là địa ngục, nói riêng là ba cái hình phạt ghê gớm: 
Một là: Đao Đồ, (hình phạt đâm chém . Địa ngục non đao, rừng kiếm) 
Hai là: Nhục Đồ hoặc là Huyết Đồ (Máu chảy, thây phơi, banh da, xẻ thịt, …) 
Ba là: Hỏa Đồ (Địa ngục lửa) 
Bát Nạn: - là tám cái nạn lớn của chúng sanh .Ấy là: Đao, Binh, Nước, Lửa, Trộm cướp, Thiên tai, Thất mùa, bảo lụt . 

Tám nạn khác nữa là: 1) là : Địa ngục, 2) Là: Ngạ quỷ, 3) Là: Bàng sanh, 4) Là: Câm ngọng, đui điếc, 5) Là: Sanh trước Phật, hay sanh sau Phật, vào thời không có Phật Pháp, 6) Là: Sanh Bắc Cu Lư Châu, 7) Là: Sanh Vô tưởng Thiên, 8) Là: Thế trí biện thông . 

(35) Ca lăng Tần Già: - Đây là tên của một loài chim, chỉ có nơi cõi nước Cực Lạc của Phật A Di Đà mà thôi, Loài chim nầy do sức thần thông của Phật hóa ra . Chim nầy có giọng hót, nói ra những lời thuyết Pháp vô cùng vi diệu và thanh thót tuyệt vời . 

Câu: Ca lăng tiếng hát nghe đâu đó… Là ý chỉ nổi lòng tưởng nhớ đến cõi Cực Lạc là nơi mà người tu hằng luôn mong mõi được sanh về .

(36) Đà Ra Ni: Tiếng Phạm (Dhàrani) dịch là Tổng trì; có ba loại: Một chữ, Nhiều chữ và Không chữ . “Vì bao gồm vô lượng Pháp nên gọi là Tông, vì giữ chứa vô lượng Nghĩa nên gọi là Trì” 

Môn Tổng Trì có công năng Phá và và Lập Chánh, tiêu diệt nghiệp ác, phát sanh phước đức căn lành . 

Đà Ra Ni Thần Chú: Tên gọi chung cho tất cả thần chú .

(37) Tội Ngũ Nghịch: - Năm tội bội phản . Thay vì báo ân, trả nghĩa, bồi bổ phước điền, lại đi làm phản nghịch, cho nên kể là tội .

Trong A Xà Thế vấn ngữ nghịch kinh, có ghi năm tội là: 1. - Giết cha, 2.- Giết mẹ, 3. – Hại A La Hán, 4. – Phá hòa hợp tăng, 5. – Đâm, chém Phật chảy máu, hay kinh hủy pháp của Như Lai . Người nào phạm năm tội lớn ấy, mà không hối cải, phát lòng sám hối, tu trì, thì phải đọa vào địa ngục vô gián (Ngũ vô gián địa ngục), tức là sẽ bị hành hạ mãi mãi ở địa ngục, không biết đến bao giờ mới được ra khỏi . 

Vì vậy nên ngũ nghịch, tội cũng kêu là Ngũ vô gián tội . 

(38) Túc mạng Trí: Biết được nhiều kiếp trước, của thời quá khứ .

(39) Bồ Tát ma Ha Tát: Tiếng Phạm (Bodihisattva Mahàsattva) Bồ Tát dịch là Đại đạo tâm chúng sanh, hoặc giác hữu tình, nghĩa là bậc chúng sanh có lòng đạo lớn và tuy giác ngộ mà còn có tình thức . ma Ha tát dịch là Đậi chúng sanh . 

Nói tóm lại, Bồ Tát ma Ha Tát là Đại Bồ Tát . Bậc Bồ Tát lớn trong hàng Bồ Tát . 

(40) Hoạch Tử: Là chết yểu 
(41) Diêm ma Vương: Là Diêm Vương
(42) Cảnh Giới Trống Rỗng: Cảnh giới không còn tội nhơn, không còn người thọ khổ .
(43) Bàng sanh: Thú vật loài súc sanh có xương sống nằm ngang, xương sống con người thì thẳng đứng . 

(44) A Tu La: Tiếng Phạm (Asura) Dịch là Phi Thiên, một loại thần có phước trời, hay thần thông biến hóa, song thân hình thô xấu, vì kiếp trước tánh hay sân hận .

(45) Ca Tra Phú Đơn Na: Tiếng Phạm (Patapùtana) dịch là Kỳ xú qui, thường làm bệnh kêu khóc và gây tai nạn . Hai loài quỷ nầy thân hình thô xấu, hôi hám . 
Phú Đơn na: Tiếng Phạm (Phutana) dịch là Xú ngạ quỉ, thường làm bịnh nóng .

(46) Loài Thủy Tộc : Những loài thú sống dưới nước .
(47) Phi Cầm: (48) Tẩu Thú: Các loài chim bay và những loài thú sống trên mặt đất . 
(49) Ác Đạo: Là đường ác Gồm có 3 “Địa ngục đạo, Ngạ quỉ đạo, Súc sanh đạo .
(50) Châu Ma Ni: Hột ngọc như ý, có khả năng ban phát hết tất cả đồ dùng, mà chúng sanh mong muốn .

(51) Bảy Báo: Vàng, bạc, Lưu ly, Xa cừ, Trân châu, Mã não, San hô .
(52) Hộ Thế Tứ Thiên Vương: Bốn vị Thiên Vương ở cõi Trời Tứ Vương, cõi trời nầy giữ chừng núi Tu Di .

(53) Bát Quan Trai Giới: tám giới cho người Phật tử, tại gia tu trì trong một ngày một đêm . Gồm có: 1.- không sát sanh, 2.- không trộm cắp, 3.- không dâm dục, 4.- không nói láo xược, 5.- không uống rượu, 6.- không son phấn, hay xức nước hoa, đeo nữ trang, 7.- không nằm giường cao và xem hát xướng, 8.- không ăn sái giờ . 

(54) Bản Tế: Lớp kim cương nằm sâu trong lòng đất, làm nền tảng của quả địa cầu . 
(55) Kiết Sử: Kiết là trói buộc – Sử là sai sử, sai khiến … Mười kiết sử nầy hằng luôn trói buộc, và sai khiến tất cả chúng sanh không sao thoát được, tựa như chủ nhân sai khiến, trói buộc tôi tớ, kẻ ăn người ở, nô lệ vậy…

Mười (10) Kiết sử nầy là:
 

1_ Tham : Lòng ham muốn dục vọng, lòng mong cầu ..v.v…
2_ Sân: lòng sân hận, nóng, độc…
3_ Si: Lòng mê, điên cuồng, chấp ngã …
4_ Mạn: Khinh khi, ngạo mạn, phách lối, coi không ai ra gì …
5_ Nghi: Nghi ngờ, không quả quyết, không chắn chắn ..
6_ Thân Kiến: không có ta, và cái của ta, do từ đó mà sanh ra tội lỗi …
7_ Biên kiến: Sự thấy biết nghiên lệch, méo mó, thấy cái bên ngoài, không thấy cái vi diệu bên trong, không ra sự thật .
8_ Tà kiến: Thấy bậy bạ, lấy ngu làm khôn, lấy sa đọa làm giải thoát, lấy tội lỗi làm cứu cánh, không thèm nghe, học các đạo mầu vô thượng của Phật . 
9_ Kiên Thủ Kiến: Lấy cái dở làm hay, lấy hay làm dở, thấp kếm mà cứ cho mình là tuyệt đỉnh, không cần nghe học, thực hành theo các bậc cao minh chỉ điểm .
10_ Giới Thủ kiến: Giữ chắc lấy một cái biết, thô sơ, kém cỏi, không chịu và không thèm học, để biết thêm các điều cao diệu, có ích lợi cho sự giải thoát …

Mười kiết sử nầy luôn sai khiến chúng sanh, không ngừng nghĩ, chúng sanh bị làm nô lệ cho nó, nên không giải thoát được, ví như người bị trói, không sao được tự do, Chỉ trừ bậc chứng quả A La Hán, trở lên mới thoát được mà thôi . 

(56) Bốn Loài: Loài sanh bằng thai – Loài sanh bằng trăng – Loài sanh bằng nơi ẩm ướt – Loài từ biến hóa mà sanh ra - như lăng quăn thành muỗi – Sâu thành bướm ..v..v…
(57) Một Thăng: 1 ô = khoảng 3lít, Dụng cụ để đong gạo thời xưa . 
(58) Thần Tư Mạng: Ông Táo, (Tư mạng, táo quân) . 


Được sửa bởi mytutru ngày Thu 24 Mar 2016, 04:39; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Kinh Phật Đảnh TTĐRN Empty
Bài gửiTiêu đề: tkn Đào Liên    Kinh Phật Đảnh TTĐRN I_icon13Thu 24 Mar 2016, 04:35

Lời Sau Cùng: Môn Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni .

Đời nhà Đường, có một vị quan thị ngự sử tên là: Võ Triệt thường trì tụng,Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni Nầy, sau nghe bạn đồng liêu là Tưởng Hình cũng đang thọ trì, nhưng đến chừng cả hai gặp nhau, và đem hai văn bản ra phối kiểm, thì thấy văn cú và ngôn âm, phần lớn đều sai khác . 

Hỏi ra, thì Tướng Hình thọ học với ông Vương Khai Sĩ, và Vương Khai Sĩ lại được Ngài Kim Cang Trí Tam Tạng truyền pháp. Trong khi truyền thọ Ngài Kim Cang Trí Pháp Sư bảo rằng: 

"Ở Tây Vức cũng ít có bản này . Ta đem theo Phạm bản đến đây, nên ngày nay mật truyền lại cho ông, phải nên thường trì tụng . Công đức không phải là nhỏ vậy” .

Trong niên hiệu Khai Nguyên, có một vị cư sĩ tinh tu ở non Ngũ Đài, người chung quanh núi không biết ông tên gì, nên thường gọi là Vương Sơn Nhơn, cũng thường trì tụng chú này. 

Sau vì cầu siêu cho cha, ông tụng chú đến vài mươi muôn biến, cầu xin được biết nghiệp báo lành dữ và chỗ thác sanh của phụ thân . 

Nhưng kết cuộc không thấy chi cả, ông thất vọng và thối tâm muốn ra khỏi núi . Bỗng gặp một lão nhơn đón đường ngăn lại mà bảo rằng: 

"Hiền giả tụng trì thật là cần mẫn, nhưng vì cách Phật lâu xa, văn cú thất lạc, thiếu sót nhiều. Nên không được mau ứng nghiệm . 

Nay có duyên được gặp nhau đây, tôi xin truyền lại cho hiền giả toàn bản của thần chú" .
Vương Sơn Nhơn nghe nói, vội vàng mời lão ông ấy về đảnh lễ và thọ pháp . 

Khi truyền thụ xong . Lão nhơn ấy dạy rằng: "Hiền giả ngươi tụng chú này khoảng chừng một ngàn biến, sẽ thấy hiệu lực, nói xong bỏ đi mất 

Từ đó Vương Sơn Nhơn, tín thành trì niệm y như văn củ, bản mới, ngày đêm một lòng tin tấn, không dám lơ là biến trể, Vài hôm sau, trong lúc ban đêm, Vương Sơn Nhơn bỗng nghe tiếng ngọc hoàn bội khua thanh tao, giọng tiêu cầm nhặt khoan, dìu dặt, lần lần giáng xuống trước sân nhà, cư sĩ trong lòng kinh lạ, bước ra xem, thấy mấy mươi thiên nhơn vây quanh ủng hộ một vị thiên tiên tướng mạo siêu phàm đi đến.

Vị thiên tiên hỏi rằng: "Người biết ta chăng?" Cư sĩ thưa rằng: "Kẻ dung phàm này mới được hân hạnh diện kiến, chẳng hay tôn giả là ai và từ đâu mà đến?". 

Thiên tiên đáp rằng: "Ta là phụ thân của người, năm rồi người trì tụng Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni và hồi hướng cho ta, nhờ được công đức đó, nên ta mới được thoát khổ, sanh lên cõi trời. Mấy hôm nay, uy lực của thần chú, do ngươi trì niệm, lại tăng lên gấp bội khi trước . Do nhờ oai phước đó, nên ta được làm vua trong hàng thiên tiên. Bản chú mà ngươi vừa trì tụng công hiệu thật không thể nghĩ bàn !" Nói xong, tất cả đồng bay về thượng giới .

Cư sĩ vui mừng, cúi lạy tiễn đưa . Từ đó về sau càng thêm tinh tấn . Cũng vào thời đó, ở tại đông đô có ông Vương Thiếu Phủ, tụng chú Phật Dãnh Tôn Thắng Đà Ra Ni, theo nguyên bản của ngài Phật Đà Ba Lỵ cũng đã vài mươi muôn biến . 

Một hôm nằm mộng, thấy có một vị phạm tăng đi đến bảo rằng: “Nhơn gia tụng niệm rất tinh cần, nhưng tiếc vì chú văn còn thiếu do đó nên hiệu lực chưa được đến mức” .

Vương Thiếu Phủ đảnh lễ và cầu thỉnh xin được bản chiếu văn đầy đũ, vị phạm tăng từ bi chấp nhận, khẩu truyền cho từng câu chân ngôn . Sau khi Thiếu Phủ đã thông thuộc hết tất cả, ông bái tạ đưa vị phạm tăng ra khỏi cửa . 

Khi nhìn qua thấy trời sáng như ban ngày, Thiếu phủ lại trở vào nhà, thấy tôi tớ hảy còn đang ngũ . Vừa thấy ông chợt thức ngiấc, thấy qua trời chói chang ánh sáng. Ông vội gọi kẻ đồng bộc trách, bảo rằng trời sáng rồi sao chưa chịu dậy để đi làm việc . 

Chúng đáp rằng vừa mới nữa đêm . Vừa lúc ấy ánh sáng chợt tắt, trở lại tối đen như củ, Thiếu Phủ nhớ cơn “Thần mộng” Trong lòng lấy làm lạ, nhắm mắt trì tụng mấy biến chú vừa thọ trì, vẫn thấy thông suốt, chẳng quên mất chữ nào . 

Từ đó ông theo khẩu truyền của vị phạm tăng trong giấc mộng ấy mà thọ trì .

Trong niên hiệu Thiên Bảo, năm đầu Thiếu Phủ đang nằm nghĩ ngơi nơi tư thất, chợt tắt hơi . Vì ở nơi ngực của ông còn âm ấm, nên người nhà không dám tẩn liệm, cứ để đó mà chờ . 

Bốn hôm sau bổng nhiên sống dậy, lúc ấy kẻ háo kỳ và háo sự trong thành kéo nhau đến hỏi về duyên cớ tái sanh . Tiếng đồn xa lan ra, lúc ấy ông Vương Khai Sĩ và Vương Sơn Nhơn cùng ở Đông đô mà không hề quen biết nhau, cũng đồng đến thăm .

Trước mặt các quan khách, “Vương Thiếu Phủ trần thuật lại như sau” : 

“Tôi vừa nằm nghĩ, chợt hôn mê đi, khi ấy bổng thấy có hai xứ giả đến dẩn đi . Được vài mươi dặm, đến một gốc cây lớn, hai sứ giả dừng lại tạm nghĩ, tôi cũng ngồi xuống theo, bổng nhớ đến giờ trì niệm nên tôi ngồi xếp bằng lại và bắt ấn niệm chú, một hơi luôn hai mươi mốt biến . Đến khi xong thời khóa niệm, mở mắt nhìn chung quanh không thấy hai sứ giả đâu cả . 

Tôi còn đang kinh ngạc và bơ vơ, chưa biết phải làm gì và ở đâu, chợt thấy có bốn vị sứ giả khác đi đến, quỳ xuống thưa rằng: 

Không biết ngài theo diệu pháp nào, mà khi mới vừa niệm tụng, oai đức không thể nghĩ bàn ấy, đã khiến cho hai sứ giả dẫn lộ ngài đều được lợi ích, và đã được sanh lên cõi trời như vậy ?”, 

Tôi đáp: Tệ nhơn chỉ tụng theo kinh chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni mà thôi chứ không có diệu pháp nào hết” 

Bốn vị ấy cầu xin răng: “Xin ngài vì thương chúng đệ tử được thoát ra khỏi vòng khổ nạn!” 

Tôi nghe nói nên cũng ngồi ngay lại, nhắm mắt tụng một hơi luôn hai mươi mốt biến . Lúc mở mắt ra, lại không thấy “Bốn” vị đó đâu hết .

Trong khoảnh khắc, nghe giữa hư không có tiếng binh đao; Nhìn lên thấy một vị tôn thần mình mặc tử bào, mang giáp trụ, quân thị vệ hầu cận chung quanh đông đảo . Tướng trạng thật oai nghi, dữ tợn . Vị thần ấy đến trước mặt tôi, quỳ xuống thưa rằng:

“Tôi là Thần Ngũ Đạo Minh Ty, địa vị tuy cao sang, tôn quý, nhưng không còn nhiếp thuộc trong vòng thần đạo . Sáu vị sứ giả do tôi phái đi dẫn độ ngài, đã nhờ được phước lực của ngài mà sanh lên cõi trời . 

Xin ngài hạ cố đến tệ cư (1) trì tụng, để cho tất cả chúng sanh nơi ấy đồng được nhờ phước ấm hầu sanh lên chốn thiên giới an vui . Chúng đệ tử sẽ trọn đời ghi nhớ “ .

Tôi nghe nói vậy, liền đi theo vị thần ấy đến một nơi thành quách to, rộng chu vi ước độ vài mươi dặm . Trong thành ấy, có rất đông tội nhơn, hoặc mang gông, đội xiềng, tập hợp lại nơi trước sân rộng, có lẽ đang chờ khảo tra, xử phạt chăng ? 

Lúc ấy vị thần dạy quân lính dọn bày tòa cao rộng, đoạn làm lễ thỉnh tôi lên đàn ngồi, còn chính vị thần, thân quỳ gối ở trước, chấp tay cung kính lắng nghe . Lúc ấy tôi định tâm, trì 

Tụng đủ bốn mươi chính biến “49” biến chú . 

Khi mở mắt ra nhìn chung quanh, Bốn bề lặng lẽ không thấy một ai cả, chỉ thấy còn những gông, xiềng đứt nát, nằm ngỗn ngang trên mặt đất mà thôi . Trong lúc tôi còn đang kinh ngạc, bổng thấy có bốn sứ giả đi đến bảo với tôi rằng:

“Đức vua của chúng tôi dạy mời ngài đi nơi khác, vì ngài đã làm rối loạn, phá hư trật tự ở chốn minh ty, của chúng tôi !” Kế đó họ đưa tôi vào một hang núi, và tôi được hoàn hồn sống lại . Sự tái sanh nầy chắc hoàn toàn là do nhờ oai lực không nghĩ bàn của Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni vậy . 
Vương Khai sĩ và Vương Sơn Nhơn nghe nói, mỗi người đều đọc lại bản chú của mình rồi so sánh với bản chú của Vương Thiếu Phủ, thì thấy đồng in như nhau một bản, cả ba rất vui mừng, thấp nhang hướng về Ngũ Đài Sơn, nơi đạo tràng của đức Đại Thánh Văn Thù mà bái tạ, rồi cùng nhau vui cười, khánh hạ, Vương Sơn Nhơn nói: 

“Bản chú nầy là do tôi thọ giáo, với vị Thánh Công ở non Ngũ Đài” 

Vương Khai Sĩ nói: “Bản chú của tôi được truyền lại từ nơi Ngài Kim Cang Trí Tam tạng hiện Phạm văn, bối diệp (2) tôi vẫn còn đang lưu giữ”

Vương Thiếu Phủ nói: “Tôi học bản chú nầy với vị Thần Tăng trong giấc mộng” .

Mọi người nghe nói thảy điều kinh ngạc và khen là hi hữu . Nhiều người phát tâm trì tụng và phát lòng tin tưởng sâu chắc .

Ngoài ra còn có chuyện ông Trương Diệc, trì chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni Nầy mà cha mẹ được ra khỏi Địa Ngục mà sanh lên cõi trời . 

Truyện ông Trương Thừa Phước trì chú nầy, khi bị Minh Ty (3) đến bắt , nhờ oai lực của chơn ngôn, nên đã chẳng những không thọ khổ mà còn cứu được rất nhiều tội nhơn ở cõi âm siêu thoát .

Truyện vài vị tăng trì chú Phật đảnh tôn thắng cảm được xá lợi hiện ra và còn rất nhiều cảnh giới lành khác do từ thần lực của chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni ký . Sau tập này có ghi chép nguyên bản văn đầy đủ của thần chú ấy . Bản văn đó gọi là cụ túc bản .

Bút giả đã theo cụ túc bản, và so sánh với Phạm âm của các bản khác, kế đó tra cứu trong tự điển Phạm ngữ để dịch ra Việt ngữ cho thật hoàn toàn đúng với Phạm âm, mong cho các Phật tử sơ tâm được dễ dàng trong việc trì tụng .

Dù cho có dịch ra Việt ngữ nhưng oai lực vẫn không vì đó mà tổn giảm . Bởi tất cả đều do tâm thành trì tụng mà hiện ra thôi . Riêng bản dịch của ngài Pháp Thiên Tam Tạng mang tên là: 

“Tôn Thắng Phật Đảnh Đà Ra Ni, so với cụ túc bản văn cũ đã đồng, lại có phần rộng hơn . Sau khi hiệu kiễm chắc chắn , bút giả lại ghi thêm vào những văn cú mà cụ túc bản không có để cho được đầy đủ hơn, hầu đem lại sự ích lợi hoàn hảo cho người trì tụng .

Mong rằng việc này làm sẽ đem lại nhiều phước, lợi cùng giải thoát cho tất cả chúng sanh và nguyện hồi hướng cho chín giới hữu tình . 

Thích Thiền Tâm

Ghi chú: (1) Tệ cư : Ý nói nhà của mình 
(2) Phạm văn bối diệp : Kinh văn hồi xưa chép trong lá cây .
(3) Minh ty : Chốn âm phủ 

Chú Thích Lời Tựa 

(10) Như lai: Một đấng vô thượng, chánh đẳng chánh giác, có đầy đủ mười hiệu “10” hiệu là: Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh Hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật Thế tôn .

Thế Tôn: Một hiệu tổng quát của tất cả các hiệu trên . Thay vì gọi tất cả mười hiệu, nhưng cùng chữ Thế Tôn này hàm hết mười hiệu trong đó .

(2)Hàm Linh: Các loài chúng sanh, hể loài nào có tình thức và một đời sống đều gọi là hàm linh cả .
(3) Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni: Đà Ra Ni hán dịch là thần chú . Còn một tên gọi khác nữa là chơn ngôn . Đây là tên của một thần chú tôn quý không còn chi hơn . (Phật Đảnh là đảnh đầu của Phật) .

(4) Trí Ấn: Là sự hiểu biết sâu xa, tột cùng về trí huệ . Pháp môn mầu diệu, chỉ có chư Phật cùng Phật mới hiểu rõ hết mà thôi . 

Trong kinh Pháp hoa Phật có nói rằng: 

“Trí huệ của các Đức Phật rất sâu vô lượng, môn trí huệ đó khó hiểu khó vào …”  Lại nói nữa rằng:


Ví như khắp mười phương
Điều như Xá Lợi Phất, 
Và các đệ tử khác 
Cũng đầy mười phương cõi …
Cùng chung suy, đo lường
Chẳng biết được Phật trí .

(5) Tứ Chúng: Là bốn bộ đệ tử của Phật Gồm có: 
-Tỳ Kheo: (Bhiksu) là người nam xuất gia, gọi là Tăng
-Tỳ Kheo Ni: (Bhiksuni) Là người nữ xuất gia gọi là ni .
-Ưu bà Tắc: (Upasika) Là hàng Phật tử tại gia, gọi là Thiện nam, vì thân cận và phụng sự -Tam Bảo nên còn gọi là: Cận sự nam .
-Ưu Bà Di: (Upasika) Là hàng nữ Phật tử tại gia, gọi là Tín nữ, vì thân cận và phụng sự Tam Bảo nên còn gọi là : Cận sự nữ .

(6) Hậu Chu: Về thời nhà châu bên Trung Hoa .
(7) Non Ngũ Đài: là núi Ngũ Đài . trong núi nầy có đạo tràng của Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát . Hóa thân của ngài hiện đang ngự trong đó thuyết Pháp độ sanh .

(8) Thánh Tâm: Tâm đại từ bi vô lượng của Phật .
(9) bảo Tàng Trong Nội: Cất dấu kỷ vào trong cung vua không cho lang truyền ra ngoài . 
(10) Hàng Kim Cang: Lối vào trong “Kim sắc thế giới” của Đức Văn Thù Bồ Tát trong Non Ngũ Đài . Đây ý nói ngài Phật Đà ba Lỵ đã được Đức văn Thù tiếp vào trong thánh cảnh ấy để tu tập . 
(11) Tam ma Địa: Tên của một môn tam muội, có khả năng phá trừ hết tất cả nạn khổ của chúng sanh, Phật nhập vào tam muội, trước khi thuyết ra thần chú, vì ngài muốn đem lại cho chúng sanh sự an ổn, thanh tịnh tiêu trừ giãi nạn và giãi thoát …

(12) Nghi Quỷ Pháp Môn: Nghi thức trì tụng môn thần chú này để được phát sanh hiệu quả mau lẹ .
(13) Mật Tông: Một trong những tông phái của Phật để lại cho chúng sanh tu tập . Đây là một hành môn, chuyên dạy về cách trì chú, bắt ấn . 

(14) Bốn Ân: Bốn cái ân đức căn bản mà người xuất gia cần phải ghi nhớ . 

- Ơn của Phật: Bởi nhờ có Phật, ta mới biết nhơn quả, mới biết có địa ngục, thiên đường, mới có Kinh Pháp để tu hành…

- Ơn của Thầy Tổ: Bởi nhờ có thầy, Tổ nên ta mới được nên người, mới biết điều hay, lẽ phải, mới biết nẻo chánh, đường chơn .

- Ơn cha mẹ: Cha mẹ sanh dưỡng sắc thân, do có thân mới tu hành, mới đắc được quả vị . 

- Ơn đàn na tín thí: Tức là thí chủ, là người hổ trợ cho ta về vật chất để cho ta an tâm tu học . Do vậy nên ơn nầy được kể vào trong bốn trọng ân . 

-Ba Cõi: Phật chia tất cả các tầng trời ra làm ba: 

1/ Dục Giới Thiên: (Từ giữa chừng núi tu di trở lên) . 

Trời này có sáu cõi như sau: 

- Trời Tứ Thiên Vương . 
- Trời Đạo Lợi . 
- Trời Dạ Ma . 
-Trời Đâu xuất (Đức Di Lặc Bồ Tát hiện đang trụ ở nội viện cung trời nầy, tương lai Ngài sẽ giáng sanh xuống cõi Nam diêm phù đề, thành Phật hiệu là Phật Di Lặc kế tiếp Phật Thích Ca) . 

-Trời Hóa Lạc .

- Trời Tha Hóa Tự Tại .

2/ Sắc Giới Thiên .


3/ Vô Sắc Giới Thiên . 

Đôi Lời Phi Lộ …

Trong các hành môn mà Phật chỉ dạy cho chúng sanh nương theo tu tập trong thời buổi mạt pháp sau nầy, hành môn nào đều cũng có một tôn chỉ thù thắng riêng biệt . 

Ví Dụ Như:


-Bên Tịnh độ tông lấy tôn chỉ: “Một đời vãng sanh, được bất thối chuyển” Làm tông 
-Bên Thiền môn lấy tôn chỉ: “Chỉ thẳng lòng người, thấy tánh thành Phật”
-Bên Hoa Nghiêm lấy tôn chỉ: Lìa thế gian, nhập pháp giới” Làm tông 
-Bên Pháp Hoa lấy tôn chỉ: Phế quyền, hiển thật” Làm tông

Và riêng bên Mật giáo lấy tôn chỉ: “Tam mật tương ưng, tức thân thành Phật làm tông .v.v…

Tóm lại, Pháp môn tuy nhiều và tôn chỉ khác nhau, nhưng tựu chung rồi cũng qui về mục đích duy nhất là giải thoát mà thôi . 

Vì sao Phật dạy nhiều pháp môn như vậy ?
Có nhiều lý do, chỉ xin lược phần đại khái:
Như trong kinh pháp Hoa, Phật dạy: 

“Ta biết rỏ chúng sinh có nhiều điều ưa muốn, thân tâm mê chấp khác nhau, nên ta tùy theo bốn tánh kia mà dùng các món nhân duyên, lời lẽ ví dụ cũng sức phương tiện mà ví nó nói pháp … Như thế, đều vì để chứng một Phật thừa “Nhất thiết chủng trí” . 

Nương theo ý trên ta biết rằng bởi căn cơ và sở thích của chúng sanh không đồng nên giáo môn của chư Phật vì thế cũng chia ra nhiều vô lượng, như vậy mới có thể điều nhiếp được tất cả vào Phật đạo và giải thoát. Ví như trong một cửa tiệm bày bán nhiều món hàng hóa khác nhau để cho các người mua tùy theo sở thích của mình mà lựa chọn .

Quyển “Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni” này là quyển Kinh dạy về Mật tông, được bốn sư tôi là: Thượng Tọa Đại Ninh (Thích Thiền Tâm) dịch ra từ trong Đại Tạng Kinh khoãng giữa năm 1978 tại Phương Liên Tịnh Xứ đạo tràng, nhưng khoảng thời gian nầy vig pháp duyên chưa được đầy đủ nên quyển Kinh vẫn còn nằm trong bản thảo, chưa thể in ra thành sách để lưu truyền một cách quảng bá đến các hàng Phật tử được .

Năm 1979, tôi mang theo được bản thảo ly hương, trong tâm rất muốn mau chóng in lại để rộng truyền ra một pháp môn quý báu, hầu mang lại lợi ích cho người học Phật nói chung và riêng cho các Phật tử có công tu về Mật tông .

Mãi đên năm 1980 quyển kinh nầy mới được lưu hành, đầu tiên bằng một phương tiện ấn loát đơn sơ, nghèo nàn và eo hẹp .

Kế đến, năm 1987 Phật tử Bảo Đăng, trưởng ban hoằng pháp tại Chùa Pháp Hoa, tại Tucson, Arizona, phát âm ấn tống với một phương tiện rộng rãi và kỷ thuật hơn .

Lần này 1992 tái bản thêm, cô có ngỏ ý xin tôi chú thích thêm nghĩa lý của vài danh từ Phật học Hán việt khẩu hiệu trong kinh, viết đôi lời bày tỏ, và soạn một nghi thức hành trì cho thần chú “Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni” nay .

Vì nghĩ đến lợi ích cho một số Phật tử muốn tu Mật tôing, nên dù bận kiết giới và nhập thất tu trì, nhưng tôi cũng gắng dành ít thời giờ, biên chép lên đây đôi lời phi lộ, và soạn lại nghi thức hành trì cho đúng pháp, để chư phật tử dể dàng trì niệm .

Thế nào gọi là hành trì đúng pháp ? 

Có hai phần:

1) Giới hạnh 
2) Lập đàn, kiết giới và trì niệm .


A) Giới Hạnh:

Hành giả (Người tu tập) Phải trai giới trường kỳ, kiên cử rượu, thịt cùng ngũ vị tân (1) Vì nếu ăn những thứ nầy, hơi miệng sẽ hôi tanh, hộ pháp và chư thiên không thích đến gần ủng hộ .

Lúc trước, khi còn ở bên nhà, một tôn đức chuyên tu về mật tông, có kể cho tôi nghe một chuyện: 

Đêm đó khi xong phần trì niệm, mơ thấy tự thân đi đến một nơi không rỏ là đâu, thấy mình đang đứng trên một sườn đồi, trước mặt ngăn cách một khe núi rộng có một ngọn đồi khác cao hơn với phong cảnh đẹp, như thần thoại, có loan xòe, phụng múa… Lại thấy nhiều chư tăng dung nghi thanh tịnh, có vị hoặc kinh hành, hoặc tọa thiền dưới gốc cây, trên tảng đá .v.v…

Bắt qua khe núi là một cây cầu vòng nhỏ, màu vàng, bề ngang vừa đủ chừng một người đi 

Vị Tôn đức nầy bước chân lên cầu với ý qua đồi bên kia, bổng thấy có một vị thần Kim giáp uy nghi, hiện ra ngăn lại và bảo:

Bên kia là đất thanh tịnh, và là nơi cư trú của các thánh tăng, rất nghiêm sạch, đại đức muốn qua cũng chẳng khó khi, nhưng phải về tắm gội lại cho sạch hết mùi hành mơi được 

Tôn đức này thưa: 

-Tôi tu từ nhỏ, chưa hề ăn hành bao giờ ! 

Kim giáp thần đáp:


-Lúc ngài còn trụ thai (Ở trong thai), bà mẫu của ngài rất ưa thích ăn hành, nên máu huyết của ngài cũng có mùi đó, xin hãy quay trở lại .
Đoạn lấy tay khoát một cái, nghe tiếng chung khua vang, liền tỉnh giấc …

Bà mẹ ăn hành mà mùi vị còn ảnh hưởng đến đứa con như thế, huống chi tự thân ăn còn đến mức nào! Vì vậy cho nên đối với ngũ vị tân, người tu nói chung và hành giả Mật tông nói riêng cần phải tránh triệt để .
Ngoài ra phải thường xuyên tắm gội để tránh hôi dơ, ngay đến cả bộ đồ mặc để mỗi khi trì niệm cũng phải treo riêng một nơi, cách biệt với các bộ đồ mặc thường ngày .


Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Kinh Phật Đảnh TTĐRN Empty
Bài gửiTiêu đề: tkn Đào Liên    Kinh Phật Đảnh TTĐRN I_icon13Thu 24 Mar 2016, 04:41

Trang PĐTTĐRN 4


B) Lập Đàn Kiết Giới Và Trì Niệm:

Người tu mật tông phải theo một nghi thức riêng biệt, khác với giáo tông (Tụng Kinh) Và nếu như có phương tiện, thì nên thờ biệt tượng, như trì chú Đại Bi thì thờ tượng Thiên Thủ, Thiên Nhãn, trì chú Chẫn Đề thì thờ tượng, Chuẩn Đề Phật Mẫu 18 cánh tay .v..v…

Còn muốn lập đàn, kiết giới thì phải y theo cách thức chỉ dạy trong kinh chớ không được tự ý . Thời gian kiết giới lâu hay mau tùy theo tâm nguyện, hoặc 21 ngày, 49 ngày … Mỗi ngày chia ra từ 3 đến 6 thời trì niệm .

Khi hành trì, tâm niệm phải chí thành, tha thiết mới mau được hiệu nghiệm .

Tuy nhiên, với căn tánh của chúng sanh, trong thời buổi mạt pháp nầy, việc lập đàn, kiết giới tốt hơn nên hạn chế, chỉ dùng tâm chí thành đối trước thánh tượng trì niệm mà thôi lâu ngày cũng phát sanh ra hiệu lực và thành tựu .

Còn một việc quan trọng khác nữa, là phần chú âm (Tức là âm thanh) của thần chú .

Theo quy luật phiên dịch, từ xưa đến nay thì thần chú vẫn giữ nguyên Phạm âm chứ không được dịch ra âm Hán hoặc Việt nghĩa, vì các lý do sau đây: 

-Tâm niệm bí mật nên không phiên dịch
-Vì ý nghĩa bí mật nên không phiên dịch
-Vì danh tự bí mật nên không phiên dịch
-Vì âm thanh bí mật nên không phiên dịch
-Vì sanh thiện bí mật nên không phiên dịch

Nếu dịch ra ý của mỗi đoạn chú rất dài …Dịch được ý nầy sẽ mất ý kia, mà khi hiểu được ý nghĩa của thần chú rồi người trì niệm sẽ sanh tâm phân biệt ý nầy như vầy, ý kia như thế, khiến cho lạc vào vọng niệm, không được nhất tâm rất khó thành tựu. Vì không được cảm ứng đạo giao với chư Phật, chư bồ tát .

2) – Vì nghĩa lý bí mật:

Trong “Đại thừa vô lượng nghĩa” Kinh Phật dạy: Một chữ, một câu của Phật nói hàm ẫn vô lượng nghĩa lý khác nhau . Chơn ngôn cũng vậy .
Như trong một chữ “A” hàm súc nhiều nghĩa: Bất sanh, bất diệt, vô tướng vô tác, không căn bản chơn thể .v.v… Khó mà dịch cho đúng nghĩa .

3) – Vì danh tự bí mật:

Mỗi chữ của thần chú, hoặc chỉ cho danh tự của chư Phật, Bồ Tát, mật tích, Kim cang hay long thiên bát bộ .
Như chữ Hồng (hay Hùm) gồm có bốn chữ là: Hạ, A, O, Ma hiệp lại, chỉ cho chủng tử của chư Thiên, hoặc có nhiều danh từ, mà ở thế giới này không có. Nên không thể hình dung hay phiên dịch ra được .

4) – Vì âm thanh bí mật: 

Các chữ của chơn ngôn có khi diển ra tiếng mưa bay . gió bảo, nước chảy, lá rơi, sấm sét .v.v… hoặc hàm ân trong đó nhiều hiệu lịnh cho long thiên . Như chữ Án khi đọc lên có một hiệu lực làm chấn động không gian, Chữ Ta Ba Ha (Sowa-ha) Có sức truyền cãm như một sắc lịnh: và còn nhiều danh từ khác nữa với các oai lực tiềm ẫn .

Do Vậy nên chư Tam tạng pháp sư thuận theo quy luật chung và không dịch chú Đà Ra Ni ra nghĩa . 

5) – Vì sanh thiện bí mật: 


Sanh thiện là phát sanh ra niệm trong sạch, thuần thiện như chữ “Bát Nhã” khi đọc lên làm cho người trì niệm cảm thấy mát mẻ, nhẹ nhàng, còn dịch ra là Trí huệ thì lại bị gò bó trong một nghĩa hạn hẹp, thông thường, mất đi phần nào sự tôn kính .

Tóm lại, chỉ có bổn tôn (Tức là chủ của thần chú) mới có thể hiểu được lý của thần chú mà thôi . 

Ví Dụ: Chú Lục tự đại minh (Án ma ni bát di hồng) ngoài đức Quán Thế Âm Bồ Tát và chư Phẩta không ai hiểu được nghĩa lý ảo bí của nó, kể luôn tất cả các đại bồ tát khác ở mười phương . 
Và lại, từ trước đến nay các hàng Phật tử Trung Hoa, Việt Nam .v.v…khi đọc tụng thần chú đều có chút phần trại với Phạm âm (âm của chữ Sanserit, Bắc Ấn Độ) Nhưng việc ấy không quan ngại gì, miễm dùng tâm chí thiết, tin tưởng khi trì niệm vẫn được hiệu nghiệm như thường .

Trong kinh Đại Bi, đức Quan Âm bồ tát có dạy: 
“Người nào đối với Đà Ra Ni nầy sanh nghi không tin, phải biết kẻ ấy vĩnh viễn mất sự lợi ích …” 
Cho nên muốn được hiệu nghiệm trên đường tu mật tông điều bí quyết là chớ nên khởi lòng nghi ngờ, khinh báng, y theo đó mà hành trì gọi là đúng như Pháp .

Việc tái bản và ấn tống lại quyễn “Phật Đảnh Tôn Thắng Đà ra Ni kinh” này, trước hết tôi kính thuận theo bổn nguyện độ sanh của chư Phật, Bồ tát cùng đức Văn Thù và các Tổ Sư, kế đến là vâng theo ý của sư môn rộng truyền Phật pháp đến các hàng Phật tử nói chung và riêng cho những ai có căn Mật tông được nhiều lợi lạc, trên bước đường tu học hiện tại và giải thoát ở tương lai thôi, tuyệt không còn ý chỉ sai khác .

Như trên vừa bày tỏ: Vì xưa nay căn cơ và sở thích của chúng sanh không đồng nên tôi không dám cho là việc là việc làm nầy hợp với tất cả, Xin các bậc Tôn đức, cao minh tùy thời phủ chánh .

Nếu như được chút ít phước đức, căn lành chỉ trong Pháp sự nầy, tôi xin hồi hướng hết đến tứ ân, tam hữu và chúng sanh trong pháp giới hữu tình .

Trọng Đông-Nhâm Thân Niên
Dương lịch 1992-Phật lichj 2536
Pháp Hoa tự - Tucson, Arizona .
Sa moon Thích Hải Quan

Cẩn bút

Ngũ vị tân: hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ (riêng hai thứ sau nước ta không có, chỉ ở bên Ấn Độ mới có . Việt nam ta thế 2 loại nầy bằng củ kiệu, và ba rô (Tỏi Tây) . 
---------
Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni
-- 
Pháp Nghi trì Niệm

Vài Lời Dặn…

Nghi thức sau đây soạn ra dành cho các Phật tử, chuyên tu “Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni” Mật chú .

Nghi thức được chia ra ba phần:

- Phần Lễ xám “Lễ bái và xám hối” .

- Phần trì chú .

- Phần Niệm Phật Pháp nguyện và hồi hướng 

Đây là pháp tịnh độ của Mật giáo (Mật tịnh pháp nghi) .

Các vị Mật tông muốn được sanh về Cực lạc thế giới thì sau phần trì chú phải kiêm thêm Niệm Phật và phát nguyện cùng hồi hướng vãng sanh mới kết hợp được với bản nguyện của Phật A Di Đà . 

Vì nhận thấy các người tu đời nay thường bị phiền não và các chướng ma nạn chướng ngăn, khuấy phá, nên phải dùng các chơn ngôn: 

- Phổ thanh tịnh . 
- Hộ thân . 
- Hộ pháp .

Làm tiên phong đi trước dọn đường, kế thỉnh chư Hộ Pháp lại, “làm gia hộ” để làm cho hành giả thân tâm được an ổn . Trước khi vào kóa lễ, trì niệm mau sớm được hiệu quả .

Lại nữa phải nên biết: 

-Chơn ngôn (Thần chú) thuộc về bất tư nghì thần lực .
-Câu niệm Phật thuộc về bất tư nghì công đức . 

Cả hai, một Mật, một Hiển, cùng một nguồn gốc mà sanh ra, đều có năng lực đưa hành giả về nơi Tịnh độ nói chung và Cực lạc nói riêng . 

Nay phối hợp cả hai lại thì kiến hiệu càng tăng thêm gấp bội . 
Các phần trong nghi thức nầy được soạn theo phương cách phối hợp âm và nghĩa . 

Đoạn văn nào tôi thấy có thể chuyển ra Việt nghĩa được thì dùng nghĩa, riêng đoạn văn hoặc Kinh chú nào tôi thấy chuyển ra nghĩa sẽ bớt hoặc mất đi sự “ Sanh Thiện “ như Bát Nhã Tâm Kinh .v.v… chẳng hạn thì tôi để y theo âm Hán . 
Các Phật tử hành trì theo pháp thức này đừng nên đem tâm hoang mang, nghi ngờ hay phân biệt mà giãm mất đi sự kiến hiệu và thành tựu .

Thích Hải Quang

------------------------------------- 
Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni
--
Nghi thức hành trì

(Hành giả trường kỳ trai giới
Dùng thân tâm thanh tịnh để trang 
nghiêm trước khi vào khóa lễ)

1) Phần Lễ Sám: 

(Quỳ đọc phần nguyện hương)

Nguyện mây hương mầu này,
Hiện khắp mười phương cõi,
Vô số các Phật Độ,
Vô lượng hương trang nghiêm,
Đầy đủ Bồ Tát đạo,
Thành tự Như Lai Hương .

Nam Mô Hương Vân cái Bồ Tát (3 lần, 1lạy)

( Vẫn quỳ đọc tiếp bài kệ tán Tam bảo sau đây: )

Đại từ cứu Thế Tôn,
Thiện đạo nhất - thiết chúng,
Phước trì công đức hải,
Ngã kim quy – mạng lễ . (1 lạy) .
--
Chơn như xá ma pháp,
Năng diệt tham sân độc .
Thiện trừ chư ác thú,
Ngã kim quy mạng lễ . (1 lạy)
--
Đắc pháp giải thoát tăng,
Thiện trụ chư học địa,
Thắng thượng phước đức nhân,
Ngã kim quy mạng lễ . (1 lạy)
-
Tây phương cực lạc giới,
Tiếp dẫn Tam thánh tôn .
Khải Tịnh độ huyền môn,
Ngã kim quy mạng lễ . (1 lạy)
-
Ta Bà Thế giới chú,
Điều ngự Thích Ca văn
Ái mẫn ư chúng sanh,
Thuyết đại pháp Phật Đảnh .
Tôn Thắng Đà Ra Ni,
Vi diệu đại pháp môn .
Thành tựu chư chúng sanh,
Ngã kim quy mạng lễ . (1 lạy)
--------------------------- 
10/ Nhứt tâm đảnh lễ:

Ma ha Ca Diếp Tôn giả, A Nan Đà Tôn giả, Vô lượng vô số đại thanh văn tăng, cập sở thuyết ủng hộ hành giả, nhất thiết hộ pháp thiện thần vương . (1 lạy)

Phần Sám Hối:
-- 
Đại từ đại bi mẫn chúng sanh
Đại hỷ đại xã tế hàm thức,
Tướng hảo quang minh dĩ tự nghiêm,
Đệ tử nhứt tâm quy mạng lễ . (1 lạy)
--
1) Nhứt tâm đảnh lễ:

Đông phương giải thoát, chủ thế giới hư không Công đức mục tịng vô cấu vi trần . Đẳng đoan chánh công đức tướng . Quang minh hoa ba đầu, điểm lưu ly quang sắc, bảo thể hương, Tối thượng hương, Diệu cúng dường, chủng chủng diệu thái trang nghiêm, Đảnh kế diệu tướng, Vô lượng vô biên, Nhựt Nguyệt quang minh, Nguyệt lực trang nghiêm, Biến hóa trang nghiêm, Quảng đại trang nghiêm,Pháp giới cao thắng, Vô Nhiễm Bảo Vương Như Lai . (1 lạy)
--
2) Nhứt tâm đảnh lễ: 
Hào tướng thù thắng như nhựt nguyệt quang minh diệm, bảo liên hoa quang sắc thân kiền như Kim cang, Tỳ lô giá na vô chướng ngại nhãn, viên mãn thập phương, phóng quang phổ chiếu, Nhất thiết Phật Sát Tướng Vương Như Lai . (1 lạy)

3) Nhứt tâm đảnh lễ:
Nhất thiết trang nghiêm Vô Cấu Quang Như Lai . (1 lạy)

4) Nhứt tâm đảnh lễ: 
Nam phương thế giới Biện Tài Anh lạc Tư Niệm Như Lai . (1 lạy) 

5) Nhứt tâm đảnh lễ: 
Tây phương thế giới Vô Cấu Nguyệt Tràng Tướng Vương Danh Xưng Như Lai . (1 lạy) 

6) Nhất tâm đảnh lễ: 
Bắc phương thế giới Hoa Trang Nghiêm Tác Quang Minh Như Lai . (1 lạy)

7) Nhứt tâm đảnh lễ: 
Đông Nam phương thế giới Tác Đăng Minh Như Lai . (1 lạy)

8) Nhứt tâm đảnh lễ:
Tây Nam phương thế giới Bảo Thượng Tướng Danh Xưng Như Lai . (1 lạy)

(9) Nhứt tâm đảnh lễ: 
Tây Bắc phương thế thế giới Vô Úy Quán Như Lai . (1 lạy)

10) Nhứt tâm đảnh lễ: 
Đông Bắc phương thế giới Vô Úy Vô Nhiếp mao Khổng Bất Thụ Danh 
Xưng Như Lai . (1 lạy)


11) Nhứt tâm đảnh lễ: 
Hạ phương thế giới Sư Tử Phấn Tấn Can Như Lai . (1 lạy) 

12) Nhứt tâm đảnh lễ: 
Thượng phương thế giới Kim Quang Oai Đức Tướng Vương Như Lai 

13) Nhứt tâm đảnh lễ: (1) 
Tây phương Cực Lạc thế giới . Đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư .

Pháp giới tạng thân A Di Đà Như Lai . (1 lạy) 

(Tụng) – Đức Phật bảo Di Lặc Bồ Tát:
Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào phạm vào tội “Tứ trọng ngũ nghịch” Thập ác phỉ báng Tam Bảo , hàng tăng ni phạm phạm tội Tử khí, bắt khí người ấy tội nặng, giả sử như đem cõi Diêm phù đề này, nghiền nát thành bụi tro, mỗi hạt bụi là một kiếp tội .

Chỉ xưng lễ danh hiệu một vị Phật, đầu tiên một lạy, thì bao nhiêu vi trần kiếp tội ấy điều được tiêu trừ . 
Huống chi ngày đêm đọc tụng, thọ trì, nhớ niệm không quên, kẻ đó sẽ được công sức không thể nghĩ bàn . 
Lại nếu xưng lễ 12 lạy (Mười hai lạy) Danh hiệu của chư Phật trên đây, trong vòng 10 ngày (Mười ngày)

Sám hối tất cả tội, khuyến thỉnh chư Phật trụ thế, và chuyễn pháp luân, tùy hỉ tất cả công đức của tất cả chúng sinh, đem các căn lành mình tu, hồi hướng về giải thoát, hành trì như thế sẽ diệt được tất cả tội, sẽ trừ được tất cả nghiệp chướng, sẽ được trang nghiêm đầy đủ Phật độ, sẽ được đầy đủ đức vô úy, đầy đủ tướng hảo, đầy đủ hạnh Bồ Tát, quyến thuộc vây quanh, đầy đủ vô lượng tam muội,
Đầy đủ cõi Phật trang nghiêm như ý, cho đến đầy đủ quả báo tốt đẹp, đáng ưa thích của quả Vô thượng bồ đề . 

Bấy giờ đức Thế Tôn liền nói kệ rằng: 
Nếu có thiện nam tử 
Cùng với thiện nữ nhơn
Xưng lễ hiện Phật trên 
Trong đời đời kiếp kiếp
Sẽ được người yêu kính
Tùy chỗ sanh ngôi vị
Cao quý hơn tất cả 
Ánh sáng oai lực lớn 
Thành tựu đạo Bồ Đề .
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo . (3 lạy)

Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Kinh Phật Đảnh TTĐRN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kinh Phật Đảnh TTĐRN   Kinh Phật Đảnh TTĐRN I_icon13Thu 24 Mar 2016, 04:48

Trang PĐTTĐRN 4

2) Phần Trì Niệm: 
(Ngồi bán già hoặc Kiết dà)


Tịnh pháp giới chơn ngôn:
Aum rãm – (Úm rảm) (21 lần)


Aum, svabhàva suddha, sarva dharma svabhàva suddha hàm (7 lần)
(Um soa phà va súd da, sạt va đạt mà, soa phà va sút đa hàm)

· Hộ thân chơn ngôn: 
Aum sram (Úm, xỉ rảm) (21 lần) 
(Um, va j ra ắt ni, pra nàm bi đa ya – xóa ha) .

· Hộ pháp chơn ngôn: 

Na mo susidhi tari, manda manda, Svaha . (21 lần)

(Nam – mô su sít đi ta ri ta ri, mặng đa, măng đa, Xóa ha) 

· Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni: 

(Hai tay kiết ấn Phật Đảnh Tôn Thắng y như trong Kinh dạy trì thần chú Phật đảnh, tùy theo nguyện. hoặc ít hoặc nhiều) .

Phạm Âm 

1. Namo bagabhàté 
2. Sarvatadran lokiya 
3. Pradi vitistraya 
4. Buddhaya bagabhàté 
5. Tadyastha! 
6. Aum! Bhrum bhrum, bhrum 
7. Suddhàya, suddhàya 
8. Visuddhàya, visuddhàya . 
9. Á sàma, sàma . 
10. Samànta bhàvasod . 
11. Sabhàrana gati gagàna. 
12. Svabhàva visuddhi. 
13. A'vicanya dumam. 
14. Survàtattha gadà. 
15. Sùgada. 
16. Bhàra bhàcanà. 
17. Amirtá pisàku. 
18. Maha mùdra mandara pana. 
19. Aum! Áhara, áhàra. 
20. Ayusàn dhàrani. 
21. Suddhàya, suddhàya. 
22. Gagana svabhàva visuddhi. 
23. Usnisà vicaya, visuddhi. 
24. Súhàsara rasami santonité. 
26. Avalokini. 
27. Sarvatatthàgada matté 
28. Sàtra pàramità. 
29. Bari pùrani. 
30. Nasà bùmipra dissité. 
31. Sàrava tatthagada h'ridhàya. 
32. Dissàna. 
33. Dissité. 
34. Aum! Mùdri mùdri, maha mùdri 
35. Vajra caya. 
36. Samhàdanà visuddhi. 
37. Sàrava Kama, bhàrana visuddhi. 
38. Para durikati biri visuddhi. 
39. Pratina varadhàya ayùsuddhi. 
40. Samayà dissàna dissité. 
41. Aum! Mani mani, maha mani. 
42. Ámani, ámani. 
43. Vimani, vimani, màha vimani. 
44. Matdi matdi, màha matdi. 
45. Tatthàda bùddha. 
46. Kuthi virisuddhi. 
47. Visaphora buddhi visuddhi. 
48. Aum! hyhy 
49. Jàya jàya 
50. Vijàya vijàya. 
51. Samara samara. 
52. Sabhàra sabhàra. 
53. Sàrabhà buddha. 
54. Dissàna 
55. Dissité. 
56. Suddhi suddhi. 
57. Vàjri vàjri màhàvajri. 
58. Ávàjri. 
59. Vàjra gabi. 
60. Jàya gàbi. 
61. Vijàya gàbi. 
62. Vàjra jvàla gàbi. 
63. Vàjro nagaté 
64. Vàjro nabàvé. 
65. Vajra sambàvé. 
66. Vàjro vàjrina. 
67. Vàjram vabhà dumàmà. 
68. Sàriram sàrabhà sattabhànaim. 
69. Tàcaya biri visuddhi. 
70. S'ya vabhà dumi satna. 
71. Sàrabhà gati birisuddhi. 
72. Sàrabhà tatthagàda s'yami. 
73. Sàma sabhà sadyantu. 
74. Sarva tatthagada. 
75. Sàma sàbhàsa dissité. 
76. Aum! S'diya s'diya 
77. Buddhiya buddhiya. 
78. Vibuddhiya vibuddhiya. 
79. Boddhàya boddhàya. 
80. Viboddhàya viboddhàya. 
81. Mocaya mocaya. 
82. Vimocaya vimocaya. 
83. Suddhàya suddhàya. 
84. Visuddhàya visuddhàya. 
85. Samànta tatbiri mocaya. 
86. Samandhàya sami birisudhi 
87. Sàrabhà tatthagadà samaya h'ridhàya. 
88. Dissàna dissité. 
89. Aum! Mudri mùdri maha mudra. 
90. Mandàra pana. 
91. Dissité. 
92. Svàhà. 


Phiên Âm Việt Ngữ :


01.  Nam-mô pha-ga-va-tê

02.  Sạt-va sít-ri-trai lô-ki-da
03.  Bơ-ra-ti vi-ti-sắc-ta-da
04.  Buýt-đà-da pha-ga-va-tê
05.  Tát-dá-tha
06.  Um! Bơ-rum, bơ-rum, bơ-rum
07.  Suýt-đà-da, suýt-đà-da
08.  Vi-suýt-đa-da, vi-suýt-đa-da
09.  Á-sá-ma, sá-ma
10.  Sa-manh-tá, phạ-va-sát
11.  Sít-phạ-ra-na ga-ti, ga-hạ-na
12.  Soa-phạ-va vi-suýt-đi
13.  A-bi-sinh, ca-tu-măn
14.  Sát-va tát-tha-ga-tá
15.  Sú-ga-ta
16.  Vạ-ra, vạ-ca-na
17.  A-mi-rít-tá bi-sa-kê
18.  Mạ-ha muýt-đơ-ra manh-tra, ba-ta-da
19.  Um! Á-hạ-ra, á-hạ-ra
20.  A-duýt săn-tạ ra-ni
21.  Suýt-đà-da suýt-đà-da
22.  Ga-gạ-na soa-phạ-va vi-suýt-đi
23.  U-sắc-ni-sá vi-já-da vi-suýt-đi
24.  Sít-hạ-sa-ra, ra-sa-mi săn-suýt-đi-tê
25.  Sạt-va tát-tha-ga-tá
26.  A-vạ-lô-ki-ti
27.  Sạt-va tát-tha-ga-ta mát-tê
28.  Sá-ta bá-ra-mi-tá
29.  Ba-ri, bu-ra-ni
30.  Na-sá bu-mi-bơ-ra đi-sắc-thi-tê
31.  Sạt-va tát-tha-ga-ta hất-ri-đà-da
32.  Đi-sắc-tha-na
33.  Đi-sắc-thi-tê
34.  Um! Muýt-đơ-ri, muýt-đơ-ri, mạ-hạ-muýt-đơ-ri
35.  Va-ji-ra ca-da
36.  Săn-ha-tạ-na vi-suýt-đi
37.  Sạt-va ka-ma va-ra-na vi-suýt-đi
38.  Ba-ra đu-rít-ka-ti vi-ri-vi-suýt-đi
39.  Bơ-ra-ti, ni-va-tá-da, a-dút-suýt-đi
40.  Sa-mô-da, đi-sắc-thá-na, đi-sắc-thi-tê
41.  Um! Ma-ni ma-ni mạ-hạ ma-ni
42.  A-ma-ni á-ma-ni mạ-hạ á-ma-ni
43.  Vi-ma-ni vi-ma-ni mạ-hạ vi-ma-ni
44.  Mát-ti mát-ti mạ-hạ mát-ti
45.  Tát-tha-tá phu-ta
46.  Cu-thi vi-ri-suýt-đi
47.  Vi-suýt-phổ-ta buýt-đi vi-suýt-đi
48.  Um! Hi-hi
49.  Já-da, já-da
50.  Vi-já-da, vi-já-da
51.  Sít-ma-ra sít-ma-ra
52.  Sít-vạ-ra sít-vạ-ra
53.  Sát-va buýt-đa
54.  Đi-sắc-tha-na
55.  Đi-sắc-thi-tê
56.  Suýt-đi suýt-đi
57.  Va-ji-ri va-ji-ri mạ-hạ va-ji-ri
58.  Á-va-ji-ri
59.  Va-ji-ri-ga-bê
60.  Já-da-ga-bê
61.  Vi-já-da ga-bê
62.  Va-ji-ra jít-vạ-la ga-bê
63.  Va-ji-ra na-ga-tê
64.  Va-ji-ra na-bà-vê
65.  Va-ji-ra săn-bà-vê
66.  Va-ji-rô, va-ji-rị-na
67.  Va-ji-răn pha-vạ-tô mạ-mạ
68.  Sá-ri-răn sạt-va sát-toa năn-ca
69.  Cá-da vi-ri vi-suýt-đi
70.  Sít-dã pha-vạ-tô-mi sát-toa
71.  Sát-va ga-ti vi-ri-suýt-đi
72.  Sát-vạ tát-tha-ga-tá sít-dã-mi
73.  Sá-ma sa-vạ sít-danh-tu
74.  Sạt-va tát-tha-ga-ta
75.  Sá-ma sá-vạ-sa đi-săc-thi-tê
76.  Um! Sít-đi-da, sít-đi-da
77.  Buýt-đi-da, buýt-đi-da
78.  Vi-buýt-đi-da, vi-buýt-đi-da
79.  Bô-đà-da, bô-đà-da
80.  Vi-bô-đà-da, vi-bô-đà-da
81.  Mô-ca-da, mô-ca-da
82.  Vi-mô-ca-da, vi-mô-ca-da
83.  Suýt-đà-da, suýt-đà-da
84.  Vi-suýt-đà-da, vi-suýt-đà-da
85.  Sa-manh-tá, sa-vi-ri mô-ca-da
86.  Sa-manh-tá da-sa vi-ri-suýt-đi
87.  Sạt-va tát-tha-ga-tá sa-ma-da hất-rị-đà-da
88.  Đi-sắc-thá-na, đi-sắc-thi-tê
89.  Um! Muýt-đơ-ri, muýt-đơ-ri, mạ-hạ muýt-đơ-ri
90.  Manh-tra ba-ta-da
91.  Đi-sắc-thi-tê
92.  Sóa-ha.(Um! Bơ-rum, hùm, sóa-ha.)

Nam Mô Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát (50 câu)
Nam Mô Đạo Tràng Hội Thượng Phật Bồ tát (50 câu)

Ghi Chú: (Như niệm Phật nhiều, từ vài ngàn câu trở lên, đến trăm ngàn câu, chỉ niệm 4chữ A Di Đà Phật cho dễ nhiếp tâm và tỉnh giảm hơi sức) 


Vô Lượng Thọ Như Lai Đà Ra Ni: (2) 

Namo ratratrayaya – Namo arya . Amitabaya . Tat – thagatáya Arahati, samyaksambuddhàa . Tadya tha . Aum, Amirti, Amirtá nabàvé, Amirtá sambàvé, Amirtá gabé, Amirtá suddhé, Amirtá sité, Amirtá vicalanté, Amirtas vilantá gàmini, Amirtá gàgana, kiti cali, Amirtas lodo víadhàli, Sarvarithas sadhàni, Sarvamacali, Saksá ỳucali, Svàhà . 

Aum, bhrum hùm . (7 biến) 

Phiên Âm: 

(Nam mô rát na tờ ra da da 

– Nam mô a rị da, A mi ta bà da. 
Tát tha ga ta da. 
Tát tha ga ta da. 
A. ra ha ti, sam dắt sam bút đà da. Tát da tha. 
Um a ni ri ti. 
A mi ra tô na ba vê. 
A mi ra ta sam bà vê. 
A mi ri ta qa bê. 
A mi ri ta sút đê. 
A mi ri tá sít tê. 
A mi ri tá vi ca lăn tê. 
A mi ri tá vi ca lăn ta ga mi ni. 
A mi ri tá gà ga na, kít ti ca li. 
A mi ri tá lô dô vi sa phà li, Sạt va ri tha sa đà ni. 
Sạt va ma ca li. 
Sa khắc sá du ca li. 
Xóa ha . Um bờ rum. Hùm)

(Quỳ gối, chấp tay cung kính đọc kỹ nguyện và bài văn Ngũ sám sau đây) 

3. NIỆM PHẬT – PHÁT NGUYỆN

(Quỳ, chấp tay, đọc bài phát nguyện và tán Phật sau đây : )

Ngả kim phổ vị tứ ân, tam hữu, 

cập pháp giới chúng sanh, 
cầu ư chư Phật nhứt thừa vô thượng Bồ đề đạo cố, 
chuyên tâm trì niệm A Di Đà Phật, 
vạn đức hồng danh , cầu sanh Cực Lạc.

Duy nguyện từ phục A Di Đà Phật , từ bi gia hộ ai lân tiếp thọ (1 lạy)

A Di Đà Phật thân kim sắc 
Tướng hạop quang minh vô đẳng luân,
Bạch hào uyển chuyễn ngủ tu di,
Hám mục trừng thanh tứ đại hải,
Quang trung hóa Phật vô số ức,
Hóa Bồ tát chúng diệt vô biên,
Tứ thập bát nguyện độ chúng sanh .
Cửu phẩm hàm linh đăng bi ngạn.

Nam mô Tây phương Cực lạc, thế giới , đại từ đại bi, Tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật (1 lạy) 

(Lần chuỗi niệm)

Nam mô A Di Đà Phật . (108 câu hoặc hơn)
Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (50 câu)
Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát (50 câu)
Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát (50 câu)
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát (50 câu)

KỲ NGUYỆN

Ngã kim phổ vị tứ ân , tam hữu, cập pháp giới chúng sanh , 

tất nguyện đọan trừ tam chướng, chí tâm quy mạng sám hối (1 lạy) 

1./ Đệ tử ……………(3) chí tâm sám hối :

Cúi lạy mười phương Phật
Tôn pháp hiền thánh tăng
Tam thánh cõi Cực lạc
Bát bộ chư hiền thánh
Thảy đều thấy biết con 
Đời này và đời trước,
Con tạo các nghiệp ác
Nay đem tâm chí thành
Phát bồ đề sám hối
Nguyện nhờ sức gia trì.
Than tâm đều thanh tịnh 
Do sám nguyện hôm nay
Minh người được vô cấu (xá) 0
Nam mô cầu Sám hối Bồ Tát (3 lần) (1 lạy) 

2./ Đệ tử ………………. Chí tâm khuyến thỉnh :

Mườ i phương tất cả Phật, 
Hiện tại thành chánh giác,
Con thỉnh nguyện pháp luân,
An vui cho chúng sanh,
Mười phương tát cả Phật,
Sắp muốn nhập niết bàn,
Con cúi đầu khuyến thỉnh,
Xin trụ lâu nơi đời. (1 lạy)

3./ Đệ tử ………………… chí tâm tùy hỷ:

Chư Phật trong ba đời,
Các Bồ tát, Thanh văn
Bậc tu tập tam thừa,
Cho đến hàng phàm phu.
Có bao nhiêu phước lành
Thí , giới , nhẫn , tinh tấn
Thiền định tính trí huệ,
Con đều xin tùy hỷ (1 lạy) 

4./ Đệ tử ……………….. chí tâm phát nguyện:

Nguyện cho các chúng sanh,
Đều phát lòng bố đề
Xa lìa các phiền não,
Đặng thành nhất thiết trí.
Lại nguyện nay con tu,
Thập nhị danh lễ sám,
Tất cả các nghiệp chướng,
Thảy đều đựoc tiêu trừ. (1 lạy) 

5./ Đệ tử ……………….. chí tâm hồi hướng :

Xin đem công đức tu,
Hạnh trì chú niệm Phật,
Sám hối cùng khuyến thỉnh,
Tùy hỷ cập phát nguyện,
Phổ thí khắp chúng sanh.
Cùng bồn ân, ba cõi,
Đều xa lìa các khổ.
Thân tâm hằng thanh tịnh,
Snah về cõi Cực Lạc,
Đồng tu Bồ tát hạnh,
Thành tựu đạo Bồ đề (1 lạy) 

Nam mô Đạo Tràng Hội Thượng Bồ Tát, tác đại chứng minh ( 3 lần) (1 lạy) 

MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH

Quán tự tại Bồ tát, hành thâm Bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngủ uẩn gia không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử ! Sắc bất dị không, không bất dị sắc sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị
Xá Lợi Tử ! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu , bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc , vô thọ, tưởng, hành, thức, vô nhãn, nhĩ , tỷ, thiệt, thân , ý ; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh diệt, vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử diệc, vô lão tử tận; vô khổ tập, diệt, đạo vô trí diệc vô đắc.

Dĩ vô sở đắc cố, Bồ đề tát đỏa y Bát nhã ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố; vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn. Tam thế chư Phật, y Bát nhã ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.
Cố tri Bát nhã ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chơn thiệt bất hư.
Cô thuyết Bát nhã ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết :



Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ đề tát ta bà ha./3 lần

VÃNG SANH QUYẾT ĐỊNH CHƠN NGÔN

Nam mô a di đa bà da.
Đa tha dà da dạ,
Đa địa dạ tha,
A di rị đô bà tỳ,
A di ri đa tất đam bà tỳ,
A di rị đa tì ca lan đế,
A di rị đa, tì ca lan đa,
Dà di nị dà dà na,
Chỉ đa ca lệ ta bà ha. (3 lần)

HỒI HƯỚNG

Ngã kim trì chú, xung niệm Phật.
Tức phát bồ đề quảng đại nguyện:
Nguyện ngã định huệ tốc viên minh,
Nguyện ngả thắng phước biến trang nghiêm,
Nguyện cộng chúng sanh thành Phật đạo (1 lạy) 


Quá hiện sở tạo chư ác nghiệp
Gia do vô thỉ tham , sân , si.
Tùng thân, khẩu , ý chi sở sanh,
Nhất thiết ngã kim giai sám hối. (1 lạy) 


Nguyện ngã lâm chung dự tri thời,
Tận trì nhứt thiết chu chướng ngại.
Diện kiến Tây phương Tam thánh tôn,
Tứ đắc vãng sanh Cực lạc quốc. (1 lạy) 


Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ,
Phiền não vô tận thệ nguyện đòan.
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học,
Phật đạo vô lượng thệ nguyện thành. (1 lạy) 


Nguyện sanh tây phương tịnh độ trung,
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu,
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh,
Bất thối Bồ tát vị hạn lữ. (1 lạy) 


Nguyện tương dĩ thử công đức,
Hồi hướng tứ ân, cập tam hữu,
Phổ nguyện pháp giới chư chúng sanh,
Đồng sanh Cực lạc thành Phật đạo
Nam mô A Di Đà Phật (1 lạy) 

TỰ TAM QUY

Tự quy y Phật,
Dương nguyện chúng sanh.
Thể giải đại đạo,
Pháp vô thượng tâm (1 lạy) 

Tự quy ý Pháp,

Đương nguyện chúng sanh,
Thâm nhập kinh tạng,
Trí huệ như hải (1 lạy) 

Tự quy y Tăng,


Đương nguyện chúng sanh,
Thống nhất đại chúng,
Nhứt thiết vô ngại (1 lạy) 
(Lạy 3 lạy hay xá 3 xá rồi lui ra)

Ghi chú:

(1) Riêng phần đảnh lễ thứ 13 này, tôi y theo phương pháp trong “Hồng danh bảo sám, kết hết tất cả công đức lễ bái 12 vị Phật trên vào đức A Di Đà thế tôn, được bất thối chuyển”.
(2) Thần chú này Tâm chú của đức Vô lượng Thọ Như lai ( tức là A Di Đà Phật)
Đà ra ni này, tụng một biến thì tất cả các tội : Tứ trọng, ngũ ngịch, thập ác đều tiêu diệt.
Tụng 3 biến , tất cả các tội chướng đều tiêu trừ.
Tụng 7 biến thì dù hàng thiện nam , tín nữ tại gia phạm giới căn bản , hàng tăng ni phạm tội tứ khi, bát khi và các trong giới khác , đều trở lại được giới phẩm thanh tịnh.
Hành giả khi kết ấn ( vô lượng liên hoa ấn ) tụng trì thần chú này liền được A Di Đà Như Lai phóng quang trụ nơi đỉnh đầu và được Ngài nhiếp thọ.
Tụng đến 1 vạn biến: (10.000 biến) , tâm BỒ đề hiển hiện trong thân không quên mất.
Người trì niệm dần dần , thể nhập vào tịnh tâm tròn sáng trong sạch, mát mẻ nư trăng thu, tiêu tan tất cả phiền não.Khi lâm chung thấy đức A Di Đà Như lai cùng vô lượng trăm ngàn ức chúng Bồ tát đến vây quang , an ủi và tiếp dẫn.
Đương nhơn liền sanh về Thượng thượng ở cõi Cực lạc.
Riêng câu “Aum Bbrum hùm” là Nhất tự chuyển lâun vương thần chú được phối hợp vào chú vô lượng thọ này có công năng làm cho chơn ngôn này (nói riêng) và các chơn ngôn khác mau kiến hiệu và nhanh chóng thành tựu.
Sau đây là cách kết ấn “Vô lượng liên hoa”
Hai tay chập lại , ngọai xoa, hữu áp tà. Hai ngón giữa cong lại dụm đều vào nhau hình như cách hoa sen
(3) Đọc pháp danh vào đây.
Ví dụ: như pháp danh là Minh Đạt thì đọc rằng Đệ tử Minh Đạt chí tâm sám hối
Các phần dưới 2,3,4,5 cũng đọc pháp danh ( vào ô trống như vậy)

MƯỜI CÔNG ĐỨC ẤN TỐNG KINH, TƯỢNG PHẬT

· Một là : Những tội lỗi đã tạo từ trước, nhẹ thì được tiêu trừ, năng thì chuyển thành nhẹ.
· Hai là : Thường được các thiện thần ủng hộ, tránh được tất cả tai ương , họan nạn, ôn dịch, nước, lửa, trộm cướng, đao binh, ngục tù.
· Ba là : vĩnh viễn tránh khỏi những quả báo phiền khô, óan cừu oan trái, của đời trước cũng như đời này.
· Bốn là : các vị hộ pháp thiên thần thường gia hộ nên những lòai dạ xoa, ác quỷ, rắn độc, hùm beo tránh xa không dám hãm hại.
· Năm là : Tâm được an vui, ngày không gâp việc nguy khốn, đêm ngủ không gặp ác mộng. Diện mạo hiền sáng, mạnh khỏe an lành, việc làm thuận lợi được kết quả tốt.

· Sáu là : chí thành hộ pháp , tâm không cầu lợi , tự nhiên y thực đầy đủ, gia đình thuận lợi, được kết quả tốt.
· Bảy là : Lời nói việc làm trời người hoan hỷ, đến đâu cũng được mọi người kính mến ngợi khen.

· Tám là : ngu chuyển thành trí, bệnh lành mạnh khỏe, khốn nghèo chuyển thành thịnh đạt. Nhàm chán nữ nân, mệnh chung liền được nam thân.
· Chín là : vĩnh viễn lìa đường ác , sanh vào cõi thiện, tướng mạo đoan nghiêm, tâm trí siêu việt, phước lộc tròn đầy.
· Mười là : hay vì tất cả chúng sanh trồng các căn lành. Lấy tâm cầu của chúng sinh làm ruộng phước điền cho mình. Nhờ công đức ty đạt được vô lượng phước quả phù thắng. Snah ra nơi nào cũng thường được thấy Phật, nghe Pháp, phước huệ rộng lớn , chứng đạt lục thông, sớm thành Phật quả.

ẤN QUANG TỖ SƯ DẠY :

Ấn tồng Kinh, tượng Phật được công đức thù thắng như vậy, nên gặp kkhi chúc, thọ thành hôn, cầu phước thóat nạn, sám hối, cầu tiêu trừ tật bịnh, cầu tiêu độ hướng Phật hảy tinh tấn phát tâm Bồ đề ấn tống để trồng cội phướccho chính mình và thân bằng quyến thuộc.

HỒI HƯỚNG

NAM MÔ BỔ SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Thành tâm kỉnh lạy chư Phật mười phương ba đời,
Thành tâm kỉnh lạy chư Tổ Sư,
Thành tâm kỉnh lạy chư bậc Thầy vắng bóng.
Thành tâm kỉnh lạy chư bậc Thầy trụ thế.

Hôm nay hàng phật tử chúng con xin phép được ấn tống kinh PHẬT ĐẢNH TÔN THẮNG ĐÀ RA NI, trước hết xin báo tứ trọng ân đồng thời cầu nguyện chư bậc thầy tôn kính được phục lạc an khang viên thành đạo quả và xin cầu siêu cho Cửu Huyền Thất Tổ cùng Cha 

– Mẹ hiện tại được tròn đầy quả phúc, 
sớm quy ngưỡng Tam Bảo, 
cùng tất cả chúng sanh âm siêu dương thới. 
Hàng Phật tử chúng con nghiệp chướng sớm tiêu trừ, tinh tấn và trí huệ tụ học.
Thành kính ngưỡng cầu hồng ân Tam Bảo chứng minh cho chúng con.

NAM MỘ CÔNG ĐỨC LÂM BỒ TẤT MA HA TÁT.
--------------------------------------------------

Chép Kinh Mytutru = Thích Nữ Tâm Đào

(tkn Đào Liên)
Kính tặng ai hữu duyên gặp được kinh này sinh lòng kính tin 
Chúc vị ấy thân tâm an lạc ..
Trí huệ minh mẫm thâm nhập kinh tạng
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


tkn Đào Liên. _/l\_
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Kinh Phật Đảnh TTĐRN Empty
Bài gửiTiêu đề: Cách Trì Kinh    Kinh Phật Đảnh TTĐRN I_icon13Sat 24 Nov 2018, 13:31


Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni 
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Kinh Phật Đảnh TTĐRN Empty
Bài gửiTiêu đề: Mytutru 2019    Kinh Phật Đảnh TTĐRN I_icon13Mon 27 May 2019, 00:29



Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni 
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Kinh Phật Đảnh TTĐRN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kinh Phật Đảnh TTĐRN   Kinh Phật Đảnh TTĐRN I_icon13Thu 12 Sep 2019, 04:54


Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni 
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Sponsored content




Kinh Phật Đảnh TTĐRN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kinh Phật Đảnh TTĐRN   Kinh Phật Đảnh TTĐRN I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Kinh Phật Đảnh TTĐRN
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Đặc Khu Kinh Tế?
» THÁNG BẢY TỤNG KINH VU LAN BỒN
» HỘI XUÂN KINH BẮC
» Những câu nói dối 'kinh điển' của đàn ông khi yêu
» * TỰ ĐIỂN TẠNG KINH
Trang 1 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : 1, 2  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: mytutru-